Thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

LỜI MỞ ĐẦU Thực tế đã cho biết đối với mỗi quốc gia, sự phát triển kinh tế- xã hội gắn liền với đàu tư. Tuy nhiên, đối với nước chậm phát triển như Lào là rất cần thiết lượng vốn để đầu tư phả triển kinh tế- xã hội. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn lực quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Lào. Bắt đầu từ năm 1994, Luật về khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành, Lào đã thu hút được lượng vốn FDI ngày một tăng lên, góp phần đáng kể vào việc phát

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế xã hội của Lào, góp phần tăng thu nhập của nhân dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa cac ngành nghề kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp… Công nghiệp là một trong lĩnh vực sản xuất vật chất trong quá trình kinh doanh lớn và quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Vậy, thu hút vốn FDI vào phát triển ngành Công nghiệp là một vấn đề cấp bách. Trong thời gian qua việc thu hút vốn FDI vào phát triển công nghiệp lào vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đạt yêu cầu. Số lượng dự án, lượng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp hạn chế. Để nghiên cứu và khắc phục những hạn chế trong việc thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp, cho nên tác giả chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm đề tài luận vaen thạc sỹ của mình. Chương I: Những vấn đề chung về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào. 1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Chúng ta có thể thấy rằng có nhiềi khái niệm khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài . Mỗi khái niệm đều cố gắng khái quát hoá bản chất và nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể thấy rõ qua các khái niệm sau: Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khái niệm về FDI, tuỳ theo góc độ tiếp cận của nhà kinh tế. Tuy nhiên, cách định nghĩa được sử dụng rrộng rãi nhất là do quỹ tiền tệ quốc tế đựa ra. Theo IMF: “FDI là số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư ”. Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường Synthia Day Wallace đưa ra khái niệm: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể định nghĩa theo nghĩa rộng là việc thiết lập hay giành được quyền sở hữu đáng kể trong một loại công ty ở nước ngoài hay sụ gia tăng khối lượng của một khoản đầu tư nước ngoài nhằm đạt được quyền sở hữu đánh kể”. Khái niệm này nhấn mạnh đến quyền sở hữu Theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11-1996: “FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vài Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất cứ tài sản để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài”. Khái niệm nàu nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước ngoài, nhằm xác định được tư bản, được chuyển dịch trong FDI nhất thiết phải vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. Theo luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào sửa đổi năm 2004, số 11/QH Thủ đô Viêng Chăn ngày 22/10/2004, ĐTNN tại CHDCND Lào được quy định như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài có nghĩa là thu hút vốn gồm có tài sản, công nghệ và nhân lực của nước ngoài vào CHDCND Lào với mục đích kinh doanh”. Các quan điểm và định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đưa ra tuỳ theo góc độ nhìn nhận của các nhà kinh tế, rát phong phú và đa dạng. Qua đó, chúng ta có thể rút ra một địng nghĩa chung nhất như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hình thức mà nhà đầu tư bỏ vốn để tạo lập cơ sở sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư. Trong đó nhà ĐTNN có thể thiết lập quyền sở hữu từng phần hay toàn bộ vốn đầu tư và giữ quyền quản lý, điều hành trực tiếp đối tượng mà họ bỏ vốn nhằm mục đích thu được lợi nhuận từ các hoạt động đầu tư đó trên cơ sở tuân theo quy định của Luật ĐTNN của nước đó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được hình thành từ mọi thành phần kinh tế: chính phủ, doanh nghiệp và tư nhân. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận vốn, nguồn vốn đầu tư này mang khoa học, kỹ thuật, bí quyết công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý cho nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư trực tiếp sở hữu, sử dụng và quản lý vốn của mình, vì thế không có quan hệ vay mượn giữa nhà đầu tư và nước tiếp nhận đàu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận đầu tư do vậy nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Do vậy, nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận vốn. 1.1.2. Đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm ngắt nhưng quy định của pháp luật mà nước sở tại đề ra đối với hoạt động đầu tư của mình. - FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như hỗ trợ phát triển chính thức hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành cổe phiếu ra nước ngoài… - FDI là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước tiếp nhận đầu tư. - FDI không đơn thuần chỉ là vốn mà kèm theo đó là công nghệ, kỹ thuật, phương thức quản lý tiên tiến, cho phép tạo ra những sản phẩm mới, thị trường mới…cho nước tiếp nhận đầu tư. - FDI thường tập trung vào những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao vì mục tiêu của nhà đầu tư là kiếm lợi nhuận. 1.3. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài rất đa dạng như: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hình thức lien doanh, công ty cổ phần, công ty quản lý vốn, chi nhánh công ty nước ngoài…Ở Vịet Nam, theo quy định Luật đầu tư nước ngoài các hình thức cơ bản của đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: 1.3.1Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một loại hình đầu tư, trong đó các bên tham gia hợp đồng ký kết thoả thuận để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định rõ đối tượng, nội dung kinh doanh, nghĩa vụ, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho các bên tham gia. Theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại nước CHDCND Lào, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp tác kinh doanh giữa pháp nhân trong nước với pháp nhân nước ngoài mà không thành lập một pháp nhân mới tại nước CHCDND Lào Mục đích, hình thức hợp tác, điều khoản kinh doanh, quyền , nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích của mỗi bên phải được quy định trong hợp đồng. Ưu điểm: Đây là hình thức phổ biến trong đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng gánh chịu rủi ro. Do đó các bên tận dụng được lợi thế của nhau. Nước tiếp nhận đầu tư có điều kiện tiếp thu các công nghệ tiên tiếnhiện đại, học gỏi kinh nghiệm quản lý, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật của nước ngoài để nâng cao trình độ cho đọi ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của nước mình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, từ đó góp phàn thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Đối với nước nhận đầu tư hình thức này đảmbảo được vai trò kinh tế của nhà nước đó là quản lý, kiểm soát đối với hoạt động đầu tư. Nhược điểm: - Thông thường thì đối tác nước ngoài có công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hơn nước sở tại mặt khác quá trình hoạt động được tiến hành giữa các bên có sự bất đồng về ngôn ngữ, khác nhau về văn hoá, về chế độ chính trị, về hệ thống luật pháp….Nên nếu không có sự thống nhất sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh, tranh chấp quyền lợi và nước sở tại dễ bị thua thiệt do trình độ cán bộ tham gia liên doanh, năng lục cán bộ quản lý. 1.3.2 Doanh nghiệp có vốn hỗn hợp (công ty cổ phần, công ty liên doanh): Đây là hình thức doanh nghiệp có các bên nước ngoài và nước chủ nhà cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng thưởng lợi và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. Thông thường nhà đầu tư không được góp ít hơn một tỷ lệ đã được trong luật của nước nhận đầu tư. Theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào, doanh nghiệp có vốn hỗn hợp là liên doanh đã thành lập và lập biên bản đăng ký theo luật của nước CHDCND Lào có sự hoạt động kinh doanh và uỷ quyền chung giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đàu tư trong nước. Tổ chức, quản lý, hoạt động và hợp tác giữa nhà đầu tư trong liên doanh có giới hạn hợp đồng giữa hai bên và nội quy của liên doanh đó. Riêng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong liên doanh cần góp vốn tối thiểu 30% của tổng vốn đăng ký. Góp vốn ngoại tệ phải thanh toán bằng tiền Kíp theo tỷ giá ngân hàng CHDCND Lào trong ngày góp vốn. Ưu điểm: - Vì đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó các bên giữ nguyên tư cách pháp nhân nên hình thức này có tính khả năng độc lập cao giữa các bên, phát huy thế mạnh của mỗi bên, các bên không phải chịu trách nhiệm liên đới, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý cho cán bộ, tạo them việc làm cho người lao động. Nhược điểm: - Do có tính độc lập giữa các bên nên khó quản lý, điều phối công việc, máy móc thường được đầu tư ở mức lạc hậu. 1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Theo luật về khuyến khích ĐTNN tại CHDCND Lào doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp của người nước ngoài đầu tư tại CHDCND Lào. Sự thành lập doanh nghiệp có thể thành lập pháp nhân mới hoặc thành lập chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài. Vốn đăng ký của doanh nghiệp ĐTNN tối thiểu phải bằng 30% tổng vốn hoạt động. Trong toàn bộ thời gian hoạt động, giá trị tài sản của doanh nghiệp không được nhỏ hơn vốn đăng ký. Ưu điểm: - Hình thức này đảm bảo tính độc lập tự chủ của nhà đầu tư. Họ không bị lệ thuộc, chia sẻ quyền lợi với một bên nào khác, do đó dự án được triển khai nhanh, hoạt động có hiệu quả, nhanh thu hồi vốn và có lãi. - Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn, nước sở tại không pgải bỏ vốn, không tham gia trực tiếp quản lý mà NSNN vẫn có được nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp này đồng thời giải quyết được việc làm cho người lao động. Nhược điểm: - Đối với nước đầu tư thì lĩnh vực kinh doanh bị hạn chế hơn do nước sở tại không cho phép và nếu nhà đầu tư không hiểu rõ về chính sách – pháp luật, văn hoá, chính trị, nguồn lao động, thị trường của nước sở tại thì rất dễ bị thiệt hại, gặp nhiều trắc trở trong kinh doanh. - Đối với nước nhận đầu tư: Sẽ phải đối phó với một những hiện tượng tiêu cực do nhà đầu tư nước ngoài mang lại, một số ngành nghề, lĩnh vực bị chi phối vì mục tiêu của nhà đầu tư là lợi nhuận tối đa. Do nước sở tại không được tham gia hoạt động kinh doanh nên các nhà quản lý rất khó kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp này. Nếu hình thức này được thực hiện tràn lan nó sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp trong nước vì các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có tiềm lực vốn lớn, có nhiều kinh nghiệm trong chiến lược kinh doanh. 1.4. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, nó tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư. Về mặt kinh tế, vốn FDI tác động đến tốc độ tăng của GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập người lao động và các chỉ tiêu kinh tế khác. Về mặt xã hội, vốn FDI có tác động đến văn hoá, đạo đức của nước nhận vốn. 1.4.1. Đối với nước đi đầu tư - Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể khai thác lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư, nhờ việc giảm giá nhân công, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất khác và thuế… chủ đầu tư có thể giảm được giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như lợi nhuận của vốn đầu tư, đồng thời giảm bớt rủi ro đã đầu tư so với chỉ tập trung vào sản xuất trong nước. - Thông qua FDI, chủ đầu tư có thể kéo dài chu kỳ sống của máy móc, thiết bị trong nước, bằng cách di chuyển những máy móc thiết bị đã lạc hậu, đã khấi hao sang các quốc gia khác để tiếp tuck sử dụng. - FDI giúp bên đầu tư tạo lập nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định, đáp ứng nhu cầu đầu vào của sản xuất và giá giả phải chăng. - FDI giúp các nước chủ đầu tư tăng them sức mạnh vè kinh tế và nâng cao uy tín chính trị trên trường quốc tế. Thông qua xây dựng nhà máy sản xuất vào thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, thâm nhập vào các quốc gia tiếp nhận đầu tư, tránh được hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải nắm vững chính sách- luật pháp, điều kiện kinh tế - xã hội, nhạy bén với tình hình chính trị và văn hoá của nước nhận vốn nếu không muốn gặp trắc trở trong hoạt động đầu tư và để có thể thu được lợi ích tối đa trong kinh doanh.. 1.4.2. Đối với nước nhận đầu tư - Xét về nhu cầu vốn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư là phổ biến và ở nhiều lĩnh vực, là một vấn đề nan giải trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nghèo và đang phát triển. Trong khi đó, vốn là cơ sở để tạo ra việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động…từ đó tiền đề tăng thu nhập, tăng tích luỹ cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh việc bổ sung vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài còn tác động tích cực đến thi trường tài chính của nước nhận đầu tư, thúc đẩy sự hình thành các thể chế tài chính mới như ngân hàng, thị trường chứng khoán…để tạo nguồn cho hoạt động đầu tư. - Việc tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại một lợi ích lâu dài cho nước sở tại như các công nghệ kỹ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khoa học, kỹ thuật và công nghệ vẫn chưa phát triển dẫn đến năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém. Phần lớn công nghệ mới, hiện đại có được ở các nước này đều bắt nguồn từ nước ngoài bằng các con đường khác nhau. Trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một kênh quan trọng để có được công nghệ cao từ bên ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài còn đưa chuyên gia hoặc đào tạo cán bộ bản xứ về các lĩnh vực cần thiết phục vụ cho hoạt động của dự án. Điều đó giúp nước nhận vốn vừa nhận được vốn bằng tiền vừa nhận được cả máy móc, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài. Điều đó sẽ giúp cho người lao động bản địa học tập được kỹ năng, tích luỹ được kinh nghiệm, nâng cao kiến thức thực hành trong quá trình sản xuất, vận hành công nghệ và các hoạt động quản lý, tiếp cận thị trường. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần không ít vào việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là đối với nước đang phát triển: tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tránh được nợ nước ngoài so với các loại hình đầu tư từ các nguồn vốn khác như tín dụng quốc tế, hỗ trợ chính thức(ODA)…, nhiều ngành nghề mới được xuất hiện, tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định ngày càng tăng - FDI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận được với thị trường quốc tế thông qua các liên doanh với nước ngoài và thị trường rộng lớn của họ. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo của đội ngũ lao động, góp phần tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động, qua đó nâng cao đời sống nhân dân. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ngoài những vai trò tích cực mà FDI mang lại, nước tiếp nhận đầu tư cũng gặp phải không ít khó khăn, đó là: - Chi phí của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thường cao hơn so với các nguồn vốn đầu tư khác từ nước ngoài. - Nếu không có quy hoạch cụ thể và khoa học, sẽ có thể dẫn tới đầu tư tràn lan, khai thác không có hiệu quả nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. - Với mong muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn, nước tiếp nhận đầu tư thường áp dụng nhũng ưu đãi với các nhà đầu tư như giảm hoặc miễn một số loại thuế, phí trong nước. Điều này dẫn tới lợi ích của nước tiếp nhận đầu tư đôi khi bị thất thoát, lợi ích của nhà đầu tư đôi khi vượt quá lợi ích của nước tiếp nhận đầu tư. - Nhà đầu tư, với xu hướng đưa công nghệ lạc hậu vào các nước tiếp nhận đầu tư với đơn giá cao là một trong những nguyên nhân chi phí sản xuất cao, chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn mục tiêu, làm mất đi khả năng cạnh tranh, giảm hiệu quả sản xuất, kìm hãm phát triển nền kinh tế và nguy cơ biến nước tiếp nhận đầu tư trở thành bãi thải công nghệ của quốc gia khác. - Nước tiếp nhận đầu tư còn thiếu đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm quản lý dẫn đến thua thiệt trong dự án liên doanh, hợp tác. Điều đó có thể gây sức ép về kinh tế thậm chí về chính trị cho nước tiếp nhận đầu tư. 1.5 Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.5.1. Sự ổn định về chính trị Yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố môi trường chính trị ổn định. Bởi đây là điều kiện ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của đồng vốn mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ ra, những bất đồng về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và tiêu thụ trên thị trường trong nước, gây tác động không nhỏ đến các nhà đầu tư, thậm chí có thể dẫn cho nhà đầu tư bị phá sản. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động kinh doanh trong môi trường xa lạ, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư nước ngoài rất sợ tài sản của họ bị nước chủ nhà tịch thu quốc hữu hoá. Vậy, chính trị ổn định sẽ dẫn đến nền kinh tế- xã hội ổn định có nghĩa là vốn đầu tư cũng được đảm bảo an toàn, giảm được khả năng rủi ro đầu tư…điều đó sẽ khuyến khích được các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư ở nước nhận đầu tư hơn. 1.5.2. Chính sách – pháp luật Mỗi một quốc gia muốn xây dựng được môi trường đầu tư lành mạnh thì bộ phận quan trọng mà không thể thiếu được là hệ thống luật pháp, bao gồm các văn bản luật, các quy định liên quan đến hoạt động đầu tư, thương mại, chính sách xuất nhập khẩu, thuế xuất, lao động…tất cả phải đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo nhau, có hiệu lực trong thực tiễn và đảm bảo tính bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, phù hợp với thong lệ quốc tế…nếu không thì sẽ dẫn đến hiện tượng gây trắc trở trong quá trình hoạt động đầu tư, làm các nhà đầu tư cảm thấy lung túng dễ rơi vào cảnh vi phạm pháp luật và làm ăn thua lỗ. Vì thế họ sẽ không yên tâm làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư. Ngoài hệ thống các văn bản pháp luật, mỗi quốc gia còn phải ban hành các chính sách ưu đãi về thương mại, thuế xuất, tiền tệ…để tăng cường thu hút đầu tư. Các chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu và dễ áp dụng và đảm bảo tính bình đẳng. 1.5.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng luôn được đề ra như một yêu cầu hàng đầu của thu hút vosn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính, viễn thông, hệ thống điện, nước đáp ứng được nhu cầu sản xuất và hệ thống mạng lưới y tế, giáo dục...Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp các hoạt động sản, xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi hơn, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình triển khai và thực hiên dự án của nhà đầu tư. Một nước sẽ không thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nếu không có kết cấu cơ sở hạ tầng đủ tốt và dảm bảo chất lượng dịch vụ cho nhà đầu tư (như nước Lào). 1.5.4. Trình độ phát trển kinh tế Các nhà đâu tư nước ngoài thường mong muốn được bỏ vốn đầu tư của mình vào nước có trình độ quản lý kinh tế tốt vì những nước có trình độ quản lý tốt sẽ không có tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng thấp, thủ tục hành chính rườm rà, tham ô tham nhũng, nguy cơ tụt hậu…vì đây là những nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, không an toàn cho vốn đầu tư của họ. 1.5.5 Đặc điểm văn hoá – xã hội Đặc điểm văn hoá xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Nó bao gồm các yếu tố chủ yếu là ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc phong tục tâkp quán, thị hiếu thẩm mỹ và giáo dục. Các yếu tố này có thể gây trắc trở,khó khăn hoặc đẩy nhanh quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tôn giáo phản ánh tín ngưỡng của con người vào một đắng siêu nhiên, có tác động mạnh đến các quan niệm sống của con người về các giá trị cá nhân và xã hội, làm ảnh hưởng đến thái độ đối với các nhà kinh doanh, tập quán tiêu dung và thuần phong mỹ tục. Giá trị đạo đức và tin thần dân tộc của nước sở tại cũng ảnh hưởng tương đối lớn đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nếu một xã hội không phân biệt đối xử, coi trọng long tin, yêu thương lẫn nhau thì sẽ giảm được tình trạng tệ nạn xã hội. Nói đến thị hiếu thẩm mỹ thì mỗi nước mỗi nền văn hoá đều có các nhìn nhận riêng biệt, có cách nhìn riêng về cái đẹp trong màu sắc, hình khối, âm nhạc…Các đặc điểm này có ảnh hưởng tới thiết kế nhãn hiệu, quảng cáo và kiểu dáng của sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Trình độ phát triển giáo dục tốt và các cơ cấu đào tạo hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, là cơ sở quan trọng để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài đội ngũ lao động có tay nghề cao. Nhờ đó giảm được chi phí đào tạo nhân lực và đáp ứng yêu cầu sản xuất của nhà đầu tư. 1.6. Vai trò của vốn FDI trong ngành công nghiệp Lào Đâu tư trực tiếp nước ngoài là một trong dòng vốn chảy vào công nghiệp Lào và ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong tiến trình CNH, HĐH. Trong điều kiện của Lào hiện nay, những công trình lớn và quan trọng cho tiến trình CNH, HĐH như nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy khai thác khoáng sản…nếu không có FDI thì chúng tôi không thể làm được. Thu hút FDI vào phát triển ngành công nghiệp là biện pháp tạo vốn nhanh và có hiệu quả, vì phần lớn vốn FDI luôn mang lại hiệu quả cao hơn vốn ODA và ít dẫn đến nợ nước ngoài và đó là bản chất của FDI là người chủ của vốn tài sản được trực tiếp tham gia vào quản lý và điều hành cơ sở sản xuất kinh doanh mà họ bỏ vốn đầu tư. Do vậy, họ luôn tìm cách để nguồn vốn của họ có hiệu quả nhất. Mặt khac, FDI luôn gắn liền với công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và thị trường mở rộng. Do đó, mà FDI luôn có khả năng đạt hiệu quả cao. Còn vốn ODA thuộc loại hình đầu tư gián tiếp, nó phụ thuộc vào quan hệ chính trị giữa các chính phủ. Nhận nhận vốn FDI được toàn quyền quản lý và sử dụng vốn đó, nên thường hiệu quả không cao và dẫn tới nợ nước ngoài. Chính nhược đỉem này của ODA lại được FDI khắc phục. Vì vốn đầu tư nước ngoài của tư nhân người nước ngoài, nên họ luôn tính toán thận trọng và cân nhắc xem đầu tư vào đâu, dưới hình thức nào, quy mô nào và quản lý như thế nào để đạt hiệu quả cao. - Thu hút vốn FDI cho phép khai thác nhanh và có hiệu quả các nguồn lực của công nghiệp và lợi thế so sánh quốc gia, các nguồn lực để phát triển công nghiệp là vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên. Chúng ta có thể khai thác các nguyồn lục đó nếu chúng ta có đủ lượng vốn. Hiện nay, xu thế kinh tế thời kỳ mở cửa đã cho phép các quốc gia có thể khai thác các nguồn lực trên ở khắp thế giới chứ không chỉ bó hẹp ở trong nước. Thu hút vốn FDI đã trở thành giải pháp quan trọng để khai thác các nguồn lực của công nghiệp và lợi thế so sánh ở nhiều quốc gia (kể cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư). Thông qua đó, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và kích thích tăng trưởng kinh tế xã hội npso chung và công nghiêệ nói riêng. - Thu hút vốn FDI là biện pháp hữu hiệu nhất để vượt qua hang rào thế quan và phi thuế quan của nước bảo hộ sản xuất chặt chẽ nhằm thâm nhập các thi trường mới mở rộng thị trường công nghiệp. - Thông qua thu hút vốn FDI mà các công ty trong nước có thể mở rộng các hoạt động lien kết theo chiều dọc và chiều ngang với các công ty khác để phát triển sản xuất các mặt hang mới, nội địa hoá các sản phẩm, đa dạng hoá các mặt hàng, phát triển xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, tạo điều kiện và cơ hội cho công nghiệp Lào chúng tôi tham gia vào phân công lao động quốc tế, hội nhập vào nền công nghiệp trong và ngoài khu vực. Thông qua việc thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu tạo điềi kiện thuận lợi thúc đẩy các cơ sở công nghiệp sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu và phát triển thành các ngành ông nghiệp xuất khẩu. Đó là những sản phẩm, những ngành có lợi thế và có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài khu vực. Như vậy, FDI đóng vai trò hết sức đặc biệt quan trọng trong việc phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá một cách có hiệu quả. Thu hút vốn FDI không chỉ có ý nghĩa đối với quốc gia tiếp nhận đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cả quốc gia chủ đầu tư trong vịec khai thác các nguồn lực của công nghiệp và lợi thế so sánh của các quốc gia. Thông qua đó giải quyết tình trạng thất nghiệp, tăng thu nhâp, mở rộng thị trường và kích thích tăng trưởng, từng bước hội nhập vào nền kinh tế trong và ngoài khu vực. Thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn và là xu hướng có tính quy luật của nền kinh tế thế giới. Mặt khác, nhu cầu về vốn đối với công nghiệp Lào là rất lớn. Vì thế, thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào là đòi hỏi rất bức thiết. 1.7. Những bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam và bài học đối với Lào. 1.7.1. Kinh Nghiệm thu hút FDI của Việt Nam: 1.7.1.1 Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam Một bộ phận quan trọng không thể thiếu đươc của nền kinh tế Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử bình đẳng không khác với các doanh nghiệp Việt Nam. Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam. Để thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã đa dạng hoá hình thức đầu tư và cơ chế đầu tư thông thoáng, tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào các ngành, các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Bảo đảm tính thống nhất, ổn định, minh bạch và ngày càng hấp dẫn trong chính sách ĐTNN. Đổi mới phương thức quản lý nhà nước và cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư, thực hiện đúng theo các quy định của Luật Đầu tư và phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. * Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trải qua giai đoạn từ năm 1988 đến nay: - Giai đoạn 1988-1990: là giai đoạn khởi đầu, FDI chưa có tác động rõ rệt đến tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vào thời gian này, ngoài việc có được một bộ luật ĐTNN khá hấp dẫn, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc thu hút và quản lý FDI; mặt khác, các nhà ĐTNN coi Việt Nam như “một vùng đất mới” hứa hẹn sự hấp dẫn, nhưng lại rất thận trọng trong việc quyết định tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy, trong suốt giai đoạn này, chỉ có 214 dự án được cấp phép với vốn đăng ký là 1,58 tỷ USD; vốn thực hiện không đáng kể, bởi vì các doanh nghiệp FDI sau khi được cấp giấy phép còn phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới có thể đưa dự án vào hoạt động. - Giai đoạn 1991-1997: là thời kỳ FDI tăng trưởng nhanh và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước. Trong đó, thời kỳ 1991-1995 thu hút được 16,2 tỷ USD vốn đăng ký; mức tăng trưởng hàng năm rất ngoạn mục: nếu như năm 1991 thu hút được 1,275 tỷ USD thì năm 1995 là 6,6 tỷ USD, bằng 5,3 lần năm 1991. Vốn thực hiện trong cả 5 năm là 7,153 tỷ USD, trong đó vốn của nước ngoài là 6,086 tỷ USD, bằng 32% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Hai năm tiếp theo (năm 1996 và 1997), FDI tiếp tục tăng trưởng, thêm 13,289 tỷ USD vốn đăng ký và 6,129 tỷ USD vốn thực hiện, trong đó vốn của nước ngoài là 5,382 tỷ USD. Có thể khẳng định, đây là thời kỳ hoạt động FDI rất sôi động, hàng nghìn đoàn khách tìm kiếm cơ hội đầu tư, hàng trăm dự án mới chờ thẩm định, hàng chục nhà máy được khởi công cùng một lúc; bản đồ FDI thay đổi từng ngày trên đất nước Việt Nam. Trong thời kỳ này, môi trường đầu tư ở Việt Nam còn hấp dẫn, chi phí đầu tư và kinh doanh còn thấp, nhà đầu tư đặt hy vọng vào tiềm năng to lớn, nhất là chính sách, luật pháp của Nhà nước, tay nghề và trí tuệ của người Việt Nam. Trên thực tế, cuối thời kỳ kế hoạch 5 năm 1991-1995 đã bắt đầu xuất hiện nhiều trở lực, trước hết là quan điểm, nhận thức đối với FDI và thủ tục hành chính trở nên phiền hà, mà trong thời kỳ tiếp theo ngày càng nghiêm trọng. - Giai đoạn 1997-2000: là thời kỳ suy thoái của FDI, vốn đăng ký bắt đầu giảm từ năm 1998 và giảm mạnh trong hai năm tiếp theo. Năm 1998, vốn đăng ký là 3,89 tỷ USD thì năm 1999 chỉ bằng 40,2% (1,568 tỷ USD) và năm 2000 là 2,018 tỷ ._.USD. Sau khi đã đạt được kỷ lục về vốn thực hiện vào năm 1997 là 3,215 tỷ USD thì ba năm tiếp theo đã giảm sút rõ rệt, năm 1998 là 2,369 tỷ USD, năm 1999 là 2,535 tỷ USD và năm 2000 là 2,413 tỷ USD. - Giai đoạn từ năm 2001-2005: là thời kỳ phục hồi chậm chạp của hoạt động FDI. Vốn đăng ký năm 2001 là 2,592 tỷ USD, bằng 128% của năm 2000. Hai năm tiếp theo vốn đăng ký lại có sự giảm sút, năm 2002 là 1,621 tỷ USD, chỉ bằng 62,5% năm 2001; năm 2003 là 1,914 tỷ USD, xấp xỉ năm 2000; ước tính vốn đăng ký năm 2004 là 2,1 tỷ USD, tăng 10,5% so với năm trước. Đặc biệt năm 2005, lượng vốn vào Việt Nam tăng mạnh, đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Vốn thực hiện hàng năm của thời kỳ này khoảng 2,5 tỷ USD. Tình trạng giảm sút vốn đăng ký trong nhiều năm gần đây sẽ có tác động tiêu cực đến vốn thực hiện trong những năm sắp tới. Trong những năm gần đây, tuy số lượng vốn cấp mới còn khá khiêm tốn, nhưng nét mới đáng ghi nhận của hoạt động FDI là nhiều dự án triển khai có hiệu quả, do đó đã mở rộng quy mô sản xuất; đến cuối năm 2004 đã có 2.634 lượt dự án, tăng thêm 10,84 tỷ USD vốn đầu tư; đặc biệt trong hai năm 2002 và 2003, vốn tăng thêm bằng 60-70% vốn dăng ký mới. Quy mô vốn bình quân của các dự án tăng thêm cũng cao hơn nhiều so với quy mô bình quân của các dự án mới. - Giai đoạn năm 2006 đến nay: Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng ngoạn mục của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Cả nước có 833 dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 7,838 tỷ USD và 486 dự án tăng vốn đầu tư 2,362 triệu USD; gộp lại là 10.2 tỷ USD tăng 67% so với năm trước. Năm 2007 là năm thu hút vốn đàu tư nước ngoài vượt xa mọi kỳ vọng, đạt 20,3 tỷ USD vốn đầu tư, tăng gấp đôi so với năm 2006, là một con số tăng cao đột biến. Đây là năm có vốn FDI cao nhất trong gần hai thập kỷ vừa qua. * Thực trạng thu hút FDI của Việt Nam thông qua tình hình cấp phép đầu tư: Tính đến hết tháng 12 năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án ĐTNN được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (Kể cả vốn tăng them). Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD. Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiềi dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng them vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính đến hết năm 2007 có gần 4.100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm hơn 18.9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới. Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng them đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong hai năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm. Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư Châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư Châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đọan 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70.3% trong thời kỳ 2001-2005. Trog hai năm 2007 và 2008 tỷ lệ tương ứng là 72,1% và 80%. Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5% trong giai đoạn 1991-1995; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có ỷ lệ tương ứng là 36,7%%; 20,4%; 24% và 20%. Bảng 1.1: Tổng quan thu hút FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 Năm Số dự án cấp phép Tốc độ tăng (%) Vốn đăng ký (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Quy mô bình quân dự án 1988-1990 214 - 1.582 - 7,3 1991 151 -29 1.275 -19 8,4 1992 197 30 2.027 59 10,2 1993 274 39 2.589 28 9,4 1994 367 34 3.746 45 10,2 1995 408 11 6.607 76 14,8 1996 365 -11 8.640 31 23,6 1997 348 -5 4.649 -46 13,4 1998 275 -21 3.897 -16 14,1 1999 311 13 1.568 -60 5,0 2000 377 21 2.014 28 5,3 2001 550 46 2.592 29 4,7 2002 802 46 1.621 -37 2,0 2003 752 -6 1.914 18 2,5 2004 679 -9 2.200 15 3,2 2005 702 3 3.500 59 4,9 2006 833 19 7.838 124 9,4 2007 1283 54 20.300 158 15,8 Tổng 8888 - 78.559 - 8.8 (Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Vốn đăng ký của các dự án FDI tăng vọt ở năm 2006 và còn tăng cao hơn ở năm 2007 là 20.3 tỷ USD; lá một con số cao nhất từ trong vòng 20 năm, con số này khiến nhiều chuyên gia bất ngờ ngoài dự đoán. Sự tăng vượt mục tiêu ở năm 2006 là kết quả rất khả quan, bởi rất khó mới đạt được con số đó. Vì vậy Bộ kế hoạch và đàu tư chỉ đặt mục tiêu thu hút FDI năm 2007 vào khoảng 13 tỷ USD nhưng không ngờ vốn FDI thu hút được đã lên đến 20.3 tỷ USD. Quả là một con số rất đẹp. * Thực trạng thu hút FDI thông qua quy mô dự án: Qua các thời kỳ, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996-2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....). 1.7.1.2. Những thành tựu và tác động của FDI tới tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm tăng lượng tiền và tài sản trong nền kinh tế của Việt Nam, do đó tạo khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, thị trường… Các thành tựu cụ thể của FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam như: - Điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Vốn FDI di chuyển vào các ngành sẽ góp phần phát triển các ngành có lợi thế so sánh, các ngành có lợi nhuận cao và các ngành có khả năng cạnh tranh cao. Vốn FDI đầu tư vào Việt Nam có tác dụng làm thay đổi cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên và tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống thể hiện qua 3 lĩnh vực chủ yếu sau: Một là, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Sau khi gia nhập WTO (2006), Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo địng hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm vã linh kiện điện tử…Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có ợi thế so sánh khi thu hút ĐtNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án nêu trên giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, xuất khẩu, tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp Tính đến hết năm 2007,lĩng vực công nghiệp xà xây dựng có tỷ trọng lớn nhẩt với 5.745 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50 tỷ USD, chiếm 66.8% về số dự án, 61% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Hai là, lĩnh vực dịch vụ: Lĩnh vực này có 1.912 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký là 28.60 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng số dự án và 33,43% tổng số vốn đăng ký. Trong thời kỳ 1991-1995, lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam đã tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN nên đã chiếm 43,62% tổng vốn đăng ký, với nhiều dự án quy mô lớn xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê, nhà ở. Tỷ trọng đó đã giảm xuống còn 22,4% trong những năm tiếp theo do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, cũng như sự hạn chế đầu tư trong ngành bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục, du lịch lữ hành, quảng cáo, phân phối hàng hoá. Quy mô dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ gấp hai lần các dự án trong công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt các dự án có vốn đầu tư trên 500 triệu USD thì lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 67%. Trong năm 2007 tuy vốn đầu tư đăng ký tiếp tục tập trung vào lĩnh vực công nghiệp (50,6%), nhưng đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ, chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006 (31,19%) với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí.v.v. Ba là, ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Lĩnh vực này có 933 dự án và 4,4 tỷ USD; đã thực hiện khoảng 2,02 tỷ USD; chiếm 10,8% về số dự án ; 5,37% tổng vốn đăng ký và 6,9% vốn thực hiện. Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất 53,71% tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau. Tiếp theo là các dự án trồng rừng và chế biến lâm sản, chiếm 24,67% tổng vốn đăng ký của ngành. Rồi tới lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm 12,7%. Cuối cùng là lĩnh vực trồng trọt, chỉ chiếm gần 9% tổng số dự án. Có 130 dự án thuỷ sản với vốn đăng ký là 450 triệu USD. Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước Đặc điểm của các dự án trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp là quy mô nhỏ, một vài triệu USD. Trừ một số dự án sản xuất mía đường, thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô lớn hàng chục triệu USD. Bảng 1.2: FDI vào Việt Nam theo ngành, lĩnh vực giai doạn 1988-2007 (chỉ tính các dự án còn hiệu lực) (Đơn vị: USD) STT Chuyên ngành Số Dự án Tổng vốn đầu tư Vốn thực hiện I Công nghiệp 5.745 50.029.948.532 20.042.587.769 - Công nhiệp dầu khí 38 3.861.511.815 5.148.473.303 - Công nghiệp nhẹ 2.542 13.268.720.908 3.639.419.314 - Công nghiệp nặng 2.404 23.976.819.332 7.049.365.865 - Công nghiêp thực phẩm 310 3.621.835.550 2.058.406.260 - Xây dựng 451 5.301.060.927 2.146.923.027 II Nông, lâm nghiệp 933 4.465.021.278 2.026.532.653 - Nông-lâm nghiệp 803 4.014.833.499 1.856.710.521 -Tuỷ sản 130 450.187.779 169.822.132 III Dịch vụ 1.912 28.609.000.000 7.399.000.000 -Giao thông vận tải-bưu điện 208 4.287.000.000 721.000.000 -Khách sạn-du lịch 223 5.883.000.000 2.401.000.000 - Tài chính-ngân hàng 66 897.000.000 714.000.000 -Văn hoá - y tế - giáo dục 271 1.248.000.000 367.000.000 -Xây dựng văn phòng, căn hộ để bán và cho thuê 153 9.262.000.000 1.892.000.000 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477.000.000 283.000.000 Kinh doanh hạ tầng KCN- KCX 28 1.406.000.000 576.000.000 - Dịch vụ khác (Giám định, tư vấn, trợ giụp pháp lý, nghiên cứu thị trường…) 954 2.145.000.000 445.000.000 Tổng số 8.590 83.103.969.810 29.468.120.422 Nguồn: Cục ĐTNN, Bộ Kế Hoạch và Đầu tư - Tác động của FDI đến giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách nhà nước: Việc thu hút FDI dưới dạng thành lập các doanh nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao… của Việt Nam góp phần thu hút nhiều lao động, đặc biệt là các nguồn lao động tại chỗ. Các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp các khoản thuế như thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng (VAT)…và các khoản lệ phí khác vào ngân sách nhà nước đã làm tăng thu cho Ngân sách nhà nước. - FDI góp phần tăng năng lực sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu: FDI được đưa vào các dự án cùng với công nghệ cao, phương thức quản lý hiện đại với những thương hiệu nổi tiến và mạng lưới quan hệ rộng, góp phần tăng năng lực sản xuất, mở rộng xuất khẩu, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu, khai thác thị trường nước ngoài và tạo lợi thế kinh tế theo quy mô. - Cải thiện cán cân thanh toán cho Việt Nam: Vốn FDI làm tăng lượng tiền và tài sản nước ngoài trong nền kinh tế, do đó cải thiện cán cân về vốn nói riêng và cán cân thanh toán nói chung. Đồng thời, còn có tác dụng tăng đầu tư của nền kinh tế cho nên góp phần tăng GDP. - Việc thu hút FDI góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động của Việt Nam: Thông qua hoạt động thu hút vốn FDI, đội ngũ cán bộ được đào tạo qua công việc và các khoá huấn luyện hoặc các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Các kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng quản lý và điều hành doanh nghiệp trên quy mô lớn và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt… của đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý được cải thiện từng bước. - Mở rộng quan hệ quốc tế: Việc thu hút FDI góp phần mở rộng và phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về quan hệ thương mại, đầu tư và quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác. 1.7.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của việc thu hút FDI của Việt Nam: * Thuận lợi: Nhân tố thuận lợi nhất của Việt Nam đó là sự ổn định về chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và sự đoàn kết của toàn dân. Thêm vào đó là việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ, tham gia vào các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và quốc tế như AFTA, ASEAN, WTO đã góp phần thu hút được lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng. Mức độ tiềm năng phát triển kinh tế Việt Nam: Việt Nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất khu vực Châu Á và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà kinh tế dự báo trong tương lai Châu Á vẫn là địa chỉ hấp dẫn đầu tư lớn nhất do các nước này luôn tích cực khôi phục kinh tế phát triển sản xuất và thu hút đầu tư. Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào về số lượng. Hơn nữa, người lao động Việt Nam nói chung đều thông minh, sáng tạo, cần cù và có ý thức tuân thủ kỷ cương lao động. Đây là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà ĐTNN đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt từ khi Luật đầu tư ra đời, đảm bảo sự công bằng giữa nhà đầu từ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thì quá trình thu hút FDI của Việt Nam càng tăng nhanh hơn. * Khó khăn: Theo các nhà đầu tư nước ngoài thì thủ tục hành chính của Việt Nam còn nhiều phiền hà, phức tạp làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Cán bộ quản lý thiếu thông hiểu về pháp luật, thiếu kinh nghiệm chuyên môn trong việc xử lý các tình huống phát sinh…Những điều này tác động rất lớn tới tâm lý các nhà đầu tư. Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thống nhất, chưa đồng bộ, có khi mâu thuẫn với nhau khiến cho các đối tác nước ngoài gặp không ít khó khăn. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, trình độ công nhân tay nghề cao còn hạn chế để có thể tiếp xúc được với khoa học công nghệ hiện đại, tác phong lao động công nghiệp chưa cao. Mặc dù Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc tạo lập một thị trường đồng bộ như thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính - tiền tệ mới đạt ở mức sơ khai… Sự hoạt động kém hiệu quả của các thị trường cũng là yếu tố ngăn cản quá trình thu hút FDI. Do đặc điểm của FDI là ảnh hưởng không lớn tới các ngành dịch vụ , ít ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp nên Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FDI vào trong những ngành này. 1.7.2. Bài học kinh nghiệm thu hút FDI của Việt Nam Việt Nam là một nước láng giềng thân thiết của CHDCND Lào, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hoá nên nghiên cứu những kinh nghiệm của Việt Nam và rút ra những bài học trong việc thu hút FDI của CHDCND Lào là rất có ý nghĩa. 1.7.2.1. Bài học thành công của Việt Nam trong thu hút và sử dụng FDI Thứ nhất: Nhất quán quan điểm phát triển dựa trên cả nguồn lực bên trong và bên ngoài Một trong những kinh nghiệm quý giá nhất của Việt Nam đã kiên trì theo đuổi cải cách và mở cửa, giữ vững nguyên tắc sử dụng vốn ĐTNN một cách chủ động, hợp lý và hiệu quả. Ở Việt Nam cam kết chính trị gần như đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và khu vực ĐTNN nói riêng. Thống nhất nhận thức rằng khu vực có vốn ĐTNN là một nguồn lực kinh tế quan trọng, là khu vực năng động và đi đầu về kỹ thuật, công nghệ, kỹ năng quản lý. Mọi hoạt động kinh tế dù do các nguồn lực bên trong (từ Nhà nước và nhân dân) hay bên ngoài (từ ĐTNN) hoạt động theo đúng pháp luật đều được coi là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tất cả các thành phần đó đều phải được coi trọng, đối xử như nhau. Thứ hai: Thống nhất môi trường pháp lý giữa đầu tư trong nước và sử dụng ĐTNN cho thấy, cần tiến tới xây dựng mặt bằng pháp lý thống nhất cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN phù hợp với thông lệ quốc tế. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, thuận lợi mà trọng tâm là dành cho ĐTNN một số ưu đãi với phạm vi và mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn quan trọng này. Đối với Việt Nam, trong quá trình hoàn thiện khung pháp luật về ĐTNN, Việt Nam đã từng bước xoá bỏ một số biệt lệ không cần thiết giữa các quy định của pháp luật về ĐTNN và đầu tư trong nước để hướng đến việc tạo lập một “sân chơi” bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN. Thứ ba: Thực hiện các chính sách và biện pháp hiệu quả trong thu hút ĐTNN Kết hợp chính sách ưu đãi thuế và cải cách thủ tục hành chính để thu hút ĐTNN. Thực hiện các chính sách ưu đãi ĐTNN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Đổi mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư theo một chương trình chủ động, có hiệu quả phù hợp với từng địa bàn; chú trọng xúc tiến đầu tư trực tiếp đối với từng dự án, từng nhà đầu tư có tiềm năng. 1.7.2.2. Những bài học không thành công của Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng FDI Trong quá trình thu hút FDI để phát triển kinh tế, Việt Nam đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam vẫn có những điểm còn hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và tháo gỡ: Thứ nhất, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam làm mất cân đối cơ cấu kinh tế. Cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là sự đảm bảo hiệu quả kinh tế của quá trình phát triển. Do mục đích của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là lợi nhuận, do đó, đối với những lĩnh vực, những ngành, những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao thì được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm; ngược lại những ngành, những sản phẩm mặc dù rất cần thiết cho dân sinh nhưng không đưa lại lợi nhuận cao thì khó thu hút được FDI. Vì vậy, các ngành công nghiệp và dịch vụ được các nhà ĐTNN quan tâm, nhưng ngành nông nghiệp lại không được quan tâm đầu tư dẫn đến sự mất cân đối về ngành và sản phẩm. Tuy nhiên, cần chú ý rằng, các nhà ĐTNN được quyền lựa chọn ngành, sản phẩm, lĩnh vực đầu tư vào nước sở tại. Nếu nhà nước muốn thay đổi cơ cấu đầu tư vào các ngành thì cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào những ngành, những lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các dự án FDI đã góp phần quan trọng vào việc hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước. Thứ hai, thu hút FDI làm mất cân đối vùng lãnh thổ. Thực trạng cho thầy rằng, các nhà đầu tư nước ngoài thường tập trung nhiều vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi vì vậy, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không và các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Tình trạng mất cân đối vùng lãnh thổ đã dẫn đến một nghịch lý: những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được FDI nhiều, do đó tốc độ tăng trường kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án FDI, tốc độ tăng trưởng vấn thấp. Do đó, nếu không có sự điều chỉnh đầu tư của Nhà nước, thì sự chênh lệch về trình độ phát triển của các vùng kinh tế ngày càng tăng thêm. Thứ ba, sự du nhập công nghệ lạc hậu làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Nhìn chung, công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại Việt Nam. Tuy nhiên, so với thế giới thì đó là lạc hậu, bởi vậy, hàng hoá sản xuất ra sẽ kém cạnh tranh hơn nhiếu so với các nước khác. Thứ tư, vấn đề về lao động và công bằng xã hội. Những vấn đề tranh chấp trong lao động là khó tránh khỏi do sự khác biệt về văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán dẫn đến tình trạng nhiều công ty vi phạm quyền và lợi ích của người lao động. Trên đây là những bài học thành công và không thành công của Việt Nam trong quá trình thu hút vốn FDI. Lào có thể chọn lọc những kinh nghiệm này để làm bài học cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Lào hiện nay đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, việc đưa ra một chiến lược thu hút đầu tư phù hợp với tình hình mỗi nước, đồng thời ban hành và vận dụng các công cụ nhằm cải thiện môi trường đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả là rất linh hoạt, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước và trong từng thời kỳ, không thể có một khuôn mẫu áp dụn cho tất cả. Đối với Lào, thực hiện đường lối phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, chúng ta có thể nghiên cứu, học tập có chọn lọc mô hình tổ chức quản lý nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào ngành cong nghiệp cũng như mọi lĩnh vực ở nước CHDCND Lào. Chương II Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp nước CHCDND Lào. 2.1. Tổng quan về hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở CHDCND Lào 2.1.1 Giới thiệu khái quát các lợi thế và bất lợi trong thu hút FDI vào Lào. - Về mặt địa lý: Nước CHDCND Lào được thành lập ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 505 Km, phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới dài 435 Km, phía Đông giáp với Việt Nam có đường biên giới dài 2069 Km, phía Tây Nam giáp với Thái Lan có đường biên giới dài 1835 Km và phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường biên giới dài 236 Km. Lào có rất nhiều sông suối bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra sông Mê Kông cung cấp nước cho nông nghiệp, nước sinh hoạt; phát triển cây công nghiệp đặc biệt là tiềm năng về thuỷ điện rất lớn. Theo dự kiến trong những năm trước mắt có thể khai thác khoảng 2700-3000 MW (năm 2010) thuỷ điện phục vụ phát triển kinh tế. - Về mặt dân số: CHDCND Lào là một nước nhỏ có dân số khoảng 5,7 triệu người (năm 2006) đó là con số vẫn ở mức thấp, trong đó nữ là 2,88 triệu người và nam là 2,86 triệu người, tính trung bình là 24 người/Km2, với diện tích 236.800 Km2 gồm 16 tỉnh và Thủ đô Viêng Chăn. Khoảng 79% dân cư sinh sống bằng nghề nông. - Về văn hoá: Nhân dân Lào thành tâm tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với truyền thống văn minh lúa nước. Người lào coi tự do bình đẳng làm tín điều cao nhất của mình, không lấy gia đình, huyết thống để phân chia cao thấp. có tinh thần văn minh đoàn kết, thương yêu nhau, có truyền thống lao động chaem chỉ cần cù mang đậm phong cách Á Đông sẽ là yếu tố tích cực cho việc hình thành một lực lượng lao động có nhiều tiềm năng. - Về ngôn ngữ: Là quốc gia có 3 dân tộc lớn: Lào Thâng, Lào Lùm, Lào Xung những dân tộc thiểu số nhỏ hơn gồm có người Việt và người Hoa song đều có tiếng nói và chữ viết chính thức chung đó là tiếng Lào. Ngoài ra tiếng Anh, tiếng Pháp còn được sử dụng khá phổ biến trong văn phòng hành chính và trong hoạt động kinh doanh. - Về kinh tế: Hiện nay Lào phát triển trong bối cảnh một số nước lâm vào khủng hoảng, một số nước đang trên con đường cải cách mở cửa, đổư mới, mục tiêu vừa bảo đảm đi đúng con đường độc lập dân tộc, vừa mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi trong xu thế quốc tế hoá ngày càng xâu sắc là rất khó khăn. Trong điều kiện đó, hoạt động thu hút FDI Lào đòi hỏi phải hết sức chủ động, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận, ra sức học hỏi, tìm tòi sang tạo, đồng thời kế thừa, phát huy truyền thống và bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại, sử dụng có chọn lọc mọi thành tựu và kinh nghiệm của Việt Nam cũng như của thế thế giới. - Về thời điểm tiến hành thu hút FDI: Luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lào được quốc hội ban hành ngày 14 tháng 3 nam 1994, nếu đơn thuần so sánh về thời gian ban hành bộ luật này thì Lào chậm hơn so với nước trong hu vực và trên thế giới. Vì vậy dẫn đến bất lợi: Một, không có sự di chuyển vốn hàng loạt của các công ty xuyên quốc gia như đã từng diễn ra ở mấy thập kỷ trước. Hai, bị những phân biệt đối xử nhất định trong quan hệ với các nước do chế độ chính trị khác nhau, kéo theo sự khác biệt nhất định như hệ thống luật pháp chính sách. Ba, môi trường pháp lý cho hoạt động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trong quá trình hoàn thiện lại chịu sự thúc ép cạnh tranh trong khu vực. Tuy vậy Lào cũng có những mặt thuận lợi: Một, có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Hai, là nước đi sau nên Lào cũng có nhiều cơ hội lựa chọn kinh nghiệm của các nước đi trước, đồng thời là thị trường mới mở nên giành được sự quan tâm nhiều hơn của các nhà đàu tư nước ngoài. Ba, yếu tố chính trị xã hội được ổn định từng bước, mọi tầng lớp dân cư ủng hộ chính phủ và có ý chí vươn lên manh mẽ xoá bỏ đói nghèo. Mặc dù Lào tham gia thu hút vốn FDI sau các nước khác nên không còn cơ hội vàng như thời gian trước đây mà các nứơc khác đã có, nhưng không phải không có những thuận lợi. Sự chuyển hướng chiến lược kinh tế xã hội của Lào phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay. Lào có nhiều cơ hội để phát triển những ngành có hàm lượng vốn không lớn. Sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, may mặc, lắp ráp… 2.1.2 Thực trạng thu hút vốn FDI vào Lào thời gian qua Trước bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, cạnh tranh gay gắt trên thị trường thu hút vốn; nhưng với lợi thế về tafinguyeen, đất đai, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện nên tính từ năm 2001 đến tháng 5 năm 2008 đã có 1080 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 6.628,07 triệu USD. Trong đó có 41 dự án đầu tư vào ngành thuỷ điện với vốn đăng ký là 3.301,79 triệu USD chiếm , 171 dự án đầu tư vào ngành nông nghiệp với vốn đăng ký là 832,81 triệu USD, 153 dự án đầu tư vào ngành thăm dò và khai thác mỏ với vốn đăng ký 699,91 triệu USD, 204 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp và thủ công nghiệp với 478,95 triệu… Theo thông tin Trung tâm Thống kê Lào, từ năm 2001-2005 vốn đầu tư nước ngoài thu hút được ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm thủ dô Viêng Chăn và các tỉnh Trung Lào đạt khoảng 684 triệu USD, chiếm 79% tổng vốn đăng ký. Vùng kinh tế phía Nam cũng đã có nhiều cố gắng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; tính chung 5 năm đã thu hút được 114 triệu USD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực miền núi phía Bắc còn rất hạn chế. Quy mô trung bình của một dự án đầu tư trong những năm trước khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài là rất nhỏ. Năm 1991 chỉ có một dự án sản xuất sản phẩm đồ gỗ của nhà đầu tư Thái Lan, với vốn đăng ký 0,2 triệu USD. Đến năm 1993 quy mô trung bình một dự án đầu tư tăng lên gấp đôi là 0,445 triệu UDS/ 1 dự án, dù tăng lên những con số này vẫn được coi là một con số rất thấp. Sau khi ban hành Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài ngày 14/3/1994, quy mô trung bình của một dự án đầu tư tăng rẩt nhanh, 93,4 triệu USD/ 1 dự án giai đoạn năm 1994- 2000, Lào là một nước giầu tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, con sông vì vậy dự án thuỷ điện là chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 98,85% tổng vốn đầu tư vì… Đó là một thế mạnh của Lào trong việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Đến giai đoạn năm 2001-2007 quy mô vốn đầu tư giảm xuống 6.34 triệu USD/ 1 dự án, trong đó có 40 dự án đầu tư vào ngành thủy điện với vốn đăng ký 3.294 triệu USD, 157 dự án về nông nghiệp với vốn đăng ký 785 triệu USD, 139 dự án đầu tư vào khai thác mỏ với số vốn đăng ký 624 triệu USD, 187 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp thủ công với số vốn đăng ký 450 triệu USD, 171dự án đầu tư vào ngành dịch vụ với vốn đăng ký 318 triệu USD và hơn 200 dự án đầu tư vào những ngành khác trong những năm này mặc dù thu hút được nhiều nước đến đầu tư nhưng dự án về thuỷ điện là dự án có quy mô vốn lớn nhất. Tính từ năm 2001-2007, bình quân mỗi năm vốn nước ngoài đưa vào Lào gần 1 tỷ USD, dù con số này vẫn còn thấp nhưng cũng đã góp phần vào việc cải tạo, xây dựng và phát triển một số cơ sở kinh tế của đất nước. Nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn chưa ổn định, năm đầu tiên thực hiện Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài (1994) số lượng vốn đầu tư ở Lào đã đạt được 1.605 triệu USD, trong đó có 2 dự án lớn là dự án thuỷ điện và dự án đầu tư vào bưu chính viễn thông. Năm 1995 số lượng vốn đầu tư đạt 1.299 triệu USD, trong đó có 2 dự án thuỷ điện và ngoài ra là dự án có quy mô nhỏ về nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Năm 1996 đạt được 1.140 triệu USD. Năm 1997 tăng lên 1.265 triệu USD và tăng nhiều hơn vào năm 1998 là 2.466 triệu USD. Tuy nhiên, năm 1999 - 2._.n đaị hóa nội lực tiếp nhận và sử dụng đầu tư FDI có hiệu quả 3.2.1.6 Coi trọng công việc quản lý điều hành đồng bộ và hiệu quả của các hoạt động cạnh tranh thu hút FDI là tiêu chuẩn cao nhất trong quá trình hợp tác đầu tư Trong quá trình hợp tác đầu tư, mỗi bên thường có quan điểm riêng và theo thường lệ các chủ đầu tư nước ngoài chỉ chú ý tới doanh thu, phí, thuế; còn đối vowsibeen nước tiếp nhận đầu tư khuyến khích nhiều hoặc ít một dự án không chỉ dựa vào hiệu quả tài chinh, mặc dù là một trong những yếu tố đóng góp cho ngân sách Nhà nước, góp phần vào sự phát triên kinh tế quốc dân. Những vấn đề phải chú ý tới hơn khi đánh giá một dự án FDI là có hiệu quả, đồng thời lấy hiệu quả đó làm tiêu chuẩn cơ bản để sao danh mục lựa chọn các dự án vì hoạt động cạnh tranh thu hút vốn FDI có nhieefi khâu liên quan với các cấp, các ngành, các cơ sở trong nền kinh tế quốc dân. Đó là những khâu từ chọn đối tác đầu tư- đàm phán- ký hợp đồng- lập hồ sơ thành lập dự án- thẩm định- cấp giấy phép- triển khai đến quản lý vận hành nếu một trong những các khâu có trục trặc bị bế tắc thì các khâu sau cũng không thể tiến hành, và hiệu quả của hoạt động cạnh tranh thu hút vốn FDI sẽ bị giảm xuống, vì vậy quản lý điều hành giữa các khâu, các cấp, các ngành, các cơ sở có liên quan có yêu cầu cấp bách cần thiết nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI. Chúng ta phải tập trung thống nhất công việc quản lyshoajt động cạnh tranh thu hút FDIbawfng cách thực hiện nguyên tắc “một cửa”. Có thể nói, mội vấn đề không thể giải quyết ở một chỗ, mỗi ngành, mỗi địa phương đều có chức năng quản lý Nhà nước, quản lý vùng lãnh thổ đối với từng doanh nghiệp và việc bắt các đối tác nước ngoài tập trung tại một khu là việc không dễ dàng, cho nên phải có đầu mối phối hợp với tất cả các cấp, các ngành liên quan để cùng nhau giải quyết một vấn đề, và thể chế hóa luật pháp cho hoạt động thu hút vốn FDI. Yêu cầu các cấp, các ngành liên quan, các địa phương thi hành nhiệm vụ nghiêm túc về việc thành lập và thẩm định các dự án, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết trái với những quy định của nhà nước gây ảnh hưởng xấu trong việc cạnh tranh thu hút vốn FDI, làm phúc tạp, phiền lòng các chủ đầu tư nước ngoài. Cần yêu cầu tăng cường quản lý các dự án sau cấp giấy phép đặc biệt những trường hơp quản lý vận hành, vì trong thời gian qua chỉ quan tâm chú ý đến quản lý trước cấp giấy phép và thực tế đã cho thấy rằng việc thành công và hiệu quả cần hoạt động đầu tư có đạt được hay không, không chỉ phụ thuộc vào quản lý trước cấp giâp phép, mà phụ thuộc rất nhiều vào công việc quản lý vận hành sau cấp giấp phép; ngoài ra tăng cường quản lý trường hợp sau cấp giấy phép còn để củng cố việc nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp Lào 3.2.2 Một số giải pháp thu hút FDI vào ngành công nghiệp nước CHDCND Lào 3.2.2.1 Nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư * Hoàn thiện hệ thống pháp lý Dựa trên các tiêu chuẩn thu hút vốn FDI mang tính cạnh tranh, nhất là đối với các nước ASEAN, phải tìm tháy các cách thức, phương tiện phù hợp với các nguồn lực và các điều kiện xã hội trong nước, đồng thời phải dựa trên cơ sở các luật pháp chung mang tính chất quốc tế và trên các điều kiệ vận hành trên thị trường toàn cầu. Cách thức riêng của mỗi quốc gia, bước đầu phải đứng trên nguyên tắc được chấp nhận chung, sau đó có thể hoàn thiện và sửa đổi, bổ sung theo ưu thế, yêu cầu của thữ tiễn, tính khoa học, đặc thù và hoàn cảnh của mỗi nước. Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật là một con đường lây dài của Lào, nhưng để đối phó với thực tiễn, trước mắt phải khẩn chương nâng cao trình độchuyên môn vận dụng pháp luật của bộ máy nhà nước từ các cấp đến các cơ sở. việc hạn chế về trình độ quản lý không những làm suy kém hiệu lực của luật pháp nhà nước mà còn gây thiệt hại tới quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các nhà đầu tư, đồng thời là một trở ngại khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó vượt qua. Có thể nói hệ thống luật pháp của lào chưa hoàn chỉnh vẫn còn thiếu sót, một số bộ luật cần thiết để bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư như luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá, bảo vêh quyền sở hữu trí tuệ…vì môi trường hợp lý hết sức quan trọng đối với các nhà đầu tư, nên cùng với cải thiện môi trường đầu tư, cần hoàn thiện hệ thống luật pháp bằng các giải pháp sau: Sớn xây dựng hệ thống ngân hàng dự trữ luật pháp quốc gia, nối mạng với tất cả các địa phương, các Bộ, các ngành, các cơ sở nhằm bảo đảm yêu cầu tra cứu, tham khảo, đầy đủ các văn bản pháp quy tại chỗ, vì sự vi phạm pháp luật phần lớn là do thiếu thong tin. Cần điều chỉnh bổ sung hệ thống luật, chuyển đổi các pháp lệnh, quy chế và các quy định bằng các văn bản dưới luật sang hình thức luật để có giá trị về mặt pháp lý hơn, nhờ đó sẽ mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư vì họ khỏi phải đối phó với sự đổi thay điều chỉnh quá nhiều về mặt pháp lý kinh tế, đầu tư và trong điều kiện có biến đổi thì họ có thể yên tâm được bồi thường thiệt hại do những thay đổi quy định trong luật. Ngoài ra, cần rà soát lại các văn bản đã ban hành, điều chỉnh, bổ sung những chỗ chưa hợp lý và còn chống chéo nhau. Cần nghiên cứu soạn thảo, ban hành những bộ luật mới bổ sung chỗ thiếu và các văn bản có lien quan, trước mắt là bộ luật chống độc quyền, luật chống bán phá giá, luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, luật về tiêu chuẩn đo lường, luật khoáng sản,…nhằm lành mạnh hóa môi trường đầu tư và để cho hệ thong luật pháp đầy đủ và đồng bộ. Mõi bộ luật phải được triển khai sâu rộng và từ bản thân nó cũng phải rõ rang, giản đơn, dễ hiểu và giảm bớt các văn bản tham chiếu. Đào tạo và bổ nhiệm chuyên viên pháp luật giỏi vào các vi trí kiểm tra tính hợp pháp của các quyết định, bap gồm cả những van bản pháp quy và phải coi trọng việc kiểm tra thi hành pháp luật để phát huy tác dụng của luật pháp. * Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Lào đã có chủ trương cơ chế “một cửa”, nhưng là chủ trương một việc một cơ quan giải quyết. Việc hình thành daonh nghiệp lien quan tới nhiều việc nên phảo qua nhiều cửa do đó thời gian chuẩn bị các dự án kéo dài, cơ quan nào cũng có quyền buộc phải chờ đợi, mất công sức, tốn kém nhiều chi phí, làm chậm quá trình cấp giấy phép và triển khai, làm nản long các nhà đầu tư. Thường xảy ra tình trạng cac nhà đâu tư phải bổ sung, sửa chữa hồ sơ nhiều lần do mẫu hồ sơ còn phức tạp nên các nhà đầu tư chưa làm đúng với yêu cầu, thời gian thẩm định kéo dài. Như vậy, điều rõ rang là việc kéo dài thời gian cấp giấy phép đầu tư không chỉ do phía Lào, mà trong một số trường hợp do phía các nhà đầu tư nước ngoài. Để khắc phục vấn đê này cần có sự cố gắng của hai bên. Giai đoạn xét duyệt dự án và giai đoạn triển khai dự án có mối lien quan mật thiết bới nhau, là hai giai đoạn kế tiếp nhau, giai đoạn xét duyệt dự án ảnh hưởng trự tiếp tới việc triển khai dự án về cả thời gian và chất lượng. Do đó, cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hoạt động đầu tư nước ngoài, cần thực hiện một số giải pháp: Giảm bớt các tài liệu không cần thiết và sửa đổi mới một số quy định lien quan tới quy trình xem xét hồ sơ dự án, công bố danh mục dự án không được phép đầu tư, soạn thảo các quy hoạch chi tiết về phát triển kinh tế dất nước và các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung tong từng vùng lãnh thổ. Về mặt thủ tục không nên và không cần thiết để quá nhiều cơ quan cùng chịu trách nhiệm về xét duyệt các dự án FDI trong mọi bước như hiện nay, và cần thay đổi là một doanh nghiệp chỉ cần tới một nơi để giải quyết tất cả mọi cong việc. Kiên quyết, giám sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách “một cửa” của Chính phủ trong thẩm định và quản lý dự án đầu tư nhằm tạo mọi điều kiện thong thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Vấn đề thẩm địh dự án, cần tập trung vào một số việc như: vấn đề cam kết của các nhà đầu tư, về tiến độ góp vốn, khoa học kỹ thuật, cong nghệ và thị trường tiêu thụ; vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, về giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động. Tăng cường quản lý hoạt động của các dự án sau cấp giấy phép, việc triển khai thực hiện dự án và hoạt động của các dự án sau cấp giấy phép quyết định sự thành công và hiệu quả của vốn FDI. Do đó, tăng cường quản lý hoạt động của các dự án là cần thiết và hết sực quan trọng. Thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước của Lào mới tập trung chú ý nhiều tới các khâu trước cấp giấy phép, còn việc quản lý hoạt động các dự án sau cấp giấy phép chưa được quan tâm chú ý nhiều lắm. * Chính sách thuế Quá trình áp dụng các luật thuế vào lĩn vực hoạt động FDI trong thời gian qua đã cho thấy tồn tại khá nhiều nhược điểm không hợp lý, để sử dụng thuế như là một công cụ thuhust FDI, cần thiết phải hoàn chỉnh lại, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút hơn nữa lượng vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp Lào. Để việc áp dụng các loại thuế vào lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp mang tính định hướng như sau: Cần hoàn thiện một hệ thống thuế giaen đơn, rõ rang và dễ hiểu, và nâng cao khả năng cạnh tranh của Lào trong hoạt động thu hút vốn FDI sao cho phù hợp với trình độ, điều kiện và khả năng của cán bộ thu thuế và người nộp thuế Đối với các dự án BCC, BOT cần quy định bằng thuế “VAT” sao cho phù hợp, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm trong việc thực hiện các hợp đồng đói với các dự án nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư có giá trị lớn và xây dựng không những mất nhiều thời gian hình thành mà còn mất thời gian thu hồi vốn song rất lâu nên áp dụng việc tính thuế đầu vào qua những giai đoạn một nhằm giảm bớt thiệt hại về mặt kinh tế cho các nhà đầu tư. Để cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, trước hết cần phải có chính sách thuế bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng thời cần áp dụng một chính sách thuế thống nhaasrt đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Nếu giữa các doanh nghiệp khác nhau về điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do tự nhiên mang lại, thì cần phân biệt mức thuế phải nộp. Hình thức này không những tạo ra sự cân bằng trong đóng góp về thuế mà còn có tác động kích thích, khuyến khích các đầu tư khai thác mội tiềm năng sẵn có của đất nước. Trong quá trình hoạt động của dự án, nếu các nhà đầu tư có nhu cầu mở rộng thêm phần vào doanh nghiệp, thì phần xây dựng mở rộng được hưởng quy chế miễn thuế nhập khẩu cho phần đó. Do vậy, để Nhà nước có thể quản lý được phần này một cách rõ rang, cần phải bổ sung thêm một số quy định về nhiệm vụ sau khi công trình hoàn thành xong, nhằm xác định rõ rang phần miễn thuế nhập khẩu. Mặt khác, cần phải cải tiến hệ thống thuế theo hướng chuyển hệ thống thuế doanh thu sang hệ thống thuế giá trị gia tăng, ưu tiên phần xét giảm thuế cho các dự án đầu tư vào sản xuất trong trường hợp miễn giảm thuế để khuyến khích đầu tư vào sản xuất. 3.2.2.2 Mở rộng thị trường tiêu thụ * Thị trường trong nước Thị trường hoặc thời cơ kinh doanh là một rong những nhân tố quyết định việc cạnh tranh thuhust FDI, bình quân của mỗi sản phẩm trên đầu người của Lào vẫn còn quá nhỏ so với các nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khu vực, sức mua của người dân rất hạn hẹp. Do vậy, những mặt hàng có thị trường tiêu thụ khá, nhiều công ty trong và ngoài nước đã đầu tư và hiện năng lực sản xuất vượt quá sức mua nội địa và chủ yếu là sản xuất sản phẩm để phục vụ cho xuất khẩu, cụ thể như quần áo, giầy dép, vải…Giải pháp để thu hút FDI trong trường hợp này là từng bước thực hiện triệt để các chính sách khuyến khích tăng chi tiêu, tạo ra sức mua nội địa bền vững cho nền kinh tế. Để tạo ra sức mua, cần có những giải pháp kích cầu bằng cách tăng đầu tư, giảm lãi suất tín, giảm thuế và giảm giá thành. Những giải pháp trên ở Lào có áp dụng nhưng không đáng kể. Ngoài ra cần hỗ trợ sức mua nội địa cho tầng lớp dân cư (các cán bộ công nhân viên) có thể qua hình thức mua bán trả góp, nâng cao sức mua toàn dân, đặc biệt quan tâm đến tầng lớp cán bộ công nhân viên có thu nhập thấp. * Tăng cường ngoại thương: Mở rộng các hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đói ngoại luôn luôn gắn liền với hoạt động FDI, vì vậy cần thể hiện quan điểm mở cửa- hội nhập nền kinh tế. Mở cửa kinh tế là mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại nhằm tiếp nhận những nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại…từ nước ngoài để bù đắp các ngành, các lĩnh vực yếu kém của mình. Chính sách định hướng mạnh vào xuất khẩu có rất nhiều khả năng thu hút FDI hướng ra ngoài có tính cạnh tranh hơn, mang lại khoa học kỹ thuật, công nghệ và hiệu quả trong quản lý hơn, tạo điều kiện phát huy tất cả các lợi thế so sánh của nền kinh tế đất nước khi tham gia vào hội nhập thị trường thế giới nhằm phát triển vững bền dài lâu, để đáp ứng theo yêu cầu trên, cần thực hiện các giải pháp sau: Thành lập và phát triển khu chế xuất phục vụ xuất khẩu, sớm đi vào hoạt động, nhằm vào mục tiêu là thu hút FDI và vốn đầu tư nước ngoài giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; tạo ra các mặt hàng phục vụ xuất khẩu mang tính cạnh tranh trên thị trường nước ngoài, góp phần hội nhập nền kinh tế đất nước với nền kinh tế thế giới; tiếp nhận khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệ quản lý tiên tiến; tăng nguồn thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại và cán cân thanh toán quốc tế. Qua các khu công nghiệp cũng có thể cũng tập trung được việc phát triển hạ tầng cơ sở cần thiết cho chính sách định hướng xuất khẩu. 3.2.2.3 Phát triển hết cấu hạ tầng cơ sở Hạ tầng cơ sở được coi là một yếu tố hết sức có ý nghĩa quan trọng trong việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư. Trong điều kiện phát triển của sản xuất và thị trường hiện nay, sự phát triển của kết cấu hạ tầng kỹ thuật cao, đáp ứng nhanh yêu cầu đòi hỏi của thị trường là vấn đề hang đầu mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới khi quyết định bỏ vốn đầu tư. Tuy trong thời gian qua, kết cấu cơ sở hạ tầng của Lào đã được chú ý đầu tư phát triển nhưng đến nay vẫn ở tình trạng yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ chưa thích hợp cho hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Vậy, hạ tầng cơ sở càng ngày càng hiện đại là yếu tố hết sức quan trọng trong việc cạnh tranh thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp Lào. Để phát triển cơ sở hạ tầng, trước hết phải thực hiện các giải pháp sau: - Ngoài việc huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho xây dựng cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng phải huy động tối đa vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn trong nước để đầu tư hỗ trợ cho dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. - Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế mở, khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu công nghiệp kỹ thuật cao, với quy mô thích hợp để tiếp nhận các nguồn vốn kỹ thuật cao của nước ngoài. Vì trên mặt bằng không lớn, việc huy động tài lực tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh và hiện đại là khả năng phù hợp với hiện thực trong giai đoạn trước mắt. - Phải có chiến lược, kế hoạch cụ thể cho cả nước trước mắt và lâu dài, từng bước phát triển vững chắc kết cấu hạ tầng vật chất về đường vận tải theo hướng hiện đại, xác định những công trình, dự án trọng điểm, cấp bách cho từng giai đoạn để tập trung đàu tư dứt điểm. Song, đồng thời cũng phải đảm bảo theo đúng quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm cho việc hình thành và phát triển đồng bộ của hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, tránh đầu tư dàn trải không mang tính hệ thống, đồng bộ, thiếu tính khả thi, kém hiệu quả. - Chú trọng hơn nữa đến việc phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, tạo ra tiền đề và điều kiện cần thiết để những vùng này có thể tiếp cận thị trường để tăng trưởng nhanh. Đồng thời, đay cũng là yêu cầu cần thiết có thể thu hút đầu tư vào hững vùng nhà nước có định hướng khuyến khích 3.2.2.4 Phát triển nguồn nhân lực Lào là một nước kém phát triển về mặt đào tạo nguồn nhân lực. Điều đó thể hiện trong quá trình thu hút vốn FDI, đội ngũ cascn bộ quản lý của Lào trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài chưa đủ khả năng, không đáp ứng được những yêu cầu công việc đặt ra, gây không ít khó khăn trong hoạt động thu hút vốn FDI tạo Lào. Do trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân lao động của Lào còn thấp kém, vậy thế mạnh về nhân tố nguồn lao động dồi dào trong việc cạnh tranh thu hút vốn FDI chưa phải là một nhân tố hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp Lào, một giải pháp không thể thiếu được là chú ý phát triển nguồn nhân lực, cần phải quan tâm chú ý tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên kỹ thuật. Nguồn nhân lực chất lượng cao đản bảo cho việc tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và quy trình cong nghệ sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng lao động tạo chỗ và thực hiện triển khai công nghệ tiên tiến hơn. Để thực hiện giải pháp này cần phải quan tâm đến: - Các cán bộ quản lý phải được đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế hóa, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý phải giởi ngoại ngữ. Đào tạo đội ngũ cán bộ hướng vào lãnh đạo ttajp thể, làm việc trong tập thể theo nhóm và mỗi một thành viên trong nhóm có trình độ hiểu biết khác nhau, tính cách, ý kiến, ý tưởng và các quan điểm khác nhau trong những điểm mạnh ở mỗi người có thể bổ sung cho nhau. - Đào tạo phải đi cùng với thực tế, đào tạo tại chõ, có thể ngay trong các nhà máy, văn phòng hoặc trong công ty. Tuy có thể gặp nhiều khó khăn nhưng chương trình đào tạo này đáp ứng nhu cầu của xã hội, có nghĩa là đào tạo những cái mà xã hội cần chứ không phải những cái mà các trường có. - Xây dựng các trung tâm, cac trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, các trường đào tạo công nhân khác, nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật cao, công nhân lành nghệ bậc cao có khả năng tiếp cận cong nghệ tiên tiến. - Có chính sách, chủ trương phối hợp với cơ quan phi Chính phủ khác, nhằm thành lập các chương trình đào tạo miễn phí cho công dân lao động về ngành nghề và nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. 3.2.2.4 Đẩy mạnh tiếp thị hoạt động đàu tư vào Lào đối với các nhà đầu tư nước ngoài Có thể nói cho tới nay, Lào vẫn chưa đầu tư thích đáng vào việc tạo thành một hình tượng quốc gia như một địa điểm lý tưởng, xứng đáng thích hợp cho hoạt động FDI, từ sau khi Luật đầu tư được ban hành thì các nhân viên nhà nước chỉ giải thích những điểm mới cơ bản, thâm chí không rõ rang nhân dịp hội nghị doanh nghiệp trong một số các quốc gia đầu tư quan trọng nhất. Các hội nghị như vậy, không đảm bảo cung cấp tất cả những nội dung quan trọng, cần thiết và những câu trả lời chi tiết để đảm bảo tính hấp dẫn, tính thực tiễn, nhất là tính khả thi đối với các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn. Thời gian qua có thể nói chưa có hoạt động quảng bá, giới thiệu lợi thế của đất nước mình, không phổ biến những thong tin về các dự án quan trọng đặc biệt, những sản phẩm có lợi thế riêng của Lào, vấn đề an ninh chính trị - xã hội, vấn đề môi trường pháp lý và các vấn đề lien quan khác cho các nhà đầu tư nước ngoài, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Lào. Để đẩy mạnh hoạt động tiếp thị chúng ta cần: Cần thực hiện các hoạt động quảng cáo cần thiết một cách có tính hệ thống theo kế hoạch dài hạn, chi phí cho hoạt động tiếp thị không rẻ và nó sẽ được bù đắp bằng sự gia tăng vốn FDI. Phải tổ chức các công ty dịch vụ có đủ năng lực tư vấn và có cơ chế hoạt động vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cải tiến các hoạt động dịch vụ, bảo đảm phục vụ tốt các nhu cầu của nhà đầu tư với giá cả hợp lý. Cần có kế hoạch và phương án đưa các Bộ, Viện, Trường và những cơ quan làm công việc đối ngoại tham gia vào hoạt động tiếp thị. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của một số quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đồng thời đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tuq quốc tế để thu được nguồn thông tin và sự giúp đỡ trong việc xây dựng hệ thống pháp luật và vận động hoạt động đàu tư. Thiết lập mạng lưới tiếp thị hoạt động ở một số nước trọng yếu và ngoài khu vực. Công việc này cần được thực hiện có bài bản, bao gồm việc hợp tác với các tổ chức quốc tế, các cơ quan quản lý đầu tư ở một số nước, cử các đoàn ra nước ngoài, nhất là Mỹ, lien minh Châu Âu, để tuyên truyền, vận động,…nhằm giới thiệu môi trường đầu tư ở Lào. Hoạt động tìm hiểu kỹ về các tập đoàn knh doanh, cac công ty đa quốc gia giúp cho tiếp thị hoạt động có hiệu quả và đúng hướng. Kinh nghiệm cho thấy mỗi tập đoàn kinh tế đầu tư vào nhiều dự án thuộc nhiều lĩnh vực, do vậy các cơ quan nhà nước cần đàm phán trực tiếp với người đứng đầu tập đoàn, phối hợp kế hoạch phát triển của hai bên 3.2.2.5 Đẩy mạnh xây dựng một số quy hoạch ngành, vùng và khu công nghiệp làm cơ sở cho việc xét duyệt và thẩm định các dự án Xây dựng quy hoạch là xác định mục tiêu phát triển lâu dài và bố trí, sắp xếp các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau vào các vùng lành thổ trong cả nước theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đát nước, đồng thời thực hiện chính sách tự do hóa và tư nhân hóa nền kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế và mục tiêu của từng dự án và toàn bộ nền kinh tế thì quy hoạch phải trở thành phương tiện cần thiết và hữu hiệu. Đặc biệt, là trong nền inh tế thị trường, khi số lượng các dự án có vốn FDI ngày một tăng thì quy hoạch giúp ta tránh được sự rối loạn trong bố trí cơ cấu kinh tế. Quy hoach ngành: bắt đầu từ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới mà tiến hành quy hoạch phát triển ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp chuyên môn hóa nói riêng. Trước mắt cần chú trọng quy hoạch những ngành quan trọng như công nghiệp chế biến nông- lâm sản, điện, khoáng sản, phân bón, những ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vu xuất khẩu. Tiến hành xây dựng các quy hoạch tổng thể và chi tiết của từng vùng lãnh thổ và địa phương. Mặt khác, việc tiến hành quy hoạch cũng cần được phân công trách nhiệm rõ rang và được nhà nước thống nhất quản lý qua công việc xét duyệt và theo dõi thực hiện. 3.3 Một số kiến nghị Em xin có một số kiến nghị như sau: + Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN. Sửa đổi, bổ sung và ban hành đồng bộ các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như: Luật ĐTNN, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Thuế, Luật Bảo hiểm… Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư. + Chính phủ cần xoá bỏ những bất hợp lý về ưu đãi trong các chính sách thuế, tài chính, tín dụng, ngoại hối hiện hành; dần dần xoá bỏ các chính sách ưư đãi phổ biến cho các nhà ĐTNN, nhưng cần phải bảo lưu ưu đãi đối với những ngành sản phẩm mà Lào còn phải nhập khẩu, những ngành chưa phát triển, những khu vực đang muốn thu hút vốn đầu tư. + Mở rộng thông thoáng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoại hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh trong nước để sử dụng trong nước và xuất khẩu. + Phối hợp với bộ tài chính, bộ thương mại trong việc nghiên cứu soạn thảo các chính sách ưu đãi khuyến khích cho các ngành, các vùng kinh tế cần đầu tư phát triển để trình Chính phủ ban hành. + Phối hợp với bộ ngoại giao, đại sứ quán Lào ở các nước quảng cáo tuyên truyền môi trường đầu tư của Lào cho nhà sản xuất kinh doanh các nước hiểu biết để vào đầu tư ở Lào. + Cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các văn bản pháp quy và hướng dẫn thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư nhanh chóng nhận được giấy phép đầu tư và thực hiện dự án đầu tư. + Các Bộ, ngành có liên quan chủ động và có trách nhiệm cung cấp thông tin số liệu về ngành kinh tế hoặc vùng kinh tế mà mình có tiềm năng, có lợi thế sẽ có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng thiếu vốn cho uỷ ban kế hoạch và đầu tư và Chính phủ để quảng bá thu hút vốn đầu tư vào + Các cơ quan ngoại giao, cơ quan thương mại Lào phải có trách nhiệm làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư vào Lào, bố trí cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở một số địa bàn trọng điểm. Tăng cường cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư ở các Bộ, Ngành, địa phương. + Cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động FDI theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư, mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư, rà soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các qui định liên quan đến hoạt động FDI, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, qui định không cần thiết đối với hoạt động FDI. + Cải tạo và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng như đường giao thông cung cấp điện nước, thông tin liên lạc,… Huy động sức dân tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là làm đường giao thông nông thôn. + Tăng cường Đầu tư trang thiết bị phù hợp cho các trường dạy nghề, công nhân kỹ thuật, phục vụ cho các đơn vị có vốn FDI kể cả nghề quản lý cho cán bộ tham gia quản lý ở các liên doanh có vốn FDI. Kết luận Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước xuất phát từ điểm thấp, là một quốc gia nghèo và chậm phát triển, lượng vốn nội lực chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Việc thu hút vốn FDI vào phát triển ngành công nghiệp ở Lào hiện nay là rất quan trọng trong giai đoạn đi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lào cũng như các nước trên thế giới. Qua những năm tiếp nhận vốn FDI vào phát triển công nghiệp Lào, nó góp phần đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu, tăng thu nhập cho nhà nước, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, giải quyết việc làm…Dĩ nhiên, hoạt động FDI là một lĩnh vực còn mới đối với Lào, cho nên không thể tránh khỏi những tổn thất mà nó đem lại. Qua phân tích thực trạng và nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI vào ngành công nghiệp Lào, để nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, Lào cần quan tâm phát huy hết tiềm năng thế mạnh về phát trine công nghiệp, trong đó nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho môi trường đầu tư hấp dẫn hơn, thong thoáng và có tính cạnh tranh hơn…một điều không thể xem nhẹ nữa là sự quyết tâm của các lãnh đạo trong công tác xúc tiến, đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp của đất nước. Nói chung để có được hiệu quả thích đáng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì phải đưa ra được gcasc giải pháp có tính thực tiễn, chất lượng cao, các chính sách xúc tiến đầutư phải phù hợp, mội trường đầu tư phải đủ hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao và các cán bộ tiếp thị thu hút vốn FDI phải nỗ lực cao trong việc quảng cao, tiếp thị kêu gọi các nhà đầu tư đến với mình ngày càng nhiều. Danh mục tài liệu tham khảo ThS. Ngô Thu Hà (2006), “Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc và một số gợi ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, tr 62-67. Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Giải pháp thu hút FDI của EU vào Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh Lạnh” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6), tr22-27. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội. Lâm Nguyễn (2004), “Về các giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 4), tr 1, 2, 37. TS. Từ Quang Phương, TS. Phạm Văn Hùng, Ths. Nguyễn Thị Ái Liên, Ths. Trần Mai Hương, Ths. Nguyễn Thu Hà (2005) Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Trường ĐHKTQD, Hà Nội. Nguyễn Hào Hùng (2004), “Chính sách đối ngoại của Cộng Hoà Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ sau chiến tranh Lạnh” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 6), tr22-27. TS. Nguyễn Hồng Minh (2005), ĐTNN và chuyển giao công nghệ, Trường ĐHKTQD, Bộ môn Kinh tế đầu tư, Hà Nội. TS. Từ Quang Phương, TS. Phạm Văn Hùng, Ths. Nguyễn Thị Ái Liên, Ths. Trần Mai Hương, Ths. Nguyễn Thu Hà (2005) Tác động của việc sử dụng vốn đầu tư đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Trường ĐHKTQD, Hà Nội. Dương Thế Phương (2004), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài nguồn ngoại lực quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Dương” Tạp chí Quản lý Nhà nước (số 9), Tr 48-52. TS. Vũ Công Quý (2004), “Quan hệ hợp tác Việt Nam – Lào từ năm 1977 đến năm 2003” Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 3), tr 19 - 24. Tài liệu bằng tiếng Lào Đoàn chuyên gia cấp cao Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào (2005), Báo cáo Chiến lược đầu tư quốc gia giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, Viêng Chăn. Bộ Công nghiệp và Thương mại (2008), Số liệu thống kê về FDI vào ngành công nghiệp và thương mại năm 2001- 2007, Viêng Chăn. Trung tâm thống kê quốc gia Lào (2003), Báo cáo Điều tra các doanh nghiệp năm 2002, Viêng Chăn. Bộ Công nghiệp và Thương mại (2008), Số liệu thống kê về FDI vào ngành công nghiệp và thương mại năm 2001- 2007, Viêng Chăn. Bộ năng lượng và mỏ (2008), Số liệu thống kê về FDI vào ngành thuỷ điện và khai thác mỏ năm 2001 – 2007, Viêng Chăn Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2006), Luật về khuyến khích đầu tư nước ngoài tại CHDCND Lào, NXB Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư, Viêng Chăn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI (2006-2010), Viêng Chăn. Báo cáo chuyên đề (2006),Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế- xã hội các vùng lãnh thổ Lào đến năm 2010, Viêng Chăn Bộ kế hoạch và đầu tư (2004), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2004- 2005, Viêng chăn. Bộ kế hoạch và đầu tư (2002), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2002- 2003, Viêng chăn. Bộ kế hoạch và đầu tư (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2005- 2006, Viêng chăn. Bộ kế hoạch và đầu tư (2006), Luật về khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước CHDCND Lào, Viêng Chăn Trang Web http:/ www.dgp.cpi.lao Trang Web Trang Web http:// www.mpi.gov.vn Trang Web Trang Web Trang Web Trang Web Trang Web ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27300.doc
Tài liệu liên quan