mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam đang được đặt ra rất cấp bách đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nước ta. Bởi lẽ, ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là cuộc cách mạng thông tin (CMTT), loài người đang thực hiện bước chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học, từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, thì hơn bao giờ hết thông tin đang
203 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trở thành tài sản số một của mỗi quốc gia, dân tộc và sự phồn thịnh của mỗi quốc gia, dân tộc ấy phụ thuộc trước hết và quyết định vào vấn đề tư duy của con người ở đó tiếp nhận và xử lý thông tin như thế nào. Hơn nữa, Việt Nam lại là một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ, thực hiện CNH, HĐH trong điều kiện hiện nay tất yếu phải đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn: chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức thì nhu cầu về thông tin, tri thức càng rất lớn để mau chóng rút ngắn được khoảng cách về tri thức, và đặc biệt vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam càng là một thách thức nghiệt ngã, một bài toán hóc búa!
Thông tin là một trong những nhu cầu sống còn của con người, để tồn tại và phát triển, tư duy con người phải thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin. Nhưng không phải ngay từ đầu thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người đã được con người đề cập đến. Có thể nói, phải đến khi lý thuyết thông tin ra đời, con người mới tiếp cận hiện tượng thông tin ở cấp độ khái niệm và cũng từ đó nó đòi hỏi sự khái quát triết học về bản chất chung nhất của thông tin vì thông tin là thuộc tính khách quan của vật chất, nó gắn liền với phản ánh - thuộc tính vốn có của vật chất. Và đồng thời cũng từ đó triết học mới bắt đầu quan tâm tới bản chất của tư duy con người về phương diện tiếp nhận, xử lý thông tin, đó là quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của con người diễn ra như thế nào? theo cơ chế nào và có những đặc trưng gì? hệ các yếu tố nào quy định năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người?... Thực sự đây là những vấn đề rất khó, cho đến nay những hiểu biết và những khái quát triết học về chúng chưa nhiều, đang còn bỏ ngỏ. Thì nay, thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người nói chung và tư duy người Việt Nam nói riêng một lần nữa lại được đặt ra nhưng trực tiếp và cấp thiết hơn lúc nào hết. Và cũng chính lúc này, với cuộc CMTT toàn cầu hiện nay, lịch sử đang tạo ra những tiền đề, điều kiện cho phép con người có thể tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm về bản chất của thông tin cũng như quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin trong tư duy con người (trong đó có tư duy người Việt Nam). Thật vậy, trong điều kiện cuộc CMTT hiện nay, chưa bao giờ thông tin phát triển phong phú, đa dạng như bây giờ và cũng chưa bao giờ quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người lại thể hiện rõ sức mạnh sáng tạo như bây giờ. Do đó con người sẽ có điều kiện hơn để tiếp cận làm rõ thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người. Bởi vì như chúng ta biết, bản chất của sự vật, hiện tượng sẽ bộc lộ rõ hơn khi chúng vận động, phát triển đến giai đoạn cao của nó!
Như vậy, đã đến lúc cuộc sống đang yêu cầu, đòi hỏi và cũng là mách bảo chúng ta cần phải có những khái quát triết học về thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam. Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, có thể nói rằng, đang là một trong những đề tài triết học trong tin học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, giúp họ có thể đáp ứng và tiến tới làm chủ được thông tin trong điều kiện của cuộc CMTT hiện nay. Vì vậy nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần tạo ra và phát huy nguồn lực tư duy, trí tuệ - nguồn lực quyết định cho sự phồn thịnh của dân tộc Việt Nam vững bước bước vào thiên niên kỷ mới!
Nhận thức được tính cấp thiết trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: "Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông tin là một hiện tượng tồn tại khách quan, nhưng có thể nói, phải từ khi có sự bùng nổ thông tin thì triết học mới có thêm cơ sở và điều kiện để chú ý đúng mức hơn đến hiện tượng thông tin và khái niệm "thông tin" về phương diện triết học, cũng như quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thông tin và phản ánh (thuộc tính phổ biến của vật chất) và đặc biệt đến quá trình thông tin diễn ra trong tư duy con người. Một số công trình nghiên cứu về những vấn đề đó của các tác giả trong và ngoài nước đã được chính thức công bố.
Trước hết phải kể đến một số công trình của các tác giả nước ngoài. Trong đó đáng chú ý là các công trình của N.I.Jucôv: "Những cơ sở triết học của điều khiển học", Nxb Minxcơ, 1973; B.V.Birjukốp: "Điều khiển học và phương pháp luận của khoa học", Nxb Khoa học Matxcơva, 1974; và A.D.Urxun: "Vấn đề thông tin trong khoa học hiện đại" Nxb Khoa học Matxcơva, 1975. Đặc biệt là công trình cộng tác của các nhà triết học và khoa học Liên Xô (trước đây) và Bungari do T.Páplốp làm chủ biên, đó là: "Lý luận phản ánh của Lênin và thời đại", Xôphia, 1969; "Lý luận phản ánh của Lênin và khoa học hiện đại", tập 1, 2, 3, Xôphia, 1973; "Lý luận phản ánh của Lênin dưới ánh sáng của sự phát triển khoa học và thực tiễn", tập 1, 2, Xôphia, 1981. Các tác giả trên đây đã tìm hiểu, nghiên cứu bản chất của thông tin và mối quan hệ giữa thông tin với phản ánh để từ đó nêu ra định nghĩa triết học về thông tin. Các tác giả cũng đã bước đầu đặt vấn đề vận dụng lý thuyết thông tin và điều khiển học để mô hình hóa hoạt động trí tuệ, tư duy của con người. Tuy nhiên, những quan điểm trên đây còn có phần khác nhau, chưa thống nhất và có những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu.
Tiếp thu có chọn lọc và góp phần bổ sung những tư tưởng trên trong điều kiện CMTT toàn cầu hiện nay, một số các nhà triết học và khoa học Việt Nam đã có những công trình đề cập đến những khía cạnh nhất định của các vấn đề đó.
Về thông tin và mối quan hệ giữa thông tin với phản ánh, phải kể đến các công trình và bài viết như: "Thông tin và phản ánh" của Nguyễn Duy Thông, Tạp chí Giảng viên, 5/1981, tr. 7-14; "Lý luận phản ánh 70 năm sau cách mạng tháng 10" của Nguyễn Trọng Chuẩn và Phạm Văn Đức, Triết học, số 3, 1987, tr. 162-177; "Về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ" của Phạm Thị Ngọc Trầm, Tạp chí Cộng sản, số 10, 1999, tr. 37-39; "Sức mạnh thông tin trong xã hội hiện đại" của Trần Hồng Lưu, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4, 1994, tr. 49-51,
Về thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người, những vấn đề đặt ra của thông tin đối với tư duy con người, cũng như tư duy con người tiếp nhận, xử lý thông tin như thế nào để đáp ứng được nhu cầu thông tin hiện nay cũng đã được một số công trình của các nhà triết học và khoa học Việt Nam đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ nhất định. Đó là Vũ Đình Cự với "Khoa học - công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Đó là Lê Hữu Nghĩa và Phạm Duy Hải với "Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998. Và đó là, Bùi Biên hòa (chủ biên) với "Sự đột phá của khoa học thông tin trước thế kỷ XXI", Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
Từ đề tài thông tin với vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người nói chung, một số tác giả khác đã tiếp cận cụ thể thông tin với vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách khái quát, hệ thống vấn đề đó, cũng như chưa có công trình nào khái quát được những đặc điểm cơ bản của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trên cơ sở chỉ ra cơ chế và những đặc trưng của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người nói chung. Và, mới chỉ có một số tác giả, công trình đề cập đến phương diện tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trong một lĩnh vực cụ thể và với một mức độ nhất định nào đó. Chẳng hạn như Lê Thị Lan với "Tìm hiểu một số quan niệm chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX", Tạp chí Triết học, số 1, tháng 3/1995; Lê Hữu Tuấn với "ảnh hưởng của Phật giáo đối với tư duy của người Việt trong lịch sử", Tạp chí Triết học, số 6, 12/1998; và Nguyễn Hùng Hậu: "Âm và Nhu phải chăng là đặc tính cơ bản của người Việt, của dân tộc Việt?", Tạp chí Triết học, số 3, 6/1999. Vấn đề đó còn được thể hiện ở một số bài viết, bài nghiên cứu về nhận diện tư duy của các nhân vật lịch sử như: "Nhận dạng và suy ngẫm về tư duy Hồ Chí Minh" của Hồ Bá Thâm, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, 1/1995; "Tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, một biểu hiện mới của tinh thần dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX" của Nguyễn Trọng Văn, Triết học, số 4, 12/1991; và "Bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa" của Hoàng Quốc Hải, Báo Văn nghệ, số 12, 18-3-2000.
Nhìn chung lại có thể nói rằng, tình hình chung trên thế giới và nhất là ở Việt Nam, triết học chưa chú ý đúng mức đến việc luận chứng bản chất của thông tin và CMTT hiện nay về mặt thế giới quan và phương pháp luận cũng như tìm hiểu quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người diễn ra như thế nào. Những khái quát triết học về thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người còn rất "mỏng" so với nhu cầu, đòi hỏi phát triển của thông tin cũng như nhu cầu xử lý thông tin hiện nay. Và, đã đến lúc thông tin cũng như nhu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người đòi hỏi sự khái quát của triết học một cách kịp thời, đầy đủ hơn và sâu sắc hơn. Và đặc biệt, với tư duy người Việt Nam, tiếp cận nó từ góc độ thông tin, xem xét nó ở phương diện tiếp nhận, xử lý thông tin, cho đến nay có thể nói là chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài này một cách trực tiếp, hệ thống, sâu sắc và khái quát. Nó mới chỉ được đề cập đến ở những khía cạnh cụ thể, với một mức độ nhất định nào đó và được trình bày một cách rải rác, lồng ghép thông qua các vấn đề khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Làm sáng tỏ bản chất chung của thông tin và quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin diễn ra trong tư duy con người; khái quát những đặc điểm cơ bản của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam và những tác động của CMTT hiện nay đến quá trình này, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay.
- Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận án cần phải giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản sau đây:
+ Phân tích bản chất thông tin và quá trình thông tin trong thế giới khách quan, từ đó làm rõ cơ chế và những đặc trưng khác hẳn và hơn hẳn về chất của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người so với các quá trình thông tin khác.
+ Phân tích và khái quát những đặc điểm cơ bản của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin trong tư duy người Việt Nam và chỉ ra những tác động của cuộc CMTT hiện nay đến quá trình đó.
+ Trình bày một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trong điều kiện cuộc CMTT hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Với mục đích nghiên cứu ở trên, phạm vi nghiên cứu của luận án "Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam" được xác định như sau:
Luận án tiếp cận thông tin ở phương diện triết học, thông tin được xem xét với tư cách là thuộc tính khách quan của vật chất, là một mặt của phản ánh. Trong đó, thông tin xã hội - dạng thông tin phát triển cao nhất, phức tạp nhất - chính là đối tượng tiếp nhận, xử lý của tư duy con người, trong đó có tư duy người Việt Nam.
Luận án nghiên cứu và làm rõ bản chất của tư duy con người nói chung và đặc biệt là đặc điểm của tư duy người Việt Nam nói riêng ở phương diện tiếp nhận và xử lý thông tin.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Vận dụng các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt là lý luận nhận thức mácxít; luận án cũng vận dụng các quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trên cơ sở CNH, HĐH đất nước, lấy công nghệ thông tin (CNTT) làm công nghệ số một. Đồng thời luận án còn sử dụng chọn lọc những tư liệu và kết quả nghiên cứu của các khoa học liên quan đến phạm vi nghiên cứu đề tài như lý thuyết thông tin, điều khiển học, tin học, cũng như tâm lý học, sinh học hiện đại, âm sinh học... nhằm làm rõ các luận điểm nêu ra trong luận án.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng đồng thời các phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, lôgíc và lịch sử, phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, phương pháp hình thức hóa và mô hình hóa...
6. Đóng góp mới của luận án
- Với việc tiếp cận hai mặt bản thể luận và nhận thức luận của khái niệm thông tin, luận án đã góp phần làm sáng tỏ và phân tích sâu hơn định nghĩa triết học về thông tin: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh". Từ đó làm phong phú thêm phạm trù "phản ánh" của chủ nghĩa duy vật biện chứng mácxít. Luận án còn trình bày một cách hệ thống nấc thang phát triển của các dạng thông tin của thế giới vật chất với những cứ liệu xác đáng của các khoa học cụ thể.
- Luận án đã góp phần làm rõ và sâu sắc thêm nhận thức luận mácxít về bản chất của tư duy con người nói chung ở phương diện tiếp nhận và xử lý thông tin. Và, vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam được xem xét trên bình diện những khái quát triết học, trong đó đặc biệt là làm rõ những đặc điểm của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trong điều kiện CMTT hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tạo điều kiện, bồi dưỡng và phát triển tư duy, trí tuệ, nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMTT hiện nay. Và, luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy triết học, cũng như lý thuyết thông tin, điều khiển học và tin học.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
thông tin và quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người
1.1. Bản chất của thông tin
1.1.1. Khái niệm thông tin
1.1.1.1. Hiện tượng thông tin trong thế giới khách quan
Chúng ta đã từng biết, D.Roa der - nhà sinh thái Mỹ khám phá ra rằng cây cối trao đổi thông tin cho nhau bằng những tín hiệu vô hình. Khi sâu tấn công vào cây nào đó, cây liền phát ra dấu hiệu hóa học để "báo động" cho những cây kế cận, những cây này sẽ tăng chất chát trong lá để hạn chế sâu.
Xung quanh ta có biết bao cây cỏ, hoa lá... thế giới thực vật là đa dạng, muôn màu, muôn vẻ, chúng không chỉ "thông tin" cho nhau mà còn luôn luôn tiếp nhận và "xử lý" những thông tin nhận được từ môi trường xung quanh. Cây cối sống được là nhờ năng lượng lấy từ mặt trời và nguồn thức ăn lấy từ lòng đất và không khí. Rễ của cây đâm sâu vào lòng đất, len lách, tìm tòi khắp nơi. Đầu rễ mong manh, mềm mại nhưng lại hoạt động như một chiếc khoan hiện đại có "đầu óc tinh khôn" và "khoa học" như con người. Vì thế rễ cây thường vươn rộng và xa về phía đất màu mỡ và khi rễ gặp chướng ngại vật như hòn đá chẳng hạn, nó "biết", đi vòng hoặc đi lui, thậm chí phá vỡ đá bằng cách tiết axit phá hủy đá vôi... Cây sống được còn là nhờ ánh sáng mặt trời, lá cây thường vươn về phía có nhiều ánh nắng. Sự thích nghi của cây cối để tồn tại và lớn lên hay sự diệt vong của chúng đều là kết quả của quá trình thường xuyên tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh và khả năng tự điều chỉnh phù hợp hay không phù hợp với những thông tin đó.
Và, mỗi loài động vật đều có đời sống riêng của nó. Từng cá thể loài chỉ có thể tồn tại được nếu nó trao đổi được thông tin không chỉ với môi trường mà với những cá thể khác trong loài. Với kiến, để trao đổi thông tin với nhau chúng nhờ vào việc tiết chất dịch đặc biệt để báo hiệu cho đồng loại. Còn với chim, thực chất của tiếng chim hót là bảo đảm cho sự tồn tại của chim. Nếu chúng ta lấy đi "món quà" đó thì nhiều loài chim sẽ bị tiêu diệt bởi vì chúng không còn có thể bảo vệ được khu cư trú khỏi sự lấn chiếm của chim ngoại lai, không thể quyến rũ con cái để bảo vệ nòi giống... Nhờ tiếng chim hót của mình và đồng loại, chim thông báo cho nhau những thông tin nào đó (thông qua tín hiệu tai họa, cảnh giới, thức ăn, kết đôi, tấn công, gọi bầy, làm tổ...).
Có thể nói, thông tin là một hiện tượng tất yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống sinh tồn của động vật. Động vật thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau thông qua tiếng kêu, tiếng hú, mùi vị, qua dáng điệu và cử động thân thể của chúng...
Với con người và xã hội loài người thì thông tin càng trở thành một trong những nhu cầu sống còn của mình. Người nguyên thủy thông tin cho nhau về thú dữ, về sự tấn công của các thị tộc, bộ lạc khác, về nguồn thức ăn, về nhu cầu tình cảm... Con người hiện đại thông tin cho nhau về thời tiết, về kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh xã hội, về những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, về nhu cầu tình cảm, về những nguyên tắc đạo đức hay thị hiếu thẩm mỹ... Chúng ta có thể cảm nhận được thông tin ở mọi lúc, mọi nơi với vô vàn cách biểu hiện phong phú và đa dạng của thế giới xung quanh. Chúng ta thường xuyên nhận được thông tin về tình hình chính trị, văn hóa - xã hội, thể thao trong nước và trên thế giới qua ti vi, báo chí, đài phát thanh... chúng ta còn có thể nhận được thông tin về trận động đất sẽ xảy ra ở một nơi nào đó, về nhật thực, nguyệt thực...
Và ngày nay, qua mạng Internet, con người có thể hàng ngày, hàng giờ, có khi tới từng phút, từng giây trao đổi thông tin với tất cả mọi người trên thế giới, biết được về quá khứ, hiện tại và những dự báo tương lai...
Như vậy, thông tin rõ ràng là hiện tượng vốn có của thế giới khách quan. Dường như mọi dạng vật chất đều có thông tin. Thông tin được thể hiện qua các thông báo bằng các biểu hiện vật chất hết sức đa dạng do bản thân tự nhiên, xã hội (trong đó có con người) tạo ra theo các quy tắc nào đó mà mọi sinh vật (con người, động vật, thực vật) tùy mức độ tiếp nhận và xử lý mới có thể tồn tại và phát triển được.
Sự tồn tại của hiện tượng thông tin trong thế giới khách quan và vai trò quan trọng của nó đối với bản thân thế giới đó đặc biệt là cuộc CMTT trong thời đại ngày nay đã thôi thúc nhân loại cũng như khoa học của họ phải nghiên cứu và trả lời cho được câu hỏi: thông tin là gì? Cũng có nghĩa là phải tìm hiểu nguồn gốc, bản chất của thông tin, và từ đó - cũng như quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng bất kỳ nào trong thế giới khách quan - chúng ta phải nêu lên được định nghĩa về thông tin!
1.1.1.2. Thông tin là gì?
Không phải ngay từ đầu loài người đã nhận thức được hiện tượng thông tin ở cấp độ khái niệm. Mặc dù con người nhận thấy rất rõ rằng hiện tượng thông tin tồn tại ở khắp mọi nơi, xung quanh chúng ta và chính họ cũng không thể tồn tại được nếu thiếu chúng.
Lần đầu tiên thông tin được con người chú ý nghiên cứu đến về mặt ý nghĩa xã hội của nó và được đề cập đến trong lý thuyết báo chí vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX. Theo cách hiểu kinh điển, thông tin chính là thông báo về một cái gì đó khác với những cái đã biết. Kế thừa tư tưởng trên, khái niệm thông tin đi vào khoa học hiện đại, trước hết là lý thuyết thông tin của C.Sênông. Và, đặc biệt ngày nay với cuộc CMTT, thông tin đã trở thành đối tượng nghiên cứu chủ yếu, trực tiếp của điều khiển học, của lý thuyết thông tin và tin học. Từ đó có rất nhiều định nghĩa về thông tin và những định nghĩa đó mới chỉ tiếp cận được với hiện tượng thông tin ở những góc độ, phương diện nhất định.
Có thể, từ góc độ phân biệt các loại thông tin: thông tin kinh tế, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin văn hóa - xã hội... chẳng hạn như: "Thông tin kinh tế là các tín hiệu mới thu nhận được, được thụ cảm (hiểu) và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định quản lý" [20, tr. 15]. Cũng có thể từ góc độ đánh giá vai trò của thông tin, như nhà khoa học Đức E.Pietch đã chỉ ra: "Thông tin là một sản phẩm mà với ý nghĩa công dụng của nó có thể xem ngang hàng với trữ lượng nguyên liệu của nước đó" [102, tr. 41]...
Có thể, từ góc độ nhận thức của con người: "Thông tin thường được hiểu là nội dung chứa trong thông báo bằng văn bản hay lời nói" [53, tr. 3] hoặc "thông tin là dữ liệu mà có thể nhận thấy, hiểu được và sắp xếp lại với nhau thành hình kiến thức" [19, tr. 9], hay "thông tin là nội dung thế giới bên ngoài được thể hiện trong sự nhận thức của con người" (N.Viner) [45, tr. 8].
Ngoài những cách tiếp cận theo từng góc độ trên, một số cách tiếp cận đã có tầm khái quát hơn. Đó là: "Thông tin là sự truyền đưa độ đa dạng" (R.E sbi) [45, tr. 8]; "thông tin là thực thể, là độ đo tính phức tạp" (H.Mole) [45, tr. 8] và "thông tin là xác suất sự lựa chọn" (I.Aglom) [45, tr. 8].
Dù tiếp cận thông tin ở phương diện, góc độ nào nhưng những định nghĩa trên đều là cơ sở góp phần làm rõ bản chất của hiện tượng thông tin. Để làm rõ được bản chất của hiện tượng thông tin, trước hết chúng ta hãy xuất phát từ một thuộc tính của vật chất mà thuộc tính này có liên quan đến sự xuất hiện, hình thành thông tin: đó là thuộc tính phản ánh.
Vậy phản ánh là gì? - "Phản ánh là năng lực một hệ thống vật chất này (A) tái hiện ở trong nó, dưới dạng ít nhiều đã biến đổi những đặc điểm, thuộc tính của một hệ thống vật chất khác (B), khi nó chịu tác động của B" [44, tr. 39] hay nói cách khác: phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại giữa chúng.
Ta có thể hình dung thuộc tính phản ánh của vật chất qua sơ đồ sau:
B > A
(Vật tác động) Tác động (Vật bị tác động)
vật bị phản ánh trở lại vật phản ánh
Sơ đồ 1.1
Phản ánh gắn liền và thông qua tương tác giữa các sự vật hiện tượng. A gọi là hệ thống phản ánh, còn B là hệ thống được phản ánh. Không có hệ thống phản ánh thì không có phản ánh. Nhưng nếu không có cái được phản ánh cũng không có cái phản ánh. Hệ thống được phản ánh quy định nội dung phản ánh, nhưng tính chất, mức độ đầy đủ, chính xác của sự phản ánh lại phụ thuộc vào bản tính, trình độ tổ chức vật chất của hệ thống phản ánh. Có nghĩa là sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật.
Nhưng một vấn đề đặt ra là: phản ánh có phải là thuộc tính của mọi dạng vật chất hay không?
Từ một giả thuyết thiên tài, hợp lôgíc của Lênin, luận điểm: phản ánh là một thuộc tính phổ biến của vật chất đã được nâng lên là một chân lý bởi sự chứng minh của khoa học và thực tiễn gần một thế kỷ qua. Nói về sự luận chứng, bảo vệ và phát triển học thuyết của Lênin về phản ánh phải kể đến công lao của T.Páplốp với công trình: "Lý luận phản ánh" viết năm 1936; Viện sĩ Anôkhin với công trình: "Sự phản ánh vượt trước hiện thực" viết năm 1962; đặc biệt là sự hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học, triết học Liên Xô (cũ) và Bungari với ba công trình: "Lý luận phản ánh của Lênin và thời đại", Xôphia, 1969; "Lý luận phản ánh của Lênin và khoa học hiện đại" gồm ba tập, Xôphia, 1973 và "Lý luận phản ánh của Lênin dưới ánh sáng của sự phát triển khoa học và thực tiễn" gồm hai tập, Xôphia, 1981.
Như vậy, phản ánh là thuộc tính của mọi đối tượng vật chất, có nghĩa là mọi hệ thống vật chất (A) đều có năng lực tái hiện ở trong nó những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ, cấu trúc,... của hệ thống vật chất khác (B) tác động vào nó. Những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ,... ấy của (B) được lưu lại trong (A) thông qua tác động qua lại giữa chúng, là những dấu ấn của B trong A. Những dấu ấn này chính là cái mà chúng ta vẫn thường gọi là thông tin về B đối với A. Mỗi hệ thống vật chất đều là tổng hợp của những đặc điểm, thuộc tính, mối quan hệ,... và nếu tạm thời bỏ qua sự khác biệt về chất thì có thể coi mỗi hệ thống vật chất đều là sự thống nhất của cái đa dạng. Do đó cũng có thể nói, mỗi hệ thống vật chất (A) đều có năng lực tái hiện ở trong nó cái đa dạng của hệ thống vật chất khác (B) tác động vào nó. Vì vậy, thông tin về B đối với A chính là cái đa dạng của B được lưu lại trong A thông qua tác động của B đối với A (tất nhiên B cũng sẽ chịu tác động trở lại của A đối với nó).
Sự phân tích ở trên cho thấy, thông tin trong thế giới vật chất vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ nhưng chúng đều là cái đa dạng được truyền tải, được tái tạo của hệ thống vật chất này đối với hệ thống vật chất khác thông qua sự tác động giữa chúng. Đó là dấu hiệu cơ bản, khác biệt của hiện tượng thông tin so với các hiện tượng và quá trình khác trong thế giới khách quan.
Trên cơ sở những thành tựu của điều khiển học, lý thuyết thông tin và tin học - những khoa học trực tiếp nghiên cứu thông tin, triết học đã không ngừng cố gắng tiếp cận với bản chất chung nhất ấy của thông tin. Và một định nghĩa triết học về thông tin đã được A.D.Urơxun nêu lên, đó là: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh" [137, tr. 25]. Theo chúng tôi, đây là một định nghĩa triết học (ở phương diện triết học) khá xác đáng về thông tin! Bởi vì, tuy có những vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu nhưng cho đến nay, có thể nói sự phát triển của thực tiễn cũng như khoa học về thông tin, đặc biệt là cuộc CMTT hiện nay không thể phủ nhận được bản chất vốn có ấy của thông tin.
Hơn nữa, chúng tôi thiết nghĩ rằng để luận chứng cho tính xác đáng của định nghĩa trên về thông tin cần phải tiếp cận về mặt bản thể luận và mặt nhận thức luận của khái niệm thông tin trên cơ sở định nghĩa ấy. Đồng thời qua đó chúng tôi muốn khẳng định và bảo vệ quan điểm cho rằng: Thông tin là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất, khác với quan điểm cho rằng thông tin không tồn tại trong giới vô sinh.
Trong các từ điển triết học cũng như trong các sách báo triết học thường mới chỉ để cập đến mặt bản thể luận và nhận thức luận với tư cách như là học thuyết về bản thân sự vật, về sự tồn tại của sự vật và học thuyết về quá trình nhận thức sự vật của con người: "Bản thể luận là học thuyết về những quy luật phát triển chung nhất của tồn tại" [99, tr. 28] và "nhận thức luận là lý luận nhận thức... nó nghiên cứu bản chất của quan hệ nhận thức của con người đối với thế giới" [99, tr. 341]. Nhưng từ cấp độ là học thuyết, chúng ta có thể rút ra được bản thể luận và nhận thức luận ở cấp độ là hai mặt của khái niệm: Mặt bản thể luận của một khái niệm nói lên sự vật mà khái niệm đó phản ánh là gì, bản chất của nó như thế nào, nó có nguồn gốc từ đâu, nó vận động và phát triển ra sao; còn mặt nhận thức luận của khái niệm nói lên sự vật mà khái niệm đó phản ánh được con người nhận thức như thế nào.
Vậy trước hết, mặt bản thể luận của khái niệm thông tin bao gồm những nội dung gì?
- Thứ nhất: Thông tin có nguồn gốc từ tính đa dạng, nhiều vẻ về thuộc tính, cấu trúc cũng như các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Nếu trong một sự vật đang diễn ra những biến đổi phản ánh sự tác động của một sự vật khác (sự vật biến đổi ấy phù hợp ít hay nhiều với những thuộc tính, cấu trúc, mối quan hệ của sự vật khác đó) thì có thể nói sự vật thứ nhất đang trở thành vật thể mang thông tin về sự vật thứ hai. Ngay từ vật chất vô sinh, chẳng hạn như một thanh sắt để trong không khí, lâu ngày sẽ bị gỉ, lớp gỉ đó chính là hợp chất ôxýt sắt do ôxi có trong thành phần không khí đã tác dụng với sắt mà tạo thành.
4Fe + 3O2 = 2 Fe2O3
Sự biến đổi của sắt thành ôxýt sắt (ở lớp bề ngoài của thanh sắt - nơi tiếp giáp với không khí) đã lưu lại (phản ánh) "dấu ấn" ôxi của không khí, hay nói cách khác sắt đã mang thông tin về không khí. Tuy nhiên thông tin ấy chỉ tồn tại với tính cách là thông tin về mặt cú pháp (phần này sẽ được phân tích cụ thể ở 1.1.2.a). Với vật chất hữu sinh, như ví dụ dẫn ra ở phần 1.1.1.a, cây cối tăng thêm chất chát ở trong lá, sự biến đổi ấy là phản ánh tác động của môi trường có nhiều sâu bọ phá hoại, hay nói cách khác khi đó cây cối đã mang thông tin về thuộc tính có sâu bọ phá hoại của môi trường. Tất nhiên thông tin này (cũng như thông tin trong thế giới động vật, đặc biệt đối với con người và xã hội loại người), khác với thông tin trong thế giới vô sinh vì đó là những thông tin có điều khiển, ở đây vật nhận thông tin có khả năng điều chỉnh sự tồn tại của mình trên cơ sở thông tin ấy.
Như vậy, thông tin không phải tự nhiên mà có, nó bắt nguồn từ chính những đặc điểm, tính chất vốn có của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Thông tin, vì thế là sự phủ định, sự xóa bỏ tính không khác nhau, hay nói cách khác thông tin chính là tính không khác nhau bị xóa bỏ, là tính đa dạng. Thông tin có mặt ở nơi nào có tính đa dạng, tính không đồng nhất.
Vậy "cái đa dạng" ấy là gì? chúng ta cần phải làm rõ hơn bản chất cũng như mặt định tính và định lượng của nó. Như chúng ta biết, đối với các nhà điều khiển học thì độ bất định trong việc phân bố vật chất và năng lượng trong không gian và thời gian là hạt nhân xuất phát của tư tưởng khoa học về thông tin. Hay nói các khác độ bất định của một hệ thống vật chất quy định cái đa dạng của nó. Theo nhiệt động học thì độ bất định của mỗi hệ thống vật chất được biểu thị bằng hàm: S = k ln W [51, tr. 247], được gọi là entrôpi của hệ. Trong đó: W - xác suất nhiệt động của một trạng thái vĩ mô đã cho, là số các trạng thái vi mô tương ứng với trạng thái vĩ mô đó, nó đặc trưng cho mức độ hỗn loạn của trạng thái vĩ mô; k là hằng số Boltzmann. Như vậy, mỗi hệ thống vật chất nhất định đều có entrôpi của nó. Entrôpi của hệ là con số biểu hiện mức độ vô tổ chức, mất trật tự của hệ thống. Và do đó, entrôpi của hệ là con số, đại lượng biểu thị tính đa dạng, là thước đo độ không xác định của hệ.
Mặt bản thể luận của khái niệm thông tin là "cái đa dạng" - biểu thị bằng entrôpi vốn có của hệ, nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa đủ, vì sẽ không phân biệt rõ thông tin với bản thân các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Do đó khái niệm thông tin cũng chưa phân xuất được so với khái niệm "thuộc tính" của sự vật. Mà chúng ta phải thấy rằng "cái đa dạng" của sự vật chỉ là thông tin khi nó gắn liền và thông qua tác động lại giữa sự vật đó với các sự vật, hiện tượng khác.
Do đó, nội dung thứ hai của mặt bản thể luận của khái niệm thông tin là: thông tin gắn liền và thông._. qua tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng. Nếu không có tác động qua lại đó thì không thể có thông tin. Tác động qua lại giữa các sự vật là quá trình các sự vật đó ảnh hưởng lẫn nhau, là một hình thức vận động, phát triển chung nhất, phổ biến nhất. Sự tác động qua lại là "kiểu liên hệ đặc biệt mà trong đó các sự vật, hiện tượng là đối tượng biến đổi của nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhờ đó mà sự vận động biến hóa của thế giới thực hiện thường xuyên, liên tục" [44, tr. 55]. Sự tác động qua lại quy định sự tồn tại và tổ chức kết cấu của mọi hệ thống vật chất, quy định sự liên kết của nó cùng với các sự vật khác vào một hệ thống lớn hơn, quy định các tính chất của tất cả các sự vật, hiện tượng và quá trình. Chính tác động qua lại giữa các yếu tố trong một sự vật, giữa các sự vật với nhau,... làm cho chúng vận động, biến đổi. Sự vận động, biến đổi ấy mang dấu ấn về những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ của vật tác động vào nó. Có nghĩa là chúng có được những thông tin về nhau. Vì vậy, tác động qua lại giữa các sự vật là cơ sở làm nảy nở, hình thành thông tin và truyền thông tin đó từ vật tác động sang vật bị tác động. Chúng ta biết rằng, thế giới khách quan luôn luôn tác động đến con người, qua đó con người tiếp nhận được những thông tin về thế giới ấy. Nhưng đồng thời con người (khác hẳn so với con vật) thường xuyên tác động vào thế giới khách quan một cách chủ động, có ý thức, tích cực và sáng tạo. Nhờ đó, con người làm cho thế giới khách quan bộc lộ nhiều hơn, rõ hơn, đầy đủ hơn... những đặc điểm, tính chất, mối quan hệ vốn có của nó. Và những đặc điểm, tính chất,... ấy lại tác động đến con người, con người sẽ tiếp nhận được những thông tin phong phú hơn về thế giới khách quan. Chính ngày nay con người đang nhận được thông điệp của tự nhiên, đó là nếu con người tiếp tục khai thác đến cạn kiệt và thậm chí phá hoại sự cân bằng sinh thái thì tất yếu họ sẽ khó tránh khỏi những hiểm họa do tự nhiên gây ra.
Như vậy, thông tin bắt nguồn từ tính đa dạng của sự vật, và nó được hình thành thông qua tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Nhưng chúng ta thấy rằng, "cái đa dạng" của sự vật chỉ trở thành thông tin khi nó được tái hiện, được phản ánh ở một sự vật khác nào đó trong mối quan hệ tác động qua lại với sự vật ban đầu.
Do đó, nội dung thứ ba của mặt bản thể luận của khái niệm thông tin là: thông tin luôn luôn gắn với quá trình phản ánh. Như vậy, bản chất của thông tin về sự vật được quy định bởi những thuộc tính vốn có của nó và năng lực phản ánh những thuộc tính ấy của các sự vật khác trong sự tác động lẫn nhau với sự vật này. Không có thông tin chung chung mà thông tin là thông tin về sự vật B đối với sự vật A nào đó. Như chúng ta biết, Galoa một nhà toán học vĩ đại Pháp (khi mất chưa đầy 21 tuổi) đã tìm ra điều kiện cần và đủ để một phương trình đại số bậc 5 trở lên có thể giải được. Trước Galoa, rõ ràng tính chất có thể giải được (với điều kiện nhất định) của phương trình đại số bậc 5 trở lên chưa nằm trong trường thông tin của nó, vì nhận thức của loài người chưa phát hiện ra, chưa phản ánh được mặc dù đó là tính chất vốn có của nó. Nhưng khi tính chất ấy được con người phát hiện ra thì nó trở thành thông tin đối với những người có nhu cầu nghiên cứu loại phương trình này.
Như vậy, về mặt bản thể luận, thông tin mang tính khách quan. Nó bắt nguồn từ tính đa dạng, nhiều vẻ về cấu trúc cũng như về mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, và nó còn bắt nguồn từ thuộc tính khách quan, phổ biến của vật chất - thuộc tính phản ánh. Vì thế chúng tôi hoàn toàn tán thành quan điểm của B. V. Biriukốp là một trong những chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu lôgíc - phương pháp luận của điều khiển học: "Vạch ra bản chất của thông tin thông qua cái đa dạng và giải thích nó như cái đa dạng được phản ánh là cơ sở đầy đủ cho luận đề về tính khách quan của thông tin" [136, tr. 250]. Và như trên đã phân tích nếu cái đa dạng biểu thị bằng entrôpi của hệ thì thông tin về hệ đó sẽ là neentrôpi. Thông tin chính là neentrôpi, cho biết mức độ tổ chức, trật tự, ổn định của hệ thống!
Hiện nay có một số ý kiến giải thích thông tin gắn liền với phản ánh chỉ là biểu thị mặt nhận thức luận của nó. Nếu vậy, mặt bản thể luận của khái niệm thông tin bị thu hẹp và chúng ta chưa thấy rõ được bản chất của thông tin là "cái đa dạng được phản ánh" sự nhìn nhận phiến diện ấy là do ảnh hưởng của quan niệm triết học trước Mác về nguyên tắc phản ánh và bản thân khái niệm "phản ánh" theo quan niệm này, nguyên tắc phản ánh và khái niệm "phản ánh" thường bị tách khỏi mặt bản thể luận của vấn đề cơ bản của triết học và chỉ đảm nhiệm chức năng nhận thức luận (!).
Từ việc tiếp cận mặt bản thể luận của khái niệm thông tin, một vấn đề đặt ra là: Khái niệm thông tin là cái đa dạng được phản ánh có bao quát được một dạng thông tin đặc biệt - thông tin tiềm năng không? Hay nói cách khác thông tin tiềm năng có thuộc ngoại diện của khái niệm thông tin được định nghĩa như trên không?
Theo một số các nhà lý thuyết thông tin, một số nhà triết học thì thông tin tiềm năng chính là cái đa dạng của khách thể tự nó, là cấu trúc, tổ chức của nó, có khi còn gọi là vắn tắt là thông tin cấu trúc. Do vậy, định nghĩa: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh" còn hạn chế là chưa khái quát được loại thông tin tiềm năng nó mới chỉ bao quát được loại thông tin hoạt động - là cái đa dạng được truyền đi, được phản ánh. Chính hạn chế này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện thêm cái khái niệm thông tin: một khái niệm trừu tượng ở tầng triết học! việc nhận thức nó đòi hỏi phải có sự khái quát triết học trên cơ sở những kết quả nghiên cứu của các khoa học cụ thể, đặc biệt là các khoa học chung, liên ngành như điều khiển học, lý thuyết thông tin,... trong những thập kỷ tới. Tuy vậy, chúng tôi thấy rằng, nếu dấu hiệu "... được phản ánh" của thông tin không chỉ bao hàm nội dung: được truyền đi rồi, được phản ánh rồi mà còn bao hàm cả khả năng sẽ được truyền đi, sẽ được phản ánh (khi hệ thống vật chất ấy tác động vào hệ thống vật chất nào đó ở thuộc tính, tính chất này) thì định nghĩa trên vẫn là xác đáng và thông tin tiềm năng chỉ là một dạng đặc biệt của thông tin, bởi vì bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới vật chất vốn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, tác động qua lại lẫn nhau.
Về mặt nhận thức luận, khái niệm thông tin được con người nhận thức như thế nào?
Như đã trình bày ở 1.1.1.2 các cách tiếp cận với bản chất của thông tin từ phương diện các khoa học chung liên ngành như: lý thuyết thông tin, tin học, điều khiển học... hay từ một số cách tiếp cận khái quát hơn, chung hơn đều chưa thỏa đáng với những gì con người đã biết về thông tin. Hơn nữa, trên cơ sở phân tích mặt bản thể luận của thông tin chúng ta càng thấy rằng: tiếp cận với khái niệm thông tin không thể không bắt đầu từ phạm trù "phản ánh" của triết học. Chính mặt bản thể luận của khái niệm thông tin: Thông tin bắt nguồn từ thuộc tính phản ánh của vật chất đã quy định mặt nhận thức luận của nó. Có nghĩa là con người sẽ không nhận thức được bản chất của thông tin nếu như nghiên cứu nó tách rời với quá trình phản ánh của vật chất, không thấy được thông tin là một mặt của phản ánh. Như vậy, thông tin gắn liền với phản ánh, thông tin không phải là phản ánh nhưng cũng không nằm ngoài phản ánh! Thuật ngữ do R.Esbi nêu lên: "Truyền cái đa dạng" được giải thích cụ thể hơn trên cơ sở phạm trù phản ánh. Đồng thời chính khái niệm thông tin đã làm sâu sắc thêm phạm trù "phản ánh" trong triết học.
Mối quan hệ giữa phản ánh và thông tin, vì vậy không thể không được đặt ra nếu như chúng ta muốn tìm hiểu mặt nhận thức luận của khái niệm thông tin.
Trước hết, chúng ta thấy rằng phản ánh của vật chất có bao hàm phản ánh thông tin. Vì thực chất của quá trình phản ánh giữa các hệ thống vật chất bao hàm quá trình trao đổi vật liệu, năng lượng, cấu trúc và cái đa dạng thông qua liên hệ tác động qua lại giữa các hệ thống vật chất đó. Mà truyền cái đa dạng chính là truyền thông tin từ hệ thống vật chất này đến hệ thống vật chất khác. Như vậy phản ánh của vật chất có bao hàm phản ánh thông tin nhưng đó mới là một mặt của sự phản ánh, ngoài ra phản ánh thông tin, phản ánh của vật chất còn phản ánh vật liệu, năng lượng, cấu trúc. Nhưng vì thông tin bắt nguồn, có nguồn gốc từ tính bất định của hệ thống vật chất nên thông tin "thẩm thấu" vào tất cả các tính chất của hệ thống vật chất: vào vật liệu, năng lượng và cấu trúc. Do đó, mọi phản ánh của vật chất đều bao hàm mặt phản ánh thông tin. Và, vì thông tin được quy định bởi tính bất định của sự vật nên "thông tin" thường gắn liền với phương pháp nghiên cứu về mặt số lượng, còn "phản ánh" gắn liền với phương pháp nghiên cứu về mặt nội dung, chất lượng.
Về vấn đề này, một số đại biểu cho rằng chỉ có giới hữu sinh, con người và các thiết bị điều khiển mới có thông tin, còn giới vô sinh không có thông tin, do đó theo họ, phản ánh của giới vô sinh không gắn với thông tin, không bao hàm thông tin. Theo chúng tôi, thực chất của quan điểm trên là đã phủ nhận mặt bản thể luận của khái niệm thông tin, tức là phủ nhận bản chất khách quan của thông tin đó là "thông tin là cái đa dạng được phản ánh". Theo quan điểm ấy, nội hàm của khái niệm thông tin đã bị thu hẹp: "Nếu như phản ánh có thể tồn tại độc lập thì thông tin không thể tự tồn tại nếu thiểu phản ánh, hơn nữa thông tin không gắn liền với bất cứ phản ánh nào mà chỉ gắn liền với phản ánh tích cực" [2, tr. 34].
Mặt khác chúng ta phải thấy rằng, thông tin luôn luôn gắn liền với phản ánh, nó không nằm ngoài phản ánh, điều đó không có nghĩa là thông tin như là một phạm trù phổ biến, ngang hàng và trùng với phạm trù phản ánh như V.G Aphanaxép đã từng nhận xét khi vạch ra thiếu sót của định nghĩa thông tin là cái đa dạng của phản ánh: "định nghĩa đó không thể thừa nhận là đúng vì ở đây thông tin trên thực tế là trùng với khái niệm phản ánh" [2, tr. 28] (!). Thực ra, như chúng tôi đã phân tích ở trên khái niệm "thông tin là cái đa dạng được phản ánh" là khá xác đáng và nó chỉ rõ rằng: thông tin là một mặt của phản ánh.
Từ sự phân tích ở trên chúng ta thấy rằng thông tin rõ ràng là một mặt của phản ánh, đó là mặt phản ánh cái đa dạng. Vì vậy, có thể nói khái niệm thông tin đã làm sâu sắc thêm phạm trù "phản ánh" trong triết học. Bởi vì thuộc tính phản ánh được miêu tả về mặt số lượng chính xác bởi lượng thông tin mà nó phản ánh và thông tin còn làm rõ cơ cấu, trình độ của thuộc tính phản ánh của vật chất!
Như vậy, tiếp cận với mặt bản thể luận và nhận thức luận của khái niệm thông tin đã cho chúng ta thấy rõ sự khái quát triết học về bản chất khách quan, phổ biến của hiện tượng thông tin trên lập trường duy vật biện chứng là đúng đắn, khoa học. Khái niệm: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh" thực sự là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho các khoa học cụ thể, đặc biệt là lý thuyết thông tin, điều khiển học, tin học... phát triển! và hơn nữa nó còn là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận để tư duy con người có thể tiếp nhận, xử lý, làm chủ được thông tin trong thời đại thông tin hiện nay.
Nhưng một vấn đề tất yếu đặt ra là: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh" mà phản ánh của vật chất lại phát triển từ thấp đến cao theo nấc thang phát triển của thế giới vật chất, thông tin là một mặt của phản ánh, vì vậy nó cũng vận động, phát triển tương ứng với tính chất và trình độ của phản ánh. Do đó, để làm rõ thêm bản chất của thông tin chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu tính chất, đặc điểm và trình độ của thông tin trong thế giới vô sinh, trong thế giới hữu sinh, trong xã hội con người và trong các thiết bị kỹ thuật điều khiển.
1.1.2. Thông tin trong thế giới vô sinh, hữu sinh, trong xã hội con người và trong các thiết bị kỹ thuật điều khiển
1.1.2.1. Thông tin trong thế giới vô sinh (tự nhiên vô sinh)
Thế giới tự nhiên xung quanh chúng ta thật muôn màu, muôn vẻ. Các sự vật, hiện tượng đó không phải là bất biến mà luôn luôn vận động, biến đổi trong không gian và thời gian do tác động qua lại với các sự vật, hiện tượng khác trong môi trường: mất năng lượng, các ngôi sao sẽ tắt; dưới tác động của gió và nước, các tảng đá sẽ phân hủy; các thanh kim loại bị biến dạng do va đập mạnh vào nhau hoặc bị hoen gỉ khi để lâu ngày trong không khí; tiếng vang của âm thanh dội vào vách núi vọng lại... Tất cả những biến đổi lý - hóa này tuy do những tác động bên ngoài khác nhau gây ra và phụ thuộc vào các vật nhận tác động khác nhau nhưng chúng đều là sự phản ánh vật lý - loại phản ánh đặc trưng của giới vô sinh.
Hình thức phản ánh này mang tính chất đơn giản, thụ động, chưa có tính định hướng và chọn lọc. Đó là trình độ phản ánh thấp nhất trong nấc thang phát triển của thuộc tính phản ánh của vật chất. Đó là phản ánh mà vật nhận tác động thường chỉ phản ứng lại môi trường bằng những biến đổi lý - hóa trong thành phần, cấu trúc của bản thân nó.
Thông tin trong thế giới vô sinh, với tính cách là một mặt của dạng phản ánh vật lý ấy chính là cái đa dạng về thành phần, cấu trúc, tính chất của một khách thể này được giữ lại, lưu lại ở một khách thể khác khi chúng tác động qua lại với nhau. ở đây, cái đa dạng được truyền từ khách thể này đến khách thể kia mà không có chủ thể. Bởi vì, khác với giới hữu sinh, trong đó có động vật bậc cao, đặc biệt là đối với con người, thì vật vô sinh không có khả năng từ thông tin nhận được đó mà điều chỉnh sự tồn tại của mình cho thích nghi với môi trường.
Nhưng, để khái quát được đặc điểm của thông tin trong giới vô sinh chúng ta cần xem xét thông tin ở giai đoạn phát triển cao của nó (dạng thông tin xã hội mà phần 1.1.2.3 dưới đây sẽ đi sâu phân tích) - nhằm chỉ ra sự khác nhau giữa thông tin ở trình độ thấp và thông tin ở trình độ cao. Thông tin ở trình độ cao, phát triển đầy đủ bao giờ cũng có ba mặt: cú pháp, ngữ nghĩa và thực dụng. Về mặt cú pháp thì khái niệm thông tin có quan hệ đến tiến trình cải tiến, xây dựng và hình thành thông báo; về mặt ngữ nghĩa của thông tin nói lên sự phù hợp của tín hiệu đối với những đối tượng hoặc những sự kiện nào đó; về mặt thực dụng: sự hiểu biết những tín hiệu thông tin là cơ sở của hoạt động thực tiễn. Hay nói cách khác, thông tin được truyền đi thông qua tín hiệu, nhưng để xét đầy đủ các mặt của nó thì phải đề cập tới ba mặt: mặt cú pháp, tức là nghiên cứu quan hệ của tín hiệu: như quan hệ giữa các ký tự hay các nhóm ký tự, không phụ thuộc vào ý nghĩa cũng như cách sử dụng và diễn giải hoặc các luật để xây dựng một lệnh...; mặt ngữ nghĩa: nghiên cứu nghĩa của tín hiệu và mặt thực dụng: nghiên cứu giá trị của tín hiệu.
Thông tin trong giới vô sinh, như chúng tôi đã phân tích ở trên, chỉ nói về sự thể hiện tính trật tự và tính phức tạp của khách thể này đối với khách thể kia mà thôi. Và, đó là những thông tin vật chất vì ở đó khách thể này đã tiếp nhận được những dấu hiệu, đặc điểm, cấu trúc vật chất của khách thể kia. Những thông tin vật chất này là những dấu ấn vật chất lưu lại ở vật nhận tác động, chúng được sắp xếp theo một phương thức phù hợp nhất định với vật tác động. Về mặt này, thông tin trong giới vô sinh giống và tương đồng với phương thức kết cấu, liên hệ giữa các ký tự hay nhóm ký tự... trong tín hiệu của các thông tin trong giới hữu sinh và con người. Tuy nhiên, ở đây chỉ có sự giống nhau, tương đồng nhau mà chúng không đồng nhất với nhau, vì ở thế giới vô sinh, đó là sự liên kết giữa các dấu hiệu vật chất, còn ở thế giới hữu sinh, đặc biệt trong xã hội con người, đó lại là sự liên kết các ký tự hay nhóm ký tự. Vì vậy, thông tin trong thế giới vô sinh chỉ tồn tại về mặt cú pháp, tuy nhiên bản thân mặt cú pháp ấy chưa đạt tới trình độ mặt cú pháp trong thông tin của giới hữu sinh và con người cũng giống như mặt ngữ nghĩa của thông tin ở động vật bậc cao cũng chưa đạt tới trình độ mặt ngữ nghĩa của thông tin trong xã hội con người (phần này sẽ được phân tích cụ thể ở 1.1.2.3 dưới đây).
Vì thông tin trong thế giới vô sinh là thông tin vật chất, nó chỉ tồn tại về mặt cú pháp trong mối liên hệ tác động qua lại giữa khách thể này với khách thể kia mà không có chủ thể nên thông tin đó là thông tin sơ đẳng, thông tin trước điều khiển hay thông tin phi điều khiển. Quá trình thông tin trong thế giới vô sinh chỉ biểu hiện ở tính phản ứng do các thông số lý - hóa của các hệ thống vật chất tác động qua lại với nhau và do điều kiện của bản thân sự tác động ấy gây nên. Trong các hệ thống vật chất vô sinh không hề có sự tự do tương đối trong lựa chọn hành vi. Vì khách thể bị tác động tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
Có thể nói rằng, thông tin trong giới tự nhiên vô sinh là sự chuẩn bị, là cơ sở để chuyển phương thức phản ánh cái đa dạng từ bị động, đơn giản, chưa có tính chọn lọc lên chủ động, phức tạp và có tính chọn lọc trong giới tự nhiên hữu sinh.
1.1.2.2. Thông tin trong thế giới hữu sinh (tự nhiên hữu sinh)
Như chúng ta biết, thế giới vật chất luôn vận động, biến đổi không ngừng và trong lịch sử phát triển của nó, tự nhiên vô sinh đã phát triển thành tự nhiên hữu sinh, vật chất sống bắt nguồn từ vật chất không sống. Từ giới tự nhiên với hai dạng vật chất cơ bản là chất và trường đã phát triển lên tự nhiên hữu sinh với các trình độ tổ chức vật chất là: sinh quyển - sinh khu - quần thể - cơ thể đa bào - tế bào - tiền tế bào: các axit nuclêich (ADN và ARN) và chất anbumin. Đó chính là thế giới sinh vật bao gồm thực vật và động vật vô cùng phong phú, muôn màu, muôn vẻ.
Thế giới vật chất phát triển từ vô sinh đến hữu sinh thì năng lực phản ánh của nó cũng có sự đổi mới về chất, đó là từ trình độ phản ánh vật lý tiến tới trình độ phản ánh sinh vật. Hình thức đầu tiên, thấp nhất của phản ánh sinh vật là tính kích thích. Tính kích thích đặc trưng cho thế giới thực vật và các động vật bậc thấp chưa có hệ thần kinh. Ngay ở hình thức đầu tiên này đã có sự khác hẳn về chất so với phản ánh vật lý ở tự nhiên vô sinh. Vì thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh có khả năng phản ánh định hướng, chọn lọc đối với những tác động của môi trường xung quanh. Nhờ vậy, chúng có thể tự điều chỉnh, thích nghi được với hoàn cảnh sống. Đó là sự phát triển cành lá của cây cối về phía có nhiều ánh sáng mặt trời, là sự phát triển rễ cây về phía đất có nhiều chất dinh dưỡng, đó là sự tăng độ chát trong lá của cây khi môi trường có nhiều sâu, là sự dày lên của lá và có gai trên cành lá nếu cây sống trên sa mạc...
Thông tin là một mặt của phản ánh, vậy ở hình thức phản ánh - tính kích thích của thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh, thông tin có những đặc điểm gì? Sự khác biệt căn bản của nó so với thông tin trong tự nhiên vô sinh đó là tính có điều khiển. Nhưng nếu so sánh với thông tin trong động vật có hệ thần kinh, rồi tiến lên có hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là con người thì trình độ điều khiển của thông tin này cũng mới dừng lại chủ yếu ở phản ứng có chọn lọc đối với những tác động của môi trường xung quanh trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng. Tuy vậy vai trò của thông tin ấy là cơ sở quyết định sự sống của thực vật. Và tính chọn lọc của chúng có thể đạt tới mức khá tinh tế. Chẳng hạn như có loài thực vật ăn ruồi: ruồi mà đậu lên lá của nó thì lá liền cụp lại ngay và ruồi sẽ bị hút hết tinh chất. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng loài thực vật này không phản ứng đối với bất cứ một mô phỏng nào, dù có giống ruồi thế nào đi nữa về trọng lượng, kích thước, hình dạng.
Rõ ràng là, thông tin ở hình thức phản ánh - tính kích thích của thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh, một mặt vừa chứa đựng, bao hàm những đặc điểm của thông tin trong giới vô sinh - đó là thông tin được truyền từ khách thể này đến khách thể kia về mặt cú pháp - nhưng mặt khác, nó đã chứa đựng yếu tố mới, phát triển hơn hẳn về chất, đó là tính chất phản ứng lại môi trường bằng sự tự điều chỉnh của hệ thống vật chất nhận tác động.
Thông tin ở trình độ phản ánh tính kích thích chính là khâu trung gian, bước chuyển hóa giữa thông tin vô sinh và thông tin trong giới động vật có hệ thần kinh. Thực vật chỉ phản ánh bằng sự hưng phấn và phản ứng ngược trở lại đối với những tác động của môi trường xung quanh trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng. Còn đối với những tác động không ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của chúng thì thực vật hầu như chưa có khả năng phản ánh, có chăng thì cũng chỉ là yếu ớt, tản mạn và chưa là đặc trưng chung cho loài. Chẳng hạn như dẫn chứng đã nêu ra từ 1.1.1.1, ở đó cây cối có thể phản ánh được môi trường nhiều sâu bọ qua tín hiệu chất hóa học đặc biệt do cây đã bị sâu cắn phát ra.
Sự tiến hóa tiếp theo của giới hữu sinh dẫn đến sự ra đời của các động vật có hệ thần kinh, bắt đầu từ ngành ruột khoang có dạng mạng lưới. Hình thức phản ánh đặc trưng cho động vật có hệ thần kinh là tính cảm ứng (hay năng lực có cảm giác). Tính cảm ứng được thực hiện ở ngay trong quá trình hệ thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, thông qua các phản xạ bẩm sinh (tức phản xạ không điều kiện). Nhờ đó, động vật có thể phản ánh có tính lựa chọn đối với các tính chất riêng biệt của sự vật thành các cảm giác khác nhau.
So với thực vật và ngay cả so với động vật chưa có hệ thần kinh thì động vật có hệ thần kinh đã có thể tiếp nhận được nhiều thông tin hơn về môi trường, về điều kiện sống. Vì những thông tin đó là dấu ấn để lại không chỉ của những tác động của môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống còn của chúng mà cả những tác động của những thuộc tính, tính chất riêng lẻ của vật tác động. Hơn nữa, ở trình độ phản ánh - tính cảm ứng của động vật có hệ thần kinh không chỉ dừng lại ở việc tạo ra sự kích thích và sự hưng phấn như ở thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh mà nó còn trở thành những cảm giác. Năng lực có cảm giác là sự phát triển hơn hẳn về chất của động vật có hệ thần kinh. Chính những cảm giác ấy là những thông tin vật chất về thế giới xung quanh. Tuy so với động vật phát triển ở nấc thang cao hơn thì những thông tin đó mới là những dấu ấn về những thuộc tính riêng lẻ của sự vật tác động vào nó. Nhưng nhờ có cảm giác đó mà động vật có hệ thần kinh có thể phản ứng được linh hoạt, nhạy bén hơn và có thể thích nghi được với điều kiện sống có nhiều thay đổi hơn so với thực vật và động vật chưa có hệ thần kinh.
Như vậy, thông tin trong thế giới động vật có hệ thần kinh là một "nấc thang" phát triển cao hơn so với những thông tin ở trình độ tính kích thích. Nhưng, cùng với sự hoàn thiện của cơ thể sống, sự ra đời của hệ thần kinh trung ương thì tính cảm ứng chuyển sang trình độ phản ánh mới, cao hơn, đó là phản ánh tâm lý. Và thông tin - cảm giác dựa trên hệ thống phản xạ không điều kiện chuyển thành thông tin - hình ảnh dựa trên hệ thống phản xạ có điều kiện. Thông tin tham gia vào quá trình phản ánh tâm lý tương đối phức tạp, một mặt nó phải bảo toàn mặt cú pháp, tức là thông tin vật chất - những biến đổi nhất định của cơ thể động vật do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của môi trường, rồi sự hưng phấn và tính bị kích thích phù hợp với môi trường và cao hơn nữa là những cảm giác của động vật về những thuộc tính riêng lẻ của môi trường, của vật tác động - Mặt khác, với sự hoạt động của hệ thống thần kinh cao cấp, quá trình phản ánh tâm lý không chỉ dừng lại ở những cảm giác mà còn xuất hiện cả tri giác, biểu tượng. Nhờ đó động vật có hệ thần kinh trung ương tiếp nhận từ môi trường không chỉ những thông tin vật chất mà chủ yếu và đặc trưng là những thông tin hình ảnh. Bởi vì nhờ có sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương mà động vật không chỉ ghi nhận được những tính chất, thuộc tính riêng lẻ của vật tác động vào nó mà nó còn "chụp" được, "ghi nhận" được hình ảnh của vật tác động trong tính chỉnh thể, toàn vẹn của nó - tuy nhiên tính chỉnh thể, toàn vẹn ấy cũng mới dừng lại ở hình thức bên ngoài, ngẫu nhiên. Đồng thời, cũng nhờ có hệ thần kinh trung ương và các phản xạ có điều kiện mà động vật bậc cao đã phản ứng cả với những kích thích tự thân chúng vốn không trực tiếp liên quan đến hoạt động sống của con vật, nhưng trong những điều kiện nhất định lại có ý nghĩa đối với đời sống của nó. Những kích thích đó là do những sự vật, hiện tượng, những phương tiện vật chất - tuy không trực tiếp liên quan đến sự sinh tồn của con vật nhưng lại đóng vai trò tín hiệu để thông báo cho con vật về chính những hiện tượng có giá trị sinh vật trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của nó. Những tín hiệu đó khi tác động lên con vật cũng gây hưng phấn trong bộ óc nó, hình thành nên những mối liên hệ tạm thời và làm xuất hiện ở trong đó hình ảnh về chính những hiện tượng có giá trị sinh vật trực tiếp đối với nó. Như vậy, thông tin trong thế giới động vật có hệ thần kinh trung ương, ngoài mặt cú pháp nó còn thể hiện mặt ngữ nghĩa của mình. Thông tin đó chính là cái đa dạng được truyền từ khách thể đến chủ thể, vì khác với thông tin trong giới vô sinh, thông tin này không chỉ phụ thuộc vào khách thể tác động mà còn bị quy định bởi chủ thể con vật "giải mã" được những tín hiệu của môi trường đến mức nào để từ đó có thể thích nghi được với điều kiện sống luôn thay đổi.
ở động vật bậc cao, chúng trao đổi thông tin với nhau và với môi trường thông qua hệ thống tín hiệu như dáng điệu và cử động thân thể, tiếng kêu, mùi... Những tín hiệu này là những vật, những hiện tượng vật chất mang tính cụ thể, cảm tính và được gọi là hệ thống tín hiệu thứ nhất. Những tín hiệu đó chứa đựng một lượng thông tin nhất định thông báo cho đồng loại và những cá thể của loài khác. Có thể là không thái quá khi nói rằng các con vật có thể "nói chuyện" với nhau nhờ ngôn ngữ động vật. Ngôn ngữ động vật là một khái niệm phức tạp và không chỉ giới hạn ở kênh liên hệ bằng tiếng kêu. Thật vậy, ngôn ngữ về dáng điệu và cử động thân thể đều đóng vai trò quan trọng trong sự trao đổi thông tin giữa chúng, trong đó đuôi và tai có vai trò rất lớn. Những tư thế đặc trưng và đa dạng của tai và đuôi cũng chứng tỏ sắc thái tâm trạng và ý đồ tinh vi hơn của con vật mà ý nghĩa của nó chưa được hiểu rõ đối với con mắt ngoại lai của người quan sát chúng, mặc dù đồng bọn của chúng thì lại "hiểu" rất rõ.
Có thể nói, tín hiệu, ngôn ngữ của động vật là một thế giới đầy hấp dẫn và lý thú: "Hiểu biết được ngôn ngữ của động vật - đó là ước mơ cổ đại như bản thân nhân loại" [71, tr. 12] - đúng như K.Phabri đã từng nói! Hiểu được ngôn ngữ động vật sẽ có ý nghĩa rất lớn để con người có thể bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển động vật.
Như vậy cùng với mặt cú pháp, thông tin trong thế giới động vật bậc cao có mặt ngữ nghĩa, nhưng ngữ nghĩa của thông tin ấy mới ở mức độ sơ đẳng là "giải nghĩa" cho bản năng sinh tồn động vật của chúng. Chẳng hạn như con ác thú "phản ánh" con mồi của nó theo những phương diện nào? - phải chăng như một miếng thịt, nói đúng hơn là "một miếng thịt biết chạy" - để bắt được nó thì cần phải rượt theo! Dĩ nhiên, đó là sự phản ánh chính xác, nhưng chỉ phản ánh được cái phương diện của con mồi bị săn đuổi có liên quan trực tiếp tới những điều kiện sinh tồn quan trọng nhất của con ác thú. Còn bản chất của động vật bị săn đuổi lại không phải ở chỗ nó là "một miếng thịt biết chạy" - nó là gì? Thì không làm con ác thú quan tâm, cần phải đi tìm bản chất ấy trong đặc điểm của chúng với tính cách là một loài động vật có vú nhất định - con ác thú không phản ánh phương diện ấy.
Phương diện ngữ nghĩa của thông tin ở động vật bậc cao được con vật tiếp nhận và "giải mã" chỉ trong giới hạn làm cho nó thích nghi được với môi trường luôn có sự thay đổi chứ không thể đạt tới trình độ cải tạo, tác động vào môi trường như đối với con người và xã hội loài người. Chẳng hạn như đối với loại khỉ, chúng ta đưa cho nó một thứ đồ ngọt - một miếng đường bọc trong giấy, nó sẽ giải quyết vấn đề một cách dễ dàng: mở hoặc xé giấy ra rồi ăn miếng đường. Nhưng sau đó ta lại cuộn một miếng đường khác trong giấy nhưng lần này có thêm con ong đất; khi xé giấy thì ong bay ra và đốt khỉ rất đau. Bấy giờ khỉ bắt đầu từ chối sự thết đãi. Nhưng sau đó ít lâu nó lại giải quyết được vấn đề đó: áp viên giấy bên tai nghe ngóng, nếu có tiếng bay vo vo thì nhất quyết vất đi, nếu không thì thận trọng mở mảnh giấy...!
Trong hệ thống tín hiệu thứ nhất của thông tin ở động bật bậc cao thì âm thanh là kênh truyền thông tin đặc trưng và chủ yếu nhất của chúng. Và động vật càng có tổ chức phức tạp, đứng ở bậc thang tiến hóa càng cao hơn, thì tín hiệu hóa âm thanh của chúng càng phức tạp và hoàn thiện hơn, số lượng thông tin mà con vật có khả năng truyền đạt và kênh liên hệ âm thanh sẽ càng nhiều.
Như vậy là, ở trình độ phản ánh tâm lý của động vật bậc cao, thông tin vừa phải bao toàn mặt cú pháp, tức là thông tin vật chất, chẳng hạn như thông tin di truyền trong cơ thể sinh vật, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua các mã di truyền thông qua quá trình biến dị - di truyền, theo quy luật tiến hóa của sinh vật; đồng thời nó có dạng mới về chất đó là thông tin hình ảnh. Chính vì vậy, ngoài mặt cú pháp, ở động vật bậc cao thông tin còn có mặt ngữ nghĩa - gắn liền với sự mã hóa và giải mã bằng tín hiệu.
1.1.2.3. Thông tin trong xã hội con người
Nếu động vật bậc cao chỉ dừng lại ở trình độ phản ánh tâm lý thì con người, trong quá trình phản ánh hiện thực đã đạt đến trình độ phản ánh ý thức. Đó là dạng phản ánh cao nhất và nó chỉ có ở con người ! Như chúng ta đã biết, trong lịch sử tiến hóa của thế giới vật chất con người đã thoát thai ra từ động vật.
Từ những điều kiện địa - vật lý rất đặc biệt trong lịch sử đã tạo ra quá trình đột biến về gen có lợi cho vượn người; từ 48 nhiễm sắc thể trong tế bào vượn người đến 46 nhiễm sắc thể trong tế bào người... Cùng với quá trình đột biến gen ấy là hoạt động lao động - hoạt động có tác động vào thế giới xung quanh một cách có mục đích là những nhân tố quyết định chuyển biến vượn thành người với tính cách là một thực thể sinh vật và xã hội. Và như Ăngghen đã chỉ rõ sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần dần bộ óc con vật thành bộ óc con người, tâm lý động vật thành ý thức.
Như vậy, phản ánh có ý thức của bộ óc con người khác hẳn về chất so với phản ánh tâm lý động vật. Đó là sự phản ánh tích cực, chủ động, sáng tạo, hai chiều trên cơ sở của hoạt._. và mở ra những triển vọng để phát triển năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người, tư duy con người sẽ ngày càng được giải phóng và sáng tạo hơn! Vậy, thử hỏi trong thời đại ấy nếu thiếu tin học thì con người Việt Nam sẽ lao động sản xuất, sẽ suy nghĩ và làm khoa học như thế nào khi mà xuất phát điểm của Việt Nam là một nền tiểu nông, khi mà ngày nay nền kinh tế thông tin, kinh tế tri thức đang là một xu thế khách quan trên thế giới. Vì vậy, hiện nay tin học hóa xã hội là tất yếu khách quan đối với mỗi dân tộc, quốc gia để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Trong điều kiện đó, buộc Việt Nam vừa phải CNH, HĐH đất nước, vừa phải từng bước thực hiện tin học hóa xã hội.
Như vậy, việc trang bị lôgíc học và tin học cho người Việt Nam là tất yếu, không thể chậm trễ. Nhưng, với hoàn cảnh cụ thể về kinh tế -xã hội, về mặt bằng dân trí còn thấp như hiện nay của Việt Nam, chúng ta cần xác định bước đi thích hợp cho mình. Theo chúng tôi, trong những năm sắp tới chúng ta cần phấn đầu từng bước phổ cập lôgíc học và tin học cho người Việt Nam bằng những biện pháp cụ thể sau:
3.3.2.2. Các biện pháp cụ thể từng bước phổ cập lôgic học và tin học cho người Việt Nam hiện nay
- Thứ nhất: Trong hệ thống GD-ĐT Việt Nam cần coi trọng và đầu tư thích đáng cho dạy và học lôgic học và tin học (như đã trình bày cụ thể ở 3.2.2.1 và 3.2.2.2).
- Thứ hai: Trang bị và bồi dưỡng thường xuyên lôgic học và tin học cho cán bộ các ngành, các cấp theo những hình thức phong phú và phù hợp với từng ngành, từng cấp, từng điều kiện địa phương.
- Thứ ba: Trong các phong trào học tập quần chúng như "SV", "Đường lên đỉnh Ôlympia", "ở nhà chủ nhật"... cần đưa vào nội dung thi về các môn lôgic học, tin học và đánh giá điểm nghiêm túc cho phần này.
- Thứ tư: Cần có chương trình thi tối thiểu về lôgic học và tin học cho việc tuyển lựa công chức nhà nước.
Trong điều kiện Việt Nam là một nước nông nghiệp sản xuất nhỏ đang bắt đầu CNH, HĐH, cơ sở hạ tầng về thông tin còn rất thấp và thiếu thốn nên việc phổ cập tin học từng bước đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Quá trình đó phải diễn ra theo phương thức vừa làm, vừa học và với tinh thần mạnh dạn, vượt khó. Và theo chúng tôi, cơ sở kinh tế bảo đảm cho việc phổ cập đó chính là từng bước tin học hóa LLSX xã hội, từ đó nó tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phổ cập này.
Trên đây là ba giải pháp lớn cùng với những giải pháp cụ thể mà chúng tôi muốn đề xuất nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay. Ba giải pháp đó cần thực hiện đồng bộ, bổ sung và hỗ trợ nhau, từ đó tác động tích cực đến hệ các yếu tố khách quan và chủ quan quy định năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam, phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của họ, đáp ứng được những đòi hỏi, thách thức của thời đại thông tin đối với tư duy người Việt Nam hiện nay.
Kết luận chương 3
Phương pháp luận để xác định những giải pháp cơ bản nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay là dựa trên cơ sở năm đặc điểm tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam đã được phân tích và khái quát (phần 2.1.2) và những đòi hỏi của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là CMTT hiện nay đối với nó; Đồng thời phải làm thế nào để tác động vào hệ các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng quy định đến năng lực tiếp nhận; xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay.
Tính tất yếu, nội dung và những biện pháp cụ thể của ba giải pháp cơ bản trên cần được Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam nhận thức rõ ràng và sâu sắc để nhằm tổ chức thực hiện các giải pháp đó. Ba giải pháp này phải được thực hiện đồng bộ, bổ sung, hỗ trợ nhau. Nhưng trong đó có thể nói rằng, giải pháp về GD-ĐT: "Lấy "Dạy - học cách suy nghĩ" và "tự học" làm hai phương châm cơ bản trong GD-ĐT trên cơ sở tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại" là giải pháp trung tâm, cơ bản nhất bởi vì hơn bao giờ hết, ngày nay trong thời đại của nền kinh tế tri thức, GD-ĐT đang thực sự trở thành động lực bên trong của sự phát triển kinh tế - xã hội và năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người nói chung và tư duy người Việt Nam nói riêng phụ thuộc quyết định vào đất nước, dân tộc đó dạy - học và tự học như thế nào?!
Kết luận
Với cách tiếp cận nghiên cứu và những kết quả đạt được trên đây, Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy con người và những đặc điểm của tư duy người Việt Nam ở phương diện tiếp nhận và xử lý thông tin, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam trong điều kiện của cuộc CMTT hiện nay. Có thể khái quát nội dung ấy của Luận án ở những mặt cơ bản sau đây:
1. Thông tin là thuộc tính vốn có của thế giới vật chất, là một trong những nhu cầu sống còn của con người. Nhưng để luận chứng cho tính khách quan ấy, thật không đơn giản. Một định nghĩa triết học về thông tin đã tiếp cận được bản chất của nó, đó là: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh" [137, tr. 25]. Nhưng từ định nghĩa này có những vấn đề đặt ra là, định nghĩa đó có bao quát được một dạng thông tin đặc biệt: thông tin tiềm năng không?, sẽ giải thích như thế nào khi một số đại biểu cho rằng thông tin không tồn tại trong giới vô sinh?...
Từ định nghĩa trên: "Thông tin là cái đa dạng được phản ánh", tiếp cận với hai mặt bản thể luận và nhận thức luận của nó, chúng ta thấy rằng định nghĩa trên là hoàn toàn xác đáng. Thông tin là thuộc tính khách quan của thế giới vật chất, nó tồn tại cả giới tự nhiên vô sinh. Thông tin không chỉ là khái niệm trung tâm của điều khiển học mà còn có thể xếp nó vào "tầng" các khái niệm, phạm trù triết học. Khái niệm thông tin làm sâu sắc thêm phạm trù "phản ánh" trong triết học. Thông tin là một mặt của phản ánh, đó chính là mặt "phản ánh cái đa dạng" của vật chất!
Bản chất của thông tin là "cái đa dạng được phản ánh" được thể hiện rõ hơn và sinh động hơn qua nấc thang phát triển của các dạng thông tin trong thế giới khách quan: từ thông tin trong giới vô sinh đến thông tin trong giới hữu sinh, cao hơn nữa là thông tin trong xã hội con người và một dạng thông tin đặc biệt: thông tin trong các thiết bị kỹ thuật điều khiển. Trong nấc thang đó, thông tin trong giới vô sinh là thông tin sơ đẳng, trước điều khiển hay thông tin phi điều khiển, còn các dạng thông tin sau đều luôn gắn với điều khiển. Và, thông tin trong xã hội là dạng thông tin cao nhất, phức tạp nhất.
2. Tư duy con người là một quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin theo một cách đặc biệt. Quá trình đó khác hẳn và hơn hẳn về chất so với các quá trình thông tin khác. Chỉ có tư duy con người mới tiếp cận thông tin ở cả ba mặt: cú pháp, ngữ nghĩa và thực dụng. Chính quá trình thông tin diễn ra trong tư duy con người là ngọn nguồn tạo ra sức mạnh của thông tin xã hội. Tư duy con người tiếp nhận thông tin để kiến tạo nên những hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan làm cho hình ảnh trở thành trình độ cơ bản của sự hiểu biết và những hiểu biết ấy sẽ hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của con người. Quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người diễn ra theo một cơ chế đặc biệt (sơ đồ 1.3), nó tiếp nhận nguồn tin qua các kênh khác nhau và được tín hiệu hóa không chỉ bằng hệ thống tín hiệu thứ nhất mà chủ yếu bằng hệ thống tín hiệu thứ hai và đặc biệt là bằng cả hệ thống tín hiệu thứ ba!
Với những đặc trưng cơ bản của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người (1.2.3), quá trình đó khác hẳn và hơn hẳn về chất so với sự tiếp nhận và xử lý thông tin của động vật bậc cao và các thiết bị kỹ thuật điều khiển. Động vật bậc cao tiếp nhận, xử lý thông tin trên cơ sở và vì bản năng sinh tồn của chúng, còn các thiết bị kỹ thuật điều khiển tuy hơn hẳn bộ óc con người ở năng lực, tốc độ tính toán,... nhưng chính nó là do con người sáng tạo ra và hoạt động theo chương trình do con người cài đặt sẵn.
Năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người phụ thuộc và được quy định bởi một hệ các yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố khách quan là môi trường thông tin bao gồm trường thông tin cùng với tính chất, trình độ của CNTT và hệ thống pháp lý về thông tin. Yếu tố khách quan này suy cho cùng cũng là do cơ sở kinh tế quy định. Còn yếu tố chủ quan gồm có năng lực và trình độ tư duy, tâm lý và năng lực thực tiễn của chủ thể tiếp nhận thông tin. Trong đó năng lực và trình độ tư duy thường là yếu tố quy định tính đúng hay sai, trúng hay không trúng của quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin; Năng lực thực tiễn chi phối khả năng tiếp nhận và xử lý những thông tin phản hồi làm cơ sở điều chỉnh quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin; Còn yếu tố tâm lý thường chi phối mức độ bị nhiễu của quá trình thông tin.
3. Quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin của tư duy con người nói chung đều tuân theo cơ chế và những đặc trưng cơ bản trên. Nhưng tùy từng điều kiện địa lý và kinh tế xã hội, tùy từng năng lực và trình độ tư duy, đặc điểm tâm lý cũng như năng lực thực tiễn của con người ở những châu lục, quốc gia khác nhau mà cơ chế và các đặc trưng ấy có những biểu hiện cụ thể khác nhau. Cũng có nghĩa là quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy con người ở mỗi nước mang những đặc điểm, sắc thái riêng của mình.
Với sự ảnh hưởng, quy định của các yếu tố khách quan, chủ quan về thông tin ở Việt Nam mà quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trong tư duy của họ có những đặc điểm khác với tư duy của người phương Tây và cả tư duy con người ở các nước phương Đông khác. Để có thể khái quát được những đặc điểm ấy, không chỉ xuất phát từ sự tác động của hệ các yếu tố trên mà còn phải căn cứ vào chính lịch sử tư tưởng cũng như dõi theo sự vận động, phát triển của tư duy người Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện tại. Đó chính là dùng phương pháp lôgíc và lịch sử để tiếp cận với tư duy người Việt Nam ở phương diện tiếp nhận, xử lý thông tin. Với năm đặc điểm đã được khái quát trong Luận án (2.1.2), chúng ta nhận rõ những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế của tư duy con người Việt Nam. Có thể nói mặt mạnh chủ yếu đó là tư duy người Việt Nam tách, lựa chọn và tổng hợp thông tin khá linh hoạt, đặc biệt là thông tin hoạt động. Trong khi đó hạn chế chủ yếu khi tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam là năng lực hình thành, "sản xuất" ra tri thức mới còn yếu và thường dễ bị nhiễu.
4. Trong thời đại ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là CMTT toàn cầu hiện nay đã mang đến cho nhân loại một "diện mạo" mới, một nhịp sống mới,... và một tư duy với năng lực tiếp và xử lý thông tin ở trình độ mới! Tư duy người Việt Nam, với những đặc điểm tiếp nhận và xử lý thông tin trình bày ở trên, thì cuộc CMTT hiện nay lại càng vừa là thời cơ, vừa là thách thức vô cùng to lớn đối với nó. Nhận thức được thời cơ và thách thức ấy chính là sự tự ý thức được về năng lực, trình độ tư duy của người Việt Nam mình trước đòi hỏi mới của lịch sử.
5. Tiếp cận với tư duy con người nói chung, đặc biệt với tư duy người Việt Nam ở phương diện tiếp nhận, xử lý thông tin và phân tích thời cơ, thách thức của CMTT hiện nay đối với nó là nhằm đi tới tìm ra và xác định được những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay.
Ba giải pháp cơ bản trình bày trong Luận án phải được thực hiện đồng bộ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Để thực hiện tốt các giải pháp đó, đòi hỏi chúng ta phải tiếp cận mỗi giải pháp cũng như tổng thể cả ba giải pháp ở tính tất yếu của nó, ở nội dung và những biện pháp cụ thể mang tính thực thi trực tiếp. Đặc biệt cần chú ý rằng, trong những giải pháp đó ngoài những vấn đề, những khía cạnh mới, có những vấn đề hay khía cạnh mà chúng ta đã biết nhưng chúng được xem xét, đề cập đến ở góc độ và yêu cầu mới nhằm nâng cao năng lực tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người Việt Nam hiện nay.
Để thực thi tốt và có hiệu quả các giải pháp trên, đòi hỏi trước hết phải có sự lãnh đạo và bao quát chung của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam cùng với sự nỗ lực bền bỉ và đầy tính sáng tạo của mỗi chủ thể người Việt Nam để trong những thập kỷ tới tư duy người Việt Nam nhanh chóng bắt nhịp được với tư duy của thời đại thông tin, thời đại của nền kinh tế tri thức!
Các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Lê Thị Duy Hoa (1999), "Khái niệm "Thông tin" từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận", Triết học, (1), tr. 44-46.
Lê Thị Duy Hoa (1999), "Vai trò của thông tin đối với sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay", Nghiên cứu lý luận, (8), tr. 24-26.
Lê Thị Duy Hoa (1999), "Tin học hóa lực lượng sản xuất và quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại hiện nay", Kỷ yếu Hội nghị lần IV - Hội nghị Khoa học cán bộ nữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 71-73.
Lê Thị Duy Hoa (2000), "Vấn đề tiến bộ xã hội trong cuộc cách mạng thông tin toàn cầu hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 51-54.
danh mục Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Nguyễn Quang A (2000), "Nền kinh tế tri thức - vai trò của các thành viên và các nhân tố ảnh hưởng", Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (8), tr. 15-16.
V.G.A. Fanaxép (1979), Thông tin xã hội và quản lý xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đặng Đức An (Chủ biên) (1994), Nhân vật lịch sử và danh nhân văn hóa thế giới, Nxb Giáo dục.
Đào Duy Anh (1994), "Vài ý kiến về ảnh hưởng của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam", Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Lê Ngọc Anh (1999), "Về ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam", Triết học, (3), tr. 19-21.
Nguyễn Thành Bang (2000), "Xu thế phát triển khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI - thách thức và thời cơ đối với Việt Nam", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 21-22 và 29.
Trương Bá Cần (1988), Nguyễn Trường Tộ - Con người và di thảo, xuất bản tại TP Hồ Chí Minh.
P.Chambadal (1992), Sự phát triển và áp dụng của khái niệm Entrôpi, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Hồ Châu (2000), "Cuộc chiến giành giật chất xám cho thế kỷ XXI", Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (8), tr. 17-19.
Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức (1987), "Lý luận phản ánh: 70 năm sau cách mạng tháng Mười", Triết học, (3), tr. 162-177.
Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (1991), Tiến bộ Khoa học - kỹ thuật và công cuộc đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), "Một vấn đề cần được quan tâm: Mối quan hệ giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội trong con người", Triết học, (3), tr. 13-18.
Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), "Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người", Triết học, (5), tr. 3-6 và 10
Phạm Văn Chúc (1999), "Có hay không một thời đại hậu tư bản?", Tạp chí Cộng sản, (20), tr. 61-64.
Vũ Đình Cự (1996), Khoa học và công nghệ - lực lượng sản xuất hàng đầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Vũ Đình Cự (2000), "Góp phần tìm hiểu nền kinh tế tri thức", Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (8), tr. 12-14.
Phan Đình Diệu (1998), "Tri thức là gì?", Xã hội học, (4), tr. 10-16.
Đặng Ngọc Dinh (1992), Công nghệ năm 2000 đưa con người về đâu, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Hà Dũng (1995), Quản trị thông tin tinh giản, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Đại học Kinh tế quốc dân (1994), Cơ sở khoa học của quản lý kinh tế.
Thanh Đạm (1990), "Tư duy triết học của Nguyễn Trường Tộ", Triết học, (3), tr. 53-57.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đề tài nhánh 03 thuộc chương trình khoa học cấp nhà nước KX.03 (1995), "Đổi mới quan điểm lý luận và kinh nghiệm phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước ta", Thông tin chuyên đề, Trung tâm Thông tin - tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 164-165.
Tòng Văn Địa (1996), "Thông tin với phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay", Dân tộc và thời đại, (21), tr. 20 - 21
Giáo dục và thời đại (2000), "Đảng ta với sự nghiệp giáo dục", Báo Giáo dục và thời đại, (19), tr. 2.
Nguyễn Hoàng Giáp (2000), "Làm gì để phát triển giáo dục - đào tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa: Unesco với chiến lược phát triển giáo dục 21 điểm", Báo Giáo dục thời đại, 10-6, tr. 21.
Nguyễn Hoàng Giáp, Thái Văn Long (2000), "Nền kinh tế tri thức và những thách thức đối với các nước đang phát triển", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 55-58.
Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám. Tập I: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
V.I. Ginzburg (1980), Vũ trụ đã hình thành và đang phát triển như thế nào? Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
B.T.H (theo Nature News, 1999) (1999), Khoa học - công nghệ - môi trường, tr. 20 và 25
LLH (theo New Scientist, 1998), (1999), "Bạn có cho rằng mình thông minh không?", Khoa học - công nghệ - môi trường, (6), tr. 16.
Nguyễn Thanh Hà (theo Le Monde Diplomatic N0 8/98), (1999), "Một thế kỷ mới đối với Hoa Kỳ: chi phối thông tin toàn cầu", Khoa học - công nghệ - môi trường, (3), tr. 43-44.
Hoàng Quốc Hải (2000), "Bản lĩnh văn hóa Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa", Báo Phụ nữ, (12), tr. 14.
Lương Đình Hải (1998), "Hiện đại hóa tăng tốc - con đường của các nước đang phát triển", Triết học, (6), tr. 19-22.
Phạm Duy Hải (1993), "Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại", Triết học, ( ), tr. 82-85.
Chu Hảo (2000), "Nền kinh tế tri thức - một cơ hội cho nước ta sau hai thế kỷ?", Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (7), tr. 11-12.
Nguyễn Hùng Hậu (1999), "Âm và Nhu phải chăng là đặc tính cơ bản của người Việt, của dân tộc Việt?", Triết học, (3), tr. 52-53.
Lê Thị Duy Hoa (1999), "Khái niệm "thông tin" từ cách tiếp cận bản thể luận và nhận thức luận", Triết học, (1), tr. 44-46.
Lê Thị Duy Hoa (1999), "Vai trò của thông tin đối với sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay", Nghiên cứu lý luận, (8), tr. 24-26.
Lê Thị Duy Hoa (2000), "Vấn đề tiến bộ xã hội trong cuộc cách mạng thông tin toàn cầu hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (7), tr. 51-54.
Bùi Biên Hòa (1998), "Văn hóa thông tin và văn hóa công nghệ trong mạng hóa thông tin toàn cầu", Sự đột phá của khoa học thông tin trước thế kỷ XXI, Viện Thông tin Khoa học xã hội- Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - chủ biên: Bùi Biên Hòa, tr. 137-152.
Trần Bá Hoành (1997), Vai trò của di truyền và môi trường trong sự phát triển trí tuệ, Báo cáo ở Hội thảo về vai trò của trí tuệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Viện Khoa học Giáo dục ngày 25-4.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa triết học (1995), Triết học Mác - Lênin chương trình cao cấp - tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Bộ môn Tin học (1996), Tập bài giảng tin học.
Tô Duy Hợp (1990), "Lôgíc phi cổ điển - chuẩn mực lôgíc hiện đại và tiên tiến nhất của tư duy", Triết học, (4), tr. 37-41.
Tô Duy Hợp (1992), "Thấm nhuần tinh thần phi cổ điển trong đổi mới tư duy lôgíc ở nước ta ngày nay", Triết học, (1), tr. 21-24.
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn Khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, (1999), Giáo trình triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Đình Hượu (1986), "ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo trong cách mạng hiện nay", Thông tin lý luận, (2), tr. 34-41
Đặng Hữu (2000), "Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam", Hoạt động Khoa học - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, (7), tr. 6-10.
N.I.Kariakin, K.N.Buxtrov, P.X.Kireev (1962), Sách tra cứu tóm tắt về vật lý, Nxb Mir. Matxcơva.
Bạch Hưng Khang, Hoàn Kiếm (1989), Trí tuệ nhân tạo - các phương pháp và ứng dụng, Nxb, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Hoàng Kiếm (1997), Tin học đại cương, Nxb Giáo dục.
B.G.Kuznhetxôv (1976): Khoa học năm 2000, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
Hoàng Kỳ (2000), "Giáo dục trên thế giới bên thềm thế kỷ 21", Báo Phụ nữ, Tết Canh Thìn, tr. 9.
Bùi Thị Ngọc Lan (1999) "Tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về trí tuệ", Nghiên cứu lý luận (6), tr. 12 - 16
Lê Thị Lan (1995), "Tìm hiểu một số quan niệm chi phối tư duy các nhà cải cách Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX", Triết học, (1), tr. 51-55.
V.I. Lênin (1980), Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
V.I. Lê nin (1980), Toàn tập, tập 24, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
V.I. Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
Hương Liên (2000), "Công nghiệp phần mềm, bước đột phá để phát triển" Báo Nhân dân, ngày 5-5, tr. 2.
Đỗ Long (1996), "Lý thuyết của Piaget với sự nghiệp phát triển tài trí con người Việt Nam", Kỷ yếu hội thảo khoa học "J.Piaget - Nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX (1986-1996) của hội tâm lý - giáo dục học Việt Nam, tr. 42-44.
Lê Quang Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền (1994), Chuyện lạ có thật về động vật, Nxb Giáo dục.
Lê Quang Long, Nguyễn Thị Thanh Huyền (1994), Chuyện lạ có thật về con người, Nxb Giáo dục.
Bùi Đình Luận (1992), "Về ranh giới giữa kinh nghiệm và lý luận trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn", Triết học, (2), tr. 29-34.
Luật Giáo dục (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trần Hồng Lưu (1994), "Sức mạnh thông tin trong xã hội hiện đại", Sinh hoạt lý luận, (4), tr. 49-51.
C.Mác - Ph. Ăngghen (1982), Tuyển tập, tập III, Nxb Sự thật, Hà Nội.
C.Mác (1984), Tư bản - Tập thứ nhất - QI - P1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
Thu Minh (theo Tạp chí Hải ngoại tinh vân - Trung Quốc) (2000), "Trường học và doanh nghiệp: Mối liên kết lợi hay hại?", Giáo dục và thời đại - ngày 30/4, tr. 26-27.
V.Morôdôp (1987), Âm sinh học lý thú, Nxb Mir - Matxcơva.
K.G.N (theo Technology Review, 5/1999) (1999), "Hai người khổng lồ bàn về công nghệ thông tin", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 38-41.
K.G.N (theo New Scientist, 11/2/2000) (2000), "Sự sản sinh nơ ron ở người lớn và triển vọng chữa các bệnh về não", Khoa học - công nghệ - môi trường, (6), tr. 30 và 29.
K.G.N (theo Technology Review, 5-6/2000) (2000), "Máy tính lượng tử", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 20-23.
K.G.N (theo Technology Review, 6/2000) (2000), "Máy tính sinh học", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 23-26.
K.G.N (theo New Scientist, 19/2/2000) (2000), "Máy tính hóa học", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 26.
B.H.N (theo Science Daily, 19/3/1999), "Điện tử học thực hiện bước tiến lượng tử", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 24.
Phạm Quang Nghị (1994), "Sức sống của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu đổi mới, phát triển lý luận", Mấy vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin trong giai đoạn hiện nay - Thông tin chuyên đề - Tài liệu tham khảo phục vụ lãnh đạo, nghiên cứu và giảng dạy, Trung tâm Thông tin - tư liệu - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 73-86.
Lê Hữu Nghĩa, Phạm Duy Hải (1998), Tư duy khoa học trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Lê Hữu Nghĩa (1999), "Về tính chất và nội dung chủ yếu của thời đại chúng ta", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 20-22.
Phan Trọng Ngọ, "Jean Piaget, nhà bác học về trẻ em, vì trẻ thơ", Kỷ yếu hội thảo khoa học "J. Piaget - Nhà tâm lý học vĩ đại thế kỷ XX (1896-1996) của hội tâm lý - giáo dục học Việt Nam, tr. 61-65.
T.Páplốp - chủ biên (1969), Lý luận phản ánh của Lênin và thời đại, Nxb Xôphia.
T.Páplốp - chủ biên (1973), Lý luận phản ánh của Lênin và khoa học hiện đại, tập 1, 2, 3, Nxb Xôphia.
T.Páplốp - chủ biên (1981), Lý luận phản ánh của Lênin dưới ánh sáng của sự phát triển khoa học và thực tiễn, tập 1, 2, Nxb Xôphia.
Lê Khả Phiêu (1998), Bài phát biểu tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 21-2.
Lê Khả Phiêu (1999), "Học tập rèn luyện tư tưởng và đạo đức cách mạng, thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng", Tạp chí Cộng sản, (11), tr. 3-6 và 16.
Trần Thanh Phương (1998), "Tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, thông tin tới thế giới, khu vực và Việt Nam", Sự đột phá của khoa học thông tin trước thế kỷ XXI, Viện Thông tin Khoa học xã hội - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - chủ biên Bùi Biên Hòa, tr. 7-58.
Trần Thanh Phương (1999), "Con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 4-6.
L.M.Q (theo Xvobodnaja Smysle No. 6-7,1997) (1998), "Internet - đỉnh cao của cuộc cách mạng thông tin, công nghệ và giáo dục", Khoa học - công nghệ - môi trường, (10), tr. 14-17.
L.M.Q (theo Rovexnhic, No, 1998) (1998), "Sự cố máy tính năm 2000", Khoa học - công nghệ - môi trường, (10), tr. 36-37.
L.M.Q (theo Rovexnhic, No, 1998) (1998), "Sự cố máy tính năm 2000", Khoa học - công nghệ - môi trường, (10), tr. 36-37.
L.M.Q (theo "Xemia I Sheola", số 8/1998) (1999), "Phải chăng có gen thiên tài?", Khoa học - công nghệ - môi trường, (8), tr. 41.
L.M.Q (theo Jan Intelligence Review, 1999) (1999), "Liệu Trung Quốc có thể trở thành nước hàng đầu trong chiến tranh thông tin?", Khoa học - công nghệ - môi trường, (4), tr. 8-10.
N.M.Q (theo BBC 23/6/99) (1999). "Tương lai điều khiển từ xa", Khoa học - công nghệ - môi trường, (8), tr. 19.
N.T.Q (theo New Scientist, 9/1/1999) (1999), "Bộ não tiên tiến nhất cho các rô bốt", Khoa học - công nghệ - môi trường, (2), tr. 16.
N.T.Q (theo Seience Daily 24/2/2000) (2000), "Nghiên cứu mới về trung tâm não điều khiển sự tập trung chú ý", Khoa học - công nghệ - môi trường, (7), tr. 18-19.
Phạm Ngọc Quang (1994), "Yêu cầu mới về năng lực trí tuệ của Đảng trong giai đoạn hiện nay", Triết học, (2), tr. 3-6.
Hồ Sỹ Quý (2000), "Phát triển con người: Những điều cần làm rõ", Tạp chí Cộng sản, (10), tr. 36-39 và 53.
M.M.Rôdentan (chủ biên) (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
Lê Sơn (theo Ogonek, 1998) (1998), "Cấu tạo của bộ não và các thiên tài", Khoa học - công nghệ - môi trường, (10), tr. 40.
Văn Tạo (1996), Phương thức sản xuất châu á - Lý luận Mác - Lênin và thực tiễn Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Đào Duy Tân (1994), "Mấy suy nghĩa về hiệu quả kinh tế của thông tin", Thông tin Khoa học xã hội, (3), tr. 41-44.
Đào Duy Tân (1994), "Thông tin trong quản lý kinh tế", Thông tin Khoa học xã hội, (4), tr. 16-20.
Thành Tâm (1999), "Cuộc sống năm 2000 sẽ ra sao", Khoa học - công nghệ - môi trường (4), tr. 4-7.
Trần Đình Thảo (1995), "Về ảnh hưởng của Nho giáo đối với con người Việt Nam trong lịch sử", Triết học, (4), tr. 58-61.
Trần Đức Thảo (1997), Cội nguồn ngôn ngữ của ý thức, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội.
Lê Sỹ Thắng (1992), "Mấy đặc điểm trong phương pháp tư tưởng của Hồ Chí Minh", Triết học, (2), tr. 7-10.
Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam - tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Hồ Bá Thâm (1994), "Bàn về năng lực tư duy", Triết học, (2), tr. 7-10.
Hồ Bá Thâm (1995), "Nhận dạng và suy ngẫm về tư duy Hồ Chí Minh", Sinh hoạt lý luận, tháng 1/95.
Nguyễn Duy Thông (1981), "Thông tin và phản ánh", Giảng viên, (5), tr. 7-14.
Nguyễn Văn Thuộc (theo Tạp chí "Nghiên cứu các vấn đề quốc tế", 1998) (1999), "Kinh tế tri thức ở Mỹ", Khoa học - công nghệ - môi trường, (1), tr. 7-9.
Nguyễn Văn Thuộc (theo Tạp chí "Nghiên cứu các vấn đề quốc tế", No 3/1998) (1999), "Kinh tế tri thức ở Mỹ", Khoa học - công nghệ - môi trường, (2), tr. 12.
Nguyễn Minh Thư (2000), "Nguồn nhân lực cho thế kỷ XXI", Báo Giáo dục và thời đại, (18), tr. 9.
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên) (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam - tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (1995), "Xã hội phong kiến với sự phát triển của con người Việt Nam trong lịch sử", Triết học, (4), tr.
Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Tài Thư (1997), "Tư tưởng Lê Thánh Tông và triều đại thịnh trị của ông", Triết học, (6), tr. 25-27.
Alvin Toffler (1992), Cú sốc tương lai, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Alvin Toffler (1992), Làn sóng thứ ba, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
Alvin Toffler, Heidi Toffler (1996), Tạo dựng một nền văn minh mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Thị Ngọc Trầm (1993), "Trí tuệ - nguồn lực vô tận của sự phát triển xã hội", Triết học, (3), tr. 22-25.
Phạm Thị Ngọc Trầm (1999), "Về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên qua các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ", Tạp chí Cộng sản, (10), tr. 37-39.
Nguyễn Tấn Gi Trọng (1976), Sinh lý học, tập 2, Nxb Y học, Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.
Trung tâm Nghiên cứu tâm lý học - sinh lý lứa tuổi (1997), Báo cáo tóm tắt (đề tài cấp bộ trọng điểm): Trình độ phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học, Viện Khoa học giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trung tâm Thông tin tư liệu - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000), Nền kinh tế tri thức - nhận thức và hoạt động - kinh nghiệm của các nước phát triển và đang phát triển, Nbx Thống kê, Hà Nội.
Hoàng Tùng (1999), "Xu thế lịch sử", Tạp chí Cộng sản, (13), tr. 56.
Hoàng Tụy (1999), "Một cơ chế thông minh để phát huy nội lực", Báo Giáo dục và thời đại, ngày 16-10, (85), tr. 3.
Vũ Bội Tuyền (1995), "Khoa học trước thềm thế kỷ 21", Báo Nhân dân, ngày 1/1.
Michel Vadée (1996), Marx - nhà tư tưởng của cái có thể, tập 1, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Văn (1991), "Tư tưởng đổi mới của Nguyễn Trường Tộ, một biểu hiện mới của tinh thần dân tộc ở nửa sau thế kỷ XIX", Triết học, (4), tr. 54-56.
Vũ Văn Viên (1992), "Về thực chất của tư duy khoa học hiện đại", Nghiên cứu lý luận, (3), tr. 19-21, 25.
Nguyễn Kim Yến (1996), "Về đặc điểm và khả năng của tin học", Triết học, (5), tr. 56-58.
Tiếng Anh
M.Feeney (1986), New methods and techniques for information management, London: Taylor Graham, 363p.
Carnoy Martin (1994), "The new global economy, Information technology and restructuring education", Technology management, Vol.9, No 3/4, pp.274.
Tiếng Nga
Á.Â. Áốðổúờợõ (1974), ấuỏồðớồmuờà u ỡồmợọợởợóuÿ ớàúờu, ẩýọàũồởỹủũõợ "Íàúờà" èợủờõà, ủũð. 250.
À.Ä. ểðủúở (1975), Âợùðợủ ốớụợðỡàửốố õ ủợõðồỡồớỷồ ớàúờồ, ẩýọàũồởỹủũõợ "Íàúờà" èợủờõà, ủũð. 25.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA2576.DOC