Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa CNTT- TT Công nghệ thông tin truyền thông DV Dịch vụ DNNN Doanh nghiệp nhà nước GDP Tông sản phẩm quốc nội ĐH, CĐ, THCN Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp KTTĐ Kinh tế trọng điểm KNXK Kim gạch xuất khẩu KCN Khu công nghiệp LĐ Lao động NN Nông nghiệp ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức TTCN Tiểu thủ c

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp TNCs Công ty xuyên quốc gia VĐK Vốn đăng ký DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 11 2 Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008 13 3 Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 14 4 Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 20 5 Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế 22 6 Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của Vĩnh Phúc qua các năm 32 7 Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008. 32 8 Bảng 1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn 34 9 Bảng 1.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997-2008 37 10 Bảng1.10 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 38 11 Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh 41 12 Bảng 1.12: FDI trong ngành công nghiệp phân theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1997-2008 43 13 Bảng 1.13 : FDI trong ngành công nghiệp phân theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997-2008 46 14 Bảng 1.14 : FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân theo đối tác đầu tư giai đoạn 1997-2008 47 15 Bảng 1.15 : FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên ngành công nghiệp giai đoạn 1997-2008 48 16 Bảng 1.16: giá đất sản xuất phi nông nghiệp trong cácKCN và cụm công nghiệp 61 17 Bảng 1.17: Chỉ số thành phần của bốn tỉnh trong PCI năm 2008 64 18 Bảng 1.18 : cơ cấu GTSXCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 66 19 Bảng 1.19 : Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 68 20 Bảng 1.20 : Cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2003-2008 69 STT Tên biểu đồ Trang 1 Biểu đồ 1.1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 12 2 Biểu đồ 1.2. cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 1997 và 2008 13 3 Biểu dồ 1.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 20 4 Biều đồ 1.4. Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 21 5 Biểu 1.5. GTSXCN Bắc Ninh theo thành phần kinh tế 23 6 Biểu đồ1.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theogiai đoạn 35 7 Biểu đồ1.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2008 37 8 Biểu đồ 1.8 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1997-2008 39 9 Biểu đồ 1.9 : FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh42 42 10 Biều đồ 1.10: Cơ cấu FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1997-2008 44 11 Biểu đồ 1.11: FDI công nghiệp Bắc Ninh phân theo chuyên ngành công nghiệp giai đoạn 1997-2008 50 12 Biểu đồ 1.12 : bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008 khu vực đồng bằng Sông Hồng 63 LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mỗi địa phương phải tự năng động trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế cả nước và toàn cầu, nâng cao mức sống của người dân địa phương. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, bất kỳ một địa phương nào cũng phải thu hút được vốn đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của địa phương mình Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển công nghiệp cũng như kinh tế xã hội của tỉnh.Tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong công nghiệp những năm qua vẫn còn bộc lộ những mặt yếu kém, hạn chế. Nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp phát triển thuận lợi, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển công nghiệp tỉnh, phấn đấu đưa Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp Được sự góp ý và giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, cũng như tập thể cán bộ phòng kinh tế đối ngoại. Tôi đã quyết định chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Thực trạng và giải pháp.”.làm đề tài nghiên cứu của mình Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần chính Chương I : Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Chương II : Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh Qua đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Cô giáo:Th.s. Phan Thu Hiền, cùng tập thể cán bộ phòng kinh tế đối ngoại (Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh),đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này . Chương I: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.1. Sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.1.1 Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 1.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Tỉnh Bắc Ninh được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997, bao gồm thành phố Bắc Ninh và 7 huyện thị bao gồm: Gia Bình, Lương tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn , là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, dân số toàn tỉnh là 1028000 người đạt mật độ bình quân là 1251 người / km2. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 64 tỉnh thành phố trên cả nước Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên: Khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1) Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận. Địa hình : Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn.Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( 0,53% ) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lung Tài, Quế Võ, Yên Phong. Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dân, sông Đông Coi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình... Tài nguyên thiên nhiên:: Nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bắc Ninh nhìn chung khá nghèo nàm không phong phú về chủng loại cũng như dồi dòa về trữ lượng bao gồm Tài nguyên Rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh là không lớn do là một tỉnh đồng bằng, địa hình lại tương đối bằng phẳng. Rừng đa số là rừng trồng tập trung chủ yếu ở hai huyện là Quế Võ và Tiên Du với tổng diện tích là 661,26 ha Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.   Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 803,87 km², trong đó đất nông nghiệp chiếm 64,7%; đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5% & đất chưa sử dụng còn 11,1%. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn 1.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Kinh tế duy trì nhịp độ tăng trưởng cao Kinh tế Bắc Ninh trong những năm vừa qua có sự tăng trưởng nhanh, liên tục và bên vững với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn so với mức trung bình của cả nước Bảng 1.1. GDP tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP ( triệu đồng) 3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358 Tốc độ tăng trưởng (%) 13,61 13,82 14,04   15,25 15,8 16,23 ( Nguồn: Tổng hợp niêm giám thống kê Bắc ninh) GDP của Bắc Ninh liên tục có mức tăng trưởng cao trên hai con số trong nhiều năm liền với xu thế ngày càng tăng. Năm 2003 tổng sản phẩm quốc dân toàn tỉnh mới chỉ đạt 3.671.860 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng là 13,61% thì đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt mức 16,23% trung bình giai đoạn 2003-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh là 14,79%. Biểu đồ 1.1. GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 Chỉ tính riêng năm 2008, trong tình hình khó khăn chung của dất nước , hoạt động kinh tế của nhiều tỉnh thành có dấu hiệu chững lại và thấp hơn năm 2006 và 2007. Song với Bắc Ninh kinh tế vẫn tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) ước tăng 16,23% và là mức tăng cao nhất từ năm 2001 đến nay. Với việc luôn duy trì tốc độ tăng trương cao, đời sống nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện đáng kể. GDP bình quân đầu người năm 2008 ước 1.169 USD, tăng 26,4% so với năm 2007 và là năm đầu tiên cao hơn mức trung bình của cả nước Kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm thì cơ cấu GDP của Bắc Ninh cũng chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa và bên vững. Công nghiệp và dịch vụ từng bước khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế của toàn tỉnh, Nông nghiệp có xu hướng giảm về tỷ trọng nhưng vẫn đạt được giá trị cao. Bảng 1.2. Cơ cấu GDP theo giá cố định 1994 giai đoạn 2003-2008 Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 GDP 3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358 2 CN 1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375 3 NN 1.096.516 1.151.095 1.206.126 1.237.990 1.176.781 1.185.184 4 DV 1.021.260 1.174.976 1.364.455 1.614.275 1.933.735 2.039799 ( Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu thống kê Bắc Ninh) Từ bảng trên ta có thể thấy, cơ cấu GDP của toàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng hiện đại hóa, khi mới tái lập tỉnh năm 1997 cơ cấu GDP của tỉnh vẫn còn lạc hậu với Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (44,68%), trong khi công nghiệp chỉ chiếm 24,45 %. Thì đến năm 2008 đã có sự chuyển biến một cách rõ rệt nông nghiệp giảm dần tỷ trọng của mình trong cơ cấu GDP chỉ còn chiếm 13,3%. Trong khi đó công nghiệp đã tăng 33,93% trong vòng hơn 10 năm Biểu đồ 1.2. cơ cấu GDP theo ngành kinh tế năm 1997 và 2008 Tuy nhiên có thể thấy trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực dịch vụ giảm liên tục qua các năm là điểm hạn chế cần khắc phục của tỉnh Bắc Ninh Ngoài ra công nghiệp và nông nghiệp tỉnh đã có sự phát triển về chất theo hướng nâng cao và đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu do vậy tổng kim gạch xuất khẩu của tỉnh cũng đã có những bước phát triển đáng kể Bảng 1.3. Kim ngạch xuất khẩu tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 STT Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 1 KN XK ( triệu đồng ) 47.519 68.672 92.230 170.732 362.314 560.50 2 Tốc độ tăng trưởng (%) 22,17 44,51 34,3 85,11 112,21 54,7 (Nguồn : Tổng hợp và xử lý số liệu báo cáo sở công thương) Hoạt động xuất khẩu đã có bước nhảy vọt trong tốc độ phát triển từ mức 22,17% năm 2003 thì năm 2007 đã đạt mức kỷ lục là 112,21%. Mức cao nhất từ khi tái lập tỉnh đến nay. Trong năm 2008 mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim gạch xuất khẩu của Bắc Ninh vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao 54,7% do hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng về số lượng cơ sở, doanh nghiệp, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhóm hàng CN - thủ công mỹ nghệ - nông lâm sản; chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, xuất hiện thêm một số mặt hàng mới; thị trường xuất khẩu được mở rộng tới 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hoạt động nhập khẩu hàng hoá nhìn chung ổn định, đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Văn hóa xã hội có những bước phát triển đáng kể Giáo dục đào tạo: giáo dục tiếp tục được phát triển mạng lưới trường lớp cơ sở giáo dục được củng cố. Năm 2008 toàn tỉnh đã xây mới sủa chữa và nâng cấp 972 phong học kiên cố nâng tổng số phong học kiên cố cao tầng lên 83,3%. Đội ngũ giáo viên được tăng cường lên 14015 thầy cô, đã đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định của, quy mô giáo dục các cấp được giữ vững. Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02 trường, CĐ: 05 trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05 trường), ngoài ra, còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Y tế và công tác Dân số - KHHGĐ : Công tác phòng bệnh và khám chữa bệnh tiếp tục được củng cố, duy trì theo đúng quy chế chuyên môn. Tổng số lần khám bệnh 1.000,89 ngàn lượt người, Số lượt người được điều trị nội trú 74,44 ngàn lượt người. Công tác tuyên truyền, giám sát, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý rác và nước thải sinh hoạt được các cấp, địa phương quan tâm thực hiện tốt hơn tại các cơ sở sản xuất thực phẩm, giết mổ gia súc, gia cầm. Mạng lưới công tác dân số từ tỉnh đến thôn được tổ chức lại và tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hoạt động lồng ghép được thực hiện tốt. Công tác dịch vụ kế hoạch hoá gia đình được duy trì. Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Phát thanh truyền hình: Các chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin cổ động phục vụ kịp thời, chất lượng có tiến bộ; tăng chương trình phát sóng và số giờ phát hình cùng với việc nâng cao chất lượng sóng phát thanh, truyền hình. Tổ chức biểu diễn văn nghệ kỷ niệm các ngày lễ lớn, Lễ, Hội trang nghiêm, an toàn. Các ngành chức năng, các địa phương thường xuyên kết hợp trong việc kiểm tra dịch vụ, kinh doanh văn hoá phẩm. Tiếp tục củng cố, xây dựng “làng văn hoá”, “gia đình văn hoá”, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá. Phong trào thể dục thể thao được duy trì và có bước phát triển mới. Tỷ lệ số người tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 25%, tỷ lệ gia đình tập thể dục, thể thao 13,2%. Công tác xã hội hoá TDTT được triển khai thực hiện, nhiều loại hình CLB, điểm tập TDTT được thành lập, các hoạt động thể thao cơ sở đều do nhân dân tổ chức, các giải thể thao cấp tỉnh được nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia, tài trợ… 1.1.1.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc Thực hiện lời di chúc của Bác Hồ “xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Và thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI, quyết tâm phấn đấu đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, các đô thị Bắc Ninh được cải tạo mở rộng thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trục đường chính, các khu đô thị mới, khu nhà ở, công sở, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, khu vui chơi giải trí.. Hạ tầng khu công nghiệp: Đến nay, Bắc Ninh đã quy hoạch được 54 KCN nhỏ và vừa, làng nghề với tổng diện tích là 1.968 ha. Các KCN sau khi được quy hoạch và đầu tư hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang trình Chính phủ cho phép tu sửa bổ sung quy hoạch 9 KCN đô thị mới khoảng 3.580 ha gồm có KCN Thuận Thành - II, Thuận Thành - III, Quế Võ - III, Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong-I…nâng tổng diện tích KCN và đô thị tập trung của tỉnh lên 11.000 ha.Tính đến nay Bắc Ninh đã có 4 khu công nghiệp tập trung đã được đầu tư và đi vào sử dụng bao gồm KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn và KCN Yên Phong, Riêng trong năm 2008, Bắc Ninh đã hoàn thiện được 14 khu công nghiệp tập trung được Chính phủ duyệt, có 3 khu khởi công mới. Đặc biệt 2 khu công nghiệp - đô thị mang tầm cỡ quốc tế là VSIP và IGS đã được khởi công sau nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng Hệ thống giao thông vận tải: Bắc Ninh có hệ thống giao thông vận tải được đầu tư khá đồng bộ và hiện đại Đường bộ: Bắc Ninh là tỉnh có hệ thống đường bộ thuận tiện cho vận chuyển, giao lưu kinh tế trong và ngoài tỉnh. Mạng lưới giao thông đường bộ toàn tỉnh hiện có 3807 km, mật độ đường 4,74 km/km2 thuộc loại cao so với bình quân cả nước, trong đó Quốc lộ có 4 tuyến gồm quốc lộ 1A cũ dài 20 km, quốc lộ 1A mới dài 20 km, quốc lộ 18 dài 26,2km và quốc lộ 38 dài 23 km. Tỉnh lộ gồm 11 tuyến với tổng chiều dài 224,1 km, đường huyện +đô thị có chiều dài 267,9 km, đường trục xã có chiều dài 759,3 km. Trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ trong tỉnh đã được chú trọng đầu tư nâng cấp nên việc đi lại và vận chuyển hàng hóa khá thuận tiện Đường sông:Bắc Ninh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu dài 70 km, sông Đuống 42 km và sông Thái Bình 17 km. Cả 3 sông này đều có khả năng cho các phương tiện thuỷ có tải trọng 200 - 250 tấn đi qua, riêng sông Cầu còn 10 km thượng nguồnvào mùa khô chỉ có khả năng cho thuyền 50 tấn đi qua.Trên mạng lưới đường sông của Bắc Ninh hiện tại có 2 cảng lớn là: + Cảng Đáp Cầu (do cục đường sông quản lý) có bãi chứa 2 ha, trước đây lượng hàng lưu thông là 100.000 tấn/năm, nay chỉ còn 20.000 - 30.000 tấn/năm, chủ yếu là vật liệu xây dựng. + Cảng chuyên dùng nhà máy kính Đáp Cầu có công suất trên 30.000 tấn/năm Ngoài 2 cảng này, hiện nay công ty liên doanh kính nổi Việt - Nhật cũng đã xây dựng một cảng trên sông Cầu có công suất 35.000 tấn/năm và còn một số bãi xếp dỡ chưa được đầu tư xây dựng như: Hồ, Đông Xuyên, Kênh Vàng... hàng năm xếp dỡ một lượng hàng lớn chủ yếu là vật liệu xây dựng. Đường sắt : Bắc Ninh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua dài gần 20 km với 4 ga. Hiện tại chất lượng đường và ga đều đã xuống cấp, khả năng sử dụng khai thác hạn chế, các ga chủ yếu tiếp nhận một số hàng vật liệu xây dựng, phân bón và hàng tiêu dùng. Hệ thống hạ tầng Điện- Nước : Nguồn điện chính cung cấp phục vụ sản xuất và tiêu dung của Bắc Ninh từ lưới điện 110 KV quốc gia theo tuyến Đông Anh- Phả Lại, Đông Anh- Bắc Giang, đường dây 110MW từ Hà Nội- Hải Dương. Hiện nay toàn tỉnh có 120,04 km đường dây 110 KV và 249,3km đường dây 35 KV. Hệ thống điện cơ bản đã phục vụ được tốt cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong tỉnh. Bắc Ninh có nguồn nước tương đối dồi dào từ các sông và trong lòng đất, theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm của tỉnh là khá lớn, trung bình 400.000 m³/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40, chất lượng nước tốt . Đã có nhiều nhà máy nước đầu tư xây dựng và đi vào khai thác đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của các doanh nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới bưu chính viễn thông và cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp tục được tăng cường, các trạm thu phát song tiếp tục được đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội phát triển. Tổng số thuế bao điện thoại năm 2008 ước đạt 821.593 thuê bao, tăng 337.406 thuê bao so với cùng kỳ năm 2007, trong đó thuê bao cố định185.046 thuê bao, thuê bao di động 577.374 thuê bao Hệ thống hạ tầng thông tin mạng đã có bước chuyển biến rõ nét, đã hoàn thiện trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh, hệ thống cáp quang và các mạng LAN của các sở ban ngành nối mạng với Tỉnh ủy, Văn phòng chính phủ, qua đó ứng dụng và từng bước phát huy hiệu quả của công nghệ thông tin trong việc phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn 2008-2009, Viễn thông Bắc Ninh lắp đặt hơn 40 trạm vệ tinh, nâng tổng số trạm hoạt động trên mạng khoảng hơn 100, với tổng dung lượng hơn 220.000 line. Riêng mạng di động sẽ lắp đặt thêm 76 trạm BTS, nâng tổng số lên 120 trạm. . Như vậy, hệ thống hạ tầng viễn thông cả dưới đất và trên không đều đầu tư với tốc độ cao, đáp ứng mọi nhu cầu về phát triển các dịch vụ viễn thông và CNTT. Hệ thống Ngân hàng – Tĩn dụng : Hoạt động tín dụng, ngân hàng tiếp tục phát triển; mạng lưới ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng phát triển rộng khắp các huyện, thành phố; đến nay, toàn tỉnh có 16 chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 2 và 72 phòng giao dịch, chi nhánh cấp 3; 24 quỹ tín dụng nhân dân và 1 chi nhánh quỹ tín dụng TW. Với sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại quốc doanh và ngân hàng ngoài quốc doanh, bên cạnh đó cũng đã có nhiều chi nhánh và văn phòng đại diện của các tập đoàn tài chính quốc tế lớn Hệ thống các trường dạy nghề: Các trường ĐH, CĐ, THCN tiếp tục mở rộng quy mô, loại hình đào tạo; hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 14 trường (ĐH: 02 trường, CĐ: 05 trường, THCN: 02 trường, Trung cấp kỹ thuật, dạy nghề: 05 trường), ngoài ra, còn có gần 30 cơ sở và trung tâm dạy nghề đang hoạt động ở cả 8 huyện/thành phố, thị xã. Tổng số học sinh, sinh viên các trường TCCN, CĐ 12.808 em. 1.1.2. Khái quát chung về sự phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Với xuất phát điểm là một tỉnh thuần nông, công nghiệp kém phát triển. Do đó ngay sau ngày tái lập tỉnh, nhiệm vụ đạt ra là cần phải đưa kinh tế Bắc Ninh phát triển một cách nhanh chóng và bền vững, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính từ nhận thức đó Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh cho phát triển công nghiệp. Tính đến nay công nghiệp Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành công, trở thành một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GTSXCN cao trong cả nước Bảng 1.4. Công nghiệp Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GDP 3.671.860 4.179.418 4.766.106 5.493.067 6.360.972 7.393.358 KVCN 1.554.084 1.853.347 2.195.525 2.640.802 3.250456 4.168.375 %GDP 42,3 44,3 46,1 48,1 51,1 56,4 ( Nguồn:Tổng hợp và niêm giám thống kế Bắc Ninh) Từ bảng trên ta có thể thấy sự phát triển của công nghiệp Bắc Ninh qua từng thời kỳ. Năm 2003 công nghiệp Bắc Ninh mới chỉ chiếm 42,3% trong GDP của toàn tỉnh thì đến năm 2008 con số này đã là 56,4%, chỉ trong vòng 5 năm công nghiệp Bắc Ninh đã tăng 14,1% trong cơ cấu GDP của tỉnh Biểu dồ 1.3. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 Công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển liên tục và đều đặn trong các năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2008 là 21,86%, đây là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng của GDP toàn tỉnh. Sự tăng trưởng nhanh của khu vực công nghiệp đảm bảo cho kinh tế Bắc ninh có nhịp độ tăng trưởng cao và chuyển dịch theo hướng tích cực, 1.1.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đóng góp rất nhiều vào quá trình tăng trưởng và phát triển của Bắc Ninh, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2003-2008 đạt 30,9%.mức tăng trưởng cao so với cả nước Biều đồ 1.4. Tăng trưởng GTSXCN Bắc Ninh giai đoạn 2003-2008 Từ bảng trên ta có thể thấy được công nghiệp Bắc Ninh đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian vừa qua, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 tăng 38,7%, mức tăng trưởng cao nhất từ khi mới tái lập tỉnh. Năm 2008 mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của các doanh nghiệp giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh vẫn có mức tăng trưởng 31,3% và là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong khu vực đồng bằng sông hồng và đứng thứ 6 trong cả nước 1.1.2.2. Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế Trong những năm qua công nghiệp Bắc Ninh có sự phát triển vượt bậc là nhờ chủ trương huy động mọi nguồn lực cho phát triển công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng mạnh và dần có sự chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước và tăng dần tỷ trọng của khu vực ngoài quốc doanh Bảng 1.5. GTSXCN tỉnh Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 GTSXCN 4.178,574 5.269,125 6.720,217 8810,35 12.220,5 16.045,5 Nhà nước 1.321,769 1.596,131 1.047,081 958,158 1.391,3 1.916,6 Ngoài nhà nước 1.979,304 2.578,352 4.163,948 5.291,149 6.520 8.487,4 FDI 877,501 1.094,642 1.509,228 2.239,041 4309,2 5.641,5 ( Nguồn: Tổng hợp và xử lý niêm giám thống kê Bắc Ninh) Cơ cấu GTSXCN đã chuyển dịch theo hướng tích cực với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo , tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng dần khẳng định được vị thế của mình trong công nghiệp tỉnh, khu vực kinh tế nhà nước có sự giảm sút về tỷ trọng do chủ trương đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên số lượng doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh đã giảm xuống đáng kể Biểu 1.5. GTSXCN Bắc Ninh theo thành phần kinh tế Kinh tế nhà nước: Kinh tế nhà nước đã không còn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh , Năm 2003 khu vực này chiếm tới 31,63% thì đến năm 2008 chỉ còn chiếm 11,94% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp. Thậm chí khu vực này còn có những năm suy giảm cả về giá trị tuyệt đối như năm 2005 và năm 2006 nguyên nhân của tình trạng này là trong hai năm này số lượng doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức doanh nghiệp đạt kết quả cao, số lượng các doanh nghiệp nhà nước suy giảm ảnh hưởng đáng kể đến GTSXCN của khu vực. tuy nhiên kể từ năm 2007 đến nay khu vực này đã đi vào ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao năm 2007. Năm 2008 tuy tình hình giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn nên tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp nhà nước có phần giảm sút thấp hơn năm 2007, nhưng do tỷ trọng của khu vực này trong tổng GTSXCN của toàn tỉnh không lớn nên sự tác động tới tăng trưởng chung cũng chưa lớn Khu vực kinh tế ngoài nhà nước: Khu vực kinh tế ngoài nhà nước có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm và dần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GTSXCN toàn tỉnh. Năm 2003 khu vực ngoài nhà nước chiếm 47,3% thì đến năm 2005 đã chiếm tới 61,96% trong tổng GTSXCN tỉnh và đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất 61,5%. Năm 2008, mặc dù gặp khó khăn trong việc huy động vốn tín dụng, lãi suất cho vay cao, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao đã dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực này giảm sút. Đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn(58%) bị ảnh hưởng khá nặng nề , một số ngành chiếm tỷ trọng cao trong khu vực ngoài nhà nước bị ảnh hưởng mạnh như: đồ gỗ mỹ nghệ, sản xuất đồng, cán kéo thép… Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài :Thưc hiện chủ trương của tỉnh, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp. Đến nay khu vực này đã có đóng góp nhiều cho phát triển công nghiệp tỉnh. Năm 2003 khu vực này chỉ chiếm 21% tổng giá trị sản xuất công nghiệp nhưng đến năm 2008 khu vực này đã chiếm tới 35,17% . trong năm 2008 mặc dù các khu vực khác có sự suy giảm về tốc độ tăng trưởng thì khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao (40,7%) góp phần vào tăng mạnh GTSXCN chung của toàn tỉnh, có được sự tăng trưởng cao này là nhờ sự chủ động tốt hơn các khu vực khác về nguồn vốn, lại nắm bắt thị trường thế giới tốt hơn nên đã điều tiết hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu hợp lý. 1.1.2.3. Giá trị sản xuất phân theo phân ngành công nghiệp , và địa phương Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế của Bắc Ninh có sự chuyển biến rõ rệt với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến về tỷ trọng và giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp khai thác và sản xuất phân phối điện nước. Công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những thương hiệu mạnh, những sản phẩm công nghiệp có giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước như sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, sản xuất gạch ốp lát, sản phẩm may mặc, giấy, máy in… Theo địa phương : Công nghiệp Bắc Ninh có sự phân bố không đồng đều, công nghiệp chủ yếu tập trung tại Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du, Yên Phong, những huyện có vị trí thuận lợi với hạ tầngcơ sở tương đối đồng bộ hơn, Trong khi đó tại các huyện còn lại giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp, và chủ yếu là sản xuất thủ công, làng nghề, với các cơ sở sản xuất nhỏ bé, tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất này khá phổ biến 1.1.2.4. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Nhằm khai thác lợi thế cạnh tranh của tỉnh trong phát triển kinh tế xã hội. Bắc Ninh sớm xác định các ngành hàng có lợi thế trong cạnh tranh để khuyến khích thu hút đầu tư, bao gồm các ngành hàng sau: công nghiệp chế biến nông sản; may mặc; sản xuất giấy và đồ gỗ mỹ nghệ; vật liệu xây dựng; cơ khí; thiết bị điện, điện tử; dệt da; hóa chất và phân bón. Trong giai đoạn 2006-2010 tập trung thu hút, đầu tư các nhà máy sản xuất các mặt hàng điện tử, điện gia dụng, phụ tùng, lắp ráp ôtô, cơ khí chính xác và công nghiệp. nhờ chủ trương và chính sách đúng đắn đến nay các ngành công nghiệp này có sự phát triển vượt bậc chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu công nghiệp tỉnh. 1.1.3. Sự cần thiết thu hút FDI cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Cũng như đối với nền kinh tế nói chung, vai trò của ngu._.ồn vốn FDI đối với ngành công nghiệp Bắc Ninh cũng rất quan trọng 1.1.3.1. FDI góp phần bổ sung vốn cho đầu tư phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh FDI là nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển khi mà nguồn vốn trong nước không đáp ứng nhu cầu. đối với ngành công nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành công nghiêp là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại. Nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu đua Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với hạ tầng cơ sở hiện đại thì nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp là rất lớn. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý còn thấp và chủ yếu dành cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, bên cạnh đó nguồn vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh còn hạn chế thì nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp của tỉnh. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một mặt bổ sung trực tiếp vào phát triển công nghiệp tỉnh, mặt khác nó còn tạo điều kiện cho các nguồn vốn trong nước tăng trưởng và hoạt động có hiệu quả hơn, từ đó tăng tích lũy trong nội bộ nền kinh tế, tạo điều kiện tái đầu tư phát triển. Như vậy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, góp phần san sẻ gánh nặng cho địa phương trong đầu tư phát triển công nghiệp, hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp 1.1.3.2. FDI góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh Bắc ninh: FDI góp phần rất quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các dự án FDI đầu tư vào tỉnh chủ yếu là các dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP của toàn tỉnh. giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn nước ngoài thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh, năm 1997 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới chỉ đạt 338 triệu đồng thì đến năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đạt được 5.641,5 tỷ đồng chiếm 35 % trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Bên cạnh đó các doanh nghiệp FDI còn góp phần cải thiện cán cân xuất nhập khầu của tỉnh, tăng số lượng sản phẩm xuất khẩu. Tổng kim gạch xuất khẩu Năm 2008 của toàn tỉnh đạt 560,5 triệu USD, trong đó khu vực FDI đạt 372,20 triệu USD chiếm tới 66,4 % kim gạch xuất khẩu của toàn tỉnh 1.1.3.3. FDI góp phần phát triển những ngành công nghiệp mới, và chuyển giao công nghệ: Khi mới tái lập tỉnh Bắc Ninh chỉ là một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế với nông nghiệp là chủ đạo, công nghiệp chưa phát triển chủ yếu là các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên khoáng sản, sơ chế biến các sản phẩm của địa phương và những nghành công nghiệp gia công cần nhiều lao động như may mặc, thuốc lá, gạch xây dựng …. Nhưng đến nay công nghiệp Bắc Ninh đã có có những bước chuyển biến cả về số lượng lẫn chất lượng. Đã có nhiều ngành nghề mới trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh trong đó có những ngành có công nghệ hiện đại như sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử, máy in, điện thoại , linh kiện và lắp ráp ô tô….. những ngành nghề này đã mang lại giá trị gia tăng rất lớn đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Tính đến tháng 12/2008 Bắc Ninh đã thu hút được nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới về các lĩnh vực công nghệ cao đầu tư vào tỉnh như Canon, Samsung electronic, Sumitomo electronics, Tyco electronics, Foxconn….FDI đã góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại hóa và nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp Bên canh việc đầu tư dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị hiện đại thì yếu tố con nguời được các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghiệp đặc biệt quan tâm đầu tư, hàng nghìn lao động được tuyển dụng và đào tạo trong và ngoài nước, từng bước tiếp cận và làm chủ được công nghệ hiện đại. Không những quan tâm đến đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kỹ thuật mà đội ngũ cán bộ quản lý cũng được quan tâm và đào tao. 1.1.3.4. FDI góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: FDI góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tăng thu nhấp cho người lao động, Bắc ninh là một tỉnh có nguồn lao động trẻ và tương đối dồi dào, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh năm 2006 người ( trong đó Nam giới chiếm 50,4%), số lao động chiếm 88,09% trong đó lao động khu vực thành thị chiếm 12,7%, lao động khu vực nông thôn chiếm 87,3%, số lao động trong độ tuổi lao động bổ sung hàng năm là 21.980 người. Với lượng lao động hàng năm bổ sung như vậy, thì áp lực về giải quyết việc làm cho người lao động là rất lớn, hơn nữa nhìn vào cơ cấu lao động của tỉnh thì lao động làm việc ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có việc làm của tỉnh, khu vực này tỷ lệ thời gian lao động và mức lương đều thấp. Các đơn vị sản xuất công nghiệp trong nước trên địa bàn đều có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ tạc hậu , bình quân mỗi cơ sở chỉ tạo được việc làm cho 5,15 lao động Do vậy việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giải quyết tỉnh trạng dư thừa lao động trong tỉnh là tất yếu khách quan, tính đến hết năm 2008 tổng số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp FDI là 23899 lao động, và dự kiến năm 2009 sẽ thu hút được 30187 lao động. Thu nhập của lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng cao hơn so với khu vực kinh tế trong nước, góp phần cải thiện đời sống của nhân đân. Bên cạnh lao động trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp FDI thì lượng lao động gián tiếp phục vụ cho sự hoạt động của các doanh nghiệp này cũng ngày càng tăng do nhu cầu gia công sàn phẩm, dịch vụ cung cấp ngày càng tăng. Như vậy ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế của đất nước, công nghiệp có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế lẫn trong đời sống xã hội của tỉnh Bắc Ninh, tuy nhiên do hạn chế về nguồn vốn nên công nghiệp vẫn chưa được đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển. Chính vì vây, yêu cầu phải tăng thêm thu hút đầu tư của từ nguồn trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện cho ngành phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Yêu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là một yêu cầu khách quan đòi hỏi trong thời gian tới, Bắc Ninh cần phải có những chính sách, biện pháp, phương hướng tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành công nghiệp 1.1.4. Kinh nghiệm trong thu hút FDI cho phát triển công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh phúc đã xác định rõ ‘…phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài … để phát triển nhanh, có hiệu quả bền vững …’. Trong những năm qua, công nghiệp Vĩnh phúc phát triển nhanh chính là nhờ vận dụng tốt quan điểm trên . Vĩnh phúc là tỉnh nằm ở của ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng , là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. khi mới tái lập tỉnh, Vĩnh Phúc vẫn còn là một tỉnh thuần nông với cơ cấu kinh tế năm 1997, Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (43,3%), trong khi đó công nghiệp còn chua phát triển chỉ chiếm 30,,0% trong tổng GDP của toàn tỉnh. Nhưng chỉ sau 10 năm kinh tế của Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển đột phá, vươn lên trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp thuộc tốp đầu của cả nước,cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong đó công nghiệp và dịch vụ chiếm tới 84% trong tổng GDP toàn tỉnh . Tốc độ tăng kinh tế luôn đạt tốc độ cao trung bình 10 năm (1997-2007) đạt 17,5 %. Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp là ngành kinh tế đòn bẩy trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp là quan điểm chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Một trong những kinh nghiệm của Vĩnh Phúc trong phát triển công nghiệp đó là xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng các khu công nghiệp tập trung. Hiện nay Vĩnh phúc có tám khu công nghiệp lớn là Quang Minh, Kim Hoa, Bình Xuyên, Chấn hưng, Khai Quang, Lai Sơn, Xuân Hòa, và Phúc Yên. Những khu công nghiệp này đã giúp tỉnh cất cánh.Các khu công nghiêp này chính là điêm nhấn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc. Các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ lệ lấp đầy khá lớn trong đó có những khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy 100% như Quang Minh, Khai Quang. Đã có nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào các khu công nghiệp Vĩnh Phúc như Toyota, Honda, Toyo taki…với tổng vốn đầu tư quy mô lớn đã thực sự làm thay đổi bộ mặt công nghiệp tỉnh Sự phát triển của công nghiệp Vĩnh Phúc hôm nay có sự đóng góp to lớn của công tác điều hành và quản lý kinh tế của chính quyền tỉnh, sau khi xác định chủ trương phát triển của tỉnh đó là “ lấy công nghiệp làm nền tảng và thu hút đầu tư nước ngoài là động lực cho phát triển kinh tế xã hội..” Vĩnh Phúc đã có những bước đi đúng trong việc kêu gọi các nhà đầu tư đến với tỉnh. Trong khi cả nước vẫn chưa thực hiện cải cách hành chính, chưa thực thi cơ chế ‘ một cửa, một dấu’, Vĩnh phúc đã tiên phong làm được điều này, các nhà đầu tư khi đến Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian quy định của trung ương trong quá trình làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể thời gian cấp phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận ưu đãi thời gian tối đa kể từ ngày Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư hoặc Sở kế hoạch và đầu tư nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi cấp phép đầu tư được quy định như sau: 3 ngày đối với dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp giấy phép đầu tư Bên cạnh sự thông thoáng, nhanh chóng về thủ tục đầu tư, vĩnh Phúc còn coi “mọi thành công của tất cả các nhà đầu tư là thành công của tỉnh Vĩnh Phúc và mong muốn tất cả các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc đều gặt hái được thành quả”. Và chính từ sự trọng thị đó, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện bằng kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tính đến hết năm 2007 tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút được tổng cộng 164 dự án với tổng vốn đăng ký là 2060,9 triệu USD. Trong tổng số các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vĩnh Phúc thì số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, năm 2008 Vĩnh phúc thu hút được 27 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp với tổng vốn đăng ký lên tới 562,7 triệu USD Vai trò điều hành kinh tế của cán bộ tỉnh đã được chứng minh bằng kết quả trong báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố hàng năm. Chỉ số PCI đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn xếp hạng trong top 10 tỉnh có năng lực cạnh tranh cao nhất.và ngày càng được cải thiện tốt hơn qua các năm Bảng 1.6. chỉ số năng lực cạnh tranh câp tỉnh của Vĩnh phúc qua các năm STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 1 Điểm 65,09 61,27 66,06 69,37 2 Thứ hạng 5 8 7 3 (Nguồn :Tổng hợp báo cáo kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- VCCI) Nhìn từ bảng tổng hợp kết quả năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc có thể thấy được sự tiến bộ qua từng năm, điểm số liên tục tăng trong các năm và thứ hạng của tỉnh liên tục được cải thiện từ thứ 8 năm 2006 vượt lên thứ 3 năm 2008 và là tỉnh có thứ hạng cao nhất khu vực phía bắc. Kết quả này cho thấy môi trường đầu tư của tỉnh liên tục được cải thiện và làm yên lòng các nhà đầu tư khi đầu tư vào tỉnh Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh thì khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn đóng góp tỷ trọng lớn cụ thể Bảng 1.7. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp Vĩnh Phúc 2002-2008. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2007 2008 Tổng số 7.829 10.259 12.696 15.614 26.723,7 31.424,6 NN 673 833 869 824 847,6 767,2 NgoàiNN 680 1.103 2.005,4 2.758 2.859,1 3.788,4 FDI 6.475 8.323 9.821,3 12.032 23.016,9 27000 (Nguồn: Tổng hợp và niêm giám thống kế vĩnh phúc 2007)  Theo con số thống kê từ bảng trên, tính toán giá trị của FDI trong giá trị sản xuất công nghiệp ta thấy thường chiếm trên 77% cụ thể năm 2002 là 82,7%; năm 2004 là 77,35%; năm 2005 là 77,0%; năm 2007 là 86,13% và năm 2008 là 85,9. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu là từ đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể nói công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực. Đi lên từ ngoại lực chính là bài học thành công trong con đường phát triển công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua. Bài học này cho thấy nếu biết khai thác tốt những tiềm lực bên ngoài sẽ biến ngoại lực thành nội lực, sẽ rút ngắn được quá trình tăng trưởng 1.2. Thực trạng thu hút đầu tư trưc tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.2.1. Tổng quan tình hình thu hút đầu trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Từ ngày đầu mới tái lập tỉnh, Bắc Ninh chỉ là tỉnh có điểm xuất phát thấp, cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém, đời sống của một bộ phận nhân dân nhất là vùng thuân nông còn nhiều khó khăn, do đó tích lũy nội bộ trong tỉnh còn thấp, không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Chính từ đặc điểm đó, Đảng bộ , UBND và các cấp các ngành trong tỉnh đã sớm xác định tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính từ nhận thức đó, Bắc Ninh đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với tỉnh. Đến nay hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều khởi sắc, Bắc Ninh dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bắc Ninh chỉ được bất đầu từ khi năm 1995 khi tập đoàn Nippon Sheet Glass Co.Ltd (NSG) - Nhật Bản đầu tư vào Bắc Ninh thành lập công ty liên doanh kính nổi Việt Nam, chính sự có mặt của tập đoàn Nippon Sheet Glass đã mở ra nhiều hứa hẹn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh Bảng 1.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn Chỉ tiêu Trước 2003 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng số Số dự án 8 2 15 17 25 38 66 171 V Đ K (Triệu USD) 190 7 56 133 197 456 1334 2373 ( Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) Trong giai đoạn từ năm 1997 -2003 tỉnh Bắc Ninh chỉ thu hút được 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài,do ảnh hưởng của suy giảm luồng vốn FDI trên thế giới cũng như khủng hoảng tài chính khu vực. Tuy nhiên các dự án đầu tư trong giai đoạn này đều là những dự án lớn, quan trọng có vốn đầu tư đăng ký khá lớn và có sức lan tỏa, đóng góp nhiều vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Bắc Ninh những năm sau này. Biểu đồ1.6 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo giai đoạn Bước vào giai đoạn 2003-2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, số dự án và vốn đăng ký đều tăng nhanh qua các năm Trong năm 2003 mặc dù số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh vẫn còn rất thấp, chỉ có 2 dự án với vốn đăng ký đạt xấp xỉ 7 triệu USD. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu tích cực từ tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước, hứa hẹn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tăng nhanh trong những năm tới Chính những dấu hiệu tích cực này đã tạo nên động lực hơn nữa cho tỉnh tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, cơ chế chính sách và kết cấu hạ tầng để ngày càng thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những năm từ 2004 đến 2008 là những năm thành công rực rỡ của tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cả về số dự án và vốn đầu tư đăng ký. Tính chung cả giai đoạn 2004- 2008 toàn tỉnh đã thu hút được161 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 2176 triệu USD tăng gấp 16,1 lần về số dự án và 11,05 lần về vốn đầu tư đăng ký so với trước 2004. Trong đó cụ thể Năm 2006: Thu hút được 25 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 197 triệu USD đạt 7,88 triệu USD/ dự án Năm 2007: Thu hút được 38 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 456 triệu USD, đạt quy mô bình quân 12 triệu USD/ dự án Đặc biệt năm 2008, mặc dù do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới những tháng cuối năm, nhưng tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn vẫn đạt kết quả tốt. tính đến tháng 12 năm 2008 toàn tỉnh đã thu hút được 66 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1334 triệu USD. Đây là kết quả thu hút cao nhất từ trước đến nay của tỉnh, đạt quy mô vốn bình quân trên một dự án là 20,2 triệu USD. Có được sự thành công này là nhờ vào sự quan tâm cải thiện môi trường đầu tư, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa trong cấp giấy phép đầu tư. Theo đồng chí Ngô sĩ Bích, phó giám đốc sở kế hoạch và đầu tư thì cơ chế một cửa trong cấp giấy phép đầu tư chính là nguyên nhân của thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua Bên cạnh việc quan tâm đến việc thu hút mới các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì Bắc Ninh cũng rất quan tâm đến công tác hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án, cũng như sau khi dự án đi vào hoạt động, chính vì vậy mà quá trình triển khai thực hiện dự án đước tiến hành thuận lợi, nhiều dự án kinh doanh có lãi đã tiếp tục đăng ký bổ sung vốn đầu tư, cho đến nay vốn giải ngân lũy kế đã đạt 1,459 triệu USD bằng 61,5% vốn đầu tư đăng ký mới và bổ sung Với số lượng dự án đầu tư tăng nhanh , cũng như tốc độ giải ngân lớn đã chứng tỏ niềm tin của nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của tỉnh Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh, trong khi đó hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh và hình thức BOT,BTO,BT chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ Bảng 1.9. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Ninh theo hình thức đầu tư giai đoạn 1997-2008 TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn thực hiện lũy kế 2008 (USD) 1 100 % vốn nước ngoài 157 2,053,246,900 1,282,004,574 2 Liên doanh 13 317,217,500 175,102,500 3 BOT, BTO, BT 0 0 0 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 1 2,600,000 2,100,000 Tổng số: 171 2,373,064,400 1,459,207,074 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) Trong những năm đầu khi mới thu hút thì các dự án đầu tư chủ yếu được thực hiện theo hình thức liên doanh, nhưng dần về sau hình thức 100% vốn nước ngoài đã thể hiện rõ ưu điểm của mình cũng như thể hiện được niềm tin của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào chính sách của tỉnh. Biểu đồ1.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2008 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp, với những ưu thế về cơ sở hạ tầng và chính sách ưu đãi. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thể hiện được vai trò của mình trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến tháng 12/ 2008 các khu công nghiệp Bắc Ninh đã thu hút được 134 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 1904 triệu USD chiếm 80% tổng vốn đăng ký và 78% về số dự án đăng ký, trong khi đó khu vực ngoài khu công nghiệp cũng thu hút được 37 dự án đầu tư, chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, và lĩnh vực dịch vụ, với tổng vốn đăng ký thấp chỉ đạt 469 triệu USD Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp cả về số dự án và vốn đăng ký. Trong ngành công nghiệp, kể từ khi tái lập tỉnh đến nay đã thu hút được 145 dự án vối tổng vốn đầu tư đạt 2125,6944 triệu USD chiếm 84,8% về số dự án và 89,6% về vốn đầu tư. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp khá đa dạng, tập trung vào nhiều ngành nghề như dệt may, công nghiệp chế biên, sản xuất giấy… đặc biệt đã có những dự án đầu tư với quy mô lớn vào các ngành công nghiệp hiện đại như điện, điện tử, công nghệ thông tin Bảng1.10 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 Ngành kinh tế Số dự án Tỷ trọng (%) Vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) Nông nghiệp - 0.0 - 0.0 Công nghiệp 145 84.8 2,125,694,400 89.6 Dịch vụ 26 15.2 247,370,000 10.4 ( Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) Đứng thứ hai sau lĩnh vực công nghiệp là dịch vụ chiếm15,2% về số dự án và 10,4% vốn đăng ký. Tuy nhiên vốn đăng ký khá thấp, trung bình đạt 9,51 triệu USD/ dự án Lĩnh vực Nông nghiệp, trong giai đoạn này Bắc Ninh không thu hút được dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào, có ba nguyên nhân giải thích cho thực trạng trên đó là : Thứ nhất, do lĩnh vực nông nghiệp có độ rủi ro rất lớn do thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là đối với Bắc Ninh một tỉnh thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, rất thuận lợi cho các dịch bệnh phát sinh phát triển. Thứ hai, các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi quỹ đất lớn và tập trung, điều này đối với Bắc Ninh là rất khó khăn do quỹ đất của tỉnh còn hạn chế, manh mún chủ yếu do các hộ gia đình lắm giữ Thứ ba, bên cạnh đó cũng có một phần nguyên nhân từ phía chính quyền tỉnh, khi chưa có các chủ trương, chính sách cũng như hướng dẫn cụ thể trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển nông nghiệp tỉnh Biểu đồ 1.8 : FDI Bắc Ninh phân theo ngành kinh tế giai đoạn 1997-2008 Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu trong ngành công nghiệp đã phản ánh đúng chủ trương chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp, đảm bảo cho công nghiệp Bắc Ninh phát triển với nhịp độ cao và bền vững. Các nhà đầu tư nước ngoài đến với Bắc Ninh từ nhiều châu lục khác nhau trên thế giới. Các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 18,1% về số dự án và 19,9% về vốn đầu tư, Tuy nhiên chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn đầu tư lại thuộc về các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc chiếm tới 38,6% trong khi chỉ chiếm 17,5% về số dự án. Ngoài ra Bắc Ninh còn thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ các nước khác như Đài loan, Trung Quốc, Hông Kông, Hoa kỳ,Luxembourg, cộng hóa Samoa, Anh, Pháp, Thái Lan, Singapo…. 1.2.2. Thực trạng thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh đã chủ trương thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp, trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng. Với chủ trương như vậy, trong nhưng năm qua Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp. Ngày càng có nhiều tập đoàn công nghiệp hàng đầu đến tìm hiểu và đầu tư tại Bắc Ninh 1.2.2.1. Phân theo giai đoạn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Bắc Ninh được mở đầu bởi các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản vào năm 1995 khi mà tỉnh Bắc Ninh còn chưa dược tái lập.Đây là dự án có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ về mặt kinh tế, mà nó còn đánh dấu mốc cho hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công tỉnh Bắc Ninh trong thời gian sau này Trong thòi kỳ trước năm 2003, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực và suy thoái của nền kinh tế thế giới. Do vậy trong giai đoạn này thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tỉnh đã không đạt được kết quả cao, tính chung cả giai đoạn này chỉ thu hút được 8 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 195,21triệu USD đạt quy mô 24,4 Triệu USD/ dự án. Có thể thấy mặc dù mới trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp những dự án này có quy mô khá lớn, các dự án chủ yếu thuộc những ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp nhẹ., những ngành có nhu cầu lao động dồi dào nhưng không đòi hỏi quá cao về trình độ tay nghề và cơ sở hạ tầng . tỷ trọng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp trong giai đoạn này chiếm 100% số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, điều này khẳng định chủ trương ưu tiên thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp tỉnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Bảng 1.11 : FDI trong ngành công nghiệp Bắc Ninh Đơn vị tính : Triệu USD Chỉ tiêu Trước 2003 2003 2004 2005 2006 2007 2008 số dự án 8 2 15 16 19 34 51 vốn ĐK 195,210 6,780 56,320 132,210 191,770 390,638 1152,766 (Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) Bước sáng giai đoạn 2003-2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các dự án đầu tư. Mặc dù trong năm 2003, toàn tỉnh chỉ thu hút được 2 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư dăng ký đạt 6,78 triệu USD. Nhưng đã có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế thế giới và trong nước. Năm 2004 thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp thực sự có sự bứt phá so với năm 2003 khi toàn tỉnh đã thu hút được hút được 15 dự án đầu tư với vốn đăng ký là 56,32 triệu USD đạt quy mô vốn bình quân là 3,75 triệu USD/ dư án. Có thể thấy mặc dù số lượng dự án đầu tư có tăng nhanh so với giai đoạn trước nhưng quy mô vốn đầu tư trên một dự án còn rất thấp, chủ yếu vẫn tập trung vào công nghiệp nhẹ, các dự án công nghiệp nặng vẫn chủ yếu là các dự án lắp ráp, công nghệ còn lạc hậu Biểu đồ 1.9 : FDI trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh Thu hút đầu tư trực tiếp nước trong ngành công nghiệp tỉnh chỉ thực sự có sự thay đổi về mặt chất lượng vào năm 2005, khi tỉnh đã thu hút được những dự án có quy mô lớn,công nghệ hiện đại như Canon của Nhật Bản, Mitac của Đài loan, Misuwa của Nhật, Leadertek của Hoa Kỳ… Tính chung cả năm 2005 Bắc Ninh thu hút được 16 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 94,1% về số dự án và chiếm 99,62% về vốn đầu tư đăng ký. Bước sang nhưng năm tiếp theo đến nay, Bắc Ninh luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp. Tính chung cả giai đoạn từ 2006-2008, toàn tỉnh đã thu hút được 104 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1735,174 triệu USD, đạt quy mô vốn bình quân là 16,68 triệu USD/ dự án và chiếm tới 80,62% về số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bắc Ninh. Kết thúc năm 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đạt con số 145 dự án với tổng vốn đăng ký 2.125,694 triệu USD, những dự án này khi đi vào hoạt động hứa hẹn sẽ góp phần lớn vào tăng trưởng GTSXCN toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. 1.2.2.2. Phân theo địa điểm đầu tư Nhằm thu hút đầu tư cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, Ngay từ những ngày đầu tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã chủ trương quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp nhằm thu hút đầu tư, tạo bàn đạp cho công nghiệp tỉnh phát triển. Chính từ chủ trương này trong thời gian vừa qua, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp Bắc Ninh chủ yếu tập trung tại các khu công nghiệp cả về số dự án và vốn đăng ký. Bảng 1.12: FDI trong ngành công nghiệp phân theo địa điểm đầu tư Giai đoạn 1997-2008 Địa điểm số dự án % VĐK (Triệu USD) % KCN tập trung 126 86,90 1749,4 82,30 Ngoài KCN 19 13,10 376,29 17,70 ( Nguồn: Tổng hợp và xử lý số liệu sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) Tính đến tháng 12 năm 2008, các khu công nghiệp tập trung của Bắc Ninh đã thu hút được 126 dự án trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 86,9% về số dự án và 1749,4 triệu USD chiếm 82,3 % VĐK. Hiện nay Bắc Ninh đã có bốn khu công nghiệp hoàn thành song quá trình xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động đó là các KCN Từ Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong, KCN Đại Đông-Hoàn Sơn., các khu công nghiệp này chiếm phần lớn về số dự án đầu tư, Trong khi các khu công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng nhưng cũng đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đăng ký đầu tư Biều đồ 1.10: Cơ cấu FDI ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo địa điểm đầu tư giai đoạn 1997-2008 Trong khi bên ngoài cáckhu công nghiệp chỉ thu hút được 19 dự án chiếm 13,1% về số dự án và 17,7% về vốn đăng ký. Các dự án công nghiệp ngoài khu công nghiệp chủ yếu là các dự án trong ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, các ngành sản xuất lắp ráp xe máy. Hầu hết các dự án có vốn đầu tư nhỏ, công nghệ lạc hậu.duy chỉ có dự án công ty Kính nổi Việt Nam và dự án Khí công nghiệp Bắc Việt Nam là hai dư án có vốn đầu tư lớn, chỉ riêng hai dự án này đã chiếm 43,05% về vốn đăng ký của của các dự án đầu tư công nghiệp bên ngoài các khu công nghiệp tập trung Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp chủ yếu tập trung tại các huyện có điều kiện thuận lợn về vị trí địa lý và hạ tầng cơ sở như Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ, TP Bắc Ninh, trong khi đó các huyện còn lại trong tỉnh tình hình thu hút đầu tư trong ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần phải tập trung nguồn lực cải thiện hạ tầng cơ sỏ, nguồn nhân lực của các địa phương này để các huyện này có thể đóng góp hơn nữa vào thành công chung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Có thể thấy số dư án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp chủ yếu tập trung tại các KCN đã phản ánh chủ trương và chính sách của tỉnh trong phát triển công nghiệp. 1.2.2.3. Phân theo hình thức đầu tư Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành công nghiệp của Bắc Ninh phân theo hai hình thức chính là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh. Trong những năm đầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thì hình thức liên doanh được lựa chọn khá nhiều, trong giai đoạn từ 1997- 2005 có tới 9 dự án liên doanh được thành lập, chiếm đến 81,8% trong tổng số doanh nghiệp liên doanh trong ngành công nghiệp của tỉnh nhà, trong những năm sau hình thức này dần suy giảm và trong suốt ._. nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm quen, và bày tỏ quan điểm của mình, từ đó tạo lòng tin và và sự thân thiện của cộng đồng doanh nghiệp FDI với chính quyền tỉnh Tạo dựng hình ảnh thiện chí và sãn sàng đối thoại đối với các doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động. sự thiện chí này phải được thể hiện từ ngay lần đầu tiếp xúc nhà đầu tư, chủ động cung cấp thông tin, tài liệu về môi trường đầu tư của tỉnh, coi trọng và đánh giá thành công của doanh nghiệp như là thành công của tỉnh, coi những nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Bắc Ninh cũng như những công dân của tỉnh. qua đó sẽ tạo dựng được lòng tin đối với nhà đầu tư Lãnh đạo tỉnh cần chủ động giải quyết những khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án về mặt pháp lý, đất đai, lao động, thuế, thủ tục hải quan.Cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp tích cực nhằm đảm bảo tiến độ dự án mà không ảnh hưởng đến lợi ích chung của hai bên. Cán bộ tỉnh cần nắm bắt tinh thần của các chính sách là chính, sau đó là các biện pháp thực thi các chính sách này cần phải linh hoạt phù hợp với thực tế của dự án cũng như của địa phương, qua đó có thể tháo gỡ dược những vướng mắc trong quá trình cấp phép đầu tư. Chủ động hỗ trợ nhà đầu tư về vấn đề khảo sát địa điểm, quy hoạch, giải phóng mặt bằng, những công việc mà nhà đầu tư mất rất nhiều thời gian và công sức, tạo điều kiện thuận lợi cho dự án thực hiện đúng tiến độ và đạt hiệu quả Chính quyền tỉnh không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù chính quyền tỉnh có trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp hoạt dộng đúng mục đích, yêu cầu đặt ra khi đăng ký dự án. Nhưng việc quản lý này cần phải được thực hiện bằng cơ chế và chính sách hợp lý của nhà nước, đồng thời tôn trọng pháp luật quốc tế.chứ không phải bằng các biện pháp tùy tiện, thiếu nguyên tắc. Do đó chính quyền tỉnh không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà để họ có quyền tự chủ trong sản xuất trong phạm vi điều chỉnh của pháp luật nước ta. Tạo dựng lòng tin giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính quyền tỉnh là một kinh nghiệm hết sức quan trọng của các tỉnh đã thành công trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Là tỉnh đi sau, Bắc ninh cần phải học tập và thực hiện tốt kinh nghiệm này trong thu hút đầu tư, cần phải giúp cho nhà đầu tư hiểu biết được cơ chế chính sách, pháp luật, phong tục tập quán của Việt Nam nói chung và của Bắc Ninh nói riêng, bước đầu tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Việc tạo dựng lòng tin cho nhà đầu tư là cơ sở để nhà đầu tư an tâm hơn, không sợ phải đối phó với những thay đổi về cơ chế chính sách của nhà nước ta. Điều đó giúp họ yên tâm tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tốt hơn. Qua đó đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của tỉnh Xây dựng và tạo lập lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào chính quyền tỉnh là một việc làm đòi hỏi có sự phối hợp giữa nhiều cấp và ngành trong bộ máy chính quyền tỉnh, thông qua đó sẽ tạo sự gắn kết lâu dài giữa nhà đầu tư với tỉnh. đồng thời góp phần xây dựng hình ảnh một môi trường đầu tư thuận lợi, một Bắc Ninh thân thiện và là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài 2.2.2.4. Giải pháp về chọn lọc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp Tình trạng cạnh tranh trong thu hút FDI trong ngành công nghiệp giữa các địa phương trong cả nước đã dẫn đến một số địa phương đã đưa ra những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư trái với quy định của cả nước, thu hút FDI mọi giá. Mặt trái của tình trạng này là chất lượng thu hút không bền vững, làm rối loạn định hướng thu hút FDI của nhà nước từ đó làm tăng chi phí xã hội của hoạt động thu hút.. Đây là vấn đề bức xúc không chỉ của Bắc Ninh mà còn của nhiều tỉnh thành trong cả nước. do vậy trong việc hoạch định các chính sách ưu đãi đầu tư trong thời gian tới Bắc Ninh cần thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với định hướng và quy hoạch phát triển của tỉnh. Một hệ thống ưu đãi cần phải được thiết kế và thực thi sao cho đạt được mục tiêu tăng đầu tư với chi phí thấp. Điều này đòi hỏi hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư phải đảm bảo tính chọn lọc, quy định rõ ràng, đơn giản và bình đẳng, minh bạch. Quan trọng hơn cả là hệ thống ưu đãi đầu tư này phải dựa trên kết quả hoạt động chứ không dựa trên kế hoạch đề xuất. Trong thời gian tới các ưu đãi đầu tư cần hướng vào việc giảm các chi phí thường xuyên cho nhà đầu tư, đây mới là điều kiện quan trọng để nhà đầu tư gắn bó lâu dài với tỉnh. Bên cạnh việc xây dựng các chính sách ưu đãi đầu tư đúng pháp luật và hiệu quả thì việc thực hiện các chính sách này cần phải được chú ý, cần có sự nhất quán trong việc thực hiện các ưu đãi bởi thực tế hiện nay để có được ưu đãi đầu tư nhà đầu tư phải đi qua nhiều cửa, thực hiện nhiều thủ tục, điều này đã làm lản lòng các nhà đầu tư đối với ưu đãi đầu tư Khuyến khích và có cơ chế ưu đãi đối với các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, vốn đầu tư lớn,các dự án sản xuất sạch, những dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin, những dự án có sức lan tỏa rộng, thu hút được nhiều nhà đầu tư thứ cấp khác Đầu tư trực tiếp nước ngoài được dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào năm 2010, với vị trí địa lý thuân lợi và môi trường đầu tư khá hấp dẫn, Bắc Ninh đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có thể thấy các dự án đầu tư vào Bắc Ninh trong thời gian vừa qua chủ yếu là những dự án có quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu, những dự án vào lĩnh vực công nghệ cao mới chỉ dừng lại ở các dự án lắp rắp mà chưa đi vào nghiên cứu sản xuất.. chính vì vậy trong thời gian tới, nhằm đón đầu xu thế đầu tư mới, Bắc Ninh cần tập trung thu hút các dự án có công nghệ cao, những dự án có tính đến khả năng chuyển giao công nghệ và đặc biệt là những dự án thuộc danh mục kêu gọi đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên đối với Bắc Ninh hiện nay điều này không đơn giản khi mà cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhà đầu tư còn hạn chế, nguồn nhân lực chất lượng cao còn chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới Bắc Ninh cần tập trung vào hai hướng Thứ nhất, thu hút các dự án có công nghệ ở mức trung bình trở lên, đòi hỏi cơ sở hạ tầng không cao, nhưng bù lại lại giải quyết được một khối lương lớn công ăn việc làm mới cho người lao động. Những dự án này sẽ được tập trung thu hút vào các địa bàn còn khó khăn như Gia Bình, Lương Tài, Thuận Thành. Các dự án đầu tư vào các địa phương này gồm những dự án sử dụng nhiều lao động như dự án công nghiệp lắp ráp, may mặc, công nghiệp thực phẩm, tuy nhiên các dự án này cần phải được đánh giá và xem xét kỹ lưỡng về mặt hiệu quả đối với kinh tế xã hội của địa phương . Việc thu hút này một mặt nhằm phát triển công nghiệp những địa phương này, mặt khác tạo đà cho việc phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ khác. Sau một số năm khi cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, chất lượng và tác phong công nghiệp của đội ngũ lao dộng được nâng cao, sẽ tập trung thu hút các dự án có trình độ công nghệ hiện đại hơn. Việc tập trung thu hút các dự án FDI có công nghệ trung bình vào các địa phương này góp phần thu hẹp khoảng cách của các địa phương này với các địa phương khác trong tỉnh trong phát triển công nghiệp Thứ hai, tập trung thu hút các dự án, lớn có công nghệ cao, các dự án trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử vào các khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin nằm trên các địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nhân lực như Từ Sơn, Tiên Du, Quế Võ và TP Bắc Ninh. Khuyên khích các dự án dầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ của địa phương, những dự án này sẽ góp phần đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Trong thu hút đầu tư các dự án nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp, bên cạnh hiệu quả kinh tế mà dự án mang lại thì còn cần phải quan tâm đến tác động đến môi trường mà dự án mang lại. Chính vì vậy trong công tác thẩm định dự án để cấp giấy chứng nhận đầu tư cần đưa tiêu chí về tác dộng môi trường vào thành một trong những tiêu chí quan trọng nhất để cấp giấy phép. Những dự án không đáp ứng yêu cầu về môi trường cần kiên quyết bác bỏ. đồng thời trong quá trình triển khai dự án, tỉnh cần thường xuyên rà soát và kiểm tra định kỳ về môi trường của các dự án, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời và nghiêm khắc những cơ sở cố tỉnh gây ô nhiễm môi trường Những dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nếu không lập báo cáo đánh giá tác dộng môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cần yêu cầu nhà đầu bổ sung , nếu nhà đầu tư cố tỉnh lẩn tránh không bổ sung thì kiên quyết loại bỏ dự án, không cấp giấy chứng nhận đầu tư 2.2.5. Giải pháp hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư: Hoạt động xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm cung cấp thông tinh, hình ảnh về môi trường đầu tư của địa phương, Một môi trường đầu tư tốt, nhưng nhà đầu tư không thể tiếp cận và biết đến thì cũng không mang lại hiệu quả trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy tăng cường công tác xúc tiến đầu tư có vai trò quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn này khi mà dòng vốn FDI đang suy giảm, nhà đầu tư đang ngần ngại khi đưa ra quyết định đầu tư. Chúng ta phải chủ động không thể ngồi chờ nhà đầu tư đến với mình, mà phải tìm đến với họ, kêu gọi họ vào đầu tư tại tỉnh. Muốn vậy trước hết phải quán triệt và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của xúc tiến đầu tư trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Triển khai xúc tiến đầu tư phải hướng vào đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tiễn của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư cần coi việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai dự án đã được cấp phép là biện pháp tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của nhà đầu tư nước ngoài về sự hấp dẫn của môi trường đầu tư tỉnh Bắc Ninh Thứ hai, tăng cường công tác quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, xây dựng chiến lược riêng trong xúc tiến đầu tư và danh mục dự án khuyến khích đầu tư. Đây là căn cứ dể hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn được đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp với dự án hiệu quả, thay cho cách thức thụ động hiện tại là chạy theo những dự án nhà đầu tư. Chủ động đề xuất để hỗ trợ, hay cấp phép tràn làn cho các dự án do nhà đầu tư đề xuất, chỉ xem xét những cái được trước mắt mà quên đi những cái mất to lớn về môi trường, xã hội…. đã qua cái thời chúng ta thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng mọi giá, vì vậy công tác tiếp cận, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư phải được chuyển sang cách thức giới thiệu chung chung như trước kia sang tập trung phân tích sâu thông tin vào ngành, vùng. Nâng cao chất lượng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tiến hành xây dựng tài liệu giới thiệu và chi tiết về từng dự án kêu gọi đầu tư (Profile), trong đó xác định rõ về nội dung, hình thức, địa điểm, quy mô, điều kiện, các chế dộ khuyến khích ưu đãi, đối tác đầu tư và đầu mối liên hệ …Mặc dù nhà đầu tư không hoàn toàn đầu tư theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư nhưng việc công bố các danh mục dự án này có ý nghĩa quan trọng định hướng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc xác định lĩnh vực và tìm kiếm cơ hội đầu tư cụ thể tại Bắc Ninh Thứ ba, cần thúc đẩy nhanh quá trình kiện toàn hệ thống tổ chức xúc tiến đầu tư theo hướng tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư cả về số lượng và lẫn chất lượng. Tăng cường công tác đào tào, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ. Nghiên cứu và đề xuất mô hình mới về cơ quan xúc tiến đầu tư theo hướng chuyên trách về xúc tiến đầu tư. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Sở kế hoạch và đầu tư và Ban quan lý các khu công nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư , tránh tình trạng chồng chéo gây lãng phí ngân sách. Thứ tư, chủ động tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Tỉnh cần phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức các hội nghị xúc tiến, quảng bá và giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thông qua hội nghị xúc tiến đầu tư, Bắc Ninh có thể tiếp cận được với các nhà đầu tư đến từ nhiều nước, nhu cầu, những khó khăn vướng mắc của họ khi đầu tư vào tỉnh, từ đó có các giải đáp thảo măn yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó tỉnh Bắc Ninh cũng cần phải chủ động tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch do Bộ kế hoạch đầu tư cũng như các cơ quan nhà nước tổ chức để giới thiệu hơn nữa thông tin đến nhà đầu tư. Thứ năm, một khâu đặc biệt quan trọng mà tỉnh cần tập trung đầu tư trong thời gian tới đó là đầu tư nguồn lực để phát triển là hệ thống cung cấp thông tin tới nhà nhà đầu tư, đó là trang thông tin đầu tư nước ngoài và tài liệu xúc tiến đầu tư, cần tăng cường cập nhật thông tin này dưới một số ngôn ngữ, đáp ứng nhu cầu của số đông nhà đầu tư ( Tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Nga),. Bên cạnh chúng ta cần phát huy và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư cũng như giới thiệu các dự án khả thi và tiếp cận với nhà đầu tư tiềm năng. Để đáp ứng nhu cầu đầu tư trên thì kinh phí cho công tác xúc tiến đầu phải được huy động từ mọi nguồn, một phần lấy từ kinh phí xúc tiến đầu tư do trung ương hỗ trợ thì tỉnh cũng cần chủ động tìm kiếm các nguồn tài trợ khác cho công tác xúc tiến đầu tư. Tranh thủ kinh phí xúc tiến đầu tư của ngân sách trung ương thông qua Bộ kế hoạch và đầu tư bằng cách tham gia các đoàn công tác do Bộ kế hoạch và đầu tư tổ chức Thứ sáu, tăng cướng công tác nghiên cứu thị trường và đối tác đầu tư. Hiện nay đây vẫn là khâu yếu nhất trong công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh, hoạt động xúc tiến đầu tư mới chỉ quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá hình ảnh về môi trường, và cơ hội đầu tư trong khi lại thiếu những nghiên cứu hệ thống và những thông tin đối tác đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới Bắc Ninh cần tập thường xuyên thu thập thông tin về tình hình và xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới, pháp luật và chính sách đầu tư ra nước ngoài của các nước vùng lãnh thổ trọng điểm thu hút… Qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch để tiếp cận thị trường nước ngoài KIẾN NGHỊ : Qua nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, cộng với những kiến thức đã được trang bị trong giảng đường đại học. Đề tài xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp Bắc Ninh trong thời gian tới là Thứ nhất, về vẫn đề thủ tục hành chính.:Có thể thấy trong thời gian vừa qua Bắc Ninh đã có những cố gắng nhất định trong công tác cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên các thủ tục vẫn còn khá rườm rà, và tốn nhiều thời gian của nhà đầu tư. Chính vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần tập trung hơn nữa vào công tác cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài, giảm thiểu hơn nữa thời gian cấp phép và số lần đi lại cho nhà đầu tư. Muốn vậy tỉnh cần phải công khai, minh bạch hóa các quy hoạch, kế hoạch, Văn bản, ưu đãi giúp nhà đầu tư nắm rõ được những thông tin về thủ tục hành chính, qua đó có thể giảm bớt thời gian đi lại. Xây dựng chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm: cơ sở dữ liệu, nối mạng thông tin giữa các cơ quan chức năng, trước hết là giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, Công an tỉnh, Sở Công Thương... Thứ hai, về đào tạo nguồn nhân lực: Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70 - 75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25 - 30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước đi đầu tư không chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính vì vậy để đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thì chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh là đặc biệt quan trọng. Bắc Ninh cần có các chính sách huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo, trong đó cần quan tâm hơn nữa đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tỉnh cần có những ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt đối với các dự án về giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho người lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp tại các trường dạy nghệ, các cơ sở đào tạo, cũng như tại các doanh nghiệp cho người lao động, nhằm hạn chế tình trạng biểu tình bải công một cách bất hợp pháp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Các nhà lãnh đạo tỉnh cần đứng ra làm đầu mối liên kết đào tạo giữa doanh nghiệp và người lao động trong đào tạo nghề Thứ ba, về cơ sở hạ tầng: Mặc dù cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh được đánh giá là tương đối đồng bộ và hiện đại so với các tỉnh trong cả nước. Nhưng có thể thấy vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Chính vì vậy Bắc Ninh cần tập trung mọi nguồn lực cho cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp. huy động mọi thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư nhân và kinh tế nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Tranh thủ thu hút và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn vốn ODA cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài các khu công nghiệp Thứ tư, về công tác xúc tiến đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài : Hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ nhà đầu tư tại chỗ có vai trò quan trọng. Trong thời gian tới tỉnh cần nâng cao chất lượng tài liệu, thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh. Tỉnh cần chủ động hơn nữa trong công tác xúc tiến đầu tư, tranh thủ mọi nguồn vốn cũng như các hội nghị xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại do Bộ kế hoạch và đầu tư tổ chức. Xây dựng chi tiết danh mục các dự án FDI ưu tiên thu hút đầu tư trong thời gian tới. Tập trung xúc tiến đầu tư tại các thị trường tiêm năng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, EU, Hoa Kỳ thay vì dàn trải kém hiệu quả. Bên cạnh việc xúc tiến đầu tư, thì các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư tại chỗ về quy trình, thủ tục đầu tư, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh, thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế , lao động, sở hữu trí tuệ, bản quyền và nhãn hiệu hàng đóng vai trò quan trọng góp phần tạo dựng lòng tin, xóa bỏ và giải tỏa tầm lý của nhà đầu tư. Chính vì vậy Bắc Ninh cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư vấn làm việc tại trung tâm xúc tiến đầu tư, văn phòng một cửa liên thông, lựa chọn, bố trí cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi, thông thạo ngoại ngữ... về làm việc tại Trung tâm, tạo điều kiện cho cán bộ Trung tâm tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, tổ chức ở trong và ngoài nước. . Thứ năm, về chọn lọc trong thu hút đầu tư. Nhằm tăng trưởng và phát triển một cách bên vững trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp. Tỉnh cần có các cơ chế và chính sách ưu đãi riêng đối với các dự án trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vi điện tử, các dự án có vốn đầu tư lớn nhưng vẫn nằm trong phạm vi các quy định ưu đãi của nhà nước. Kiên quyết loại bỏ những dự án công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái KẾT LUẬN Hiện nay, chúng ta đang ở trong một thế giới ngày càng mang tính toàn cầu hóa, không một nước nào có thể tồn tại và phát triển trong sự biệt lập vể kinh tế. Trong bối cảnh đó nhà đầu tư ngày càng trở lên năng động và luôn có điều kiện so sánh môi trường đầu tư và kinh doanh giữa các nước và các địa phương để quyết định hoạt động đầu tư của mình Với lợi thế về vị trí địa lý, trong những năm qua hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội của tỉnh nói chung. Tuy nhiên bên cạnh bên cạnh những thành công đó thì vẫn còn có những hạn chế còn tồn tại trong công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển ngành công nghiệp, chính những hạn chế này đã kìm hãm sự tăng trưởng và chất lượng của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phát triển ngành công nghiệp tỉnh nhà trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới, nhằm vượt qua những khó khăn thách thức của nền kinh tế, cũng như có thể đón đầu xu thế đầu tư mới. Bắc Ninh cần tập trung đẩy mạnh các nhóm giải pháp nhằm nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại tỉnh, phấn đầu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 DANH MỤC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI(FDI) TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2009-2010 STT Dự án 1.1. Công nghệ thông tin, điện tử, tin học 1 Dự án Phát triển phần mềm công nghệ thông tin 2 Dự án sản xuất, lắp ráp linh kiện thiết bị viễn thông 3 Dự án lắp ráp, sản xuất điện thoại cố định, điện thoại di động 4 Dự án sản xuất linh kiện chính xác công nghệ in, dụng cụ quang học 5 Dự án sản xuất đồ điện tử gia dụng 6 Dự án lắp ráp, sản xuất máy vi tính 1.2. Công nghiệp thép 7 Dự án sản xuất thép cán nguội 8 Dự án sản xuất vật liệu cao cấp phục vụ công nghệ chế tạo 1.3. Công nghiệp vật liệu xây dựng 9 Dự án sản xuất gạch men tổng hợp               1.4. Công nghiệp cơ khí 10 Dự án lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô  11 Dự án lắp ráp, sản xuất phụ tùng xe máy 1.5. Công nghiệp hoá chất- phân bón 12 Dự án sản xuất sơn chất lượng cao, chuyên dùng 13 Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng và chế biến các sản phẩm nông nghiệp 1.6. Công nghiệp dệt may – da giấy 14 Dự án sản xuất phụ liệu ngành may mặc, giầy dép   15 Dự án sản xuất vải giả da 16 Dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ da, giả da 17 Dự án sản xuất giầy thể thao xuất khẩu 1.7. công nghiệp chế biến thực phẩm 18 Dự án chế biến thịt lợn xuất khẩu 19 Dự án sản xuất thức ăn cho tôm cá (Nguồn: sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) PHỤ LỤC 2 TOP 10 DỰ ÁN FDI CÓ VỐN ĐẦU TƯ LỚN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH STT Tên dự án Quốc tịch Ngày cấp VĐK ngành nghề kinh doanh Địa điểm 1 Công ty TNHH Kính nổi Việt Nam Nhật Bản 31.3.1995 126,000,000 Sản xuất và kinh doanh kính nổi Xã phương liễu, Huyện Quế Võ 2 Công ty TNHH Khí công nghiệp Việt Nam Anh, Pháp 17.12.1996 36,000,000 Sản xuất các Sản phẩm Khí công nghiệp chất lượng cao, quy mô 9.000.000Nm3/năm; thiết kế và lắp đặt, bảo trì các thiết bị liên quan đến việc sử dụng khí công nghiệp, quy mô: 6.000.000USD/năm. Xã Vân Dương, Huyện Quế Võ 3 Công ty TNHH Canon Việt Nam (Quế Võ) Nhật Bản 24.3.2005 60,000,000 Sản xuất gia công các loại máy in laze, linh kiện, bán thành phẩm máy in laze KCN Quế Võ 4 Công ty TNHH Mitac Precision technology Đài Loan 22.9.2005 60,000,000 Sản xuất máy in, linh kiện máy in; DVD; điện thoại di động; máy ảnh kỹ thuật số và PCB (bảng mạch vi tính) KCN Quế Võ 5 Công ty TNHH Canon Việt Nam (Tiên Sơn) Nhật Bản 6.3.2006 70,000,000 Sản xuất, gia công các loại máy in phun, linh kiện, bán thành phẩm máy in phun, linh kiện, bộ phận chi tiết cho các thiết bị điện tử. Sản xuất, gia công các loại máy in laze, linh kiện , bán thành phẩm máy in laze. Sản xuất, gia công các loại máy quét ảnh KCN Tiên Sơn 6 Công ty TNHH FUNRING PRECISION COMPONENT Đài Loan 31.1.2007 80,000,000 Sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm, linh kiện điện tử và máy đúc khuôn. KCN Quế Võ 7 Công ty cổ phần VS INDUSTRY VIETNAM Hông Kông 15.12.2006 35,000,000 Sản xuất linh kiện, máy móc bằng chất liệu nhựa, có độ chính xác cao dùng để xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp KCN Quế Võ 8 Công ty TNHH TNHH SAMSUNG ELECTRONICS Việt Nam Hàn Quốc 25.3.2008 670,000,000 Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử công nghệ cao; Sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị và kinh doanh các sản phẩm điện tử công nghệ cao như: điện thoại di động, thiết bị viễn thông và các sản phẩm điện tử khác, linh kiện, phụ kiện điện tử KCN Yên phong 1 9 Công ty TNHH TYCO ELECTRONICS VIỆT NAM Luxemboug 30.7.2008 35,000,000 Nghiên cứu, thiết kế và sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật chính xác không nguồn, hệ thống kết nối/liên kết, rơle, ngắt điện, công tắc, các sản phẩm màn hình cảm ứng, dây và cáp cho thị trường thiết bị đo kiểm, ô tô, máy tính, hàng điện tử tiêu dùng KCN Quế Võ 10 Nhà máy biến thế ABB (ABB TRANSFORMERS FACTORY-Việt nam ). Thụy Sỹ 28.11.2008 96,930,000 Sản xuất biến thế truyền tải: (10MVA trở lên): 400 máy/năm; Biến thế phân phối (36KVA-10MVA): 3.450 máy/năm. KCN Tiên Sơn ( Nguồn : Tổng hợp và xử lý tài liệu sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC DỰ ÁN FDI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐANG TÌM HIỂU CƠ HỘI ĐẦU TƯ TẠI TỈNH BẮC NINH STT Tên nhà đầu tư Quốc tịch Vốn đăng ký Lĩnh vực hoạt động Diện tích đất 1 Tập đoàn SIAM CIMENT Thái Lan Sản xuất xi măng, giấy, phân phối 2 Công ty Vietko Harness Hàn Quốc Sản xuất dây cáp điện 3 Công ty Eglo Leuchten GMBH Áo 5 Sản xuất đèn trang trí các loại 3 4 Công ty Twinwill Optronics và Công ty phát triển quốc tế Futa Shenshy Đài Loan 10 Linh kiện điện tử 0.5 5 Công ty CPAC Monier Thái Lan 5 Sản xuất vật liệu xây dựng (ngói bêtông màu) 2 6 Tập đoàn Hyundai - Kia Hàn Quốc Sản xuất linh kiện, phụ tùng cho ô tô 100 7 Công ty YUDO Hàn Quốc Sản xuất khuôn mẫu chính xác hàng nhựa 8 Công ty TM Việt Hoa Việt Nam 10 Sản xuất linh kiện điên tử xuất khẩu 3 9 Công ty ADRRAS T&D, Công ty NYTECH, Công ty DUNCT Công ty EM-S.T.A.R Hàn Quốc Công nghệ thông tin cung cấp cho LG, Yamaha, Samsung 10 Đoàn DN Singapore (23 DN) và Đại sứ quán Singapore Singapore Tìm hiểu môi trường đầu tư 11 Công ty Sojitz Nhật Bản Sản xuất klinh kiện cho động cơ ô tô, xe máy 1 12 Công ty TNHH Bắc Lực Khang Việt Nam Trung Quốc Sản xuất ghế sofa và thực phẩm chức năng 13 Công ty HSING HSIED ENTERPRISE Đài Loan Tìm hiểu môi trường đầu tư 14 Nhà đầu tư Úc Úc Tìm hiểu đầu tư lĩnh vực thiết kế 15 Công ty TNHH ChaiYo AA Việt Nam Tìm hiểu đầu tư dự án KCN và SX giấy 16 Công ty Engineering Changsung Hàn Quốc Tìm hiểu đầu tư dự án lĩnh vực lắp đặt, máy móc thiết bị 17 Công ty điện tử DK UIL; Công ty công nghệ Gaangzhou (China) Công ty Optec Inwang; Công ty DSE (Korea) Trung Quốc; Hàn Quốc Tìm hiểu môi trường đầu tư thực hiện các dự án vệ tinh cho Samsung 18 Tập đoàn ShineWay Group Trung Quốc Tìm hiểu đầu tư dự án lĩnh vực chế biến thực phẩm 19 Tập đoàn Ben Kiu Đài Loan Tìm hiểu môi trường đầu tư ; thực hiện các dự án lĩnh vực điện tử, nghiên cứu và phát triển 20 Hiệp hội điện tử và điện cơ Đài Loan Đài Loan Tìm hiểu môi trường đầu tư Bắc Ninh 21 Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Hitachi High-Technologies (Singapore) Singapore Tìm hiểu môi trường đầu tư Bắc Ninh 22 Continental Industrial Corrporation Malaysia Tìm hiểu môi trường đầu tư thực hiện các dự án sản xuất thép chuyên dụng 23 Microtet Technology Co.,ltd Đài Loan Tìm hiểu môi trường đầu tư thực hiện các dự án sản xuất máy in và mực in 24 Công ty cổ phần kiến thiết Hưng Tổng Trung Quốc Tìm hiểu môi trường đầu tư thực hiện dự án xây dựng và phát triển KCN 25 Công ty Ocular Sendirian Berhad Singapore Tìm hiểu đầu tư dự án lĩnh vực linh kiện điện tử 26 Công ty SX gạch Trùng Hoà Trung Quốc Tìm hiểu môi trường đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà máy gạch (Nguồn : Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh) TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ: TS. Đinh Đào Ánh Thủy Báo cáo FDI năm 2008 – Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh Báo cáo FDI giai đoạn 2001- 2008 – Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh Báo cáo hội nghị tổng kết công tác xúc tiến đầu tư khu vực phía Bắc ngày 24/10/2008. Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2005, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 ngành công nghiệp Bắc Ninh - Sở công nghiệp Bắc Ninh Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2006, phương hướng và giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2007 ngành công nghiệp Bắc Ninh – Sở công nghiệp Bắc Ninh Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007, định hướng kế hoạch năm 2008 – Sở công nghiệp Bắc Ninh Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2008, xây dựng kế hoạch năm 2009 – Sở công thương Bắc Ninh Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2008 và kế hoạch năm 2009 của ngành công thương- Bộ công thương Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2005,2006,2007,2008 – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Danh sách các dự án đầu tư FDI tỉnh Bắc Ninh tính đến 31/12/ 2008 – Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh Đề án thu hút FDI Bắc Ninh giai đoạn 2007-2015- Sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh   Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam : Tồn tại và Kiến nghị - PGS. TS. Phương Ngọc Thạch, Tạp chí phát triển kinh tế 3- 2003 Niêm giám thống kê Bắc Ninh năm 2004,2005,2006,2007 – Cục thống kê Bắc Ninh Kỷ yếu hội thảo : “Công nghiệp công nghệ thông tin trong xu thế đầu tư mới”. Bộ Thông tin và truyền thông Giáo trình kinh tế đầu tư: PGS.TS Từ Quang Phương, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt - NXB Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2007. Văn bản pháp luật về đầu tư. Khoa luật kinh tế, tổ bộ môn luật đầu tư – Nhà xuất bản công an nhân dân Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam VCCI. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Đầu tư nước ngoài Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. cổng giao tiếp điện tử Bắc Ninh. Vĩnh phúc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghiệp , Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc Báo Bắc Ninh ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21617.doc
Tài liệu liên quan