Lời mở đầu
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi, kinh tế chưa phát triển cơ sở hạ tầng yếu với một trình độ khoa học kỹ thuật thấp. Đây là vấn đề mà nhà nước cũng như UBND Tỉnh đặc biệt quan tâm và coi là mục tiêu hàng đầu.
Hòa nhập cùng với sự phát triển và quá trình CNH-HĐH của đất nước UBND Tỉnh Bắc Giang cũng đưa ra một loạt các chính sách thu hút vốn đầu tư để xây dựng lên các Khu Cụm Công Nghiệp.
Hoạt động thu hút vốn đầu tư được xem trọng vì chỉ có cách thu hút các nguồn vốn đầu
54 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thu hút vốn đầu tư tại Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng - Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư thì mới có thể đẩy nhanh và mạnh nền kinh tế. Có như vậy mới tạo ra được những bước đột phá mới và có thể bỏ qua được một số giai đoạn nghiên cứu mà tận dụng ngay những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như sức mạnh của những nguồn vốn có sẵn. Ngày nay trào lưu kinh tế dần dần chuyển sang cơ cấu kinh tế chi thức, giá trị sản phẩm không còn dựa trên giá trị sáng chế của sản phẩm đó, giá trị sáng chế của sản phẩm trở thành điểm trọng yếu trong công việc cạnh tranh lâu dài.
Những khu công nghệ kỹ thuật cao lại là nơi hội tụ của những công ty với khả năng nghiên cứu, phát triển và chế tạo những sản phẩm, kỹ thuật mới. Thường những công ty này được trang thiết bị và kỹ thuật tân tiến với nguồn nhân lực phần lớn là khoa học gia và kỹ thuật gia.
Những công ty trong những khu công nghệ kỹ thuật cao sẽ nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, đồng thời quảng bá và tự kinh doanh sản phẩm của họ, nên công ty này có khả năng làm thay đổi thị trường và phát triển vượt bậc cũng như định hướng được lối đi riêng của mình.
Khoa học kỹ thuật có tiềm năng vô cùng to lớn và có khả năng đưa nền kinh tế của đất nước phát triển vượt trội. Chẳng hạn như Silicon Valey, USA, từng là một vùng nông nghiệp đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế hàng đấy trên thế giới trong vòng vài chục năm và là nơi xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật ra thế giới đứng đầu nước Mỹ.
Việc thu hút các nguồn vốn của Tỉnh mới chỉ dừng lại ở việc dựa vào các chính sách do nhà nước và UBND Tỉnh đề ra mà Sở chưa chủ động trong việc này. Chính vì vậy nên có rất ít sự lựa chọn các nhà đầu tư nên dẫn tới chất lượng đầu tư chưa cao, chưa lựa chọn được các nhà đầu tư tốt nhất phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế mà Tỉnh và nhà nước đề ra.
Với mong muốn giúp Tỉnh nhà thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách có hiệu quả, em chọn đề tài: “Các giải pháp xúc tiến, khuếch trương nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư vào Khu Công Nghiệp Song Khê-Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang”.
Đề tài được chia làm ba phần:
Phần một: Khái quát và tình hình hoạt động thu hút vốn đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang
Phần hai: Thực trạng các biện pháp xúc tiến khuếch trương để thu hút vốn đầu tư của sở
Phần ba: Giải pháp hoàn thiện hoạt động xúc tiến khuếch trương nhằm thu hút vốn đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang
Do thời gian ngắn và trình độ còn hạn chế cho nên bài viết này còn có nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của thầy cô, bạn bè cùng những độc giả.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đồng Thanh Tùng
Phần một
Khái quát và tình hình hoạt động thu hút vốn đầu tư của sở kế hoạch và đầu tư bắc giang
I. khái quát về sở kế hoạch và đầu tư bắc giang.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của sở kế hoạch và đầu tư Bắc Giang.
Ban Kế hoạch tỉnh Bắc Giang được thành lập theo Thông tư 603/TTg ngày 15/10/1955 của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng, nhiệm vụ ban đầu là cơ quan tham mưu giúp Uỷ ban hành chính tỉnh xây dựng các kế hoạch khôi phục, cải tạo, phát triển Kinh Tế - Xã Hội sau chiến tranh ở địa phương.
Qua nhiều thời kỳ, ngành đã có sự thay đổi về chất, một số chức năng, nhiệm vụ được bổ sung thêm, tổ chức bộ máy được tăng cường, có thể điểm qua các mốc lịch sử đáng ghi nhớ sau:
- Tháng 10 năm 1961 Ban kế hoạch được đổi tên thanh Uỷ ban kế hoạch tỉnh theo Nghị định 158/CP của Hội đồng Chính phủ và tiếp đến tháng 3 năm 1974 lại được Chính phủ phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các cấp theo Nghị định 49/CP.
- Năm 1988, UBND tỉnh quyết định sát nhập Ban Phan vùng Kinh tế vào Uỷ ban kế hoạch và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ tổng hợp xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Tháng 9 năm 1994, UBND tỉnh quyết định giải thể Trọng tài kinh tế tỉnh, bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh về thành lập DN và đăng ký kinh doanh các DN.
- Tháng 5 năm 1996, UBND tỉnh quyết định giải thể Ban kinh tế đối ngoại, chuyển nhiệm vụ hợp tác đầu tư về Uỷ ban kế hoạch tỉnh và đổi tên thành Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Tháng 5 năm 2000, Ban Thường vụ tỉnh Uỷ có Nghị quyết giải thể Ban Kinh tế Tỉnh uỷ, chuyển một số nhiệm vụ của Ban Kinh tế Tỉnh uỷ về Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Trong thời kỳ đầu thực hiện chủ trương khôi phục và cải tạo kinh tế sau chiến tranh ở miền Bắc, ngành đã tích cực tham mưu giúp Uỷ ban hành chính tỉnh xây dựng kế hoạch và các dự án phát triển kinh tế văn hoá ở địa phương. tập trung vào chống nạn đói nạn dốt, cải tạo công nghiệp, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục các cơ sở sản xuất, cơ sở hạ tầng sau chiến tranh, tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp, TTCN, thương nghiệp, tín dụng …
Chỉ sau một thời gian ngắn, toàn tỉnh đã khôi phục và phát triển sản xuất, khắc phục cơ bản nạn đói, nạn dốt, ổn định đời sống nhân dân, động viên phong trào thi đua sản xuất giỏi, các cơ sở sản xuất hoạt động bình thường trở lại, hệ thống trường học, bệnh viện được hình thành, năm 1960 các huyện đều có bệnh viện và trường cấp II, hầu hết các xã đều có trường hoặc lớp cấp I .v.v…
Thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, ngành đã tham mưu giúp tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thời chiến, củng cố hậu phương vững chắc, chi viện sức người sức của cho Miền Nam, thực hiện: "thóc không thiều một cân, quân không thiếu một người", tăng cường ổn định và phát triển sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng XHCN ở Miền Bắc và chi viện đắc lực cho công cuộc giải phóng Miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Thời kỳ thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, Ngành đã sớm tiếp thu các quan điểm và đường lối mới của Đảng, vận dụng vào tình hình cụ thể của địa phương, triển khai, cụ thể hoá thành các kế hoạch và chương trình hành động, đổi mới nội dung và phương pháp kế hoạch hoá, chuyển dần từ cơ chế kế hoạch tập trung với các chỉ tiêu pháp lệnh sang kế hoạch mang tính định hướng với các chỉ tiêu mang tính hướng dẫn là chủ yếu.
Phối hợp cùng các Ngành chức năng tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, cụ thể hoá một số cơ chế, chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế, chuyển từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, cụ thể như : Triển khai thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 217/HĐBT về việc đổi mới quản lý trong các Doanh nghiệp Nhà nước, giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh; tổ chức xây dựng các đề án thực hiện 3 chương trình kinh tế: Chương trình lương thực, thực phẩm; chương trình sản xuất hàng tiêu dùng; chương trình xuất khẩu .v.v…
2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của sở kế hoạch và dầu tư Tỉnh Bắc Giang.
a. Chức năng :
Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên đại bàn tỉnh; đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương, quản lý nguồn hỗ trợ chính thức ODA, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vị địa phương, về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của Pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh và theo quy đinh của pháp luật.
Sở kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ kế hoạch và Đầu tư.
b. Nhiệm vụ và quyền hạn.
Trình UBND tỉnh thi hành Quyết định, Chỉ thị về quản lý các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vị quản lý của Sở. Quyết định việc phân công, phân cấp quản lý về các lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cho UBND cấp tỉnh trở xuốngtheon pháp luật.
Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về kế hoạch và đầu tư ở địa phương.
Chủ trì tổng hợp và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm, cân đối các nguồn vốn và chịu trách nhiệm trong việc phát triển kinh tế xã hội và các kĩnh vực thuộc quyền.
Trình UBND tỉnh chương trình hoạt động thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH theo Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đồng thời theo dõi giám sát chặt chẽ. Hướng dẫn và thẩm định các bộ phận trực thuộc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển, kế hoạch phát triển KT-XH chung của tỉnh đã được phê duyệt.
Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán nhân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các đơn vị trong tỉnh để trình UBND tỉnh.
Về đầu tư trong nước và nước ngoài : Trình và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình trước UBND tỉnh về danh mục các dự án đầu tư trong nước, các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Phối hợp với các bên có liên quan giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình dự án khác do tỉnh quản lý.Thẩm định các dự án đầu tư và có trách nhiệm là cầu nối giữa các nhà đầu tư và Tỉnh
Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ : Là cơ quan đầu mối vận động, thu hút, điều phối quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi chính phủ của tỉnh, hướng dẫn các Sở, Ban, Ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trìh sử dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo Bộ kế hoạch và Đầu tư.Đồng thời theo dõi đánh giá, giải quyết khó khăn trong thực hiện,sử dụng các nguồn vốn.
Về quản lý đấu thầu: Chủ trì, thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về kế hoạch đấu thầu, kết quả xét thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đã được phê duyệt và tình hình thực hiện đấu thầu.
Về quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan thẩm định và trình UBND tỉnh quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn để UBND tỉnh trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình UBND tỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp và các cơ chế quản lý đối với các cụm công nghiệp phù hợp với tình hình phát triển thực tế của địa phương.
Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và kinh tế hợp tác xã:Thực hiện chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý; thực hiện các chính sách được phân về quản lý doanh nghiệp.
Chỉ đạo, hướng dẫn, tham mưu đúng chức năng được giao phó. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - Công nghệ; thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo pháp luật; tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp dịch vụ công thuộc Sở.
Tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng chính sách thu hút đầu tư, tiến hành tư vấn xúc tiến, tư vấn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức thực hiện quản lý trực tiếp một số dự án do Chủ tịch UBND tỉnh phân cấp. Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với UBND tỉnh và Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế,đào tạo cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Quản lý tài chính, tài sản được giao và thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bắc Giang.
a. Lãnh đạo Sở:
Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và không quá 3 Phó giám đốc.Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở và việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội đồng nhân dân tỉnh khi được yêu cầu.
Các Phó Giám đốc giúp Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Sở theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định và theo các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ. Việc miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Giám đốc, Phó Giám đốc Sở thực hiện theo quy định của pháp luật.
b. Cơ cấu tổ chức của Sở.
Phó
giám đốc
Giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng ĐKKD
Phó
giám đốc
Phòng kinh tế ngành
Phòng KTTT&KTTN
Ban quản lý dự án giảm nghèo
Phòng tổng hợp quy hoạch
Văn phòng
sở
Thanh tra Sở
Phòng thẩm định dự án
Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp
Phòng văn xã
Phòng hợp tác và kinh tế đối ngoại
Bảng sơ đồ cơ cấu của sở KH&ĐT tỉnh Bắc Giang
Chức năng của từng phòng ban:
Văn phòng sở :
+ Có chức năng chủ trì phối hợp cùng các phòng, các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất với giám đốc xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Xây dựng, quy hoạch- đào tạo bồi dưỡng cán bộ của sở, định kỳ theo quy định tham mưu, đề xuất, đánh giá, nhận luân chuyển… đối với các cán bộ của văn phòng sở và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện tuyển chọn tiếp nhận quản lý hồ sơ cán bộ theo quy định.Phối hợp các huyện thị xã và ngành thoả thuận nhận xét đánh giá đề bạt cán bộ thuộc ngành.
+Đề xuất tham mưu giúp lãnh đạo sở quyết định về các vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách bảo đảm quyền lợi vật chất và tinh thần cho người lao động.
+Tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh về cán bộ công chức, pháp lệnh hợp đồng lao động, pháp lệnh chống quan liêu – tham nhũng, thực hành tiết kiệm trong cơ quan… Tham mưu xây dựng bổ sung, tổ chức thực hiện nội quy, quy chế làm việc, quy định và thực hiện quy chế dân chủ trong nội bộ cơ quan, đôn dốc việc thực hiện các quy định của giám đốc.
+ Chủ động tham mưu giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch về công tác tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, duy trì bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, đảm bảo quản lý sử dụng tài chính –vật tư đúng chế độ, tiết kiệm có hiệu quả.thực hiện công tác văn thư – lưu trữ theo quy định, tổ chức tốt công tác tiếp khách đối nội, đối ngoại. Chuẩn bị đầy đủ tài chính, cơ sở vật chất và phục vụ kịp thời mọi hoạt động của cơ quan.
+ thường trực hội đồng thi đua khen thưởng của cơ quan và nghành kế hoạch, phối hợp chi bộ, công đoàn hàng quý, 6 tháng và năm đánh giá, phân loại cán bộ, xây dựng đăng ký chương trình thi đua, tổng kết đánh giá, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị các cấp có quyết định khen thưởng kịp thời.
+Tổng hợp báo cáo các chuyên đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng và thực hiện những nhiệm vụ khác do giám đốc phân công, phối hợp với các phòng có liên quan duy trì các cuộc họp giao ban, tổng hợp đánh giá kết quả công tác 6 tháng, 1 năm và đề xuất phương hướng nhiệm vụ của cơ quan trong thời gian tới.
- Phòng tổng hợp- quy hoạch:
+ Về công tác quy hoạch: tham mưu giúp lãnh đạo Sở thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với các phòng có liên quan của Sở và các phòng chức năng của các Sở, ban, ngành, tỉnh xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, điều chỉnh, bổ xung và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Thẩm định, hướng dẫn các phòng chức năng của các Sở, ban ngành xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội khu công nghiệp, dân cư của tỉnh.
+ Về công tác kế hoạch hoá: xây dựng các cân đối của tỉnh, tham mưu giúp lãnh đạo sở cân đối về nguồn lực, cân đối về vốn đầu tư XDCB, nguồn vốn ngân sách tập trung và tính toán các chỉ tiêu tổng hợp theo yêu cầu của lãnh đạo sở.
Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan, các phòng của các sở, ban, ngành, tỉnh, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Chủ trì tổng hợp, xây dựng và điều chỉnh, bổ xung kế hoạch hàng năm, 5 năm về kinh tế xã hội và đầu tư XDCB. Trực tiếp theo dõi, tổng hợp xây dựng kết hoạch an ninh quốc phòng. Tham gia phối hợp với các phòng chức năng của sở tài chính-vật giá, cục thuế, xây dựng dự toán hàng năm của tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các phòng liên quan của sở, phòng tổng hợp của văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh, phòng kế hoạch ngân sách của sở kế hoạch vật giá chuẩn bị văn bản và hệ thống biểu mẫu giao kế hoạch nhà nước hàng năm của tỉnh. Phối hợp với phòng tổng hợp của chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển, tổng hợp kế hoạch vốn tín dụng phát triển của tỉnh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước; phối hợp với bộ phận chức năng của kho bạc nhà nước, nắm tiến độ giải ngân, kiển tra thanh toán vốn đầu tư XDCB
Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan của sở, đề xuất với giám đốc điều chỉnh kế hoạch vốn, cơ cấu các dự án đầu tư XDCB nguồn vốn ngân sách tập trung của tỉnh.
Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các phòng thuộc sở kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp tiến độ thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư XDCB của các huyện, thành phố.
+ Về công tác tham mưu tổng hợp: chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo sở tham mưu với UBND tỉnh các chủ trương, chính sách lớn, các biện pháp có tính chất tổng hợp về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cụ thể hóa đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và trung ương.
Chủ trì nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo sở về nội dung giao kế hoạch nhà nước hàng năm và công tác đổi mới nội dung, phương pháp kế hoạch hoá của ngành.
Tổng hợp xây dựng các báo cáo tháng, quý, 6 tháng và cả năm về kinh tế xã hội, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển 6 tháng và cả năm của tỉnh, các báo cáo đột suất theo yêu cầu của giám đốc sở; các báo cáo kết quả công tác tháng, 6 tháng và cả năm của cơ quan.
Chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng chương trình công tác tháng và cả năm của cơ quan. Giúp lãnh đạo Sở chuẩn bị nội dung giao ban và định kỳ, thông báo một số thông tin cần thiết đối với các phòng tài chính- kế hoạch huyện, thị xã.
Trực tiếp theo dõi, hướng dẫn và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước đối với UBND các huyện, thị xã và các ngành; tài chính- vật giá, tổ chức chính quyền, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thanh tra nhà nước tỉnh.
Phối hợp thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đầu tư phát triển của địa phương và trên địa bàn với các phòng chức năng của các cơ quan: cục thuế, cục thống kê, kho bạc nhà nước, chi nhánh ngân hàng nhà nước, chi nhánh quỹ hỗ trợ phát triển và một số các doanh nghiệp nhà nước, trung ương đóng trên địa bàn theo sự phân công cụ thể và các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc Sở.
- Phòng kinh tế ngành :
+Xây dựng, tổng hợp toàn diện kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm, 5 năm và dự toán ngân sách các ngành kinh tế của tỉnh.
+Đề xuất danh mục công trình, vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho công trình XDCB, các chương trình mục tiêu, theo dõi tiến độ, đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư các công trình xxây dựng, các chương trình mục tiêu, dự án thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.
+Tham gia thẩm định các dự án đầu tư cho các ngành, lĩnh vực thuộc phòng phụ trách.
+Trực tiếp theo dõi và tổng hợp kês hoạch toàn diện của các ngành : CN-TTCN và điện, xây dựng, GTVT,Bưu điện, NN và PTNT,Địa chính, thương mại-dịch vụ,chi cục kiểm lam, ban dân tọc miền núi.Phối hợp các ngành, huyện để tổng hợp kế hoạch toàn diẹn theo ngành.
+Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của các ngành kinh tế và các sở theo tháng quý, 6 tháng,cả năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, kèm theo đánh giá nhận định, đề xuát ý kiến về cơ chế, chính sách và biện pháp thực hiện.
+Tham gia phối hợp giúp giám đốc trong việc gọi vốn đầu tư cho các ngành lĩnh vực phòng phụ trách;xây dựng chương trình tổng quát tuần, tháng, quý, năm của từng người và cả phòng.
- Phòng văn xã:
+Xây dựng tổng hợp toàn diện kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm và dự toán ngân sách về văn hoá xã hội của toàn tỉnh.
+Đề xuất mục tiêu công trình, vốn đầu tư cho các công tình XDCB, các chương trình mục tiêu, theo dõi tiến độ, đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất ý kiến về vốn đầu tư xây dựng các chương trình mục tiêu, dự án thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
+Tham gia thẩm định các dự án đầu tư của các ngành, lĩnh vực thuộc phòng phụ trách.
+ Trực tiếp theo dõi và tổng hợp toàn diện kế hoạch của các sở, ngành: giáo dục-đào tạo, y tế, VHTT, phát thanh truyền hình, TDTT, lao động và TBXH, dân số-KHHGĐ, chăm sóc BVTE, khoa học công nghệ và môi trường.
+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của các ngành văn hoá và các sở trên đây theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, kèm theo đánh giá, nhận định, đề xuất ý kiến về cơ chế, chính sách, biện pháp.
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng và cả năm của từng người và cả phòng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công
- Phòng đầu tư- XTDT :
+ thường tiếp nhận các hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và chủ trì phối hợp thẩm định lập báo cáo kết quả thẩm định dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
+ Thẩm định kế hoạch đầu tư, hồ sơ mời thầu, giúp tổ chuyên gia tổng hợp kết quả đấu thầu trình cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
+ Phối hợp với sở xây dựng, sở tài chính- vật giá, kho bạc nhà nước tỉnh hướng dẫn các ngành, huyện, thị về các quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và công tác đấu thầu.
+ Dự kiến danh mục vốn đầu tư cho các công trình cấp thoát nước, công trình đô thị, trụ sở các ngành không thuộc chức năng ngành quản lý và theo dõi công tác xây dựng quy hoạch đô thị, khu và cụm công nghiệp.
+ Hướng dẫn đôn đốc các sở, ngành, chủ đầu tư lập dự án đầu tư theo kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm, phát hiện đề xuất với lãnh đạo sở tháo dỡ khó khăn về chế độ chính sách trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
+ Tham gia cùng các phòng đề xuất và chiến lược đầu tư phát triển KTXH, hướng dẫn các sở lập dự án đầu tư theo định hướng đã xác định xây dựng chương trình công tác tuần, tháng, quý và cả năm. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện công tác tháng, quý, năm của phòng.
+ Xây dựng và tổng hợp kế hoạch hàng năm, 5 năm về hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại bao gồm : Vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài(FDI), vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn viện trợ phi chính phủ ngước ngoài (NGO).
+Thực hiện quản lý nhà nước các dự án FDI, ODA, NGO từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch gọi vốn,vận động thu hút dự án đầu tư, giải quyết các thủ tục hồ sơ thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư, các thủ tục cho phép nhận viện trợ, triển khai hoạt động và giải thể, chấm dứt, đánh giá kết quả của dự án.
+Là đơn vị đầu mối giúp lãnh đạo sở trong việc phối hợp với cơ quan giải quyết đầy đủ các thủ tục trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Phối hợp các đơn vị có liên quan giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng dự án đầu tư và tham gia xxây dựng các chính sách về thu hút đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Tổng hợp tình hình đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án ODA, dự án NGO theo tháng, quý, 6 tháng, cả năm và đột xuất trên địa bàn báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công.
Xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của từng gnười và cả phòng.
- Phòng đăng ký kinh doanh:
+ Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mở văn phòng đại diện, bổ xung ngành nghề cho các doanh nghiệp, các liên doanh.
+ Hướng dẫn người đăng ký kinh doanh về ngành nghề và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. Xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện những nội dung đã đăng ký kinh doanh và việc thực hiện báo cáo chế độ tài chính hàng năm của doanh nghiệp, thông báo thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD của các doanh nghiệp và các liên hiệp các hợp tác xã theo luật định.
+ Xây dựng phương án tổng thể, tham gia ban chỉ đạo sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch của tỉnh. Thường trực tiếp nhận, thẩm định hồ sơ thành lập, bổ xung ngành nghề và tổ chức sắp xếp doanh nghiệp nhà nước.
+ Phối hợp với phòng kinh tế tập thể và tư nhân tiếp nhận và thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp ưu đãi cho các loại hình doanh nghiệp, phối hợp với phòng kinh tế tập thể và tư nhân, phòng tổng hợp quy hoạch trong việc đề xuất, phân bổ vốn tín dụng nhà nước theo kế hoạch hàng năm.
+ Nắm vững việc xây dựng và tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, giao nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý. Phối hợp với các phòng của sở theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động của các DNDD, HTX theo tháng, quý, năm, đề xuất những kiến nghị về cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp và HTX.
+ Thực hiện các nhiệm các vụ khác do giám đốc phân công.
Phòng kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân :
+ Phòng kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân có chức năng tham mưu tổng hợp giúp giám đốc sở quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
+ Chủ trì với các phòng chuyên môn của sở và các cấp, các ngành đơn vị liên quan tham mưu cho giám đốc trong việc định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân.
+ Chủ trì tham mưu cho giám đốc sở xây dựng hoàn thiện các chính sách, cơ chế quản lý và biện pháp khuyến khích hỗ trợ kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân phát triển( chính sách đất đai, tài chính, tín dụng, khoa học công nghệ, thông tin, thương mại…) để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
+ Giúp giám đốc phối hợp các đơn vị có liên quan tiến hành xúc tiến trợ giúp về mặt tư vấn đầu tư, tư vấn công nghệ, tiếp cận thông tin, tập huấn nâng cao năng lực cho ban quản lý các hợp tác xã và chủ doanh nghiệp tư nhân. Xây dựng chỉ đạo thí điểm mô hình kinh tế để rút kinh nghiệm theo sự chỉ đạo của cán bộ cấp trên.
+ Chủ trì thẩm định báo cáo giám đốc trình UBND tỉnh cấp giấy phép ưu đãi đầu tư theo quy định các HTX chủ trì. Phối hợp với các phòng chuyên môn của sở trong việc đề xuất phân bổ vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước cho các HTX và các doanh nghiệp.
+ Thường xuyên theo dõi nắm tình hình hoạt động của các HTX và các doanh nghiệp tư nhân. Đôn đốc, kiểm tra định kỳ việc chấp hành chỉ thị, nghị quyết chế độ chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, các nghị quyết, quyết định của cấp uỷ và chính quyền địa phương, tổng kết đánh giá tình hình hoạt động, đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân và phát triển. Định kỳ 6 tháng, 1 năm hoặc đột xuất, tổng hợp tình hình kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh, bộ KH&ĐT.
Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư và phát triển doanh nghiệp :
+ Công tác tư vấn xúc tiến đầu tư: phối hợp với các phòng có liên quan tham mưu giúp sở KH&ĐT xây dựng chính sách thu hút đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư. Đồng thời tiến hành tư vấn xúc tiến đầu tư xây dựng, trong đó có một số nội dung tư vấn miễn phí theo các quy định số 53/2002/QĐ-UB.
+ Công tác tư vấn hỗ trợ phát triển doanh nghiệp: tiến hành tư vấn hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp về quản trị kinh doanh. Tổ chức cung cấp thông tin pháp lý, thị trường, công nghệ cho các doanh nghiệp. Chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm hỗ trợ đào tạo đội ngũ quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo theo kế hoạch đã được sở KH&ĐT phê duyệt.
+ Tham gia làm thành viên quỹ bảo lãnh tín dụng với phần vốn góp hiện trung tâm đang quản lý. Hỗ trợ chuyên môn cho câu lạc bộ doanh nghiệp tỉnh.
c. Mối quan hệ với cấp trên (Tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư) :
Sở kế hoạch và đầu tư là cơ quan chuyên môn trực thuộc, chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh Bắc Giang; đồng thời là cơ quan cấp dưới theo hệ thống chuyên môn ngành dọc, chịu sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra vầ chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các mối quan hệ nhằm thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ khác do cấp trên giao cho.Còn mối quan hệ với các phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thị xã; Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan cấp trên theo hệ thống chuyên môn nghiệp vụ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các phòng TC-KH về chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
II. tình hình hoạt động thu hút vốn đầu tư của sở.
1. Tình hình môi trường đầu tư của Tỉnh Bắc Giang.
Để triển khai một cách có hiệu quả nhất các chính sách phát triển Kinh Tế - Xã Hội đã đề ra UBND Tỉnh đề ra 5 nhóm biện pháp chính trong đó cải thiện môi trường kinh doanh được coi là hàng đầu.
Môi trường đầu tư phải có tính minh bạch của hệ thống pháp luật, sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.Môi trường đầu tư đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư. Với chính sách tiếp tục "trải thảm đỏ" để thu hút đầu tư.
Bắc giang là một tỉnh miền núi, có điểm xuất phát về kinh tế thấp so với bình quân chung cả nước, nhưng lại giàu tiềm năng về đất đai, nguồn nhân lực.vì vậy, trong năm 2006 để đạt mức tăng trưởng GDP đạt 9,5-10% Bắc Giang đã dặt lên hàng đầu giải pháp cải thiện môi trường đầu tư. Đây là một giải pháp đúng dắn và cần thiết.
Cho tới nay, đã có một tín hiệu đáng mừng để khẳng định giải pháp này có thể đạt được,đó là kế hoạch vốn đầu tư cơ bản từ ngân sách nhà nước năm 2006 tăng 19,8% so với năm 2005. Về việc tiếp nhận dự án đầu tư cơ bản cũng có những tín hiệu khả quan, đó là tổng vốn đầu tư cho nghành giao thông năm 2006 có thể tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Trong đó có một dự án lớn là dự án giao thông 3 gồm 4 tuyến : Phương Đông -Bến Trăm( huyện Yên Thế), Cung Kiệm -Yên Tập-Minh PHượng ( huyện Yên Dũng), Thị trấn Thắng -Bến Gầm ( huyện Hiệp Hòa) Quốc lộ 31-Đống._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- F0147.doc