MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan 18
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm 31
Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $) 32
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 34
Chủng loại rau quả xuất khẩu trong tháng 12/06 35
Chủng loại rau củ xuất khẩu trong tháng 1/2007 37
Bảng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan 40
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một năm hội nhập tổ chức thương
66 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mại thế giới WTO, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn, trong đó không thể không kể tới xuất khẩu rau quả. Đó là một ngành chiếm tỉ trọng tương đối cao trong kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Đầu thập niên 90 nền kinh tế Việt Nam suy giảm mạnh do mất thị trường xuất khẩu truyền thống ở các nước khối SEV. Từ năm 95 trở lại đây xuất khẩu rau quả nước ta đã hồi phục và đạt được bước tăng trưởng đáng kể. Với các điều kiện, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới. Cộng với thế mạnh là nguồn lao động dồi dào rau quả của Việt Nam đã vươn tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Nhằm xúc tiến và phát triển kinh tế thương mại Việt Nam đã bắt tay với nhiều đối tác một trong số những số đó là Đài Loan.
Từ thập niên 1970 đến nay, Đài Loan lâm vào tình trạng cô lập trên trường ngoại giao. Thời đó chỉ có chưa tới 30 nước còn duy trì mối quan hệ với đảo quốc. Những thập niên gần đây nhờ kinh tế phát triển nhanh chóng Đài Loan trở thành một trong những nước giàu nhất Á châu nên Đài Loan đứng vào hàng “mãnh hổ kinh tế” ở vùng này. Hiện nay diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp Đài Loan vào hàng thứ 3 về mức tăng trưởng cạnh tranh kinh tế. Việt Nam và Đài Loan có mối quan hệ từ rất lâu, có nhiều nét tương đồng và hiểu nhau khá rõ. Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO các bạn hàng của Việt Nam nhìn nhận Việt Nam là một điểm đầu tư đặc biệt thu hút. Trong đó các nhà làm luật Đài Loan tiến cử Việt Nam là nơi đầu tư lý tưởng. Sau chuyến viếng thăm Việt Nam rồi tham dự diễn đàn kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan, Việt Nam đã được tiến cử như là một thiên đường với nhiều khả năng tiềm ẩn. Mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa Việt Nam và Đài Loan ngày càng thêm củng cố. Việt Nam đã xác định rõ các mặt hàng kinh doanh phù hợp với chức năng, thế mạnh của mình đồng thời phù hợp với nhu cầu từ phía Đài Loan. Rau quả chính là một trong những mặt hàng được đặc biệt quan tâm, xây dựng kinh doanh với Đài Loan ngay từ đầu. Vì thế mà em đã chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan”. Mục tiêu tập trung mô tả các đặc điểm, cơ cấu, phân tích những điểm thuận lợi cũng như khó khăn khi rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển của ngành rau quả trong những năm sắp tới. Kết cấu đề án được chia thành 3 phần như sau:
Chương 1: Vấn đề cơ bản về xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả sang Đài Loan
Em xin cảm ơn trung tâm thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân, các giảng viên khoa Thương Mại. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Giáo sư tiến sĩ Hoàng Đức Thân đã giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề án này.
Chương 1: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG ĐÀI LOAN
1.1. Đặc điểm của mặt hàng rau quả
Về nguồn hàng
Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, có tiềm năng về phát triển rau quả. Với 7 vùng sinh thái khác nhau, tạo điều kiện cho Việt Nam có khả năng trồng luân canh nhiều loại rau và cây ăn quả phong phú, đa dạng.
Ở Trung du và miền núi phía Bắc có thể trông mận, hồng, đào, chuối, dứa, vải, nhãn, súp lơ xanh, su hào,... Đồng bằng Sông Hồng thì trồng nhãn, cam, na, quýt, các loại rau vụ đông: bắp cải, cà rốt,… Các loại rau mùa hè như: rau đay, dưa chuột, các loại bí, mướp,… Đồng bằng Sông Cửu Long trồng vải, nhãn, sầu riêng, xoài, dứa,…thanh long, trái bơ, chôm chôm, chuối, mít thì được trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Hiện nay nhiều vùng qui hoạch trồng rau quả đã được xác lập trong cả nước. Việc chế biến cũng được đầu tư và nhiều mặt hàng được chế biến bằng phương pháp cổ truyền như sấy, muối chua, muối mặn,… cũng như những mặt hàng đồ hộp của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới. Với nền công nghiệp mới, hiện đại hơn trước ngành rau quả đã có nhiều sản phẩm đa dạng. Chúng ta đã sấy khô và đóng hộp các loại quả (mít, khoai môn, dứa, chuối, nhãn, vải,…). Nước uống tưới đóng trong lon, chai, hộp giấy hoặc được đóng vào can lớn, hộp lớn. Các loại sản phẩm muối và nước quả cô đặc cũng rất được ưa thích.
Với nguồn cung vô cùng đa dạng, phong phú các nhà xuất khẩu của Việt Nam không khó để thu mua các loại rau quả. Nhưng vấn đề đặt ra là phải xác định đặc điểm rau quả từng thời vụ để lên kế hoạch thu mua sao cho tốt nhất, số lượng nhiều nhưng giá mua lại là thấp nhất. Thông thường vào mùa vụ giá cả các loại thường thấp, chất lượng và mẫu mã đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, có không ít những đơn đặt hàng về các loại rau quả trái vụ, với mặt hàng này khả năng dự trữ là thấp, khó có thể dự trữ lâu dài với số lượng lớn nên không đủ khả năng để cung cấp cho Đài Loan. Từ đó cho thấy Việt Nam cần phải xác định rõ nguồn hàng để cung cấp cùng với nguồn dự trữ của mình. Sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã mở rộng ngoại giao và tự hoàn thiện mình hơn nữa. Bên đối tác có nhiều khắt khe nhưng do Việt Nam có nhiều năm kinh nghiệm đã biết rõ tình trạng này. Nhờ vậy hầu hết những yêu cầu về hoa quả trái vụ chúng ta đều thực hiện tương đối hiệu quả, có uy tín với nhiều nước trên thế giới, luôn giữ được bạn hàng truyền thống là Đài Loan và các thị trường khác như: Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ,… Tuy nhiên Việt Nam đang cố gắng để phát huy hiệu quả của mặt chuyên môn này để có thể thành công hơn nữa trong tương lai.
1.1.2. Về chất lượng của mặt hàng rau quả
Hiện nay chất lượng của nhiều loại hoa quả tiêu thụ trong nước hay xuất khẩu luôn là vấn đề nổi cộm. Chất lượng của rau quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, phương pháp canh tác, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển,… Trong đó giống rau quả và kỹ thuật trồng trọt là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất và đặc biệt là chất lượng rau quả. Việt Nam có nhiều loại giống rau bản địa phong phú. Sự phong phú này đã được khai thác phát triển một cách triệt để, nhiều giống rau quả hiện nay phù hợp với thị trường trong nước, người dân đã sử dụng giống có sẵn một cách thuần thục. Tuy nhiên vẫn chưa có sự đầu tư thích đáng cho phát triển những giống mới có chất lượng cao hơn, phù hợp với thị trường thị hiếu phức tạp của các thị trường khác nhau. Đó chính là một trong những điểm yếu cơ bản về khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam.
Trên thực tế do tập quan lâu đời của nước ta là vườn cây ăn trái được trồng bằng hạt do vậy bị thoái hóa, bị lai tạp nhiều. Các giống bị lai tạp không thuần chủng tạo ra khó khăn cơ bản cho sản phẩm như tính không đồng đều, sự ổn định về chất lượng tiêu chuẩn hóa. Tuy nhiên, bắt đầu từ vài năm gần đây việc nhập giống tiến bộ, tuyển chọn giống nội địa tốt đã được mọi người dân quan tâm và thực hiện theo.
Vải thiều là loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở các tình phía Bắc nhất là Bắc Giang, Hưng Yên. Sản lượng cho nhiều thích hợp cho việc tiêu dùng nội địa nhưng khi chế biến thì quả vải đổi màu sau khi đóng hộp từ 2-3 tháng. Do đó đòi hỏi ta phải tìm kiếm thị trường xuất khẩu từ trước. Nhãn thì hầu hết các giống đang được trồng ở miền Nam và miền Bắc cho chất lượng và số lượng tương đối cao. Một số địa phương như Hưng Yên đã tận dụng nguồn này để chế biến nhiều sản phẩm thơm ngon, chất lượng đảm bảo đó là long nhãn được rất nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên, cùi nhãn mỏng và hạt nhãn lại lớn, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng long nhãn khi chế biến. Giống dứa phổ biến ở Việt Nam hiện nay là giống Queen Victoria cho quả nhỏ năng suất thấp (trên dưới 10 tấn/ha). Nó rất phù hợp cho tiêu dùng tươi. Giống dứa Cayen năng suất cao hơn đạt 50-60 tấn/ha. Nhiều nước và quả thích hợp để chế biến đóng hộp thành dứa khoanh hoặc nước dứa ép, sản phẩm chế biến ra rất thơm ngon được nhiều thị trường đặt mua. Các giống chuối và cây có múi của Việt Nam cũng chỉ phù hợp với thị trường trong nước, chứ chưa phù hợp xuất khẩu ra thị trường quốc tế vì kích thước, năng suất, màu sắc, mùi vị còn chưa phù hợp. Bên cạnh đó nhiều nước trong khu vực đã bằng cách này hay cách khác lấy giống một số loại hoa quả của Việt Nam như thanh long, chỉ một vài năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu nhập nhiều giống chất lượng cao của các nước đối với một số cây ăn quả nhiệt đới như xoài từ Thái Lan, Ôxtraylia, dứa, nhãn từ Trung Quốc và Thái Lan, hồng từ Đài Loan.
Mặt hàng rau quả mang tính thời vụ điển hình, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Nhất là các loại rau, nếu điều kiện tự nhiên tốt như mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ. Cho các loại rau đồng đều cả về số lượng lẫn chất lượng mà giá cả lại rẻ. Nhưng nếu thời tiết bất ổn, kéo theo sự sụt giảm về chất lượng rất mạnh. Trong khi đó hàng hóa đem đi xuất khẩu có những đòi hỏi rất khắt khe, bởi đây là mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng nên sẽ được kiểm định chặt chẽ tại quốc gia nhập khẩu. Bất kì dấu hiệu bất ổn nào cũng gây ra bất lợi cho Việt Nam, hàng hóa sẽ bị đem trả lại, gây tổn thất về tài chính và uy tín. Các loại rau vụ đông vừa qua do thời tiết rét đậm rét hại liên tục trong nhiều ngày đã không thể sống và tăng trưởng như dự tính, chất lượng thu về kém hẳn so với mẫu năm trước. Tuy nhiên “mùa nào thức ấy” phải có khí hậu se se lạnh thì mới trồng được. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải luôn cố gắng hết sức để kiểm soát chất lượng sản phẩm đưa đi xuất khẩu.
Do các nước nhập khẩu luôn bảo hộ cho sản xuất trong nước, cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao của người dân. Vấn đề sức khỏe được đặt lên hàng đầu, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trở nên rất cao. Để chiếm lĩnh trên thị trường quốc tế và đủ sức để cạnh tranh với các nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc… Việt Nam phải đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng các chất trong thực phẩm đồng thời đảm bảo các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu sai sót.
Về vấn đề bảo quản rau quả
Với đặc tính của rau quả đó là những thực phẩm tươi, việc dự trữ mặt hàng này trong một thời gian dài không thể không tránh khỏi ít nhiều sẽ làm giảm đi chất lượng của chúng. Trong khi xuất khẩu luôn đòi hỏi rau quả tươi mới nhất. Vì thế việc bảo quản rau quả như thế nào để vẫn giữ được chất lượng là một vấn đề nan giải và cần thiết.
Muốn đáp ứng được yêu cầu của thị trường buộc chúng ta phải có một quá trình chế biến, bảo quản dự trữ thật tốt. Khâu này có thực hiện tốt mới đảm bảo được chất lượng của sản phẩm. Vì chỉ cần một thời gian ngắn nếu không được bảo quản đúng qui cách, rau quả dễ bị biến chất, không sử dụng được. Thu mua sản phẩm đồng đều về chất lượng giữa vố số loại sản phẩm khác nhau là điều rất khó. Vì vậy việc bảo quản gặp nhiều trở ngại, các loại rau quả được thu thập từ nhiều địa phương, hầu hết là đa chủng loại. Trong khi công nghệ bảo quản tại Việt Nam còn thấp, công nghệ chế biến còn lạc hậu, chỉ được sơ chế chứ chưa thực sự được bảo đảm an toàn. Ảnh hưởng đến các thành phần chất của sản phẩm. Đối với rau quả độ tươi được đánh giá rất cao, tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Tùy theo từng mặt hàng cụ thể mà chúng ta có những hình thức bảo quản sao cho hợp lý. Nước ta chủ yếu bảo quản rau quả theo những các sau:
Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hay bất kỳ cách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió. Thường được áp dụng cho: khoai tây, củ cải, cà rốt, cải bắp, chuối buồng…
Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn trần và sàn nhà đều phải được cách nhiệt tốt.
Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: phòng kho phải kín, lạnh hoặc không lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp oxy, nitơ, cacbonic, với thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động. Phương pháp này thường áp dụng cho táo, lê, xà lách, cải bắp, măng tây,...
Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng hóa chất được phép sử dụng trong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm,…
Riêng đối với rau quả chế biến có thể chia thành các nhóm sau:
Sơ chế.
Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể xắt miếng cho vào bao bì thích hợp bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa.
Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo, chuối, mận, vải,… sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng với hầu hết các loại rau quả.
Sản phẩm muối: muối mặn, muối chua dùng cho: hành, cà, ngô, dưa chuột, các loại dưa,…
Bao bì đóng gói bảo quản các loại rau quả cũng rất cần thiết. Nó có tác dụng bảo vệ rau quả trước tác động của môi trường. Chất liệu đóng gói phù hợp với tính chất của sản phẩm, hình thức đẹp, gây chú ý trong đó phải chứa đựng đầy đủ thông tin về sản phẩm: nơi sản xuất, hạn sử dụng, hàm lượng các chất dinh dưỡng…
Nhu cầu về rau quả trên các thị trường
Nhu cầu về rau quả các loại (ở dạng tươi hoặc đã chế biến) ngày càng giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Rau quả không chỉ có tác dụng dinh dưỡng mà còn cung cấp cho con người nguôn dược liệu quí giá vì trong rau quả không chỉ có các loại vitamin A, B, C, E, catoren mà còn một số yếu tố vi lượng khác. Đặc biệt trong rau quả còn chứa chất xơ giúp cho bộ máy tiêu hóa làm việc tốt hơn. Vì thế mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới hàng năm cũng tiêu thụ một số lượng lớn thực phẩm là rau quả. Theo số liệu trung tâm thông tin thương mại toàn cầu thì các nước đứng đầu về xuất khẩu rau là Mêhicô, Trung quốc, Hoa Kỳ, EU, Canada. Còn về sản xuất quả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, EU đứng thứ 2, đứng thứ 3 là Ấn Độ. Trong đó Trung Quốc có mức tăng trưởng sản lượng cao nhất. Các nước sản xuất rau quả lớn khác là Braxin, Hoa Kỳ, Mêhicô, Chilê và Nam Phi có mức tăng trưởng tương đối ổn định.
Nhu cầu của người tiêu dùng có liên quan tới thu nhập quá trình đô thị hóa, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khỏe đã ảnh hưởng tới ưu tiên trong tiêu dùng đối với rau quả của người dân. Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho người dân những thông tin về lợi ích đối với sức khỏe từ viêc ăn rau quả. Xu hướng tăng cường chế độ ăn kiêng ở các nước phát triển cũng khuyến khích tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Tại các nước đang phát triển lượng rau tiêu thụ ở thành phố cao hơn ở nông thôn. Theo số liệu của tổ chức nông lương quốc tế (FAO) nghiên cứu tại Trung Quốc lượng tiêu thụ rau trên đầu người hàng năm ở thành thị cao hơn nông thôn là 40kg. Các nước đang phát triển lại là nước đang trong quá trình đô thị hóa do vậy đây là các thị trường đầy tiềm năng. Một thay đổi nữa đó là xu hướng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm trái vụ. Người tiêu dùng ở nhiều nước phát triển sẵn sàng trả mức giá rất cao cho các sản phẩm trái vụ. Trong vòng hai thập kỉ qua thương mại rau quả thế giới có bước phát triển mạnh mẽ. Theo số liệu của FAO thị phần của rau quả xuất khẩu trong tổng thương mại hàng nông sản toàn cầu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 11,7%. Tỉ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao nhất thuộc nhóm các sản phẩm phi truyền thống như: xoài, khoai tây, cam, nấm, ngô ngọt, bơ... đều tăng ở mức 2 con số trong suốt những năm vừa qua. Ngược lại cũng trong giai đoạn này tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của các phẩm truyền thống (chuối và quả có múi) giảm đi. Các nước đang phát triển ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong xuất khẩu rau quả, đặc biệt là rau quả phi truyền thống. Hiện nay các nước đang phát triển chiếm khoảng 60% thị phần rau quả xuất khẩu trên toàn cầu.
1.2. Tầm quan trọng của xuất khẩu rau quả của Việt Nam
1.2.1. Sự cần thiết của xuất khẩu rau quả
Ngay từ thuở xa xưa con người đã tìm cho mình một loại thức ăn có sẵn từ thiên nhiên, mang đầy giá trị dinh dưỡng và thực sự hữu ích cho sự phát triển của cơ thể con người đó chính là rau quả. Cùng với bước tiến của thời đại rau quả ngày càng khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình đối với cuộc sống của con người nói chung và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói riêng. Đối với một số đất nước có không có điều kiện sản xuất rau quả như: Nhật Bản, Nga và một số nước ở châu phi thì việc nhập khẩu rau quả từ nước khác là không thể tránh khỏi. Trong khi đó nước ta là nước đi lên từ nông nghiệp, đời sống nhân dân còn rất khó khăn, thiếu thốn nhưng lại có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại rau quả. Vì vậy việc trao đổi, mua bán rau quả với nước ngoài là rất cần thiết. Trong khẩu phần ăn của con người ngoài calo, chất béo, chất đạm ra còn cần có vitamin, muối khoáng các axit hữu cơ mà các chất này thì lại có chủ yếu trong rau quả. Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học thì hàng ngày cơ thể của chúng ta cần khoảng 1300 – 1500 calo và nhu cầu tiêu dùng rau quả hàng ngày cho một người là từ 300 – 400 gam (khoảng 9 – 12 kg/người/tháng). Khi đời sống của người dân ở các nước phát triển ngày càng được nâng cao hơn thì rau quả còn có tác dụng giúp làm đẹp và giảm cân. Phát triển rau quả không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể mà nó còn góp phần tạo ra công ăn, việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, xoá đói giảm nghèo, tăng ngoại tệ cho đất nước. Rau quả ngày càng chiếm tỉ trọng cao hơn trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tất cả các nước trong những thập kỉ qua. Xuất khẩu rau quả không những nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước mà còn giúp nền kinh tế nước ta ổn định và bền vững hơn vì nguồn lực được phân bổ hợp lý, có hiệu quả. Chính điều này sẽ giúp cho những nước đang phát triển như Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu rau quả
Xuất khẩu rau quả thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, góp phần thu ngoại tệ: Xuất khẩu rau quả có vai trò rất lớn trong việc phát triển nông nghiệp nước ta, tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị xuất khẩu mặt hàng rau quả, nhờ vậy ngành sản xuất rau quả có thể phát triển ổn định. Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các vùng trồng cây ăn quả được xây dựng một cách có hệ thống chứ không phát triển một cách tràn lan. Nhờ có xuất khẩu mà các doanh nghiệp và người nông dân đã hình thành nên mối quan hệ gắn bó, mật thiết với nhau. Doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, hỗ trợ máy móc còn người nông dân sẽ bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Vì vậy mà hiệu quả kinh tế đã được tăng lên đáng kể. Thông qua xuất khẩu sẽ giúp chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu thích ứng với thay đổi, đòi hỏi của thị trường.
Theo đánh giá của các nhà kinh tế và các chuyên gia thì việc sản xuất và xuất khẩu rau quả cho hiệu quả cao hơn so với các nông sản khác. Trong khi các loại cây công nghiệp từ năm thứ 8 trở đi sẽ bắt đầu có lãi, thì với cây vải thiều đến năm thứ 5 đã thu hồi vốn, và từ năm thứ 6 trở đi đã sinh lời. Mỗi năm trên thế giới nhu cầu tiêu dùng rau quả tăng thêm 3,6%/năm; trong khi đó cung chỉ tăng 2,8%/năm. Xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng vào việc tăng thu ngân sách cho nhà nước. Mấy năm gần đây kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng nhanh. Đến năm 2008 nước ta dự kiến sẽ tăng 16,7% đạt 350 triệu tấn. Với những điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam thì chúng ta còn rất nhiều cơ hội để gia nhập, cạnh tranh với thị trường thế giới.
Xuất khẩu rau quả góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống người dân.
Với dân số hơn 81 triệu người trong đó hơn 50 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm lại có thêm 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Việt Nam là một trong những nước có lượng người lao động đông nhất trong khu vực. Tuy nhiên lao động của chúng còn hạn chế về trình độ, lao động thủ công là chính. Rau quả không như những mặt hàng có thể sản xuất quanh năm mà nó có tính thời vụ, những người dân thất nghiệp trong lúc nông nhàn đều kéo nhau lên thành phố để kiếm việc. Sản xuất mặt hàng rau quả xuất khẩu có thể thu hút một lượng lớn lao động trong nước kể cả lao động có trình độ cao và những lao động phổ thông đặc biệt là những lao động ở nông thôn. Sản lượng xuất khẩu rau quả hàng năm càng cao thì càng tạo ra nhiều việc làm cho người lao động từ đó cải thiện căn bản đời sống của họ. Những công ty sản xuất rau quả và các nhà máy chế biến đã thu hút không ít lao động trong xã hội tạo ra nguồn lao động lành nghề, những cán bộ kỹ thuật chế biến giỏi. Hơn nữa nguồn lao động của nước ta rất dồi dào nên chi phí lao động thường rẻ hơn so với các quốc gia khác từ đó giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng rau quả trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu rau quả là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Hiện nay Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với hơn 120 quốc gia. Một số mặt hàng có chất lượng cao như: thanh long, sầu riêng, măng cụt, cam, nhãn, vải... có qui mô ngày càng lớn và được thị trường thế giới ngày một ưa chuộng. Từ khi được gia nhập WTO Việt Nam được hưởng nhiều chính sách ưa đãi của tổ chức, được giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các nước trong liên minh. Việt Nam đang dần dần coi thị trường thế giới là hướng quan trọng nhằm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần.
1.3. Tổng quan về thị trường Đài Loan
Cho đến thập niên 1960, Đảo chính của Đài Loan được gọi là Formosa (các thủy thủ người Bồ Đào Nha gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là "hòn đảo xinh đẹp"). Lãnh thổ Đài Loan nằm phía Đông Nam Trung Quốc bao gồm 86 đảo, trong đó Đài Loan là đảo lớn nhất và rất nhiều đảo nhỏ khác. Tổng diện tích lãnh thổ là 360006km2 . Chính đảo Đài Loan giống như hình lá trầu chiếm 99%. Do kiến tạo địa hình của Đài Loan bị chia thành 2 miền Tây và Đông. Sông ngòi ở Đài Loan thể hiện 2 đặc điểm khá rõ là ngắn và dốc. Đài Loan thuộc vùng lãnh thổ nắng lắm mưa nhiều, thường có bão lớn và động đất. Đài Loan cũng có 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Lượng mưa ở Đài Loan khá cao, nhiều khi còn kèm theo cả gió mạnh, bão lụt đã gây ảnh hưởng khá nhiều đến sản xuất nông nghiệp. Hơn thế Đài Loan lại là nơi thường xảy ra động đất, tuy không gây thiệt hại nghiêm trọng tới người và của nhưng nó đã gây thất thoát mùa màng. Có thể nói mặc dù thiên nhiên ít ưu đãi nhưnng bù lại Đài Loan lại nhiều khoáng sản, vị thế địa hình thổ nhưỡng và thời tiết không hoàn toàn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Nhưng Đài Loan lại đi lên bằng nông nghiệp. Sản phẩm nông lâm, ngư nghiệp của Đài Loan cũng rất phong phú và đa dạng.
1.3.1. Khái quát về thị trường sản xuất, xuất khẩu Đài Loan
1.3.1.1. Về Kinh tế
Đài Loan là nước có nền kinh tế tư bản phát triển năng động. Tốc độ tăng GDP thực tế trung bình đạt mức 8% trong suốt 3 thập kỷ qua. Tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp thấp; thặng dư thương mại tương đối ổn định, dự trữ nước ngoài cao thứ 3 thế giới. Ngành nông nghiệp đóng góp 6% cho GDP; giảm so với tỷ lệ 35% năm 1952, công nghiệp 35,8% và dịch vụ: 58,2%. Những ngành tập trung nhiều lao động truyền thống đã dần chuyển ra nước ngoài và thay thế bằng những ngành sản xuất có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao. Đài Loan vẫn là đối tác đầu tư chính của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; Thái Lan; Indonesia; Phiplippines; Malaysia; và Việt Nam.
Trải qua gần 5 thập kỷ hình thành và phát triển, Đài Loan đang chuyển mình từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc kinh tế và dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Tuy nhiên với chính sách hướng về xuất khẩu mà Đài Loan đang áp dụng hiện nay đã khiến cho nền kinh tế nước này chịu ảnh hướng khá lớn từ những biến động từ bên ngoài. Thu nhập bình quân đầu người năm 2005 của Đài Loan đạt mức 27.572 USD ngang với thu nhập trung bình của liên minh Châu Âu. Ngoại thương được coi là động lực giúp cho Đài Loan đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong suốt 40 năm qua. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này đã chuyển từ sản phẩm nông nghiệp truyền thống sang các sản phẩm công nghiệp (hiện nay chiếm 98%). Điện tử là ngành xuất khẩu chủ đạo của Đài Loan đồng thời đây là ngành hàng nhận được các khoản đầu tư lớn, chủ yếu từ Hoa Kỳ. Dệt may cũng là ngành xuất khẩu chủ đạo của nước này.
Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan năm 2005 là 189.4 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực bao gồm: sản phẩm máy tính và thiết bị điện tử, khoáng sản, dệt may, nhựa, các sản phẩm cao su và hoá chất. Các đối tác xuất khẩu chính là Trung Quốc (chiếm 21.6%), Mỹ (16.22%), Hồng Kông (15.1%), Nhật Bản (7.7%) (thống kê năm 2005). Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 181.6 tỷ USD giá f.o.b. Các mặt hàng chủ yếu mà Đài Loan phải nhập khẩu bao gồm máy móc và thiết bị điện 44.5%, khoáng sản và công cụ chính xác (thống kê năm 2002). Các mặt hàng này được nhập từ một số thị trường chính như: Nhật Bản (chiếm 25.3%), Mỹ (11.6%), Trung Quốc (11%), Nam Triều Tiên (7.3%) và Ả rập Saudi (4.1%) (thống kê năm 2005).
Mặc dù đất nông nghiệp chỉ chiếm ¼ diện tích đất của Đài Loan nhưng gần như tất cả diện tích đất này là dành để trồng trọt, một số khu đất có thể trồng từ 2 đến 3 vụ mỗi năm. Tuy vậy, tốc độ tăng sản lượng nông nghiệp của nước này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng công nghiệp. Hiện ngành nông nghiệp của Đài Loan chỉ đóng góp một tỷ lệ khá khiêm tốn 2,69% cho GDP. Các vụ mùa chính của Đài Loan gồm gạo, mía đường, hoa quả và rau. Sản lượng gạo của nước này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước và đang phải nhập khẩu một lượng lớn ngũ cốc từ Mỹ. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Đài Loan có thể kể đến như: rau đóng hộp, rau đông lạnh và các sản phẩm ngũ cốc, thuỷ sản. Các sản phẩm nông sản chính được nuôi trồng ở Đài Loan gồm: ngô, rau, hoa quả, chim, bò, sữ, cá...
- Đài Loan vẫn có quan hệ không chính thức với hơn 140 nước, có 126 văn phòng tại nước ngoài và vẫn là thành viên của 11 tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và 752 tổ chức quốc tế phi chính phủ.
- Ngày 11/11/2001 Đài Loan vẫn được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên thứ 144 của WTO. Sau khi gia nhập WTO, một trong những mục tiêu mà Đài Loan nỗ lực để đạt được là trở thành thành viên của tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế và tổ chức y tế thế giới.
- Đài Loan một mặt dựa vào thực lực kinh tế của mình, tích cực hoạt động đối ngoại theo phương châm linh hoạt mềm dẻo nhằm tranh thủ công đồng quốc tế nhìn nhận Đài Loan như là “một thực thể chính trị”, mặt khác Đài Loan tăng cường hoạt động tại các tổ chức kinh tế quốc tế (như APEC, OECD, WTO…) nhằm khẳng định thực lực kinh tế, nâng cao vai trò và vị trí của Đài Loan trên trường quốc tế.
- Các nước phương Tây, nhất là Mỹ, Nhật, Tây Âu tuy không còn quan hệ chính thức về mặt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn duy trì và đẩy mạnh quan hệ không chính thức với Đài Loan về mặt kinh tế, văn hoá và quân sự dưới nhiều hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Mỹ, Nhật vẫn là thị trường quan trọng đối với Đài Loan. Kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Mỹ năm 1993 đạt trên 40 tỷ USD, chiếm 25% tổng kim ngạch mậu dịch của Đài Loan, trong đó Đài Loan xuất siêu 9 tỷ (so với 12 tỷ năm 1992). Kim ngạch mậu dịch Đài Loan - Nhật năm 1993 là 36 tỷ USD (Đài Loan nhập siêu 14 tỷ). Kim ngạch mậu dịch giữa Đài Loan và Tây Âu năm 1993 là 26,4 tỷ, chiếm 26,4% tổng kim ngạch mậu dịch của Đài Loan. Trong quan hệ với các nước phương tây, Đài Loan đã tranh thủ được vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật và công nghệ cao của Mỹ, Nhật, Tây Âu.
Hoạt động sản xuất tại Đài Loan:
* Về rau: Hầu hết rau sản xuất ở Đài Loan chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2002, có khoảng 179.500 hecta đất canh tác được sử dụng trong việc trồng rau chủ yếu tập trung tại các tỉnh Vân Lâm, Trương Hoa, Đài Nam và Chiayi. Sản lượng rau đạt khoảng 3.462.000 tấn với năng suất trung bình khoảng 19.300 kg/ha. Một số loại rau được trồng chủ yếu ở Đài Loan bao gồm: măng tre, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, dưa đỏ, đậu tương. Hiện ở Đài Loan có khoảng 100 loại rau khác nhau. Các loại hành, bắp cải tàu, mù tạt và tỏi phù hợp với vùng khí hậu mát mẻ ở miền bắc Đài Loan, còn ở miền nam chủ yếu trồng các loại như cà chua, súp lơ, măng tre và các loại đậu. Các loại rau tươi được nhập khẩu nhiều nhất là súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải và bắp cải tàu. Đài Loan chủ yếu nhập các loại rau từ Hoa kỳ, Trung Quốc và Việt Nam.
Thị trường nhập khẩu rau quả của Đài Loan gồm: Mỹ, Nhật Bản, các nước Tây Âu… Các loại rau chính Đài Loan xuất sang Nhật bao gồm: Hành, tỏi tây, súp lơ, cải bắp, cà rốt. Ngoài ra, Đài Loan còn tiến hành xuất khẩu các chế phẩm từ rau quả sang thị trường các nước, tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2005 của Đài Loan đã giảm 11,723% so với năm 2004 và đạt 2.975.950 USD.
Hiện nay, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp ở Đài Loan lớn hơn nhiều so với diện tích đất canh tác (có 936.000 nông dân nhưng chỉ có 871.000 hecta đất canh tác). Những tập quán cây trồng chủ yếu ở đây là: mía đường, gạo và giống cây ăn quả có múi. Đài Loan cũng là nước sản xuất được dứa và chuối. Ở Đài Loan, diện tích đất canh tác bao gồm đất trồng trọt và đất chuyên canh đạt 870000 hecta.
* Về quả : Đài Loan hiện đang trồng hơn 30 loại cây ăn quả khác nhau. Trong đó các giống cây như táo, lê, đào chủ yếu trồng ở các vùng cao còn cam, quýt, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đu đủ, hồng, sơn trà, ổi lại được trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng và các vùng đất không bằng phẳng hoặc có địa hình dốc. Năm 2002, sản lượng quả của Đài Loan đạt 2,69 triệu tấn với tổng diện tích đất canh tác là 221.775 ha. Ngành sản xuất rau quả Đài Loan phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ các loại rau quả nhập khẩu kể từ khi thuế nhập khẩu đối với các loại rau quả được giảm hoặc miễn hoàn toàn. Để cạnh tranh được, nông dân Đài Loan đã áp dụng các công nghệ tiên tiến trong chăm sóc cây trồng nhằm hiện đại hoá các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Ngành sản xuất trái cây của Đài Loan đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển và mang lại lợi nhuận cao. Các vườn cây ăn quả cũng được đa dạng hoá thành các khu du lịch sinh thái nhà vườn.
Chuối là sản phẩm nông nghiệp quan trọng của nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Đài Loan, việc trồng chuối cho mục đích thương mại thường phân tán ở các hộ nông dân hoặc trên các trang trại nhỏ. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thị trường chính nhập khẩu chuối của Đài Loan là Nhật Bản. Mùa thu hoạch chuối ở đây thường vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 5.
Một giống cây trồng khác cũng mang lại năng suất cao ở Đài Loan đó là cam quýt. Trồng cam quýt ở nước này bắt đầu từ đầu thế kỷ 17. Một số giống cây có múi như c._.am Ponkan, Tankan, Liucheng, bưởi Wentan, Hailikan là do người nhập cư từ Đại Lục Trung Quốc mang vào Đài Loan. Suốt thời gian Nhật chiếm đóng, khoảng 6.000 ha diện tích đất nông nghiệp ở Đài Loan được dành để trồng cam quýt, với sản lượng hàng năm đạt gần 40.000 tấn. Khoảng ¼ sản lượng cam quýt thu hoạch được dành để xuất khẩu. Thị trường nhập khẩu chính các loại hoa quả này của Đài Loan là Trung Quốc Đại Lục, Nhật và Hàn Quốc. Trong thế chiến thứ 2, xuất khẩu cam quýt của Đài Loan bị ngưng lại và nhiều vườn cam được chuyển sang trồng các vụ mùa khác. Năm 1945, khi Đài Loan nằm dưới quyền quản lý của Trung Quốc, diện tích trồng cam quýt là 4000 ha, sản lượng hàng năm đạt trên 20.000 tấn. Trong giai đoạn từ năm 1945 tới 1990, diện tích trồng cam tăng chậm. Nguyên nhân là do chi phí các nguyên liệu đầu vào để sản xuất cam quýt tăng cao, nguy cơ phá hoại của nhiều loại sâu bệnh và thiên tai, sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước sản xuất cam quýt lớn trong khu vực và trên thế giới, tất cả những yếu tố đó đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng cam quýt. Sau năm 1990, diện tích trồng tiếp tục giảm, vào năm 1995 ở Đài Loan có khoảng 10.500 ha cam Ponkan, 8.000 ha cam Liucheng, 6,700 ha bưởi Wentan và 5,900 ha Tankan, tổng sản lượng đạt khoảng 472.409 tấn.
Diện tích đất canh tác và sản lượng các loại quả của Đài Loan
Loại
Diện tích đất canh tác (ha)
Sản lượng (tấn)
Ponkan
10.409
139.868
Liucheng cam
8.025
117.198
Wentan pummelo
6.715
73.734
Tankan
5.819
62.156
Chanh
1.023
12.081
Bưởi chùm
1000
15.361
Các loại quả khác
4.639
56.411
Tổng
37.690
472.409
(Theo hồ sơ thị trường Đài Loan)
Ghi chú:
Ponkan: là một loại quýt da mỏng, gần như không có hạt, khi chín có màu vàng xanh.
Tankan: là một giống lai từ quýt và cam, nhỏ hơn trái Ponkan và mùa thu hoạch vào khoảng tháng 2.
Liucheng cam: là một loại cam có vị ngọt, mọng nước, rất khó bóc vỏ do vậy người ta thường cắt thành từng lát mỏng để ăn.
Wentan:là một loại bưởi có eo, khi chín có màu vàng xanh hơi ngả sang xám.
1.3.1.2. Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Đài Loan
- Kể từ khi Việt nam tiến hành cải cách và mở cửa, Thương gia Đài Loan đến Việt nam đầu tư nhiều như quy hoạch xây dựng khu đô thị Nam Sài gòn, Khu chế xuất Tân Thuận, nhà máy điện Hiệp Phước, Nhà máy của Vedan, xe máy Chinfon, Xi măng Chinfon, thức ăn gia súc, liên doanh Việt Nam Đài đường. Các tập đoàn công ty xí nghiệp lớn của Đài Loan đã đầu tư vào Việt Nam như: Formosa, Mậu Khai TW, Thép Đài Loan, Tập đoàn Trường Vinh, Chinfon, Vedan, Đài Đường, Công ty dầu khí Đài Loan, Tập đoàn thức ăn chăn nuôi Thống nhất và đến ngàn xí nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực sản xuất giầy, may mặc, thực phẩm chế biến đã đầu tư vào Việt Nam. Nhiều Ngân hàng lớn của Đài Loan đã được phép mở chi nhánh tại Việt Nam như Ngân hàng Đệ Nhất, China Trust, ChinFon nhằm phục vụ thương nhân Đài Loan đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Formosa là một tập đoàn hoá dầu hàng đầu của Đài Loan đã thuê 300 ha đất đầu tư vào Nhơn Trạch Đồng Nai, vốn đầu tư giai đoạn đầu 260 triệu USD, nay đã tăng lên 480 triệu USD nếu lấp đầy khu công nghiệp vốn đầu tư lên 2,6 tỷ USD và chắc chắn sẽ kéo theo nhiều doanh nghiệp Đài Loan sử dụng nguyên liệu của tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam.
* Kim ngạch mậu dịch hai bên:
Năm 2002 kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt Nam Đài Loan đạt 3,49 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2001, Việt Nam nhập siêu 1,7248 tỷ USD. Đài Loan là đối tác thương mại thứ 4 của Việt Nam xếp sau Nhật, Xingapo và Trung Quốc. Năm 2003 kim ngạch mậu dịch hai chiều Việt nam Đài Loan đạt 3,665 tỷ USD. Việt Nam xuất: 749 triệu USD và nhập: 2,916 tỷ USD Việt Nam nhập siêu: 2,167tỷ USD. Hai tháng đầu năm 2004, kim ngach xuất nhập khẩu đạt gần 500 triệu USD. Việt Nam nhập siêu gần 300 triệu USD. Tăng trưởng xuất nhập khẩu hai chiều tăng bình quân 10- 15%/năm.
Hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng nguyên liệu sơ chế, gồm hàng nông sản, lâm sản, khoáng sản, thuỷ hải sản, hàng công nghiệp. Hàng nhập khẩu từ Đài Loan chủ yếu là vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị.
Việt Nam nhập siêu từ Đài Loan ngày càng lớn, nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư Đài Loan đưa máy móc và nguyên liệu vào Việt nam để sản xuất, Đài Loan dùng hạn ngạch để quản lý một số mặt hàng như nông sản và thực phẩm chế biến của Việt nam không cho vào thị trường Đài Loan như gạo, rượu, dừa…
* Đầu tư trực tiếp:
Tính từ năm 1988 đến tháng 5/2004, Thương gia Đài Loan đầu tư vào Việt Nam 1137 dự án (đứng đầu về số dự án), tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6,396 tỷ USD (đứng thứ hai về vốn sau Xingapore). Nếu tính đầu tư của Đài Loan thông qua nước thứ ba thì đầu tư của Đài Loan vào Việt nam đứng thứ nhất. Có thể nói Đài Loan đã đầu tư vào hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt nam. Lĩnh vực công nghiệp nhẹ 365 dự án, tổng vốn: 2,262 tỷ USD = 36 %. Công nghiệp nặng: 346 dự án, tổng vốn 1,306 tỷ USD = 21%, Văn phòng cho thuê: 10 dự án = 769 triệu USD, Xây dựng 57 dự án, tổng vốn: 618 triệu USD. Đáng chú ý là Đài Loan đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp 222 dự án với tổng vốn 613 triệu USD.
Các dự án đầu tư của Đài Loan phân bố tại 43 tỉnh thành phố trong cả nước và đầu tư tập trung vào các tỉnh phía nam như Hồ Chí Minh: 304 dự án, vốn đầu tư: 1,6 tỷ USD. Đồng Nai: 213 dự án, vốn đầu tư: 2,032 tỷ USD. Bình Dương: 329 dự án vốn đầu tư 1,111 tỷ USD, Long An: 44 Dự án vốn đầu tư: 313 triệu USD. Đầu tư của Đài Loan tại Việt Nam sử dụng khoảng 100.000 lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp. Nhìn chung các dự án đầu tư của Đài Loan hoạt động tương đối tốt. Quy mô vốn đầu tư trung bình gần 6 triệu USD/một dự án, đầu tư vào một số địa phương có cơ sở hạ tầng khá hơn. Tỷ lệ giải ngân cao so với tỷ lệ giải ngân trung bình.
1.3.2. Các qui định về nhập khẩu của Đài Loan
Hàng hoá nhập khẩu vào Đài Loan tuân theo Luật Ngoại thương: Hệ thống thuế nhập khẩu của Đài Loan dựa trên hệ HS, bao gồm 10.228 mặt hàng, trong đó 9.958 mặt hàng được phép nhập khẩu (hơn 97%). Trong đó có 9.679 mặt hàng (khoảng 94%) có thể nhập khẩu không cần giấy phép. Đơn xin cấp phép của 549 mặt hàng là do Bộ Ngoại thương (BOFT) cấp. 143 mặt hàng còn lại phải có thêm một số thủ tục khác như của ngân hàng trước khi được BOFT chấp thuận.
Chính sách nông nghiệp của Đài Loan dựa vào 2 nguyên tắc cơ bản, phân bổ công bằng của cải và sử dụng tối ưu đất đai. Bốn mục tiêu của các chính sách là: (1) bảo đảm an ninh lương thực bằng việc sử dụng đất đai tối ưu; (2) cải thiện điều kiện sống và phúc lợi nông thôn; (3) tăng thu nhập cho nông dân và giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị; (4) đẩy mạnh việc bảo tồn tự nhiên và duy trì đất chăn nuôi trồng trọt. Xét riêng cho mặt hàng rau hoa quả, hiện nay một số chính sách liên quan đến mặt hàng này được đề cập cụ thể dưới đây:
a, Chính sách thuế và phi thuế.
Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đã thực hiện mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết WTO. Do việc cấm nhập khẩu không phù hợp với các nguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử nên 18 loại sản phẩm nông nghiệp bị cấm trước đây sẽ được nhập khẩu mà không có các hạn chế phi thuế, trong đó có các sản phẩm rau quả như: quả mâm xôi, vải, cam, chanh và các loại cam chanh, bưởi, nho, đào, mận, táo, các loại quýt tươi, khoai tây, đu đủ. Mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này dao động từ 20 đến 40%.
Các loại rau quả như lê, tỏi củ, hạt trầu không, đậu adzuki, nấm khô, bưởi, nho khô và quả nho, dừa non, chuối, dứa, xoài, hồng, hoa ly khô được nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ chiếm từ 4 đến 8% lượng tiêu thụ trong nước hoặc cao hơn và mức thuế sẽ bằng 50% mức hiện tại. Ngoài ra khối lượng hàng nhập khẩu sẽ không bị hạn chế đối với số hàng nhập vượt quá hạn ngạch tuy nhiên sẽ phải chịu mức thuế cao hơn so với các loại hiện có trong hạn ngạch tùy theo sự chênh lệch về giá sàn giữa thị trường trong nước và nước ngoài và tuỳ vào kết quả đàm phán song phương với các quốc gia liên quan.
Về chính sách phi thuế, Đài Loan áp dụng chủ yếu là hạn ngạch và các loại giấy phép. Đài Loan thực hiện chính sách phân biệt trong nhập khẩu, chỉ nhập khẩu từ một số nước nhất định. Ví dụ như táo và cam chỉ nhập từ Hoa Kỳ và New Zealand, dừa nhập từ Malaysia và Philippines. Việt Nam chưa được ưu tiên trong việc chỉ định thị trường nhập khẩu nên nhiều mặt hàng Việt Nam không xuất khẩu được sang Đài Loan. Điểm khó trong chính sách phi thuế của Đài Loan là các biện pháp hạn chế chỉ được quy định một cách chung chung mà không chi tiết hoá cho từng mặt hàng cụ thể như nhiều nước khác dẫn đến sự không minh bạch khi áp dụng.
Từ 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã ra thông báo giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm rau quả như súp lơ, cải bắp, cải trắng, su hào, cải xanh... từ 20% xuống còn 10%. Những nước được hưởng mức thuế này bao gồm các nước thành viên WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam.
b, An toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tễ:
Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm dịch Đài Loan bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn mới quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm trong các sản phẩm rau quả từ tháng 6/1999.Ngoài một số loại thuốc trừ sâu được cho phép với mức dư lượng quy định, các loại thuốc trừ sâu khác không được phép tồn tại trong rau quả nhập khẩu. Các loại rau quả xuất khẩu không đáp ứng được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép đưa vào Đài Loan.
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
2.1. Lợi thế của Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu rau quả
2.1.1. Lợi thế về khí hậu
Đặc trưng của khí hậu nước ta là khí hậu gió mùa, nhiều nắng, nhiều mưa, độ ẩm trung bình tương đối cao. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ở Miền Nam có 2 mùa (mùa mưa ở giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 và mùa khô từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 3) và khí hậu gió mùa ở Miền Bắc với 4 mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84%/năm. Hàng năm lượng mưa từ 1200 đến 3000mm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Chính vì Việt Nam nằm trong vành đai khí hâụ nhiệt đới gió mùa ẩm nên khí hậu là một điều kiện hết sức thuận lợi để trồng nhiều loại cây rau, cây ăn quả có giá trị cao. Khí hậu ở mỗi vùng, mỗi miền là khác nhau đã hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Khí hậu ba miền phân biệt rõ ràng: mùa đông lạnh ở Miền Bắc có khả năng cung cấp các loại rau quả ôn đới cho thị trường nhiệt đới như Singapore, Malaysia, Philippine... Khí hậu kiểu Tây Nam Á ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long thì lại tập trung các loại quả có nguồn gốc nhiệt đới. So với các quốc gia như Mỹ, Nga , EU, Nhật Bản ... thì Việt Nam có lợi thế hơn nhiều. Với điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi Việt Nam có thể sản xuất và cung cấp rau quả tươi xanh quanh năm, tận dụng mùa vụ mà nguồn cung cấp nội địa của các nước do hạn chế về thời tiết để xuất khẩu sang thì chắc chắn sẽ thành công.
2.1.2. Lợi thế về nguồn nước
Việt Nam nằm ở trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nhiệt lượng trung bình cao, độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi đáng kể cho ta phát triển nền nông nghiệp đa canh quanh năm với nhiều loại nông sản phong phú: từ cây lương thực đến cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu… lượng mưa trung bình hàng năm trên phần lớn bề mặt lãnh thổ cả nước từ 1,5m đến 3,0m nước tạo nên nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào với hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc đủ cung cấp nước cho công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt dân cư, tạo nên màu xanh quanh năm bao trùm lên cả nước. Với độ ẩm trung bình khá cao tơi 85%. Mưa nhiệt đới không chỉ có tác dụng điều hòa khí hậu mà còn cung cấp cho đất lượng nước và lượng đạm vô cơ rất lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng, điều kiện tốt để tiến hành xen canh, gối vụ, tăng nhanh vòng quay ruộng đất và thâm canh năng suất.
Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt: vừa hữu hạn (nước ngầm) vừa vô hạn (nước trên mặt đất). Trong thiên nhiên nước luôn hoạt động và vì vậy sự phân bố nước để có những dao động rõ rệt theo lãnh thổ mùa và qua các năm. Toàn bộ các nguồn nước ngọt lưu chuyển trên lãnh thổ nước ta rất to lớn. Nguồn nước ngọt dồi dào đủ đảm bảo cho việc phát triển ngành trồng trọt đặc biệt là các loại rau quả. Sông ngòi nước ta vừa nhiều vừa kết hợp với nhau tạo thành những mạng lưới thủy văn dày đặc. Với nhiều sông đào và kênh mương. Do đó việc cung cấp nước cho nông nghiệp là khá dễ dàng. Việc sản xuất rau quả cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc (2.360 con sông dài trên 10km), chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung. Hai sông lớn nhất là sông Hồng và sông Mê Công tạo nên 2 vùng đồng bằng rộng lớn và phì nhiêu. Hệ thống các sông suối hàng năm được bổ sung tới 310 tỷ mét khối nước. Chế độ nước của sông ngòi chia thành mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 - 80% lượng nước cả năm và thường gây ra lũ lụt. Tuy nhiên chúng ta đã phần nào ngăn chặn tác hại của thiên nhiên, ngành rau quả nước ta đạt được nhiều thành công hơn so với các quốc gia khác.
2.1.3 Lợi thế về đất đai
Toàn bộ quĩ đất đai của Việt Nam là 33,1 triệu ha. Trong đó đất có khả năng nông nghiệp là 10,5 triệu ha chiếm gần 1/3, đất nông nghiệp Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn trên diện tích cả nước. Có nhiều loại thổ nhưỡng có giá trị kinh tế cao thích hợp cho việc phát triển các loại cây ăn quả. Đồng bằng châu thổ có đất phù sa chiếm trên 6 triệu ha (trong đó nam bộ chiếm ½) là cơ sở cho các vùng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày trù phú. Hiện nay trên lãnh thổ nước ta có 27 loại cây ăn quả được trồng trên diện tích lớn. trong đó chuối, dứa, cam, xoài, đã chiếm 57% tổng diện tích trái cây cả nước với chất lượng và khối lượng lớn. Theo quy hoạch từ nay đến năm 2010 diện tích có khả năng trồng rau quả nước ta là 1,55 triệu ha. Trong tất cả các tài nguyên thì đất chiếm vị trí quan trọng nhất. Ngành nông nghiệp của nước ta sở dĩ phát triển hơn các nước khác vì diện tích đất trong nông nghiệp màu mỡ và đa dạng. Mỗi loại đất khác nhau cho các giống cây trồng phát triển khác nhau. Nhiều vùng chuyên sản xuất cây ăn quả với khối lượng lớn, hương vị thơm ngon mà chỉ có vùng đất đó mới có như bưởi ở Đoan Hùng, mơ, mận ở Tây Bắc, xoài cát Hòa Lộc, nhãn ở Hưng Yên, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang…
Xét về vị thế tự nhiên Việt Nam là một quốc gia có những cơ sở thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhằm vào mục tiêu xuất khẩu. Đó là lợi thế so sánh với nhiều quốc gia khác.
2.1.4. Những lợi thế khác
- Lợi thế về vị trí địa lý:
Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia ở Tây. Phía Đông giáp với biển Đông, Việt Nam có ba mặt Đông, Nam, và Tây Nam trông ra biển với bờ biển dài 3260km từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Tây Nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Từ xưa Việt Nam đã được coi là trung tâm giao thông của Đông Nam Á, là cửa ngõ rất thuận tiện để buôn bán giao lưu với bên ngoài. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để hàng hoá của Việt Nam kể cả rau quả tươi tới được các thị trường lớn bằng những phương thức vận tải phong phú như: đường sông, đường biển. Chi phí vừa rẻ lại vừa nhanh mà không bị tình trạng ách tắc giao thông như sử dụng đường bộ.
- Lợi thế về giống cây trồng:
Nước ta có thể trồng nhiều loại rau quả quanh năm. Mùa nào thức nấy. Riêng với cây ăn quả ta đã trồng được trên 130 loại cây: nhóm có nguồn gốc nhiệt đới (chuối, dứa, xoài, đu đủ...), nhóm có nguồn gốc ôn đới (lê, đào, mơ, mận....), nhóm có nguồn gốc á nhiệt đới (nhãn, vải, cam, hồng...) với chất lượng và hương vị thơm ngon. Còn nghề trồng rau nước ta đã có từ lâu đời, nhân dân đã có kinh nghiệm canh tác rau kể cả rau trái vụ. Bên cạnh những giống rau quả hiện có để đa dạng hơn nữa các mặt hàng xuất khẩu nhà nước khuyến khích người dân gieo trồng giống rau và các loại cây ăn quả mới có năng suất cao và chất lượng tốt.
- Lợi thế về nguồn lực:
Với số dân hơn 81 triệu người, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 80% dân số lao động. Nước ta là nước có dân số trẻ với khoảng 50% dân số đang ở độ tuổi lao động có sức khẻo tốt. Giá nhân công ở Việt Nam thuộc loại rẻ nhất trên thế giới. Sản xuất xuất khẩu rau quả có lợi thế hơn vì đã giảm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trình độ người nông dân đã được nâng cao một cách rõ rệt. Người nông dân đang từng bước áp dụng tiến bộ của khoa học công nghệ kỹ thuật. Các phương thức canh tác mới nhờ đó mà năng suất cao hơn. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học công nghệ về chế biến rau quả và lai tạo giống cây trồng ngày càng nhiều và trình độ ngày càng chuyên nghiệp. Họ vừa tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo vừa trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật mới.
2.2. Tình hình sản xuất rau quả của Việt Nam
Phát huy lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng ở một nước nhiệt đới, các tỉnh tại Việt Nam đã hình thành các vùng nguyên liệu trái cây khá tập trung phục vụ cho chế biến công nghiệp và tiêu dùng. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất, chiếm khoảng 36,5% diện tích cả nước. Tổng lượng giống cây ăn trái các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long sản xuất bình quân trong vài năm gần đây vsào khoảng 26 đến 27 triệu cây/năm. Số lượng giống cây ăn trái này được lưu thông khắp cả nước kể cả sang một số nước láng giềng.
Diện tích cây ăn quả cả nước trong thời gian qua tăng khá nhanh, năm 2005 đạt 766,9 ngàn ha (so với năm 1999 tăng thêm ngàn ha, tốc độ tăng bình quân là 8,5%/năm), cho sản lượng 6,5 triệu tấn (trong đó chuối có sản lượng lớn nhất với khoảng 1,4 triệu tấn, tiếp đến cây có múi: 800 ngàn tấn, nhãn: 590 ngàn tấn). Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cây ăn quả lớn nhất (262,1 ngàn ha), sản lượng đạt 2,93 triệu tấn (chiếm 35,1% về diện tích và 46,1% về sản lượng).
Do đa dạng về sinh thái nên chủng loại cây ăn quả của nước ta rất đa dạng, có tới trên 30 loại cây ăn quả khác nhau, thuộc 3 nhóm là: cây ăn quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài…), á nhiệt đới (cam, quýt, vải, nhãn…) và ôn đới (mận, lê…). Một trong các nhóm cây ăn quả lớn nhất và phát triển mạnh nhất là nhãn, vải và chôm chôm. Diện tích của các loại cây này chiếm 26% tổng diện tích cây ăn quả. Tiếp theo đó là chuối, chiếm khoảng 19%. Trên địa bàn cả nước, bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả khá tập trung, cho sản lượng hàng hoá lớn. Một số vùng cây ăn quả tập trung điển hình như sau:
+ Vải thiều: vùng vải tập trung lớn nhất cả nước là Bắc Giang (chủ yếu ở 3 huyện Lục Ngạn Lục Nam và Lạng Giang), có diện tích 35,1 ngàn ha, sản lượng đạt 120,1 ngàn tấn. Tiếp theo là Hải Dương (tập trung ở hai huyện Thanh Hà và Chí Linh) với diện tích 14 ngàn ha, sản lượng 36,4 ngàn tấn.
+ Cam sành: được trồng tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với diện tích 28,7 ngàn ha, cho sản lượng trên 200 ngàn tấn. Địa phương có sản lượng lớn nhất là tỉnh Vĩnh Long: năm 2005 cho sản lượng trên 47 ngàn tấn. Tiếp theo là các tỉnh Bến Tre (45 ngàn tấn) và Tiền Giang (42 ngàn tấn). Trên vùng Trung du miền núi phía Bắc, cây cam sành cùng được trồng khá tập trung ở tỉnh Hà Giang, tuy nhiên, sản lượng mới đạt gần 20 ngàn tấn.
+ Chôm chôm: cây chôm chôm được trồng nhiều ở miền Đông nam bộ, với diện tích 14,2 ngàn ha, sản lượng xấp xỉ 100 ngàn tấn (chiếm 40% diện tích và 61,54% sản lượng chôm chôm cả nước). Địa phương có diện tích chôm chôm tập trung lớn nhất là Đồng Nai (11,4 ngàn ha), tiếp theo đó là Bến Tre (4,2 ngàn ha).
+ Thanh long: được trồng tập trung chủ yếu ở Bình Thuận (diện tích khoảng 5 ngàn ha, sản lượng gần 90 ngàn tấn, chiếm 70 % diện tích và 78,6% về sản lượng thanh long cả nước). Tiếp theo là Tiền Giang, có 2 ngàn ha. Thanh long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất so với các loại quả khác.
+ Bưởi: Việt Nam có nhiều giống bưởi ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao như bưởi Năm roi, Da xanh, Phúc Trạch, Thanh Trà, Diễn, Đoan Hùng… Tuy nhiên, chỉ có bưởi Năm Roi là có sản lượng mang ý nghĩa hàng hoá lớn. Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh Vĩnh Long (diện tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm 48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi cả nước); trong đó tập trung ở huyện Bình Minh: 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30 ngàn tấn, tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha).
+ Xoài: cũng là loại cây trồng có tỷ trọng diện tích lớn của Việt Nam. Hiện có nhiều giống xoài đang được trồng ở nước ta, giống có chất lượng cao và được trồng tập trung là giống xoài cát Hoà Lộc. Xoài cát Hoà Lộc được phân bố chính dọc theo sông Tiền (cách cầu Mỹ Thuận khoảng 20-25 km) với diện tích 4,4 ngàn ha đạt sản lượng 22,6 ngàn tấn. Diện tích xoài Hoà Lộc tập trung chủ yếu ở tỉnh Tiền Giang (diện tích 1,6 ngàn ha, sản lượng 10,1 ngàn tấn), tiếp theo là tỉnh Đồng Tháp (873 ha, sản lượng 4,3 ngàn tấn).
+ Măng cụt: là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và bổ. Măng cụt phân bố ở 2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, trong đó trồng chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với tổng diện tích khoảng 4,9 ngàn ha, cho sản lượng khoảng 4,5 ngàn tấn. Tỉnh Bến Tre là nơi có diện tích tập trung lớn nhất: 4,2 ngàn ha (chiếm 76,8% diện tích cả nước). Tuy măng cụt là sản phẩm rất được giá trên thị trường nhưng việc mở rộng diện tích loại cây này hiện nay đang gặp nhiều trở ngại do thời gian kiến thiết cơ bản dài (5-6 năm), là cây thân gỗ lớn, chiếm nhiều diện tích đất và chỉ thích hợp với đất mầu ở các cù lao.
+ Dứa: đây là một trong 3 loại cây ăn quả chủ đạo được khuyến khích đầu tư phát triển trong thời gian vừa qua nhằm phục vụ xuất khẩu. Các giống được sử dụng chính bao gồm giống Queen và Cayene; trong đó giống Cayene là loại có năng suất cao, thích hợp để chế biến (nước quả cô đặc, nước dứa tự nhiên…). Các địa phương có diện tích dứa tập trung lớn là Tiền Giang (3,7 ngàn ha), Kiên Giang (3,3 ngàn ha); Nghệ An (3,1 ngàn ha), Ninh Bình (3,0 ngàn ha) và Quảng Nam (2,7 ngàn ha).
Ngoài ra, còn có một số loại cây ăn quả khác cũng có khả năng xuất khẩu tươi là: Sầu riêng cơm vàng hạt lép, Vú sữa Lò rèn, Nhãn xuồng cơm vàng... Tuy nhiên, những loại này có diện tích và sản lượng còn rất khiêm tốn (ví dụ diện tích của Nhãn xuồng cơm vàng mới chỉ có 200 ha, tập trung ở Bà Rịa-Vũng Tàu), không đủ tiêu thụ trong nước và giá bán trong nước thậm chí còn cao hơn giá xuất khẩu.
Về chủng loại các trái cây có lợi thế cạnh tranh, Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định 11 loại trái cây có lợi thế cạnh tranh, bao gồm: Thanh long, vú sữa, Măng cụt, cây có múi (Bưởi, Cam sành), xoài, sầu riêng, dứa, vải, nhãn, dừa và đu đủ.
Theo đề án qui hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 mới nhất của Thủ tướng Chính phủ thì trong đó, đối với cây ăn quả Chính phủ định hướng: Trong những năm tới mở rộng diện tích 11 loại cây ăn quả có lợi thế; riêng đối với nhãn, vải chỉ trồng mới bằng các giống rải vụ, chất lượng cao và cải tạo vườn tạp. Diện tích cây ăn quả đến năm 2010 đạt 1 triệu ha, tầm nhìn năm 2020 khoảng 1,3 triệu ha. Bố trí chủ yếu ở Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông nam bộ, Đồng bằng Sông Hồng và một số vùng khác có đủ điều kiện. Rà soát chương trình phát triển rau quả đến 2010 và qui hoạch 11 loại cây ăn quả chủ lực xuất khẩu (bao gồm: cam sành, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, xoài cát Hoà Lộc, sầu riêng, măng cụt, thanh long, vú sữa lò rèn, vải, nhãn xuồng cơm vàng và dứa.
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm vừa qua
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta đã trải qua các thời kỳ: thời kỳ trước 1990 đến 1994: kim ngạch xuất khẩu liên tục bị sụt giảm từ 52,3 triệu Rúp-USD năm 1990 xuống còn 33,2 triệu năm 1991; 32,3 triệu năm 1992; 23,6 triệu năm 1993 và 20,8 triệu năm 1994. Có 3 nguyên nhân chủ yếu làm cho kim ngạch xuất khẩu rau quả bị sụt giảm. Một là: thị trường xuất khẩu chủ yếu của rau quả Việt Nam là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu nay bị hụt hẫng sau khi nước này thay đổi chế độ. Hai là: Việt Nam còn đang bị bao vây, cấm vận nên xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu rau quả nói riêng sang các thị trường mới còn rất hạn chế. Ba là: Việt Nam còn đang tập trung vào việc giải quyết an ninh lương thực ở trong nước và xuất khẩu gạo, bước đầu phát triển nông nghiệp toàn diện để khắc phục thiếu hụt các nông sản ngoài lương thực, chưa có điều kiện đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu rau quả. Thời kỳ 1995-1998, xuất khẩu rau quả đã tăng khá, đạt đỉnh cao nhất so với trước đó vào năm 1996. Tuy nhiên, lại bị sụt giảm vào hai năm 1997-1998. Thời kỳ 1998- 2001: kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng nhanh và tăng liên tục đạt đỉnh cao nhất vào năm 2001. Nguyên nhân chính do thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc đã gia tăng mạnh, một số thị trường khác cũng tăng lên. Thời kỳ 2001- 2003: kim ngach xuất khẩu rau bị sụt giảm mạnh, chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc bị sụt giảm. Từ năm 2004 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả đã có dấu hiệu phục hồi, tháng 11 năm 2005 đã đạt 210 triệu USD, tăng 31,9% so với cùng kỳ, cao gần gấp rưõi tốc độ chung, ước cả năm đạt 230 triệu USD.
Theo dự đoán của tổ chức lương thực thế giới ( FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6% / năm, trong khi cung vẫn chưa đủ cầu và chỉ tăng 2,8% / năm. Điều đó chứng tỏ thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam đã giảm mạnh. Nếu năm 2001 có 42 nước và vùng lãnh thổ, thì năm 2004 chỉ còn 39 nước và năm 2005 chỉ còn 36 nước. Như vậy, với những thay đổi về chất xuất khẩu rau quả của Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam qua các năm
Năm
kim ngạch xuất khẩu(triệu USD)
2000
213,1
2001
344,3
2002
221,2
2003
151,5
2004
178,8
2005
243
2006
259
2007
300
2008 (dự kiến)
350
(theo thông tin thương mại)
Năm 2006, rau quả của nước ta xuất khẩu đạt 259 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2005 và tăng gần 45% so với năm 2004. Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Nga và Mỹ là năm thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta. Trong số đó, tốc độ tăng trưởng thị trường Nga tăng 23,8% và Mỹ có tốc độ tăng trưởng tăng 39,8% so với năm 2005. Theo số liệu Hải quan, trong tháng 12/2006, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 20,95 triệu USD, giảm hơn 9% so với tháng 11/2006 và giảm trên 3% so với năm 2005. Như vậy, trong năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta đạt 259,08 triệu USD, tăng 10,02% so với năm 2005 và tăng 44,86% so với năm 2004. Trong 2 tháng đầu năm 2007, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang các thị trường châu Á đang tăng rất mạnh, và nguồn cung trong nước cũng dồi dào hơn.
Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả qua các tháng của 2005 so với 2006 (1.000 $)
(theo hồ sơ thị trường Đài Loan)
Trong tháng 12/2006, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 2,36 triệu USD, tăng trên 7% so với tháng 11/2006 nhưng vẫn giảm tới trên 40% so với cùng kỳ năm 2005. Xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang nhiều thị trường như: Nga, Singgapore, Đức, Pháp, Malaixia, Anh… tăng rất mạnh đặc biệt xuất sang thị trường Thái Lan tăng tới gần 180%. Bên cạnh đó thì xuất khẩu sang: Đức, Pháp, Australia, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hà Lan giảm đi so với tháng 11/2006.
Trong những năm gần đây, Đài Loan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn của Việt Nam. Đây là một thị trường nhiều tiềm năng với thị hiếu tương đối đa dạng và không đòi hỏi quá cao về chất lượng. Việt Nam đứng vị trí thứ 5 trong số các nước và khu vực xuất khẩu rau vào Đài Loan (sau Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản), mỗi năm đạt khoảng trên 10 triệu USD rau và đứng thứ 8 về xuất khẩu quả vào Đài Loan (sau Mỹ, Chi Lê, Nhật Bản, New Zealand, Thái lan, Trung Quốc, Hàn Quốc), đạt trên 13 triệu USD. Hàng rau, quả Việt Nam xuất vào Đài Loan có tăng song còn manh mún. Đặc biệt, có những lô hàng chất lượng kém như: khoai sọ còn dính đất.., gây lo ngại cho nhà nhập khẩu. Nhìn chung, lượng hàng Việt Nam xuất vào thị trường này vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường nước bạn và năng lực của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan trong 04 tháng đầu năm 2007 kim ngạch xuất khẩu rau quả theo đường chính kim ngạch nước ta đạt trên 88 triệu USD. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng dần vào những tháng 5 và 6. Hoạt động xuất khẩu hàng rau quả của nước ta trong 04 tháng đầu năm 2007 đã được tiến hành sang khoảng 70 thị trường khác nhau. Trong đó các thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn và ổn định là: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Nga với tỷ lệ lần lượt chiếm 20%; 9,6%; 8,8% và 8,4% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta. Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nước ta trong 04 tháng đầu năm 2007. Đây là một thị trường không khó tính và các hoạt động xuất khẩu lại thuận lợi hơn nhiều so với các thị trường khác. Đáng chú ý, trong tháng 3 Đài Loan là thị trường xuất khẩu có kim ngạch chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả cả nước trong tháng 1/2008 đạt 27.877.491 USD, giảm 23% so với tháng 12/2007 do đợt rét đậm rét hại kéo dài nhưng tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các nước như: Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga…
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008
Tên nước
Kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2008 (USD)
Anh
372.357
Bỉ
256.331
Braxin
431.855
Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất
591.104
Canada
410.173
Đài Loan
2.441.813
CHLB Đức
513.217
Hà Lan
1.210.363
Hàn Quốc
1.109.942
Hồng Kông
949.214
Indonesia
228.748
Malaysia
486.054
Mỹ
1.623.500
Liên Bang Nga
2.702.723
Nhật Bản
2.299.991
Ôxtrâylia
227.930
Pháp
630.478
CH Séc
317.926
Singapore
1.213.974
Thái Lan
1.910.462
Trung Quốc
3.484.504
Ucraina
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6153.doc