Thời kỳ quá độ lên lên CNXH ở Việt Nam

I. Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội 1. Khái niệm về thời kỳ quá độ Theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, từ một phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao hơn đòi hỏi phải có một thời kỳ quá độ trung gian mà trong thời kỳ hay bước quá độ đó thì phương thức sản xuất cũ đã bộc lộ những mặt hạn chế và khuyết tật của nó nhưng nó chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Đồng thời phương thức sản xuất mới đã bắt đầu xuất hiện những mầm mống kinh tế tiến bộ nhưng vừa ra đời và còn hết sức non

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thời kỳ quá độ lên lên CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu. Từ đó Lê Nin khẳng định rằng thời kỳ quá độ là cả thời kỳ cải tiến cách mạng không ngừng và triệt để, từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ là từng bước tạo lập cơ sở vật chất kỳ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) dựa trên nền đại công nghiệp cơ khí hoá. Thời kỳ quá độ bắt đầu từ khi cuộc cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản nắm được quyền lãnh đạo đất nước. Thời kỳ quá độ sẽ kết thúc sau khi xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH. 2. Vì sao nước ta cần phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH Tính tất yếu khách quan cần phải trải qua thời kỳ quá độ lên CNXH. Nước ta tiến lên CNXH từ một điểm xuất phát điểm hết sức thập, hơn nữa nước ta cũng là một trong các quốc gia có đặc điểm tương đồng với các quốc gia khác khi thực hiện mục tiêu đi lên CNXH. Hơn nữa lịch sử loài người đã lần lượt trải qua 5 phương thức sản suất từ thấp đến cao và để chuyển từ một phương thức sản xuất thấp lên phương thức sản xuất cao thì theo tính quy luật phải tồn tại một thời kỳ quá độ trung gian. Sự tất yếu phải có thời kỳ quá độ lên CNXH bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: - Đặc điểm hình thành phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa và mục đích của cuộc cách mạng vô sản: các phương thức sản xuất trước CNCS đều dựa trên quan hệ sở hữu chiếm hữu tư nhận về tư liệu sản xuất. Vì vậy khi phương thức sản xuất cũ bộc lộ những khuyết tật thì những mầm mống của một phương thức sản xuất mới đã được hình thành và thai nghén ngay trong lòng phương thức sản xuất cũ cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất. Những phương thức sản xuất CSCN lại có một đặc trưng hết sức khác biệt là dựa trên chế độ sở hữu công hữu toàn dân về tư liệu sản xuất. Vì vậy có thể khẳng định quan hệ sản xuất CSCN chỉ được hình thành và phát triển sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp những người lao động làm thuê giành được chính quyền và được làm chủ. - Hơn nữa, đặc điểm cách mạng vô sản cũng hoàn toàn khác với những cuộc cách mạng trước đó. Cách mạng tư sản sau khi nổ ra và thành công thì chính quyền lại rơi vào tay giai cấp tư sản và những người làm thuê lại trở về với vị trí làm thuê vốn có của mình. Ngược lại, cuộc cách mạng vô sản sau khi thành công, giai cấp vô sản nắm được chính quyền nhưng đây mới chỉ là điểm bắt đầu của một cuộc cách mạng chưa phải kết thúc vì giai cấp vô sản từ vị trí người làm thuê thành vị trí người làm chủ, chưa có kinh nghiệm tổ chức và quản lý một nền sản xuất lớn. Vì vậy cần phải có thời gian để tự rèn luyệ mình cả về trình độ chuyên môn quản lý kinh tế và cả về trình độ tổ chức Nhà nước. Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp vô sản cần phải có thời gian để cải tạo quan hệ sản xuất TBCN thành quan hệ sản xuất mới CSCN. Cần phải có thời gian để phát triển lực lượng sản xuất, để xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Đồng thời xây dựng và thiết lập một kiến trúc thượng tầng xã hội tương ứng. Giai cấp vô sản là giai cấp làm thuê, vì vậy sau khi giàng được cách mạng thì cần phải có thời gian để tổ chức chính quyền của mình đó là Nhà nước chuyên chính vô sản và cần có thời gian để tạo một khối liên minh công nông trí thức vững mạnh. Lê Nin kết luận, thức chất của thời kỳ quá độ là một thời kỳ cải biến cách mạng vừa sâu sắc, vừa triệt đểvì vậy nó là cả một thời kỳ lâu dài bao hàm nhiều bước quá độ nhỏ và ở mỗi một bước quá đoọ nhỏ nền kinh tế một một đặc điểm và có một nhiệm vụ, một nội dung kinh tế xã hội không giống nhau. 3. Nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta Nước ta quá độ lên CNXH từ điểm xuất phát rất thấp, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc, còn ở tình trạng phổ biến của tái sản xuất giản đơn, lực lượng sản xuất lạc hậu, năng suất lao động thấp, quan hệ sản xuất yếu kém, gây khó khắn cản trở cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế; kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đang trong quá trình hình thành; thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp; là một quốc gia nghèo và chậm phát triển. Nhiệm vụ kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ cần phải thực hiện là: Thứ nhất: Phát triển lực lượng sản xuất: lực lượng sản xuất gồm người lao động (lực lượng sản xuất cơ bản), tư liệu sản xuất và khoa học. Muốn phát huy nhân tố con người thì cần đầu tư để phát triển trước hết là giáo dục, đào tạo, sau là đến hàng loạt các vấn đề đối với người lao động như tuyển dụng, sử dụng quản lý, chính sách đãi ngộ... nghĩa là theo phương châm từ con người, do con người và vì con người. Trong thời kỳ quá độ thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền KTQD là nhiệm vụ trung tâm, nhằm phát triển kỹ thuật, công nghệ, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đồng thời từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả. Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, thực chất là tạo mọi điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển, từ đó phát huy tốt nhất vị trí, vai trò của mội thành phần kinh tế đối với đất nước và xử lý hai hoà mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, từng bước phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế. Phương hướng cơ abnr đó đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phải theo các quan điểm sau: - Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN phải làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với sức sản xuất trong các thành phần kinh tế, đồng thời đẩy mạnh cải cách môi trường thể chế nhằm thực hiện các mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất đòi hỏi phải nâng cao hiệu lực điều tiết của Nhà nước, thực hiện phân phối theo nguyên tắc kinh tế thị trường, đẩy mạnh phúc lợi xã hội. - Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất, một mặt phải tạo điều kiện để thành phần kinh tế Nhà nước vươn lên nắm vai trò chủ đạo, mặt khác phải đảm bảo tính bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. - Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phải tính đến yếu tố thời đại mà đặc trưng cơ bản của nó là quá trình mỏ cửa và hội nhập với quốc tế và khu vực. Thứ ba: Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở cửa nền kinh tế nhằm thu hút nguồn lực phát triển từ bên ngoài và phát huy lợi thế kinh tế trong nước làm thay đổi mạnh mẽ về trình độ công nghệ, cơ cấu ngành và sản phẩm, mở rộng phân công lao động quốc tế, tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác là cơ sở để kích thích sản xuất trong nước vươn lên kịp trình độ thế giới, đảm bảo hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường tính độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Thứ tư: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ phản ánh mục đích cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Phát triển và tăng trưởng kinh tế gắn hữu cơ ngay từ đầu với tiến bộ và công bằng xã hội thoả mãn ngày càng tăng các nhu cầu vật chất và văn hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tự do và toàn diện của mội người. Coi nhân tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. 4. Thời kỳ quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN ở Việt Nam Tiến lên CNXH được thực hiện theo một trong hai hình thức: - Quá độ phát triển tuần tự lên CNXH: loại hình quá độ này yêu cầu các quốc gia muốn đi lên CNXH cần phải phát triển, trải qua tất cả các phương thức sản xuất từ thấp đến cao về thời gian tiến hành hết sức lâu dài nhưng lại vô cùng chắc chắn. - Quá độ tiến thẳng, nhảy vọt hay bỏ qua CNTB. Đây là hình thức quá độ cho phép các quốc gia có thể bỏ qua một hay một vài phương thức sản xuất trung gian để tiến lên CNXH. Theo học thuyết Mác-Lê Nin cũng chỉ rõ muốn đi lên CNXH theo con đường nhảy vọt hay bỏ qua CNTB thì đòi hỏi phải tạo lâpj được những điều kiện bên trong và bên ngoài cần thiết cho sự phát triển. Điều kiện bên trong, Lê Nin khẳng định là cần phải có Đảng và giai cấp vô sản lãnh đạo và liên minh với công nông trí thức để tạo ra sức mạnh thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ. Còn điều kiện bên ngoài thì phải có một nước làm cách mạng XHCN thành công giúp đỡ. Nước ta tiến lên CNXH từ một xuất phát điểm rất thấp, đó là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu trải qua liên tiếp chiến tranh. Vì vậy, Đảng ta đã lựa chọn con đường quá độ đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Sự lựa chọn này đã được Đảng ta xác định ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng đầu năm 1930 do Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta là đồng chí Trần Phú soạn thảo và ghi rõ: "Cách mạng Việt Nam sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ thì tiến thẳng lên làm cách mạng XHCN mà không kinh qua chế độ TBCN". Sự lựa chọn này là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Nhưng ở nước ta trong một thời gian dài do quan điểm nóng vội, chủ quan, duy ý chí do đối lập một cách triệt để giữa hai hệ thống kinh tế thế giới giữa CNTB và CNXH nên đã dẫn đến những quan điểm sai lầm là đã phủ định một cách sạch trơn toàn bộ phương thức TBCN cả về quan hệ sản xuất lẫn lực lượng sản xuất và cả những tư duy tiến bộ của CNXH. Từ nhận thức sai lầm đó đã dẫn đến nền kinh tế của các nước XHCN nói chúng và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đã phát triển nhưng không tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Vì vậy đã dẫn đến sự kìm hãm và tạo ra những sự lạc hậu hết sức to lớn so với nền kinh tế thế giới. Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986), cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế Đảng ta đổi mới tư duy lý luận kinh tế và nhận thức được rằng, chúng ta bỏ qua CNTB chỉ là bỏ qua CNTB với ý nghĩa là một phương thức sản xuất đẻ ra quan hệ bóc lột và những bất công, chỉ bỏ qua các quan hệ sản xuất TBCN với ý nghĩa nó là một quan hệ thống trị nền kinh tế, chỉ bỏ qua tính chát hiếu chiến và thủ đoạn bóc lột lao động làm thuê của giai cấp tư sản. Nhưng chúng ta không bỏ qua nên kinh tế hàng hoá và những quan hệ kinh tế vốn có của nó; không bỏ qua những thành quả về mặt khoa học kỹ thuật; trình độ tổ chức quản lý của nền sản xuất lớn tiên tiến của CNTB; không bỏ qua những kinh nghiệm những lý thuyết kinh tế mà CNTB đã bỏ qua nhiều thế kỷ để hình thành và tạo lập cho nhân loại; không bỏ qua những quy luật kinh tế khách quan, những cơ chế kinh tế tạo ra sức mạnh động lực thúc đẩy nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng (tháng 4/2001) xác định con đường quá độ đi lên CNXH ở nước ta là một con đường quá độ rút ngắn nhưng không có nghĩa là đốt cháy giai đoạn; chủ quan duy ý chí. Vì vậy cần phải nhận thức một cách đúng đắn hình thức quá độ lên CNXH không qua chế độ tư bản của Việt Nam để có những chiến lược, sách lược phù hợp với nền kinh tế trong mỗi thời kỳ lịch sử của nó. 5. Đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Nghị quyết Đại hội lần thứ 7 của Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạn: đặc điểm bao trùm và xuyên suốt nhất trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế trong thời kỳ quá độ tồn tại nhiều thành phần kinh tế là vì: Thứ nhất: khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền, tiếp quản nền kinh tế chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Thực tế có hai loại tư hữu đó là tư hữu lớn như nhà máy, hầm mỏ, doanh nghiệp, đồn điền... của các chủ tư bản trong và ngoài nước - đó là kinh tế tư bản chủ nghĩa, và tư hữu nhỏ gồm những người nông dân cá thể, thợ thủ công cá thể, những người buôn bán nhỏ - đó là sản xuất nhỏ cá thể. Thái độ của chính quyền mới đối với hai loại tư hữu trên là khác nhau. Đối với tư hữu lớn - kinh tế tư bản tư nhân, chỉ có phương pháp duy nhất là quốc hữu hoá. Lý luận về quốc hữu hoá của chủ nghiac Mác - Lê Nin khẳng định, không nên quốc hữu hoá ngay một lúc, mà phải được tiến hành từ từ theo từng giai đoạn, bằng hình thức và phương pháp nào là tuỳ điều kiện cụ thể, cho nên những doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa còn tồn tại như một tất yếu kinh tế, đồng thời hướng chủ nghĩa tư bản vào con đường tư bản Nhà nước, hình thành thành phần kinh tế Tư bản Nhà nước. Đối với tư hữu nhỏ thì chỉ có thông qua con đường hợp tác hoá, theo các nguyên tắc mà V.I Lê Nin vạch ra là tự nguyện, quản lý dân chủ, cùng có lợi, đồng thời tuân theo các quy luật khách quan, phải kiên trì, chờ đợi họ. Do đó, trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ. Hơn nữa các thành phần kinh tế cũ do lịch sử để lại, chúng còn có vai trò, chức năng nhiệm vụ, còn có khả năng phát triển do đó, phải để cho nó tồn tại và quan trọng hơn là tạo điều kiện cho chúng tồn tại và phát triển. Nhận thức và hành động như vậy là phù hợp với quy luật khách quan, phù hợp với lợi ích kinh tế của các giai tầng trong xã hội, góp phần ổn định xã hội, ổn định sản xuất và đời sống. Vì thế Nhà nước bằng đường lối và các chính sách, luật pháp, cơ chế, biện pháp... khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Thứ hai: sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia, do đặc điểm lịch sử, điều kiện chủ quan và khách quan nên tất yếu có sự phát triển không dều về lực lượng sản xuất giữa các ngành, các vùng, các doanh nghiệp. Chính sự phát triển không đều đó quyết định quan hệ sản xuất, trước hết là hình thức, quy mô và quan hệ sở hữu phù hợp với nó, nghĩa là tồn tại những quan hệ sản xuất không giống nhau đó là cơ sở hình thành các thành phần kinh tế khác nhau. Thứ ba: để phát triển và tăng trưởng kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, xã hội, Nhà nước xây dựng hệ thống những cơ sở kinh tế mới, cùng với kết quả của quá trình quốc hữu hoá, hình thành thành phần kinh tế Nhà nước. Thứ tư: trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, thông qua hợp tác và đầu tư nước ngoài, Nhà nước cùng các nhà tư bản, các công ty trong và ngoài nước, cùng đầu tư, hình thành kinh té tư bản Nhà nước. Việc nhận thức và tổ chức thực hiện trên thực tế các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. II. Bản chất các thành phần kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ 1. Thành phần kinh tế Nhà nước Thành phần kinh tế Nhà nước là những đơn vị, tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất, kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc phần vốn của Nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. Thành phần kinh tế Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước cùng với các tổ chức kinh tế tài chính (hệ thống ngân hàng, Kho bạc, Ngân sách Nhà nước, Hệ thống dự trữ quốc gia...) cùng với những tài sản quốc gia (đất đai, rừng biển, khoáng sản, tài nguyên...). Thành phần kinh tế Nhà nước được hình thành dựa trên sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất được hình thành thông qua quốc hữu hoá tài sản của giai cấp tư sản và xây dựng mới trong cách mạng XHCN. Thành phần kinh tế Nhà nước nắm trong tay những ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn nhất, nó tạo ra sức mạnh và có khả năng điều tiết và hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN như công nghiệp nặng, bưu chính viễn thông... Kinh tế Nhà nước có một lực lượng lao động có trình độ được đào tạo chuyên sâu có hệ thống, lại có nguồn vốn từ NSNN, có quan hệ kinh tế trong và ngoài nước rộng lơn, do Nhà nước hình thành bảo trợ và giúp đỡ trong quá trình phát triển. Vì vậy kinh tế Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở nước ta trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. ở nước ta trong một thời gian dài, nên kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, vì vậy kinh tế Nhà nước đã trở thành trì trệ, kém phát triển, hiện tượng lãi giả, lỗ thật đã trở thành phổ biến, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp hết sức kém, thua lỗ triền miên thận chí kéo dài... Trong giai đoạn hiện nay, để kinh tế Nhà nước giữa được vai trò chủ đạo một cách tích cực, có khả năng hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN thì đòi hỏi cânf phải củng cố hệ thống kinh tế Nhà nước mà trước hết là giải quyết tốt quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất thống qua các biện pháp như cổ phần hoá một bộ phận lớn các doanh nghiệp Nhà nước; thực hiện cho thuê, bán khoán các cơ sở kinh tế của Nhà nước; tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quả nhưng cần thiết cho quốc tế dân sinh như các công nghiệp quân sự, cơ sở hạ tầng... Đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả không có khả năng tồn tại và phát triển thì tiến hành cho phá sản theo Luật doanh nghiệp. 2. Thành phần kinh tế tập thể Kinh tế tập thể là sự liên kết tự nguyện của các chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng, linh hoạt phù hợp với nhu cầu, khả năng và lợi ích của các bên tham gia. Thành phần kinh tế tập thể bao gồm cá tổ chức kinh tế được hình thành dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất dưới hình thức các hợp tác xã nông nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu thương, dịch vụ... dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, từ thấp đến cao. Kinh tế tập thể là một bộ phận quan trọng cùng với kinh tế Nhà nước tạo ra nền tẳng của nền KTQD như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ 9 đã đề ra. Kinh tế tập thể giữa vai trò quan trọng trong nền KTQD vi nó hoạt động trong tất cả các ngành kinh tế, tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn về tỷ trọng, đa dạng, phong phú về chủng loại, chiếm một tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc dân của nền kinh tế. Kinh tế tập thể ở Việt Nam trước đây phát triển theo phong trào hợp tác hoá và tập thể hoá đã có thời kỳ nó trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, thành hậu phương vững mạnh để tiền tuyến thanứg Mỹ. Nhưng do tư tưởng chủ quan, nóng vội , duy ý chí vi phạm quy luật kinh tế khách quan đã dẫn đến phong trào hợp tác hoá ở Việt Nam bước vào thoừi kỳ khủng hoảng và tan rã. Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi công bố Luật hợp tác xã thì ở nước ta xuất hiện một phong trào hình thành các hợp tá xã kiểu mới, khắc phục và chuyển đổi các hợp tá xã trước đây tạo điều kiện để cho nông thônhững Việt Nam và nông dân phát huy tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. 3. Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn và sức lao động của bản thân và gia đình. Thành phần kinh tế này bao gồm những người nông dân cá thể, những người thợ thủ công cá thể, tiêu thương buôn bán nhỏ. Thành phân kinh tế này tồn tại trong mọi lĩnh vực của nền KTQD, nó được hình thành dựa trên sở hữu tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và sức lao động của các chủ thể; thành phần kinh tế này có quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán manh mún; kỹ thuật sản xuất thủ công nên năng suất thấp và sức cạnh tranh kém; thành phần kinh tế này luôn lấy mục tiêu lợi nhuận để làm động lực vì vậy dễ bị phân hoá tuy vậy thành phần kinh tế này đống góp một tỷ trọng không nhỏ trong tổng sản phẩm của nền kinh tế. Trong thời kỳ thực hiện cách mạng XHCN nền KTQD trước đây, do tồn tại tư tưởng chủ quan, nóng vội và duy ý chí, vì vậy chúng ta đã có chủ trương thủ tiêu thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ và gò ép nó theo phong traò tập thể hoá. Trong giai đoạn hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 đã xác định cần phải tạo ra những điều kiện thuận lợi để khai thác những lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của nền kinh tế thông qua việc huy động sức sáng mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế do đó Nhà nước cần phaỉ có chính sách kinh tế vì mô thích hợp để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ phát huy được tính năng động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4. Thành phần kinh tế Tư bản Nhà nước Kinh tế tư bản Nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các tổ chức, đơn vị kinh tế tư bản trong và ngoài nước. Kinh tế tư bản Nhà nước bao gồm tất cả các doanh nghiệp liên doanh, liên kết giữa Nhà nước Việt Nam với các nhà tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức xí nghiệp đầu tư gián tiếp của nước ngoài, xí nghiệp liên doanh liên kết. Hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền KTQD. Thành phần kinh tế này có đặc điểm dựa trên sở hữu liến kết giữa 2 chủ thể hoặc nhiều chủ thể. Thành phần kinh tế này, Lê Nin gọi là thành phần kinh tế quá độ, và ví nó như là một chiếc cầu nối để các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển đi lền CNXH không cần qua phát triển TBCN. Thành phần kinh tế này có sức mạnh về vốn, kỹ thuật công nghệ và trình độ tổ chức quản lý dựa trên những kinh nghiệm của các đối tác nước ngoài. Thành phần kinh tế này có mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước rộng lớn, sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao trong thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, đặc biệt từ khi nước ta đưa ra Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12/1987 thì thành phần kinh tế tư bản Nhà nước ở Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh hơn; quy mô lớn hơn. Sau khi Mỹ xoá bỏ lệnh cấm vận thương mại và tài chính với Việt Nam thì thành phần kinh tế tư bản Nhà nước chuyển từ phát triển trong lĩnh vực dịch vụ sang lĩnh vực đầu tư sản xuất. Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng xác định để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ơ nước ta đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn bao gồm cả vốn tự có thông qua con đường tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế (vốn nội lực), đồng thời có nguồn vốn khai thác từ phía bên ngoài. Đại hội lần thứ 8 và lần thứ 9 của Đảng đều nhấn mạnh vốn nội lực có ý nghĩa quyết định đối với quá trình CNH, HĐH; nhưng nguồn vốn ngoại lực giữ vai trò hết sức quan trọng đặc biệt trong những năm đầu của thời kỳ quá ddộ. Vì vậy Nhà nước Việt Nam cần phải có chính sách vĩ mô hợp lý, cởi mở tạo điều kiện để phát triển kinh tế tư bản Nhà nước tạo điều kiện để nó thực sự là cầu nối đưa nước ta tiến lên CNXH. 5. Thành phần kinh tế Tư bản tư nhân Kinh tế tư bản tư nhân là các đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc mội số các nhà tư bản trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thành phần kinh tế này bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH được hình thành dựa trên sở hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất và bốc lột lao động làm thuê để thu giá trị thặng dư và lợi nhuận. Thành phần kinh tế này luôn lấy lợi nhuận làm động lực, chấp nhận một môi trường cạnh tranh tự do. Thành phần kinh tế này có sức mạnh về vốn, về kỹ thuật công nghệ và về kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất nhưng luôn phát triển theo hướng TBCN. Thành phần kinh tế này giữa vai trò quan trọng trong nền KTQD vì nó đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân, nó tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Thành phần kinh tế này trong cách mạng XHCN trước đây vừa là mục tiêu, vừa là đối tượng cải tạo và xoá bỏ. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định cần phải tạo điều kiện để thành phần kinh tế tư bản tư nhân tham gia một cách tự do và bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp của nền KTQD. 6. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Đây là thành phần kinh tế mà vốn do các chủ thể kinh tế nước ngoài đầu tư. Thành phần kinh tế này bao gồm các Xí nghiệp đầu tư 100% vốn của nước ngoài hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của nền KTQD. Thành phần kinh tế này có sức mạnh về vốn, về kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý; có mối liên kết kinh tế quốc tế rộng lớn. Vì vậy nó là nguồn ngoại lực hế sức quan trọng tạo điều kiện để nước ta rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra những tiền đề để nước ta có thể thực hiệnhững đi tắt đón đầu trong xu thế hội nhập hiện nay. III. Mối liên hệ và ý nghĩa nghiên cứu thành phần kinh tế ở Việt Nam 1. Mối liên hệ gữa các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ Nền kinh tế hàng hoá quá độ trong đó tồn tại những thành phần kinh tế với những kiểu sản xuất hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Tính thống nhất của các thành phần kinh tế thể hiện: Một là các thành phần kinh tế trong quá trình hoạt động không biệt lập nhau mà gắn bó đan xen xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối quan hệ kinh tế, vì chúng đều là các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất. Hai là mỗi thành phần kinh tế có vai trò và chức năng của nó trong đời sống kinh tế - xã hội và đều chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Ba là sự thống nhất các thành phần kinh tế còn vì có yếu tố điều tiết thống nhất của hệ thống các quy liật kinh tế và các phạm trù kinh tế và chịu sự chi phối của thị trường thống nhất. Tuy nhiên các thành phần kinh tế này tồn tại trong mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa công hữu và tư hữu; giữa tư nhân và tập thể, với Nhà nước; giữa xu hướng TBCN và CNXH. Mâu thuẫn là động lực của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống thống nhất của nền kinh tế quá độ chứa đựng những sự đối lập, những khuynh hướng đối lập, một mặt bài trừ, phủ địng lẫn nhau, cạnh tranh với nau; mặt khác, chúng thống nhất với nhau thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển thông qua hợp tác và cạnh tranh, liên doanh liên kết. Cần đối xử thống nhất vì các thành phần kinh tế đều được thừa nhận tồn tại khách quan và Nhà nước tạo điều kiện và môi trường để chúng tồn tại trên thực tế. Đồng thời, các thành phần kinh tế cần được bình đẳng trước pháp luật. Tuỳ khả năng và trình độ xã hội hoá từng thành phần kinh tế và sự đan xen liên kết đa dạng lẫn nhau giữa chúng; giải phóng mọi năng lực sản xuất kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất và lưu thông; phát triển và mở rộng thị trường; tạo công ăn việc làm; khối lượng sản phẩm, nâng cao đời sống nhân dân. Trong quá trình cạnh tranh và hợp tác, từng thành phần kinh tế tồn tại với tư cách là đơn vị sản xuất hàng hoá để vươn lên tự kahửng định mình và phát triển theo quỹ đạo chung, chịu sự quản lý của Nhà nước. Cần phải phân biệt với các thành phần kinh tế vì từ đặc điểm lịch sử hình thành và bản chất vốn có mà mỗi thành phân kinh tế có vị trí, vai trò, chức năng; tiềm năng, xu hướng phát triển khác nhau. Chính sự khác nhau đó là cơ sở để phân biệt các thành phần kinh tế, nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của chúng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Và chỉ có đường lối, chính sách phân biệt như vậy mới có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo định hướng XHCN. Như vậy, toàn bộ hoạt động kinh tế của Nhà nước thực hiện trước hết bằng phát luật, các văn bản dưới luật, các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý, các biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện... không thể không tính đến sự thống nhất giữa các thành phần kinh tế và sự phân biệt và phân biệt để thống nhất. Vì thế quản lý kinh tế vừa là khoa học và nghệ thuật. 2. ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam - Trên thực tế, trong thời kỳ quá độ ở nước ta tồn tại một cách khách quan nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, Nhà nước không thể chủ quan phủ nhận hay khẳng định chúng mà cần phải có một chính sách nhất quán trước sau như một để khai thác sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế. - Các thành phần kinh tế tồn tại vừa có mối liên hệ với nhau, vừa có mâu thuẫn với nhau. Vì vậy đòi hỏi Nhà nước phải có vai trò quan trong trong việc điều tiết các thành phần kinh tế và thành phần kinh tế Nhà nước phải giữa vai trò chủ đạo trong nền KTQD, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. - Phải sử dụng các thành phần kinh tế khác nhau thông qua các hình thức kinh tế quá độ khác nhau của CNTB Nhà nước để giải phóng sức sản xuất và tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. - Các thành phần kinh tế cần phải được thừa nhận khách quan bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật. - Tuy vậy, cũng cần phải có sự phân biệt đối với một số thành phần kinh tế có đặc điểm điển hình để vừa tạo ra sức hấp dẫn nhưng vừa định hướng trong quá trình phát triển. - Để hướng các thành phần kinh tế phát triển theo định hướng XHCN thì Nhà nước phải tiến hành quản lý theo luật và bằng các văn bản dưới luật cũng như các chủ trương chính sách kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý, các biện pháp tổ chức kinh tế thực hiện. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35479.doc
Tài liệu liên quan