Tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex: ... Ebook Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex
80 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2699 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhựa đường của Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của thế giới, đất nước ta đang tiếp tục công cuộc toàn cầu hóa với sự tham gia của nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, các tập đoàn kinh tế tư nhân của nhiều quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tê, đem lại nhiều hơn các cơ hội hợp tác kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải lỗ lực vươn lên khẳng định mình, bởi vì cạnh tranh thì ngay ngắt mà sản phẩm phải đáp ứng ngày càng nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Hàng hóa của doanh nghiệp muồn tiêu thụ trên thị trường thì doanh nghiệp cần nắm bắt được cơ hội kinh doanh, sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả. Đồng thời các doanh nghiệp phải giữ vững thị phần và tiếp cận với thị trường mới, cần xây dựng các chiến lược kinh doanh phù hợp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải luôn theo sát thị trường, không ngừng tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, quan sát tìm hiểu đói thủ, nắm bắt cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Đây là vấn đề đặt ra cho tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Khi một quốc gia phát triển thì cần xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao.Ở nước ta cơ sở hạ tầng còn yếu, chưa tạo điều kiện thuận tiện tối đa cho phát triển kinh tế nên cần phải chú trọng hơn nữa đến các sản phẩm vật liệu xây dựng.Trong đó, Nhựa đường được coi là một trong những ngành hàng thiết yếu phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng còn đang bề bộn của Việt Nam. Vì thế, tham gia kinh doanh ngành hàng có tính đặc thù cao này Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay giá dầu thô trên thế giới liên tục trồi, sụt thất thường. Giá nhập khẩu nhựa đường cũng biến động liên tục, trong khi giá bán trong nước không tăng được lại luôn có độ trễ về tăng giá nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh.
Xuất phát từ thực tế nêu trên cùng với sự mong muốn học hỏi và tìm hiểu của bản thân, kết hợp lý luận và thực tiến tại trường đào tạo nên em đã chọn để tài: “THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX“ làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề tốt nghiệp ngồm có 3 phần:
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
Mục đích của đề tài là phân tích, tìm hiểu, đánh giá hiện trạng thị trường tiêu thụ mặt hàng nhựa đường kinh doanh của công ty , từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm giữ ổn định thị trường và mở rộng thị trường, lựa chọn cơ hội kinh doanh cho công ty trong thời gian đến. Qua thời gian thực tập tại công ty đã phần nào giúp em có thể vận dụng lý thuyết đã học ở trường vào thực tiễn, đồng thời là tiền đề giúp em tự tin hơn khi ra trường.
Trong quá trình thực tập và thực hiện đề tài này em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của GS.TS Hoàng Đức Thân cùng toàn thể các anh chị trong phòng kinh doanh Nhựa đường, phòng thị trường Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex. Tuy nhiên do thời gian và lượng kiến thức còn hạn chế nên báo cáo thực tập không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thấy và các anh chị trong công ty để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Hoàng Đức Thân và các Anh Chị trong công ty đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX.
1.1. Khái quát chung về công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tên gọi : Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tên tiếng Việt : Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tên tiếng Anh : Petrolimex Asphalt Company Limited
Tên viết tắt : PLC ASPHALT Co., LTD
Địa chỉ: Tầng 6 - Số 195 - Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: (04) 3851 3206
Fax: (04) 38513 209
E-mail: asphalt@plc.com.vn
Website:
Biểu trưng của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex sử dụng
biểu trưng của Công ty mẹ :
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 VNĐ (Năm mươi tỷ đồng Việt Nam)
Sau cách mạng tháng 8 thành công, đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng, kiến thiết lại đất nước. Đó cũng là lúc đất nước cần có nguồn nguyên nhiên vật liệu để xây dựng lại cơ sỏ vật chất hạ tầng, cung cấp cho sản xuất, tiêu dùng phát triển đất nước. Vì vậy, ngày 20/01/1956 Bộ Thương Mại tiền thân là Tổng Cục vật Tư có quyết định thành lập Tổng Công Ty Xăng Dầu Việt Nam, nhiệm vụ là đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho sự nghiệp khôi phục phát triển kinh tế xây dựng CNXH và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở Niềm Bắc.
Trước năm 1986 Xăng dầu, dầu mỡ.. là những ngành được cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước giao hàng năm cho tất cả nhu cầu an ninh quốc phòng, vận tải sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội.Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường đã tạo ra một nền kinh tế mới, thuận tiện cho ngành xăng dầu trong việc chủ động tạo nguồn và mở rộng thị trường tiệu thụ. Mặt khác từ năm 1992 trở lại đây các hãng xăng dầu trên thế giới như: CASTROL, CALTER, SHELL… đã xâm nhập thị trường Việt Nam, tạo nên sự cạnh tranh có chiều hướng gay gắt. Trước tình hình đó Công ty Dầu nhờn được thành lập ( theo Quyết định 745/TM/TCCB ngày 09/6/1994 của Bộ Thương mại) hoạt động vào tháng 09/1994 trực thuộc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam - PETROLIMEX
Từ tháng 10/1998 để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô phát triển doanh nghiệp trong xu thế phát triển và hội nhập, công ty Dầu nhờn đã được đổi tên thành Công ty Hóa dầu (theo Quyết định 1191/1998/QĐ-BTM ngày 13/12/1998 của Bộ Thương mại).
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với mục đích phát triển công ty một cách bền vững trên cở sở đa dạng hóa sản phẩm. Công ty Hóa dầu đã được chuyển đổi thành Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex [PLC] theo Quyết định 1801/2003/QĐ-BTM ngày 23/12/2003 của Bộ Thương mại .
Công ty CP Hóa dầu Petrolimex được Sở Kế hoạch Đầu tư TP. Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003690, ngày 18/02/2004. Công ty chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01/03/2004.
Các lĩnh vực kinh doanh chính:
Kinh doanh, xuất nhập khẩu Dầu mỡ nhờn, Nhựa đuờng, Hoá chất và các mặt hàng khác thuộc lĩnh vực sản phẩm dầu mỏ và khí đốt;
Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành Hóa dầu;
Kinh doanh các dịch vụ có liên quan: vận tải, kho bãi, pha chế, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật;
Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng...
Đến nay, công ty cung cấp hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn (DMN) ra thị trường với gần 80% DMN do công ty trực tiếp sản xuất mang nhãn hiệu PETROLIMEX- PLC và được tổ chức bán thông qua hệ thống gần 2.000 cửa hàng xăng dầu Petrolimex, hàng nghìn đại lý phân phối, đại lý tiêu thụ và khách hàng công nghiệp trên toàn quốc với doanh số hàng năm trên 2.700 tỷ đồng. Công ty còn là một trong 10 thành viên của Hiệp hội dầu nhờn hàng hải Pháp, có tổ chức mạng lưới khoảng 60 cảng biển quốc tế trên thế giới. Sản phẩm DMN thương hiệu PETROLIMEX- PLC không những có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn vươn xa tới thị trường các nước trong khu vực. Trong 5 năm 2003- 2007, hơn 43.000 tấn sản phẩm DMN hàng hải của PLC với kim ngạch trên 55 triệu USD đã được xuất khẩu cho Total Lubmarine để phân phối sang thị trường các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, Philippine, Austraylia, Lào, Campuchia… Chất lượng sản phẩm dầu nhờn PETROLIMEX- PLC đã được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm thông qua các giải thưởng và chứng nhận: Sao Vàng Đất Việt; Hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền; Top 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam; Top 20 thương hiệu uy tín tại Việt Nam; Top 500 thương hiệu lớn nhất Việt Nam; nhiều huy chương Vàng tại các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.
Thực hiện Nghị quyết số 002/NQ-PLC-ĐHĐCĐ ngày 25/04/2005 của Đại hội đồng Cổ đông Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex và Nghị quyết số 022/NQ-PLC-HĐQT ngày 16/12/2005 của Hội đồng quản trị . Công ty đã triển khai thực hiện Đề án “Cấu trúc lại Công ty CP Hóa dầu Petrolimex hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con”.
Công ty CP Hóa Dầu Petrolimex có các công ty con:
- Công ty TNHH Hóa Chất Petrolimex
- Công ty TNHH Nhựa Đường Petrolimex
Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con của PLC:
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex là Công ty TNHH một thành viên, tiền thân là Phòng Kinh doanh Nhựa đường thuộc Công ty CP Hóa dầu Petrolimex do Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex đầu tư và là chủ sở hữu 100% vốn điều lệ được thành lập tại Quyết định số 032/ QĐ-PLC-HĐQT ngày 27/12/2005 của Hội đồng quản trị Công ty CP Hóa dầu Petrolimex .
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2006.
Lĩnh vực kinh doanh :
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu Nhựa đường nhựa đường đặc nóng 60/70, nhựa đường nhũ tương, nhựa đường polime, nhựa đường lỏng (MC)... và các sản phẩm dẫn xuất từ nhựa đường ,các sản phẩm khác thuộc lĩnh vực Nhựa đường;
- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực Nhựa đường: vận tải thuê, cho thuê kho bãi, pha chế thuê, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex là đơn vị kinh doanh các sản phẩm nhựa đường đặc nóng dạng xá đầu tiên tại Việt Nam, đồng thời cung cấp các loại nhựa đường đóng phuy, nhựa đường MC, nhựa đường nhũ tương và đang triển khai nghiên cứu cung cấp sản phẩm nhựa đường polyme.
Ra đời và kinh doanh trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các hãng nhựa đường của các nước phát triển từ Mỹ, Anh, Pháp... có bề dày kinh nghiệm và nguồn lực. Vượt qua những trở ngại, Petrolimex Asphalt đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Hiện Petrolimex Asphalt chiếm hơn 30% thị phần trong nước và luôn đạt và vượt các chỉ tiêu quan trọng. Với sản lượng bán ra trên 100.000 tấn nhựa đường hàng năm và luôn luôn đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước từ 25-30%, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đã trở thành một trong những nhà cung cấp nhựa đường lớn nhất cả nước và thực sự khẳng định thương hiệu nhựa đường PETROLIMEX- PLC.Hơn nữa thu nhập bình quân đầu người năm đạt 6.800.000 đồng tăng 15% so với cùng kì năm 2008 tăng khoảng 25% so với năm 2006, đời sống của CBCNV Công ty không ngừng được nâng cao. Tất cả các lĩnh vực từ: Công tác nhân sự, Công tác đầu tư – XDCB…của Công ty cũng không ngừng được mở rộng phù hợp với sự lớn mạnh của Công ty.
1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
1.1.2.1 Mô hình tổ chức
1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành
Công ty mẹ:
Công ty mẹ vừa thực hiện hoạt động đầu tư tài chính vào các Công ty con, các công ty liên kết và các doanh nghiệp khác; vừa trực tiếp tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng Dầu mỡ nhờn và các lĩnh vực khác; không trực tiếp kinh doanh lĩnh vực Nhựa đường và Hóa chất.
Hội đồng quản trị công ty là cơ quan quản lý do Đại hội cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đich, quyến lợi của công ty, có quyền và nghĩa vụ giám sát tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty.
Hội đồng quản trị Công ty mẹ gồm 5 thành viên : 1 chủ tịch HĐQT và 4 thành viên, trong đó có 1 thành viên độc lập không diều hành. Cả 5 thành viên HĐQT đều được đào tạo cấp bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Chủ tịch HĐQT : Ông Nguyễn Văn Đức
Ủy viên HĐQT :
Ông Vũ Văn Chiến
Ông Nguyễn Thanh Sơn
Ông Hà Thanh Tuấn
Ông Nguyễn Quang Tuấn
Ban Lãnh đạo Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
* Chủ tịch : Ông Vũ Văn Chiến
Chủ tịch công ty: là người đại diện của Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex -PLC để quản lý Công ty và chịu trách nhiệm trước Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex -PLC về sự phát triển của Công ty theo các mục tiêu được PLC giao. Quyền hạn và nghĩa vụ của Chủ tịch công ty được quy định trong Điều lệ công ty.
* Giám đốc : Ông Vũ Văn Chiến
Giám đốc công ty: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex -PLC, Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Giám đốc công ty được quy định trong Điều lệ công ty.
* Phó Giám đốc :
Ông Nguyễn Xuân Thắng
Ông Trương Văn Sinh
Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi giám đốc vắng mặt, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật về các quyết định của mình .
Các phòng nghiệp vụ Công ty:
* Phòng Tổ chức hành chính
Tham mứu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, tổ chức bộ máy, cán bộ; tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, an toàn- bảo hộ lao động; thực hiện chế độ chính sách với người lao động, pháp chế, kiểm tra, quản trị hành chính văn phòng Công ty...
* Phòng Tài chính Kế tóan
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tài chính, công tác Kế toán trên phạm vi toàn Công ty.
* Phòng Kỹ thuật
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn hàng năm về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất, quản lý kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trường, quản lý các định mức kinh tế- kỹ thuật
* Phòng Đảm bảo nhựa đường
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyến khẩu nguyên vật liệu, bao bì nhựa đường và các sản phẩm liên quan đến nhựa đường, quản lý các phòng thí nghiệm, phối thực hiện kiểm tra chất lượng các loại nhựa đường; phối thực hiện quản trị chất lượng nhựa đường, công tác xây dựng, đánh giá áp dụng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế.
* Phòng Kinh doanh nhựa đường
Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh nhựa đường theo nhóm sản phẩm, theo nhóm khách hàng, theo khu vực địa lý.
- Xây dựng danh mục các sản phẩm, hàng hóa kinh doanh nhựa đường.
- Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nhựa đường hàng năm.
- Xây dựng trình duyệt và tổ chức thực hiện cơ chế kinh doanh nhựa đường tại công ty và các chi nhánh.
- Tổ chức thực hiện nhập khẩu và phân phối nhựa đường.
* Phòng Thị trường
- Tìm kiếm nguồn hàng nhựa đường và các sản phẩm khác có liên quan.
- Phát triển thị trường nội địa theo chiến lược của công ty
- Tham mưu đề xuất cho Giám đốc, hỗ trợ các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thì trường, lập kế hoạch , tiến hành các hoạt động kinh doanh.
Các đơn vị trực thuộc Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
* Các Chi nhánh Nhựa đường : có chức năng trực tiếp tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh Nhựa đường tại các thị trường được phân công, bao gồm
Các chi nhánh
Chi nhánh Nhựa đường Hải Phòng
Chi nhánh Nhựa đường Đà Nẵng
Chi nhánh Nhựa đường Bình Định
Chi nhánh Nhựa đường Cần Thơ
Chi nhánh Nhựa đường Cần thơ
Giám đốc chi nhánh
Ông Tạ Trường Sơn
Ông Trương Văn Sinh
Ông Nguyễn Sỹ Dũng
Ông Lê Minh Tổng
Ông Nguyễn Quốc Hưng
Địa chỉ
Số 1 Hùng Vương- phường Sở Dầu- quận Hồng Bàng- TP.Hải Phòng
Tầng 2, tòa nhà VITACO, lô 12-13 B4, đường Ngô Quyền, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, tp Đà Nẵng
số 2, đường Phan Chu Trinh, quận Hải cảng, tp. Bình Định
Số 15 đường Lê Duẩn - phường Bến Nghé - quận I – TP. Hồ Chí Minh
Đường trục chính Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, tp Cần Thơ
Số ĐT
031 3540104
05113 932 889
056. 893 206
08 8230221, 08 8221335
0710 761 092
Fax
031 3540581
05113 932 575
056. 892 853
08 8295113
0710 762 267
* Các Kho Nhựa đường: có chức năng tổ chức thực hiện các hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn hàng cho ngành hàng Nhựa đường; các hoạt động quản lý, khai thác sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên vật liệu, vật tư, công cụ lao động và lao động tại kho.
Các kho Nhựa đường
KHO NHỰA ĐƯỜNG THƯỢNG LÝ – HẢI PHÒNG
KHO NHỰA ĐƯỜNG NẠI HIÊN - ĐÀ NẴNG
KHO NHỰA ĐƯỜNG QUY NHƠN – BÌNH ĐỊNH
KHO NHỰA ĐƯỜNG NHÀ BÈ - TP.HCM
KHO NHỰA ĐƯỜNG TRÀ NÓC – TP. CẦN THƠ
Trưởng kho
Ông Lê Văn Sửu
Ông Châu Hà Phương
Ông Dương Quốc Hùng
Ông Trần Quốc Hoàng
Ông Lưu Triệu Lương
Địa chỉ
Số 1 đường Hùng Vương - phường Sở Dầu - quận Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.
Đường 2/9 - quận Hải Châu - thành phố Đà Nẵng.
Số 2 phố Phan Chu Trinh - quận Hải Cảng - thành phố Quy Nhơn
Khu phố 6 - Kho dầu B, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Đường trục chính Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, tp Cần Thơ.
Số ĐT
031 850842
0511 631959
056 894 206
08 8738728
071 842 348
Fax
031 540233
0511 612131
056 894 207
08 7810312
071 842 550
1.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex có 05 Kho Nhựa đường tại TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, TP. Quy Nhơn, TP. Hồ Chí Minh, TP. Cần Thơ,... có tổng sức chứa gần 17.000 m3, tấn; với hệ thống công nghệ hiện đại, tự động hóa cao đảm bảo việc tiếp nhận, tồn trữ, bảo quản và xuất cấp nhựa đường đặc nóng, dạng xá, dạng phuy đáp ứng nhu cầu khách hàng trên toàn quốc. Lực lượng phương tiện vận tải nhựa đường đặc nóng chuyên dụng với 37 xe bồn, mỗi xe có trọng tải trên 10 tấn, có hệ thống gia nhiệt, bảo ôn theo Tiêu chuẩn ngành, sử dụng để vận chuyển nhựa đường đặc nóng từ kho của Công ty tới tận các trạm trộn bê tông asphalt, tận chân các công trình của khách hàng. Công ty đã nhận thức được rằng để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, nâng cao khả năng cung cấp Nhựa đường cũng như khả năng cạnh tranh, cần phải có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Đến thời điểm hiện nay, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đã có hệ thông cơ sở vật chất kỹ thuật với quy mô tương đối rộng, phân bố hợp lý tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
Bảng 1.1: Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị ở các Kho nhựa đường của công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Kho nhựa đường
Thượng Lý
TP.Hải Phòng
Nại Hiên – TP. Đà Nẵng
Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định
Nhà Bè - TP. Hồ Chí Minh
Trà Nóc - TP Cần Thơ
Tổng diện tích
10.000 m2
6.000 m2
5.000 m2
12.000 m2
10.000 m2
Cầu cảng(tiếp nhận tàu)
1.500 DWT - 3.000 DWT.
1.500 DWT
1.500 DWT - 3.000 DWT
.500 DWT - 7.000 DWT
1.500 DWT - 5.000 DWT
Bể chứa nhựa đường
02 bể x 1.500m3/bể; 04 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 3.100 m3
03 bể x 750 m3/bể; 02 bể x 25 m3/bể;tổng sức chứa 2.300 m3
02 bể x 1.500 m3/bể; 02 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 3050 m3.
02 bể x 1.500 m3/bể; 01 bể x 2.600 m3; 04 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 5.700 m3.
01 bể x 2600 m3; 01 bể x 100 m3; 02 bể x 25 m3/bể; tổng sức chứa 2.750 m3
Dây chuyền đóng rót nhựa đường phuy
50 MT/ca sản xuất
50 MT/ca sản xuất
50 MT/ca sản xuất
50 MT/ca sản xuất
50 MT/ca sản xuất
Dây chuyền xuất ô tô xitec/xe bồn
Trang bị
Trang bị
Trang bị
Trang bị
Trang bị
Xe ô tô xitec/xe bồn
09 xe : 03xe x 14 m3/cái; 06 xe x10m3/cái.
07 cái x 10 m3/cái
02 cái x 10 m3/cái
12 cái x 10 m3/cái
04 cái x 10 m3/cái
Lò gia nhiệt (công suất)
1.000.000 cal/h.
800.000 cal/h.
800.000 cal/h
1.500.000 cal/h.
800.000 cal/h.
Nguồn:
1.1.4 Vốn sản xuất kinh doanh của công ty
Tại thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ của công ty là 50.000.000.000 VNĐ (Năm mươi tỷ đồng Việt Nam). Đến hết ngày 31/12/2009 tồng nguồn vốn của Công ty là trên 529 tỷ đồng.
Bảng 1.2: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÀN
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Đơn vị tính: 1000VND
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM2009
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
TÀI SẢN
265,004,721
100.00
261,887,482
100.00
529,651,955
100.00
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN
251,728,864
94.99
241,042,674
92.04
501,095,188
94.61
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
28,401,447
10.72
41,791,483
15.96
36,546,838
6.90
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
182,375,547
68.82
1,276,898
0.49
186,198,893
35.15
3. Hàng tồn kho
40,062,150
15.12
67,325,832
25.71
82,034,753
15.49
4. Tài sản ngắn hạn khác
889,718
0.34
4,226,541
1.61
196,314,703
37.06
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
13,264,891
5.01
20,844,808
7.96
28,556,767
5.39
.1Tài sản cố định
13,253,925
5.00
18,444,808
7.04
28,556,767
5.39
2. Tài sản dài hạn khác
10,966
0.00
2,400,000
0.92
0
0.00
NGUỒN VỐN
265,004,721
100.00
261,887,482
100.00
529,651,955
100.00
A. NỢ PHẢI TRẢ
203,745,293
76.88
189,785,350
72.47
441,420,086
83.34
1. Nợ ngắn hạn
203,745,293
76.88
189,724,638
72.45
441,281,034
83.32
2. Nợ dài hạn
0
0.00
60,712
0.02
139,051
0.03
B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
61,259,428
23.12
72,102,132
27.53
88,231,869
16.66
1. Vốn chủ sở hữu
61,078,727
23.05
71,571,411
27.33
87,567,236
16.53
2. Nguồn kinh phí và các quỹ khác
180,700,819
68.19
530,721
0.20
664,633
0.13
Nguồn: Số liệu công ty TNHH Nhựa đườn Petrolimex và tính toán của tác giả
Từ số liệu trên dễ dàng nhận ra rằng Công ty có tỷ trọng vốn lưu động rất lớn cao nhất là năm 2009 với 83,34% và thấp nhất cũng là 72,47 % vào năm 2008 đó là một đặc trưng của công ty thương mại. Do sản phẩm nhựa đường được nhập từ nước ngoài về hầu như được trực tiếp đưa đến nơi khách hàng cần, nên cơ cấu tài sản cố định bao gồm kho hàng, phương tiện vận chuyển, dây chuyền kỹ thuật…chiếm tỷ lệ rất nhỏ từ 5-8% mỗi năm trong cơ cấu tài sản. Thay vào đó là nguồn tài sản ngắn hạn do nguồn vốn chủ yếu tập trung vào hoạt động kinh doanh nhựa đường.
1.1.5 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Để phù hợp với mô hình mới, cơ cấu tổ chức Công ty cũng thay đổi lại cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh mới của Công ty, nguồn nhân lực Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex được thành lập dựa trên cơ sở chuyển giao toàn bộ cán bộ công nhân viên thực hiện kinh doanh Nhựa đường sang.
Bảng 1.3 : Cơ cấu trình độ nhân lực Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex năm 2009
Chỉ tiêu
Số lượng ( người)
Tỷ lệ ( %)
Nam
132
75,43
Nữ
43
24,57
Trên ĐH
17
9,7
Đại học
86
49,14
Cao đẳng, Trung cấp
36
20,57
Công nhân kỹ thuật
46
26,28
Tổng
175
100%
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công Ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tổng số CBCNV là 175 người, chỉ tăng 20 người so với năm 2006 nhưng hoạt động thực sự hiệu quả. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 6.800.000 đồng tăng 15% so với cùng kì năm 2008 tăng khoảng 25% so với năm 2006. Nguồn nhân lực của công ty có trình độ cao, trong đó trình độ Đại học chiến đến 49,14%, ngoài ra còn có 9,7% nguồn nhân lực có trình độ trên đại học, chủ yếu là được đào tạo rất chuyên nghiệp về quản trị kinh doanh. Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex luôn đánh giá cao năng lực trí tuệ cũng như đạo đức của các cán bộ, công nhân viên trong công ty. Điều này là một lợi thế của công ty trong quá trình phát triển.
1.2. Đặc điểm về sản phẩm nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
Nhựa đường: là sản phẩm của công nghiêp lọc, hóa dầu; trạng thái tự nhiên có dạng đặc quánh màu đen.
Công dụng
- Sử dụng sản xuất bê tông nhựa đường ( bê tông asphalt), dùng làm lớp áo cho mặt đường bộ, sân bay và bến bãi.
- Sử dụng sản xuât nhũ tương nhựa đường (emulsion), nhựa đường lỏng ( cut back ), để làm lớp lót giữa các bề mặt nền móng trước khi rải thảm bê tông nhựa.
- Sản xuất hỗn hợp chất kết dính trong duy tu, bảo dưỡng đường bộ.
- Sử dụng chế tạo lớp chèn khe biến dạng mặt đường và các công trình xây dựng cầu, nhà ở.
- Sử dụng sản xuất vật liệu cách nước, chống thấm trong công nghiệp
Phân loại nhựa đường tại Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
- Nhựa đường đặc nóng: được gia nhiệt ở nhiệt độ 120oC đến 145oC, được vận chuyển dưới dạng xá (lỏng).
- Nhựa đường đặc: được chứa trong thùng phuy, trong bao polymer ở nhiệt độ môi trường. Khi sử dụng phải đun nóng chảy để trở về trạng thái lỏng sau đó lấy ra khỏi phuy và đưa vào trạm trộn bê tông asphalt.
- Nhựa đường MC, nhựa đường nhũ tương, nhựa đường polymer,…: là các chế phẩm của nhựa đường ở dạng lỏng, được chứa trong các thùng phuy hoặc vận chuyển bằng xe bồn, ISO tank.
Đối với nhựa đường đặc nóng, dạng xá:
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex trực tiếp nhập khẩu các loại nhựa đường đặc nóng, dạng xá có nhiệt độ bảo quản từ 120oC đến 145oC. Nhựa đường đặc nóng, dạng xá ở nhiệt độ 120oC đến 145oC được bảo quản trong suốt quá trình tồn chứa tại Kho của Công ty và vận chuyển bằng xe bồn đến các trạm trộn của khách hàng. Thông thường Công ty giao nhựa đường đặc nóng cho khách hàng ở nhiệt độ 120oC đến 145oC. Sản lượng nhựa đường đặc nóng, dạng xá chiếm gần 80% tổng sản lượng nhựa đường xuất bán hàng năm.
Nhựa đường đặc nóng, dạng xá, đầu vào của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex được nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nổi tiếng của nước ngoài.
Đối với nhựa đường phuy, các chế phẩm khác của nhựa đường:
Nhựa đường đóng trong phuy được Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đóng rót trực tiếp từ nhựa đường đặc nóng, dạng xá và làm nguội đến nhiệt độ môi trường. Các phuy nhựa đường này được tồn trữ trong kho và xuất bán cho khách hàng.
Nhựa đường đóng phuy còn được Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex trực tiếp nhập khẩu từ các nhà cung cấp nổi tiếng của nước ngoài và cung cấp cho khách hàng. Nhựa đường phuy chiếm 10-13% tổng sản lượng nhựa đường của Công ty.
Các chế phẩm còn lại: nhựa đường MC, nhựa đường nhũ tương CRS chiếm khoảng 7-10% tổng sản lượng nhựa đường xuất bán hàng năm.
Các chế phẩm nhựa đường MC: Công ty trực tiếp sản xuất, pha chế tại các Kho nhựa đường và xuất bán cho khách hàng dưới 2 dạng: vận chuyển bằng xe bồn (hàng xá) và đóng trong phuy thép 200 lít.
Các chế phẩm nhựa đường nhũ tương CRS: Công ty mua của các nhà cung cấp khác trong nước bằng xe bồn (dạng xá) sau đó xuất bán thẳng cho khách hàng. Hiện nay Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đang chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất nhũ tương tại kho Nhựa đường Thượng Lý để cung cấp cho khách hàng.
1.3. Tổng quan về tiêu thụ Nhựa đường ở Việt Nam hiện nay.
Nhựa đường là một sản phẩm thu được từ quá trình chưng cất dầu thô, hiện nay VN chưa sản xuất được nên 100% phải nhập khẩu. Chiếm tới 30- 40% giá trị của công trình, nhựa đường là loại vật liệu được ví như “cái áo” thể hiện chất lượng của con đường. Chất lượng của mặt đường ảnh hưởng rất lớn đến lượng khai thác đường, điều kiện chạy xe an toàn, êm thuận và nhanh chóng. Chất lượng của mặt đường cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận doanh, đến niên hạn sử dụng của mặt đường. Ở Việt Nam mặt đường láng nhựa lần đầu tiên xuất hiện theo công nghệ của Pháp, áp dụng cho các đường phố Hà Nội, Sài Gòn vào khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó công nghệ mặt đường thấm nhựa cũng đã được áp dụng tại Việt Nam. Loại kết cấu mặ đường bê tông nhựa được áp dụng tại Việt Nam vào trước những năm 1970 ở khu vực phía Nam và sau 1975 ở khu vực phía Bắc. Thời gian phát triển mạnh công nghệ bê tông nhựa được tính từ sau năm 1995 trên phạm vi toàn quốc.
Bảng 1.4 Tỷ trọng đường nhựa và bê tông nhựa ở Việt Nam năm 2008 so với năm 2000
Năm
2000
2008
Đường bộ
Tổng (km)
Nhựa và bê tông nhựa (km)
%
Tồng (km)
Nhựa và bê tông nhựa
(km)
%
204.981
21.806
10,6
222.179
42.167
19
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam và tính toán của tác giả
Có thể nhận thấy rằng hệ thống đường bộ của Việt Nam được chú trọng mở rộng, đường xá cũng được nâng cấp, tỷ lệ đường được trải nhựa năm 2000 là 10,6% đến năm 2008 là 19%, về chiều dài thì đã tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đường xấu, đường chưa được quy hoạch và trải nhựa để phục vụ nhu cầu giao thông vận tải một cách tốt nhât.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới và Việt Nam quy định sử dụng nhựa đường theo tính chất xây dựng, gồm ba loại đó là nhựa đường đặc, nhựa đường lỏng (cut back) và nhựa đường nhũ tương (emulsion)
Nhựa đường đặc (nhựa đường 60/70) là loại nhựa đường được sử dụng thi công chủ yếu xây dựng đường bộ ở Việt Nam.
Bảng 1.5: Chỉ tiêu đặc trưng qui định của nhựa đường đặc 60/70 sử dụng thi công đường bộ Việt Nam
ChØ tiªu
Ph¬ng ph¸p ASTM
Giíi h¹n
§é kim lón ë 25ºC (0,1 mm).
Penetration at 25ºC , 0.1 mm.
D - 5
60 -70
§é kÐo dai ë 25 °C (Cm).
Ductility at 25 °C , Cm.
D - 113
100 Min
NhiÖt ®é b¾t löa (°C).
Flash point , °C.
D - 92
230 Min
Tæn thÊt ë nhiÖt ®é 163 °C (% träng lîng).
Loss on heating at 163 °C , % wt.
D - 6
0.5 Max
NhiÖt ®é ho¸ mÒm - Ph¬ng ph¸p vßng bi (°C).
Softening point-Ring and Ball method ,°C.
D - 36
46 – 55
§é hoµ tan trong trichloroethylene ( % träng lîng ). Solubility in trichloroethylene , % wt.
D - 2042
99,0 Min
Tû träng ë 25 °C (G/cm3).
Specific gravity at 25 °C , g/cm3.
D - 70
1,00 - 1,05
§é kim lón cña phÇn cßn l¹i sau khi ®èt nãng (% so víi ban ®Çu). Penetration of residue after loss on heating, % of origin.
D-6/D-5
75 Min
§é dÝnh b¸m víi ®¸ v«i .
Coating criteria.
22TCN 63-84
§¹t yªu cÇu
Nguồn: Tiêu chuẩn vật liệu nhựa đường đặc 22TCN 279-01 của Bộ Giao thông vận tải
Lượng nhựa đường tiêu thụ tại Việt Nam qua các năm đều tăng lên, có xu hướng tăng khá ổn định và đồng đều ở các thị trường Bắc, Trung, Nam (bảng 1.6)
Bảng 1.6 : Nhựa đường tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
Đơn vị tính: tấn
Năm
2006
2007
2008
2009
Tæng
369.500
386.000
398.000
425.700
N§ phuy
125.000
117.000
12.000
133.000
N§ nãng
253.500
265.000
276.00
298.000
MiÒn B¾c
129.500
140.000
150.000
155.000
N§ phuy
49.500
50.000
50.000
50.000
N§ nãng
80.000
93.000
100.000
105.000
MiÒn Trung
110.000
120.000
135.000
141.000
N§ phuy
45.000
47.000
484.000
51.000
N§ nãng
65.000
75.000
85.000
90.000
MiÒn Nam
130.000
140.000
145.000
155.000
N§ phuy
40.000
40.000
40.000
40.000
N§ nãng
90.000
106.000
105.000
115.000
Nguồn: Phòng kinh doanh nhựa đường Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Hoạt động kinh doanh Nhựa đường đã đem lại lợi ích khá cao cho các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này.Trước đây, ở Việt Nam các nhà cung ứng mặt hàng nhựa đường chủ yếu là các công ty nước ngoài như Sell, Caltex, ExxonMobil…Tuy nhiên, thị phần sản phẩm nhựa đường hiện nay được phân chia đều giữa các doanh nghiệp trong nước và c._.ác doanh nghiệp nước ngoài với tỷ lê 50:50. Các doanh nghiệp cung ứng nhựa đường trong nước có tốc độ tăng trưởng khá cao.
Về thị trường nhập khẩu: Singapore là một trong những thị trường chính cung cấp nhựa đường cho Việt Nam với sản lượng hàng tháng khá cao và đều đặn.Nhập khẩu từ Thái Lan cũng có xu hướng tăng lên. Đáng chú ý, trong tháng 5/09, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nhựa đường từ thị trường Tiểu Vương Quốc ả Rập Thống nhất (UEA) nhưng với số lượng không nhiều.
Nhựa đường dạng lỏng cấp độ 60/70 luôn là chủng loại có lượng nhập khẩu cao hàng tháng so với các chủng loại khác. Theo số liệu thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, đạt 136 nghìn tấn tương đương với 48,2 triệu USD, tăng 73% về lượng và 45% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Lượng nhập khẩu nhựa đường dạng lỏng từ một số thị trường chính trong 6 tháng đầu năm đều tăng khá mạnh. Trong đó, lượng nhập khẩu từ Đài Loan có sự tăng trưởng mạnh nhất tăng 84%, từ Singapore tăng 73%. Ngược lại từ thị trường truyền thống là Thái Lan lại giảm khá mạnh, giảm 10,7% về lượng và 23,7% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2008.
Bảng 1.7: Thị trường cung cấp nhựa đường cấp độ 60/70 dạng lỏng cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
Thị trường
6 tháng đầu năm 2009
% so 6 tháng đầu năm 2008
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Giá (USD/tấn)
Lượng
Trị giá
Giá
Singapore
79.399
27.938.327
352
73,33
44,14
-16,84
Thái Lan
20.902
7.577.913
363
-10,76
-23,75
-14,56
Đài Loan
17.346
6.259.135
361
84,51
61,22
-12,62
Hàn Quốc
10.937
3.873.036
354
Malaysia
7.577
2.624.883
346
Nguồn: Số liệu Hải quan Việt Nam
Có 10 công ty tham gia vào nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 từ thị trường Singapore trong 4 tháng năm 2009. Đứng đầu về đạt sản lượng cao là Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex, đạt 23,1 nghìn tấn với trị giá 7,6 triệu USD, tăng 70% về lượng và 41% về kim ngạch. Công ty Shell Việt Nam TNHH luôn đứng đầu về sản lượng nhập khẩu nhưng trong 4 tháng đầu năm 2009 lại đứng thứ 2 với 22,3 nghìn tấn, trị giá 7,88 triệu USD, tăng 3,2% về lượng nhưng giảm 20% về trị giá. Đạt mức tăng trưởng mạnh nhất là Công ty TNHH cung ứng nhựa đường, tăng 104,8% về lượng và 97% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NHỰA ĐƯỜNG CỦA CÔNG TY TNHH NHỰA ĐƯỜNG PETROLIMEX
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex.
2.1.1 Môi trường vĩ mô
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex chính thức đi vào hoạt động ngày 1/3/2006 đến nay, đó là thời kỳ có rất nhiều biến động về môi trường kinh tế, môi trường văn hóa xã hội, môi trường chính trị luật pháp, môi trường công nghệ…Đó là các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và của công ty nói riêng. Để có thể phát triển vững chắc, công ty phải tiên liệu và thích ứng với các nhân tố luôn luôn biến động và ngoài khả năng kiểm soát này. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô cho thấy được những cơ hội sẽ xuất hiện mà Công ty có thể nắm bắt, cũng như những nguy cơ có thế sảy đến để từ đó tìm cách đối phó hợp lý nhất.
2.1.1.1 Môi trường kinh tế
Nền kinh tế nước ta đã và đang từng bước hội nhập và phát triển theo xu thế chung của khu vực và thể giới. Từ khi kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp có cơ hội khơi dậy và phát triển mọi tiếm năng thế mạnh của mình. Với những kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động kinh doanh khi còn thuộc Công ty CP Hóa Dầu Petrolimex, đội ngũ cán bộ và nhân viên Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex đã vượt khó đi lên, vượt qua những khó khăn của môi trường kinh tế đem lại.
Trong cuối năm 2007, năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra một cách sâu và rộng trên thế giới tác động tiêu cực đến khả năng cung cấp và giá Nhựa đường đầu vào cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Nhà nước có chính sách tập trung lực lượng vào các công trình trọng điểm, trì hoãn một số dự án và công trình khiến nhu cầu về nguyên vật liệu xây dựng nói chung và Nhựa đường nói riêng có xu hướng giảm mạnh. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra được liên tục và ổn định, Công ty luôn tạo uy tín với các nhà cung cấp lớn và tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp mới dựa trên mục tiêu: Chất lượng tốt, khối lượng cung ứng ổn định, giá cả cạnh tranh. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn cần một lượng vốn rất lớn và thường được huy động từ nguồn vốn tín dụng. Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn khi các chính sách kiềm chế lạm phát của Nhà nước đã khiến doanh nghiệp trở nên khó tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn với chi phí rất cao, tuy nghiên Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex cũng thấy đây là lúc cần cơ cầu lại nguồn vốn theo hướng giảm sự phụ thuơcj vào các nguồn vốn vay. Mặt khác, rủi ro tín dụng cón đến từ nguy cơ khách hàng của Công ty giảm hoặc mất khả năng thanh toán.Cũng trong thời gian này, lạm phát chạm ngưỡng 20% đẩy giá các sản phẩm nhựa đường , vỏ phuy, thùng chứa… tăng cao, sự cạnh tranh ngày càng gay ngắt với các doanh nghiệp lớn Quốc tế và trong nước đã có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam.Sang đến năm 2009, tăng trưởng khoảng 5,5%, lạm phát khoảng 8%, cán cân thương mại, cán cân vãng lai được cải thiện so với năm 2008… tình hình kinh tế đã dần ổn định và phục hồi trở lại, các gói kích cầu của chình phủ đem lại hiệu quả, điều này ảnh hưởng tới nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa đường và kết quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên với năng lực cạnh tranh, uy tín thương hiệu Petrolimex, nhân tố con người, hiểu biết môi trường kinh doanh Việt Nam,… Công ty đã có những chiến lược đúng đắn đẩy mạnh hoạt động quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Biểu đồ 2.1: Tình hình lạm phát, tăng trưởng GDP và ICOR qua các năm.
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex luôn phải sử dụng USD để thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu Nguyên vật liệu cho nên những biến động của tỷ giá ( Đặc biệt là USD/VND) và nguồn cung ngoại tệ có thể ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện diễn biến tỷ giá VND/USD từ năm 1999 đến 2008
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trên biểu đồ chỉ ra rằng tỷ giá luôn biến động, không ổn định và phụ thuộc nhiều vào tỷ giá của USD trên thế giới, vì vậy Công ty luôn xem xét và sử dụng các công cụ tài chính khi cần thiết để hạn chế rủi ro này tại những thời điểm thích hợp.
2.1.1.2 Môi trường văn hóa, xã hội.
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex là một doanh nghiệp nhà nước, sự phát triển gắn bó chặt chẽ với quá trình thay đổi và phát triển đất nước, do đó chịu tác động mạnh của các yếu tố văn hóa, xã hội so với các công ty khác. Nhưa các khoản đóng góp cho chính sách xã hội, cứu trợ thiên tai bão lụt, trách nhiệm xây dựng địa bàn cơ sỏ , chăm lo nhiều đến đời sông nhân viên và đời sống nhân dân trong phạm ci kinh doanh của mình.
Đối với nền văn hóa xã hội trong nước, Việt Nam là nước có nền văn hóa lâu đời , tuy nhiên trong quá trình hội nhập trên nền kinh tế thế giới nên nền văn hóa Việt Nam cũng có nhiều thay đổi đáng kể như cách ăn ở, lối sống,…Đồng thời với mức sống ngày càng được cải thiện và thu nhập bình quân ngày càng tănglàm cho nhu cầu về đường sá đi lại cũng đòi hỏi phải đa dạng và phong phú về qui mô, chất lượng,… cũng như những kiến thức về chất lượng công trình xã hội ngày càng cao hơn do đó ngành xây dựng nói chung và công ty nói riêng phải nắm bắt được những vấn đề này để có biện pháp cải thiện công ty đáp ứng được những yêu cầu này.
2.1.1.3 Môi trường chính trị pháp luật
Việt Nam là một nước có tình hình chính trị tương đối ổn đinh, tạo ra sự an tâm làm ăn cho các doanh ngiệp trong và ngoài nước. Đây cũng là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển quan hệ hợp tác làm ăn của các doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước.
Về pháp luật, trong những năm qua, Quốc Hội đã ban hành nhiều bộ luật mà cụ thể nhất là bộ luật doanh nghiệp nhà nước, luật đầu tư nước ngoài. Và sắp tới sẽ sữa đổi luật doanh nghiệp sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế cả nước và phù hợp với quá trình phát triển và hoà nhập kinh tế thế giới. Ngoài ra nước ta còn ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước trên thế giới.
2.1.1.4 Điều kiện tự nhiên
Việt Nam có diện tích 331.688 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thuỷ. Địa thế có những đồi và những núi đầy rừng, trong khi đất phẳng che phủ khoảng ít hơn 20%. Núi rừng chiếm độ 40%, đồi 40%, và độ che phủ khoảng 75%. Miền Bắc gồm có cao nguyên và vùng châu thổ sông Hồng; miền Trung là phần đất thấp ven biển, những cao nguyên theo dãy Trường Sơn, và miền Nam là vùng châu thổ Cửu Long. Hệ thống giao thông chủ yếu là đường bộ gồm các quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,… mạng lưới đường bộ nước ta tính đến năm 2000 có tổng chiều dài 210447 km, đường nông thôn 169005 km, đường đô thị 3211 km, về chất lượng: còn nhiều đường hẹp và xấu, chưa xây dựng theo đúng yêu cầu. Nhìn chung hệ thống đường bộ còn bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân. Đồng thời khu vực miền Trung thường xuyên xảy ra thiên tai lụt lội gây cản trở cho quá trình phát triển kinh tế. Nhựa đường được coi là ngành hàng thiết yếu phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
2.1.1.5 Môi trường công nghệ
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học và công nghệ cũng như thiết bị chuyên dùng, công nghệ thông tin tiên tiến, đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Việc áp dụng các loại máy móc các thiết bị hiện đại vào các hoạt động kinh doanh có những kết quả đáng kể trong việc tiết kiệm chi phí, nhân công lao động , rút ngắn thời gian thi công , tiết kiệm nguyên vật liệu do đó nâng cao chất lượng, hiệu quả cũng như khả năng cạnh tranh cho Công ty.
Kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh của công ty trong đó phải kể đên là công nghệ thông tin và Internet.Với đặc thù kinh doanh không chỉ giới hạn trên một địa bàn nhỏ mà là trên toàn bộ đất nước, với năm chi nhánh và năm kho nhựa đường phân bố ở các khu vực khác nhau, Internet trở thành công cụ kết nối các thành viên trong công ty một cách nhanh chóng thuận tiện, với chí phí thấp. Công ty có thể triển khai các chương trình mua và bán hàng trên mạng, giới thiệu và quảng cáo thông tin hàng hoá và dịch vụ trên mạng, cho phép công ty thực hiện việc mở rộng thị trường và bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho sự lựa chọn và mua hàng ngay tại địa chỉ khách hàng.
2.1.2 Môi trường vi mô
Sản phẩm nhựa đường có những đặc trưng riêng do tính chất công dụng, ứng dụng của nó trong thực tế, vì vậy khách hàng, nhà cung cấp, các trung gian phân phối… của Công ty TNHH Nhựa đường cũng mang những đặc trưng riêng của ngành hàng.
2.1.2.1 Khách hàng của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhựa đường hầu hết là khách hàng công nghiệp,số lượng khách hàng thường ít hơn nhiều lần nhưng khối lượng hàng hóa được mua lại thường rất lớn và giá trị mỗi thương vụ thường cao hoặc rất cao, do đó công ty luôn duy trì mỗi quan hệ làm ăn lâu dài với họ.
Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex có hệ thống khách hàng truyền thống là các công ty, tổng công ty thuộc Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng; các công ty công trình giao thông của các tỉnh, thành phố; các nhà thầu quốc tế; các công ty TNHH, các công ty cổ phẩn và các doanh nghiệp tư nhân trên trên cả ba vùng miền của đất nước...
Miền Bắc: Hợp đồng 1 Quốc lộ 5 (Taisei - Rotec J/V), Hợp đồng 2 Quốc lộ 5, dự án nâng cấp Quốc lộ 1 Hà Nội - Dốc Xây (COVEC ), dự án Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (Tổng công ty XD Trường Sơn, Cienco 8, Cienco 1, Cienco 4, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), dự án Quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn (CIENCO 1),dự án Đường 10, dự án Đường 18, …
Miền Trung: Dự án Quốc lộ 1 Vinh - Đông Hà, dự án cải tạo và nâng cấp Đường 14, dự án Quốc lộ 1 Đông Hà - Quảng Ngãi, dự án Quốc lộ 1 Quảng Ngãi – Nha Trang, …
Miền Nam: Dự án Quốc lộ 1 TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ (Cienco 8, Cienco 5…), dự án Quốc lộ 1 R100, R200, R300, dự án Quốc lộ 1A Cần Thơ - Năm Căn (Cienco1), dự án Quốc lộ 61(Khu QLĐB VII), dự án Quốc lộ 80 (Cienco 8), dự án cải tạo và nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất, ...
Ngoài ra, Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex còn phục vụ cung ứng nhựa đường cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng, mở đường mới liên tỉnh, liên quận huyện, liên xã
2.1.2.2 Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chủ yếu là các công ty nước ngoài vì mặt hàng nhựa đường và các vật tư thiết bị phục vụ cho quá trình thi công các công trình GTVT chủ yếu được sản xuất tại nước ngoài. Và được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Đông Nam Á với 7 nhà cung cấp khác nhau. Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 70% sản lượng nhập khẩu của công ty mà chủ yếu là từ Singapore. Việc nhập khẩu chính từ thị trường này giúp sản phẩm của công ty có chất lượng tốt, ổn định và đồng đều. Tuy nhiên thị trường này có những biến động giá lớn và có những thời điểm giá cao gây khó khăn trong việc tiêu thụ.
Bảng 2.1: Thị trường cung cấp nhựa đường 60/70 cho Việt Nam trong 5 tháng năm 2009 ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
Thị trường
T5/09
% so T4/09
5T/09
so 5T/08
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Lượng (tấn)
Trị giá (USD)
Lượng
Trị giá
Singapore
17.037
6.409.943
-39,3
-38,3
109.576
39.020.447
32,6
8,4
Thái Lan
13.152
4.864.360
150,2
165,9
30.541
10.924.394
-45,5
-53,2
Đài Loan
10.219
3.758.038
96,7
99,9
28.295
10.446.382
32,2
22,5
Malaysia
3.250
1.184.422
-22,7
-23,7
23.675
8.307.790
360,1
293,8
UEA
1.501
531.194
Nhật Bản
1.300
487.500
3.146
1.179.824
Iran
1.277
571.326
-48,2
-42,3
6.957
3.021.976
145,9
111,4
Trung Quốc
40
21.110
110
58.045
-50,7
-55,4
Hàn Quốc
11.745
4.130.494
343,2
Nguồn: Số liệu Thống kê hải quan.
Dù thị trường nhập khẩu chính là Singapore, Thái Lan nhưng công ty luôn duy trì mối quan hệ hợp tác với các thị trường khác
2.1.2.3 Đối thủ cạnh tranh
Từ những năm 1975 đến 1994, nhựa đường được cung cấp tại Việt Nam chỉ có một loại hình là nhựa đường phuy. Tính chất loại hình cung cấp còn đơn giản, vốn đầu tư ban đầu không lớn nên lúc đó có nhiều hãng nhựa đường xuất hiện. Trong khoảng thời gian đó đã tồn tại trên 30 nhà cung cấp nhựa đường, và chủ yếu là các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Đến năm 1995, lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước Công ty Hóa dầu Petrolimex đã cải tạo hệ thống kho bể chứa nhựa đường nóng của hãng Esso trước đây tại Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh và trở thành hãng cung cấp nhựa đường nóng đầu tiên. Loại hình cung cấp này có nhiều ưu điểm như công nghệ cung cấp nhựa đường nóng đáp ứng tiến độ thi công công nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường và giảm được giá thành sản phẩm bê tông nhựa cho các nhà thi công, thực tế cho thấy, sẽ giảm từ 8% đến 10% so với việc sử dụng nhựa đường phuy. Ngoài ra loại hình cung cấp này cũng mang lại lợi ích rất lớn đối với nhà cung cấp. Do đó từ năm 1996 trở lại đây có thêm 5 nhà cung cấp nhựa đường nóng, tuy số lượng không nhiều nhưng sản lượng tiêu thụ trong những năm gần đây chiếm quá nửa tổng nhu cầu nhựa đường của thị trường Việt Nam và ngày càng có xu hướng tăng.
Các hãng kinh doanh nhựa đường nóng.
Thị trường kinh doanh nhựa đường nóng có mức độ cạnh tranh rất quyết liệt. Các hãng cung cấp luôn có những chiến lược kinh doanh khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dài hạn của mình..
* Hãng Shell Bitumen Vietnam.
Hãng Sell Bitumen Vietnam, trước đây là đơn vị liên doanh giữa hãng Shell Bitumen và Bộ Giao thông Vận tải, hoạt động kinh doanh nhựa đường nóng từ năm 1996, đến năm 1999 đã sở hữu toàn bộ phần vốn đối tác liên doanh và trở thành đơn vị kinh doanh có 100% vốn đầu tư.
Hãng nổi tiếng rất sớm tại thị trường Việt Nam thông qua mặt hàng nhựa đường phuy do các hãng kinh doanh nhựa đường phuy Việt Nam nhập khẩu( trước năm 1975 ở Việt Nam, Nam trung bộ và sau năm 1975 trên cả ba miền đất nước).Hiện nay hãng có hai kho nhựa đường nóng, một tại Cửa Lò, Nghệ An, một ở Long Thành, Đồng Nai với công suất tổng cộng là 8.000 tấn và thị trường của hãng cũng tập trung tại hai khu vực này.
Lợi thế của hãng là uy tín về chất lượng và thói quen trong tiềm thức sử dụng nguồn nguyên liệu nhựa đường của các nhà thi công, bên cạnh đó là kinh nghiệm quản lý hoạt động ngành hàng của hãng theo lịch sử tồn tại trong nhiều năm qua. Giá bán khá cao do hãng khai thác, tận dụng triệt để các ưu thế về chất lượng, tính quen dùng và thâm nhập thị trường rất nhanh chóng tại niềm Trung và miền Nam, nơi có hệ thống kho bể chứa. Chính sách xúc tiến bán hàng của Shell Bitumen Việt Nam chủ yếu bằng hình thức hỗ trợ nhà thi công du ngoạn tham quan cở sở vật chất tại nơi sản xuất( chủ yếu ở Singapore) và hỗ trợ các biển hiệu, hướng dẫn công tác tại các trạm trộn, công trường thi công.
Nguồn hàng đầu vào của hãng này được mua từ các nước xung quanh khu vực nơi có hãng Shell Bitumen của nước sở tại cung cấp như Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Philipine, … điều này làm giảm được chi phí cước vận tải hàng hóa đầu vào.
* Hãng ADCo (Asphalt Distribution Company).
Công ty cung ứng Nhựa đường ( ADCo) là một công ty 100% vốn nước ngoài thuộc tập đoàn đa quốc gia của Pháp. Hãng ADCo cung cấp nhựa đường nóng từ năm 1996, đây là đơn vị liên doanh giữa Công ty cung ứng nhựa đường Singapore và Công ty xuất nhập khẩu TBGT của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, năng lực tài chính khá mạnh.
Lợi thế cơ bản của họ là khả năng đáp ứng nhu cầu ở hầu hết trung tâm kinh tế trên địa bàn Việt Nam nhờ hệ thống kho bể chứa di động dọc theo bờ biển, ADCo có một kho cố định tại TP Hải Phòng, 3 kho chứa nổi có thể định vị tại các cảng biển, nơi có nhu cầu lớn nhựa đường với công xuất bề chứa tổng cộng 6.100 tấn. Với lợi thể này họ có điều kiện giảm giá bán do giảm được cước phí vận chuyển cung cấp hàng từ kho đến công trình thi công. Chính sách xúc tiến bán hàng của ADCo đa dạng, bên cạnh quan hệ truyền thống giữa nhà cung cấp và các nhà thi công trong ngành giao thông vận tải.
Nguồn đầu vào được hãng khai thác từ các nước nhu vực lân cân như Đài Loan, Singapore, Thái Lan, tuy nhiên, chất lượng hàng thiếu ổn định do đa dạng hóa nguồn hàng( nhập từ nhiều hãng sản xuất khác nhau.) Điểm yếu của họ là chi phí thuê cầu cảng neo đậu kho nổi, bãi chứa hàng đi động khá cao, làm cho chi phí đầu vào tăng.
* Hãng Caltex.
Hãng Caltex cũng là hãng có 100% vốn đầu tư nước ngoài, bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1998, năng lực tài chính khá mạnh.
Về sản phẩm, trước đây các công trình thi công lớn khu vực phía Bắc ít chấp nhận từ nguồn cung cấp của hãng do chất lượng ở mức vừa phải, dần dần do kinh nghiệm trong thi công, nguồn nhựa đường này cũng được sử dụng phổ biến. Do yếu tố về chất lượng sản phẩm, giá bán của hãng thường ở mặt bằng thấp của thị trường. Hãng Caltex chỉ có một kho bể chứa cố định công suất 4.500 tấn tại TP Hải Phòng, với tính chất của loại hình cung cấp nhựa đường nóng, họ dồn toàn bộ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhựa đường khu vực phía Bắc. Tận dụng thế mạnh nguồn tài chính với ý chí quyết tâm củng cố , thâm nhậm thị trường, hãng đã áp dụng đa dạng chính sách cơ chế khuyến mãi, trong đó phải kể đến việc giảm giá bán theo khối lượng tiêu thụ trong mỗi công trình thi công, giá được chiết khấu từ 5-10 USD/ Tấn tùy thuộc vào nhu cầu khối lượng mỗi công trình.
Cũng như hãng ADCo, nhựa đường Caltex đa dạng hóa nguồn đầu vào từ các nước lân cận, do đó chất lượng hàng hóa thiếu ổn định, làm ảnh hưởng tới uy tín, mức độ tin tưởng của khách hàng.
* Hãng ExxonMobil.
Đây là hãng kinh doanh nhựa đường nóng được sát nhập từ hãng Exxon và hãng Mobil, hoạt động tại Việt Nam từ năm 2000, sức mạnh cảu họ là nguồn lực tài chính với quy mô đầu tư lớn.
Chất lượng nguồn đảm bảo, ổn định và họ có các chiến lược giá thấp khi tham gia thị trường. Hiện tại ExxonMobil chỉ có một kho tại Long Thành, Đồng Nai, công suất chứa 6.000 tấn, thì trường tập trung ở khu vực miền Nam. Chính sách xúc tiến bán hàng đa dạng thông qua các hính thức hỗ trợ cước phí vận tải, đào tạo, hỗ trợ chi phí các cuộc tham quan nước ngoài và trong nước đối với khách hàng.
* Hãng International Investment Construction Trading Corporation (ICT)
Đây là hãng cung cấp nhựa nóng thuộc Bộ Giao thông Vận tải và ra đời muộn nhất tính đến hết năm 2003 tại thị trường Việt Nam( tháng 9/2003) hãng có năng lực tài chính ở mức trung bình. Hiện nay ICT có 3 tổng kho và 1 tàu chuyên chở nhựa đường lỏng với tổng sản lượng tiêu thụ gần 100.000 tấn/năm tại Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nghệ An. Hãng ngày càng tăng ở khu vực miền Trung và tỷ suất lợi nhuận khá cao. Hãng ICT kinh doanh nhựa đường phuy lâu năm nhưng với lĩnh vực cung cấp nhựa đường nóng, hãng có tư cách là người mới nhập cuộc, chất lượng được coi là tiêu chỉ đảm bảo đầu tiên, nhằm nâng cao uy tín và sự tồn tại lâu dài và chính sách bán giá thấp để thu hút khách hàng trong giai đoạn này. ICT chủ yếu cung cấp cho các công trình khu vực miền Trung. Chính sách xúc tiến bán hàng được triển khai mạnh mẽ như: chính giá giá bán thấp, khuyến mãi giảm giá bằng việc gắn khối lượng tiêu thụ đối với mỗi công trình, thường từ 2-5 USD/ tấn tùy vào mức tiêu thụ tại các công trình.
Nguồn đầu vào chủ yếu từ hãng Esso Singapore, chất lượng ổn định, đảm bảo, tuy nhiên giá đầu vào tại một số thời điểm khá cao nên hãng cũng có chính sách đa dạng hóa nguồn đầu vào từ các thị trường nhưa Thái Lan, Philipine…Tuy nhiên chính sách của hãng là chấp nhận giá và giữ nguồn hàng chất lượng để tạo uy tín, giữ khách hàng.
Bảng 2.2: Phân bố kho bể Nhựa đường nóng của các hãng
Các hãng
Miền Bắc
(tấn)
Miền Trung (tấn)
Miền Nam
(tấn)
Tổng Cộng
(tấn)
PLC
3.075
3.850
5.600
12.525
Shell
0
2.000
6.000
8.000
ADCo
2.500
1.200
2.400
6.100
Caltex
4.500
0
0
4.500
ExxonMobil
0
0
6.000
6.000
ICT
0
1.500
0
1.500
Tổng Cộng
10.075
8.550
20.000
38.625
Nguồn: Phòng kinh doanh Nhựa đường- Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Ngoài ra, các hãng còn phải chú ý đến công tac đảm bảo tiến độ thi công đối với các công trình bằng việc đầu tư về năng lực vận tải(xe tải có hệ thổng bảo ôn gia nhiết), tuy nhiên, thị trường ba miền cũng rất sẵn có các phương tiện này, nên có thể coi khả năng đáp ứng khách hàng trong khâu vận tải hàng hóa của các hãng là tương đương nhau.( (Bảng 2.2)
Bảng 2.3: Phân bố xe tải Nhựa đường nóng
§¬n vi tÝnh: Xe (10 tÊn/xe)
Các hãng
Miền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Tổng cộng
PLC
9
9
16
34
Shell
0
13
10
23
ADCo
6
10
7
23
Caltex
18
0
0
18
ExxonMobil
0
0
0
0
ICT
0
10
0
10
Tư nhân
2
5
30
37
Tổng Cộng
35
47
63
145
Nguồn: Phòng kinh doanh nhựa đường- Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Tóm lại, đặc trưng cơ bản cơ cấu ngành kinh doanh nhựa đường nóng mang tính hợp nhất. Tuy số lượng các hãng cung cấp không nhiều nhưng trên thực tế hoạt động của các hãng phụ thuộc nhau, hoạt động cạnh tranh của hãng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của hãng khác trong điều kiện tốc độ tăng trưởng ngành ở mức vừa phải và khả năng xảy ra cạn tranh về giá rất lớn.
Các hãng kinh doanh nhựa đường phuy:.
So với kinh doanh nhựa đường nóng thì số lượng các hãng kinh doanh nhựa đường phuy lớn hơn rất nhiều, hiện tại có hơn 22 đơn vị kinh doanh và đều là các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu trực thuộc các tổng công ty của Bộ Giao thông Vận tải. Phân bố các hãng kinh doanh nhựa đường phuy nằm trải đều trên ba niềm va có thể nhập khẩu hàng hóa vào bất cử cảng nào của Việt Nam khi có nhu cầu. Đặc trưng cho thị trường cung cấp loại hình này là các công trình vừa và nhỏ, công trình thuộc các tỉnh miền núi. Hình thức phân phối phổ biến là trực tiếp từ nhà cung cấp tới đơn vị sử dụng.
* Công ty KD XNK vật tư Thiết bị GTVT
Đây là đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải, 100% vốn nhà nớc, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhựa đờng phuy, nguồn lực tài chính ở mức vừa phải, ổn định. Hàng hóa Công ty kinh doanh có chất lợng đa dạng, từ phẩm cấp mức cao đến vừa đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nguồn đầu vào chủ yếu là từ Iran (170 kg/phuy), đây là nguồn hàng có chất lợng vừa phải, giá nhập thấp, điều này giúp họ có điều kiện giảm giá đáp ứng nhu cầu các nhà thi công và đặc biệt nguồn đã đợc chấp nhận, ủng hộ sử dụng tại thị trờng các tỉnh miền núi phía Bắc. Thế mạnh của Công ty là quan hệ khách hàng lâu năm trong ngành giao thông, bề dày kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Thị phần của Công ty đạt xấp xỉ con số 15-16%.
* Công ty XNK và hợp tác đầu tư GTVT
Là công ty 100% vốn nhà nước, trong chiến tranh công ty có nhiệm vụ nhập khẩu nhựa đường phục vụ thi công các công trình công cộng, về sau, bước vào cơ chế thị trường, công ty đã mở rộng thương mại và kinh doanh mặt hàng nhựa đường. Năng lực tài chính ở mức vừa phải và ổn đinh. Loại hình bao bì cung cấp đa dạng với các phẩm cấp khác nhau, đa dạng nguồn nhập từ các nước lân cận Đài Loan, Philipine, Thái Lan, Singapore… giá bản ở nhiều mức với chất lường mỗi loại và phân phối đáp ứng chủ yếu nhu vầu khu vực miện Nam, niềm Bắc. Thế mạnh của hộ là kinh nghiệm và quan hệ với cac cơ quan quản lý và các nhà thi công. Thị phần đạt khoảng 14-15%.
* Hãng ICT
Hãng ICT kinh doanh nhựa đường phuy trong nhiều năm qua, năng lực tài chính ở mức trung bình. Nhựa đường phuy nhập khẩu chất lượng đảm bảo, khá ổn định, ít chủng loại, giá bán ở mức vừa phải và thị trường chủ yểu ở khu vực miền Trung, miền Bắc. Nguồn đầu vào hiện nay được đa dạng hóa nhập từ các nước Singapore, Thái Lan. Thế mạnh của hãng là kinh nghiệm. quan hệ các cơ quan hữu quan và khách hàng thi công đường bộ. Thị phần nằm ở mức 12-13%.
* Các hãng khác
Các hãng kinh doanh nhựa đường phuy cong lại có năng lực tài chính ở mức trung bình thấp. Chủng loại hàng hóa đa dạng mẫu mã, đa dạng chất lượng và giá bán chủ yếu chấp nhận quy định thị trường, hệ thông phân phối trải dài theo các vị trí địa lý đơn vi cư trú. Nguồn nhập khẩu cũng được đa dạng hóa từ các nước khu vực lân cận, nơi có cự ly vận động hàng hóa ngắn nhất đến khu vực có nhu cầu. Thị phần các hãng tương đương nhau ở mức bình quân thấp khoảng 3-7%.
Tóm lại, đặc trưng cơ bản của hãng cung cấp loại hình nhựa đường phuy phân tán, số lượng khá nhiều nhưng quy mô vừa và nhỏ, chưa có doanh nghiệp nào có vai trò chi phối, khả năng cạnh tranh của các hãng đồng đều và thường chấp nhận giá bán của thị trường.
2.1.3 Các nhân tố khác
Giá nhập khẩu nhựa đường
Giá nhựa đường cũng như các sản phẩm nguyên vật liệu xây dựng khác luôn có chiều hướng biến động tăng cao, tác động đến các dự án giao thông, gây khó khăn cho các nhà thầu, do đó cũng gây khó khăn cho các công ty cung ứng nhựa đường. Đơn giá nhựa đường cấp độ 60/70 tháng 8/2008 tăng 14,7% so với tháng 7/2008 và tăng 68,5% so với cùng kỳ năm 200. Trong đó, giá nhập khẩu từ thị trường Thái Lan tăng 11,3% so với tháng trước và tăng 67,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trung bình 539 USD/tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, giá nhập khẩu từ Singapore tăng 24,42% so với tháng trước và tăng 82,27% so với cùng kỳ năm 2007.
Biểu đồ 2.3: Biến động giá Nhựa đường nhập khẩu từ hai thị trường Singapore và Thái Lan
Đơn vị tính USD/ tấn
Nguồn: Số liệu Thống kê hải quan
Theo số liệu thống kê, trong tháng 5/2009, nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 đạt 47,7 nghìn tấn tương đương với 17,8 triệu USD, chỉ tăng 1% về lượng và 1,9% về trị giá so với tháng trước và tăng 47% về lượng 26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2008. Giá nhựa đường nhập khẩu trung bình trong tháng 5/2009 đứng ở mức 373 USD/tấn, tăng 1,4% so với tháng trước.
Hầu hết đơn giá nhập khẩu nhựa đường cấp độ 60/70 trong tháng 5 từ các thị trương chính đều tăng so với tháng trước đó. Cụ thể, giá nhập khẩu từ Singapore là 376 USD/tấn, tăng 2%; từ Thái Lan có giá 369 USD/tấn, tăng 7%; từ Đài Loan ở mức 367 USD/tấn, tăng 2%, từ UEA đứng ở mức 353 USD/tấn; từ Nhật Bản 375 USD/tấn…
Đặc điểm vận chuyển nhựa đường
Quy trình công nghệ cung cấp nhựa đường nóng cần đến một hệ thống liên hoàn các bể chứa và các phương tiện chuyên chở chuyên dụng. Việc nhập khẩu được thực hiện bằng đường biển, nhờ các tàu chuyên dụng có thiết bị bảo ôn, gia nhiệt. Tại các cảng biển, nhựa đường được bơm rót từ tàu đến bể chứa của các kho, sau đó được bơm vào các xe tải chuyên dùng chở đến các kho chứa nằm sâu trong đất liền, hoặc đến thẳng các trạm trộn để sản xuất bê tông nhựa đường. Quá trình lưu chuyển đòi hỏi nhựa đường luôn ở dạng lỏng, thường nhiệt độ của nhựa đường từ 120 ºC - 145 ºC, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể.
Hệ thống kho gồm các bể chứa có công suất chứa lớn (thường từ 1.000 tấn/bể đến 6.000 tấn/bể) đặt tại các cảng đầu mối nhập khẩu. Tại bể chứa có hệ thống gia nhiệt gồm máy phát điện, các đầu đốt gas hoặc đốt dầu FO và đường ống có dầu tải nhiệt chạy qua để duy trì hoặc nâng nhiệt độ khi cần thiết. Thành bể chứa được bọc các lớp bảo ôn (bông thuỷ tinh cách nhiệt). Quá trình bảo quản tại bể chứa, nhựa đường thường được duy trì nhiệt độ tối đa không quá 100 ºC, đây là nhiệt độ giữ được chất lượng sản phẩm ổn định trong thời gian dài lưu kho. Khi có yêu cầu, tuỳ thuộc vào điều kiện hợp đồng giao hàng, nhựa đường được nâng thêm nhiệt độ nhờ hệ thống gia nhiệt để bơm vào các xe chuyên dùng.
Xe chuyên dùng, nguyên lý hoạt động cũng giống như các bể chứa. Nhựa đường được duy trì nhiệt độ bằng hệ thống gia nhiệt, bảo ôn trong suốt thời gian vận chuyển trên đường, đảm bảo việc bơm rót tại các bể chứa trung chuyển hoặc trạm trộn bê tông nhựa. Việc cung cấp nhựa đường nóng cho các trạm trộn bê tông nhựa cần độ an toàn cao rất cao.
Trước những đòi hỏi về quy trình nghiêm ngặc của quá trình vận chuyển nên đòi hỏi công ty phải tinh toán sản lượng nhập và xuất không được chênh lệch nhau quá lớn. Phải có đôị xe linh động trong quá trình vận chuyển, thời gian và quảng đường vạn chuyển đến các công trình giao thông là ngắn nhất. Tổ chức xúc tiển bán sản phẩm hạn chế đến mực tối đa sản lượng tồn kho.
2.2. Thực trạng tiêu thụ Nhựa đường của Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
Như chúng ta đã thấy nến kinh tế Việt Nam nói chung, nến kinh tế thế giới nói riêng vừa trải qua một đợt khủng hoảng, rất nhiều doanh nghiệp lâm vào._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25796.doc