MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Thương mại điện tử (TMĐT) là một hình thức kinh doanh của kỷ nguyên công nghệ thông tin và của nền kinh tế tri thức. Sự ra đời và xu hướng phát triển của nó nằm trong sự phát triển của Internet và xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế. Nó có tác động sâu sắc đến nhiều mặt trong đời sống kinh tế xã hội. Là thời cơ và thách thức cho mỗi doanh nghiệp trong thế giới hội nhập cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Việt Nam đang trong quá trình cải cách kinh tế, tích cực chủ động hội nhập ki
77 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thiết kế Website Bảo Hiểm Trực Tuyến bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu My SQL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế khu vực và thế giới. Vì vậy việc nghiên cứu và triển khai các dự án về TMĐT có ý nghĩa cấp thiết và quan trọng. TMĐT tạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều cơ hội và thách thức. Cho phép các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, tìm kiếm công nghệ một cách nhanh chóng, hiệu quả. Theo thống kê của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm năng về vốn, nhân lực và công nghệ còn yếu do vậy còn lạ lẫm với Internet và TMĐT. Một số tuy đã quan tâm nhưng chỉ dừng ở việc xây dựng một WEBSITE có sự hiện diện trên mạng chứ chưa duy trì hoạt động của nó như một bộ phận trong quá trình kinh doanh thương mại. Chính vì điều này mà em đã quyết định đăng ký đề tài “Thiết kế WEBSITE Bảo Hiểm Trực Tuyến” bằng ngôn ngữ lập trình PHP và cơ sở dữ liệu My SQL.
Báo cáo bài tập lớn gồm những mục sau:
Chương I: Giới thiệu
Chương II: Khảo sát hệ thống bán hàng
Chương III: Giới thiệu một số ngôn ngữ và công cụ xây dựng hệ thống
Chương IV: Phân tích và thiết kế hệ thống
Chương V: Cài đặt hệ thống
Chương VI: Sơ đồ Website và giao diện
Chương VII: Ứng dụng và phát triển
Chương VIII: Tổng kết
Hà Nội: Ngày ….tháng…..năm 2006
Sinh Viên Thực Hiện
Lê Thị Diệu Thuý
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
Website Bảo Hiểm Trực Tuyến là website đoọng về quảng bá sản phẩm và kinh doanh trực tuyến ở đây người duyệt web có thể tìn thấy được những thông tin về Doanh nghiệp cũng như thông tin về sản phẩm tạo được uy tiến chất lượng cho các nhà kinh doanh.
Website được xây dựng bằng ngôn ngữ PHP và cơ sở dữ liệu My SQL nên có tính năng rất mạnh web làm cho người trình duyệt không bị nhàm chán bởi sự cập nhật thông tin nhanh chóng và phục vụ khách hàng 24/24 giờ các ngày trong tuần bạn có thể tham khảo được ở đây rất nhiều thông tin.
Đặc biệt website có phần dùng cho người quản trị, quản trị website. Ở đây họ có thể vào hệ thống xử lý nhưng thông tin về khách hàng, tin tức, hình ảnh………… cập nhập được bao quát tất cả nội dung. Với lợi ích sử dụng ngôn ngữ PHP lập trình là ngôn ngữ duyệt web cực mạnh đem lại kết quả cho web site tốt hơn, danh cho người quản trị nội dung có các mục.
Ví dụ quản lí menu (Quản lý nội dung, quản lý các Modul quản lý hợp đồng bảo hiểm…….) với lợi ích truy cập tìm kiếm thông tin nhanh
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT HỆ THỐNG BÁN HÀNG
Doanh nghiệp muốn đưa được mặt hàng tới người tiêu dùng không phải cứ chờ đợi để khách hàng tìm đến mình mà những nhà kinh doanh giới thiệu quảng bá sản phẩm, tạo dựng thương hiệu riêng cho mình. Một khi đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường thì lúc đó sản phẩm sẽ được mọi người biết đến và tìm đến. Hệ thống bán hàng cũ không đáp ứng đủ yêu cầu quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Muốn được như vậy các doanh nghiệp phải bỏ công sức và vốn đầu tư để quảng bá sản phẩm trên mọi thị trường. Nghành công nghệ thông tin (CNTT) ra đời tạo bước ngoặt mới cho tất cả các nghành khác phát triển theo vì vậy thương mại điện tử luôn là một mơi trường thận lợi cho các nhà đầu tư, đầu tư có hiệu quả. Các hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến hiện nay đã giúp doanh nghiệp phần nào đưa được thông tin của sản phẩm tới người tiêu dùng “Quảng cáo Logo-banner, quảng cáo tài trợ tại Google & Yahoo, quảng cáo bàng đường Text Link .....”
I. ĐỐI TƯỢNG KHAI THÁC (Đối tượng khách hàng)
1. Doanh Nghiệp
Doanh nghiệp (DN): Là một tập thể hoặc một người đứng lên tổ chức hoạt động kinh doanh một sản phẩm nào đó. Và đây chính là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư các doanh nghiệp càng phát triển thì yêu cầu về nguồn nhân lực càng tăng cao và từ đây họ phải đáp ứng được yêu cầu của người lao động đó là quyền được hưởng những chính sách mà bộ luật lao động quy định “môi trường làm việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể, cơ hội thăng tiến …” thị trường này là một thị trường đầy tiềm năng do vậy cấn phải khai thác triệt để
2. Tư Nhân
Đây cũng là một thị trường đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp bán bảo hiểm, vì càng ngày đời sống của người dân càng được tăng lên thu nhập bình quân đầu người cũng tăng dẫn đến họ sẽ muốn đáp ứng yêu cầu của mình và bảo hiểm là thể loại mặt hàng được chú trọng. muốn khách hàng đặt niềm tin vào mình hid chính nhữn nhà doanh nghiệp phải có một tư tưởng tạo dựng niềm tin cho khách hàng bằng các hoạt động khác nhau các doanh nghiệp có thể làm được điều này.
II. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM
1. Bảo hiểm dành cho người
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 Bảo hiểm kết hợp con người Bảo hiểm sinh mạng cá nhân Bảo hiểm tai nạn con người theo mẫu đơn Colgne Re Bảo hiểm sức khỏe con người mức trách nhiệm cao Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật Bảo hiểm tai nạn thủy thủ thuyền viên Bảo hiểm tai nạn hành khách Bảo hiểm tai nạn người sử dụng điện Bảo hiểm chi phí y tế và vận chuyển y tế cấp cứu Bảo hiểm cứu trợ y tế cho người mang thẻ tín dụng Bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh Bảo hiểm toàn diện học sinh Bảo hiểm bồi thường cho người lao động Bảo hiểm tai nạn người lái và người ngồi trên xe Bảo hiểm khách du lịch trong nước Bảo hiểm người du lịch nước ngoài du lịch Việt Nam Bảo hiểm người du lịch Việt Nam du lịch nước ngoài Bảo hiểm người Việt Nam du lịch nước ngoài ngắn hạn Bảo hiểm du lịch nhóm Bảo hiểm du lịch quốc tế Bảo hiểm thành viên hộ gia đình Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cho người sinh sản
2. Bảo hiểm dành cho tài sản
Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm vật chất xe ô tô Bảo hiểm vật chất xe mô tô Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe với hành khách trên xe Bảo hiểm trách nhiệm chủ xe với hàng hóa vận chuyển trên xe Bảo hiểm bắt buộc khác
Bảo hiểm hàng hoá Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa
Bảo hiểm tàu thuỷ Bảo hiểm thân tàu biển Bảo hiểm trách nhiệm chủ tàu biển Bảo hiểm thân tàu sông Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu sông Bảo hiểm thân tàu cá Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tàu cá Bảo hiểm trách nhiệm chủ đóng tàu
Bảo hiểm dầu khí Bảo hiểm chi phí khống chế giếng Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm đối với bên thứ ba Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh dầu khí Bảo hiểm xây lắp công trình dầu khí
Bảo hiểm hàng không Bảo hiểm máy bay cánh bằng Bảo hiểm trách nhiệm chủ sân bay Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm thiết bị điện tử Bảo hiểm các công trình xây dựng dân dụng đã hoàn thành
Bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm cây nông nghiệp Bảo hiểm vật nuôi Bảo hiểm nông nghiệp khác
III. HÌNH THỨC BÁN HÀNG
1. Bán hàng trực tuyến
Quảng cáo Logo-banner:
Đặt Logo hoặc Banner quảng cáo trên website nổi tiếng, những website có lượng khách truy cập lớn hay những website được Rank cao trên Google là phổ biến và là cách quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Nó không những quảng bá được thương hiệu mà còn nhằm đến các khách hàng tiềm năng trên Internet.
Quảng cáo bằng đường Text Link (
Là đặt quảng cáo bằng chữ có đường Link đến Website hay sản phẩm dịch vụ của bạn, bạn phải có tiêu đề cho quảng cáo, địa chỉ của website, thông tin giới thiệu về website hay quảng cáo sản phẩm dịch vụ để bạn có thể đăng ký vào bất cứ danh bạ nào trên Internet phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của bạn. Hiện nay để được đăng ký vào hệ thống Directory của Yahoo bạn phải trả 299$/năm. Lợi ích của việc quảng cáo này thương xuyên có hàng trăm robot và Spider cuả các Search Engine truy cập vào và sẽ tự động cập nhật website lên Search Engine trong vòng chi có 3 đến 7 ngày.
Quảng cáo tài trợ Google, Yahoo:
Nhiều người sử dụng Internet lâu nay vẫn tự hỏi: Google,Yahoo, MSN hay Altavita - những nhà đại gia trong làng công cụ tìm kiếm với việc cung cấp miễn phí các công cụ “Tìm kiếm thông tin, Email, tin tức, chát, điện thoại Internet…….” Mà miễn phí vậy họ lấy tiền ở đâu để trang trải cho các hoạt động của mình ?
Đây là hệ thống quảng cáo mới nên có tính năng thông minh, nhắm chọn. khi khách hàng đánh vào từ khóa bất kỳ trong ô tìm kiến là các cổ máy bắt đầu tìm kiếm và trả về đúng từ khóa mà bạn đã yêu cầu.
Ngoài ra còn có rất nhiều cách thức quảng cáo khác trên mỗi website, các bạn có thể tự tìm hiểu và nghiên cứu để lựu chọn cho doanh nghiệp của mình một phương thức hiêu quả nhất mà đỡ tốn kém hơn. Khi tìm kiếm được từ khóa mà bạn mong muốn và kèm theo đó là những dòng chữ, Logo của nhà tài trợ “Sponsors, Sponsorship Advertising”. Vì thế mà loại hình quảng cáo này khôn phải mất phí cho việc quảng cáo
2. Bán hàng qua dịch vụ
Đầu tư phát triển dịch vụ bán hàng trực tiếp người ta gọi dịch vụ này là dịch vụ bán hàng cổ xưa, nhưng cho tới ngày này thì dịch vụ này vẫn phát triển và tạo dựng cho doanh nghiệp một lợi thế uy tín cao không qua quảng bá trên Internet. Bán hàng trực tuyến là một loại hình mới mẻ mà chính vì hế nên kết hợp các loại hình này lại với nhau tạo thành một thế mạnh kinh doanh vưng chắc đối với các doang nghiệp.
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÔN NGỮ & CÔNG CỤ XÂY DỰNG HỆ THỐNG
I. GIỚI THIỆU & CÔNG NGHỆ ASP.NET
1. Giới thiệu
ASP.NET là phiên bản mới của ASP, cung cấp mẫu phát triển hợp nhất của Web bao gồm các dịch vụ cần thiết cho người phát triển thiết kế ra những ứng dụng Web mang tính sáng tạo. Khi so sánh ngữ nghĩa ASP.NET và ASP, nó cung cấp hạ tầng và mô hình lập trình mới cho ứng dụng ổn định và tỷ lệ hơn mà cung cấp sử bảo vệ tối ưu. Lập trình viên sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thêm “chức năng gia tăng” của ASP.NET vào ASP.
ASP.NET là môi trường nền tảng của công nghệ .NET. Lập trình viên có thể đưa ra ý tưởng ứng dụng trong bất kỳ ngôn ngữ so sánh .NET nào bằng việc tích hợp Visual Basic.NET, C#, Jscript.Net. Thêm vào đó, khung .NET sẵn có cho bất kỳ ASP.NET nào. Người phát triển có thể vận hành ích lợi của những công nghệ này cái mà bao gồm ngôn ngữ chung thống nhất trong môi trường thời gian thực hay là kiểu an toàn, tính thừa kế và các thuộc tính khác.
ASP.NET được thiết kế làm việc liền mạch với WYSIWYG HTML và những công cụ lập trình khác tích hợp trong bộ Visual Studio.NET. Không những điều này làm cho việc phát triển Web trở nên dễ dàng hơn mà còn cung cấp hết lợi ích của những công cụ đó, bao gồm GUI mà người phát triển có thể phân phối việc vận hành chính và tổng hợp đầy đủ những lỗi dễ mắc trên trang Web. Người phát triển có thể sử dụng Web Form hoặc các dịch vụ Web XML khi tạo ra một ứng dụng ASP.NET hoặc kết nối trong bất kỳ cách mà chúng thích hợp. Mỗi thứ được hỗ trợ bởi những hạ tầng giống nhau mà cho phép người lập trình viên sử dụng tiến độ xác thực, lưu trữ dữ liệu sử dụng thường xuyên, hoặc tuỳ biến kiến trúc ứng dụng để chỉ đặt tên cho một vài khả năng xác thực.
2. Thiết lập ứng dụng ASP.NET
Hình 1: Thành phần trong mô hình hoá
2.1. Thành phần giao diện người dùng (UI)
Hầu hết việc giải quyết cần cung cấp cách thức cho người dùng sử dụng ứng dụng. Trong ví dụ ứng dụng cụ thể này, một số Web cho phép khách hàng biết được sản phẩm và đưa ra các yêu cầu ứng dụng dựa trên nền tảng của hệ thống Microsoft Window cho phép những đại biểu kinh doanh chuyển yêu cầu dữ liệu cho khách hàng người đã gọi điện cho công ty. Giao diện người dùng được sử dụng Windows Form, trang ASP.NET Microsoft, sự vận hành hay bất kỳ công nghệ nào mà lập trình viên sử dụng để đáp lại và định dạng dữ liệu đến từ phía người cung cấp.
2.2. Thành phần tiến trình người dùng (User Process Components)
Trong nhiều trường hợp, sự ảnh hưởng của người dùng cùng với hệ thống theo một tiến trình có thể dự đoán được. Ví dụ, trong ví dụ đơn lẻ, lập trình viên có thể thực hiện một phương thức cho việc xem dữ liệu sản phẩm mà cho phép người dùng chọn một danh mục từ danh sách danh mục sản phẩm đang tồn tại sau đó chọn sản phẩm riêng biệt trong danh mục đã được chọn để xem chi tiết sản phẩm. Tương tự, khi người sử dụng đặt hàng, sự ảnh hưởng này theo sát quá trình có thể dự đoán của việc tập hợp dữ liệu từ người sử dụng sau đó cung cấp việc chi trả chi tiết và sau đó chuyển hoá đơn chi tiết. Để giúp đồng bộ hoá và dàn xếp lại ảnh hưởng lẫn nhau của người sử dụng, điều này có thể hữu ích để điều khiển quá trình, sử dụng thành phần quá trình riêng lẻ. Chính cách này của dòng quá trình và sự logic chỉ huy chung thì không được mã hoá cẩn thận trong những nguyên tố giao diện người sử dụng và “bộ máy” ảnh hưởng sử dụng cơ bản giống nhau có thể được sử dụng lại bảng tối đa hoá ảnh hưởng người dùng.
2.3 Dòng nghiệp vụ (Business Workflows)
Sau khi dữ liệu yêu cầu được thu thập bởi quá trình người dùng, dữ liệu có thể được sử dụng để thực hiện quá trình kinh doanh. Ví dụ, sau sản phẩm, việc chi trả và việc vận chuyển chi tiết được đệ trình cho ứng dụng đơn lẻ, quá trình của việc đảm nhận chi trả và vận chuyển sắp xếp có thể bắt đầu. Nhiều quá trình nghiệp vụ liên quan đến nhiều bước mà để thực hiện theo thứ tự hợp lý và dàn xếp lại. Ví dụ, hệ thống đơn lẻ cần phải tính tổng giá trị của lời yêu cầu ghi giá trị chi tiết của thẻ tín dụng, sự chi trả theo thẻ tín dụng và sắp xếp sự vận chuyển của hàng hoá. Quá trình này có thể đảm nhận số lượng không giới hạn về thời gian để hoàn thành vì vậy nhiệm vụ yêu cầu và dữ liệu đòi hỏi sẽ phải đạt được. Dòng nghiệp vụ xác nhận và liên kết quá trình vận hành lâudài, quá trình thương mại đa bước và chúng có thể được thực hiện trong việc sử dụng công cụ chỉ huy quá trình thương mại hoá như BizTalk Server Orchestration.
2.4 Thành phần nghiệp vụ (Business Components)
Bất kể một qúa trình nghiệp vụ đều chứa một bước đơn lẻ hay dòng nghiệp vụ dàn xếp lại hay không thì việc ứng dụng của lập trình viên sẽ đạt được hệ thống mã thực hiện qui tắc những nghiệp vụ.
2.5 Đại lý dịch vụ (Service Agents)
Khi một thành phần thương mại cần sử dụng chức năng để cung cấp cho dịch vụ bên ngoài, lập trình viên cần cung cấp một vài mã để điều hành xác thực của việc giao tiếp cùng dịch vụ đặc biệt nào đó.
2.6 Giao diện dịch vụ (Service interfaces)
Để trưng bày thương mại logic như là một dịch vụ, lập trình viên phải thiết kế giao diện dịch vụ mà hỗ trợ cho hợp đồng giao tiếp (giao tiếp cơ bản thông tin, việc định dạng, giao thức, bảo mật và các việc khác ) mà người tiêu dùng cần.
2.7 Thành phần logic xử lý dữ liệu: (Data access logic components)
Hầu hết ứng dụng và dịch vụ cần xử lý dữ liệu lưu trữ ở một vài điểm trong suốt quá trình xử lý nghiệp vụ. Ví dụ việc áp dụng đơn lẻ cần tìm lại được cơ sở dữ liệu sản phẩm để thể hiện chi tiết sản phẩm đến người sử dụng và nó cần chèn thêm chi tiết vào đơn đặt hàng vào trong cơ sở dữ liệu khi một người sử dụng đặt chỗ cho một đơn đặt hàng. Điều này có nghĩa trừu tượng logic cần thiết để xử lý dữ liệu trong tầng riêng rẽ của hệ thống dữ liệu. Làm tập trung hoá dữ liệu xử lý có chức năng dễ dàng cho xác lập và duy trì.
2.8 Thành phần thực thể nghiệp vụ (Business entity components)
Hầu hết việc ứng dụng đòi hỏi dữ liệu phải trải qua các thành phần. Ví dụ trong việc ứng dụng đơn lẻ thì hàng loạt sản phẩm từ thành phần logic dữ liệu đến thành phần giao diện người dùng để danh sách sản phẩm có thể được thực hiện tới người dùng . Dữ liệu được sử dụng để đưa ra thực thể nghiệp vụ xác thực như sản phẩm hay đơn đặt hàng. Thực thể nghiệp vụ cần được sử dụng đồng bộ trong ứng dụng thường là cấu trúc dữ liệu như DataSet, DataReaders, hoặc là XML (Extensible Markup Language) nhưng chúng có thể được sử dụng để thực thi lớp hướng đối tượng mà việc ứng dụng của lập trình viên phải làm việc như sản phẩm hay đơn đặt hàng.
2.9 Thành phần dành cho bảo mật, vận hành và giải pháp (Components forsecurity, operational management and communication )
Việc ứng dụng của lập trình viên có thể cũng sử dụng thành phần sử dụng để hoàn thiện việc điều hành để hành chính hoá người sử dụng tới thực hiện nhiệm vụ cụ thể và giao tiếp với dịch vụ khác và ứng dụng
3. Ưu điểm của ASP.NET
Vấn đề lớn nhất đối với ứng dụng Web hiện nay là sự tương thích trên các trình duyệt cùng với độ phức tạp của trang tài liệu do ứng dụng tạo ra. Để tạo một trang web hấp dẫn tận dụng được những tính năng mới nhất của trình duyêtj nhưng đồng thời vẫn hiển thị đúng đắn trên các trình duyệt cũ quả là cơn ác mộng đối với lập trình viên và các nhà thiết kế web.
Và sự việc ngày càng trở lên tồi tệ hơn khi các thiết bị cầm tay như điện thoại di động ra đời đòi hỏi nhu cầu sử dụng Internet. Các trang tài liệu thiết kế cho những thiết bị này yêu cầu phải nhỏ gọn và không thể sử dụng các định dạng cho tài liệu như trên trình duyệt hiện đại.
Một trong cách giải quyết vấn đề trên là hướng đến từng môi trường ứng dụng để thiết kế các trang tài liệu khác. Ví dụ có thể tạo 100 trang HTML để hỗ trợ cho các trình duyệt trên máy PC, 100 trang WML khác hỗ trợ cho kết nối điện thoại di động. Nói chung, chúng ta xây dựng hai Site riêng biệt để hướng đễn hai mục đích sử dụng khác nhau. Đây là cách mà các ứng dụng Web hiện tại đang sử dụng. Tuy nhiên, một lựa chọn khác là trình chủ có thể tuỳ vào yêu cầu của trình khách để lựa chọn và sinh ra các trang tài liệu phù hợp mục đích sử dụng mà trình khách đang cần. Cách này tuy linh động nhưng đòi hỏi phải xây dựng và viết mã lệnh công phu. Mặc dù vậy với ASP.NET không cần phải viết mã lệnh, các thành phần điều khiển hoạt động trên trình chủ có khả năng nhận dạng và sinh mã tuỳ theo mục đích và yêu cầu sử dụng cuối cùng của trình khách.
II. CÔNG CỤ LÀM WEB
1. Giới thiệu cơ sở dữ liệu My SQL
My SQL là cơ sở dữ liệu được sử dụng cho các ứng dụng Web có quy mô vừa và nhỏ. Tuy không phải là cơ sở dữ liệu lớn nhưng chúng cũng có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người sử dụng có thể thao tác các hành động trên liên quan đến cơ sở dữ liệu
Cũng giống như các quan hệ cơ sở dữ liệu khác, khi làm việc với cơ sở dữ liệu My SQL, bạn đăng ký kết nối, tạo cơ sở dữ liệu, quản lý người dùng, phân quyền người sử dụng, thiết kế đối tượng Table của cơ sở dữ liệu và xử lý dữ liệu.
Để sử dụng các phát biểu hay các thao tác trên cơ sở dữ liệu, bạn có thể sử dụng trình quản lý đồ hoạ hay dùng dòng lệnh còn gọi là Command line.
Tuy nhiên trong bất kỳ cơ sở dữ liệu nào cũng vậy, nếu chúng có hỗ trợ một trình giao diện đồ hoạ, sử dụng chúng tiện lợi hơn sử dụng Command line.
Trong bất kỳ ứng dụng cần lưu trữ thông tin, đều có khuynh hướng sử dụng cơ sở dữ liệu, loại cơ sở được sử dụng cho ứng dụng phải phụ thuộc vào giải pháp và nhà quản trị. Tuỳ thuộc vào vào các yếu tố, như môi trường đòi hỏi thông tin cần bảo mật cao hay khả năng tài chính cao, quy mô của ứng dụng, loại ứng dụng cho mục đích nào,……... Cơ sở dữ liệu được chọn khác nhau, nhắc mục đích lưu trữ, xử lý và tìm kiếm dữ liệu tối ưu nhất đó chính là lý do tại sao cần phải sử dụng có sở dữ liệu.
Mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu, bao gồm các chức năng như: Lưu trữ (Storage), truy cập (accessibility), tổ chức (Organization) và xử lý (Mainpulation).
Storage: Lưu trữ thông tin trên đĩa và có thể chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác, trong thực tế có nhiều loại sơ sở dữ liệu đang sử dụng, và My SQL là cơ sở dữ liệu sử dụng phù hợp cho việc thiết kế Website vừa và nhỏ.
Accessibility: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người sử dụng, ở mức độ mang tính cục bộ, truy cập dữ liệu nhay trong cơ sở dữ liệu với nhau, nhằm trao đổi hay sử lý dữ liệu của chính nó.
Organization: Khi đề cập đến tổ chức cơ sở dữ liệu, chúng phụ thuộc vào cơ sở dữ liệu, phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu, điều này có nghĩa tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào từng đặc điểm của ứng dụng, tuy nhiên khi tổ chúc cơ sở dữ liệu, cầm phải tuân theo một tiêu chuẩn của hệ thống cơ sở dư liệu, nhằm tính tối ưu khi truy cập và xử lý.
Mainpulation: Trong nhiều trường hợp chỉ cần tính toán và truy vấn dữ liệu với mục đích khác nhau, cần sử dụng nhứng câu truy vấn cùng các phép toán, phát biểu cơ sở dữ liệu để kết xuất ra kết quả như yêu cầu của mình. Thực tế để thao tác hay xử lý cơ sở dữ liệu bên trong chính cơ sở dữ liệu hay sử dụng ngôn ngữ lập trình: PHP, C++, Java, Visual Basic, C Shap ……
2. Tổng quan ORACLE
2.1. Oracle là gì ?
Oracle là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ client/server. Để đi sâu vào nghiên cứu cơ sở dữ liệu Oracle cần có một số khái niệm cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. (RDBMS Relation Database Management system)
Mỗi cơ sở dữ liệu quan hệ là một tập hợp dữ liệu được tổ chức trong những bảng hai chiều có quan hệ với nhau. Mỗi bảng bao gồm các cột có tên và các hàng. Mỗi cột là một thuộc tính của quan hệ, mỗi hàng là một bộ (tuple) các giá trị của những thuộc tính của quan hệ.
Một RDBMS có nhiêm vụ:
Lưu trữ và tạo dữ liệu sẵn có trong các bảng.
Duy trì quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu.
Bảo đảm tích hợp dữ liệu bằng cách tạo các qui tắc quản lý giá trị dữ liệu.
Khôi phục mọi dữ liệu trong trường hợp hệ thống có sự cố.
2.2. Kiến trúc client / server
- Client là một thành phần của hệ thống yêu cầu dịch vụ hoặc tài nguyên từ những thành phần hệ thống khác.
- Server là một thành phần của hệ thống cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho những thành phần hệ thống khác.
2.3. Các yếu tố của một client / server data based system
Server:
Một tập hợp các mục dữ liệu và đối tượng trợ giúp được tổ chức và trình bày để thuận tiện phục vụ như: tìm kiếm, sắp thứ tự, khôi phục, cập nhật và phân tích dữ liệu. CSDL bao gồm bộ nhớ dữ liệu vật lý và các dịch vụ CSDL. Mọi dữ liệu đều được truy cập qua hệ phục vụ, không bao giờ được truy xuất trực tiếp.
Client:
Một chương trình có thể tác động qua lại với con người hoặc một quá trình tự động. Nó bao gồm tất cả những phần mềm có liên quan đến server, yêu cầu dữ liệu từ CSDL hoặc gửi dữ liệu đến CSDL.
Truyền nhận giữa client và server:
Sự truyền nhận này phụ thuộc nhiều vào client và server thực thi như thế nào. Mọi sự thực thi hệ thống CSDL đều thuộc một trong ba loại sau:
File_based system:
Các hệ thống này dùng ứng dụng truy xuất trực tiếp các file dữ liệu trên một đĩa cứng cục bộ hoặc một hệ phục vụ file mạng. Các hệ thống này thực hiện các dịch vụ CSDL và truyền nhận logic như một phần của ứng dụng client. Trong việc thực thi này, ứng dụng client đóng vai trò client và vai trò hệ phục vụ.
Host_based system:
Hệ thống này thường dùng trong các mainframe và mini_computer. Những hệ thống này thực thi tất cả hoặc hầu hết dịch vụ CSDL và chức năng của client trên một máy tính trung tâm lớn. Người dùng xem và tác động đến ứng dụng client bằng cách dùng một thiết bị đầu cuối từ xa. Truyền nhận giữa client và CSDL thực thi thực hiện trên một host computer và host computer đóng vai trò của client và server.
Client / server system:
Hệ thống này được thiết kế từ dịch vụ CSDL riêng lẻ đến client bằng cách cho phép truyền nhận giữa chúng là mở và linh hoạt hơn.
Dịch vụ CSDL được thực thi trên một máy tính mạnh, cho phép quản trị tập trung, bảo mật và dùng chung tài nguyên. Do đó, hệ phục vụ trong client / server là CSDL và hệ phục vụ của chính nó. Những ứng dụng client được thực thi trên các nền khác nhau bằng cách dùng nhiều công cụ khác nhau. Quá trình này cho phép linh hoạt hơn và các ứng dụng của người sử dụng có tính chất rất cao.
Hiện nay, nhiều tổ chức kết hợp sử dụng cả ba hệ thống này. Ưu, nhược điểm của chúng có thể được tóm tắt qua bảng sau:
Đặc điểm
File_based
Host_based
Client / Server
Giá cả
Rẻ
Đắt
Biến động
Độ tin cậy
Kém
Cao
Từ trung bình đến tốt
Tính bảo mật
Kém
Tốt
Từ trung bình đến tốt
Phát triển ứng dụng
Đòi hỏi kỷ năng
Phải có nhân viên lành nghề
Phải có nhân viên lành nghề
CSDL
Trung bình(~ 50MB)
Rất lớn(hàng GB)
Rất lớn (hàng GB)
Quản trị tập trung
Minimal
Excellent
Excellent
Giao diện với người sử dụng
Rất linh hoạt
Không linh hoạt
Linh hoạt
Sử dụng mạng
Không hiệu quả
Hiệu quả
Có thể hiệu quả
Vendor look_in
Từ thấp đến trung bình
Cao
Trung bình
2.4. SQL
SQL (Structured Query Language) - Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc là phương tiện chính để làm việc với cơ sở dữ liệu Oracle.
2.5. PL/SQL
Trong Oracle có một ngôn ngữ đặc biệt cho phép kết hợp ngôn ngữ thủ tục truyền thống với sự truy xuất các đối tượng cơ sở dữ liệu thông qua ngôn ngữ SQL, đó là ngôn ngữ PL/SQL.
3.Một số công cụ của Oracle
Oracle cung cấp cho các nhà lập trình rất nhiều công cụ lập trình phát triển ứng dụng liên quan đến cơ sở dữ liệu và phát triển Internet. Trong phiên bản Oracle 8i có khoảng 150 công cụ chạy trên các môi trường hệ điều hành khác nhau, các công cụ hỗ trợ giao tiếp cho các CSDL từ xa, phát triển ứng dụng CSDL từ xa thông qua môi trường Internet,…Một số công cụ dùng để phát triển thông dụng nhất như:
Oracle8i Enterprise Edition 8i.
SQL * Plus 8.0: Một phần mềm giao tiếp kiểu dòng lệnh, cho phép tương tác với Oracle thông qua hai ngôn ngữ SQL và PL/SQL.
Oracle Net8 : Một phần mềm kết nối CSDL dùng để cung cấp các thông tin CSDL xác thực, tối ưu trên mọi thủ tục mạng thông dụng.
Oracle Enterprise Manager: Một phần mềm có giao diện rất tốt hỗ trợ cho việc quản lý các đối tượng của cơ sở dữ liệu Oracle.
Develper 6.0, Developer/2000, Jdeveloper for Oracle 8i: gồm Oracle Form Builder, Oracle Report Builder, Oracle Procedure Builder, Oracle Project Builder được tích hợp vào môi trường phát triển.
Designer 2000: phát triển các ứng dụng Oracle.
Power Object: cung cấp môi trường phát triển ứng dụng nhanh với các đặc trưng kéo thả và quản lý CSDL.
Oracle Names: Tạo các liên kết CSDL chứa các thông tin nút mạng trên một mạng bằng cách sử dụng từ điển toàn cục chung Oracle Names.
Multi-protocol Interchange: cung cấp một nhu cầu giao tiếp trên các thủ tục khác biệt bằng cách gửi thông điệp SQL* Net từ thủ tục này sang thủ tục khác.
Oracle Network Manager: Quản lý cấu hình và quản lý mạng CSDL phân tán được thực hiện dễ dàng với Network Manager. Network Manager được sử dụng không chỉ để quản lý từ điển Oracle Names mà còn tạo ra các file cấu hình cho các thành phần Client/Server của SQL*Net và định nghĩa cho các đường kết nối cho các nút Multi-Protocol Interchange.
3.1. Giới thiệu vế lớp vật lý và lớp Logic của CSDL Oracle
CSDL Oracle gồm có hai lớp: lớp vật lý và lớp logic.
a. Lớp vật lý
Lớp vật lý của CSDL Oracle là một số tập tin nằm trên đĩa. Vị trí vật lý của những tập tin này không liên quan đến chức năng của CSDL nhưng có thể liên quan đến hiệu năng của CSDL. Dữ liệu trong những tập tin này thường được truy xuất bởi các công cụ của Oracle thông qua ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL.
Lớp vật lý bao gồm ba loại tập tin: các tập tin dữ liệu (data file), các tập tin điều khiển (control file) và các tập tin phuc hồi (Redo log files).
Data files: đây là các tập tin quan trọng nhất trong ba loại tập tin và là nơi chứa dữ liệu thật sự của CSDL. Các tập tin dữ liệu có kích thước lớn từ vài megabytes đến hàng gigabytes. Chúng lưu trữ các thông tin chứa trong CSDL. Một CSDL nhỏ có thể có vài tập tin dữ liệu và có hàng trăm tập tin dữ liệu cho những CSDL lớn. Phân bố lưu trữ thông tin trên nhiều tập tin dữ liệu có thể làm tăng hiệu năng cho CSDL. Số tập tin dữ liệu có thể được giới hạn bằng tham số MAXDATAFILES khi tạo ra một CSDL mới.
Control files: một CSDL cần có một hay nhiều tập tin điều khiển, các tập tin điều khiển lưu trữ thông tin cấu trúc của CSDL.
Redo log files: là các tập tin được sử dụng để lưu giữ các thông tin ban đầu và toàn bộ quá trình thay đổi của CSDL sau khi nó được tạo ra, phục vụ cho mục đích phục hồi lại CSDL trong trường hợp hệ thống bị sự cố.
b. Lớp logic
Lớp logic của Oracle gồm các nguyên tố sau:
Một hay nhiều không gian bảng (tablespace).
Các schame cơ sở dữ liệu gồm các đối tượng như table, view, index, cluster, stored procedure, trigger, sequence, …
Mỗi schame CSDL thuộc sở hữu một user được xác định bởi một username và password duy nhất đối với CSDL. Sau khi đăng nhập vào CSDL với username và password hợp lệ user có thể thao tác trên CSDL với quyền được cấp phát cho user đó ở cấp độ nào.
Không gian bảng là một khái niệm trừu tượng, vậy không gian bảng có liên quan như thế nào đến CSDL và các tập tin dữ liệu.
3.2. Tablespace và các tập tin dữ liệu
CSDL được chia thành một hay nhiều mẩu logic gọi là không gian bảng (tablespace). Một tablespace bao gồm một hay nhiều tập tin dữ liệu vật lý, việc phân bố nhiều hơn một tập tin dữ liệu trên một tablespace, có thể phân bổ dữ liệu trên nhiều đĩa vật lý khác nhau để phân tán truy xuất vào ra và cải thiện khả năng thi hành.
Khi tạo ra một CSDL, Oracle tự động tạo ra một tablespace SYSTEM, tablespace này là nơi chứa tự điển dữ liệu. Tự điển dữ liệu chứa thông tin về các table, index, cluster,…Tablespace SYSTEM là vị trí mặc định của tất cả các đối tượng khi một CSDL được tạo ra.
Thông thường, người ta tạo nhiều tablespace để phân hóa các đối tượng khác nhau của CSDL đồng thời dành riêng tablespace SYSTEM cho từ điển dữ liệu, đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để bảo đảm cơ sở dữ liệu luôn khỏe mạnh.
Có thể mở rộng không gian một CSDL theo 3 cách sau:
Thêm một tập tin dữ liệu vào một tablespace.
Cú pháp:
ALTER TABLESPACE TABLESPACE_NAME ADD DATAFILE ‘DATAFILE.ORA’;
Thêm một tablespace mới.
Cú pháp:
CREATE TABLESPACE TABLESPACE_NAME DATAFILE ‘DATAFILE.ORA’;
Tăng kích thước tập tin dữ liệu.
ALTER DATABASE DATAFILE ‘DATAFILE.ORA’ AUTOEXTENT ON NEXT MIN_NUMBER MB MAXSIZE MAX_NUMBER MB;
Kích thước của tablespace là tổng kích thước của các tập tin dữ liệu tạo nên tablespace và kích thước của CSDL là tổng kích thước của các tablespace trong CSDL đó.
3.3. Schame cơ sở dữ liệu
Một schame CSDL là một tập hợp các cấu trúc logic các đối tượng hay schame objects. Schame objects này bao gồm tables, indexes, clusters, views, stored procedures, database triggers and sequences.
Tạo Table
Cú pháp:
CREATE TABLE tênbảng (tên_cột kiểu_dữ_liệu(độdài) [,…n]);
- Tạo ràng buộc khóa chính cho bảng:
Cú pháp:
CONSTRAINT PRIMARY KEY ;
- Tạo ràng buộc khóa ngoại cho bảng:
Cú pháp:
CONSTRAINT FOREIGN KEY (tên cột là khóa chính của bảng cha._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22214.doc