Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

Tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO: Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành (1988), hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia, là cầu nối vững chắc giúp cho Việt Nam hoà nhập sâu hơn vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá và phân công lao động qu... Ebook Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

doc104 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốc tế. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Gia nhập WTO mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các đối tác lớn là một điều quan trọng không thể thiếu trong việc tạo lập môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới cùng với thế mạnh vượt trội về đầu tư. Tuy là một nước đến sau trong môi trường đầu tư Việt Nam, song sự phát triển nhanh chóng của đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đã khẳng định Mỹ là một đối tác vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết (13/7/2000) và Quốc hội hai nước phê chuẩn (10/12/2001) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam để từ đó kịp thời có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút nguồn đầu tư đầy triển vọng này là hết sức cần thiết. Từ thực tiễn hoạt động đầu tư của Mỹ ở Việt Nam cũng như những triển vọng phát triển mối quan hệ đầu tư giữa hai nước trong tương lai sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, em đã chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO” làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ đầu tư của hai nước cũng như triển vọng của mối quan hệ đó. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ nói chung; thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam nói riêng trong thời gian qua và một số biến động của dòng vốn đó sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung vào việc phân tích hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam từ 1988 – 2007, tức là từ thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những giải pháp đưa ra được coi là những giải pháp được sử dụng trong trung hạn từ 2008 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết chủ yếu áp dụng hình thức nghiên cứu tại bàn với các phương pháp: phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa,… 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Chương III: Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Tuy gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu nhưng được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh, em đã hoàn thành bài khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Phạm Thị Mai Khanh cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA MỸ I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1. Khái niệm(1) Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. 2. Đặc điểm(2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài(3) Hiện nay, theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm các hình thức chủ yếu sau: 3.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh 3.2. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng liên doanh kí giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước khác. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. 3.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BBC): là hình thức đầu tư được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO): là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT): là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. 3.4. Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây : Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. 3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ quy định. 3.6. Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của luật đầu tư, luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan 4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài(4) Hoạt động đầu tư có tác động đến các nước tiếp nhận vốn FDI cũng như các nước xuất khẩu FDI. 4.1. Đối với các nước tiếp nhận vốn FDI * Đối với những nước công nghiệp phát triển Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát. * Đối với các nước đang phát triển Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Do đó vốn FDI có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng đang chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao. Theo tính toán của các chuyên gia Ngân hàng thế giới, các dự án FDI ở Việt Nam đã đóng góp tới 7,6% GDP trong năm 1996, năm 2002 chiếm khoảng 14%, riêng trong 9 tháng đầu năm 2007, vốn FDI đã chiếm 17,2% GDP .(5) Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của các nước chủ nhà. Trong nhiều trường hợp do quy mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy móc rất lớn dẫn đến tiêu cực trong cán cân thương mại, gây ra sự thâm hụt thương mại thường xuyên. Do đó, cần phải khuyến khích các dự án FDI mua nguyên liệu, phụ tùng trong nước và tăng cường mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán. Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Đó là nguồn thu từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, mặt biển; từ các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. 4.2. Đối với các nước xuất khẩu FDI FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định. FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. II. KHÁI QUÁT VỀ FDI CỦA MỸ 1. Vài nét về nền kinh tế Mỹ Vào đầu và khoảng giữa thế kỷ thứ 20, nền kinh tế Châu Âu, Châu Á trong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Trong khi đó nền kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh do bán vũ khí, lương thực thực phẩm…Kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945, Tổng sản phẩm quốc dân GNP của Hoa Kỳ chiếm 42% GNP toàn cầu, thế giới tư bản Hoa Kỳ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng.(6) Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế, sau chiến tranh Hoa Kỳ bỏ vốn lớn để thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Thế giới (WB); và sau đó góp vốn thành lập Công ty tài chính Quốc tế (IFC) vào năm 1956; Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) vào năm 1960; Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) năm1966; Công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm 1990…Ngoài ra, với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức chi phối hoạt động kinh tế và thương mại trên thế giới đã ra đời như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), nay chuyển thành Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO); các tổ chức kinh tế khác của Liên Hiệp Quốc: UNDP, FAO, UNIDO… cũng được sự tài trợ và chịu sự khống chế của Hoa Kỳ. Thông qua các tổ chức tài chính-kinh tế kể trên, Hoa Kỳ chi phối rất mạnh nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, theo một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học thì “Khi nước Mỹ hắt xì hơi thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.(7) Theo hội đồng phi lợi nhuận về cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. Báo cáo của cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội Mỹ(CRS) đã nêu rõ “Các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”. (8) Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỉ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắc và Apganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản. Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài. Dù sao đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng hạng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế. Dưới đây là một vài con số cần xem xét khi đề cập đến nền kinh tế Mỹ: (9) Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt gần 13,13 nghìn tỉ USD trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang - bang California - đạt 1,5 nghìn tỉ USD trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước vào năm đó. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỉ USD, gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ 2 là Đức. Đứng thứ 2 về xuất khẩu hàng hóa - 1000 tỉ USD trong năm 2006, chỉ sau Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007. Đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỉ USD trong năm 2006. Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỉ USD trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác. Đứng thứ 2 về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau Trung Quốc. Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỉ USD vào giữa năm 2006. Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất - trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỉ USD trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển. Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỉ USD, chiếm 4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm 18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỉ USD vào giữa năm 2006. Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại Châu Mỹ La tinh và khu vực Caribê, chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 62 tỉ USD trong năm 2006 từ những nguời di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày. Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand. Đứng thứ 20/163, cùng với Bỉ và Chi Lê về các chỉ số minh bạch quốc tế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp hơn được xem là ít tham nhũng hơn). Về triển vọng trung và dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỉ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 3 năm tới. Tỉ lệ thất nghiệp dự tính sẽ giảm dần và kinh tế sẽ tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010. 2. Thực trạng FDI của Mỹ 2.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005) Đơn vị: triệu USD Năm/ Khu vực 1990-2000 2002 2003 2004 2005 Mỹ 92.010 134.946 129.352 222.437 -12.714 Trung Quốc 2.195 2.518 -152 1.805 11.306 Nhật Bản 25.409 32.281 28.800 30.951 45.781 Anh 73.378 50.300 62.187 94.862 101.099 Châu Âu 276.335 265.815 286.106 334.915 554.802 Các nước phát triển 434.586 485.111 514.806 686.262 646.206 Thế giới 492.566 539.540 561.104 813.068 778.725 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2006’’, UNCTAD) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy Mỹ vẫn là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cao nhất trên thế giới, đạt hơn 222 tỷ USD trong năm 2004, chiếm 27,36% tổng vốn FDI thế giới, gần với tổng FDI ra của toàn Châu Âu (279.830 triệu USD). Cho đến thời điểm 2004, đây được coi là mức đầu tư kỉ lục của Mỹ. Năm 2002 đầu tư FDI của Mỹ ra thế giới là 134.946 triệu USD, năm 2003 là 119.405 triệu USD. So với các nước khác thì rõ ràng nguồn vốn FDI của Mỹ luôn luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn và là nguồn vốn không thể thiếu trên thế giới. Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005) Đơn vị: triệu USD Năm/ Khu vực 1980 1990 2000 2004 2005 Mỹ 215.375 430.521 1.316.247 2.063.998 2.051.284 Trung Quốc - 4.455 27.768 35.005 46.311 Nhật 10.652 201.441 278.442 370.544 386.581 Anh 80.434 229.307 897.845 1.268.532 1.237.997 Châu Âu 212.570 810.277 3.050.067 5.305.463 5.475.025 Các nước phát triển 498.921 1.642.187 5.578.431 9.093.607 9.271.932 Thế giới 571.228 1.791.092 6.471.435 10.325.240 10.671.889 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2006’’, UNCTAD) Nhìn bảng số liệu trên ta có thể thấy ngay lượng FDI ra của các nước phát triển chiếm 90% tổng lượng vốn FDI đầu tư ra trên thế giới và lượng vốn qua các năm luôn tăng. Trong đó lượng vốn FDI ra của Mỹ luôn chiếm vị trí lớn nhất trong tổng lượng vốn đầu tư FDI ra trên thế giới, cụ thể tính đến năm 1990 lượng vốn FDI của Mỹ ra thế giới là 430.521 triệu USD chiếm 24,04%, tính đến năm 2000 là 1.316.247 triệu USD chiếm 20,34%, năm 2005 là 2.052.284 triệu USD chiếm 19,23% FDI toàn thế giới. Bảng 1.3: Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính đến năm 2005) Khu vực Công ty mẹ Công ty con Nước phát triển 50.520 247.241 EU 36.003 199.303 Anh 2.169 13.485 Mỹ 2.418 24.607 Nhật 4.149 4.710 Nước đang phát triển 18.029 335.338 Châu Á - TBD 14.791 293.875 Đông Á 11.049 245.310 Trung Quốc 2.000 215.000 Hồng Kông 948 9.072 Đông Nam Á 314 33.892 Đông Âu và CIS 1.178 107.812 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2005’’, UNCTAD) Ta có thể thấy ngay các công ty xuyên quốc gia (TNCs) – các công ty có vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI ở các nước đang phát triển có số lượng ít hơn nhiều so với các nước phát triển (khoảng hơn 3 lần). Đặc biệt ta có thể thấy Hoa Kỳ là nước có nhiều nhất các TNCs và các công ty con của chúng. Chính các TNCs này là một nguồn FDI quan trọng của thế giới và nó ngày càng đóng vai trò to lớn trong FDI của thế giới. Chúng là nhân tố quan trọng tạo ra lượng vốn FDI ra nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ. 2.2. Chính sách và cơ cấu đầu tư ra nước ngoài của Mỹ 2.2.1. Chính sách thị trường và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo khu vực Với xu hướng vươn tới lợi nhuận cao, các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài thường tập trung phát triển tư bản tư nhân vừa và nhỏ nhưng lại sử dụng trình độ kỹ thuật hiện đại với cung cách làm ăn “kiểu Mỹ” đã khiến cho các nước có trình độ phát triển thấp cảm thấy khó hợp tác. Chính vì vậy, khi quyết định lựa chọn một thị trường đầu tư, các công ty Mỹ đặt ra các ưu tiên hàng đầu là: (10) Một thị trường rộng lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có cơ chế tốt bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ, môi trường luật lệ kinh doanh mang tính chuyên nghiệp cao Chi phí lao động nói riêng và cho sản xuất nói chung thấp, lực lượng lao động có tay nghề cao Có khả năng tiếp cận các nguyên liệu cần thiết Chính sách đầu tư, đặc biệt là chính sách về thuế, có nhiều ưu đãi Sự ổn định về chính trị Sự ổn định về tiền tệ. Trong các ưu tiên của mình, các nhà đầu tư Mỹ đã coi yếu tố thị trường và cơ sở hạ tầng (bao gồm cả cơ sở hạ tầng cứng và mềm) là yếu tố quan trọng hơn các yếu tố chi phí và nguồn nguyên liệu,...Kết quả là, trong những năm qua, Anh, Canada, Hà Lan, Australia, Đức, Thụy Sỹ, Nhật là những quốc gia nhận đầu tư nhiều nhất của Mỹ, chỉ riêng 7 thị trường lớn nhất đã thu hút tới 53,07% tổng đầu tư ra nước ngoài của Mỹ (chi tiết xem bảng 1.4). Rõ ràng đầu tư của các công ty Mỹ chủ yếu là nhằm vào các quốc gia có thu nhập cao (dung lượng thị trường lớn) và trình độ phát triển cơ sở hạ tầng cao. Bảng 1.4: Thị trường đầu tư lớn nhất của Mỹ tính đến năm 2005 STT Tên nước Vốn tiếp nhận (Triệu USD) Tỷ trọng (%) 1 Anh 323.796 15,64 2 Canada 234.831 11,34 3 Hà Lan 181.384 8,76 4 Australia 113.385 5,48 5 Đức 86.319 4,17 6 Thụy Sỹ 83.424 4,03 7 Nhật Bản 75.491 3,65 Tổng FDI của Mỹ 2.069.983 100,00 (Nguồn: “Inbound and outbound US Direct Investment with leading partner country, 6/2007”, USDOC, BEA) Theo số liệu chính thức của Mỹ, hiện nay đầu tư của Mỹ có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng nếu xét theo từng khu vực đầu tư, trong giai đoạn 1996-2006, có tới 52,19% tổng đầu tư của Mỹ tập trung vào các nước Châu Âu. Châu Mỹ La Tinh đứng thứ hai với 18,62%. Cả Châu Phi và Trung Đông chỉ chiếm hơn 2%. Cơ cấu này là hoàn toàn phù hợp với định hướng thị trường đã nêu ở trên. Ngoài ra có khoảng 2,81% số vốn được đầu tư ở nhiều quốc gia khác (chi tiết xem bảng 1.5). Đáng lưu ý là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (TBD), là thị trường mới, hiện nằm trong tầm quan tâm của Mỹ, đã thu hút được một tỷ trọng khá lớn là 16,55% vốn đầu tư (Năm 2006: đạt tỉ lệ cao nhất-18,11%). So với các nước phát triển Châu Âu, các nước khu vực Châu Á-TBD không thể so sánh được về các yếu tố thu hút đầu tư của Mỹ cũng như về dung lượng thị trường nhưng lại nằm trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Mỹ nên có được những ngoại lệ. Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu vực giai đoạn 1996-2006 Đơn vị tính: phần trăm(%) Năm/ Khu vực 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TB Canada 11,27 11,09 9,81 9,84 10,06 10,45 10,30 10,62 10,03 10,93 10,34 10,43 EU 48,97 48,79 51,81 51,63 52,22 52,86 53,16 55,20 55,05 51,98 52,45 52,19 Mỹ Latinh 19,61 20,75 19,66 20,88 20,25 19,15 17,90 16,80 16,07 17,13 16,92 18,65 Châu Phi 1,03 1,30 1,41 1,08 0,90 1,07 0,99 1,12 1,02 1,08 1,07 1,10 Trung Đông 1,04 1,01 1,07 0,90 0,83 0,90 0,94 0,95 0,90 1,06 1,11 0,97 Châu Á-TBD 17,55 16,62 15,96 15,68 15,74 15,57 16,71 15,30 16,94 17,82 18,11 16,55 Khu vực khác 4,53 3,44 2,28 0,99 - - - - - - - 2,81 (Nguồn: 2.2.2. Chính sách lĩnh vực và cơ cấu đầu tư của Mỹ theo lĩnh vực Thông qua đầu tư, Mỹ muốn duy trì các nước trong mối quan hệ hợp tác phụ thuộc, làm cho cơ cấu ngành kinh tế của các nước phù hợp với các biến đổi cơ cấu kinh tế của Mỹ. Trong đầu tư ra nước ngoài của Mỹ giai đoạn 1996-2006, lĩnh vực công nghiệp chiếm hơn 30% tổng vốn, trong đó ngoài dầu mỏ, khai khoáng đáng chú ý là các ngành hóa chất, điện tử, thiết bị công nghiệp và xây dựng là những ngành có hàm lượng công nghệ cao; lĩnh vực dịch vụ chiếm gần gần 5,41%, riêng ngành tài chính bảo hiểm đã chiếm tỷ trọng gần 30%, thương mại chiếm 6,56%. Cơ cấu các lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Mỹ ở bảng 1.6 đã phản ánh mục tiêu chính sách về lĩnh vực đầu tư của Mỹ. Với mục tiêu phát triển các ngành hiện đại có hàm lượng công nghệ cao, đổi mới tài sản cố định nhanh nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cao và ổn định, có khả năng chi phối điều khiển trực tiếp thế giới, Mỹ đầu tư ra nước ngoài để nâng cao hiệu quả tư bản của mình, chuyển giao những công nghệ đã lỗi thời. Nhưng khi đầu tư ra nước ngoài, Mỹ luôn có ý đồ nắm và kiểm soát các nguồn nguyên liệu chiến lược, trước hết là dầu mỏ, các loại khoáng sản, cao su... và các ngành công nghiệp và dịch vụ quan trọng như chế tạo, điện tử, thiết bị công nghiệp và xây dựng, ngân hàng, thương mại... Bảng 1.6: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực giai đoạn 1996 – 2006 Đơn vị: phần trăm(%) Năm/ Ngành 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 TB Khai khoáng - - - 5,96 5,48 5,44 5,06 4,83 4,82 5,43 5,71 5,34 Dầu mỏ 9,46 9,65 9,12 - - - - - - - - 9,41 Dịch vụ công cộng - - - 1,85 1,67 1,75 1,63 - - - - 1,73 Sản xuất 33,39 31,96 28,99 26,92 26,13 22,46 20,89 20,97 19,52 21,04 21,12 24,91 -Thực phẩm 3,90 3,76 3,53 1,91 1,79 1,46 1,19 1,56 1,35 1,43 1,36 2,11 -Hóa chất 9,41 8,77 7,94 6,72 5,76 5,42 5,11 5,17 5,04 5,44 5,44 6,38 -Kim lọai 2,05 1,82 1,82 1,77 1,64 1,49 1,29 1,21 1,19 1,10 0,97 1,49 -Máy móc 3,81 3,46 3,09 1,77 1,69 1,21 1,14 1,18 1,06 1,28 1,35 1,91 -Điện tử 4,00 3,59 3,21 4,53 5,31 4,67 3,67 3,28 3,16 3,56 3,88 3,90 -Phương tiện vận tải 4,04 4,08 3,39 3,56 3,79 2,77 2,80 2,71 2,40 2,29 2,33 3,10 -Ngành sản xuất khác 6,77 6,47 6,00 - - - - 5,87 5,32 5,94 5,78 6,02 Bán buôn 8,44 7,45 6,87 7,10 7.14 7,73 6.88 6,77 6,04 6,53 6,89 6,56 Tài chính, bảo hiểm 36,66 38,53 41,51 19,71 19,54 20,26 21,02 21,22 23,09 24,28 23,17 26,27 Dịch vụ 4,76 5,34 5,91 6,58 6,48 5,29 4,50 4,66 5,06 5,35 5,53 5,41 Ngành khác 6,68 7,06 7,61 31,89 33,57 37,06 40,01 41,54 41,48 37,37 37,58 29,26 (Nguồn: 2.2.3. Chính sách đầu tư của Mỹ vào khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Đối với Mỹ, "Châu Á có ý nghĩa then chốt đối với đời sống kinh tế Mỹ cũng như đối với đời sống hàng ngày của người dân Mỹ. Đó là vùng đất béo bở nhất xét từ góc độ đảm bảo việc làm và xuất khẩu của người dân Mỹ" - đây là lời phát biểu của Trợ lý thư ký Nhà Trắng vào đầu thập kỷ 90. Sự mất cân bằng trong buôn bán với khu vực này đã làm cho Mỹ phải tìm mọi cách để thu hẹp thâm hụt buôn bán song phương với từng bạn hàng. Tạo ra một khu vực thương mại và đầu tư tự do Châu Á-TBD là một kế hoạch hấp dẫn mang lợi ích kinh tế cho Mỹ. Tuy Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-TBD (APEC) ra đời năm 1989 và Mỹ là một trong số 12 nước thành viên sáng lập nhưng sau năm 1993 Mỹ mới bắt đầu tham gia APEC. Cần lưu ý rằng, phần lớn đầu tư của Mỹ tại Châu Á (trừ Nhật Bản) là vào sản xuất những mặt hàng xuất khẩu trở lại Mỹ chứ không nhằm vào tiêu thụ tại thị trường địa phương (bởi vì thu nhập người dân ở các quốc gia này rất thấp). Thêm vào đó, những điều kiện áp dụng với ĐTNN của các quốc gia này thường làm giảm lượng việc làm cho các công dân Mỹ. Những hàng hoá xuất khẩu sang các nước Châu Á thông qua hoạt động FDI thường là bán thành phẩm và nguyên liệu, được sử dụng tại các công ty có vốn FDI của Mỹ và rồi lại được xuất khẩu trở lại Mỹ. Những đặc điểm này trái hẳn với đặc điểm chung của dòng FDI ra nước ngoài của Mỹ. Tuy nhiên, với chiến lược "Dính líu và mở rộng" mà chính quyền B.Clinton đưa ra tháng 2 năm 1995 là: phát huy vai trò siêu cường duy nhất, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế, duy trì lợi ích kinh tế và an ninh ở các khu vực, từng bước thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, Mỹ đã chấp nhận những điểm bất lợi ban đầu trong đầu tư vào khu vực này. Để đạt mục tiêu đã đề ra, chiến lược của Mỹ là: Mỹ tiến hành chuyển hướng các hoạt động đầu tư từ Bắc Mỹ sang Đông Á, nhằm tận dụng sự tăng trưởng nhanh và năng động của các nền kinh tế này để phục vụ chính sách thương mại mở rộng - chính sách của chính quyền Clinton trước đây, và tiến tới giảm sự mất cân bằng trong buôn bán giữa Mỹ và Đông Á. Tăng nhanh dung lượng và cơ cấu vốn đầu tư sang các thị trường mới nổi ở Châu Á, đặc biệt là ASEAN và Trung Quốc nhằm tiếp thêm nhiên liệu cho các nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh của Châu Á, từng bước thâm nhập vào hoạt động kinh tế của khu vực này. Là một nền kinh tế tự do theo chủ nghĩa thực dụng, Mỹ tiếp tục tăng cường hoạt động đầu tư ở Châu Á theo cấp độ vĩ mô, chuyển vốn đầu tư vào các xí nghiệp, công ty ở Châu Á do Mỹ “đỡ đầu” nhằm duy trì chúng trong hệ thống các công ty xuyên quốc gia và trong vòng kiềm toả của Mỹ. Lợi ích của các công ty Mỹ sẽ tập trung chuyển từ các ngành chế biến dầu mỏ sang các ngành công nghiệp chế tạo hiện đại khác của Châu Á. Tăng cường thực hiện các chính._. sách đầu tư song phương với các nước Châu Á nhằm tạo nên kết cấu hợp tác kinh tế “hình dẻ quạt” để làm cơ sở phát triển các mối quan hệ kinh tế mới ở khu vực Châu Á - TBD Cũng trong những năm gần đây, Mỹ càng tỏ ra tích cực hơn trong việc đẩy mạnh quan hệ đầu tư với các nước Châu Á. Các chuyến viếng thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Australia trong thời gian cầm quyền của cựu Tổng thống B.Clinton là nhằm thiết lập các mối quan hệ song phương Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - Nhật Bản, Mỹ - Hàn Quốc và các tam, tứ giác quyền lực Mỹ - Nhật - Hàn Quốc - Trung Quốc ở Châu Á. Với các nước ASEAN, Mỹ coi trọng địa bàn hấp dẫn này, tích cực ủng hộ sự phục hồi kinh tế tài chính năm 1997-1998 và tích cực gây ảnh hưởng của mình trong các Hội nghị thượng đỉnh gần đây của khối ASEAN. Với Trung Quốc, Mỹ tăng cường đầu tư với khối lượng lớn vào nước này nhằm tăng tỷ phần đầu tư của Mỹ so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, Mỹ cũng thâm nhập vào kinh tế các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam, Mianma, hình thành một thế chiến lược khai thác thị trường Châu Á cả bề rộng lẫn bề sâu và trên mọi hướng. Thực tế là lượng đầu tư của Mỹ vào khu vực này đã có nhiều biến động trong giai đoạn 1996-2005. Mặc dù thị trường đầu tư lớn nhất vẫn là Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Singapore, đầu tư vào những thị trường các nước nhỏ nhóm “các nước khác” có xu hướng gia tăng về quy mô. Bảng 1.7: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á - TBD năm 2005 Đơn vị tính: Triệu USD Quốc gia Vốn tiếp nhận (Triệu USD) Tỉ trọng (%) Australia 113.385 5,48 Trung Quốc 16.877 0,82 Hồng Kông 37.884 1,83 Ấn Độ 8.456 0,41 Indonesia 9.948 0,48 Nhật Bản 75.491 3,65 Hàn Quốc 18.759 0,91 Malaysia 9.993 0,48 New Zealand 4.809 0,23 Philipin 6.649 0,32 Singapo 48.051 2,32 Đài Loan 13.374 0,65 Thái Lan 8.556 0,41 Các nước khác 4.616 0,22 Châu Á - TBD 376.849 18,21 Thế giới 2.069.983 100 (Nguồn: “Survey of current business, 6/2006”, BEA) Các chiến lược kinh tế thương mại của Mỹ bao giờ cũng được đặt trong các chương trình điều chỉnh tổng thể nhằm thích ứng thậm chí làm thay đổi các xu thế phát triển của thế giới theo hướng có lợi cho họ. Do đó, trong các tính toán chiến lược nói chung, các chính sách kinh tế thương mại nói riêng, Mỹ thường lưu ý đến vị thế và ảnh hưởng của các nước lớn chứ không phải là các nước nhỏ. Chẳng hạn, trong sự điều chỉnh chiến lược kinh tế Châu Á-TBD, Mỹ rất quan tâm đến vị thế và những chuyển đổi về chính sách của các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Ngược lại, các nền kinh tế này, kể cả Nhật Bản dường như đều lựa theo “thái độ” của Mỹ để điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại của mình. Một ví dụ rất dễ thấy là, sau sự bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Mỹ, đầu tư của Nhật và một số quốc gia khác vào Việt Nam mới bắt đầu khởi sắc, mặc dù Việt Nam đã thực sự chuyển đổi sang nền kinh tế mở kể từ đầu năm 1986. Bởi lẽ rất đơn giản là nền kinh tế Mỹ được mọi nền kinh tế trên thế giới coi như là hình mẫu của sự phát triển và lợi ích của họ gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng có thói quen rất ít bỏ qua các cơ hội phát triển mang lại từ quốc gia nhỏ nhất. Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa lý-chính trị và địa lý-kinh tế của mình, một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với sự tái hoạch định chiến lược kinh tế Châu Á-TBD, để phát triển quan hệ kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng với Mỹ. Chính việc Mỹ nối lại quan hệ với Việt Nam là nhằm để tăng cường ảnh hưởng của quốc gia này ở ĐNA về mọi phương diện. Mỹ muốn tạo dựng lại hình ảnh mới của mình ở khu vực này sau thời kỳ chiến tranh lạnh bằng việc thể hiện vai trò dẫn dắt của nền kinh tế Mỹ trong APEC bằng việc tạo lập các địa bàn đầu tư mới ở khu vực Đông Nam Á (ĐNA), Đông Á, hiện là những thị trường đầu tư thương mại hấp dẫn, tỷ suất lợi nhuận cao mà Nhật Bản, theo đó, đang chuyển dần những khoản đầu tư của mình ra khỏi các địa bàn đầu tư Châu Âu, Bắc Mỹ để trở về. Do vậy, mặc dù Mỹ chưa đánh giá hết các lợi thế của một nền kinh tế nhỏ bé như Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, Việt Nam đã trở thành một nhân tố “đáng kể” để Mỹ phải tính đến trong chiến lược kinh tế Châu Á-TBD của họ. Điều này cũng đặt ra cho phía Việt Nam là, trong phương hướng phát triển quan hệ đầu tư với Mỹ, quan niệm về lợi ích phải được đặt trong một cách nhìn dài hạn, rộng lớn có tính đến vị thế kinh tế, chính trị của mình. Bảng 1.8: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á-TBD theo quốc gia, lĩnh vực năm 2005 Đơn vị: triệu USD Nước/ Ngành Châu Á-TBD Australia Hồng Kông Nhật Bản Hàn Quốc Singapo Sản xuất 80.951 13.174 2.369 15.264 8.251 14.307 Điện tử 23.864 616 998 3.026 2.328 9.016 Phương tiện vận tải 7.565 1.840 31 758 696 7.822 Bán buôn 26.369 2.532 6.643 8.024 1.144 1.886 Tài chính – Bảo hiểm 65.651 6.455 10.134 34.032 1.949 - Công ty quản lý vốn 122.683 77.339 11.634 1.253 312 - (Nguồn:”Survey of current business, 2006”,USDOC, BEA) Từ việc nghiên cứu tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ, người viết đi vào phân tích thực trạng dòng FDI của Mỹ vào Việt Nam cả về quy mô vốn và cơ cấu đầu tư để từ đó rút ra những đánh giá khái quát về thành công cũng như hạn chế của quá trình đầu tư đó. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 1. Vài nét về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ Lịch sử phát triển đầu tư của Mỹ vào Việt Nam gắn chặt với lịch sử quan hệ giữa hai quốc gia. Trước năm 1975, hoạt động đầu tư của Mỹ chủ yếu diễn ra ở Sài Gòn và một số tỉnh lân cận ở phía Nam: các dự án đầu tư không nhiều, chủ yếu là đầu tư của chính phủ Mỹ vào một số ngành kinh doanh dịch vụ và quốc phòng phục vụ cho quân sự của Mỹ đầu tại Việt Nam. Kể đầu từ tháng 5 năm 1964, Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chống miền Bắc Việt Nam và từ đầu tháng 5 năm 1975 sau khi nước ta hoàn toàn thống nhất, Mỹ mở rộng cấm vận với toàn lãnh thổ Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như thương mại, tài chính, tín dụng, ngân hàng, đầu tư,... Bên cạnh đó Mỹ cũng khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Mỹ thao túng trong việc đầu tư vào Việt Nam. Sau thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ thực hiện cấm vận triệt để đối với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực. Chính sự nhức nhối do cuộc chiến tranh ở Việt Nam, một cuộc chiến tranh mà nhiều năm sau vẫn ảnh hưởng sâu sắc trong tâm trí của người dân Mỹ, trực tiếp hay gián tiếp tham gia, đã khiến cho chính quyền Mỹ thực hiện chính sách cấm vận triệt để ở Việt Nam. Tuy nhiên, với chủ trương đổi mới đất nước, với chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại của Việt Nam và những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam, được khởi xướng bởi chính phủ của cựu tổng thống George W. Bush, phát triển dưới thời chính phủ Clinton, và tiếp tục bởi chính quyền của tân tổng thống George W. Bush, mối quan hệ giữa hai quốc gia càng ngày càng được củng cố và tăng cường. Trong đó, có rất nhiều cột mốc lớn đánh dấu bước phát triển vượt bậc cả về quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ thương mại-đầu tư giữa hai quốc gia như: Sự kiện Mỹ tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn cấm vận đối với Việt Nam (1994) và bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam (1995); Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ được kí kết (07/2000) và có hiệu lực (12/2001); Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO (07/11/2006) sau khi kết thúc vòng đám phán Việt Nam–Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO (05/2006)…và còn nhiều cột mốc quan trọng khác (xem phụ lục 6). Trong tất cả các mốc lớn đó, bên cạnh việc Mỹ xóa bỏ cấm vận đối với Việt Nam, sự kiện 2 nước kí kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ có thể được xem là dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển quan hệ thương mại, đầu tư Việt-Mỹ, và có tác động to lớn đến sự gia tăng dòng FDI từ Mỹ vào Việt Nam (Nội dung này sẽ được đi sâu phân tích ở phần thực trạng FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO). Hiệp định dài gần 120 trang, gồm 7 chương với 72 điều và 9 phụ lục, đề cập đến 4 nội dung chủ yếu: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và quan hệ đầu tư. Hiệp định được xây dựng trên hai khái niệm quan trọng. Khái niệm “tối huệ quốc-MFN” mang ý nghĩa hai bên cam kết đối xử với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư của nước kia không kém phần thuận lợi so với cách đối xử đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, của nước thứ ba (đương nhiên không kể đến các nước nằm trong liên minh thuế quan hay khu vực mậu dịch tự do mà hai bên tham gia). Còn khái niệm “đối xử quốc gia-NT” thì nâng mức này lên như đối xử với các công ty trong nước. Hai khái niệm này hết sức quan trọng do chúng được đề cập đến ở hầu hết các chương của bản Hiệp định, ngoài ra các phụ lục dùng để liệt kê các trường hợp loại trừ, chưa hoặc vĩnh viễn không áp dụng hai khái niệm trên. * Các cam kết về đầu tư trong Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ là một Hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam từng kí kết. Đầu tư là một phần quan trọng trong Hiệp định thương mại. Phạm vi hoạt động đầu tư thuộc diện điều chỉnh của Hiệp định thương mại không chỉ giới hạn ở đầu tư trực tiếp mà còn bao gồm cả đầu tư gián tiếp như cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản vô hình, hữu hình khác. Là một Hiệp định dựa trên các Hiệp định của WTO, Hiệp định thương mại bao gồm tất cả các cam kết của WTO về đầu tư như: Loại bỏ các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs). Mở cửa thị trường dịch vụ cho đầu tư nước ngoài theo lộ trình cho từng lĩnh vực. Không phân biệt đối xử và xóa bỏ cơ chế 2 giá. Bảo đảm minh bạch, công khai trong ban hành và áp dụng chính sách đầu tư. Hiệp định thương mại còn có nhiều điểm khác tiến bộ hơn so với các Hiệp định WTO và có nhiều quy định tương tự như một số Hiệp định bảo hộ đầu tư , ví dụ như Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư với Nhật Bản được ký sau Hiệp định thương mại 2 năm. Các cam kết quan trọng tại Hiệp định thương mại mà WTO không có gồm: Loại bỏ yêu cầu về xuất khẩu (là yêu cầu không được đề cập trong TRIMS). Áp dụng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư cho hầu hết các dự án đầu tư trừ một số ngành nghề nhất định được quy định tại Hiệp định. Bãi bỏ hạn chế về tỉ lệ góp vốn, nguyên tắc nhất trí trong liên doanh và một số hạn chế khác đối với việc thành lập và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ. Cho phép nhà đầu tư Hoa Kỳ mở công ty cổ phần và phát hành chứng khoán tại Việt Nam. Quy định về bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và cơ quan công quyền bằng trọng tài quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng trọng tài quốc tế theo ICSID (Trung tâm trọng tài quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư). Một số cam kết đầu tư của Hiệp định thương mại nêu trên đã bắt đầu có hiệu lực trong 5 năm thực hiện. Một số cam kết khác sẽ tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới. Việc thực hiện kịp thời và nhất quán các cam kết này sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam. 2. Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam Tính đến cuối tháng 9/2007, Hoa Kỳ đứng thứ 7/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam với 354 dự án có tổng vốn đầu tư đăng kí 2,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 784 triệu USD, chiếm 30,2% tổng vốn đăng ký (không tính đầu tư của Hoa Kỳ qua nước thứ 3). Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh được luồng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam do một số công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như Virgin Island, Singapore, Hồng Kông,…Đầu tư của các tập đoàn này tại Việt Nam là khá lớn nhưng chưa được thể hiện trong con số thống kê đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua nước thứ 3 có 57 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,55 tỷ USD. Như vậy, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ, kể cả đầu tư qua nước thứ 3, đứng thứ 6/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với 411 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,1 tỷ USD. Là một bộ phận của luồng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam, đầu tư của Mỹ tại Việt Nam có những biến đổi quan trọng phù hợp với đặc điểm của từng giai đoạn thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam: giai đoạn thăm dò (1988-1990), giai đoạn khởi sắc (1991-1995), giai đoạn suy giảm (1996-2000) và đang trong giai đoạn phục hồi phát triển (2001-nay). Bảng 2.1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 Đơn vị: triệu USD Giai đoạn 88-90 91-95 96-00 01-06 9T/2007 Tổng vốn FDI vào VN (triệu USD) 1.582,50 16.244,39 20.760,82 24.670,00 8.290,00 FDI của Mỹ vào VN (triệu USD) 2,56 759,92 583,38 1826,18 224,77 Tỉ trọng (%) 0,16 4,68 2,81 7,40 2,71 (Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư, năm 2007) Tuy nhiên trong khuôn khổ khóa luận này, người viết đi vào phân tích và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam theo cột mốc quan trọng là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO với 2 giai đoạn: Trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 1. FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) (*Các số liệu dưới đây chưa được điều chỉnh với số dự án đã giải thể và hết hạn) Trong giai đoạn này tôi xin tập trung phân tích diễn biến thực trạng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam từ khi Việt Nam chính thức mở cửa thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (sau khi Luật đầu tư nước ngoài bắt đầu có hiệu lực năm 1988) đến trước khi trở thành thành viên chính thức của WTO, trọng tâm là phân tích và đánh giá tác động của Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ tới hoạt động đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. 1.1. Quy mô đầu tư * Trước khi Hiệp định thương mại có hiệu lực (giai đoạn 1988-2001)(11) Mỹ là một trong những nước đầu tư vào Việt Nam chậm nhất. Trong khi các công ty của nhiều nước đang hoạt động sôi nổi tại thị trường Việt Nam thì các công ty của Mỹ còn xa lạ với thị trường này do cấm vận. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm vận, một số tập đoàn lớn của Mỹ đã để ý tới thị trường Việt Nam từ rất sớm. Ngay từ năm 1988, năm đầu tiên Luật ĐTNN tại Việt Nam có hiệu lực, các công ty nổi tiếng của Mỹ như IBM, Ford, General Electric, Boeing, Mobil, Chrysler... đã có đại diện tại Việt Nam để thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, tạo dựng cơ sở để có thể triển khai hoạt động được ngay sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Cũng trong năm này ghi nhận dự án đầu tư đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam ngày 14/7, đó là công ty Thaibinh Glass Enamel J-V với số vốn đầu tư khiêm tốn là 280.000 USD. Sang năm 1989 có thêm 2 dự án nữa của các công ty Mỹ vào Việt Nam với số vốn đầu tư gấp 6 lần dự án đầu tiên. Như vậy, trong 3 năm 1988-1990, Mỹ đã có 7 dự án FDI vào Việt Nam, vốn đăng ký đạt 2,56 triệu. Mặc dù bị cấm vận về kinh tế nhưng trong những năm 1988-1993, tình hình quan hệ Việt-Mỹ đã có những chuyển biến tích cực và hoạt động hợp tác đầu tư đã định hình xu hướng phát triển rõ rệt. Năm 1991, khi Chính phủ Mỹ nới lỏng hạn chế và cho phép các công ty của mình công khai tổ chức các phái đoàn sang Việt Nam, hàng trăm các đoàn doanh gia Mỹ đã tới Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Tiếp theo, cuối năm 1993, Cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của Mỹ đã thông qua cơ chế kiểm soát, cấp phép từng trường hợp, đã cấp phép cho 160 công ty Mỹ được hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 27 công ty đã có hoạt động thực sự thông qua chi nhánh ở nước ngoài và 18 trong 27 công ty này đã được Bộ Thương mại Việt Nam cấp giấy phép mở văn phòng đại diện. Đến cuối năm 1993, có 7 dự án đầu tư của Mỹ vào Việt Nam, với trị giá vốn 3,3 triệu USD. Tháng 2/1994, việc Chính phủ Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kéo dài gần 20 năm chống Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía các nhà đầu tư Mỹ nói riêng, cũng như của giới đầu tư quốc tế nói chung. Họ coi sự kiện này chính là cơ sở cần thiết cho hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam cũng như khu vực ĐNA. Chưa đầy ba tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố huỷ bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam, những chai nước ngọt Pepsi đã được tung ra thị trường Việt Nam từ Nhà máy nước ngọt quốc tế ở thành phố Hồ Chí Minh; hàng loạt các dự án đầu tư được nghiên cứu, tìm hiểu và đàm phán với đối tác Việt Nam ngay trong thời kỳ lệnh cấm vận vẫn còn hiệu lực ký kết nay bắt đầu triển khai thực hiện. Sự sốt sắng của các công ty của Mỹ còn thể hiện rõ khi cùng một lúc có 30 công ty mở văn phòng đại diện tại Việt Nam ngay sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận có 1 ngày. Sự kiện này được 1 nhà báo phương Tây đánh giá là "sự mở đầu của một cuộc đấu tranh để giành trái tim và ví tiền của người Việt Nam". Hiện nay, các nhãn hiệu sản phẩm của các công ty Mỹ như Coca Cola, Pepsi, Camay, Pantene ProV, Head &Shoulder, Tide, Caltex, Ford... ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Đến cuối năm 1994, đã có 60 văn phòng đại diện của các công ty Mỹ tại Việt Nam và thêm 22 dự án đầu tư được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 226,9 triệu USD, gấp 80 lần của cả thời kỳ trước; đưa tổng số dự án lên 29 với tổng số vốn đăng ký lên đến 239,2 triệu USD, nâng vị trí của Mỹ lên thứ 14 trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Làn sóng FDI của Mỹ đạt tới đỉnh cao nhất vào năm 1995 khi tiến trình bình thường hoá được tuyên bố chính thức và thoả thuận thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại được ký kết. Chỉ riêng trong năm 1995, có thêm 25 công ty nữa của Mỹ được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký lên tới 523,62 triệu USD (gấp 2,5 lần 1994). Kết quả là Mỹ đã nhanh chóng chuyển từ vị trí thứ 14 lên vị trí thứ 9. Đến năm 1996, chỉ có thêm 12 công ty Mỹ đăng ký vào Việt Nam với tổng lượng vốn đầu tư là 92,76 triệu USD; một sự giảm sút đáng kể so với năm 1995, báo hiệu việc xuất hiện sự không hài lòng về những yếu tố môi trường đầu tư tại Việt Nam của các nhà đầu tư Mỹ. Nhưng điều đáng kể là các công ty lớn của Mỹ cũng chính thức vào cuộc ngay với nhiều dự án có giá trị cao. Hầu hết các dự án đều nhằm vào các mục tiêu sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ với thời hạn thấp nhất là 10 năm, cao nhất là 40 năm. Trước diễn đàn thương mại tại Washington, các Doanh nghiệp Mỹ đã tuyên bố tăng nhanh tốc độ khai thác đầu tư ở Việt Nam và hy vọng Mỹ sẽ là một trong những đối tác có vốn đầu tư lớn nhất ở thị trường này. Cùng với những dự án đầu tư mới, đã xuất hiện một số tập đoàn lớn của Mỹ ở Việt Nam như tập đoàn Mobil Oil, hãng thang máy Otis, hãng hàng không America Airline, Ngân hàng City Bank... Trong thời gian này, Chính phủ Mỹ chưa tạo điều kiện cung cấp cho các công ty Mỹ tại Việt Nam những định chế bảo hiểm của OPIC, và nguồn đầu tư từ EXIMBANK của Mỹ, do đó các nhà đầu tư Mỹ chưa yên tâm đầu tư, các nhà xuất khẩu Mỹ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nước khác. Thực tế, các DN Mỹ muốn Chính phủ Mỹ hủy bỏ việc áp dụng điều luật bổ sung J-V, tạo điều kiện cho OPIC và EXIMBANK được hoạt động thuận lợi ở Việt Nam. Năm 1997, 2 quốc gia đã tuyên bố mở Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh và San Francisco. FDI của Mỹ đã phục hồi trở lại với 13 dự án có tổng vốn đăng ký 248,26 triệu USD, giữ vững vị trí trong danh sách 10 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tuy nhiên, những dấu hiệu lạc quan về cam kết bình thường hoá không ngăn chặn được xu thế giảm sút đầu tư của Mỹ vào Việt Nam khi dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, các hạn chế của môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ rệt, và khi các nhà đầu tư còn tâm lý e ngại về những khó khăn và chậm trễ trong tiến trình đi đến một hiệp định chính thức (qua nhiều vòng đàm phán). Mặc dù ngày 19/3/1998, ông George Munor, Chủ tịch OPIC đã chính thức ký Hiệp định về hoạt động đầu tư của OPIC tại Việt Nam và ngày 26/3/1998, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký hiệp định chính thức này, mở ra nhiều triển vọng mới về đảm bảo và hỗ trợ đầu tư cho các nhà đầu tư Mỹ, trong năm 1998 Mỹ chỉ có 16 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký đạt 92,38 triệu USD. Cũng trong năm này, ngày 10/3, Tổng thống Mỹ B.Clinton đã tuyên bố bãi bỏ tu chính án J-V đối với Việt Nam, đồng thời phía Mỹ cũng bãi bỏ một số điều luật liên quan đến hoạt động của Cơ quan viện trợ Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế với Việt Nam lên một bước mới. Việc bãi bỏ này cũng là điều kiện cần có để Việt Nam được hưởng quy chế “Tối huệ quốc” của Mỹ. Nhưng điều kiện trước hết là hai nước sẽ ký một hiệp định thương mại đã qua các vòng đàm phán. Phía Mỹ cho rằng, miễn áp dụng đạo luật Jackson-Vanik đối với Việt Nam là bước đầu cho việc thực hiện các chương trình bảo hiểm đầu tư, tạo thế thuận lợi cho cả hai bên Việt-Mỹ, đồng thời làm tăng niềm tin đối với các công ty Mỹ vốn quan tâm đến việc hợp tác đầu tư vào Việt Nam. Tính đến tháng 10 năm 1999, số dự án đầu tư của Mỹ ở Việt Nam là 102; với vốn đăng ký là 1,2 tỷ USD. Ngoài công ty Chrysler đứng đầu về số dự án với tổng vốn là 109,4 triệu USD còn có công ty IBS đầu tư liên doanh xây dựng nhà máy gạch men, với vốn đầu tư ban đầu là 16,5 triệu USD và nhiều dự án khác có số vốn trên 30 triệu USD. Từ 1/1/2000 đến thời điểm ký kết Hiệp định thương mại 13/7/2000, chỉ có thêm 6 dự án với 19,27 triệu USD vốn đăng ký, biểu hiện rõ xu hướng giảm sút trong thu hút FDI của Mỹ. Tuy nhiên do xu hướng giảm sút trong thu hút FDI nói chung của Việt Nam, Mỹ vẫn thuộc danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, đứng thứ 9 với 121 dự án và 1.398 triệu USD vốn đầu tư. Sau khi Hiệp định thương mại Việt-Mỹ được ký kết, mặc dù đánh giá cao về nội dung của hiệp định, các nhà đầu tư Mỹ vẫn thận trọng “chờ xem” trước khi quyết định đầu tư, đánh giá Hiệp định như một cơ hội mang tính dài hạn. Nhận định của ông Peter Ryder, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội phần nào đã phản ánh đúng diễn biến của FDI của Mỹ: "Trong 2 năm vừa qua, mối quan tâm của các nhà đầu tư Mỹ đối với Việt Nam đã giảm sút tới mức thấp nhất. Bây giờ họ đã bắt đầu quan tâm trở lại nhưng vẫn không thể nào đạt mức cao như 5 năm trước đây. Bạn phải nhìn nhận Hiệp định như một quá trình. Tôi cho rằng, trong vòng 1 hoặc 2 năm tới sẽ chưa có sự chuyển biến mạnh về đầu tư". Chính vì vậy, trong năm 2000, số lượng vốn đăng ký chỉ đạt 116,34 triệu USD, tương đương với năm 1999. Trước khi Hiệp định được phê chuẩn, thái độ dè dặt của các nhà đầu tư Mỹ vẫn chưa thay đổi, có thể dẫn lời của ông Jeremy Prepscius, một quan chức của Nike thành phố Hồ Chí Minh: "Thị trường Việt Nam hứa hẹn rất nhiều cơ hội nhưng những cơ hội này chỉ có thể có được một khi bản Hiệp định thương mại song phương có hiệu lực". * Sau khi Hiệp định thương mại có hiệu lực (giai đoạn 2002-2006) Trên thực tế sau hơn 4 năm thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, cho tới thời điểm 30/06/2006 tổng vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam (kể cả qua nước thứ 3) mới chỉ là 4,042 tỷ USD. Khoản đầu tư này còn quá nhỏ, chỉ chiếm gần 0,72% tổng đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này xuất phát từ quy mô thị trường của Việt Nam còn nhỏ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư còn chờ thị trường Việt Nam mở cửa khu vực dịch vụ và một số lĩnh vực khác theo lộ trình gia nhập WTO, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ và ngân hàng. Mặt khác môi trường kinh doanh ở Việt Nam là điều khiến các nhà đầu tư Hoa Kỳ còn ngần ngại bởi họ rất quan tâm đến các chính sách đầu tư của Việt Nam có minh bạch và nhất quán hay không. Tuy nhiên, cho dù vì lý do gì đi nữa thì thực tế đầu tư thấp của Hoa Kỳ ở Việt Nam cũng khiến cho cả hai nước đều chịu thiệt thòi, bởi Hoa Kỳ là nước có công nghệ nguồn, có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Các dự án đầu tư của họ thường lớn gấp nhiều lần so với các đối tác từ nước khác và thường tập trung vào mảng công nghệ cao là lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu lớn. Bảng 2.2: FDI đăng ký (VĐK) của Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) Năm VĐK vào VN (triệu USD) FDI của Mỹ vào VN Kể cả qua nước thứ 3 FDI của Mỹ vào VN Không kể qua nước thứ 3 Số lượng dự án VĐK ban đầu (triệu USD) VĐK hiện nay (triệu USD) % trong tổng VĐK (%) Số lượng dự án VĐK ban đầu (triệu USD) VĐK hiện nay (triệu USD) % trong tổng VĐK (%) A B C D E F=E/B G H I K=I/B 88-98 41.229 142 1.807 2.425 - 97 1.141 1.322 - 1999 2.282 21 143 139,2 6,1 18 100 96 4,2 2000 2.629 21 115 120,3 4,6 16 81 86 3,3 2001 3226 29 160 215,7 6,7 28 120 151 4,7 TB (99-01) 2.712 24 139 158 6 21 100 111 41 2002 2.739 45 426 612,4 22,4 40 164 217 7,9 2003 3.112 33 72 104,1 3,3 27 58 90 2,9 2004 4.222 35 129 137,9 3,3 31 69 78 1,8 2005 6.840 66 307 307,0 4,5 61 262 263 3,8 6T/2006 2.467 26 1.051 1.050,9 42,6 24 41 444 18,0 TB (02-6/06) 3.876 41 397 442,46 15,2 36,6 118,8 218,4 6,9 Tổng 68.746 418 4.210 2.425 7,4 342 2.036 2.747 4,0 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ kế hoạch đầu tư) Nhìn vào bảng 2.2, ta thấy trung bình 3 năm trước Hiệp định thương mại (1999-2001), mỗi năm lượng vốn FDI đăng ký hiện thời của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 là 111 triệu USD/năm. Sau Hiệp định thương mại (2002-6/2006), con số này đã tăng lên 2 lần, lên 218 triệu USD. Vốn đầu tư đăng ký của Hoa Kỳ thông qua nước thứ 3 còn tăng cao hơn, tăng gấp 3 lần, từ 158 triệu USD/năm trong 3 năm trước Hiệp định thương mại lên 442,6 triệu USD sau Hiệp định thương mại. Có thể thấy đầu tư của Hoa Kỳ tăng đáng kể sau khi Hiệp định có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam tăng mạnh đặc biệt từ năm 2003 đến nay. Trong khoảng thời gian trước khi Hiệp định có hiệu lực, vốn thực hiện của Hoa Kỳ là rất nhỏ, nhưng từ năm 2001 đến nay, đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ bắt đầu tăng nhanh. Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy vốn đầu tư trực tiếp thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng trưởng cao và đều sau Hiệp định thương mại, tăng 6,5% năm 2002 lên 20% trong năm 2005 và nửa đầu năm 2006. Tỉ trọng vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 tăng từ 9,3% năm trước Hiệp định thương mại lên 12,5% sau Hiệp định thương mại. Trong khi đó vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ không kể qua nước thứ 3 giảm trong năm 2002 và tăng trong các năm tiếp theo. Và đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2006, vốn đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam thông qua nước thứ 3 tăng một cách đột biến, đó là do khoản đầu tư với số vốn 605 triệu USD của Intel vào Việt Nam để xây dựng nhà máy sản xuất vi mạch tại TP. Hồ Chí Minh. Dự án này được ghi nhận là từ Hồng Kông vì đầy là dự án do chi nhánh Intel ở Hồng Kông thực hiện. Dự án đầu tư của Intel vào Việt Nam là một ví dụ điển hình về việc một dự án lớn của Hoa Kỳ có thể thay đổi tình hình đầu tư tại Việt Nam. Bảng 2.3 : FDI thực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương mại (1996-6/2006) Năm Tổng VTH vào VN (triệu USD) VTH của Mỹ kể cả qua nước thứ 3 (triệu USD) VTH của Mỹ không kể qua nước thứ 3 (triệu USD) % VTH của Mỹ (%) A B C D E=C/B 1996 2.923 220 75 7,5 1997 3.218 266 133 8,3 1998 2.375 271 89 11,4 1999 2.537 274 53 10,8 2000 2.420 196 62 8,1 2001 2.450 258 93 10,5 TB (1996-2001) 2.654 248 84 9,3 2002 2.591 169 61 6.5 2003 2.650 449 136 16,9 2004 2.850 531 162 18,6 2005 và 6T/2006 5.035 1.007 261 20,0 TB (2002-2006) 29.049 3.641 991 12,5 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ kế hoạch và đầu tư) Như vậy các số liệu thống kê về đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm kể từ khi Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước có hiệu lực đã đưa ra một bức tranh sáng sủa về lượng vốn đầu tư của các nhà đầu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam và rõ ràng là các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã có phản ứng rất tích cực đối với Hiệp định thương mại này. 1.2. Cơ cấu đầu tư 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế Bảng 2.4 : Vốn đầu tư của Mỹ theo ngành(1988-6/2006) STT Ngành Kể cả qua nước thứ 3 Không kể qua nước thứ 3 Số dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) Số dự án VĐK (triệu USD) VTH (triệu USD) I Công nghiệp và xây dựng 199 2.757 2.845 170 1.063 564 Sản xuất 185 2.424 1.182 161 901 317 Khai khoáng 11 285 1.636 8 161 247 SX, phân phối điện, gas và nước 3 48 27 1 1 - Xây dựng 3 7 4 3 7 4 II Nông- lâm-ngư nghiệp 13 140 68 12 122 63 Nông- lâm nghiệp 11 128 56 10 110 51 Ngư nghiệp 2 12 12 2 12 12 III Dịch vụ 135 1.145 370 107 807 153 Đào tạo 5 6 4 5 6 4 Bất động sản và tư vấn 88 358 138 71 223 48 Khách sạn và du lịch 8 500 71 5 416 4 Dịch vụ cá nhân, XH và cộng đồng 1 0 - 1 0 - Bán lẻ và sửa chữa 3 5 - 2 0 - Tài chính 10 122 87 7 95 42 Vận tải, kho bãi và t.tin 9 59 57 8 43 45 Văn hóa và thể thao 5 33 4 3 12 2 Y tế 3 55 5 2 5 4 Tổng cộng 347 4.042 3.281 289 1.994 777 (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 2006’’, Bộ kế hoạch và đầu tư) Cơ cấu FDI theo ngành phản ánh chiến lược kinh tế của đất nước, phản ánh mức độ phù hợp giữa đầu tư và yêu cầu cân đối các ngành trong nền kinh tế. Từ khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ có hiệu lực tới nay, các dự án đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam được thực hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng với mức độ khác nhau ở mỗi ngành khác nhau, cụ thể là : Qua bảng 2.4 ta thấy phần lớn đầu tư của Hoa Kỳ được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ tại nước ngoài. Đầu tư được thực hiện bởi các công ty con của Hoa Kỳ ở nước ngoài vào Việt Nam chiếm 50,7% vốn đăng ký và 76,3% vốn thực hiện trong tổng đầu tư của Hoa kỳ vào Việt Nam. Vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp. Đầu tư vào các ngành này chiếm tỉ trọng lớn nhất cả về số lượng dự án lẫn tổng vốn đầu tư. Các dự án của Hoa Kỳ đầu tư vào công nghiệp và xây dựng (gồm xây dựng, sản xuất và khai khoáng bao gồm cả dầu khí) chiếm 86,8% tổng vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nước thứ 3 và 73,1% vốn đầu tư thực hiện không bao gồm đầu tư qua nước thứ 3. Đầu tư vào dịch vụ chiếm 11,2% vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ kể cả qua nướ._.thành lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị một số dự án quan trọng. 1.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Đây là một yếu tố quan trọng được trên 54% các nhà đầu tư (72% nhà đầu tư Hoa Kỳ) coi là giúp cải thiện môi trường kinh doanh(19). Bảo vệ sở hữu trí tuệ là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể thu hút được những dự án có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao, góp phần tiến tới xây dựng nền kinh tế tri thức và cũng là đòi hỏi bắt buộc trong việc thực hiện Hiệp định thương mại và gia nhập WTO. Nhận thức được điều này Việt Nam đã xây dựng luật sở hữu trí tuệ mới có hiệu lực từ 1/7/2006, là hành lang pháp lý hiệu quả cho việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thêm vào đó, hoàn thiện công tác thực thi, các thủ tục và xây dựng năng lực của tòa án cũng như tăng cường sự phối hợp và hiệu quả họat động của các cơ quan chức năng cũng đang được tiến hành để bảo đảm thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên thực tế. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khó khăn đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, do đó chính phủ và các doanh nghiệp sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần cố gắng nhiều hơn nữa để giảm tỉ lệ ăn cắp bản quyền và làm hàng giả trên thực tế. 2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư Trong những năm tới, Việt Nam cần chủ động và tích cực hơn trong họat động xúc tiến đầu tư, coi đây là khâu đột phá, mở đường cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư của Mỹ. Muốn vậy, chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: 2.1. Thành lập cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư tại Mỹ Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư là một tổ chức được thành lập với chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư, giới thiệu môi trường và chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước Việt Nam một cách rộng rãi, cùng với các cơ hội đầu tư, các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình và dự án đầu tư cụ thể. Tổ chức này là cơ quan duy nhất tập hợp và có khả năng cung cấp đầy đủ những thông tin miễn phí cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư cũng cần mở rộng họat động tại nước ngoài, có thể cử đại diện làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao để tiến hành các họat động xúc tiến đầu tư, nắm bắt các thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài tạo cơ sở thông tin cần thiết cho các đối tác trong nước hợp tác và cùng giúp chính phủ có căn cứ phê duyệt các dự án nhanh, kịp thời nhất. Từng bước thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ đầu tư như một công ty môi giới tư vấn có thể giải quyết tất cả mọi thủ tục đầu tư. Đồng thời, cung cấp các thông tin cần thiết, cụ thể cho các nhà đầu tư về quy hoạch xây dựng, giá thuê đất, chủ trương cho các dự án, thị trường, thời gian, thủ tục hải quan, chính sách thuế, hướng dẫn luật, tư vấn lập hồ sơ dự án…Cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư phải có đủ năng lực, quyền hạn và uy tín để các nhà đầu tư có thể tin tưởng. Từng bước tăng cường năng lực của cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư, lựa chọn những cán bộ có trình độ được đào tạo, có kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, có hiểu biết về thị trường và những vấn đề kinh tế-xã hội có liên quan khác. Đồng thời phải được trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đặc biệt là hệ thống máy tính nối mạng để cập nhật thường xuyên những thông tin mới, những biến động của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Được biết, tháng 10 vừa qua Chính phủ đã đồng ý với đề án của Bộ kế hoạch đầu tư về việc thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trong điểm, trong đó có Mỹ. Bộ phận này sẽ hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Mỹ và Bộ ngoại giao thống nhất quản lý công tác ngoại giao kinh tế(20). 2.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư Chiến lược xúc tiến đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn để chống dàn trải, phân tán nguồn lực và tạo ra những ấn tượng mạnh trong từng lĩnh vực cụ thể. Để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư có chất lượng cần : Quan tâm và không ngừng nâng cao năng lực dự báo về diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu đầu tư. Thường xuyên dự báo nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho quy hoạch và xây dựng chính sách thu hút đầu tư thích hợp. Xây dựng quy hoạch đầu tư nước ngoài và định hướng đầu tư tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư tin tưởng và xác định lựa chọn phương hướng, hình thức và khu vực đầu tư thích hợp. Xác định khu vực, địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư đối với từng dự án, từng tập đoàn, nhà đầu tư có tiềm năng. Trên cơ sở cơ cấu kinh tế, xác định định hướng cơ cấu đầu tư, ban hành danh mục các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và có những biện pháp hữu hiệu thực hiện các định hướng cơ cấu đầu tư đã đề ra. Bên cạnh việc vận động đầu tư song song với các chuyến tháp tùng nguyên thủ quốc gia, cần phải tiến hành đều đặn có định hướng trong thời gian sau đó các chiến lược quốc gia về thu hút đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ, xúc tiến thực hiện dự án đối với từng nhà đầu tư của Mỹ. 2.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp, có hiệu quả Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức xúc tiến đầu tư, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các thông tin và hình ảnh về môi trường đầu tư Việt Nam tại các địa phương và trên đất Mỹ. Thường xuyên tổ chức các cuộc tiếp xúc định kì hàng năm với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ cũng như các quốc gia khác, lắng nghe những ý kiến đề xuất, tạo cơ sở cho việc cải thiện môi trường đầu tư sát thực, có hiệu quả. Việc tổ chức các cuộc tiếp xúc trực tiếp còn có tác dụng nâng cao uy tín của Việt Nam trong con mắt các nhà đầu tư. Xây dựng hệ thống tài liệu xúc tiến đầu tư nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm cả những thông tin về các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Hệ thống cơ sở dữ liệu phải được thu thập, xử lý, lưu trữ, cập nhật một cách thường xuyên, kịp thời. Xây dựng Website về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Website xúc tiến đầu tư Việt-Mỹ. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư thông qua các chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ. Đây là một họat động mang tính chất chính trị, song nó có tác dụng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư trong các quốc gia trên thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng Xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức hội thảo và quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam, tăng cường tổ chức các cuộc hội thảo về xúc tiến đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Hoa Kỳ. Việc tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư phải trên cơ sỏ phối hợp với các nhà tài trợ Hoa Kỳ và tại các hội nghị này cần phải có nội dung quảng bá về môi trường đầu tư tại Việt Nam; giới thiệu những chính sách ưu đãi đầu tư và thông tin mới về sự thay đổi của những chính sách này trong thời gian gần đây. Đổi mới quan điểm xúc tiến đầu tư nước ngoài tại các ngành, các cấp và các địa phương, trong đó quán triệt quan điểm chung của Đảng và nhà nước về xúc tiến đầu tư. Tiến hành đồng bộ các họat động xúc tiến đầu tư trong tổng thể chung của cả nước để tránh tạo sự mất cân đối giữa các ngành, vùng và miền. 2.4. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước Hiện nay có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống , làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước, một số khác có trình độ kĩ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ…Với tập quán văn hóa, ngôn ngữ, thói quen tiêu dùng và những thế mạnh về vốn, chất xám, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ không chỉ tạo ra một thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm truyền thống của Việt Nam mà còn là nguồn đầu tư tiềm năng mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích. Do vậy cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: Tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản… Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam như mở rộng hơn nữa diện Việt kiều được phép mua nhà ở tại Việt Nam… Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư của Mỹ được đề xuất trên đây có thể giúp Việt Nam tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định thương mại Việt Nam-Mỹ và việc gia nhập WTO đem lại cho Việt Nam. Tuy nhiên, muốn thực hiện thành công những giải pháp đó cần phải có một quyết tâm thực hiện các cam kết về đầu tư theo đúng lộ trình cũng như có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành và các địa phương có liên quan. Nếu làm được điều đó thì triển vọng khai thác nguồn vốn đầu tư của Mỹ phục vụ cho phát triển kinh tế tại Việt Nam mới có thể biến thành hiện thực. Kết luận Từ khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đặc biệt là từ sau khi có Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho quá trình phát triển nền kinh tế – xã hội của Việt Nam, góp phần giải quyết công ăn việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cũng có không ít những điều còn trăn trở bởi trên thực tế sau gần 6 năm Hiệp định thương mại có hiệu lực, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với đầu tư của Hoa Kỳ vào Đông Nam Á, còn quá nhỏ so với tiềm năng của hai nước, việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế… Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO chắc chắn đã có tác động tích cực và không nhỏ đến việc thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam, triển vọng thu hút FDI của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm tới đang đứng trước những cơ hội rất lớn. Tuy nhiên, những cản trở đối với dòng vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam cũng đang đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi nhà nước và các cơ quan quản lý, khuyến khích đầu tư cần có những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, hoàn thiện hơn nữa các chính sách khuyến khích đầu tư và tăng cường các họat động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói riêng vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích to lớn không chỉ cho Việt Nam mà cho cả các nhà đầu tư Hoa Kỳ. Chính vì vậy, trong tương lai, môi trường đầu tư tại Việt Nam cần được cải thiện hơn nữa để đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam đạt được tốc độ tương xứng với tiềm lực của hai nước và tạo ra những bước đột phá quan trọng. Danh mục tài liệu tham khảo I. Địa chỉ các trang Web 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. ... II. Giáo trình, khóa luận tốt nghiệp, sách, báo , tạp chí 1. Nguyễn Văn Hà (2007), Chuyên đề thực tập chuyên ngành “Tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. 2. TS. Vũ Chí Lộc (1997), Giáo trình “Đầu tư nước ngoài”, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Thái Thị Ngọc Thúy (2002), KLTN “Đầu tư của Mỹ vào Việt Nam – thực trạng và triển vọng”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. 4. Lê Thanh Thủy (2005), KLTN “Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam sau 10 năm bình thường hóa quan hệ”, Trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội. 5. Ngô Thị Thu Trang (2002), KLTN "Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng", Trường ĐH Ngọai Thương Hà Nội. 6. Ths. Lại Lâm Anh, Vũ Xuân Trường (2007), Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển vọng, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 6 (134). 7. Trần Xuân Tùng (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp. 8. Nhóm thực tập tại Viện chiến lược và phát triển – Ban dự báo (2007), Báo cáo thực tập “Triển vọng FDI của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội. 9. Báo Thanh niên (12/2/2006), Quan hệ Việt Mỹ. 10. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, các số năm 2007. 11. Tạp chí Kinh tế và dự báo, số 7 (2007), Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. 12. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, các số năm 2007. 13. Tạp chí Phát triển kinh tế, các số năm 2007. 14. Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp, các số năm 2007. 15. Tạp chí Việt Mỹ, số 15, 16, 17 (2007). 16. Thời báo kinh tế Việt Nam (12/2006), Tìm biện pháp tăng FDI từ Mỹ. III. Các văn bản và Báo cáo 1. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (13/07/2000). 2. Dự án STAR – Việt Nam (2005), Báo cáo “Tác động của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. Cục đầu tư nước ngoài (21/9/2007), Báo cáo “Quan hệ hợp tác đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ”. 4. Cục đầu tư nước ngoài, “Báo cáo đầu tư Hoa Kỳ 1988-2002, 2006, 9/2007” 5. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật đầu tư. 6. Vụ Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2002), Tổng hợp về đầu tư của Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 1988 - 2002. 7. Vụ quản lý dự án đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (27-28/12/2001), Báo cáo tổng quan tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2001. 8. OECD (2005), Trends and recent developments in Foreign Direct Investment. 9. UNCTAD (2006), World Investment Report 2005. 10. UNCTAD (2007), World Investment Report 2006. 11. US Department of Commerce (2007), Survey of current business. Danh mục các bảng biểu Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005) Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005) Bảng 1.3: Số lượng Công ty mẹ và công ty con phân chia theo khu vực (tính đến năm 2005) Bảng 1.4: Thị trường đầu tư lớn nhất của Mỹ tính đến năm 2005 Bảng 1.5: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ phân theo khu vực giai đoạn 1996-2006 Bảng 1.6: Tỉ trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ theo lĩnh vực giai đoạn 1996-2006 Bảng 1.7: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á-TBD năm 2005 Bảng 1.8: Lũy kế FDI của Mỹ vào các nước Châu Á-TBD theo quốc gia, lĩnh vực năm 2005 Bảng 2.1: Vốn đầu tư của Mỹ vào Việt Nam giai đoạn 1988-2007 Bảng 2.2: FDI đăng ký (VĐK) của Mỹ vào Việt Nam (1988-6/2006) Bảng 2.3 : FDI thực hiện (VTH) của Mỹ trước và sau Hiệp định thương mại (1988-6/2006) Bảng 2.4 : Vốn đầu tư của Mỹ theo ngành (1988-6/2006) Bảng 2.5 : Vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ theo các địa phương trọng điểm (1988-6/2006) Bảng 2.6 : Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư (1988-6/2006) Bảng 2.7: Đầu tư của Mỹ theo ngành 9 tháng đầu năm 2007 Bảng 2.8: Đầu tư của Mỹ theo địa phương 9 tháng đầu năm 2007 Bảng 2.9: Đầu tư của Mỹ theo hình thức đầu tư 9 tháng đầu năm 2007 Hình 1: Các biện pháp cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam Phụ lục 1: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo ngành (Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007) STT Chuyên ngành Không qua nước thứ 3 Qua nước thứ 3 Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện Số dự án Tổng vốn đầu tư Đầu tư thực hiện I Công nghiệp 223 1.126.747.712 494.279.965 31 2.142.867.016 2.570.526.901 CN dầu khí 6 86.400.000 179.273.688 3 123.500.000 1.582.626.755 CN nhẹ 66 158.114.040 22.859.732 14 1.206.588.000 287.994.853 CN nặng 120 736.311.935 11.728.814 5 92.567.950 62.045.919 CN thực phẩm 18 62.302.625 25.551.053 5 605.848.000 517.092.715 Xây dựng 13 83.619.112 25.551.053 4 114.363.066 120.766.659 II Nông-lâm-ngư nghiệp 35 166.790.930 62.103.417 3 90.900.000 29.450.000 Nông-Lâm nghiệp 29 147.646.114 48.872.650 3 90.900.000 29.450.000 Thủy sản 6 19.144.816 13..230.767 0 0 0 III Dịch vụ 96 1.304.860.786 228.302.425 23 321.683.867 169.585.422 Dịch vụ 47 53.748.300 20..221.488 5 6.901.000 5.841.855 GTVT-Bưu điện 9 189.921.126 24.022.180 2 22.804.000 14.529.671 Khách sạn-Du lịch 13 843.996.645 94.770.000 5 123.833.000 19.120.493 Tài chính-Ngân hàng 8 95.300.000 46.500.000 7 48.000.000 65.397.311 Văn hóa–Y tế–Giáo dục 18 105.894.715 34.988.757 2 74.000.000 8.552.039 XD Văn phòng-Căn hộ 1 16.000.000 7.800.000 2 46.145.867 56.144.053 Tổng số 354 2.598.399.428 784.685.807 57 2.555.450.883 2.769.562.323 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 2: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo hình thức đầu tư (Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007) STT Hình thức đầu tư Không qua nước thứ 3 Qua nước thứ 3 Số dự án TVĐT ĐT thực hiện Số dự án TVĐT ĐT thực hiện 1 100% vốn nước ngoài 282 1.727.391.614 338.246.519 40 2.011.000.000 813.872.848 2 Liên doanh 50 579.325.087 210.948.676 14 420.950.883 373.062.720 3 Công ty cổ phần 5 186.046.645 53.118.236 3 123.500.000 1.582.626.755 4 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 17 105.636.082 182.372.376 0 0 0 Tổng số 354 2.598.399.428 784.685.807 57 2.555.450.883 2.769.562.323 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 3: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo địa phương (Từ ngày 01/01/1988 đến ngày 20/09/2007) STT Địa phương Không qua nước thứ 3 Qua nước thứ 3 Số dự án TVĐT ĐT thực hiện Số dự án TVĐT ĐT thực hiện TP. Hồ Chí Minh 134 500.680.013 102.548.641 18 1.632.952.000 706.346.607 Bình Dương 55 200.286.842 47.131.082 6 204.923.066 160.350.869 Đồng Nai 32 312.596.710 109.570.078 5 138.610.950 91.168.457 Hà Nội 36 157.555.480 55.284.107 8 110.588.867 67.603.524 Bà Rịa-Vũng Tàu 10 497.046.218 16.470.424 3 82.026.000 56.591.175 Bình Thuận 3 18.450.000 20.000 3 76.900.000 15.620.493 Hà Tây 4 26.300.000 21.660.002 1 49.177.000 51.834.969 Quảng Nam 0 0 0 3 47.433.000 3.950.000 Đà Nẵng 6 213.346.645 2.010.000 2 35.093.000 1.500.000 Long An 4 9.500.000 - 1 26.237.000 5.250.000 Hải Phòng 7 9.609.126 1.595.500 2 22.410.000 26.519.474 Vĩnh Phúc 3 18.066.278 1.896.000 1 5.000.000 - Tây Ninh 7 16.000.000 2.914.652 1 500.000 200.000 Bình Định 1 250.000.000 65.000.000 0 0 0 Hải Dương 2 112.700.000 148.065.811 0 0 0 Phú Yên 5 26.240.000 3.320.000 0 0 0 Quảng Ninh 3 23.500.000 5.500.000 0 0 0 Thừa Thiên Huế 8 22.803.190 141.000 0 0 0 Thái Bình 2 18.280.000 280.000 0 0 0 Đồng Tháp 1 14.200.000 - 0 0 0 Bạc Liêu 1 10.464.816 10.844.336 0 0 0 Bắc Ninh 2 9.735.500 - 0 0 0 Quảng Trị 3 7.172.000 1.288.840 0 0 0 Bình Phước 2 6.500.000 3.167.000 0 0 0 Cần Thơ 3 6.460.375 1.340.741 0 0 0 Vĩnh Long 3 4.590.000 - 0 0 0 Lâm Đồng 2 4.400.000 1.484.474 0 0 0 Kiên Giang 1 4.200.000 2.920.000 0 0 0 Nghệ An 1 3.500.000 - 0 0 0 Hòa Bình 2 2.839.235 - 0 0 0 Hưng Yên 1 2.700.000 100.000 0 0 0 Khánh Hòa 1 1.400.000 529.431 0 0 0 Sóc Trăng 1 497.000 - 0 0 0 An Giang 1 330.000 330.000 0 0 0 Ninh Thuận 1 50.000 - 0 0 0 Dầu khí* 6 86.400.000 179.273.688 3 123.500.000 1.582.626.755 Tổng số 354 2.598.399.428 784.685.807 57 2.555.450.883 2.759.562.323 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 4: FDI của Mỹ qua nước thứ 3 theo đối tác (Từ ngày 01/01/1988 đên ngày 20/09/2007) STT Đối tác Số dự án TVĐT ĐT thực hiện Hồng Kông 7 1.116.000.000 179.704.709 Singapore 13 587.681.066 641.176.085 Hà Lan 6 318.000.000 797.915.053 Bristish Virgin Islands 9 87.457.000 32.631.710 Bermuda 3 80.322.867 136.979.022 Mauritius 1 65.000.000 879.803.864 Thụy Sỹ 2 60.093.000 552.039 Cayman Islands 2 58.340.000 45.808.635 Cook Island 2 55.000.000 - Saint Kitts & Nevis 1 39.585.000 11.500.000 Đài Loan 4 34.610.950 10.410.950 Vương quốc Anh 2 31.000.000 19.922.270 Ukraina 1 15.661.000 12.386.671 Hoa Kỳ 1 5.000.000 - Australia 1 1.000.000 - Thái Lan 1 400.000 671.315 Canada 1 300.000 100.000 Tổng số 57 2.555.450.883 2.769.562.323 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 5: FDI của Mỹ vào Việt Nam theo các năm (Trừ đầu tư qua nước 3, kể cả tăng vốn đầu tư) STT Năm Số dự án Vốn đầu tư 1 280.000 2 1.660.000 1 330.000 3 5.245.000 2 2.007.000 1 600.000 20 200.359.604 24 461.890.175 14 111.042.016 13 278.092.519 17 125.933.156 18 103.944.912 15 78.393.907 28 126.741.000 41 176.543.674 28 122.860.199 31 100.958.765 61 338.480.165 58 960.604.873 9T/2006 47 503.335.498 9T/2007 41 224.773.619 Tổng số 419 3.420.740.584 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư Phụ lục 6: Những cột mốc cơ bản trong quan hệ Việt-Mỹ Ngày 29/9/1990: Ngoại trưởng Mỹ J.Baker và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch lần đầu tiên gặp nhau để bàn về quan hệ hai nước tại New York. Ngày 9/4/1991: Mỹ đưa ra Bản lộ trình 4 bước về bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngày 21/11/1991: Thứ trưởng ngoại giao Lê Mai và trợ lý NT Mỹ về Đông Á-Thái Bình Dương R.Solomon đàm phán đầu tiên về bình thường hóa quan hệ hai nước tại New York. Tháng 12/1992: Tổng thống Mỹ lúc đó là George Bush ra quyết định cho phép các doanh nghiệp Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ngày 2/7/1993: Mỹ ngừng phản đối các nước giúp Việt Nam trả nợ cho Quỹ tiền tệ Quốc tế. Ngày 3/2/1994: Tổng thống Mỹ W. Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận và lập Cơ quan liên lạc giữa hai nước. Ngày 26/5/1994: Việt Nam và Mỹ đạt thỏa thuận mở cơ quan liên lạc ở thủ đô hai nước. Tháng 2/1995: Việt Nam và Mỹ mở Cơ quan Liên lạc tại Washington và Hà Nội. Ngày 11/7/1995: Tổng thống Mỹ W.Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngọai giao với Việt Nam. Ngày 12/7, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tuyên bố thiết lập quan hệ ngọai giao với Mỹ. Tháng 8/1995: Việt Nam và Mỹ khai trương Đại sứ quán tại Oa-sinh-tơn và Hà Nội. Ngoại trưởng Mỹ W.Christopher lần đầu tiên thăm Việt Nam. Tháng 10/1995: Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam và đại diện thương mại Mỹ ký thoả thuận 2 bên tập trung thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và chuẩn bị đàm phán Hiệp định thương mại. Tháng 11/1995: Đoàn liên bộ Mỹ thăm Việt Nam để tìm hiểu hệ thống luật lệ thương mại, đầu tư của Việt Nam. Tháng 4/1996: Mỹ trao cho Việt Nam bản "Những yếu tố bình thường hoá quan hệ kinh tế-thương mại với Việt Nam". Tháng 7/1996: Việt Nam trao cho Mỹ bản "Năm nguyên tắc bình thường hoá quan hệ kinh tế-thương mại và đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ" đáp lại văn bản nói trên. Tháng 4/1997: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Rubin thăm Việt Nam, ký thỏa thuận về xử lý nợ của chính quyền Sài Gòn với Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng. Việt Nam cử Tùy viên quân sự đầu tiên tại Mỹ. Ngày 27/6/1997: Ngọai trưởng Mỹ Albright thăm Việt Nam và ký Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả với Ngọai trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Ngày 12/5/1997: Việt Nam và Mỹ trao đổi Đại sứ đầu tiên. Tháng 11/1997: Tại cuộc họp cấp cao APEC tại Canada, Mỹ ủng hộ Việt Nam vào APEC. Ngày 11/3/1998: Tổng thống Mỹ W.Clinton lần đầu tiên tuyên bố miễn áp dụng Đạo luật bổ sung Jackson-Vanik (J-V) đối với Việt Nam. Sau đó, hàng năm Tổng thống Mỹ ra quyết định gia hạn miễn áp dụng Đạo luật J-V đối với VN. Tháng 3/1998: Hai bên chính thức ký Hiệp định cho phép Cơ quan Đầu tư Tư nhân Hải ngoại Hoa Kỳ (OPIC) hoạt động ở Việt Nam. Ngày 30/9-2/10/1998: Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ. Tháng 10/1998: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Trần Hanh lần đầu tiên thăm chính thức Mỹ. Ngày 29/7/1999: Cuộc trao đổi chính trị lần đầu tiên giữa hai Bộ Ngọai giao diễn ra ở Hà Nội. Đến năm 2004, đã diễn ra 4 vòng đối thoại chính trị. Ngày 6-7/9/1999: Ngoại trưởng Mỹ Albright thăm Việt Nam. Ngày 12-13/9/1999: Nhân dự cuộc họp Cấp cao APEC tại Auckland, New Zealand, Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống B.Clinton đã có các cuộc tiếp xúc riêng trao đổi một số vấn đề trong quan hệ song phương Ngày 9/12/1999: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ (EXIMBANK) chính thức ký Hiệp định Bảo lãnh khung và Hiệp định Khuyến khích dự án đầu tư. Ngày 13-15/3/2000: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William Cohen lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam. Ngày 14/7/2000: Bộ trưởng Thương mại Vũ Khoan và ĐDTM Mỹ Barshefsky ký HĐTM song phương Mỹ-Việt tại Washington. Ngày 6/9/2000: Nhân dự Hội nghị Thiên niên kỷ của LHQ tại New York (Mỹ), Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã có cuộc gặp với Tổng thống Clinton, và đã chính thức mời Tổng thống Clinton thăm Việt Nam vào thời gian thuận tiện cho hai bên. Ngày 16-19/11/2000: Tổng thống Mỹ Clinton thăm chính thức Việt Nam. Trong dịp này, hai bên ký Hiệp định về hợp tác Khoa học-Công nghệ và Bản ghi nhớ về hợp tác lao động và chứng kiến lễ ký 12 Thư Thỏa thuận về đầu tư, buôn bán. Ngày 5-6/12/2000: Chủ tịch OPIC G. Munnoz thăm Việt Nam, cam kết dành 200 triệu USD bảo hiểm đặc biệt để hỗ trợ cho các công ty Mỹ muốn đầu tư vào Việt Nam. Ngày 22/6-2/7/2001: Trong dịp dự khóa họp về HIV/AIDS của LHQ tại New York, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm làm việc tại Hoa Kỳ trao đổi về hợp tác khoa học, công nghệ và giáo dục giữa hai nước. Ngày 24-26/7/2001: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell lần đầu tiên thăm Việt Nam dịp dự ARF 8 và PMC tại Hà Nội. Ngày 9-14/12/2001: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến Lễ phê chuẩn HĐTM Việt Nam-Hoa Kỳ (Có hiệu lực ngày 10/12/2001). Ngày 12-22/6/2002: Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm thăm làm việc tại Hoa Kỳ, chứng kiến Lễ ký Tuyên bố về Hợp tác giữa Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bang Texas và Bản ghi nhớ về Chương trình hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện HĐTM Việt Nam-Hoa Kỳ. Ngày 6-12/9/2002: Bộ trưởng Ngọai giao Nguyễn Dy Niên thăm làm việc tại Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước. Ngày 9/9/2002: Lần đầu tiên Chính phủ 2 nước ký MOU về chương trình dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại VN từ 2003-2008 trị giá khoảng 20 triệu đô la. Ngày 8-22/7/2003: Đoàn VEF của Mỹ vào VN triển khai Quỹ VEF, trao 22 học bổng đầu tiên cho sinh viên VN sang đào tạo tại Mỹ theo Đạo luật "Quỹ Giáo dục VN" (tổng số tiền là 145 triệu USD trong 18 năm). Ngày 17/7/2003: Hiệp định dệt may Việt Nam – Hoa Kỳ được ký chính thức tại Hà Nội (ký tắt tại Washington, D.C. ngày 25/4/2003). Ngày 23/7/2003: ITC tuyên bố VN bán phá giá cá tra, ba sa vào thị trường Hoa Kỳ và áp thuế bán phá giá đối với philê cá Tra, basa của Việt Nam. Ngày 9-12/11/2003: Bộ trưởng quốc phòng Phạm Văn Trà thăm Mỹ. Ngày 19-21/11/2003: Tàu hải quân Mỹ lần đầu tiên thăm hữu nghị cảng Sài Gòn. Ngày 3-12/12/2003: Phó Thủ tướng Vũ Khoan chính thức thăm làm việc tại Mỹ, chứng kiến Lễ ký 5 văn bản, trong đó có Hiệp định hợp tác về Hàng không, Thoả thuận hợp tác phòng chống ma tuý. Ngày 8-12/2/2004: Đô đốc Thomas Fargo, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ thăm Việt Nam. Ngày 22-30/4/2004: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Mỹ, tham dự lễ ra mắt của "Nhóm nghị sĩ Mỹ về quan hệ Mỹ-Việt" (28/4/2004). Ngày 23/6/2004: Tổng thống Mỹ chọn Việt Nam vào danh sách 15 nước được ưu tiên nhận viện trợ trong khuôn khổ Kế hoạch cứu trợ AIDS khẩn cấp (quốc gia duy nhất ở Châu Á) giai đoạn 2004-2008. Ngày 20-21/11/2004: Hội nghị cấp cao (HNCC) APEC 12 tại Santiago (Chilê). Chủ tịch nước Trần Đức Lương tiếp xúc song phương với Tổng thống Mỹ George Bush bên lề HNCC. Ngày 10/12/2004: Chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ Mỹ đến Việt Nam sau 1975. Ngày 10-14/1/2005: Đoàn Thượng nghị sĩ Akaka (Hawaii) và Hạ nghị sĩ Issa (California) tham dự Diễn đàn Nghị viện Châu Á-TBD lần thứ 13 tại TP. Hạ Long (10-13/1). Ngày 29/3-1/4/2005: Tàu hải quân Mỹ thăm cảng Sài Gòn. Ngày 13/5/2006: Kết thúc vòng đàm phán Việt Nam-Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO Tháng 11/2006: Tổng thống Mỹ G.Bush thăm chính thức Việt Nam Ngày 20/12/2006: Tổng thống Mỹ G.Bush phê chuẩn Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn PNTR với Việt Nam Ngày 18-23/6/2007: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết thăm hữu nghị chính thức Hoa Kỳ MỤC LỤC CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 24 I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 24 1. Vài nét về lịch sử quan hệ Việt-Mỹ 24 2. Tiến trình đầu tư của Mỹ vào Việt Nam 27 II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 28 1. FDI của Mỹ vào Việt Nam trước khi Việt Nam gia nhập WTO (1988-2006) 28 1.1. Quy mô đầu tư 29 1.2. Cơ cấu đầu tư 37 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 37 1.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 40 1.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 42 2. FDI của Mỹ vào Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO (năm 2007) 44 2.1. Quy mô đầu tư 44 2.2. Cơ cấu đầu tư 45 2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế 45 2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 47 2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 48 3. Đánh giá chung 50 3.1. Những kết quả đạt được 50 3.2. Những hạn chế cần khắc phục 52 CHƯƠNG III. TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 56 I. SỰ KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 56 1. Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam 56 2. Những cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO đối với việc thu hút FDI 59 2.1. Cơ hội 59 2.2. Thách thức 62 3. Triển vọng FDI của Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới 63 3.1. Quan điểm của Việt Nam đối với thu hút FDI từ Mỹ: 64 3.2. Quan điểm của Mỹ đối với đầu tư trực tiếp vào Việt Nam 65 3.3. Những lĩnh vực đầu tư trực tiếp tại Việt Nam mà Mỹ đang hướng tới 66 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM 69 1. Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư 69 1.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý 71 1.2. Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính 72 1.3. Xây dựng và cải thiện kết cấu hạ tầng 74 1.4. Tháo gỡ các rào cản trong quy hoạch và triển khai thực hiện dự án 75 1.5. Bảo vệ sở hữu trí tuệ 76 2. Các giải pháp xúc tiến đầu tư 77 2.1. Thành lập cơ quan nhà nước về xúc tiến đầu tư tại Mỹ 77 2.2. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 78 2.3. Lựa chọn hình thức và phương pháp xúc tiến đầu tư thích hợp, có hiệu quả 79 2.4. Tăng cường các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ Việt kiều Mỹ đầu tư về nước 80 Kết luận 82 Danh mục tài liệu tham khảo 83 Danh mục các bảng biểu 86 Phụ lục 87 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVKT083.doc