Thsihoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng Công ty Sông Đà

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư Dự án đầu tư của doanh nghiệp Thẩm định dự án đầu tư Thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp Khái niệm Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Những nhân tố khách quan Những nhân tố chủ

doc92 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thsihoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng Công ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Khái quát về Tổng công ty Sông Đà Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà Cơ cấu tổ chức hoạt động của Tổng công ty Sông Đà Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của Tổng công ty Sông Đà Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà Khái quát công tác đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại TCT Sông Đà Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà Những kết quả đạt được Những tồn tại và nguyên nhân CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Định hướng hoạt động của Tổng công ty Sông Đà và quan điểm về hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà Xác định rõ vai trò của công tác thẩm định tài chính dự án trong thẩm định dự án đầu tư và trong công tác đầu tư Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thẩm định tài chính dự án Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính dự án Một số kiến nghị: Đối với Chính phủ Đối với các Bộ, ban, ngành có liên quan Đối với Tổng công ty điện lực Việt Nam KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 3 5 5 5 5 7 7 8 8 18 18 20 23 23 23 26 30 33 33 37 42 48 48 50 55 55 58 58 59 61 62 74 75 76 77 78 80 82 LỜI NÓI ĐẦU I- SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình vận động và phát triển, mỗi một đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc bất kỳ lĩnh vực nào đều phải không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển đó, đầu tư là giải pháp hữu hiệu được các nhà kinh doanh lựa chọn. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư, bên cạnh yếu tố lợi nhuận thường gắn liền với yếu tố rủi ro. Trên thực tế, nhiều dự án sau khi triển khai đầu tư mang lại hiệu quả thực sự cho chủ đầu tư nhưng cũng có không ít các dự án có hiệu quả thấp thậm chí là thua lỗ, phá sản. Vì vậy, trong môi trường đầu tư hiện nay, đầu tư dự án mang lại hiệu quả, hạn chế được rủi ro, làm tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu đang là mong muốn thực sự của các nhà đầu tư. Quá trình đầu tư bắt đầu từ xác định cơ hội đầu tư, lập dự án, thẩm định dự án, phê duyệt, triển khai thực hiện và cuối cùng là đưa dự án vào vận hành sản xuất kinh doanh. Công tác thẩm định dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án có vai trò quan trọng giúp nhà đầu tư ra quyết định đầu tư đúng đắn. Để đáp ứng nhu cầu tăng cường hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà, nhằm mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh, tăng sản lượng và hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong nước và quốc tế, tiến tới mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, thì việc hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án là một nhu cầu cấp thiết. Do đó, đề tài “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà” được chọn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp đối với công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận giải những vấn đề cơ bản về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Tổng công ty Sông Đà. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Tổng công ty Sông Đà. III- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Tổng công ty Sông Đà và chọn mẫu Dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A. Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 đến 6 tháng đầu năm 2004. IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Phương pháp diễn giải, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh. Lập các bảng biểu, đồ thị để chứng minh phân tích. V- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án của Tổng công ty Sông Đà. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án của Tổng công ty Sông Đà. VI- KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về dự án và thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà. Chương 3: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN VÀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGIỆP Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư: Dự án đầu tư của doanh nghiệp: Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư là điều kiện quyết định cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nội dung của dự án thể hiện trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi hay báo cáo đầu tư, phản ánh các kết quả nghiên cứu thị trường, các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, công nghệ, tài chính, môi trường pháp lý... Vai trò của hoạt động đầu tư: Đối với nền kinh tế nói chung, toàn bộ việc đầu tư được tiến hành ở một thời kỳ nhất định là nhân tố cơ bản duy trì và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong thời kỳ tiếp theo. Đối với một doanh nghiệp, hoạt động đầu tư là một công việc khởi đầu quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Những quyết định của ngày hôm nay về lĩnh vực, quy mô, hình thức, thời điểm đầu tư sẽ chi phối quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy, chất lượng của các quyết định đầu tư sẽ quyết định sự thịnh vượng hay xuống dốc của doanh nghiệp. Thẩm định dự án đầu tư: Khái niệm: Tất cả các dự án đầu tư đều có mục đích riêng và đều cần có một chi phí nhất định, mức chi phí này cũng khác nhau ở mỗi dự án. Sự khác nhau này là do các điều kiện thực hiện đầu tư, và việc sắp xếp, lựa chọn các yếu tố cần thiết khác nhau để đạt được mục đích đầu tư. Chính vì sự khác nhau đó mà cần có sự xem xét lại các nội dung trong dự án đầu tư để có quyết định đúng đắn trước khi ra quyết định đầu tư. Việc xem xét này được gọi là thẩm định dự án. Thẩm định dự án đầu tư là khâu cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị đầu tư nhưng lại là khâu có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Sự tồn tại và hoạt động của dự án đầu tư không chỉ có ảnh hưởng đến chủ đầu tư, tổ chức cho vay vốn mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Vì vậy, việc thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Các bên liên quan có mục đích khác nhau đối với việc thực hiện dự án đầu tư sẽ có cách tiếp cận khác nhau và kết quả thẩm định dự án sẽ có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi bên. Nội dung của thẩm định dự án đầu tư: Trước khi tiến hành thẩm định dự án, doanh nghiệp phải lập lên cho mình nội dung cần thẩm định. Tuỳ theo quy mô dự án, hình thức và nguồn vốn đầu tư, nội dung thẩm định dự án sẽ khác nhau. Hiện nay, theo quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư, thẩm định dự án đầu tư về các nội dung cơ bản sau: Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. Hình thức đầu tư. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất). Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội). Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có). Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. Nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. Phân tích hiệu quả đầu tư. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất). Hình thức quản lý thực hiện dự án. Thẩm định chủ đầu tư. Một dự án đầu tư sau khi được cơ quan chuyên ngành lập sẽ được chủ đầu tư và các cấp cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định. Khi thẩm định dự án đầu tư, người thẩm định, tuỳ theo chức năng, chuyên môn, sẽ thẩm định các nội dung cơ bản trên trong dự án đầu tư. Kết quả thẩm định dự án đầu tư là bản đánh giá tổng hợp tất cả các nội dung cơ bản trên trong dự án đầu tư. Trong các nội dung trên, thẩm định tài chính có vai trò hết sức quan trọng và là một trong những căn cứ chủ yếu khẳng định dự án có khả thi hay không. Thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp Khái niệm: Thẩm định tài chính dự án được xem là một nội dung kinh tế quan trọng. Nó nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội. Vậy thẩm định tài chính dự án đầu tư là gì? Có thể định nghĩa một cách tổng quát như sau: “Thẩm định tài chính dự án của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá các bảng dự trù tài chính, trên cơ sở đó xác định các luồng lợi ích chi phí tài chính dự án, so sánh các luồng lợi ích tài chính này trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền với chi phí và vốn đầu tư ban đầu để đưa ra kết luận về hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án để kịp thời khắc phục”. Sự cần thiết thẩm định tài chính dự án đầu tư của doanh nghiệp: Như vậy, thẩm định tài chính dự án là việc xem xét các chỉ tiêu của dự án do chủ đầu tư đưa ra để từ đó kiểm tra các chỉ tiêu này thông qua các phương pháp nghiệp vụ thẩm định trên cơ sở đã tính đủ các yếu tố tài chính của dự án. Thẩm định tài chính dự án đầu tư thực chất là tập hợp các hoạt động nhằm xác định luồng tiền của dự án như tổng mức đầu tư, nguồn tài trợ và tính toán, phân tích các chỉ tiêu trên cơ sở các luồng tiền nhằm đưa ra các đánh giá về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư để có được các kết quả phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án chính là một căn cứ trước hết để đưa ra một quyết định đầu tư. Thẩm định tài chính dự án là cần thiết, có tính quyết định trong việc trả lời dự án có được chấp nhận để đầu tư hay không, nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Công tác thẩm định tài chính dự án cũng giúp cho chủ đầu tư lường hết được những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới quá trình triển khai thực hiện dự án như yếu tố công nghệ, sự biến động của thị trường, thay đổi về công suất, thị hiếu khách hàng, chi phí sản xuất ... Từ đó chủ đầu tư có thể đưa ra các giải pháp hoặc kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra. Với những vai trò quan trọng trên, khẳng định sự cần thiết của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư - một phần quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư, đã và đang trở thành nội dung không thể thiếu trước khi ra quyết định đầu tư cho bất kỳ dự án nào. Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư Thẩm định Tổng mức đầu tư a) Tổng mức đầu tư: là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Theo giai đoạn triển khai công tác đầu tư một dự án, tổng mức đầu tư bao gồm các thành phần chủ yếu sau: * Vốn cho chuẩn bị đầu tư: bao gồm các khoản chi phí: điều tra, khảo sát, nghiên cứu phục vụ cho lập báo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi (kể cả tư vấn) hoặc báo cáo đầu tư; chi phí đo đạc, khảo sát đánh giá hiện trạng khi lập dự án đầu tư cải tạo sửa chữa; phí và lệ phí thẩm định dự án; * Vốn thực hiện đầu tư gồm: Chi phí thiết bị: bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc, sinh hoạt của công trình (bao gồm thiết bị lắp đặt và không cần lắp đặt); chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản, bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường; Chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị: chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công (đường thi công, điện nước, nhà xưởng v..v...), nhà tạm tại hiện trường để ở và thi công (nếu có); chi phí xây dựng các hạng mục công trình; chi phí lắp đặt thiết bị (đối với thiết bị cần lắp đặt); Các chi phí khác: chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng, chi phí phục vụ cho công tác tái định cư và phục hồi (đối với công trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi); tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất; chi phí khảo sát xây dựng, thiết kế công trình, chi phí mô hình thí nghiệm (nếu có), chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí cho việc phân tích, đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị; chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt và các chi phí tư vấn khác... * Vốn đầu tư ở giai đoạn kết thúc đầu tư, đưa dự án vào khai thác sử dụng: chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí tháo dỡ công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công, nhà tạm (trừ đi giá trị thu hồi); * Lãi vay, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất, dự phòng phí. b) Thẩm định tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư là một chỉ tiêu quan trọng đầu tiên cần được xem xét khi tiến hành thẩm định tài chính dự án. Xác định được chính xác tổng mức đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với tính khả thi của dự án. Nếu vốn đầu tư quá thấp thì dự án không thể thực hiện được nhưng ngược lại nếu vốn đầu tư quá lớn cũng dẫn đến kết quả tài chính của dự án không chính xác. Thẩm định tổng mức đầu tư là kiểm tra các hạng mục chi phí có đúng đắn, phù hợp theo các quy định hiện hành của Nhà nước và các quy định, thông lệ khác. Thẩm định nguồn tài trợ của dự án đầu tư Trên cơ sở nhu cầu vốn đầu tư của dự án, chủ đầu tư xem xét các nguồn tài trợ cho dự án, khả năng đảm bảo cung cấp vốn về quy mô và thời gian (tiến độ giải ngân). Dự án có thể được tài trợ bởi nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, vốn huy động từ các cổ đông, vốn vay của các tổ chức tài chính v.v...Tuỳ theo khả năng tài chính của chủ đầu tư và tuỳ vào định hướng sử dụng vốn của mình mà chủ đầu tư có thể quyết định cơ cấu vốn cho dự án. Tuy nhiên, cơ cấu này cũng bị ảnh hưởng bởi các quy định của nhà nước. Ví dụ theo Quy chế cho vay của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định đối với các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì ngân hàng cho vay hoặc tổ chức đồng tài trợ không được cho vay vượt quá 85% tổng mức đầu tư đối với một dự án. Điều đó có nghĩa là chủ đầu tư phải có 15% vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư của dự án. Đối với từng loại nguồn vốn, cần xem xét ở các khía cạnh cơ bản sau: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: phải tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thông thường đó là căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong tối thiểu ba năm liên tiếp tính đến thời điểm lập dự án. Các báo cáo tài chính này phải được tổ chức kiểm toán tài chính độc lập kiểm toán và xác nhận. Nguồn vốn vay: xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của các ngân hàng cam kết cho vay. Về nguyên tắc, các ngân hàng cũng phải giải trình cho chủ đầu tư về tình hình khả năng tài chính của mình, về hoạt động kinh doanh của mình thông qua các báo cáo về kết quả kinh doanh của ngân hàng và chứng minh khả năng ngân hàng sẽ cung cấp đủ, kịp thời vốn cho dự án theo đúng cam kết với chủ đầu tư. Đặc biệt đối với các dự án có tổng mức đầu tư lớn, có nhu cầu vốn vay lớn thì việc xem xét khả năng cho vay của các ngân hàng hết sức quan trọng nó đảm bảo khả năng cung cấp vốn cho dự án không làm ảnh hưởng đến tiến độ từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án do có thể làm chậm tiến độ đưa dự án vào vận hành kinh doanh. Hiện nay, khi tiến hành công tác lập dự án cũng như xác định nguồn tài trợ cho dự án, do còn nặng về cơ chế “xin - cho” nên chủ yếu là các doanh nghiệp phụ thuộc vào các ngân hàng nên các chủ đầu tư phải giải trình với ngân hàng theo các yêu cầu của ngân hàng để có được khoản tài trợ cho dự án chứ ngân hàng không phải giải trình hay chứng minh năng lực với chủ đầu tư. Việc xác định nguồn tài trợ cho dự án cũng là xác định một cơ cấu vốn tối ưu cho dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư. Do có sự ảnh hưởng của yếu tố đòn bẩy tài chính nên tuỳ theo tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chủ đầu tư sẽ đưa ra một cơ cấu vốn tài trợ cho dự án phù hợp. Thẩm định dòng tiền của dự án đầu tư Dòng tiền của một dự án đầu tư được hiểu là các khoản chi phí và thu nhập bằng tiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án. Chênh lệch giữa toàn bộ thu nhập bằng tiền của dự án và toàn bộ chi phí bằng tiền của dự án là dòng tiền ròng tại các mốc khác nhau của dự án. Dòng tiền này chính là cơ sở để định giá doanh nghiệp, xác định giá của cổ phiếu hay trái phiếu hay giá trị hiện tại của dự án đầu tư. Khi xem xét dòng tiền của dự án cần phân biệt hai góc độ tài chính và kế toán: Xét trên góc độ kế toán: chi phí của dự án sẽ bao gồm các khoản chi phí hợp lệ, bao gồm cả khấu hao. Khi tính thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định đuợc tính vào chi phí. Do đó, làm giảm thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Trên góc độ tài chính: Khấu hao TSCĐ không phải là một khoản chi bằng tiền, khấu hao chỉ là một yếu tố của chi phí làm giảm thuế thu nhập của doanh nghiệp. Do vậy, khấu hao là một nguồn thu của dự án. * Vấn đề quan trọng khi xác định dòng tiền đó là cơ cấu vốn tài trợ cho dự án và phương thức trả nợ của dự án: Khi dự án được tài trợ 100% bằng vốn chủ sở hữu thì dòng tiền của dự án được xác định NPV = CFo + ++ ... + Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng CF0, CF1 ... là chênh lệch dòng tiền tại các năm 0, 1 ... CF1, ... CFn = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ CFo : vốn của chủ đầu tư Riêng năm cuối của dự án : CFn cộng thêm hai bộ phận: + Tiền ròng thu được từ thanh lý tài sản cố định + Giá trị vốn lưu động ròng thu hồi được Trường hợp dự án được tài trợ 100% vốn vay + Thanh toán theo niên kim: Dòng tiền của dự án được xác định bằng: CF= Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ - Trả gốc Và CFo = 0 + Thanh toán theo phương thức: Lãi trả hàng năm, gốc trả vào năm cuối CF= Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ + Lãi vay Và CFo = Tổng vốn vay Trường hợp, khi vốn đầu tư là hỗn hợp tức bao gồm cả chủ sở hữu và vốn vay + Thanh toán theo niên kim: mỗi năm trả nợ cả gốc và lãi CF= Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ - Trả gốc CFo: chỉ tính trên vốn chủ sở hữu + Trường hợp lãi trả hàng năm, vốn trả vào cuối năm đời dự án CF= Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao TSCĐ + Lãi vay CFo: Tổng vốn đi vay + vốn chủ sở hữu Vì vậy, khi thẩm định dòng tiền của dự án cần xem xét kỹ phương thức tài trợ cho dự án, phương thức trả nợ vốn vay để từ đó xác định dòng tiền phù hợp. Từ đó tránh được việc đưa ra được các kết quả dòng tiền quá cao hoặc thấp dẫn đến các kết luận thiếu chính xác. Thẩm định tỷ lệ chiết khấu Tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với một dự án đầu tư, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trị hiện tại ròng của dự án. Về bản chất, lãi suất chiết khấu của một dự án chính là chi phí cơ hội của dự án đó. Nếu thực hiện dự án, nhà đầu tư sẽ bỏ qua lợi tức kỳ vọng của các dự án đầu tư khác hay các tài sản chính khác có cùng mức rủi ro. Có thể hiểu lãi suất chiết khấu của một dự án chính là lợi tức kỳ vọng của một tài sản tài chính có cùng mức độ rủi ro. Có thể xác định tỷ lệ chiết khấu theo phương thức tài trợ cho dự án như sau: Khi vốn đầu tư là nợ Lãi suất chiết khấu chính là chi phí nợ sau thuế = (1-T)Kd Trong đó: T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Kd là chi phí nợ trước thuế = Tỷ lệ sinh lời tới thời điểm đáo hạn Khi vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu Lãi suất chiết khấu chính là lợi tức kỳ vọng của vốn chủ sở hữu. Khi vốn đầu tư gồm nợ và vốn chủ sở hữu Trong trường hợp này, tỷ lệ chiết khấu chính là chi phí vốn bình quân Chi phí vốn bình quân=() x rS + () x rB x (1-T) Trong đó: rS : chi phí vốn chủ sở hữu; rB: chi phí nợ là lãi vay của ngân hàng, (): tỷ trọng giá trị của vốn chủ sở hữu (): tỷ trọng giá trị của nợ T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư Thẩm định các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu hiệu quả của dự án được thực hiện dựa trên việc thẩm định dòng tiền và tỷ lệ chiết khấu, thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả có chính xác và hợp lý hay không. a) Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV- Net Present Value) Giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là số chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các luồng tiền ròng kỳ vọng trong tương lai với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. NPV= - Co Trong đó: r: Tỷ suất chiết khấu Co : Vốn đầu tư ban đầu CFi: Dòng tiền ròng của dự án năm thứ i (dòng tiền sau thuế) Điều kiện chấp thuận dự án khi sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá: Chấp thuận dự án khi NPV> 0 và bác bỏ dự án khi NPV ≤ 0. Ưu điểm của NPV * Phản ánh được giá trị thời gian của tiền qua việc sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm tỷ lệ chiết khấu. * NPV đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tài sản của chủ sở hữu vì đây là dòng tiền sau thuế. * Quyết định chấp nhận, từ chối hay xếp hạng dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Nhược điểm của chỉ tiêu NPV. * Chỉ tiêu này không áp dụng cho dự án có thời điểm khác nhau. Do vậy, muốn so sánh được chúng ta phải điều chỉnh cho mỗi dự án lặp lại thời gian cho đến khi tuổi thọ dự án của chúng tương đương nhau. * NPV phụ thuộc vào cách chọn tỷ suất chiết khấu khác nhau. * NPV không phản ánh giá trị lợi ích thu được từ 1 đồng vốn đầu tư. * NPV là một giá trị tuyệt đối, nó không phản ánh khả năng sinh lời của dự án trên một đơn vị vốn đầu tư. Các dự án có chi phí đầu tư cao thường đem lại NPV lớn hơn các dự án có chi phí đầu tư thấp. b) Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR: Internal Rate of Return), còn được gọi là tỷ suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn hay suất thu hồi nội bộ. Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu bằng tổng chi, hay nói cách khác là tỷ suất chiết khấu mà tại đó NPV= 0. Dự án có IRR cao hơn mức lãi suất giới hạn (lãi suất cho vay, tỷ suất chiết khấu hay tỷ suất lợi nhuận mong đợi) thì sẽ được lựa chọn. Nếu là các dự án loại trừ nhau thì người ta sẽ chọn dự án căn cứ vào vốn đầu tư của dự án lớn hay nhỏ và có thể kết hợp thêm chỉ tiêu NPV để lựa chọn. Để tính toán chỉ tiêu này, chúng ta có thể sử dụng rất nhiều các phần mềm vi tính chẳng hạn như chương trình EXCEL thuộc phần mềm Microsoft Office. Các phần mền này đều tự động tính toán được chỉ tiêu này khi nhập dòng tiền của dự án vào. c) Thời gian hoàn vốn (PP: Payback Period) Thời gian thu hồi vốn là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án bù đắp được chi phí đầu tư ban đầu của dự án. Các nhà ngân hàng và các doanh nghiệp sử dụng thời gian hoàn vốn để đánh giá dự án bằng cách thiết lập chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được của dự án. Những dự án có thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian cho phép tối đa sẽ bị loại bỏ. Khi chọn trong một số nhiều dự án loại trừ nhau thì chấp nhận dự án có PP nhỏ hơn thời gian quy định và PP nhỏ nhất. Thời gian hoàn vốn được xác định như sau: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu: PP= Tổng vốn đầu tư/(LN ròng + Khấu hao TSCĐ) Thời gian hoàn vốn có chiết khấu: t được xác định từ công thức: Co - = 0 + Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng + Nhược điểm: . Xếp hạng dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. . Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét, đánh giá. d) Điểm hoà vốn Khả năng sinh lời và độ an toàn của dự án thường được diễn đạt bằng chỉ tiêu điểm hoà vốn. Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu ngang bằng chi phí sản xuất, điểm hoà vốn có thể được tính cho cả đời dự án hoặc tính cho từng năm. Điểm hoà vốn được thể hiện dưới chỉ tiêu sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn, trị số các chỉ tiêu này thấp chứng tỏ dự án có mức an toàn cao trong hoạt động. Cách xác định điểm hoà vốn: x: là sản lượng hoà vốn p: Giá bán đơn vị sản phẩm v: Biến phí đơn vị sản phẩm f: Tổng định phí cả đời dự án x = Doanh thu hoà vốn: . Trường hợp sản xuất một loại sản phẩm: D= p*x = p*= . Trường hợp sản xuất nhiều loại sản phẩm D= Dưới dạng tổng quát: điểm hoà vốn của dự án phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản: Chi phí biến đổi và giá tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, việc xác định điểm hoà vốn trong năm hoạt động nào đó có thể không phản ánh đúng đặc tính của dự án. Do đó, để xác định điểm hoà vốn cần tính đến sự biến đổi các yếu tố có liên quan trong cả kỳ vận hành của dự án. Trong trường hợp này, điểm hoà vốn cần xác định theo khả năng thu hồi toàn bộ vốn đầu tư và bù đắp các chi phí vận hành. Ưu điểm của chỉ tiêu điểm hoà vốn: Dễ xác định và độ tin cậy tương đối cao do thời gian hoàn vốn là những năm đầu thực hiện dự án. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp xác định được với mức sản lượng bao nhiêu thì thu hồi được vốn đầu tư. Nhược điểm: Chỉ tiêu này không cho biết thu nhập cụ thể sau khi hoàn vốn, đôi khi có dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là dự án tốt. Người ta có thể tính ba loại điểm hoà vốn sau: Điểm hoà vốn lý thuyết: được tính theo như công thức sản lượng hoà vốn nêu trên chỉ khác là tổng định phí chỉ được tính cho một năm của đời dự án. Điểm hoà vốn tiền tệ: là điểm mà tại đó, dự án bắt đầu có tiền để trả nợ vay (kể cả dùng nguồn vốn khấu hao). Cách tính giồng như tính điểm hoà vốn lý thuyết nhưng định phí không tính khấu hao. Điểm hoà vốn trả nợ: là điểm mà tại đó, dự án có đủ tiền để trả nợ vốn vay, đóng thuế thu nhập. Cách tính giống như điểm hoà vốn lý thuyết nhưng định phí tính thêm nợ gốc và thuế thu nhập phải trả trong năm. Thẩm định độ nhạy của dự án đầu tư: Khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư cán bộ thẩm định cần xem xét mức độ tin cậy của các thông tin về dự án như các dòng tiền dự tính, mức độ rủi ro tối đa có thể xảy ra. Việc thẩm định mức độ tin cậy của dự án giúp cho chủ đầu tư không bỏ lỡ cơ hội đầu tư hay quyết định đầu tư sai, việc làm này giúp cho việc tính tỷ suất chiết khấu hợp lý của dự án. Nếu việc dự tính các dòng tiền là không đáng tin cậy thì tất cả các việc tính toán sau đó đều không có ý nghĩa, dẫn đến các quyết định đầu tư sai lầm và ngược lại nếu việc dự tính là đáng tin cậy thì việc ra quyết định đầu tư sẽ phù hợp. Việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR thì phải căn cứ vào các dòng tiền dự tính và các giả định để tính toán được coi là tình huống cơ sở. Việc tính toán độ nhạy của dự án được thực hiện bằng cách đưa ra các kịch bản: dự báo các rủi ro có thể xảy ra trong khi thực hiện dự án, thay đổi một hoặc một số thông số đầu vào tăng hay giảm và tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của dự án. Nếu hầu hết các tình huống đưa ra đều cho kết quả NPV > 0 thì có thể tiến hành thực hiện dự án. Trường hợp NPV ≤ 0 thì tạm kết luận mức rủi ro dự tính cao và cần xem xét lại trước khi ra quyết định và do đó có thể điều chỉnh lại tỷ lệ chiết khấu của dự án cho phù hợp. Việc thẩm định mức độ tin cậy của dự án giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn chính xác về dự án để từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư dự án. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư: Những nhân tố khách quan: Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước: Đây là những nhân tố thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội, tự nhiên... Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án và doanh nghiệp chỉ có thể khắc phục được một phần. Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước, nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp phục vụ mục tiêu chung của xã hội. Những khuyết điểm trong tính hợp lý, tính đồng bộ hay tính tiêu cực của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của nhà nước đều có thể gây khó khăn, tăng rủi ro đối với kết quả hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của doanh nghiệp. Một số bất cập chính do hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý của Nhà nước thường gặp là: Với các dự án đầu tư trong và ngoài nước liên quan đến nhiều chính sách mà các chính sách này chưa được hoàn thiện đầy đủ, ổn định, thường thay đổi liên tục dẫn đến tâm ._.lý không an tâm, tin tưởng của các nhà đầu tư. Hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ còn khá nhiều kẽ hở và bất cập làm phát sinh những rủi ro và hạn chế nguồn thông tin chính xác đến doanh nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội: Mức độ và trạng thái phát triển của nền kinh tế xã hội quy định năng lực phổ biến của mỗi chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin vì vậy mà tác động đến công tác thẩm định tài chính dự án. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, mặc dù xây dựng một nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã gặt hái được không ít những thành tựu. Song, chúng ta còn đang trong tình trạng chậm phát triển so với các nước trên thế giới. Cơ chế thị trường còn nhiều thiếu sót, các thị trường thiếu đồng bộ ... đã hạn chế cung cấp cho các cán bộ thẩm định những thông tin về thống kê. Các rủi ro, do vậy, đã ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tác động của lạm phát: Lạm phát là yếu tố bất định có ảnh hưởng tới việc thẩm định tài chính dự án. Lạm phát gây nên sự thay đổi về giá cả theo thời gian. Do vậy, nó làm biến đổi dòng tiền kỳ vọng và tỷ lệ chiết khấu khi đánh giá tài chính dự án đầu tư. Mức lạm phát không thể dự đoán một cách chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như quy luật cung cầu, thu nhập và tâm lý người tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Các biến số tài chính trong dự án, các yếu tố đầu vào của các chỉ tiêu như NPV, IRR ... đều chịu tác động của lạm phát. Do vậy, đánh giá tính hiệu quả của một dự án nào đó, cần phải xác định chính xác, hợp lý giá cả của các yếu tố cấu thành chi phí hay doanh thu của dự án. Việc tính đến yếu tố lạm phát sẽ làm cho quá trình thực hiện dự án được dễ dàng hơn, hiệu quả thẩm định dự án cao hơn. Thật vậy, nếu dự án cần một khoản vốn vay để bổ sung vào nguồn vốn đầu tư trong tương lai thì lượng vốn ấy sẽ chịu tác động của giá cả xảy ra khi bắt đầu, từ lúc nhận vốn đến lúc hoàn trả vốn và lãi. Nếu nó không được dự kiến trong giai đoạn thẩm định tài chính dự án thì dự án có thể sẽ gặp khó khăn về tính thanh khoản hay khả năng thanh toán nợ do thiếu nguồn tài trợ. Lạm phát còn ảnh hưởng đến lãi suất danh nghĩa. Các bên tài trợ cho dự án sẽ phải tăng lãi suất danh nghĩa đối với các khoản vốn họ cho vay để bù đắp mất mát do lạm phát gây nên. Lạm phát làm giảm giá trị tương lai của các khoản tiền vay và các khoản thanh toán lãi suất cố định, nó sẽ ảnh hưởng đến chi phí xuất quỹ trong những năm đầu của dự án làm nó tăng cao lên, đặt ra vấn đề khả năng đối với chủ đầu tư. Bên cạnh những biến động về tình hình kinh tế, chính trị của các nước trong khu vực và trên thế giới và các thay đổi của điều kiện tự nhiên như lũ lụt, động đất, hạn hán... cũng làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án. Khi các nước trong khu vực và trên thế giới có biến động về kinh tế chính trị thì ít hay nhiều điều đó cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế trong nước, dẫn đến các thông tin và những dự đoán liên quan đến dự án sẽ không chính xác và điều này làm ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án đầu tư và dẫn đến các quyết định sai lầm cho chủ đầu tư. Ngoài ra, những thay đổi bất ngờ của điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng xấu tới các kế hoạch, dự đoán về tiến độ thực hiện dự án, sản lượng tiêu thụ sản phẩm... Điều này dẫn đến kết quả thẩm định tài chính dự án không được chính xác. Những nhân tố chủ quan: Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về công tác thẩm định tài chính dự án: điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì nếu lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng công tác thẩm định tài chính dự án là không cần thiết đối với doanh nghiệp thì sẽ không có việc thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết định đầu tư. Công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư chỉ thực sự được quan tâm và nâng cao khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa của công tác này đối với hoạt động đầu tư. Lãnh đạo doanh nghiệp là người ra quyết định cuối cùng trong việc đồng ý hay không đồng ý thực hiện dự án đầu tư. Vì vậy, năng lực chuyên môn và khả năng tổ chức của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng tất cả các khâu trong quá trình nghiên cứu dự án trong đó có công tác thẩm định dự án đầu tư. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có năng lực tổ chức và chuyên môn tốt thì việc nghiên cứu dự án và thẩm định tài chính dự án sẽ có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện và ngược lại. Trình độ cán bộ thẩm định dự án: năng lực của người tham gia thẩm định dự án có vai trò rất quan trọng vì kết quả thẩm định tài chính được dựa trên các kết quả nghiên cứu, phân tích về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất, ... Năng lực của cán bộ thẩm định dự án ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mà họ đảm trách. Do vây, trong mọi trường hợp, muốn hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án thì trước hết bản thân chất lượng của cán bộ thẩm định phải không ngừng được nâng cao. Họ phải đáp ứng được những đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các văn bản pháp luật, chế độ chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, tư cách phẩm chất đạo đức của cán bộ thẩm định cũng là điều kiện không thể thiếu. Quy trình nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án có ảnh hưởng rất lớn tới công tác thẩm định tài chính dự án. Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp, khách quan khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo thực hiện tốt công tác thẩm định tài chính dự án. Ngược lại, một quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định bất hợp lý, sơ sài chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả thẩm định tài chính dự án không cao và doanh nghiệp khó có thể dựa vào đó để ra quyết định đầu tư chính xác. Phương pháp thẩm định khoa học, hiện đại, hợp lý sẽ giúp cán bộ thẩm định tài chính dự án phân tích dự án, tính toán hiệu quả tài chính dự án một cách nhanh chóng, chính xác, tin cậy trong việc ra quyết định đầu tư.Trong thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển từ phương pháp thẩm định cũ sang phương pháp thẩm định hiện đại vốn đã được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, phương pháp tốt nhất là phương pháp phù hợp nhất chứ chưa chắc là phương pháp hiện đại nhất. Phương pháp đó còn tuỳ thuộc vào trình độ phát triển về kinh tế xã hội, đặc thù của từng dự án, và trình độ của cán bộ thẩm định. Thông tin là cơ sở cho những phân tích, đánh giá, là “nguyên liệu” cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Nguồn thông tin quan trọng nhất trước hết là từ hồ sơ dự án. Nếu thông tin trong hồ sơ dự án thiếu hoặc không rõ ràng, cán bộ thẩm định có quyền yêu cầu những người lập dự án cung cấp thêm hoặc giải trình những thông tin đó. Bên cạnh các thông tin về dự án, để việc thẩm định được tiến hành một cách chủ động, có những đánh giá khách quan, chính xác hơn thì khả năng tiếp cận, thu thập các nguồn thông tin khác và khả năng xử lý thông tin của cán bộ thẩm định đóng vai trò quyết định. Những thông tin mà doanh nghiệp cần phải thu thập một cách chính xác như nhu cầu thị trường, thông tin về thị trường đầu vào các yếu tố sản xuất, thông tin về chính sách kinh tế của Nhà nước... Việc thu thập sai thông tin này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân tích, tính toán của dự án và có thể dẫn đến quyết định sai khi lựa chọn phương án đầu tư. Tổ chức điều hành: Thẩm định tài chính dự án đầu tư là tập hợp nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau và với các hoạt động khác. Kết quả thẩm định sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác tổ chức quản lý điều hành, sự phối hợp nhịp nhàng của các cán bộ trong quá trình thẩm định. Khác với các nhân tố khác, việc tổ chức điều hành tác động một cách gián tiếp tới công tác thẩm định. Công tác tổ chức điều hành được thực hiện một cách chặt chẽ, khoa học và sẽ khai thác tối đa mọi nguồn lực phục vụ hoạt động thẩm định dự án. Trang thiết bị công nghệ: Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cũng tự trang bị cho mình hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm giúp doanh nghiệp trong việc sắp xếp, tính toán dữ liệu cần thiết và hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra đồng thời tiết kiệm thời gian và giảm nguồn nhân lực. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc và lựa chọn sử dụng công nghệ nào cho phù hợp với quy mô và đặc điểm dự án. Để việc sử dụng công nghệ có hiệu quả và giúp ích được cho việc thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định phải là người có khả năng sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị công nghệ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Khái quát về Tổng công ty Sông Đà Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà Tổng công ty Sông Đà là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập từ năm 1960, tên giao dịch quốc tế là Song Da Corporation. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty thuộc các lĩnh vực xây lắp như xây dựng công trình thuỷ điện, cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, dân dụng, đường dây và trạm...; đầu tư kinh doanh các dự án sản xuất công nghiệp như: điện, thép, xi măng, sản phẩm may xuất khẩu và vật liệu xây dựng khác; đầu tư kinh doanh các khu công nghiệp, đô thị, hạ tầng và hoạt động tư vấn xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, công nghệ xây dựng; xuất khẩu lao động; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với luật pháp và chính sách của Nhà nước. Tổng công ty Sông Đà là đơn vị duy nhất ở Việt Nam có lực lượng thiết bị thi công chuyên ngành thuỷ điện tiên tiến và hiện đại. Tổng công ty Sông Đà đã tham gia xây dựng hầu hết các công trình thủy điện lớn của đất nước, đó là nhà máy thủy điện Thác Bà - 108MW, thủy điện Hòa Bình - 1.920MW, thủy điện Trị An - 400MW, thủy điện Vĩnh Sơn - 66MW, thủy điện Yaly - 720MW, thủy điện Sông Hinh - 66MW... Các công trình này đã cung cấp 70% sản lượng điện của toàn quốc, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng công ty được Nhà nước giao làm tổng thầu EPC thực hiện dự án đầu tư Nhà máy thủy điện Sê San 3-273MW, Nhà máy thủy điện Tuyên Quang-342MW theo phương thức hợp đồng chìa khóa trao tay và làm chủ đầu tư nhiều công trình thủy điện vừa và nhỏ như: Nhà máy BOT thủy điện Cần Đơn, Nhà máy thủy điện Ryninh 2, Nà Lơi, Sê San 3A, Nậm Mu... theo phương thức BO. Tổng công ty đã xây dựng nhiều công trình đường dây và trạm biến áp cao thế như Đường dây 220kV Phả Lại - Bắc Giang, 500kV Bắc - Nam, 500kV Phú Lâm - Pleiku, Trạm biến áp 500kV Hòa Bình - Pleiku, Trạm biến áp 220kV Việt Trì, Tràng Bạch, Bắc Giang, Sóc Sơn... và nhiều công trình hạ thế phục vụ phát triển dân sinh khác. Bên cạnh đó, Tổng công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng lớn thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và cải tạo các đường giao thông quan trọng như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, Đường Hồ Chí Minh... đặc biệt là xây dựng Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân theo công nghệ đào hầm mới của Áo (NATM), các công trình công nghiệp yêu cầu kỹ thuật cao như: Nhà máy giấy Bãi Bằng, Dệt Minh Sơn, nhà máy xi măng Bút Sơn, Nghi Sơn, Hoàng Mai...và các công trình xây dựng lớn như khách sạn Thủ Đô, Tòa nhà Khách sạn Mặt trời Sông Hồng, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Trung tâm Bưu chính Viễn thông... Tổng công ty là Chủ đầu tư các Nhà máy xi măng Hòa Bình, Nhà máy xi măng Sông Đà - Yaly, Nhà máy xi măng Hạ Long, Nhà máy thép Việt - Ý, Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Khu công nghiệp Phố Nối A,... cùng nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp khác. Trong quá trình trên 40 năm phát triển và trưởng thành, Tổng công ty Sông Đà đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh các công trình trọng điểm lớn của đất nước. Hiện nay,Tổng công ty có 67 đơn vị thành viên bao gồm các công ty 100% vốn nhà nước, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần ..., với một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề (trong đó có hơn 6.000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ Đại học và trên Đại học), có lực lượng xe máy thiết bị thi công hiện đại với giá trị trên 500 triệu USD. Các công trình của Tổng công ty thi công luôn luôn đảm bảo chất lượng và nhiều công trình được cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng cao. Giá trị sản xuất kinh doanh hàng năm đạt hơn 3.000 tỷ đồng, nộp Ngân sách hàng năm 200 tỷ đồng, lợi nhuận bình quân đạt 150 tỷ đồng. Năm 2003 tổng giá trị sản xuất kinh doanh đạt 4.300 tỷ đồng, dự kiến kế hoạch năm 2004 là 5.400 tỷ đồng. Đạt được thành quả đó là nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng uỷ, Hội đồng quản trị Tổng công ty, với phương châm tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi công việc, phát huy cao độ mọi nội lực và tiềm năng sẵn có đã đề ra được kế hoạch định hướng chiến lược sát thực, trên cơ sở đó chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện đúng mục tiêu đề ra. Tổng công ty Sông Đà đã cùng với các doanh nghiệp Nhà nước khẳng định được vai trò then chốt trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với những thành tích đã đạt được, Tổng công ty Sông Đà đã được nhận nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của ngành Xây dựng. Mười một cán bộ, công nhân của Tổng công ty đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày nay, với uy tín, chất lượng xây dựng công trình cũng như việc quản lý chỉ đạo điều hành, Tổng công ty đã được Thủ tướng Chính phủ giao làm tổng thầu xây lắp công trình thuỷ điện Sơn La. Đây là công trình thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á với tổng số vốn đầu tư 36.933 tỷ đồng. Với đặc thù ngành nghề của một Tổng công ty thực hiện thi công những công trình thuỷ điện lớn nhất của cả nước, Tổng công ty Sông Đà đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội quan trọng. Để làm thuỷ điện, phải huy động lực lượng lao động lớn trong đó một phần là nhân công địa phương tại mỗi công trình. Thời gian thi công kéo dài trong nhiều năm tại vùng sâu, vùng xa nên vấn đề ổn định cuộc sống cho người lao động được Tổng công ty quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên khi mỗi công trình lớn được hoàn thành lại đặt ra những bài toán nan giải trong việc giải quyết công ăn việc làm mới và những vấn đề xã hội cho CBCNV. Vào những năm cuối của thập kỷ 90, trước khi được nhận nhiều dự án với những tiềm năng việc làm dồi dào kéo dài trong hàng chục năm như hiện nay, Tổng công ty đã trải qua thử thách “hậu Hoà Bình” và sự đe doạ của “hậu Yaly”. Những khó khăn chính của thời điểm đó là khi lực lượng lao động lớn dư thừa, chưa thích nghi với đa dạng hoá ngành nghề nên năng lực đấu thầu chưa cao trong các dự án dân dụng và công nghiệp ngoài chuyên ngành. Với những nỗ lực của toàn thể CBCNVC, Tổng công ty đã vượt qua những khó khăn trên và vươn tới tầm cao mới như hôm nay. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khoá IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời tăng cường tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trong SXKD. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII của Tổng công ty Sông Đà khẳng định “Tổ chức sắp xếp lại Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên theo hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo của Tổng công ty; Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị thành viên về kết quả sản xuất kinh doanh trước Tổng công ty và pháp luật; ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế”. Nghị quyết nêu rõ định hướng và mục tiêu phát triển Tổng công ty trong giai đoạn 10 năm lần thứ nhất (2001-2010) là: Xây dựng và phát triển Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế mạnh đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở duy trì và phát triển ngành nghề xây dựng truyền thống để đảm bảo Tổng công ty Sông Đà là một nhà thầu mạnh có khả năng làm tổng thầu các công trình lớn ở trong nước và quốc tế. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với dự án thuỷ điện Sơn La đang được bắt đầu triển khai, dự án được coi là công trình xương sống đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển trên, đảm bảo công ăn việc làm cho số lượng lớn cán bộ công nhân viên của Tổng công ty trong giai đoạn chuyển đổi then chốt. Cơ cấu tổ chức và hoạt động hiện nay của Tổng công ty Sông Đà Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Sông Đà bao gồm: Hội đồng quản trị - Tổng giám đốc Tổng công ty - Các phòng ban chức năng và các đơn vị thành viên trực thuộc: Hội đồng quản trị, thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ của Nhà nước giao và yêu cầu của thị trường. Hội đồng quản trị Tổng công ty có quyền nhận vốn (kể cả nợ), đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Tổng công ty; xem xét phê duyệt các vấn đề quan trọng do Tổng giám đốc đề nghị theo quy định của Điều lệ, kiểm tra giám sát việc thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Xây dựng và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Tổng công ty. Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất trong Tổng công ty. Các phòng ban chức năng Tổng công ty có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý và điều hành công việc. Tổng công ty có 67 đơn vị thành viên (trong đó có 21 Công ty Cổ phần) là những doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên Tổng công ty có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình, có Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng. Các Điều lệ và quy chế này đều do Hội đồng quản trị phê chuẩn phù hợp với pháp luật và Điều lệ của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ của Tổng công ty. Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty Sông Đà HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC CÔNG TY, ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CÁC BAN QUẢN LÝ, BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC VP ĐẠI DIỆN (M.Trung, M.Nam, tại các công trường trọng điểm) CÁC PHÒNG BAN CHỨC NĂNG TỔNG CÔNG TY CÁC XÍ NGHIỆP, NHÀ MÁY, BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRỰC THUỘC Hoạt động hiện nay của Tổng công ty * Xây dựng thuỷ điện là một lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty đã xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện lớn của đất nước như: Thuỷ điện Hoà Bình, Yaly... * Xây dựng hầm và các công trình ngầm là một trong nhiều lĩnh vực hoạt động thế mạnh của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty luôn không ngừng đầu tư đổi mới thiết bị thi công hầm, ứng dụng các công nghệ thi công mới của các nước tiến tiến. * Xây lắp đường dây và trạm biến áp là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của Tổng công ty Sông Đà. Tổng công ty có khả năng về nhân lực, thiết bị thi công xây lắp các công trình thủy điện như: trạm biến áp, đường dây cao thế và hạ thế, cải tạo lưới điện, hệ thống điện công nghiệp và dân dụng. * Xây dựng công nghiệp: Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, Tổng công ty Sông Đà đã xây dựng nhiều nhà máy, công trình công nghiệp quan trọng góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. * Xây dựng dân dụng là lĩnh vực mà Tổng công ty Sông Đà đã có nhiều năm kinh nghiệm xây dựng, lắp đặt thiết bị, trang trí nội thất tại các công trình với quy mô lớn như trụ sở làm việc, tòa nhà cao tầng, khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế... Các công trình dân dụng do Tổng công ty xây dựng đều đạt được chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật cao. * Xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình giao thông: Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp đường bộ là lĩnh vực hoạt động mạnh của Tổng công ty Sông Đà. Lực lượng xây dựng đường của Tổng công ty không ngừng lớn mạnh, đã phối hợp thi công nhiều loại đường với tiêu chuẩn kỹ thuật cao. * Sản xuất công nghiệp: Tổng công ty Sông Đà luôn chú trọng đầu tư phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Các sản phẩm chính của Tổng công ty là: thép, xi măng, cát, đá xây dựng, bê tông thương phẩm, gia công cơ khí và hàng may mặc xuất khẩu... Hiện nay, các nhà máy công nghiệp đang hoạt động hiệu quả, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và cung cấp mạnh sản phẩm ra thị trường bên ngoài. * Lĩnh vực đầu tư: Từ khi thành lập Tổng công ty Sông Đà đã chú trọng tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và quản lý dự án. Ngày nay, Tổng công ty đang đầu tư xây dựng và làm Chủ đầu tư các dự án lớn như nhà máy thuỷ điện Sê San 3A, thuỷ điện Cần Đơn, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy thép Việt - Ý, Khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì... * Tư vấn xây dựng: lĩnh vực hoạt động tư vấn, khảo sát và thiết kế của công ty bao gồm các công trình thủy điện vừa và nhỏ, công trình công nghiệp, công trình dân dụng, khảo sát thiết kế các khu công nghiệp, khu chế xuất, tư vấn lập dự án, BCNCKT các dự án, tư vấn đấu thầu công trình. Ngoài ra, Tổng công ty còn liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài thành lập các công ty chuyên về tư vấn đầu tư như Công ty tư vấn Sông Đà - Ukrin, Công ty tư vấn Sông Đà - SMC... * Xuất nhập khẩu: Tổng công ty Sông Đà trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và cung cấp cho thị trường bên ngoài như các sản phẩm như máy móc, thiết bị xây dựng hiện đại, vật liệu xây dựng, xuất khẩu lao động... * Vận tải: Tổng công ty Sông Đà có lực lượng vận tải mạnh, đủ khả năng vận chuyển mọi loại hàng hóa, bao gồm cả hàng siêu trường, siêu trọng bằng đường bộ hay đường thủy. Hiện nay, Tổng công ty có lực lượng vận chuyển với tải trọng 5.000 tấn phương tiện vận tải đường thủy và 1.500 tấn phương tiện vận chuyển, bốc dỡ đường bộ. * Cơ khí, chế tạo và lắp máy: Tổng công ty đã trực tiếp gia công, lắp đặt hàng trăm tấn thiết bị cơ khí, chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế của các loại máy xây dựng, gia công chế tạo các loại chi tiết cơ khí phi tiêu chuẩn phục vụ công tác lắp đặt thiết bị tại các công trình. * Nghiên cứu, đào tạo: Công tác đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật không ngừng được đầu tư, nâng cao về chất lượng, nội dung đào tạo. Tổng công ty Sông Đà liên tục tổ chức các khóa đào tạo do các chuyên gia nước ngoài trực tiếp truyền đạt cho các kỹ sư Sông Đà. Bên cạnh đó, Tổng công ty luôn khuyến khích động viên và đầu tư cho công tác sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. * Chăm sóc sức khoẻ và đời sống: Bên cạnh việc thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Sông Đà luôn quan tâm đúng mức tới công tác chăm sóc sức khoẻ và đời sống của CBCNV, tham gia tích cực vào các hoạt động phúc lợi xã hội. Với chủ trương đó Tổng công ty đã đầu tư xây dựng bệnh viện Sông Đà, Yaly, và Trung tâm điều dưỡng Sông Đà - Ba Vì. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây của Tổng công ty Sông Đà Có thể nói trong những năm vừa qua, Tổng công ty Sông Đà đã có những bước phát triển vượt bậc, hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ kế hoạch đặt ra trong từng năm. Các công trình giao thầu đã được gấp rút triển khai thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng. Các cơ sở sản xuất công nghiệp của Tổng công ty đảm bảo công suất, chất lượng sản phẩm được nâng cao, đang dần khẳng định được thương hiệu sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường. Năng lực thi công, năng lực tư vấn ngày càng được tăng cường. Tổng công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới”. Có được kết quả đáng tự hào đó là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty với phương châm “Đoàn kết thực sự, đổi mới triệt để, chủ động sáng tạo, bám sát đường lối, bám việc đến cùng, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời” nhằm mục tiêu “Năng suất cao hơn, chất lượng cao hơn, hiệu quả cao hơn, thu nhập cao hơn”. Các kết quả cụ thể như sau: Tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đều có mức tăng trưởng cao qua các năm. Cụ thể: giá trị sản xuất kinh doanh năm 2003 đạt 4.300 tỷ đồng tăng 143% so với năm 2002, tăng 203% so với năm 2001, tăng 295% so với năm 2000; doanh thu năm 2003 đạt 4.027 tỷ đồng tăng 159% so với năm 2002, tăng 216% so với năm 2001 và tăng 247% so với năm 2000. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty Sông Đà đạt ở mức cao, 6 tháng đầu năm 2004 là 106 tỷ, năm 2003 là 141,5 tỷ, năm 2002 là 85 tỷ, năm 2001 là 40 tỷ, năm 2000 là 19,7 tỷ. Hoàn thành các mục tiêu tiến độ các công trình trọng điểm của Nhà nước cũng như các công trình đầu tư của Tổng công ty như Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang, Sê San 3, Sê San 3A, Plêikrông, hầm đường bộ qua đèo Ngang, hầm Hải Vân, đường Hồ Chí Minh,... Các cơ sở sản xuất công nghiệp mới đã đi vào sản xuất ổn định, đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả vốn đầu tư như NM điện Ry Ninh 2, Nà Lơi, Cần Đơn, NM thép Việt - Ý. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức tăng cao, 6 tháng đầu năm 2004 đạt 763 tỷ đồng bằng 196% so với cùng kỳ năm 2003, năm 2003 là 993,7 tỷ, năm 2002 là 287 tỷ đồng, còn năm 2001 là 1.019 tỷ đồng. Đầu tư đồng bộ được lực lượng xe máy, thiết bị đảm bảo yêu cầu thi công xây lắp năm 2004 và các năm tiếp theo. Chất lượng công tác tư vấn đã được tăng cường: cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ tư vấn xây dựng cho các dự án đầu tư của Tổng công ty và các công trình Tổng công ty làm tổng thầu từ công tác khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, giám sát và lập hồ sơ mời thầu. Công tác sắp xếp, đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Tổng công ty thực hiên được kế hoạch đề ra: sắp xếp, định biên và bổ sung chức năng nhiệm vụ cho các phòng ban Tổng công ty phù hợp với tình hình mới; hoàn chỉnh phương án cơ cấu và sắp xếp lại các đơn vị yếu kém, làm ăn thua lỗ; bộ máy các Ban điều hành, Ban quản lý đã được sắp xếp ổn định và cơ bản đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh; tiến hành cổ phần hoá được 15 đơn vị, hoàn thành chương trình quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 ở Tổng công ty và một số đơn vị thành viên. Đảm bảo việc làm cho 26.415 người với thu nhập bình quân 1,61 triệu đồng/ tháng. Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh Năm Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận / doanh thu thuần 1,1% 1,6% 2,9% Doanh thu thuần / sản lượng 89,4% 89,6% 109% Lợi nhuận / sản lượng 1,0% 1,43% 3,14% Nguồn: Tồng công ty Sông Đà (Báo cáo thực hiện kế hoạch tài chính năm 2001-2003) Bảng 2.2: Các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty Sông Đà từ năm 2000 – 6 tháng đầu năm 2004 TT Các chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 2001 2002 2003 6T/04 1 Tổng giá trị SXKD Giá trị xây lắp Giá trị SXCN Giá trị tư vấn thiết kế Giá trị KDSP PVXL Giá trị KDXNK Giá trị KD nhà, hạ tầng Giá trị KD vật tư, vận tải Riêng kim ngạch xuất khẩu 109 đ 109 đ 109 đ 109 đ 109 đ 109 đ 109 đ 109 đ 103 USD 1458 790 199 10 112 156 36 155 1.050 2.115 1.019 215 18 132 463 56 212 2.300 3.000 1.517 287 47,6 195 626,3 76,3 251 7.489 4.300 2.145 993,7 76,3 347,6 232,5 157,3 347,6 13,8 2.881 1.410 763 51 168 101 113 275 7,869 2 Lao động, tiền lương Số LĐ sử dụng bình quân Thu nhập bình quân 103Ng 103 đ 15 800 20 996 23 1.398 26,36 1.540 26,41 1,618 3 Doanh thu 109 đ 1630 1.859 2.353 4.027 2.045 4 Nộp ngân sách 109 đ 40,6 55,7 85 141,5 52,7 5 Lợi nhuận sau thuế 109 đ 19,7 40 46,5 86,5 106,7 6 Đầu tư phát triển 109 đ 320 845 1.471 1.790 612 7 Các chỉ tiêu khối lượng Điện Xi măng May mặc Vỏ bao xi măng Xây dựng nhà Thép Xuất khẩu lao động 106kwh 103Tấn 103SP 106vỏ 103m2 103Tấn Người 21 110,2 432 14 2,1 300 30 126,5 531 15,5 8,9 622 41,6 157,9 619,5 16 10 2.268 120 170 729,3 20,6 26 94,7 3.494 154,9 94,3 234 7,92 35 63,2 1.212 Nguồn: Tổng công ty Sông Đà (Báo cáo tổng kết các năm 2000, 2001, 2002, 2003 và 6 tháng đầu năm 2004) Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà. Khái quát về các dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà. Trong Đại hội Đảng bộ Tổng công ty nhiệm kỳ VIII, các cấp lãnh đạo Tổng công ty đã nhận thức: “Nguồn gốc xuất xứ của Tổng công ty Sông Đà là một đơn vị quốc doanh, chuyên được phân công làm bên B xây lắp các công trình thuỷ điện và công nghiệp của Nhà nước trong 40 năm qua. Trước đây, các đơn vị kinh tế của Nhà nước đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Làm gì cũng được, miễn là được đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, về lý thuyết thì vẫn như vậy, nhưng quy luật thị trường và tính cạnh tranh quyết liệt của nó đã tạo ra sự phân cực ngày càng khó san bằng. Nếu cứ tiếp tục chỉ làm thuê xây lắp, kể cả các công trình được Nhà nước giao thầu, thì xong mỗi công trình lại phải đối mặt với nạn thất nghiệp, máy móc cũ nát, tài sản cứ cụt dần. Tổng công ty chẳng có gì để bán ra thị trường ngoài sức lao động của chính mình. Đem sức lao động giản đơn vào cạnh tranh theo cơ chế thị trường thì chỉ có thể bán rẻ, không bù đắp nổi các chi phí, càng không có lợi nhuận để nâng cao trình độ công nghệ. Một vòng luẩn quẩn theo vòng xoáy tắt dần. Do vậy, một mặt vẫn phải tiếp tục làm thầu xây lắp để duy trì việc làm cho số đông công nhân, cán bộ, song phải giảm dần các hợp đồng thua lỗ, bảo toàn lực lượng để tự xây dựng các công trình do Tổng công ty đầu tư”. Chính vì vậy, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, Tổng công ty đã mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề và tiến hành đầu tư nhiều dự án. Công tác đầu tư của Tổng công ty rất khởi sắc, sôi động và đã đạt được rất nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Giá trị đầu tư tăng mạnh qua từng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong giá trị sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Sông Đà: năm 2001 giá trị đầu tư đạt 840 tỷ chiếm tỷ trọng 39,7% tổng giá trị sản xuất kinh doanh; năm 2002 giá trị đầu tư đạt 1.471 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 49,1% tổng giá trị sản xuất kinh doanh; năm 2003 giá trị đầu tư đạt 1.788,8 tỷ chiếm tỷ trọng 41,6% tổng giá trị sản xuất; 6 tháng đầu năm 2004 giá trị đầu tư dự kiến thực hiện được 890 tỷ đạt 31,2% so với kế hoạch cả năm. Biểu đồ 3.1: Tăng trưởng đầu tư của Tổng công ty Sông Đà từ năm 2000- năm ._. dụng cho dự án (đặc biệt đối với các dự án nâng cao năng lực thiết bị thi công). Đối với những tài sản hết khấu hao thì không trích khấu hao nữa. * Một vấn đề cần chú ý là không được coi thuế giá trị gia tăng là chi phí của dự án. Vì thuế giá trị gia tăng là một khoản thuế gián thu và nếu thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra thì sẽ được Nhà nước hoàn thuế đối với phần chênh lệch, nếu thuế đầu ra lớn hơn thuế đầu vào thì sẽ phải nộp khoản chênh lệch đó cho Nhà nước. Do vậy để tránh nhầm lẫn và để dòng tiền của dự án được sát thực thì người thẩm định nên tính toán với các giá trị trước thuế. * Ngoài ra, người thẩm định phải chú ý tới việc tính toán dòng tiền trên quan điểm nào. Nếu đứng trên quan điểm của chủ đầu tư thì trong dòng tiền của dự án, chi phí khấu hao không phải là một chi phí, nhưng lãi vay, trả nợ vốn vay lại được tính là chi phí và vốn đầu tư ban đầu chỉ được tính bằng mức vốn góp của chủ đầu tư để thực hiện dự án. Trái lại nếu đứng trên quan điểm của người tài trợ, cả lãi vay và khấu hao đều không phải là chi phí của dự án, khấu hao và lãi vay của dự án chỉ được tính vào chi phí kế toán để từ đó xác định thuế thu nhập doanh nghiệp. Thẩm định điểm hoà vốn Tính toán điểm hoà vốn có ý nghĩa quan trọng không những đối với những dự án sản xuất công nghiệp mà cả với các dự án thuỷ điện. Từ trước tới nay, do vấn đề về tránh lãng phí tài nguyên và sự thiếu hụt điện năng mà các Nhà máy điện thường được phát hết công suất. Tuy nhiên hiện nay, Chính phủ đang xây dựng đề án về thị trường điện cạnh tranh trong đó thị trường điện bán buôn sẽ hoạt động trên cơ chế chào giá cạnh tranh có nghĩa là các Nhà máy điện sẽ tiến hành chào giá điện và những đơn vị nào có giá thấp sẽ được ưu tiên phát trước. Do vậy, việc tính toán điểm hoà vốn càng hết sức cần để từ đó xác định mức giá tối thiểu mà dự án có thể chấp nhận được và góp phần kết luận dự án thực sự có khả thi hay không. Dựa trên bảng dự trù về chi phí, doanh thu, cùng với việc phân tách chi phí biến đổi, chi phí cố định, người thẩm định cần phải tiến hành tính toán điểm hoà vốn, sản lượng hoà vốn của dự án. Tức là phải xác định vốn đầu tư và chi phí của dự án thì cần phải có tối thiểu bao nhiêu sản lượng doanh thu thì dự án mới đảm bảo không lỗ. Người thẩm định cần phải xác định điểm hoà vốn lý thuyết, điểm hoàn vốn tiền tệ, điểm hoàn vốn trả nợ. Nếu doanh thu hoà vốn và sản lượng hoà vốn tính ra không hợp lý (trên 50%) thì cần phải tìm giải pháp để hạ điểm hoà vốn xuống mới có lợi. Những giải pháp này phải đi sâu vào bản chất kinh tế và quản trị của dự án, không phải những giải pháp đơn giản, bề ngoài. Chúng ta có thể xem xét đến những giải pháp như: tăng giá bán, tăng sản phẩm tiêu thụ, giảm biến phí trên một đơn vị sản phẩm, giảm định phí. Cụ thể đối với dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A: Do đời sống của dự án là 25 năm nên chỉ tiêu sản lượng hoà vốn được tính bình quân cho một năm: Mức sản lượng hoà vốn lý thuyết là: 196.425.495 kwh (chiếm 41,8%). Mức sản lượng hoà vốn tiền tệ: 61.653.942 kwh (chiếm 13,1%) Mức sản lượng hoà vốn trả nợ là: 309.668.884 kwh (chiếm 66%) Nguồn: Tổng công ty Sông Đà (Báo cáo thẩm định dự án) Phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án (NPV, IRR, B/C...) Xác định tỷ lệ chiết khấu và giá trị hiện tại ròng của dự án Do tất cả các dự án của Tổng công ty Sông Đà đều có cơ cấu nguồn vốn như sau: 15 – 30% vốn tự có, còn lại là vốn vay tín dụng thương mại cho nên có thể xác định hệ số chiết khấu theo công thức sau: Hệ số chiết khấu = () x rS + () x rB x (1-T) Trong đó: rS : chi phí vốn chủ sở hữu; rB: chi phí nợ là lãi vay của ngân hàng, (): tỷ trọng giá trị của vốn chủ sở hữu (): tỷ trọng giá trị của nợ T: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Tổng công ty Sông Đà những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định và ở mức cao của ngành. Do vậy, đối với chi phí vốn chủ sở hữu, chúng ta có thể áp dụng bằng mức tỷ suất lợi nhuận của năm gần nhất và được xác định như sau: Ts = Trong đó: Ts: tỷ suất lợi nhuận LNR: lợi nhuận ròng TS: tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên, hiện nay, Tổng công ty Sông Đà đang thành lập mới các công ty cổ phần và cổ phần hoá các đơn vị thành viên của mình thành công ty cổ phần. Do đó, chi phí vốn chủ sở hữu có thể lấy bằng tỷ lệ cổ tức của cổ phiếu thường phát hành nếu dự án do đơn vị thành viên là Công ty cổ phần làm chủ đầu tư. Trên thực tế, việc xác định tỷ lệ chiết khấu không đơn giản. Việc xác định chi phí vốn chủ sở hữu hiện nay cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn tạm thời tính toán hiệu quả các dự án điện quy định cách tính tỷ lệ chiết khấu như sau: Nếu là vốn doanh nghiệp Nhà nước hoặc có nguồn gốc vốn Nhà nước thì tỷ lệ chi phí vốn chủ sở hữu là 8%, vốn cổ phần có nguồn gốc tư nhân là 14%, và vốn vay thì theo lãi suất ngân hàng. Việc ấn định tỷ lệ chi phí vốn chủ sở hữu đối với phần vốn có nguồn gốc từ vốn của Nhà nước là 8% mang tính chất áp đặt. Do vậy, tuỳ từng dự án mà cán bộ thẩm định phải xác định hệ số chiết khấu cho phù hợp. Xác định chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ IRR Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án. Đây là tỷ lệ mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. Cụ thể IRR được xác định sao cho: Co + C1 + C2 +... + Cn = 0 Trong đó: C1, C2, C3, Cn: giá trị luồng tiền ròng tại năm thứ 1, 2, 3...n của dự án Co: Vốn đầu tư ban đầu Việc tính toán được sử dụng bằng các phần mềm máy tính thông dụng trên cơ sở các thuật toán tính gần đúng giá trị căn cứ vào phương trình trên hoặc sử dụng bằng phương pháp thử và sai (Trial and error) hoặc dùng hàm số IRR trong chương trình Microsoft Excel. Điều kiện chấp nhận dự án có hiệu quả tài chính là IRR >= tỷ lệ chiết khấu r. Tính toán tỷ suất sinh lời của dự án B/C Tỷ lệ lợi ích trên chi phí được xác định bằng tổng các khoản lợi ích thu được của dự án quy về hiện tại (có tính đến hệ số chiết khấu) chia cho tổng các khoản chi phí của dự án quy về hiện tại. Tỷ lệ B/C được tính theo công thức sau: B/C = Trong đó: Bt: Lợi ích hàng năm của dự án Ct: Chi phí hàng năm của dự án a= - hệ số chiết khấu của dự án. r: tỷ suất chiết khấu của dự án. t: thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án. Chỉ tiêu này được áp dụng khi so sánh nhiều phương án khác nhau hoặc lựa chọn các dự án khác nhau có quy mô, giá trị khác nhau. Phân tích độ nhạy dự án Phần lớn các thông số để lập dự toán không chắc chắn như giá cả, sản lượng tiêu thụ... tại những thời điểm tương lai. Việc thay đổi các giá trị của thông số cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về tác động cuả những biến động của các thông số đến dòng tiền và hiệu quả của dự án. Thông qua bảng độ nhạy, nếu dự án nào ít bị tác động thì nó có một khả năng ổn định cao, khá an toàn trong đầu tư, tuy nhiên nó không có nhiều cơ hội gia tăng mức lợi nhuận. Ngược lại một dự án bị tác động mạnh bởi độ nhạy thì nó không có sự ổn định tốt, là một điều cần thiết hàng đầu để quyết định đầu tư, nhưng nó lại có khả năng sinh lợi cao đột biến. Do vậy, tuỳ vào mục đích của nhà đầu tư, mạo hiểm hay không mạo hiểm để quyết định có nên đầu tư hay không. Bên cạnh đó thông qua bảng độ nhạy còn rút ra được sự lựa chọn điều kiện đầu tư để dự án có khả năng thành công, nếu muốn có những kết luận toàn diện nhất, sự lựa chọn tối ưu nhất thì nhất thiết phải áp dụng độ nhạy trong việc thẩm định dự án. Do phần lớn các dự án đầu tư đều có thời gian dài nên khó tránh khỏi các rủi ro như biến động giá cả, tỷ giám lạm phát, ... Những biến động này ảnh hưởng nhiều đến các thông số của dự án như tổng mức đầu tư, sản lượng, giá bán... Phân tích độ nhạy là nhằm xem xét các sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố cơ bản như tổng mức đầu tư, giá bán, sản lượng, tỷ giá, tiến độ xây dựng thay đổi. Về nguyên tắc, thì việc tính toán độ nhạy của dự án bao gồm những bước sau: * Xác định những biến động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của dự án như: tổng mức đầu tư tăng, giá bán giảm, sản lượng giảm, tiến độ đưa dự án vào khai thác sử dụng chậm, chi phí nguyên vật liệu tăng... * Gắn cho mỗi phương án một mức giá trị biến động: thường được xác định ở mức 5% đến 10%. * Tính toán giá trị của các chỉ tiêu tài chính tương ứng với các trường hợp là các biến động đó xảy ra riêng rẽ và trường hợp các biến động đó xảy ra đồng thời. * Đo lường % thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính do sự thay đổi của các thông số * Chỉ tỷ lệ % thay đổi của các chi tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố ta có chỉ số nhạy cảm của yếu tố đó. Chỉ số nhạy cảm của yếu tố nào lớn tức dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Do vậy, cần nghiên cứu, quản lý các yếu tố này nhằm hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực với dự án đầu tư. Trên cơ sở các giải pháp nêu trên, tiến hành phân tích lại các chỉ tiêu hiệu quả của dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A. Tính lại tỷ lệ chiết khấu: Tỷ lệ chiết khấu được tính toán lại như sau: Hệ số chiết khấu =() x rS + () x rB x (1-T) S= 280.000 triệu đồng B= 1.584.597 triệu đồng Rs: 14% (lấy bằng tỷ suất lợi nhuận khi phát hành cổ phiếu thường tại các công ty cổ phần thuỷ điện mới thành lập thuộc Tổng công ty Sông Đà). Rb: 8,97% T= 15% (theo Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999). Áp dụng công thức trên ta tính được tỷ lệ chiết khấu mới là 8,53% Tỷ lệ chiết khấu này đã tính đến tỷ trọng phần vốn của chủ đầu tư và tính đến yếu tố đòn bẩy tài chính. Sau khi thay hệ số chiết khấu mới ta có kết quả các chỉ tiêu cơ bản của phương án gốc là: + Chỉ tiêu NPV: 359.681.000.000 đồng. + Chỉ tiêu IRR: 15,67%. + Chỉ tiêu B/C: 1,58. Sau đó ta cũng tiến hành phân tích độ nhạy của dự án với các kịch bản tương tự là: + Doanh thu giảm 5% (hoặc giá giảm 5%, hoặc điện lượng giảm 5%). + Tổng vốn đầu tư tăng 5%. + Cả doanh thu giảm 5% và vốn đầu tư tăng 5%. Bảng 2.4: Phân tích độ nhạy của Dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị P.án gốc Doanh thu giảm 5% VĐT tăng 5% Doanh thu giảm 5% +VĐT tăng 5% 1 Giá bán điện - Nội tệ VNĐ/kwh 608,40 577,98 608,40 577,98 - Ngoại tệ USCent/kwh 4,000 3,800 4,00 3,80 2 Năm bắt đầu vận hành 2007 2007 2007 2007 3 Thời gian xây dựng năm 5 5 5 5,00 4 Công suất lắp máy KW 96.000 96.000 96.000 96.000,00 5 Điện lợng TB năm MWh 475.000 475.000 475.000 475.000,00 6 Thời gian vận hành giờ/năm 4.948 4.948 4.948 6 Tổng vốn đầu t (không kể lãi vay trong thời gian XD và thuế VAT) 103VND ########### 1.552.470.120 1.630.093.626 ########### 7 Tổng vốn đầu t - Ngoại tệ 103USD 102.069 102.069 102.069 + Vốn tự có " 30.621 30.621 30.621 + Vốn vay " 71.448 71.448 71.448 - Nội tệ 103VND ########### ############ 1.552.470.120 + Vốn tự có 103VND 542.869.553 542.869.553 542.869.553 + Vốn vay 103VND ########### 1.009.600.567 1.009.600.567 7 Lãi vay trong thời gian XD 103VND 257.095.058 257.095.058 269.949.811 ########### 8 Tỷ giá hối đoái VNĐ/USD 15.210 15.210 15.210 15.210,00 9 Suất đầu t VND/Kw 16.171.564 16.171.564 16.171.564 ########### 10 Hệ số chi phí OM, bảo hiểm (XL+TB) %VĐT 1,5% 1,5% 1,5% 0,02 11 Tỷ lệ tự dùng % 1,0% 1,0% 1,0% 0,01 12 Thuế tài nguyên % DT 2,0% 2% 2,0% 0,02 13 Thuê đất % DT 0,0% 0% 0,0% - 14 Bảo hiểm trong thời gian VH %VĐT 0 0,0% - - 14 Đời sống dự án năm 25 25 25 25,00 15 Tỷ lệ khấu hao % 6,5% 6,5% 6,5% 0,07 16 Tỷ lệ vốn tự có % 0% 30% 30% 0,30 17 Tỷ lệ vốn vay % 100% 70% 70% 0,70 18 Thời gian ân hạn năm 5 5 5 5,00 19 Thời gian trả vốn năm 11 11 11 11,00 20 Lãi suất vay bình quân % 9,08% 9,08% 9,08% 9,08% Hệ số chiết khấu 9,52% - Kết quả tính toán - Tổng vốn đầu t (không kể lãi vay và thuế VAT) 103VND ########### 1.552.470.120 1.552.470.120 ########### Tổng nhu cầu vay 103VND ########### 1.009.600.567 1.009.600.567 ########### - - Tính toán trên quan điểm tổng đầu t - IRR % 12,30% 10,45% 10,72% 10,09% NPV 103VND 427.065.202 180.111.087 202.653.762 122.839.913 B/C 1,88 1,78 - - Kết quả tính toán 1 NPV Tỷ đồng 406,287 365,620 334,176 249,239 2 IRR % 15,67% 14,60% 14,65% 13,05% 3 B/C 1,58 1,51 1,53 1,50 4 Thời gian hoàn vốn từ khi vận hành năm 10 năm 3 tháng 11 năm 2 tháng 11 năm 1 tháng 12 năm 1 tháng Nguồn: Tổng công ty Sông Đà (tính lại Báo cáo thẩm định dự án) Chi tiết tính toán dòng tiền và các chỉ tiêu tài chính tại các Bảng 4 và bảng 5 phần Phụ lục. Nhìn bảng phân tích độ nhạy ta thấy ngay cả khi doanh thu giảm 5% và vốn đầu tư tăng 5% dự án vẫn có hiệu quả. Sau khi tính toán lại toàn bộ các chỉ tiêu tài chính và phân tích độ nhạy ta thấy dự án có hiệu quả cao và là cơ sở quan trọng giúp chủ đầu tư ra quyết định đầu tư dự án. Một số kiến nghị: Thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính nói tiêng là hoạt động không thể thiếu trong công tác đầu tư của mỗi doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng thẩm định dự án không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp mà còn cần có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan hữu quan. Xuất phát từ những vướng mắc trong quá trình hoạt động và những tồn tại trong công tác thẩm định dự án cũng như thẩm định tài chính, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành có liên quan và Tổng công ty điện lực Việt Nam như sau: Đối với Chính phủ: Hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư. Hiện tại, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 và được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ. Tuy nhiên, Luật Xây dựng đã được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2004, do vậy cần phải nhanh chóng ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện hoặc sửa đổi quy chế trên cho phù hợp với tình hình thực tế. Nếu có sửa đổi Quy chế trên thì cần tách lĩnh vực đầu tư ra khỏi lĩnh vực xây dựng. Các văn bản liên quan đến đầu tư chưa thống nhất, chống chéo. Cụ thể như Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 về hướng dẫn thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước được sửa đổi theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án thuộc đối tượng được hưởng có mâu thuẫn với Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003. Ra đời chưa được bao lâu, Nghị định số164/2003/NĐ-CP đã bị thay thế bởi Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004... Do đó, các văn bản pháp quy liên quan đến đầu tư còn chồng chéo, mâu thuẫn và không ổn định. Điều này dẫn đến việc thẩm định tài chính dự án nói riêng và đầu tư nói chung gặp rất nhiều khó khăn trong xác định tính hiệu quả của dự án. Việc đổi mới cơ chế về đầu tư cũng chưa triệt để. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP được coi là bước tiến quan trọng trong việc tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên những vấn đề cơ bản vẫn chỉ thực chất là "Bình mới, rượu cũ". Đối với các dự án nhóm A, trước đây thẩm quyền quyết định đầu tư thuộc về Thủ tướng Chính phủ, sau Nghị định 07/2003/NĐ-CP thẩm quyền này đã được trao cho doanh nghiệp tuy nhiên vẫn cần có ý kiến thông qua của Thủ tướng Chính phủ và phải được các Bộ hoặc UBND tỉnh tiến hành thẩm tra. Vì vậy, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động đẩy mạnh công tác đầu tư. Đối với các Bộ ban ngành có liên quan: Các bộ ban nghành cần sớm hiệu chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý chưa phù hợp, còn mang tính chất áp đặt, phân biệt như Quyết định số 709/QĐ-NLDK ngày 13/4/2004 của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính dự án đầu tư và khung giá mua bán điện các dự án nguồn điện, trong đó quy định khi tính tỷ lệ chiết khấu của dự án. Cụ thể đối với phần vốn góp có nguồn gốc từ Nhà nước thì tỷ lệ lợi nhuận là 8% trong khi đó phần vốn góp không có nguồn gốc Nhà nước là 14%. Điều này là hoàn toàn vô lý. Vì mặc dù tỷ lệ lợi nhuận trên vốn của các doanh nghiệp Nhà nước hàng năm không cao nhưng khi đi vào đầu tư dự án mới phải được xem như các nguồn vốn khác. Đầu tư vào các dự án thuỷ điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn, trong khi đó lượng vốn tư nhân lại có hạn. Với chính sách như tại Quyết định 709/QĐ - NLDK trên thì Nhà nước đã tạo ra sự phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế khi đầu tư vào ngành điện. Điều này lại cản trở việc phát triển ngành điện mặc dù hiện nay và trong nhiều năm tới nước ta vẫn đang thiếu điện. Các Bộ quản lý ngành, địa phương cần khẩn trương lập, hoàn thiện các quy hoạch về phát triển ngành, lãnh thổ như các quy hoạch về phát triển hạ tầng, đô thị, quy hoạch phát triển các ngành nghề, làng nghề... Đây chính là cơ sở để các nhà đầu tư chủ động trong việc lựa chọn ngành nghề và địa bàn đầu tư phù hợp với mục tiêu của mình và đảm bảo tính ổn định lâu dài tránh tình trạng dự án công nghiệp được đầu tư xong lại được quy hoạch là khu dân cư phải di dời gây tốn kém, triển khai chậm, mất cơ hội kinh doanh... Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế cho các thị trường đầu vào như thị trường vốn, đất đai ... Do thị trường chứng khoán chưa phát triển, các kênh huy động vốn còn hạn chế. Phần lớn, việc huy động vốn cho dự án đầu tư hiện nay thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại. Do đó, các nhà đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào các ngân hàng. Các ngân hàng hiện tại như “độc quyền”. Họ là người cho vay vốn nên thường đặt ra rất nhiều điều kiện “tiên quyết” cho các nhà đi vay. Nhiều khi các điều kiện này là không thể thực hiện được. Tuy nhiên, các nhà đi vay vẫn phải chấp nhận để có được vốn triển khai dự án. Ngoài ra, vốn đi vay từ hệ thống ngân hàng hiện tại chủ yếu là của bốn ngân hàng thương mại Nhà nước: Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng ngoại thương, ngân hàng công thương. Do các ngân hàng này đều thuộc sở hữu Nhà nước, cơ chế cho vay vẫn mang tính chất “xin – cho”. Tuỳ thuộc vào quan hệ của doanh nghiệp với ngân hàng mà việc vay vốn thuận lợi hay không thuận lợi, lãi suất cao hay thấp. Do đó, Nhà nước cần sớm hoàn thiện cơ chế chính sách về thị trường vốn để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư có thêm các sự lựa chọn nguồn vốn tài trợ cho dự án và cũng góp phần nâng cao hiệu quả của dự án. Đối với Tổng công ty điện lực Việt Nam: Hiện nay, tất cả các hợp đồng mua bán điện Tổng công ty ký kết với Tổng công ty Điện lực là hợp đồng ấn định một mức giá cố định cho cả đời dự án. Ngoài những bất lợi đối với doanh nghiệp khi đàm phán hợp đồng điện do cơ chế độc quyền Nhà nước trong quản lý ngành điện gây ra, thì việc chỉ áp dụng một giá cho cả đời dự án cũng là một thiệt thòi cho doanh nghiệp. Do vậy, Tổng công ty Sông Đà đề nghị Tổng công ty áp dụng cơ chế giá điều chỉnh khi có biến động để nâng cao hiệu quả của các dự án nguồn điện. Trên đây chỉ là một số trong nhiều vướng mắc về chính sách quản lý đầu tư của các cơ quan Nhà nước. Do đó, từ những khó khăn do sự chưa rõ ràng trong các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư, các cơ quan Nhà nước cần phải phối hợp với nhau để ban hành các quy định rõ ràng, thống nhất tránh việc cùng một nội dung mỗi cơ quan ban hành một quy định nhiều khi mâu thuẫn. Ngoài ra, các cơ quan Nhà nước cũng cần phải thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, hội thảo để trao đổi với các doanh nghiệp để nắm bắt được nhu cầu và khó khăn của họ, từ đó có những điểu chỉnh, bổ sung chính sách cho phù hợp hơn nữa với thực tiễn. KẾT LUẬN Đầu tư là hoạt động chủ yếu quyết định sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Hiệu quả của hoạt động đầu tư tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả thì việc thẩm định dự án, đặc biệt là công tác thẩm định tài chính dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư giúp cho chủ doanh nghiệp có quyết định đúng về việc có thực hiện đầu tư hay không. Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án được các doanh nghiệp ngày càng chú trọng. Nó đã trở thành vấn đề hết sức cấp bách đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một cách nhìn nhận sâu sắc và quan tâm hơn nữa. Xuất phát từ nhận định trên và thực tế hoạt động đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà, tác giả đã thực hiện nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính tại Tổng công ty Sông Đà”. Trong phạm vi hạn hẹp của luận văn thạc sỹ, tác giả đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Chuẩn xác hoá những nhận thức về các chỉ tiêu phản ánh, nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính của doanh nghiệp. Giới thiệu sơ lược về Tổng công ty Sông Đà, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dưng, trên con đường trở thành một tập đoàn kinh tế vững mạnh. Khái quát về hoạt động đầu tư của Tổng công ty trong những năm vừa qua. Phân tích về nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà thông qua một dự án cụ thể. Từ đó đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại trong công tác thẩm định tài chính của dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà, đó là: xác định vốn đầu tư chưa sát với thực tế, xác định tỷ lệ chiết khấu chưa hợp lý, tính toán các chỉ tiêu tài chính chưa chính xác. Và tìm ra nguyên nhân của những tồn tại trên là: công tác thu thập và xử lý thông tin chưa hoàn chỉnh, trình độ cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu, ... Đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại Tổng công ty Sông Đà. Cụ thể là: nâng cao nhận thức vai trò của thẩm định tài chính dự án, hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin; nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định dự án, áp dụng mô hình và phương pháp phân tích tài chính phù hợp, hoàn thiện phân tích tài chính dự án. Qua những vấn đề nghiên cứu của luận văn này, tác giả hy vọng những giải pháp đưa ra sẽ được áp dụng trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư nói chung và của Tổng công ty Sông Đà nói riêng. Tác giả mong muốn những nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà, giúp cán bộ thẩm định có được một tài liệu bổ ích, khoa học và hệ thống để sử dụng trong công tác thẩm định tài chính. Bên cạnh những kết quả đạt được thông qua việc đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Tổng công ty Sông Đà, do kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên kết quả nghiên cứu được đưa ra trong luận văn không khỏi có những khiếm khuyết. Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác thẩm định dự án. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản mới hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng (2003), NXB Xây dựng, Hà Nội. Vũ Công Tuấn (1998), Thẩm định dự án đầu tư, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. Cẩm nang kinh tế xây dựng (2001), NXB Xây dựng, Hà Nội. Nguyễn Văn Chọn (2003), Kinh tế đầu tư xây dựng, NXB Xây dựng, Hà Nội. Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đinh Thế Hiển (2002), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. Nguyễn Tấn Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. Đặng Minh Trang (2002), Tính toán dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Mai (1998), Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Giáo dục, Hà Nội. Vũ Duy Hào, Đàm Văn Huệ (1998), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội. Lưu Thị Hương (2001), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, X|NXB Giáo dục. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld(1999): Micro Economics, Third edition. Website: Tổng công ty Sông Đà (2001), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty nhiệm kỳ VIII (2001-2005). Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tổng kết các năm 2000 - 2003, 6 tháng đầu năm 2004. Tổng công ty Sông Đà, Báo cáo tài chính các năm 2000-2003. Công ty Tư vấn xây dựng điện 1 (2001), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A. Tổng công ty Sông Đà (2002), Quy trình thẩm định dự án đầu tư theo tiêu chuẩn ISO 9000 - 2000. Tổng công ty Sông Đà (2003), Quy chế quản lý và thực hiện đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 974 TCT/HĐQT ngày 03/11/2003 của Hội đồng quản trị. PHỤ LỤC BẢNG 1: TỔNG HỢP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SÊ SAN 3A Đơn vị: 103 đồng TT Khoản mục chi phí Giá trị trước thuế VAT Giá trị sau thuế TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 1.809.565.178 55.031.855 1.864.597.032 A PHẦN CÔNG TRÌNH 1.552.470.124 55.031.855 1.607.501.978 1 Chi phí xây lắp 708.987.354 35.449.368 744.436.722 2 Chi phí thiết bị 534.261.548 1.512.061 535.773.609 3 Chi phí khác 168.087.574 13.067.530 181.155.104 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 7.640.276 616.914 8.257.190 Giai đoạn thực hiện đầu tư 145.539.760 11.314.356 156.854.116 Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng 14.907.538 1.136.260 16.043.798 4 Dự phòng phí 10%(1+2+3) 141.133.648 5.002.896 146.136.543 B LÃI VAY 257.095.054 257.095.054 Lãi vốn vay trong nước (9,72%/năm) 198.386.924 198.386.924 Lãi vốn vay ngoại tệ (7,5%/năm) 58.708.130 58.708.130 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A BẢNG TỔNG HỢP THU NHẬP Dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A STT Nội dung  Đ.vị  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2017 2018 2019 2029 2032 VH 1 VH 2 VH 3 VH 4 VH 5 VH 6 VH 10 VH 11 VH 12 VH 22 VH 25 I Hiệu quả điện năng 1 Điện thơng phẩm Mwh 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 470.250 2 Giá bán điện TB Đ/kwh 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 600,0 3 Doanh thu (cha có VAT) 106Đ 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 282.150 II Các chi phí 1.1 Chi phí vận hành, bảo dỡng, bảo hiểm 106Đ 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 16.331 1.2 Khấu hao TSCĐ 106Đ 121.168 121.168 121.168 121.168 121.168 121.168 121.168 121.168 121.168 Thuế tài nguyên 106Đ 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 5.643 4.1 Trả lãi vay dài hạn 106Đ 142.131 129.210 116.289 103.368 90.447 77.526 25.842 12.921 5 Tổng chi phí 106Đ 285.273 272.352 259.431 246.510 233.589 220.669 168.985 156.064 143.143 21.974 21.974 6 Lợi nhuận trớc thuế 106Đ -3.123 9.798 22.719 35.640 48.561 61.481 113.165 126.086 139.007 260.176 260.176 7 Lợi nhuận chịu thuế 106Đ -3.123 6.674 22.719 35.640 48.561 61.481 113.165 126.086 139.007 260.176 260.176 8 Thuế thu nhập (thuế suất thuế TNDN:15%) miễn 4 năm và giảm 50% cho 9 năm tiếp theo 106Đ 4.611 8.487 9.456 10.426 39.026 39.026 9 Thu nhập ròng (V=III-IV) 106Đ -3.123 9.798 22.719 35.640 48.561 56.870 104.678 116.630 128.582 221.149 221.149 BẢNG: TỔNG HỢP CHI PHÍ KHÁC NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN SÊ SAN 3A Đơn vị: 103 đồng TT Khoản mục chi phí Giá trị trước thuế VAT Giá trị trước thuế 1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 7.640.276 616.914 8.257.190 1.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu phục vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi 4.327.151 432.715 4.759.866 Phục vụ lập tiền khả thi 2.087.051 208.705 2.295.756 Phục vụ lập khả thi 2.240.100 224.010 2.464.110 1.2 Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi 3.199.032 178.494 3.377.526 Lập báo cáo tiền khả thi 370.855 37.086 407.941 Lập báo cáo khả thi 2.828.177 141.409 2.969.586 1.3 Chi phí thẩm định dự án đầu tư 114.093 5.705 119.798 Chi phí thuê chuyên gia tư vấn thẩm định 88.203 4.410 92.613 Lệ phí thẩm định 25.890 1.295 27.185 2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 145.539.760 11.314.356 156.854.116 2.1 Chi phí khởi công công trình 500.000 25.000 525.000 2.2 Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt bằng xây dựng 64.292.400 3.214.620 67.507.020 2.3 Chi phí khảo sát 17.015.696 1.701.570 18.717.266 2.4 Chi phí thiết kế 31.971.054 3.197.105 35.168.159 2.5 Thí nghiệm mô hình thuỷ lực 818.182 81.818 900.000 2.6 Thiết kế mác, cấp phối bê tông 318.182 31.818 350.000 2.7 Chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá kết quả đấu thầu xây lắp, mua sắm vật tư thiết bị 927.294 92.729 1.020.023 Tuyến năng lượng 620.528 62.053 682.581 Cụm đầu mối, các công trình còn lại 306.766 30.677 337.443 2.8 Chi phí giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị 7.052.769 705.277 7.758.046 Tuyến năng lượng 4.112.477 411.248 4.523.725 Cụm đầu mối, các công trình còn lại 2.940.292 294.029 3.234.321 2.9 Chi phí ban quản lý dự án 14.227.731 1.422.773 15.650.504 2.10 Chi phí lập thẩm tra đơn giá dự toán; quản lý chi phí xây dựng công trình 1.000.000 100.000 1.100.000 2.11 Chi phí bảo hiểm công trình 7.089.874 708.987 7.798.861 2.12 Chi phí thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán 326.578 32.658 359.236 Chi phí thuê chuyên gia tư vấn thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán 257.453 25.745 283.198 Lệ phí thẩm định TKKT và TDT 69.125 6.913 76.038 3 Giai đoạn kết thúc xây dựng đa dự án vào khai thác sử dụng 14.907.538 1.136.260 16.043.798 Chi phí quyết toán, tháo dỡ công trình tạm, đào tạo công nhân vận hành... 7.089.874 708.987 7.798.861 Chi phí chuẩn bị sản xuất 4.272.727 427.273 4.700.000 Chi phí nghiệm thu, khánh thành, bàn giao... 3.544.937 3.544.937 Tổng cộng 168.087.574 13.067.530 181.155.104 Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Nhà máy thuỷ điện Sê San 3A ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3677.doc
Tài liệu liên quan