18
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
Thiết kế thiết bị đo nồng độ NH
3
cho các trang trại
chĕn nuôi sử dụng vi điều khiển AVR
Designing the AVR control - using NH3 - level measuring devices for livestock facilities
Phạm Đức Khẩn1, Vũ Thị Lương1, Nguyễn Huy Hoàn2
Email: phamduckhan@gmail.com
1Trường Đại học Sao Đỏ
2Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tứ Kỳ, Hải Dương
Ngày nhận bài: 7/12/2020
Ng
6 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 821 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thiết kế thiết bị đo nồng độ NH3 cho các trang trại chăn nuôi sử dụng vi điều khiển AVR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày nhận bài sửa sau phản biện: 19/3/2020
Ngày chấp nhận đĕng: 30/3/2020
Tóm tắt
Trong quá trình chĕn nuôi gia súc và gia cầm, quá trình lưu trữ và sử dụng chất thải tạo nên nhiều chất
độc như là SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-, indole, schatole, mecaptan, phenole... và các vi sinh vật có hại như Enterobacteriacea, E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella... hay các ký sinh trùng có
khả nĕng lây bệnh cho người. Các yếu tố này có thể làm ô nhiễm khí quyển, nguồn nước, thông qua các
quá trình lan truyền độc tố và nguồn gây bệnh hay quá trình sử dụng các sản phẩm chĕn nuôi.
Mục đích của bài báo này là thiết kế thiết bị đo nồng độ NH3 cho các trang trại chĕn nuôi sử dụng vi điều khiển AVR. Thông qua các kết quả thực nghiệm cho thấy thiết bị đo nồng độ khí NH3 dùng cảm biến MQ135 hoạt động ổn định, có khả nĕng hiển thị kết quả trên LCD và trên máy tính.
Từ khóa: Nồng độ khí NH
3
; cảm biến MQ135; phát thải khí nhà kính; Matlab/simulink; nông trại.
Abstract
In the process of raising cattle and poultry, the storage and usage of their waste creates many toxins such as
SO2, NH3, CO2, H2S, CH4, NO3-, NO2-, indole, schatole, mecaptan, phenole... and harmful microorganisms
such as Enterobacteriacea, E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella... or parasites that can infect
humans. These factors can contaminate the atmosphere, water sources, through the process of spreading
toxins and pathogens or the use of livestock products.
The purpose of this paper is to design the AVR microcontroller-using NH3 concentration meter for livestock farms. The experimental results show that the NH3 gas concentration meter using the MQ135 sensor works stably, capable of displaying the results on the LCD and on the computer.
Keywords: NH
3
gas concentration meter; MQ135 sensor; greenhouse gas emissions; Matlab/simulink; farm.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay chĕn nuôi truyền thống đang phải đối mặt
với một vấn đề rất nan giải đó là sự gây ra ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường nước và không khí. Sự ô
nhiễm đã tạo ra mùi hôi và khí độc ảnh hưởng đến
sức khỏe của gia cầm và đặc biệt là con người.
Do xử lý chất thải không tốt, bởi không có dụng cụ
đo kiểm soát môi trường khí thường xuyên, nên
khí NH3 và H2S, độc phát tán, gây bệnh đường hô hấp cho vật nuôi đặc biệt là gây nguy hiểm cho con
người [1, 2], [7 - 9]. Do vậy, việc khử mùi cho các
trang trại chĕn nuôi là rất cần thiết. Phương pháp
phun sương dung dịch chất oxy hóa SOS (Super
Oxidized Solution) là một trong các biện pháp để xử
lý NH3 trong không khí chuồng nuôi lợn [7]. Tài liệu [9] đã nghiên cứu đặc tính của cảm biến MQ135 và
ứng dụng mô phỏng trên Matlab đặc tính của cảm
biến MQ135, xây dựng mạch đo lựa chọn vi xử lý
trung tâm và sử dụng công nghệ ARM (viết tắt từ
tên gốc là Acorn RISC Machine) là STM32F101.
Cấu trúc ARM là một loại cấu trúc vi xử lý 32-bit.
Trong bài báo này tác giả trình bày nguyên lý chung
của các phương pháp đo nồng độ khí và tìm hiểu
Người phản biện: 1. PGS.TS. Thân Ngọc Hoàn
2. TS. Nguyễn Trọng Các
19
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
được cấu trúc các thông số cơ bản một số loại cảm
biến đo nồng độ khí trong thực tế như CTX 300 đo
khí NO2 và CO; MQ6 đo khí mê tan, MQ7 đo khí CO trong gia đình, trong công nghiệp hoặc trên xe ôtô;
MQ135 đo khí độc như: NOx, NH3, CO,...
Khí NH3 do các chất thải của vật nuôi gây ra là một trong những tác nhân chính gây mùi và ô nhiễm
trong khu vực chuồng trại. Một số bệnh mà con
vật có thể mắc phải khi nồng độ khí NH3 quá cao trong không khí như bệnh viêm phổi Vì vậy, để đo
đạc được nồng độ khí NH3 trong khu vực chuồng trại. Tác giả sẽ chọn cảm biến MQ135 để thiết kế
hệ thống xử lý mùi trong trang trại thông minh với
những ưu điểm:
- Cảm biến này có khả nĕng cảm biến được các
loại khí như NH3, benzen, alcohol, trong đó, dải đo nồng độ khí NH3 từ 10 - 300 ppm.
- Độ nhạy tốt đối với các khí độc hại trong dải rộng.
- Độ nhạy cao với khí amoniac, khí sunfua và khí
benzen.
- Độ bền cao và chi phí thấp.
- Mạch điện điều khiển đơn giản.
2. THIẾT KẾ THIẾT BỊ ĐO NH
3
2.1 Cảm biến MQ135
MQ135 là cảm biến khí do hãng Hanwei Sensor
Đài Loan (Trung Quốc) sản xuất là loại cảm biến
dựa trên nguyên lý độ dẫn điện (cảm biến bán dẫn).
Vật liệu của cảm biến là thiếc oxit (SnO2) có độ dẫn điện thấp trong không khí sạch. Cảm biến có hình
dạng như hình 1.
Hình 1. Sensor MQ135
Cảm biến MQ135 có 6 chân trong đó có 4 chân
là tín hiệu và 2 chân là sợi đốt. Khi cảm biến phát
hiện có khí, điện trở của lớp oxit thiếc giảm xuống
tỉ lệ với nồng độ khí. Loại cảm biến này chủ yếu sử
dụng đo khí độc như: NO2, NH3, CO,... Cảm biến này chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm nên khi
khảo sát, với mỗi giá trị đo được phải xác định nhiệt
độ và độ ẩm của môi trường tương ứng. Ở điều
kiện nhiệt độ, độ ẩm khác nhau điện trở của cảm
biến cũng nhận giá trị khác nhau.
Thông số kỹ thuật của MQ135 [9]:
- Điện áp của bộ nung: 5V ± 0,1AC/DC;
- Điện trở tải: Thay đổi được (2 kΩ - 47 kΩ);
- Điện trở của bộ nung: 33 Ω ± 5%;
- Khoảng phát hiện đến 300 ppm NH3.
Sơ đồ kết nối làm việc của cảm biến được thể hiện
trong hình 2.
Hình 2. Sơ đồ kết nối của cảm biến MQ135
Cảm biến cần phải được cấp 2 nguồn điện áp: điện
áp bộ nung (VH) và điện áp cung cấp (VC). Nguồn
VH sử dụng để cung cấp nhiệt độ làm việc của cảm
biến, trong khi nguồn VC sử dụng để tạo điện áp
(V
out
) trên điện trở tải (R
L
) khi nối tiếp với cảm biến.
Hai nguồn V
C
và VH có thể sử dụng cùng một mạch
nguồn để đảm bảo hiệu suất của cảm biến. Để sử
dụng cảm biến với hiệu suất tốt nhất, giá trị R
L
cần
lựa chọn phù hợp nên chọn là 20 kΩ (dải điều chỉnh
từ 10 ÷ 47 kΩ) [9].
Công suất của cảm biến:
(1)
Điện trở của cảm biến:
(2)
Đặc tính đầu ra V
out
= f(ppm) của cảm biến mô phỏng được như hình 3 [9].
Hình 3. Đặc tính đầu ra Vout = f(ppm) của cảm biến MQ135
Bài toán áp dụng trong nghiên cứu này là hệ thống
quạt thông gió đặt ở cuối trang trại và được đánh
số lần lượt. Trong trang trại luôn có 5 quạt hoạt
động, hệ thống đo nồng độ khí đo và hiển thị nồng
độ khí lên màn hình LCD. Nếu nồng độ khí NH3 lớn
𝑃𝑃! = 𝑉𝑉"# $!($!&$")#
𝑅𝑅! = # 𝑉𝑉"𝑉𝑉#$% − 1' ∙ 𝑅𝑅&
20
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
hơn giá trị cho phép là 10 ppm, quạt thông gió
thứ 6 sẽ được bật và nếu nồng độ NH3 vẫn tiếp tục tĕng thì quạt thông gió tiếp theo sẽ được bật.
Nếu nồng độ NH3 giảm thì quạt sẽ được tắt để tiết kiệm nĕng lượng.
Trang trại được thiết kế theo kiểu chuồng kín
với diện tích lớn, có khả nĕng nuôi được khoảng
20.000 con gà.
Để đo nồng độ khí NH3 trong các trang trại thông thường người ta đo ở các vị trí: 4 góc và giữa
chuồng đối với chuồng hở và đo ở 4 điểm thoát khí
và giữa chuồng đối với chuồng kín. Mỗi tháng đo 3
đợt, mỗi đợt đo 3 ngày liên tiếp, thời điểm đo: 6h,
12h, 18h, 23h [3-6].
2.2. Thiết kế thiết bị đo NH
3
dùng MQ135
a. Khối senser
Cảm biến MQ135 là loại cảm biến khí có độ nhạy
cao với khí NH3 nên được dùng để phát hiện khí NH3. Cảm biến có hình dạng như hình 1.
Hình 4. Sơ đồ chân module cảm biến MQ135
b. Mạch nguồn
Nguồn 1 chiều sau chỉnh lưu được ổn áp bởi IC7805
tạo thành nguồn 5 V 1 A. C1 phóng nạp nâng cao
chất lượng điện áp sau ổn áp. C2 lọc các thành
phần nhiễu. R2, LED0 tạo thành mạch báo nguồn.
Hình 5. Sơ đồ mạch nguồn
c. Mạch hiển thị LCD
Hiển thị kết quả đo nồng độ khí NH3 thông qua màn hình LCD. Để LCD hoạt động phải cấp nguồn VCC
vào chân 15 của LCD. Chân 3 và chân 2 được lắp
với biến trở VR = 1K để điều chỉnh độ sáng tối của
màn hình LCD. Dữ liệu hiển thị được gửi từ vi điều
khiển đến LCD thông qua các chân D4, D5, D6, D7.
Chân RW, E, RS
Hình 6. Sơ đồ mạch hiển thị LCD
d. Mạch công suất
Hình 7. Sơ đồ mạch công suất
e. Khối xử lý trung tâm và các thiết bị
Mạch điều khiển trung tâm được thực hiện bởi IC
Atemega AVR.
Các bộ vi điều khiển 8 bit hoạt động đơn giản, rất
phổ biến, khả nĕng đơn giản hóa một mạch kỹ
thuật số, chi phí thấp so với các tính nĕng được
cung cấp, thêm vào nhiều tính nĕng mới trong một
IC duy nhất, gần như chúng ta không cần mắc
thêm bất kỳ một linh kiện phụ nào khi sử dụng AVR,
thậm chí không cần nguồn tạo xung clock cho chip
(thường là khối thạch anh), thiết bị lập trình (mạch
nạp) cho AVR rất đơn giản. Một số chip còn hỗ trợ
lập trình on-chip bằng bootloader không cần mạch
nạp. Bên cạnh lập trình bằng ASM, cấu trúc AVR
được thiết kế tương thích với ngôn ngữ C. Nguồn
tài nguyên source code, tài liệu trên internet rất lớn.
Họ vi điều khiển AVR gồm nhiều bộ điều khiển với
các tài nguyên khác nhau về bộ phận ngoại vi, bộ
nhớ chương trình và kiểu đóng vỏ...[10].
Để duy trì độ sạch cho không khí trong chĕn nuôi
lợn, một trong những phương pháp ổn định và
hiệu quả nhất đó là sử dụng quạt thông gió cho
chuồng nuôi.
Hình 8. Các loại quạt cho trang trại chĕn nuôi
21
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
Hình 9. Sơ đồ nguyên lý hệ thống đo nồng độ NH
3
2.2. Lập trình điều khiển hệ thống
Lưu đồ thuật toán đo nồng độ khí được trình bày
trên hình 10.
Hình 10. Lưu đồ thuật toán đo nồng độ khí NH
3
Lưu đồ thuật toán điều khiển hệ thống xử lý mùi
trong trường hợp nồng độ khí NH3 vượt ngưỡng (hình 11).
Hình 11. Lưu đồ thuật toán điều khiển
khi nồng độ khí NH
3
vượt ngưỡng
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Khi nồng độ khí NH3 đạt 10 ppm, thì chỉ có 5 quạt thông gió hoạt động.
Khi nồng độ NH3 đạt 12 ppm (vượt quá giá trị cho phép), hệ thống sẽ tự động điều khiển bật quạt gió.
Hình 12. Một số kết quả mô phỏng
Khi hệ thống quạt gió tiếp theo được bật, nồng độ
khí NH3 giảm, quạt thông gió tự động tắt.
Hình 13. Kết quả mô phỏng khi nồng độ NH
3 vượt quá giới hạn cho phép được xử lý mùi bằng
điều khiển quạt gió [11]
4. KẾT LUẬN
Nội dung bài báo đã phân tích và xây dựng cấu trúc
của hệ thống khử mùi tự động từ đó lựa chọn được
các thiết bị cho hệ thống, thiết lập lưu đồ thuật toán
và viết chương trình điều khiển.Từ việc mô phỏng
hệ thống đo nồng độ khí NH3 trên Matlab, đã xây dựng được hệ thống xử lý mùi tự động thông qua
việc đo nồng độ NH3 và điều khiển tự động khi nồng
22
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
độ khí NH3 vượt quá giá trị cho phép bằng cách điều khiển quạt gió hoạt động.
Qua phần thực nghiệm và phần mô phỏng của hệ
thống. Ta thấy, hệ thống đạt kết quả yêu cầu đặt
ra. Chế tạo được thiết bị đo nồng độ khí NH3 dùng cảm biến MQ135 thiết bị chạy ổn định, có khả nĕng
hiển thị kết quả trên LCD của thiết bị và trên máy
tính. Thiết bị có thể được ứng dụng để đo nồng độ
khí NH3 trong các trang trại nuôi gà công nghiệp, để từ đó các chủ trang trại có những biện pháp xử
lý khi nồng độ khí này vượt quá ngưỡng cho phép
đảm bảo an toàn về môi trường và sức khỏe cho
con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Hữu Tùng (2013), Nghiên cứu thực
trạng môi trường, sức khỏe của người chĕn
nuôi gia cầm và giải pháp can thiệp, Luận án
TS, Hà Nội.
[2] Tiêu chuẩn QCVN 01 - 99: 2012/ BNNPTNT.
[3] Lê Vĕn Doanh và các đồng tác giả (2004),
Các bộ cảm biến trong đo lường và điều
khiển, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
[4] Phạm Thượng Hàn và các đồng tác giả
(2003), Kỹ thuật đo lường các đại lượng vật
lý tập 1,2, NXB Giáo dục, 2003.
[5] Mai Vĕn Trịnh, Lương Hữu Thành, Cao
Hương Giang - Viện Môi trường nông nghiệp,
Vấn đề môi trường trong quản lý và xử lý chất
thải chĕn nuôi.
[6] MQ135, datasheet.
[7] Trần Mạnh Hải, Trần Đức Dự, Nguyễn Hải
Châu (2015), Nghiên cứu xử lý NH
3
trong
không khí chuồng chĕn nuôi lợn bằng dung
dịch siêu oxy hóa.
[8] L. H. Hiếu (2010), Ảnh hưởng của mùa vụ
đến khí hậu chuồng nuôi tại một số trang trại
chĕn nuôi lợn ở huyện Vĕn Giang - tỉnh Hưng
Yên, Tạp chí Khoa học và Phát triển.
[9] Trần Thị Phương Thảo (2020), Nghiên cứu,
thiết kế, chế tạo thiết bị đo nồng độ khí NH
3
cho các trại gà công nghiệp,
vimaru.edu.vn/sites/khcn.vimaru.edu.vn/
files/nghien_cuu_thiet_ke_che_tao_thiet_
bi_do_nong_do_khi_nh4_cho_cac_trai_ga_
cong_nghiep.pdf, cập nhật ngày 20/02/2020.
[10] Giới thiệu vi điều khiển AVR (Atmega32),
https://dientutuonglai.com/gi oi-thieu-vi-dieu-
khien-avr-atmega32.html, cập nhật ngày
23/02/2020.
[11] Nguyễn Huy Hoan (2020), Thiết kế hệ thống
xử lý mùi tự động cho trang trại thông minh.
luan-van-ch-_-nguyen-huy-hoan.pdf,cập
nhật ngày 20/02/2020.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Yêu cầu vệ sinh môi trường không khí
chuồng nuôi
TT Tên tiêu chí Đơn vị Giới hạn max
1 Nhiệt độ OC 10 - 32
2 Độ ẩm % 80
3 Tốc độ gió m/s 2,5
4 Độ bụi Mg/m3 0,3
5 Độ ồn dB 75
6 Độ nhiễm khuẩn không khí Vk/m3 4×103
7 NH
3
ppm 10
8 H
2
S ppm 5
Bảng 2. Hiện trạng xử lý chất thải tại các trang trại
chĕn nuôi
TT Hình thức Tỷ lệ % Trang trại
1
Số trang trại thực hiện báo cáo
đánh giá tác động môi trường 14,3 2.113
2
Số trang trại có kế hoạch bảo
vệ môi trường 51,2 7.682
3
Số trang trại được chứng nhận
an toàn dịch bệnh 7,8 1.131
4
Số trang trại được chứng nhận
an toàn sinh học 2,2 346
5
Số trang trại được chứng nhận
VietGAP và các hình 21,3 3.310
6
Số trang trạo chưa áp dụng các
biện pháp xử lý chất thải 3,2 486
Tổng 100 15.068
Bảng 3. Hiện trạng xử lý chất thải và hình thức áp
dụng xử lý chất thải tại các nông hộ chĕn nuôi
TT Chỉ tiêu Tỷ lệ %
Số lượng
(Triệu hộ)
1
Số hộ áp dụng các biện pháp xử
lý chất thải 53 2.2
2
Số hộ chưa áp dụng các biện
pháp xử lý chất thải 47 1.9
3 Số hộ chăn nuôi có chuồng trại 85 3.5
4 Không chuồng trại 15 0.6
Tổng 8.2
23
LIÊN NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ - TỰ ĐỘNG HÓA
Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020
Vũ Thị Lương
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Nĕm 2001: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại
học Quốc gia Hà Nội
+ Nĕm 2011: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học quốc
gia Hà Nội
- Tóm tắt công việc hiện tại (chức vụ, cơ quan): Phó Trưởng khoa, khoa Du lịch và
Ngoại ngữ, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Tiếng Anh, tiếng Anh chuyên ngành Điện, điện tử, hệ thống điện
- Email: luongnn78@gmail.com
- Điện thoại: 0989670521
Nguyễn Huy Hoan
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Nĕm 2014: Tốt nghiệp Đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, Trường Đại học
Sao Đỏ
+ Nĕm 2018: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật điện tử, Trường Đại học Sao Đỏ
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX Tứ Kỳ, Hải Dương
- Lĩnh vực quan tâm: Kỹ thuật điện, điện tử và các ứng dụng điện tử
- Email: huyhoan74@gmail.com
- Điện thoại: 0984359439
THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ
Phạm Đức Khẩn
- Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo,
nghiên cứu):
+ Nĕm 1995: Tốt nghiệp Đại học ngành Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
+ Nĕm 2005: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Tự động hóa, Trường Đại học Bách khoa
Hà Nội
- Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Điện, Trường Đại học Sao Đỏ
- Lĩnh vực quan tâm: Tự động hóa, hệ thống điện, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
- Email: phamduckhan@gmail.com
- Điện thoại: 0912112157
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_thiet_bi_do_nong_do_nh3_cho_cac_trang_trai_chan_nuo.pdf