Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam được công bố ngày 09/7/1998, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1989, quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Qua 15 năm triển khai thực hiện, bộ luật tố tụng hình sự đã thể hiện quan điểm đổi mới về tố tụng hình sự ở nước ta, ta phù hợp với xu thế của thời đại là phát huy dân chủ, bảo vệ các quyền lợi và ích hợp pháp của côn
105 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1603 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, góp phần cùng Bộ luật Hình sự, đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Từ khi Bộ luật đi vào cuộc sống, hoạt động tố tụng hình sự đã thực sự chính quy hoá, mang tính khoa học, đóng góp vào thành quả chung của công cuộc đổi mới của Nhà nước ta trong những năm qua, mang lại niềm tin và sự phấn khởi trong nhân dân.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong giai đoạn mới, một số quy định cụ thể về các hoạt động tố tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự không còn phù hợp, tình trạng vi phạm tố tụng hình sự như bắt người, tạm giữ, tạm giam oai sai, thời hạn điều tra, truy tố, xét xử quá hạn luật định… xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc.
Đáp ứng nhu cầu của công cuộc cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, quán triệt tư tưởng, quan điểm, định hướng về cải cách tư pháp được đề ra tại Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 01/01/2002, Bộ luật tố tụng hình sự đã được sửa đổi một cách toàn diện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; nêu cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với công dân, đảm bảo và đề cao các quyền tự do dân chủ của công dân; đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Các quy định về trình tự, thủ tục tố tụng được sửa đổi rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, có tính khả thi cao hơn, tạo điều kiện cho những người tiến hành và tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của mình.
Để góp phần đảm bảo hiệu lực của Luật tố tụng hình sự, hiệu quả của tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự mới đã quan tâm thích đáng đến vấn đề thời hạn. So với những quy định trước đây, trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 các loại thời hạn được quy định rõ ràng, chặt chẽ, các giai đoạn, hoạt động tố tụng nào cũng gắn liền với một thời hạn nhất định. Thời hạn tố tụng được xem như là một chỉ tiêu bắt buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện.
Mọi hoạt động tố tụng đều diễn ra trong thời gian, vì thế có thể khẳng định rằng vấn đề thời hạn trong tố tụng hình sự liên quan đến nội dung, y nghĩa, chất lượng, hiệu quả tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự. Tuy nhiên, ngay trong Bộ luật tố tụng hình sự mới các quy định về thời hạn cũng chưa hoàn toàn đầy đủ, khoa học. Mặt khác chưa có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu một cách chuyên biệt về vấn đề thời hạn trong tố tụng hình sự Với ly do đó, tôi đã chọn đề tài "Thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự Việt nam" để viết luận án cao học.
2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Mục đích của luận án là làm rõ một số ly luận cơ bản về thời hạn như khái niệm thời hạn, y nghĩa thời hạn, căn cứ xác định thời hạn, phân loại thời hạn trên cơ sở phân tích các loại thời hạn cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành: Đánh giá tình hình thực hiện các quy định về áp dụng thời hạn tố tụng hình sự nói riêng trong thực tiễn những năm gần đây, rút ra những kết quả đạt được những hạn chế cần khắc phục. Đề xuất một số y kiến nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Mục đích và phạm vi nghiên cứu nói trên đặt ra cho luận án giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu về thời hạn trong tố tụng hình sự
- Nghiên cứu về một số loại thời hạn cơ bản trong Bộ luật tố tụng hình sự: thời hạn trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra, thời hạn xét xử, thời hạn thi hành bản án và quyết định của toà án, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.
- Đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời hạn trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở ly luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; Quan điểm của Đảng về vấn đề phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cải cách bộ máy Nhà nước và cải cách tư pháp ở nước ta.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng các phương pháp; lịch sử, so sánh, thống kê, phương pháp xã hội học, phân tích, tổng hợp để làm sáng tổ nội dung vấn đề.
4. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 2 chương:
Chương 1: Những quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn trong tụng hình sự và một số kiến nghị.
Chương 1: Những quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự
1.1. Nhận thức chung về thời hạn trong tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm và y nghĩa của thời hạn trong tố tụng hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 không đưa ra một định nghĩa riêng về thời hạn, tuy nhiên theo tinh thần Điều 96 BLTTHS có thể hiểu khái niệm thời hạn trong Tố tụng hình sự là khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác do Bộ luật tố tụng hình sự quy định cho từng hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng cụ thể. Ví dụ: Thời hạn tạm giữ, thời hạn tam giam áp dụng trong các biện pháp ngăn chặn, thời hạn điều tra áp dụng cho giai đoạn điều tra, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm…
Thời hạn trong tố tụng hình sự không đơn giản là khoảng thời gian vật chất được xác định để thực hiện công việc này hay công việc khác, mà nó còn thể hiện, mang dấu ấn chủ quan của nhà làm luật. Nhà làm luật thể hiện y chí của nhân dân thông qua việc xác định những thời hạn cần thiết để tiến hành các hoạt động tố tụng. Như vậy, thời hạn trong tố tụng hình sự là một đại lượng có tính khách quan được xác định thông qua y thức chủ quan của các con người. Khách quan là bởi vì đó là khoảng thời gian vật chất cần thiết để thực hiện hoạt động hay hành vi tố tụng nào đó. Chủ quan là bởi vì chính con người, thông qua y thức của mình, cho rằng cần có một lượng thời gian này hay lượng thời gian khác cho từng hoạt động, hành vi tố tụng.
Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Việc tiến hành tố tụng từ khi phát hiện tội phạm đều phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định về khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. ở mỗi giai đoạn phải đảm bảo trình tự trước, sau và thủ tục tiến hành một cách chặt chẽ như: cách thức tiến hành ra sao? Căn cứ nào? thẩm quyền đến đâu? thời hạn bao lâu?
Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau. Mối quan hệ cấp trên- cấp dưới trong một cơ quan tiến hành tố tụng cũng được xác định cụ thể trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo việc hoạt động tố tụng được tiến hành chặt chẽ, đúng pháp luật, không tuỳ tiện, lạm quyền..
Bộ luật tố tụng hình sự cũng quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng: quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân.
Như vậy, thời hạn trong tố tụng hình sự thể hiện nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự là phát hiện, chính xác, nhanh chóng và xử ly công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đồng thời giáo dục mọi người y thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Tính xác định về thời gian, tính bắt buộc cho từng giai đoạn tố tụng, hoạt động tố tụng (như điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử, các biện pháp ngăn chặn…) trong thời hạn bao hàm y nghĩa ràng buộc tất cả các cơ quan tiến hành tố tụng phải tiân thủ pháp luật trên nền tảng pháp chế và dân chủ, vừa tạo ra quyền để cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đạt hiệu quả, mục đích của luật tố tụng nào lại không gắn liền với một thời hạn nhất định để đảm bảo được yêu cầu cả về hai phía: các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của mình và quyền lợi ích hợp pháp của công dân được đảm bảo. Từ lúc khởi tố vụ án hình sự, thời hạn các hoạt động tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng được quy định một cách tuần tự, kế tiếp nhau. Nếu vụ án được giải quyết đầy đủ các bước tố tụng từ lúc khởi tố đến khi xét xử, thì trình tự này được ví như một công trình được nối tiếp nhau bằng ngày với ngày, tháng với tháng.
Ngay từ trước khi khởi tố vụ án hình sự. Luật tố tụng hình sự có những quy định thời hạn nhằm đảm bảo yêu cầu phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội. Điều 103 Luật này quy định thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự là hai mươi ngày đối với sự việc đơn giản, hai tháng đối với vụ việc phức tạp.
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá bốn tháng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án, trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát gia hạn điều tra… (Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự). Thời hạn bốn tháng Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự là thời hạn tối đa để kết thúc điều tra. Cơ quan điều tra có thể kết luận điều tra, đề nghị truy tố theo điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự sớm hơn đối với những vụ án ít nghiêm trọng, rõ ràng, chứng cứ đầy đủ, mà không chờ đến hết thời hạn bốn tháng, cũng như đối với những vụ án phức tạp cần phải tiến hành nhiều hoạt động nghiệp vụ điều tra, đòi hỏi nhiều thời gian, thì trước khi hết hạn điều tra mười ngày, cơ quan điều tra phải đề nghị viện kiểm sát gia hạn điều tra bằng văn bản. Thời hạn mười ngày này cũng là tối đa để đề nghị gia hạn.
Trình tự kế tiếp giai đoạn điều tra là giai đoạn kiểm sát điều tra gắn liền với thời hạn kế tiếp liên quan đến nhiều vấn đề của tố tụng hình sự.
Trình tự này là trình tự khép kín, chặt chẽ, không có hoạt động tố tụng nào lại không bị ràng buộc bởi một thời hạn cụ thể, để đặt cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong tình trạng có y thức đề cao tinh thần trách nhiệm về các hoạt động của mình đảm bảo thời gian quy định mà vẫn đạt hiệu quả, đồng thời chống tuỳ tiện và những biểu hiện vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.
1.1.2. Căn cứ xác định thời hạn
Việc xác định thời hạn một giai đoạn tố tụng hoạt động tố tụng mà cụ thể, hợp ly là cơ sở để các cơ quan tiến hành tố tụng tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, bởi vì xác định thời hạn là xác định chỉ tiêu về thời gian cho một hoạt động tố tụng cụ thể, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao phải tuân thủ nghiêm túc. Nếu việc xác định ấy hợp ly thì chính nó đảm bảo sự phân công quy trình tố tụng "phân công lao động" phù hợp, khắc phục được tình trạng giam giữ quá hạn, án tồn đọng chậm thi hành án, là cơ sở, là thước đo thời gian để các cơ quan tiến hành tố tụng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, việc xác định thời hạn không phù hợp là nguyên nhân của những vi phạm "dây chuyền" vì hoạt động tố tụng hình sự là những công đoạn kế tiếp nhau về mặt thời gian giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Để một thời hạn trong tố tụng hình sự phù hợp thực tiễn, phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của tố tụng hình sự, khi quy định cần căn cứ trên những cơ sở khoa học. Sau đây là những căn cứ cần được tính đến khi xác định thời hạn trong tố tụng hình sự:
* Tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án
Theo quy định của pháp luật thì chỉ những hành vi nào nguy hiểm đáng chể cho xã hội, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ thì mới coi là tội phạm. Bộ luật hình sự còn phân biệt tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo tiêu chí mức độ gây nguy hại cho xã hội v à mức h ình phạt dư liệu trong Bộ luật hình sự (20, tr.19). Việc phân biệt này có y nghĩa ly luận cũng như thực tiễn làm cơ sở để xác định những thời hạn tương ứng với tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án. Đối với một vụ án đã được khởi tố, mà tính chất của tội phạm nghiêm trọng, có hậu quả gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội, do nhiều người, nhiều băng nhóm thực hiện: phạm tội dưới hình thức đông phạm hoặc có tổ chức; xâm phạm nhiều khách thể; thực hiện nhiều địa bàn khác nhau; độ ẩn của tội phạm cao (ví dụ: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về tham nhũng…) có đối tượng đã bị phát hiện, có đối tượng bị nghi vấn hoặc chưa được xác định chính xác, có chứng cứ thu thập đã rõ, có chứng cứ còn ẩn phải tìm tòi, đòi hỏi cơ quan điều tra phải tiến hành nhiều hoạt động tố tụng, hành vi tố tụng, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ đa dạng như hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, tổ chức đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ, kê biên tài sản, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thực nghiệm điều tra, giám định, uỷ thác điều tra.. thì thời hạn điều tra phải dài hơn thời hạn điều tra những tội phạm ít nghiêm trọng hơn.
Ngay cả thời hạn quy định cho việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố trước khi quyết định khởi tố hoặc khởi tố vụ án hình sự theo điểu 103 Bộ luật tố tụng hình sự cũng lấy tiêu chí tính chất nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp hoặc kém phức tạp của vụ án làm căn cứ xác định thời hạn dài hay ngắn. Chẳng hạn, theo điều 103 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự, trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hay kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
Căn cứ tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức độ phức tạp của vụ án để xác định thời hạn, là căn cứ khoa học dựa trên định tính của sự việc đề ra định lượng về thời gian để giải quyết sự việc. Có thể nói, căn cứ này tỷ lệ thuận với độ dài ngắn của thời hạn. Không thể trong một khoảng thời gian ngắn mà đảm bảo được hiệu quả tố tụng, cũng như không thể đạt được hai yêu cầu vừa khẩn trương, vừa chính xác đối với những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án phức tạp.
* Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng
Hoạt động tư pháp là khâu quan trọng nhất của hoạt động áp dụng pháp luật. Để có thể áp dụng một cách đúng đắn, đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự.. một trong những yêu cầu đầu tiên và mang tính quyết định là trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng. Hay nói cách khác, trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng quyết định phần lớn kết quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi mà đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và những người tiến hành tố tụng khác đang từng bước nâng cao chất lượng về nghiệp vụ, tiêu chuẩn hoá ở trình độ cao, đáp ứng yêu cầu khoa học ngày càng phát triển và chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới thì trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng lại cũng là căn cứ quan trọng để xác định thời hạn.
Trong bộ luật tố tụng hình sự hiện hành những quy định về thời hạn điều tính toán đến khả năng thực hiện của con người, chẳng hạn:
Tại điều 111 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền hạn của các đơn vị bộ đội biên phòng, hải quan, Kiểm lâm và lực lượng cảnh sát biển:
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp tội phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
- Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Hoặc, thời hạn điều tra bổ sung theo Điều 121 khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự, rõ ràng là có căn cứ vào mức độ hoàn thành của từng giai đoạn tố tụng để quy định những thời gian dài ngắn khác nhau.
Trong trường hợp vụ án do Viện kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng tính từ ngày cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra.
- Trường hợp vụ án do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng.
Mức độ hoàn thành ấy do trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng quyết định, cùng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện nghiệp vụ mà các cơ quan tiến hành tố tụng được Nhà nước trang bị.
Nếu căn cứ thứ nhất (tính chất nghiêm trọng của tội phạm, mức tạp phức tạp của vụ án) mang tính khoa học, thì căn cứ thứ hai (trình độ năng lực chuyên môn của cán bộ tiến hành tố tụng) mang tính thực tiễn, cả hai đều là những căn cứ chủ yếu để xác định thời hạn.
* Đảm bảo tính dân chủ trong Tố tụng hình sự.
Dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội là yêu cầu, là mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới.
Tố tụng hình sự Việt nam thể hiện các nguyên tắc tiến bộ, một mặt yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, mặt khác đòi hỏi phải bảo đảm quyền con người, quyền và lời ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tố tụng. Các nguyên tắc này cùng chi phối cả việc xác định thời hạn trong tố tụng hình sự. Như vậy bảo đảm tính dân chủ là một trong những căn cứ để xác định thời hạn.
Thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam, thời hạn kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm v.v. thể hiện rõ nét việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo .. ví dụ, Điều 83, khoản 1 và Điều 86 khoản 3 Bộ luật tố tụng hình sự quy định sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt… Trong thời hạn 12giờ (trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, thời hạn này là 24 giờ) kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả lại tự do ngay cho người bị tạm giữ.
Thời hạn ra quyết định tạm giữ và thời hạn kiểm sát tạm giữ trên đây bảo đảm quyền lợi của người bị nghi vấn có hành vi phạm tội, bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy nã.
Bằng những quy định thời hạn chặt chẽ trong tất cả các giai đoạn tố tụng, pháp luật tố tụng hình sự đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tránh mọi biểu hiện tuỳ tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, bảo đảm tính dân chủ trong tố tụng hình sự.
* Thực hiện chính sách hình sự trong từng giai đoạn cụ thể:
Trong thời kỳ, mỗi giai đoạn lịch sử, Nhà nước ta luôn đề ra chính sách hình sự khác nhau, đáp ứng yêu cầu cụ thể của tình hình, nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước vào thời kỳ, giai đoạn đó.
+ Sau cách mạng tháng tám thành công, chính quyền dân chủ nhân dân còn non trẻ, phải đương đầu với thù trong giặc ngoài, bề bộn trăm công nghìn việc kiên quyết trấn áp, trừng trị kẻ thù của nhân dân, bảo vệ chính quyền cách mạng là nội dung chủ yếu, hàng đầu của chính sách hình sự. Trong thời kỳ này, hầu như Nhà nước chỉ chú trọng luật nội dung và chỉ nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi công cộng là chính.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống mỹ, chính sách hình sự của Nhà nước ta vẫn thiên về mặt chuyên chính với kẻ thù, tuy nhiên thời kỳ này đã có một số văn bản quy định về thủ tục tố tụng hình sự:
- Luật số 103 - SL/1005 ngày 20/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà, đồ vật, thư tín của nhân dân.
- Sắc luật 002 - Slt ngày 18/6/1957 quy định những trường hợp phạm pháp quả tang và những trường hợp khẩn cấp.
+ Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, chính sách hình sự của Nhà nước ta vẫn nhất quán là công cụ chuyên chính vô sản đối với kẻ thù của chế độ: kiên quyết trấn áp bọn phảm cách mạng, trừng trị những kẻ xâm phạm đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân lao động, cảnh giác cao độ với các thế lực thù địch trong và ngoài nước chưa từ bỏ y đồ chống đối, muốn xoá bỏ thành quả cách mạng. Các quyền cơ bản của nhân dân được đảm bảo tại sắc luật 02- Sl ngày 15/03/1976 của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền nam Việt nam về bắt giam, giữ người và khám xét đồ vật.
Có thể thấy rằng các thời hạn trong tố tụng hình sự có được quy định trong các văn bản pháp quy đơn hành nhưng chưa hình thành được hệ thống các quy phạm pháp luật ràng buộc hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, bộ luật tố hình sự 1985 và Bộ luậttố tụng hình sự 1988 đã quán triệt và thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta và đánh dấu một bước phát triển sự nghiệp pháp điển hoá pháp luật. Lần đầu tiên việc xác định thời hạn cũng như trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng được quy định một cách chi tiết, có hệ thống, đáp ứng yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của tố tụng hình sự trong giai đoạn mới, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên, do nhiều ly do, trong đó có ly do Bộ luật tố tụng hình sự được nghiên cứu và xây dựng ngay trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới nên trong quá trình thi hành. Bộ luật đã thể hiện những hạn chế và bất cập. Mặc dù bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung 03 lần vào các năm, 1990, 1992 và 2000 nhưng các lần sửa đổi, bổ sung này mới chỉ tập trung vào một số nội dung cấp bách để đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm, chưa có điều kiện để sửa đổi một cách cơ bản và toàn diện nên chưa khắc phục được những hạn chế và bất cập đó.
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế và cải cách hành chính, chủ trương cải cách tư pháp đang được đẩy mạnh, Đảng và Nhà nước ta coi đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam. Yêu cầu đặt ra là những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng hình sự cần được khắc phục nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng của hoạt động tư pháp, bảo đảm tốt hơn quyền tự do dân chủ của công dân, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ giữa các văn bản pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tự pháp, yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ra đời đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi đó.
Việc xác định thời hạn trong pháp luật tố tụng hình sự rõ ràng cũng căn cứ vào những đòi hỏi trên. Có thể nhận thấy rằng những quy định về t hời hạn trng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chặt chẽ hơn, chính xác hơn, phù hợp hơn. Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong thời kỳ mới, đồng thời vẫn đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định thủ tục tố tụng rút gọn và thời hạn tiến hành thủ tục tố tụng rút gọn trong một chương mới (chương XXXIV từ điều 318 đến điều 324).
Thủ tục rút gọn trong hoạt động tố tụng không phải là mới ở nước ta. Tuy nhiên tính cần thiết của việc quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chính là thực hiện chính sách hình sự trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Điều kiện bảo đảm tính dân chủ và điều kiện thực hiện chính sách hình sự, mục đích, nhiệm vụ của tố tụng hình sự từng thời kỳ làm căn cứ xác định thời hạn tưởng là đối lập nhau, nhưng đó là hai mặt của vấn đề thể hiện bản chất tốt đẹp của pháp luật XHCN nói chung và y nghĩa tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự nói riêng.
Việc phân loại thời hạn trong tố tụng hình sự được tiến hành chủ yếu dựa vào các giai đoạn tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự là một quá trình, trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự theo một trình tự luật định nhằm phát hiện và xử ly tội phạm, khôi phục lại các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại và để đạt được mục đích ấy, các cơ quan tiến hành tố tụng cơ những hoạt động tố tụng khác nhau.
Các giai đoạn hoạt động tố tụng, theo nghĩa hẹp, bao gồm điều tra, truy tố, xét xử mà chủ thể tiến hành các hoạt động này là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án.
Theo nghĩa rộng, hoạt động tố tụng hình sự bao gồm cả hành vi khởi tố vụ án và giai đoạn hành án hình sự, như nội dung của tố tụng hình sự hiện hành.
Các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định theo một trình tự về thời gian, trước sau, dài ngắn khác nhau, có thể hoàn thành trong chu kỳ hoặc có thể trở lại nhiều chu kỳ. Các giai đoạn tố tụng được giới hạn bằng những khoảng thời gian, hay nói khác đi, có thể phân loại thời hạn theo từng giai đoạn tố tụng hình sự.
Trong giai đoạn điều tra và kiểm soát điều tra có những thời hạn quy định cho cơ quan điều tra và viện kiểm sát tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự như:
- Thời hạn điều tra
- Thời hạn kiểm soát điều tra, quyết định việc truy tố.
- Thời hạn điều tra bổ sung
………..
Trong giai đoạn xét xử có nhiều thời hạn quy định cho toà án các cấp tiến hành công tác xét xử như:
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm
- Thời hạn hoãn phiên toà
- Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án và quyết định hình sự sơ thẩm.
- Thời hạn xét xử phúc thẩm các bản án và quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị.
- Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
- Thời hạn xét xử giám đốc thẩm.
- Thời hạn kháng nghị tái thẩm.
……
Thời hạn trong giai đoạn thi hành bản án và quyết định của toà án, gồm có:
- Thời hạn ra quyết định t hi hành hoặc uỷ thác do Toà án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
- Thời hạn ra quyết định kháng nghị hoăc không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án tử hình.
- Thời hạn hoãn thi hành án phạt tù
- Thời hạn gửi đơn xin âm giảm bản án tử hình.
Các thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn phục vụ hoạt động điều tra, kiểm sát điều tra, xét xử như: tạm giữ, hạn tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giam được xếp thành một nhóm riêng để tiện cho việc nghiên cứu.
1.2. Thời hạn trong tố tụng hình sự
1.2.1. Thời hạn trong giai đoạn điều tra và kiểm sát điều tra
1.2.1.1. Thời hạn trong giai đoạn điều tra
Giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự của một trong những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án, đơn vị bộ đội biên phòng, Hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội nhân dân và kết thúc khi cơ quan tiến hành hoạt động điều tra kết luận điều tra vụ án, chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát hoặc quyết định đình chỉnh vụ án.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự mở đầu một loạt các hoạt động tố tụng quan trọng của các cơ quan điều tra nhằm đạt được kết quả điều tra vụ án, và từ giai đoạn này các thời hạn cụ thể được tố tụng hình sự quy định chặt chẽ, buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện.
Theo điều 100 bộ luật tố tụng hình sự về căn cứ khởi tố vụ án hình sự, thì tố giác của công dân, tin báo của cơ quan, tổ chức, tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là một trong những cơ sở xác định dấu hiệu tội phạm. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát có nhiệm vụ giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm trong phạm vi trách nhiệm của mình, để quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, theo điều 103 bộ luật tố tụng hình .
Như vậy, ở thời điểm trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, đã có một thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm.
- Thời hạn đó là hai mươi ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra phải kiểm tra xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự đối với vụ việc đơn giản không đòi hỏi phải mất nhiều thời gian xác minh hoặc phải tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ tại nhiều địa điểm khác nhau.
- Thời hạn tối đa là hai tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố, trong trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc cơ quan điều tra phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau.
Thời hạn giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm có y nghĩa rất quan trọng. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải tiến hành ngay việc kiểm tra, xác minh tin báo để đi đến quyết định hoặc không khởi tố, hoặc khởi tố vụ án hình sự. Thời hạn giải quyết là thời hạn tối đa, tuỳ theo tính chấtcủa vụ việc bị tố giác hoặc tin báo, và tuỳ theo yêu cầu của công việc kiểm tra, xác minh.
* Thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự là hai mươi bốn giờ, kể từ khi ra quyết định, được quy định cụ thể như sau:
- Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan khác của công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và trong trường hợp hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
- Cơ quan điều tra, đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển và các cơ quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được._. giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trong quyền hạn của mình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và tối đa là hai mươi bốn giờ phải gửi quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự tới viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố.
- Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên hoà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra. Cũng trong thời hạn mười bốn giờ, yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố.
Các quyết định khởi tố vụ án hình sự không cần Viện kiểm sát phê chuẩn nhưng tố tụng hình sự đề ra thời hạn ngắn nhất buộc các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố phải gửi ngày quyết định khởi tố vụ án hình sự cho viện kiểm sát, để đặt hoạt động tố tụng dưới sự kiểm sát chặt chẽ của viện kiểm sát.
* Thời hạn điều tra:
Thời hạn điều tra được quy định cụ thể cho cơ quan điều tra chuyên trách thuộc lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng an ninh nhân dân, Quân đội nhân dân, cũng như các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Thời hạn điều tra của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển được quy định tại điều 111 bộ luật tố tụng hình sự và các điều 19, Điều 20 điều 21, điều 22 pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự là:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra (như khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án…) và chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu (khám người, khám xét, lấy lời khai…) và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong t hời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Như vậy, thời hạn quy định tại điều 111 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự dành cho Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển làm nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hai loại:
- Thời hạn điều tra (hai mươi ngày) Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã tăng thời hạn điều tra từ 15 ngày (Theo bộ luật tố tụng hình sự 19888) lên thành 20 ngày để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan trên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây là sự thay đổi cần thiết vì trình độ nghiệp vụ, cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện phục vụ cho hoạt động điều tra của các cơ quan này hạn chế hơn so với cơ quan điều tra chuyên trách.
- Thời hạn điều tra ban đầu (bẩy ngày) sau đó chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra tiếp tục công việc điều tra, tuỳ theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội.
+ Thời hạn điều tra của các cơ quan khác trong lực lượng cảnh sát nhân dân, lực lượng An ninh nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệưm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi làm nhiệm vụ của mình (Các cục Cảnh sát của Bộ nội vụ, các phòng cảnh sát, các cục khác của Bộ nội vụ, các phòng khác của lực lượng an ninh nhân dân, đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương trong quân đội nhân dân dân Việt nam…) nếu phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm, thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, theo điều 111 khoản 2 bộ luật tố tụng hình sự và điều 23, điều 24 điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
Thời hạn này cũng là thời hạn điều tra ban đầu, chuyển hồ sơ c ho cơ quan điều tra tiếp tục công việc điều tra.
+ Thời hạn điều tra của các cơ quan điều tra chuyên trách trong lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh nhân dân, quân đội nhân dân được quy định cụ thể tại điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự như sau: Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không qua bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra. Cụ thể:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có t hể gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là bốn tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa làm tám tháng đối với tội phạm nghiêm trọng.
Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần mỗi lần không quá bốn tháng. Thời hạn điều tra vụ án hình sự tối đa là mười hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
Đối với tội phạm đạc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn điều tra ba lần mỗi lần không quá bốn tháng. Khi thời hạn gia hạn điều tra đã hết, nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng. Như vậy, thời hạn điều tra vụ án hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể kéo dài hai mươi tháng, do gia hạn.
Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nữa không quá bốn t háng.
Thời hạn đề nghị gia hạn điều tra theo điều 119 khoản 2 bộ luật tố tụng hình sự là mười ngày trước khi hết hạn điều tra. Thời hạn này bảo đảm quyền lợi của bị can, chống sự tuỳ tiện của cơ quan điều tra giam giữ bị can qúa hạn.
Các thời hạn nêu trên là thời hạn tối đa mà pháp luật cho phép. Trong từng vụ án cụ thể cơ quan điều tra phải cố gắng để kết thúc điều tra sớm nhất. Việc cho phép gia hạn điều tra cần căn cứ vào khối lượng công việc phải thực hiện để gia hạn với thời gian phù hợp, có thể rút ngắn thời gian gia hạn, không nhất thiết phải bằng mức bộ luật quy định.
Lần đầu tiên việc gửi quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định cụ thể. Theo điều 126 khoản 4 và Điều 127, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, cơ quan điều tra phải gửi quyết định cho viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc ra quyết định huỷ bỏ và gửi ngay cho cơ quan điều tra. Trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị khởi tố thì viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trường hợp sau khi nhận hồ sơ vụ án và kết luận điều tra mà viện kiểm sát phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án mà chưa bị khởi tố vì viện kiểm sát ra quyết định khởi tố bị can và gửi cho cơ quan điều tra trong thời hạn 24 giờ để tiến hành điều tra. Thời hạn này đảm bảo tính chặt chẽ trong hoạt động giữ các cơ quan tiến hành tố tụng, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cơ quan trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
* Về việc khám xét, tại điều 141, khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thời hạn phải thông báo việc khám xét xong cho viện kiểm sát cùng cấp biết.
Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 81, khoản 2 Bộ luật TTHS có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ta lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho viện kiểm sát cùng cấp.
* Các hoạt động điều tra khác như hỏi cung bị can, triệu tập người làm chứng, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; tổ chức đối chất, nhận dạng: thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm tại bưu điện; tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét, kê biên tài sản: thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định… đều được tiến hành trong thời hạn điều tra, sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Riêng khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.
Việc kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, đảm bảo việc điều tra được khách quan toàn diện và đầy đủ. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của viện kiểm sát. Nếu cơ quan điều tra không nhất trí với những quyết định và yêu cầu của viện kiểm sát như:
- Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác.
- Quyết định không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra.
- Quyết định huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cơ quan điều tra.
- Quyết định truy tố bị can, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
- Yêu cầu cơ quan điều tra truy nã bị can.
Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành những có quyền kiến nghị với viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Thời hạn viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết là hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của cơ quan điều tra.
Khi kết thúc điều tra, cơ quan phải làm bản kết luận điều tra. Ttong thời hạn hai ngay, kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp theo điều 162 khoản 4 Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền: nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra phục hồi điều tra. (điều 164 khoản 4 bộ luật tố tụng hình sự).
Trong thời hạn hai ngày, kể từ ngày ra quyết định phục hồi điều tra, cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho viện kiểm sát cùng cấp (điều 165 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự.).
1.2.1.2. Thời hạn trong hoạt động, kiểm sát điều tra và quyết định truy tố
Thời hạn điều tra kết thúc kể từ ngày cơ quan điều tra có bản kết luận điều tra, chuyển hồ sơ vụ án sang viện kiểm sát đề nghị truy tố bị can hoặc đình chỉ điều tra. Trong trường hợp cơ quan quan điều tra đề nghị truy tố, thì viện kiểm sát tiếp tục tiến hành tố tụng, thể hiện bằng một trong những quyết định:
- Truy tố bị can trước toà án bằng bản cáo trạng.
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Thời hạn để viện kiểm sát ra một trong những quyết định trên là hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra.
Trong trường hợp cần thiết. Viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không qua ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (điều 166, khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự).
Như vậy, thời hạn để viện kiểm sát hoàn thành bản cáo trạng truy tố bị can ra xét xử trước toà án, trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thường tối đa là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, sau mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra của cơ quan điều tra.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu tên, viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can.
Cũng trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến toà án.
Khác với quy định trước đây chỉ có một thời hạn chung đối với tất cả các loại tội phạm dễ dẫn đến t ình trạng kéo dài thời hạn nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định tố tụng cần thiết, làm chậm quá trình giải quyết vụ án, thời hạn mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định cho viện kiểm sát kiểm sát điều tra và quyết định việc truy tố có sự phân biệt cụ thể giữa các loại tội phạm.
Trên cơ sở các quy định về thời hạn điều tra và thời hạn kiểm sát điều tra, hoạt động của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trở nên nhịp nhàng hơn, có cơ sở khoa học hơn, công khai và dân chủ hơn rất nhiều. Một mặt, các quy định này là điều kiện về quỹ thời gian giúp cho cơ quan và người tiến hành tố tụng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, mặt khác đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Nếu không đăt ra thời hạn giải quyết những tin báo, tố giác về tội phạm thì không thể giải quyết được khâu mấu chốt để xử ly thông tin, đấu tranh phòng chống tội phạm. Nếu không có những quy định về thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự, thời hạn chuyển hồ sơ vụ án hình sự, thời hạn điều tra ban đầu, thời hạn điều tra, thời hạn kiểm sát điều tra, sẽ dẫn đến nguy cơ tuỳ tiện trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, hậu quả là việc bắt người oan, sai giam quá hạn.. không đảm bảo được yêu cầu, mục đích nhiệm vụ của luật tố tụng hình sự.
Với các quy định về thời hạn trong giai điều tra, giai đoạn kiểm sát điều tra cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, đặt ra như là một đòi hỏi bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ trong công tác điều tra, tuy tố. Trong quá trình cơ quan điều tra tiến hành hoạt động điều tra và viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát điều tra vụ án hình sự, cơ quan tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.
- Cụ thể, trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của điều tra viên, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, thủ trưởng cơ quan điều tra phải xem xét giải quyết.
Nếu không đồng y với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Giải quyết của viện kiểm sát cùng cấp là giải quyết cuối cùng.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Thủ trưởng cơ quan điều tra và các quyết định tố tụng của cơ quan đsiều tra đã được viện kiểm sát phê chuẩn do Viện kiểm sát cùng cấp giải quyết trong thời hạn bảy ngày. Kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét, giải quyết. Giải quyết của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là giải quyết cuối cùng. (Điều 329 bộ luật tố tụng hình sự).
- Trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại về quyết định, hành vi tố tụng của kiểm sát viên, phó viện trưởng viện kiểm sát, viện trưởng viện kiểm sát phải xem xét giải quyết.
Nếu không đồng y thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến viện kiểm sát cấp trên trực tiếp. Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp phải xem xét giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại và đó là giải quyết cuối cùng.
- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của viện trưởng viện kiểm sát do viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết trong thời hạn mười năm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại và đây là giải quyết cuối cùng. (Điều 330 Bộ luật tố tụng hình sự).
Với những quy định rất cụ thể như trên tại một chương hoàn toàn mới chương XXXV - khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là cơ sở pháp ly quan trọng để bảo đảm thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, từ đó góp phần nâng cao y thức trách nhiệm đối với các hành vi tố tụng, hoạt động tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
1.2.2. Thời hạn trong giai đoạn xét xử
1.2.2.1. Thời hạn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Giai đoạn chuẩn bị xứt xử sơ thẩm bắt đầu kể từ ngày toà án nhận được hồ sơ do viện kiểm sát chuyển sang. Để có thể quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc ra các quyết định tố tụng khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ, xem xét chứng cứ, xem xét việc định tội, định khung hình phạt, nội dung bản cáo trạng, đảm bảo đúng người đúng tội, không sót, lọt tội phạm, xem xét các biện pháp điều tra theo đúng quy định của pháp luật.
- Giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng như khiếu nại kêu oan, yêu cầu thay đổi biện pháp ngăn chặn, khiếu nại hoạt động điều tra…
- Tiến hành các công việc cần thiết cho việc mở phiên toà sơ thẩm như giao quyết định đưa vụ án ra xét xử, triệu tập những người tiến hành tố tụng, công tác tổ chức phiên toà tại trụ sở Toà án hoặc phiên toà lưu động….
Công tác chuẩn bị xét xử, vì thế, cần phải có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị.
Trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng đối với những vụ án mà pháp luật hình sự quy định phạt từ năm năm tù trở xuống, bốn tháng đối với những vụ án mà pháp luật quy định hình phạt trên năm năm tù, quy định tại điều 9 nghị định số 301 - ttg ngày 1010/7/1957. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những quy định về thời hạn phải xét xử, không gia hạn thời hạn đối với những vụ án phức tạp, không đề cập đến trường hợp toà án có thể chưa xét xử ngay (quyết định điều tra bổ sung, tạm đình chỉ vụ án), hoặc không thể xét xử được (đình chỉ vụ án).
Theo điều 176 bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm có khác nhau tuỳ theo tính chất của tội phạm.
Thời hạn đó là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Trong thời hạn quy định chuẩn bị xét xử, thẩm phán đưẹơc phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định.
- Đưa vụ án ra xét xử
- Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- Tạm đình chỉ vụ án.
- Đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, chánh án toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 45 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 60 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời hạn này cũng là thời hạn tối đa để toà án nghiên cứu, xem xét ra quyết định trả hồ sơ cho viện kiểm sát, cơ quan điều tra để điều tra bổ sung hoặc đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.
* Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành cũng quy định thời hạn phải mở phiên toà sơ thẩm sau khi toà án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn này là mười lăm ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử và có thể kéo dài đến ba mươi ngày trong trường hợp có ly do chính đáng.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận được hồ sơ, thẩm phán được phân công chủ tạo phiên toà phải ra quyết đình đưa vụ a ns ra xét xử.
Với những quy định rõ ràng, đầy đủ về thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn mở phiên toà buộc cơ quan xét xử phải chủ động tiến hành giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, đúng thời hạn luật định, hạn chế việc để án quá thời hạn, án tồn đọng mà nguyên nhân chính từ phía cơ quan tiến hànhtố tụng.
* Thời hạn giao các quyết định của toà án.
Quyết định đưa ra vụ án xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên toà. Thời hạn này đảm bảo cho bị cáo, người đại hợp pháp của họ và người bào chữa có điều kiện chuẩn bị nội dung tự bào chữa hoặc bào chữa bảo vệ quyền lợi của bị cáo trước phiên toà.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ vụ án phải được gửi ngay cho viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn phải được gửi ngay cho bị can, bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, trại tạm giam mà nơi bị can, bị cáo đang bị tạm giam.
* Thời gian xét xử vụ án
Tố tụng hình sự không quy định thời gian để xét xử một vụ án cụ thể, mà chỉ quy định trình tự về tố tụng tại phiên toà (quy định chung, thủ tục bắt đầu phiên toà, thủ tục xét hỏi, tranh luận tại phiên toà, ghi án và tuyên án).
Thời gian xét xử rút ngắn hay kéo dài, nhanh hay chậm cũng không do toà án ấn định, nó tuỳ thuộc tính chất của vụ án, qui mô việc xét xử, diễn tiến xét xử cụ thể vụ án theo trình tự luật định mà hội đồng xét xử phải nghiêm chỉnh tuân thủ, thực hiện.
Trong thực tiễn, toà án chỉ có thể dự kiến thời gian xét xử cho từng vụ án cụ thể: có vụ án đơn giản, rõ ràng chỉ cần giải quyết trong thời gian ngắn, có vụ án phức tạp, nhiều người tham gia tố tụng, toà án phải dự kiến kế hoạch xét xử đến một tuần lễ, mười ngày.
Dù thời gian xét xử vụ án hình sự trong buổi, trong ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày, toà án vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự, cũng như phải tiến hành trình tự về thủ tục tố tụng tại phiên toà từ lúc bắt đầu phiên toà cho đến khi tuyên án.
* Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm.
Tố tụng hình sự quy định chặt chẽ thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm tại Điều 194 Bộ luật tố tụng hình sự, để bảo đảm giải quyết vụ án nhanh chóng, đúng thời hạn.
Bộ luật tố tụng hình sự liệt kê các trường hợp hoãn phiên toà sơ thẩm theo quy định tại các Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 187, Điều 189 Điều 190, Điều 191, Điều 192 Điều 193 Bộ luật tố tụng hình sự.
Thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không được quá ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà. Trường hợp đã mở phiên toà mới ra quyết định hoãn thì thời hạn là ba mươi ngày tính từ ngày mở phiên toà.
* Thời gian nghị án.
Bản án là văn bản của Toà án, nhân danh Nhà nước, xác định hành vi phạm tội, quyết định mức hình phạt và các khoản trách nhiệm khác của bị cáo, hoặc xác định bị cáo không phạm tội đồng thời giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Cùng với việc ra bản án. Tào án ra kiến nghị cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm tại các cơ quan tổ chức đó. Cơ quan tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Toà án biết những biện pháp được áp dụng trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Toà án.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án, toà án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, gửi bản án cho người bị xử vắng mặt, cơ quan công an cùng cấp, thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Trường trường hợp xử vắng mặt bị cáo di bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả hoặc bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên toà thì bản án phải được niêm yết tại trụ sở chính quyền, xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tuyên án (điều 229 bộ luật tố tụng hình sự).
1.2.2.2. Thời hạn trong giai đoạ xét xử phúc thẩm
* Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm hình sự trong trường hợp bị cáo, các đương sự có mặt tại phiên toà là mười lăm ngày, kể từ ngày toả tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp trùng với thời hạn kháng cáo trên, cũng là mười lăm ngày kể từ ngày toà tuyên án.
Trong trường hợp xử vắng mặt bị cáo, đương sự thì thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm dài hơn, vì tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Thời hạn kháng nghị bản án sơ thẩm hình sự của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày kể từ ngày tuyên án (Điều 234 Bộ luật tố tụng hình sự).
Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm của bị can, đương sự không hoàn toàn cứng nhắc, gói gọn trong phạm vi mười lăm ngày kể từ ngày tuyên án.
Thời hạn này có thể dài hơn trong trường hợp kháng cáo quá hạn có lý do chính đáng được Hội đồng xét xử Tòa án cấp phúc thẩm quyết định chấp nhận việc kháng cáo quá hạn (Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự).
* Thời hạn kháng nghị đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là bảy ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là mười lăm ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định. Những người có quyền kháng cáo chỉ được kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày nhận được quyết định (Điều 239 Bộ luật tố tụng hình sự).
Thời hạn mà Tòa án cấp phúc thẩm phải ra quyết định giải quyết việc kháng cáo hoặc kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là mười ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án (Điều 253 Bộ luật tố tụng hình sự). Việc xét xử cấp phúc thẩm đối với các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, theo một quy định đặc biệt không phải mở phiên tòa công khai và trong một thời gian ngắn hơn thời hạn mở phiên tòa xét xử phúc thẩm các bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị nhằm bảo đảm kịp thời quyền của những người tham gia tố tụng.
* Thời hạn xét xử phúc thẩm tính từ ngày Tòa cấp phúc thẩm nhận được hồ sơ vụ án do Tòa án cấp sơ thẩm gửi lên là mười sáu ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu, là chín mươi ngày đối với Tòa án quân sự Trung ương, các Tòa phúc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.
Thời hạn này so sánh với thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì dài hơn, điều này cũng hợp lý vì tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp thẩm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án, quyết định sơ thẩm trong phạm vi của mình. Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là chung thẩm, có hiệu lực pháp luật ngay, do đó đòi hỏi thời gian nhiều hơn để Tòa án cấp phúc thẩm chuẩn bị tốt việc xét xử.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 chưa có quy định về trách nhiệm của Tòa án trong việc thông báo về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng biết. Để tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có điều kiện chuẩn bị, tham gia phiên tòa phúc thẩm, cũng như tạo điều kiện cho Viện kiểm sát thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung quy định về thời hạn mà Tòa án có trách nhiệm phải thông báo về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng biết là mười lăm ngày trước ngày mở phiên tòa (Điều 242).
Thủ tục phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
* Thời hạn hoãn phiên tòa phúc thẩm quy định tại điều 245 khỏan 2 đoạn 2 Bộ luật tố tụng hình sự cũng không được quá ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.
So với các trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm thì các trường hợp hoãn phiên tòa phúc thẩm hẹp hơn. Chỉ có ba trường hợp: vắng mặt Kiểm sát viên (Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự), vắng mặt Thẩm phán (Điều 46 Bộ luật tố tụng hình sự), vắng mặt Thư ký phiên tòa (Điều 47 Bộ luật tố tụng hình sự) là lý do bắt buộc hoãn phiên tòa phúc thẩm.
Các trường hợp vắng mặt khác của người bào chữa cho bị cáo, người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét từng trường hợp cụ thể, có thể vẫn tiến hành xét xử hoặc phải hoãn phiên tòa.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1998 không quy định về Thời hạn giao bản án quyết định phúc thẩm. Việc chậm giao bản án và quyết định phúc thẩm đã làm chậm việc thi hành án, dẫn đến tình trạng nhiều người bị tạm giam dài ngày để chờ thi hành án. Để khắc phục tình trạng này, Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án hoặc từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án hoặc quyết định phúc thẩm cho người kháng nghị, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an nơi đã xử sơ thẩm, người đã kháng cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc.
Riêng đối với các Tòa án phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, do các Tòa này phải đi xét xử lưu động dài ngày nên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định thời hạn giao bản án trong trường hợp Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm có thể kéo dài hơn nhưng không quá hai mươi lăm ngày.
1.2.2.3. Thời hạn trong giai đoạn giám đốc thẩm và tái thẩm
* Thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm:
Luật quy định những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm chỉ được kháng nghị trong thời hạn một năm kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án.
Việc quy định thời hạn kháng nghị trên có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi ._.
2.2.1.2. Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định thời hạn cụ thể trong một số điều luật tại Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
* Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra.
Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy định quyền hạn điều tra của đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Tại khoản 1: điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án khi phát hiện những hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình.
Riêng đối với trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tôi rõ ràng, ít nghiêm trọng thì đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lân, lực lượng Cảnh sát biển được tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.
Việc quy định này cho phép các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra như là cơ quan điều tra chuyên trách đối với hành vi phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, ít nghiêm trọng, không phải chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu (như các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân) hoặc điều tra ban đầu đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp.
Thời hạn điều tra trong trường hợp này chỉ có hai mươi ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, ngắn hơn rất nhiều so với quy định thời hạn điều tra tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự. Đó là một sự rút ngắn thời hạn điều tra khó có thể thực hiện được đối với khả năng thực tế của các đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển chỉ làm nhiệm vụ điều tra không chuyên trách, hay nói đúng hơn, chỉ có thể tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu, rồi chuyển hồ sơ cho cơ quan chuyên trách trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án, y như các trường hợp phạm tội nghiêm trọng hoặc phức tạp.
Nên chăng, quy định về thời hạn điều tra hai mươi ngày tại Điều 111, khoản 1, điểm a Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, cần phải được sửa đổi thành thời hạn điều tra ban đầu bảy ngày, như các trường hợp khác, cho phù hợp.
* Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Thời hạn tam giam để chuẩn bị xét xử phúc thẩm được xác định khá rõ tại Điểu 242 và Điều 243 Bộ luật tố tung hình sự. Thời hạn đó là sáu mươi ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh (Toà án quân sự cấp quân khu), chín mươi ngày nếu do Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao xét xử.
Trong thực tế, có vụ án mà khi toà án cấp phúc thẩm quyết định đưa ra xét xử thì cũng trùng vào thời điểm kết thúc thời hạn tạm giam chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
Điều 243 Bộ luận tố tụng hình sự dự liệu: "Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên toà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử, thì Toà án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên toà".
Việc không xác định cụ thể thời hạn tạm giam trong trường hợp này (cho đến khi kết thúc phiên toàn) cần được khắc phục trong Bộ luật tố tụng hình sự, bằng một thời gian cụ thể, có thể là bốn mươi ngày kể từ ngày mở phiên toà.
Sở dĩ dự kiến thời hạn bốn mươi ngày, vì theo điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự, Toà án cấp phúc thẩm có quyền hoãn phiên toà trong trường hợp vắng mặt kiểm sát viên hoặc những người tham gia tố tụng trong thời hạn không được quá ba mươi ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà; cộng thêm với thời gian thực tế diễn tiến một phiên toà phúc thẩm có thể kéo dài đến mười ngày.
* Thời hạn tạm giam trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại, xét xử lại.
Thời hạn tạm giam trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại được quy định tại điều 250 khoản 5 Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng vẫn quy định chưa thật cụ thể: "Trong trường hợp huỷ bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án."
Cần xác định thời hạn tạm giam trong trường hợp này là mười lăm ngày kể từ ngày huỷ bản án sơ thẩm vì cũng trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày huỷ bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung.
* Thời gian tạm giam trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 287, đoạn 2 Bộ luật tố tụng hình sự quy định trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định kháng nghị để điều tra lại hoặc để xét xử lại và xét thấy việc tiếp tục tạm giam bị cáo là cần thiết, thì Hội đồng giám đốc thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án.
Theo quy định tại điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự, nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại hoặc chuyển cho Toà án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung.
Như vậy, thời hạn tiếp tục tạm giam bị cáo trong trường hợp này là mười lăm ngày kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
* Thời hạn tạm giam trong trường hợp Hội đồng tái thẩm huỷ bản án hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Điều 298 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm, Đ300 quy định về trình tự, thủ tục khi Hội đồng tái thẩm quyết định huỷ bản án hoặc quyết định để điều tra lại hoặc xét xử lại.
Tuy nhiên, trong Bộ tố tụng hình sự hiện hành thiếu sót không quy định thời hạn tạm giam một khi Hội đồng xét xử tái thẩm ra quyết định huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra hoặc xét xử lại vụ án.
Thiết nghĩ, nên bổ sung vào đoạn cuối Điều 300 Bộ luật tố tụng hình sự: "…Trong trường hợp huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra hoặc xét xử lại vụ án, nếu xét thấy việc tạm giam người bị kết án là cần thiết thì Hội đồng xét xử tái thẩm ra lệnh tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Toà án thụ lý lại vụ án".
Việc bổ sung này đồng bộ với các nội dung bổ sung Điều 287 và Điều 289 Bộ luật tố tụng hình sự ở trên quy định các thời hạn tạm giam tương ứng với thời hạn chuyển trả hồ sơ trong trường hợp Hội đồng giám đốc thẩm quyết định huỷ bỏ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án.
* Thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Các thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn được đánh giá là tương đối hoàn chỉnh, do đã kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trong một thời gian dài.
Để góp phần hoàn thiện các quy định về thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cần quy định rõ một số thời hạn:
* Thời hạn phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo đề tạm giam.
Điều 80 khoản 1m, điểm d Bộ luật tố tụng hình sự quy định trường hợp lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp ra lệnh, phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành, nhưng không quy định thời hạn phê chuẩn. Điểm thiếu soát này đã dẫn đến hậu quả thực tế bị can, bị cáo cứ phải "bị" thi hành lệnh bất, mà lệnh bắt thì cứ "chờ" Viện kiểm sát nghiên cứu, phê chuẩn.
Do đó, phải bổ sung trong điều luật:
"… Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Thời hạn phê chuẩn lênh bắt là ba ngày kể từ khi nhận được lệnh và đề nghị xét phê chuẩn.
* Thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ.
.Điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành quy luật thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày.
Tại khoản 2 điều luật quy định: Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê duyệt.
Tuy nhiên điều luật có thiếu sót không quy định rõ thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ. Để bảo đảm cho Cơ quan điều tra, cơ quan Viện kiểm sát thực hiện tốt hơn trách nhiệm, quyền hạn của mình, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, cần phải bổ sung vào điều luật thời hạn đề nghị gia hạn tạm giữ.
"Chậm nhất là 24 giờ trước khi hết hạn ghi trong lệnh tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ cho viện kiểm soát cùng cấp để xét phê chuẩn.
2.2.2. Một số kiến nghị về cán bộ tiến hành tố tụng.
Như đã phân tích ở trên, yếu tố con người quyết định phần lớn hiệu quả hoạt động của bộ máy cơ quan Nhà nước.
Thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế xã hội, thực hiện chính sách hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội từ trước đến nay, chủ yếu do công tác tổ chức cán bộ quyết định. Những trì trệ yếu kém của bộ máy Nhà nước thì cũng có nguyên nhân từ con người.
Trong việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thời hạn, như đã đánh giá, nguyên nhân tình hình vi phạm kéo dài có yếu tố chủ quan của người tiến hành tố tụng.
Để khắc phục những thiếu sót này cần phải có những biện pháp đồng bộ về tổ chức, đào tạo và giáo dục để xây dựng một đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có đầy đủ kiến thức về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt và cái "tâm" trong sáng trong khi thực hiện nhiệm vụ, có bản lĩnh vững vàng đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới.
Hiện nay, toàn ngành toà án nhân dân có 3593 thẩm phán, bao gồm 102 thẩm phán toà án nhân dân tối cao, 925 thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, 2453 thẩm phán toà án nhân dân tối cao, 925 thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh, 2453 thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện, 47 thẩm phán toà án quân sự cấp khu vực, 66 thẩm phán toà án quân sự khu vực. Ngành toà án đang thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước kết hợp với kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng cán bộ của ngành và kế hoạch tăng cường cán bộ cho các đơn vị toà án nhân dân cấp huyện mới được thành lập hoặc các đơn vị ở vùng sâu, vùng xa chưa đủ số lượng thẩm phán theo yêu cầu. Công tác bổ nhiệm thẩm phán được đặc biệt quan tâm và đang có những chuyển biến mạnh mẽ trong việc khắc phục tình trạng còn thiếu về số lượng, một bộ phận yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ [10, tr15].
Về công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tiến hành tố tụng, người viết kiến nghị những giải pháp chính sau:
2.2.2.1. Cải tiến chế độ tiền lương, thu nhập.
Chế độ tiền lương công chức hiện nay nhìn chung là thấp so với chỉ số sinh hoạt. Tiền lương cán bộ tiến hành tố tụng còn nhiều điểm bất hợp lý. Mức lương tối thiểu của kiểm soát viên, thẩm phán các cấp là thấp cùng phụ cấp ít ỏi, không đủ bù đắp các chi phí sinh hoạt hàng ngày của kiểm soát viên, thẩm phán… cũng như tái tạo lao động đã hao phí bởi vì lao động của kiểm soát viên trong hoạt động kiểm soát, của thẩm phán trong công tác xét xử, của cán bộ điều tra hoạt động nghiệp vụ mình, là một loại lao động trí óc đặc biệt, đầu tư nhiều chất xám, thậm chí với người làm công tác điều tra, còn đầu tư cả thể lực, tốn rất nhiều công sức.
Ví dụ, từ năm 1993, Nhà nước thực hiện chế độ tiền lương mới, hệ thống thang bảng lương của công chức nói chung cũng như của thẩm phán toà án các cấp nói riêng có sự thay đổi cân bản. Về lý thuyết thì lương của thẩm phán cao hơn ngạch lương hành chính tương đương, nhưng điều này chỉ đúng với thẩm phán cấp tỉnh, thẩm phán toà án nhân dân tối cao, còn lương của thẩm phán cấp huyện so với chuyên viên vẫn ở mức bằng hoặc chênh lệch không đáng kể, trong khi đó để trở thành thẩm phán thì tiêu chuẩn cũng như các điều kiện thủ tục bổ nhiệm có yêu cầu cao hơn. Bảng so sánh sau đây sẽ cho chúng ta rõ hơn về sự bất hợp lý về chế độ lương của thẩm phán cấp huyện so với chế độ lương của chuyên viên.
Chuyên viên
1,86
Đại học Luật
2,10
sau 4 năm
2,34
sau 7 năm
2,58
sau 10 năm
Thẩm phán cấp huyện
1,16
Đại học Luật
2,26
sau 4 năm
2,39
sau 7 năm
2,62
sau 10 năm
Về thang bảng lương giữa các ngạch thẩm phán còn quá nhiều chênh lệch và bất hợp lý, nhất là lương của thẩm phán cấp huyện. Bằng bảng so sánh sau đây cho thấy rõ sự chênh lệch quá xa và sự bất hợp lý giữa thang bảng lương của ngạch thẩm phán như sau:
Ngạch thẩm phán
Tiêu chuẩn chung
Thâm niên công tác
Bậc khởi điểm
Bậc tối đa
Ghi chú
TAND tối cao
- Phẩm chất đạo đức tốt
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật
- Có sức khoẻ
- Có trình độ cử nhân luật và đào tạo nghiệp vụ xét xử
15 năm công tác pháp luật
5,02
7,10
- TPTANDTC có: 7 bậc lương
- Cứ 3 năm tăng lên 1 bậc thì
3x6=18 năm
18+15=33 năm = 7,10
TAND cấp tỉnh
NT
10 năm công tác pháp luật
3,62
5,70
- TP tỉnh có: 9 bậc lương
- Cứ 3 năm lên 1 bậc thì
3x8=24 năm
24 +10=34 năm = 5,70
TAND cấp huyện
NT
4 năm công tác pháp luật
2,16
4,25
-TP huyện có:
10 bậc lương
- Cứ 3 năm lên 1 bậc thì.
3x9=27 năm
27+4=31 năm = 4,25
Qua bảng so sánh trên cho thấy: nếu ba sinh viên cùng tốt nghiệp Đại học luật ra trường cùng được nhận công tác ở ba cấp Toà án khác nhau và sau một thời gian phấn đấu công tác đủ các điều kiện để bổ nhiệm thẩm phán thì suốt cuộc đời cống hiến 31 năm của thẩm phán cấp huyện chỉ tương đương bậc ba của thẩm phán cấp tỉnh và không bao giờ bằng bậc lương khởi điểm của thẩm phán tối cao. Vấn đề này rất phức tạp, liên quan đến pháp lệnh thẩm phán và hội thẩm phán toà án nhân dân năm 2002 về những quy định cụ thể và tiêu chuẩn thẩm phán.
Lương của thẩm phán toà án nhân dân cấp huyện là như vậy, còn lương của thư ký và các cán bộ khác của toà án cũng nằm trong tình trạng chung như công chức Nhà nước nói chung. Sinh viên tốt nghiệp đại học Luật ra trường nếu được tuyển dụng vào Toà án, được hưởng lương thư ký tập sự mã số ngạch 4 hệ số 1,82 hưởng 85%. Với thu nhập như vậy, bản thân thư ký hoặc chuyên viên sẽ gặp nhiều khó trong cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều năm nay số lương biên chế toà án nhân dân địa phương và số lượng thẩm phán không đủ số lượng được phân bố vì không có nguồn cán bộ tốt nghiệp đại học để tuyển dụng, một sinh viên tốt nghiệp đại học luật không tha thiết xin vào làm việc tại Toà án, đặc biệt là ở những địa phương phía nam, các vùng sâu, miền núi. Những năm gần đây, hiện tượng cán bộ toà án xin thôi việc vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn còn là hiện tượng cá biệt [26, tr121].
Cải tiến chế độ tiền lương, phụ cấp hợp lý, tăng thu nhập hợp pháp cho cán bộ tiến hành tố tụng, có tác dụng nhiều mặt:
Thứ nhất, sự đãi ngộ thích đáng tạo tâm lý ổn định, gắn bó với nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm với công việc học tập nâng cao trình độ, đáp ứng tiêu chuẩn đòi hỏi.
Thứ hai, chế độ tiền lương, phụ cấp hợp lý thoả đáng cho cán bộ tiến hành tố tụng sẽ có sức thu hút thành phần sinh viên các trường Đại học luật, sau khi tốt nghiệp, chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực tiến hành tố tụng.
Thực trạng tiền lương quá thấp cộng với những tiêu chuẩn khắt khe của các ngành bảo vệ pháp luật, làm hạn chế mong muốn được tuyển dụng vào cơ quan tiến hành tố tụng của sinh viên luật, dẫn đến một điều nghịch lý là các cơ quan tiến hành tố tụng thiếu người thì vẫn thiếu, mà số đông có bằng cử nhân luật vẫn không có việc làm.
2.2.2.2. Cải tiến chế độ tuyển dụng
Hình thức tuyển dụng cán bộ tiến hành tụng, phổ biến trước đây là tuyển ngang vừa tuyển dụng những người qua qua học tập, đào tạo phù hợp với ngành nghề kết hợp tuyển dụng những người chưa đủ kiến thức, rồi đào tạo sau. Hình thức này phù hợp với những điều kiện lịch sử của đất nước trong giai đoạn trước đây, qua đó đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ tiến hành tố tụng có khả năng phục vụ những nhiệm vụ chính trị của các cơ quan tiến hành tố tụng từ trước đến nay.
Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, cần phải tiến hành khâu tuyển dụng con người qua hình thức thi tuyển công khai.
Đề án biên chế của Toà án các cấp đã được uỷ ban thường vụ quốc hội thông qua, theo đó tổng biên chế độ của toà án nhân dân các cấp trong hai năm 2004 và 2005 là 12.024 người, tăng 2.501 người so với biên chế được quy định trước đây. Số biên chế được bổ sung cho các toà án nhân dân địa phương chủ yếu được phân bổ cho các toà án cấp huyện theo yêu cầu của công việc, tập trung cho các đơn vị mới chia, tách, các đơn vị có số lượng án lớn và cá đơn vị được giao thực hiện thẩm quyền xét xử mới [16, tr.10].
Hiện nay, công tác tuyển dụng cán bộ, công chức ngành toà án đang được thực hiện theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức. Đối với các chức danh công chức làm công tác chuyên môn nghiệp vụ toà án, phương châm của ngành là ưu tiên xét tuyển dụng đối với các trường hợp có trình độ tiến sĩ, thạc sỹ luật hoặc tốt nghiệp Đại học Luật hệ chính quy đạt khá trở lên, nếu còn chỉ tiêu mới tổ chức thi tuyển đối với các trường hợp khác có bằng tốt nghiệp đại học Luật hệ chính quy, nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa, khắc phục dần tình trạng cán bộ, công chức Toà án có trình độ chuyên tu hoặc tại chức, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cấn bộ và dần dần khắc phục tình trạng thiếu biên chế ở một số toà án địa phương.
Ngoài ra, cần nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của cán bộ tư pháp, tiến tới việc thực hiện việc sát hạch trước khi bổ nhiệm và quy định thời hạn bổ nhiệm các cán bộ có chức danh tư pháp; cải tiến thủ tục bổ nhiệm theo hướng gọn, kịp thời, đảm bảo dân chủ, công khai.
2.2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Cần đổi mới công tác đào tạo cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng dẫn: cán bộ các chức danh tư pháp phải có trình độ đại học luật và được đào tạo về kỹ năng nghề nghiệp tư pháp theo chức danh.
Hiện nay tại các trường Đại học An ninh nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân có mở các khóa nghiệp vụ điều tra đào tạo điều tra viên chuyên trách cho ngành; tại Học viện tư pháp hàng năm đều có các khóa đào tạo thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, luật sư,…
Năm 2004, ngành Tòa án đã phối hợp với Bộ tư pháp tổ chức hai lớp đào tạo về nghiệp vụ để xét xử cho 453 học viên [17, tr, 11] và một lớp riêng cho các tòa án quân sự. Tòa án các cấp đã đảm bảo kinh phí và cửa hàng trăm cán bộ theo học các lớp đào tạo trung, cao cấp lý luận chính trị, các lớp đào tạo sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ luật), thường xuyên bồi thường nghiệp vụ cho thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chính việc tăng cường và tổ chức tốt công tác đào tạo về nghiệp vụ xét xử, đào tạo và đào tạo lại, tập huấn các văn bản pháp luật mới đã góp phần khắc phục một bước tình trạng thiếu nguồn thẩm phán của ngành Tòa án, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn và chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án.
Việc tập huấn nghiệp vụ, nâng cao khả năng nắm bắt ngoại ngữ, sử dụng tin học và phổ cập kiến thức hiện đại về khoa học kỹ thuật phù hợp với công việc cụ thể với từng cán bộ tiến hành tố cũng cần là một việc làm thường xuyên, để con người trong bộ máy hoạt động tố tụng tương lai có đầy đủ tri thức trình độ, bản lĩnh đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới, thời đại mới, hiện đại hóa cả bộ máy tiến hành tố tụng và bảo vệ pháp luật. Có như thế mới thực hiện được phương hướng "Xây dựng đội ngũ thẩm phán, thư kỳ tòa án, điều tra viên, kiểm sát viên, công chứng viên, giám định viên, luật sư… có phẩm chất chính trị và đạo đức chí công vô tư, có trình độ quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra và "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy Nhà nước".
Một khía cạnh nhỏ trong công tác tổ chức cán bộ là cũng cần phải xử lý nghiêm khắc, công khai, triệt để những cán bộ tiến hành tố tụng có những hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự nói chung, xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp về danh dự, nhân phẩm, vật chất của công nhân.
Trong Bộ luật hình sự đã xác định các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa thành nguyên tắc bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tài sản, danh dự nhân phẩm, chổ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công nhân; xây dựng các quy phạm cụ thể bảo đảm quyền khiếu nại và tố cáo của công nhân đối với hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, hành vi tố tụng của những người tiến hành tố tụng.
Nghị quyết 338/NQ-UBTVQH 11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội xác định trách nhiệm bồi thường oan sai của cán bộ, cơ quan tiến hành tố tụng… Tuy nhiên, trong thực tế việc xử lý những vi phạm này chưa nhiều. Về phía cơ quan tiến hành tố tụng cũng có khó khăn trong thực hiện quy định bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai, thực tế có lúng túng trong các giải quyết. Quan điểm về công tác tổ chức cán bộ tiến hành tố tụng là vừa "xây" một đội ngũ kinh qua đào tạo, bồi dưỡng, giáo dụng, giáo dục có phẩm chất đạo đức tốt, có tri thức đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng, đảm bảo hoạt động tố tụng đúng đắn, đẩy lùi những vi phạm quy định tố tụng hình sự nói chung, trong đó có vi phạm quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự; nhưng cũng vừa "chống" những hiện tượng vi phạm pháp luật tố tụng hình sự bằng những biện pháp xử lý nghiêm khắc, nhằm bảo vệ uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng.
2.2.3.4. Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp.
Việc Bộ luật tố tụng hình sự nằm 2003 tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án cấp huyện đồng thời đặt ra yêu cầu phải có những biện pháp đồng bộ về tổ chức, nhân sự, tăng cường cơ sở vật chất để Tòa án cấp huyện có thể đảm đương những nhiệm vụ mới. Việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện kéo theo cả việc củng cố, kiện toàn bộ máy của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra.
Qua tổng hợp và rà soát, đánh giá cho thấy, về cơ bản Tòa án nhân dân các cấp đã có trụ sở và được trang bị một số trang bị thiết yếu để làm việc, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của ngành và việc tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho Tòa án cấp huyện hiện nay [11, tr, 19].
Bộ máy hoạt động của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng phải được đổi mới đáp ứng những yêu cầu; nhiệm vụ mới. Phương tiện và kinh phí làm việc cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cần phải được đầu tư thích đáng hơn nữa, cụ thể là các phương tiện giao thông liên lạc, thiết bị nghiệp vụ đặc chủng, hiện đại cần được trang bị đầy đủ.
Các cơ quan điều tra chuyên trách và không chuyên trách hiện nay nên sắp xếp lại thành một tổ chức điều tra thống nhất như đa số các nước trên thế giới. Thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra. Bổ sung và nâng cao chất lượng cán bộ cho các cơ quan điều tra, nhất là ở cấp huyện.
Cần nghiên cứu việc thành lập Cảnh sát tư pháp chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo, bảo vệ trại tạm giam, nhà tạm giữ, hỗ trợ công tác thi hành án hình sự… Hiện nay cơ quan điều tra làm nhiệm vụ "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong việc bắt - giam - tha, nên giao cho tổ chức Cảnh sát tư pháp quản lý việc giam giữ và chấp hành nghiêm chỉnh việc bắt - giam - tha theo lệnh hợp pháp cảu những người có thẩm quyền luật định. Như thế, có thể đẩy lùi phần nào hiện tượng vi phạm các quy định tố tụng hình sự về thời hạn?
* *
*
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới thi hành được gần một năm, chưa có điều kiện để tổng kết và đánh giá hoạt động áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, nếu cho rằng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, vì "luật" quy định không đầy đủ, hoặc vì không có "luật" quy định mà cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không đảm bảo được việc thực hiện đúng đắn các quy định về tố tụng hình sự, "phải" vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn; thì không thể giải thích được lý do vì sao khi Bộ luật tố tụng hình sự ra đời với một hệ thống các quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục, thời gian tố tụng đầy đủ, hoàn chỉnh hơn nhiều mà trong thực tiễn tình hình vi phạm các quy định pháp luật tố tụng hình sự, vi phạm thời gian tạm giam, xét xử… vẫn không hề chấm dứt?
Điều đó nói lên các khoảng cách khá xa trong thực tiễn áp dụng pháp luật và các quy định của pháp luật thực định, vì những nguyên nhân khác nhau: bản thân quy định của pháp luật tố tụng hình sự có những thiếu sót nhất định hoặc không bảo đảm tính khả thi; nguyên nhân chủ quan thuộc về con người áp dụng pháp luật và những nguyên nhân khách quan thuộc về tổ chức bộ máy phương tiện hoạt động tố tụng.
Để khắc phục tình hình vi phạm các quy định của pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, thì biện pháp chủ yếu là hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự bằng cách sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và yêu cvầu của thời kỳ mới.
Bên cạnh đó là các biện pháp về tổ chức, đào tạo bồi dưỡng, giáo dục cán bộ nằm trong nội dung cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Kết luận
Về kết quả nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được một cách căn bản những yêu cầu mà phần mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã đặt ra: Đề tài làm rõ một số lý luận cơ bản về thời hạn trên cơ sở phân tích các loại thời hạn cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Đồng thời, do khối lượng thông tin thực hiện thu nhập được tương đối phong phú, nên đề tài đã khái quát được thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về thời hạn tố tụng hình sự trong những năm gần đây. Đây chính là cơ sở thực tiễn có giá trị để luận án đưa ra các giải pháp nhằm mục đích khắc phục vi phạm pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự.
Luật án đã phân tích nội dung những ưu điểm, những thiếu sót trong các quy định về thời hạn của pháp luật tố tụng hình sự, qua các đánh giá kết quả quá trình áp dụng pháp luật về thời hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời khẳng định quá trình dân chủ hóa đã và đang từng bước được nâng cao trong hoạt động tố tụng, vị trí, quyền lợi của công nhân, cơ quan tổ chức trong quan hệ tố tụng được chú ý, tôn trọng và bảo đảm.
Luận án đề xuất một số giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm mục đích khắc phục những vi phạm pháp luật về thời hạn trong tố tụng hình sự, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung một số quy định cụ thể về thời hạn các giai đoạn và hoạt động tố tụng, nhằm hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời từng bước cải tiến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có những biện pháp xây dựng đội ngũ con người tiến hành hoạt động tố tụng.
Do khả năng và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế chưa cho phép giải quyết đề tài một cách triệt để trên mọi phương diện, vì vậy chắc chắn nội dung của đề tài còn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy giáo và các đồng nghiệp về luận án tốt nghiệp Cao học Luật này.
Tài liệu tham khảo
1. Tòa án nhân dân Tối cao (1999), Báo cáo tổng kết năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2000, Hà Nội.
2. Tòa án nhân dân Tối cao (2000), Báo cáo tổng kết năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2001, Hà Nội.
3. Tòa án nhân dân Tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2002, Hà Nội.
4. Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác ngành Tòa án nhân dân năm 2004, Hà Nội.
5. Tòa án nhân dân Tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 10 - 11
6. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 16
7. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 18
8. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 15
9. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr.24
10. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 15
11.Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 19
12. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 9
13. Tòa án nhân dân Tối cao (2003) Báo cáo tổng kết năm 2003… Sđd, tr. 18
14. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 18
15. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 21
16. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 10
17. Tòa án nhân dân Tối cao (2004) Báo cáo tổng kết năm 2004… Sđd, tr. 11
18. Nguyễn Thanh Bình (1991), "Xử lý nghiêm khắc mọi hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp", Báo Sài Gon Giải phóng 12/6/1991.
19. Phạm Thanh Bình (19996), "Việc tạm giam để bảo đảm cho các hoạt động tố tụng khác", Tạp chí Luật học, (4).
20. Bộ luật Hình sự (2003) NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Ban thanh tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (1988), "Còn nhiều vi phạm trong công tác bắt giam giữ của Công an các quận huyện", Báo Sài Gòn Giải phóng 05/6/1988.
22. Công báo Việt Nam Cộng hòa công bố Bộ luật hình sự tố tụng (1973), Điều 315, Phủ Thủ tướng Sài Gòn xuất bản.
23. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an các quận huyện", Báo Sài Gòn Giải phóng 05/6/1988.
24. Phạm Hồng Hải (1995), "Một số nét lịch sử và phát triển của Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong 50 năm qua", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3) tr.39-40.
25. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lý luận Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Sđd, tr.39.
26. TS Phạm Văn Lợi (2004), Chế định thẩm phán - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp, Hà Nội.
27. Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29427.doc