LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mới, một tương lai đầy triển vọng và thách thức. Cùng với sự phát triển đời sống kinh tế_ xã hội, môi trường cũng đang bị biến động theo chiều hướng ngày càng xấu dần mà nguyên nhân sâu xa là do sự thải bỏ các chất thải một cách vô tội vạ ra môi trường tự nhiên từ các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp … Nếu chúng ta không có những biện pháp thích hợp, không quan tâm, bảo vệ môi trường tự nhiên thì trong tương lai chúng ta sẽ t
82 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2119 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thiết lập hệ thống quản lý môi trừơng theo tiêu chuẩn iso : 2004 cho xí nghiệp Ruthimiexi công ty cao su Thống Nhất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự hủy diệt chính mình.
Trước tình hình đó, tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế đã soạn thảo và cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm đưa ra một hệ thống Quản Lý Môi Trường và Tài Nguyên một cách hiệu quả.
Tại Việt Nam, nhằm bảo vệ môi trường và tạo thuận lợi cho việc hội nhập Quốc tế, nhà nước ta đã soạn thảo ra bộ TCVN 14000 dựa theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 14000, trong đó có TCVN ISO 14001. Tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 đã và đang được các doanh nghiệp quan tâm và đưa vào áp dụng trong công ty của mình. Tuy nhiên, việc áp dụng tiêu chuẩn này còn khá mới mẻ đối với các công ty, doanh nghiệp ở nước ta.
Vớùi mục đích muốn tìm hiểu việc thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cho một doanh nghiệp cụ thể và tuyên truyền việc áp dụng ISO 14001 cho các doanh nghiệp trong nước, tôi quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài : “Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 cho Xí nghiệp Ruthimex 1 – Công ty Cao Su Thống Nhất “.
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các nội dung và yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và ISO 14001 : 2004
Phân tích và đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 của các doanh nghiệp .
Thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 tại công ty nhằm giúp công ty tránh, giảm thiểu hoặc kiểm soát được những tác động môi trường bất lợi do hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình gây ra, tuân thủ được các yêu cầu pháp luật và những yêu cầu khác mà công ty phải thực hiện, hỗ trợ công ty liên tục cải tiến kết quả hoạt động môi trường .
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1 : Mở đầu
Chương 2 : Giới thiệu sơ lược về tiêu chuẩn ISO 14001
Chương 3 : Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam
Chương 4 : Giới thiệu chung về Công ty
Chương 5 : Xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 : 2004 cho Xí nghiệp Ruthimex 1
Chương 6 : Đánh giá sơ bộ khả năng áp dụng các tài liệu của hệ thống quản lý môi trường vào Xí nghiệp Ruthimex 1
Chương 7 : Kết luận và kiến nghị
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Khảo sát thực tế
1.3.2. Tham khảo tài liệu
1.3.3. Phương pháp phân tích xử lý số liệu .
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu : Xí nghiệp Ruthimex 1 - Công ty Cao Su Thốâng Nhất.
Thời gian nghiên cứu : từ 01/10/2007 đến 22/12/2007
Đối tượng nghiên cứu : Các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ, các phòng ban liên quan đến vấn đề môi trường .
1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện trong một thời gian ngắn và hiện tại Công ty chưa xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000.
Các biện pháp kiểm soát môi trường được xây dựng dựa trên lý thuyết kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm và hệ thống dữ liệu sẵn có của Công ty mà không thể tiến hành đo đạc thêm.
Kết quả đề tài chưa được vận dụng vào thực tế.
Do đó, nội dung thực hiện của đề tài chỉ nhằm đưa ra các định hướng cho Công ty, làm tiền đề cho việc xây dựng và áp dụng ISO 14000 vào trong quản lý môi trường tại doanh nghiệp sau này. Các kết quả thực hiện môi trường, hiện tại, chưa thể xác định được.
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TIÊU CHUẨN
ISO 14001
2.1. GIỚI THIỆU ISO
2.1.1. Lịch sử ISO
ISO thành lập năm 1946
Trụ sở tại Geneva
Có trên 12000 tiêu chuẩn
Trên 100 nước thành viên
Là một tổ chức phi chính phủ (NGO), gồm 165 nhân viên của 25 nước, 200 hội đồng trên khắp thế giới.
2.1.2. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường, nhằm thiết lập HTQLMT và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như : kiểm toán môi trường, nhãn môi trường, phân tích chu trình sống của sản phẩm, các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm, … cho các doanh nghiệp và các tổ chức cơ sở khác để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên tục cải tiến môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến các cán bộ quản lý.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực sau :
Hệ thống quản lý môi trường ( EMS )
Kiểm toán môi trường ( EA )
Đánh giá kết quả hoạt động môi trường ( EPE )
Ghi nhãn môi trường ( EL )
Đánh giá chu trình sống của sản phẩm ( LCA )
Các khía cạnh môi trường về tiêu chuẩn sản phẩm ( EAPS )
ISO 14000
Các tiêu chuẩn quản lý môi trường
Hệ thống quản lý môi trường (EMS)
ISO 14001 : Quy định và hướng dẫn sử dụng
ISO 14004 : Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ
Kiểm toán môi trường (EA)
ISO 14010 : Hướng dẫn Kiểm toán môi trường – Thủ tục – Kỹ thuật
ISO 14011 ; ISO 14012
Đánh giá thực hiện môi trường (EPE)
ISO 14031 : Hướng dẫn về đánh giá thực hiện/hoạt động môi trường.
Các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS)
Nhãn môi trường (EL)
ISO 14020 : Nhãn môi trường – Nguyên lý cơ bản
Đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA)
ISO 14040 : Đánh giá vòng đời sản phẩm – Nguyên lý và tổ chức.
Đánh giá tổ chức
Đánh giá sản phẩm
Sơ đồ 1 : Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG – ISO 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 cụ thể hóa những yêu cầu đối với một HTQLMT. Theo đó, một tổ chức sẽ được một tổ chức thứ 3 khác chứng nhận. Nó đưa ra các yêu cầu mà tổ chức đó phải thỏa mãn nếu muốn được bên thứ 3 chứng nhận. Những yêu cầu đó bao gồm :
Phát triển chính sách môi trường.
Nhận thức về các khía cạnh môi trường.
Xây dựng những quy định pháp luật và những yêu cầu có liên quan.
Phát triển các mục tiêu về môi trường.
Xây dựng và duy trì chương trình môi trường nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Thực hiện HTQLMT bao gồm đào tạo, lập tài liệu, kiểm soát hoạt động và chuẩn bị đối phó với tình trạng khẩn cấp.
Theo dõi, đánh giá các hoạt động bao gồm cả ghi chép.
Thủ tục thanh tra HTQLMT.
Xem xét HTQLMT nhằm quyết định tính thích hợp, tương xứng và hiệu quả của nó.
Hệ thống quản lý môi trường – ISO 14001 :
Aùp dụng cho mọi loại hình sản phẩm.
Việc thực hiện là tự nguyện.
Sự thành công phù hợp vào cam kết của mọi bộ phận, cá nhân liên quan.
HTQLMT sẽ không tự bảo đảm cho kết quả môi trường tối ưu
Trợ giúp cho bảo vệ môi trường và phòng ngừa ô nhiễm.
Tiêu chuẩn ISO 14001 áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn :
Thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến một HTQLMT.
Tự đảm bảo sự phù hợp của mình với chính sách môi trường đã công bố
Chứng minh sự phù hợp đó cho tổ chức khác.
Được chứng nhận phù hợp cho HTQLMT của mình do một số tổ chức bên ngoài cấp.
Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
2.3. NHỮNG LỢI ÍCH THU ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Tinh giản thủ tục, hạn chế trùng lắp :
Việc áp dụng một tiêu chuẩn Quốc tế duy nhất có thể làm giảm bớt những công việc kiểm định do khách hàng, các nhà chức trách tiến hành. Một khi tránh được những yêu cầu không nhất quán, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiết kiệm được chi phí thanh tra, xác nhận các yêu cầu không nhất quán .
Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp :
Việc thực hiện một HTQLMT phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001 và hoàn thành thủ tục đăng ký 3 bên ( tổ chức kinh doanh, nhà tư vấn, nhà chứng nhận) rất có thể trở thành nhu cầu thực tế trong hoạt động kinh doanh. Các khách hàng nước ngoài có thể yêu cầu nhà cung cấp ở các nước bán hàng phải đăng ký thực hiện ISO 14001. Yêu cầu này có thể giúp cho công ty tiêu thụ sản phẩm của mình trên toàn thế giới .
Đáp ứng nhu cầu kinh tế - xã hội :
Các công ty đều muốn ngày càng có nhiều công ty cổ đông, bao gồm các nhà đầu tư, công chúng và các chuyên trách về môi trường. Việc đăng ký ISO 14001 có thể đáp ứng nhu cầu của công chúng về trách nhiệm của công ty. Các công ty với các chương trình HTQLMT đã đăng ký theo tiêu chuẩn ISO 14001 có thể tranh thủ được lòng tin của công chúng khi thông báo rằng, họ tuân thủ những quy định chung và tiếp tục cải tiến HTQLMT của mình. Việc đăng ký ISO 14001 có thể chứng minh rằng, một tổ chức đã cam kết và đáng được tin cậy về những vấn đề liên quan đến môi trường.
Lợi ích nội bộ :
Một HTQLMT phù hợp với ISO 14001 có khả năng làm cho tổ chức tiết kiệm được chi phí thông qua việc cải thiện môi trường trong các hoạt động của tổ chức.
Qua việc thực hiện HTQLMT, nó sẽ làm giảm bớt một số trường hợp vi phạm và tăng cường tính hữu hiệu của các hoạt động trong công ty. Nó sẽ góp phần hạn chế lãng phí, ngăn ngừa ô nhiễm, thúc nay việc sử dụng các hóa chất và vật liệu thay thế ít độc hại hơn trước, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí thông qua giải pháp tái chế … Nó cũng có thể tạo thuận lợi cho việc xin các giấy phép khác .
ISO 14001 có thể cung cấp một cơ chế để kiểm soát các phương pháp quản lý hiện có, hợp nhất những hệ thống riêng rẽ hoặc xây dựng những hệ thống mới. Nó cũng giúp cho các công ty theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện của mình. Nó hỗ trợ việc đào tạo các nhân viên về trách nhiệm của họ đối với việc bảo vệ và cải thiện môi trường. Một HTQLMT hữu hiệu có thể hợp nhất những HTQL hiện hữu để tiết giảm kinh phí và tình trạng chồng chéo công việc .
Phòng tránh ô nhiễm :
Việc áp dụng ISO 14001 trên quy mô Quốc tế sẽ tạo ra những điều kiện ưu đãi để triển khai các hoạt động phòng tránh ô nhiễm. Nếu áp dụng hệ thống ISO 14001, các công ty có thể tránh được tình trạng thường xuyên bị động những vấn đề môi trường. Một chương trình HTQLMT sẽ phân tích rõ nguyên nhân ô nhiễm môi trường và đề ra biện pháp để phòng chống ô nhiễm trong chương trình hoạt động của công ty .
Mấu chốt của việc đề phòng ô nhiễm ở chỗ, tiến hành công việc kết hợp các vấn đề môi trường, chiến dịch kinh doanh và hoạt động tác nghiệp. Việc đề phòng ô nhiễm có tác dụng làm giảm chi phí thông qua việc tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng. Nếu chỉ kiểm soát hậu quả mà không theo chương trình HTQLMT thì chỉ tiết kiệm được những khoản tiền phạt về việc gây ô nhiễm môi trường mà thôi .
Bảo vệ môi trường tốt hơn :
Một HTQLMT hoàn chỉnh sẽ giúp các tổ chức thực hiện tốt chương trình bảo vệ môi trường của mình. Những yếu tố cơ bản của ISO 14001 không tạo thành một chương trình hoàn chỉnh để bảo vệ môi trường nhưng chúng sẽ tạo thành một cơ sở cho chương trình ấy. Sức ép của cổ đông, sự cạnh tranh thị tường, sự khuyến khích và thừa nhận của các cơ quan nhà nước đang tạo nên những điều kiện ưu tiên cho nhiều công ty có thể đạt được những thành tích tốt đẹp trong việc bảo vệ môi trường .
Đạt lợi thế cạnh tranh :
Một tổ chức có HTQL hợp nhất với một HTQLMT thì có cơ chế để cân bằng và hòa hợp giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Các lợi ích kinh tế cũng có thể được xác định để minh chứng cho các bên hữu quan về giá trị của hoạt động QLMT hợp lý đối với tổ chức. Điều này cũng đồng thời cung cấp cho tổ chức cơ hội để gắn kết các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường với các kết quả tài chính cụ thể, vì vậy nó đảm bảo được nguồn lực luôn có sẵn để dùng cho những hạng mục công việc tạo ra lợi ích lớn nhất vừa cả về mặt tài chính cũng như về môi trường. Một khi đã áp dụng HTQLMT thì tổ chức có thể giành được những lợi thế cạnh tranh đáng kể .
Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật :
Việc xử lý hiệu quả sẽ giúp đạt được những tiêu chuẩn do luật pháp quy định và vì vậy, tăng cường uy tín của doanh nghiệp. Chứng chỉ ISO 14001 là một bằng chứng minh thực tế tổ chức đáp ứng được các yêu cầu pháp luật về môi trường, mang đến uy tín cho tổ chức.
2.4. MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Cải tiến liên tục
Xem xét của lãnh đạo
Chính sách môi trường
Kiểm tra và hành động khắc phục
Lập kế hoạch
Xây dựng và thực hiện
Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục
Hình 1: Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Trong mô hình ta thấy có 5 yếu tố chính :
Chính sách
Kế hoạch
Xây dựng và thực hiện
Kiểm tra và hành động khắc phục
Xem xét của ban lãnh đạo
Tất cả những yếu tố này tương tác với nhau tạo thành một khung thống nhất như trên, một phương pháp hệ thống để cải thiện môi trường với kết quả là toàn bộ hệ thống đềøu được cải tiến liên tục. Như trong hình vẽ miêu tả, các yếu tố này được xây dựng hỗ trợ lẫn nhau, với bậc đầu tiên là chính sách môi trường – nền tảng hỗ trợ cho toàn bộ sơ đồ khung của HTQLMT vững mạnh. Bất cứ sai xót hoặc yếu điểm nào đều ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Mô hình minh họa rất rõ ý tưởng “ cải tiến liên tục” là cải tiến tất cả các yếu tốù của HTQLMT, với việc cải tiến liên tục HTQLMT, tổ chức có thể đạt được việc cải tiến kết quả hoạt động môi trường, đây là lợi ích mà tổ chức có được khi thực hiện ISO 14001.
CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
3.1. TRÊN THẾ GIỚI
ISO 14001 trở thành tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường được hầu hết các quốc gia trên thế giới áp dụng làm tiêu chuẩn quốc gia về quản lý môi trường
Qua cuộc điều tra về tiêu chuẩn ISO cho thấy đến cuối tháng 10 năm 2004, đã có 74.004 chứng nhận ISO 14001 được cấp trên toàn thế giới, tăng 20.384 so với năm trước. Số lượng các quốc gia đạt chứng nhận ISO ngày càng tăng, trong đó Nhật Bản là nước có số công ty đạt chứng nhận cao nhất .
Tháng 4 năm 2005, số lượng chứng nhận ISO 14001 là 88.800 chứng nhận, chỉ trong 6 tháng số chứng nhận đã tăng 14.796.
Theo thứ tự xếp hạng ISO 14001 tháng 4 năm 2005 được ghi nhận :
Nhật Bản : 18.104 chứng nhận
Trung Quốc : 8.865 chứng nhận
Tây Ban Nha : 6.523 chứng nhận
Anh : 6.223 chứng nhận
Ý : 5.304 chứng nhận
Mỹ : 4.671 chứng nhận
Đức : 4.440 chứng nhận
Thụy Điển : 3.716 chứng nhận
Hàn Quốc : 2.610 chứng nhận
Pháp : 2.607 chứng nhận
Tính đến thời điểm cuối năm 2006 đầu năm 2007, số lượng chứng nhận ISO 14001 được cấp trên toàn thế giới là 129.031 chứng nhận. Qua đó ta thấy, số lượng chứng nhận đã tăng lên qua mỗi năm. Điều này thể hiện sự cần thiết và thiết thực của tiêu chuẩn ISO 14001 đối với tất cả các quốc gia trong xu thế hội nhập thế giới.
Dựa theo bảng số liệu trên ta thấy, quốc gia có số lượng chứng nhận ISO 14001 cao nhất thế giới vẫn là Nhật Bản với 21.779 chứng nhận, tăng 3.675 chứng nhận so với tháng 4 năm 2005. Trung Quốc cũng là nước có số lượng chứng nhận ISO 14001 tăng đáng kể, từ 8.865 chứng nhận năm 2005 tăng lên 18.979 năm 2007 Ý đã vượt từ vị trí thứ 5 lên thứ 4 ( vốn là vị trí của Anh, năm nay Anh tụt xuống vị trí thứ 8 ). Hàn Quốc đã vượt từ vị trí thứ 9 lên thứ 6, đứng sau Mỹ.
Bảng 1 : Các quốc gia có số lượng chứng nhận ISO 14001 cao nhất thế giới
( tính đến đầu năm 2007 )
STT
Quốc gia
Số lượng chứng nhận ISO 14001
1
Nhật Bản
21.779
2
Trung Quốc
18.979
3
Tây Ban Nha
11.205
4
Ý
9.825
5
Mỹ
8.081
6
Hàn Quốc
5.893
7
Đức
5.800
8
Anh
5.400
9
Thụy Điển
4.865
10
Pháp
3.629
3.2. TẠI VIỆT NAM :
ISO 14001 ra đời vào năm 1996 và đã được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặc dù công tác bảo vệ môi trường của nước ta không cao bằng các nước phát triển, nhưng ngày càng có nhiều tổ chức ở nước ta đã áp dụng hoặc tiếp cận với ISO 14001. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, xu thế hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng mạnh mẽ, đã nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp nước ta trong nhiều lĩnh vực, trong đó vấn đề về môi trường cũng được quan tâm đặc biệt.
Tuy nhiên, áp dụng HTQLMT đối với Việt Nam là một vấn đề còn khá mới mẻ và hạn chế do nó có liên quan đến nhiều vấn đề như rào cản kỹ thuật, hay lợi ích của việc đăng ký áp dụng bộ tiêu chuẩn cho các công ty còn ít biết đến ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp Việt Nam áp dụng như là một cách đối phó hoặc để nhằm vào mục đích quảng cáo. Do đó, vai trò của chính phủ cũng được nhìn nhận như là một yếu tố quan trọng đối với việc áp dụng HTQLMT ở Việt Nam. Việc sử dụng một cách tự nguyện các HTQLMT và các quy định quản lý của Chính phủ cần được bổ sung cho nhau để việc áp dụng được rộng rãi và hiệu quả hơn.
Tính đến cuối năm 2007, Việt Nam có khoảng 250 tổ chức đạt được chứng nhận ISO 14001. Phần lớn trong số này đều là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu so với con số trên 100.000 doanh nghiệp trên cả nước thì số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế còn quá ít (250/100.000 * 100 % = 2,5%).
Trong khu vực Đông Nam Á, số lượng chứng nhận ISO 14001 của Việt Nam vẫn ít hơn so với các quốc gia như : Thái Lan ( 1369 chứng nhận ), Singapore (716 chứng nhận ), Malaysia ( 598 chứng nhận ), Indonesia ( 381 chứng nhận ), Philippines ( 367 chứng nhận )
Như đã nói ở trên, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trong đó có môi trường và thị trường. Từ chỗ chỉ là nhân tố bổ trợ việc quản lý môi trường đã trở thành một phần không thể thiếu được trong mọi hoạt động kinh doanh. Đối với các công ty năng động, việc quản lý môi trường đã trở thành một chiến lược, chứ không phải là một sự bắt buộc.
Bảng 2 : Thống kê các công ty tại Việt Nam được chứng nhận ISO 14001
(tính từ 01/01/2000 đến 01/11/2007) (Nguồn : www.vpc.org.vn)
( Phụ lục 1 )
Bảng 3 : Danh sách các tổ chức chứng nhận ISO 14001 tại Việt Nam
(Nguồn : www.google.com.vn)
( Phụ lục 2 )
CHƯƠNG 4 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
4.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
4.1.1. Địa điểm xây dựng
Địa chỉ công ty: 64/6 Luỹ Bán Bích, Phường Tân Thới Hoà, Quận Tân Phú, TP. HCM
Điện thoại: 08. 961 2568- Fax: 08. 961 2234
Email: ruthimex@hcm.fpt.vn
Website : www.ruthimex.com
4.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân của Công ty Cao Su Thống Nhất là Xí nghiệp Công tư Hợp doanh Kỹ nghệ Cao su Độc lập được thành lập ngày 01-08-l978. Qua nhiều lần cải tổ, sắp xếp lại, đến ngày 19-05-1981 Xí nghiệp được tách ra làm 3 xưởng là Xưởng Công tư Hợp Doanh Cao su Tiến Bộ 3, 4 và 5.
Năm 1986, Xưởng Công tư Hợp doanh Cao su Tiến Bộ 4 được sáp nhập vào Xưởng Công tư Hợp doanh Cao su Tiến Bộ 5 thành Xí nghiệp Công tư Hợp doanh Cao su Thống Nhất.
Ngày 25-06-1992 theo chủ trương của Nhà nước, các tài sản của chủ cũ được hoàn trả và thực hiện quốc hữu hóa các tài sản vắng chủ, Xí nghiệp được đổi tên là Xí nghiệp Quốc doanh Cao su Thống Nhất, trực thuộc Liên hiệp Xí nghiệp Cao su - Sở Công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngày 01-02-1994 Xí nghiệp Quốc doanh Cao su Thống Nhất tách ra thành Xí nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Sở Công Nghiệp TP. HCM.
Ngày 26-04-1994 Xí nghiệp được UBND TP.HCM đổi tên thành Công ty Cao su Thống Nhất có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
Trong các năm 1994, 1998, 2000 Công ty Cao su Thống Nhất tiếp nhận thêm ba đơn vị sản xuất kinh doanh : Công ty Cơ Khí Tiêu Dùng (sáp nhập ngày 20-08-1994); Xí nghiệp Sản xuất Hoá màu (sáp nhập ngày 27-05-1998); Nhà máy Thủy Tinh Sài Gòn (sáp nhập ngày 11-07-2000).
Qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng phát triển và khẳng định được vị trí của mình tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Hiện công ty đang là một trong những nhà sản xuất lớn nhất về các loại sản phẩm phụ tùng cao su kỹ thuật tại Việt Nam. Công ty hiện có bốn xí nghiệp trực thuộc là xí nghiệp Ruthimex 1, xí nghiệp Ruthimex 2, xí nghiệp Ruthimex 3 và xí nghiệp giày nữ thời trang.
Hiện công ty có hai xí nghiệp thực hiện quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 là xí nghiệp Ruthimex 1 và xí nghiệp Ruthimex 3, trong đó xí nghiệp Ruthimex 3 chỉ thực hiện nhưng không chứng nhận còn xí nghiệp Ruthimex 1 thì nhận được chứng nhận ISO 9002 :1994 vào ngày 06/03/1999, đến ngày 06/03/2002 xí nghiệp đã chuyển đổi sang ISO 9001 : 2000. Năm 2006, công ty bắt đầu cho triển khai, xây dựng, áp dụng và tiến tới chứng nhận TS 16949 tại Ruthimex 1.
Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chất lượng cao để xuất khẩu sang Úc, New Zealand, Anh, Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ… với kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% doanh thu của công ty. Các khách hàng chính của công ty: Gulf Rubber, Sanyo, Meiwa, Fujikura, Harada, Elextrolux, Moen, Ford, … Đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là các công ty cao su ở Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc…
Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2003 đến nay :
Công ty cao su Thống Nhất là một trong những doanh nghiệp nhà nước làm ăn có hiệu quả với tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 16%. Giá trị hàng hoá xuất khẩu chiếm trên 80% doanh thu mỗi năm, thị trường xuất khẩu chính của công ty là Úc, New Zealand, Anh, Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ. Công ty đã và đang nhận được những hợp đồng xuất khẩu ổn định, đảm bảo việc làm liên tục (sản xuất ba ca) cho người lao động đồng thời góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho thành phố. Với những thành quả nổi bật mà công ty đã đạt được, năm 2005 công ty đã đạt được danh hiệu doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín.
Hình 3 : Doanh thu các năm 2003, 2004, 2005 của công ty
(Nguồn: phòng kế toán tài chính)
P. xuất- nhập khẩu
Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức của công ty
Kiểm soát tài
liệu
P.
kinh tế
kế hoạch
P. tổ chức hành chánh
P. khoa học- công nghệ
Đại
diện lãnh
đạo
PGĐ kinh doanh
GIÁM ĐỐC
PGĐ nội chính
PGĐ kỹ thuật
P.
tài chính- kế toán
P.
tiếp thị
Xí nghiệp
Ru
thi
mex
1
Xí nghiệp
Ru
thi
mex
2
Xí nghiệp Ru
thi
mex
3
Xí nghiệpgiày nữ thời trang
4.1.3. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
4.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty
4.1.3.2. Nhân sự của công ty
Trình độ nhân viên : công ty có 1 người trình độ Thạc sĩ, 45 người có trình độ Đại học, 30 người có trình độ Cao đẳng và 30 người trình độ Trung cấp, còn lại là trình độ cấp 3 trở xuống .
Chính sách nhân sự : công ty có những chính sách để khuyến khích nhân viên làm việc như hàng tháng đều có bình bầu A, B, C và khen thưởng, những sáng kiến của nhân viên dù nhỏ đều được xem xét và đề nghị khen thưởng. Công đoàn công ty, tổ chức đại diện cho người lao động, hoạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động cả về thu nhập và điều kiện làm việc, khuyến khích tinh thần làm việc chủ động sáng tạo của nhân viên.
4.1.3.3. Sơ đồ tổ chức của xí nghiệp Ruthimex 1
Nhóm trưởng dechet
Phó đốc công
Đốc công ca 1
Đốc công ca 2
Đốc công ca 3
Tổ trưởng tổ cán luyện & định hình
Nhóm trưởng cán luyện vô diêm
Nhóm trưởng định hình
Nhóm trưởng cán luyện vô bột
Nhóm trưởng dechet
Phó đốc công
Nhóm trưởng dechet
Phó đốc công
Văn phòng
xí nghiệp 1
Phân xưởng 5
Tổ KH-CN
và thử mẫu
PX 2, 3, 4
Kế hoạch và điều độ SX
PX 1
Ban QC
Phân xưởng 6
GIÁM ĐỐC
PGĐ
phụ trách thử nghiệm & cán luyện
PGĐ
phụ trách cân đong
PGĐ
phụ trách lưu hoá & QC
PGĐ phụ trách PX 6
Sơ đồ 3 : Cơ cấu tổ chức xí nghiệp Ruthimex 1
4.1.4. Lĩnh vực sản xuất
4.1.4.1. Các sản phẩm chính
Các sản phẩm chính của Công ty cao su Thống Nhất gồm:
Phụ tùng cao su kỹ thuật chịu các điều kiện đặc biệt như: nhiệt độ cao, lạnh, môi trường acid, kiềm, dầu mỡ, chịu thời tiết, ozone, cao su chống cháy, cao su cách điện… được sử dụng trong các ngành công nông nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng, ôtô, y tế, thực phẩm, điện máy, cấp thoát nước, dân dụng …
Các loại đế giày cao su
Giày nữ thời trang cao cấp
Các loại bột màu công nghiệp sử dụng trong ngành in, sơn, cao su, nhựa …
Sản phẩm chính mà xí nghiệp Ruthimex 1 sản xuất là cao su đế giày và phụ tùng cao su kỹ thuật. Tuy nhiên gần đây do các công ty sản xuất giày thường tự sản xuất đế giày thay vì thuê ngoài như trước đây nên xí nghiệp không còn sản xuất loại sản phẩm này nữa mà chỉ sản xuất một loại sản phẩm chính là phụ tùng cao su kỹ thuật.
Nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm gồm: cao su thiên nhiên (mua trong nước); các loại cao su tổng hợp như SBR, BR, CR, NBR, EPDM, Silicone … và các nguyên liệu hoá chất như: than đen, chất xúc tiến, chất phòng lão… được nhập khẩu từ các nhà sản xuất nổi tiếng như Bayer, Nippon Zeon, JSR…
4.1.4.2. Công nghệ
Mục tiêu của công ty là sản xuất sản phẩm có chất lượng cao để xuất khẩu nên công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ công nghệ. Bằng chứng là trong những năm vừa qua công ty không ngừng đầu tư vào hiện đại hoá máy móc thiết bị như: đầu tư mua máy CNC để chế tạo khuôn, chuyển từ sản xuất trên máy ép bằng sang sản xuất trên máy bơm tiêm, chế tạo thành công máy ép đôi…
Bảng 4 : Tên một số loại thiết bị ở xí nghiệp Ruthimex 1
TÊN THIẾT BỊ
NƯỚC SẢN XUẤT
Máy CNC
Nhật
Các thiết bị thử nghiệm
Nhật
Máy ép cao su kỹ thuật 2 tầng
Đài Loan
Máy ép cao su kỹ thuật 4 tầng
Liên Xô
Máy ép cao su kỹ thuật
Ba Lan, Việt Nam
Máy bơm keo
Đài Loan
Máy lưu hoá liên tục
Đài Loan
Máy ép thuỷ lực
Việt Nam
Máy luyện kín
Đài Loan
Máy cán hở
Liên Xô
Máy cán
Đài Loan
Máy ép đôi
Đài Loan
Lò hấp
Đài Loan
Máy vệ sinh khuôn
Việt Nam
Máy ép EVA 6 tầng
Việt Nam
Máy cắt định hình cao su
Việt Nam
4.2. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA XÍ NGHIỆP RUTHIMEX 1
Bảng 5 : Quy trình sản xuất của Xí nghiệp Ruthimex 1
TRÁCH NHIỆM
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
P. Kinh tế
GĐ xí nghiệp RUTHIMEX1
Nhân viên kế hoạch
Phân xưởng 1
Phân xưởng 1
Phân xưởng 1
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Nhận hợp đồng/ đơn đặt hàng
Phát phiếu sản xuất
Phiếu xuất vật tư
Nhận và duyệt phiếu sản xuất, phiếu xuất vật tư chuyển cho các bộ phận liên quan
Chuẩn bị và lập kế hoạch sản xuất
Nhận nguyên vật liệu từ kho vật tư công ty
Cân đong nguyên vật liệu
Kiểm soát SP không phù hợp
Kiểm tra cân đong
Cán luyện vô bột
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
Không đạt
đạt
(7)
Hợp đồng/ đơn đặt hàng
Phiếu sản xuất
Phiếu xuất vật tư
Phiếu xuất vật tư theo bả keo
Phiếu sản xuất
Phiếu xuất vật tư
Phiếu xuất vật tư theo bả keo
Dự tính số ngày cần sx và đính kèm vào phiếu XVT
Vô số liệu lên bảng theo dõi đơn hàng để GĐXN1 xem xét ngày lên khuôn sx
Phiếu XVT
Công thức PT.BM.001
HD cân đong
Phiếu XVT theo bả keo
Kế hoạch cân nguyên liệu
Thẻ kho cân đong
Thủ tục nhận biết, xđ nguồn gốc KT, thử nghiệm SP
TT k/s SP ko phù hợp
TT hành động khắc phục, phòng ngừa
TC kiểm tra cân đong
Phiếu kiểm tra cân đong
HD cán luyện vô bột theo công thức
Phiếu cán luyện
Phân xưởng 2
Phân xưởng 2
Phân xưởng 2
Phân xưởng 2
Phân xưởng 2
Tổ ghép khuôn KT ca
Phân xưởng 2
Phân xưởng 3
Phân xưởng 3
Phân xưởng 4
QC
QC
Tổ BB
QC
QC
Thủ kho
Phân xưởng 1
QC
NV kế hoạch
NV kế hoạch
Tổ ghép khuôn
Kỹ thuật ca
P. Kinh tế
Tổ trưởng bao bì
QC sx giao hàng
Bộ phận liên quan
QC đợt 2
QC xác xuất giao hàng
P. Kinh tế
Thủ kho
Cán luyện vô chất lưu hóa
Kiểm tra hỗn hợp keovô chất lưu hóa
Xử lý hỗn hợp cán luyện
Thử SP
Định hình BTP
Lưu trữ BTP
Lên khuôn
Giao và nhận bán thành phẩm
Lưu hóa – kiểm tra lò đầu ca và khuôn mới lên
Hành động khắc phục, phòng ngừa
(8)
(9)
Ko đạt
(10)
ko đạt đạt
đạt
(11)
(13)
(12)
(14)
(15)
Kiểm soát SP không phù hợp
Hoàn tất
Kiểm tra SP
Đạt
Một số công đoạn hoàn thiện SP
Vô bao bì
Nhập kho thành phẩm
Đối chiếu số lượng của đơn đặt hàng
Trở lại (5)
Báo chuẩn bị ngưng sản xuất
Hạ khuôn đưa vào kho bảo quản
Nhận lệnh giao hàng
(16)
(17)
Ko đạt
(18)
(19)
(20)
(21)
Ko đủ
(22)
(23)
(24)
Hành động khắc phục, phòng ngừa
Kiểm tra lại 100 %
Kiểm tra trước khi xuất kho
Giao hàng
đạt
(25)
Không đat
đạt
(26)
HD chia keo bột
HD cán luyện vô chất lưu hóa theo công thức
Phiếu cán luyện
TC kiểm tra hỗn hợp
HD kiểm tra tỷ trọng
HD kiểm tra độ cứng
HD kiểm tra độ cứng cách nhiệt
HD kiểm tra thử đốt cháy
TC kiểm tra Rheometer, Mooney
HD kiểm tra Rheometer
HD kiểm tra Mooney
Phiếu theo dõi công thức
HD lưu hóa cho từng MSSP
Phiếu theo dõi quá trình thử nghiệm SP
Bảng báo cáo kết quả thử SP
HD định hình cho từng MSSP
Phiếu định hình theo từng ca
HD vệ sinh khuôn đưa vào sx
Phiếu theo dõi lên khuôn
HD công việc của thủ kho
Thẻ kho BTP
Phiếu theo dõi sản xuất
Thẻ nhận dạng theo số thứ tự cây keo
HD lưu hóa cho từng SP
Phiếu kiểm tra nhiệt độ
Phiếu kiểm tra lò đầu ca
Sổ báo sự cố CL SP
Biên bản sửa chữa khuôn và máy
TC kiểm tra SP
HD hoàn tất theo từng nhóm hoặc từng MSSP cụ thể
TC kiểm tra SP
Phiếu kiểm tra SP
Sổ báo sự cố CL SP
Phiếu theo dõi xử lý SP không phù hợp
Thẻ nhận dạng theo số thứ tự cây keo
HD vá và nâng cấp SP
Thủ tục kiểm tra SP
Quy định những SP k/tra lần 2
HD kiểm tra rò rỉ
HD postcure, luộc
HD xử lý bề mặt SP bằng axit
TC kiểm tra SP
HD đóng bộ SP
Thủ tục xếp dỡ, lưu kho, bảo quản, giao hàng
- HD k/soát SP nhập kho
- Phiếu nhập kho thành phẩm
- Thẻ kho thành phẩm
QC vô số liệu chánh phẩm theo biểu mẫu
NV kế hoạch trừ dần số lượng cần sx trên bằng theo dõi đơn hàng
Phiếu báo ngưng sx
HD hạ khuôn
Phiếu hạ khuôn
Packing list
Thủ tục hành động khắc phục, phòng ngừa
Kết quả kiểm tra theo QC.BM.005
HD kiểm tra xác xuất trước khi giao hàng
Quy định kiểm tra xác xuất
Inspection audit report
Báo cáo kiểm tra xác xuất không đạt
Packing list
Các hồ sơ kiểm tra khác theo yêu cầu của khách hàng
Ngoài những hoạt động nằm trong quy trình sản xuất chính, một số các hoạt động phụ trợ hàm chứa các khía cạnh môi trường hoặc có khả năng gây ra các tác động môi trường như sau:
Bảo trì thiết bị :
Công tác sửa chữa và bảo dưỡng tốt, tổ chức phân công trách nhiệm hàng ngày kiểm tra hoạt động của máy móc và định kỳ hàng tháng bảo dưỡng đảm bảo cho máy hoạt động .
Lưu trữ bảo quản nguyên vật liệu – hoá chất – thành phẩm :
Kho nguyên vật liệu : lưu trữ bảo quản cao su, chất độn. Kho đặt tại phân xưởng cân đong.
Kho hoá chất : hoá chất được lưu trữ bảo quản thoáng mát, khô ráo, được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp và có gắn phiếu nhận dạng. Kho hoá chất đặt tại phân xưởng cân đong.
Kho thành phẩm : sản phẩm sau khi kiểm tra chất lượng và vô bao bì sẽ được chuyển sang kho thành phẩm. Kho được đặt ngoài khu vực sản xuất.
Hoạt động vận chuyển :
Xí nghiệp có một xe foklift chạy bằng xăng dùng để vận chuyển nguyên - nhiên vật liệu vào kho bảo quản lưu trữ và vận chuyển sản phẩm sang kho thành phẩm.
Ngoài ra, còn có các xe đẩy tay dùng để vận chuyển nguyên – nhiên vật liệu sau khi cân đong đến bộ phận sản xuất. Các xe foklift bằng tay dùng để vận chuyển, nâng, đẩy khuôn.
Sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong quá trình sản xuất :
Do đặc tính của quá trình sản xuất, phát sinh nhiều bụi, nhiệt … Xí nghiệp đã trang bị tại mỗi bộ phận cán luyện và cân đong một vòi nước sạch để công nhân rửa mặt, tay chân. Tại mỗi bộ phận sản xuất đều có một hệ thống lọc nước uống cho công nhân.
Canteen của Xí nghiệp chỉ để cho công nhân ăn uống chứ không có bất kỳ một hoạt động nấu nướng nào, cơm do Xí nghiệp hợp đồng với bên ngoài đem vào.
4.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI XÍ NGHI._.