Thiết kế Trung tâm bảo tồn & phát triển làng tranh Đông Hồ

Lời cảm ơn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và bạn bè, các nghệ nhân làng Đông Hồ, Dặc biệt là các thầy cô hướng dẫn và phản biện đã giúp đỡ tôi học tập và hoàn thành đồ án này. Đồ án nghiên cứu chưa được sâu sắc mong các thầy chỉ bảo thêm để em hoàn thành đồ án được tốt hơn. Sinh viên: Nguyễn Bá Long Mục lục I. Giới thiệu chung về làng nghề Đông Hồ II. Giải quyết vấn đề III. Nội dung thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ Nhiệm vụ thiết kế Giải pháp th

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế Trung tâm bảo tồn & phát triển làng tranh Đông Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iết kế Trung tâm IV. Bản vẽ và ảnh minh hoạ Phần Mở đầu Làng là một sợi dây truyền thống cổ kết bền chặt nhất của văn minh Việt Nam. Làng là một phần của lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá. Lịch sử tín ngưỡng, phong tục tập quán Việt Nam. Nó là nơi sản sinh và lưu giữ tới 70-80% các sản phẩm nghệ thuật Việt Nam từ âm nhạc, sân khấu tới văn học và mỹ thuật. Có một lối sống làng và văn hoá làng. Trong cơ cấu hành chính từ thời trung đại làng thực ra không có trong danh mục. Làng có nhiều xóm, xóm gồm nhiều nhà. Làng có nhiều họ, đoàn kết ghê gớm mà kình địch nhau cũng ghê gớm. Mỗi họ có khi lại gắn với một nghề. Đình làng là nơi công việc hành chính ở cấp sở được tiến hành. Làng là nơi "phép vua thua lệ làng". Làng có địa chủ, có nhà công thương, có văn nhân, có lớp cùng đinh, có nông dân tự do và có các tăng lữ, nhưng đáng chú ý ở đây là các trí thức làng. Lịch sử kinh tế Việt Nam đã được viết tại làng. Từ "ngàn đời" người dân nông nghiệp lúa nước đã coi làng như cơ cấu kinh tế chính yếu. Kinh tế thái ấp không lấn át được cơ cấu làng. Công nghệ phát triển từ thời kỳ trung đại, từ sau nhà Lê Sơ thế kỷ thứ 15, mạnh mẽ vào các thế kỷ 16-17 lại đây cũng ở làng. Các làng nghề chính là nét đặc sắc của qúa trình phát triển tiền tư bản phương Đông ở Việt Nam. Một trong những làng nghề nổi tiếng nhất kinh bắc Việt Nam là làng tranh Đông Hồ. GIớI THIệU LàNG ĐÔNG Hồ NHƯ MộT ĐịA CHỉ VĂN HOá TRUYềN THốNG Làng Đông Hồ thuộc xã Song Hồ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đông Hồ nằm cách bờ sông đuống, cách Hà Nội 44km. Làng có diện tích khoảng 213000 m2, dân số khoảng 800 người (số không chính thức năm 1996). Đông Hồ nằm giữa nôi văn hoá Bắc Bộ. Quanh Đông Hồ có rất nhiều khu di tích văn hoá lịch sử như chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Keo, đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích… Đông Hồ xưa được gọi tắt là làng Hồ, có tên nữa là Đông Mại hay làng Mái, thuộc tổng Hồ huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắc. Làng Hồ nổi tiếng với nghề làm tranh. Những tác phẩm giàu tính dân gian ra đời từ bàn tay của người dân Đông Hồ đã đi vào ca dao, đi vào cuộc sống và trở thành một địa chỉ văn hóa truyền thống của người Việt: Hỡi cô thắt bao lưng xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch, có lề Có ao tắm mát có nghề làm tranh LàNG ĐÔNG Hồ NGàY XƯA VớI NGHề TRANH Cũng như bao làng nghề khác của Việt Nam, nghề chính vẫn là làm ruộng, ở Đông Hồ, in tranh thực ra chỉ là một nghề thủ công phụ. Không biết là từ bao giờ bắt nguồn như thế nào, chỉ biết đã bao đời nay cha truyền con nối, cho đến bây giờ làng Đông Hồ vẫn làm tranh. Tết về nhớ bánh chưng xanh Nhớ tràng pháo chuột, nhớ tranh Lợn, Gà Hàng năm, mỗi dịp Tết đến, những bức tranh khắc gỗ in màu độc đáo lại xuất hiện góp thêm vẻ tươi vui, rực rỡ đón mừng xuân. Ngoài mục đích trang trí, thưởng thức vẻ đích thực cuả tờ tranh, người ta còn say mê thích thú với những ý nghĩa nội dung sâu sắc của tờ tranh. Nội dung tranh Đông Hồ bắt nguồn từ cuộc sống, từ các phong tục, tập quán trong dân gian, các tích truyện cổ (như Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Kiều, Thạch Sanh), từ truyện lịch sử (như Bà Trưng, Bà Triệu), từ cuộc sống làng quê như đánh ghen, hứng dừa, đám cưới chuột… Đông Hồ cũng có tranh ông Công - ông Táo, tranh phong cảnh tranh chơi như Tố Nữ, Xuân - Hạ - Thu - Đông… Tranh Gà, Lợn đỏ như xôi gốc, vàng như màu lúa chín, xanh như lá mạ hay vàng như nghệ kho cà, xanh như cốm non, đỏ như ngô già, nâu như đất cày... toàn những màu sắc quen thuộc, thân mến từ bao nhiêu đời nay. Làng quê của những bức tranh đó ngày xưa nằm hoàn toàn bên bờ sông Đuống. Cũng trong cảnh sông nước này mà từ hàng trăm năm trước tấp nập trên bến dưới thuyền và vào những tháng cuối năm âm lich tấp nập kẻ buôn tứ xứ về đây để buôn tranh Đông Hồ. Từ Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra, từ Thái Bình lên, từ Thái Nguyên, Lạng Sơn xuống…cứ thé hàng chờ, hàng phiên chợ tới 26 tháng chạp là phiên cuối cùng trong năm. Chợ tranh Đông Hồ được họp tại đình làng. Đình làng mới dựng từ thế kỷ này, khang trang, rộng rãi, ngoài hậu cung để thờ cúng có đại hình năm gian trông ra hồ Bán Nguyệt, hai bên sân có tả vu và hữu vu, quanh đình có bãi cỏ. Đến phiên chợ người ta dựng thêm nhiều lều quán để bán tranh. Tranh được treo từng loại tràn ngập trên sân đình, trong các lều quán xung quanh, đủ các cỡ để làm mẫu. Tranh để bán được đóng thành từng muôn một, bọc bằng chiếu cói, có một khu bán chiếu cói để bán cho người buôn tranh. Họ gồng gánh lũ lượt ra bở sông, lên thuyền về các miền xa. Làng có vài trăm nóc nhà, đường trong làng là đường đất, nhà nọ cách nhà kia bằng hàng rào dâm bụt hoặc một vài cành rong nhưng vẫn có lối từ nhà nọ sang nhà kia mà không cần đi qua cổng. Qua tết Nguyên đán, từ tháng 5, tháng 6 trở đi các nhà trong làng mới rục rịch đi mua vật liệu về để chuẩn bị làm tranh bán Tết năm sau. Vật liệu in tranh làng Hồ lấy từ thiên nhiên như giấy gió, vỏ điệp, chổi là tre, Màu xanh lấy từ lá chàm, đỏ lấy từ sõi son, vàng hoa hoè lấy từ cây hoa hoè, đen lấy từ tro lá tre… Không khí lao động trong xóm thôn náo nhiệt, hồ hởi, màu vàng óng của lúa và rơm rạ vừa thu hoạch lẫn với các màu xanh đỏ tím vàng của giấy in phơi kín trên hàng rào, sân thềm của các nhà khiến cho khung cảnh làng quê tựa như một bức tranh lớn đầy mầu sắc đẹp mắt. Với cái gốc rất sâu về nhân bản, và cái hồn nhuần nhuỵ sắc màu quê hương dân tộc, tranh Đông Hồ in sâu vào tâm hồn người Việt hết thế hệ này đến thế hệ khác. Thậm trí tranh Đông Hồ còn được biết đến rộng rãi trên thế giới. Nhiều tranh Đông Hồ nằm trong những bộ sưu tập tranh nổi tiếng đầy trang trọng. ít có khách nước ngoài nào sang Việt Nam mà không muốn về thăm làng Đông Hồ để tận mắt thấy một làng tranh truyền thống của Việt Nam. ĐÔNG Hồ NGàY NAY VớI NGHề TRANH Làng bây giờ đã có điện thắp sáng, ti vi, xe máy chạy. Nhưng do điều kiện cuộc sống, người làm tranh Đông Hồ đã đi khắp nơi tìm kế sinh nhai. Từ những thế hệ làm nghề nay làng chỉ còn một vài cá thể làm tranh. Chủ yếu bây giờ làng Tỷ lệ tranh cổ truyền đã bị giảm sút so với hàng mã, đồ chơi giấy… Sản xuất trong làng bị xé lẻ, manh mún, không còn mang tính cộng đồng nữa. Mặt khác, chưa có một địa điểm để khách thập phương tìm hiểu nét văn hoá của làng nghề Đông Hồ và cũng khó tìm được một địa chỉ để mua tranh Đông Hồ đẹp. Tuy nhiên, nay cũng chưa quá muộn. Đông Hồ cũng có thể là một di tích văn hoá giống như chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp… nếu được quan tâm sẽ không lâm vào tình trạng như dòng tranh dân gian Kim Hoàng hay dòng tranh dân gian Hàng Trống. VấN Đề CầN GIải QUYếT TRONG Bài KHÔi PHụC NGHề TRUYềN THốNG CủA ĐÔNG Hồ Phục hồi: Sản phẩm Công nghệ sản xuất Không khí, cảnh quan làng Quan hệ giữa làng với cả khu vực, cả xã hội Hai vấn đề đầu là nhu cầu cho việc khôi phục nhà sản xuất. Công nghệ sản xuất và sản phẩm chỉ có thể thực thi ở cấp gia đình. Là bảo tồn, phát triển từ các gia đình truyền thống (còn đang làm nghề). Còn hai vấn đề sau là mục tiêu cho việc thiết kế Trung tâm bảo tồn. GIải PHáP CHO VấN Đề Đó Do lụt lội, làng Đông Hồ đã rời xa sông, gắn liền với các làng xã khác và khó có thể xác định ranh giới giữa Đông Hồ và các làng xóm láng giềng, do đó cải tạo và phục hồi Đông Hồ nghĩa là sẽ có tác động đến các làng khác nữa. Đề tài đó vượt quá khuôn khổ của một bài tốt nghiệp, do đó đồ án này chỉ tập trung thiết kế một trung tâm bảo tồn gìn giữ lạI nghề truyền thống và phát triển phục vụ kinh doanh, nâng cao đời sống người dân tạI đây, thúc đẩy phát triển tranh Đông Hồ theo nhiều hướng khác nhau, thu hút khách du lịch tới thăm quan .... Nhà có nghề truyền thống Cụm nhà (hạt nhân) Quy mô xóm Trung tâm bảo tồn Nhưng thực tế ở làng Đông Hồ thì: Từ một thế hệ làm nghề nay chỉ còn một vài cá thể làm nghề. Sự phân chia đất đai manh mún dẫn đến đại gia đình không còn nữa (bị phân tán xé lẻ), vì thế mà thiếu tính cộng đồng, giảm tính làng. Do đó không thể phục hồi làng nghề truyền thống nếu không tập hợp, không động viên mọi người cùng tham gia. Và cơ sở để có thể tập hợp mọi người lại là quan hệ ruột thịt làng xóm. HIệN TRạNG Địa hình: Thuộc xã Đông Hồ huyện Thuận Thành- Bắc Ninh. Khí hậu: Địa chất: Thuỷ văn: Phong tục tập quán: CƠ CấU Tổ CHứC: (nội dung) * Gồm những hạng mục: - Bảo tồn: Trưng bày (phục vụ khách tham quan) +Phòng chiếu: Giới thiệu sơ qua về làng. +Các kho nhỏ kết hợp với chức năng phục vụ sinh hoạt. - Khu vực đỗ xe. - Phục vụ du lịch: Đặc biệt về giao thông nhằm giới thiệu rõ hơn về làng, về nghề (dành cho những người muốn tìm hiểu rõ hơn). GiảI pháp kiến trúc Tập hợp những các thể ở cạnh nhau lạI thành một mô hình sản xuất đại gia đình. Kết hợp nhiều nghề trong một làng (mỗi sản phẩm có một thời vụ của nó để làng nghề thực sự sống quanh năm). Không khí cảnh quan làng và quan hệ với các làng xung quanh Giới thiệu tiếp thị, tiêu thụ sản phẩm, văn hoá (sản xuất và dịch vụ văn hoá). Ngày xưa làng Đông Hồ có chợ tranh, có cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyền. Chợ mang tính cộng đồng, sinh hoạt văn hoá…. Nay không còn chợ nữa, do đó cần phục hồi sinh hoạt chợ như một sinh hoạt của làng nghề. Đặc thù của Trung tâm bảo tồn (trưng bày, giới thiệu, gìn giữ và bán các sản phẩm thủ công). Tổ chức trung gian của trung tâm nhằm giới thiệu về văn hoá, không đơn thuần chỉ là chõ mua bán kiếm tiền mà là một không gian có tính sinh hoạt cộng đồng, có tính giao lưu (giữa người cùng làng với nhau, giữa người trong làng ở nơi khác đến). Cơ cấu tổ chức 1. Khối trưng bày Trưng bày giới thiệu lưu trữ và sưu tầm các hiện vật của làng tranh qua nhiều thời kỳ. NgoàI ra còn giúp đỡ cho công tác nghiên cứu nghệ thuật của những người có quan tâm đến nghệ thuật tranh dân gian. Có kho lưu trữ và xử lý hiện vật, có phòng đọc nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của làng nghề. Hội trường là nơi chiếu phim hội thảo, trao đổi với các làng nghề. Khối hàng chính quản trị gồm các phòng ban cho cán bộ quản lý và đIều hành trung tâm. Khu dịch vụ ăn nhẹ, giải khát: không gian giải khát và bán các loại bánh đặc sản của các làng nghề truyền thống phục vụ khách thăm quan và nội bộ. Bộ phận ngoài trời gồm vườn hoa cây cảnh, đường dạo, chỗ sinh hoạt vui chơi ngoài trời. Hệ thống các quầy hàng của các gia đình trong làng bán sản phẩm của mình. Những yêu cầu về giải pháp kỹ thuật, xây dựng công trình 1. Yêu cầu về tổng thể mặt bằng Dây truyền chức năng của các hoạt động trong trung tâm phải hợp lý, được phân định rõ ràng, không chồng chéo. Vườn hoa khuôn viên, cây cảnh được kết hợp hài hoà với công trình mang dáng dấp văn hoá dân tộc. Đường đi lối lại đến từng khu có tính chất dẫn dắt, có định hướng chính phụ rõ ràng, tạo không gia hài hoà thống nhất cho công trình có một sức sống mang màu sắc gần gũi thân quen. 2. Yêu cầu về kiến trúc Là một công trình văn hoá, trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ mang những nét kiến trúc đặc trưng của đồng bằng Bắc bộ, rất có bản sắc riêng. Tuy vậy nhưng nó không mất đi vẻ hiện đại đồng thời phù hợp với nội dung hoạt động của trung tâm, phải hài hoà với xung quanh, thuận tiện trong sử dụng khong gian. 3. Yêu cầu kỹ thuật a. Phần điện Nguồn điện 220V, cho đIện chiếu sáng trong nhà, ngoài sân vườn, bảo vệ. Điện động lực (máy phát chiếu sáng khi có sự cố) Đây là trung tâm văn hoá nên việc tổ chức chiếu sáng cần đáp ứng các yêu cầu: + Điện sáng đầy đủ cho các khu trong trung tâm + Điện cho máy chiếu phim, phòng trưng bày, hành lang sân vườn. b. Cấp thoát nước Hệ thống bể chứa nước cứu hoả có áp lực cứu hoả khi xảy ra hoả hoạn. Thoát nước mưa, nước thải chủ yếu tự chảy, dùng mương và hệ thống cống rãnh ngầm theo quy phạm Nhà nước ban hành. Thông gió phải tổ chức thông thoáng đặc biệt. Yêu cầu về chữa cháy, theo đúng tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy do Nhà nước ban hành. Yêu cầu về giao thông, phân luồng rõ ràng không chồng chéo đối với phòng trưng bày, phảI có cửa thoát người, đảm bảo theo đúng cấp công trình. Các giảI pháp kết cấu phảI hợp lý và nhẹ. Phải sử dụng nguyên liệu địa phương như gạch, ngói, gỗ. Hạn chế dùng vật liệu khan hiếm. Yêu cầu về ngoại thất: Vì trung tâm là biểu hiện của cuộc sống tinh thần một làng nghề nên hình khối tổng thể mang bản sắc dân tộc và không gian hợp lý. Nội ngoại thất đóng góp một phần rát quan trọng nếu biết kết hợp hàI hoà các chủ đề mang sắc thái truyền thống. c. Giải pháp về mặt nước, cây xanh Mặt nước ở đây được bố trí vừa làm tăng tính thẩm mỹ của công trình cũng như tạo được hiệu quả tốt về điều hoà khí hậu, đóng góp một phần quan trọng giúp cho việc tạo dựng một không gian hài hoà và là nơi tạo đIều kiện tốt cho việc điều hoà không khí. Về cây xanh, phải kết hợp được nhiều loại cây trồng truyền thống của địa phương và một số loại cây cảnh để tạo dựng một khu vườn với nhiều không gian xanh và nhiều cảnh hấp dẫn khách du lịch. Về chiếu sáng: sánh sáng tự nhiên thu được qua việc có những cửa lấy sáng ở trên cao, tránh ánh sáng tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến hiện vật. Ngoài ra các hiện vật còn được chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo tại chỗ để lột tả vẻ đẹp dân giã của hiện vật. Hệ mái dốc cột tròn và sự cách điệu một cách duyên dáng những chi tiết nhỏ như đầu đao, cột bong ra khỏi tường, cửa lấy sáng…. Làm cho người xem cảm nhận được đây đó nét kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam. Nói tóm lại, toàn bộ công trình được xử lý kiến trúc mang hơi thở của kiến trúc truyền thống nhưng không vì thế mà mất đi vẻ hiện đại khoẻ khoắn cần có: Nội dung thiết kế a. Bộ phận đón tiếp Tiền sảnh : 70m2 Không gian khánh tiết: 200m2 Thường trực, tiếp tân, bán vé: 35m2 Gởi đồ : 35m2 b. Bộ phận quản lý và kỹ thuật Khu hành chính và quản lý + Phòng họp nhỏ: 84m2 + Phòng giám đốc kế toán: 29m2 + Phòng tài vụ: 20m2 + Phòng đồ hoạ vi tính: 30m 2 + Phòng tiếp thị quảng cáo: 30m 2 + Phòng nhân viên: 20m2 + Phòng kế hoạch: 20m2 + Phòng tổ chức: 20m2 Khu kỹ thuật: + Phòng điều hoà trung tâm: 70m2 + Phòng kỹ thuật ánh sáng: + Kỹ thuật điện: + Phòng kỹ thuật nước: + Xưởng phục chế bản khắc gỗ: + Kho gỗ: c. Bộ phận trưng bày và kho tạm Bộ phận trưng bày Khu trưng bày qua các thời kỳ Trưng bày định kỳ Khu vệ sinh: 120m2 d. Bộ phận phục vụ trưng bày Phòng quản lý Phòng hướng dẫn viên e. Khu dịch vụ hội họp, nghiên cứu giải lao, giải trí Khu dịch vụ giải khát và ăn nhẹ Hành lang nghỉ và giải lao Sân trong Khu các quầy bán hàng của dân trong làng nghề Kết luận Sau khi xây dựng làng Đông Hồ có một trung tâm gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, tăng thu nhập cho những người làm nghề có cơ hội phát triển và kinh doanh sản phẩm của mình, có đIều kiện mở rộng quan hệ với nhiều thành phần đã góp phần phát triển kinh tế của làng nghề tranh truyền thống. Nhưng đặc biệt là trung tâm với cảnh quan đẹp cóthể làm rõ thêm nét đặc sắc dân tộc. Một khu sản xuất điển hình được cải tạo lại để làm thuận lợi hơn cho quá trình sản xuất của dân làng Đông Hồ phù hợp với cảnh quan và dây chuyền sản xuất cuả làng. Do thời gian nghiên cứu có hạn mà đồ án Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ chưa thể thiết kế cải tạo cho toàn bộ khu sản xuất của làng mà mới chỉ giảI quyết được một khu nhà điển hình. Tuy vậy, nội dung đồ án đã chỉ ra rằng đây là một làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của Việt Nam. Việc bảo tồn khai thác các đặc tính đó trong tổng thể khu làng là hoàn toàn cần thiết nhằm tô đậm nét văn hoá truyền thống trong thời kỳ hiện đại. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0354.doc