Thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế tại khách sạn Bồng Lai

Lời nói đầu Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng du lịch. Ngoài những thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, những giá trị nhân văn độc đáo. Việt Nam còn được khách du lịch biết đến như một đất nước anh hùng qua các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước và giữ nước oai hùng của dân tộc. Đây có thể coi là một điểm mạnh của dân tộc Việt Nam trong việc thu hút khách quốc tế. Sự phát triển của du lịch Việt Nam không chỉ biểu hiện ở lượng khách quốc tế mà còn biểu hiện cả về mặt cơ sở vật chất kỹ thuậ

doc31 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế tại khách sạn Bồng Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, đặc biệt là hệ thống khách sạn, thông tin liên lạc. Ngành khách sạn ở Việt Nam có từ những năm đầu thế kỷ XX nhưng kinh doanh khách sạn đã và đang là vấn đề mới mẻ không chỉ trong lý luận mà còn trong thực tiễn. Nhưng nó cũng có một lịch sử khá lâu đời cùng với thời gian ngành du lịch cũng dần lớn mạnh và trưởng thành nhất là cuối thập kỷ XX. Du lịch đã có những bước nhảy vọt do cùng là cấu du lịch có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ là do Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, mức sống dân cư cao dẫn đến nảy sinh nhu cầu cao cấp là du lich . - Giao thông đi lại thuận tiện nhanh chóng và an toàn đáp ứng với mọi nhu cầu của con người. - Sự liên kết giữa các nước và các tổ chức du lịch ngày càng tăng. Ngành du lịch ngày nay được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư phát triển vì đây là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển cả về số lượng và chất lượng - Để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả thì việc nghiên cứu điều kiện thu hút khách du lịch là một sự cần thiết, tất yếu. Hiện này thị trường Việt Nam là một thị trường mới và hấp dẫn đối với khác du lịch quốc tế - Vì vậy kinh doanh du lịch cần phải chú trọng đầu tư chiều sâu, nâng cao điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt với sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Mạnh Quân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu qủa về khách du lịch trong nước và quốc tế tại khách sạn Bồng Lai để nghiên cứu" Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được trình bày trong 3 phần: Phần 1: Lý luận chung về thực trạng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch. Phần 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thu hút khác du lịch tại khách sạn Bồng Lai. Phần I: Lý luận chung về thực trạng và giải pháp nhằm thu hút có hiệu quả về khách du lịch trong nước và quốc tế I. Các khái niệm chung. 1. Du lịch Trong vài thập kỷ gần đây nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, du lịch trở thành một tiêu thức đánh giá cuộc sống với người dân. Không ít các quốc gia phát triển nền kinh tế của mình phần lớn là nhờ vào du lịch. Thêm vào đó du lịch ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Do đó việc nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về du lịch là rất khó khăn vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện phát triển du lịch của từng quốc gia, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế của từng quốc gia và đặc biệt nếu nhìn nhận từ những khía cạnh khác như: từ người du lịch, người kinh doanh du lịch. Du lịch nhìn từ khía cạnh người du lịch thì du lịch được coi là cuộc hành trình lưu trú tạm thời ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của cá thể nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau với mục đích hoà bình hữu nghị. Dưới góc độ văn hoá, PTS Trần Nhạn cho rằng: du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc độc đáo và khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền. Nói rộng hơn người ta coi du lịch như là một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống và sự thoả mãn một số nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Còn nếu chúng ta nhìn nhận từ phía người kinh doanh du lịch thì du lịch phát sinh ra các quan hệ kinh tế và phi kinh tế, các doanh nghiệp coi du lịch như là một cơ hội để bán sản phẩm của họ tạo ra nhằm thoả mãn các nhu cầu của khác với mục đích thu lợi nhuận cao nhất và họ coi đây là cơ hội để tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngoài ra du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn yêu cầu của họ. * Phân loại du lịch. Các nhà kinh doanh du lịch muốn thành công trên thị trường cần phải tìm hiểu nhu cầu của du khách và họ sẽ sản xuất kinh doanh những dịch vụ nào mà phù hợp với nhu cầu của du khách. Điều này cũng chính là ý tưởng mà Marketing hiện đại đó là: Chúng ta sản xuất và bán những gì thị trường cần chứ không phải sản xuất những gì mà chúng ta có thể bán. Chính vì vậy khi viết về đề tài này, tác giả muốn đưa vào đây sự phân loại của du lịch vì sự cần thiết của vấn đề này. 2. Kinh doanh du lịch. - Khái niệm: Kinh doanh du lịch là hoạt động sản xuất và bán cho khách du lịch các dịch vụ hàng hoá của các doanh nghiệp du lịch nhằm đảm bảo việc đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí… đảm bảo lợi ích cho quốc gia và lợi nhuận cho tổ chức kinh doanh đó. - Sản phẩm du lịch. Sản phẩm của kinh doanh du lịch là những hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khác như dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn, lưu trú, vui chơi giải trí. Cụ thể như sau: + Kinh doanh lưu trú: Phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của khách. Loại hình kinh doanh không phục vụ nhu cầu đặc trưng của khách trong quá trình du lịch (nhu cầu du lịch), mà phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày của khách trong quá trình này. + Kinh doanh lữ hành: Phục vụ nhu cầu đặc trưng của khách du lịch. + Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Đáp ứng nhu cầu bổ sung của khách như vui chơi giải trí, mua hàng hoá. - Đặc điểm của sản phẩm du lịch. Là một ngành dịch vụ, trước hết du lịch có đặc điểm của một sản phẩm dịch vụ, đó là: + Có tính vô hình, không thể sờ thấy hoặc cân đong đo đếm được, chỉ đánh giá được thông qua cảm nhận sau khi đã sử dụng. + Cá sản phẩm du lịch nói chung là giống nhau về nội dung (cùng là lưu trú, vận chuyển, vui chơi giải trí…) nhưng chất lượng rất khác nhau, không đồng nhất. + Sản phẩm du lịch gắn liền với tài nguyên du lịch nên không có sự phân tách giữa tiêu dùng và sản xuất, sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện đồng thời với quá trình tiêu dùng của khách. Do sản phẩm du lịch gắn liền với các tài nguyên du lịch và phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch nên sản phẩm du lịch còn có những đặc điểm sau: + Có tính tương đối cố định (cung cố định), khách tiêu dùng tới nơi mới tiêu dùng được nó. Người tiêu dùng lại thường ở xa nơi bán sản phẩm du lịch (cầu phân tán) nên họ phải thông qua trung gian để tới sản phẩm. + Có tính tổng hợp cao, bao gồm nhiều sản phẩm của ngành nghề khác nhau như giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng, hàng hoá… + do phụ thuộc vào điều khiển tư nhiên, sản phẩm du lịch còn tính thời vụ cao, có sự chênh lệch lớn giữa cầu trong và ngoài thời vụ, còn cung thì lại tương đối ổn định. + Sản phẩm du lịch còn phụ thuộc nhiều vào an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng như các yếu tố xã hội khác như: mốt, thị hiếu và các đặc điểm cá nhân như thu thập, tâm lý… + Đối với mỗi khách du lịch, một sản phẩm du lịch thường có xu hướng chi bán được một lần, điều này làm gây xáo động trong cầu. Trên đây là những cách tính tổng quan nhất về du lịch. Sau đây đề tài sẽ đi chi tiết cụ thể hơn về du lịch và cung du lịch. 3. Khách du lịch. 3.1. Các khái niệm chung về khách du lịch. Khách du lịch là người mang lại doanh thu cho các cơ sở kinh doanh, do vậy bất cứ nhà kinh doanh du lịch nào cũng cần biết về khách du lịch là gì. - Khách du lịch là một hành khách ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp nhưng không theo đuổi các mục đích kinh tế. - Có nhiều loại khách du lịch như khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế. + Năm 1963 tại Roma người ta xem xét và đưa ra các khái niệm về khách du lịch quá trình như sau. Khách du lịch quốc tế là khách lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trên 24 giờ thì phải tiêu dùng ít nhất một đêm lưu trú. + Còn tại Hội nghị quốc tế và du lịch (Hà Lan) năm 1989 đã đưa ra định nghĩa: Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác trong khoảng thời gian là nhỏ hơn 3 tháng. Những người này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú đó khách phải trở về nơi ở thường xuyên của mình. Như vậy, hai định nghĩa trên về khách du lịch quốc tế mặc dù là khác nhau nhưng chúng ta có thể nhận thấy những đặc điểm chung là: + Là những người nước ngoài hoặc ngoài kiều không sống ở nước họ đến thăm. + Phải tiêu dùng ít nhất một điêm lưu trú ở nước mà họ đến thăm + Họ đi du lịch theo những động cơ khác nhau nhưng trừ động cơ kiếm tiền. 3.2. Nhu cầu của khách du lịch. - Khái niệm: Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng cảu nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và nhu cầu về tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, tự khẳng định nhận thức giao tiếp…) Hệ thống các nhu cầu của khách du lịch: + Nhu cầu vận chuyển + Nhu cầu về lưu trú và ăn uống + Nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và giải trí + Các nhu cầu khác. Dưới đây ta xem xét điều kiện phát sinh và đặc điểm tiêu dùng của du khách với từng loại nhu cầu này. * Nhu cầu vận chuyển. Nhu cầu này phát sinh do đặc điểm của du lịch nghĩa là du khách phải rời khỏi nơi cư trú của mình đến với điểm du lịch nơi mà họ đến để tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Mặt khác từ nơi ở của du khách tới điểm du lịch thường có khoảng cách, do vậy việc sử dụng phương tiện trong khi di du lịch là tất yếu và hó phụ thuộc vào các yếu tố như khoảng cách, khả năng thanh toán, mục đích chuyến đi, thói quen tiêu dùng, xác suất. Khác du lịch quốc tế đến Việt Nam họ thường lưu ý quan tâm đến giờ giấc, độ an toàn, phương tiên vận chuyển, và họ rất thích đi xích lô hoặc thuê xe đạp… Đó cũng là những nhu cầu tiêu dùng rất mới lạ của khách du lịch quốc tế. * Nhu cầu lưu trú và ăn uống. Đây là nhu cầu không thẻ thiếu đối với con người dù làm việc gì và ở đâu. Tuy nhiên khi đi du lịch thì nhu cầu này có một sự khác biệt so với đời sống thường nhật. Cũng là ngủ, ăn uống thì ở nhà theo một nề nếp, khuôn mẫu nhất định trong điều kiện quen thuộc ; nhưng khi đi du lịch thì du khách đòi hỏi những điều kiện mới lạ, khác biệt so với những gì họ thường thoả mãn. Nhu cầu ăn ở trong khi khách đi du lịch không những thoả mãn sinh hoạt mà còn để thoả mãn nhu cầu tâm lý khác như thưởng thức. Khi đến Việt Nam khách du lịch quốc tế thường quan tâm đến vệ sinh của phòng ngủ, cũng như trong ăn uống, và họ thích các món ăn đặc sản cảu Việt Nam như hải sản biển, cơm Huế… * Nhu cầu về tham quan giải trí. Đây là nhu cầu đặc trưng của du khách. Nó xuất phát từ nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và giải trí. Khách du lịch cảm thụ cái đẹp và các giá trị thẩm mỹ khác bằng dịch vụ tham quan giải trí tiêu khiển. Các nhu cầu này phụ thuộc vào các yếu tố sau: + Đặc điểm cá nhân của khách + Văn hoá và tiểu văn hoá + Giai cấp, nghề nghiệp + Mục đích chuyến đi + Khả năng thanh toán + Thị hiếu thẩm mỹ. Những hiện tượng, sự vật, điểm tham quan được khách quốc tế quan tâm khi đến Việt Nam là SaPa, Hạ Long, Cát Bà, Trà Cổ, Đà Lạt, Ngũ Hành Sơn, Vũng Tàu, Nha Trang… thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh… đó là những phong cảnh thiên nhiên rất nổi tiếng trên đất nước ta. Với diện tích hơn 6000 km2 trải dài hơn 250km tới gần 2078 hòn đảo, trong đó Vịnh Hạ Long đã được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới bởi giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất, biển Quảng Ninh thật sự là một kho báu vô tận để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch. Sự phong phú về kiểu dáng và đa dạng về hình khối của hàng ngàn đảo đá trên vịnh Hạ Long đã làm nên một rừng tác phẩm điêu khắc đồ sộ có sức hút mạnh mẽ và khả năng thoả mãn trí tưởng tượng phong phú của con người. Cung với hệ thống hang động kỳ ảo trong lòng các đảo đá đã tạo ra cơ sở để hình thành và phát triển hàng loạt tuyến, điểm phục vụ loại hình du lịch cảnh quan ở khu vực trung tâm vịnh Hạ Long. Hệ thống các đảo trên biển được trải ra theo suốt dải bờ biển tạo thành một hành lang liên hoàn nối liền trên các vịnh Hà Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, vườn quốc gia Bái Tử Long… những yếu tố này giao thoa với nhau làm cho cảnh quan Vịnh Hạ Long có quy mô đặc biệt lớn, không gian tưởng như vô tận. Đây chính là nền tảng quan trọng để tổ chức các tua, tuyến du lịch liên hoàn trong tương lai. * Các nhu cầu khác. Các nhu cầu này phát sinh do đòi hỏi đa dạng mà nó phát sinh trong quá trình du lịch của khách, cụ thể có các nhu cầu sau: - Mua hàng lưu niệm - Sử dụng dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua ve,s giặt là, chăm sóc sức khoẻ, thể thao… Trên đây là toàn bộ những khái niệm ly luận cơ bản về khách du lịch và đặc điểm nhu cầu của họ, đại diện cho nhu cầu về du lịch. II. ý nghĩa của hoạt động kinh doanh du lịch. Cùng với các ngành kinh tế xã hội khác, hiện nay kinh doanh du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, đem lại nguồn lợi lớn trong tổng doanh thu quốc dân. Du lịch Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Lượng khách nước ngoài đến Việt Nam, Việt Kiều về thăm tổ quốc, nhân dân ta đi du lịch trong và ngoài nước ngày càng tăng với nhu cầu mới. Trong những thập kỷ gần đây, sự phát triển nhanh chóng của du lịch được đánh giá là một trong những sự kiện nổi bật nhất. Ngành công nghiệp du lịch góp phần đáng kể trong việc thu hút ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm và cũng làm thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác có liên quan. Sự tăng trưởng đó đã khẳng định vai trò, vị trí của ngành du lịch ngày càng được nâng cao. Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử. Xây dựng và nâng cấp cở sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với nước ngoài, tạo mọi ưu thế để thu hút nguồn khách du lịch quốc tế - đó là định hướng mà nhiều đơn vị kinh doanh du lịch xác định trong hoạt động du lịch của đơn vị mình. Theo thống kê của tổ chức du lịch thế giới WTO (Word Tuorism Organisation), đến năm 2005 thu nhập toàn cầu từ hoạt động du lịch sẽ tăng lên 7200 tỷ USD - tức khoảng 10,9% GDP thế giới. Ngành du lịch hiện nay vẫn đang là một nguồn thu hút lao động lớn nhất, đến năm 2005 ngành du lịch sẽ tạo ra 338 triệu chỗ làm việc. Sự bùng nổ du lịch toàn cầu không chỉ được trợ giúp bởi các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà còn bởi các nhu cầu giao lưu văn hoá, mức sống được nâng cao cho phép kéo dài thời hạn nghỉ ngơi của người lao động. Sự phát triển của du lịch Việt Nam nói chung và ở Hạ Long nói riêng không chỉ biểu hiện ở lượng khách quốc tế cao mà còn biểu hiện cả về mặt cở sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống khách sạn, thông tin liên lạc… Kinh doanh du lịch thực sự đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho thu nhập quốc dân. Thành phố Hạ Long mấy năm gần đây phát triển và thay đổi nhiều như hiện nay chính là nhờ vào phát triển du lịch, cở sở vật chất tăng cả về số lượng và chất lượng. Hạ Long là một thành phố trẻ, mới thành lập từ năm 1994 - qua hơn tám năm trưởng thành và phát triển nhưng Hạ Long không những trở thành trung tâm chính của Tỉnh mà còn là trung tâm kinh tế giàu mạnh và đầy tiềm năng của Tỉnh Quảng Ninh. III. Cở sở lý luận về điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế tại khách sạn. Kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp. Vì kinh doanh du lịch xuất phát từ nhu cầu du lịch của con người, không chỉ một nhà kinh doanh một cở sở kinh doanh có thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của du khách mà đòi hỏi sự tổng hợp của nhiều nhà kinh doanh, nhiều ngành kinh doanh và các ngành có liên quan khác tham gia vào việc phục vụ những nhu cầu của du khách trong quá trình họ đi du lịch. Như vậy để thoả mãn nhu cầu của du khách đòi hỏi phải tổng hợp rất nhiều ngành nhiều cấp, nhiều lĩnh vực kinh doanh. Đó cũng chính là điều kiện sẵn sàng đón khách và thu hút nguồn khách du lịch. 1. Các điều kiện về tổ chức. * Điều kiện về tổ chức và quản l‎ý của Nhà nước (Cấp trung ương). + Cấp có Chính phủ, Tổng Cục du lịch các Bộ ngành liên quan như Hải quan, công an, giao thong, bưu điện. + Các tổ chức trên thực hiện quản l‎ý Nhà nước có các chức ănng: . Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch và xây dựng một cơ chế có hiệu lực để đưa chính sách và thể chế quản l‎ý vào hoạt động kinh doanh du lịch. . Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật các quy chế, các chế độ tiêu chuẩn định mức kỹ thuật, quy trình quy phạm trong hoạt động du lịch. . Tuyên truyền quảng cáo hoạt động du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ hợp tác quốc tế bảo vệ mặt trận du lịch. . Giải quyết các khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm luật trong kinh doanh của đát nước, hạn chế đi đến xoá bỏ các hiện tượng không lành mạnh mà mặt trái do hệ thống quản l‎ý trực tiếp hoạt động kinh doanh gây ra. * Cấp địa phương. Cấp này gồm có UBND tỉnh (thành phố), quận, huyện, cùng với tổ chức kinh doanh du lịch thực hiện quản lý trực tiếp về kinh doanh du lịch ở tầm vx mô, thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm trong kinh doanh. Quản l‎ý trực tiếp kinh doanh là việc thực hiện kinh doanh một số hay toàn bộ dịch vụ phục vụ khách du lịch với mục đích sinh lợi, nhằm phát huy các điều kiện và tiềm năng du lịch về mặt kinh tế - xã hội. Quyền hạn và chức năng của các tổ chức kinh doanh du lịch được quy định trong quyền hạn chức năng của kinh doanh du lịch. Các tổ chức này có thể kinh doanh các loại hình phục vụ du khách như kinh doanh lưu trú, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ bổ sung khác. 2. Các điều kiện về cở sở vật chất kỹ thuật. Cở sở vật chất kỹ thuật là toàn bộ những phương tiện được huy động tham giao vào quá trình sản xuất xã hội nhằm tạo ra cở sở vật chất kỹ thuật cho xã hội. * Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cở sở vật chất kỹ thuật du lịch do các tổ chức du lịch tạo ra nhằm phục vụ kinh doanh trong ngành du lịch. Bao gồm: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của các tổ chức trung gian thường do các chi nhánh, các văn phòng đại diện hoặc các Công ty lữ hành quản l‎ý. Đây là hình thức các văn phòng hoặc các thiết bị văn phòng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận vận tải (giao thông vận tải) quản l‎ý chủ yếu là các phương tiện vận chuyển các hình thức đảm bảo, điều phối các hoạt động vận chuyển đó. Nhiệm vụ của cở sở này là đáp ứng những nhu cầu đi lại của khách. - Cơ sở phục vụ lưu trú vật chất kỹ thuật: Khách sạn, nhà hàng… nhiệm vụ của cở sở này là đảm bảo điều kiện ăn uống, nghỉ ngơi lưu trú và là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật. Thường gắn liền với các hoạt động dịch vụ bổ sung, vui chơi, giải trí. - Cở sở vật chất của các dịch vụ bổ sung. Cở sở này là các công trình nhằm đảm bảo điều kiện giúp khách du lịch sử dụng triệt để tài nguyên và thuận tiện trong suốt cuộc hành trình du lịch. Cở sở vui chơi giải trí là các trung tâm tâm thể thao và một số công trình đặc biệt khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách. * Các đặc điểm của cở sở vật chất kỹ thuật du lịch. - Tính phụ thuộc: Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch phụ thuộc vào tài nguyên du lịch: đặc điểm, quy mô, tính chất của tài nguyên du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch quy định đến quy mô thứ hạng của cở sở vật chất kỹ thuật du lịch và sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch quy định đến công sức sử dụng. - Tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính tổng hợp của nhu cầu du lịch. Khách du lịch luôn đòi hỏi thoả mãn đồng thời các nhu cầu đòi hỏi cở sở vật chất kỹ thuật đồng bộ các yếu tố nhằm tạo ra và thoả mãn nhu cầu của khách. - Giá trị đơn vị công suất sử dụng cao. Vì khách du lịch không đòi hỏi về hình thức tiện nghi mà còn đòi hỏi cảnh quan môi trường sạch đẹp. Nhu cầu trong du lịch là nhu cầu cao cấp phải có những công trình, toà nhà sang trọng, phục vụ dịch vụ đầy đủ… Để tạo ra những công trình đó đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, tạo ra giá trị đơn vị cao. Mặt khác trong du lịch có đặc điểm là tính thời vụ là nhân tố gây nên giá trị đơn vị công suất sử dụng cao. - Thời gian hao mòn thành phần chính của cở sở vật chất trong du lịch tương đối lâu, tính sử dụng dài (10 - 20 năm). 3. Cở sở vật chất xã hội. Những phương tiện vật chất không phải do tổ chức du lịch xây dựng nên mà là của toàn xã hội, bao gồm hệ thống đường xá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên công cộng, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, nhà hàng… Cở sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội là đòn bảy thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước đối với ngành du lịch cở sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội là yếu tố quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội là đòn bảy thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước đối với ngành du lịch cở sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội là yếu tố quan trọng trong việc khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Cở sở ảnh hưởng nhiều nhất đến du lịch là: - Hệ thống giao thông vận tải, đường bộ, đường không, đường thuỷ. - Hệ thống thông tin viễn thông: điện thoại, điện báo, Inernet.. - Hệ thống cấp thoát nước. - Hệ thống cung cấp điệcông nghệ 4. Điều kiện về kinh tế. Các điều kiện về kinh tế biểu hiện sự cung ứng vật tư của các tổ chức du lịch, điều này là mối quan hệ giữa tổ chức du lịch. Việc cung ứng này phải được duy trì một cách thường xuyên và phải đảm bảo chất lượng. Điều kiện về kinh tế khác đó là biểu hiện ở nguồn vốn của Công ty, tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động của Công ty nói lên sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch, khả năng thu hút khách, nhất là nguồn khách du lịch quốc tế. Nếu tỷ lệ vốn lưu động trên vốn cố định lớn, có nghãi là khả năng di chuyển, rút lui vốn lớn, việc cung ứng nguyên vật liệu được tốt hơn. Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của khách sạn bồng lai trong điều kiện hiện nay I. Tổng quan về khách sạn bồng lai 1. Vài nét về hoạt động kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh. Được thiên nhiên ưu đãi và có lịch sử phát triển lâu đời. Quảng Ninh thực sự là một địa danh hấp dẫn của khách du lịch quốc tế. Một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch của Việt Nam với những thắng cảnh nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, bãi tắm Bãi Cháy, Trà Cổ… cùng với các di tích lịch sử văn hoá và xã hội dân tộc, càng tạo cho du lịch Quảng Ninh những nét thiên tạo và nhân văn độc đáo. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn Quảng Ninh còn phải kể đến cãc lễ hội truyền thống như hội chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, hội sông Bạch Đằng (Quảng Yên) để tưởng nhớ đến những người anh hùng đã lập nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Hướng các lễ hội ngày càng được trú trọng cả về quy mô lẫn hình thức tạo nên những bản sắc riêng của từng địa phương. vì thế các lễ hội lôi cuốn rất đông khách du lịch quốc tế đến tham quan. Phấn đấu đưa Quảng Ninh thực sự trở thành một trung tâm du lịch của cả nước, trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá là nguyện vọng quyết tâm của nhân dân Quảng Ninh. Thực hiện được lối đổi mới và mở cửa do Đảng ta đề xướng, Quảng Ninh ngày càng khẳng định vai trò vị trí xứng đáng của mình qua việc đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh nói chung và của thành phố Hạ Long nói riêng chắc chắn sẽ tạo đà cho sự đi lên của ngành du lịch. Với những lợi thế nổi trội về tài nguyên du lịch, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI đã xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những năm qua ngành du lịch đã có sự phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/ năm. Năm 2001, Quảng Ninh đã đón 1,98 triệu khách du lịch, trong đó gần 700 nghìn khách du lịch quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt 468 tỷ đồng, nộp ngân sách 82,6 tỷ đồng. Sự tăng trưởng đó đã khẳng định vai trò, vị trí của ngành du lịch ngày càng được nâng cao. Tình hình kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh cũng rất đa dạng và phức tạp như đối với các địa phương khác trong cả nước. Hiện nay chỉ có thể có được số liệu thống kê doanh thu du lịch như khách sạn, nha hàng, lữ hành, vận chuyển khách, bán hàng và các dịch vụ khác được cấp đăng ký kinh doanh do Sở du lịch quản lý. Thực ra còn rất nhiều khoản chi trả của khách du lịch mà các doanh nghiệp do ngành du lịch quản lý không trực tiếp thu, vì thế doanh thu xã hội thu được từ hoạt động du lịch còn lớn hơn rất nhiều lần số liệu đã thống kế được. Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Quảng Ninh thì doanh thu du lịch của tỉnh năm 1997 đạt trên 100 tỷ đồng và đến năm 2000 đạt 223,8 tỷ đồng. Nếu so sánh với doanh thu du lịch của cả nước và của thành phố Hà Nội thì Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng lớn hơn nhiều. 2. Quá trình hình thành và phát triển khách sạn. Khách sạn Bồng Lai nằm trên địa thế hoàn toàn thuận tiện cho việc kinh doanh, mặt tiền hướng ra biển tận dụng luồng không khí trong lành từ biển thổi vào và còn tận dụng được phong cảnh của mình. Đằng sau là rừng thông mát tạo nên phong cảnh yên ả trữ tình. Khách sạn Bồng Lai có số vốn đưa vào sử dụng là 2.500.000đ trong đó vốn tự có trong doanh nghiệp là 2 tỷ. Số vốn còn là vốn vay từ NH NN & PTNT. 3. Chức năng nhiệm vụ - đặc điểm hoạt động kinh doanh. Kinh doanh du lịch không chỉ là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn là ngành kinh tế mũi nhọn: " Ngành công nghiệp không khói", thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Với chức năng nhiệm vụ kinh doanh dịch vụ điều khiển và thương mại- phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi cho khách du lịch trong nước và quốc tế, kinh doanh hàng hoá, hàng lưu niệm. Hoạt động kinh doanh du lịch của khách sạn mang tính tổng hợp. - Hoạt động mang tính chất dịch vụ: kinh doanh dịch vụ buồng ngủ và các dịch vụ khác. - Hoạt động mang tính chất sản xuất : chế biến các món ăn - Hoạt động mang tính chất thương mại: gồm các hoạt động mua bán hàng hoá, hàng lưu niệm. Trong những năm đầu kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn: Sự khủng hoảng của kinh tế khu vực Đông Nam á cũng như trên toàn thế giới, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, đặc biệt là ngày càng có nhiều các khác sạn mới mọc lên, song khách sạn đã cố gắng hết sức mình đã tìm được chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng trong nước cũng như quốc tế rất tín nhiệm. Có được kết quả trên là do Ban lãnh đạo khách sạn có một chiến lược kinh doanh nhạy bén, kết hợp giữ lý luận với thực tế không xa rời với chế độ chính sách của Nhà nước ban hành. 4. Tổ chức bộ máy - mạng lưới kinh doanh của khách sạn. - Khách sạn Bồng Lai được tổng cục Doanh nghiệp công nhận là khách sạn 3 sao, dịch vụ trong khác sạn đều liên hoàn khép kín, khách sạn có 30 phòng nghỉ, nhà ăn cho 100 khách, Bar cooktail. Tổ chức bộ máy quản lý hành chính tương đối gọn nhẹ. Sơ đồ cơ cấu quản lý bộ máy. Ban quản lý khách sạn Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Tổ trực tiếp sản xuất Bàn, lễ tân, buồng, bếp 5. Tình hình phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh. Cùng với sự phát triển của toàn ngành du lịch nói chung , của địa bàn Quảng Ninh nói riêng, khách sạn Bồng Lai là doanh nghiệp trẻ, đã đạt được những thành tựu đáng kể và có uy tín trên thị trường trong nước. Kinh doanh của khách sạn có những bước tiến triển rõ rệt về mọi mặt, không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên cụ thể có kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn các năm như sau: Kết qủa hoạt động kinh doanh từ 2000 - 2001. Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch Tỷ giá 1. Tổng DT bán hàng 5.550.000 6.320.000 + 770.000 113,9% 2. Giá vốn 1.115.000 1.264.000 + 149.000 113,4% 3. Chi phí 4.335.000 4.931.000 + 596.000 113,7% 4. Lợi nhuận 100.000 125.000 + 25.000 125,0% 5. Nộp ngân sách 690.000 776.000 + 86.000 112,5% 6. TNTB người / tháng 700 850 + 150 121,4% Qua kết quả trên ta thấy: ( So sánh giữa thực hiện năm 2000 với thực hiện năm 2001) - Tổng doanh thu tăng : 13,9% Tương ứng với số tiền là: 770.000.000 đ - Lợi nhuận tăng : 25% Tương ứng với số tiền là: 25.000.000 đ - Thu nhập B/Q tăng : 21.4% Tương ứng với số tiền là: 150.000.000 đ - Nộp ngân sách tăng : 12.5% Tương ứng với số tiền là: 86.000.000 đ - Doanh lợi doanh th tăng từ: 0.99% - 1.08% Nhìn vào các số liệu trên ta có nhận xét: Các chỉ tiêu thực hiện đều có tính tiên tiến (năm sau cao hơn năm trước). Tỷ lệ tăng lợi nhuận cao hơn tỷ lệ tăng tiền lương, tỷ lệ tăng lợi nhuận gấp đôi tỷ lệ tăng doanh thu. II. Thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch của khách sạn. 1. Thực trạng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Là một tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, đặc sắc vào bậc nhất của cả nước, đặc biệt năm 1994 vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đã đưa Quảng Ninh vào vị thế thu hút du khách thập phương về đây để thưởng ngoại những nét hấp dẫn của thắng cảnh trên một vùng thiên nhiên độc đáo. Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch tăng rất nhiều Bảng 1: Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch. Doanh nghiệp Đơn vị tính 1996 2001 1- Doanh nghiệp Nhà nước DN 4 7 2 - Doanh nghiệp đoàn thể ² 2 5 3 - Khách sạn bộ ngành ² 27 27 4 - Doanh nghiệp tư nhân ² 59 143 5 - Công ty TNHH, cổ phần ² 5 16 6 - Doanh nghiệp liên doanh ² 2 6 Số phương tiện vận chuyển khách Chiếc Tàu thăm vịnh ² 123 201 Ô tô chở khách du lịch ² 31 196 Bảng 2: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ninh và so sánh với cả nước thời kỳ 1996 - 2001. Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Quảng Ninh 158.800 128 154 143,547 261,427 302,663 Cả nước 1.351,296 1.607.155 1.715,637 1.520,637 1.781,7 2.140 % Quảng Ninh so với cả nước 11,7 7,9 8,9 9,4 11,6 14,3 Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh doanh mũi nhọn nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, xây dựng và nâng cao cơ sở vật chất, đẩy mạnh hợp tác liên kết với nước ng._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9374.doc
Tài liệu liên quan