Tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: ... Ebook Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P
70 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa th¬ng m¹i
b & a
CHUY£n ®Ò tèt nghiÖp
§Ò tµi:
THóC §ÈY XUÊT KHÈU S¶N PHÈM GIÊY CñA C¤NG TY CP S¶N XUÊT Vµ TH¦¥NG M¹I P.P
Sinh viªn thùc hiÖn : bïI THÞ NGäC Hµ
Líp : th¬ng m¹i 46a
Kho¸ : 46
HÖ : chÝnh quy
Gi¶ng viªn híng dÉn : gs.ts hoµng ®øc th©n
Hµ Néi - 2008
Mục lục
Lời nói đầu ....................................................................................................3
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu giấy ở Việt Nam: ..................................................................................................................5
1.1. Tầm quan trọng của xuất khẩu giấy ở Việt Nam: ..............................5
1.1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu hàng hóa ............................5
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu giấy của Việt Nam ..........................................10
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu giấy của Việt Nam ........13
1.2.1. Những nhân tố thuộc ngành giấy Việt Nam: .....................................13
1.2.2. Những nhân tố ngoài ngành giấy Việt Nam: .....................................19
1.3. Thực trạng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam .............................23
Chương II: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: ......................................30
2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .........30
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ..................................30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty .......................30
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty .................................................35
2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua .....................................36
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P: .........................................................................48
2.2.1. Phân tích thực trạng kết quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty...48
2.2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty .............53
2.2.3. Phân tích hiệu quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty ..................54
2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:..........................................................................58
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được: ...........................................................58
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân: ........................................................59
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên: .................................................60
Chương III: Phương hướng và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:..........................................................................................63
3.1. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần P.P:...63
3.2. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:..........................................................................64
3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: ................................................64
3.2.2. Biện pháp tăng cường nghiên cứu thị trường xuất khẩu:...........................66
3.2.3. Đẩy mạnh công tác phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu:..............67
3.2.4. Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu:.......................................................68
3.2.5. Nâng cao trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhân viên trong toàn công ty: ......................................................68
3.2.6. Xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giấy của công ty trên thị trường quốc tế: ....................................................................................................69
Kết luận ..........................................................................................................71
Danh mục tài liệu tham khảo ..............................................................................73
Lời nói đầu
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chình trị - xã hội thế nào. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế phát triển chung đó. Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng tăng với rất nhiều các loại mặt hàng khác nhau như thủy sản, dệt may, giầy dép, mây tre đan, giấy vở…
Xuất khẩu là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, có vai trò trọng yếu đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa là đòi hỏi cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Hiện nay, ngành giấy đang là một ngành có nhiều cơ hội cùng với các ưu đãi của Nhà nước để phát triển. Đặc biệt, sau khi một loạt các nhà máy gia công giấy vở của Trung Quốc khi cung cấp vào thị trường Mỹ bị áp thuế chống bán phá giá, những công ty bán lẻ tại Mỹ đã đổ xô đến thị trường Việt Nam để tìm đối tác cho ngành hàng này. Đây là một cơ hội tốt cho toàn bộ ngành công nghiệp giấy vở Việt Nam được thể hiện và khẳng định chất lượng sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trên con đường phát triển, ngành giấy nước ta vẫn còn vấp phải rất nhiều những khó khăn như thiếu vốn, trang thiết bị chưa đồng bộ, trình độ công nghệ hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, trình độ quản lý còn yếu kém…
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P là một danh nghiệp chuyên nhập khẩu, kinh doanh các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giấy và công ty còn mở rộng sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của công ty tuy còn mới mẻ nhưng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn và hạn chế. Vì vậy trong quá trình thực tập ở công ty tôi đã quyết định chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Mục đích của đề tài là đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu giấy của công ty cổ phần P.P, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sản phẩm giấy của công ty.
Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P, với sự giúp đỡ và hướng dẫn của GS.TS Hoàng Đức Thân và các cán bộ, nhân viên công ty tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những tài liệu quý báu giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu giấy ở Việt Nam
1.1. Tầm quan trọng của xuất khẩu giấy ở Việt Nam:
1.1.1. Khái niệm và các phương thức xuất khẩu hàng hóa:
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa:
Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán hàng hóa ra thị trường nước ngoài và hàng hóa ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Hàng hóa xuất khẩu rất đa dạng: hàng công nghiệp, hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng, kiến thức khoa học kỹ thuật (phát minh sáng chế, bí mật sản xuất...), các dịch vụ (tư vấn kỹ thuật, sửa chữa, dịch vụ vận tải, giao nhận, bảo hiểm, ngân hàng, dịch vụ du lịch, thông tin quảng cáo...
Các đặc điểm cơ bản của hoạt động xuất khẩu:
+ Các bên chủ thể có quốc tịch khác nhau: khách hàng nước ngoài có sự khác biệt với khách hàng trong nước về ngôn ngữ, lối sống, thói quen tiêu dùng, điều kiện sống, phong tục tập quán... Vì vậy, hàng hóa xuất khẩu có sự khác biệt so với hàng tiêu dùng ở trong nước. Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu, chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước nhập khẩu.
+ Hàng hoá - đối tượng của xuất khẩu thường được lưu chuyển qua biên giới quốc gia: quãng đường hàng hoá được vận chuyển đến tay người tiêu dùng thường rất xa và phải sử dụng đường biển hoặc đường không, phải nộp thuế xuất nhập khẩu và các thủ tục khác... Nên giá thành hàng hoá xuất khẩu ở thị trường nước ngoài thường cao hơn giá thành ở trong nước.
+ Thị trường xuất khẩu là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng. Thị trường xuất khẩu hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Cần nhấn mạnh rằng thị trường xuất khẩu hàng hóa không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài, thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hóa tại chỗ.
+ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ với một hoặc cả hai bên: Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, khi ký kết các hợp đồng thì các bên cần phải thoả thuận rõ sẽ dùng đồng tiền của nước nào để thanh toán nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra khi tỷ giá hối đoái của các đồng tiền thay đổi. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là thanh toán bằng ngoại tệ mạnh.
+ Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh mua bán ở phạm vi quốc tế, không phải những hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả 1 hệ thống quan hệ mua bán trong 2 nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài.
+ Xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều mặt hàng ở thị trường trong nước có thể đang dư thừa, giá rẻ nhưng ở thị trường nước ngoài lại khan hiếm và giá cao. Do đó, khi xuất khẩu các mặt hàng đó doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận rất cao. Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề do hoạt động xuất khẩu mang lại như nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không thể dễ dàng khống chế được.
+ Các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như: Thanh toán, ký kết hợp đồng, thủ tục hải quan, vận chuyển... đều rất phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
1.1.1.2. Các phương thức xuất khẩu hàng hóa:
a. Xuất khẩu trực tiếp:
Xuất khẩu trực tiếp là một phương thức giao dịch thương mại, trong đó người bán (người xuất khẩu) và người mua (người nhập khẩu) quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác.
Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp là:
Cho phép người xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả để người bán thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.
Giúp cho người bán không bị chia sẻ lợi nhuận.
Giúp xây dựng chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp.
Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp:
Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao cho nên những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, vốn ít thì nên xuất nhập khẩu ủy thác có lợi hơn.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đòi hỏi có những cán bộ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: Giỏi về giao dịch đàm phán, am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy mới bảo đảm kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp có hiệu quả. Đây vừa là yêu cầu để đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, vừa thể hiện điểm yếu của đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam khi tiếp cận với thị trường thế giới.
Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp:
Để tiến hành, nhà kinh doanh cần phải thực hiện các công việc sau:
Nghiên cứu thị trường và thương nhân.
Đánh giá hiệu quả thương vụ kinh doanh thông qua việc xác định tỷ giá xuất khẩu. Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giá xuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái.
Tổ chức giao địch đàm phán hoặc thông qua gởi các thư giao dịch thương mại hỏi hàng, báo giá, hoàn giá, đặt hàng… hoặc hai bên mua bán trực tiếp gặp mặt nhau đàm phán giao dịch.
Ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu.
Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.
b. Xuất khẩu qua trung gian:
Xuất khẩu qua trung gian là hình thức xuất khẩu được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba. Người thứ ba này được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý và người môi giới:
- Đại lý: là thương nhân, họ tiến hành hoạt động xuất khẩu theo sự ủy thác của người ủy thác, thù lao được hưởng là khoản tiền hoa hồng được tính trên doanh số hoặc khối lượng công việc thực hiện được. Quan hệ giữa người ủy thác với người đại lý thể hiện hợp đồng đại lý.
- Người môi giới: Là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán, được bên mua hoặc bên bán ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa hay dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ môi giới, người môi giới không đứng tên của chính mình, mà đứng tên của người ủy thác, không chiếm hữu hàng hóa và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người ủy thác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng. Quan hệ giữa người ủy thác với người môi giới dựa trên ủy thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng.
Ưu điểm của xuất khẩu qua trung gian:
Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập, pháp luật và tập quán buôn bán của địa phương, họ có khả năng đẩy mạnh buôn bán và tránh bớt rủi ro cho người ủy thác.
Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định, do đó khi sử dụng họ, người ủy thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước tiêu thụ hàng.
Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải.
Nhược điểm của xuất khẩu qua trung gian:
Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường.
Vốn hay bị bên nhận đại lý chiếm dụng.
Công ty phải đáp ứng những yêu sách của đại lý và môi giới.
Lợi nhuận bị chia sẻ.
Do những lợi hại nêu trên, trung gian chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết như:
Khi thâm nhập vào thị trường mới.
Khi mới đưa vào thị trường một mặt hàng mới.
Khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian.
Khi mặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt. Ví dụ: Hàng tươi sống…
c. Xuất nhập khẩu đối lưu:
Buôn bán đối lưu (Counter – Trade) hay còn gọi là hình thức xuất khẩu liên kết là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau, có giá trị tương đương. Ở đây mục đích của xuất khẩu không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.
d. Kinh doanh tái xuất:
Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hóa ở nước này bán đắt hàng hóa ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước tái xuất khẩu và nước nhập khẩu.
1.1.2. Vai trò của xuất khẩu giấy của Việt Nam:
Vai trò của xuất khẩu nói chung trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, cần phải có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn: xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động... Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩu.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển. Vì có nhiều thị trường nên có thể phân tán rủi ro do cạnh tranh. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất.
Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân. Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, đó là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng. Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đây là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng.
Theo ông Alain Chevalier, cố vấn cao cấp thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khá năng động trong những năm qua. Từ một nước nhập khẩu Việt Nam trở thành quốc gia đứng hàng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều... Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,2 tỷ USD năm 1997 tăng lên hơn 39,6 tỷ USD năm 2006 (tăng 22,1% so với năm 2005).
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2006
Các chuyên gia kinh tế lý giải mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7-8%/năm trong những năm qua ở Việt Nam có sự đóng góp quan trọng của xuất khẩu. Xuất khẩu tăng mạnh còn trực tiếp tiếp sức cho sản xuất trong nước tăng trưởng, mở rộng quy mô thị trường và tạo thêm nhiều việc làm mới. Hơn thế, thành tích xuất khẩu còn là lực đẩy mạnh mẽ, có tính quyết định góp phần đẩy nhanh tốc độ hội nhập của nền kinh tế nước ta. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã tham gia các thể chế kinh tế khu vực và quốc tế như AFTA, APEC, ký Hiệp định thương mại với EU, Mỹ và mới đây là gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới, đó sẽ là tiền đề quan trọng để tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới.
Ngành công nghiệp giấy Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của đất nước, có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mặc dù quy mô của nó vẫn còn nhỏ bé so với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm giấy của Việt Nam lại chưa thực sự hiệu quả, chưa đóng góp được nhiều vào GDP do một số hạn chế về quy mô đầu tư, trình độ công nghệ, không có vùng nguyên liệu ổn định và lâu dài v.v...
Ngành giấy Việt Nam trong 20 năm qua đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm 15%-16%, sản lượng từ 80.000 tấn/năm đã tăng lên tới 824.000 tấn/năm. Nhưng chủng loại giấy sản xuất trong nước vẫn rất nghèo nàn, chỉ có giấy in báo, giấy in và viết, giấy bao gói (không tráng), giấy lụa. Năm 2006 sản xuất bột giấy ở Việt Nam mới đáp ứng được 37% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu. Trước đây chỉ nhập bột tẩy trắng, nay bột giấy không tẩy trắng ngày càng nhập nhiều, vì các cơ sở phải ngừng sản xuất do không có khả năng xử lý nước thải và quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu. Trình độ công nghệ của ngành giấy Việt Nam hiện đang ở mức dưới trung bình của thế giới, nên chất lượng chỉ ở mức trung bình thấp. Do lệ thuộc vào bột nhập khẩu nên sức cạnh tranh của ngành giấy yếu.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu giấy của Việt Nam:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ nền kinh tế nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng luôn luôn phải chịu sự tác động của rất nhiều các nhân tố chủ quan và khách quan, các qui luật thị trường. Xuất khẩu giấy của Việt Nam không phải là ngoại lệ, nó chịu tác động của các nhân tố thuộc ngành giấy Việt Nam và cả các nhân tố ngoài ngành giấy.
1.2.1. Những nhân tố thuộc ngành giấy Việt Nam:
1.2.1.1. Đặc điểm của ngành công nghiệp giấy và mặt hàng giấy:
Ngoài những đặc điểm cơ bản thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp giấy và các mặt hàng giấy có một số đặc điểm riêng nổi bật sau:
Công nghiệp giấy là một ngành sản xuất công nghiệp mang tính tổng hợp. Quá trình sản xuất giấy bao gồm một loạt các quá trình sản xuất hóa chất, năng lượng từ công đoạn ban đầu – xử lý nguyên liệu, đến công đoạn cuối cùng – gia công chế biến sản phẩm.
Mỗi tấn sản phẩm giấy được sản xuất ra đòi hỏi phải thực hiện các quá trình xử lý, chế biến khối lượng lớn nguyên liệu, tiêu tốn nhiều loại vật tư hóa chất, năng lượng, điện, hơi nước... trên một hệ thống dây chuyền công nghệ liên hoàn và đồng bộ, hoạt động theo phương pháp sản xuất liên tục hoặc gián đoạn.
Các sản phẩm giấy là những mặt hàng không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày và nhu cầu của xã hội đối với các mặt hàng này rất lớn như giấy in báo, giấy vở, giấy photocopy, giấy ram văn phòng... Sản phẩm ngành giấy vừa đáp ứng nhu cầu thị trường vừa phục vụ sự phát triển của xã hội.
Công nghệ giấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở các định hướng chiến lược phát triển dài hạn, đáp ứng được những nhu cầu lớn về vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng khu nguyên liệu lâu dài và ổn định... đồng thời, phải có các chính sách vĩ mô mở đường khuyến khích và thúc đẩy thích ứng trong từng giai đoạn phát triển.
1.2.1.2. Công nghệ sản xuất:
Công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng có tác động rất lớn đến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, cũng như tác động đến chi phí và giá thành của sản phẩm. Theo Hiệp Hội Giấy Việt Nam thì ngành giấy duy trì công nghệ lạc hậu, cho ra những sản phẩm dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực. Các nhà máy chỉ làm ra được các loại giấy in báo, giấy in và viết, giấy lụa, giấy bao bì không tráng. Còn giấy tráng thì hầu như phải nhập khẩu toàn bộ.
Đối với mặt hàng giấy in và giấy viết, trong những năm qua giấy Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai đã chủ động được công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, có nhiều dự án đầu tư của tư nhân sản xuất mặt hàng này nhưng mới chỉ chú trọng thiết bị mà chưa làm chủ được công nghệ, khiến cho sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Đến nay, nhiều doanh nghiệp tư nhân trong số này đang có nguy cơ phá sản vì không trả được nợ và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Tại Việt Nam, ngành giấy vở vẫn chủ yếu sử dụng các máy kẻ dòng bán thủ công lạc hậu. Trước đây, đã có một vài máy in cuốn được nhập dưới dạng viện trợ nhưng vì nhiều lý do chúng hoạt động không thường xuyên. Gần đây một số doanh nghiệp nhập máy in cuốn nhưng với giá rất cao 2,5 tỷ đồng với máy qua sử dụng và hơn 14 tỷ đồng nếu là máy mới. Năm 2004, lần đầu tiên một người Việt Nam - anh Nguyễn Quốc Hòa - Giám đốc Công ty Cơ khí Quốc Hòa (Thái Bình) đã chế tạo thành công máy in cuốn Flexo dùng cho ngành in, sản xuất giấy vở học sinh, bao bì. Máy được thiết kế để có thể lắp lẫn hoặc thay đổi phụ tùng là có thể sử dụng cho nhiều mục đích in khác nhau. Đặc biệt máy in cuốn Quốc Hòa hoạt động ổn định với các loại giấy sản xuất trong nước. Giá bán máy in cuốn Quốc Hòa chỉ bằng 1/3 giá thành của máy nhập khẩu từ Trung Quốc và chỉ bằng 1/2 giá thành của máy đã qua sử dụng cùng kích thước tờ in. Tỷ lệ của phụ tùng ngoại được lắp trên máy chỉ chiếm khoảng 10%.Qua thực tế sản xuất tại các đơn vị sử dụng máy in cuốn Quốc Hòa thì cứ một tấn giấy, tiết kiệm được 600.000 đồng chi phí cho nguyên liệu giấy, nhân công, điện, mực in... Trung bình mỗi năm chỉ riêng ngành sản xuất giấy vở học sinh đã sử dụng hết khoảng 40.000 tấn giấy cho in giấy vở học sinh thì ít nhất cũng tiết kiệm được vài chục tỷ đồng. Công trình của anh giành giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam và giải thưởng WIPO năm 2005.
1.2.1.3. Nguồn nguyên liệu sản xuất giấy:
Nguyên liệu (đối với các doanh nghiệp sản xuất) là một yếu tố thiết yếu để tiến hành sản xuất kinh doanh do đó việc cung cấp nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Tổng công ty Giấy Việt Nam những nguyên liệu thường sử dụng trong sản xuất giấy bao gồm:
* Nguyên liệu thô là gỗ lá rộng, thực vật mọc nhanh thuộc họ tre, nứa và một phần nhỏ gỗ lá kim. Ngoài ra còn một phần không nhỏ giấy loại. Đồng thời còn sử dụng một khối lượng lớn nguyên phụ liệu phụ như hoá chất, đá vôi, than nước…
* Tre nứa là nguyên liệu lâu đời và sản xuất giấy có chất lượng cao. Tre nứa được sử dụng để sản xuất giấy viết, giấy in, giấy bao gói và bao bì công nghiệp. Hiện nay trong cơ cấu nguyên liệu của Tổng công ty tre nứa chiếm tỷ trọng 60-70%, có gần 50 loại tre nứa, nhưng loại tre nứa được sử dụng chủ yếu là: luồng, lồ, nứa.
* Gỗ thông là nguyên liệu được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp chế biến Xenlulo và giấy trên thế giới. Nhưng ở nước ta do nguồn gỗ thông hạn chế, nên nguyên liệu chủ yếu là tre nứa, gỗ lá rộng và phế liệu nông nghiệp. Gỗ lá rộng được sử dụng nhiều hơn cả là: bồ đề, bạch đàn, keo tai tượng, kéo lá tràm.
* Phế liệu nông, công nghiệp là: rơm, rạ, bã mía, cây đay… Theo số liệu của Tổng công ty, hàng năm có khoảng 7 triệu tấn rơm rạ. Nếu tổ chức khai thác tốt, công nghệ chế biến phù hợp thì rơm, rạ sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất.
* Giấy loại: là nguyên liệu có giá trị kinh tế, sử dụng giấy loại tiết kiệm được rất nhiều lượng tiêu hao năng lượng , điện nước ,hoá chất, do đó giảm được giá thành và tăng lợi nhuận. Tỷ trọng sử dụng giấy loại trong sản xuất của Tổng công ty giấy đạt 20-30%.
Hàng năm ngành giấy nước ta còn nhập khẩu một lượng lớn bột giấy để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước. Năm 2006 lượng bột giấy nhập khẩu là 131.884 tấn với giá trị 73.563.619 USD. Sang năm 2007, tổng lượng bột nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm là 40.297 tấn, trị giá 25.279.455 USD. Nước ta nhập khẩu bột giấy chủ yếu từ các nước Canada, Brazil, Phần Lan, Thái Lan, Indonesia, Mỹ, Nhật, Trung Quốc...
Giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục trong khi giá bán hầu như không tăng đã gây khó khăn không ít cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu bột giấy. Những doanh nghiệp chủ động được bột giấy có khả năng sẽ thắng to, trong đó có thể kể hàng đầu là Giấy Bãi Bằng. Hiện nay, đơn vị này gần như chủ động hoàn toàn nguyên liệu sản xuất giấy in, giấy viết. Kế đến, Giấy Tân Mai có dây chuyền sản xuất bột DIP (sản xuất bột giấy từ giấy in báo cũ có khử mực) nên chủ động được nguồn bột giấy in báo. Thêm vào đó, Tân Mai cũng đã đưa nguyên liệu bột cây keo tai tượng vào thay thế bột gỗ thông, góp phần giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh đối với mặt hàng giấy báo khi thuế nhập khẩu giấy in báo từ các nước trong khu vực giảm từ 40% vào năm 2003 xuống còn 5% trong năm 2006.Công ty Giấy Sài Gòn cũng có dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế nên chủ động nguồn bột cho sản xuất giấy carton và giấy vệ sinh… Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang có những dây chuyền sản xuất bột giấy từ giấy phế, có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Tuy nhiên, năng lực sản xuất bột giấy của các doanh nghiệp này cũng chưa đủ để cung ứng cho sản xuất và vẫn còn phải nhập khẩu thêm bột giấy.
Trong khi đó, đa phần các nhà máy giấy khác mới đầu tư hoặc không chủ động được nguồn bột giấy đều rơi vào tình trạng căng thẳng, sản phẩm làm ra có giá thành cao, nếu bán với giá thị trường sẽ bị thua lỗ nặng. Do ngành giấy chưa đầu tư được một nhà máy sản xuất bột giấy lớn nào đáng kể để cung cấp cho toàn ngành, phần lớn các doanh nghiệp phải nhập khẩu nên phụ thuộc hoàn toàn vào giá thế giới, mỗi năm phải nhập khẩu bình quân 130.000-150.000 tấn bột.
1.2.1.4. Trình độ quản lý của các doanh nghiệp:
Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ lệ % khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp, trình độ quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở việc xây dựng được một cơ cấu tổ chức hợp lý và chi phí quản lý thấp. Nếu trình độ quản lý của doanh nghiệp tốt sẽ tạo dựng lên được bộ máy quản lý gọn nhẹ, có hiệu lực, điều này góp phần giảm chi phí quản lý trong giá thành sản phẩm.
Trình độ quản lý còn thể hiện ở việc doanh nghiệp biết sử dụng các phương pháp và công cụ quản lý để kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, cống hiến nhiều hơn cho doanh nghiệp, góp phần làm tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh một cách hợp lý, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Người phát ngôn của Hiệp Hội Giấy cho rằng: trình độ quản lý của các doanh nghiệp trong ngành còn hạn chế, cơ sở lớn thì vẫn mang dáng dấp kế hoạch hoá của thời kỳ bao cấp, trong khi các cơ sở nhỏ thì nặng tính cách xí nghiệp gia đình, sự hợp tác và liên kết trong ngành yếu, công nhân có giới hạn. Những gì người phát ngôn của Hiệp Hội Giấy Việt Nam nói là một báo động đỏ cho các doanh nghiệp ngành giấy Việt Nam, họ phải kịp thời đổi mới tư duy quản lý, kêu gọi đầu tư liên kết, canh tân công nghệ, có kế hoạch đào tạo chuyên viên và thợ lành nghề thì mới có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Nếu không có sự đầu tư liên kết, đổi mới kịp thời, những nhà máy giấy nhỏ lẻ sẽ có nguy cơ bị xoá tên trên bản đồ ngành giấy.
1.2.2. Những nhân tố ngoài ngành giấy Việt Nam:
1.2.2.1. Môi trường kinh doanh:
Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia ảnh hưởng tới xuất khẩu giấy của Việt Nam bao gồm: môi trường văn hoá – xã hội, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường kinh tế, môi trường cạnh tranh...
Yếu tố văn hóa – xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng và có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường văn hoá của quốc gia phản ánh thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục...sự đa dạng về văn hoá có thể tạo điều kiện cho một số sản phẩm này tăng doanh thu nhưng có thể lại làm cho một số sản phẩm khác phải tăng chi phí để thích nghi hoá sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu địa phương. Do đó việc hiểu biết về nền văn hoá quốc gia sẽ giúp cho các nhà quản trị điều hành có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất và bán hàng của mình.
Những yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị và luật pháp chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường chính trị đã được xác định là một trong những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác hoặc ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không thiên vị là một trong những điều kiện tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh.
Hệ thống luật pháp của một quốc gia nào đầy đủ, rõ ràng, nhất quán và mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được những chi phí do luật pháp không rõ ràng, không nhất quán gây ra. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp._. luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay tất cả các quốc gia trên thế giới đều sử dụng các biện pháp khác nhau để bảo hộ nền sản xuất của nước mình như đánh thuế cao đối với hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch, các quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định về bảo vệ môi trường... đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc thì các biện pháp này được sử dụng tối đa. Ngoài ra các nước này còn có rất nhiều nguồn hàng thay thế khác nhau. Do đó rất có thể vì quan hệ chính trị với các nước mà họ có thể ưu tiên hàng hoá của các nước đó, và như vậy nó sẽ cản trở việc tăng doanh thu xuất khẩu của ngành giấy nước ta.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì việc các nước nhập khẩu sử dụng các công cụ bảo hộ như thuế quan, hạn ngạch gặp phải sự phản ứng hết sức mạnh mẽ từ các quốc gia xuất khẩu. Do đó để bảo hộ sản xuất trong nước thì các nước này chuyển sang sử dụng các biện pháp khác như tiêu chuẩn kĩ thuật, chống bán phá giá, qui định về bảo vệ môi trường... mà đây là những yếu tố mà doanh nghiệp hiện nay đang rất yếu do không được đầu tư nhiều dây chuyền máy móc hiện đại, đó cũng là một trong những hạn chế của các doanh nghiệp Việt Nam, nó làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của ngành giấy nước ta.
Môi trường kinh tế: Những yếu tố kinh tế bao gồm các biến số về kinh tế và tài chính như lãi suất, thuế suất, cơ cấu tiêu dùng, năng suất và mức sản lượng. Các yếu tố đó còn bao gồm các chỉ số về hạ tầng cơ sở như truyền thông, mạng lưới phân phối... mức độ sẵn có và mức phí tổn về năng lượng.
Các yếu tố kinh tế và sự thay đổi của nó đều có tác động trực tiếp đến yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Do đó nó ảnh hưởng đến việc tăng giảm các chỉ tiêu kết quả kinh doanh hoặc tăng giảm một số loại chi phí kinh doanh. Sự biến động chung có thể là cùng chiều giữa các yếu trên nhưng với tốc độ khác nhau cũng tạo ra sự biến động không đều của các chỉ tiêu kết quả và chí phí do đó cũng tác động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường xuất khẩu các mặt hàng của ngành giấy nước ta là các nước có nền kinh tế phát triển, sức mua lớn nhưng cũng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp giấy Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường như hiện nay, nhất là khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang trở thành xu thế chung của toàn cầu thì cạnh tranh trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết "thương trường là chiến trường". Cạnh tranh diễn ra ở mọi lĩnh vực, mọi hoạt động, mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh có thể làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hoặc sẽ làm cho doanh nghiệp bị phá sản nhường chỗ cho các doanh nghiệp khác mạnh hơn.
Đặc biệt với hoạt động kinh doanh xuất khẩu thì cạnh tranh diễn ra "khốc liệt" hơn bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác. Vì trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu thì số lượng các đối thủ cạnh tranh là rất lớn, cạnh tranh không chỉ đơn thuần diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành, cùng lĩnh vực kinh doanh, cùng mặt hàng kinh doanh, trong cùng một quốc gia mà nó còn diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều mặt hàng khác nhau, ở các thị trường khác nhau.
Trong hoạt động xuất khẩu các mặt hàng giấy, ngành giấy Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ bao gồm cả đối thủ cạnh tranh trong nước và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài như: Đức, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... hàng hoá của các nước này có chất lượng cao, mẫu mã phong phú, có uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, vì vậy ngành giấy Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy nước ngoài và sự cạnh tranh này sẽ ngày càng mạnh mẽ trong điều kiện mở cửa của nền kinh tế hiện nay.
1.2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế, song bên cạnh đó là không ít những khó khăn, nhất là đối với những ngành công nghiệp vốn được Nhà nước bảo hộ. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo: ngành giấy là một trong những ngành được bảo hộ đầu tiên chịu áp lực cạnh tranh lớn khi bước vào hội nhập. Khi Việt Nam gia nhập WTO, những rào cản về thương mại sẽ bị xóa bỏ, sản phẩm giấy của các nước có sức cạnh tranh cao sẽ được đưa vào Việt Nam. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư thông thoáng và cởi mở hơn, sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất giấy. Những sản phẩm giấy có chất lượng cao, giá cả phù hợp sẽ có cơ hội phát triển, một số nhà máy giấy 100% vốn nước ngoài với quy mô trung bình 100.000 tấn/năm cũng sắp đi vào hoạt động... Điều này sẽ tạo ra khó khăn cho các cơ sở sản xuất giấy của Việt Nam. Nhất là với những cơ sở nhỏ, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu và đặc biệt là các cơ sở sản xuất giấy bao bì sẽ không thể tồn tại được bởi chất lượng không đáp ứng được nhu cầu. Trước thực tế này, nếu các doanh nghiệp không đổi mới tư duy, tìm chỗ đứng trên thị trường, hoàn thiện công nghệ, quản lý, đào tạo và hiệp lực cùng nhau để phát triển... chắc chắn sẽ nhận phần thất bại.
Tóm lại có rất nhiều nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu giấy của các doanh nghiệp nói riêng và của cả ngành giấy Việt Nam nói chung. Việc phân tích tác động của các nhân tố đó một cách thường xuyên giúp tìm ra các biện pháp phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực nhằm thúc đẩy xuất khẩu giấy của nước ta.
1.3. Thực trạng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam:
Phân tích tình hình xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007:
Khối lượng xuất khẩu: (Xem bảng 1)
BẢNG 1
KHỐI LƯỢNG XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 - 2007
(Đơn vị: Tấn)
Năm
Khối lượng xuất khẩu
2001
76.177
2002
85.370
2003
110.982
2004
125.320
2005
146.625
2006
170.980
2007
191.500
Nhìn vào các số liệu trong bảng có thể thấy trước năm 2003 khối lượng xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam ở mức thấp, chỉ là 76.177 tấn vào năm 2001 và 85.370 tấn vào năm 2002. Sang năm 2003 ngành giấy Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm và đạt khối lượng xuất khẩu 110.982 tấn, tăng 30% so với năm 2002. Năm 2004 đạt 125.320 tấn, tăng 12% so với năm 2003, tuy khối lượng xuất khẩu vẫn tăng nhưng tỷ lệ tăng lại giảm so với năm 2003. Năm 2005, 2006, 2007 khối lượng xuất khẩu là 146.625 tấn, 170.980 tấn, 191.500 tấn, tăng khá đều đặn 11,7%, 16% và 12%.
Kim ngạch xuất khẩu: (Xem bảng 2)
BẢNG 2
KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH GIẤY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2007
(Đơn vị: 1000 USD)
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
2001
6.267
2002
8.020
2003
17.530
2004
23.392
2005
31.073
2006
38.244
2007
47.805
Từ bảng số liệu ta nhận thấy rằng năm 2001, 2002 kim ngạch xuất khẩu của ngành giấy Việt Nam không cao, chỉ đạt 6.267 nghìn USD và 8.020 nghìn USD, và mức độ tăng cũng rất thấp (1.753 USD). Năm 2003 kim ngạch xuất khẩu của ngành đột nhiên tăng cao, đạt 17.530 nghìn USD, tăng gấp đôi năm 2002. Kim ngạch năm 2004 là 23.392, tăng 33,44% so với năm 2003. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu đạt 31.073 nghìn USD, tăng 32,84%. Năm 2006 xuất khẩu đạt 38.244 nghìn USD, tăng 23,08% so với năm 2005. Năm 2007 đạt 47.805 nghìn USD, tăng 25%. Tuy kim ngạch xuất khẩu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại không đều.
Thị trường xuất khẩu:
Những nỗ lực trong thời gian qua đã giúp ngành giấy Việt Nam tìm kiếm được nhiều bạn hàng làm ăn tin cậy và thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng. Ngoài Nhật Bản là thị trường truyền thống, ngay từ năm 2000, các doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm giấy của nước ta đã mở rộng thị trường sang nhiều nước khác nhau. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với một số doanh nghiệp của Malaysia, Đài Loan đã được thiết lập và có nhiều triển vọng. Xuất khẩu giấy Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện đa phương hoá các quan hệ kinh tế và kỹ thuật với nhiều nước trên thế giới, xây dựng các thị trường trọng điểm và bạn hàng chủ yếu để việc xuất khẩu có hiệu quả hơn.
Một số doanh nghiệp xuất khẩu giấy lớn của Việt Nam:
Công ty Giấy Bãi Bằng:
Tiền thân của công ty Giấy Bãi Bằng là nhà máy giấy Vĩnh Phú, được khởi công xây dựng năm 1974. Đây là nhà máy liên hợp bột và giấy, công trình viện trợ không hoàn lại của Chính phủ và nhân dân Thụy Điển gồm từ khâu thiết kế đến xây dựng và giúp đỡ về mọi mặt, kể cả về nhân lực. Năm 1982, khánh thành toàn bộ dây chuyền sản xuất đi vào hoạt động đồng bộ với tên gọi Nhà máy Giấy Vĩnh Phú. Năm 1987 đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp Giấy Vĩnh Phú. Từ 1992 đến nay, Công ty hoạt động sản xuất – kinh doanh và giao dịch với tên gọi Công ty giấy Bãi Bằng.
Công ty Giấy Bãi Bằng thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam, thiết bị hiện đại, dây chuyền sản xuất khép kín. Sản phẩm của công ty bao gồm: giấy in, giấy viết, giấy Telex, giấy Photocopy, giấy tập kẻ ngang, vở học sinh và giấy ram văn phòng. Sản phẩm của công ty đã có bán trên thị trường trong và ngoài nước.
Công ty cổ phần giấy Tân Mai:
Tiền thân là Công ty Kỹ nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA) được hình thành cách đây 49 năm, theo thời gian đã có những bước phát triển vượt bậc về năng lực sản xuất. Hiện đang là doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất giấy báo, in, viết tại Việt Nam. Có thương hiệu, có sản phẩm chiếm vị trí cao ở thị trường trong nước. Năm 2006, sau khi sát nhập thêm Công ty Giấy Bình An, Công ty đã được chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước sang Công ty cổ phần Nhà nước giữ 60%. Cuối năm 2006, Nhà nước bán 20% cổ phần, do đó hiện tại vốn Nhà nước tại Công ty là 40%. Vốn điều lệ khi thành lập Công ty cổ phần là 348 tỷ đồng.
Mặt hàng truyền thống của Tân Mai là giấy in báo. Ngoài ra, các mặt hàng có uy tín cao về chất lượng là giấy photocopy, giấy màu, giấy bìa, bao gói Kraft. Bắt đầu từ năm 2006, Công ty có sản phẩm mới là giấy in cao cấp có tráng phủ (thường gọi là couché) dùng để in tạp chí, quảng cáo, lịch, tranh ảnh.
Mục tiêu của Giấy Tân Mai luôn củng cố giữ vững và mở rộng thị trường giấy trong nước, mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản phẩm giấy Ram văn phòng, phát triển dòng sản phẩm mới Giấy Tráng Phấn (giấy Couché) lần đầu tiên được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam vào đầu quý 03 năm 2006. Bên cạnh đó, công ty vẫn luôn đẩy mạnh việc thâm nhập và mở rộng các thị trường nước ngoài.
Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn:
Thành lập năm 1998 từ một cơ sở sản xuất giấy bao bì carton năng lực dưới 2000 tấn/năm.
Năm 2004, đầu tư mở rộng tại khu công nghiệp Mỹ Xuân 2, nâng tổng công suất lên 60.000 tấn/năm với các mặt hàng bao bì, tissue.
Năm 2006, năng lực sản xuất của MMTB là 91.000 tấn/năm, mở rộng thị trường miền Bắc, miền Trung và xuất khẩu.
Thương hiện “ Giấy Sài Gòn” đã nổi tiếng trên toàn quốc, là một trong những thương hiệu mạnh nhất trong ngành giấy cả nước.
Năm 2007, Công ty thiết lập một kế hoạch phát triển nhằm tiến tới năm 2010 đạt tổng công suất khoảng 500.000 tấn/năm với các mặt hàng chủ lực: bao bì công nghiệp, gấy tissue các loại phục vụ trong nước và xuất khẩu.
Đánh giá chung:
Ngành giấy Việt Nam được coi là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu của đất nước, tuy nhiên hiệu quả sản xuất nói chung cũng như xuất khẩu nói riêng lại chưa cao, chưa khai thác hết các tiềm lực và nguồn lực của ngành, chưa tận dụng được những thuận lợi về điều kiện tự nhiên của nước ta để phát triển ngành.
Hiện nay ngành giấy Việt Nam đang đứng trước một bài toán khó giải, đó là làm thế nào để tồn tại trong giai đoạn Việt Nam hội nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.
Theo Hiệp Hội Giấy Việt Nam thì ngành giấy duy trì công nghệ lạc hậu, cho ra những sản phẩm dưới mức trung bình so với các nước trong khu vực. Các nhà máy chỉ làm ra được các loại giấy in báo, giấy in và viết, giấy lụa, giấy bao bì không tráng. Còn giấy tráng thì hầu như phải nhập khẩu toàn bộ.
Những nhược điểm của ngành sản xuất giấy Việt Nam được ông Vũ Ngọc Bảo, Tổng Thư ký Hiệp Hội Giấy Việt Nam trụ sở ở Hà Nội mô tả: “Thiếu vốn, công nghệ lạc hậu sự hợp tác và liên kết trong ngành yếu, trình độ quản lý yếu, công nhân có giới hạn.”
Người phát ngôn của Hiệp Hội Giấy thêm rằng, trình độ quản lý cũng là một vấn đề, cơ sở lớn thì vẫn mang dáng dấp kế hoạch hoá của thời kỳ bao cấp. Trong khi các cơ sở nhỏ thì nặng tính cách xí nghiệp gia đình.
Một trong thực tế chua chát được nói tới, đó là trả công lao động rẻ, nhưng năng suất lao động lại quá thấp. Tính trung bình trong thời gian một năm, công nhân làm giấy của VN làm ra sản phẩm ít hơn đồng nghiệp của họ bên Nhật khoảng gần 6 lần.
Chừng như ngành giấy Việt Nam chưa có một chính sách phát triển đứng đắn. Điểm nghịch lý là Việt Nam thừa nguyên liệu làm bột giấy nhưng lại phải xuất khẩu gỗ dăm, còn tự mình sản xuất bột giấy thì chỉ đáp ứng 4 phần, 6 phần còn lại là phải nhập khẩu của nước ngoài.
Lượng gỗ dăm xuất khẩu mỗi năm là một con số khá lớn như lời ông Vũ Ngọc Bảo cho biết: “Nguyên liệu để làm bột giấy thì dư thừa cho nên phải xuất khẩu dăm với số lượng 1 triệu rưởi tấn mỗi năm. Trong khi đó lại không có vốn để đầu tư làm bột giấy.”
Chương II: Thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1. Đặc điểm của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
Tên công ty : Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P
Tên giao dịch : P.P Manufacturing and Trading Joint Stock Company
Tên viết tắt : P.P JSC
Trụ sở chính : 336 Tổ 7, Xóm Mới, Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại : 04.9332885
Fax : 04.9332884
E-mail : ppmanutra@hn.vnn.vn
Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Khi đó, lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sau đó, do quy mô của công ty không ngừng được mở rộng, để thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tháng 1 năm 2004, công ty trách nhiệm hữu hạn P.P chính thức chuyển thành công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P.
Bên cạnh mảng nhập khẩu và kinh doanh, công ty còn mở rộng sản xuất, xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiết bị để sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty:
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Chức năng:
(Các lĩnh vực hoạt động của công ty)
Nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy.
Sản xuất và gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu.
Ngoài ra công ty còn thực hiện các dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho các dối tác trong nước. Công ty còn được phép kêu gọi hợp tác đầu tư và liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước được chính phủ Việt Nam cho phép hợp tác đầu tư theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn góp của các cổ đông.
Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp với nhu cầu, tình hình thị trường, khả năng phát triển của công ty và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch đã đề ra.
Sử dụng hợp lý lao động, tài sản, tiền vốn, đảm bảo hiệu quả kinh tế, chấp hành các quy định của Luật kế toán và Luật thống kê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước.
Công bố công khai và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo tài chính hàng năm và các thông tin về hoạt động của Công ty cho các cổ đông theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty theo quy định của Bộ Luật lao động.
Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thể hiện bằng sơ đồ sau: (Xem trang sau)
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty. Chủ tịch hội đồng quản trị là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
Giám đốc công ty là bà Phan Thị Thu Hương, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Dưới giám đốc là 2 phó giám đốc chức năng: Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất.
Các phòng chức năng:
Phòng kinh doanh: Chuyên trách mảng kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu và các mặt hàng được sản xuất trong nước tại thị trường nội địa.
Phòng xuất nhập khẩu: Chuyên trách việc nhập khẩu những mặt hàng như bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và các nguyên phụ liệu vật tư phục vụ các đơn hàng xuất khẩu, đồng thời thực hiện các thủ tục xuất khẩu.
Phòng tài chính – kế toán: Chuyên trách các kế hoạch tài chính, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán và quản lý tài sản của công ty theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, tổng hợp sổ sách chứng từ và lập báo cáo tài chính.
Phòng kế hoạch - vật tư: Chuyên trách việc lên kế hoạch sản xuất, dự trù và tiến hành thu mua vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng hành chính – nhân sự: Chuyên trách giải quyêt các vấn đề về tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các công việc liên quan đến đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm.
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực của công ty:
Công ty P.P có nhà máy chuyên sản xuất giấy tissue và gia công giấy vở xuất khẩu diện tích 14.000 m2. Hiện tại công ty đang tiến hành mở rộng diện tích nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất lên 10ha.
Đặc điểm nguồn vốn của công ty: Công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, nhưng nguồn vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn hơn (trung bình khoảng 60% - 65% tổng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế.
Đội ngũ lao động của công ty bao gồm các quản lý, nhân viên kinh doanh, nhân viên kế toán, nhân viên xuất nhập khẩu, quản đốc, những lao động trực tiếp sản xuất ở phân xưởng... Hầu hết là những người trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động, có khả năng giao tiếp tốt, tuy nhiên lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
BẢNG 3
CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THEO TRÌNH ĐỘ NĂM 2007
Đơn vị: Người
STT
TRÌNH ĐỘ
SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
TỶ LỆ %
TỔNG SỐ
159
100,0
1
Trên đại học và đại học
39
24,53
2
Cao đẳng và trung cấp
23
14,46
3
Công nhân kỹ thuật
66
41,5
4
Lao động phổ thông
31
19,51
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Trong cơ cấu lao động của công ty, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn nhất (41,5%), tiếp đó là những nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 24,53%. Phần lớn trong số đó là những nhân viên trẻ, những sinh viên mới ra trường, họ có kiến thức và lòng nhiệt tình với công việc nhưng lại thiếu kinh nghiệm. Thực tế này đòi hỏi công ty P.P phải chú tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.
2.1.4. Kết quả SXKD của công ty những năm qua:
2.1.4.1. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty:
BẢNG 3
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2004
Từ ngày: 01/01/2004 đến ngày: 31/12/2004
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
54.623.012.659
2. Các khoản giảm trừ
52.811.043
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
54.570.201.616
4. Giá vốn hàng bán
51.029.733.056
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
3.540.468.560
6. Doanh thu hoạt động tài chính
9.740.879
7. Chi phí tài chính
857.975.555
8. Chi phí bán hàng
1.450.066.071
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.022.601.536
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
219.566.277
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
219.566.277
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
61.478.557
16. Lợi nhuận sau thuế
158.087.719
BẢNG 4
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2005
Từ ngày: 01/01/2005 đến ngày: 31/12/2005
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
89.253.288.658
2. Các khoản giảm trừ
44.755.121
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
89.208.533.537
4. Giá vốn hàng bán
82.173.483.182
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
7.035.050.355
6. Doanh thu hoạt động tài chính
13.873.920
7. Chi phí tài chính
1.157.549.318
8. Chi phí bán hàng
3.006.564.527
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.172.973.941
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
711.836.489
11. Thu nhập khác
0
12. Chi phí khác
0
13. Lợi nhuận khác
0
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
711.836.489
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
199.314.217
16. Lợi nhuận sau thuế
512.522.272
BẢNG 5
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2006
Từ ngày: 01/01/2006 đến ngày: 31/12/2006
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
165.283.867.885
2. Các khoản giảm trừ
13.322.488
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV
165.270.545.397
4. Giá vốn hàng bán
149.705.744.548
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV
15.564.800.849
6. Doanh thu hoạt động tài chính
40.805.647
7. Chi phí tài chính
2.823.291.020
8. Chi phí bán hàng
6.637.007.785
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5.030.032.270
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.115.275.421
11. Thu nhập khác
288.128.664
12. Chi phí khác
217.992.313
13. Lợi nhuận khác
70.136.351
14. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.185.411.772
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
31.915.296
16. Lợi nhuận sau thuế
853.496.476
BẢNG 6
DỰ KIẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Tổng doanh thu
214.990.436.494
2. Doanh thu thuần
212.548.054.494
3. Giá vốn hàng bán
199.094.795.623
4. Lợi tức gộp
13.453.258.871
5. Tổng chi phí (chi phí bán hàng và quản lý)
8.611.962.123
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
4.841.296.748
7. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- 3.561.135.693
8. Lợi nhuận bất thường
270.670.467
9. Tổng lợi nhuận trước thuế
1.550.831.522
10. Thuế thu nhập phải nộp
434.232.826
11. Lợi nhuận sau thuế
1.116.598.696
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P)
Thông qua các bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thấy tổng doanh thu (bao gồm: doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác) đều tăng qua các năm:
Năm 2004 tổng doanh thu là: 54.579.942.495 VNĐ
Năm 2005 tổng doanh thu là: 89.222.407.457 VNĐ, tăng 34.642.464.962 VNĐ so với năm 2004 (tăng 63,47%).
Năm 2006 tổng doanh thu là: 165.599.479.708 VNĐ, tăng 76.377.072.251 VNĐ so với năm 2005 (tăng 85,6%).
Năm 2007 tổng doanh thu là: 214.990.436.494 VNĐ, tăng 49.390.956.786 so với năm 2006 (tăng 29,82%).
Tổng doanh thu giai đoạn 2004 - 2007
Tuy tổng doanh thu đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu lại không đều: Từ năm 2004 đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng doanh thu là 63,47%; từ 2005 - 2006 là 85,6%; trong khi từ 2006 - 2007 tốc độ tăng trưởng chỉ có 29,82%. Mặc dù giai đoạn 2006 - 2007 giá trị doanh thu tăng lên lớn hơn giá trị doanh thu tăng lên giai đoạn 2004 - 2005, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn.
Cùng với việc không ngừng tăng quy mô và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm của công ty cũng tăng dần:
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chi phí bán hàng
1.450.066.071
3.006.564.527
6.637.007.785
Chi phí quản lý DN
1.022.601.536
2.172.973.941
5.030.032.270
Tổng chi phí
2.472.667.607
5.179.538.468
11.667.040.055
Từ năm 2004 đến năm 2005: tổng chi phí tăng 2.706.870.861 VNĐ, tăng 109,47%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 112,49%.
Từ năm 2005 đến năm 2006: tổng chi phí tăng 6.487.501.587 VNĐ, tăng 125,25%; trong đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 131,48%; còn chi phí bán hàng chỉ tăng 120,75%.
Ta thấy tốc độ tăng chi phí khá nhanh so với tốc độ tăng doanh thu, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty nên có những biện pháp hợp lý để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp nhằm thực hiện tiết kiệm và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình lợi nhuận của công ty:
Năm 2004 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 158.087.719 VNĐ.
Năm 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 512.522.272 VNĐ, tăng 354.434.553 VNĐ so với năm 2004 (tăng 224,2%).
Năm 2006 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 853.496.476 VNĐ, tăng 499.061.923 VNĐ so với năm 2005 (tăng 97,37%).
Năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty là: 1.116.598.696 VNĐ, tăng 263.102.220 VNĐ so với năm 2006 (tăng 30,82%).
Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2004 - 2007
Lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm là một kết quả đáng mừng, tuy nhiên tốc độ tăng lại không đều đặn: Từ năm 2004 đến năm 2005, lợi nhuận của công ty tăng 224,2%. Từ năm 2005 đến năm 2006, tốc độ tăng lợi nhuận là 97,37%, về mặt tương đối tuy tốc độ tăng của giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 2004 – 2005 nhưng về mặt giá trị tuyệt đối lại lớn hơn. Từ năm 2006 đến năm 2007, lợi nhuận tăng 30,82% (263.102.220 VNĐ), thấp hơn giai đoạn 2005 – 2006 cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
2.1.4.2. Tình hình nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của công ty:
Năm 2004 công ty nộp ngân sách nhà nước 1.876.422.778 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu 229.103.033 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 1.585.841.188 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 61.478.557 VNĐ, các loại thuế khác 1.000.000 VNĐ.
Năm 2005 công ty nộp ngân sách nhà nước 4.266.303.592 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 468.513.359 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu là 3.586.253.251 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 199.314.217 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Năm 2006 công ty nộp ngân sách nhà nước 11.654.258.100 VNĐ, trong đó thuế xuất nhập khẩu là 1.349.436.563 VNĐ, thuế GTGT hàng nhập khẩu 9.145.778.049 VNĐ, thuế thu nhập doanh nghiệp là 375.354.712 VNĐ, còn lại là các loại thuế khác.
Từ khi thành lập đến nay, công ty luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ với Nhà nước. Cùng với việc tăng quy mô và không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mức đóng góp của công ty vào ngân sách Nhà nước ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế GTGT hàng nhập khẩu.
2.1.4.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty: (Xem bảng 7)
BẢNG 7
TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY 2004 - 2007
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tài sản
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. TS lưu động
13.735.306.875
24.311.579.570
47.328.359.951
92.474.030.714
2. TS cố định
1.020.327.690
1.510.780.920
1.734.124.980
3.014.346.811
Nguồn vốn
14.755.634.565
25.822.360.490
49.062.484.931
95.488.377.525
1. Nợ phải trả
11.528.094.565
21.091.674.965
42.870.182.869
88.492.852.588
2. Vốn chủ sở hữu
3.227.540.000
4.730.685.525
6.192.302.062
6.995.524.937
Tài sản và nguồn vốn của công ty tăng đều qua các năm cho thấy sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của công ty:
- Từ năm 2004 đến năm 2005 nguồn vốn của công ty tăng 11.066.725.925 VNĐ, tăng 75%.
- Từ năm 2005 đến năm 2006 nguồn vốn của công ty tăng 23.240.124.441 VNĐ, tăng 90%.
- Từ năm 2006 đến năm 2007 nguồn vốn của công ty tăng 46.425.892.594 VNĐ, tức là tăng 94,62%.
Vì công ty P.P thiên về hoạt động thương mại nên trong cơ cấu tài sản của công ty, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng cao: Năm 2004 tài sản lưu động chiếm 93,08% tổng tài sản; năm 2005 là 94,15%; năm 2006 là 96,46% và năm 2007 là 96,84%. Cùng với việc phát triển hoạt động kinh doanh thì tỷ trọng tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng lên, tài sản cố định chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên trong những năm tới công ty cũng có kế hoạch đầu tư trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng nhằm mở rộng sản xuất, gia công các mặt hàng giấy vở xuất khẩu, khi đó tài sản cố định của công ty sẽ tăng lên đáng kể.
Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phần nhỏ, nguồn vốn đi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn vì công ty nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, đây là điều không thể tránh khỏi: Năm 2004 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 21,87% tổng nguồn vốn; năm 2005 là 18,32%; năm 2006 là 12,62% và năm 2007 là 7,9%.
2.1.4.4. Thu nhập bình quân theo đầu người của công ty:
BẢNG 8
TÌNH HÌNH THU NHẬP BÌNH QUÂN THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA CÔNG TY
Đơn vị: VNĐ
CHỈ TIÊU
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Thu nhập bình quân
2.000.000
2.500.000
3.200.000
3.550.000
Mức lương tối thiểu
1.200.000
1.500.000
2.000.000
2.000.000
Mức lương tối đa
3.000.000
3.500.000
4.500.000
5.200.000
Thu nhập bình quân của người lao động của công ty đều tăng qua các năm, từ năm 2004 đến năm 2007 mức thu nhập bình quân theo đầu người tăng từ 2.000.000 VNĐ lên 3.550.000 VNĐ.
Mức thu nhập bình quân theo đầu người của công ty giai đoạn 2004 – 2007
Hiện tại, tổng số lao động của công ty là 72 lao động được chia vào 5 phòng ban và xưởng sản xuất, công ty vẫn có nhu cầu tuyển thêm lao động do đòi hỏi của việc tăng quy mô và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhân viên xuất nhập khẩu.
2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu giấy của công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P:
2.2.1. Phân tích kết quả xuất khẩu sản phẩm giấy của công ty giai đoạn 2005 – 2007:
Tuy công ty cổ phần sản xuất và thương mại P.P được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000 nhưng khi đó lĩnh vực hoạt động chính của công ty là nhập khẩu và kinh doanh bột giấy, giấy phế liệu, giấy thành phẩm và các nguyên phụ liệu khác phục vụ ngành giấy. Trong mấy năm trở lại đây công ty mới bắt đầu bước sang lĩnh vực xuất khẩu. Công ty đã và đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thêm máy móc thiế._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20599.doc