Thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Bài Thuyết trình về: THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: (Vương Thị Hương) 1. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Như chúng ta đã biết, đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế gắn liền với sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác. Nó xuất hiện trong thời kì chủ nghĩa tư bản độc quyền, còn gọi là xuất khẩu tư bản và được coi là một trong những đặc điểm nổi

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Ngày nay, chính sách mở của của các nước cũng như toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho sự dịch chuyển vốn giữa các nước ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Vấn đề đầu tư nước ngoài đã trở thành mối quan tâm của mọi quốc gia và là một phần không nhỏ trong tổng vốn đầu tư của mỗi nước. Vậy Đầu tư nước ngoài là gì? Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn đầu tư sang lãnh thổ của một nước do một nước khác sở hữu hoặc kiểm soát trực tiếp hay gián tiếp, thực hiện dưới các hình thức như một công ty hay một doanh nghiệp; cổ phần, cổ phiếu và hình thức góp vốn khác, trái phiếu, giấy ghi nợ, các quyền theo hợp đồng, tài sản hữu hình, quyền sở hữu trí tuệ,… Đầu tư nước ngoài gồm hai hình thức là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp (FDI): Là sự di chuyển vốn giữa các nước trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người sở hữu vốn, đó là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Xét về mặt bản chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc bỏ vốn ra mua (toàn bộ hoặc 1 phần) các doanh nghiệp nước ngoài để trở thành người chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tùy theo phần vốn mà họ bỏ ra. Các hình thức chủ yếu của vốn FDI gồm: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Cụ thể: Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư trong đó các bên tham gia hợp đồng kí kết thỏa thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp liên doanh: là loại hình doanh nghiệp do hai hay nhiều bên phía nước ngoài và nước nhận đầu tư hợp tác cùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi nhuận. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Loại hình doanh nghiệp này có thể do một hay nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài thành lập tại nước nhận đầu tư. Đầu tư gián tiếp(FII): Là sự di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, họ không chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả đầu tư. Họ chỉ hưởng lãi suất theo tỷ lệ đã được công bố trước hoặc không được công bố trước trên số vốn mà họ đã đầu tư. FII tồn tại dưới ba dạng: đầu tư vào chứng khoán; cho vay thương mại và viện trợ phát triển chính thức. Cụ thể: Đầu tư chứng khoán: là việc mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của chính phủ và các công ty nước ngoài. Đầu tư trái phiếu là việc nhà đầu tư mua trái phiếu của chính phủ hay của những tập đoàn quốc gia nổi tiếng của nước ngoài. Bản chất của đầu tư trái phiếu là cho vay. Đầu tư cổ phiếu có nghĩa là nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty nước ngoài. Bản chất của việc đầu tư này là nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu công ty trong phần vốn mà nhà đầu tư bỏ ra mua cổ phiếu. Nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi và chịu trách nhiệm trong phần tỷ lệ vốn góp của mình. Một điều đáng lưu ý ở đây là với hình thức đầu tư cổ phiếu này, thì nhà đầu tư chỉ được mua một phần vốn góp trong giới hạn cho phép của luật pháp nước sở tại, thường là không quá 25%. Cho vay thương mại: là trường hợp các tổ chức nước ngoài cho các nước (chính phủ hay tư nhân) vay một khoản tín dụng. Hình thức này thường được sử dụng ở các nước đang phát triển và áp dụng, vay nợ nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng phát tiển kinh tế. Viện trợ phát triển (ODA): là hình thức trong đó nhà đầu tư hỗ trợ cho chính phủ nước khác phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế. Hình thức này được các nước phát triển áp dụng nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế.Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước nhận được nhiều hỗ trợ từ nguồn vốn ODA này, và Nhật Bản là một nước cấp vốn ODA nhiều nhất đối với Việt Nam trong số các nước cấp vốn ODA cho chúng ta. 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư nước ngoài : Các nhân tố thuộc về môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh: Hệ thống pháp luật: đòi hỏi phải đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư như được đảm bảo an toàn sản xuất kinh doanh, được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước khi có vấn đề về tranh chấp kinh tế. Tính chuyển đổi tiền tệ: các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến sự chuyển đổi đồng tiền giữa các nước sở tại và đồng tiền của các nước họ có thể thực hiện được không và có dễ dàng hay không? Các thủ tục liên quan đến tất cả các khâu của quá trình đầu tư trong việc thành lập các dự án như quy trình và các giấy tờ cần thiết để xin cấp phép đầu tư, các thủ tục khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và thủ tục khi xin rút vốn khỏi nước sở tại. Các vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực: nhà đầu tư luôn quan tâm xem xét nguồn nhân lực của nước sở tại có sẵn có hay không, trình độ chuyên môn có đáp ứng được yêu cầu của công việc hay không. Và việc tuyển dụng nhân sự có khó khăn, trở ngại gì hay không? Những yếu tố và điều kiện liên quan đến chi phí kinh doanh: như các chi phí giao thông, liên lạc, chi phí thuê văn phòng, chi phí đất đai, các loại thuế như: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp (Việt Nam hiện nay đã giảm mức thuế Thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống còn 25%). Các nhân tố thuộc về chính sách đối với nhà đầu tư: Chính sách về tài chính và các chính sách khuyến khích tài chính: bao gồm các chính sách về thuế và các khuyến khích khác như tỷ lệ thuế phải nộp cho nhà nước sở tại, bên cạnh đó là các chính sách về cho phép tiếp cận các nguồn tài chính để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh (vay vốn, các ưu đãi khác về tài chính…) Chính sách tiền tệ: các chính sách về tỷ giá hối đoái trong các giao dịch quốc tế, các chính sách về chuyển các khoản tiền sang các nước khác… Chính sách về cơ cấu đầu tư: các quy định cũng như quyền hạn và khu vực kinh tế mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể hoạt động. Chính sách đất đai: các chính sách liên quan đến sở hữu đất đai, thời hạn và giá thuê đất. Các chính sách liên quan nếu đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Chính sách lao động: các chính sách liên quan khi tuyển dụng lao động tại nước sở tại. Chi phí cho việc tuyển dụng và giá nhân công. Các chính sách khác liên quan đến vấn đề đầu tư nước ngoài như: bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu thương mại, các hỗ trợ của chính phủ nước sở tại dành cho nhà đầu tư nước ngoài khi mới đầu tư… II. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM NHỮNG NĂM VỪA QUA (Nguyễn Hoàng Hiệp) 1. Thuận lợi và khó khăn trong thu hút vón đầu tư nước ngoài 1.1 Thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam + Giá nhân công Việt Nam thấp so với giá nhân công đang tăng lên của các nước trong khu vực. Lương trung bình của công nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh là 120USD/tháng, ở Hà Nội là 95USD/tháng. Của Thái Lan là 141USD/tháng, Singapore là 421USD/tháng, Kualalumpur là 198USD/tháng. Nguồn lao động dồi dào: 48 triệu người + Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam lại sẵn có và nhiều nơi chưa được khai thác như: than (Quảng Bình), boxit (Tây Nguyên), dầu khí (ở thềm lục địa phía Nam), sắt (Thái Nguyên)…Việt Nam sẵn có tài nguyên du lịch, khoáng sản, sinh vật, rừng, biển, đất nước. + Việt Nam là thị trường tiêu thụ rộng lớn các mặt hàng với dân số đông thứ 14 thế giới. + Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên đường giao thông hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. + Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. + Gần đây thủ tục hành chính đã được cải thiện như thực hiện chính sách “một cửa, một dấu” tạo điều kiện để làm thủ tục đầu tư được đơn giản, khai trương cổng thông tin thủ tục hành chính Việt Nam. Thủ tướng đã ban hành nhiều văn bản nhằm cải cách hành chính. 1.2 Khó khăn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - Đội ngũ công nhân lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, lượng lao động có trình độ cao còn ít, thiếu hụt nguồn nhân lực tại địa phương… lao động được đánh giá là khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh những kĩ thuật và công nghệ hiện đại nhưng thiếu tính chuyên nghiệp đặc biệt là tác phong công nghiệp còn kém trong quá trình làm việc. Lực lượng lao động Việt Nam 48 triệu người, 80% là trong tuổi 20 – 24 tuổi chưa được đào tạo nghề hoặc đào tạo còn hạn chế. - Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật thấp so với các nước. - Hệ thống pháp lý còn nhiều bất cập, thủ tục hải quan, hoàn thuế, cấp đất, giá đất và dự án liên quan đến giải phóng mặt bằng còn khá phức tạp, kéo dài => triển khai dự án chậm, làm nản nòng nhà đầu tư - Chậm ban hành thông tư hướng dẫn của Chính phủ => triển khai một số chính sách gặp khó khăn. - Thuế suất Việt Nam không cần ưu đãi nhiều nhưng phải rõ ràng và ổn định. Nó là một bức xúc lớn đối với doanh nghiệp nước ngoài. - Nguồn nhân lực Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu đội ngũ quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp, chất lượng lao động không cao, thiếu những kĩ năng chuyên nghiệp như về luật pháp, ngoại ngữ, tin học. - Ngành công nghiệp phụ trợ còn yếu kém, đặc biệt là các ngành chế tạo và lắp ráp thành phẩm cơ khí, điện tử. Hiện nay ngành công nghiệp này ở Việt Nam vẫn kém phát triển cả về số lượng và chất lượng. Ít doanh nghiệp sản xuất được phụ tùng, linh kiện đáp ứng được thiết kế về kiểu dáng tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng của nhà đầu tư. 2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (Nguyễn Hoàng Hiệp) 2.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) * Vốn đầu tư - Từ 1988 – 1990, 3 năm khởi đầu, FDI chưa có tác động rõ rệt đến kinh tế xã hội Việt Nam. Tổng số vốn của ba năm chỉ có 1,5 tỷ USD được đăng kí, vốn thực hiện thì không đáng kể. - Từ 1991 – 1997, FDI tăng trưởng nhanh và góp phần ngày càng quan trọng vào thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. - Năm năm từ 1991 – 1995, Việt Nam thu hút được 16,7 tỷ USD, vốn đăng kí tốc độ tăng trưởng cao. Năm 1991 là 1,32 tỷ USD, năm 1995 đạt 6,6 tỷ USD tăng 5,3 lần. Vốn thực hiện là 7,2 tỷ USD bằng 32% tổng vốn đầu tư xã hội. - Năm 1996 – 1997, FDI tăng trưởng nhanh thêm 14 tỷ USD với 6,06 tỷ USD vốn thực hiện. - Từ năm 1998 – 2000, FDI suy thoái. Vốn đăng kí giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong 2 năm tiếp theo. Năm 1998 là 4,82 tỷ USD, năm 1999 là 2,2 tỷ USD và năm 2000 2,58 tỷ USD. - Từ năm 2001 đến nay thời kì phục hồi của FDI. Vốn đăng kí năm 2001 là 3,02 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2000. Năm 2002 là 2,79 tỷ USD, năm 2003 là 3,1 tỷ USD, năm 2004 là 4,2 tỷ USD. - Cuối năm 2005, Việt nam thu hút hơn 6000 dự án đầu tư nước ngoài, với vốn đăng kí là 65,6 tỷ USD. - Chín tháng qua, cả nước thu hút được 9,6 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kì năm trước. * Hình thức đầu tư - Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam có 3 hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài. - Năm 1988 – 1994, chủ yếu là liên doanh (80% vốn đăng kí). Năm 1994 đến nay, 100% vốn nước ngoài ra tăng thông qua đầu tư mới, liên doanh chuyển sang, liên doanh giảm đi rõ rệt. Còn BOT có tỷ trọng không đáng kể. * Địa bàn đầu tư - Tháng 2 năm 2004, cả nước có 15 địa bàn. Vốn thực hiện từ 200 triệu USD trở lên (94,8% vốn thực hiện của FDI trong cả nước). - Sáu địa phương có vốn đầu tư từ 100 triệu trở lên kể cả 6 tỉnh này thì có 21 địa phương chiếm 97,1% tổng số vốn đầu tư FDI. * Lĩnh vực đầu tư - Vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp xây dựng, tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ, và cuối cùng là nông, lâm, ngư nghiệp. Công nghiệp – xây dựng: 67.03% tổng số dự án chiếm 58.3% tổng số vốn đăng kí. Công nghiêp nặng chiếm 42,36% số dự án, 41% vốn đăng kí. Công nghiệp nhẹ 41,24% số dự án, 27,08% tổng vốn đăng kí. Công nghiệp thực phẩm 6,88% số dự án và 10,52% tổng vốn đăng kí. Công nghiệp dầu khí 0,79% số dự án và 7,33% tổng vốn đăng kí. Còn lại là xây dựng Dịch vụ 19,3% tổng số dự án; 34,3% tổng vốn đầu tư. Nông lâm ngư nghiệp 13,6%tổng số dự án;7,5% tổng vốn đầu tư. Trồng trọt 82,5%. Chế biến 49,2%. Chăn nuôi và thức ăn gia súc 42,5%. Trồng rừng và chế biến nguyên liệu lâm sản 22,6%. Nuôi trồng, chế biến thủy sản 8,4%. * Đối tác đầu tư. Hiện có 701500 tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Có 15 nước và lãnh thổ có vốn cam kết trên 1 tỷ USD. Những quốc gia này cũng là những nước có 91% vốn thực hiện tại Việt Nam có 8 nước có vốn thực hiện trên 1 tỷ USD. Đầu tư của các nước OECD bao gồm G7 còn rất ít. 2.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài Trong thời gian qua vốn đầu tư gián tiếp chủ yếu là nguồn ODA. Vốn này chủ yếu được sử dụng nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện thủy điện, công trình thủy lợi, bệnh viện, trường học. Nguồn vốn ODA trên thế giới ngày càng eo hẹp và đang bị cạnh tranh gay gắt giữa những nền kinh tế kém phát triển và dang phát triển.Việt Nam cần chú ý cần nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng ODA. Điều này phụ thuộc vào hiệu lực-hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính công, và kết quả của cuộc chiến chống lãng phí và tham nhũng. 3. Thành tựu của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Mai Thị Ngân Hà) Thứ nhất, đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đặc biệt, thông qua FDI đã thu hút được công nghệ cao của nước ngoài, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể: Kể từ năm 1988 đến nay (năm 2008) Việt Nam thu hút khoảng 98 tỷ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài. Năm 2007 thu hút được 2,3 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 16% GDP của Việt Nam) tăng 70% so với năm 2006 tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 5 năm từ 2001 đến 2005. Năm 2008 đã tạo ra 145 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 18% GDP. Trong đó FDI đạt 64 tỷ USD vốn đăng kí và 11,5 tỷ USD vốn giải ngân. Năm 2009 thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD, giải ngân khoảng 10 tỷ USD. Vốn đầu tư từ nước ngoài chiếm trên 40% tổng nguồn vốn huy động phát triển kinh tế. Dự kiến năm 2010 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng 10%, vốn đăng kí khoảng 22-25 tỷ USD. Thứ hai, đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là FDI đã tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, thúc đẩy và nâng cao năng lực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân tài khoản vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra giá trị xuất khẩu trên 10,6 tỷ USD trong thời kì 1996 – 2000, tăng hơn 8 lần so với thời kì 1991 – 1995. Chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng đáng kể trong xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp 100% dầu thô, 84% sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện, 42% giầy da, 25% may mặc. Tỷ trọng xuất khẩu so với doanh thu của các doanh nghiệp FDI cũng tăng nhanh, bình quân thời kì 1991 – 1995 đạt 30%, thời kì 1996 – 2000 đạt 48,7%, thời kì 2000 – 2003 là 50%. Thứ ba, đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỷ trọng công nghiệp tăng lên với mức tăng là 20%/năm, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống Thứ tư, đầu tư nước ngoài giúp phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm công ăn việc làm. Các dự án FDI đã giúp đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt và lực lượng lành nghề trong nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế. FDI đã nhanh chóng đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới. Tính đến năm 2007, FDI đã tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm trực tiếp và hàng triệu công ăn việc làm gián tiếp. Thứ năm, đầu tư nước ngoài giúp tăng thu và do vậy góp phần làm giảm bội chi ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tăng thu ngân sách nhà nước thông qua việc trực tiếp đóng thuế và các khoản chi phí có tính chất thuế. Trong những năm gần đây mức tăng bình quân hàng năm các khoản nộp ngân sách các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 24%, năm 2001 thu ngân sách của khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 7%, năm 2002 chiếm 8%, năm 2003 chiếm 9%, năm 2004 chiếm 10% tổng thu ngân sách cả nước. Năm 2007 khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỷ USD. Năm 2009 thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu mỏ) là 88,8%, riêng hai năm 2006 – 2007 khu vực kinh tế có FDI nộp ngân sách nhà nước đạt trên 3 tỷ USD. 4. Những hạn chế của thu hút vốn đầu tư nước ngoài. (Nguyễn Duy Khang) Cũng như kinh tế thị trường nói chung, đầu tư nước ngoài đối với các vấn đề kinh tếxã hội cuả nước ta cũng có những hạn chế nhất định. + Gây ra sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ Mục đích của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó các nhà đầu tư thường chỉ quan tâm đến những dự án có tỷ suất lợi nhuận cao; còn những dự án, những lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư khi chọn địa điểm thường đầu tư tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi; những thành phố lớn, những địa điểm có giao thông thuận tiện và tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Điều này đã dẫn đến một nghịch lý là những địa phương có trình độ cao thì thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều, do đó làm gia tăng sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng kinh tế, các vùng lãnh thổ trong cả nước. + Tranh chấp lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời. Trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thì có nhiều mối quan hệ lao động, trước hết là quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Quan hệ này được thực hiện thông qua hợp đồng lao động giữa công nhân và người chủ. Các tranh chấp là khó tránh, đặc biệt là trong những thời điểm trong doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động hoặc khi doanh nghiệp có khó khăn về sản xuất kinh doanh. Đặc biệt tại nước ta thì chế tài xử phạt cùng như giải quyết các tranh chấp về lao động này không triệt để và hiệu quả, hậu quả làm cho các cuộc đình công và biểu tình của công nhân vẫn diễn ra. Thậm trí là xảy ra tình trạng chủ nước ngoài ngược đãi công nhân Việt Nam. + Yếu kém trong chuyển giao công nghệ Trong quá trình tiếp nhận những kỹ thuật và công nghệ mới của nước ngoài vào sản xuất trong nước, do sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát và những hạn chế của pháp luật Việt Nam, nên đã xảy ra tình trạng nhập vào một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm trí là những phể thải của các nước khác. Bên cạnh đó là tình trạng nhập công nghệ với mức giá quá cao so với mặt bằng giá trên thế giới. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chuẩn y. Tuy nhiên đây là một hoạt động cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung và đối với Việt Nam nói riêng bởi vì Việt Nam chưa có đủ khả năng, trình độ, chưa có cơ quan chuyên trách để đánh giá chúng. Do vậy thường phải thông qua thương lượng, mặc cả đến mức hai bên có thể chấp nhận được, thì kí kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. III. GIẢI PHÁP CỦA VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Triệu Như Hồi) Đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức cơ bản của hoạt động nền kinh tế quốc tế gắn liền với sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. Ở Việt Nam hiện nay đầu tư nước ngoài đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Đặc biệt thông qua FDI đã thu hút được công nghê cao của nước ngoài, góp phần vào khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những thành tựu quan trọng còn có những mặt hạn chế nhất định như sau: Gây ra sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ. Tranh chấp lao động trong khu vực đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời. Yếu kém trong chuyển giao công nghệ. Để phát huy những thành tựu mà đầu tư nước ngoài đã mang lại và khắc phục những hạn chế và khó khăn ta cần có những biện pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam như sau: Huy động và sử dụng các nguồn lực ở Việt Nam có hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực phải được nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật, được phân bố đều khắp ở các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế. Thực hiện nhất quán các chính sách đầu tư nước ngoài. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cao hơn. Ví dụ như: chỉ số hạ tầng của Việt Nam là 1, của Trung Quốc là 2, Malayxia và Thái Lan là 4 (1 là thấp nhất, 4 là tốt nhất). Số người sử dụng Internet trên 10000 dân của Việt Nam là 0,02 trong khi ở Thái Lan là 6. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ giảm chi phí kinh doanh. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào doanh nghiệp trong nước từ 32% xuống 28% trong khi nâng mức thuế này đối với doanh nghiệp FDI từ 25% lên 28%, ở Philipin là 32%, ở Trung Quốc là 33%. Mức thuế phải rõ ràng và ổn định. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư. Thực hiện các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm trong các ngành vừa giúp thay thế nhập khẩu vừa khuyến khích xuất khẩu. Các ngành công nghệ cao sử dụng lao động lành nghề. Các ngành có hàm lượng lao động cao, giúp tận dụng lao động, nguyên vật liệu và các nguồn sẵn có tại địa phương. Các dự án về cơ sở hạ tầng đường xá, cầu cống, hải cảng, bưu chính viễn thông. Các dịch vụ có khả năng thu ngoại tệ như: du lịch, sửa chữa tàu, các dịch vụ cảng hàng không và hải cảng. Các dự án đầu tư ở các vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn. Các dự án bảo vệ môi trường và xử lý chất thải. Tiếp tục sửa đổi bổ sung và thực hiện những quy định về tài chính như: tổ chức triển khai thực hiện quy định hướng dẫn về thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất; cho phép các tổ chức cho vay nước ngoài được nhận thế chấp quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cho các nguồn vốn vào Việt Nam; cần mở rộng chức năng hoạt động của cơ quan đăng kí giao dịch để đăng kí quyền sử dụng đất, sớm hoàn chỉnh quy định pháp luật quyền sử dụng đất, sớm hoàn chỉnh quy định pháp luật về giao dịch có đảm bảo. Cải cách thủ tục minh bạch đơn giản và nhất quán. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26615.doc
Tài liệu liên quan