Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam

Mục lục PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cuối năm 2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO, tổ chức thương mại thế giới, từ đây đã mở ra những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Gia nhập WTO đã mang đến những cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam trong việc thâm nhập vào thị trường thế giới, bên cạnh đó cũng mang đến không ít khó khăn và thách thức đòi hỏi Việt Nam phải vượt qua. Những khó khăn do phải mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài, giảm bảo hộ mậu dịch thu

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1525 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế quan và trợ cấp nông nghiệp. Do đó các mặt hàng nông nghiệp sẽ là những mặt hàng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Đây lại là ngành mà có nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su… Ngành cao su Việt Nam với lịch sử hơn 100 năm xây dựng và phát triển, đang trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch tăng dần qua các năm và trong năm 2008 dự tính có thể nên tới 1,7 tỉ đô la. Tuy nhiên các sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ dừng lại là nhưng sản phẩm sơ chế đem lại giá trị thấp. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hiện nay các nước đã nghiên cứu và chế tạo được cao su tổng hợp nhưng cao su tổng hợp vẫn không thể thay thế được cao su thiên nhiên trong các ngành công nghiệp. Vì thế nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới vẫn tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Do đặc tính của cây cao su nên cao su thiên nhiên chỉ được trồng và sản xuất chủ yếu tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã lựa chọn đề tài: Thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam. Nhiệm vụ của đề tài Tổng hợp các học thuyết về thương mại quốc tế và lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế để làm cơ sở cho hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu cao su nói riêng. Nghiên cứu kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu cao su của các quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó rút ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đề xuất các giải pháp phù hợp để thúc đẩy xuất khẩu cao su của Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Không gian: trong phạm vi của đề tài không nghiên cứu hết toàn bộ hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam mà chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và EU để từ đó đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu cao su sang thị trường này. Thời gian: chỉ nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu biện chứng, phương pháp hệ thống khoa học kinh tế trong đó chú trọng các phương pháp như phân tích, thông kê, so sánh, tổng hợp và thực tiễn nhằm khái quát vấn đề lý luận. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đâu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tính tất yếu của việc xuất khẩu cao su thiên nhiên và kinh nghiệm quốc tế trong xuất khẩu cao su Chương 2: Tổng quan chung về nghiên cứu cao su thế giới và thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su ở Việt Nam Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy cao su của Việt Nam sang thị trường thế giới Chương 1. Tính tất yếu của xuất khẩu cao su thiên nhiên và kinh nghiệm quốc tế trong xuất khẩu cao su thiên nhiên Tính tất yếu của xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam Lợi thế tuyệt đối của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam: Lợi thế tuyệt đối là lợi thế mà một quốc gia có được khi sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng tại quốc gia đó sản xuất có hiệu quả hơn và nhập khẩu những mặt hàng mà quốc gia mình sản xuất kém hiệu quả hơn. Cây cao su là một loại cây trồng được người Châu Âu phát hiện đầu tiên ở Châu Mỹ Latinh và được đưa về trồng ở khu vực Đông Nam Á cùng quá trình khai thác thuộc địa của các nước này. Cây cao su là một loại cây của vùng nhiệt đới chỉ thích hợp với thời tiết và khí hậu của những vùng nóng ẩm vì thế hiện nay cây chỉ trồng được ở các khu vực Đông Nam Á, Mỹ Latinh, hay một số nước khác. Ngoài ra cây cao su cũng chỉ thích hợp với vùng đất đỏ badan đây là điều kiện cần thiết để cây cao su phát triển và cho chất lượng mủ tốt, loại đất này được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á và một số vùng khác. Đây là lợi thế tuyệt đối mà các quốc gia khu này có được đặc biệt là các nước ở vùng Đông Nam Á, chính lợi thế này đã giúp cho các nước ở khu vực này trồng và xuất khẩu cao su thiên nhiên lớn chiếm phần lớn lượng cao su thiên nhiên xuất khẩu của thế giới. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á có khí hầu nhiệt đới, có nguồn tài nguyên đất badan dồi dào vì thế Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc trồng và sản xuất cao su thiên nhiên xuất khẩu. Chính vì có được lợi thế tuyệt đối này Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên và nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam không có lợi thế. Ngành cao su của Việt Nam không chỉ có lợi thế tuyệt đối so với các quốc gia khác mà còn có lợi thế tương đối. Lợi thế so sánh của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam: Lợi thế so sánh là lợi thế mà một quốc gia có được khi chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có giá tương đối thấp hơn (hàng hóa có lợi thế so sánh) và nhập khẩu những hàng hóa có giá tương đối cao hơn (hàng hóa không có lợi thế so sánh) so với quốc gia khác. Việt Nam là một quốc gia với dân số trên 80 triệu dân và có lực lượng lao động khoảng trên 40 triệu người đây là một con số không nhỏ từ đó đã đem đến cho Việt Nam những lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Việt Nam là nước có đang phát triển có mức thu nhập bình quân đầu người thấp do đó giá nhân công của Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với giá nhân công tại các nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản, EU) do đó chi phí sản xuất tại Việt Nam đối với ngành cao su, một ngành sử dụng nhiều lao động, là thấp hơn nhiều so với các nước phát triển khác. Do đó Việt Nam có thể nói là nước tương đối dồi dào về lao động sẽ sản xuất các ngành cần tương đối dồi dào về lao động trong đó có ngành cao su, còn các nước phát triển khác dồi dào về vốn sẽ sản xuất những ngành dồi dào về vốn và sẽ nhập khẩu các sản phẩm như cao su thiên nhiên từ các nước như Việt Nam. Tuy các nước phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật cao có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật để trồng cây cao su phát triển tốt nhưng chi phí sản xuất sẽ rất lớn vì vậy họ sẽ không đầu tư sản xuất cao su mà nhập khẩu cao su từ các nước khác sản xuất với chi phí sản xuất thấp và có điều kiện phù hợp để phát triển cây cao su. Ngoài ra, một số quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đây là những quốc gia sản xuất cao su lớn của thế giới nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu cao su thiên nhiên của họ rất cao mà trong nước sản xuất trong nước không đáp ứng được nên họ sẽ nhập khẩu thêm cao su từ các nước khác để phục vụ cho nhu cầu trong nước. Như vậy chúng ta có thể thấy ngành cao su thiên nhiên của Việt Nam là một ngành không những có lợi thế tuyệt đối mà còn có cả lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh do đó tất yếu chúng ta sẽ xuất khẩu cao su thiên nhiên. 1.1.2. Vai trò của cây cao su đối với nền kinh tế Cây cao su là một cây trồng có vai trò rất lớn đối với nến kinh tế đặc biệt là đối với nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hiện nay. Đối với những nước có điệu kiện thuận lợi để phát triển cây cao su, việc đẩy mạnh phát triển cây cao su sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đưa các nước này thoát ra khỏi tình trạnh kém phát triển. Vai trò đặc biệt của cây cao su được thể hiện đó là sự phát triển của nó góp phần tính cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt xã hội trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đây là mục tiêu mà bất cứ nước đang phát triển nào cũng muốn hướng tới: Sự phát triển của ngành cao su góp phần duy trì, phát triển quan hệ hỗ trợ, tương tác cùng phát triển giữa nông nghiệp, công nghiệp và cả ngành dịch vụ: Mở rộng diện tích trồng trọt cao su thiên nhiên là cơ sở đảm bảo về nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước cho ngành công nghiệp chế biến cao su và một số ngành khác. Mặt khác sự phát triển của ngành cao su còn góp phần mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và khu vực kinh tế đô thị. Vì ngành cao su là thị trường tiêu thụ phân bón, máy móc, thuốc trừ sâu, thiết bị và phương tiện kỹ thuật cần thiết khác phục vụ hoạt động trồng trọt, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cao su. Phát triển ngành cao su còn góp phần phát triển các ngành dịch vụ như tài chính ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ vận tải…Vì thế có thể nói ngành cao su góp phần duy trì, phát triển mối quan hệ hỗ trợ, tương tác cùng phát triển giữa ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cao su tương đối nhanh so với trồng trọt là sự cụ thể quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi tỷ trọng của sản phẩm cao su đã qua chế biến tăng dần trong tổng sản phẩm của ngành cao su thiên nhiên là thể hiện hướng phát triển tích cực đó là tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp. Vì điều này đã phù hợp với xua thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mô hình kinh tế hiện đại đó là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đây cũng là cơ cấu kinh tế mà chúng ta đang hướng tới. Vì thế có thể nói phát triển ngành cao su thiên nhiên góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của chúng ta. Phát triển ngành cao su góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn: Trong quá trình phát triển, đi đôi với việc tập trung đẩy mạnh phát triển ngành cao su thiên nhiên đã góp phần xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, các vùng khó khăn, bao gồm sự cải thiện về hệ thống trường học, bệnh viện, nhà ở, các tuyến đường liên xã, liên huyện, hệ thống điện lưới quốc gia, hệ thông cấp nước công cộng, và các chợ cùng các hoạt động khác phục vụ cho công nhân sản xuất. Nhiều thị trấn, vùng đô thị hóa mới được hình thành cùng với sự phát triển của ngành cao su. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn đem lại những thành quả to lớn khác, nó được thể hiện ở việc nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho những người lao động và con em họ trong vùng trồng cao su và sản xuất cao su. Trồng cây cao su còn góp phần phủ xanh những vùng đất trống, đồi núi trọc đem lại giá trị bền vững cho môi trường và con người. Ngoài ra nếu so sánh về hiệu quả kinh tế của cây cao su so với các cây trồng khác khi được trồng ở những vùng đất nghèo thì cây cao su cho hiệu quả kinh tế hơn hẳn. Ngành cao su đem lại giá trị xuất khẩu cao: Đây là một trong ba mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho đất nước. Trong những năm vừa qua ngành cao su đã đem lại giá trị xuất khẩu rất cao cho đất nước và là một trong những mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ đôla mỗi năm. Đây là một đóng góp quan trọng mà không phải ngành nào cũng đạt được như ngành cao su. Hiện nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng nguyên liệu sao su thiên nhiên trong ngành công nghiệp, và nó trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong nền kinh tế hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì giá trị cũng như giá trị sử dụng của cây cao su ngày càng cao và được sử dụng để tạo ra ngày càng nhiểu sản phẩm. Theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu cao su trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới đây là một sự đảm bảo đối với sự phát triển của ngành cao su tại Việt Nam. Đặc biệt là với điều kiện của nước ta hiện nay một nước nông nghiệp lạc hậu thì đóng góp của ngành cao su vào xuất khẩu của chúng ta càng to lớn. Trong tương lai dù chúng ta tiến lên phát triển theo hướng công nghiệp hóa thì các sản phẩm cao su xuất khâu của Việt Nam vẫn không mất đi vai trò của mình. Ngành cao su vẫn là một ngành quan trọng của nền kinh tế. Ngành cao su là một ngành thu hút một lượng lớn lao động, đem lại thu nhập tương đối cao cho người lao động: Trong điều kiện đất nước ta hiện nay với dân số trên 80 triệu dân và lực lượng lao động trên 40 triệu lao động thì áp lực giải quyết công ăn cho người lao động là một vấn đề rất lớn. Phát triển ngành cao là một trong những hướng góp phẩn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Ngành cao su của Việt Nam mỗi năm thu hút tới 150 nghìn người lao động đây là một số lao động lớn đối với một ngành kinh tế. Trong số đó thì tập đoàn cao su Việt Nam đã thu hút khoảng 85 nghìn lao động, trong số đó có tới hơn 5 nghìn người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số và hàng chục vạn gia đình có liên quan đến ngành cao su. Cùng với việc giải quyết công ăn việc làm cho đồng bào thiểu số thì ngành cao su đã góp phần giúp cho đồng bào định canh định cư, hạ chế thất nghiệp và tình trạnh phá rừng của đồng bào các dân tộc thiểu số góp phẩn ổn định chính trị tại các vùng sâu vùng xa. Ngành cao su còn góp phần thay thế các cánh rừng nghèo với hiệu quả kinh tế thấp bằng những cánh rừng cao su cho hiệu quả kinh tế cao đây cũng là một chủ trương của nhà nước ta hiện nay. Ngành cao su không chỉ đem lại công ăn việc làm cho người dân mà còn đem là một mức thu nhập tương đối cao cho người lao động với mức thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động trong ngành là trên 2 triệu đồng một người. Đây là một mức thu nhập cao hơn nhiều so với các ngành khác. Và ngành cao su đang là một trong những ngành hot nhất hiện nay. 1.2. Kinh nghiệm quốc tế trong xuất khẩu cao su Thực tế trong những năm qua cho thấy các sản phẩm nguyên liệu mủ cao su của Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Idonesia và nhiều nước khác tại nhiều thị trường trên thế giới. Trong đó 3 nước Thái Lan, Malaysia, Indonesia đây là những quốc gia có nền sản xuất cao su phát triển mạnh và dẫn đầu thế giới. Tính trong khoảng hơn 30 năm qua sản lượng cao su do Malaysia sản xuất chiếm tỷ trọng khoảng 17% tổng sản lượng cao su trên thế giới, Indonesia chiếm khoảng 25% tổng sản lượng cao su của Thế giới, còn Thái Lan chiếm tỷ trọng nên tới 29% tổng sản lượng cao su của toàn thế giới. Sản phẩm của họ sản xuất ra rất đa dạng, đáp ứng và chiếm lĩnh những thị trường khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Với những ưu thế về công nghệ sản xuất, số lượng sản phẩm và cả chất lượng sản phẩm cao, ngoài ra họ còn có các thị trường truyền thống, kinh nghiệm thâm nhập thị trường sớm hơn so với Việt Nam (trước đây Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô), những quốc gia nói trên là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và quan trọng đối với sản phẩm cao su xuất khẩu của Việt Nam. Vì thế chúng ta cần phải học hỏi kinh nghiệm và nghiên cứu hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như hoạt động xuất khẩu của họ để tìm ra những kinh nghiệm nhằm vận dụng vào điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. 1.2.1. Kinh nghiệm của Inđônêsia Hoạt động sản xuất cao su của Indonesia Indonesia là một trong ba quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất cao su thiên nhiên xuất khẩu trong 50 năm qua và hiện nay theo số liệu thống kê của các tổ chức quôc tế thì ngành cao su thiên nhiên của Indonesia có 3 loại đồn điền có tầm quan trọng khác nhau. Vào năm 2005 các tiểu điền ở nông thôn chiếm tỷ lệ 85% các đại điền bao gồm các nông trường cao su quốc doanh và tư nhân chiếm 15% tổng diện tích trồng cao su tại Indonesia. Theo số liệu thống kê thì năm 2000 cao su của Indonesia sản xuất được 1.556 ngàn tấn chiếm tỷ trọng 25% tổng sản lượng của toàn thế giới và năm 2006 sản lượng sản xuất của nước này là 2.370 ngàn tấn chiếm tỷ trọng khoảng 25,61% sản lượng cao su của toàn thế giới. Sau đây là đồ thị về khu vực sản xuất và sản lượng của Indonesia: Hình 1.1. Khu vực sản xuất và sản lượng của Indonesia Nguồn: UNCTAD secretariat (Data: FAOSTAT database) Hoạt động nghiên cứu phát triển và kinh doanh ở Indonesia Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành cao su ở Indonesia là 1,4%/năm chủ yếu dựa vào việc mở rộng diện tích trồng trọt dể tăng sản lượng. Có một thực tế là cũng như Việt Nam ở Indonesia kỹ thuật giống trồng trọt, khai thác còn lạc hậu, năng suất rất thấp, nhưng chủng loại nguyên liệu cao su rất đa dạng chủ yếu là các loại cao su: SVR 10 và SVR 20 chiếm tỷ lệ hơn 95% sản lượng hàng năm và hầu hết để xuất khẩu, xuất khẩu chiếm 94% sản lượng hai chủng loại này. Thị trường xuất khẩu của Indonesia tương đối đa dạng trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Mỹ chiếm tới 45% sản lượng sản xuất, châu Âu chiếm 14%, châu Á chiếm 15% còn lại tiêu thụ trong nước và một số thị trường khác. Sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Indonesia Ngay từ những thập kỉ 80 của thế kỉ 20, chính phủ Indonesia đã nhận thấy vai trò quan trọng của cao su thiên nhiên đối với nền kinh tế quốc gia, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quôc tế, chính phủ Indonesia đã thực hiện xây dựng các chương trình dự án để phát triển tiểu điền cao su như: Chương trình Nes (nông trường hạt nhân và tiểu điền) chương trình này được thực hiện bằng việc khuyến khích và xây dựng các tiểu điền cao su của nông dân xung quanh các nông trường quốc doanh. Chương trình này là do tài trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức này tài trợ mọi chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Dự án được thực hiện như sau: Các nông trường quốc doanh với kinh nghiệm và kỹ thuật của mình sẽ huấn luyện, đào tạo kiến thức cho các tiểu điền về khoa học kĩ thuật cũng như về chế biến cao su theo tiêu chuẩn công nghiệp đáp ứng được xuất khẩu. Chương trình FIR (đồn điền nông thôn): chương trình này gồm một hệ thống quản lý và tổ chức phục vụ tiểu điền giống như trương trình NES nhưng trương chình này do chính phủ Indonesia đứng ra tổ chức và tài trợ mọi hoạt động. Chương trình SRDP (đề án phát triển tiểu điền) đây là một chương trình lớn do ngân hàng thế giới tài trợ chi phí, theo chương trình này thì ngân hàng thế giới đảm nhận và tổ chức phục vụ cho sự giúp đỡ cho các tiểu chủ đã được cấp vườn để chăm sóc vườn cây và tài trợ ban đầu cho việc chế biến mủ cao su. Hoạt động xuất khẩu của Indonesia: Xuất khẩu cao su của Indonesia liên tục tăng trưởng với mức tăng khá ấn tượng trong những năm gần đây. Đến năm 2007 sản lượng cao su xuất khẩu của Indonesia đã đạt đến mức 2.407 nghìn tấn và là quốc gia xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan nhưng với mức tăng trưởng hàng năm như hiện nay thì Indonesia có khả năng sẽ vượt Thái Lan và trở thành quốc gia xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới. Sau đây là bảng sản lượng xuất khẩu cao su của Indonesia trong những năm gần đây: Bảng 1.1. Sản lượng xuất khẩu cao su của Indonesia Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 1.661 1.875 2.024 2.287 2.407 Chỉ số tăng trưởng( % ) 111,08 112,89 1079,97 113,0 105,25 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng cao su xuất khẩu của Indonesia liên tục tăng trong những năm gần đây với mức tăng trưởng khá cao và tương đối ổn định. Không những có mức tăng trưởng cao mà thị trường xuất khẩu cao su của Indonesia cũng rất đa dạng và hướng đến các thị trường khó tính. Sau đây là bảng số liệu về sản lượng cao su xuất khẩu của Indonesia vào các thị trường: Bảng 1.2. Sản lượng xuất khẩu cao su của Indonesia vào các nước Đơn vị: nghìn tấn Quôc gia 2003 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 105,323 197,598 254,469 338,962 341,820 EU 289,204 286,705 269,687 335,725 344,595 Nhật Bản 228,637 225,390 262,190 357,831 397,919 Singapore 79,861 86,102 116,433 136,297 161,659 Hàn Quốc 78,771 76,794 75,862 90,936 93,091 Hoa Kỳ 785,410 627,667 672,315 590,947 644,270 Các nước khác 93,714 374,804 373,654 436,355 423,969 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Hình 1.2. Thị trường xuất khẩu của Indonesia qua các quý của năm 2007 Thị trường xuất khẩu của Indonesia rất đa dạng và có mặt tại hầu hết các thị trường cả các thị trường khó tính. Trong đó đáng chú ý là xuất khẩu của Indonesia nhiều nhất vào thị trường Hoa Kỳ và tiếp đến là các thị trường như Nhật Bản, EU, Trung Quốc cho thấy sản phẩm của Indonesia đã đáp ứng được yêu cầu của tất cả các thị trường. 1.2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Hoạt động sản xuất cao su của Thái Lan: Hiện nay Thái Lan là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đứng đầu thế giới, theo nguồn của của các tổ chức quốc tế thì Thái Lan năm 2000 sản xuất được 2.346 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 34,5% sản lượng của toàn thế giới, năm 2006 là 2.968 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 32,06% của toàn thế giới. Một đặc điểm của ngành cao su tại Thái lan đó là quốc gia có rất nhiều tiểu chủ trồng cao su dưới dạng tiểu điền trên toàn diện tích trồng cao su của cả nước. Theo số liệu thống kê thì trong năm 2002 diện tích trồng cao su tại Thái Lan là 2.019 nghìn ha trong đó có 1.918 nghìn ha là của tiểu chủ chiếm tỷ trọng tới 95% và 101 nghìn ha là các đồn điền lớn chiếm tỷ trọng 5%. Những vùng trồng cao su chính ở khắc các 14 tỉnh nam bộ và có ở ba tỉnh Chatitabury Trat, Ray ong của trung bộ. Một đặc điểm lớn của ngành cao su Thái Lan là một ngành nông nghiệp tiểu chủ, diện tích trung bình của mỗi vườn cây của mỗi tiểu chủ là khoảng 2 – 3 hecta và kỹ thuật tiến bộ nhiều mặt về trồng trọt, khai thác và chế biến. Sau đây sẽ là đồ thị về khu vực sản suất và sản lượng của Thái Lan: Hình 1.3. Khu vực sản xuất và sản lượng của Thái Lan Nguồn: UNCTAD secretariat (Data: FAOSTAT database) Hoạt động nghiên cứu phát triển và kinh doanh Thái Lan đã áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến từ khâu trồng trọt đến khâu thu hoạch và chế biến cao su. Thái Lan cũng thực hiện chuyên môn hóa các ngành chế biến mủ, nhờ vậy họ có thể tạo ra những sản phẩm mủ chất lượng cao phù hợp với nhiều thị trường và đã cạnh tranh được với nhiều nước trong khu vực và sản phẩm của Thái Lan rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Những vùng sản xuất cao su tiểu điền dù còn nhiều hạn chế nhiều mặt, nhưng tại đây các khâu thu gom mủ và chế biến mủ đã được cơ giới hóa, áp dụng kỹ thuật công nghệ cao làm tăng chất lượng sản phẩm mủ cao su tạo lợi thế cạnh tranh lớn. Hiện nay cao su của Thái Lan có vị trí cạnh tranh vững chắc nhất vì sản lượng sản xuất và xuất khẩu lớn, có nhiểu mẫu mã sản phẩm đồng thời đã chiếm được nhiều thị trường truyền thống quan trọng. Thái Lan chú trọng xây dựng thương hiệu cao su của mình, tận dụng ưu thế ngành công nghiệp phát triển, đặc biệt là kỹ thuật lai tạo giống, kỹ thuật trồng trọt và chế biến. Sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Thái Lan Ngành cao su Thái Lan được sự hỗ trợ của chính phủ Thái Lan thông qua hoạt động của hiệp hội cao su Thái Lan, đây là cơ quan rất quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành cao su tại Thái Lan. Tổ chức này có chức năng phối hợp hoạt động sản xuất và kinh doanh của các nhà sản xuất tiểu chủ, thu gom mủ và chế biến xuất khẩu. Hiệp hội cao su Thái Lan có khả năng tư vấn cho các doanh nghiệp cũng như các tiểu chủ về giống, chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản, kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật thu hoạch và chế biến. Viện nghiên cứu cao su Thái Lan thực hiện nghiên cứu việc nâng cao năng suất và chất lượng trong thu hoạch và lai tạo giống mới để trồng mới thay thế các vườn cây già cỗi cho năng suất thấp. Hoạt động xuất khẩu cao su của Thái Lan Thái Lan quốc gia xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới trong những năm vừa qua với sản lượng xuất khẩu trong năm 2007 đạt đến 2.704 nghìn tấn và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường thế giới. sản lượng của Thái Lan liên tục tăng, tuy nhiên đang có dấu hiệu chậm lại. Sau đây là bảng số liệu về tình hình xuất khẩu của Thái Lan trong những năm vừa qua: Bảng 1.3. Sản lượng xuất khẩu của Thái Lan từ năm 2003 đến năm 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 2.573,450 2.637,096 2.632,398 2.771,673 2.703,762 Mức tăng trưởng(%) 109,9 102,5 99,82 105,29 97,55 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Sản lượng xuất khẩu của Thái Lan không ổn định qua các năm tuy nhiên Thái Lan vẫn là quốc gia xuất khẩu đứng đầu thế giới và chiếm được những thị trường quan trọng trên thế giới. sau đây là bản số liệu về thị trường nhập khẩu của Thái Lan: Bảng 1.4. Sản lượng xuất khẩu của Thái Lan sang các nước Đơn vị: nghìn tấn Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 650,898 619,800 573,385 747,168 827,369 Nhật Bản 542,837 525,654 540,485 492,740 405,599 EU 294,239 291,670 281,090 261,882 262,182 Malaysia 365,486 383,695 403,506 442,664 413,049 Hoa Kỳ 278,693 249,196 237,858 210,784 213,080 Các nước khác 441,297 567,081 596,074 616,435 582,483 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Tiếp theo là đồ thị về thị trường xuất khẩu của Thái Lan qua các quý của năm 2007: Hình 1.4. Thị trường xuất khẩu của Thái lan qua các quý của năm 2007 Thị trường xuất khẩu của Thái Lan trong thời gian qua chủ yếu là Trung Quốc chiếm tới khoảng 30% sản lượng xuất khẩu của nước này sau là Nhật Bản và một số nước khác. Các thị trường xuất khẩu của Thái Lan đều là các thị trường quan trọng của thế giới, hơn nữa tại các thị trường này thì hầu như các sản phẩm của Thái Lan đều chiếm ưu thế so với các đối thủ khác. 1.2.3. Kinh nghiệm của Malaysia Hoạt động sản xuất cao su của Mailaysia Malaysia là một trong ba quốc gia sản xuất nhiều cao su thiên nhiên nhất trên thế giới (hiện nay Malaysia là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su chỉ sau Thái Lan và Indonesia) theo tài liệu của Rubber Statical Bulletin và năm 1985 Malaysia đã cung cấp 34% tổng lượng cao su thế giới. Sau đây là đồ thị về khu vực sản xuất và sản lượng của Malaysia: Hình 1.5. Khu vực sản xuất và sản lượng của Malaysia Nguồn: UNCTAD secretariat (Data: FAOSTAT database) Hoạt động nghiên cứu phát triển và kinh doanh của Mailaysia Tính đến năm 2008 Malaysia là quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên đứng hàng thứ ba trên thế giới. Tại Malaysia người ta đã áp dụng các công nghệ cao trong hoạt động sản xuất mủ cao su, việc đánh giá chất lượng rất được quan tâm, năng suất thu hoạch cao su tăng dần qua các năm. Các nhà sản xuất của Malaysia đã thâm nhập vào thị trường thế giới khá sớm (vào những năm 1980 Malaysia là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cao su), do đó họ có rất nhiều kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu cao su đó là thế mạnh trong cạnh tranh của Malaysia cũng là điều mà Việt Nam cần phải chú ý. Chẳng hạn Malaysia đã nhập khẩu nguyên liệu cao su từ Việt Nam rồi thực hiện chế biến thành những sản phẩm có chất lượng tốt hơn và xuất khẩu sang các nước khác. Theo số liệu thống kê thì: năm 1995 nhập khẩu 4,8 nghìn tấn, năm 1998 nhập khẩu 5,4 nghìn tấn, năm 1999 nhập khẩu 14,7 nghìn tấn. Malaysia là một trong những nước tiêu thụ cao su lớn của thế giới. Sự hỗ trợ của chính phủ và các hiệp hội đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Mailaysia: Ngành cao su của Malaysia có hẳn một cơ quan chính phủ theo dõi, quản lý sự kết hợp phát triển khu vực thượng nguồn và hạ nguồn cao su và đã nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ và hiệp hội cao su Malaysia như: tổ chức cơ quan liên bang phát triển nông nghiệp. Để hỗ trợ cho phát triển cao su tiểu điền, chính phủ Malaysia đã thành lập nhiều tổ chức khai khẩn đất hoang từ năm 1957 là cơ quan phát triển FELDA. Các chương trình của FELDA nhận vẫn chủ yếu từ chính phủ liên bang, để bổ sung thêm nguồn vốn, tài chính họ vay thêm từ ngân hàng quốc tế, hiệp hội phát triển thịnh vượng chung, ngân hàng phát triển châu Á. Chi phí của FELDA bao gồm các trợ cấp cho quản lý, các khoản nợ để phát triển định cư như chi phí cho hạ tầng cơ sở, chi phí chuẩn bị đất, chi phí chăm sóc vườn cây, chi phí xây dựng nhà cho người định cư, chi phí xã hội như xây dựng trường học, bệnh viện, chợ và thành lập tín dụng cho nông dân vay trước khi cá chương trình đi vào sản xuất, sau đó được những người định cư hoàn trả lại. Hoạt động xuất khẩu cao su của Malaysia: Malaysia là quốc gia xuất khẩu cao su đứng thứ ba thế giới tuy nhiên cũng lại là một quốc gia nhập khẩu cao su tương đối lớn cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở nước này. Hoạt động xuất khẩu cao su của Malaysia không ổn định vào cuối những năm thập kỷ 90 sản lượng xuất khẩu của Malaysia giảm nhưng sang những năm đầu thế kỷ 20 sản lượng cao su của Malaysia có xu hướng tăng trở lại với mức tăng nhẹ. Sau đây là bảng số liệu về tình hình xuất khẩu cao su của Malaysia trong những năm gần đây: Bảng 1.5. Sản lượng xuất khẩu cao su của Malaysia Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 945,889 1.106,086 1.127,947 1.134,352 1.018,52 Mức tăng trưởng(%) 106,65 116,93 102,0 100,57 89,75 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Chúng ta có thể thấy rằng sản lượng cao su xuất khẩu của Malaysia không ổn định, nếu như mức sản lượng trong các năm từ 2003 đến năm 2006 đều tăng thì đến năm 2007 lại có mức sụt giảm khá mạnh. Tuy nhiên thì hiện nay Malaysia vẫn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su. Thị trường cao su xuất khẩu của Malaysia cũng hết sức đa dạng và phẩn lớn là các thị trường quan trọng. Sau đây là bảng số liệu về tình hình thị trường xuất khẩu cao su của Malaysia: Bảng 1.6. Sản lượng xuất khẩu của Malaysia sang các nước Đơn vị: nghìn tấn Quốc gia 2003 2004 2005 2006 2007 Hàn Quốc 69,164 63,617 74,309 66,698 61,136 Trung Quốc 207,361 288,732 386,058 405,530 370,900 EU 308,465 366,702 335,751 335,586 315,594 Hoa Kỳ 76,227 74,228 67,444 63,804 52,692 Các nước khác 284,672 312,807 264,385 262,734 218,198 Nguồn: The Secretariat of the Association of Natural Rubber Producing Countries Hình 1.6. Thị trường xuất khẩu của Malaysia các quý trong năm 2007 Chúng ta có thể thấy hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Malaysia là Trung Quốc và EU với sản lượng đạt trên 300 nghìn tấn mỗi năm. Đặc biệt là thì trường Trung Quốc có mức tăng trường rất cao trong những năm gần đây và đến năm 2005 đã vượt EU để trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của ._.Malaysia. Các sản phẩm cao su xuất khẩu của Malaysia rất đa dạng trong đó chủ yếu là các sản phẩm SMR 10 và SMR 20 đây là những sản phẩm có chất lượng tốt. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Từ những kinh nghiệm của các quốc gia trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Chúng ta có thể thấy phần lớn cao su của các nước trong khu vực đều là cao su tiểu điền của do tư nhân trồng điều này hoàn toàn khac với Việt Nam đó là ở Việt Nam phần lớn là các đồn điền cao su lớn (cao su đại điền) do nhà nước quản lý. Do đó chúng ta cần có chính sách phát triển cao su tiểu điền, khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào ngành cao su. Các nước trên đều rất chú trọng đến việc ứng dụng khao học kĩ thuật vào sản xuất và chế biên cao su. Ngành cao su đã được cơ giớ hóa từ khâu trồng trọt đến khâu chế biến. Các doanh nghiệp cao su đều nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ chính phủ và nhất là nhận sự viện trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển ngành cao su. Đặc biệt phải kể đến vai trò to lớn của hiệp hội, đây là cơ quan liên kết giữa chính phủ và các doanh nghiệp, hoạt động của hiệp hội đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành cao su tại các nước này. Các nước này đều thâm nhập thị trường thế giới từ rất sớm và chiếm lĩnh những thị trường quan trọng và chất lượng cao. Các sản phẩm cao su xuất khẩu của các nước này rất đa dạng và có chất lượng tốt đáp ứng được những thị trường khó tính. CHƯƠNG 2. Tổng quan chung về nhu cầu cao su thiên nhiên của thế giới và thực trạnh sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam Tổng quan về nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường thế giới Nhu cầu cao su thiên nhiên của toàn thế giới Trong suốt những năm từ 1961 đến 2005, sản lượng cao su sản xuất đã tăng khoản 3,4% mỗi năm và phần lớn cao su này được sản xuất tại các nước châu Á. Chỉ tính riêng trong năm 2005 thì 6 nước sản xuất cao su hàng đầu là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc đã cung cấp tới 89% sản lượng cao su của toàn thế giới, trong năm 2006, sản lượng của 6 quốc gia này đạt 8.478 ngàn tấn chiếm tới 91,6% sản lượng cao su của toàn thế giới. Sản lượng cao su trong thời gian này đã tăng từ 2,1 triệu tấn trong năm 1961 lên 9,1 triệu tấn vào năm 2005. Trong đó các nước Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất cao su không để xuất khẩu mà để phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước. Vì thế sản lượng cao su xuất khẩu tập trung vào các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Sau đây là biểu đồ sản lượng sản xuất cao su của các nước từ năm 1961 đến năm 2005: Hình 2.1. Sản lượng sản xuất cao su của các quốc gia sản xuất lớn nhất trên thế giới từ năm 1961 – 2005 Nguồn: international rubber study group Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới với sự phát triển của các ngành công nghiệp chế tạo thì nhu cầu cao su không ngừng tăng lên. Trong năm 2005, năm quốc gia tiêu thụ nhiều cao su nhất là: Trung quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia. Sản lượng cao su tiêu thụ trong năm 2005 là 21 triệu tấn, mức sản lượng này tăng 3,1% so với năm 2004, mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với mức tăng 6% của năm 2003. Theo ước tính của IRSG thì lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ của thế giới tăng khoảng 4% một năm. Đến năm 2011, dự kiến đạt mức 26,5 triệu tấn. Trong đó thì Trung Quốc đã vượt Hoa Kỳ để trở thành nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Sau đây là biểu đồ tỉ lệ tiêu thụ cao su thiên nhiên của các nước trên thế giới Hình 2.2. Thị trường tiêu thụ cao su năm 2003 – 2005 Nguồn : UNCTAD secretariat (Data: International Rubber Study Group) * Estimated figures for China ** Figures for NR include the dry rubber content of latex Chúng ta có thể thấy trong các năm từ 2003 đến 2005, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất với mức tiêu thụ 20% sản lượng cao su của toàn thế giới, Hoa Kỳ đứng thứ hai chiếm 14%, Nhật Bản đứng thứ ba chiếm 10%, tiếp sau là các nước Ấn Độ, Malaysia và Hàn Quốc. Mặc dù ngày nay người ta đã chế tạo được cao su tổng hợp nhưng cao su tổng hợp vẫn không thể thay thế cho cao su tự nhiên trong đời sống và thực tế cho thấy nhu cầu cao su tổng hợp có mức tăng thấp hơn cao su thiên nhiên. Sau đây là bảng số liệu nhu cầu cao su tổng hợp và cao thiên nhiên: Hình 2.3. Tổng tiêu thụ cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp của các nước từ năm 1998 – 2005 Nguồn : UNCTAD secretariat (Data: International Rubber Study Group) Trong các năm từ 1998 đến năm 2005, nhu cầu cao su tổng hợp có tốc độ tăng chậm hơn so với nhu cầu cao cu thiên nhiên (tốc độ tăng trung bình của cao tổng hợp là 3% trong khi đó tốc độ tăng trung bình của cao su thiên nhiên là 4%), chỉ riêng trong năm 2005 thì tốc độ tăng của cao su thiên nhiên là 5,5% còn tốc độ tăng trưởng của cao su tổng hợp chỉ là 1,3%. Điều đó đã dẫn đến là tỉ trọng của cao su tổng hợp trong tổng nhu cầu cao su của thế giới giảm từ 60% vào năm 1998 xuống còn 58% vào năm 2005. Sau đây là biểu đồ về tỉ lệ tiêu thụ cao thiên nhiên trong tổng nhu cầu cao su của 10 nước tiêu thụ cao lớn nhất trên thế giới trong năm 2005: Hình 2.4. Tỉ lệ tiêu thụ cao su tổng hợp và cao su thiên nhiên Nguồn: UNCTAD secretariat (Data: International Rubber Study Group) Nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc Hiện nay, Trung Quốc là quốc gia sản xuất cao su đứng hàng thứ 6 của thế giới tuy nhiên thì Trung Quốc không sản xuất để xuất khẩu mà để phục vụ cho nền sản xuất trong nước và cũng là quốc gia nhâp khẩu nhiều cao su nhất thế giới. Tính trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2005, nhu cầu cao su của Trung Quốc tăng trung bình khoảng 12% một năm đây là một mức tăng trưởng rất lớn và nhờ đó Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành quốc gia tiêu thụ nhiều cao su nhất trên thế giới. Sở dĩ nhu cầu cao su thiên nhiên của Trung Quốc tăng mạnh như vậy là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô và các ngành công nghiệp khác. Nhiều nhà máy chế tạo ô tô đã được xây dựng tại Trung Quốc và đặc biệt là việc các công ty nước ngoài chuyển các nhà máy sản xuất ô tô sang Trung Quốc để sản xuất với giá thành rẻ hơn. Điều này đã làm cho nhu cầu cao su ở Trung Quốc tăng mạnh trong khi sản xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu như trong năm 1997 nhu cầu cao su của Trung Quốc cao gấp đôi năng lực sản xuất trong nước thì đến năm 2007 nhu cầu cao su của nước này đã tăng lên gấp hơn bốn lần năng lực sản xuất. Sau đây là bảng số liệu nhập khẩu cao su của Trung Quốc từ một số nước: Bảng 2.1. Số liệu nhập khẩu cao su từ các nước của Trung Quốc Đơn vị: tấn Năm Thái Lan Indonesia Malaysia Việt Nam 2003 650.898 105.323 207.361 196.200 2004 619.800 197.598 288.732 303.500 2005 573.385 254.496 386.058 369.800 2006 747.168 338.962 405.530 465.801 2007 827.369 341.820 370.900 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam và The Association of Natural Rubber Producing countries Nhìn vào bảng số liệu chúng ta thấy nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc từ các nước đều tăng rất mạnh. Trong đó Trung Quốc nhập khẩu cao su nhiều nhất từ Thái Lan với sản lượng năm 2007 đạt tới 827.369 tấn. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1997 đến 2006 trung bình là 9,15% một năm và tiếp tục tăng cao trong năm 2007 với mức tăng trưởng là 11,4%, 2008 dự báo nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo. Cho nên nhu cầu cao su của Trung Quốc trong những năm tới dự đoán là sẽ vẫn tăng mạnh. Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu cao su với khối lượng lớn vào Trung Quốc đứng trên cả Thái Lan và Malaysia. Nguyên liệu cao su Việt Nam co sức cạnh tranh cao và có ưu thế giành thị phần ngày càng lớn tại thị trường Trung Quốc vì cao su Việt Nam có chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường này. Sản lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc liên tục tăng. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Hoa Kỳ Mỹ là một quốc gia tiêu thụ cao su lớn hàng đầu của thế giới, nhưng Mỹ không phải là nước sản xuất cao su, Mỹ nhập khẩu hoàn toàn cao su thiên nhiên từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên thì nhu cầu cao su của Hoa Kỳ liên tục giảm trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng luôn âm. Điều này cho thấy nhu cầu cao su của thị trường này có chiều hướng đi xuống do các nhà sản xuất ô tô ở Hoa Kỳ đang chuyển dần các nhà máy của mình sang Trung Quốc và các nước đang phát triển khác. Tình hình xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ là rất ít trước khi được hưởng tối huệ quốc, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu mủ chưa chế biến thành những sản phẩm công nghiệp nên kim ngạch xuất khẩu không tăng mạnh. Hoa Kỳ nhập khẩu cao su thiên nhiên nguyên liệu của Việt Nam chỉ có chiếm khoảng 9% kim ngạch hàng năm, trong khi đó các quốc gia khác trong khu vực co sự cạnh tranh rất mạnh cũng xuất khẩu nguyên liệu mủ cao su vào Hoa Kỳ như Indonesia, Singapore, Thái Lan… Sau đây là bảng số liệu về tình hình nhập khẩu cao su của Hoa Kỳ từ một số nước: Bảng 2.2. Số liệu nhập khẩu cao su từ các nước của Hoa Kỳ Đơn vị: tấn Năm Thái Lan Indonesia Malaysia Singapore Việt Nam 2003 278.693 785.410 76.227 12.200 2004 249.196 627.667 74.228 16.100 2005 237.858 672.315 67.444 19.200 2006 210.784 590. 947 63.804 24.070 17.360 2007 213.080 644.270 52.692 21.324 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam và The Association of Natural Rubber Producing countries Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên của Hoa Kỳ từ các nước đêu giảm cho thấy thị trường Hoa Kỳ có xu hường đi xuống trong những năm trở lại đây. Hoa Kỳ nhập khẩu cao su thiên nhiên nhiều nhất từ Indonesia vơi sản lượng nhập khẩu trong năm 2007 lên tới 644.270 tấn, sau đó đến các nước Thái Lan, Malaysia. Thị phần của Việt Nam tại Hoa Kỳ vẫn còn rất khiêm tốn với mức nhập khẩu trong năm 2006 chỉ đạt 17.360 tấn. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường mở, cạnh tranh khốc liệt với những đối tác mạnh. Chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu mủ cao su còn các loại sản phẩm cao su chế biến với công nghệ lạc hậu dẫn đến kém về chất lượng và chủng loại nên khách hàng Hoa Kỳ không đặt hàng mà phần lớn là xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước khác trong khu vực. Các mặt hàng lớn mà thị trường Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều đó là các sản phẩm công nghiệp như săm lốp xe ô tô, băng chuyền … đây là các mặt hàng mà các quốc gia trong khu vực, các đối tác cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam, có lợi thế còn về phía mình những mặt hàng này ở Việt Nam chưa có công nghệ và quy mô phù hợp với yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ. Trong tương lai Việt Nam cần hướng vào thị trường này. Nhu cầu cao su thiên nhiên của Hàn Quốc Hàn Quốc là một trong những quốc gia tiêu thụ cao su hàng đầu trên thế giới trong những năm qua. Lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên của Hàn Quốc chiếm khoảng 4% lượng tiêu thụ cao su toàn thế giới trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2005, đứng thứ 6 trong số các nước tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Do điều kiện tự nhiên không thích hợp để trồng cao su nên Hàn Quốc là quốc gia nhập khẩu hoàn toàn cao su từ các nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam… Tuy nhiên trong những năm gần đây nhu cầu nhập khẩu cao su của Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm. Sau đây là bảng số liệu về tình hình nhập khẩu cao su của Hàn Quốc từ một số nước: Bảng 2.3. Số liệu nhập khẩu cao su từ một số nước của Hàn Quốc Đơn vị: tấn năm Thái Lan Malaysia Indonesia Việt Nam 2003 69.164 78.771 25.900 2004 63.617 76.794 32.000 2005 74.309 75.862 29.100 2006 173.476 66.698 90.936 32.324 2007 151.824 61.136 93.091 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam và The Association of Natural Rubber Producing countries Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy nhu cầu nhập khẩu cao su của Hàn Quốc có sự biến động theo hướng giảm nhẹ. Hàn Quốc nhập khẩu cao su nhiều nhất từ Thái Lan với sản lượng nhập khẩu năm 2007 là 151.824 tấn (giảm so với năm 2006 là: 173.476 tấn), tiếp sau là các nước Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Trong đó Hàn Quốc có xu hướng giảm dần nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Malaysia và tăng nhập khẩu từ các nước Indonesia và Việt Nam. Do vậy, thị trường Hàn Quốc là một thị trường rất tiềm năng của Việt Nam. Với một nền công nghiệp sản xuất ô tô phát triển Hàn Quốc sẽ vẫn là nước co nhu cầu lớn về cao su thiên nhiên và các sản phẩm công nghiệp cao su đặc biệt là lốp xe. Nhu cầu cao su thiên nhiên của các nước EU Các nước trong khối EU là những nước có nhu cầu nhập khẩu cao su khác lớn. Trong đó các nước nhập khẩu nhiều nhất là Đức, Pháp, Italy, Anh… Do các nước EU đều nằm trong vùng khí hậu ôn đới với thời tiết lạnh không thích hợp để trồng cây cao su nên các nước này nhập khẩu hoàn toàn cao su thiên nhiên từ các nước khác trên thế giới. Cũng như Hoa Kỳ nhu cầu cao su thiên nhiên của các nước này trong những năm gần đây có xu hướng giảm. Các nước này nhập khẩu cao su chủ yếu từ Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Tại các nước EU tỉ lệ sử dụng cao su tổng hợp cao hơn so với cao su tự nhiên. Các nước này nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm cao su đã qua chế biến. sau đây là bảng số liệu về tình hình nhập khẩu cao su của các nước EU từ một số nước: Bảng 2.4. Số liệu nhập khẩu cao su từ một số nước của khối EU Đơn vị: tấn Năm Thái Lan Indonesia Malaysia Singapore 2003 294.239 289.204 308.465 2004 291.670 286.705 366.702 2005 281.090 269.687 335.751 2006 281.882 335.725 335.586 53.587 2007 262.182 344.595 315.594 40.599 Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam và The Association of Natural Rubber Producing countries Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy nhu cầu nhập khẩu cao su của khối các nươc EU từ các nước trên có xu hướng giảm nhẹ. Indonesia từ nước xuất khẩu đứng thứ 3 vào thị trường này đã vươn lên và trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất vào thị trường EU trong năm 2007 với mức sản lượng là 344.595 tấn. Đây là nước duy nhất có sản lượng xuất khẩu vào thị trường này tăng trong khi lượng cao sau của Malaysia và Thái Lan đểu giảm. Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là vào các nước như Đức, Italy, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha… tuy nhiên thì sản lượng mà Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này vẫn còn rất thấp. Trong thời gian tới Việt Nam nên hướng xuất khẩu sang các thị trường này. Tổng quan tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam thời gian qua. 2.2.1. Tình hình sản xuất cao su của Việt Nam: Sản xuất cao su thượng nguồn: Hoạt động tổ chức sản xuất: lịch sử phát triển ngành cao su Việt Nam là phát triển cao su đại điền nagy từ thời kỳ đầu khi thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa tại Việt Nam, và tiếp tục được phát triển cho đến nay. Sau thời kì đổi mới bước đầu Việt Nam đã thực hiện thành công mô hình phát triển cao su tiển điền thông qua việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào ngành. Khu vực cao su đại điền bao gồm: tập đoàn cao su Việt Nam, các doanh nghiệp cao su trực thuộc tập đoàn, các công ty cao su địa phương do các tỉnh hoặc huyện quản lý… Chế biến nguyên liệu và các chủng loại cao su: các xí nghiệp chế biến của tập đoàn cao su Việt Nam sử dụng toàn bộ lượng mủ do tập đoàn sản xuất ra và do các công ty của tập đoàn khai thác để chế biến và khoảng 50% số lượng mủ do khu vực tiểu điền khai thác (khoảng 70 ngàn tấn trên năm), số còn lại do tư nhân chế biến. Chủ yếu chế biến cao su khối theo tiêu chuẩn Việt Nam: các loại cao su SVR và mủ ly tâm để sản xuất các loai sản phẩm latex. Cơ cấu sản phẩm cao su chế biến tại Việt Nam được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5. Tỉ lệ các sản phẩm cao su của Việt Nam Chủng loại sản phẩm nguyên liệu mủ cao su Năm ( 100% ) 1995 2000 2005 SVR 3L, 5L 80 68 54 SVR 10 – 20 7,5 11,4 13,0 SVRCV 50, 60 5,0 10,0 13,0 Mủ ly tâm ( latex ) 2,5 3,7 13,0 RSS 1,2 1,0 3,0 Loại khác 3,8 6,0 4,0 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy các sản phẩm SVR 3L, 5L vẫn là những sản phẩm chế biến chủ yếu của Việt Nam và chiếm tỉ trọng trên 50%, tiếp đến là các sản phẩm khác như SVR 10 – 20, SVRCV 50, 60 và mủ ly tâm. Điều đó cho thấy cơ cấu các mặt hàng chế biến từ mủ cao su của Việt Nam vẫn còn lạc hậu chủ yếu chỉ phù hợp để xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi thấp như thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên thì cơ cấu các sản phẩm này cũng đang từng bước chuyển biến theo chiều hướng tích cực với việc giảm dần tỉ trọng của sản phẩm SVR 3L, 5L (từ 80% vào năm 1995 xuống còn 54% vào năm 2005) và tăng dần tỉ trọng của các sản phẩm như SVR 10 – 20, SVRCV 50, 60, mủ ly tâm ( latex ) và RSS. Nhờ đó tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận được các thị trường khó tính hơn và thu được nhiều ngoại tệ cho quốc gia hơn. Sản xuất cao su hạ nguồn: Công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su ra đời ở Việt Nam từ rất sớm như sự xuất hiện của các công ty: công ty Kimdan sản xuất nệm mút đã có mặt tại Việt Nam từ những năm 1950, nhà máy cao su sao vàng chuyên sản xuất săm lốp xe được xây dựng tại Hà Nội từ năm 1960 và nhiều nhà máy khác có mặt tại miền nam trước ngày giải phóng. Tuy xuất hiện từ rất sớm như vậy nhưng đến nay các sản phẩm của ngành công nghiệp cao su tại Việt Nam vẫn chưa có bước phát triển đáng kể và chưa tương xứng với tiềm năng của một nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới (đứng thứ 4 thế giới trong năm 2007). Khối lượng cao su thiên nhiên tiêu thụ trong nước vẫn còn hạn chế chỉ chiếm khoảng từ 15% đến 20% sản lượng mủ sản xuất ra. Các sản phẩm sản xuất ra cong thiếu tính đa dạng phầm lớn vẫn chỉ để tiêu dùng trong nước, lượng xuất khẩu là rất ít. Các sản phẩm của ngành công nghiệp cao su của Việt Nam như: săm lốp xe đạp, xe ô tô, xe máy. Đồng thời còn để sản xuất các sản phẩm kĩ thuật như găng tay cao su, găng tay y tế, dây truyền dịch, nút chai, nút lọ, thuốc pinicilin. Ngoài ra còn để sản xuất các dụng cụ thể thao như đế giày, giày thể thao, bóng thể thao, các dụng cụ thể thao, nệm… 2.2.2. Diện tích trồng và sản lượng cao su của Việt Nam trong những năm qua Diện tích trồng cao su của Việt Nam Trong những năm qua cùng với chủ trương phát triển cây cao su thì diện tích trồng cây cao su của Việt Nam liên tục tăng. Sau đây là bảng số liệu về diện tích trồng cao su của Việt Nam: Bảng 2.6. Diện tích gieo trồng và thu hoạch cao su của Việt Nam từ 2000 – 2007 Năm Diện tích thu hoạch Diện tích gieo trồng Diện tích (nghìn ha) Chỉ số phát triển (%) Diện tích (nghìn ha) Chỉ số phát triển (%) 2000 231,5 109,0 412,0 104,3 2001 240,6 103,9 415,8 100,9 2002 243,3 101,1 428,8 103,1 2003 266,7 109,6 440,8 102,8 2004 300,8 112,8 454,1 103,0 2005 334,2 111,1 482,7 106,3 2006 356,4 106,6 522,2 108,2 2007 373,3 104,7 549,6 105,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy diện tích gieo trồng cũng như diện tích thu hoạch của cây cao su liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2007 theo thống kê sơ bộ thì diện tích trồng cây cao su đạt 549,6 nghìn ha tăng 137,6 nghìn ha so với năm 2000 (năm 2000 trồng 412,0 nghìn ha). Đi đôi với diện tích trồng cây cao su tăng lên thì diện tích thu hoạch cũng tăng theo ước tính năm 2007 là 373,3 nghìn ha. Điều này cho thấy lợi ích của cây cao su là rất lớn đem lại thu nhập cao cho người trồng và các doanh nghiệp. Trong thời gian tới diện tích trồng cây cao su sẽ tiếp tục tăng do chính sách mở rộng vùng trồng cây cao su của nhà nước nhất là trồng tại những vùng rừng nghèo hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt là dự án mở rộng trồng cây cao su ở các tỉnh miền núi phía bắc. Do diện tích trồng tăng nên diện tích thu hoạch trong thời gian tới cũng sẽ tăng theo giúp cho sản lượng cao su của Việt Nam sẽ tăng trong những năm tới. Sản lượng cao su và tình hình xuất khẩu thời gian qua của Việt Nam Sản lượng cao su của Việt Nam: Trong những năm qua sản lượng cao su của Việt Nam liên tục tăng tuy nhiên thì tốc độ tăng không được ổn định, có năm sản lượng còn giảm so với năm trước. Sản lượng cao su của Việt Nam thời gian qua chủ yếu tăng là do tăng diện tích trồng và nhờ cải tiến kĩ thuật thu hoạch của người nông dân áp dụng những giống mới trồng thay thế cho những giống cây trồng có năng suất thấp. Sau đây là bảng số liệu về sản lượng cao su của Việt Nam: Bảng 2.7. Sản lượng cao su của Việt Nam từ năm 2000 – 2007 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 290,8 312,6 298,2 363,5 419,0 481,6 555,4 601,7 Chỉ số phát triển (%) 116,9 107,5 95,4 121,9 115,3 114,9 115,3 108,3 Nguồn: Tổng cục thống kê. Chỉ từ năm 2000 đến năm 2007 sản lượng cao su của Việt Nam đã tăng hơn 2 lần (năm 2007 sản lượng là 601,7 năm 2000 là 290,8). Nếu so với tốc độ tăng của diện tích trồng hay diện tích thu hoạch thì tốc độ tăng của sản lượng nhanh hơn. Điều này chứng tỏ trong những năm qua sản xuất cao su tại Việt Nam đã có những bước tăng đáng kể trong việc ứng dụng những tiến bộ vào quá trình sản xuất cũng như khai thác cao su. Chúng ta đã từng bước thay thế những cây cao su lâu năm cho chất lượng mủ cũng như sản lượng mủ thấp bằng những giống cây trồng mới với năng suất cao hơn. Tình hình xuất khẩu cao su của việt Nam: Cây cao su là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm vừa qua. Nếu tiếp tục phát huy thế mạnh của mình thì trong thời gian tới đây vẫn là một mặt hàng mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam trong những năm vừa qua rất khả quan với việc tăng cả về sản lượng và trị giá xuất khẩu. sau đây là bảng số liệu về tình hình xuât khẩu cao su của Việt Nam: Bảng 2.8. Số liệu xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – 2007 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Sản lượng (nghìn tấn) 273,4 308,1 454,8 432,3 513,3 587,1 704,0 714,9 Tốc độ tăng(%) 112.7 147.6 95,05 118,7 114,4 119,9 101,5 Trị giá (triệu USD) 166,0 166,0 270,9 377,7 596,9 804,1 1286 1393 Tốc độ tăng(%) 100 163,2 139,4 158,1 134,7 159,9 108,3 Nguồn: Tổng cục thống kê Chúng ta có thể dễ dành nhận thấy xuất khẩu của Việt Nam đã tăng nhanh chóng trong những năm qua. Sản lượng cao su xuất khẩu đã tăng hơn 2,6 lần từ năm 2000 đến năm 2007 (năm 2000 nước ta mới chỉ xuất khẩu 273,4 nghìn tấn nhưng đến năm 2007 đã đạt mức 714,9 nghìn tấn) đây là mức tăng khá lớn so với các nước khác trong khu vực, điều này cho thấy tiềm năng của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Nếu để ý chúng ta có thể thấy sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam lớn hơn so với sản lượng cao su sản xuất trong nước (năm 2007 sản lượng sản xuât cao su trong nước là 601,7 nghìn tấn nhưng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam đạt 714,9 nghìn tấn) sở dĩ như vậy là do chúng ta không chỉ xuất khẩu cao su sản xuât ở trong nước mà trong những năm vừa qua chúng ta còn tiến hành nhập khẩu cao su nguyên liệu mủ từ các nước Lào, Capuchia để về chế biến và xuất khẩu ngược trở lại các nước khác. Đây là một xu hướng rất tích cực đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập của các doanh nghiệp chế biến cao su trong nước. Không chỉ tăng mạnh về sản lượng mà trị giá xuất khẩu cao su cũng tăng rất lớn. Tính từ năm 2000 cho đến năm 2007 trị giá xuất khẩu đã tăng từ 166 triệu đôla lên 1.392,8 triệu đôla tức là tăng gần 8,4 lần. Có được mức tăng cao như vậy là do có sự biến động lớn về gia cao su trên thế giới trong đó giá cao su đã tăng rất mạnh. Đồng thời mức tăng lớn như vậy cũng là do thời gian qua Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm mủ cao su và giảm dần những sản phẩm có phẩm chất kém mà thị trường không ưa chuộng thay vào đó bằng những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Trong 9 tháng đầu năm 2008 xuất khẩu cao su của Việt Nam tiếp tục diễn ra theo chiều hướng có lợi do giá cao su những tháng đầu năm tăng mạnh. Trong 9 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 459 ngàn tấn và trị giá 1,256 tỷ USD, đã giảm 8% vể sản lượng so với cùng kỳ năm 2007 nhưng tăng 34% về giá. Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất của Việt Nam cũng đã được đa dạng hóa. Trước đây Việt Nam chủ yếu chỉ xuất khẩu sang các nước thuộc Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì nay chúng ta đã xuất khẩu sang tới trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giơi. Sau đây là bảng số liệu về các thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam: Bảng 2.8. Thị trường xuất khẩu của cao su Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 – 2006 Đơn vị: sản lượng: nghìn tấn Trị giá: triệu USD Quốc gia và vùng lãnh thổ 2003 2004 2005 2006 Sản lượng Trị giá Sản lượng Trị giá Sản lượng Trị giá Sản lượng Trị giá Trung Quốc 196,2 160,1 303,5 357,9 369,8 519,2 465,8 851,4 Đức 17,8 17,7 18,4 22,1 20,7 28,8 30,1 58,6 Hàn Quốc 25,9 21,3 3,2 3,8 29,1 32,1 32,3 50,8 Đài Loan 21,0 21,2 18,8 23,4 22,5 32,5 22,4 44,6 Nga 14,1 14,3 15,1 18,5 19,2 27,0 20,6 41,9 Mỹ 12,2 10,8 16,1 16,9 19,2 24,8 17,3 27,9 Nhật Bản 11,3 11,9 13,3 15,1 11,5 16,4 11,6 23,8 Italia 6,2 5,4 8,6 10,2 7,2 9,2 11,8 21,3 Malaysia 12,3 10,7 5,6 6,7 6,0 8,5 10,1 19,4 Bỉ 11,2 8,9 13,8 13,8 15,0 17,3 12,3 18,8 Pháp 7,6 7,2 9,1 10,9 8,1 11,4 8,3 16,6 Nguồn: Tổng cục thống kê Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam trong những năm vừa qua chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nga, Mỹ, Nhật Bản và các nước EU. Tuy nhiên xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn là chủ yếu với trên 60% sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. Trong năm 2007 xuất khẩu cao su của Việt Nam sang các thị trường chính này cũng đạt mức tăng trưởng khá cao. Mặc dù, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm 11,54% về lượng và giảm 4,07% về trị giá so với năm 2006, nhưng vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của nước ta trong năm 2007, đạt 415,7 ngàn tấn với trị giá 816,7 triệu USD. Ngoài thị trường Trung Quốc, lượng cao su xuất khẩu sang một số thị trường khác trong năm 2007 cũng giảm như xuất khẩu sang Đức giảm 4,05%, Nga giảm 11,54%, Bỉ giảm 7,98%, Italia giảm 19,42%… so với năm 2007. Đáng chú ý, trong năm 2007 xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh, tăng tới 236,6% về lượng và tăng 254,07% về trị giá so với năm 2006. Chủng loại cao su xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này là cao su SVR10 đạt 13 ngàn tấn với giá xuất trung bình 2.005 USD/Tấn, tiếp đến cao su khối SVR3L đạt 7,3 ngàn tấn với giá xuất khẩu 2.066 USD/Tấn… Trong năm 2007, giá xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường đều tăng. Trong đó, giá xuất khẩu trung bình sang Tây Ban Nha tăng mạnh nhất, tăng 14%, tiếp đến là Hàn Quốc tăng 13,62%, Trung Quốc tăng 8,44%, Nhật Bản tăng 7,6%, Malaysia tăng 5,2% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2006. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam Những thành công của hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam Xuất khẩu cao su đã tăng cả về số lượng lẫn giá trị xuất khẩu Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007 đã tăng một cách mạnh mẽ cả về số lượng và trị giá xuất khẩu. Đặc biệt trong năm 2006 xuất khẩu cao su của Việt Nam đã đạt trên một tỉ đôla, và tiếp tục tăng trong năm 2007. Tính đến 9 tháng đầu năm 2008 thì xuất khẩu cao su của Việt Nam ước đạt 1,256 tỷ đôla. Đây là thành công rất lớn của Việt Nam. Nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ đó mà Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu đứng thứ tư trên thế giới. Xuất khẩu cao su của Việt Nam đã tăng trên 2,6 lần về sản lượng và gần 8,4 lần về trị giá xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007. Nhu cầu cao su thiên nhiên trên thế giới sẽ tiếp tục tăng nên xuất khẩu cao su của Việt Nam tiếp tục đạt được những thành công hơn nữa. Xuất khẩu cao su của Việt Nam đóng góp quan trọng trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Mặt hàng cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm qua và luôn là một trong ba sản phẩm nôngsản xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên một tỷ đôla từ năm 2006. Chỉ tính trong năm 2007 xuất của cả nhóm ngành nông lâm sản của Việt Nam là 7,2 tỷ đôla thì cao su thiên nhiên đã đóng góp tới xấp xỉ 1.4 tỷ đôla tức là chiếm tỉ trọng là 19,4% của cả ngành nông lâm sản. Trong điều kiện đất nước thường xuyên nhập siêu trong những năm vừa qua thì vai trò của ngành cao càng được thể hiện rõ. Xuất khẩu cao su góp phần ổn định cán cân thương mại của đất nước. Trong những năm tới dù nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nhưng mặt hàng cao su thiên nhiên vẫn đóng vai trò là một mặt hàng xuất khẩu mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước. Nếu được đầu tư một cách thích hợp để sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su để xuât khẩu thay thế cho cao su thiên nhiên như hiện nay sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng các sản phẩm công nghiệp đem lại giá trị cao hơn. Chất lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam đang từng bước được cải thiện Nếu như trước kia cao su xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp hơn rất nhiều so với sản phẩm của các nước trong khu vực nhưng hiện nay giá cao su của Việt Nam đã được nâng nên và có khoảng cách ít hơn so với giá cao su của một số nước khác. Đạt được điều đó là do trong những năm gần đây các doanh nghiệp đã đầu từ đổi mới công nghiệp sản xuất và chế biến cao su, đặc biệt là việc cải tiến kĩ thuật trồng và khai thác sản phẩm mủ cao su để nâng cao chất lượng mủ. Sản phẩm cao su của Việt Nam không chỉ là những dòng sản phẩm đơn thuần SVR 3L, 5L như trước mà đã có sư đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm sản xuât nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn như SVR 10 – 20, mủ ly tâm (latex), SVRCV 50, 60 đây là những sản phẩm mà xuất khẩu mang lại giá trị cao hơn. Cơ cấu sản phẩm cao su cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng của các sản phẩm SVR 3L, 5L mà tăng tỉ trọng của các sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Đây là một hướng đi đúng đắn của Việt Nam nhằm thu được nhiều ngoại tệ hơn thông qua việc xuất khẩu những sản phẩm có giá trị cao hơn. Đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam hiện nay rất đa dạng và có mặt tại hẩu hết cao châu lục. Trong năm 2007 sản phẩm cao su của Việt Nam có mặt tại trên 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Điều đó cho thấy sản phẩm cao su của Việt Nam từng bước có chỗ đứng trên thị trường và được nhiều quốc gia sử dụng. Đặc biệt là cao su thiên._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7345.doc
Tài liệu liên quan