BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ LIỄU
THIẾT KẾ WEBSITE HỔ TRỢ VIỆC DẠY
VÀ TỰ HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ LỚP 11
(NÂNG CAO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
TS. TRỊNH VĂN BIỀU
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hình thành với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn bè, các em học sinh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. TRỊNH VĂN
BIỀU, Chủ nhiệm khoa Hóa
115 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thiết kế website hổ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (chương trình nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Đại học Sư phạm TP.HCM,
người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn cao học và tạo mọi điều kiện để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy cô dạy lớp Cao học Lý luận và
phương pháp dạy học hóa học khóa 16 đã truyền đạt tất cả kiến
thức và kinh nghiệm cho chúng tôi trong suốt khóa học.
Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè lớp Hóa (1993 – 1997), lớp Cao
học Lý luận và dạy học hóa học Khóa 16, quý thầy cô các trường
THPT Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Cầu, Thạnh Lộc, Nguyễn Thị
Minh Khai đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực nghiệm
đề tài này.
Tôi xin cảm ơn gia đình. Tôi trân trọng dành tặng thành quả
của luận văn này cho Cha Mẹ. Nhờ công lao dưỡng dục của
Người mà chúng con mới có được thành quả như ngày hôm nay
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 10 năm 2008
Nguyễn Thị Liễu
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................3
1.1. Lịch sử vấn đề..................................................................................................3
1.2. Tự học .............................................................................................................4
1.3. Kiểm tra đánh giá............................................................................................9
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trắc
nghiệm tự luận và bài kiểm tra đánh giá......................................................15
1.5. Website hỗ trợ việc dạy học và tự học...........................................................20
1.6. Các phần mềm hỗ trợ thiết kế website dạy học ............................................25
1.7. Mục tiêu và kiến thức hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) ....................................33
Chương 2. THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC DẠY VÀ HỌC HÓA
HỮU CƠ LỚP 11 (NÂNG CAO) ......................................................42
2.1. Giới thiệu website ..........................................................................................42
2.1.1. Sơ đồ website ..........................................................................................42
2.1.2. Ý tưởng ..................................................................................................42
2.1.3. Cách thức sử dụng...................................................................................44
2.1.4. Thiết kế trang chủ....................................................................................45
2.2. Xây dựng hệ thống bài giảng điện tử phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) ....47
2.2.1. Ý tưởng ..................................................................................................47
2.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử........................................................................48
2.2.3. Thiết kế trang “Bài giảng” ......................................................................48
2.3. Thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình” ........................................................50
2.3.1. Ý tưởng ..................................................................................................50
2.3.2. Thiết kế trang “Thí nghiệm – Mô hình” .................................................50
2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ và câu hỏi trắc nghiệm tự luận phần
hóa hữu cơ 11 (nâng cao)................................................................................52
2.4.1. Ý tưởng ...................................................................................................52
2.4.2. Tạo hệ thống câu hỏi TNKQ trên phần mềm Violet................................52
2.4.3. Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm tự luận ......................................................57
2.4.4. Thiết kế trang “Bài tập” ...........................................................................58
2.5. Thiết kế trang “Đề kiểm tra”...........................................................................60
2.5.1. Ý tưởng .....................................................................................................60
2.5.2. Thiết kế đề kiểm tra...................................................................................60
2.5.3. Thiết kế trang “Đề kiểm tra”.....................................................................65
2.6. Thiết kế trang “Tư liệu” ..................................................................................67
2.6.1. Ý tưởng ...................................................................................................67
2.6.2. Thiết kế một số phương pháp giải toán trong hóa hữu cơ .....................68
2.6.3. Thiết kế trang tư liệu ................................................................................77
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................79
3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................79
3.2. Đối tượng thực nghiệm .................................................................................79
3.3. Phương pháp thực nghiệm .............................................................................79
3.4. Tiến hành thực nghiệm ..................................................................................83
3.5. Kết quả thực nghiệm .....................................................................................85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................107
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CD
CTTQ
CTPT
ĐC
đktc
ĐHSP
GV
GTĐT
HS
HLĐT
tr.
TN
TNKQ
TNTL
THPT
THCS
: Compact disk
: Công thức tổng quát
: Công thức phân tử
: Đối chứng
: điều kiện tiêu chuẩn
: Đại học Sư phạm
: Giáo viên
: Giáo trình điện tử
: Học sinh
: Học liệu điện tử
: trang
: Thực nghiệm
: Trắc nghiệm khách quan
: Trắc nghiệm tự luận
: Trung học phổ thông
: Trung học cơ sở
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Kế hoạch dạy học hóa học lớp 11 ( nâng cao) .................................36
Bảng 3.1 : % HS đạt điểm xi các lớp TN và ĐC của trường Thạnh Lộc ...........86
Bảng 3.2 : HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Thạnh
Lộc.....................................................................................................87
Bảng 3.3 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Thạnh Lộc..............................................................................87
Bảng 3.4 : Giá trị các tham số đặc trưng của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc .........................................................................................88
Bảng 3.5 : % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Nguyễn Hữu
Cầu ....................................................................................................89
Bảng 3.6 : % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu...............................................................................90
Bảng 3.7 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Nguyễn Hữu Cầu...................................................................91
Bảng 3.8 : Giá trị các tham số đặc trưng của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu...............................................................................91
Bảng 3.9 : % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi......92
Bảng 3.10 : % HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và ĐC trường Mạc
Đĩnh Chi ............................................................................................93
Bảng 3.11 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC
trường Mạc Đĩnh Chi ........................................................................93
Bảng 3.12 : Giá trị các tham số đặc trưng các lớp TN và ĐC trường Mạc
Đĩnh Chi ............................................................................................94
Bảng 3.13 : % HS dạt điểm xi của các lớp TN và ĐC ........................................95
Bảng 3.14 : % HS đạt điểm xi trở xuống của của các lớp TN và ĐC ..................96
Bảng 3.15 : Tổng hợp phân loại kết quả học tập của của các lớp TN và ĐC.......96
Bảng 3.16 : Giá trị các tham số đặc trưng các của các lớp TN và ĐC .................97
Bảng 3.17 : Đánh giá website của GV .................................................................99
Bảng 3.18 : Đánh giá hiệu quả sử dụng website của GV ...................................100
Bảng 3.19 : Đánh giá website của học sinh các lớp TN ....................................101
Bảng 3.20 : Đánh giá hiệu quả sử dụng website của HS các lớp TN.................102
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 : Giao diện thiết kế bài giảng điện tử của Microsot Powerpoint...........26
Hình 1.2 : Giao diện thiết kế website của Macromedia Dreamweaver................27
Hình 1.3 : Giao diện thiết kế hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của Violet ...............29
Hình 1.4 : Giao diện thiết kế hình ảnh của Macromedia Fireworks-8................30
Hình 1.5 : Tựa website được thiết kế bằng Macromedia Fireworks-8................30
Hình 1.6 : Cách lưu bài giảng điện tử dạng Powerpoint show.............................31
Hình 1.7 : Cách tạo đường link từ bài giảng đến website ....................................31
Hình 1.8 : Cách tạo đường link từ hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đến website ....32
Hình 2.1 : Trang chủ của website.........................................................................44
Hình 2.2 : Tựa trang chủ được thiết kế bằng Macromedia Fireworks-8..............45
Hình 2.3 : Tiêu đề được thiết kế bằng Macromedia Firework-8..........................46
Hình 2.4 : Giao diện dùng để định màu cho các đường link................................47
Hình 2.5 : Bài giảng điện tử được thiết kế bằng PowerPoint...............................48
Hình 2.6 : Trang “Bài giảng ” giới thiệu danh mục các bài giảng điện tử ...........49
Hình 2.7 : Trang “Thí nghiệm – mô hình” giới thiệu danh mục các thí
nghiệm phần hóa hữu cơ lớp 11 ..........................................................51
Hình 2.8 : Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
nhiều lựa chọn .....................................................................................53
Hình 2.9 : Giao diện phầm mềm Violet sau khi thiết hệ thống câu hỏi
TNKQ nhiều lựa chọn .........................................................................54
Hình 2.10 : Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
đúng sai................................................................................................55
Hình 2.11 : Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi
TNKQ đúng sai ...................................................................................55
Hình 2.12 : Giao diện phần mềm Violet khi thiết kế hệ thống câu hỏi TNKQ
ghép đôi ...............................................................................................56
Hình 2.13 : Giao diện phần mềm Violet sau khi thiết kế hệ thống câu hỏi
TNKQ ghép đôi...................................................................................57
Hình 2.14 : Cách tạo đường link từ câu hỏi TNTL đến website ...........................57
Hình 2.15 : Câu hỏi TNTL được lưu dưới dạng webpage .....................................58
Hình 2.16 : Trang “Bài tập” giới thiệu hệ thống bài tập phần hóa hữu cơ.............59
Hình 2.17 : Cách tạo nút liên kết đến bài kiểm tra.................................................66
Hình 2.18 : Trang “Đề kiểm tra” giới thiệu một số đề kiểm tra.............................67
Hình 2.19 : Trang “Tư liệu” giới thiệu một số phương pháp giải toán hóa
hữu cơ ..................................................................................................77
Hình 3.1 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc............................................................................................86
Hình 3.2 : Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc............................................................................................87
Hình 3.3 : Biểu đồ phân loại kết quả học tập của các lớp TN và ĐC trường
Thạnh Lộc............................................................................................88
Hình 3.4 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường
Nguyễn Hữu Cầu.................................................................................89
Hình 3.5 : Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và
ĐC trường Nguyễn Hữu Cầu ..............................................................90
Hình 3.6 : Biểu đồ biểu diễn sự phân loại học sinh của các lớp TN và ĐC
trường Nguyễn Hữu Cầu .....................................................................91
Hình 3.7 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các lớp TN và ĐC trường
Mạc Đĩnh Chi ......................................................................................92
Hình 3.8 : Đồ thị biểu diễn %HS đạt điểm xi trở xuống của các lớp TN và
ĐC trường Mạc Đĩnh Chi....................................................................93
Hình 3.9 : Biểu đồ biểu diễn sự phân loại kết quả học tập của các lớp TN
và ĐC trường Mạc Đĩnh Chi ..............................................................94
Hình 3.10 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi của các các lớp TN và ĐC .........95
Hình 3.11 : Đồ thị biểu diễn % HS đạt điểm xi trở xuống của các các lớp TN
và ĐC ..................................................................................................96
Hình 3.12 : Biểu đồ biểu tổng hợp phân loại kết quả học tập của các các lớp
TN và ĐC ...........................................................................................97
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại bước vào thế kỷ 21, thế kỷ của khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế cạnh tranh cao, tri
thức và kỹ năng của con người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội. Con người do giáo
dục đào tạo phải có tri thức và phẩm chất trí tuệ cao, có năng lực giao tiếp, có những giá trị nhân văn
đạo đức sâu sắc, phong phú, có kỹ năng, kỹ xảo, khả năng thích ứng và tự điều chỉnh. Để đào tạo con
người đáp ứng được nhu cầu xã hội, hòa nhập với nền giáo dục trên thế giới, phục vụ nhu cầu ngày
càng cao của sự phát triển xã hội, nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Sự cần thiết phải đổi
mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học, coi trọng
thực hành, thực nghiệm, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay, đổi mới và tổ chức thực
nghiệm nghiêm chỉnh chế độ thi cử”[10, tr.6].
Hiện nay, quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn đòi hỏi con người phải có kiến thức và phương
pháp tư duy độc lập, sáng tạo. Nhà trường phổ thông phải trang bị kiến thức cơ bản và rèn luyện năng
lực tư duy độc lập, sáng tạo thông qua quá trình học tập của các em - học có hướng dẫn của giáo viên
và tự học của học sinh. Muốn vậy, cần phải có sự đổi mới về nội dung lẫn phương pháp dạy học. Tuy
nhiên, hiện nay tư liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc học tập, nghiên cứu của
học sinh về môn hóa nói chung và phần hữu cơ nói riêng còn hạn chế. Vì vậy “Thiết kế Website nhằm
hỗ trợ việc dạy và tự học phần hữu cơ lớp 11 (nâng cao) THPT” là vấn đề cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế website để hỗ trợ việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao) THPT.
3. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 ở một số trường trung học phổ thông.
- Thiết kế Website hỗ trợ việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao).
- Thực nghiệm sư phạm ở một số trường phổ thông để chứng minh tính khả thi và hữu hiệu của đề
tài. Từ đó rút ra những biện pháp thực tiễn nhằm nâng cao khả năng tự học của học sinh và đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá ở trường phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu Website được xây dựng chuẩn mực và đưa vào sử dụng một các khoa học sẽ nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn hóa học ở trường phổ thông.
4. Khách thể và đối tượng nguyên cứu
a. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông.
b. Đối tượng nghiên cứu
Việc thiết kế Website phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao).
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các nhiệm vụ này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Dùng toán học thống kê để xử lý các kết quả thực nghiệm.
6. Điểm mới của luận văn
- Xây dựng website trong đó có các bài giảng điện tử cung cấp và củng cố kiến thức để nâng cao
khả năng tự học bộ môn hóa hữu cơ của học sinh.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và bài kiểm tra chương trình hóa hữu cơ lớp
11 (nâng cao).
- Giới thiệu một số phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ lớp 11.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, có không ít các website về hóa học phổ thông nhưng đa số các trang website này đều sử
dụng ngôn ngữ nước ngoài hoặc kiến thức tổng quát. Một số đề tài nghiên cứu sử dụng công nghệ
thông tin và thiết kế website trong dạy học hóa học:
1. Nguyễn Thị Diệp (2003), Sử dụng phối hợp một số phần mềm dạy học với các phương tiện kỹ
thuật dạy học khác trong dạy học hoá học ở lớp 10 trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP
Hà Nội.
2. Lê Thị Phương Lan (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kiến thức hoá
học phần hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Thành (2003), Sử dụng phần mềm thí nghiệm hoá học để dạy học phần kim loại
và phi kim (THPT) nhằm phát huy tính tích cực của học viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên,
Luận án tiến sĩ, trường ĐHSP Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Điểu (2004), Xây dựng đĩa CD - ROM về thí nghiệm và hình ảnh minh hoạ cấu trúc
một số phân tử hoá học lớp 9 – THCS, Luận án tiến sĩ, ĐHSPHN.
5. Hỉ A Mổi (2005), Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm,
Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
6. Cao Duy Chí Trung (2005), Thiết kế webiste giáo dục môi trường qua môn Hóa Học ở trường
THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
7. Phạm Dương Hoàng Anh (2006), Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và
Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa
học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT, Khóa luận tốt nghiệp, trường
ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Thị Thanh Hà (2006), Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia
Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học, Khóa luận
tốt nghiệp, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
9. Trần Thị Mai Huê (2006) , Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá kiến thức hoá
học bằng trắc nghiệm khách quan phần hoá học lớp 10 trung học phổ thông , Luận án tiến sĩ, trường
ĐHSP Hà Nội.
10. Phạm Duy Nghĩa (2006), Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử
cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver, Luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành hóa học, trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Ngọc Anh Thư (2006), Phối hợp phần mềm MACROMEDIA DREAMWEAVER MX
và MACROMEDIA FLASH MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa
học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm, Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành hóa học,
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.
Trong các đề tài trên, đề tài của tác giả Lê Thị Phương Lan có đề cập đến hóa hữu cơ lớp 11 nhưng
chỉ ở mức độ thiết kế website hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá. Tác giả Phạm Dương Hoàng Anh với
đề tài thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon
không no mạch hở dành cho học sinh THPT. Như vậy, chưa có đề tài nào thiết kế website hỗ trợ việc
dạy và tự học phần hóa hữu cơ chương trình lớp 11. Điều đó gây trở ngại lớn trong việc tìm kiếm tri
thức của học sinh phổ thông khi tiếp cận bộ môn hóa học hữu cơ. Do đó, thiết kế website hỗ trợ cho
việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 ( nâng cao) là cần thiết.
1.2. Tự học
1.2.1. Tự học là gì
Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001, tự học là: “…tự học là quá trình tự
mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành…” [3, tr.38].
Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là 1 bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi
những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động
dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và
sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết
quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”.
Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình,
nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người
có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự
học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đă
đọc, đă nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách
tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện…Đối với học sinh, tự học còn thể
hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động
ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao.
1.2.2. Các hình thức của tự học
Theo tài liệu lý luận dạy học [3, tr.38], tự học có 3 hình thức:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức
trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, đòi hỏi khả năng tự học rất
cao.
- Tự học có hướng dẫn: Có giáo viên ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các
phương tiện thông tin khác.
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với giáo viên một số tiết trong ngày,
trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học.
1.2.3. Chu trình của tự học
Theo các tài liệu [3], [26], [28], việc tự học của học sinh là một chu trình có 3 thời:
1. Tự nghiên cứu.
2. Tự thể hiện.
3. Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Thời (1): Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề,
tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có
tính chất cá nhân.
Thời (2): Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề,
tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao
đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xă hội của cộng đồng lớp học.
Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người
học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa
học (tri thức).
1.2.4. Vai trò của tự học
Tổng hợp những ý kiến từ các tài liệu [3], [14],[26], [28], tự học có nhiều vai trò.
Chu trình tự học
(3)
Tự kiểm tra,
Tự điểu chỉnh
(2)
Tự thể hiện
(1)
Tự nghiên cứu
Tự học
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với
quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường. Nó giúp khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường
thời có hạn.
Tự học giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự tìm
tòi, nghiên cứu và lựa chọn. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi học
sinh biết cách tự học, học sinh sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài
liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo
thành quá trình tự đào tạo”. Như vậy, tự học có ý nghĩa quyết định với sự thành đạt của mỗi người [2,
tr.39].
Tự học của học sinh THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc
lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với quy luật tiến hóa
của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông.
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với học sinh
THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc học
cao hơn như đại học, cao đẳng… học sinh sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết quả học
tập tốt. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng được phương châm
“Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm 1996.
1.2.5. Tự học qua mạng và những lợi ích của nó
1.2.5.1. Tự học qua mạng
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì việc học qua mạng ngày càng trở
nên phổ biến và vô cùng cần thiết. Với hình thức học này người học sẽ chủ động tìm kiếm tri thức để
thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút
kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính và mạng Internet.
1.2.5.2. Lợi ích của tự học qua mạng
Trong thời đại ngày nay, muốn thoát khỏi lạc hậu với khoa học và kĩ thuật, mỗi người phải có
thói quen và khả năng tự học suốt đời vì không phải ai, vào bất cứ lúc nào, cũng có điều kiện đến
trường, đến lớp để học. Thế nhưng tự học như thế nào, tự học cái gì, phải bắt đầu tự học từ đâu và ai sẽ
hướng dẫn cho mình? Đó là những vấn đề khó khăn mà người tự học thường gặp phải. Để giải quyết
tình trạng đó, tự học qua mạng ra đời nhằm cung cấp sự hướng dẫn cho bất cứ ai muốn học một
chương trình nào đó hoặc xem lại, bổ sung, mở rộng phần kiến thức đã học ở trường lớp. Sự hướng dẫn
này có cấp độ chung và cấp độ cụ thể. Cấp độ chung hướng dẫn học về các mặt tư tưởng, quan điểm,
phương pháp luận, những phương pháp chung nhất, phổ biến nhất. Cấp độ cụ thể hướng dẫn học môn
cụ thể, từng bài học cụ thể. Cấp độ chung soi sáng cho cấp độ cụ thể và cấp độ cụ thể minh họa, củng
cố cấp độ chung. Cả hai cấp độ hướng dẫn này khi vào học sẽ hòa quyện vào nhau, tác động lẫn nhau
để tạo nên một phong cách tự học có hiệu quả, người học sẽ có trong tay một công cụ cơ bản để học
suốt đời. Một sự hướng dẫn được coi là có hiệu quả nếu người tiếp thu thật sự chủ động khiến cho yêu
cầu “được hướng dẫn” cũng sẽ giảm dần cho đến khi người học có thể tự học hoàn toàn.
Việc tự học qua mạng sẽ giúp người học không bị ràng buộc vào thời khóa biểu chung, một kế
hoạch chung, có thời gian để suy nghĩ sâu sắc một vấn đề, phát hiện ra những khía cạnh xung quanh
vấn đề đó và ra sức tìm tòi học hỏi thêm. Dần dài, cách tự học đó trở thành thói quen, giúp người học
phát triển được tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự học qua mạng giúp người học có thể tìm kiếm nhanh chóng và dễ dàng một khối lượng lớn
thông tin bổ ích. Về mặt này, người học hoàn toàn thuận lợi so với việc tìm kiếm trên sách báo.
Với tính năng siêu liên kết và giao diện thân thiện, website sinh động, hấp dẫn, tiện dụng cho
người học góp phần nâng cao hứng thú học tập.
Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của
mình. Nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai
trò hết sức quan trọng nhưng tự học của học sinh cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không
có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là
nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm
Văn Đồng-1969). Giáo viên cần giúp cho học sinh tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp
cho học sinh những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho học sinh biết cách tự học qua mạng chính
là một trong những cách giúp học sinh tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận
của nhân loại.
1.3. Kiểm tra đánh giá
1.3.1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá
Kiểm tra là sự xem xét một cách kỹ lưỡng một vật, một hiện tượng, một quá trình dựa trên mục
tiêu đã xác định trước. Trong lý luận dạy học, “kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy
học, đảm nhận một chức năng lý luận dạy học cơ bản chủ yếu không thể thiếu được của quá trình này”
[41, tr.178].
Đánh giá là phương tiện để xác định các mục đích và mục tiêu của một công việc có đạt được
hay không. Nó cũng gồm việc xem xét các phương tiện đang được sử dụng để đạt đến mục đích và._.
mục tiêu. Đánh giá làm rõ các sản phẩm có được ngoài dự kiến, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực, từ các
hoạt động bổ trợ.
Đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin một cách có hệ thống nhằm xác
định mức độ đạt đến các mục tiêu giảng huấn về phía học sinh. Đánh giá có thể thực hiện bằng phương
pháp định lượng (đo lường) hay định tính (quan sát) [4, tr.29].
1.3.2. Mục đích [5]
Mục đích của việc đánh giá là kiểm tra thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học, cấp học, môn
học. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh có các mục tiêu khác nhau nên có các yêu cầu đánh giá
khác nhau:
Đánh giá xác nhận: Đánh giá sản phẩm đầu ra nhằm xác nhận một trình độ nhất định (tốt
nghiệp trung học phổ thông, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh đại học…)
Đánh giá điều chỉnh: Đánh giá trong quá trình dạy và học (kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút
…) giúp cho giáo viên biết mức độ nắm kiến thức, kỹ năng trong từng bài, từng chương, từng phần nội
dung để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy của thầy hoặc phương pháp học của trò.
Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu nhằm thu được những thông tin phản hồi giúp giáo viên
điều chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu.
1.3.2. Chức năng của kiểm tra [5]
1.3.2.1. Chức năng phát hiện, điều chỉnh
- Dựa vào việc tiến hành các hình thức và phương pháp kiểm tra kết quả học tập của học sinh,
giáo viên nắm được thực trạng việc học tập của học sinh và nguyên nhân cơ bản dẫn đến kết quả đó.
- Giáo viên xác định được mức độ lĩnh hội và hoàn thiện hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của
học sinh khi kết thúc môn học.
- Giáo viên nắm được cụ thể, chính xác năng lực, trình độ của mỗi học sinh trong lớp để có
biện pháp giúp đỡ thích hợp.
- Giáo viên theo dõi được sự tiến bộ hay sa sút của học sinh trong quá trình học tập để có sự
động viên, nhắc nhở kịp thời.
1.3.2.2. Chức năng củng cố, phát triển trí tuệ của học sinh
Thông qua kiểm tra, học sinh có điều kiện học tập tích cực, tiến hành các hoạt động trí tuệ,
phát huy cao độ năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của bản thân. Từ đó, học sinh có thể ghi nhớ, tái
hiện, khái quát hóa những tri thức thu lượm được. Trên cơ sở đó học sinh được củng cố, rèn luyện,
hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực chú ý, khả năng ghi nhớ, vận dụng…
1.3.2.3. Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục là một trong những chức năng quan trọng của kiểm tra, có tác dụng giáo
dục học sinh thái độ học tập, khuyến khích học sinh học tập chăm chỉ, tính cẩn thận, có tinh thần trách
nhiệm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đánh giá còn giúp học sinh rèn luyện năng lực tự kiểm tra, tự đánh
giá, tự hoàn thiện học vấn, giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể, tạo dư luận lành mạnh, đấu
tranh chống lại các biểu hiện sai trái, ủng hộ cái tốt và giúp đỡ nhau học tập.
1.3.3. Định hướng đổi mới về kiểm tra, đánh giá kết quả
1.3.3.1. Mục tiêu
Theo tài liệu [43, tr. 17], đổi mới kiểm tra đánh giá phải đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Đánh giá phải đúng thực chất trình độ của, năng lực của người học; kết quả kiểm tra, thi cử
đủ độ tin cậy để xét lên lớp, tốt nghiệp, làm căn cứ tuyển sinh.
- Tạo động lực đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Giảm áp lực thi cử, tạo thuận lợi và bảo đảm tốt hơn lợi ích của người học.
1.3.3.2. Định hướng về nội dung và hình thức đáng giá [5]
- Coi trọng kiểm tra đánh giá chất lượng của việc nắm vững hệ thống khái niệm cơ bản hóa
học, không nặng thuộc lòng.
- Chú ý đánh giá năng lực thực hành vận dụng tổng hợp kiến thức , vận dụng kiến thức vào
thực tiễn, coi đó là sự thể hiện của sự phát triển tiềm lực trí tuệ của học sinh.
- Tăng yêu cầu về kiểm tra thí nghiệm hóa học và năng lực tự học của học sinh.
Để sử thực hiện được các yêu cầu trên đây, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chú ý dùng phối hợp nhiều loại hình bài tập như tự luận và TNKQ, bài tập lí thuyết định tính
và định lượng, bài tập thực nghiệm.
- Chú ý kiểm tra năng lực thực hành, kĩ năng tự học , kĩ năng làm việc khoa học, kĩ năng làm
việc khoa học như điều tra, tra cứu, báo cáo kết quả …
- Dùng các phương pháp khác trong đánh giá : HS tự đánh giá lẫn nhau; kiểm tra viết, kiểm tra
vấn đáp.
1.3.3.3. Định hướng đổi mới về kiểm tra đánh giá kết quả
* Về kiến thức
Theo tài liệu [5, tr.126], nội dung của đánh giá theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, phân
tích, tổng hợp, khái quát. Trước mắt, ở trường trung học phổ thông cần chú ý các mức độ:
Biết: Học sinh nhớ các định nghĩa, tính chất, hiện tượng hoá lý, các khái niệm, công thức đã
học và trả lời câu hỏi “Là gì? Là thế nào?...”
Hiểu: Học sinh giải thích được các bản chất, các hiện tượng hoá học và trả lời câu hỏi “Vì
sao? Như thế là thế nào? Có nghĩa là gì?…”
Vận dụng: Học sinh áp dụng được các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề tương tự,
các vấn đề trong cùng phạm vi đã có thay đổi, biến đổi một phần…
* Về kỹ năng
Tập trung vào ba nhóm kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng học tập tích cực môn hoá học, ví dụ:
+ Dự đoán tính chất của một chất (căn cứ vào: tính chất chung của các loại chất, đặc điểm
cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử, độ âm điện, năng lượng ion hoá hoặc đặc điểm cấu tạo
phân tử hợp chất), kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm hóa học hoặc thu thập thông tin trong tài liệu và
rút ra kết luận.
+ Kỹ năng quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét nhằm chứng minh
hoặc kết luận về tính chất của chất, hiện tượng hoá học.
+ Kỹ năng tiến hành các thí nghiệm cụ thể nhằm mục đích nghiên cứu hoặc kiểm chứng cho
dự đoán về tính chất, hiện tượng,…
- Kỹ năng vận dụng kiến thức hoá học có nâng cao:
+ Phân biệt một số chất đã học bằng phương pháp hoá học.
+ Giải một loại bài tập hoá học cụ thể (tính thành phần phần trăm của hỗn hợp, xác định
công thức hoá học của một chất, tính khối lượng sản phẩm dự kiến theo hiệu suất, bài tập tổng hợp, bài
tập thực nghiệm…)
+ Loại bỏ chất thải độc hại.
+ Giải bài tập trắc nghiệm khách quan hoá học có yêu cầu vận dụng kiến thức và kỹ năng.
- Kỹ năng thực hành hoá học:
+ Sử dụng dụng cụ hóa chất để tiến hành thành công, an toàn một số thí nghiệm:
Trong bài thực hành hoá học để kiểm tra các kiến thức đã học ở bài lý thuyết.
Trong một số bài lý thuyết để nghiên cứu tính chất các chất, để kiểm tra dự đoán.
+ Quan sát, mô tả được các hiện tượng, nhận xét, rút ra kết luận.
+ Viết tường trình bài thực hành thí nghiệm.
1.3.6. Các hình thức kiểm tra đánh giá
1.3.6.1. Theo truyền thống
Theo tài liệu [41, tr.183], kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh được tiến hành dưới nhiều
hình thức, phương pháp truyền thống tổ chức kiểm tra đánh giá kết học tập của học sinh là kiểm tra
miệng và kiểm tra viết.
a. Kiểm tra miệng
Kiểm tra miệng là kiểm tra vấn đáp, là hình thức kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra miệng được
thực hiện qua các khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn. Kiểm tra miệng giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời những lệch lạc của học sinh để điều chỉnh
cách học của học sinh và điều chỉnh cách dạy của chính bản thân giáo viên.
Để kiểm tra miệng, trước hết phải xác định được chính xác kiến thức cần kiểm tra, củng cố để
chuẩn bị câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, với nội dung bài học. Câu hỏi đặt ra khi kiểm tra
miệng phải rõ ràng chính xác để học sinh không tra lạc đề, phải kích thích được tư duy sáng tạo của
học sinh.
Khi học sinh trả lời câu hỏi, giáo viên phải chú ý lắng nghe, không ngắt lời của học sinh, tạo
điều kiện để học sinh trả lời câu hỏi một cách tốt nhất. Học sinh trả lời xong, giáo viên yêu cầu học
sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn nhằm tạo bầu không khí học tập của cả tập thể lớp. Giáo viên
phải sửa chữa, uốn nắn những thiếu sót, sai lệch về kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh cách
trình bày vấn đề một cách mạch lạc, xúc tích. Cuối cùng, giáo viên nhận xét và cho điểm một cách
chính xác, khách quan.
b. Kiểm tra viết
Ở trường phổ thông hiện nay, kiểm tra viết được tiến hành dưới hình thức kiểm tra 15 phút hay
1 tiết (45 phút). Bài kiểm tra viết thường là bài kiểm tra trắc nghiệm tự luận (15 phút) hoặc bao gồm
trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan (1 tiết). Bài kiểm tra viết thường được tiến hành sau khi
học xong một chương hoặc một phần chương trình.
Qua kết quả của bài kiểm tra viết, giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu kiến thức, kĩ
năng trình bày vấn đề và sự phát triễn ngôn ngữ của của học sinh. Kết quả bài kiểm tra đánh giá giúp
cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học của mình sau một thời gian.
Để có kết qua chính xác về quá trình dạy học, bài kiểm tra viết phải được tiến hành một cách
nghiêm túc. Giáo viên cần xác định mục tiêu cần kiểm tra đánh giá, nội dung cần kiểm tra, số lượng
câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh và yêu cầu của chương trình.
1.3.6.2. Theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong giáo dục phổ thông
a. Kiểm tra thường xuyên
Theo tác giả Trần Anh Tuấn [43, tr.17], kiểm tra thường xuyên gồm có kiểm tra vấn đáp
(kiểm tra miệng) và kiểm tra viết 15 phút. Kiểm tra vấn đá giúp giáo viên thu được thông tin phản hồi
nhanh và có tác dụng thúc đẩy, kích thích học sinh học tập.
Kiểm tra vấn đáp có thể tiến hành bất kì lúc nào trong giờ học. Còn kiểm tra viết 15 phút
được tiến hành sau khi kết thúc một tiết học. Nó có tác dụng kiểm tra kiến thức học sinh trong một
phạm vi không quá nhiều, giúp cho học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện năng lực trình bày.
b. Kiểm tra định kỳ
Theo tài liệu [43, tr.17], kiểm tra định kỳ được tiến hành sau một khi kết thúc một số phần,
một số chương, gồm có: kiểm tra viết một tiết, kiểm tra học kì, thực hành. Nó có tác dụng kiểm tra
kiến thức, kĩ năng của học sinh về vấn đề tương đối hoàn chỉnh trong phạm vi kiến thức đã học, giúp
học sinh rèn luyện năng lực phân tích tổng hợp vấn đề, kĩ năng kĩ xảo thực hành thí nghiệm.
1.3.7. Quy trình kiểm tra đánh giá
Thông thường, quy trình đánh giá tri thức khoa học gồm có ba bước:
- Xây dựng hệ thống tiêu chí về nội dung đánh giá và các tiêu chuẩn cần đạt được tương ứng với
các mục tiêu dạy học đã được cụ thể hóa đến chi tiết.
- Thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá và kế hoạch sử dụng chúng.
- Thu thập số liệu đánh giá.
- Xử lí số liệu.
- Báo cáo kết quả để rút ra kết luận về việc đánh giá và đưa ra những điều chỉnh quá trình dạy
học.
1.4. Thiết kế bài giảng điện tử, câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi trắc nghiệm tự luận và
bài kiểm tra đánh giá
1.4.1. Bài giảng điện tử
1.4.1.1. Khái niệm
Theo TS. Trần Trung Ninh [15], giáo án điện tử là hệ thống bao gồm ba thành tố:
a. Kế hoạch bài dạy học gồm:
- Mục tiêu bài dạy học tương tự giáo án thường.
- Chuẩn bị của thầy và trò bao gồm cả việc tìm tư liệu bài dạy học trên internet, chuẩn bị
phòng máy, máy chiếu …
- Phương pháp và phương tiện dạy học.
- Kế hoạch về thời gian.
- Thông tin phản hồi.
b. Bài trình diễn gồm có:
Bài giảng soạn thảo bằng Microsoft Powerpoint. Trong bài trình diễn, chỉ đưa những nội dung
thật tinh giản, xúc tích, ngắn gọn. Ở mỗi slide (trang) không quá năm gạch đầu dòng. Slide 1: Tên bài
dạy, người dạy, trường lớp. Slide 2 giới thiệu nội dung chính, sau đó sẽ triển khai trong các slide sau.
c. Tư liệu hỗ trợ dạy học gồm có:
- Tư liệu hình ảnh, âm thanh, thông tin bổ sung.
- Tư liệu các mô phỏng sản xuất hóa học, các quá trình tự nhiên, cơ chế phản ứng hữu cơ.
- Các video về thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, phản ứng hóa học xảy ra quá nhanh hay quá
chậm.
1.4.1.2. Các nguyên tắc soạn thảo bài trình diễn
- Đơn giản, rõ ràng.
- Tinh giản và biểu tượng hóa nội dung.
- Chọn đồ họa, hiệu ứng hoạt hình cẩn thận, phù hợp với nội dung và thời gian trình diễn, tránh
lạm dụng để không làm phân tán sự chú ý của người học.
- Chỉ nên có một ý tưởng lớn trong mỗi slide.
- Có không quá năm ý nhỏ trong mỗi slide.
1.4.1.3. Quy trình thiết kế một giáo án điện tử
- Căn cứ vào chương trình, nhiệm vụ của chương, mục tiêu bài giảng, đặc điểm trang thiết bị
dạy học, trình độ học sinh để xây dựng kế hoạch bài dạy học.
- Khai thác internet, sách báo, sách tham khảo… tìm kiếm xây dựng tư liệu hỗ trợ bài dạy.
- Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint thiết kế bài trình diễn.
- Kiểm tra toàn bộ giáo án điện tử, sửa chữa những sai sót trước khi trình diễn.
1.4.2. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
1.4.2.1. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (TNKQ)
“Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng
hệ thống câu hỏi gọi là “khách quan” vì cách cho điểm hoàn toàn khách quan không phụ thuộc vào
người chấm ” [36, tr.187].
Trắc nghiệm khách quan được chia làm bốn loại chính
- Câu trắc nghiệm đúng sai.
- Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.
- Câu trắc nghiệm ghép đôi
- Câu trắc nghiệm điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.
Khi soạn thảo bài trắc nghiệm khách quan cần lưu ý các vấn đề sau:
- Xác định mục tiêu cụ thể muốn kiểm tra.
- Xác định nội dung cần kiểm tra. Căn cứ vào nội dung trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức
và kĩ năng, chia nội dung chương trình thành những nội dung cụ thể. Xác định tầm quan trọng của từng
nội dung để phân bố số câu hỏi hợp lí.
- Thiết kế câu hỏi gồm ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng có nội dung về lí thuyết, định lượng và
thực nghiệm.
- Số lượng câu hỏi được soạn nên nhiều hơn số câu hỏi cần dùng trong kiểm tra nhằm lựa chọn
được câu hỏi có chất lượng.
- Mỗi câu hỏi phải liên quan đến một mục tiêu nhất định. Câu hỏi phải biểu diễn được mục tiêu
dưới dạng đo được hay quan sát được.
- Câu hỏi phải diễn đạt rõ ràng, không nên dùng những cụm từ có ý nghĩa mơ hồ: “thường
thường”, “đôi khi”, “có lẽ” ….
- Câu hỏi phải có độ khó vừa phải, có khoảng 40 – 60% học sinh trả lời được câu hỏi đó.
- Phải soạn đáp án kĩ trước khi cho học sinh làm bài kiểm tra và cần báo trước cho học sinh số
điểm của mỗi câu.
1.4.2.2. Trắc nghiệm tự luận (TNTL)
“TNTL là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các
câu mà hỏi học sinh phải trả lời dưới dạng viết bằng chính ngôn ngữ của học sinh trong khoản thời
gian đã định trước” [41, tr184].
TNTL cho phép học sinh tự do tương đối nào đó để trả lời mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Để
trả lời câu hỏi trong bài, học sinh phải nhớ lại kiến thức đã học, phải biết cách sắp xếp và diễn đạt ý
của mình một cách rõ ràng và chính xác.
Bài TNTL trong một chừng mực nào đó được chấm điểm một cách chủ quan điểm cho bởi
những người chấm khác nhau có thể không thống nhất. Một bài tự luận thường ít câu hỏi và mất thời
gian trình bày câu trả lời.
Khi soạn câu hỏi TNTL, cần lưu lý:
- Phải xác định mục tiêu cần kiểm tra. Nên dùng câu hỏi TNTL để kiểm tra khả năng vận dụng
những điều đã học để tìm ra kiến thức mới chưa học ở lớp hay đánh giá khả năng so sánh các vấn đề
với nhau của học sinh.
- Căn cứ vào chương trình, cần xác định trước nội dung nào cần kiểm tra và thông báo cho học
sinh biết trước nội dung cần kiểm tra để học sinh chuẩn bị một cách thích ứng.
- Nên soạn câu hỏi đánh giá học sinh ở nhiều mức trí lực khác nhau phù hợp cho từng đối tượng
học sinh, đánh giá ở mục tiêu quan trọng có mức trí lực cao, không nên hỏi những điều vụn vặt.
- Các câu hỏi phải rõ ràng và phải có giới hạn của các điểm cần trình bày trong câu trả lời.
- Phải dự tính đủ thời gian cho học sinh trả lời đủ tất cả các câu hỏi trong bài kiểm tra.
1.4.3. Bài kiểm tra đánh giá
1.4.3.1. Các yêu cầu khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá
- Bộ đề kiểm tra (hệ thống câu hỏi và bài tập, thang điểm ...) đảm bảo đánh giá được những kiến
thức, kỹ năng cơ bản về Hóa học mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập đảm bảo tính chính xác khoa học hóa học.
- Hướng dẫn chấm rõ ràng, chính xác, khoa học dễ thực hiện phù hợp với đề bài về nội dung
và biểu điểm.
- Các số liệu phải được xử lý chính xác, khoa học.
Các kết quả thu được đảm bảo phân biệt được trình độ học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu ...
về Hóa học.
- Bộ đề cần mang tính khả thi.
1.4.3.2. Các bước thiết kế bài kiểm tra đánh giá
Theo các tài liệu [5], [41], [43], ở trường phổ thông hiện nay, kiểm tra đánh giá có thể được
tiến hành dưới hình thức: kiểm tra định kì và kiểm tra thường xuyên.
- Xác định yêu cầu, mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập xong một chủ đề, một chương, một học kỳ
hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Qua đó đánh giá được quá trình học tập của
học sinh :có tiến bộ hay sa sút. Từ đó giáo viên sẽ điều chỉnh về phương pháp giảng dạy và học sinh tự
điều chỉnh phương pháp học tập của chính bản thân của mình.
- Xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của đề kiểm tra
Để xây dưng được đề kiểm tra tốt, cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện hành vi
hay năng lực cần phát triển cho học sinh như là kết quả của việc dạy học (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
đồng thời với các nội dung kiến thức cụ thể cần kiểm tra. Xác định các nội dung Hóa học cụ thể cần
kiểm tra. Việc xác định những nội dung này cần phải dựa vào chuẩn kiến thức, kỷ năng của chủ đề, nội
dung cụ thể của chương, phần trong sách giáo khoa.
- Thiết kế ma trận của đề kiểm tra môn Hóa học.
- Xác định nội dung Hóa học cơ bản cần đánh giá.
- Xác định mức độ nội dung và hình thức câu hỏi: xác định mức độ hiểu, biết và vận dụng loại
trắc nghiệm khách qua hay tự luận. Để tăng hiệu quả của đánh giá, nếu bài kiểm tra viết một tiết chúng
ta cần kết hợp cả hai loại trắc nghiệm, còn bài kiểm tra viết 15 phút thì chúng ta có thể sử dụng trắc
nghiệm khách quan hay tự luận.
- Hình thành ma trận:
Ghi những nội dung kiến thức cần đánh giá.
Ghi những mức độ kiểm tra, mức độ nhận thức của học sinh: biết, hiểu,vận dụng.
Xác định số lượng câu hỏi cho mỗi đề kiểm tra và số điểm dự kiến cho mỗi câu hỏi.
Thiết kế lời giải và biểu điểm.
1.4.3.3. Một số kinh nghiệm khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá
Khi thiết kế bài kiểm tra đánh giá, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau:
- Nắm kĩ yêu cầu của môn học, nội dung chương trình.
- Nắm kĩ đặc điểm tâm sinh lý, trình độ của học sinh.
- Phải phân loại được trình độ học sinh, không quá khó và cũng không quá dễ.
- Xác định rõ nội dung dung cần kiểm tra, thời gian cần kiểm tra.
- Tùy trình độ của học sinh mà quy định số lượng và nội dung câu hỏi cho mỗi lớp.
- Nội dung bài kiểm tra cần đáp ứng được yêu cầu: biết, hiểu và vận dụng.
- Cuối đề kiểm tra, cho thêm các chi tiết về nguyên tử khối của các nguyên tố, các chi tiết cần
chú ý cho học sinh để tránh những sai sót học sinh có thể mắc phải: sử dụng bảng tuần hoàn khi không
được cho phép, học sinh quên nguyên tử khối của các nguyên tố ...
- Cần ra đáp án chi tiết, qua đó ước lượng được thời gian học sinh làm bài để điều chỉnh bài
kiểm tra phù hợp thời gian yêu cầu, tránh sai sót trong các phép tính toán của bài kiểm tra.
1.5. Website hỗ trợ việc dạy và học
1.5.1. Website dạy – học
Theo các tài liệu [16], [47], [48], Website dạy học còn gọi là Giáo trình điện tử (GTĐT) hoặc học
liệu điện tử (HLĐT)- hay còn gọi là những phần mềm học tập hay phần mềm Dạy và Học -Teaching
Learning software- nói chung là những giáo trình được sử dụng công nghệ thông tin để xây dựng.
Các website dạy học sử dụng cho những học viên có gắn kết với nhà trường - dù là theo loại hình
học tập truyền thống hoặc các loại hình vừa học vừa làm, học từ xa- và website dạy học sử dụng cho
những người tự học hoàn toàn (ở cơ quan, công ty, tự học ở nhà, học trực tuyến...) là hai lĩnh vực có
những điểm khác biệt cơ bản.
Trong đào tạo gắn với nhà trường, mục đích chủ yếu của website dạy học là tạo ra môi trường
học tập ảo với sự hỗ trợ của IT (Infomatic Technology) cho học viên hơn là chú trọng cung cấp các
giáo tiếp điện tử giữa học viên và tổ chức hướng dẫn người học.
1.5.2. Đặc điểm của website dạy học
Điểm khác biệt cơ bản giữa học tập theo lớp - có giáo viên giảng dạy (face to face) và học tập
từ xa hay tự học qua website là : Người tự học (học tại nhà , học viên từ xa, học viên cô độc - isolated
learner) thiếu hẳn những tương tác hết sức quan trọng sau đây trong quá trình học tập:
- Tương tác Thầy - Trò
- Tương tác Trò - Bạn đồng học
- Tương tác Trò - Môi trường học tập
Website dạy học sử dụng những thành tựu trong công nghệ nhằm khắc phục những thiếu thốn
đó bằng cách cố gắng tạo ra những tương tác ảo để hỗ trợ người học trong quá trình tự học.
Trong các lớp học truyền thống, giáo viên chuẩn bị bài giảng, trực tiếp giảng dạy và đối thoại
với học viên, trả lời các câu hỏi của người học. Học viên còn được thường xuyên trao đổi thảo luận với
bạn học, động viên khuyến khích nhau khi có tâm lý chán nản. Ngoài ra, người học còn luôn được tiếp
xúc, nắm bắt thông tin từ các tổ chức nhà trường, trong lớp học và các tổ chức khác, điều này cũng có
tác động rất quan trọng thúc đẩy học viên học tập.Tất cả các giao tiếp nói trên đều được chuyển tải qua
tất cả các dạng truyền thông (media) như : văn bản (sách báo, công văn giấy tờ...), âm thanh , hình ảnh,
và hình ảnhđộng.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể hoàn toàn chủ động bố trí việc học bất kỳ lúc
nào, học bất cứ ở đâu phù hợp với điều kiện công tác, sinh hoạt của mình, các giáo trình, học liệu sử
dụng trong website dạy học phải đạt yêu cầu : đơn giản, gọn nhẹ dễ mang theo, dễ sử dụng, không đòi
hỏi hệ thống thiết bị phức tạp và đặc biệt là giá thành rẻ, chi phí sử dụng thấp.
Như vậy một website dạy học là giáo trình được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử, website
dạy học này phải thay thế được cho các giáo trình thông thường về nội dung kiến thức đồng thời phải
thay thế được giáo án giảng dạy của người giáo viên – tức là thông qua giáo trình các thiết bị điện tử có
thể thay thế người giáo viên để truyền đạt kiến thức đồng thời người học có thể phần nào tìm kiếm
được các giải đáp khi có thắc mắc cần hỏi. Ngoài ra website dạy học cần có khả năng rèn luyện tư duy
và kỹ năng cho người học, có thể tạo được những tương tác hai chiều người - máy .
1.5.3. Ưu và khuyết điểm của website dạy học
1.5.3.1. Những hạn chế của website dạy học
Theo các tài liệu [13], [43], trên môi trường học tập của nhà trường ảo (virtual instituton) trong
đào tạo trực tuyến (online training) website dạy học phải để được học viên (và những người có nhu cầu
) sử dụng trực tuyến hoặc tải về máy cá nhân để sử dụng. Do đó dung lượng của các website dạy học
phải có dung lượng nhỏ, chỉ sử dụng chủ yếu là text (văn bản) và picture (hình ảnh tĩnh), ít dùng các
media khác như voice and sound (tiếng nói và âm thanh) và video. Chính vì thế mà học qua website
dạy học, học viên khó tiếp thu được gần giống như được nghe giảng trực tiếp, đặc biệt là đối với những
phần thao tác thực hành cần được nhìn kỹ cách làm mẫu của giáo viên. Mặt khác những người tự học
trong điều kiện đơn độc không phải bao giờ cũng có thể hiểu hết những gì có trong website, không
phải lúc nào người học cũng có thể truy cập mạng internet, có máy vi tính để sử dụng.
1.5.3.2. Những ưu điểm của website dạy học
Theo theo các tài liệu [16], [48], với việc xây dựng của website dạy học để sử dụng trên máy
tính cá nhân sẽ giúp học viên khắc phục được các khoảng cách về thời gian và không gian trong việc
học tập từ đó dẫn đến giảm giá thành và nâng cao hiệu quả của khoá học.
Website dạy học thường được ghi lên đĩa CD phân phối cho từng học viên mang về sử dụng
trên máy tính cá nhân mọi nơi, mọi lúc tùy theo nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi người. Giáo viên
ở các trung tâm địa phương của các tổ chức đào tạo cũng có thể sử dụng học liệu đó trong các buổi phụ
đạo, hướng dẫn cho học viên.
Chuyển tải được thông tin kiến thức bằng đầy đủ các media : văn bản, hình ảnh, âm thanh và
tiếng nói, hình ảnh động (video).
Có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc, sử dụng nhiều lần, lặp lại từng phần tùy nhu cầu cụ thể của
từng người học.
Kích thước rất gọn nhẹ, dễ dàng mang theo người, sử dụng dễ dàng, chỉ cần có một PC với cấu
hình vừa phải.
Giá thành rất rẻ, chỉ bằng 25 - 30% so với giáo trình in cùng khối lượng nội dung.
Dễ vận chuyển đến mọi nơi thông qua gửi E-mail hoặc truyền tệp trên Internet.
Dễ dàng đưa vào các thư viện điện tử hiện đang rất phát triển.
1.5.4. Các yêu cầu khi thiết kế website dạy học
1.5.4.1. Về nội dung
Phải đầy đủ, chi tiết ít nhất như giáo trình dạng ấn phẩm.
Mở đầu của website dạy học có phần video để giáo viên giới thiệu chương trình môn học, nêu
mục đích, yêu cầu môn học và hướng dẫn về phương pháp học tập cho học viên.
Đầu mỗi chương có sự hướng dẫn của giáo viên, cuối chương có tóm tắt và nhấn mạnh những
nội dung chủ yếu cần nắm vững trong chương và nêu cách làm các loại bài tập, bài thực hành trong
chương. Kết thúc môn học có phần tóm tắt kết thúc môn học và có thể nêu những lời khuyên của giáo
viên đối với học viên khi xong môn học.
1.5.4.2. Về trình bày
Cần phối hợp các media : văn bản, tiếng nói (giảng bài), trình diễn bằng video những phần cần
thiết (đặc biệt những phần hướng dẫn thực hành), sao cho người học viên cảm nhận và tiếp thu gần như
được trực tiếp dự buổi thuyết giảng của Thầy nhưng lại có thể chủ động trở lại nhiều lần đối với những
phần khó mà mình chưa nắm vững (đây là một ưu việt hơn cả việc được nghe lớp trực tiếp).
Các bài tập, bài kiểm tra, bài trắc nghiệm nên bố trí theo từng chương, từng chủ đề hoặc bài
tổng hợp, theo độ khó khác nhau. Cần sử dụng nhiều cách lựa chọn ngẫu nhiên tạo đề bài tập từ một
ngân hàng đề để gây hứng thú cho học viên, tránh nhàm chán khi học đi học lại nhiều lần.
Bố trí nhiều bài kiểm tra có chấm điểm tự động và sử dụng kỹ xảo để tạo ra những nhận xét,
động viên khích lệ học viên khi xuất hiện các kết quả chấm bài. Đây chính là việc thực hiện giao tiếp
hai chiều người - máy làm cho học viên hứng thú học tập, xóa bỏ tâm lý cô đơn, buồn chán trong điều
kiện phải tự học một mình.
Để giúp học viên sử dụng học liệu thuận tiện nhất, đề phòng trường hợp có những máy cá
nhân của không cài đăt đủ các phần mềm hỗ trợ chuyên dụng ở đầu học liệu phải có phần hướng dẫn
cách sử dụng học liệu một cách chi tiết kèm theo sẵn những phần mềm hỗ trợ những tiện ích cần thiết
để đọc chương trình (Internet Explorer, Windows Media Player, Acrobat Reader...nếu cần thiết).
1.5.5. Trách nhiệm trong việc xây dựng của website dạy học
Toàn bộ nội dung website dạy học, bài giảng, bài tập, bài kiểm tra trắc nghiệm cũng như kịch bản
trình bày website dạy học đều phải do một giáo viên hoặc một tập thể giáo viên chuyên ngành có trình
độ cao đảm nhiệm, kể cả việc xuất hiện giảng bài, hướng dẫn thực hành trên các đoạn video.
Người lập trình chịu trách nhiệm sử dụng kỹ năng lập trình và các kỹ xảo thiết kế đồ họa...để thể
hiện kịch bản được giáo viên chuyên ngành bàn giao.
Việc biên tập các văn bản có thể giao cho một lực lượng lao động Tin học chỉ cần kỹ năng soạn thảo
văn bản, đồ họa...không yêu cầu kỹ năng lập trình cao.
1.6. Các phần mềm hỗ trợ để thiết kế một website dạy học
1.6.1. Microsoft Powerpoint
Theo tài liệu [15], [25], Microsoft Power Point là một trong những chương trình của bộ Office
do công ty Microsoft sản xuất nhằm hỗ trợ cho thông tin quảng cáo. Phần mềm này đã được khoa học
giáo dục nhanh chóng đón nhận và đưa vào giảng dạy. Với những ưu thế của mình, Powerpoint đã góp
phần đáng kể vào việc cải tiến phương pháp dạy và học trong các trường học trên thế giới. Microsoft
Powerpoint có các chức năng :
Cho phép người sử dụng chọn các kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế cho
mình một kiểu trình diễn riêng tuỳ theo mục đích yêu cầu của bài giảng.
Dùng để soạn thảo các văn bản, đưa các hình ảnh tĩnh hoặc động, các đồ thị hoặc các link tới các
văn bản,các flie ảnh, file audio, video và các phần mềm khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Khi dùng Microsoft Powerpoint trong giảng dạy, để làm tăng hiệu quả của bài giảng, có thể in ấn
các trình diễn để sử dụng phát trước cho học sinh hoặc dùng các hiệu ứng trong Custom Animetion để
nhấn mạnh các vấn đề cần thiết. Tuy nhiên không nên lạm dụng các hiệu ứng này vì chúng có thể làm
rối bài giảng không gây được sự tập trung vào bài giảng của học sinh.
Dùng Microsoft Powerpoint để thiết kế WEB, giáo trình điện tử đưa vào giảng dạy.
Dùng Microsoft Powerpoint soạn bài tập trắc nghiệm, gồm có các loại: một đáp án đúng, nhiều
đáp án đúng, ghép đôi, chọn đúng sai, v.v..., bài tập ô chữ: học sinh phải trả lời các ô chữ ngang để suy
ra ô chữ dọc.
Hình 1.1. Giao diện thiết kế bài giảng điện tử của Microsot Powerpoint
1.6.2. Macromedia dreamweaver 8
Theo tác giả Nguyễn Trường Sinh [20], phần mềm Dreamweaver 8 do hãng Macromedia sản
xuất là một công cụ biên soạn HTML chuyên nghiệp nhằm để thiết kế và quản lý các Website. Môi
trường đồ họa của Dreamweaver với các bảng điều khiển và các cửa sổ sẽ cho phép những người mới
sử dụng tạo được các Website cao cấp cho dù chưa từng viết mã HTML.
Với Dreamweaver ta có thể bổ sung các đối tượng Flash mà chúng ta tạo trực tiếp trong
Dreamweaver như: Flash Button, Flash text và Flash Movie.
Ngoài ra ta có thể tạo và chỉnh sửa các hình ảnh trong Macromedia Firework, sau đó cập nhật
trực tiếp vào Dreamweaver và mã nguồn HTML tự động được cập nhật.
Trong Dreamweaver có chứa nhiều công cụ tạo mã và nhiều tính năng khác như: HTML CSS và
tham chiếu Javasript, Javasript Debugger và các công cụ tạo mã khác nhắm cho phép chúng ta biên
soạn Javasript.
Hình 1.2. Giao diện thiết kế website của Macromedia Dreamweaver
1.6.3. Violet
Theo tài liệu [47], Violet là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các
bài ._. gian tìm
kiếm thông tin, dễ hỗ trợ cho các em trong việc học tập bộ môn, làm tăng hứng thú học tập bộ môn, dễ
nâng cao tính tự học của các em và tiếp cận việc học hóa hữu cơ dễ dàng hơn.
3.5.2.2. Kết quả điều tra thu được từ HS
a. Nhận xét về website
Bảng 3.19. Đánh giá website của học sinh các lớp TN
Số HS - % Đánh giá website
1 2 3 4 5
Nội Đầy đủ thông tin 1 5 23 68 36
0,7% 3,7% 17% 50,4% 27,7%
Phong phú
4
3%
9
6,7%
36
27,7%
51
37,8%
35
25,9%
Kiến thức chính xác khoa học 0
0%
4
3%
11
8,1%
43
31,9%
53
39,3%
dung
Thiết thực 1
0,7%
7
5,2%
33
24,4%
61
45,2%
33
24,4%
Giao diện dễ nhìn, thân thiện 5
3,7%
8
5,9%
41
30,4,%
55
40,7%
11
8,1%
Dễ tìm kiếm thông tin 3
2,2%
12
8,9%
27
20%
60
44,4%
22
16,3%
Hình
thức
Phân bố hợp lí 2
1,5%
13
9,6%
21
15,6%
68
50,4%
31
23%
- Dễ sử dụng 1
0,7%
13
9,6%
39
28,9%
44
32,6%
38
28,1%
Phù hợp với khả năng học tập
của học sinh
4
3%
3
2,2%
35
25,9%
58
43%
44
32,6%
Phù hợp với điều kiện thực tế
của học sinh (có máy tính )
3
2,2%
8
5,9%
43
31,9%
43
31,9%
38
28,1%
Tính
khả
thi
Phù hợp với thời gian học tập
của học sinh ( ở nhà hoặc ở
trường )
3
2,2%
6
4,4%
36
26,7%
46
34,1%
44
32,6%
Nhận xét: Hầu hết HS cho rằng website “Hóa hữu cơ 11” đã đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho việc
dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao). Website được chép ra CD có đầy đủ thông tin, nội dung
phong phú, kiến thức chính xác khoa học. Hệ thống các bài giảng điện tử giúp các em ôn lại kiến thức
đã học hoặc làm tư liệu để chuẩn bị tiếp thu bài mới; với các bài tập trắc nghiệm, các em sử dụng để ôn
tập củng cố lại bài học; với hệ thống thí nghiệm mô phỏng giúp cho các nhớ bài hơn.
b. Đánh giá về hiệu quả sử dụng website
Bảng 3.20. Đánh giá hiệu quả sử dụng website của HS các lớp TN
Số HS - %
Hiệu quả sử dụng webiste
1 2 3 4 5
Giúp các em hiểu bài 3
2,2%
9
6,7%
36
26,7%
55
40,7%
32
23,7%
Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 5
3,7%
7
5,2%
31
23%
50
37%
42
31,1%
Nâng cao khả năng tự học 3
2,2%
4
3%
23
17%
62
45,9%
43
31,9%
Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1
0,7%
7
5,2%
23
17%
66
48,9%
38
28,1%
- Tiết kiệm được thời gian khi tìm
kiếm thông tin
5
3,7%
11
8,1%
23
17%
50
37%
46
34,1%
Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ
dàng hơn
5
3,7%
7
5,2%
29
21,5%
41
30,4%
53
39,3%
Nhận xét: Sau thời gian sử dụng CD “ Hóa hữu cơ11” vào học tập và giảng, học sinh đều có kết
luận: CD này giúp các em sau khi được nghe giảng, về nhà các em xem lại bài giảng điện tử giúp các
em hiểu bài hơn. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm có đáp án, có một số bài tập tự luận và phương pháp
giải, website lại dễ sử dụng nên giúp cho các em tiết kiệm được thời gian tìm kiếm thông, dễ hỗ trợ
cho các em trong việc học tập bộ môn, làm tăng hứng thú học tập bộ môn, dễ nâng cao tính tự học của
các em và tiếp cận việc học hóa hữu cơ dễ dàng.
Như vậy, hầu hết giáo viên và học sinh cho rằng website “Hóa hữu cơ 11” đã đáp ứng được
yêu cầu hỗ trợ cho việc dạy và tự học phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao).
Kết luận chương 3
Trong chương 3, tác giả đã trình bày cách triển khai thực nghiệm sư phạm để đánh giá và cũng như
khẳng định tính khả thi của phương án thực nghiệm. Các vấn đề đạt được như sau:
Thực nghiệm ở 6 lớp thuộc 3 trường phổ thông trung học, số học sinh thực nghiệm là 135 số học
sinh đối chứng là 119, xử lý số liệu ở 3 lớp thực nghiệm (135 học sinh) và 3 lớp đối chứng (119 học
sinh ).
Tham khảo ý kiến của 20 giáo viên về tác dụng của website.
Kết quả xử lí bài kiểm tra và phiếu tham khảo ý kiến cho thấy website: “Hóa hữu cơ 11” có tác dụng
hỗ trợ cho việc dạy và học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành các công việc sau:
1. Trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu:
- Cơ sở của lí thuyết tự học, các hình thức tự học.
- Kiểm tra đánh giá, các chức năng của kiểm tra đánh giá, xu hướng đổi mới của kiểm tra đánh
giá hiện nay ở các trường phổ thông.
- Chú trọng đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lí luận về bài giảng điện tử, TNKQ, TNTL, các phần
mềm hỗ trợ cho việc thiết kế website dạy học.
- Nghiên cứu mục tiêu chương trình hóa học THPT nói chung, phần hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao)
nói riêng, giới thiệu phân phối chương trình hóa học lớp 11.
2. Xây dựng website với nội dung:
* Hệ thống bài giảng điện tử của các chương:
- Đại cương hóa hữu cơ.
- Hidrocacbon no.
- Hidrocacbon chưa no.
- Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên.
- Dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
- Ancol – Phenol.
- Andehit – Xeton.
- Axit cacboxylic.
* Hệ thống 400 câu hỏi trắc nghiệm khách quan của các bài học của các chương trên.
* Hệ thống 150 bài tập trắc nghiệm tự luận gồm các bài:
- Thành phần nguyên tố.
- Thiết lập công thức phân tử.
- Ankan.
- Anken, ankadien, ankin.
- Aren.
- Ancol – phenol.
- Andehit – Xeton.
- Axit cacboxylic.
* Tuyển chọn 6 phương pháp giải toán trong toán hóa học hữu cơ và một số tư liệu về một số nhà
hóa học đã góp phần vào sự phát triển của ngành hóa hữu cơ, mối quan hệ giữa các hợp chất hữu cơ
với đời sống, tự nhiên.
3. Thực nghiệm ở 6 lớp thuộc 3 trường phổ thông trung học, số giáo viên được tham khảo ý kiến là
20, số học sinh thực nghiệm là 135, số học sinh đối chứng là 119, xử lý số liệu ở 3 lớp thực nghiệm
(135 học sinh) và 3 lớp đối chứng (119 học sinh).
Xử lí kết quả bài kiểm tra 15 phút để rút ra kết luận về mặt định lượng và xử lý kết quả phiếu
tham khảo ý kiến nhằm rút ra kết luận về mặt định tính.
Kết quả thực nghiệm đã khẳng định: website: “Hóa hữu cơ 11” có tác dụng hỗ trợ cho việc dạy
và học phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.
KIẾN NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Cần có một tổ chức riêng biệt, tập trung nhiều chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm để soạn ra giáo
trình, sản xuất các phần mềm trên CD, thiết kế các website, các giáo trình điện tử nhằm hỗ trợ cho việc
dạy và học hóa học nói chung và phần hóa hữu cơ nói riêng.
- Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn cho các phòng Multimedia của các trường học, nhất là các
trường ở xa trung tâm thành phố, vùng cao, vùng xa; nối mạng internet để học sinh nâng cao khả năng
tự học bằng cách học qua mạng, qua CD do giáo viên cung cấp.
2. Với các trường Sư phạm
Cần tạo điều kiện cho sinh viên Sư Phạm khoa Hóa học tập các phần mềm Macromedia Flash,
Macromedia Dreamweaver…hay các ngôn ngữ lập trình như Visual Basic, Javascript ... để các giáo
sinh có thể áp dụng các phần mềm này vào giảng dạy hóa học.
3. Với trường THPT
- Cần phát huy thế mạnh trang web nội bộ của trường, mở rộng diễn đàn giao lưu để giáo viên và
học sinh có thể trao đổi trực tiếp với nhau về kiến thức chuyên môn, qua đó tăng cường hiệu quả tự
học ở học sinh.
- Cần động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các giáo viên học tập các công nghệ thông tin,
các phần mềm dạy học nhằm cải tiến phương pháp dạy học và phát huy hơn nữa khả năng tự học của
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay
4. Với giáo viên giảng dạy
Cần phải phát huy khả năng tự học của học sinh nhiều hơn nữa bằng một số hình thức dạy học
mang lại hiệu quả cao, giúp học sinh thêm yêu thích môn học như:
- Tổ chức một số buổi trao đổi kinh nghiệm về tự học giữa các học sinh và giáo viên để đưa ra
hình thức tự học tốt nhất cho mỗi học sinh.
- Giới thiệu cho học sinh các CD, các giáo trình điện tử, các website dạy học, các nguồn thông tin
tin cậy về môn học giúp cho các em có thêm tài liệu để học tập bộ môn, nâng cao khả năng tìm tòi,
hứng thú học tập, tiết kiệm được thời gian học tập trên lớp nhằm dành nhiều thời gian để luyện tập và
mở rộng kiến thức.
Trên đây là một số kết quả của đề tài nghiên cứu “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học phần
hóa hữu cơ lớp 11 (nâng cao)”. Chúng tôi hy vọng rằng đề này có thể hỗ trợ được phần nào việc dạy –
học phần hóa hữu cơ lớp 11, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao khả năng
tự học và hứng thú học tập của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Duy Ái (chủ biên) (2000), Đỗ Quý Sơn, Thế Trường, Truyện kể các nhà bác học hoá
học, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Duy Ái - Đỗ Đình Rãng (1998), Tư liệu giảng dạy hóa học 11, NXB Giaó dục
3. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Giáo trình trường ĐHSP TPHCM.
4. Trịnh Văn Biều (chủ biên), Trang Thị Lân, Vũ Thị Thơ, Trần Thị Vân (2001), Thực hành thí
nghiệm phương pháp dạy học hoá học, Giáo trình trường ĐHSP TPHCM.
5. Bộ Giáo dục và Đào tào (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo
khoa lớp 11 môn Hóa học, NXB Giáo dục.
6. Bộ Y tế (2006), Hóa hữu cơ – Hợp chất hữu cơ đơn chức và đa chức – tập 1, NXB Y học.
7. Carl Rogers (2001), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Trẻ.
9. Nguyễn Đức Chuy (2007), CD Sách giáo khoa điện tử lớp 11, 12, ĐHSP Hà Nội.
10. Nguyễn Cương (2006 ), Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học hóa học để nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên hóa học ở các trường cao đẳng Sư phạm, ĐHSP Hà Nội.
11. Hoàng Thị Dung (2006), Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương
trình hóa học lớp 10 – THPT ban cơ bản, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
12. Trần Quốc Đắc ( 1992 ), Hoàn thiện hệ thống thí nghiệm hóa học để nâng cao chất lượng dạy
học ở trường PTCS Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lý ĐHSP Hà Nội.
13. Nguyễn Mạnh Hùng , Phạm Quang Huy, Phùng Thị Nguyệt, Phạm Phương Hoa (2003), Thiết kế
mô hình dạy học với Macromedia Flash MX, NXB Giao thông vận tải.
14. Lê Thị Xuân Hương (2007), Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10
THPT”, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHSP TP.HCM.
15. Trần Trung Ninh (2006), Thiết kế giáo án điện tử trong dạy học hóa học, ĐHSP Hà Nội.
16. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Học liệu điện tử chương oxi lưu huỳnh, Khóa luận tốt nghiệp
ĐHSP TP.HCM.
17. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
18. Nguyễn Ngọc Quang – Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh (1977), Lý luận dạy học Hoá học,
NXB Giáo dục.
19. PGS. TS. Đỗ Đình Rãng (chủ biên), PGS. TS. Đặng Đình Bạch, TS Nguyễn Thanh Phong (2006),
Hóa học hữu cơ – tập 1,2,3, NXB Giáo dục.
20. Nguyễn Trường Sinh (2006), Macromedia Dreamwear tập 1 và 2, NXB Lao động–Xã hội.
21. Vũ Văn Tảo (2003) , Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo
giáo viên THCS, ĐHSP Hà Nội.
22. Tập thể tác giả (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp
10 trung học phổ thông môn Hoá học, NXB Giáo dục.
23. Cao Thị Thặng (1995), “ Hình thành kĩ năng giải bài tập hóa học ở trường phổ thông trung học
cơ sở”, Luận án Phó tiến sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội.
24. Nguyễn Minh Thảo (2005), Tổng hợp hữu cơ, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
25. Nguyễn Trọng Thọ (2004), Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hóa học, NXB Giáo
dục.
26. Lý Minh Tiên – Đoàn Văn Điều – Trần Thị Thu Mai – Võ Văn Nam – Đỗ Hạnh Nga (2006),
Kiểm tra và đánh giá thành quả học tập của học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, NXB
Giáo dục.
27. Nguyễn Cảnh Toàn (2001), Tuyển tập tác phẩm tự giáo dục tự học tự nghiên cứu, tập 2, Trường
ĐHSP Hà Nội, Trung tâm văn hóa – ngôn ngữ Đông Tây.
28. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục.
29. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Đại học Tổng hợp Tp.HCM.
30. Nguyễn Cảnh Trân (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy học –
tự học, NXB Giáo dục.
31. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo
khoa thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB Giáo dục.
32. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2006), Sách giáo
khoa Hóa học lớp – Nâng cao, NXB Giáo dục. Giáo dục.
33. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo
viên thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB
34. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách giáo
viên Hóa học lớp 11- Nâng cao, NXB Giáo dục.
35. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách bài tập
giáo khoa thí điểm Hóa học lớp 11 ban Khoa học tự nhiên, NXB Giáo dục.
36. Lê Xuân Trọng (chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh, Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền (2005), Sách bài tập
giáo khoa Hóa học lớp 11- Nâng cao, NXB Giáo dục.
37. Lê Xuân Trọng - Từ Ngọc Ánh - Phạm Văn Hoan - Cao Thị Thặng (2005), Bài tập hóa học lớp
11, NXB Giáo dục.
38. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học (1998), Tự học, đào tạo tư tưởng chiến lược của phát
triển giáo dục Việt Nam, NXB Giáo Dục.
39. Nguyễn Xuân Trường (2002), Hoá học vui, NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội.
40. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11, NXB Đại học Quốc Gia
Tp.HCM.
41. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III (2004 – 2007), NXB ĐHSP Hà Nội.
42. Trần Anh Tuấn (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học sư phạm tâm lý “Xây dựng quy trình tập
luyện các kỹ năng giảng dạy cơ bản”, ĐHSP Hà Nội.
43. Trần Anh Tuấn (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 môn Hóa học,
NXB Giáo dục.
45. VN-Guide (2006), Đề tài thực hành Dreamwear, NXB Thống Nhất
46. Nguyễn Đức Vượng (2006), Máy vi tính trong dạy học đại học và cao đẳng, CĐSP Quảng Bình.
47. www.edu.net.
48.
PHỤ LỤC 1
CÁC ĐỀ KIỂM TRA
Trường : .....................................................................................
Họ tên học sinh: ........................................................................
Lớp: ...........................................................................................
ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A1
Câu 1: Nhận xét nào không đúng về đặc điểm chung của chất hữu cơ?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng
hóa trị.
B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong
dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo
nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
Câu 2: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là
A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao .
B. thực hiện phản ứng cracking butan.
C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen.
D. đun nóng rượu etylic với H2SO4.
Câu 3: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ).
Phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là
A. lọc. B. kết tinh. C. chưng cất phân đọan. D. không thể tách.
Câu 4: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được
8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể
tích V là
A. 11.2 lit. B. 22.4 lit. C. 33.6 lit. D. 13.44 lit.
Câu 5: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 6: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với
A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl.
Câu 7: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và
làm cho đỏ quỳ tím ẩm. Các chất thu được sau phản ứng là:
A. metyl colrua và hidro clorua. B. clorofom và hidroclorua.
C. cacbon và hidroclorua. D. cacbon tetraclorua và hidroclorua.
Câu 8: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1), (ánh sáng) thu được 1 sản
phẩm duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản
phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công
thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là:
A. CH4 ( 45% ) và C2H6 (55% ). B. C2H6 ( 50% ) và C3H8 ( 50% ) .
C. C3H8 ( 45.5% ) và C4H10 ( 54.5% ). D. C2H6 ( 56.5% ) và C3H8 ( 43.5% ).
Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam
khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là
A. xiclopropan. B. metylxiclopropan. C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan.
Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất:
1) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực.
2) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có.
3) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trường : …………………………………………………………………
Họ tên học sinh: …………………………………………………………….
Lớp: …………………………………………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A2
Câu 1: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với
A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl.
Câu 2: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và
làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất thu được sau phản ứng là:
A. Metyl colrua và hidro clorua. B. Clorofom và hidroclorua.
C. Cacbon và hidroclorua. D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua.
Câu 3: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1), (ánh sáng) thu được 1 sản
phẩm duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản
phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công
thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là:
A. CH4 (45%) và C2H6 55%). B. C2H6 (50%) và C3H8 (50%).
C. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). D. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%).
Câu 5: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam
khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. X là
A. xiclopropan. B. metylxiclopropan.
C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan.
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là không đúng?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng
hóa trị.
B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong
dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo
nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
Câu 7: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là
A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao.
B. thực hiện phản ứng cracking butan.
C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen.
D. đun nóng rượu etylic với H2SO4.
Câu 8: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ).
Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là
A. Lọc. B. Kết tinh. C. Chưng cất phân đọan. D. Không thể tách.
Câu 9: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được
8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể
tích V là
A. 11,2 lit. B. 22,4 lit. C. 33,6 lit. D. 13,44 lit.
Câu 10: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất:
4) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực.
5) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có.
6) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trường : …………………………………………………………………
Họ tên học sinh: …………………………………………………………….
Lớp: …………………………………………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A3
Câu 1: Cho hỗn hợp hai chất : benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ).
Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là
A. chưng cất phân đọan. B. kết tinh . C. lọc. D. không thể tách.
Câu 2: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được
8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Biết các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể
tích V là
A. 33,6 lit. B. 13,44 lit. C. 11,2 lit. D. 22,4 lit
Câu 3: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ không đúng?
A. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng
hóa trị.
B. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
C. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong
dung môi hữu cơ.
D. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo
nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
Câu 5: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là
A. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao .
B. thực hiện phản ứng cracking butan.
C. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen.
D. đun nóng rượu etylic với H2SO4.
Câu 6: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với
A. Cl2. B. Br2. C. H2. D. HCl.
Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam
khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là
A. dimetylxiclopropan. B. Xiclobutan.
C. metylxiclopropan. D. Xiclopropan.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản
phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công
thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là:
A. CH4 (45%) và C2H6 (55%). B. C2H6 (50%) và C3H8 (50%).
C. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). D. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%).
Câu 9: Số đồng phân của phân tử C5H12 tác dụng với brom (1:1) (ánh sáng) thu
được 1 sản phẩm duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen
và làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất sau phản ứng là:
A. Metyl colrua và hidro clorua. B. Clorofom và hidroclorua.
C. Cacbon và hidroclorua. D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua.
Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất:
7) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực.
8) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có.
9) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trường : …………………………………………………………………
Họ tên học sinh: …………………………………………………………….
Lớp: …………………………………………………………………………
ĐỀ KIỂM TRA 15’ - LỚP 11 – A4
Câu 1: Xiclobutan thực hiện phản ứng mở vòng khi tác dụng với
A. HCl. B. H2. C. Br2. D. Cl2.
Câu 2: Khi đốt cháy khí metan trong bình đựng clo thấy trong bình có muội đen và
làm cho đỏ quỳ tím ẩm . Các chất sau phản ứng là:
A. Metyl colrua và hidro clorua.
B. Cacbon và hidroclorua.
C. Clorofom và hidroclorua.
D. Cacbon tetraclorua và hidroclorua.
Câu 3: Phương pháp không dùng để điều chế trực tiếp etan là
A. đun nóng rượu etylic với H2SO4 .
B. thực hiện phản ứng cộng H2 vào etylen.
C. thực hiện phản ứng cracking butan .
D. đun natri propionat với vôi tôi xút ở nhiệt độ cao.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3.7 gam hỗn hợp hai ankan đồng đẳng liên tiếp. Sản
phẩm cháy dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết trắng. Công
thức phân tử hai ankan và % thể tích của mỗi ankan là:
A. C3H8 (45.5%) và C4H10 (54.5%). B. C2H6 (56.5%) và C3H8 (43.5%).
C. CH4 (45%) và C2H6 (55%). D. C2H6 (50%) và C3H8 (50%).
Câu 5: Số đồng phân của C5H12 tác dụng với brom (1:1) (ánh sáng) thu được 1 sản
phẩm duy nhất là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6: Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của chất hữu cơ là không đúng?
A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.
B. Liên kết hóa học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng
hóa trị.
C. Các phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo
nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.
D. Phần lớn các hợp chất hữu cơ thường không tan trong nước, nhưng tan trong
dung môi hữu cơ.
Câu 7: Oxi hóa hoàn toàn 224 ml ( đktc ) một xicloankan X thu được 1,760 gam
khí CO2. X làm mất màu dung dịch Brom. Chất X là
A. xiclopropan. B. metylxiclopropan.
C. Xiclobutan. D. Dimetylxiclopropan.
Câu 8: Phân tử C3H6ClBr có số đồng phân là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 9: Đốt cháy a gam hidro cacbon A bằng lượng vừa đủ V lit khí oxi thu được
8.96 lit CO2 và 7.2 gam H2O. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích V
là
A. 11,2 lit. B. 33,6 lit. C. 22,4 lit. D. 13,44 lit.
Câu 10: Cho hỗn hợp hai chất: benzen ( ts = 80oC ) và axit axetic ( ts = 118oC ).
Dùng phương pháp để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp là
A. Lọc. B. Chưng cất phân đọan.
C. Kết tinh. D. Không thể tách.
Cho C = 12, H = 1, O = 16, Ca = 40
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Hướng dẫn trả lời: Sau khi đọc kỹ câu hỏi, chọn được câu trả lời đúng nhất:
10) HS gạch chéo vào ô tương ứng của câu mà mình chọn bằng bút mực.
11) Nếu muốn bỏ, HS khoanh tròn vào gạch chéo đã có.
12) Nếu muốn lấy lại, HS tô đen vào ô chọn lại.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN THỰC NGHIỆM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC
HƯỚNG DẪN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Kính gửi quý thầy (cô)
Để đĩa CD “website Hóa hữu cơ 11” được hoàn thiện hơn, khi thực nghiệm, xin
quý thầy (cô) vui lòng làm các bước:
Xem đĩa CD và phát đĩa CD cho học sinh trước 1 tuần.
Tùy tình hình chương trình và tùy tình hình lớp, chia lớp ra làm 4 nhóm thuyết
trình các bài sau
+ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. (Nhóm 1)
+ Phản ứng hữu cơ. (Nhóm 2)
+ Cấu trúc và tính chất vật lý của ankan.(Nhóm 3)
+ Xicloankan.(Nhóm 4)
Yêu cầu học sinh sử dụng đĩa CD chuẩn bị bài, chia nhóm thành những nhóm
nhỏ để kiếm thêm tài liệu, hình ảnh, bài tập hóa học liên quan đến bài học có trong
đĩa CD để chuẩn bị.
Theo dõi quá trình thực hiện của học sinh.
Trong tiết học, thầy ( cô ) thực hiện như sau:
+ Cho các nhóm thuyết trình bài được đã phân công.
+ Tổ chức quá trình thảo luận của các nhóm.
+ Sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm chương 5 và chương 6 phần hóa hữu cơ
11 để củng cố bài dạy.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Sau bài Xicloankan, học sinh tham khảo ở nhà trước 4 đề kiểm tra trong nằm
ở trang “Đề kiểm tra”
Tiến hành kiểm tra 15’ hay 45’ ( tùy tình hình phân phối chương trình ở
trường). Đánh giá về đĩa CD “” website Hóa hữu cơ 11”
Học sinh trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm.
Trả lời phiếu tham khảo ý kiến về website thực nghiệm và đóng góp ý kiến về
website thực nghiệm.
Xin chân thành cám ơn quý thầy cô .
TP.HCM ngày 11 tháng 1 năm 2008
Tác giả
Nguyễn Thị Liễu
PHỤ LỤC 3
PHIẾU ĐIỀU TRA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
TP. HCM, ngày ……..tháng ………….năm 2008
Các em học sinh thân mến!
Việc học tập ngày càng được thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin. “ Website : “Hóa hữu cơ 11 ”” được thiết kế thử nghiệm trên compact
disc nhằm hỗ trợ các em học hóa hữu cơ lớp 11. Rất mong các em cho ý kiến của
mình khi sử dụng thử nghiệm website bằng các khoanh tròn vào các chữ số
tương ứng với mức độ từ thấp đến cao.
A. Đánh giá về website
- Đầy đủ thông tin 1 2 3 4 5
- Phong phú 1 2 3 4 5
- Kiến thức chính xác khoa học 1 2 3 4 5
Nội dung
- Thiết thực 1 2 3 4 5
- Giao diện dễ nhìn, thân thiện 1 2 3 4 5
- Dễ tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5
Hình thức
- Phân bố hợp lí 1 2 3 4 5
- Dễ sử dụng 1 2 3 4 5
- Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 1 2 3 4 5
- Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh
( có máy tính )
1 2 3 4 5
Tính khả
thi
- Phù hợp với thời gian học tập của học sinh
( ở nhà hoặc ở trường )
1 2 3 4 5
B.Hiệu quả sử dụng “Website “Hóa hữu cơ 11””
- Giúp các em hiểu bài 1 2 3 4 5
- Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 1 2 3 4 5
- Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5
- Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1 2 3 4 5
- Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5
- Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng hơn 1 2 3 4 5
Đóng góp ý kiến của các em:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn các em! Giáo viên thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Liễu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
LỚP CAO HỌC LÍ LUẬN VÀ PPDH HÓA HỌC
PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN
TP. HCM, ngày ……..tháng ………….năm 2008
Kính thưa quý thầy ( cô ) !
Việc học tập ngày càng được thuận lợi hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin. “Website: Hóa hữu cơ 11” được thiết kế thử nghiệm trên compact disc
nhằm hỗ trợ việc dạy và học hóa hữu cơ 11. Rất mong quý thầy ( cô ) cho ý kiến
của mình khi sử dụng thử nghiệm website bằng các khoanh tròn vào các chữ số
tương ứng với mức độ từ thấp đến cao.
A. Đánh giá về website
- Đầy đủ thông tin 1 2 3 4 5
- Phong phú 1 2 3 4 5
- Kiến thức chính xác khoa học 1 2 3 4 5
Nội dung
- Thiết thực 1 2 3 4 5
- Giao diện dễ nhìn, thân thiện 1 2 3 4 5
- Dễ tìm kiếm thông tin 1 2 3 4 5
Hình thức
- Phân bố hợp lí 1 2 3 4 5
- Dễ sử dụng 1 2 3 4 5
- Phù hợp với khả năng học tập của học sinh 1 2 3 4 5
- Phù hợp với điều kiện thực tế của học sinh (có máy
tính )
1 2 3 4 5
Tính khả
thi
- Phù hợp với thời gian học tập của học sinh ( ở nhà
hoặc ở trường )
1 2 3 4 5
B. Hiệu quả sử dụng “Website “Hóa hữu cơ 11””
Giúp các em hiểu bài 1 2 3 4 5
- Làm tăng hứng thú học tập bộ môn 1 2 3 4 5
- Nâng cao khả năng tự học 1 2 3 4 5
- Hỗ trợ cho việc học tập bộ môn 1 2 3 4 5
- Tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm thông
tin
1 2 3 4 5
- Tiếp cận việc học phần hóa hữu cơ dễ dàng
hơn
1 2 3 4 5
Đóng góp ý kiến của quý thầy ( cô )
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cám ơn quý thầy ( cô ) ! Giáo viên thực hiện đề tài
Nguyễn Thị Liễu
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7306.pdf