Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 99
THỬ NGHIỆM TỰ NHIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ
LOẠI CỬA NHỰA LÕI THÉP ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU
TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
PHAN BÁ TỨ (1), NÔNG QUỐC QUẢNG (1), MAI VĂN MINH (1), TRỊNH THỊ ĐÀO (1)
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng bởi nhiệt độ và độ
ẩm cao, lượng bức xạ mặt trời lớn, sự chênh lệch nhiệt, ẩm giữa ngày và đêm lớn.
Các yếu tố này tác động tiêu cực đến
12 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thử nghiệm tự nhiên đánh giá hiệu quả của một số loại cửa nhựa lõi thép được sử dụng nhiều trên thị trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tính năng kỹ thuật và tuổi thọ của các vật liệu
trong đó có đối tượng cửa nhựa lõi thép. Cho đến nay so với thử nghiệm gia tốc, thử
nghiệm tự nhiên vẫn là phương pháp thử nghiệm chính xác hơn trong việc nghiên
cứu các tính chất của vật liệu chống tương tác của các yếu tố môi trường xung quanh
và đánh giá đúng khả năng của các vật liệu có thể sữ dụng rộng rãi, cũng như có
triển vọng sử dụng trong các công trình xây dựng. Cửa nhựa lõi thép hay còn gọi
là cửa nhựa uPVC là một sản phẩm cửa nhựa cao cấp có nguồn gốc, xuất xứ từ Châu
Âu và có mặt tại Việt Nam khoảng 15 năm nay. Việc thử nghiệm đánh giá hiệu quả
một số loại cửa nhựa uPVC hiện được sử dụng nhiều trên thị tường Việt Nam nhằm
mục đích đưa ra những khuyến cáo về độ bền sử dụng trong điều kiện khí hậu nhiệt
đới do tác động của các yếu tố môi trường xung quanh. Có nhiều tiêu chí để đánh
giá chất lượng của cửa nhựa uPVC, nhưng quan trọng nhất vẫn là độ bền và chịu tác
động của của các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm và bức xạ mặt trời... Các phương pháp
đánh giá thường đáp ứng 2 mục đích: Cung cấp thông tin về chất lượng của sản
phẩm, phản hồi đến nhà sản xuất hoặc khuyến cáo cho người sử dụng. Thực hành
các bước đánh giá có thể bao gồm xác định thuộc tính cơ lý (như độ bóng, độ phấn
hóa...), thuộc tính bền môi trường (các dấu hiệu hư hỏng bề mặt, bong tróc, nứt và
lão hóa).
Bài thông tin khoa học giới thiệu một số kết quả thử nghiệm 3 loại cửa nhựa
lõi thép tại Trạm Nghiên cứu thử nghiệm biển Đầm Báy, Nha Trang.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Đối tượng
Đối tượng thử nghiệm là các mẫu thanh uPVC rời của 03 hãng Windoor, Rita
và Sparlee. Chiều dài của mẫu thử là 30cm, được đặt ở 2 vị trí: trên sân bê tông
ngoài trời và trong nhà có mái che (hình 2), mẫu được cố định trên giá thử, bề mặt
của mẫu nghiêng 45o so với mặt đất và đặt theo hướng về phía Nam [1]. Thử nghiệm
nguyên chiếc 03 bộ cửa nhựa lõi thép của 03 hãng trên (kích thước 800 x 1900 mm)
theo các tiêu chuẩn Việt Nam về cửa sổ và cửa đi bằng khung nhựa uPVC [2], phù
hợp với quy trình kỹ thuật của hãng sản xuất. Các bộ cửa nhựa lõi thép được đặt trên
sân bê tông ngoài trời (hình 3) theo hướng Tây Nam tại Trạm nghiên cứu thử
nghiệm biển Đầm Báy. Cấu tạo cửa nhựa lõi thép uPVC được đưa ra ở hình 1.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 100
Hình 1. Hình ảnh cấu tạo cửa nhựa lõi thép uPVC.
Hình 2. Mẫu thử nghiệm rời các thanh uPVC ở cả 2 vị trí
Hình 3. Mẫu thử nghiệm nguyên chiếc trên sân bê tông ngoài trời
Mẫu thử trên sân bê tông Mẫu thử trong nhà mái che
uPVC Windoor uPVC Rita uPVC Sparlee
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 101
2.2. Phương pháp
Đánh giá đặc tính bề ngoài của các thanh uPVC bằng phương pháp trực quan
[3] bao gồm các dấu hiệu hư hỏng bề mặt như: rạn nứt, công vênh, bong tróc, tạo
vảy...
Độ bóng của bề mặt các thanh uPVC được xác định bằng thiết bị đo độ bóng
Novo Gloss qua góc 60o theo tiêu chuẩn [4]. Độ phấn hóa bề mặt mẫu thử được xác
định bằng thiết bị đo H100 Helmen tester theo tiêu chuẩn [5].
Đánh giá độ bền va đập [6,7,8]. Phép đo được thực hiện ở một tải trọng nhất
định (thường là nhỏ hơn mức dự đoán), với một độ cao nhất định (thường là mức
thấp nhất). Tải trọng được thả rơi tự do cho đến khi bề mặt mẫu xuất hiện vết lõm,
hoặc nứt gãy thì ghi lại kết quả. Nếu chiều cao cực đại không có kết quả, phép đo
được tiếp tục với việc thay thế tải trọng ở mức cao hơn.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện môi trường nơi thử nghiệm
Các thông số khí tượng đặc trưng quan trắc được tại khu vực Đầm Báy, nhìn
chung nhiệt độ và độ ẩm trung bình trong các năm không chênh lệch lớn. Số giờ
nắng và tổng bức xạ mặt trời trong năm rất lớn so với các vùng trên cả nước, bảng
số liệu quan trắc tại khu vực thử nghiệm được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Bảng số liệu khí tượng các năm tại khu vực Đầm Báy
Thông
số
Năm
Nhiệt độ không
khí (oC)
Độ ẩm không khí,
(RH%)
Tổng
giờ
nắng
trong
năm
Tổng
bức xạ
(MJ/m2)
Tổng
lượng
mưa
(mm) TB Max Min TB Max Min
2016 27,5 30,6 24,9 79,0 88,4 65,3 2763.6 6274,4 2152,0
2017 27,1 30,2 24,6 80,1 89,5 66,8 2738.6 5853,3 1889,5
2018 27,4 30,6 24,7 76,9 86,8 63,3 2782.6 6229,0 1979,7
3.2. Kết quả đánh giá tổng thể bằng phương pháp trực quan
Các sản phẩm thanh uPVC (mẫu cắt rời) của 3 hãng Sparlee, Windoor, Rita
đặc tính của mẫu không hư hỏng (thang điểm đánh giá mức M0) sau 24 tháng thử
nghiệm. Đối với sản phẩm thử nghiệm nguyên chiếc tính trang trí tổng thể của 3 sản
phẩm sau 24 tháng thử nghiệm hầu như không thay đổi so với trạng thái ban đầu.
Mức đánh giá tổng thể chung cho 3 sản phẩm nguyên chiếc M1.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 102
Bảng 2. Điểm đánh giá các mẫu thử thanh uPVC
Kí hiệu mẫu
Thời gian thử
Thanh uPVC
Sparlee
Thanh uPVC
Windoor
Thanh uPVC
Rita
Trước thử nghiệm 0 0 0
Sau 3 tháng 0 0 0
Sau 6 tháng 0 0 0
Sau 12 tháng 0 0 0
Sau 24 tháng 0 0 0
3.3. Kết quả đo độ bóng của bề mặt
Đồ thị ở dưới thể hiện kết quả đo độ bóng ở góc 60o đối với thanh uPVC của 3
hãng Sparlee, Windoor, Rita.
0
10
20
30
40
50
60
Trước TN 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
Độ
b
ón
g
(G
U
)
Chu kỳ thử nghiệm
ĐỘ BÓNG THANH uPVC SPARLEE
Mẫu thử trong nhà mái che Mẫu thử ngoài trời
0
20
40
60
80
Trước TN 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
Độ
b
ón
g
(G
U
)
Chu kỳ thử nghiệm
ĐỘ BÓNG THANH uPVC WINDOOR
Mẫu thử trong nhà mái che Mẫu thử ngoài trời
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 103
Hình 4. Sự thay đổi độ bóng của các thanh uPVC theo thời gian thử nghiệm
Từ đồ thị hình 4 cho thấy: sau 24 tháng thử nghiệm, thanh uPVC Sparlee ở vị
trí nhà mái che mức độ suy giảm độ bóng là 27,4% so với trước khi thử, còn ở vị trí
trên sân bê tông thanh uPVC mức độ suy giảm độ bóng là 62,1% so với trước khi
thử.
Thanh uPVC Windoor: sau 24 tháng thử nghiệm, thanh uPVC ở vị trí nhà mái
che mức độ suy giảm độ bóng là 30,2% so với trước khi thử, còn ở vị trí trên sân bê
tông thanh uPVC mức độ suy giảm độ bóng là 91,3% so với trước khi thử.
Thanh uPVC Rita: sau 24 tháng thử nghiệm, thanh uPVC ở vị trí nhà mái che
mức độ suy giảm độ bóng là 30% so với trước khi thử, còn ở vị trí trên sân bê tông
thanh uPVC mức độ suy giảm độ bóng là 95,3% so với trước khi thử.
Kết quả cho thấy tác động rõ ràng của môi trường nhiệt đới đến độ bóng bề
mặt của các thanh uPVC thử nghiệm. Sau 24 tháng phơi trong nhà, độ bóng giảm
xấp xỉ 30%; khi phơi ngoài sân, độ bóng giảm trên 60%. Trong đó thứ tự bền về độ
bóng là Sparlee > Windoor > Rita.
3.4. Kết quả đo độ phấn hóa bề mặt mẫu
Từ đồ thị hình 5 nhận thấy mức độ biến thiên độ phấn hóa của các thanh
uPVC thử nghiệm trên sân bê tông ngoài trời sau 24 tháng thử mức độ phấn hóa
được đánh giá ở cấp M5 [5, 9] thay đổi rất cao đối với thanh uPVC Rita 87,5% và
uPVC Windoor 82,7% so với trước khi thử nghiệm, còn thanh uPVC Sparlee mức
độ phấn hóa ở cấp M3 thay đổi là 54,5% so với ban đầu. Các mẫu thử nghiệm trong
nhà mái che độ phấn hóa không thay đổi nhiều từ 2 đến 5%.
Trong 3 sản phẩm thử nghiệm thanh uPVC Spalee có độ phấn hóa thay đổi
thấp hơn so với 2 sản phẩm còn lại.
0
20
40
60
80
Trước TN 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
Độ
b
ón
g
(G
U
)
Chu kỳ thử nghiệm
ĐỘ BÓNG THANH uPVC RITA
Mẫu thử trong nhà mái che Mẫu thử ngoài trời
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 104
Hình 5. Sự thay đổi độ phấn hóa của các thanh uPVC theo thời gian thử nghiệm
3.5. Kết quả đo độ bền va đập các thanh uPVC thử nghiệm trên sân bê
tông ngoài trời
Bảng 3. Kết quả đo độ bền va đập các thanh uPVC
Chỉ tiêu đo
Thời gian
Độ bền va đập (inch.pound)
uPVC Windoor uPVC Rita uPVC Sparlee
Trước TN 80 80 80
Sau 6 tháng 80 80 80
Sau 12 tháng 80 80 80
Sau 18 tháng 80 80 80
Sau 24 tháng 80 80 80
Kết quả trong bảng 3 cho thấy các thanh uPVC của 3 hãng sau 24 tháng phơi
nhiễm trên sân bê tông ngoài trời các chỉ số độ bền va đập không thay đổi. Đo độ
bền va đập tại điểm 80 inch.pound bề mặt vật liệu uPVC không bị nứt gãy và vỡ,
qua đó cho thấy vật liệu có độ bền cao và khả năng sử dụng tốt trong điều kiện khí
hậu nhiệt đới, đặc biệt là vùng ven biển.
4. KẾT LUẬN
- Các thanh uPVC của 3 hãng thử nghiệm trong nhà có mái che, qua các chỉ
tiêu đánh giá về tổng thể bằng trực quan, phấn hóa và độ bền va đập. Các mẫu thử
nghiệm sau 24 tháng vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu không thay đổi về tính trang
trí và biến dạng của thanh uPVC. Độ bóng bề mặt của thanh uPVC suy giảm từ
27,4% đến 30,2%.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Trước TN 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng
SỰ THAY ĐỘ PHẤN HÓA CÁC THANH uPVC
THỬ NGHIỆM TRÊN SÂN BÊ TÔNG
UPVC Sparlee uPVC Windoor uPVC Rita
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 105
- Các thanh uPVC của 3 hãng thử nghiệm trên sân bê tông ngoài trời, sau 24
tháng cơ bản vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu, không bị nứt gãy và vỡ bề mặt. Về
tính chất trang trí, độ bóng các thanh uPVC suy giảm mạnh đối với 2 sản phẩm uPVC
Windoor và uPVC Rita > 90%, còn thanh uPVC Sparlee suy giảm độ bóng 62,1%. Độ
phấn hóa bề mặt của thanh uPVC đánh giá ở mức M5 đối với thanh uPVC Windoor
và uPVC Rita (> 80%), còn thanh uPVC Sparlee đánh giá ở mức M3 (55%).
- Thử nghiệm nguyên chiếc của 3 sản phẩm trên, sau 24 tháng thử cho thấy
tính năng sử dụng còn tốt, chưa bị hỏng hóc do tác động của môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ГОСТ 9.906-83, Единая система защиты от коррозии и старения.
Станции климатические испытательные. Общие требования.
2. TCVN 7451:2004, Cửa sổ và cửa đi bằng khung nhựa cứng u-PVC, Quy định
kỹ thuật.
3. TCVN 8785-2:2011, Đánh giá tổng thể bằng phương pháp trực quan.
4. TCVN 8785-6:2011, Xác định độ thay đổi độ bóng.
5. TCVN 8785-12:2011, Xác định độ phấn hóa.
6. BS EN 477:1999, Unplasticized polyvinylchloride (PVC-U) profiles for the
fabrication of windows and doors Determination of the resistance to impact of
main profiles by falling mass.
7. BS EN 513:1999, Unplasticized polyvinylchloride (PVC-U) profiles for the
fabrication of windows and doors Determination of the resistance to artificial
weathering.
8. BS EN 12608:2003, Unplasticized polyvinylchloride (PVC-U) profiles for the
fabrication of windows and doors - Classification, requirements and test
methods.
9. ГОСТ 16976-71, Покрытия лакокрасочные. Метод определения степени
меления.
Nhận bài ngày 30 tháng 5 năm 2019
Phản biện xong ngày 26 tháng 6 năm 2019
Hoàn thiện ngày 28 tháng 6 năm 2019
(1) Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 106
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO KÍNH NGẮM HỖN HỢP NGÀY ĐÊM
THAY THẾ KÍNH NGẮM NGÀY PP-61A TRÊN XE
THIẾT GIÁP BTR-60 VÀ BRDM-2
NGUYỄN VĂN TRƯỜNG (1), PHẠM ĐỨC TUÂN (2), PHẠM ĐÌNH QUÝ (2)
1. MỞ ĐẦU
Tác chiến ban đêm luôn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng và đặc biệt đối
với các học thuyết chiến tranh hiện đại của các nước phương Tây. Nhờ sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tác chiến hiện nay đã chuyển dần từ
tác chiến ngày sang đêm. Điều này đã được thể hiện rõ nét trong các cuộc chiến
tranh cận đại như cuộc chiến vùng Vịnh, chiến tranh Nam Tư, Afghanistan, Iraq
và cũng phù hợp với đường lối, chiến lược quân sự chiến tranh nhân dân của nước ta
và đã được Bộ Quốc Phòng cụ thể hóa bằng chủ trương “Nâng cao khả năng tác
chiến ban đêm của quân đội”. Chủ trương này đang được từng bước thực hiện thông
qua các hình thức sửa chữa, cải tiến, phục hồi, mua mới, nghiên cứu chế tạo mới...
các trang thiết bị, khí tài phục vụ cho tác chiến ban đêm và đến nay đã đạt được
nhiều kết quả đáng khích lệ [1].
Ở nước ta đặc biệt là trong quân đội các khí tài nhìn đêm đang được đầu tư
phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm đã và đang được nghiên cứu chủ yếu là trên cơ sở
khuếch đại ánh sáng yếu dạng thụ động. Hiện nay quân đội ta đang quản lý và sử
dụng một số lượng lớn xe thiết giáp BRDM-2 và BTR-60. Qua hơn 70 năm sử dụng,
các xe đó đã phát huy được sự hiệu quả trong quá trình tác chiến. Tuy nhiên, do
thiếu kính ngắm bắn ban đêm cho pháo thủ nên chưa phát huy hết khả năng tác
chiến của xe chiến đấu trong điều kiện tác chiến ban đêm. Điều đó đặt ra cho chúng
ta cần phải nghiên cứu để nâng cấp, thay thế kính ngắm ngày PP-61A bằng khí tài
quan sát và ngắm bắn cả ngày và đêm.
Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu cải tiến các loại kính nhìn đêm cũ,
(đã được trang bị trong quân đội nhiều năm không đáp ứng được yêu cầu trong điều
kiện tác chiến mới) được tập trung nhiều hơn do các loại này đã đòi hỏi tính cấp
thiết cao hơn khi đã được sử dụng, trang bị hàng loạt, có nhiều ý nghĩa lớn trong tác
chiến. Đồng thời giải pháp cải tiến, hiện đại hóa cũng có hiệu quả về kinh tế quân sự
hơn so với chế tạo mới do chi phí đỡ tốn kém hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu về
kỹ chiến thuật đòi hỏi cho tác chiến hiện đại [2]. Do đó, trong những năm gần đây
một số nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến, hiện đại hóa một số khí tài quang điện tử thế
hệ cũ đã được tiến hành và bước đầu có những kết quả khả quan. Đây cũng là vấn đề
mà nhiệm vụ cần giải quyết để góp phần nâng cao khả năng hiện đại hóa khí tài nhìn
đêm của vũ khí trang bị nói chung cũng như trên xe thiết giáp BTR-60 và BRDM-2
nói riêng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực tế kính ngắm ngày PP-61A, xác định các chỉ tiêu kỹ chiến thuật
để tiến hành xây dựng phương án cụ thể. Thông số kỹ chiến thuật của kính ngắm
ngày PP-61A được thể hiện ở bảng 1.
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 107
Bảng 1. Tính năng kỹ chiến thuật của kính ngắm ngày PP-61А
STT Tính năng kỹ chiến thuật Giá trị
1 Độ phóng đại, lần 2,6
2 Trường nhìn, độ 22
3 Chiều cao tiềm vọng, mm 285
4 Đường kính đồng tử ra, mm 6
5 Cự ly đặt mắt, mm 22,5
6 Kích thước, mm 137,5 × 115 × 377
Dựa vào nguồn tài liệu tin cậy về thiết kế kính ngắm hỗn hợp ngày đêm ПП-
61ДНM của Liên bang Nga, nhóm nhiệm vụ tính toán hợp lý, xây dựng mô phỏng
và biên soạn tài liệu tham khảo kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND. Bộ tài liệu
thiết kế kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND phù hợp với công nghệ gia công
trong nước và đã được Thủ trưởng Trung tâm phê duyệt.
Quá trình phát triển của khí tài nhìn đêm luôn gắn liền với sự phát triển của các
loại thế hệ bộ biến đổi quang điện. Bắt đầu từ khi khí tài nhìn đêm sử dụng bộ biến
đổi quang điện thế hệ 0 ra đời, cho đến nay hầu hết khí tài nhìn đêm của quân đội các
nước đã được trang bị phổ cập bộ biến đổi quang điện thế hệ 2+ và 3 [3]. Thiết kế
của kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND sử dụng bộ biến đổi quang điện thế hệ 3.
Thông số kỹ thuật của Bộ biến đổi quang điện thế hệ 3 được thể hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Thông số kỹ thuật của Bộ biến đổi quang điện
STT Thông số Giá trị
1 Đường kính làm việc của photocathod,mm 17,5
2 Dạng photocathod GaAs
3 Vật liệu cửa sổ màn huỳnh quang Thủy tinh
4 Dạng màn huỳnh quanh P43
5 Giới hạn phân giải, vạch/mm 64
6 Độ nhạy photocathod
7 Độ nhạy tổng, nhỏ nhất, μA/lm 1.800
8 Hệ số khuếch đại, cd/m2 35.000 - 80.000
9 Tỷ lệ tín/tạp tại 108 μlux, nhỏ nhất 24
10 Dòng tiêu thụ, max, mA 20
11 Điện áp, V 2,0 - 3,6
12 Khối lượng, gram 68
13 Tuổi thọ, giờ 10.000
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 108
Sử dụng các công cụ hiện đại trong các phòng thí nghiệm tiên tiến của Viện
KH&CN Quân sự để kiểm tra đánh giá và hiệu chỉnh thiết bị trong quá trình chế tạo.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga đã phối hợp với Viện Vật lý Kỹ thuật/Viện
KH&CN Quân sự biên soạn tài liệu thiết kế và thực hiện triển khai chế tạo kính
ngắm trên cơ sở trang thiết bị hiện có của Viện. Dưới đây là hình ảnh tổng thể kính
ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND sau khi được chế tạo và đã được thử nghiệm tại
phòng thí nghiệm và trên xe.
Hình 1. Kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND
Kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND sau khi chế tạo có các thông số kỹ
thuật được thể hiện ở bảng 3 dưới đây.
Bảng 3. Thông số kỹ chiến thuật của kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND
STT Tính năng chiến kỹ thuật Giá trị
1 Độ phóng đại, lần 4
2 Trường nhìn, độ:
+ Kênh ngày:
+ Kênh đêm:
12
12
3 Độ tiềm vọng, mm 285
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 109
STT Tính năng chiến kỹ thuật Giá trị
4 Cự ly phát hiện mục tiêu nhóm người, không nhỏ
hơn, m
+ Kênh ngày:
+ Kênh đêm:
2000
600
5 Đường kính đồng tử ra, mm 6
6 Cự ly đặt mắt, mm 22
7 Thị độ, điốp ±3
8 Dải nhiệt độ sử dụng 0÷60oC
9 Độ ẩm 0÷95%
10 Kích thước, mm 146 x 99 x 373,5
11 Khối lượng, kg 3
Sản phẩm kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND sau khi chế tạo đã được thử
nghiệm tĩnh trong phòng thí nghiệm của Viện KH&CN Quân sự với các nội dung
(thử nghiệm rung xóc, bền va đập, thử nghiệm mưa, thử nghiệm sốc nhiệt, thử
nghiệm kín nước và thử nghiệm độ ẩm môi trường) trước khi thử nghiệm trên xe
BTR-60 tại thực địa.
Nội dung thử nghiệm tại thực địa:
Theo Quyết định của Thủ trưởng BTTM, từ ngày 18/01/2019 đến ngày
27/02/2019 nhóm nhiệm vụ đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp thử nghiệm
và bắn đạn thật bằng kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND tại Trung tâm Huấn
luyện tổng hợp Tăng thiết giáp. Những nội dung thử nghiệm nhằm đánh giá về:
+ Tính thuận tiện trong sử dụng và cơ động;
+ Khả năng chịu đựng của kính trong các điều kiện môi trường khác nhau;
+ Độ cứng vững của kính ngắm trong các trạng thái chiến đấu;
+ Độ chính xác ngắm bắn ngày và đêm của kính ngắm.
Kết quả:
+ Kính ngắm được lắp lên xe thiết giáp BTR-60 đảm bảo sử dụng thuận tiện
trong thao tác ngắm bắn, thích nghi với môi trường theo yêu cầu tính năng;
+ Tính chịu rung xóc, va đập tốt của kính ngắm khi xe vận động 200 km trên
địa hình phức tạp và ngắm bắn ổn định;
+ Cố định chắc chắn, trong quá trình xe vận động và bắn, kính đảm bảo độ
cứng vững về cơ khí và quang;
Thông tin khoa học công nghệ
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 18, 07/2019 110
+ Kết quả bắn thử nghiệm ban ngày và ban đêm, kính quan sát mục tiêu rõ nét
ngay cả ban đêm, cụ thể như sau:
• Bắn kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy trong điều kiện ban ngày: Với súng
14,4mm có 2/6 viên trúng bia số 9 ở cự ly 600m và 3/6 viên trúng bia số 7 ở cự ly
400m; Với súng 7,62mm có 10/25 viên trúng bia số 9 ở cự ly 400m và 14/25 viên
trúng bia số 7 ở cự ly 300m.
• Bắn kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy trong điều kiện ban đêm: Với súng
14,4mm có 5/6 viên trúng bia số 9 ở cự ly 400m và 6/6 viên trúng bia số 7 ở cự ly
300m; Với súng 7,62mm có 14/25 viên trúng bia số 9 ở cự ly 250m và 22/25 viên
trúng bia số 7 ở cự ly 200m.
4. KẾT LUẬN
- Từ nguồn tài liệu tin cậy, nhiệm vụ đã xây dựng được quy trình công nghệ
chế tạo kính ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND. Đã chế tạo thành công 02 bộ kính
ngắm hỗn hợp ngày đêm PP-61ND cho các xe thiết giáp BRDM-2 và BTR-60.
- Kết quả của nghiên cứu đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực
tế bắn đạn thật. Sản phẩm có khả năng ứng dụng trong thực tế, góp phần nâng cao
tính sẵn sàng chiến đấu của bộ đội Tăng thiết giáp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Như Vưu, Về khí tài nhìn đêm của xe tăng, Tạp chí Nghiên cứu Khoa
học Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, số 19, tháng 6 năm 2007.
2. Christopher F. Foss, Nâng cấp xe tăng, xe thiết giáp để tăng cường khả năng
chiến đấu, Asian Military Review, 4-5/2005, Thông tin khoa học kỹ thuật
Quân sự, 2010, 237(9):7-11.
3. David Saw, Các chương trình xe tăng - thiết giáp khu vực châu Á, Asian
Military Review, 9+10/2005, Thông tin khoa học kỹ thuật Quân sự, 2006,
15(3):8-12.
Nhận bài ngày 07 tháng 3 năm 2019
Phản biện xong ngày 26 tháng 3 năm 2019
Hoàn thiện ngày 27 tháng 3 năm 2019
(1) Phòng Quản lý Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga
(2) Viện Vật lý kỹ thuật, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thu_nghiem_tu_nhien_danh_gia_hieu_qua_cua_mot_so_loai_cua_nh.pdf