Thiết kế mẫu mã sản phẩm - 1 giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng

Lời mở đầu Quá khứ là cái đã qua đi, tương lai là cái đang tới. Quá hứa qua đi. Dù tốt hay xấu, dù đáng tự hào hay thất bại cũng đều để lại các dấu ấn, một quá khứ không thể phai nhoà. Bốn năm trôi qua, bốn năm được học dưới mái trường Đại học Kinh tế Quốc dân không phải là một khoảng thời gian dài trong cuộc đời của mỗi sinh viên, nhưng đó cũng là khoảng thời gian thật bổ ích khi được học hỏi và tiếp thi những kiến thức của các người thầy, người cô thân yêu. Đó cũng là một khoảng thời gian thậ

doc49 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế mẫu mã sản phẩm - 1 giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t đẹp trong lòng mỗi sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Sẽ chẳng có đủ kiến thức để vào đời, sẽ chẳng có đủ nghị lực để vượt qua những khó khăn, và cả đề án này nữa cũng sẽ chẳng có những lý luận sắc xảo, những câu văn chặt chẽ nếu thiếu đi sự quan tâm tận tình của các thầy cô và của mọi người. Trong bản đề án này em muốn được nói lời cảm ơn của cá nhân em tới những người đã đóng góp công sức cho sự thành công của cá nhân em. Trước hết em xin được nói lời cám ơn thầy PGS. PTS Tăng Văn Bền, chủ nhiệm khoa Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân về những sự đóng góp, chỉ bảo tận tình mà thầy đã dành cho em. Thứ đến em cũng xin được nói lời cảm ơn tới chú Hoàng Vũ Quang Vinh, cùng các cô chú trong phòng xuất nhập khẩu, Công ty may Chiến Thắng về những ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản đề án này. Do hạn chế của thời gian và những kiến thức chuyên môn nên bản đề án không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn bè để bản đề án ngày càng tốt hơn. Lời giới thiệu Mỗi học thuyết, mỗi quan điểm chỉ mang tính chất tương đối, tương đối cả về mặt thời gian cũng như góc độ nhìn nhận khác nhau. Khái niệm thị trường cũng mang tính chất như vậy, nó chỉ là một khái niệm tương đối bởi với mỗi chủ thể khác nhau thì tầm quan trọng và vai trò cuả nó cũng hết sức khác nhau. Đối với người tiêu dùng thì thị trường trả lời cho những câu hỏi : Mua cái gì ? Mua của ai ? Và mua bao nhiêu ? Đối với doanh nghiệp, thị trường là nơi thừa nhận giá trị sản xuất của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp : Sản xuất cái gì ? Sản xuất cho ai ? Và sản xuất như thế nào ? Trước kia trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, các chính sách của Đảng và Nhà nước là câu trả lời cho ba vấn đề kinh tế cơ bản của doanh nghiệp : sản xuất cái gì ? bao nhiêu ? và phân phối chúng cho ai ? Với sự dịch chuyển của nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế mới, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp không càn bị ràng buộc mà được tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh đạt được. Điều đó buộc các doanh nghiệp phải tìm cho mình một thị trường tiêu thụ bên cạnh việc nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Thị trường đó là nhân tố cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bởi vậy, mở rộng thị trường tiêu thụ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong qúa trình nghiên cứu tại Công ty May Chiến Thắng, em nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất bị động, do chủ yếu vẫn gia công theo đơn đặt hàng, doanh thu từ FOB và thị trường nội địa còn thấp trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nếu chỉ gia công theo đơn đặt hàng, thì hiệu quả kinh doanh không cao bởi chúng ta chỉ thu được phí gia công, đồng thời nó cũng làm cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trở nên bị động, không phát huy và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước cũng như năng suất hoạt động của Công ty. Khó khăn hiện nay của Công ty là làm thế nào để mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp FOB, cũng như phát triển thị trường trong nước. Đó không chỉ là mục tiêu trước mắt mà đó còn là chiến lược phát triển lâu dài không chỉ cho Công ty May Chiến Thắng mà cho tất cả các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhằm khai thác và tận dụng triệt để các lợi thế thương mại, nguồn tài nguyên, cũng như chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước thực tiễn đó kết hợp với những kiến thức đã được đào tạo, em đã chọn đề tài : “Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng". Để có một kết cấu phù hợp và những lý luận chặt chẽ bản đề án được chia làm ba phần : Chương 1 : Những kiến thức chung về thị trường và công tác tiêu thụ sản phẩm. Chương 2 : Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty may Chiến Thắng. Chương 3 : Thiết kế mẫu mã sản phẩm - Một giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Chiến Thắng. Chương 1 Kiến thức chung về tình hình và công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế thị trường I. Các khái niệm cơ bản về thị trường của doanh nghiệp sản xuất. 1. Khái niệm thị trường a) Các khái niệm về thị trường. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng như lịch sử kinh tế đã cho thấy rằng : thị trường xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hoá và là yếu tố không thể thiếu của sản xuất hàng hoá. Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về thị trường nhưng nhìn chung có một số khái niệm phổ biến sau : - Theo Các Mác : Thị trường là tổng hợp các nhu cầu về một loạt hàng hoá nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ. - Theo David Bed thì thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. - Theo quan điểm chung thì thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hoá được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh trong một không gian nhất định. Theo Philip Kotler thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. b) Các nhân tố của thị trường. Để hình thành nên thị trường cần có các yếu tố sau : Quan điểm người làm Marketing : - Người bán là tập hợp các nhà sản xuất họp thành ngành sản xuất còn người mua thì họp thành thị trường. - Đối tượng trao đổi là hàng hoá thông tin và dịch vụ mà bên bán có khả năng cung cấp để đáp ứng nhu cầu của bên mua. - Các mối quan hệ giữa các chủ thể. Bên bán và bên mua hoàn toàn độc lập với nhau. - Địa điểm trao đổi. Các hoạt động trao đổi hàng hoá diễn ra trong một không gian nhất định. Không gian của thị trường không chỉ có địa điểm diễn ra hoạt động trao đổi như cửa hàng, mà còn bao gồm cả vùng thu hút của thị trường. 2. Vai trò của thị trường. Thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất hàng hoá, kinh doanh và quản lý kinh tế. Sản xuất để tạo ra sản phẩm, sản phẩm đó phải được đem bán (lưu thông) trên thị trường thì đó mới là qúa trình sản xuất hàng hoá. Như vậy, thị trường là khâu tất yếu của sản xuất hàng hoá. Thị trường không chỉ là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà thị trường còn là mục tiêu của sản xuất hàng hoá. Thị trường là khâu quan trọng nhất của qúa trình tái sản xuất hàng hoá, đồng thời cũng là nơi kiểm nghiệm các chi phí của xã hội đã bỏ ra một đơn vị hàng hoá, là nơi luân chuyển và hoạt động của các nguồn tài nguyên. Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán, nó còn thể hiện các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó thị trường được coi là môi trường kinh doanh kích thích mở rộng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiên, tự cung, tự cấp để chuyển mình sang một nền kinh tế mới, kinh tế thị trường. Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh thông qua sự biểu hiện của cung cầu và giá cả của hàng hoá trên thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh nghiên cứu các biểu hiện đó để xác định nhu cầu của thị trường từ đó giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản cho doanh nghiệp là : Sản xuất cái gì ? Sản xuất như thế nào ? Và sản xuất cho ai ? Đồng thời thông qua các mối quan hệ cung cầu và giá cả của hàng hoá các nhà kinh doanh sẽ đánh giá được nhu cầu xã hội, đánh giá khách quan hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quản lý kinh tế, thị trường có một vai trò vô cùng quan trọng. Thị trường là đối tượng là mục tiêu của kế hoạch hoá. Thị trường là công cụ bổ sung cho các công cụ vĩ mô của nền kinh tế để thông qua tác động tới môi trường kinh doanh của các cơ sở. 3. Chức năng của thị trường. Chức năng của thị trường là những tác động khách quan muốn có bắt nguồn từ bản chất của thị trường tới qúa trình sản xuất và đời sống kinh tế của xã hội. Thị trường có bốn chức năng chính. a) Chức năng thừa nhận. Hàng hoá sản xuất người sản xuất phải bán nó, việc đó được thực hiện thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Thị trường là nơi thừa nhận qúa trình sản xuất của doanh nghiệp đã được hoàn thành, mức độ chấp nhận của thị trường nói lên khả năng tiêu thụ sản phẩm đã được sản xuất của doanh nghiệp. Thị trường thừa nhận tổng khối lượng hàng hoá đưa ra thị trường, cơ cấu và quan hệ cung cầu thừa nhận giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá, chuyển giá trị sử dụng và giá trị cá biệt thành giá trị sử dụng và giá trị xã hội, thừa nhận các giá trị mua và bán. Thị trường không chỉ thừa nhận thụ động các kết quả của qúa trình tái sản xuất, qúa trình mua bán mà còn thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế trên thị trường để tiến hành kiểm tra kiểm nghiệm qúa trình tái sản xuất xã hội. b) Chức năng thực hiện. Thị trường thực hiện bao gồm : Hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện tổng số cung và số cầu trên thị trường, thực hiện cân băng cung cầu, thực hiện trao đổi giá trị thông qua chức năng thực hiện, hàng hoá hình thành nên giá trị trao đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản phẩm, các quan hệ tỉ lệ và kinh tế trên thị trường. c) Chức năng điều tiết kích thích. Chức năng điều tiết kích thích thể hiện ở chỗ : Thông qua nhu cầu thị trường người sản xuất tự động di chuyển tư liệu lao động, vố từ ngành này sang ngành khác, từ sản phẩm này sang sản phẩm khác để thu lợi nhuận cao hơn. Thông qua sự hoạt động của các quy luật trong kinh tế thị trường người sản xuất có lợi thế cạnh tranh sẽ tận dụng khả năng của mình để phát triển sản xuất. Ngược lại các nhà sản xuất ít lợi thế hơn phải cố gắng vươn lên để cạnh tranh và thoát khỏi nguy cơ phá sản. Bên cạnh những kích thích với nhà sản xuất thị trường có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người tiêu dùng thông qua việc tự do lựa chọn, mua cái gì ? mua bao nhiêu ? và mua của ai ? d) Chức năng thông tin. Thị trường thông tin về tổng số cung cầu trên thị trường cũng như các thông tin về cơ cấu cung cầu, giá cả của từng loại hàng hoá trên thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường, giá cả. II. Các khái niệm cơ bản về công tác tiêu thụ tại doanh nghiệp sản xuất. 1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm. Theo Philip Kotler về quan điểm sản phẩm : Khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, công dụng nhiều hay có những tính năng mới. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm sản phẩm thường tập trung sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến chúng. Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn tiến hành sau sản xuất của bất kỳ nhà sản xuất nào, nó cũng là qúa trình thu hồi lại các giá trị bỏ ra trong sản xuất thông qua việc tiêu thụ sản phẩm. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là qúa trình chuyển giao sản phẩm hàng hoá từ người bán sang người mua trên thị trường thông qua các mối quan hệ trao đổi của sản xuất hàng hoá. 2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp sản xuất. Có tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì doanh nghiệp mới có khả năng thu hồi vốn bỏ ra cho qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thu được lợi nhuận, tích lũy để tiến hành tái sản xuất mở rộng. Khi nền kinh tế hàng hoá càng phát triển, cơ chế thị trường ngày càng hoàn thiện thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp. Nó không chỉ là một chỉ tiêu tổng hợp nhất, thông qua đó để đánh giá kết quả của qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nó còn có những vai trò hết sức quan trọng. - Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của qúa trình tái sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất. Việc tiêu thụ nhanh gọn sản phẩm trên thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh từ đó mới có cơ sở để đầu tư cho qúa trình sản xuất tiếp theo có hiệu quả. Trong cơ chế thị trường hiện nay, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả cao là mục tiêu vươn tới của mọi doanh nghiệp. - Kết quả đạt được ở khâu tiêu thụ sẽ phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, của doanh nghiệp sản xuất. Khi sản phẩm hoàn thành và được đưa ra thị trường, đáp ứng được nhu cầu của kh ách hàng và được thị trường chấp nhận thì số lượng sản phẩm bán được nhiều, thời gian tiêu thụ ngắn doanh thu cao, và lợi nhuận lớn. - Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng việc duy trì, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ. Mặt khác tiêu thụ tốt đồng nghĩa với sự tăng lên của uy tín chất lượng hàng hoá cũng như thị phần của Công ty tạo ra những thị trường tiềm năng mới cho doanh nghiệp trong giai đoạn kế tiếp. - Qúa trình hoạt động tích cực tại khâu tiêu thụ hàng hoá cũng góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh được nhìn nhận từ góc độ khác nhau, không những chỉ có tác dụng đối với nhà sản xuất, người tiêu dùng mà còn có những lợi ích to lớn khác nhìn từ góc độ xã hội. 3. Nội dung cơ bản của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nói đến tiêu thụ sản phẩm không chỉ nói đến việc thiết lập mạng lưới phân phối, tiêu thụ mà còn bao gồm nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực sản phẩm bao gồm các nội dung sau : a) Nghiên cứu thị trường, tổ chức thu thập thông tin về nhu cầu sản phẩm. Tất cả mọi quyết định được đưa ra phải dựa trên những th ông tin thu thập được, chất lượng thông tin ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của mọi quyết định. Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm, để có một chiến lược sản phẩm hợp lý, một mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả thì phải tiến hành nghiên cứu thị trường về nhu cầu sản phẩm. Nó có tầm quan trọng trong việc xác định đúng đắn phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Thông tin về thị trường bao gồm : - Quy mô thị trường - Môi trường dân cư - Môi trường kinh tế - Môi trường văn hoá - Môi trường công nghệ - Môi trường pháp luật. b) Xây dựng và lựa chọn chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, kỹ thuật trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, nhân tố đó tạo tiền đề cho nhiều loại hàng hoá thay thế khác nhau của một chủng loại hàng hoá xuất hiện, đưa tới người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn khác nhau với cùng một chủng lợi hàng hoá. Một lần nữa sự cạnh tranh lại càng trở nên gay gắt, người tiêu dùng không còn ngạc nhiên với sự thay đổi từng ngày từng giờ của các chủng loại hàng hoá khác nhau. Cải tiến chất lượng sản phẩm và kiểu loại hàng hoá đã trở th ành một chiến lược cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Sự bùng nổ về nhu cầu của người mua và sự đa dạng của các chủng loại hàng hoá buộc các doanh nghiệp phải khoanh vùng cho mình một thị trường, một lĩnh vực nhất định, tăng tính chuyên môn hoá cao, tăng tính cạnh tranh, có điều kiện thuận lợi để cải tiến sản phẩm. c) Lựa chọn phương thức tiêu thụ sản phẩm. Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc lựa chọn phương thức tiêu thụ được coi là vấn đề có tính chất trọng tâm bởi vì đây là giai đoạn chuyển việc sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho thấy có nhiều phương thức lựa chọn cho vấn đề tiêu thụ sản phẩm, vấn đề đặt ra là phải lựa chọn phương thức có hiệu quả nhất. Căn cứ vào qúa trình vận động của hàng hoá ta có thể có các phương thức phân phối sau : - Phương pháp phân phối tiêu thụ trực tiếp - Phương thức tiêu thụ gián tiếp - Phương thức tiêu thụ hỗn hợp d) Biện pháp hỗ trợ tiêu thụ. - Quảng cáo - Chào hàng - Hội nghị khách hàng - Các hình thức hỗ trợ khác (giảm giá theo tỉ lệ, thanh toán, phiếu có thưởng). - Tùy theo điều kiện của từng doanh nghiệp và từng loại sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay các hình thức trên để hỗ trợ cho công tác tiêu thụ của doanh nghiệp mình. chương 2 Phân tích thực trạng thị trường tiêu thụ của Công ty may chiến thắng từ 1996 - 1998 I. Sự hình thành và qúa trình phát triển của Công ty may Chiến thắng 1. Sự hình thành Công ty. Công ty được thành lập theo quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dệt Việt Nam phê duyệt kèm theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 4/12/1996. Công ty may Chiến Thắng là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt Việt Nam, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty. Tên Công ty : + Tên giao dịch Việt Nam là : Công ty May Chiến Thắng + Tên giao dịch quốc tế : Chien thang garment company Viết tắt là Chigamex. Trụ sở chính : Số 10 Thành Công - Quận Ba Đình - Hà Nội. 2. Qúa trình phát triển của Công ty. a) Giai đoạn trước đổi mới (1968 - 1986) Ngày 2 tháng 3 năm 1968, Bộ nội thương quyết định thành lập xí nghiệp may Chiến Thắng có trụ sở tại 8b phố Lê Trực - quận Ba Đình - Hà Nội và giao cho Cục vải sợi may mặc quản lý máy móc thiết bị và nhân lực của xí nghiệp là của trạm may Lê Trực (thuộc Công ty gia công dệt kim vải sợi cấp 1 Hà Nội) và xưởng may cấp I Hà Tây. Xí nghiệp may Chiến Thắng có nhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại quần áo, mũ vải, găng tay, áo da, áo dệt kim theo chỉ tiêu kế hoạch của Cục vải sợi may mặc, cho các lực lượng vũ trang và trẻ em. Đầu năm 1969 cấp trên đã chấp nhận bổ sung cho may Chiến Thắng cơ sở II ở Đức Giang - Gia Lâm để đón nhận các bộ phận ở nơi sơ tán về. Cơ sở mới là khu nhà kho của Công ty vải sợi ở Đức Giang Gia Lâm. Tháng 5 năm 1971 xí nghiệp may Chiến Thắng chính thức được chuyển giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý với nhiệm vụ mới là chuyên may hàng xuất khẩu, chủ yếu là các loại quần áo bảo hộ lao động. Năm 1978 đánh dấu 10 năm xây dựng và phát triển của xí nghiệp may Chiến Thắng. Xí nghiệp tiếp tục phát triển lớn mạnh về nhiều mặt. Sau mười năm giá trị tổng từ chỗ chỉ sản xuất được các loại quần áo trẻ em và một số quân phục cho bộ đội, xí nghiệp đã vươn lên sản xuất một số loại hàng xuất khẩu, yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao. b) Giai đoạn sau đổi mới (từ 1986 đến nay). Đây là thời kỳ xoá bỏ bao cấp - tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đòi hỏi xí nghiệp phải vượt qua nhiều khó khăn khách quan và chủ quan vì cơ chế thị trường ở nước ta mới được mở ra, các doanh nghiệp còn chưa có kinh nghiệm với kinh tế thị trường. Năm 1990 là năm khó khăn đối với xí nghiệp, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã ảnh hưởng to lớn đến xuất khẩu. Từ đây, một thị trường ổn định và rộng lớn không còn nữa. Để phát triển sản xuất có hiệu quả, xí nghiệp đã đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, mở rộng thị trường sang một số nước khu vực II như CHLB Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hàn Quốc. Ngày 25 tháng 8 năm 1992, Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định số 730/CN - TCLĐ chuyển xí nghiệp may Chiến Thắng thành Công ty May Chiến Thắng. Đây là một sự kiện đánh dấu một bước trưởng thành về chất của xí nghiệp, tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh được thể hiện đầy đủ qua chức năng hoạt động mới của Công ty. Năm 1993, Công ty đã liên kết với hãng Genies Fashion của Đài Loan để sản xuất áo váy cho phụ nữ mang thai. Bằng sự liên kết này khách hàng đã chuyển giao cho Công ty công nghệ, Công ty được độc quyền sản xuất sản phẩm này ở Việt Nam. Năm 1994, Công ty đã hợp tác với hãng Hadong - Hàn Quốc xây dựng công nghệ sản xuất găng tay da tại cơ sở 10 Thành Công. Ngày 25/3/1994, xí nghiệp thảm len xuất khẩu Đống Đa thuộc Tổng Công ty dệt Việt Nam, được sát nhập vào Công ty may Chiến Thắng theo quyết định số 290/QĐ - TCLĐ của Bộ công nghiệp nhẹ. Năm 1997, công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành Công đã cơ bản được hoàn thành, bao gồm 3 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên 5 tầng với tổng diện tích lên tới 13.000m2, đủ mặt bằng sản xuất cho 6 phân xưởng may, 1 phân xưởng da và 1 phân xưởng thêu in, 50% khu vực sản xuất được trang bị hệ thống điều hoà không khí, bảo đảm môi trường tốt cho người lao động. Sau gần 10 năm xây dựng, Công ty đã có tổng mặt bằng nhà xưởng rộng 24,836m2 được chia làm 3 cơ sở. + Cơ sở số 10 Thành Công sẽ tiếp tục được đầu tư để thực hiện thành công chiến lược đa dạng hoá công nghệ mà Công ty đã đề ra. + Cơ sở 8b Lê Trực trước kia là trụ sở chính của Công ty với diện tích gần 6.000m2 sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng để trở thành trung tâm giao dịch thương mại của Công ty. + Cơ sở 114 Nguyễn Lương Bằng với diện tích 1.200m2 chuyên về công nghệ dệt thảm cũng được đầu tư thêm để lập phân xưởng may khăn xuất khẩu. II. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của Công ty may chiến thắng. 1. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật. a) Kho tàng nhà xưởng. Công ty May Chiến Thắng có diện tích nhà xưởng sản xuất là 9.260m2 Diện tích nhà kho là 3.810m2 * Nơi đặt phân xưởng sản xuất - 8b Lê Trực - Ba Đình - Hà Nội có 2 phân xưởng - 114 Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội có 1 phân xưởng - 10 Thành Công - Ba Đình - Hà Nội có 7 phân xưởng. * Đặc điểm chính của kiến trúc nhà xưởng ở số 10 Thành Công : Là nhà xây 5 tầng có thang máy để vận chuyển nguyên vật liệu cho các phân xưởng. Xung quanh nhà xưởng được lắp kính tạo ra không gian rộng rãi thoải mái không khí. Đường xá sân bãi trong Công ty được đổ bê tông. Nhận xét : Công ty may Chiến Thắng đã tạo ra điều kiện làm việc tốt cho công nhân nhờ việc đầu tư vào nhà xưởng, nâng cấp chất lượng môi trường làm việc. Điều đó đã tạo ra sự an toàn trong sản xuất, vệ sinh cho các sản phẩm làm ra đồng thời cũng góp phần nâng cao năng suất làm việc của công nhân. Với hệ thống nhà kho rộng 3810m2 sẽ tạo điều kiện cho Công ty dự trưc với khối lượng lớn để cung cấp kịp thời cho các thị trường khi có nhu cầu tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường của Công ty. Tuy nhiên do Công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng hạn hẹp, Công ty không thể mở rộng sản xuất, xây dựng thêm kho tàng. Đồng thời việc vận chuyển hàng hoá cũng gặp nhiều khó khăn do hàng đóng vào Container nên phải vận chuyển vào ban đêm. b) Máy móc thiết bị. Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàng xuất khẩu do đó Công ty phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm làm ra. Chính vì vậy mà Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ. Phần lớn máy móc thiết bị của Công ty là do Nhật chế tạo và sx1 là từ 1991 đến 1997. Như vậy máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất là thuộc loại mới, tiên tiến và hiện đại, đảm bảo cho chất lượng sản phẩm làm ra. Công ty có 18 máy chuyên dùng khác nhau (số liệu cụ thể ở biểu phụ lục 1). Chính điều này tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của qúa trình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của khách hàng nước ngoài, từ đó tạo lòng tin đối với khách hàng, nâng cao chữ “tín” cho Công ty, góp phần vào việc mở rộng thị trường. Với số lượng máy móc thiết bị hiện có, hàng năm Công ty có khả năng sản xuất 5.000.000 sản phẩm may mặc (quy đổi theo sơ mi) và 2.000.000 sản phẩm may da. 2. Đặc điểm về lao động. Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi vì con người là chủ thể của qúa trình sản xuất. Cho dù được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng thiếu lao động có trình độ, tổ chức thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành may, đòi hỏi mỗi máy phải có một người điều khiển, không thể sản xuất tự động mà thiếu con người được. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tổng số lao động của Công ty có 2.640 người. Trong tổng số đó thì lao động ngành công nghiệp là 2.500 người chiếm 94.69% ; lao động nữ là 2.245 người chiếm 85% ; lao động công tác quản lý là 54 người chiém 2.05%; lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên là 68 người chiếm 2.58%. Thu nhập bình quân của Công ty trong năm 1999 là 857.000đ trong đó thu nhập của các ngành được phản ánh trong biểu đồ 2. Các công nghệ Đơn vị Năm 1999 So sánh % TH 99/TH98 May VNĐ/tháng/người 109.7 May da - 130.5 Thêu in - 114.2 Thảm len - 121.5 Biểu đồ 2 : Thu nhập bình quân của các ngành trong Công ty năm 1999. Biểu : Các loại máy móc thiết bị của Công ty TT Tên máy Ký hiệu Nhà sản xuất Xuất từ Năm chế tạo Số máy (chiếc) 1 Máy may bằng 1 kim DDL550 Juki Japan 1991-1997 926 2 Máy may bằng 2 kim LT2B845-3 Brother Japan 1991-1997 159 3 Máy trần điềm MFC7406 Juki Japan 1991-1997 46 4 Máy vắt sổ MO3916 Juki Japan 1991-1997 100 5 Máy thùa bằng LBH791 Juki Japan 1991-1997 23 6 Máy thùa tròn MEB288 Juki Japan 1991-1997 15 7 Máy đính cúc MB377 Juki Japan 1991-1997 27 8 Máy chăn bọ LK1850 Juki Japan 1991-1997 16 9 Máy vắt gấu CB641 Juki Japan 1991-1997 21 10 Máy ép mex HPM600B ashima Japan 1991-1997 05 11 Máy lộn cổ NS - 53 Fiblon HKông 1993 02 12 Máy dò kim SF - 600 ashima Japan 1995 04 13 Máy thêu TMEG6-20 Jajima Japan 1995 04 14 Máy thiết kế mẫu, thêu TAM CSII Jajima Japan 1995 01 15 Máy làm mềm nước MK - 6A USA 1992 02 16 Máy cắt KSAVV KM Japan 1991-1997 25 17 Nồi hơi NB 36C aomoto Japan 1991-1997 17 18 Bàn hút chân không FN - 70S aomoto Japan 1991-1997 53 Biểu : Kim ngạch nhập khẩu của Công ty trong hai năm 1999 - 2000 Thị trường Năm 1999 Năm 2000 Trị giá (USD) Tỉ lệ (%) Trị giá (USD) Tỉ lệ (%) - Hàn Quốc 10.164.389 71.03 10.064.574 59.31 - Đài Loan 1.747.084 12.21 1.030.404 6.07 - Nhật 955.921 6.68 1.932.594 11.40 - Hồng Kông 844.915 5.90 1.119.540 7.07 - EC 448.363 3.13 1.987 0.01 - ASEAN 149.763 1.05 850.703 5.01 - Anh 1.870.801 11.02 - CH Séc 18.893 0.11 Tổng cộng 14.310.435 100 16.969.496 100 Công tác đào tạo bồi dưỡng con người luôn được Công ty quan tâm. Với nhận thức nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, trong cả một thời gian dài, từ năm 1992 đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động và thu hút lực lượng lao động giỏi từ bên ngoài vào. Có chế độ ưu đãi với người giỏi tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý được đi tham quan, khảo sát ở các thị trường nước ngoài nhằm nắm bắt được các công nghệ mới và xu hướng phát triển của thị trường. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu : Hiện nay nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng là vải các loại, da thuộc và phụ các loại. Hầu hết các loại nguyên vật liệu mà Công ty sử dụng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Điều đó chứng tỏ vải của nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Các loại nguyên liệu của Công ty phần lớn là do khách hàng đặt gia công mang đến và Công ty nhận nguyên liệu đó theo giá của người gia công. Như vậy hiện nay Công ty chưa chủ động được nguyên liệu cho mình. Mặt khác, Công ty chưa nắm chắc được thị hiếu của từng thị trường về màu sắc và loại vải do đó Công ty không dám chủ động mua nguyên vật liệu vì có thể khách hàng gia công không chấp nhận hoặc khó bán trực tiếp được vì không phù hợp với thị hiếu khách hàng. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng nguyên vật liệu tác động trực tiếp đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ thì Công ty cần phải tìm nguồn nguyên liệu phù hợp với thị trường mà Công ty muốn thâm nhập hoặc mở rộng. Để thấy được các thị trường nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty hiện nay, chúng ta xem xét bảng kim ngạch nhập khẩu của Công ty (phụ lục 2). Nhìn vào bảng chúng ta có thể nhận thấy nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu được nhập từ Hàn Quốc : năm 1997 chiếm 71.03% trong tổng giá trị nguyên liệu nhập. Nguồn nguyên liệu của Công ty đã mở rộng sang thị trường Châu Âu (chủ yếu là Anh : 11.02%) và lượng nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan giảm xuống ; nhập từ Nhật, Hồng Kông, ASEAN tăng lên. Biểu : Cơ cấu tài sản - nguồn vốn của Công ty. STT Các chỉ tiêu Tỉ trọng (%) 1998 1999 2000 Tài sản 100 100 100 A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 35.9 27.7 38.37 I Vốn bằng tiền 1.88 0.85 5.97 II Các khoản phải thu 20.2 17.7 16.68 III Hàng tồn kho 12.5 8.3 15.07 IV TSLĐ khác 1.32 0.85 0.65 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 64.1 72.3 61.36 I TSCĐ 64.1 72.3 61.63 II Đầu tư tài chính dài hạn Nguồn vốn 100 100 100 A Nợ phải trả 73.2 72.6 72.6 I Nợ ngắn hạn 33.8 24.8 37.59 II Nợ dài hạn 39.3 47.6 34.59 III Nợ khác 0.1 0.2 0.42 B Nguồn vốn chủ sở hữu 26.8 27.4 27.4 4. Tình hình vốn của Công ty. Tổng nguồn vốn của Công ty trong năm 1997 là 35.231.851.000đồng, năm 1999 là 43.241.813.000, năm 2000 là 45.623.764.000đồng. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất và cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được mở rộng. Trong năm 1998 tài sản cố định là 22.580.775.000đồng, năm 1999 tăng lên 31.266.633.000đồng; năm 2000 giảm xuống còn 28.732.583.000đồng. Điều này chứng tỏ trong năm 1999 Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định nhằm hiện đại hóa máy móc nhà xưởng. Vốn lưu động của Công ty trong năm 1998 là 12.651.076.000đồng, năm 1999 giảm xuống 11.975.180.000đồng, năm 2000 tăng lên 17.891.090.000 đồng. Sở dĩ vốn lưu động tăng lên là do vốn bằng tiền của Công ty khá lớn (tăng từ 0.85% tổng tài sản năm 1997 lên 5.97% năm 1998). Đồng thời hàng tồn kho của Công ty tăng hơn so với năm 1998 (từ 8.3% trong tổng tài sản năm 1998 lên 15.0% năm 1999). Nếu như tiền mặt và hàng tồn kho quá lớn thì hiệu quả của vốn lưu động sẽ không cao. Nguồn vốn của Công ty cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao uy tín Công ty, nâng cao khả năng cạnh tranh thì Công ty phải có nguồn vốn lớn để đầu tư vào máy móc thiết bị, công nghệ và con người. Đồng thời Công ty phải có vốn lớn để mua nguyên vật liệu, dự trữ thành phẩm để cung cấp cho các thị trường. III. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ của Công ty may chiến thắng. 1. Thực trạng về sản xuất và sản phẩm của Công ty. a) Các sản phẩm chủ yếu của Công ty. Công ty may Chiến Thắng sản xuất ba mặt hàng chính là : sản phẩm may, găng tay và thảm len. Bảng các sản phẩm may của Công ty áo Jacket áo Jacket 1 lớp áo Jacket 2 lớp áo Jacket 3 lớp Quần các loại áo váy các loại áo sơ mi các loại Khăn tay trẻ em Các sản phẩm may khác Thảm may SX công ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34570.doc