Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại - Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU Tính tất yếu của đề tài Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta từ khi đổi mới đến nay. Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% lực lượng lao động làm nghề nông, đất đai màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại nông sản như lúa gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, điều... Do đó, chúng ta luôn tự hào về những thành tựu trong xuất khẩu thời gian gần đây như: đứng thứ hai về xuất khẩu gạ

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại - Xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o của thế giới, đứng đầu về xuất khẩu cà phê-ca cao... Năm 2009, mặc dù vẫn chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vẫn đạt hơn 15,2 tỷ USD, vượt 8,5% chỉ tiêu mà Chính phủ đề ra (14 tỷ USD). Tuy nhiên, tổng giá trị xuất khẩu nông sản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Người nông dân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này và cũng chưa nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, nền nông nghiệp còn bộc lộ những lỗ hổng cần phải giải quyết ngay như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dây chuyền công nghệ sản xuất, bảo quản sản phẩm, quy trình đóng gói... Cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến từng quốc gia trong đó có Việt Nam. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta được đánh dấu bởi những sự kiện quan trọng như: gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia vào diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Đó thực sự là cơ hội và cũng là thách thức không nhỏ đối với hàng nông sản của Việt Nam. Do đó, để đưa nông sản Việt Nam vươn ra thị trường thế giới và khẳng định được vị thế của nó thì cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động XTTM. Sau một thời gian thực tập ở Cục xúc tiến thương mại, em nhận thấy hoạt động XTTM đối với hàng nông sản xuất khẩu bên cạnh những thành công nhất định thì vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Do đó, em chọn đề tài: “Thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng hoạt động XTTM đối với hàng nông sản qua đó đánh giá những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại trong công tác XTTM đối với mặt hàng này. Từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động XTTM đối với hàng nông sản của Việt nam. Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động XTTM hàng nông sản của Việt Nam ở 3 khía cạnh: quốc gia, các hiệp hội ngành hàng, tổ chức XTTM và doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu và nghiên cứu lấy số liệu từ các báo cáo tổng hợp, các trang web, sách báo, tạp chí liên quan tới đề tài này để thực hiện đề tài nghiên cứu. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, bảng chữ cái viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề được kết cấu thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý của Nhà nước về XTTM và hệ thống tổ chức XTTM tại Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Chương 3: Đánh giá hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Chương 4: Một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ XTTM VÀ HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC XTTM TẠI VIỆT NAM Tổng quan về công tác quản lý của nhà nước về XTTM Tổng quan chung Khái niệm Quản lý nhà nước về XTTM là tổng hợp các chính sách và biện pháp mà các cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng nhằm góp phàn làm cho các hoạt động XTTM đạt hiệu quả cao cả về kinh tế và xã hội, khắc phục hoặc hạn chế những tiêu cực của thị trường trong lĩnh vực XTTM và nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan trong hoạt động XTTM. Chức năng Nhà nước thực hiện chức năng về quản lý hoạt động XTTM thông qua các hoạt động chính như sau: Xây dựng và thực hiện luật pháp về quản lý kinh tế Tạo môi trường pháp lý cho sản xuất kinh doanh Xác định phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Lập chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Kiểm tra, giám sát hoat động… Đối tượng quản lý Nhà nước về XTTM Các hoạt động XTTM của doanh nghiệp: marketing, quảng cáo, tuyên truyền, khuyến mại, tham gia các HCTL. Các hoạt động XTTM của các tổ chức XTTM và các hiệp hội ngành hàng bao gồm các hoạt động như thăm dò khảo sát thị trường, tư vấn và đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp thông tin thương mại phục vụ doanh nghiệp, tổ chức diễn đàn, hội thảo. Khái quát thực trạng hoạt động quản lý của nhà nước về XTTM Công tác quản lý nhà nước về XTTM trong thời gian gần đây đặc biệt là sau khi Việt Nam ra nhập vào WTO ngày càng được quan tâm và hỗ trợ thiết thực phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu. Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý theo hướng ngày càng hoàn thiện và đồng bộ, cải cách thủ tục hành chính thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường. Cụ thể như sau: Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể và rõ ràng, phù hợp với các quy định và thông lệ quốc tế ( Luật thương mại năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư năm 2005…) Thực hiện chính sách tự do hoá thương mại và mở cửa nền kinh tế, cắt giảm hàng rào thuế và phi thuế, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Đơn giản hoá các thủ tục hành chính, xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt theo diễn biến của thị trường, cho vay với lãi suất thấp, tài trợ xuất khẩu. Đặc biệt là việc thành lập Cục XTTM và các tổ chức XTTM đã thiết thực phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. Hai là, từng bước xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể XTXK theo ngành hàng, khu vực thị trường phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Quy định số 279/2005/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2009/QĐ - TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Ba là, Nhà nước thực hiện công tác điều tra, phối kết hợp hoạt động XTXK trên cả nước, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động XTTM. Quy trình thực hiện xem xét và chấp thuận cho thương nhân tổ chức khuyến mại có các văn bản liên quan sau: Luật Thương mại năm 2005; Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại và các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động khuyến mại; Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của liên Bộ Thương mại – Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Quy trình thực hiện đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm ở nước ngoài gồm có các văn bản được Chính phủ ban hành như sau: Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại; Thông tư liên tịch số 07/2007/TTLT-BTM-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2007 của liên Bộ Thương mại – Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Một số đánh giávề công tác quản lý nhà nước về XTTM Ban hành các văn bản như luật, quyết định, thông tư, nghị định của Nhà nước, Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan để quản lý hoạt động XTTM Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ban ngành đã ban hành văn bản pháp luật quy định cụ thể về hoạt động XTTM đối với hàng nông sản qua đó tạo khung pháp lý cụ thể, rõ ràng và thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: Quyết định số 3009/QĐ-BNN-CB, ngày 03/10/2008 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt “Chương trình XTTM của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2009-2010”. Quyết định số 2832/QĐ-BNN-CB ngày 16/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành: “Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí XTTM của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm căn cứ để triển khai thực hiện XTTM của ngành”. Quyết định số 3178/QDD-BNN-CB ngày 16/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt “ Đề án phát triển thương mại nông lâm thủy sản đến năm 2020”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2009/QĐ - TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2006-2010 ban hành kèm theo Quyết định 279/2005/QĐ-TTg ngày 03/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó thế hiện sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành liên quan đến hoạt động này. Tuy nhiên, hệ thống văn bản vẫn còn có những thiếu sót và khiếm khuyết do đó cần sửa đổi và bổ sung để hoàn thiện khung pháp lý cho công tác quản lý hoạt động XTTM của nhà nước. Hệ thống các tổ chức XTTM, các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu thì ngày càng tăng trong khi đó bộ máy quản lý của Nhà nước còn thiếu, đặc biệt là Cục XTTM cơ quan trực tiếp thực hiện thì nguồn nhân lực không nhiều để phát huy hết vai trò quản lý các hoạt động XTTM trên cả nước. Bên cạnh đó, hoạt động vẫn mang nặng tính bao cấp, nguồn kinh phí hỗ trợ còn ít và chậm... Đối với công tác quản lý các Chương trình XTTM trọng điểm quốc gia nói chung và các chương trình XTTM đối với ngành hàng nông sản của Việt Nam Chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) quốc gia được thực hiện từ năm 2003 (giai đoạn 2003-2005 gọi là Chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia trên cơ sở Thông tư 86/2002/TT-BTC ngày 27/9/2002 và Quy chế xây dựng và quản lý chương trình XTTM trọng điểm quốc gia ban hành tại Quyết định 0104/2003/QĐ-BTM ngày 23/1/2003). Chương trình XTTM quốc gia giai đoạn 2003-2005 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đề nghị của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) nhằm phát triển xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt nam, tập trung vào các mặt hàng trọng điểm và thị trường trọng điểm. Trong giai đoạn 2006-2010, công tác quản lý Chương trình XTTM quốc gia ngày càng hoàn thiện và có nhiều đổi mới tích cực. Đặc biệt là các chương trình XTTM đối với ngành hàng NLTS được tổ chức và giám sát bởi các cơ quan có chức năng của nhà nước nên trong thời gian gần đây Chương trình XTTM quốc gia đóng vai trò quan trọng trong hoạt động XTTM của cả nước. Tuy nhiên, quá trình tổ chức, quản lý và điều phối chương trình 3 năm đầu tiên cũng bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt là cơ chế và định mức hỗ trợ của Nhà nước đối với các hạng mục quá rườm rà, không thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn hỗ trợ. Quy định về nội dung các hoạt động XTTM trong diện được xem xét hỗ trợ đề cập không cụ thể, dễ gây tranh cãi hoặc cách hiểu khác nhau. Điều phối các chương trình HCTL, tiếp nhận đăng ký các chương trình khuyến mại cho doanh nghiệp Đối với công tác điều phối các chương trình HCTL trong và ngoài nước được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Các thủ tục cấp giấy phép, đăng ký thực hiện XTTM hiện nay được giảm nhẹ và thời gian thực hiện nhanh chóng. Bên cạnh đó, công việc đăng ký, cấp giấy phép, theo dõi và quản lý hoạt động XTTM trong lĩnh vực HCTL, khuyến mại, quảng bá sản phẩm đã được phân cấp đến các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, công tác quản lý đối với các hoạt động này đôi khi không kiểm soát được nội dung và chất lượng, thủ tục còn rườm rà, mang nặng tính hình thức do đó các cơ quan quản lý cần có chế tài xử lý nghiêm khắc và có các biện pháp để ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Hệ thống các tổ chức XTTM tại Việt Nam Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các tổ chức Xúc tiến thương mại của Việt Nam Nguồn: Cục XTTM Ở cấp quốc gia Hoạt động XTTM của nước ta được phối hợp thực hiện ở các bộ ban ngành và nhiều cơ quan của Chính phủ, trong đó Bộ Công thương là đơn vị chủ chốt đối với thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Bộ Công thương: là cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách, soạn thảo các văn bản liên quan đến hoạt động XTTM, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, là cầu nối giữa các tổ chức XTTM trong nước với các thương vụ và cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, thực hiện các hoạt động thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực… Cục xúc tiến thương mại: là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến thương mại, thương hiệu và đầu tư phát triển ngành công nghiệp và thương mại theo quy định của pháp luật. Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau: Giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại định hướng công tác xúc tiến thương mại: xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến thương mại; trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy phạm, quy chuẩn về xúc tiến thương mại; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định trên sau khi được duyệt. Nghiên cứu, dự báo và định hướng về thị trường trong nước và ngoài nước để phát triển thị trường và sản phẩm thương mại; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp công tác xúc tiến thương mại. Tổ chức tập huấn nhắm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xúc tiên thương mại và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong thương mại cho cán bộ quản lý và kinh doanh thương mại. Chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Thương mại về quản lý nhà nước và nghiệp vụ xúc tiến thương mại. Giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại chỉ đạo các đại diện thương mại ở nước ngoài tiến hành công tác xúc tiến thương mại. Thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến thương mại. Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác về xúc tiến thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại giao. Bộ Kế hoạch và đầu tư: thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư nước ngoài. Bộ Tài chính: thực hiện các hoạt động cung cấp nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước cho các chương trình XTTM. Bộ Văn hoá – Thể thao và du lịch: thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại du lịch, thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, khuyến mại trên phạm vi cả nước. Ngoài ra các Bộ ngành khác cũng có các hoạt động xúc tiến thương mại và phối hợp với Bộ công thương để hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình phát triển sản phẩm, sản xuất và xuất khẩu nông sản, thâm nhập vào thị trường quốc tế. Các tổ chức XTTM và các hiệp hội ngành hàng Hiện nay, số lượng các tổ chức XTTM ngày càng tăng lên về số lượng cũng như chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đặc biệt là phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các hiệp hội ngành hàng NLTS như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, Hiệp hội chè, Hiệp hội lương thực … Các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM Bao gồm các công ty quàng cáo, tư vấn kinh doanh, dịch vụ thông tin, tư vấn quản lý chất lượng, thiết kế và phát triển sản xuất, tư vấn pháp lý… các tổ chức này cũng góp phần không nhỏ trong công tác marketing quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu sản phầm đến người tiêu dùng, là cầu nối quan trọng giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh Hiện nay, hoạt động XTTM thực sự là “cánh tay đắc lực” mở đường cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Hầu như các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng công tác XTTM có hiệu quả thì càng thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản ngày càng tăng và chiếm số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu do đó mà số lượng các doanh nghiệp tiến hành hoạt động XTTM cũng tăng lên tương ứng. Tuy nhiên, thì công tác XTTM chỉ được thực hiện tốt và hiệu quả ở các doanh nghiệp lớn còn hầu như ít được chú trọng ở các doanh nghiệp nhỏ. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản giai đoạn 2001 - 2009 Tình hình sản xuất Tình hình sản xuất chung Tình hình sản xuất các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Việt Nam trong những năm gần đây đã cho thấy có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế khá rõ nét và phù hợp với quá trình Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước, được thể hiện dưới hình sau: Hình 2.1: Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2005-2008 (tỷ đồng) Nguồn: Tổng cục thống kê Cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm gần đây được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông lâm thuỷ sản và tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Mặc dù giai đoạn năm 2007-2008, Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới nhưng qua hình trên chúng ta vẫn thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ trọng ngành NLTS trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn đảm bảo vấn đề an ninh lương thực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, giảm tỷ lệ đói nghèo và tiến tới bảo vệ môi trường bền vững… Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tính chung cả năm 2009 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,32%, vượt mục tiêu kế hoạch là 5% đã điều chỉnh trước đó. Nếu tính theo khu vực kinh tế, năm 2009, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng 1,83%; công nghiệp và xây dựng tăng 5,52%; khu vực dịch vụ tăng 6,63%. Qua đó, ta thấy xu hướng chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế theo hướng khu vực công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng mạnh hơn nhiều so với khu vực nông lâm thuỷ sản. Tình hình sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản Còn theo báo cáo của Bộ NN&PTNT năm 2009, tổng giá trị sản xuất NLTS cả nước đạt 219.887,18 tỷ đồng, tăng 2,98% so với năm 2008 trong đó nông nghiệp đạt 160.081 tỷ đồng, tăng 2,2%, lâm nghiệp là 7.008 tỷ đồng, tăng 3,8%, còn thuỷ sản đạt 52.798 tỷ đồng tăng 5,4%. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản đứng vững trước khủng hoảng để vượt 1,34 tỷ USD so với chỉ tiêu đặt ra. Tình hình sản xuất của các mặt hàng cụ thể như sau: Nông sản: Theo bảng số liệu dưới đây về giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam phân theo ngành hoạt động, ta thấy được xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt. Theo đó tính từ năm 2001-2008, ngành trồng trọt chiếm 79% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước tiếp theo là ngành chăn nuôi 19% và ngành dịch vụ là 2%. Hình 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 1994 phân theo ngành hoạt động Nguồn: Tổng cục thống kê Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm và không cân đối giữa lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Nếu như năm 2006 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 142711 tỷ đồng thì đến năm 2008 mới là 156681.9 tỷ đồng tăng gần 9,8%. Trong lĩnh vực trồng trọt, lúa gạo vẫn chiếm một tỷ trọng lớn so với các cây lương thực có hạt khác, cũng có xu hướng tăng. Hình 2.3 : Sản lượng lương thực có hạt của Việt Nam (nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục thống kê Qua các năm từ 2001 – 2008 lúa gạo chiếm 91% trong tổng sản lượng lương thực có hạt sau đó là ngô với 9%, đồng thời diện tích lúa cũng chiếm tỷ lệ lớn là 88% so với tổng diện tích cây lượng thực có hạt của cả nước. Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2009 đạt 43,33 triệu tấn, tăng 24 nghìn tấn so với năm ngoái. Đặc biệt là sản lượng lúa gạo thu hoạch là 38,9 triệu tấn lúa, tăng 116 nghìn tấn so với năm 2008. Trong lĩnh vực chăn nuôi, qua hình dưới ta thấy được số lượng đàn gia cầm chiếm một tỷ lệ lớn la 87% trong tổng số lượng gia súc, gia cầm. Số lượng trâu bò giai đoạn 2001-2005 có xu hướng tăng nhưng từ 2005 đến nay thì lại có xu hướng giảm tổng số con trâu và bò, đặc biệt là năm 2008 chỉ khoảng 9235.4 nghìn con trong khi đó thì số lượng gia cầm lại có xu hướng tăng mạnh với 247.3 triệu con gia cầm. Hình 2.4: Số lượng đàn gia súc gia cầm của Việt Nam 2001-2008 Đơn vị: Nghìn con Nguồn: Tổng cục thống kê Tổng đàn gia cầm năm 2009 đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục từ trước tới nay, số lượng gia cầm tăng thêm 12,83% so với năm trước. Chăn nuôi lợn cũng có mức tăng trưởng khá, đạt 3,47%. Riêng đàn trâu, bò lại giảm, trong đó số lượng bò giảm tới 3,7%. Lâm sản: Qua bảng số liệu dưới đây, ta thấy được diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2001-2005 có xu hướng giảm nhưng lại tăng lên vào năm 2006 là 192.7 nghìn ha thì đến năm 2009 đã đạt được 212 nghìn ha tăng 10%. Trong đó, diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng chỉ gần 48.000 hecta, và rừng sản xuất là 160.000 hecta. Công tác khoanh nuôi, khoán quản lý bảo vệ rừng vượt 66% so với kế hoạch. Bên cạnh đó là xu hướng tăng mạnh của sản lượng gỗ khai thác qua các năm và số lượng lớn như năm 2009 là 3766.7 nghìn m3 tăng gần 6% so với năm trước nhưng cũng chỉ đạt 86% so với kế hoạch đề ra. Bảng 2.1: Diện tích trồng rừng tập trung và sản lượng gỗ khai thác giai đoạn 2001-2009 Năm Diện tích trồng rừng tập trung (Nghìn ha) Sản lượng gỗ khai thác (nghìn m3) 2001 190.8 2397.2 2002 190.0 2504.0 2003 181.3 2435.8 2004 184.4 2627.8 2005 177.3 2996.4 2006 192.7 3128.5 2007 189.9 3461.8 2008 200.1 3562.3 2009 212.0 3766.7 Nguồn: Tổng cục thống kê Thủy sản: Số liệu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2006 của thế giới là 63 triệu tấn triệu tấn. Trong đó, Việt Nam cung cấp gần 1,7 triệu tấn, vẫn giữ ở vị trí thứ 5, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Ngoài ra, cũng theo số liệu của FAO, Việt Nam đứng thứ 12 thế giới về cung cấp sản lượng thủy sản khai thác, thứ 9 trên thế giới về xuất khẩu thuỷ sản. Vị trí này có thể đã tăng sau khi thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu 3,35 triệu USD trong năm ngoái. Trong những năm qua, ngành thuỷ sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Giá trị xuất khẩu năm 2006 so với năm 1990 đã tăng gấp 16,4 lần (năm 1990, thuỷ sản xuất khẩu chỉ mang về 205 triệu USD). Sản lượng thuỷ sản cũng tăng gấp khoảng 3,6 lần so với những năm 90. Ngành đã tạo việc làm cho xấp xỉ 4 triệu lao động. Năm Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng Sản lượng thuỷ sản khai thác Tổng số Cá Tôm Tổng số Khai thác biển Khai thác nội địa 2001 709.9 421.0 154.9 1724.8 1481.2 243.6 2002 844.8 486.4 186.2 1802.6 1575.6 227.0 2003 1003.1 604.4 237.9 1856.1 1647.1 209.0 2004 1202.5 761.6 281.8 1940.0 1733.4 206.6 2005 1478.0 971.2 327.2 1987.9 1791.1 196.8 2006 1693.9 1157.1 354.5 2026.6 1823.7 202.9 2007 2123.3 1530.3 384.5 2074.5 1876.3 198.2 2008 2465.6 1863.3 388.4 2136.4 1946.7 189.7 Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác của Việt Nam giai đoạn 2001-2008 (Nghìn tấn) Nguồn: Tổng cục thống kê Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản năm 2009 cả nước ước đạt 4,787 triệu tấn, tăng 4% so năm 2008; trong đó sản lượng nuôi trồng 2,517 triệu tấn tăng 2% còn sản lượng khai thác là 2,271 triệu tấn tăng là 6% so với năm ngoái. Tình hình xuất khẩu Tình hình chung Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2009, mặt hàng NLTS vẫn chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu nước ta là 26% với trị giá 1,5 tỷ USD, xếp thứ hai là dệt may với tỷ trọng là 16%, dầu thô là 11%... Điều đó chứng tỏ hàng NLTS vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là lợi thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hình 2.5: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 (%) Nguồn: Tổng cục thống kê Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS toàn ngành tháng 12 năm 2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt hơn 15,4 tỷ USD giảm 7% so với năm 2008, nhưng vượt mức chỉ tiêu 14 tỷ USD Chính phủ giao. Trong đó, nông sản 7,8 tỷ USD, thuỷ sản 4,2 tỷ USD, lâm sản 2,74 tỷ USD. Các mặt hàng tăng cao nhất là sắn (+122%), gạo (+33%), chè (+23%), hạt điêu (+4%), cao su (+6,4%). Có 6 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trở lên gồm gạo, cà phê, cao su, đồ gỗ, tôm và cá tra. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng NLTS chủ yếu Xuất khẩu gạo Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2008 liên tục tăng nếu như năm 2001 mới chỉ có 3.729 nghìn tấn gạo được xuất khẩu thì đến năm 2008 còn số đã là 4.741 nghìn tấn tăng 27,14% về lượng nhưng tăng 463,3% về giá trị. Sang đến năm 2009 theo VFA thì lượng gạo xuất khẩu cả nước đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,7 tỉ USD, cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, tỷ lệ gạo cao cấp xuất khẩu đã đạt  50% những năm trước chỉ khoảng 34%. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng năm cũng có sự biến động do chịu ảnh hưởng của tỉnh hình thế giới: năm 2005 là 10,36%; năm 2006 là 12,59%; năm 2007 là 34,07% ; năm 2008 là 94,26% và năm 2009 là 92,03%. Như vậy tốc độ tăng trường kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2005-2009 là 48,66%. Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không có sự biến động nhiều. Năm 2005 là 40 thị trường, 2006 là 41 thị trường; sang năm 2007 là 63 thị trường, đặc biệt năm 2008 thị trường gạo xuất khẩu đã tăng lên gấp đôi là 128 thị trường. Hình 2.6: Top các thị trường chính của xuất khẩu gạo Việt Nam giai đoạn năm 2007-2009 (tần) Nguồn: Tổng cục thống kê Theo hình 2.6 ta thấy cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 -2009 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) và sang năm 2009 lượng nhập khẩu gạo của nước này chỉ là 17786 tấn. Trong khi đó, Philippines vẫn giữ vững là quốc gia nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 40% tổng sản lượng gạo xuất khẩu và tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Năm 2009, gạo Việt nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%. Xuất khẩu cà phê Sau khi cà phê của Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO) thì thị trường xuất khẩu mặt hàng này ngày càng được mở rộng và kim ngạch xuất khẩu cũng liên tục tăng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cả phê lớn nhất trên thế giới. Hình 2.7: Trị giá và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007-2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Về thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam liên tục tăng qua các năm: năm 2005 là 53 thị trường, năm 2006 là 52 thị trường; năm 2007 là 54 thị trường, năm 2008 là gần 100 thị trường. Theo số liệu thống kê, trong tháng 12/2009 kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt trị giá 202,89 triệu USD, tăng 78,61% về lượng và tăng 76,24% về trị giá so với tháng 11/2009. Tính chung cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73 tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008. Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Hinh 2.8 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam đi các thị trường năm 2008-2009 (1000USD) Nguồn: Tổng cục thống kê Xuất khẩu cao su Xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 tăng trưởng trung bình khoảng 42%/năm. Từ năm 2001-2009 sản lượng xuất khẩu cao su ngày càng tăng lên đặc biệt là năm 2008 là 1.603.596 nghìn USD. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên năm 2009 đạt trị giá 1,226 tỷ USD với đơn giá bình quân là 1.677 USD/tấn, tăng 11,1% về lượng nhưng giảm 23,5% về trị giá và giảm 31,1% về trị giá so với năm 2008. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam cũng ngày càng được mở rộng: năm 2005 là 55 thị trường, năm 2006 là 62 thị trường, năm 2007 là 63 thị trường, năm 2008 là 107 thị trường. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu cao su thiên nhiên sang 71 nước, không sụt giảm nhiều so với năm 2008 (năm 2008 là 73 thị trường). Trung Quốc vẫn là thị trường dẫn đầu với số lượng khoảng 494,62 ngàn tấn quy khô, chiếm 67,6 % về lượng và tăng khoảng 6,6 % so với cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 789 triệu USD. Xuất khẩu hồ tiêu Hồ tiêu cũng là một trong những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam hiện nay. Xuất khẩu hồ tiêu của nước ta giai đoạn 2001-2009 tăng trưởng trung bình là khoảng 14%/năm. Theo Bộ NN&PTNT cho biết năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 360 triệu USD, tăng 18% về trị giá và tăng 48,76% về lượng so với năm 2008. Đây là năm có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong lịch sử ngành hồ tiêu Việt Nam. Về phạm vị thị trường xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2005-2009 như sau: năm 2005 là 51 thị trường, năm 2006 là 53 thị trường, năm 2007 là 54 thị trường, còn năm 2008 là 91 thị trường. Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt ở 73 nước trên thế giới. Các thị trường: Hoa Kỳ, Đức, Ấn Độ, Hà Lan, Singapore… vẫn là các thị trường nhập khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, sản lượng xuất khẩu vào các thị trường lớn và có yêu cầu chất lượng cao như Mỹ, Châu Âu tăng từ 15%-20% so với năm 2008. Xuất khẩu chè Hiện nay ngành chè của Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh và cũng đã có thương hiệu nhất định trên thế giới. Xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình là 16,35%/năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam tháng 12/2009 đạt kim ngạch 18,3 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 16% về trị giá so với tháng trước, xuất khẩu chè năm 2009 của Việt Nam đạt 134 nghìn tấn với kim ngạch 179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Về thị trường chính của xuất khẩu chè Việt Nam thì hiện nay là khoảng 73 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó các thị trường chính nhập khẩu chè của Việt Nam là Liên Bang Nga, Irac, Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản… Trong đó, dẫn đầu về thị trường xuất khẩu chè n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25739.doc
Tài liệu liên quan