Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-Book) chương `Lý thuyết về phản ứng hóa học` lớp 10 chuyên hóa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Ngọc Bảo Trân Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học hóa học Mã số : 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ PHI THÚY Thành phố Hồ Chí Minh – 2010 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Trịnh Văn Biều đã có những lời chỉ bảo, hướng dẫn rất sâu sắc nhằm giúp em có những hướng đi phù hợp khi làm luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đ

pdf153 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-Book) chương `Lý thuyết về phản ứng hóa học` lớp 10 chuyên hóa học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến cô TS. Lê Phi Thúy với vai trò là người hướng dẫn khoa học đã luôn theo sát, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Cô đã luôn chỉ bảo, động viên, hướng dẫn tận tình, diễn giải chi tiết, cụ thể các nội dung, vấn đề để giúp em hoàn thành luận văn thật tốt. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường đại học. Các thầy cô đã trao cho em những tri thức rất bổ ích và quí báu với tấm lòng nhiệt huyết của một nhà giáo. Những tri thức quí báu mà em đón nhận được các thầy cô đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô làm công tác quản lý của Khoa, ngành sau đại học đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi về mặt các thủ tục, qui định, qui chế học tập nhằm giúp em hoàn thành luận văn đúng qui định. Ngoài ra, em cũng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp ở tổ Hóa trường THPT chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai; các giảng viên khoa Hóa trường ĐH Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, trường ĐH Khoa học tự nhiên TP. Hồ Chí Minh; các giáo viên ở tổ Hóa trường THPT Nguyễn Khuyến – TP. Hồ Chí Minh và các trường THPT ở Đồng Nai: Đinh Tiên Hoàng, Tam Hiệp, Vĩnh Cửu, Nguyễn Hữu Cảnh, Chu Văn An, Long Phước đã đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình tôi khảo sát, thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện, khuyến khích, động viên để con hoàn thành thật tốt luận văn của mình. NGUYỄN NGỌC BẢO TRÂN MỤC LỤC 7TLỜI CẢM ƠN7T ...................................................................................................................... 2 7TMỤC LỤC7T ............................................................................................................................ 3 7TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT7T .................................................................................. 6 7TMỞ ĐẦU7T .............................................................................................................................. 7 7T1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI7T............................................................................................................ 7 7T2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU7T .................................................................................................... 7 7T3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU7T .................................................................... 7 7T4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU7T .................................................................................................... 7 7T5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU7T ....................................................................................................... 8 7T6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC7T .................................................................................................... 8 7T . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU7T ............................................................................................ 8 7T8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU7T ..................................................... 8 7TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI7T ........................................ 9 7T1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu7T ..................................................................................................... 9 7T1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học7T ........................................................................................ 10 7T1.2.1. Phương pháp dạy học7T ................................................................................................... 10 7T1.2.2. Những xu hướng đổi mới PPDH7T .................................................................................. 10 7T1.2.3. Vai trò của CNTT trong dạy học [66], [123]7T................................................................. 11 7T1.2.3.1. CNTT gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của HS7T ............................. 11 7T1.2.3.2. CNTT có khả năng lưu trữ và cung cấp cho việc dạy và học lượng thông tin lớn 7T . 12 7T1.2.3.3. CNTT góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH7T ....................................................... 12 7T1.2.3.4. CNTT còn có khả năng tăng cường quan hệ giữa người dạy và người học 7T ............ 12 7T1.2.4. Đổi mới PPDH bằng CNTT7T ......................................................................................... 13 7T1.2.5. Các điều kiện để sử dụng có hiệu quả CNTT trong dạy học [123]7T ................................ 14 7T1.2.5.1. Kĩ năng tìm kiếm thông tin7T .................................................................................... 14 7T1.2.5.2. Kĩ năng xử lý các thông tin tìm kiếm được7T ............................................................ 14 7T1.2.5.3. Lựa chọn các PPDH hợp lí7T .................................................................................... 15 7T1.3. Tự học7T ................................................................................................................................. 15 7T1.3.1. Khái niệm tự học7T .......................................................................................................... 15 7T1.3.2. Các hình thức tự học7T .................................................................................................... 16 7T1.3.3. Chu trình dạy – tự học7T .................................................................................................. 16 7T1.3.3.1. Chu trình tự học của trò [92], [93]7T ......................................................................... 16 7T1.2.3.2. Chu trình dạy của thầy [92], [93]7T ........................................................................... 17 7T1.3.4. Dạy – tự học hóa học [58], [66]7T .................................................................................... 17 7T1.3.5. Vai trò của tự học [58], [66]7T ......................................................................................... 18 7T1.3.6. Tự học qua mạng và lợi ích của nó [58], [66]7T ............................................................... 19 7T1.3.6.1. Tự học qua mạng7T.................................................................................................. 19 7T1.3.6.2. Lợi ích của tự học qua mạng7T ................................................................................. 19 7T1.4. Bồi dưỡng HSG hoá học ở bậc THPT [49]7T .......................................................................... 20 7T1.4.1. Bồi dưỡng HSG, đào tạo nhân tài7T ................................................................................. 20 7T1.4.2. Những năng lực và phẩm chất của một HSG hoá học7T ................................................... 20 7T1.4.3. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG hoá học7T ............................................... 21 7T1.4.3.1. Một số biện pháp phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học7T ...................... 21 7T1.4.3.2. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng HSG hóa học7T ......................... 21 7T1.5. Sách giáo khoa điện tử (e-book)7T .......................................................................................... 22 7T1.5.1. Khái niệm e-book7T ......................................................................................................... 22 7T1.5.1.1. Những tính năng ưu việt của e-book [58], [66]7T ...................................................... 22 7T1.5.1.2. Nhược điểm của e-book [58], [66]7T ........................................................................ 22 7T1.5.2. Mục đích thiết kế e-book7T .............................................................................................. 22 7T1.5.3. Các yêu cầu thiết kế e-book7T .......................................................................................... 23 7T1.5.4. Các phần mềm thiết kế e-book7T ..................................................................................... 24 7T1.5.4.1. Microsoft Frontpage [126]7T .................................................................................... 24 7T1.5.4.2. Microsoft Word [126]7T ........................................................................................... 25 7T1.5.4.3. Adobe Photoshop CS3 [51], [125]7T ......................................................................... 25 7T1.5.4.4. CorelDRAW X3 [126]7T .......................................................................................... 26 7T1.5.4.5. HTML7T ................................................................................................................... 27 7T1.5.4.6. CSS7T ....................................................................................................................... 27 7T1.5.4.7. Macromedia Dreamweaver 8 [37], [75], [76], [99]7T ................................................ 28 7T1.5.4.8. Macromedia Flash Professional 8 [3], [75]7T ............................................................ 29 7TChương 2: THIẾT KẾ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ CHƯƠNG “LÝ THUYẾT VỀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC”7T .................................................................................................. 30 7T2.1. Vị trí, nội dung và PPDH chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” [10], [48], [67], [68], [80], [96], [97]7T ........................................................................................................................... 30 7T2.1.1. Vị trí, mục tiêu của chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”7T ...................................... 30 7T2.1.1.1. Vị trí7T ..................................................................................................................... 30 7T2.1.1.2. Mục tiêu7T ................................................................................................................ 30 7T2.1.2. Nội dung của chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”7T ............................................... 33 7T2.1.2.1. Nhiệt động hóa học7T ............................................................................................... 33 7T2.1.2.2. Động hóa học7T ........................................................................................................ 35 7T2.1.2.3. Cân bằng hóa học7T .................................................................................................. 36 7T2.1.3. Một số nguyên tắc chung về PPDH chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”7T ............. 38 7T2.1.3.1. Nguyên tắc 17T ........................................................................................................ 38 7T2.1.3.2. Nguyên tắc 27T ........................................................................................................ 39 7T2.1.3.3. Nguyên tắc 37T ........................................................................................................ 39 7T2.1.3.4. Nguyên tắc 47T ........................................................................................................ 39 7T2.1.3.5. Nguyên tắc 57T ........................................................................................................ 40 7T2.1.3.6. Nguyên tắc 67T ........................................................................................................ 40 7T2.2. Nguyên tắc thiết kế sách giáo khoa điện tử7T .......................................................................... 41 7T2.2.1. Về nội dung7T .................................................................................................................. 41 7T2.2.2. Về hình thức7T ................................................................................................................. 41 7T2.2.3. Về khả năng sử dụng7T .................................................................................................... 41 7T2.3. Quy trình thiết kế sách giáo khoa điện tử7T ............................................................................. 42 7T2.4. Cấu trúc sách giáo khoa điện tử7T ........................................................................................... 42 7T2.5. Thiết kế sách giáo khoa điện tử7T ........................................................................................... 42 7T2.5.1. Ý tưởng thiết kế7T ........................................................................................................... 42 7T2.5.2. Thể hiện ý tưởng bằng phần mềm FrontPage, Adobe Photoshop, CorelDRAW, Adobe Dreamweaver, Microsoft Word7T .............................................................................................. 46 7T2.5.2.1. Sử dụng phần mềm Microsoft Word7T ..................................................................... 46 7T2.5.2.2. Sử dụng phần mềm Photoshop, CorelDRAW X37T .................................................. 51 7T2.5.2.3. Sử dụng phần mềm Microsoft FrontPage, Adobe Dreamweaver7T ........................... 55 7T2.6. Sử dụng sách giáo khoa điện tử7T ........................................................................................... 61 7TChương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM7T .......................................................................... 73 7T3.1. Mục đích thực nghiệm7T ......................................................................................................... 73 7T3.1.1. Tính khả thi7T .................................................................................................................. 73 7T3.1.2. Tính hiệu quả7T ............................................................................................................... 73 7T3.2. Đối tượng thực nghiệm7T ........................................................................................................ 73 7T3.3. Tiến hành thực nghiệm7T ........................................................................................................ 74 7T3.3.1. Chuẩn bị trước khi thực nghiệm7T ................................................................................... 74 7T3.3.1.1. Đối với GV7T ........................................................................................................... 74 7T3.3.1.2. Đối với HS7T ............................................................................................................ 74 7T3.3.2. Nội dung thực nghiệm7T .................................................................................................. 74 7T3.3.3. Tiến hành hoạt động giảng dạy trên lớp7T ........................................................................ 75 7T3.3.4. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm7T ........................................................ 76 7T3.4. Kết quả thực nghiệm7T ........................................................................................................... 77 7T3.4.1. Kết quả thực nghiệm về mặt định tính7T .......................................................................... 77 7T3.4.1.1. Đánh giá của GV về e book7T ................................................................................... 77 7T3.4.1.2. Đánh giá của HS về e book7T ................................................................................... 82 7T3.4.2. Kết quả thực nghiệm về mặt định lượng7T ....................................................................... 84 7T3.4.2.1. Nhiệt động hóa học7T ............................................................................................... 84 7T3.4.2.2. Động hóa học7T ........................................................................................................ 90 7T3.4.2.3. Cân bằng hóa học7T .................................................................................................. 96 7T3.4.2.4. Tổng hợp kết quả các bài kiểm tra của các nội dung: NĐHH, CBHH và ĐHH 7T .... 102 7TKẾT LUẬN7T ...................................................................................................................... 105 7TKIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT7T ............................................................................................ 107 7T1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo7T ................................................................................................. 107 7T2. Với các trường THPT7T ........................................................................................................... 107 7T3. Với GV các trường THPT nói chung và trường chuyên7T ........................................................ 107 7T4. Hướng phát triển của đề tài7T .................................................................................................. 108 7T ÀI LIỆU THAM KHẢO7T ............................................................................................... 109 7TPHỤ LỤC7T ......................................................................................................................... 116 7TPHỤ LỤC 1. CÁC LỆNH THIẾT KẾ WEBSITE7T ................................................................... 116 7TPHỤ LỤC 2. ĐOẠN CODE THIẾT LẬP STYLE.CSS7T ........................................................... 120 7TPHỤ LỤC 3. PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH7T ............................... 129 7TPHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT7T ...................................................................................... 131 7TPHỤ LỤC 5. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC7T .................................... 134 7TPHỤ LỤC 6. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỘNG HÓA HỌC7T ................................................ 138 7TPHỤ LỤC 7. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CÂN BẰNG HÓA HỌC7T ....................................... 141 7TPHỤ LỤC 8. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC7T ....................................... 144 7TPHỤ LỤC 9. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỘNG HÓA HỌC7T ..................................................... 146 7Td) Nếu nồng độ ban đầu của HSO3- và H+ đều bằng 10-3 mol/l và được giữ cố định thì cần thời gian bao lâu để một nửa lượng HCrO4- bị khử?PHỤ LỤC 10. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CÂN BẰNG HÓA HỌC7T ................................................................................................................... 146 7TPHỤ LỤC 10. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CÂN BẰNG HÓA HỌC7T ......................................... 147 7TPHỤ LỤC 11. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC7T ..................................... 148 7TPHỤ LỤC 12. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỘNG HÓA HỌC7T .................................................. 150 7TPHỤ LỤC 13. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CÂN BẰNG HÓA HỌC7T ......................................... 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBHH : cân bằng hóa học CNTT : công nghệ thông tin CSS : cascading Style Sheets – Bảng kiểu xếp chồng Đ.C : đối chứng ĐH : đại học ĐHH : động hóa học GV : giáo viên HCM : Hồ Chí Minh HTML : hypertext Markup Language – Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản HS : học sinh HSG : học sinh giỏi ICT : information and communication technology – Công nghệ thông tin và truyền thông NĐHH : nhiệt động hóa học PPDH : phương pháp dạy học QG : quốc gia QT : quốc tế TC : tiêu chí THPT : trung học phổ thông T.N : thực nghiệm TP : thành phố VN : Việt Nam MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đang là vấn đề cốt lõi để nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Nếu trước kia, người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh (HS) dễ hiểu, nhớ lâu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho HS phương pháp học chủ động, tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS để HS có thể học tập suốt đời. Công nghệ thông tin (CNTT) đang mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Mục tiêu của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của HS, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, HS được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. Trong quá trình hình thành năng lực tự học thì tài liệu học tập là một điều kiện không thể thiếu, nhất là đối với các HS các lớp chuyên, chương trình học tương đối nặng và khó. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài “Thiết kế sách giáo khoa điện tử (e-book) chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” lớp 10 chuyên hóa học” nhằm cung cấp cho HS tài liệu học tập góp phần tăng cường năng lực tự học của HS. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiết kế sách giáo khoa điện tử (e-book) hỗ trợ việc tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Việc thiết kế sách giáo khoa điện tử (e-book) chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” hỗ trợ HS tự học. - Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông (THPT). 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài gồm: lịch sử vấn đề nghiên cứu; lý thuyết về đổi mới PPDH; quá trình tự học; lý thuyết về bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) hóa học ở bậc THPT; sách giáo khoa điện tử (e-book). - Thiết kế sách giáo khoa điện tử chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”. - Thực nghiệm sư phạm để đánh giá kết quả của đề tài nghiên cứu. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Về nội dung: chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”, tài liệu giáo khoa chuyên hóa học lớp 10. - Về địa bàn: trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, tỉnh Đồng Nai. 6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu sách giáo khoa điện tử được thiết kế một cách khoa học, chuẩn mực có thể hỗ trợ tốt cho việc tự học của HS thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phân tích, tổng hợp tài liệu. - Tổng kết cơ sở lý luận. - Sử dụng các phần mềm tin học để thiết kế sách giáo khoa điện tử. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng các phiếu câu hỏi. - Thực nghiệm sư phạm. 7.3. Phân tích, tổng hợp và xử lý kết quả điều tra, thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học. 8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU - Sử dụng CNTT để thiết kế chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học” dưới dạng e-book. - Giúp HS có sách giáo khoa điện tử để tự học, tự nghiên cứu ở nhà. - Giúp giáo viên (GV) có một nguồn tư liệu phong phú để giảng dạy chương “Lý thuyết về phản ứng hóa học”. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT để thiết kế website, sách giáo khoa điện tử (e-book) đã được nghiên cứu khá nhiều. Một số khoá luận và luận văn tốt nghiệp chuyên ngành hóa học của sinh viên và học viên cao học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Hà Nội đã được thực hiện: Với việc dạy và học lịch sử hóa học, Nguyễn Thị Thanh Hà [36] đã “Ứng dụng phần mềm Macromedia Flash và Macromedia Dreamver để thiết kế website về lịch sử hóa học 10 góp phần nâng cao chất lượng dạy học”. Đối với việc dạy và học hóa học trong chương trình lớp 10, Nguyễn Thị Ánh Mai [60] đã “Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý thuyết chủ đạo sách giáo khoa hoá học lớp 10 THPT” hay Phạm Duy Nghĩa [62] đã “Thiết kế Website phục vụ việc học tập và ôn tập chương nguyên tử cho học sinh lớp 10 bằng phần mềm Macromedia Flash và Dreamweaver”. Cùng chương halogen, Đỗ Thị Việt Phương [72] đã “Ứng dụng Macromedia Flash MX 2004 và Dreamweaver MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho hoạt động tự học hoá học của học sinh phổ thông trong chương halogen lớp 10”, Lê Thị Xuân Hương [53] đã “Thiết kế website hỗ trợ việc dạy và tự học chương Halogen lớp 10 THPT”, hay Nguyễn Thị Thu Hà [37] đã “Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 - nâng cao chương “nhóm halogen””. Đối với chương oxi – lưu huỳnh, Phạm Thị Phương Uyên [104] đã “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX 2004 và Macromedia Flash MX 2004 thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức cho học sinh môn hoá học nhóm oxi – lưu huỳnh chương trình cải cách” và Trịnh Lê Hồng Phương [71] đã “Thiết kế học liệu điện tử chương oxi – lưu huỳnh lớp 10 hỗ trợ hoạt động tự học hóa học cho học sinh trung học phổ thông”. Với việc dạy và học ở các lớp chuyên hóa, Trần Tuyết Nhung [66] đã “Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch- Sự điện li” lớp 10 chuyên hóa học”. Trong chương trình hóa học lớp 11, Hỉ A Mỏi [61] đã “Thiết kế website tự học môn hóa học lớp 11 chương trình phân ban thí điểm”, Nguyễn Ngọc Anh Thư [89] đã “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để tạo trang web hỗ trợ cho học sinh trong việc tự học môn hóa học lớp 11 nhóm Nitơ chương trình phân ban thí điểm” và Nguyễn Thị Thanh Thắm [82] đã “Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hóa học vô cơ lớp 11 nâng cao”. Về nội dung hiđrocacbon, Phạm Dương Hoàng Anh [3] đã “Phối hợp phần mềm Macromedia Dreamweaver MX và Macromedia Flash MX 2004 để thiết kế website hỗ trợ cho việc học tập và củng cố kiến thức môn Hóa học phần Hiđrocacbon không no mạch hở dành cho học sinh THPT” và Vũ Thị Phương Linh [57] đã “Thiết kế E-book hỗ trợ việc dạy và học phần Hóa hữu cơ lớp 11 THPT (chương trình nâng cao)”. Nghiên cứu về việc dạy và học hóa học lớp 12, Tống Thanh Tùng [103] đã “Thiết kế E-book hóa học lớp 12 phần Crôm, sắt, đồng nhằm hỗ trợ học sinh tự học”, Đàm Thị Thanh Hưng [52] đã “Thiết kế E-book dạy học môn Hóa học lớp 12 chương 6 chương trình nâng cao” và Phạm Thùy Linh [58] đã “Thiết kế E-book hỗ trợ khả năng tự học của học sinh lớp 12 chương “Đại cương về kim loại” chương trình cơ bản”. Các website và E-book này đều có điểm chung là giúp HS có một công cụ tự học hiệu quả. Tuy nhiên, rất ít các website và e-book đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề thuộc chương trình giảng dạy hóa học của khối các trường chuyên nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng HSG tỉnh, HSG Quốc gia (QG). 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học 1.2.1. Phương pháp dạy học Theo TS Trịnh Văn Biều [5]: - PPDH là một trong những thành tố quan trọng nhất của quá trình dạy học. Cùng một nội dung nhưng HS có hứng thú, tích cực hay không, có hiểu bài một cách sâu sắc không, phần lớn phụ thuộc vào PPDH của người thầy. PPDH có tầm quan trọng đặc biệt nên nó luôn luôn được các nhà giáo dục quan tâm. - PPDH là cách thức thực hiện phối hợp, thống nhất giữa người dạy và người học, nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy học. Đó là sự kết hợp hữu cơ và thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình dạy học. - PPDH theo nghĩa rộng bao gồm: + Phương tiện dạy học. + Hình thức tổ chức dạy học. + PPDH theo nghĩa hẹp. 1.2.2. Những xu hướng đổi mới PPDH Một số xu hướng đổi mới PPDH nói chung và PPDH hóa học nói riêng ở nước ta theo TS. Lê Trọng Tín [91] là: 1. Tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới. 2. Tăng cường năng lực vận dụng tr í thức đã học vào cuộc sống, sản xuất luôn biến đổi. 3. Chuyển dần trọng tâm của PPDH từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa – cá thể hóa cao độ, tiến lên theo nhịp độ cá nhân. 4. Liên kết nhiều PPDH riêng lẻ thành tổ hợp PPDH phức hợp. 5. Liên kết PPDH với phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại (phương tiện nghe nhìn, máy vi tính…) tạo ra các tổ hợp PPDH có dùng kỹ thuật. 6. Chuyển hóa phương pháp khoa học thành PPDH đặc thù của môn học. 7. Đa dạng hóa các PPDH phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường và các môn học. Việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước mắt tập trung vào 2 hướng sau: - PPDH hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể của hoạt động nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ học tập giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo. - Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học. 1.2.3. Vai trò của CNTT trong dạy học [66], [123] Hiện nay, khi cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt CNTT phát triển như vũ bão và ngày càng đóng vai trò to lớn trong tất cả các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đời sống. CNTT giúp liên kết mọi người trong cộng đồng và xã hội, trong không gian và thời gian, giúp tổ chức điều phối và quản lí mọi hoạt động của loài người. Nhờ công nghệ mới – CNTT mà giáo dục đã có thể thực hiện những tiêu chí (TC) mới của giáo dục, đó là: - Học ở mọi nơi (ANY WHERE). - Học mọi lúc (ANY TIME). - Học suốt đời (LIFE LONG). - Dạy cho mọi người và mọi trình độ tiếp thu khác nhau (ANY ONE). - Thay đổi vai trò của người dạy và người học, đổi mới cách dạy và cách học. CNTT cũng tạo ra rất nhiều cơ hội có ý nghĩa cho việc dạy học và đổi mới PPDH. 1.2.3.1. CNTT gây hứng thú và phát huy tính tích cực học tập của HS Với ưu thế của CNTT – một nguồn thông tin – dữ liệu rất khổng lồ dưới các dạng khác nhau như kí hiệu, hình ảnh, đồ thị, biểu đồ,… với những màu sắc hấp dẫn, âm thanh sống động kích thích sự hứng thú, tò mò và ham muốn tìm tòi, nghiên cứu, trải nghiệm của HS. Trong quá trình học tập, CNTT ( máy tính, internet...) cung cấp nguồn tài liệu khổng lồ, quý giá và có thể khai thác được nhanh chóng. Mặt khác, nó còn cho phép người học có thể công bố (đánh giá) kết quả học tập và nghiên cứu của mình. Đặc biệt, với việc sử dụng internet, ta có thể tiến hành các cuộc điều tra, trao đổi ý kiến cho nhau và thông báo nh._.ững thông tin cần thiết. Chính vì vậy mà CNTT sẽ thu hút được người học và thúc đẩy người học tích cực làm việc độc lập. 1.2.3.2. CNTT có khả năng lưu trữ và cung cấp cho việc dạy và học lượng thông tin lớn Trong quá trình dạy và học, bằng những kĩ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kĩ thuật hiện đại, GV và HS có thể khai thác từ internet một khối lượng thông tin khổng lồ dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản, hình ảnh, số liệu, ... Nguồn thông tin này luôn cập nhật, chính xác và nhanh chóng. Ta có thể khẳng định rằng không có giáo trình, sách giáo khoa và thư viện nào có thể cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và cập nhật như internet. Các nguồn tư liệu phong phú và cập nhật này, giúp HS tự học, đồng thời còn giúp cho GV thuận tiện hơn rất nhiều khi chuẩn bị bài cũng như khi lên lớp. Hơn nữa, máy tính lưu giữ thông tin và dữ liệu, nó cho phép GV có thể lưu trữ thành lập ngân hàng dữ liệu thông tin giáo khoa, nội dung giảng dạy. 1.2.3.3. CNTT góp phần thúc đẩy việc đổi mới PPDH Như chúng ta đã biết, đổi mới PPDH chính là khắc phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS. Tuy nhiên, muốn thay đổi định hướng đổi mới PPDH, người GV phải thay đổi cách dạy, người học phải thay đổi cách học. Cần tăng cường sử dụng các phương pháp tích cực như hợp tác theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp dự án,... và tổ chức các giờ học theo quan điểm kiến tạo, sư phạm tương tác, hoạt động hoá người học... Tổ chức dạy học theo các quan điểm và phương pháp đó, đòi hỏi HS phải biết kết hợp làm việc theo nhóm và làm việc một cách độc lập, mặt khác HS phải hoạt động tìm kiếm, lựa chọn xử lí một cách tự giác, tích cực... Tuy nhiên để thực hiện được điều đó, phải có phương tiện, thiết bị kĩ thuật để hỗ trợ cho HS hoạt động. Có như vậy trong một khoảng thời gian nhất định, dưới sự hỗ trợ của GV HS mới có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. 1.2.3.4. CNTT còn có khả năng tăng cường quan hệ giữa người dạy và người học CNTT không chỉ có khả năng đổi mới hình thức dạy học, thúc đẩy việc dạy và học theo quan điểm tích cực, nó còn là công cụ thúc đẩy sự quan hệ người dạy với người dạy, người dạy với người học thậm chí cả người học với người học. Qua internet, các nhà chuyên môn tổ chức diễn đàn trao đổi ý kiến, công bố tài liệu giảng dạy. Cũng nhờ internet (thư điện tử – email- hay trò truyện trên mạng-chat) GV có thể trao đổi các tài nguyên (tư liệu) dạy học, kinh nghiệm nghề nghiệp ... với các đồng nghiệp. Mặt khác, qua internet người học có thể học hỏi lẫn nhau, trao đổi với người dạy để hoàn thành nhiệm vụ. 1.2.4. Đổi mới PPDH bằng CNTT Đổi mới PPDH bằng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình của thế kỉ XXI, dự đoán sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào những năm đầu cuả thế kỉ XXI do ảnh hưởng của CNTT. Hiện nay ICT đã ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục đào tạo nói chung, đến việc đổi mới PPDH nói riêng, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho một nền kinh tế tri thức như chỉ thị 58- CT/TW của Bộ chính trị đã khẳng định “... Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập toàn xã hội ”. Trong báo cáo về “Công nghệ thông tin trong giáo dục” ngày 2/11/2005 [65], tác giả Quách Tuấn Ngọc đã đưa ra một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy và học với sự hỗ trợ của CNTT: Bảng 1.1. Xu hướng đổi mới nhờ CNTT Từ Đến Xây dựng trường lớp với bảng, bàn… Một hạ tầng tri thức (trường học, phòng thí nghiệm, radio, TV, Internet) Các lớp học Từng người học một (tính cá thể) Giáo viên như là người cung cấp tri thức Giáo viên như là người hướng dẫn và tạo điều kiện tìm tri thức Bộ sách giáo khoa và một vài đồ dùng phụ trợ nghe nhìn tương tự (radio-cassette…) Dụng cụ đa phương tiện Multimedia (in ấn, âm thanh, thiết bị số...) và nguồn thông tin trên mạng máy tính Bảng 1.2. Đổi mới phương pháp dạy và học Cũ Mới Về phương pháp trình bày Từ phấn bảng độc thoại, thầy đọc trò chép sang trình chiếu điện tử. đối thoại, diễn giả, trình bày. Về phương tiện trình chiếu máy chiếu overhead (ảnh tĩnh) đơn giản máy chiếu multimedia Về bài thí nghiệm thí nghiệm trên hiện vật trực quan thí nghiệm ảo, sinh động, không độc hại, đỡ tốn kém, cá thể hoá… Về phương tiện truyền tải thông tin Từ kênh chữ Từ SGK thuần chữ (text) sang multimedia (đa phương tiện) với hình ảnh, video, tiếng nói, âm thanh… sinh động. sang e-book đa phương tiện (multimedia). Vai trò thầy Từ độc thoại, người dạy dỗ … sang vai trò hướng dẫn, kích hoạt các hoạt động, để HS tự động não thu nhận, thảo luận … Thầy soạn bài, soạn giáo án ngay trên máy vi tính bằng word, powerpoint... Vai trò học sinh Tăng cường tính tự học, giao lưu QT, nhiều khi trò giỏi hơn thầy… 1.2.5. Các điều kiện để sử dụng có hiệu quả CNTT trong dạy học [123] Chúng ta cứ nghĩ rằng khi có phòng học chuẩn với CNTT là người GV có thể tiến hành giờ học tốt bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại đó như các công cụ dạy học đơn thuần. Thực tế đã cho ta thấy, ứng dụng CNTT trong dạy học cho hiệu quả theo xu hướng đổi mới PPDH thật không đơn giản, muốn phát huy tính tích cực của HS và vai trò của CNTT trong dạy học đòi hỏi phải có những điều kiện quan trọng khác nữa. 1.2.5.1. Kĩ năng tìm kiếm thông tin Đây là điều kiện hết sức quan trọng không chỉ đối với người GV mà cả đối với HS cũng cần có khả năng này. 1.2.5.2. Kĩ năng xử lý các thông tin tìm kiếm được Sau khi đã tìm kiếm được thông tin thì vấn đề quan trọng là phải xử lý để tìm ra những thông tin quan trọng. Như vậy là ta phải biết lựa chọn, so sánh, đánh giá để xác định được thông tin, dữ liệu cơ bản nhất, quan trọng nhất có khả năng sử dụng đối với đề tài, dạng giảng dạy hay nghiên cứu. 1.2.5.3. Lựa chọn các PPDH hợp lí Việc tổ chức dạy học có sử dụng CNTT trong các giờ học trên lớp phải có những khác biệt so với việc tổ chức bài học theo cách truyền thống. Người GV chỉ dùng CNTT làm nguồn cung cấp các thông tin dữ liệu, đặc biệt là sử dụng các tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, phim,… để minh hoạ thì cách thức tổ chức giờ học cũng như chất lượng bài học sẽ không thay đổi là bao. Tuy nhiên, nếu GV sử dụng CNTT như công cụ để HS tìm kiếm thông tin để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng chính hoạt động của mình theo phương án, bản thiết kế của người GV thì việc tổ chức dạy học thay đổi rõ nét và có hiệu quả. Sự thay đổi đó chính là sự thay đổi vai trò của GV và HS trong quá trình dạy học. Để có được sự thay đổi đó, GV phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp. Đặc biệt tăng cường các phương pháp phát huy sự tìm tòi, sáng tạo, tích cực hoạt động của HS, đó là tìm kiếm khai thác dữ liệu (tri thức) được thể hiện qua hình ảnh, văn bản, phim... Mặt khác, GV phải đảm bảo nhiệm vụ và thực hiện tốt chức năng điều khiển, tổ chức và hướng dẫn HS. Ngoài ra, người GV phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của mình. 1.3. Tự học 1.3.1. Khái niệm tự học Theo từ điển Giáo dục học – NXB Từ điển Bách khoa 2001 [42], tự học là: “quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành”. Tiến sĩ Võ Quang Phúc cho rằng: “Tự học là một bộ phận của học, nó cũng được hình thành bởi những thao tác, cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của người học trong hệ thống tương tác của hoạt động dạy học. Tự học phản ánh rõ nhất nhu cầu bức xúc về học tập của người học, phản ánh tính tự giác và sự nỗ lực của người học, phản ánh năng lực tổ chức và tự điều khiển của người học nhằm đạt được kết quả nhất định trong hoàn cảnh nhất định với nồng độ học tập nhất định”. Tự học thể hiện bằng cách tự đọc tài liệu giáo khoa, sách báo các loại, nghe radio, truyền hình, nghe nói chuyện, báo cáo, tham quan bảo tàng, triễn lãm, xem phim, kịch, giao tiếp với những người có học, với các chuyên gia và những người hoạt động thực tiễn trong các lĩnh vực khác nhau. Người tự học phải biết cách lựa chọn tài liệu, tìm ra những điểm chính, điểm quan trọng trong các tài liệu đã đọc, đã nghe, phải biết cách ghi chép những điều cần thiết, biết viết tóm tắt và làm đề cương, biết cách tra cứu từ điển và sách tham khảo, biết cách làm việc trong thư viện… Đối với HS, tự học còn thể hiện bằng cách tự làm các bài tập chuyên môn, các câu lạc bộ, các nhóm thực nghiệm và các hoạt động ngoại khóa khác. Tự học đòi hỏi phải có tính độc lập, tự chủ, tự giác và kiên trì cao. 1.3.2. Các hình thức tự học Theo TS. Trịnh Văn Biều [7], có 3 hình thức tự học: - Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức trong đó. Cách học này sẽ đem lại rất nhiều khó khăn cho người học, mất nhiều thời gian và đòi hỏi khả năng tự học rất cao. - Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương tiện thông tin khác. - Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và giáp mặt với GV một số tiết trong ngày, trong tuần, được thầy hướng dẫn giảng giải sau đó về nhà tự học. 1.3.3. Chu trình dạy – tự học Theo tác giả Nguyễn Kỳ [54]: “Quá trình dạy – tự học là một hệ thống toàn vẹn gồm 3 thành tố cơ bản: thầy (dạy), trò (tự học), tri thức. Ba thành tố cơ bản đó luôn luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, qui định lẫn nhau theo những quy luật riêng nhằm kết hợp chặt chẽ quá trình dạy của thầy với quá trình tự học của trò làm cho dạy học cộng hưởng với tự học tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục cao.” 1.3.3.1. Chu trình tự học của trò [92], [93] Chu trình tự học của trò là một chu trình ba thời: - Tự nghiên cứu. - Tự thể hiện. - Tự kiểm tra, tự điều chỉnh. + Thời (1): Tự nghiên cứu Người học tự tìm hiểu vấn đề, thu thập, xử lí thông tin, xác định vấn đề, đưa ra giả thuyết để giải quyết vấn đề, xác định giải pháp, cách giải quyết vấn đề thích hợp nhất, thử nghiệm giải pháp đó, tự tìm ra kiến thức mới, cách giải quyết vấn đề mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm thô, có tính chất cá nhân. + Thời (2): Tự thể hiện Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự sắm vai trong các tình huống học, tự trình bày bảo vệ sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại qua các tình huống giao tiếp với các bạn và thầy, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội. + Thời (3): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi, giao tiếp với các bạn và thầy, sau khi thầy kết luận, người học căn cứ vào kết luận của thầy và ý kiến của các bạn, tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học (tri thức), tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề. 1.2.3.2. Chu trình dạy của thầy [92], [93] Chu trình dạy của thầy nhằm tác động hợp lí, phù hợp và cộng hưởng với chu trình tự học của trò, cũng là chu trình ba thời tương ứng với chu trình tự học ba thời của trò. - Hướng dẫn. - Tổ chức. - Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra. + Thời (1): Hướng dẫn Thầy hướng dẫn cho người học về các tình huống học, các vấn đề cần phải giải quyết, các nhiệm vụ phải thực hiện trong cộng đồng người học. + Thời (2): Tổ chức Thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận hội thảo, sinh hoạt nhóm, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường nhằm tăng cường mối quan hệ giao tiếp trò – trò, trò – thầy và sự hợp tác cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lí. + Thời (3): Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra Thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận, hội thảo, đối thoại…để khẳng định về mặt khoa học kiến thức do người học tự mình làm ra. Cuối cùng, thầy là người kiểm tra đánh giá kết quả tự học của trò, trên cơ sở trò tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh. 1.3.4. Dạy – tự học hóa học [58], [66] Việc dạy – tự học hóa học phải tuân theo đúng các đặc trưng của hệ dạy học. Nó có một số đặc trưng là: - Việc học được cá thể hóa cao độ, tức là tự học – cá thể hóa: tôn trọng nhịp độ cá nhân phù hợp với năng lực từng người. - Việc dạy được khách quan tối đa. Nghĩa là: quan hệ giao tiếp giữa dạy và học, những mệnh lệnh điều khiển của dạy đều được chuyển thành ngôn ngữ viết và được đưa ngay vào tài liệu giáo khoa tự học của HS để họ chấp hành. - Diễn giảng không còn giữ vai trò là nguồn thông tin xuất phát nữa, mà trở thành nguồn gây động cơ nhận thức khoa học: giải đáp thắc mắc, tổng kết, kích thích tư duy mới, tạo nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức. - Tài liệu giáo khoa (giáo trình) được chia thành các học phần. HS phải chiếm được đơn vị trước mới được đi vào đơn vị tiếp theo. Như vậy điều cốt yếu của dạy – tự học môn hóa học là vấn đề thiết kế, viết tài liệu tự học cho người học. Nếu cứ với các bộ sách giáo khoa như hiện nay và căn cứ vào phương pháp thuyết trình giải thích…thì không thể dạy – tự học được. Tài liệu phải được thiết kế sao cho tiềm ẩn trong đó “một thầy giáo giỏi đang dẫn dắt HS tự tìm ra chân lý”. 1.3.5. Vai trò của tự học [58], [66] - Tự học có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. - Tự học là con đường tự khẳng định của mỗi người. Tự học giúp cho con người giải quyết mâu thuẫn giữa khát vọng cao đẹp về học vấn với hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống cá nhân. - Tự học khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà tuổi học đường thì có hạn. Sự bùng nổ thông tin làm cho người thầy không có cách nào truyền thụ hết kiến thức cho trò, trò phải học cách học, tự học, tự đào tạo để không bị rơi vào tình trạng “tụt hậu”. Đối với HS THPT, thời gian 3 năm đào tạo ở trường chắc chắn sẽ không thể nắm chắc được hết khối lượng kiến thức khổng lồ của chương trình. Do đó, tự học là một giải pháp tối ưu để giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ với quĩ thời gian ít ỏi ở nhà trường. - Tự học là con đường tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người. Quá trình tự học khác hẳn với quá trình học tập thụ động, nhồi nhét, áp đặt. Quá trình tự học diễn ra theo đúng qui luật của hoạt động nhận thức. Kiến thức có được do tự học là kết quả của sự hứng thú, tìm tòi, lựa chọn nên bao giờ cũng vững chắc bền lâu. Có phương pháp tự học tốt sẽ đem lại kết quả học tập cao hơn. Khi HS biết cách tự học, HS sẽ “có ý thức và xây dựng thời gian tự học, tự nghiên cứu giáo trình, tài liệu, gắn lý thuyết với thực hành, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. - Người học phải biết cách tự học vì học tập là một quá trình suốt đời. Đối với HS THPT, nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến những bậc cao hơn HS sẽ khó thích ứng với cách học mới đòi hỏi phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn. - Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới dạy học theo hướng tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học trong việc lĩnh hội tri thức. Vì vậy, tự học là con đường phát triển phù hợp với qui luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các trường phổ thông. 1.3.6. Tự học qua mạng và lợi ích của nó [58], [66] 1.3.6.1. Tự học qua mạng Tự học qua mạng là một hình thức của tự học trong đó thay vì dùng lời nói trực tiếp để giao lưu với nhau, mà dùng các phương tiện khác đó là máy tính có kết nối mạng internet. Người học chủ động tìm kiếm tri thức để thỏa mãn những nhu cầu hiểu biết của mình, tự củng cố, tự phân tích, tự đào sâu, tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm…với sự hỗ trợ của máy tính, các công nghệ tin học và mạng internet. 1.3.6.2. Lợi ích của tự học qua mạng - Tính linh hoạt: người học có thể tự lựa chọn kiến thức tùy theo nhu cầu của bản thân. - Tự học qua mạng có thể làm biến đổi cách học cũng như vai trò của người học. Người học đóng vai trò trung tâm và chủ động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi, miễn rằng nơi đó có phương tiện trợ giúp việc học. - Tự học qua mạng, người học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ tùy theo khả năng và có thể chọn các nội dung học, do đó nó sẽ mở rộng đối tượng đào tạo rất nhiều. Tuy không thể hoàn toàn thay thế được phương thức đào tạo truyền thống, tự học qua mạng cho phép quyết định một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục thế giới: đó là nhu cầu đào tạo của người lao động tăng lên quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. - Giải quyết vấn đề thiếu hụt GV cho các vùng sâu, vùng xa có nhu cầu nhân lực. - Tự học qua mạng cho phép người học làm chủ hoàn toàn quá trình học của bản thân, từ thời gian, lượng kiến thức cần học, đặc biệt là cho phép tra cứu trực tuyến những kiến thức có liên quan đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, tự do trao đổi kinh nghiệm và kiến thức giữa các người học hoặc với GV ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể làm được hoặc đòi hỏi chi phí quá cao. - Các chương trình đào tạo từ xa trên thế giới hiện nay đã đạt đến trình độ phong phú về giao diện, sử dụng rất nhiều hiệu ứng đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, hình ảnh động ba chiều, kĩ xảo hoạt hình,… có độ tương tác cao giữa người sử dụng và chương trình, đàm thoại trực tiếp qua mạng. Điều này đem đến cho người học sự thú vị, say mê trong quá trình tiếp thu kiến thức cũng như hiệu quả trong học tập. - Tài liệu, giáo trình được chuẩn bị kỹ và chịu sự kiểm tra, đánh giá của nhiều người (do công khai trên mạng) nên là những tài liệu có chất lượng. - Tự học qua mạng giúp người học tiếp cận với nền tri thức cao trên thế giới, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức được thực hiện nhanh chóng. Tóm lại, có thể nói tự học chính là con đường để mỗi chúng ta tự khẳng định khả năng của mình, nó có ý nghĩa quyết định quan trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Tuy tự học có một vai trò hết sức quan trọng, nhưng tự học của HS cũng không thể đạt được kết quả cao nhất nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người thầy. Chính vì vậy, “trong nhà trường điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn… mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề” (Thủ tướng Phạm Văn Đồng - 1969). GV cần giúp cho HS tìm ra phương pháp tự học thích hợp và cung cấp cho HS những phương tiện tự học có hiệu quả. Dạy cho HS biết cách tự học qua mạng chính là một trong những cách giúp HS tìm ra chiếc chìa khóa vàng để mở kho tàng kiến thức vô tận của nhân loại. 1.4. Bồi dưỡng HSG hoá học ở bậc THPT [49] 1.4.1. Bồi dưỡng HSG, đào tạo nhân tài Trong công cuộc cải cách giáo dục hiện nay, việc phát hiện và đào tạo những HSG để tạo đà phát triển nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở bậc THPT. Vì thế, người GV bộ môn cần có nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng HSG bộ môn. Công việc này mới mẻ, còn gặp nhiều khó khăn và mang những nét đặc thù của nó. Trong các kỳ thi HSG QG, Quốc tế (QT) nhìn chung số HS đặc biệt là HS Việt Nam đoạt giải ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng so với nhiều QG khác. Họ đã phát huy được những năng lực tích cực của mình trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, nhiều người đã trở thành những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giáo dục - đào tạo… Do vậy, vấn đề bồi dưỡng HSG hoá học là cần thiết. 1.4.2. Những năng lực và phẩm chất của một HSG hoá học Có năng lực tiếp thu kiến thức và có kiến thức cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống. Biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức cơ bản đó vào tình huống mới. Có năng lực tư duy sáng tạo, suy luận logic. Biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá vấn đề, có khả năng sử dụng linh hoạt phương pháp tư duy: quy nạp, diễn dịch, loại suy… Có kĩ năng thực nghiệm tốt, có năng lực về phương pháp nghiên cứu khoa học hoá học. Biết nêu ra những lý luận cho những hiện tượng xảy ra trong thực tế, biết cách dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại những lý luận trên và biết cách dùng lý thuyết để giải thích những hiện tượng đã được kiểm chứng. 1.4.3. Một số biện pháp phát hiện và bồi dưỡng HSG hoá học 1.4.3.1. Một số biện pháp phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học - Làm rõ mức độ đầy đủ, chính xác của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo theo tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và sách giáo khoa. Muốn vậy phải kiểm tra HS ở nhiều phần của chương trình, về kiến thức lý thuyết, bài tập và thực hành. Có thể thay đổi một vài phần trong chương trình nhằm mục đích đo khả năng tiếp thu của mỗi HS trong lớp và giảng dạy lý thuyết là một quá trình trang bị cho HS vốn kiến thức tối thiểu trên cơ sở đó mới phát hiện được năng lực sẵn có của một vài HS thông qua các câu hỏi củng cố. - Làm rõ trình độ nhận thức và mức độ tư duy của từng HS bằng nhiều biện pháp và nhiều tình huống về lý thuyết và thực nghiệm để đo mức độ tư duy của từng HS. Đặc biệt đánh giá khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo. - Soạn thảo và lựa chọn một số dạng bài tập đáp ứng hai yêu cầu trên đây để phát hiện HS có năng lực trở thành HSG hoá học. 1.4.3.2. Một số biện pháp cơ bản trong quá trình bồi dưỡng HSG hóa học - Hình thành cho HS một kiến thức cơ bản, vững vàng, sâu sắc. Đó là lý thuyết chủ đạo, là các định luật cơ bản, là các quy luật cơ bản của bộ môn. Hệ thống kiến thức phải phù hợp với logic khoa học, logic nhận thức đáp ứng sự đòi hỏi phát triển nhận thức một cách hợp lý. - Rèn luyện cho HS vận dụng các lý thuyết chủ đạo, các định luật, quy luật cơ bản của môn học một cách linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở bản chất hoá học của sự vật, hiện tượng. - Rèn luyện cho HS dựa trên bản chất hoá học, kết hợp với kiến thức các môn học khác chọn hướng giải quyết vấn đề một cách logic và gọn gàng. - Rèn luyện cho HS biết phán đoán (quy nạp, diễn dịch…) một cách độc đáo, sáng tạo giúp cho HS hoàn thành bài làm nhanh hơn, ngắn gọn hơn. - Huấn luyện cho HS biết tự học và có kĩ năng đọc sách, tài liệu: xem mục lục, chọn nội dung cần đọc, ghi nhớ những phần trọng tâm… và đọc đi đọc lại nhiều lần, với HSG đọc càng nhiều mới tăng lượng chất trong vốn kiến thức của mình. - Người GV bộ môn phải thường xuyên sưu tầm tích luỹ tài liệu bộ môn, cập nhật hoá tài liệu hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu và xem đó là biện pháp không thể thiếu được trong việc bồi dưỡng HSG. 1.5. Sách giáo khoa điện tử (e-book) 1.5.1. Khái niệm e-book Theo trang web 7TUwww.thuvien-e-book.comU7T [123] “E-book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu theo cách đơn giản nhất, sách điện tử (e-books hay digital books) là phiên bản dạng số (hay điện tử) của sách. Nội dung của sách số có thể lấy từ sách giấy hoặc mang tính độc lập tùy thuộc vào người xuất bản. Một số người thường sử dụng thuật ngữ này để chỉ luôn cả thiết bị dùng để đọc sách dạng số (còn gọi là book – reading appliances hay e-book readers)”. Trong luận văn này, có thể hiểu sách giáo khoa điện tử thực chất giống như một cuốn sách giáo khoa bình thường nhưng có bổ sung nhiều hình ảnh, phim thí nghiệm, nhiều bài tập hoá học… và được sử dụng thông qua hệ thống máy tính. 1.5.1.1. Những tính năng ưu việt của e-book [58], [66] E-book có những lợi thế mà sách in thông thường không có được: - Rất gọn nhẹ, giá thành rẻ. - Có thể điều chỉnh về cỡ chữ, màu sắc, và các thao tác cá nhân hoá tuỳ theo sở thích của người đọc. - Nhiều hình ảnh, phim minh họa rõ nét, hấp dẫn. - Khả năng lưu trữ lớn, có thể chứa rất nhiều thông tin, hình ảnh, phim… Cùng với sự phát triển vượt bậc của mạng internet và kết hợp với các thiết bị kỹ thuật cao cấp, hầu hết các sách in giấy thông thường đều có thể được làm thành sách điện tử. Chính vì vậy mà ngày nay, không khó khăn lắm để chúng ta tìm một tác phẩm nổi tiếng để đọc trực tiếp trên mạng hay tải về máy tính để đọc theo dạng e-book. 1.5.1.2. Nhược điểm của e-book [58], [66] - Giống như e-mail (thư điện tử) e-book chỉ có thể dùng các công cụ máy tính như máy vi tính, máy trợ giúp kỹ thuật số cá nhân (palm, pocket pc…) để xem. - Không giống như sách in thông thường, sách điện tử cũng có những “định dạng” khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là sách có nhiều tập tin mở rộng như .pdf, .prc, .lit, … Những tập tin này sở dĩ khác nhau vì chúng được làm từ những chương trình khác nhau và vì thế, muốn đọc được chúng, ta cần phải có những chương trình tương ứng. 1.5.2. Mục đích thiết kế e-book Thiết kế e-book hỗ trợ cho hoạt động tự học hóa học của HS phổ thông như là một công cụ tự học thích hợp từ đó nâng cao hiệu quả tự học thông qua những kiến thức được minh họa một cách sinh động, hấp dẫn. Ngoài ra, khi GV ứng dụng ICT trong dạy học hóa học có thể sử dụng e-book như là một tài liệu tham khảo. 1.5.3. Các yêu cầu thiết kế e-book Việc thiết kế e-book phục vụ cho giáo dục đòi hỏi phải đáp ứng những đặc trưng riêng về mặt nghe, nhìn, tương tác; do đó theo tác giả Nguyễn Trọng Thọ [86] để đáp ứng nhu cầu tự học, chúng ta phải tuân theo đầy đủ các bước của việc thiết kế dạy học (ADDIE là chữ viết tắt của 5 bước): 1. Analysis (phân tích tình huống để đề ra chiến lược phù hợp): - Hiểu rõ mục tiêu. - Các tài nguyên có thể có. - Đối tượng sử dụng. 2. Design (thiết kế nội dung cơ bản): - Các chiến lược dạy học. - Siêu văn bản (hypertext) và siêu môi trường (hypermedia). - Hướng đối tượng, kết nối và phương tiện điều hướng. 3. Development (phát triển các quá trình): - Thiết kế đồ hoạ. - Phát triển các phương tiện 3D và đa môi trường (multimedia). - Hình thức và nội dung các trang web. - Phương tiện thực tế ảo. 4. Implementation (triển khai thực hiện): Cần tích hợp với chương trình CNTT của trường học : - Chuẩn bị cho phù hợp với thực tế các phòng máy tính. - Thủ tục tiến hành với thầy. - Triển khai trong toàn bộ các đối tượng dạy, học và quản lí. - Quản lí tài nguyên (nhân lực và vật lực). 5. Evaluation (lượng giá): Đánh giá hiệu quả huấn luyện thường sử dụng mô hình bốn bậc do Donald Kirkpatrick phát triển (1994). Theo mô hình này, quá trình lượng giá luôn được tiến hành theo thứ tự vì thông tin của bậc trước sẽ làm nền cho việc lượng giá ở bậc kế tiếp: - Bậc 1: Phản ứng tích cực hay tiêu cực (Reactions). - Bậc 2: Hiệu quả học tập (Learnings). - Bậc 3: Khả năng chuyển giao hay chuyển đổi (Transfers). - Bậc 4: Kết quả thực tế (Results). Hình 1.1. Mô hình lượng giá bốn bậc theo Kirkpatrick 1.5.4. Các phần mềm thiết kế e-book 1.5.4.1. Microsoft Frontpage [126] Microsoft Frontpage là một phần mềm thiết kế web chuyên nghiệp của hãng phần mềm Microsoft. Phần mềm này được đi kèm với bộ Office XP, bao gồm những tính năng vượt trội nhưng lại rất dễ sử dụng. Với Frontpage bạn có thể dễ dàng tạo một trang web đơn, một website, hoặc dùng để cập nhật cho những trang web đã có sẵn mà không cần có những kiến thức như là Java, lập trình hoặc thậm chí ngôn ngữ HTM. Vì Frontpage biến việc thiết kế web đơn giản như khi ta soạn thảo một văn bản trong Microsoft Word. Microsoft Frontpage đã làm cho công việc quản lý sự phát triển của một trang web phức tạp dễ hơn bao giờ hết, nó cho phép bạn dễ dàng di chuyển, giao việc, theo dõi, cập nhật thông tin và quản lý những đường link hỏng. Bạn có thể tạo một Task để theo dõi công việc đang được tiến hành trên trang của bạn. Bạn có thể giao nhiệm vụ cho một người cụ thể hoặc cho một nhóm người, ưu tiên những công việc quan trọng, hoặc kết hợp những công việc trong một tệp tin hoặc toàn bộ trang web. Để quản lý tốt một trang web có dung lượng lớn, có thể bạn muốn kiểm soát những ai có quyền vào những phần khác nhau của trang web. Để dễ dàng thiết lập quyền hạn như xem, sửa chữa và quyền quản lý cho bất cứ một phần nào đó của trang web, Frontpage giới thiệu một khả năng tạo web trong web, được gọi là web phụ (subweb). Bạn cũng có thể tạo một tập hợp những web phụ dưới những web phụ khác. Những tầng web phụ này cho phép bạn có quyền kiểm soát những site lớn và cho phép một nhóm những người sử dụng có quyền tiếp cận những nội dung cụ thể. Ví dụ, trong website trường học của bạn, HS có quyền có một web phụ cho riêng chúng, bộ phận báo chí có một web phụ ở trong web của HS. Điều này cho phép trang web lớn dần lên nhưng lại dễ dàng quản lý. 1.5.4.2. Microsoft Word [126] Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một công cụ soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng. Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc hay .docx đối với Word 2007. Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web. 1.5.4.3. Adobe Photoshop CS3 [51], [125] Adobe P._. 35 4 5 4 5 4 4 4 5 4 4 5 5 5 4 5 4 4 36 5 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 4 4 3 37 5 5 4 4 5 4 5 5 4 4 4 4 4 4 4 4 5 38 4 5 5 4 4 5 4 4 4 5 5 5 5 4 5 4 5 39 4 5 4 4 5 4 5 5 4 4 4 5 4 4 5 4 4 40 4 4 4 5 4 4 5 4 3 3 4 4 5 4 5 3 4 41 4 4 5 5 5 4 4 4 4 4 4 5 4 4 5 5 5 42 5 4 5 5 4 5 5 5 5 4 5 5 5 5 4 5 5 43 5 5 5 5 4 4 4 5 5 4 4 4 5 5 5 4 5 44 4 4 4 5 4 4 5 4 3 3 4 4 5 4 5 3 4 45 5 5 5 4 5 5 4 5 4 4 5 4 4 5 5 4 5 46 4 4 3 4 5 5 5 4 3 3 4 4 4 4 4 4 4 47 5 5 5 5 5 4 5 4 4 4 5 5 5 5 5 5 5 48 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 5 49 5 5 5 4 5 5 4 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 50 5 5 5 5 4 5 3 4 3 5 4 5 4 4 5 3 4 PHỤ LỤC 5. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 10 HÓA 1, 10 HÓA 2) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 15 PHÚT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC BÀI: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT HESS Họ và tên học sinh : ................................................... Lớp: ............................................................................ Số câu đúng Điểm Em hãy tô đen vào câu lựa chọn đúng nhất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ 1. Phát biểu nào dưới đây là sai: A. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt tạo thành của các sản phẩm trừ tổng nhiệt tạo thành của các tác chất (có kể đến các hệ số phương trình phản ứng). B. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng nhiệt đốt cháy của các sản phẩm trừ tổng nhiệt đốt cháy của các tác chất (có kể đến các hệ số phương trình phản ứng). C. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết có trong các phân tử tác chất trừ tổng năng lượng liên kết có trong phân tử các sản phẩm (có kể đến các hệ số phương trình phản ứng). D. Độ lớn của hiệu ứng nhiệt phản ứng phụ thuộc vào trạng thái các chất phản ứng và điều kiện đo hiệu ứng nhiệt. 2. Metan cháy theo phương trình phản ứng sau: CHR4(k)R + 2OR2(k)R → COR2(k)R + 2HR2ROR(l) Cứ 4 gam khí metan cháy trong điều kiện đẳng áp tỏa ra một nhiệt lượng 222,6 kJ. Vậy nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn của metan là A. H∆ P0PRđcR (CHR4(k)R) = +222,6 kJ/mol. B. H∆ P0PRđcR (CHR4(k)R) = +890,4 kJ/mol. C. H∆ P0PRđcR (CHR4(k)R) = -890,4 kJ/mol. D. H∆ P0PRđcR (CHR4(k)R) = -222,6 kJ/mol. 3. Cho biết năng lượng phân li từng liên kết như sau: Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol) N≡N 941,4 O=O 498,7 N=O 631,0 Vậy, hiệu ứng nhiệt của phản ứng: 1/2NR2(k)R + 1/2OR2(k)R → NOR(k)R bằng A. -809,1 kJ. B. +809,1 kJ. C. -89,05 kJ. D. +89,05 kJ. 4. Cho biết biến thiên entanpi tiêu chuẩn của các phản ứng: CR(r)R + 1/2OR2(k)R → COR(k)R H∆ P0P = -110,5 kJ/mol HR2(k)R + 1/2OR2(k)R → HR2ROR(l)R H∆ P0P = -285,8 kJ/mol HR2(k)R + OR2(k)R + CR(r)R → HCOOHR(l)R H∆ P0P = -409,2 kJ/mol Vậy phản ứng: HCOOHR(l)R → COR(k)R + HR2ROR(l)R có biến thiên entanpi tiêu chuẩn bằng A. -12,9 kJ. B. +12,9 kJ. C. +25,8 kJ. D. -25,8 kJ. 5. Chọn phát biểu đúng: A. Nhiệt đốt cháy (thiêu nhiệt) là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng OR2R. B. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó để tạo ra oxit cao nhất. C. Nhiệt đốt cháy của một chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó bằng khí oxi để tạo thành sản phẩm ở áp suất không đổi. Sản phẩm cháy của các nguyên tố C, H, N, S, Cl được chấp nhận tương ứng là CO R2(k)R, HR2ROR(l)R, NR2(k)R, SOR2(k)R, HClR(k)R. D. Nhiệt đốt cháy của một chất hữu cơ là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đốt cháy 1 mol chất đó tạo ra oxit. 6. Chọn trường hợp đúng: Ở điều kiện tiêu chuẩn, phản ứng: HR2(k)R + 1/2OR2(k)R → HR2ROR(l)R phát ra một lượng nhiệt là 245,17 kJ. Từ đây suy ra: A. Nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn của HR2R là -245,17 kJ/mol. B. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của nước lỏng là -245,17 kJ/mol. C. Hiệu ứng nhiệt phản ứng trên là -245,17 kJ. D. Cả 3 câu trên đều đúng. 7. Nhiệt tạo thành chuẩn của COR2(k)R là 0298H∆ ở điều kiện tiêu chuẩn ở 25P 0 PC của phản ứng sau: A. CR(graphit)R + 2OR(k)R → COR2(k)R. B. CR(kim cương)R + 2OR(k)R → COR2(k)R. C. CR(graphit)R + OR2(k)R → COR2(k)R. D. CR(kim cương)R + OR2(k)R → COR2(k)R. 8. Chọn câu trả lời đúng: Giá trị 0298H∆ của một phản ứng hóa học A. tùy thuộc vào cách viết các hệ số tỉ lượng của phương trình phản ứng. B. tùy thuộc vào nhiệt độ lúc diễn ra phản ứng. C. tùy thuộc vào đường đi từ chất đầu đến sản phẩm. D. Tất cả đều sai. 9. Chọn ý sai: A. Các phương trình hóa học thông thường có ghi kèm hiệu ứng nhiệt của phản ứng và trạng thái tập hợp của các chất được gọi là phương trình nhiệt hóa học. B. Hiệu ứng nhiệt của một phản ứng là lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng đó để làm thay đổi nội năng của hệ ở điều kiện đẳng tích hoặc làm thay đổi entanpi của hệ ở điều kiện đẳng áp. C. Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học thực chất là định luật bảo toàn năng lượng. D. 0298H∆ của một phản ứng hóa học phụ thuộc vào nhiệt độ diễn ra của quá trình. 10. Chọn giá trị đúng: Khi đốt cháy than chì bằng oxi người ta thu được 33 gam khí cacbonic và có 70,9 kcal thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Vậy nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của khí cacbonic có giá trị (kcal/mol) A. 68,6. B. -94,5. C. -70,9. D. 94,5. 11. Chọn giá trị đúng: Từ các giá trị H∆ ở cùng điều kiện của các phản ứng: (1) AsR2ROR3(r)R + OR2(k)R → AsR2ROR5(r)R H∆ = -260,68 kJ (2) 3AsR2ROR3(r)R + 2OR3(k)R → 3AsR2ROR5(k) R H∆ = -1067,97 kJ có thể tính được H∆ ở cùng điều kiện đó của phản ứng: 3/2OR2(k)R → OR3(k)R là A. H∆ = 285,93 kJ. B. H∆ = -285,93 kJ. C. H∆ = -142,965 kJ. D. H∆ = 142,965 kJ. 12. Chọn câu đúng: 1) Công thức tính công dãn nở A = ∆nRT đúng cho mọi hệ khí. 2) Trong trường hợp tổng quát, khi cung cấp cho hệ đẳng tích một lượng nhiệt Q thì toàn bộ lượng nhiệt Q sẽ làm tăng nội năng của hệ. 3) Biến thiên entanpi của phản ứng hóa học chính là hiệu ứng nhiệt của phản ứng đó trong điều kiện đẳng áp. A. 3. B. 2 và 3. C. Tất cả cùng đúng. D. Không có câu đúng. 13. Chọn phương án sai: Ở một nhiệt độ xác định: 1) Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của đơn chất luôn bằng 0. 2) Nhiệt cháy tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi. 3) Nhiệt hòa tan tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi. 4) Nhiệt chuyển pha tiêu chuẩn của một chất là một đại lượng không đổi. A. 1 và 3. B. 1, 2 và 4. C. 1, 3 và 4. D. 2, 3 và 4. 14. Trong điều kiện đẳng tích, phản ứng phát nhiệt là phản ứng có A. Công A > 0. B. U∆ > 0. C. U∆ < 0. D. H∆ < 0. 15. Một hệ thống hấp thu một lượng năng lượng dưới dạng nhiệt là 200 kJ. Nội năng của hệ tăng thêm 150 kJ. Vậy trong biến đổi trên công của hệ thống là A. 350 kJ, hệ sinh công. B. 50 kJ, hệ nhận công. C. 50 kJ, hệ sinh công. D. -50 kJ, hệ nhận công. PHỤ LỤC 6. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 10 HÓA 1, 10 HÓA 2) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 15 PHÚT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: ĐỘNG HÓA HỌC BÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Họ và tên học sinh : ................................................... Lớp: ............................................................................ Số câu đúng Điểm Em hãy tô đen vào câu lựa chọn đúng nhất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ 1. Tốc độ của phản ứng tăng gấp đôi khi tăng nhiệt độ lên 10P0PC. Nếu tăng nhiệt độ của phản ứng từ 15P0PC đến 65P0PC thì tốc độ của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào? A. Tăng 10 lần. B. Tăng 16 lần. C. Tăng 32 lần. D. Tăng 64 lần. 2. Xét phản ứng: 2NO R(k)R + OR2(k)R → 2NOR2(k) Cho biểu thức tốc độ của phản ứng trên là v = k[NO]P2P[OR2R]. Tốc độ của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào khi tăng áp suất của hệ lên 3 lần? A. Giảm 27 lần. B. Tăng 9 lần. C. Tăng 27 lần. D. Không thay đổi. 3. Khi hầm cá người ta thường làm gì để cá nhanh chín? A. Dùng nồi áp suất. B. Để nguyên con cá vào hầm, không nên chặt nhỏ cá ra. C. Mở nắp nồi khi hầm. D. Cả A và B đều đúng. 4. Phát biểu nào sau đây sai? A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra trời lạnh sẽ cháy chậm hơn. B. Nghiền nhỏ CaCOR3R sẽ giúp phản ứng nung vôi diễn ra dễ dàng hơn. C. Dùng MnOR2R trong quá trình nhiệt phân KClO R3R sẽ thu được nhiều khí oxi hơn. D. Ở trên núi do áp suất giảm nên nước sẽ sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100P0PC. 5. Hệ số nhiệt độ của phản ứng là bao nhiêu, biết rằng khi tăng nhiệt độ lên thêm 40P0PC thì tốc độ phản ứng tăng 81 lần? (hệ số nhiệt độ của phản ứng bằng số lần tốc độ phản ứng tăng lên mỗi khi nhiệt độ tăng thêm 10P0PC). A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 6. Cho phản ứng phân hủy: 2N R2ROR(k)R → 2NR2(k)R + OR2(k) Ở 900P0PC, phản ứng trên có biểu thức tốc độ v = k[NR2RO]P2P và hằng số tốc độ k = 5.10P-4P. Xác định tốc độ của phản ứng khi có 30% NR2RO bị phân hủy? Biết nồng độ ban đầu của NR2RO là 2,1M. A. 1,08.10P-3P. B. 2,2.10P-3P. C. 1,98.10P-3P. D. 7,35.10P-3P. 7. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng? A. Nung kali clorat tinh thể ở nhiệt độ cao. B. Nung hỗn hợp kali clorat tinh thể và mangan đioxit ở nhiệt độ cao. C. Đun nóng nhẹ kali clorat tinh thể. D. Đun nóng nhẹ dung dịch kali clorat bão hòa. 8. Lý do nào được coi là nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ phản ứng tăng lên khi tăng nhiệt độ? A. Tần số va chạm giữa các phân tử tăng. B. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng giảm. C. Năng lượng tự do G của phản ứng giảm. D. Số tiểu phân của phản ứng có đủ năng lượng hoạt hóa tăng. 9. Thực nghiệm cho biết biểu thức tốc độ của phản ứng: AR(k)R + 2BR(k)R → CR(k)R + DR(k)R là v = k[A][B]P2P. Phát biểu nào sau đây sai? A. Khi nồng độ của A tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. B. Khi nồng độ của B tăng 3 lần thì tốc độ phản ứng tăng 9 lần. C. Khi áp suất của hệ tăng 2 lần thì tốc độ phản ứng tăng 6 lần. D. Khi giảm nồng độ của A xuống 3 lần và giảm nồng độ của B xuống 2 lần thì tốc độ phản ứng giảm 12 lần. 10. Hòa tan một mẫu Zn vào dung dịch HCl ở 20P0PC thì sau 81 phút kẽm tan hết. Nếu thực hiện phản ứng ở 40P0PC thì sau 9 phút kẽm tan hết. Thời gian để mẫu kẽm tan hết trong dung dịch HCl ở 50P0PC là A. 90 giây. B. 1 phút. C. 3 phút. D. Không xác định được. 11. Cho phản ứng hóa học sau: A + B → C + D. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ của C và D. D. Nồng độ của A và B. 12. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. 13. Phản ứng: IR2(k)R + HR2(k)R → 2HIR(k)R có biểu thức tốc độ là v = k[IR2R][HR2R]. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng v tăng, k không đổi. B. Nhiệt độ không đổi, nồng độ IR2R, HR2R tăng, tốc độ phản ứng v và k đều tăng. C. Nhiệt độ giảm, tốc độ phản ứng v và k đều giảm. D. Nhiệt độ không đổi, giữ nguyên số mol IR2R và HR2R, giảm thể tích hỗn hợp phản ứng, tốc độ phản ứng v và k đều tăng. 14. Dùng không khí nén nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc trong quá trình sản xuất gang. Cặp yếu tố nào sau đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng đốt cháy than cốc? A. Nhiệt độ và diện tích tiếp xúc. B. Nhiệt độ và nồng độ. C. Nhiệt độ và áp suất. D. Nồng độ và áp suất. 15. Cho 10 gam kim loại sắt vào 200 ml dung dịch HCl 2M ở 20P0PC. Biện pháp nào sau đây không làm tăng tốc độ sủi bọt khí? A. Thay 10 gam kim loại sắt bởi 10 gam bột sắt. B. Dùng 400 ml dung dịch HCl chứa 0,8 mol HCl. C. Tăng nhiệt độ lên 50P0PC. D. Dùng 200 ml dung dịch HCl 4M. PHỤ LỤC 7. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CÂN BẰNG HÓA HỌC SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 15 PHÚT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: CÂN BẰNG HÓA HỌC BÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÂN BẰNG HÓA HỌC Họ và tên học sinh : ................................................... Lớp: ............................................................................ Số câu đúng Điểm Em hãy tô đen vào câu lựa chọn đúng nhất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓐ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓑ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓒ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ Ⓓ 1. Xét cân bằng hóa học sau: HR2(k)R + IR2(k)R →← 2HIR(k) Khi tăng áp suất, cân bằng sẽ chuyển dời theo chiều nào? A. Chiều thuận. B. Chiều nghịch. C. Không thay đổi. D. Không xác định được. 2. Trong bình kín dung tích 0,5 lít chứa 2,5 mol khí HI. Ở 50P0PC trong bình xảy ra cân bằng sau: 2HIR(k)R →← HR2(k)R + IR2(k) Khi đó số mol của HR2R được xác định bằng 0,775 mol. Hằng số cân bằng KRCR có giá trị A. 0,666. B. 0,25. C. 1,264. D. 0,775. 3. Khi tăng áp suất, cân bằng nào sau đây không bị chuyển dịch? A. NR2(k)R + 3HR2(k)R →← 2NHR3(k) RB. CaOR(r)R + COR2(k)R →← CaCOR3(r) C. 2NOR(k)R + OR2(k)R →← 2NOR2(k) RD. 2HIR(k)R →← HR2(k)R + IR2(k) 4. Cho cân bằng của phản ứng sau: CaCOR3(r)R →← CaOR(r)R + COR2(k)R 0H∆ > 0 Để phản ứng nung vôi đạt hiệu suất cao thì điều kiện nào sau đây là không phù hợp? A. Đập nhỏ CaCOR3R. B. Tăng nhiệt độ. C. Tăng áp suất. D. Lấy bớt COR2R ra khỏi hệ. 5. Khi phân hủy HI tại một nhiệt độ xác định theo cân bằng sau: 2HIR(k)R →← HR2(k)R + IR2(k) Biết hằng số cân bằng của phản ứng K = 1/196. Tỉ lệ phần trăm HI phân hủy bằng A. 12,5%. B. 15%. C. 20%. D. 25%. 6. Hằng số cân bằng KRCR của một phản ứng phụ thuộc vào điều kiện nào sau đây? A. Nhiệt độ xảy ra phản ứng. B. Nồng độ chất tham gia phản ứng. C. Sự có mặt của chất xúc tác. D. Áp suất. 7. Phản ứng sau đang ở trạng thái cân bằng: 2HR2(k)R + OR2(k)R →← 2HR2ROR(k) Trong các tác động dưới đây, tác động nào làm thay đổi hằng số cân bằng? A. Thay đổi áp suất. B. Thay đổi nhiệt độ. C. Cho thêm OR2R. D. Cả A, B và C. 8. Hằng số cân bằng của phản ứng: HR2(k)R + IR2(k)R →← 2HIR(k)R ở 80P0PC là 50. Nếu nồng độ ban đầu của HR2R và IR2R đều bằng 3M, thì nồng độ của HI khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng là A. 0,66. B. 2,34. C. 4,68. D. 1,32. 9. Xét cân bằng hóa học sau: NR2(k)R + OR2(k)R →← 2NOR(k)R 0H∆ > 0 Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận, sử dụng biện pháp nào dưới đây? A. Tăng áp suất. B. Tăng nhiệt độ. C. Giảm áp suất. D. Giảm nhiệt độ. 10. Xét cân bằng hóa học sau: NR2(k)R + 3HR2(k)R →← 2NHR3(k)R 0H∆ = -92,6 kJ Để thu được nhiều NHR3R hơn, sử dụng biện pháp nào dưới đây? A. Dùng áp suất cao, nhiệt độ thật cao. B. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ thật cao. C. Dùng áp suất cao, nhiệt độ không quá cao. D. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ thấp. 11. Ở 2400P0PC, cho cân bằng hóa học sau: NR2(k)R + OR2(k)R →← 2NOR(k)R K = 35.10P -4 Biết lúc cân bằng nồng độ của NR2R bằng 5M, của OR2R bằng 7M. Tính nồng độ mol ban đầu của NR2R và OR2R? A. 5,75M và 7,75M. B. 5,35M và 7,35M. C. 7,175M và 5,175M. D. 5,175M và 7,175M. 12. Xét cân bằng hóa học sau: COR2(k)R + HR2(k)R →← COR(k)R + HR2ROR(k) Ở trạng thái cân bằng, có 0,4 mol COR2R, 0,4 mol HR2R, 0,8 mol CO và 0,8 mol hơi HR2RO trong một bình dung tích 1 lít. Tiếp đó, tăng áp suất chung của hệ khí. Phát biểu nào dưới đây phù hợp với hệ cân bằng trên? A. Hằng số cân bằng KRCR = 8, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. B. Hằng số cân bằng KRCR = 8, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch. C. Hằng số cân bằng KRCR = 4, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận. D. Hằng số cân bằng KRCR = 4, cân bằng không chuyển dịch. 13. Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là A. sự thay đổi tốc độ phản ứng làm cho phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng hơn. B. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng sang trạng thái không cân bằng do sự tác động của các yếu tố bên ngoài lên cân bằng. C. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do sự tác động của các yếu tố bên ngoài lên cân bằng. D. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác không cần sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài. 14. Phát biểu nào sau đây nói về sự ảnh hưởng của chất xúc tác lên cân bằng hóa học là đúng? A. Chất xúc tác làm tăng giá trị của hằng số cân bằng. B. Chất xúc tác làm tăng sản phẩm trong một cân bằng hóa học. C. Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng thuận. D. Chất xúc tác không làm chuyển dịch cân bằng hóa học. 15. Xét cân bằng hóa học sau: 2NOR2(k)R →← NR2ROR4(k) Biết NOR2R là khí có màu nâu đỏ, còn NR2ROR4R là chất khí không màu. Khi hạ nhiệt độ, màu nâu đỏ của hỗn hợp nhạt dần. Kết luận nào sau đây là sai? A. Cân bằng chuyển dời theo chiều nghịch khi hạ nhiệt độ. B. Chiều thuận là chiều thu nhiệt. C. Màu nâu đỏ của hỗn hợp đậm lên khi tăng áp suất. D. Phần trăm thể tích NO R2R trong hỗn hợp sẽ giảm khi tăng áp suất. PHỤ LỤC 8. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 10 HÓA 1, 10 HÓA 2) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC Câu 1: a) Tính sinh nhiệt chuẩn ( 0sH∆ ) của urê (có công thức CO(NHR2R)R2R) rắn từ 2 hệ dữ kiện sau: * Dữ kiện 1: Công thức Lewis của urê: O=C(NHR2R)R2R. Liên kết H-H C-N N-H C=O O=O N≡N 0H∆ , kJ/mol -432 -293 -389 -735 -494 -946 0H∆ Rthăng hoa, C (than chì)R = 720 kJ/mol. 0H∆ Rthăng hoa, urê (rắn) R = 110 kJ/mol. * Dữ kiện 2: COClR2(k)R + 2NHR3(k)R → CO(NHR2R)R2(r)R + 2HClR(k)R có 0H∆ = -201 kJ/mol Chất COClR2(k) NHR3(k) HClR(k) 0 sH∆ , kJ/mol -222 -46 -92 b) So sánh 2 kết quả thu được và giải thích? Câu 2: Tính biến thiên entropi trong quá trình đun nóng 1 mol NaCl từ 25P0PC lên 820P0PC? Biết nhiệt nóng chảy của NaCl ở 800P0PC là 7,25 kcal/mol; nhiệt dung mol của NaCl ở nhiệt độ dưới 800P0PC là 12,17 cal/mol, trên 800P0PC là 15,96 cal/mol. Câu 3: a) Tính năng lượng liên kết trung bình của liên kết N-H trong phân tử NHR3R? Biết: 1/2NR2(k)R + 3/2HR2(k)R → NHR3(k)R 0H∆ = -46,3 kJ Năng lượng liên kết của NR2R, HR2R tương ứng là 941,4; 436,4 (kJ/mol). b) Thiết lập chu trình Born – Haber để tính năng lượng mạng lưới ion của CaClR2R từ các dữ kiện thực nghiệm sau: - Sinh nhiệt chuẩn của CaClR2(r)R: 2 0 298, CaCl ( )rH∆ = -795 kJ/mol. - Nhiệt thăng hoa của Ca: 0H∆ Rthăng hoa, CaR = 192 kJ/mol. - Năng lượng ion hóa thứ 1 và thứ 2 của Ca: IR1R + IR2R = 1745 kJ/mol. - Ái lực electron của Cl: 0H∆ Ral, ClR = -364 kJ/mol. - Năng lượng liên kết Cl-Cl trong ClR2R: ERCl-ClR = 243 kJ/mol. Câu 4: Người ta cho biết: Chất 0 sH∆ , kJ/mol SP 0 P, J/mol.K BrR2(l) 152,3 BrR2(k) 30,7 245,3 a) Biến đổi sau đây: BrR2(l)R → BrR2(k)R (p = 1 atm) có tự diễn biến ở 25P0PC không? b) Giả thiết 0H∆ , 0S∆ không phụ thuộc vào nhiệt độ. Tính nhiệt độ sôi của BrR2R ở p = 1 atm? PHỤ LỤC 9. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 10 HÓA 1, 10 HÓA 2) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: ĐỘNG HÓA HỌC Câu 1: Sự phân hủy etan: CR2RHR6R → CR2RHR4R + HR2R ở 856K được theo dõi dựa vào sự biến thiên áp suất chung P của hệ theo thời gian ở thể tích cố định. P (mmHg) 384 390 394 396 400 405 408 t (s) 0 29 50 64 84 114 134 a) Bằng đồ thị hãy chứng tỏ bậc của phản ứng bằng 1? b) Xác định hằng số tốc độ phản ứng theo phương pháp đồ thị và bằng tính toán? c) Xác định thời gian bán hủy ở nhiệt độ trên? d) Áp suất của hệ sau 5 phút? Câu 2: Trong phản ứng nhiệt phân axeton: CHR3RCOCHR3R → CR2RHR4R + CO + HR2 Nồng độ axeton biến đổi như sau: t (phút) 0 15 30 C (mol/l) 25,4 9,83 3,81 a) Xác định chu kì bán hủy của axeton? b) Sau bao lâu lượng axeton giảm đi 1%? Câu 3: Cho hai phản ứng (a) và (b). Biết năng lượng hoạt hóa của phản ứng (a) lớn gấp đôi năng lượng hoạt hóa của phản ứng (b). Khi đun nóng từ TR1R đến TR2R, hằng số tốc độ của phản ứng (a) tăng lên 16 lần. Hỏi hằng số tốc độ của phản ứng (b) tăng lên bao nhiêu lần khi đun nóng từ TR1R đến TR2R? Câu 4: Tốc độ của phản ứng khử HCrOR4RP-P bằng HSOR3RP-P được biểu diễn bằng phương trình: v = k [HCrOR4RP-P] [HSOR3RP-P]P2P [HP+P] Trong một thí nghiệm với các nồng độ ban đầu: [HCrOR4RP-P] = 10P-4P mol/l; [HSOR3RP-P] = 0,1 mol/l; nồng độ ion HP+P cố định và bằng 10P-5P mol/l. Nồng độ HCrOR4RP-P giảm xuống còn 5.10P-5P mol/l sau 15 giây. a) Sau bao lâu nồng độ của HCrOR4RP-P sẽ bằng 1,25.10P-5P mol/l? b) Nếu nồng độ ban đầu của HSO R3RP-P là 0,01 mol/l thì sau bao lâu nồng độ của HCrO R4RP-P sẽ bằng 5.10P-5P mol/l? c) Tính hằng số tốc độ phản ứng k? d) Nếu nồng độ ban đầu của HSO3- và H+ đều bằng 10-3 mol/l và được giữ cố định thì cần thời gian bao lâu để một nửa lượng HCrO4- bị khử? PHỤ LỤC 10. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CÂN BẰNG HÓA HỌC (LỚP 10 HÓA 1, 10 HÓA 2) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: CÂN BẰNG HÓA HỌC Câu 1: Người ta trộn cacbon oxit với hơi nước tại nhiệt độ 1000K với tỉ lệ mol 1:1. Tính thành phần của hỗn hợp lúc đạt đến cân bằng? Biết rằng: 2HR2RO →← 2HR2R + OR2R lgKRp1R = -20,113 2COR2R →← 2CO + OR2R lgKRp2R = -20,400 Câu 2: Phản ứng thuận nghịch sau được thực hiện trong bình kín (V = const, T = const): BrR2(k)R →← 2BrR(k)R (1) Khi (1) đạt tới cân bằng hóa học, độ phân ly của BrR2R là α , áp suất chung trong bình là P. a) Thiết lập biểu thức tính KRPR? b) Cho 2 thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Ban đầu dùng nR1R mol BrR2R, khi cân bằng hóa học độ phân ly của BrR2R là α R1R. - Thí nghiệm 2: Ban đầu dùng nR2R mol BrR2R, khi cân bằng hóa học độ phân ly của BrR2R là α R2R. Hai thí nghiệm trên đều được thực hiện ở cùng điều kiện V = const, T = const. Có những trường hợp nào về liên hệ α R1R với α R2R? Hãy trình bày cụ thể. Câu 3: Ở 25P0PC hằng số cân cân bằng KRPR của phản ứng thu nhiệt 2NOR(k)R + BrR2(k)R →← 2NOBrR(k)R bằng 116,6 atmP-1P. a) Nếu đem trộn NOBr có P = 0,108 atm với NO có P = 0,1 atm và BrR2R có P = 0,01 atm để tạo ra một hỗn hợp khí ở 25P0PC thì vị trí cân bằng sẽ như thế nào (câu trả lời phải định lượng)? b) Đưa NOBr có P = 5 atm vào bình phản ứng ở 50P0PC thì thấy trong hỗn hợp cân bằng có NOBr ở P = 4,30 atm. Tính KRPR ở 50P0PC? So sánh giá trị KRPR này với KRPR ở 25P0PC. Giải thích? Câu 4: Ở 0P0PC và dưới áp suất P = 1 atm, độ phân ly của khí NR2ROR4R thành NOR2R bằng 11%. a) Xác định KRPR? b) Cũng tại 0P0PC, khi áp suất giảm từ 1 atm xuống 0,8 atm thì độ phân ly thay đổi thế nào? c) Cần phải nén đẳng nhiệt hỗn hợp khí tới áp suất nào để độ phân ly bằng 8%? PHỤ LỤC 11. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 11 HÓA, 12 HÓA) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC Câu 1: a) Quá trình đồng phân hóa xiclopropan thành propen: CR3RHR6R (xiclopropan) → CR3RHR6R (propen) ; có 1H∆ = - 32,9 kJ/mol. Hãy bổ sung các số liệu vào bảng sau (tất cả các số liệu đều áp dụng cho 25P0PC và 1 atm): Chất H∆ đối với quá trình đốt cháy hoàn toàn (kJ/mol) Entanpi hình thành chuẩn (kJ/mol) Than chì - 394,1 ? HR2 - 286,3 ? Xiclopropan - 2094,4 ? Propen ? ? b) Tính sinh nhiệt hình thành HNOR2R trong dung dịch nước trong điều kiện đẳng áp và đẳng tích? Sử dụng các dữ kiện sau: NHR4RNOR2R(r) → NR2R(k) + 2HR2RO(l) 1H∆ = - 300,4 kJ/mol HR2R(k) + 1/2OR2R(k) → HR2RO(l) 2H∆ = - 284,6 kJ/mol 1/2NR2R(k) + 3/2HR2R(k) + aq → NHR3R(aq) 3H∆ = - 85,4 kJ/mol NHR3R(aq) + HNOR2R(aq) → NHR4RNOR2R(aq) 4H∆ = - 38,08 kJ/mol NHR4RNOR2R(r) + aq → NHR4RNOR2R(aq) 5H∆ = + 19,88 kJ/mol Câu 2: Cho các dữ kiện sau: Năng lượng kJ.mol P¯1 Năng lượng kJ.mol P¯1 thăng hoa của Na 108,68 liên kết của ClR2R 242,60 ion hóa thứ nhất của Na 495,80 mạng lưới NaF 922,88 liên kết của FR2R 155,00 mạng lưới NaCl 767,00 Nhiệt hình thành của NaF rắn : -573,60 kJ.molP-1P. Nhiệt hình thành của NaCl rắn: -401,28 kJ.molP-1P. Tính ái lực electron của F và Cl? So sánh các kết quả thu được và giải thích? Câu 3: Tính 0298H∆ đối với phản ứng: COR(k)R + 1/2OR2(k)R → COR2(k)R? Biết Ở 298K, nhiệt hình thành chuẩn của CO và COR2R lần lượt là -110,5 và -393,5 (kJ/mol). CRpR (CO) = 26,53 + 7,7.10P-3PT J/K.mol. CRpR (COR2R) = 26,78 + 42,26.10P-3PT J/K.mol. CRpR (OR2R) = 25,52 + 13,60.10P-3PT J/K.mol. Câu 4: Tính năng lượng liên kết trong phân tử PClR3R, từ đó xác định năng lượng liên kết trung bình của một liên kết P – Cl? Cho biết: - Năng lượng liên kết của ClR2(k)R = 242,60 kJ/mol. - Năng lượng thăng hoa của PR(r)R = 316,2 kJ/mol. - Nhiệt hình thành của PClR3(k)R = -287 kJ/mol. PHỤ LỤC 12. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐỘNG HÓA HỌC (LỚP 11 HÓA, 12 HÓA) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: ĐỘNG HÓA HỌC Câu 1: Khảo sát phản ứng: CHR3RNR2RCHR3(k)R → CHR3R – CHR3(k)R + NR2(k)R tại 600K, người ta thu được số liệu thực nghiệm sau đây: t (giây) 0 1000 2000 3000 4000 p.10P2P (torr) 8,20 5,72 3,99 2,78 1,94 Hãy chứng tỏ phản ứng trên là phản ứng một chiều bậc nhất và tính chu kì bán hủy của CHR3RNR2RCHR3(k)R? Câu 2: BP (bo photphua) là một chất dễ tạo thành một lớp vỏ bền bọc bên ngoài chất cần bảo vệ. Chính vì tính chất này nó là chất chống ăn mòn rất có giá trị. Nó được điều chế bằng cách cho bo tribromua phản ứng với photpho tribromua trong khí quyển hiđro ở nhiệt độ cao (> 750P0PC) theo phản ứng sau: BBrR3R + PBrR3R + 3HR2R → BP + 6HBr Tốc độ hình thành BP phụ thuộc vào nồng độ của các chất phản ứng ở 800P0PC cho ở bảng sau: [BBrR3R] (mol/l) [PBrR3R] (mol/l) [HR2R] (mol/l) v (mol/l.s) 2,25.10P-6 9,00.10P-6 0,070 4,60.10P-8 4,50.10P-6 9,00.10P-6 0,070 9,20.10P-8 9,00.10P-6 9,00.10P-6 0,070 18,4.10P-8 2,25.10P-6 2,25.10P-6 0,070 1,15.10P-8 2,25.10P-6 4,50.10P-6 0,070 2,30.10P-8 2,25.10P-6 9,00.10P-6 0,035 4,60.10P-8 2,25.10P-6 9,00.10P-6 0,070 19,6.10P-8P (880P0PC) a) Xác định bậc phản ứng hình thành BP và viết biểu thức tốc độ phản ứng? b) Tính hằng số tốc độ ở 800P0PC và ở 880P0PC? c) Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng? Câu 3: Phản ứng bậc hai sau đóng vai trò quan trọng trong ô nhiễm không khí: 2NOR2(k)R → 2NOR(k)R + OR2(k) a) Xác định mối liên hệ giữa áp suất chung trong bình phản ứng chỉ chứa NOR2R tinh khiết ở thời điểm ban đầu và áp suất NOR2R ở thời điểm t? b) Một bình kín chứa 2 lít NOR2R ở áp suất 600 mmHg và tP0P = 600P0PC. Phản ứng chỉ tiến hành được 50% sau 3 phút. Tính hằng số tốc độ phản ứng? Câu 4: a) Cho phản ứng: BrOR3RP - PR(aq)R + 5Br P–PR(aq)R + 6HP+PR(aq)R → 3BrR2(aq)R + 3HR2ROR(l) Tốc độ của phản ứng có thể đo được dựa vào sự phụ thuộc nồng độ đầu của các chất phản ứng. Kết quả các thí nghiệm được cho ở bảng sau: Thí nghiệm Nồng độ các chất đầu (mol/l) vRoR (mol BrOR3RP-P/l.s) BrOR3RP- Br P- HP+ 1 0,10 0,10 0,10 1,2.10P-3 2 0,20 0,10 0,10 2,4.10P-3 3 0,10 0,30 0,10 3,5.10P-3 4 0,20 0,10 0,15 5,4.10P-3 Viết biểu thức tốc độ phản ứng? b) Hằng số tốc độ của phản ứng: CR2RHR5RBrR(k)R → CR2RHR4(k)R + HBrR(k)R có giá trị là k = 2,0.10P-5P sP-1P ở 650K. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng là ERaR = 225,5 kJ/mol. Tính nhiệt độ mà ở đó tốc độ của phản ứng tăng gấp ba? PHỤ LỤC 13. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – CÂN BẰNG HÓA HỌC (LỚP 11 HÓA, 12 HÓA) SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA 1 TIẾT Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Năm học: 2009 - 2010      NỘI DUNG: CÂN BẰNG HÓA HỌC Câu 1: Trong một hệ có cân bằng 3 HR2 R + NR2R →← 2 NHR3R P(P*P) Pđược thiết lập ở 400K người ta xác định được các áp suất riêng phần sau đây: 2H p = 0,376.10P5 P a, 2N p = 0,125.10P5 P a, 3NH p = 0,499.10P5 P a. a) Tính hằng số cân bằng Kp và ΔGP0P của phản ứng P(P*P) PởP P400 K? b) Tính lượng NR2R và NHR3,R biết hệ có 500 mol HR2R? c) Thêm 10 mol HR2R vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất tổng cộng không đổi. Bằng cách tính, hãy cho biết cân bằng P(P*P)P chuyển dịch theo chiều nào? d) Trong một hệ cân bằng HR2R/NR2R/NHR3R ở 410K và áp suất tổng cộng 1.10P5 P a, người ta tìm được: KRPR = 3,679.10P-9 P aP-2P, 2Hn = 500 mol, 2Nn = 100 mol và 3NHn = 175 mol. Nếu thêm 10 mol NR2R vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất không đổi thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào? Cho: Áp suất tiêu chuẩn PRoR = 1,013.10P5P Pa; R = 8,314 JKP-1PmolP-1P; 1 atm = 1,013.10P5P Pa. Câu 2: Cho phản ứng thuận nghịch pha khí 2 SOR2(k)R + OR2(k)R →← 2 SOR3(k)R. a) Người ta cho vào bình kín thể tích không đổi 3,0 lít một hỗn hợp gồm 0,20 mol SOR3R và 0,15 mol SOR2R. Cân bằng hóa học được thiết lập tại 25P0PC và áp suất chung của hệ là 3,20 atm. Hãy tính tỉ lệ oxi trong hỗn hợp cân bằng? b) Cũng ở 25P0PC, người ta cho vào bình trên chỉ mol khí SO R3R. Ở trạng thái cân bằng hóa học thấy có 0,105 mol OR2R.Tính tỉ lệ SOR3R bị phân hủy, thành phần hỗn hợp khí và áp suất chung của hệ? Câu 3: Photpho pentaclorua nằm cân bằng với PClR3R và clo. Đưa vào trong một bình rỗng (không chứa không khí) (V = 5 lít) 10 gam photpho pentaclorua. Đậy kín bình và làm nóng lên 180P0PC. Khi đó xảy ra quá trình phân huỷ mạnh. a) Hãy tính độ điện li α của PClR5R và tính áp suất tổng trong bình (theo atm)? Biết quá trình có hằng số KRPR = 6,624×10P-2P atm . b) Hãy tính α và áp suất tổng (theo atm) khi thể tích bình không phải là 5 lít mà là 10 lít? Nhận xét kết quả? Câu 4: Cho 18,4 gam NR2ROR4R vào bình kín dung tích 5,904 lít ở 27P0PC. Khi hệ đạt tới cân bằng thì áp suất của hỗn hợp khí trong bình bằng 1 atm. Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống bằng 0,5 atm thì áp suất riêng phần của mỗi khí ở lúc trước và sau khi giảm bằng bao nhiêu? Rút ra kết luận từ kết quả tính toán được? ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5485.pdf
Tài liệu liên quan