Thiết kế và xây dựng phần mềm sắp xếp tiếng việt theo trường họ tên hỗ trợ cho việc tuyển sinh Đại học - Cao đẳng

Lời nói đầu Chuyên đề là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình học tập, nó có thể giúp cho sinh viên là một bước tập duyệt vào giai đoạn thực tập. Chính vì thế mà việc nghiên cứu một đề tài là một vấn đề hết sức cần thiết trong giai đoạn học tập này. Vì vậy, đề tài “Thiết kế và xây dựng phần mềm sắp xếp tiếng việt theo trường họ tên hỗ trợ cho việc tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. ” là một đề tài mà nó mang nhiều tính thực tế nhất là trong công tác tuyển sinh và cả trong các doanh nghiệp h

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế và xây dựng phần mềm sắp xếp tiếng việt theo trường họ tên hỗ trợ cho việc tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay khi mà chưa thể sắp xếp được họ tên theo tiêu chuẩn của tiếng Việt. Mục đích của đề tài : Đây là một đề án chuyên ngành nên mục đích chính là việc áp dụng tổng hợp các kiến thức đã học vào thực hiện một chương trình. Sắp xếp tiếng Việt là một chương trình vô cùng quan trọng mà nó là một vấn đề bức xúc nhất hiện nay ở nước ta mà đặc biệt là nó ứng dụng vào môi trường Access. Đề tài còn có một mục đích nhỏ trong công tác tuyển sinh vào các trường Đại học và Cao đẳng mà nó đang là một vấn đề bức xúc nhất ở nước ta hiện nay. Nội dung của đề tài : Vì sự cần thiết và tính cấp bách của vấn đề nên đề tài được trình bày với các nội dung chính sau: Chương I : Những vấn đề cơ bản về font chữ Việt hiện nay. Mục đích của chương này sẽ trình bày khái quát về sự ra đời và phát triển của chữ tiếng Việt theo tiêu chuẩn Việt Nam và các yêu cầu mới với bộ mã chữ Việt. Ngoài ra trong chương này còn trình bày bộ mã 8 bit dùng trong trao đổi thông tin, bảng mã chữ Việt và trật tự chữ cũng như cấu trúc bảng mã chữ Việt. Chương II : Thiết kế chương trình tuyển sinh Đại học và Cao đẳng. Trong chương này sẽ trình bày việc xây dựng chương trình cũng như thiết kế các module chương trình. Ngoài ra, còn trình bày về việc sắp xếp chữ Việt theo tiêu chuẩn Việt Nam. Chương III : Một số kết quả đạt được và một số vấn đề cần giải quyết. Mục đích chính của chương này sẽ được trình bày các kết quả đã đạt được trong chương trình và đưa ra một số vấn đề cần phải giải quyết. Đề tài này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ứng dụng sắp xếp theo trường họ tên tiếng Việt trong môi trường Access. Mặt khác, từ khi có sự đổi mới trong công tác tuyển sinh vào các trường Đại học của Bộ giáo dục và Đào tạo (2002-2003) nên công tác tuyển sinh có nhiều bức xúc em hy vọng đề tài này sẽ đóng góp một phần nho nhỏ vào việc tuyển sinh. -------------- Mục lục *** Lời nói đầu 01 Chương I : Những vấn đề cơ bản về font chữ Việt hiện nay. 05 I - Bộ mã chuẩn 8 bit cho font chữ tiếng việt 05 1.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam. 05 1.2 Bốn yêu cầu mới đối với bộ mã chữ Việt 8 bit 07 II. Bộ mã chuẩn 8 bit chữ việt dùng trong trao đổi thông tin. 09 2.1 Phạm vi sử dụng và tính tuân thủ của bộ mã chuẩn 8 bit chữ Việt dùng trong trao đổi thông tin. 09 2.2 Một số đặc trưng cơ bản của chữ Việt 09 Chương II : Thiết kế chương trình tuyển sinh đại học và cao đẳng 11 I. Một số vấn đề về chương trình. 11 II. Thiết kế chương trình. 13 2.1 Sơ đồ ngữ cảnh trong chương trình. 13 2.2 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu. 13 2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD : Data Flow Diagram ) 15 2.4 Tiến hành thiết kế. 17 2.4.1 Thiết kế vào. 17 2.4.1.1 Thiết kế giao diện chính. 17 2.4.1.2. Thiết kế form cập nhật hồ sơ. 22 2.4.1.3. Thiết kế form cập nhật điểm thi. 24 2.4.1.4. Thiết kế form cập nhật phòng thi. 29 2.4.1.5. Thiết kế form cập nhật tỉnh, thành phố, quận, huyện. 31 2.4.1.6. Thiết kế form cập nhật trường và ngành đăng ký NV2, NV3. 32 2.4.2 Thiết kế đầu ra. 33 2.4.2.1 Thiết kế giấy báo dự thi. 33 2.4.2.2 Thiết kế thẻ dự thi. 34 2.4.2.3 Thiết kế giấy chứng nhận (Phiếu báo điểm). 35 2.4.2.4 Thiết kế giấy báo tựu trường. 36 2.4.2.4 Thiết kế các đầu ra khác. 38 III. Chương trình sắp xếp tiếng việt trên Access. 41 3.1 Một số vấn đề về sắp xếp tiếng Việt 41 3.2 Chương trình sắp xếp dữ liệu chữ Việt trong Access. 42 Chương III – Một số kết quả đã đạt được 48 Kết luận 50 Tài liệu tham khảo 52 ----------**********---------- Chương I : Những vấn đề cơ bản về font chữ Việt hiện nay. I - Bộ Mã CHUẩN 8 bit cho font chữ tiếng việt 1.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin ở Việt Nam. Sau một thời gian dài tranh luận, trao đổi, nghiên cứu, ngày 12/05/1993 Bộ mã chuẩn 8 bit chữ Việt đã được ban hành, nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho sự phát triển thống nhất của tin học trong cả nước. Sự thống nhất về bộ mã này dựa trên các nguyên tắc : đảm bảo phản ánh đầy đủ các đặc thù chữ Việt, tuân thủ các tiêu chuẩn cơ bản của chuẩn quốc tế và giữ cho chữ Việt cùng tồn tại với chữ Anh trong một bảng mã. *) Giai đoạn trước năm 1983 : Hơn một thập kỷ trở lại đây thông tin luôn là vấn đề hàng đầu trong sự phát triển kinh tế. Trên thế giới thông tin ngày càng phát triển và gia tăng không ngừng. Sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình đã được coi là một phát minh lớn của con người, tiếp đến là sự xuất hiện của điện thoại…như vậy, người ta có thể chỉ ngồi ở nhà mà vẫn nắm bắt được hết các thông tin về tình hình chính sự trên thế giới và cũng có thể ngồi ở nhà mà vẫn nói chuyện với người thân hay bạn bè ở xa hàng nghìn cây số. Nhưng sự xuất hiện về máy vi tính có lẽ là sự đột phá lớn về khoa học của con người nhất là trong lĩnh vực internet đó là sự kết hợp giữa điện thoại và vô tuyến điện một cách tuyệt hảo bởi máy vi tính giờ đây có thể giúp người ta trao đổi thông tin nhanh, nói chuyện và còn nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, trước năm 1983 đất nước ta mới giành được độc lập và đang trong thời gian xây dựng đất nước. Đất nước còn nghèo, tình độ dân trí còn thấp, có vẻ như hầu hết người dân trong nước không hiểu biết nhiều về máy tính, máy tính đối với họ như một cái gì đó quá xa vời. Mặt khác, trong giai đoạn này nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng kém phát triển, ỳ ạch, tình hình chính trị vẫn còn khủng hoảng, chính vì thế mà công nghệ thông tin không thể có điều kiện phát triển. Mặc dù vậy, máy tính vẫn giữ dần dần đặt chân vào Việt Nam và chiếm một vị trí vững chắc. *) Giai đoạn 1983-1993 : Đặc thù chính trong giai đoạn 1983-1993 này là tin học của Việt Nam phát triển trong tình trạng cô lập với sự phát triển chung trên thế giới. Đã xuất hiện một số công ty tin học lớn trong nước nhưng không có công ty nào trong nước có đủ khả năng quyết định chiều hướng phát triển thị trường tin học cả phần cứng lẫn phần mềm chúng ta đều phải nhập ngoại. Để dùng được các sản phẩm phần cứng cũng như phần mềm quốc tế, lực lượng tin học trong nước phải tự tìm hiểu các sản phẩm quốc tế để tiến hành Việt hoá, dùng được chúng cho môi trường tiếng Việt. Việc Việt hoá này được thực hiện với mục tiêu đầu tiên là dùng được các phần mềm phổ biến, vấn đề mã hoá chữ Việt bị xếp ở dưới yêu cầu này. Kết quả đã phát sinh nhiều bộ mã chữ Việt, mỗi bộ mã đáp ứng cho một số phần mềm, không có tính đại diện chung. Bảng mã chuẩn quốc gia, mặc dầu có nhiều nghiên cứu, đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc đã nêu nhưng nhược điểm chính là thiếu sự hỗ trợ của các công ty phần mềm lớn. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển tin học quốc tế trong thời kỳ này là cách mã hoá con chữ dựng sẵn đang chiếm ưu thế. Nhưng với cách mã hoá theo con chữ dựng sẵn, chữ Việt cần bổ sung 134 dạng chữ mới, và một khó khăn không thể vượt qua nổi là không thể bố trí vào 128 mã vùng cao, ngoài phần mã cho chữ Anh theo ISO 646. Mặt khác, mã hoá theo con chữ dựng sẵn không phản ánh được đặc thù cấu tạo chữ Việt. Kĩ thuật mã tổ hợp, mới được phát triển trong quá trình xây dựng bộ mã quốc tế ISO 10646 và Unicode, chưa được phổ biến ở Việt Nam. Sau hai năm ban hành và được triển khai, bộ mã chuẩn TCVN 5712 đã được chấp nhận chung trong nước, một số công ty tin học trong nước đã phát triển những phần mềm theo bộ mã này, tạo ra xu hướng thống nhất chung trong các ứng dụng. Tuy nhiên, tình hình quốc tế và trong nước trong thới gian này cũng đã có những thay đổi buộc chúng ta phải xem xét lại kể từ nguyên tắc thiết kế, xây dựng bộ mã chuẩn để có được sự hoà đồng tốt hơn với sự phát triển tin học quốc tế. Hai đặc điểm chủ yếu trong giai đoạn này được thể hiện như sau: Đặc điểm thứ nhất là sự xuất hiện các chi nhánh của các công ty tin học quốc tế lớn ở Việt Nam như Digital, Unisys, HP, IBM, Compaq, Oracle,... Các công ty này cũng bắt đầu tiến hành các hoạt động bản địa hoá sản phẩm của họ cho tiếng Việt và vấn đề về bộ mã cho chữ Việt lại được đặt ra với yêu cầu mới từ phía các công ty quốc tế. Các công ty này đang trở thành các đối tác tham gia ngày một nhiều vào sự phát triển tin học ở Việt Nam và là một nhân tố phải tính tới trong các quyết định chiến lược. Đặc điểm thứ hai là sự quan tâm của nhà nước trong vấn đề phát triển tin học, được cụ thể hoá thành nghị quyết của chính phủ, chương trình hành động và hình thành Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về Công nghệ thông tin. Với sự chỉ đạo tập trung, các vấn đề có tính chất chung toàn quốc về CNTT sẽ được giải quyết theo hướng có lợi nhất cho sự phát triển tin học ở Việt Nam. Trong giai đoạn trước mắt, Ban chỉ đạo sẽ là đại diện có thẩm quyền của Việt Nam tham gia trong các tổ chức quốc tế và thảo luận với các công ty tin học quốc tế về các vấn đề cơ sở cho bản địa hoá. Về lâu dài, một khi đã hình thành công ty tin học mạnh của Việt Nam, chi nhánh của các công ty quốc tế, thì các công ty này có thể đứng ra đảm nhận các vấn đề về bản địa hoá cho Việt Nam. *) Giai đoạn 1993 đến nay: Trong giai đoạn này, kinh tế nước ta đang có sự hồi phục và phát triển thì tin học trong nước cũng đã được quan tâm hơn ở tất cả các doanh nghiệp lẫn người sử dụng ở trong nước. Ngày nay tin học đã ngày càng phát triển không ngừng và sự khám phá về máy tính của người dân ngày càng cao. Mặt khác, do đặc thù font chữ của chúng ta là khác với các chữ khác trong hệ chữ latinh nên có một sự đòi hỏi nước ta phải có một bộ mã chuẩn trong việc sử dụng font chữ tiếng Việt và trong trao đổi thông tin. Trước tình hình và những nhu cầu đó ngày 12/05/1993 Bộ Khoa học, Công nghệ, và Môi trường đã ra quy định dùng bộ mã chuẩn TCVN 5712-93 trong tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước và bộ mã này đã và đang được sử dụng cho tận đến ngày nay. 1.2 Bốn yêu cầu mới đối với bộ mã chữ Việt 8 bit Yêu cầu thứ nhất: tình hình mới đã dẫn đến những thay đổi mới trong yêu cầu đối với bộ mã chuẩn chữ Việt. Yêu cầu biểu diễn đầy đủ cho chữ Việt vẫn giữ nguyên, tuy nhiên đối với bộ mã 8 bit, cách mã hoá theo kiểu dựng sẵn thực tế không thể đáp ứng được các yêu cầu của các công ty CNTT quốc tế. Do đó việc biểu diễn đầy đủ cho chữ Việt chỉ có thể được giải thông qua việc sử dụng kỹ thuật mã tổ hợp. Mặt khác sự phát triển của kĩ thuật trên thế giới đã đảm bảo cho việc dùng kỹ thuật mã tổ hợp trong mọi hệ thống phần mềm như Windows, CSDL...Với việc mã hoá theo kỹ thuật này, chữ Việt chỉ cần có thêm 14 mã cho các nguyên âm và phụ âm thuần Việt và 5 mã cho dấu thanh. Yêu cầu thứ hai xuất phát từ đặc điểm chữ Việt thuộc họ chữ la tinh, do đó cần được hội nhập trong họ các ngôn ngữ có dùng cách viết la tinh. Tất cả các ngôn ngữ dùng cách viết chữ la tinh đều sử dụng bảng mã ISO 8859, với nhiều bảng khác nhau, cho tới nay đã có 14 bản 8895 cho nhiều nước. Vậy bảng mã chuẩn 8 bit cho chữ Việt cũng cần phải dựa trên khuôn khổ của chuẩn quốc tế này. Yêu cầu thứ ba xuất phát từ một thực tế Việt Nam là một nước có truyền thống hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau. Do đó bố trí bộ mã chuẩn cho chữ Việt cần cố gắng đảm bảo cho chữ Việt có thể cùng tồn tại với chữ của một số nước khác. Mặt khác bởi vì việc xây dựng bộ mã chữ Việt đi sau bộ mã các nước khác nên không thể đáp ứng cho sự cùng tồn tại trên một bảng mã cả chữ Việt lẫn các thứ chữ la tinh khác. Vậy một số ngôn ngữ chính được chọn để có thể cùng tồn tại trong bảng mã chữ Việt là Anh, Pháp, Đức, Tây ban nha, Thuỵ Điển, Nauy... Yêu cầu thứ tư là yêu cầu cho nhược điểm chính của bộ mã TCVN 5712: mọi bộ mã chuẩn quốc gia cần có được sự ủng hộ và thực hiện của ít nhất một công ty tin học quốc tế lớn. Yêu cầu này đảm bảo cho bộ mã quốc gia được tuân thủ trên thực tế, từ chính gốc các công ty sản xuất công cụ công nghệ thông tin. Tóm lại, 4 yêu cầu mới cho bộ mã chuẩn chữ Việt 8 bit là: - Đảm bảo thể hiện đầy đủ mọi đặc trưng chư Việt. - Tuân thủ quy định của bộ mã chuẩn 8 bit ISO 8859. - Bảo đảm chữ Việt cùng tồn tại với chữ Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Điển trong một bộ mã. - Có sự ủng hộ và cài đặt của ít nhất một công ty CNTT quốc tế lớn. II. Bộ mã chuẩn 8 bit chữ việt dùng trong trao đổi thông tin. 2.1 Phạm vi sử dụng và tính tuân thủ của bộ mã chuẩn 8 bit chữ Việt dùng trong trao đổi thông tin. 2.1.1 Tiêu chuẩn : Tiêu chuẩn này quy định bộ mã 8-bit chuẩn chữ Việt dùng trong xữ lý và trao đổi thông tin tự động. Nó được dùng cho việc biểu diễn, truyền thông, trao đổi, xử lý, ghi nhớ, đưa vào và thể hiện các thông tin chữ Việt. Tiêu chuẩn này xác định cấu trúc tổng thể bộ mã chữ Việt và - Định nghĩa các thuật ngữ được dùng. - Mô tả cấu trúc tổng quát của tập ký tự được mã hoá 2.1.2 Tính tuân thủ: Mọi bộ mã chữ Việt được coi là tuân thủ tiêu chuẩn này nếu nó chứa mọi ký tự có hình dạng được xác định như trong tiêu chuẩn này và có trùng với mã được quy định trong tiêu chuẩn này. 2.2 Một số đặc trưng cơ bản của chữ Việt 2.2.1 Bảng chữ cái Bảng chữ tiếng Việt bao gồm các chữ cái nguyên âm thường: a ă â e ê i o ô ơ u ư y và các chữ cái phụ âm thường: b c d đ f g h j k l m n p q r s t v w x z cùng các chữ cái hoa tương ứng: A Ă Â E Ê I O Ô Ơ U Ư Y B C D Đ F G H J K L M N P Q R S T V W X Z 2.2.2 Bảng các thanh tiếng Việt Bảng các thanh tiếng Việt bao gồm: Hình dấu thanh: Tên thanh: huyền hỏi ngã sắc nặng Mỗi nguyên âm có thể được gắn thêm với các một trong các dấu thanh trên. 2.2.3 Đơn vị chính tả, ký tự chính tả Một đơn vị chính tả là một phụ âm hoặc một nguyên âm hay một dấu thanh. Một ký tự chính tả là một phụ âm hoặc một nguyên âm hay một nguyên âm có mang dấu thanh. Mỗi từ có nhiều nhất là một nguyên âm mang dấu thanh. 2.2.4 Trật tự chữ Việt Trật tự các đơn vị chữ Việt sau (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn): Trật tự các chữ cái trong bảng chữ: a ă â b c d đ e ê f g h i j k l m n o ô ơ p r s t u ư v w x y z Trật tự các thanh: không dấu huyền hỏi ngã sắc nặng Thanh là một thuộc tính của vần tiếng Việt không phụ thuộc vào nguyên âm mang dấu thanh bên trong vần. Trật tự các thanh xác định trật tự các vần cùng gốc. Trật tự chữ cái và vần xác định trật tự các từ. Chương II : Thiết kế chương trình tuyển sinh đại học và cao đẳng I. Một số vấn đề về chương trình. Quản lý cơ sở dữ liệu là một công việc vô cùng quan trọng trong công tác quản lý của tất cả các cấp, các ngành, các doanh nghiệp. Vấn đề tuyển sinh vào Đại học hàng năm cũng cần phải được quản lý một cách chặt chẽ tất cả các dữ liệu đó là việc quản lý các dữ liệu về thông tin của mỗi thí sinh và thông qua những dữ liệu này kết hợp với việc xử lý dữ liệu các nhà quản lý trong công tác tuyển sinh sẽ có được những thông tin đầu ra cần thiết phục vụ cho công việc tuyển sinh của mình. Ngày nay, hệ cơ sở dữ liệu dựa trên máy tính điện tử là phương tiện chủ yếu để quản lý dữ liệu một cách thành công, linh hoạt và nhanh nhất. Nhưng có nhiều hệ quản trị cơ sở đang được dùng ở nước ta và trên thế giới như : Microsoft Access, Microsoft Foxpro/ Visual Foxpro, SQL Server 2000, Oracle…mỗi phần mềm đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và các tính năng khác nhau nhưng theo đánh giá của tạp chí Tin học và Đời sống hay báo PC Wordl vào năm 1999 thì hiện nay Microsoft Access đã giành được phần lớn trên thị trường và những phiên bản mới nhất trên thị trường hiện nay mà Microsoft đã tung ra thị trường đó là Microsoft Office 2000, Office XP. Trong đó phiên bản mới nhất của Access đang được sử dụng hiện nay là Access 2000. Access là một phần mềm được chạy trên môi trường Windows (Windows98, Windows ME, Windows 2000, Windows XP…) đây là một môi trường mà khi chương trình được thực hiện thì một cửa sổ giành cho chương trình ấy được mở ra để qua đó người dùng giao tiếp với máy nhằm hoàn tất các nhiệm vụ của chương trình. Chương trình tuyển sinh Đại học và Cao đẳng là một hệ cơ sở dữ liệu tức là tất cả các thông tin mà ta có được từ hồ sơ của thí sinh tiến hành các công việc như nhập hồ sơ của các thí sinh đăng ký dự thi sau đó phải gửi giấy báo dự thi tới từng thí sinh và thẻ dự thi cho mỗi thí sinh khi dự thi. Ngoài ra, còn phải tiến hành gửi kết quả điểm thi, giấy báo tựu trường của các thí sinh dự thi và khi đã đủ điều kiện trúng tuyển. Tuy nhiên, có thể nói phần quan trọng nhất trong chương trình này là một phần mềm hỗ trợ cho công tác tuyển sinh đó là sắp xếp trường họ tên theo font chữ tiếng Việt bởi vì tuyển sinh là một công việc đòi hỏi các thí sinh phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định để tránh tình trạng các thí sinh trùng tên nhau sẽ bị xếp lẫn lộn nhau. Mặt khác, việc sắp xếp các trường trong bất kỳ một cơ sở dữ liệu nào, bất kỳ một ngôn ngữ nào cũng cực kỳ quan trọng. Nếu dữ liệu không được sắp xếp thì việc tìm kiếm, xử lý gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa đối với một số lệnh trong các chương trình phần mềm nếu trước khi thực hiện các lệnh đó mà dữ liệu chưa được sắp xếp thì các lệnh đó sẽ không thể thực hiện được. Trong các cơ sở dữ liệu soạn thảo bằng các ngôn ngữ chỉ sử dụng các ký tự Latin nên việc sắp xếp được thực hiện khá dễ dàng nhưng đối với chữ Việt vì có đặc thù riêng nên chúng ta không thể sử dụng trực tiếp được các công cụ của chính phần mềm nên việc sắp xếp sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, sự sắp xếp các chữ cái tiếng Việt phải tuân thủ theo thứ tự a, à, ả, …., x, y, z. Từ đó xuất hiện nhu cầu cần thiết phải xây dựng các chương trình phần mềm để hỗ trợ cho việc sắp xếp này. Như vậy, muốn danh sách thí sinh dự thi được sắp xếp đúng theo thứ tự chuẩn thì cần phải có một phần mềm hỗ trợ việc xử lý dữ liệu phục vụ cho việc nhập danh sách này. Tất cả các vấn đề nêu trên nhằm đạt đạt được những mục tiêu cuối cùng cho công tác tuyển sinh đó là bất cứ một thí sinh nào khi nộp hồ sơ của mình vào các trường Đại học sẽ được cập nhật các thông tin về họ tên, ngày sinh… và qua chương trình sẽ cho ta được danh sách các thí sinh sắp xếp theo thứ tự chuẩn Việt Nam và số báo danh sẽ được đánh khi chương trình đã được sắp xếp. Bên cạnh đó đánh số phòng thi theo từng địa điểm thi với số lượng thí sinh có ở từng phòng trong mỗi địa điểm. Ngoài các kết quả mà qua chương trình đạt được như đánh số báo danh, đánh số phòng thi, địa điểm thi, sắp xếp… thì chương trình còn cần phải đạt được một số kết quả khác đó là : * Phiếu báo dự thi . * Thẻ dự thi. * Danh sách thí sinh ở mỗi phòng thi. * Giấy báo điểm cho mỗi thí sinh sau khi đã dự thi. * Giấy báo tựu trường cho mỗi thí sinh sau khi đã đủ các điều kiện trúng tuyển. * Ngoài ra, còn cho ra một số đầu ra quan trọng khác. II. Thiết kế chương trình. Vấn đề về chương trình cũng như công cụ sử dụng trong chương trình đã được nêu ra ở trên và sự cần thiết của việc sắp xếp theo tiếng Việt cũng đã được trình bày ở các phần trên. Sau đây là phần quan trọng trong quá trình thực hiện chương trình đó là thiết kế chương trình : 2.1 Sơ đồ ngữ cảnh trong chương trình. Xử lý dữ liệu Thí sinh dự thi Thí sinh dự thi Hồ sơ thí sinh Các đầu ra báo cáo Sơ đồ 1: Sơ đồ ngữ cảnh chương trình Qua sơ đồ trên cho ta thấy được các thông tin mà thí sinh đã ghi trong hồ sơ đăng ký dự thi sẽ được thực hiện qua một hệ thống sử lý và cho ra các thông tin đầu ra và sẽ được gửi tới thí sinh dự thi cũng như cán bộ tổ chức và cán bộ quản lý công tác thi tuyển. 2.2 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu. * Thông tin về hồ sơ thí sinh : Hồ sơ : Mã hồ sơ, họ tên, ngày sinh, giới tính, mã ĐVĐKDT, mã huyện, mã tỉnh, mã ngành đăng ký dự thi, mã trường đăng ký nguyện vọng 2 và 3, khối thi, môn thi. * Thông tin về tỉnh, thành phố, quận, huyện : Mã tỉnh, mã huyện, tên tỉnh, tên huyện. * Thông tin về ngành, trường đăng ký NV2, 3. Mã tỉnh, tên tỉnh, mã huyện, tên huyện. * Thông tin về dân tộc, khu vực… Tất cả các thông tin này được thể hiện dưới sơ đồ sau : Mã ngành NV2 Tên ngànhNV2 Mã trường NV2 Tên trường NV2 Mã trường NV2 Mã ngành NV3 Tên ngành NV3 Mã trường NV3 MãHS Họtên … MãHuyện MãTỉnh MNgànhNV2 MTrườngNV2 MNgànhNV3 MTrườngNV3 .. Mã tỉnh Tên tỉnh Mã tỉnh Mã huyện Tên huyện Tên trường NV2 Mã trường NV2 Sơ đồ2 : Cấu trúc dữ liệu Qua sơ đồ cấu trúc dữ liệu ở trên nên trong chương trình sẽ được thiết kế các mối quan hệ giữa các bảng như sau: Hình 1 : Sơ đồ mối quan hệ giữa các thực thể 2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD : Data Flow Diagram ) Sơ đồ dưới đây nhằm để mưu tả các công đoạn chính trong chương trình. Vì sơ đồ DFD là một dạng sơ đồ hệ thống thông tin trên góc độ trừu tượng nên trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ, các nguồn, đích mà không đề cập tới nơi, thời điểm, đối tượng xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì. Chính vì yếu tố đó, nên đề hiểu được chương trình, các nguồn dữ liệu và tiến trình xử lý thì nhất thiết phải có sơ đồ DFD. Sơ đồ được thể hiện như sau: 1.0 Nhập DL HS thí sinh dự thi 2.0 sửa hs Danh sách thí sinh 6.0 cập nhật Địa điểm thi 3.0Sắpxếp tv 5.0đánh p.thi 4.0đánh sbd HS đã chỉnh sửa Danh sách chưa đánh SBD Danh sách đã đánh SBD Danh sách đã đánh P.Thi Danh sách chưa đánh P.Thi DS Địa điểm thi HS đã hoàn thiện 7.0 in giấy báo dt 8.0 in thẻ dt Thí sinh Thí sinh dự thi Thí sinh dự thi Thí sinh thí sinh đã thi 9.0 cập nhật điểm thi Xử lý điểm thi 11.0 Giấy báo nhập học 10.0 phiếu báo điểm Thí sinh Thí sinh Điểm thi thí sinh TS trúng tuyển Sơ đồ 3 : Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD : Data Flow Diagram) Lãnh đạo Lãnh đạo 2.4 Tiến hành thiết kế. Thiết kế bất kỳ một chương trình nào chúng ta cũng cần phải dựa chủ yếu vào các thông tin đầu ra và các yêu cầu của người sử dụng. Vì công tác tuyển sinh vào bất kỳ một trường Đại học – Cao đẳng nào cũng cần phải có một trình tự thứ tự các bước không được bỏ qua bất kỳ một bước nào nên trong chương trình sẽ được tiến hành theo một trình tự các bước theo sơ đồ như sau: Nhập hồ sơ thí sinh Đánh số báo danh Gửi kết quả thi Gửi giấy báo dự thi Đánh số phòng thi Gửi giấy nhập học 2.4.1 Thiết kế vào. 2.4.1.1 Thiết kế giao diện chính. Giao diện chính của chương trình là một vấn đề vô cùng quan trọng trong bất kỳ chương trình nào, nó thể hiện cách nhìn tổng quát về chương trình. Trong việc thiết kế chương trình tuyển sinh này thì giao diện chính được thể hiện như hình ở phía dưới. Trên form “giao diện chính” được thiết kế bao gồm các các thực đơn (Menu Bar), toolbar, caption, command. Các tác dụng chính của chúng được thể hiện như sau: *) Menu: thực đơn (menu) có tác dụng giúp cho người sử dụng thực hiện các công việc được ngay cho dù đang ở đâu trong chương trình. Các menu này nhằm giúp cho người sử dụng có thể nên báo cáo, cập nhật hoàn thiện các thông tin… *) Toolbar : nhằm giúp cho người sử dụng thực hiện các thao tác cơ bản nhất, nhanh nhất như có thể in, xem, chuyển sang dạng word, excel, notepad,…. *) Caption : dùng để mô tả tên của chương trình. *) Command : các command này có tác dụng liên kết với các form mà người sử dụng muốn nhập liệu, xem hoặc hoàn thiện danh sách. Tác dụng chính của một số command như sau: - Hồ sơ: command này có tác dụng giúp cho chúng ta cập nhật các thông tin khi nhận được những hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh từ các tỉnh, thành phố, quận huyện. - Đánh số báo danh (Đánh SBD): Đây là công việc thứ hai tức là sau khi hồ sơ của thí sinh đã được nhập đủ, chính xác mọi thông tin thì ta tiến hành đánh số báo danh. Việc đánh số báo danh sẽ được tự động điền vào theo thứ tự từ trên xuống mà chúng ta đã được xếp theo vần abc chuẩn của chữ Việt và chương trình được thiết kế như sau: Các command chính chương trình Toolbar Menu Bar Caption Hình 1: Giao diện chính trong chương trình Trên form được thiết kế với nút đánh số báo danh như sau: ‘ Đánh số báo danh cho từng thí sinh Private Sub SBD_Click() On Error Goto Loi Dim Db As Database, RES As Recordset Set Db = CurrentDb() Set RES = Db.OpenRecordset("HOANTHIENDS", DB_OPEN_DYNASET) sobaodanh = 1 Do Until RES.EOF RES.Edit RES!sobaodanh = sobaodanh RES.Update sobaodanh = sobaodanh + 1 RES.MoveNext Loop RES.Close MsgBox "Hoàn thiện việc đánh số báo danh cho các thí sinh dự thi", vbCritical, "Chúc mừng " ERR: Exit Sub Loi: Resume ERR End Sub --------------------------------------------------------------------------------------------- - Cập nhật P.Thi (Cập nhật phòng thi) : command này có tác dụng giúp ta cập nhật các thông tin về phòng thi, địa điểm thi. - Đánh số phòng thi : Sau khi tiến hành hoàn thiện các thủ tục về hồ sơ, đánh số báo danh, cập nhật đầy đủ các thông tin về phòng thi thì ta sẽ tiến hành đánh phòng thi một cách tự động cho từng thí sinh ứng với các thông tin về phòng thi đã được cập nhật ở trên. Thủ tục được viết như sau : ‘Đánh số phòng thi và địa điểm thi. Private Sub PTHI_Click() On Error GoTo Loi Dim PD(1 To 50) As Integer, PC(1 To 50) As Integer Dim SoTS(1 To 50) As Integer, DDT(1 To 50) As Integer Dim i As Integer, k As Integer, p As Integer, n As Integer, Sots_Pthi As Long, Sots_Duthi As Long Dim Db As Database, RES As Recordset, TB Set Db = DBEngine.Workspaces(0).Databases(0) Set RES = Db.OpenRecordset("sodophongthi", DB_OPEN_DYNASET) i = 0 Sots_Pthi = 0 Do Until RES.EOF i = i + 1 PD(i) = RES!Phongdau PC(i) = RES!Phongcuoi SoTS(i) = RES!Sothisinh DDT(i) = RES!DiaDiem Sots_Pthi = Sots_Pthi + (PC(i) - PD(i) + 1) * SoTS(i) RES.MoveNext Loop n = i RES.Close Set RES = Db.OpenRecordset("hoanthiends", DB_OPEN_DYNASET) Sots_Duthi = RES.RecordCount TB = "Số thí sinh dự thi : " & STR(Sots_Duthi) & Chr(10) TB = TB + "Khả năng phòng thi :" & STR(Sots_Pthi) tieu = "Thông báo" MsgBox TB, vbCritical, tieu If Sots_Duthi > Sots_Pthi Then MsgBox "Không đủ số phòng thi ", vbCritical, "Thông báo" Exit Sub End If For k = 1 To n For p = PD(k) To PC(k) For i = 1 To SoTS(k) RES.Edit RES!phongthi = p RES!DiaDiem = DDT(k) RES.Update RES.MoveNext If RES.EOF Then RES.Close MsgBox "Hoàn thành công việc đánh số phòng thi", vbCritical, "Chúc mừng" Exit Sub End If Next i Next p Next k ERR: Exit Sub Loi: Resume ERR End Sub -------------------------------------------------------------------------------------------- - Điểm thi : có thể nói cập nhật điểm thi là một công đoạn cuối cùng khi chúng ta đã hoàn tất các thủ tục ở phía trên. Cập nhật điểm thi sẽ được tiến hành khi thí sinh đã tham gia dự thi trong kỳ thi tuyển sinh và sẽ dựa vào điểm thi của từng thí sinh mà ta có thể lên điểm chuẩn và gọi thí sinh đủ điều kiện để nhập học. 2.4.1.2. Thiết kế form cập nhật hồ sơ. Form cập nhật hồ sơ có tác dụng điền các thông tin về hồ sơ của thí sinh để ta tiến hành các công việc tiếp theo. Form được thiết kế như sau: Danh sách đã được sắp xếp theo chữ Việt Các thông tin cập nhật Các command Hình 2 : Form cập nhật hồ sơ Trên form được thiết kế với các command nhằm giúp cho ta có thể dịch chuyển từng bản ghi hay cũng có thể thêm thí sinh dự thi, sửa các thông tin về thí sinh nào đó mà khi ta nhập ban đầu có sai sót. Ngoài ra, ta cũng có thể xóa bất kỳ một thí sinh nào. Tuy nhiên, trên form còn có hiện một danh sách các thí sinh đã được nhập và các thí sinh này được xếp theo thứ tự a, b, c tiêu chuẩn Việt Nam. Form được thiết kế với các Combo Box nhằm giúp cho ta hiện những thành phần mà đã nhập ở lúc ban đầu. Nếu không có thông tin đó thì nó sẽ được báo lỗi. Ví dụ như khi ta tiến hành nhập giới tính vì giới tính chỉ có “Nam”, “Nữ” ngoài ra không có bất kỳ một giới tính nào khác nên khi ta tiến hành nhập các thông tin khác vào đây thì chương trình sẽ thông báo lỗi hoặc khi ta tiến hành cập nhật thông tin về tỉnh với mã tỉnh thì tên tỉnh sẽ được hiện ngay bên cạnh và chỉ có những huyện có mã nằm trong tỉnh đó được hiện ra. 2.4.1.3. Thiết kế form cập nhật điểm thi. Điểm thi là một vấn đề cần phải được thực hiện chính xác, vì đây là bước nhằm thông báo điểm tới tất cả các thí sinh và cũng dựa vào đây để ta có thể lên điểm chuẩn nhằm tuyển những thí sinh đã đủ điều kiện tiêu chuẩn để được gọi nhập học. Form được thiết kế như sau: Hình 3 : Form cập nhật điểm Danh sách theo thứ tự a,b,c ComboBox TextBox Trên form được thiết kế chủ yếu gồm có 3 thông tin chính đó là : toán, lý, hóa, đây cũng là các môn mà thí sinh phải thi tuyển. Mặt khác, vì tất cả các thí sinh khi tham gia dự thi đều đã được đánh số báo danh, đánh phòng thi cho nên bài thi của thí sinh cũng sẽ được cán bộ coi thi xếp theo một thứ tự nhất đinh trong khi thu bài. Chính vì yếu tố này cho nên trên form cũng được thiết kế với công việc nhập điểm theo một thứ tự nhất định. Ngoài ra, trên form còn có các text box để hiện ra lần lượt từng thí sinh theo thứ tự vần a,b,c để cho ta tiến hành nhập điểm cho mỗi thí sinh. Tuy nhiên, trên form còn có các nút, những nút này giúp cho người sử dụng khi tiến hành nhập điểm của từng thí sinh. Khi tiến hành nhập điểm (Nhập điểm) cho bất kỳ một thí sinh nào thì trên form sẽ hiện ra các nút (command) khác nhằm thực hiện các tác vụ khác nhau như (lưu, huỷ…) Các TextBox trên form được tiến hành lập trình như sau: Option Compare Database Public Function Ho_Ten(mahoso) As String On Error GoTo Ten_Err ' Trả lại họ tên khi mã trùng nhau Dim rs As Recordset, Db As Database Set rs = CurrentDb.OpenRecordset("HoSo", DB_OPEN_SNAPSHOT) Ho_Ten = " " rs.MoveFirst Do Until rs.EOF If rs!mahoso = mahoso Then Ho_Ten = rs!hoten Exit Do End If rs.MoveNext Loop rs.Close Exit_Ten: Exit Function Ten_Err: ' Trường hợp họ hoặc tên bỏ trống (NULL) Ho_Ten = "" Resume Exit_Ten End Function Public Function Ngay_Sinh(mahoso) As String On Error GoTo Ten_Err Dim rs As Recordset, Db As Database Set rs = CurrentDb.OpenRecordset("HoSo", DB_OPEN_SNAPSHOT) Ngay_Sinh = " " rs.MoveFirst Do Until rs.EOF If rs!mahoso = mahoso Then Ngay_Sinh = rs!ngaysinh Exit Do End If rs.MoveNext Loop rs.Close Exit_Ten: Exit Function Ten_Err: Ngay_Sinh = "" Resume Exit_Ten End Function --------------------------------------------------------------------------------------------- Public Function Gioi_Tinh(mahoso) As String On Error GoTo Ten_Err Dim rs As Recordset, Db As Database Set rs = CurrentDb.OpenRecordset("HoSo", DB_OPEN_SNAPSHOT) Gioi_Tinh = " " rs.MoveFirst Do Until rs.EOF If rs!mahoso = mahoso Then Gioi_Tinh = rs!gioitinh Exit Do End If rs.MoveNext Loop rs.Close Exit_Ten: Exit Function Ten_Err: Gioi_Tinh = "" Resume Exit_Ten End Function ----------._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34514.doc
Tài liệu liên quan