Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm Nhập khẩu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG ^] ^] THỦ TỤC HẢI QUAN Ở CẢNG BIỂN CỦA MỸ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Ánh Hồng Lớp : P2 - K38E- KTNT HÀ NỘI 2003 MỤC LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VÀ THỰC PHẨM Ở MỸ....................................................................................................... 1 1.1. Hải quan Mỹ .............

doc118 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm Nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................ 1 1.1.1. Lịch sử hải quan Mỹ ........................................................................ 1 1.1.2. Tổ chức hải quan Mỹ....................................................................... 3 1.1.3. Nhiệm vụ hải quan Mỹ................................................................... 11 1.2. Thực phẩm ở Mỹ............................................................................... 12 1.2.1. Những văn bản luật chủ yếu liên quan đến thực phẩm ở Mỹ ..... 13 1.2.2. Những tổ chức có chức năng quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ 19 1.2.3. Tình hình nhập khẩu thực phẩm của Mỹ...................................... 26 CHƯƠNG 2 THỦ TỤC HẢI QUAN Ở CẢNG BIỂN CỦA MỸ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU .............................................................................. 32 2.1. Khai báo hải quan đối với hàng thực phẩm nhập khẩu.............. 32 2.1.1. Quyền được làm thủ tục nhập khẩu với hải quan........................ 32 2.1.2. Địa điểm khai báo .......................................................................... 34 2.1.3. Thời gian khai báo ......................................................................... 35 2.1.4. Nhân viên và cơ quan hải quan ở cảng ....................................... 35 2.1.5. Bộ hồ sơ khai báo hàng thực phẩm nhập khẩu ........................... 36 2.2. Kiểm tra hàng thực phẩm nhập khẩu và chứng từ nhập khẩu. 47 2.2.1. Nội dung kiểm tra........................................................................... 48 2.2.3. Hình thức kiểm tra ......................................................................... 58 2.3. Tính và thu thuế hàng thực phẩm nhập khẩu .............................. 59 2.3.1. Phân loại hàng thực phẩm nhập khẩu.......................................... 63 2.3.2. Trị giá tính thuế của hàng thực phẩm nhập khẩu ........................ 67 2.3.3. Thông báo thuế và thu thuế .......................................................... 72 2.3.4. Miễn thuế, hoàn thuế..................................................................... 74 2.3.5. Phí hải quan................................................................................... 75 2.4. Thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu...................................... 75 2.4.1. Điều kiện thông quan..................................................................... 75 2.4.2. Cách thức thông quan hàng thực phẩm nhập khẩu .................... 76 2.5. Thanh tra đánh giá sự chấp hành các quy định của nhà nhập khẩu ........................................................................................................ 77 2.5.1. Nội dung thanh tra ......................................................................... 77 2.5.2. Quy trình thanh tra......................................................................... 77 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN CỦA MỸ KHI XUẤT KHẨU HÀNG THỰC PHẨM VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY ....................................................................................................... 79 3.1. Tình hình xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ ............. 79 3.1.1. Tình hình xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ.............. 79 3.1.2. Những khó khăn của Việt Nam khi tiến hành xuất khẩu hàng thực phẩm sang Mỹ........................................................................... 82 3.2. Những điểm cần lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam về thủ tục hải quan của Mỹ đối với nhập khẩu hàng thực phẩm ........................... 89 3.2.1. Chuẩn bị lô hàng thực phẩm......................................................... 90 3.2.2. Chuẩn bị bộ hồ sơ về hàng thực phẩm ........................................ 95 3.2.3. Chú ý về việc thuê tàu chở hàng thực phẩm ............................. 100 3.2.4. Thuê môi giới hải quan................................................................ 101 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CBP Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới USC Bộ luật nước Mỹ CFR Luật về các quy định liên bang FDA Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm FSIS Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm LỜI MỞ ĐẦU Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và hết sức hấp dẫn đối với hầu hết các nhà xuất khẩu ở các nước trên thế giới. Với số dân trên 270 triệu người, GDP trung bình mỗi năm gần 8000 tỷ USD, nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu vô cùng đa dạng, đủ mọi chủng loại, cấp độ, thị trường Mỹ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có cả những nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước đang phát triển ở Châu Á, Châu Phi, Mỹ la tinh…Đó là một thực tế đã được thừa nhận, là kinh nghiệm đã được chứng minh. Việt Nam đã và đang từng bước đi theo con đường ấy với những thế mạnh và tinh thần riêng có của đất nước. Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và có hiệu lực từ 10/12/2001 đã đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, là nhân tố chủ yếu đưa Mỹ trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt trên cả những thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003 đạt 3,195 tỷ USD (Bộ thương mại Việt Nam, số liệu xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2003). Trong số những mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đáng kể, chiếm tỷ trọng khá cao về số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng như về kim ngạch trong tổng kim ngạch xuất khẩu chung sang Mỹ và một số mặt hàng như thủy sản, hạt điều được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam hướng tới thị trường Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, khi cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thay đổi theo xu hướng chung là nâng cao tỷ trọng thành phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng nguyên liệu thô sơ chế trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, thì mặt hàng thực phẩm của Việt Nam xuất sang Mỹ không vì thế mà giảm đi, ngược lại sẽ tiếp tục tăng và có những thay đổi về chất. Tuy nhiên, đúng như nhận xét, thị trường Mỹ, cửa mở rộng nhưng không dễ vào sâu. Rào cản đầu tiên đối với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chính là thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan của Mỹ được coi là chặt chẽ, gắt gao và phức tạp trong mọi khâu, mọi quy trình từ khai báo hải quan, kiểm tra chứng từ, hàng hoá nhập khẩu cho đến khâu thông quan và kiểm tra sau thông quan. Đối với hàng thực phẩm, thủ tục này lại càng đòi hỏi cao hơn, chặt chẽ hơn, liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ không riêng gì hải quan, để đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm an toàn nhất cho người dân, cho động thực vật và cho môi trường Mỹ. Tìm hiểu thủ tục hải quan của Mỹ đối với hàng thực phẩm nhập khẩu là rất cần thiết, góp phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam vào thị trường Mỹ từ đó mà xây dựng, mở rộng thị phần và củng cố thương hiệu hàng Việt Nam trên đất Mỹ, làm cho kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất nước tăng lên nhanh chóng. Với những suy nghĩ như trên, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu” để làm khoá luận tốt nghiệp và hy vọng rằng khoá luận sẽ phần nào có ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thực phẩm sang Mỹ trong việc nghiên cứu tìm hiểu thị trường này. Khoá luận được kết cấu thành ba chương như sau: Chương 1: Một số vấn đề tổng quan về hải quan và thực phẩm ở Mỹ. Chương 2: Thủ tục hải quan ở cảng biển của Mỹ đối với thực phẩm nhập khẩu. Chương 3: Những điểm cần lưu ý về thủ tục hải quan của Mỹ khi xuất khẩu hàng thực phẩm Việt Nam sang thị trường này. Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, và khả năng có hạn nên khoá luận, tuy được thực hiện hết sức nghiêm túc và công phu, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót khiếm khuyết, người viết kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo và của các độc giả. Cuối cùng, tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hoàng Ngọc Thiết đã trực tiếp giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chăm sóc và giúp đỡ của bạn bè, gia đình trong suốt quá trình làm khoá luận. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN VÀ THỰC PHẨM Ở MỸ 1.1. HẢI QUAN MỸ 1.1.1. Lịch sử hải quan Mỹ Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1776, nước Mỹ non trẻ lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, nợ nước ngoài chồng chất, các công ty, xí nghiệp Mỹ đang bên bờ vực phá sản. Đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết về thu nhập, kỳ họp quốc hội Mỹ lần thứ nhất được tổ chức, tổng thống Geogre Washington phê chuẩn Luật thuế quan vào ngày 4 tháng 7 năm 1789, luật này quy định việc thu thuế những hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ. Luật thuế quan ngày 4 tháng 7 năm 1789 được giới truyền thông thời kỳ đó coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Mỹ. Chỉ bốn tuần sau đó, vào ngày 31 tháng 7 năm 1789, bộ luật thứ năm do quốc hội Mỹ ban hành đã thành lập nên tổng cục Hải quan Mỹ và những cảng nhập khẩu hàng hoá thuộc trách nhiệm quản lý của hải quan. Nhờ vào vị trí địa lý của mình, nước Mỹ có đến hàng trăm cảng lớn nhỏ. Giao thương sầm uất, nhộn nhịp ở những cảng biển đã có từ rất lâu trước đó. Do vậy mà ngay từ khi mới thành lập, chính quyền Mỹ đã ý thức được vai trò quan trọng của hải quan. Hải quan Mỹ ra đời đã đem đến cho quốc gia này những lợi ích to lớn. Trong gần 125 năm sau đó, Hải quan Mỹ là nguồn cung cấp gần như toàn bộ ngân sách của cả bộ máy chính quyền Mỹ. Hải quan Mỹ chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu và góp phần quan trọng gây dựng sự lớn mạnh từ rất sớm của nước Mỹ. Nhờ những khoản thuế mà hải quan thu về, nước Mỹ đã mua được cả những vùng lãnh thổ như Lousiana, Oregon, Florida và Alaska, xây dựng nên tuyến đường sắt xuyên lục địa kéo dài từ đông sang tây, con đường quốc gia từ Cumberland, qua Maryland đến Weeling và sang tận phía đông Virginia, những ngọn hải đăng quốc gia, học viện quân sự và hải quân Mỹ…Danh sách những công trình do hải quan xây dựng vẫn còn đang được nối dài không chỉ dừng lại ở đó. Cho đến năm 1835, chỉ riêng những khoản thu nhập do hải quan Mỹ đem lại đã đủ trang trải hết nợ nần cho nước Mỹ. Bên bờ vực của tình trạng vỡ nợ, nước Mỹ đi lên và ngày càng phát triển với những đóng góp to lớn của ngành hải quan. Ngày nay, Hải quan Mỹ vẫn còn tiếp tục lớn mạnh và trở thành nguồn cung cấp ngân sách chủ yếu cho chính quyền liên bang. Năm 2003, tổng cục hải quan Mỹ hợp nhất với cơ quan tuần tra biên giới, cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ và cơ quan phụ trách về nông nghiệp và kiểm dịch, cách ly thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ để hình thành nên Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (Customs and Border Protection (CBP)). Hơn 30 năm qua, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc cần thiết phải hợp nhất các cơ quan này. Đó là một thay đổi có ý nghĩa quan trọng để cải thiện cách quản lý những vấn đề về biên giới hiện nay của nước Mỹ. Ngày 1 tháng 3 năm 2003 Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) đã chính thức trở thành một cơ quan của Bộ An ninh quốc nội Mỹ (Department of Homeland Security). Một quan chức Mỹ đã nhận định rằng: với sự ra đời của CBP “chúng ta đang phối hợp được tất cả những kỹ năng và nguồn lực của chúng ta để đảm bảo rằng chúng ta sẽ quản lý biên giới hiệu quả hơn nhiều so với trước đây khi mà trách nhiệm quản lý biên giới bị chia về nhiều cơ quan trực thuộc các bộ khác nhau”. Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ con người cũng như hàng hoá khi tới Hoa Kỳ sẽ được chào đón bởi một tổ chức biên giới duy nhất, với mục tiêu thống nhất là tạo thuận lợi cho quá trình thương mại và du lịch hợp pháp giữa Mỹ với các quốc gia khác bằng mọi nguồn lực hiện có của Mỹ để bảo vệ và giúp nước này chống lại những thế lực thù địch. Trong những tháng tới đây, trách nhiệm của những cơ quan tiền nhiệm nói trên sẽ được CBP đảm nhận, tài liệu về CBP cũng sẽ được ban hành. Như vậy với Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP), những chức năng nhiệm vụ chính của Tổng cục hải quan Mỹ trước đây sẽ được tăng cường hơn nữa, đảm bảo một sự quản lý toàn diện, kỹ lưỡng những vấn đề về biên giới của đất nước. 1.1.2. Tổ chức hải quan Mỹ Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) trực thuộc Bộ An ninh quốc nội Mỹ có cơ cấu tổ chức tương tự như Tổng cục hải quan trực thuộc Bộ Tài chính trước đây. CBP có khoảng 40 000 người làm việc. Lãnh thổ hoạt động của CBP bao gồm 50 tiểu bang, quận Columbia và Puerto Rico. CBP có trụ sở chính đặt tại Washington D.C. Tổng cục trưởng là người đứng đầu CBP do tổng thống chỉ định. Dưới tổng cục trưởng là phó tổng cục trưởng. Giúp việc cho tổng cục trưởng là một bộ máy bao gồm nhiều cơ quan khác nhau. Sơ đồ sau đây sẽ mô tả cơ cấu tổ chức lãnh đạo hải quan toàn liên bang. Cơ quan tình báo Hội đồng cố vấn Cơ quan quản lý việc chuyển đổi Vụ quan hệ thương mại  Tổng cục trưởng Phó tổng cục trưởng Vụ quan hệ công chúng Cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan tới quốc hội Vụ chính sách và kế hoạch Cơ quan nội vụ Cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng Cơ quan quản lý các hoạt động chuyên môn  Cơ quan tuần tra biên giới  Vụ quan hệ quốc tế Cơ quan quản lý các quy định, quy chế Cơ quan quản lý hoạt động thương mại chiến lược Cơ quan đào tạo và phát triển Cơ quan tài chính Cơ quan quản lý nguồn nhân lực Cơ quan thông tin và công nghệ - Hội đồng cố vấn. Hội đồng cố vấn là cơ quan cố vấn pháp luật của CBP. Hội đồng cố vấn hoạt động như là một nhà cố vấn pháp luật cho tổng cục trưởng, các viên chức cũng như những người làm công của CBP. Hội đồng cố vấn pháp luật đưa ra những lời khuyên pháp lý hoặc là đại diện trước pháp luật cho những viên chức của CBP trong những vụ việc liên quan đến hoạt động và thực hiện chức năng của CBP. Hội đồng cố vấn pháp luật cũng chịu trách nhiệm xem xét lại những vụ kiện do CBP đề xuất để đảm bảo đúng những yêu cầu của pháp luật, chuẩn bị những câu trả lời trong các phiên toà dân sự, hình sự liên quan tới CBP, phát triển, thực thi và đánh giá chương trình, chính sách, thủ tục mở rộng dịch vụ hải quan trong phạm vi chức năng của nó. Hội đồng cố vấn có cả trụ sở và những cơ quan liên kết và hỗ trợ đóng ở các địa phương không những để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ chính của hội đồng mà còn giúp đỡ những viên chức hải quan ở địa phương thực hiện tốt chức năng theo thẩm quyền cũng như khu vực quản lý của họ. - Cơ quan quản lý việc chuyển đổi. Đứng đầu là một giám đốc, cơ quan này chịu trách nhiệm đảm bảo sự phối hợp thống nhất, suôn sẻ giữa bốn cơ quan trong CBP đó là Tổng cục hải quan, cơ quan tuần tra biên giới, cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ và cơ quan phụ trách về nông nghiệp và kiểm dịch, cách ly thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ. Sự phối hợp này bao gồm tất cả những lĩnh vực như việc thi hành luật, những vấn đề về thương mại, văn hoá, các hoạt động, ngân sách, nguồn nhân lực, đào tạo…Việc liên kết giữa những tổ chức này liên quan đến tổng ngân sách hoạt động lên tới 6,7 tỷ USD với số nhân viên khoảng 40 000 người. - Cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng. Đứng đầu cơ quan là một trợ lý đặc biệt của Tổng cục trưởng chuyên trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng. Cơ quan này đảm bảo sự thi hành đúng quyền công dân theo những luật và quy định của chính quyền liên bang về vấn đề việc làm. Mọi nhân viên hải quan cũng như những người xin làm việc tại các cơ quan hải quan đều được đảm bảo có cơ hội việc làm bình đẳng không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, xuất xứ quốc gia… - Vụ chính sách và kế hoạch. Chức năng chủ yếu của cơ quan là hoạch định chiến lược tổng thể, kế hoạch mục tiêu của hải quan Mỹ, phân tích thống kê, đánh giá việc thực hiện chiến lược, kế hoạch đó. Hoạt động của cơ quan này có mối liên hệ chặt chẽ với những cơ quan thanh tra bên ngoài. Vụ chính sách và kế hoạch có thể đề xuất những giải pháp sáng tạo, đổi mới trong việc thực hiện kế hoạch hoặc trong phương pháp thống kê, điều tra, nghiên cứu, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đề ra của hải quan. - Vụ quan hệ thương mại. Vụ quan hệ thương mại có trách nhiệm khuyến khích, tạo thuận lợi cho những mối quan hệ tích cực giữa hải quan với cộng đồng kinh doanh. Trách nhiệm này bao hàm cả việc xem xét, lắng nghe mối quan tâm của những cá nhân hay nhóm kinh doanh thương mại và đưa ra những khuyến nghị cho ngành hải quan để giải quyết những yêu cầu chính đáng của họ. Với mục tiêu đẩy mạnh sự cộng tác chặt chẽ giữa hải quan và giới kinh doanh thông qua rất nhiều chương trình khác nhau, vụ này không những cho phép cơ quan hải quan Mỹ hiểu được mối quan tâm của giới kinh doanh mà còn tăng cường hiểu biết của giới kinh doanh về những chính sách của hải quan. Việc thiết lập những kênh thông tin chính thức và không chính thức giữa hải quan và cộng đồng kinh doanh của Vụ quan hệ thương mại cho phép sự xem xét lại những chính sách, kế hoạch đã đưa ra đồng thời cố vấn cho tổng cục trưởng Tổng cục hải quan, viên chức Bộ Tài chính và quốc hội để đảm bảo cung cấp dịch vụ hải quan có chất lượng. - Cơ quan tình báo. Nhiệm vụ của cơ quan tình báo trong CBP gồm hai nội dung quan trọng. Một là phát hiện và xác định rõ tội phạm, ma tuý, buôn lậu và những nhóm khủng bố có ý định thâm nhập hoặc sử dụng biên giới của Hoa Kỳ để hoạt động bất hợp pháp. Hai là phổ biến hoạt động tình báo về điều tra tội phạm và nhóm khủng bố mang tính chiến lược, chiến thuật đến tận những đơn vị của CBP ở biên giới. Cơ quan tình báo của CBP cũng chịu trách nhiệm cung cấp những thiết bị tình báo thích hợp để hỗ trợ các cơ quan hải quan thực hiện tốt nhiệm vụ của mình ví dụ như máy phát hiện ma tuý… - Cơ quan tuần tra biên giới. Sau vụ khủng bố ngày 11/9, Mỹ tăng cường các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn khủng bố, bảo vệ đất nước và người dân Mỹ. Đây là cơ quan đầu tiên chịu trách nhiệm thi hành những quy định, luật lệ liên bang nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của khủng bố và vũ khí khủng bố vào Mỹ qua những cảng nhập khẩu của CBP. Nhiệm vụ truyền thống trước đây của tổ chức này là thi hành những luật về nhập cư, phát hiện, cấm, bắt giữ những người có ý định vào Mỹ một cách bất hợp pháp hay những kẻ buôn lậu qua biên giới. Cơ quan tuần tra biên giới có số nhân viên lên đến 12700 người trong số đó có tới 11120 người được phân công tuần tra hơn 6000 dặm biên giới mặt đất của Mỹ. Cơ quan này có số ngân sách hoạt động là 1,4 tỷ USD. - Cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan tới quốc hội. Cơ quan này chịu trách nhiệm cố vấn cho những nhà quản lý, lãnh đạo của CBP về các vấn đề lập pháp, quốc hội đồng thời giúp các nghị sĩ quốc hội và những nhân viên của họ hiểu được những chương trình hoạt động hiện tại cũng như những chương trình đề xuất của hải quan. - Cơ quan quản lý các hoạt động chuyên môn. Đứng đầu là một trợ lý của Tổng cục trưởng CBP, cơ quan này quản lý số nhân viên lên tới 25 000 người trong đó có hơn 19 000 chuyên gia kiểm tra có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực. Với số ngân sách chi tiêu hàng năm là 1,1 tỷ USD, cơ quan quản lý các hoạt động chuyên môn đảm nhiệm hoạt động của 20 cơ quan trực thuộc, tại 317 cảng nhập khẩu, 14 trạm khai báo trước hải quan tại Canađa và Caribê, chương trình chính sách nhập cư, chương trình kiểm dịch, cách ly nông nghiệp tại tất cả các cảng nhập cảnh. Cơ quan có trách nhiệm quản lý các chương trình chính yếu của CBP như chương trình an toàn và tạo thuận lợi biên giới, nhập khẩu và giải phóng hàng, quản lý rủi ro thương mại, hoạt động thương mại chống khủng bố… - Cơ quan tài chính. Cơ quan này có trách nhiệm quản lý một loạt những hoạt động quản lý tài chính đa dạng và phức tạp trong CBP bao gồm kế toán, ngân sách, nguồn thu về, hậu cần, hệ thống, chính sách, kế hoạch tài chính, thanh tra sổ sách… Một báo cáo kế toán hàng năm được chuẩn bị và đệ trình lên Bộ Tài chính bao gồm những phân tích tài chính, một bản mô tả về hiệu quả của công tác kiểm tra việc quản lý tài chính, kết quả thực hiện những chương trình có liên quan tới nhiệm vụ, mục tiêu của CBP… - Cơ quan quản lý nguồn nhân lực. Cơ quan quản lý nguồn nhân lực chịu trách nhiệm lập kế hoạch cung cấp nguồn nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cho CBP tạo thuận lợi cho tiến trình thương mại, đào tạo, quản lý lao động, đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động ở các cơ quan hải quan. Cơ quan này phối hợp chặt chẽ với cơ quan phụ trách vấn đề cơ hội việc làm công bằng, để đưa mục tiêu cơ hội việc làm công bằng vào những chính sách về nguồn nhân lực của CBP. - Cơ quan thông tin và công nghệ. Cơ quan thông tin và công nghệ đảm bảo thực hiện và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển các chiến lược công nghệ và sự tự động hoá để đáp ứng nhu cầu mà công việc của hải quan đòi hỏi. Đặc biệt, cơ quan chịu trách nhiệm cung cấp hệ thống thông tin tự động, quản lý việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin trong ngành hải quan. Nhân viên của cơ quan thông tin và công nghệ quản lý tất cả các máy tính và các nguồn có liên quan trong chương trình an toàn cho máy tính, thiết lập giao diện máy tính giữa CBP với giới thương mại và những cơ quan chính quyền khác. - Cơ quan nội vụ. Cơ quan nội vụ có thẩm quyền giám sát mọi hoạt động, cơ sở vật chất và nhân viên của hải quan. Trách nhiệm của cơ quan này là đảm bảo việc tuân thủ theo đúng chương trình, chính sách của hải quan về vấn đề tham nhũng, thông đồng hay quản lý kém. Cơ quan nội vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo sự an toàn, trong sạch trong nội bộ hải quan đồng thời cũng tuyên truyền, giáo dục tiêu chuẩn đạo đức và trách nhiệm liêm chính, chính công vô tư cho các nhân viên hải quan. Với trụ sở ở Washington D.C và các cơ quan trực thuộc đóng ở các vùng mang tính chiến lược, cơ quan nội vụ có thể điều tra được sự vi phạm trong quản lý hành chính của các nhân viên hải quan từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời. - Vụ quan hệ quốc tế. Vụ này có trách nhiệm quản lý những hoạt động, chương trình mang tính quốc tế, hướng dẫn các quan hệ song phương, đa phương của hải quan Mỹ với các nước khác. Vụ quan hệ quốc tế cũng có thẩm quyền xem xét việc thỏa thuận và thực thi tất cả các điều ước quốc tế của hải quan Mỹ. - Vụ quan hệ công chúng. Vụ này giám sát quá trình truyền thông quốc gia, quốc tế thông qua đội ngũ nhân viên của nó trong những lĩnh vực sau: báo chí, internet, phương tiện nghe nhìn, xuất bản ấn phẩm, diễn văn, truyền thông nội bộ, và thông tin công cộng. - Cơ quan quản lý các quy định, quy chế. Cơ quan này chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển, thực thi và đánh giá những chương trình, chính sách, thủ tục hải quan. Cơ quan cung cấp tất cả những thông tin cần thiết liên quan đến luật, quy định, thủ tục do hải quan chịu trách nhiệm thi hành. Cơ quan quản lý các quy định, quy chế cũng có thể đưa ra những hướng dẫn liên quan đến phân loại và tính trị giá hàng hoá, phương tiện vận tải, giảm thuế, cấp phép, giấy bảo đảm nộp thuế, quyền sở hữu trí tuệ, những mặt hàng hạn chế nhập… - Cơ quan quản lý hoạt động thương mại chiến lược. Cơ quan này chịu trách nhiệm xác định và đương đầu với những vấn đề thương mại quan trọng nảy sinh đối với nước Mỹ ví dụ quyền sở hữu trí tuệ, thương mại chống khủng bố…Cơ quan đảm bảo phát triển những chiến lược nhằm đánh giá mức độ chấp hành những luật lệ và nguyên tắc thương mại của các nhà xuất nhập khẩu tại các cơ quan hải quan. Thông qua việc phát hành những ấn phẩm công bố tình hình chấp hành quy định, quy tắc hải quan, cơ quan quản lý hoạt động thương mại chiến lược khuyến nghị các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nỗ lực tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định của hải quan và thương mại. - Cơ quan đào tạo và phát triển. Cơ quan đào tạo và phát triển tập trung sự chỉ đạo và hướng dẫn mọi chương trình đào tạo hải quan và nhân lực có liên quan tới quá trình đào tạo. Cơ quan đảm bảo mọi nỗ lực đào tạo sẽ hỗ trợ cho ngành hải quan thực hiện được nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực hải quan hết sức đa dạng, phức tạp, liên quan đến mọi ngành nghề. Cơ quan đào tạo và phát triển lập nên những tiêu chuẩn và chính sách để thiết kế, phát triển, phổ biến và đánh giá quá trình đào tạo. Cơ quan thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình đào tạo hải quan. Bên cạnh đó, việc cải thiện và mở rộng khả năng tự học hỏi của các nhân viên hải quan cũng là một nội dung quan trọng trong chức năng của cơ quan đào tạo và phát triển. Như vậy, cơ cấu bộ máy lãnh đạo giúp việc cho Tổng cục trưởng CBP khá hoàn chỉnh. Nó bao gồm tất cả các cơ quan quản lý nhiều mặt, nhiều khía cạnh công việc của hải quan đảm bảo cho hải quan thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Điểm nổi bật quan trọng của các cơ quan lãnh đạo hải quan toàn liên bang này là sự kết hợp giữa nguồn nhân lực được đào tạo, có trình độ chuyên môn cao với những trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hiện đại. Chính điều này đã giúp cho cơ quan hải quan Mỹ không những thực hiện tốt hoạt động của mình mà còn hỗ trợ các cơ quan, ban ngành khác trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước Hoa Kỳ. Hệ thống tổ chức toàn liên bang của CBP bao gồm 20 Trung tâm Quản lý Hải quan (Customs Management Centers) được đặt ở những phân vùng địa lý trọng điểm ví dụ vùng biên giới tiếp giáp với Canada, vùng biển Thái Bình Dương…Đứng đầu mỗi trung tâm quản lý hải quan là giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm quản lý nội bộ và nhân sự hải quan. Dưới các trung tâm quản lý hải quan là các cơ quan hải quan cửa khẩu (tại các cảng biển, sân bay, bưu điện quốc tế). Đứng đầu là mỗi cơ quan hải quan cửa khẩu là một giám đốc. Các cơ quan này chịu trách nhiệm thực hiện các tác nghiệp cụ thể đối với các chuyến hàng xuất nhập khẩu. Do vậy đây chính là các cơ quan được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn cả. Ngoài ra để quản lý chính sách hải quan ở tầm thương mại vĩ mô theo khu vực địa lý thế giới, CBP còn có 5 trung tâm quản lý chiến lược (Strategic Management Centers). Trong đó trung tâm quản lý chiến lược Chicago phụ trách thị trường Canada, trung tâm quản lý chiến lược Dallas phụ trách Mexico và các nước Trung Mỹ, trung tâm quản lý chiến lược Maiami phụ trách các nước Nam Mỹ và vịnh Caribe, trung tâm quản lý chiến lược New York phụ trách thị trường Châu Âu, Châu Phi và Trung Đông và trung tâm quản lý chiến lược Long Beach phụ trách vành đai Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Long Beach là một trong ba cảng lớn nhất của miền Tây nước Mỹ, Long Beach tiếp nhận tất cả các hàng hoá của khu vực Đông Nam Á đưa vào Mỹ. Theo ông Michael J.Kelly, giám đốc hải quan cảng Long Beach, có tới 90% hàng hoá của Việt Nam làm thủ tục hải quan ở cảng này. CBP có một cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới cũng như sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan hải quan. Cơ cấu tổ chức CBP đã đang và sẽ tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa để thích nghi với hoàn cảnh mới trong đó thương mại của Mỹ với các nước trên thế giới không ngừng phát triển, những thế lực thù địch ngày càng hoạt động tinh vi hơn, yêu cầu tiêu dùng ngày càng khắt khe của người dân Mỹ… 1.1.3. Nhiệm vụ hải quan Mỹ CBP vẫn tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ truyền thống của Tổng cục hải quan Mỹ trước đây. Đó là: - Quản lý việc thực hiện Luật thuế quan nhập khẩu năm 1930 đã qua sửa đổi.  - Thi hành những quy định, quy tắc do chính Hải quan ban hành đồng thời thi hành khoảng 400 luật và quy định về thương mại, vận tải quốc tế, môi trường, an toàn tiêu dùng…của hơn 40 cơ quan chính phủ. - Áp thuế và thu các loại thuế, phí, các khoản phạt vi phạm đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu, các phương tiện vận tải chuyên chở hàng xuất nhập khẩu. - Giám sát, điều tiết cũng như tạo thuận lợi cho việc di chuyển của phương tiện vận chuyển, con người, hàng hoá giữa Mỹ với các quốc gia khác. - Bảo vệ người tiêu dùng và môi trường nước Mỹ chống lại việc đưa các sản phẩm nguy hại vào Mỹ. - Bảo vệ các ngành nghề và lao động trong nước trước sự cạnh tranh không bình đẳng từ bên ngoài. Ví dụ áp dụng quota, luật chống bán phá giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ… - Phát hiện, ngăn cấm buôn lậu và các hành vi phi pháp khác nhằm đưa các loại sản phẩm gây nghiện, ma tuý, hàng lậu, hàng cấm vào Mỹ. - Phát hiện, ngăn cấm các hành động gian lận thương mại, trốn thuế, vận chuyển trái phép vũ khí, tiền tệ qua các cảng khẩu của Mỹ. - Thu thập những dữ liệu xuất nhập khẩu chính xác phục vụ công tác thống kê thương mại. Bên cạnh đó, CBP có nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu là ngăn ngừa những kẻ khủng bố và vũ khí khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ. Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001 Mỹ tăng cường các hoạt động an ninh trên toàn đất nước trong đó tập trung vào biên giới và các cảng nhập khẩu. Do đó, sự kiện Tổng cục hải quan Mỹ trước đây trực thuộc Bộ Tài Chính nay trở thành Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới trực thuộc Bộ An ninh quốc nội là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ trên. CBP cũng đảm nhiệm công việc của cơ quan di trú và quốc tịch Mỹ trước đây, đó là bắt giữ những cá nhân di cư vào Mỹ một cách bất hợp pháp. Để thực hiện thành công những nhiệm vụ quan trọng trên, Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) đang nỗ lực hiện đại hoá hệ thống tự động hải quan (Customs automated system) và phát triển chương trình môi trường thương mại tự động (Automated Commercial Environment). Đó là cơ sở vững chắc góp phần vào sự thành công của công cuộc bảo vệ nhân dân và nền kinh tế nước Mỹ trong thế kỉ XXI của ngành hải quan nước này. 1.2. THỰC PHẨM Ở MỸ Theo chương II, phần 201, Luật về thực phẩm, dược phẩm và hoá mỹ phẩm (Food, Drug and Cosmetic Act (FDCA)), thực phẩm được định nghĩa như sau: “Thực phẩm có nghĩa là: - tất cả những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người hay của những loài động vật khác. - kẹo cao su. - mọi vật phẩm được sử dụng làm nguyên liệu để làm ra những vật phẩm nói trên.” Như vậy, khái niệm thực phẩm có ngoại diên rất rộng. Nó không chỉ là những vật phẩm phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người mà còn phục vụ cho việc ăn, uống của những loài động vật khác. Thực phẩm cũng không chỉ là những vật phẩm mà con người hay động vật có thể ăn, uống trực tiếp mà còn là những nguyên liệu, thành phần làm nên những đồ ăn, thức uống trực tiếp đó. Do đó mà mọi hàng hoá, vật phẩm nói trên đều là đối tượng điều ch._.ỉnh, quản lý của rất nhiều các văn bản luật của Mỹ về an toàn thực phẩm. Ở Mỹ, an toàn thực phẩm là một trách nhiệm chia sẻ. Một số bộ ngành trong chính phủ chia sẻ quyền hạn pháp lý để đảm bảo sự an toàn của nguồn thực phẩm do chính nước Mỹ cung cấp. Thực phẩm do Mỹ sản xuất lưu thông trong thương mại toàn liên bang hay trong thương mại thế giới thì không cần phải được sự cho phép, công nhận của các cơ quan, bộ ngành có liên quan trừ một số ít trường hợp. Tuy nhiên, việc sản xuất thực phẩm phải tuân theo những luật lệ, thủ tục về an toàn thực phẩm đã ban hành. Bên cạnh những luật lệ, quy định chặt chẽ đó thì tính lành mạnh và an toàn của những thực phẩm được sản xuất tại Mỹ còn được đảm bảo qua việc kiểm tra bất ngờ, ngẫu nhiên cơ sở sản xuất của những nhà thanh tra thực phẩm Mỹ, qua việc khai báo trước khi cho thực phẩm lưu thông trên thị trường của các doanh nghiệp, qua việc lấy mẫu một thực phẩm bất kì đang lưu thông trên thị trường để kiểm tra…Và điều mà các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ phải quan tâm đó là những tiêu chuẩn về thực phẩm an toàn được áp dụng đối với những thực phẩm sản xuất tại Mỹ như thế nào thì cũng áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu đúng như thế. 1.2.1. Những văn bản luật chủ yếu liên quan đến thực phẩm ở Mỹ 1.2.1.1. Cách tìm kiếm thông tin về các văn bản luật và các quy định của Mỹ về mọi vấn đề trong đó có thực phẩm Do trách nhiệm ban hành những văn bản luật, những quy định về mọi vấn đề nói chung và của thực phẩm nói riêng thuộc nhiều cơ quan khác nhau từ chính quyền liên bang đến chính quyền các tiểu bang, và cũng do số lượng các luật, quy định không phải là nhỏ nên việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến chúng tới đông đảo người dân và các doanh nghiệp trong và ngoài nước là công việc không mấy dễ dàng. Để hệ thống hoá được các văn bản luật, các quy định, cũng như để giúp cho quá trình tìm kiếm thông tin liên quan đến chúng được dễ dàng, quốc hội Mỹ đã phê chuẩn Bộ luật nước Mỹ (United State Code (USC)) và Luật về các quy định liên bang (Code of Federal Regulations (CFR)). Bộ luật nước Mỹ (USC) là văn bản tập hợp hoá chính thức đăng tải pháp luật liên bang dưới dạng hệ thống hoá, bao gồm 50 phần, mỗi phần nói về một lĩnh vực pháp luật hay về một chế định pháp luật lớn. USC ấn hành 6 năm một lần. Trong khoảng thời gian đó, nếu chẳng hạn quốc hội Mỹ ban hành một đạo luật thì trong đạo luật đó quốc hội nói rõ đạo luật đó ở vị trí nào trong USC, đồng thời chỉ rõ những sửa đổi gì cần phải tiến hành đối với tập luật lệ đó khi đạo luật được ban hành. Luật về các quy định liên bang (CFR) là tập hợp hệ thống hoá toàn bộ những văn bản quy phạm hiện hành do Tổng thống và các cơ quan hành pháp liên bang ban hành. Giống như USC, tập luật lệ này có 50 phần được chia thành các chương, trong các chương có các mục, tiểu mục và điều khoản. Tập luật lệ này chỉ đơn thuần in lại những quy định pháp lý mà không phải là loại văn bản. Nếu có ai nghi ngờ về tính xác thực của nội dung các quy định pháp lý thì phải tra cứu thông qua các văn bản gốc. Văn bản gốc này có trong tập “Đăng ký liên bang”. Ngay từ những năm 1930, quốc hội Mỹ đã giao phó ngày càng nhiều trách nhiệm và thẩm quyền cho các bộ, các tổ chức liên bang trong việc ban hành những quy định chi tiết không chỉ liên quan đến thực phẩm. Ngày càng nhiều quy định được ban hành qua các năm thì các vấn đề tuyên truyền, phổ biến chúng càng phát triển. Trước đây không có một hệ thống truyền thông trung tâm nào có khả năng thông tin một cách hiệu quả những quy định này đến các cá nhân, giới kinh doanh có liên quan. Do đó vào năm 1934, khi nhận thấy được nhu cầu cần có một hệ thống truyền thông trung tâm như vậy, Quốc hội Mỹ đã ban hành Luật đăng ký liên bang (Federal Register Act). Luật này thiết lập một hệ thống thống nhất quản lý những quy định của các bộ ngành bằng việc đòi hỏi những bộ ngành này phải: - đệ trình mọi tài liệu về quy định, cho cơ quan đăng ký liên bang (Office of the Federal Register). - đặt tài liệu dưới sự kiểm tra của công chúng. - in ấn tài liệu tại cơ quan đăng ký liên bang. - đưa ra quy tắc để sắp xếp quy định đó trong Luật về các quy định liên bang (CFR). Luật thủ tục hành chính (Administrative Procedure Act) đưa ra thêm những đòi hỏi quan trọng của hệ thống đăng ký liên bang. Theo đó hệ thống đăng ký liên bang đòi hỏi: - Quyền của công chúng được tham gia vào quá trình làm luật bằng cách đưa ra ý kiến bình luận đối với những quy định, quy tắc được đề xuất bởi các cơ quan nhà nước. - Ngày có hiệu lực của quy định không được nhỏ hơn 30 ngày kể từ ngày phát hành quy định đó ra công chúng. Luật đăng ký liên bang và Luật thủ tục hành chính xác định những chức năng cơ bản của hệ thống đăng ký liên bang. Đó cũng chính là cơ sở cho việc phổ biến, công bố chính thức những luật, quy định của các cơ quan chính quyền Mỹ. Như vậy việc tìm hiểu và thực hiện đúng các văn bản luật và các quy định của Mỹ về thực phẩm nói riêng và về tất cả các vấn đề khác nói chung là trách nhiệm của mỗi người dân và giới kinh doanh trong và ngoài nước Mỹ. Việc hiểu biết rõ về cách thông tin, truyền bá luật, quy định của Mỹ sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài dễ dàng tìm kiếm được thông tin pháp luật liên quan đến mặt hàng mà mình định xuất khẩu. Có như vậy mới đảm bảo sự thành công trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu. 1.2.1.2. Luật về thực phẩm, dược phẩm và hoá mỹ phẩm. (Food, Drug and Cosmetic Act (FDCA)) FDCA nằm trong phần 21 USC chương 9. FDCA gồm 9 chương trong đó có chương IV đề cập đến thực phẩm. Theo luật này, trách nhiệm liên quan đến thực phẩm chủ yếu thuộc về Bộ Y tế và dịch vụ nhân dân. Bộ trưởng Bộ Y tế và dịch vụ nhân dân có quyền đưa ra tiêu chuẩn của bất kì loại thực phẩm nào một cách hợp lý, theo thực tiễn sản xuất và đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Những sản phẩm rau, quả tươi hoặc sấy khô có thể không thuộc diện trên song không được gây tổn hại tới lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng. Thực phẩm bị pha trộn, thực phẩm bị gán nhãn hiệu giả cũng được định nghĩa một cách chi tiết. Thực phẩm bị pha trộn được coi như là thực phẩm có hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Đó là thực phẩm có chứa nguyên liệu làm thành phần của nó mang tính độc hại, gây bệnh. Thực phẩm bị gán nhãn hiệu giả có thể là thực phẩm mà nhãn hiệu của nó có tính chất lừa dối người tiêu dùng, ví dụ ghi thành phần nguyên liệu sai với thực tế sản xuất…hay nó được mang tên của sản phẩm khác khi đem bán, hoặc nó bắt chước một sản phẩm khác…Chất phụ gia thực phẩm, dung sai cho phép thành phần có độc tính trong thực phẩm, việc kiểm soát an toàn thực phẩm, nước uống đóng chai, vitamin và các khoáng chất cũng là những nội dung được quy định khá chi tiết trong FDCA. Ngoài ra thức ăn cho trẻ em, thực phẩm phục vụ cho chế độ ăn kiêng cũng được luật này đề cập đến với những nội dung quy định cụ thể để đảm bảo sự an toàn dinh dưỡng cho trẻ em và những người ăn kiêng. 1.2.1.3. Luật bao bì và nhãn hiệu trung thực. (Fair Packaging and Labeling Act (FPLA)) Luật này nằm trong phần 15 USC chương 39. FPLA là luật được Quốc hội Mỹ thông qua nhưng tính chất là một luật của nó chưa rõ nét. Nó chưa đi vào những chi tiết cụ thể nhỏ nhất trong nội dung. Trong thời gian chờ đợi một luật chính thức về bao bì và nhãn hiệu, những người quan tâm đến luật này thêm tham khảo thêm những quy định của Uỷ ban thương mại liên bang và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm về bao bì và nhãn hiệu. Đây là hai cơ quan được Quốc hội Mỹ giao cho trách nhiệm đưa ra những quy định chi tiết cụ thể. Về khái quát thì Luật bao bì và nhãn hiệu trung thực áp dụng cho nhiều sản phẩm tiêu dùng trong đó có thực phẩm. Nó đòi hỏi nhãn hiệu phải nói rõ đặc tính của sản phẩm, tên và địa chỉ thương mại của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà phân phối, trọng lượng tịnh của sản phẩm. Luật này cũng đề cập việc đóng gói và dán nhãn không trung thực và trái pháp luật cũng như phạm vi cấm những hành động này. Về chi tiết, những quy định của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm đưa ra những yêu cầu về ghi nhãn thực phẩm như sau: Những thông báo bắt buộc xuất hiện trên nhãn hay trên bao bì của thực phẩm phải được dịch sang ngôn ngữ tiếng Anh kèm theo với ngôn ngữ khác (nếu có). Những thông báo đó là: - Tên thực phẩm: tên thông thường và hay sử dụng của thực phẩm phải xuất hiện ở những nơi mô tả chính trên nhãn hoặc bao bì, in bằng chữ đậm. Tên thực phẩm có thể mô tả hình dáng của thực phẩm ví dụ “đã thái mỏng” hoặc “nguyên hạt”… - Trọng lượng tịnh của thực phẩm: có thể được ghi theo hệ đo lường của Mỹ hoặc theo hệ mét. Trọng lượng này cũng phải được ghi ở những nơi mô tả chính, dễ nhận biết. - Tên, địa chỉ phố, thành phố, bang, mã số vùng…hoặc của nhà sản xuất, nhà đóng gói, hoặc của nhà phân phối: thông tin này có thể được đặt ở nơi mô tả chính trên nhãn hay bao bì, cũng có thể đặt ở những nơi không phải là nơi mô tả chính. Địa chỉ phố có thể được bỏ qua. Các thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải có mã quốc gia, mã vùng… - Thành phần: những thành phần của thực phẩm phải được liệt kê theo thứ tự tên thông thường của chúng hay theo tỷ lệ mà chúng chiếm giữ. Chất phụ gia và màu thực phẩm đòi hỏi phải được liệt kê như những thành phần khác. - Thông tin về dinh dưỡng: những thông tin về hàm lượng calo, đường, natri…được khuyến nghị đưa vào trong nội dung ghi nhãn thực phẩm. Với Luật bao bì và nhãn hiệu trung thực, việc kiểm soát tính an toàn, lành mạnh của thực phẩm ở Mỹ không chỉ là trách nhiệm của những cơ quan có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo tính trung thực trong ghi nhãn, bao bì của các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ thực phẩm. 1.2.1.4. Luật bảo vệ chất lượng thực phẩm. (Food Quality Protection Act (FQPA)) Luật này nằm trong phần 7 USC từ mục 136. Trong nỗ lực hạn chế tối đa thực phẩm mang mầm bệnh từ các nông trại cho tới tay người tiêu dùng, các cơ quan có trách nhiệm đối với vấn đề an toàn thực phẩm ở Mỹ đã nhận thấy rằng cần phải đảm bảo sự an toàn và chất lượng các nguồn cung cấp thực phẩm ngay từ những mùa vụ của chúng. Luật bảo vệ chất lượng thực phẩm có tất cả 5 chương. Nội dung của luật bao gồm tiêu chuẩn dựa trên sự an toàn sức khoẻ cho tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong thực phẩm; những quy định về đăng ký, chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật an toàn; thuốc bảo vệ thực vật với sức khoẻ của trẻ em; một số sửa đổi đối với Luật thực phẩm, dược phẩm và hoá mỹ phẩm liên quan đến thuốc hoá học bảo vệ thực vật, thực phẩm bị pha trộn, tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật cho phép có trong thực phẩm…Uỷ ban bảo vệ môi trường và Bộ Nông nghiệp chịu trách nhiệm chủ yếu thực hiện luật này. 1.2.1.5. Những quy định về an toàn thực phẩm của Luật về các quy định liên bang (Code of Federal Regulations (CFR)) Phần 21 CFR đưa ra những quy tắc điều chỉnh những hoạt động vì sự an toàn thực phẩm. Trong đó: - Phần từ 1 đến 99: những quy định chung đảm bảo việc tuân thủ và chấp hành đúng Luật về thực phẩm, dược phẩm và hoá mỹ phẩm, Luật bao bì và nhãn hiệu trung thực; quy định về màu thực phẩm. - Phần từ 100 đến 169: những quy định chung về dán nhãn thực phẩm; những tiêu chuẩn thực phẩm; GMP (phương pháp thực hành sản xuất tốt) áp dụng đối với thực phẩm, nước đóng chai, thực phẩm axit thấp đóng hộp; quy định HACCP (phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) đối với thủy sản. - Phần từ 170 đến 199: những quy định về chất phụ gia thực phẩm. - Phần từ 800 đến 899: những quy định về sữa nhập khẩu; kiểm soát thực phẩm mang mầm bệnh có thể lây truyền; quy định về cải thiện các điều kiện vệ sinh thực phẩm trong chuyên chở nội địa. Những văn bản luật trên đây chỉ mang tính khái quát điều chỉnh những vấn đề liên quan đến thực phẩm ở Mỹ. Ngoài ra, còn có một số những văn bản luật, quy định điều chỉnh từng loại thực phẩm cụ thể ví dụ như Luật kiểm tra thịt liên bang (Federal Meat Inspection Act), Luật kiểm định gia cầm liên bang (Federal Poultry Inspection Act), Luật về sữa nhập khẩu liên bang (Federal Import Milk Act), Luật quản lý đồ uống có cồn liên bang (Federal Alcohol Administration Act),…Việc tìm hiểu kĩ những văn bản luật của Mỹ áp dụng đối với từng mặt hàng thực phẩm xuất khẩu là một trong những yếu tố để xuất khẩu thành công thực phẩm sang thị trường này. 1.2.2. Những tổ chức có chức năng quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ Nước Mỹ là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm an toàn nhất trên thế giới phần lớn là nhờ vào hệ thống kiểm tra thực phẩm. Hệ thống này phối hợp được hoạt động của tất cả các cơ quan có chức năng quản lý an toàn thực phẩm ở Mỹ. Hệ thống đảm bảo giám sát quá trình sản xuất, phân phối thực phẩm tại từng địa phương, khắp các tiểu bang và trên toàn đất nước. Sự giám sát, quản lý thường xuyên đối với thực phẩm được duy trì bởi những chuyên gia kiểm định thực phẩm, nhà vi trùng học, nhà dịch tễ học, và những nhà khoa học làm việc trong những sở y tế thành phố, quận hạt, trong những cơ quan y tế công cộng liên bang, và trong rất nhiều các bộ, cơ quan liên quan khác. 1.2.2.1. Bộ Y tế và dịch vụ nhân dân. (Department of Health and Human Services) * Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (Food and Drug Administration (FDA)). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu bao gồm cả trứng có vỏ, nhưng không gồm thịt và các loại gia cầm; nước đóng chai; rượu có độ cồn dưới 7%. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm: FDA có trách nhiệm thi hành những luật về an toàn thực phẩm đối với những thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu, trừ thịt và các loại gia cầm bằng việc: Kiểm tra những cơ sở sản xuất, kho chứa thực phẩm; thu thập và phân tích mẫu thực phẩm bị nhiễm hoá học, vật lý hay nhiễm khuẩn. Xem xét sự an toàn thực phẩm và màu thực phẩm trước khi thực phẩm được bán. Tuyên truyền, phổ biến những quy định, hướng dẫn, giải thích về an toàn thực phẩm; làm việc với các tiểu bang để áp dụng những quy định, hướng dẫn, giải thích đó đối với các cơ sở bán lẻ thực phẩm như các nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán thực phẩm… Thiết lập những phương pháp thực hành sản xuất thực phẩm tốt, những tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm, ví dụ HACCP, yêu cầu đóng gói, các điều kiện vệ sinh nhà xưởng… Làm việc với các cơ quan quản lý thực phẩm ở nước ngoài để đảm bảo an toàn thực phẩm cho một số thực phẩm nhập khẩu. Yêu cầu những nhà sản xuất thực phẩm thu hồi thực phẩm không an toàn và giám sát quá trình thu hồi ấy. Chỉ đạo những hoạt động nghiên cứu an toàn thực phẩm. Giáo dục cho những ngành sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng về thực phẩm an toàn. * Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. (Center of Disease Control and Prevention (CDCP)). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: mọi thực phẩm. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Phối hợp với các cơ quan địa phương, tiểu bang, liên bang điều tra sự bùng nổ bệnh dịch từ những thực phẩm mang mầm bệnh. Duy trì hệ thống quốc gia giám sát bệnh dịch từ những thực phẩm mang mầm bệnh: thiết kế và lắp đặt hệ thống điện tử báo cáo nhanh sự lan truyền thực phẩm có mầm bệnh, làm việc với các cơ quan liên bang, tiểu bang khác để giám sát tỷ lệ, xu hướng bùng nổ dịch bệnh… Phát triển những chính sách y tế công cộng để ngăn ngừa dịch bệnh do thực phẩm. Nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu ngăn ngừa bệnh do thực phẩm. Đào tạo nhân sự phụ trách an toàn thực phẩm cho các địa phương, các bang. 1.2.2.2. Bộ Nông nghiệp. (Department of Agriculture) * Cơ quan kiểm tra và an toàn thực phẩm. (Food Safety and Inspection Servive (FSIS)). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: Thịt, gia cầm và những sản phẩm từ thịt, gia cầm sản xuất trong nước và nhập khẩu. Những sản phẩm chế biến từ trứng. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. FSIS có trách nhiệm thi hành những luật về an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm thịt, gia cầm sản xuất trong nước và nhập khẩu bằng việc: Kiểm tra bệnh dịch của những động vật trước và sau khi mổ. Giám sát và kiểm tra những sản phẩm chế biến từ trứng. Thu thập và phân tích mẫu thực phẩm có chứa các tác nhân độc hại, lây truyền. Thiết lập tiêu chuẩn về sử dụng chất phụ gia và các thành phần nguyên liệu trong sản xuất và đóng gói sản phẩm thịt, gia cầm; về vệ sinh nhà xưởng… Đảm bảo tất cả các sản phẩm thịt, gia cầm từ nước ngoài xuất khẩu sang Mỹ đáp ứng được tiêu chuẩn của Mỹ. Tài trợ những nghiên cứu để có sản phẩm thịt, gia cầm an toàn. Giáo dục cho những ngành sản xuất thực phẩm và người tiêu dùng về thực phẩm an toàn. * Cơ quan kiểm dịch về động vật và thực vật. (Animal and Plant Health Inspection Service (APHIS)). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả động vật và thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và một số sản phẩm nông nghiệp. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Thực hiện những quy định quản lý động vật và thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và một số sản phẩm nông nghiệp như kiểm định và cách ly động, thực vật; kiểm tra và loại trừ loài gây hại, bệnh dịch… Đưa ra những quy định và chỉ đạo các chương trình kiểm dịch để bảo vệ, cải thiện sức khoẻ của động vật, tính sạch của thực vật vì lợi ích của người dân và môi trường. Ngăn ngừa sự xâm nhập của thực phẩm có chứa loài gây hại, bệnh dịch vào Mỹ. * Cơ quan nghiên cứu, giáo dục và mở rộng hợp tác liên bang. (Cooperative State Research, Education, and Extension Service). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm sản xuất trong nước và một số thực phẩm nhập khẩu. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Cùng với trường đại học, cao đẳng ở Mỹ phát triển chương trình nghiên cứu, giáo dục liên quan đến thực phẩm an toàn cho nông dân và những người tiêu dùng Mỹ. * Thư viện nông nghiệp quốc gia/Trung tâm thông tin giáo dục thực phẩm mang mầm bệnh của Bộ Nông nghiệp và Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm. - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả mọi thực phẩm. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Duy trì cơ sở dữ liệu trong các phần mềm máy tính, sổ sách, áp phích quảng cáo, sách giáo khoa, và những phương tiện giáo dục khác trong việc ngăn ngừa thực phẩm mang mầm bệnh. Giúp đỡ những nhà sư phạm, những nhà đào tạo liên quan đến thực phẩm và người tiêu dùng những phương tiện giáo dục để ngăn ngừa thực phẩm mang mầm bệnh. 1.2.2.3. Ủy ban bảo vệ môi trường (Environmental Protection Agency) - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: Thực phẩm chế biến từ thực vật, thủy sản, thịt, gia cầm. Nước uống. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Thiết lập tiêu chuẩn cho nước uống. Quản lý chất liệu gây độc hại và rác thải để ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng vào môi trường và vào nguồn thực phẩm. Hỗ trợ các tiểu bang trong việc giám sát chất lượng nước uống và tìm cách ngăn ngừa sự nhiễm bẩn nguồn nước. Xác định sự an toàn của thuốc bảo vệ thực vật, đưa ra tỷ lệ thuốc bảo vệ thực vật cho phép trong thực phẩm, hướng dẫn cách sử dụng an toàn các loại thuốc này. 1.2.2.4. Bộ Thương mại (Department of Commerce) * Cơ quan quản lý quốc gia về đại dương và khí quyển (National Oceanic and Atmospheric Administration). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: cá và hải sản. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh liên bang cho những tàu đánh bắt cá, cơ sở chế biển hải sản. 1.2.2.5. Bộ Tài chính (Department of Treasury) * Văn phòng rượu, thuốc lá, vũ khí. (Bureau of Alcohol, Tobacco and Firearms). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả các đồ uống có cồn trừ rượu có độ cồn dưới 7%. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Thực hiện những luật về an toàn thực phẩm đối với việc sản xuất, phân phối đồ uống có cồn. Điều tra những trường hợp làm giả mạo đồ uống có cồn. 1.2.2.6. Bộ An ninh quốc nội (Department of Homeland Security) * Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới. (Customs and Border Protection (CBP)). - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm nhập khẩu. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Phối hợp làm việc với những cơ quan liên bang có liên quan đến thực phẩm để đảm bảo tất cả những thực phẩm ra hay vào nước Mỹ đều phải tuân theo những luật, quy định của Mỹ. 1.2.2.7. Bộ Tư pháp (Department of Justice) - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Kiện những công ty, cá nhân bị nghi ngờ vi phạm luật về an toàn thực phẩm Bắt giữ thực phẩm không an toàn. 1.2.2.8. Ủy ban thương mại liên bang (Federal Trade Commission) - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Thi hành các văn bản luật về bảo vệ người tiêu dùng trước sự giả mạo, lừa dối, không trung thực liên quan tới thực phẩm bao gồm cả việc quảng cáo, giới thiệu thực phẩm không đúng với thực tế, lừa dối. 1.2.2.9. Chính quyền địa phương và các bang - Các thực phẩm chịu trách nhiệm quản lý: tất cả thực phẩm trong thẩm quyền quản lý. - Vai trò đối với an toàn thực phẩm. Phối hợp với Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) và những cơ quan liên bang khác trong việc áp dụng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cho cá, hải sản, sữa, và những thực phẩm được sản xuất trong bang. Kiểm tra các nhà hàng ăn uống, cửa hàng bán thực phẩm cũng như nông trại sản xuất bơ sữa, nhà máy chế biến sữa và các nhà máy chế biến thực phẩm trong thẩm quyền của bang. Cấm và bắt giữ thực phẩm không an toàn được sản xuất hay được phân phối trong bang. 1.2.3. Tình hình nhập khẩu thực phẩm của Mỹ 1.2.3.1. Tình hình chung về nhập khẩu thực phẩm của Mỹ Có số dân đông trên 270 triệu người, lại là quốc gia đa sắc tộc, nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ đối với thực phẩm cũng như đối với các mặt hàng khác rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, từ loại mang tính phổ thông đến loại cao cấp. Cũng chính vì lý do này mà Mỹ là nước nhập khẩu thực phẩm nhiều nhất thế giới. Theo kết quả của Ban nghiên cứu kinh tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ năm 2002, kể từ năm 1980, đóng góp của thực phẩm nhập khẩu trong tổng tiêu dùng thực phẩm Mỹ tăng từ 8% lên 11% và ổn định ở mức này. Trong vòng 5 năm gần đây (1998-2002) trung bình mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 45 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ tương đối ổn định, và tăng đều qua các năm. Điều này thể hiện rõ nét qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ giai đoạn 1998-2003 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 8 tháng đầu năm Kim ngạch (tỷ USD) 41,243 43,579 45,975 46,641 49,687 36,455 Tốc độ tăng (%) 103,9 105,6 105,5 101,4 106,5 - Nguồn: US. Census Bureau 2003 Thực phẩm được nói tới ở đây bao gồm cả thức ăn, đồ uống cho người và thức ăn chăn nuôi động vật. Qua bảng số liệu trên, ta thấy kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ tương đối lớn năm 2002 kim ngạch này vào khoảng 49,7 tỷ USD và tăng qua các năm, mức tăng năm nay so với năm trước tương đối ổn định khoảng 4-6% chứng tỏ không có sự thay đổi đột biến nào trong nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của Mỹ. Những nhà xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ có thể dự đoán được nhu cầu về thực phẩm của thị trường này để có kế hoạch xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ sao cho phù hợp. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào kim ngạch nhập khẩu thực phẩm thì có thể thấy rằng thị trường thực phẩm nói chung của Mỹ ít có khả năng mở rộng trong thời gian tới, do vậy mà những nước xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ nên tập trung mở rộng thị trường ở Mỹ cho một số mặt hàng chủ yếu như thủy sản, rau quả, thịt… Tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu thực phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ hết sức nhỏ bé. Bảng 2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ giai đoạn 1998-2002 Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 911,896 1024,618 1218,022 1140,999 1161,366 Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm (tỷ USD) 41,243 43,579 45,975 46,641 49,687 Tỷ trọng của kim ngạch nhập khẩu thực phẩm/tổng kim ngạch nhập khẩu (%) 4,5 4,2 3,8 4,1 4,3 Nguồn: US. Census Bureau 2002 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ là rất nhỏ khoảng 4%. Tỷ trọng này có xu hướng giảm tuy nhiên mức giảm không đáng kể. Như vậy, qua phân tích hai bảng số liệu, ta nhận thấy rằng thực phẩm không phải là mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Mỹ, tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu thực phẩm thấp nhưng ổn định. Tuy nhiên, với con số 45 tỷ USD nhập khẩu thực phẩm trung bình hàng năm thì đây quả là thị trường rộng lớn, cần phải được khai thác đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. 1.2.3.2. Cơ cấu mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ Những mặt hàng thực phẩm nhập khẩu chủ yếu vào Mỹ gồm những loại sau: các sản phẩm thịt, rau, quả và nước ép hoa quả, các sản phẩm từ bột mì, sản phẩm bơ sữa và trứng, cacao, cà phê, thủy sản, chè, hạt điều, dầu ăn, rượu, đồ uống có cồn trừ rượu…Trong đó thịt, rau quả, thủy sản, rượu, dầu ăn chiếm tỷ trọng tương đối cao về giá trị nhập khẩu trong tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ. Cơ cấu mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3: Tỷ trọng giá trị các mặt hàng thực phẩm chủ yếu nhập khẩu vào Mỹ giai đoạn 1998-2002 Đơn vị: % Năm Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 2002 Sản phẩm thịt 10,4 10,3 11,52 12,96 12,11 Rau quả 18,38 19,13 18,15 18,73 18,86 Thủy sản 19,68 20,45 21,55 20,91 20,18 Cà phê 7,44 5,81 5,11 2,91 2,75 Dầu ăn và hạt có dầu 3,74 3,15 3,02 2,55 2,57 Sản phẩm bơ sữa, trứng 2,16 2,25 2,08 2,17 2,11 Sản phẩm từ bột mỳ 5,86 6,03 6,28 6,88 7,4 Rượu và đồ uống có cồn 14,37 15,56 16,19 16,63 17,39 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của US. Census Bureau 2002 Tỷ trọng về giá trị của mỗi một mặt hàng thực phẩm nhập khẩu chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ qua các năm tương đối ổn định, mức tăng giảm chỉ dao động từ 1-2%, trừ cà phê có sự sụt giảm tỷ trọng từ 7,44% năm 1998 xuống còn 2,75% năm 2002. Trong số những mặt hàng thực phẩm mà Mỹ nhập khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất là mặt hàng thủy sản chiếm khoảng 20% kim ngạch nhập khẩu thực phẩm mỗi năm tương đương với con số tuyệt đối từ 8-10 tỷ USD. Tiếp theo là mặt hàng rau quả, với tỷ trọng trung bình là 18,6% kim ngạch nhập khẩu thực phẩm. Các mặt hàng thịt, rượu và đồ uông có cồn đều có tỷ trọng trên 10%. Những mặt hàng như sản phẩm từ bột mỳ, dầu ăn và hạt có dầu, sản phẩm bơ sữa, trứng có tỷ trọng nhỏ (từ 2-7%). Sự thay đổi tập quán tiêu dùng thực phẩm của người dân Mỹ đã ảnh hưởng đến tỷ trọng của các mặt hàng thực phẩm trong tổng kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ. Người dân Mỹ ngày càng nhận thức được rằng ăn nhiều chất xơ như rau quả tươi và ít mỡ động vật như dầu ăn thực vật sẽ có lợi cho sức khoẻ, sản phẩm tôm, cá sẽ an toàn hơn cả so với thịt lợn. Do vậy, những mặt hàng thực phẩm có lợi cho sức khoẻ sẽ là những mặt hàng được ưa chuộng và chọn lựa ở Mỹ. 1.2.3.3. Những nước xuất khẩu thực phẩm chủ yếu sang Mỹ Hiện nay, có khoảng 205 000 công ty thực phẩm trên thế giới xuất khẩu hàng vào Mỹ, phần lớn trong số đó thuộc mười nước sau đây: Canada, Mehico, Anh, Pháp, Brazin, Trung Quốc, Ý, Chi lê, Ecuađo, Ấn Độ. Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ từ những nước này được thể hiện như sau: Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu thực phẩm của Mỹ từ mười thị trường chính giai đoạn 1998-2002 Đơn vị: triệu USD Năm Nước 1998 1999 2000 2001 2002 Canada 8.927 9.470 10.273 11.428 11.914 Mehico 5.192 5.475 5.853 5.973 6.178 Pháp 1.793 2.108 2.009 1.910 2.186 Italia 1.387 1.452 1.591 1.600 1.842 Chi lê 1.050 1.189 1.402 1.404 1.564 Anh 1.056 1.227 1.262 1.186 1.257 Trung Quốc 769 938 1.104 1.233 1.605 Brazin 1.155 1.336 1.091 909 1.056 Êcuađo 1.119 999 695 755 839 Ấn Độ 641 833 873 765 875 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của US Census Bureau 2002 Qua bảng số liệu, hầu hết các nước xuất khẩu thực phẩm chính sang Mỹ đều có kim ngạch xuất khẩu thực phẩm tăng qua các năm, với mức tăng không cao nhưng tương đối ổn định. Có thể nhận thấy Canada, Mehico là hai nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong số mười nước xuất khẩu chính thực phẩm sang Mỹ. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của Canada xấp xỉ 12 tỷ USD, của Mexico vào khoảng 6 tỷ USD. Sở dĩ có được kim ngạch xuất khẩu như trên là do Canada và Mehico là hai nước láng giềng của Mỹ, vị trí địa lý gần nhau là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu những mặt hàng thực phẩm như rau quả tươi, thịt, thủy sản. Những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu chủ yếu của Canada sang Mỹ là thủy sản (có kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 tỷ USD năm 2002), hàng rau quả (1,3 tỷ USD năm 2002), thịt và các loại gia cầm (3,4 tỷ USD năm 2002), của Mêhico là rau quả (có kim ngạch xuất khẩu khoảng 3 tỷ USD năm 2002), rượu và đồ uống có cồn (khoảng 1,4 tỷ USD năm 2002). Pháp đứng vị trí thứ ba với kim ngạch xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ năm 2002 khoảng 2,2 tỷ USD, thế mạnh của nước này đó là các sản phẩm bơ sữa, các sản phẩm từ trứng (có kim ngạch xuất khẩu lên tới 100 triệu USD năm 2002), rượu của Pháp có tiếng và được ưa chuộng ở Mỹ (có kim ngạch xuất khẩu năm 2002 là trên 900 triệu USD). Tiếp theo là Italia, Chi lê và Anh với kim ngạch xuất khẩu thực phẩm năm 2002 lần lượt là: 1,8 tỷ USD, 1,5 tỷ USD và 1,2 tỷ USD. Trung Quốc, sau khi gia nhập WTO, đã trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của các nước xuất khẩu thực phẩm truyền thống sang Mỹ, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ năm 2002 của nước này khá cao so với trước đây 1,6 tỷ USD, với những mặt hàng chính là thủy sản và rau quả. Brazin, Êcuađo và Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên dưới 1 tỷ USD, đã có được những mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng như cà phê, chè, thủy sản. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ cũng vào khoảng 800 triệu USD, nếu tiếp tục duy trì và nâng cao được kim ngạch này, Việt Nam sẽ trở thành một đối thủ cạnh tranh cần phải được chú ý của các nước nói trên. Tóm lại, tuy là nước sản xuất và xuất khẩu thực phẩm lớn nhất trên thế giới, song hàng năm Mỹ vẫn phải nhập khẩu một số lượng thực phẩm không nhỏ từ nước ngoài, khoảng 45 tỷ USD. Dù tốc độ nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ không tăng nhanh nhưng đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của Mỹ cũng đã đủ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn cho các nước xuất khẩu vào Mỹ đặc biệt ._.hững quy định riêng chẳng hạn cà chua tươi, lê, tàu, chanh, cam, hành khô, tỏi, dưa chuột, nho khô, mận khô…phải đáp ứng được những yêu cầu nhập khẩu của Mỹ liên quan đến loại hình, kích cỡ, độ chín của sản phẩm. Nhập khẩu gia súc, gia cầm phải xin giấy phép của Cơ quan kiểm dịch về động vật và thực vật (APHIS)… Rất nhiều các quy định cần phải được tuân thủ đúng, nếu không có sự tìm hiểu một cách khoa học thì doanh nghiệp rất dễ bị lạc giữa một rừng thông tin mà không biết hoặc bỏ sót những yêu cầu cụ thể đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của mình. Cách tốt nhất để có được các thông tin này chính là trong quá trình ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp cần yêu cầu từ phía bạn hàng Mỹ cung cấp những thông tin về pháp luật Mỹ có liên quan đến mặt hàng xuất khẩu, làm thế nào để hàng là hợp pháp, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn nhập khẩu vào Mỹ, những giấy tờ nào cần thiết phải xuất trình cho các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm…để từ đó chuẩn bị lô hàng cho phù hợp. Một nguồn cung cấp thông tin quan trọng nữa đó chính là cơ quan quản lý của Mỹ đối với mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam có thể liên lạc qua điện thoại, email, thư từ…trực tiếp với các cơ quan này để có được những hướng dẫn cụ thể. Trong mọi trường hợp, internet và tiếng Anh là hai công cụ hữu hiệu nhất nếu các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam có đội ngũ cán bộ, công nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo hai công cụ trên bởi vì hầu hết những quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu hàng thực phẩm của Mỹ đều được đăng tải trên internet và rất dễ dàng tìm kiếm. Tuân thủ đúng yêu cầu của các cơ quan quản lý thực phẩm có liên quan ở Mỹ đối với mặt hàng thực phẩm mà doanh nghiệp định xuất khẩu cũng chính là một điều kiện thông quan, hơn nữa rút ngắn được thời gian kiểm tra cho lô hàng thực phẩm tại cảng khẩu Mỹ, từ đó đẩy nhanh được tốc độ thông quan cho hàng. 3.2.1.2. Đóng gói hàng thực phẩm Việc đóng gói hàng thực phẩm xuất sang Mỹ để đảm bảo tính tươi sống, an toàn cho hàng đến tận nơi giao hàng cuối cùng và thuận tiện cho việc vận chuyển là một yêu cầu kỹ thuật, có tính chất chuyên môn. Những thông tin hướng dẫn cho việc đóng gói này có thể tìm thấy ở các tài liệu của công ty tàu biển, người chuyên chở, đại lý giao nhận…Mục này xin lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam về khía cạnh hải quan trong đóng gói hàng thực phẩm, nghĩa là việc đóng gói hàng thực phẩm nên theo cách thức mà hải quan Mỹ có thể kiểm tra, cân đo và giải phóng hàng nhanh, đồng thời phải theo cách mà không có mức thuế tăng thêm nào nảy sinh do việc đóng gói hàng không đúng cách. Đóng gói hàng thực phẩm đúng yêu cầu và lập hoá đơn luôn luôn đi liền với nhau. Các doanh nghiệp sẽ đẩy nhanh quá trình thông quan bằng cách: - Lập hoá đơn cho lô hàng một cách có hệ thống. - Cho biết chính xác số lượng mỗi mặt hàng trong từng hòm hay kiện… - Ghi ký hiệu và số hiệu cho từng kiện. - Ghi những số, ký mã hiệu này trong hoá đơn tương ứng với nhóm hàng trong kiện có những ký mã hiệu này. Khi các kiện chỉ chứa một loại hàng thực phẩm, hoặc khi những hàng thực phẩm nhập khẩu trong các kiện có nội dung và giá trị giống nhau, thì việc kiểm tra hàng thực phẩm theo kiện được chỉ định và cho mục đích thuế quan sẽ đơn giản hơn nhiều. Đôi khi vì chủng loại hàng thực phẩm hoặc vì cách thức đóng gói không khoa học, nhân viên hải quan sẽ phải kiểm tra cả chuyến hàng. Các doanh nghiệp cũng nên biết rằng hải quan Mỹ sẽ kiểm tra hàng nhập khẩu để tìm ma túy giấu trong hàng mà người gửi hàng hoặc người nhập khẩu không biết. Việc này gây mất nhiều thời gian và tiền bạc cho cả người nhập khẩu và cơ quan hải quan. Việc kiểm tra tìm ma túy có thể đòi hỏi phải mở hết container, hòm, kiện…để kiểm tra trực tiếp lô hàng. Công việc đòi hỏi nhiều lao động này dù là do hải quan Mỹ, tổ chức lao động, hay cá nhân làm đều phát sinh chi phí, chậm trễ và những hư hại đối với hàng thực phẩm. Người xuất khẩu có thể khắc phục tình trạng này bằng cách làm việc với hải quan để xây dựng những tiêu chuẩn cho phép việc kiểm tra của cơ quan hải quan có hiệu quả như dành một khoảng trống vừa đủ ở trên nóc container và một lối nhỏ ở giữa để sử dụng cho việc kiểm tra ma túy của hải quan và chó nghiệp vụ. Hàng thực phẩm được dỡ ra khỏi tàu như thế nào cũng ảnh hưởng tới việc kiểm tra của hải quan. Cách hữu hiệu nhất là “palet hoá” việc xếp hàng - tức xếp hàng lên các giá, xe nâng sẽ được sử dụng và như vậy sẽ tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Đóng gói không khoa học ví dụ như đóng gói chung nhiều loại hàng có thể sẽ làm tăng mức thuế nhập khẩu phải nộp. Những mặt hàng thực phẩm phải chịu nhiều mức thuế khác nhau nhưng lại được đóng gói chung hoặc lẫn với nhau, làm cho nhân viên hải quan không thể xác định được chính xác số lượng hoặc trị giá mỗi chủng loại hàng, mức thuế áp dụng cho toàn bộ lô hàng đó sẽ là mức thuế cao nhất áp dụng cho một chủng loại hàng nào đó trong lô hàng đóng chung trừ khi người nhận hàng hoặc đại diện của họ tách rời các loại hàng ra với sự giám sát của hải quan. Rủi ro và chi phí của việc phân tách các loại hàng thuộc trách nhiệm của người nhận hàng. Việc phân tách phải được tiến hành trong vòng 30 ngày (trừ khi được phép lâu hơn) kể từ ngày hải quan thông báo cho người nhận hàng biết về nhiều loại hàng được đóng gói chung. Tiền thù lao và các chi phí cho nhân viên hải quan giám sát việc phân tách lô hàng sẽ do người nhận hàng thanh toán. Rất nhiều thời gian lãng phí và chi phí sẽ phát sinh nếu việc đóng gói hàng không khoa học. 3.2.1.3. Ký mã hiệu hàng thực phẩm Hải quan sẽ kiểm tra rất gắt gao việc ghi ký mã hiệu cho hàng thực phẩm nhập khẩu nhất là việc ghi ký mã hiệu nước xuất xứ. Ghi ký mã hiệu sai hay gian lận thì hàng không những không được thông quan mà doanh nghiệp còn phải nộp phạt khá nặng. Do vậy, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam phải tìm hiểu những quy định của hải quan Mỹ về ký mã hiệu và các luật về ký mã hiệu hàng hoá của Mỹ. Luật của Mỹ quy định mỗi mặt hàng do nước ngoài sản xuất phải được ghi ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xoá, và thường xuyên theo nội dung của hàng hoá cho phép cùng với tên tiếng Anh của nước xuất xứ. Ký mã hiệu bao gồm những nội dung chính sau: tên sản phẩm; số hiệu cơ sở sản xuất, nước xuất xứ ghi ngay dưới tên sản phẩm; tên và địa chỉ người sản xuất hoặc người phân phối; trọng lượng tịnh; thành phần; thông tin dinh dưỡng và hướng dẫn xếp dỡ (nếu cần thiết). Ký mã hiệu nước xuất xứ là một nội dung bắt buộc của ký mã hiệu hàng thực phẩm. Tuy nhiên, đối với một số hàng thực phẩm nhất định có thể không bắt buộc hoặc được miễn ghi ký hiệu nước xuất xứ. Hải quan Mỹ có danh sách các mặt hàng cụ thể không bắt buộc phải ghi ký hiệu nước xuất xứ, hàng thực phẩm chỉ chiếm số ít trong đó (ví dụ chỉ có rau quả, hạt, động vật sống hoặc đã chết, cá, chim ở trong trạng thái tự nhiên hoặc không xử lý gì thêm). Nếu những mặt hàng này lại được đóng gói lại ở Mỹ, thì những bao bì mới phải được ghi ký hiệu tên nước xuất xứ. Không thực hiện đúng yêu cầu này, doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức phạt hoặc mức thuế bổ sung cho hàng. Những mặt hàng sau được miễn ghi ký mã hiệu nước xuất xứ: - Hàng hoá được nhập khẩu để người nhập khẩu dùng và không được bán lại. - Hàng hoá được người nhập khẩu gia công ở Mỹ. - Hàng hoá mà người mua cuối cùng ở Mỹ đã biết xuất xứ của hàng đó một cách hiển nhiên. - Hàng hoá không thể ghi ký mã hiệu được. - Hàng hoá không thể ghi ký mã hiệu trước khi gửi sang Mỹ vì sẽ gây hư hại. - Các chất liệu thô. Các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam cần phải lưu ý đối với vấn đề ghi ký mã hiệu cho hàng thực phẩm của mình. Tất cả các thông tin trên bao bì ngoài, cũng như trên bao bì trực tiếp của mặt hàng đều phải đảm bảo trung thực, rõ ràng, nhất là ký hiệu nước xuất xứ. Ghi ký mã hiệu không trung thực, gian lận hoặc không rõ ràng, không tuân theo những quy định của Mỹ sẽ phát sinh thêm nhiều thời gian và chi phí như chi phí đóng gói lại, chi phí kiểm tra, giám sát của hải quan, gây hư hại cho hàng nhất là đối với hàng thực phẩm. 3.2.1.4. Thiết lập quy trình an ninh tuyệt đối ở cơ sở sản xuất và trong quá trình chuyên chở Một trong nhiều phương thức buôn lậu ma túy chủ yếu vào Mỹ là gửi lẫn vào hàng nhập khẩu. Những kẻ buôn lậu ma túy sẽ đặt ma túy trong các lô hàng hoặc trong các container chứa hàng được phép nhập khẩu vào Mỹ. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thiết lập được quy trình an ninh tuyệt đối ở cơ sở sản xuất và trong quá trình chuyên chở. Ngay từ khâu đóng gói hàng thực phẩm, các doanh nghiệp phải đảm bảo bao bì đóng gói chắc chắn, nếu bao bì có bị mở thì sẽ có dấu hiệu nhận biết. Sắp xếp hàng cũng phải theo cách hợp lý sao cho chó nghiệp vụ của hải quan có thể phát hiện ra ma túy giấu trong kiện hàng. Một kiện hàng bị phát hiện có chứa chất ma túy sẽ khiến cho việc kiểm tra toàn bộ lô hàng sẽ chặt chẽ hơn và mất nhiều thời gian hơn. Cách tốt nhất là phòng ngừa còn hơn khắc phục, do vậy mà đối với vấn đề này, các doanh nghiệp cũng phải dành sự quan tâm thích đáng. 3.2.1.5. Đăng ký nhãn hiệu cho hàng thực phẩm tại Mỹ Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho hàng thực phẩm tại Mỹ là một trong những công việc đầu tiên doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên làm trước khi xuất khẩu sang Mỹ, để tránh bị chiếm đoạt nhãn hiệu và không gặp phải bất kì trở ngại nào trong việc kiểm tra của hải quan Mỹ nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Đã có nhiều trường hợp nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài chiếm đoạt, đăng ký trước tại Mỹ như cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc… Theo luật Mỹ, bất kì mặt hàng thực phẩm nào qua kiểm tra hải quan nếu bị phát hiện mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của một công ty Mỹ, hay nhãn hiệu của một công ty nước ngoài đã đăng ký bản quyền tại Mỹ đều có thể bị hải quan bắt giữ và tịch thu. Muốn được thông quan và thông quan nhanh chóng, các mặt hàng thực phẩm Việt Nam phải được đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ. Doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hoá với Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu hàng hoá Mỹ (USPTO) bằng giấy tờ hoặc qua email, tuy nhiên, để thành công ngoài việc gửi thư điện tử các doanh nghiệp cần chú ý chọn một đại diện của mình ở Mỹ để tiếp tục trao đổi thông tin. Chi phí cho việc đăng ký một nhóm sản phẩm là 335 USD và thời gian xét cấp là 15-18 tháng. Doanh nghiệp nộp đơn đăng ký phải sẵn sàng giải đáp những câu hỏi của USPTO, nếu không có trả lời, đơn đăng ký sẽ bị đình chỉ. Bản sao đăng ký nhãn hiệu hàng hoá sẽ được nộp cho cơ quan hải quan và được lưu giữ theo quy định. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể yên tâm khi hải quan Mỹ tiến hành kiểm tra hàng thực phẩm để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 3.2.2. Chuẩn bị bộ hồ sơ về hàng thực phẩm Bên cạnh hàng thực phẩm thì bộ hồ sơ về hàng thực phẩm là đối tượng chủ yếu chịu sự kiểm tra của hải quan, hơn thế nữa, hải quan sẽ kiểm tra trực tiếp bộ hồ sơ trước khi kiểm tra hàng thực phẩm. Nhiều trường hợp, hàng sẽ được thông quan ngay trên cơ sở bộ hồ sơ khai báo. Do vậy, bộ hồ sơ đầy đủ chứng từ, nội dung của các chứng từ khai báo trung thực, chính xác về hàng thực phẩm, tuân thủ theo đúng quy định của hải quan Mỹ là một nhân tố quan trọng chủ yếu để hàng thực phẩm được phép thông quan. Và cho dù tự mình làm thủ tục hải quan tại Mỹ cho hàng thực phẩm hay người nhập khẩu Mỹ sẽ tiến hành công việc này, thì trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng từ trong bộ hồ sơ khai báo và chứng từ liên quan đến bộ hồ sơ khai báo, cũng như các nội dung khai báo trên chứng từ, phải được doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam quan tâm và chuẩn bị chu đáo. 3.2.2.1. Bộ hồ sơ phải đầy đủ chứng từ Người làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan Mỹ hai bộ hồ sơ đó là bộ hồ sơ khai báo hàng nhập khẩu và bộ hồ sơ tóm tắt. Bộ hồ sơ khai báo hàng nhập khẩu phải được xuất trình trong vòng 15 ngày kể từ ngày hàng đến cảng nơi làm thủ tục nhập khẩu và bao gồm những chứng từ sau: 1. Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu theo mẫu hải quan 7533 hoặc đơn xin cho giao hàng ngay theo mẫu hải quan 3461 trong trường hợp hàng cần được giao ngay. 2. Bằng chứng chứng minh quyền nhập khẩu. 3. Hoá đơn thương mại hoặc hoá đơn sơ bộ khi chưa thể lập được hoá đơn thương mại. 4. Phiếu đóng gói hàng nếu cần thiết. 5. Giấy bảo đảm theo mẫu của hải quan bảo đảm cho việc nộp thuế, phí và các khoản phạt vi phạm (nếu có). 6. Những chứng từ cần thiết khác để xác định khả năng thông quan của hàng thực phẩm. Bộ hồ sơ tóm tắt phải được xuất trình trong vòng 10 ngày kể từ lúc hàng thực phẩm được thông quan. Bộ hồ sơ tóm tắt rất quan trọng vì nó cung cấp những thông tin cần thiết cho việc phân loại hàng thực phẩm, ấn định thuế suất, và thu thập dữ liệu thống kê chính xác. Bộ hồ sơ tóm tắt không hợp lệ, hàng đã thông quan cũng có khả năng bị cơ quan hải quan triệu hồi và thu giữ. Những chứng từ sau đây có trong bộ hồ sơ tóm tắt: 1. Bản sao toàn bộ chứng từ nhập khẩu đã trả lại cho người nhập khẩu, người môi giới hải quan sau khi hàng được thông quan. 2. Tờ khai tóm tắt hàng nhập khẩu theo mẫu hải quan 7501. 3. Giấy chứng nhận hoàn trả bộ hồ sơ khai báo hàng nhập khẩu cũng như toàn bộ lô hàng thực phẩm nhập khẩu cho người nhập khẩu hoặc người môi giới hải quan được ủy quyền. 4. Các hoá đơn và chứng từ khác cần cho việc xác định mức thuế, thống kê hoặc chứng nhận rằng mọi yêu cầu về nhập khẩu đã được đáp ứng. 5. Giấy chứng nhận nộp thuế quan ước tính. Ngoài việc nộp đủ những chứng từ nêu trên, các doanh nghiệp cũng nên chuẩn bị tất cả những chứng từ có liên quan khác để xuất trình cho hải quan Mỹ (nếu tự mình làm thủ tục hải quan) hay để cung cấp cho người nhập khẩu Mỹ (nếu người nhập khẩu Mỹ làm thủ tục hải quan) nhằm giải trình một cách rõ ràng nhất lô hàng thực phẩm trước cơ quan hải quan Mỹ. Ví dụ sau sẽ chứng minh điều này: hải quan Mỹ xem xét cả tính hợp lý giữa số lượng hàng hoá nhập khẩu thể hiện trên chứng từ và năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Trong trường hợp chứng từ cho thấy để sản xuất được một lượng sản phẩm phải cần đến 10 máy chuyên dụng trong khi doanh nghiệp chỉ có 5 máy (hải quan biết được điều này là do có hồ sơ của doanh nghiệp lưu trữ tại cơ sở dữ liệu của hải quan), nếu doanh nghiệp không chứng minh bằng văn bản rằng một nửa sản lượng được gia công bên ngoài, hoặc mượn thêm 5 máy của doanh nghiệp khác để sản xuất, hoặc sản lượng đó có được do những lý do chính đang khác thì hải quan sẽ không cho phép lô hàng được làm thủ tục. Trong trường hợp mượn máy, chứng từ mượn máy ghi rõ ngày giờ mượn, nơi đặt máy và cả thời gian trả máy sẽ phải xuất trình cho cơ quan hải quan. Ví dụ trên phần nào cho thấy yêu cầu phức tạp của hải quan về bộ chứng từ. Những chứng từ nộp thêm sẽ phải được xuất trình cho cơ quan hải quan Mỹ trong vòng 30 ngày kể từ khi có thông báo yêu cầu của cơ quan hải quan. Thời gian này có thể kéo dài một cách hợp lý nếu người làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá có đơn xin phép. Những chứng từ được yêu cầu nộp thêm không được xuất trình cho cơ quan hải quan trong thời gian quy định thì lô hàng sẽ không được phép thông quan. Tuy nhiên, trong trường hợp hãn hữu nếu chứng từ phải có trong hồ sơ và chứng từ nộp thêm bị thất lạc, việc tự tạo ra chứng từ để xuất trình cho hải quan là một việc không nên làm, nhiều khi còn gây rắc rối hơn cho doanh nghiệp. Nói rõ tình trạng mất chứng từ và giải thích lý do mất vẫn là cách tốt hơn cả. Trong một số trường hợp, hải quan sẽ cho phép hàng được thông quan. Chuẩn bị đầy đủ và lưu trữ tất cả các chứng từ liên quan đến lô hàng thực phẩm xuất khẩu để xuất trình cho cơ quan hải quan là một công việc cần sự quan tâm thích đáng, càng không thể bị coi nhẹ nếu doanh nghiệp muốn hàng của mình đến được tay người tiêu dùng Mỹ. 3.2.2.2. Cách lập các chứng từ Nộp đầy đủ chứng từ thôi chưa đủ, cách lập các chứng từ cũng cần phải được doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Cách lập các chứng từ được hiểu là cách doanh nghiệp khai báo thông tin về mặt hàng xuất khẩu của mình trên những chứng từ theo mẫu của hải quan và trên những chứng từ do chính doanh nghiệp lập. Thông tin khai báo về lô hàng phải đảm bảo chính xác, trung thực và toàn diện. Thông tin khai báo chưa đủ hay còn mâu thuẫn và việc kiểm tra hải quan thực tế đối với hàng nhập khẩu không đưa đến kết quả như trong khai báo không những doanh nghiệp bị phạt mà còn bị ghi tên vào sổ theo dõi của hải quan (nếu mức phạt trên 100 USD trở lên), trong vòng 10 năm liền sau đó doanh nghiệp sẽ liên tục bị kiểm tra tất cả các lô hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu vào Mỹ. Một trong những nguyên nhân chủ yếu mà nhiều lô hàng của doanh nghiệp Việt Nam bị cơ quan hải quan Mỹ giữ lại cảng vì doanh nghiệp chưa biết cách điền vào các tờ khai, khai chưa đúng các nội dung quy định bởi hải quan nhất là các thông tin liên quan đến xác định trị giá tính thuế của hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp cần phải lưu ý cách lập một số chứng từ sau đây: 1. Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu theo mẫu hải quan 7533, tờ khai tóm tắt hàng nhập khẩu theo mẫu hải quan 7501. Mẫu các tờ khai hải quan trên đều được cơ quan hải quan Mỹ công bố và đăng tải trên trang web của Tổng cục hải quan và bảo vệ biên giới (CBP) do vậy mà rất dễ dàng tìm kiếm. Những nội dung có trong các tờ khai này đã được trình bày ở mục 2.1.5.1 của luận văn. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và tìm hiểu trước những nội dung đó để có thể tiến hành khai báo đầy đủ, chính xác cho mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của mình tại các cơ quan hải quan cảng khẩu của Mỹ. Phân loại hàng hoá, xác định trị giá tính thuế từ đó tính được mức thuế nhập khẩu cho hàng thực phẩm là trách nhiệm của người làm thủ tục khai báo hải quan. Để thông tin khai báo về phân loại hàng, trị giá tính thuế của hàng là chính xác, được hải quan chấp nhận nhiều khi không phải là việc dễ dàng. Nếu không thể xác định mã số mặt hàng thực phẩm, mức thuế suất áp dụng trong Biểu thuế nhập khẩu của Mỹ, doanh nghiệp có thể gửi đơn yêu cầu về phân định hạng mục thuế áp dụng cho hàng hoá đến cơ quan hải quan cảng khẩu nơi hàng sẽ được làm thủ tục hải quan. Nội dung đơn gồm có: - Mô tả hàng thực phẩm đầy đủ. Gửi mẫu, nếu có thể hoặc hình vẽ, tài liệu minh họa khác có ích trong việc bổ sung cho mô tả bằng chữ. - Giá chi tiết của nguyên vật liệu và số lượng tương ứng theo % nếu có thể. - Mô tả công dụng chính của hàng, theo cấp hạng hoặc loại hạng, ở Mỹ. - Thông tin về ứng dụng, nếu có, về thương mại, khoa học hoặc thông thường. - Thông tin khác có thể liên quan hoặc được yêu cầu cho mục đích phân định hạng mục thuế cho hàng. Để tránh các chậm trễ, yêu cầu của doanh nghiệp càng hoàn chỉnh và đầy đủ thì càng tốt. Doanh nghiệp sẽ sớm nhận được thư trả lời giúp đỡ của hải quan Mỹ. Đối với việc xác định trị giá tính thuế của hàng thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ, doanh nghiệp cũng có thể tham khảo ý kiến của cơ quan hải quan Mỹ bằng việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để nhân viên hải quan xem xét và có câu trả lời sớm nhất. Các doanh nghiệp cũng nên nhớ rằng không thể ỷ lại vào việc hỏi ý kiến hải quan mà trước khi tham khảo ý kiến của hải quan Mỹ, doanh nghiệp đã có những nỗ lực, cần mẫn hợp lý để phân loại và xác định trị giá tính thuế cho hàng. Nhân viên hải quan sẽ đánh giá cao sự cộng tác của doanh nghiệp. 2. Hoá đơn thương mại Hoá đơn thương mại là cơ sở quan trọng để hải quan tính trị giá tính thuế cho hàng nhập khẩu. Do đó, mọi thông tin ghi trên hoá đơn phải trung thực, chính xác, đầy đủ theo đúng quy định của hải quan Mỹ. Nội dung một hoá đơn hợp lệ đã được trình bày chi tiết ở chương 2 mục 2.1.5.1 của luận văn này. Ngoài ra, những lỗi sau đây doanh nghiệp nên tránh khi lập hoá đơn: - Doanh nghiệp cho rằng tiền hoa hồng, phí bản quyền sản xuất, hoặc các phí khác đối với hàng thực phẩm là “không phải đóng thuế” và bỏ không ghi trong hoá đơn. - Doanh nghiệp mua hàng và bán người nhập khẩu Mỹ với giá giao nhưng trong hoá đơn lại ghi chi phí doanh nghiệp bỏ ra để mua hàng thay vì việc phải ghi giá bán cho người nhập khẩu Mỹ.’ - Doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm với một phần nguyên liệu do người nhập khẩu Mỹ cung cấp nhưng lập hoá đơn chỉ ghi chi phí thực tế mà họ bỏ ra mà không tính thêm trị giá của những nguyên liệu do người nhập khẩu cung cấp. - Doanh nghiệp gửi hàng thay thế cho khách hàng ở Mỹ và lập hoá đơn với giá thực mà không cho biết giá đầy đủ có khấu trừ trị giá hàng hỏng được gửi trước đó và bị trả lại. - Doanh nghiệp bán theo giá có chiết khấu nhưng lại lập hoá đơn theo giá thực không cho biết số tiền chiết khấu. - Hoá đơn không rõ ràng, chỉ ghi thứ tự từng phần nhỏ, mô tả một cách cắt xén hoặc mã hoá, hoặc gộp trong hoá đơn nhiều chuyến hàng. Tóm lại, bất kì thông tin nào trong chứng từ nhập khẩu xuất trình cho hải quan mà không chính xác, hoặc dối trá, hoặc giấu giếm có thể sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc giải phóng hàng, việc giam giữ hàng và kiện người làm thủ tục hải quan. Và cho dù việc thông tin không chính xác hoặc bỏ bớt thông tin là không cố ý, nhưng người làm thủ tục hải quan vẫn phải chứng tỏ rằng họ đã có sự cần mẫn hợp lý và không bất cẩn để tránh được những chế tài phạt, sự chậm trễ trong việc có được quyền sở hữu đối với hàng nhập khẩu. 3.2.3. Chú ý về việc thuê tàu chở hàng thực phẩm Tàu chở hàng thực phẩm cũng là một nguyên nhân làm cho hàng thông quan nhanh hơn. Thuê tàu chở hàng như thế nào để đảm bảo hàng được thông quan nhanh hơn là một công việc cần được quan tâm, nếu người xuất khẩu Việt Nam chịu trách nhiệm thuê tàu chuyên chở cho hàng thực phẩm xuất sang Mỹ. Việc thuê những hãng chuyên chở có tham gia vào Hệ thống kê khai hàng tự động (Automated Manifest System (AMS)) sẽ giúp cho hàng nhập khẩu cập cảng Hoa Kỳ nhanh hơn, do việc khai báo trước mỗi chuyến hàng vào cảng khẩu Hoa Kỳ sẽ được thực hiện qua hệ thống điện tử, truyền tin nhanh chóng cho cơ quan hải quan. Hơn nữa, theo chương trình “quan hệ đối tác hải quan – thương mại chống khủng bố” (C-TPAT), những “nhà nhập khẩu có độ rủi ro thấp” (low-risk importer) sẽ làm thủ tục hải quan nhanh hơn cho hàng của họ với điều kiện hãng vận chuyển lô hàng đó phải tham gia hệ thống kê khai hàng tự động của hải quan. Thuê các hãng tàu biển của Mỹ cũng là một giải pháp đẩy nhanh tốc độ thông quan cho hàng, trong nhiều trường hợp, hãng tàu biển Mỹ sẽ cập cảng Mỹ nhanh hơn, hưởng giá dịch vụ ở cảng Mỹ rẻ hơn các hãng tàu nước ngoài và hãng này có thể tư vấn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam làm thế nào để thực hiện các thủ tục nhập khẩu nhanh chóng, dễ dàng. 3.2.4. Thuê môi giới hải quan Thuê môi giới hải quan là việc cần thiết nên làm nếu như doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu vào thị trường Mỹ và phải làm thủ tục hải quan cho hàng thực phẩm. Môi giới hải quan tại Mỹ là cá nhân hoặc công ty được cơ quan hải quan Mỹ cấp giấy phép hoạt động sau khi đã trải qua những kỳ kiểm tra gắt gao về trình độ chuyên môn. Do đó, nhà môi giới hải quan sẽ nắm rất rõ quy trình thủ tục hải quan tại Mỹ đối với lô hàng thực phẩm của doanh nghiệp, có thể giải quyết nhanh chóng mọi vướng mắc và rắc rối xảy ra, làm cho hàng thực phẩm được thông quan nhanh chóng. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng được khoản ký quỹ của người môi giới hải quan. Chi phí thuê dịch vụ môi giới hải quan tại Mỹ đôi khi lại hiệu quả hơn nhiều nếu doanh nghiệp tự mình làm thủ tục hải quan cho hàng mà chưa nắm rõ những quy định hải quan của Mỹ. Qua việc trao đổi thông tin với người môi giới hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan cho hàng thực phẩm, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được các thủ tục phải làm, cách thức giải quyết vấn đề rắc rối nảy sinh…từ đó mà vững vàng, tự tin hơn trong việc tự mình làm thủ tục hải quan ở Mỹ cho những lô hàng tiếp theo. Người môi giới hải quan tại Mỹ có tham gia Hệ thống môi giới tự động (ABI) cũng làm giảm thiểu đáng kể thời gian, chứng từ trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hoá. KẾT LUẬN Trong những năm gần đây, thị trường Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày càng tăng trong đó phải kể đến sự đóng góp đáng kể của hàng thực phẩm xuất khẩu. Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ đã và đang vấp phải những khó khăn cần phải khắc phục trong đó khó khăn lớn nhất là các doanh nghiệp Việt Nam chưa thông hiểu được quy định, luật lệ của Mỹ đối với việc nhập khẩu thực phẩm, đặc biệt là các quy định của hải quan Mỹ về thủ tục nhập khẩu cho hàng thực phẩm. Để “nhanh chân” hơn các đối thủ cạnh tranh từ các nước xuất khẩu khác, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam, nỗ lực từ phía mình, làm cho hàng được thông quan nhanh chóng qua cơ quan hải quan cảng khẩu tại Mỹ. Trước hết, doanh nghiệp phải chuẩn bị chu đáo cho lô hàng thực phẩm xuất khẩu, đảm bảo hàng đã tuân thủ đúng những quy định về an toàn thực phẩm của các cơ quan quản lý thực phẩm liên quan của Mỹ, đúng quy định của hải quan về đóng gói, ký mã hiệu… Đối với bộ chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan Mỹ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và lưu trữ đầy đủ chứng từ nhập khẩu do hải quan yêu cầu, nội dung mỗi chứng từ phải được khai báo đầy đủ, chính xác, trung thực và với sự cần mẫn, quan tâm thích đáng từ phía doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vấn đề thuê tàu chuyên chở hàng thực phẩm sang Mỹ và thuê môi giới hải quan cũng cần phải được chú ý. Giải pháp lâu dài để khắc phục sự thiếu hiểu biết các quy định, luật lệ của Mỹ về thủ tục hải quan đối với hàng thực phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là việc doanh nghiệp phải chú ý nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên, tự mình thông hiểu quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng thực phẩm tại cảng biển Mỹ bởi vì mọi quy định, luật lệ về vấn đề trên đã được công bố công khai, rộng rãi trên internet, hơn nữa các cơ quan của Mỹ cũng luôn có trách nhiệm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp. Có như vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm Việt Nam mới tạo dựng được chỗ đứng và phát triển trên thị trường Mỹ. I. Sách tham khảo TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Thương Mại/Trung tâm thông tin thương mại Việt Nam, Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, NXB Thống kê, Hà Nội 2002. 2. Bùi Kiến Thành, Những vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng thương mại và thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu vào thị trường Mỹ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002. 3. GS.TSKH. Đào Trí Úc, Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2002. 4. Luật gia Định Tích Linh, Doanh nghiệp cần biết khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2002. 5. Lê Thị Hồng Ngọc, Hệ thống điều hoà mô tả và mã hoá hàng hoá và việc vận dụng xây dựng danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và danh mục biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Việt Nam, Luận án thạc sĩ, Trường đại học Ngoại Thương, 1999. 6. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Xuất khẩu sang thị trường Mỹ (tài liệu dịch), NXB Công ty in và Văn hoá phẩm, Hà Nội 2002. 7. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ (tài liệu dịch), NXB Công ty in và Văn hoá phẩm, Hà Nội 2003. 8. Trần Thanh Quang, Những quy định về nhập khẩu hàng vào Hoa Kỳ, NXB Thống kê 1999. 9. Trung tâm nghiên cứu phát triển Invest Consult/Công ty tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ, Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. II. Các bài báo và bản tin từ Internet 1. Thủ tục hải quan Mỹ đối với hàng hoá nhập khẩu, tác giả Như Tiến, Báo Hải quan, số 58 từ ngày 21→23/7/2003. 2. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ, những điểm mới quy định về an toàn thực phẩm, tác giả Văn Quân, Báo Hải quan, số 55 từ ngày 10→13/7/2003. 3. Đăng ký thương hiệu tại Mỹ, tác giả Lan Như, Báo Hải quan, số 62 từ ngày 4→6/8/2003. 4. Xu hướng ẩm thực của người Mỹ đến 2020, tác giả N.Q., Tạp chí Ngoại Thương, số 4+5 từ ngày 1→20/2/2003. 5. Những điều cơ bản mà doanh nghiệp cần biết để thâm nhập vào thị trường Mỹ, tác giả Như Quang, Thời báo Đầu tư số 7/2002. 6. Xuất nông sản sang Mỹ, thách thức lớn hơn sau 12/12/2003, tác giả Hải Nam, Thời báo kinh tế Việt Nam số 160 ngày 6/10/2003. 7. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào Mỹ – Những vấn đề đang đặt ra và các giải pháp, tác giả Hoàng Thị Chỉnh, Tạp chí kinh tế và phát triển số 67 tháng 1/2003. 8. Doanh nghiệp cần khai báo chi tiết hàng hoá xuất vào Mỹ, tác giả Bùi Đương, VN Express, ngày 14/7/2003. 9. Xuất khẩu vào Mỹ: Cần hiểu quy định Hải quan, tác giả Huỳnh Ngọc Lâm, Quốc tế điện tử, ngày 4/7/2002. 10. Để hàng vào Mỹ được thông quan, tác giả N.T., VietNamNet, ngày 22/6/2003. 11. Thực phẩm Việt Nam vào Mỹ bị từ chối gia tăng, tác giả Diệu Thuý, VietNamNet, ngày 8/7/2003. 12. Đạo luật mới của Mỹ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu thực phẩm, tác giả N. L. Đ, SaigonNet, ngày 2/7/2003. 13. Thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Mỹ, tác giả K.D., TTVNOnline, ngày 5/7/2003. 14. Hoa Kỳ nhập khẩu 38 tỷ USD nông sản mỗi năm: thị trường hấp dẫn, luật lệ khó lường, nguồn tin Icard, Agroviet.gov.vn, ngày 09/10/2003. 15. Thị trường Mỹ – “sân chơi” không dễ thâm nhập, tác giả Lan Anh, VNExpress, ngày 6/7/2003. 16. 300-400 doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm phải đăng ký với FDA, tác giả Hà Yên, VietNamNet, ngày 27/2/2003. 17. Nông lâm sản xuất khẩu vào Mỹ phải rõ xuất xứ, tác giả B.T.V, vneconomy, ngày 9/10/2003. … III. Các trang Web 1. 2. 3. 4. 5. 6. 8. 9. 10. … PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các ký hiệu trong biểu thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ A Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) A* Một số nước được miễn áp dụng Biểu thuế nhập khẩu A+ Chỉ áp dụng GSP đối với hàng nhập khẩu từ các nước kém phát triển nhất B Luật buôn bán sản phẩm ô tô C Hiệp định về thương mại hàng không dân dụng CA Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ đối với Canada MX Khu vực tự do thương mại Bắc Mỹ đối với Mêhico E, E* Luật tái thiết kinh tế lòng chảo Caribe D Luật cơ hội và phát triển Châu phi IL Khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ - Ixraen J, J* Luật ưu đãi thương mại Andean JO Luật thực hiện khu vực thương mại tự do Hoa Kỳ-Giooc-đan-ni K Hiệp định về buôn bán dược phẩm L Hiệp định bàn tròn Uruguay về hoá chất trung gian cho thuốc nhuộm R Luật đối tác thương mại lòng chảo Hoa Kỳ - Caribe Phụ lục 2: Một số mẫu tờ khai hải quan đối với hàng hoá nhập vào Mỹ ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8351.doc
Tài liệu liên quan