Thiết kế kỹ thuật thi công kè bờ chắn sóng

Lời nói đầu Thiết kế thi công là một phần không thể thiếu được trong quá trình thiế kế xây dựng một công trình, phần thiết kế thi công nhằm mục đích chỉ ra phương pháp, cách thực hiện để xây dựng một công trình như thiết kế kỹ thuật đã đề ra. Yêu cầu thiết kế thi công phải đảm bảo chất lượng đảm bảo, đúng kỹ thuật, thời gian nhanh và giá thành hợp lý. Trong quá trình thi công, công trình thuỷ công bị chi phối rất nhiều bởi các yếu tố tự nhiên cũng như phải chịu sự đòi hỏi rất cao của yêu cầ

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2480 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thiết kế kỹ thuật thi công kè bờ chắn sóng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kỹ thuật đề ra. Thực hiện tốt các biện pháp thi công đề ra nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của công trình, tổ chức hợp lý để không gây lãng phí về nhân lực, thiết bị, vật tư và hoàn thành thi công công trình đúng tiến độ. Trong đồ án môn học này em được giao nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật thi công kè bờ chắn sóng dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Lương Giang Vũ song do thời gian cũng như trình độ còn có hạn nên còn có nhiều sai sót. Em mong các thầy chỉ bảo để em có thể làm tốt hơn nữa các đồ án môn tiếp theo cũng như đồ án tốt nghiệp sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn. các số liệu thiết kế và kích thước của công trình Các số liệu Đề bài số: K20 Số liệu tính toán: Đề bài Các cao trình (m) Các kích thước (m) b1 b2 b3 b4 b5 a1 a2 B K20 +21 +10 +6 -2 +4 5,5 3,0 35 Nội dung tính toán chính Tính toán khối lượng đào, đắp và lập bảng cân đối đất, sử dụng phương pháp tính toán khối lượng thích hợp để kết quả có sai số nhỏ nhất. Xác định thời gian và trình tự thi công công trình, bao gồm cả giai đoạn chuẩn bị và giải phóng mặt bằng. Phân chia khối lượng thi công cần hoàn thành trong từng năm, quý, tháng … Chọn phương pháp thi công cho từng giai đoạn, chọn thiết bị, so sánh biện pháp thi công để tìm ra biện pháp thi công hợp lý nhất. Tính năng suất, số lượng máy thi công và số nhân lực cần thiết. Xác định hệ thống đường tạm trong quá trình thi công. Lập tiến độ thi công (sơ đồ tuyến tính). Tính toán giá thành xây dựng và các biện pháp an toàn lao động trong thi công . Chương 1 tính toán khối lượng thi công 1. Xác định tuyến công trình Căn cứ vào bản đồ địa hình, tuyến công trình và các mặt cắt để vẽ bình đồ công trình. Dựa vào bình đồ chia công trình thành nhiều đoạn nhỏ để tính khối lượng: đắp hay đào. Chiều dài tuyến kè Lkè = 380 (m) Bề rộng kè Bkè = 42,2 (m) Hình 1: Mặt cắt điển hình kè Hình 2: Bình đồ công trình 2. Xác định khối lượng đào đắp Dựng đường mặt đất tự nhiên so sánh với mặt cắt của kè và tính khối lượng cần đào đắp. Hình 3: Mặt cắt đào đắp Tính khối lượng đào đất theo công thức Vđào = L (m3) Trong đó: F1, F2 : Diện tích của 2 mặt cắt ngang gần nhau (m2). L: Khoảng cách giữa 2 mặt cắt (m). Bảng 1: tính thể tích đào đất stt Mặt cắt Diện tích (m2) Diện tích tb (m2) Khoảng cách (m) Khối lượng (m3) 1 1 45.08 2 2 32.68 38.88 30.0 1166.4 3 3 40.46 36.57 35.0 1279.95 4 4 48.33 44.4 40.0 1775.8 5 5 73.22 60.78 23.0 1397.83 6 6 66.41 69.82 20.0 1396.3 7 7 131.12 98.77 23.0 2271.6 8 8 59.21 95.17 28.0 2664.62 9 9 103.12 81.17 39.0 3165.44 10 10 46.28 74.7 23.0 1718.1 16836.03 Tổng khối lượng đất đào Vđào = 16836,03 (m3). Tính khối lượng đất đắp theo công thức Vđắp= L (m3) Bảng 2: tính thể tích đắp đất stt Mặt cắt Diện tích (m2) Diện tích tb (m2) Khoảng cách (m) Khối lượng (m3) 1 1 377.25 2 2 360.29 368.77 30.0 11063.1 3 3 270.15 315.22 35.0 11032.7 4 4 196.78 233.47 40.0 9338.6 5 5 186.81 191.8 23.0 4411.29 6 6 195.26 191.04 20.0 3820.7 7 7 171.44 183.35 23.0 4217.05 8 8 173.22 172.33 28.0 4825.24 9 9 151.75 162.49 39.0 6339.62 10 10 219.87 185.81 23.0 4273.63 59319.22 Tổng khối lượng đất đắp Vđắp = 59319,22 (m3). 3. Tính toán khối lượng vật liệu a) Bê tông khối Tetrapod Diện tích mặt cắt ngang khối gia cố Tetrapod F = 78,61 (m2). Số lượng khối trên đơn vị diện tích: đ N = 0,638 khối. Số lượng khối cho cả công trình: 0,638´78,61´380 = 19058 (khối). Thi công đúc khối ngay trên bãi số lượng khối bị hỏng do quá trình di chuyển nhỏ 2%. Số khối bê tông cần dùng N1 = 19058 + 0,02´19058 = 19439 (khối) Mỗi khối nặng 5 T đ Trọng lượng khối Tetrapod: 19439´5 = 97195 T. Thể tích bê tông Vbê tông 40498 (m3). b) Bê tông khối 0,6´0,6´0,6 m xếp hai lớp Diện tích mặt cắt ngang phần kè được gia cố bằng khối bê tông 0,6´0,6´0,6(m) F = 42,16 (m2). Vbêtông = Lkè ´F = 380´42,16 = 16021 (m3). Số khối bêtông 74171 (khối). Thi công đúc khối ngay trên bãi số lượng khối bị hỏng do quá trình di chuyển nhỏ 2%. Số khối bê tông cần dùng N2 = 74171 + 0,02´74171 = 75655 (khối). c) Bê tông lát mái mác 200 dày 30 (cm) Vbê tông = Lkè´Bmái dốc´0,3 Trong đó: Bmái dốc = 15,56 (m) đ Vbê tông = 380´15,56´0,3 = 1774 (m3). d) Đá dăm 2´4 cm dày 20 (cm) Vđá dăm = Lkè´Bmái dốc´0,2 Trong đó: Bmái dốc = 32,53 (m). đ Vđá dăm = 380´32,53´0,2 = 2472,3 (m3). e) Cát thô dày 20 (cm) Vcát = Lkè´Bmái dốc´0,2 Trong đó: Bmái dốc = 32,53 (m). đ Vcát = 380´32,53´0,2 = 2472,3 (m3). f) Khối lượng đá gia cố mái kè Vđá = Lkè ´F Trong đó: F diện tích mặt cắt ngang gia cố mái kè, F =182 (m2). Vđá = Lkè ´F = 380´182 = 69160 (m3). Chương 2 xác định thời gian và trình tự thi công 1. Xác định sơ bộ thời gian thi công - Khối lượng đất phải đắp: Vđắp = 59319,22 (m3). - Khối lượng đất phải đào: Vđào= 16836,03 (m3). - Công trình thuộc loại quy mô tương đối lớn, do vậy thời gian thi công tương đối lớn. + Năng suất lấp,đắp dự kiến: N = 1000 (m3/ngày). + Năng suất san,đào dự kiến: N = 1000 (m3/ngày). - Số ngày thi công đắp dự kiến: n1 = Vđắp / N = 59319,22/1000 = 60 (ngày). - Số ngày thi công đào dự kiến: n2= Vđào / N = 16836,03/ 1000 = 17 (ngày). - Công tác bêtông : nbt = 100 (ngày). - Công tác chuẩn bị thi công : ncb = n/3 = 45 (ngày) - Thi công lớp đá đổ và tầng lọc ngược: nđ=100(ngày) - Công tác hoàn thiện : nht = 30 ngày - Tổng thời gian thi công : n = nđắp+nđào+nbt+ncb+nđ+nht = 60+17+100+45+100+30 = 352 (ngày). 2. Trình tự thi công công trình Trình tự thi công công trình là sắp xếp công việc sao cho hợp lý về mọi măt thời gian, nhân công, máy móc, giảm tối thiểu giá thành do thời gian nghỉ của máy và nhân lực. Đối với thi công kè có thể có trình tự thi công như sau: a) Công tác chuẩn bị công trường + Xác định tuyến công trình,định vị các mốc bằng cọc bê tông ở các góc công trình, các vị trí cao trình đào đắp thi công kè. + Phát quang cây cối giải phóng mặt bằng phục vụ cho thi công thuận lợi, bóc lớp thực vật nếu cần thiết. + Làm hệ thống đường tạm cho công trình. + Bố trí các lán trại công nhân nhà chỉ huy cổng bảo vệ, trạm sửa chữa, trạm điện nước. + Công trình có chiều dài L = 380 m, B = 42,4 m chia công trình làm 5 phân đoạn, mỗi phân đoạn có chiều dài 76 m. b) Thi công đúc các khối bê tông Tiến hành đúc, lắp đặt cốt pha, tháo dỡ và bảo dưỡng cho các khối bê tông 0,6´0,6´0,6 m, khối Tetrapod. c) Thi công đào đất + Đào khô: Dùng máy xúc gầu nghịch và đưa lên ô tô vận chuyển đi. + Đào ướt : Dùng máy đào gầu dây đặt trên xà lan thi công dọc tuyến công trình và đất được đưa lên xà lan vận chuyển đi. d) Thi công tầng lọc ngược Sử dụng cần trục xích đặt trên xà lan, thi công dọc tuyến kè. Kết hợp với các xà lan khác chở vật liệu để thi công. e) Thi công lăng thể đá Cách thức thi công tương tự như phần lọc ngược. f) Thi công xếp các khối bê tông Dùng cần trục xích để đưa các khối bê tông từ xà lan lên phần thi công. g) Thi công đắp đất + Sử dụng ô tô để vận chuyển đất đắp. + Dùng máy đào để đưa đất xuống vị trí cần đắp. + Dùng máy ủi để san đất. + Sử dụng máy đầm rơi để đầm chặt đất theo yêu cầu. h) Công tác hoàn thiện Gồm một số công tác như: Bạt mái, gia cố mái, làm đườngẳ Chương 3 chọn biện pháp thi công và máy thi công 1. chọn máy trộn bê tông Đúc khối tetrapod, khối bê tông 0,6x0,6x0,6 m. Chọn máy trộn liên tục SB-78, có các thông số kĩ thuật sau: Đường kính hạt đá lớn nhất d = 70 (mm). Dung tích thùng: 34 (m3). Nđộng cơ= 58,3 (KW). Kích thước giới hạn: dài 36,6 m; rộng 3,26 m; cao12,52 m. Trọng lượng 33 (t). Năng suất kĩ thuật N = 60 (m3/h). 2. chọn máy xúc gầu nghịch eo-6122a Các thông số kỹ thuật: + Dung tích gàu q = 2,5 (m3) + Bán kính đào Rmax=10,45 (m). + Chiều sâu đào lớn nhất H = 6,4 (m). + Chiều cao nâng gầu h = 5,3 (m). + Trọng lượng: 56,2 (t). + Chu kỳ: tck = 22 (s). 3. Chọn máy đào gàu dây E-2505 Các thông số kỹ thuật: + Dung tích gàu g = 3,0 (m3) + Bán kính đào Rmax=19,3 (m). + Chiều sâu đào lớn nhất khi đào dọc Hv = 13 (m). + Chiều sâu đào lớn nhất khi đào ngang H = 9,3 (m). + Chu kỳ: tck = 32 (s). Hướng thi công dọc theo tuyến công trình. Máy đào sẽ dược đặt trên xà lan 200 (t) và xà lan di chuyển dọc theo tuyến công trình. Thi công đào ướt: hướng thi công từ ngoài vào và có đủ mớn nước cho xà lan có thể di chuyển dễ dàng. Xà lan chở đất 400 (t) sẽ nhận phần đất do maý đào chuyển lên và mang đi. hình 4: thi công đào đất 4. Thi công tầng lọc ngược lần 1 Bằng cần trục xích E-2001 . hình 5: thi công tầng lọc ngược 5. Thi công lăng thể đá Bằng xà lan tự đổ và cần trục xích E-2001. Thi công phần xếp chính xác tạo biên và đổ đá tự do. hình 6: thi công lăng thể đá 6. chọn ôtô tự đổ đất Vận chuyển đất để thi công đắp bãi ở cự ly giả định là 1,5 km, các thông số kĩ thuật của xe : Ôtô có mã hiệu KRAZ-291 + Sức chở = 10 t. + Dung tích thùng xe V = 7,5 (m3). + Khả năng vượt dốc a = 18° + Thời gian nâng thùng. + Tốc độ ôtô khi chở hàng là 20 (km/h). + Tốc độ ôtô khi không chở hàng là 30 (km/h). + Thời gian hạ thùng 20 (s). + Khối lượng xe không tải 12,2 (t). + Kích thước xe: dài: 8,19 m rộng: 2,56 m cao: 2,76 m 7. chọn máy san đất Máy ủi DZ-51 Các thông số kĩ thuật của máy: + Khối lượng máy: 20,45 (t). + Chiều dài ben: 4,57 (m). + Chiều cao ben: 1,2 (m). + Độ cao nâng ben: 0,9 (m). + Góc quay ben ở mặt bằng: 63o á90o + Góc nghiêng ben ở mặt phẳng đứng: ± 6o + Vận tốc di chuyển: Vtiến = 19 (km/h). Vlùi = 19 (km/h). 8. Chọn máy đầm rơi Đầm rơi là những tấm gang hay bê tông lớn có kích thước 1,0´1,0 m, nặng từ 1,5á3 (t) được nâng lên và thả cho rơi tự do bằng cần trục xích E-651. Dưới tác dụng của lực xung kích của những nhát đầm, đất bị phá vỡ kết cấu, bị rung động, dịch chuyển tương đối và bị lèn ép lại. Lực va của quả đầm tỷ lệ thuận với trọng lượng quả đầm, chiều cao rơi và tỷ lệ nghịch với thời gian rơi và chiều sâu đất lún của 1 lần rơi. Mức độ nén đất không những có thể điều chỉnh bằng trọng lượng quả đầm, chiều cao rơi, mà cả số lần đầm. Chiều cao nâng quả đầm thay đổi trong khoảng:0,5á2 (m). hình 7: thi công lắp ghép các khối bt 9. Chọn cần trục xích E-2001 Các thông số kỹ thuật: + Sức nâng: max = 20 (t). min = 4,3 (t). + Tầm với : max = 22,5 (m). min = 8,0 (m). + Tốc độ nâng: 12,4 (vòng/ph). + Tốc độ quay: 0,97 (vòng/ph). + Trọng lượng : 76,2 (t). 10. Chọn xà lan tự hành chở đất đá và chở cần trục * Xà lan chở đất đá Các thông số kỹ thuật: L´B´T = 43,1´7,4´2,56 (m). Tốc độ: 10 (hải lý/giờ). Trọng tải G = 400 (t). * Xà lan chở cần trục xích và máy đào gầu dây Các thông số kỹ thuật: L´B´T = 30´7,6´1,8 (m). Tốc độ: 7,5 (hải lý/giờ). Trọng tải G = 250 (t), P = 150 (mã lực). hình 8: thi công lấp đất chương 4 tính toán năng suất thi công, số máy thi công và nhân công 1. công tác bê tông a) Đúc các khối bê tông Để đúc khối Tetrapod và khối bê tông (0,6´0,6´0,6 m), sử dụng: Máy trộn bê tông liên tục Sb78 Năng suất máy trộn bê tông N =Vsx´Kxl´Nck´Ktg Trong đó Vsx dung tích sản xuất thùng trộn = (0,5đến 0,6)´Vhh Vhh: Thể tích hình học của thùng trộn . Kxl : Hệ số xuất liệu = 0,65. Nck : Số mẻ trộn trong một giờ Nck=3600/tck Tck= tđổ vào+ ttrộn+ tđổ ra (s). ktg=0,75: Hệ số sử dụng thời gian. Máy trộn N = 60 (m3/h). Nngày= 8´60 = 480 (m3). * Tính toán thi công đúc khối bêtông (0,6´0,6´0,6 m) Đối với bê tông khối lớn để có 1 m3 bêtông cần 1,025 m3 vật liệu bê tông. Với năng suất máy trộn, số khối đúc được trong một ngày: nkhối= 480/ (0,6´0,6´0,6´1,025) = 2168 (khối). Số ngày n = 75655/2168 = 35 (ngày). Ta dự định sẽ thi công trong 49 (ngày) = 7 (tuần). Khi đó trong 1 ngày sẽ thi công được:75655/49 = 1544 (khối). * Tính toán thi công đúc khối Tetrapod Đối với bê tông khối lớn để có 1 m3 bêtông cần 1,025 m3 vật liệu bê tông. Với năng suất máy trộn, số khối đúc được trong một ngày: Thể tích một khối bê tông V = = 5/2,4 = 2,083 (m3). nkhối = 480/(2,083´1,025) = 225 (khối). Số ngày n = 19439/225 = 87 (ngày). Ta dự định sẽ thi công trong 98 (ngày) = 14 (tuần). Khi đó trong 1 ngày sẽ thi công được:19439/98 = 199 (khối). Tiến hành thi công đổ khối hộp (0,6´0,6´0,6 m) trước. Sau đó sẽ đổ khối Tetrapod. Vì khối hộp (0,6´0,6´0,6 m) sau 3 ngày sẽ dỡ cốt pha và khối Tetrapod là sau 12 ngày nên tổng số ngày thi công đổ bêtông khối: nngày = 35 + 87 +12 = 134 (ngày) = 20 (tuần). b) Các công tác khác * Tính kích thước bãi đúc + Diện tích đúc khối (0,6´0,6´0,6 m): Mỗi khối cần diện tích = 0,9´0,9 = 0,81 (m2). Và sau 3 ngày sẽ dỡ cốt pha, đ Diện tích bãi đúc = 0,81´2168´3 = 5268,24 (m2). + Diện tích bãi đúc khối Tetrapod: Mỗi khối cần diện tích = 2,5 (m2). Và sau 12 ngày sẽ dỡ cốt pha, đ Diện tích bãi đúc = 2,5´225´12 = 6750 (m2). Vậy diện tích bãi đúc cần: 6750 (m2). * Tính số lượng cốt pha cần dùng Cốt pha thép số lần dùng lại n =20 (lần). + Đối với khối hộp (0,6´0,6´0,6 m): Số lượng cốt pha cần dùng: 2168´3 = 6504 (bộ). + Đối với khối Tetrpod: Số lượng cốt pha cần dùng: 225´12 = 2700 (bộ). * Nhân công phục vụ công tác đổ bê tông Số ca phục vụ tra cho việc công tác 1 m3 bê tông: 1,75 ca. + Khối (0,6´0,6´0,6 m): Thể tích bê tông cần thi công đúc khối V = 16021 (m3) Số ca cần thiết: nca= 16021´1,75 = 28037 ( ca). Số ngày làm việc: nngày= nca/2 = 14019 (ngày). Một ngày cần huy động: 14019/49 = 286 (công). + Khối Tetrpod: Thể tích bê tông cần thi công đúc khối V = 40498 (m3) Số ca cần thiết: nca= 40498´1,75 = 70872 ( ca). Số ngày làm việc: nngày= nca/2 = 35436 (ngày). Một ngày cần huy động: 35436/98 = 362 (công). * Công nhân tháo cốt pha + Khối (0,6´0,6´0,6 m): Công nhân bắt đầu tháo cốt pha từ sau 3 ngày đổ bê tông khối 0,6´0,6´0,6 m. Sau 12 ngày đối với khối Tetrapod. Diện tích cốt pha cần tháo: Fcốt pha= 75655´1,44 = 108943,2 (m2). Tra trong dự toán ta được 13,61 công cho 100 m2 cốt pha. Số công cần thiết: ncông= 1089,43´13,61 = 14827 (công). Một ngày cần huy động 14827/49 =303 (công). + Khối Tetrpod: Công nhân bắt đầu tháo cốt pha từ sau 12 ngày đổ bê tông khối Tetrapod. Diện tích cốt pha cần tháo: Fcốt pha= 19439´2,5 = 48597,5 (m2). Tra trong dự toán ta được 13,61 công cho 100 m2 cốt pha. Số công cần thiết: ncông= 485,98´13,61 = 6614 (công). Một ngày cần huy động 6614/98 = 68 (công). 2.công tác đào đất a) Đào khô Vđào = 4666,36 (m3). * Năng suất máy đào gầu nghịch EO-6122A N = Trong đó : q: Dung tích gầu = 2,5 (m3) kđ: Hệ số đầy gầu = 0,8. kt: Hệ số tơi của đất = 1,2 km: Hệ số làm việc của máy = 0,9 nck: Số chu kỳ làm việc trong 1 giờ nck = Tck: Chu kỳ làm việc của máy Tck = tck´kv1´kquay tck: Thời gian làm việc của máy trong một chu kỳ. (đất đổ tại bãi tck= 22 s). kv1: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy. (kv1 = 1,1 khi đất đổ lên thùng xe). kquay: Hệ số phụ thuộc vào j quay =1,2 ktg: Hệ số sử dụng thời gian = 0,75 đ Tck= 22´1,1´1,2 = 29,04 (s). đ nck = = 123,97 N =2,5´´123,97´0,75´0,9 = 140 (m3/h). đ Nngày = 8´N = 1120 (m3/ngày). Năng suất một ngày đào là: 1120 (m3/ng). Chọn 1 máy đào khô. đ Thời gian đào: 4666,36/1120 = 5 (ngày). Số nhân công là 1 người. * Năng suất ôtô tự đổ KRAZ-291 ´km Trong đó : V : Dung tích thùng xe = 7,5 (m3). Ktg: Hệ số sử dụng thời gian của phương tiện vận chuyển. t1 : Thời gian ôtô lùi vào lấy đất = 0,75 (phút). t2 : Thời gian đổ đất vào ôtô = 2 (phút). t3 : Thời gian ôtô đi và về = 5 (phút). t4: Thời gian dịch chuyển và trút đổ đất = 3 (phút). km: Hệ số sử dụng máy = 0,9 23,8 (m3/h). Tính một ngày ôtô làm việc 2 ca = 8 tiếng đ N = 190,4 (m3/ngày). Số ôtô dùng cho một ngày phải có tổng năng suất lớn hơn năng suất 1 máy xúc gầu nghịch EO-6122A (N = 1120 m3/ng). Chọn 6 ôtô chở đất, một ngày ôtô vận chuyển được: Vngày = 190,4´6 =1142,4 (m3 /ngày). Số người phục vụ ôtô: 2 người /1 xe đ Tổng số người: 2´6 = 12 (người). b) Đào ướt Vđào = 12169,67 (m3). * Năng suất máy đào gầu dây E-2505 N = Trong đó : q: Dung tích gầu = 3 (m3) kđ: Hệ số đầy gầu = 1,05. kt: Hệ số tơi của đất = 1,2 km: Hệ số làm việc của máy = 0,9 nck: Số chu kỳ làm việc trong 1 giờ nck = Tck: Chu kỳ làm việc của máy Tck = tck´kv1´kquay tck: Thời gian làm việc của máy trong một chu kỳ. (đât đổ tại bãi tck= 32 s). kv1: Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy. (kv1 = 1,1 khi đất đổ lên thùng xe). kquay: Hệ số phụ thuộc vào j quay =1,2 ktg: Hệ số sử dụng thời gian = 0,75 đ Tck= 32´1,1´1,2 = 42,24 (s). đ nck = = 85,23 N = 3´´85,23´0,75´0,9 =151 (m3/h). đ Nngày = 8´N =1208 (m3/ngày). Năng suất một ngày đào là: 1208 (m3/ng). Chọn 1 máy đào ướt. đ Thời gian đào: 1269,7/1208 = 10 (ngày). Số nhân viên là 1 người. * Xà lan G = 200 t Tự hành như một phao nổi để đặt máy đào lên . Máy đào có thể đi lại trong phạm vi nhỏ để đào đất và chuyển lên xà lan chở đất. Số nhân viên là 2 (người). * Xà lan chở đất G = 400 t Chu trình làm việc của xà lan: Xà lan vào nhận đất, chuyển ra biển với khoảng cách vận chuyển 5,0 (hải lý). Chu kỳ của xà lan Tck = tlấyđât + tvận chuyển + tđổ + tvề. Trong đó: tlấyđât: Thời gian lấy đất của xà lan, phụ thuộc vào thời gian xúc đất của máy đào gầu dây (Máy đào gầu dây 1 ngày đào được:1208 m3 ). đ tlấyđât = 0,85 (h). tđổ: Thời gian đổ đất của xà lan = 0,5 ( h). tvận chuyển : Thời gian xà lan vận chuyển đất = 5/10 = 0,5 (h). đ Chu kì xà lan: Tck = 0,85 +0,5´2 + 0,5 = 2,35 (h). đ Năng suất xà lan trong 1 ngày: N = = 778 (m3/ngày). Chọn số lượng xà lan sao cho năng suất xà lan lớn hơn năng suất máy đào gầu dây E-2505 (N = 1208 m3/ng). Chọn 2 xà lan chuyên chở (luân phiên nhau). Nngày = 778´2 = 1556 (m3/ngày). Số người phục vụ cho 1 xà lan là 2 (người). Tổng số người phục vụ: 2´2 = 4 (người). Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 2 (tuần). Số máy móc : 11 (máy). Số nhân công : 20 (người). 3. thi công tầng lọc ngược lần 1 [(-2) á (+6)] Năng suất cần trục xích E-2001 N = V´ y ´ n (m3/h) Trong đó: V: Thể tích gầu = 1,0 (m3) . y: Hệ số đầy gầu. n: Số chu kỳ trong 1 giờ. Chu kỳ cần trục xích E-2001 đối với hàng chất đống: Tck = (2t1 + 2t2 + 2t3)´e + t4 + t5 + t6 2t1: Thời gian nâng hàng và hạ ngoạm không hàng (s). 2t2: Thời gian hạ hàng và nâng ngoạm không hàng (s). 2t3: Thời gian quay của cần trục với hàng (s). t4: Thời gian đặt ngoạm trên đống hàng (s). t5: Thời gian ngoạm hàng (s). t6: Thời gian rút ben ngoạm khỏi đống hàng (s). Bảng 3: Chu kỳ cần trục xích Thiết bị a v n 2t1 2t2 2t3 e t4 t5 t6 Tck (s) CT xích E-2001 180° 0,21 0,97 61 61 68 0,7 4 20 7 164 đ n = = 22 * Cát thô dày 20 cm Vcát = 860 (m3). y = 0,83 N = V´ y ´ n = 1´0,83´22 = 18,26 (m3/h). Một ngày thi công 8 giờ nên Nngày = 8´18,26 = 146,08 (m3/ng). Thời gian thi công: = 6 (ngày) = 1 (tuần). Sử dụng 1 xà lan G = 400 (t) để vận chuyển cát thô. * Đá dăm 2´4 cm dày 20 cm Vđá dăm = 860 (m3). y = 0,8 N = V´ y ´ n = 1´0,8´22 = 17,6 (m3/h). Một ngày thi công 8 giờ nên Nngày = 8´17,6 = 140,8 (m3/ng). Thời gian thi công: = 7 (ngày) = 1 (tuần). Sử dụng 1 xà lan G = 400 (t) để vận chuyển đá dăm. Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: 0,5 (tuần). Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 1,5 (tuần). Số máy móc : 6 (máy). Số nhân công : 10 (người). 4. thi công phần lăng thể đá a) Đổ dưới nước Vđá = 34675 (m3). Dùng xà lan tự đổ G = 400 (t). Năng suất của xà lan sẽ là: 778 (m3/ng). Sử dụng 2 xà lan nên năng suất là: 778´2 = 1556 (m3/ng). Thời gian thi công: = 22 (ngày) = 3 (tuần). Số nhân viên: 2´2 = 4 (người). b) Sử dụng cần trục xích E-2001 Vđá = 34485 (m3). Theo trên, năng suất của cần trục xích: N = V´ y ´ n = 1´0,8´22 = 17,6 (m3/h). Một ngày thi công 8 giờ nên Nngày = 8´17,6 = 140,8 (m3/ng). Dùng 2 cần trục xích, kết hợp với nó là 2 xà lan G = 200 (t) và 2 xà lan G = 400 (t) thì: Nngày = 140,8´2 = 281,6 (m3/ng). Thời gian thi công: = 122 (ngày) = 17,5 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 3,5 (tuần). Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 6,5 (tuần). Số máy móc : 8 (máy). Số nhân công : 14 (người). 5. thi công tầng lọc ngược lần 2 [(+6) á (+10)] Vcát = 430 (m3). Vđá dăm = 430 (m3). Tính toán tương tự như trên ta được: Thời gian thực hiện: 1 (tuần). Số máy móc : 6 (máy). Số nhân công : 10 (người). 6. thi công lắp ghép các khối bê tông a) Sử dụng cần trục xích E-2001 Chu kỳ cần trục xích E-2001 đối với hàng kiện: Tck = (2t1 + 2t2 + 2t3)´e + t7 + t8 + t9 + t10 + t11 2t1: Thời gian nâng hàng và hạ ngoạm không hàng (s). 2t2: Thời gian hạ hàng và nâng ngoạm không hàng (s). 2t3: Thời gian quay của cần trục với hàng (s). t7: Thời gian khoá móc vào hàng (s). t8: Thời gian đặt hàng và tháo móc khỏi hàng (s). t9: Thời gian khoá móc không có hàng (s). t10: Thời gian đặt và tháo móc không hàng (s). t11: Thời gian thay đổi tay cần (s). bảng 4: Chu kỳ cần trục xích Thiết bị a v n 2t1 2t2 2t3 e t7 t8 t9 t10 t11 Tck (s) CT xích E-2001 180° 0,21 0,97 61 61 68 0,9 16 14 10 11 6 228 * Khối hộp (0,6´0,6´0,6 m) Sử dụng 1 cần trục xích E-2001. Mỗi ngày làm việc trong 8 giờ. Một lần bốc xếp được 10 khối nên trong 1 ngày bốc xếp được: 1000 (khối). đ Thời gian bốc xếp xong: 76 (ngày) = 11 (tuần). * Khối Tetrapod Sử dụng 2 cần trục xích E-2001. Mỗi ngày làm việc trong 8 giờ. Một lần bốc xếp được 1 khối nên trong 1 ngày bốc xếp được: 200 (khối). đ Thời gian bốc xếp xong: 98 (ngày) = 14 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 3 (tuần). Vậy tổng thời gian bốc xếp các khối: 11 + 3 = 14 (tuần). Sử dụng xà lan G = 400 (t) vận chuyển các khối Phải chọn số xà lan sao cho khối lượng vận chuyển khối bê tông lớn hơn năng suất bốc xếp của cần trục. * Khối hộp (0,6´0,6´0,6 m) Theo trên, ta có năng suất của 1 xà lan: 778 (m3/ng) tức là 778´2,4 = 1867,2 (tấn/ng). Chọn 1 xà lan G = 400 (t) là thoả mãn. * Khối tetrapod Cũng chọn 2 xà lan. Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 14 (tuần). Số máy móc : 9 (máy). Số nhân công : 15 (người). 7. thi công đắp đất lần 1 [(+6) á (+14)] Vđắp = 18190,6 (m3). a) Sử dụng máy đào gầu dây E-2505 Chọn 2 máy đào gầu dây E-2505 để đắp đất. Theo tính toán ở trên, năng suất của 2 máy đào trong 1 ngày sẽ là: 1208 (m3/ng). Thời gian thi công: = 15 (ngày) = 2 (tuần). b) Năng suất ôtô tự đổ KRAZ-291 ´km Trong đó : V : Dung tích thùng xe = 7,5 (m3). Ktg: Hệ số sử dụng thời gian của phương tiện vận chuyển. t1 : Thời gian ôtô lùi vào lấy đất = 0,75 (phút). t2 : Thời gian đổ đất vào ôtô = 2 (phút). t3 : Thời gian ôtô đi và về = 5 (phút). t4: Thời gian dịch chuyển và trút đổ đất = 3 (phút). km: Hệ số sử dụng máy = 0,9 23,8 (m3/h). Tính một ngày ôtô làm việc 2 ca = 8 tiếng đ N = 190,4 (m3/ngày). Số ôtô dùng cho một ngày phải có tổng năng suất lớn hơn năng suất 2 máy đào gầu dây E-2001 (N = 1208 m3/ng). Chọn 7 ôtô chở đất, một ngày ôtô vận chuyển được: Vngày = 190,4´7 =1332,8 (m3 /ngày). Số người phục vụ ôtô: 2 người /1 xe đ Tổng số người: 2´7 = 14 (người). Thời gian hoàn thành vận chuyển đất: = 14 (ngày) = 2 (tuần). c) năng suất máy ủi san đất DZ-51 kd: Hệ số kể đến độ dốc = 1,0 V Thể tích khối đất trước lưỡi ủi ở cuối quá trình đâo (m3). H: Chiều cao bàn ủi = 1,2 (m). L: Chiều rộng bàn ủi = 4,57 (m). kv: Hệ số phụ thuộc vào tỷ số H/L = 0,26 đ Tra bảng: kv = 1,0. đ V = = 3,3 (m3). ktg : Hệ số sử dụng thời gian = 0,8 kt : Hệ số tơi của đất = 1,2 Tck : Thời gian 1 chu kỳ làm việc: Tck = ld = 4 m; lvc = 40 m; lxx = 60 m: Chiều dài quãng đường đào, vận chuyển, chạy không tải (m). vd = 8 km/h; vvc = 12 km/h; vxx = 15 km/h: Các tốc độ đào, vận chuyển, chạy không tải. ts = 4s; tq = 10s; th = 3s: Thời gian sang số, quay đầu và hạ lưỡi ủi. đ Tck = = 62,2 (s). Vậy: = 127 (m3/h). Một ca thi công 4 tiếng, trong một ngày làm 2 ca. Vậy năng suất của 1 ngày là: Nng = 127´8 = 1016 (m3/ng). Thời gian hoàn thành ủi san đất: = 18 (ngày) = 2,5 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 0,5 (tuần). d) năng suất máy đầm rơi Nđầm = B : Kích thước vệt đầm = 1,0 (m). b : Khoảng cách trùng nhau giữa hai vệt đầm = 0.2 (m). h : Chiều sâu tác dụng của đầm = 1,0 (m). m: Số lần rơi của đầm trong 1 phút = 12 (lần). n : Số lần rơi tại một chỗ = 3 (lần). Ktg : hệ số sử dụng thời gian = 0,75 đ = 115,2 (m3/h). Một ngày đầm 8 tiếng, vậy năng suất một ngày đầm: 921,6 (m3/ngày). Chọn số máy đầm: 1 (máy). Thời gian hoàn thành đầm đất: = 20 (ngày) = 3 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 0,6 (tuần). Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 4 (tuần). Số máy móc : 11 (máy). Số nhân công : 16 (người). 8. thi công đắp đất lần 2 [(+14) á (+21)] Vđắp = 21196,4 (m3). a) Sử dụng máy đào gầu dây E-2505 Chọn 2 máy đào gầu dây E-2505 để đắp đất. Theo tính toán ở trên, năng suất của 2 máy đào trong 1 ngày sẽ là: 1208 (m3/ng). Thời gian thi công: = 18 (ngày) = 2,5 (tuần). b) Năng suất ôtô tự đổ KRAZ-291 ´km Trong đó : V : Dung tích thùng xe = 7,5 (m3). Ktg: Hệ số sử dụng thời gian của phương tiện vận chuyển. t1 : Thời gian ôtô lùi vào lấy đất = 0,75 (phút). t2 : Thời gian đổ đất vào ôtô = 2 (phút). t3 : Thời gian ôtô đi và về = 5 (phút). t4: Thời gian dịch chuyển và trút đổ đất = 3 (phút). km: Hệ số sử dụng máy = 0,9 23,8 (m3/h). Tính một ngày ôtô làm việc 2 ca = 8 tiếng đ N = 190,4 (m3/ngày). Số ôtô dùng cho một ngày phải có tổng năng suất lớn hơn năng suất 2 máy đào gầu dây E-2001 (N = 1208 m3/ng). Chọn 7 ôtô chở đất, một ngày ôtô vận chuyển được: Vngày = 190,4´7 =1332,8 (m3 /ngày). Số người phục vụ ôtô: 2 người /1 xe đ Tổng số người: 2´7 = 14 (người). Thời gian hoàn thành vận chuyển đất: = 16 (ngày) = 2,5 (tuần). c) năng suất máy ủi san đất máy ủi DZ-51 kd: Hệ số kể đến độ dốc = 1,0 V Thể tích khối đất trước lưỡi ủi ở cuối quá trình đâo (m3). H: Chiều cao bàn ủi = 1,2 (m). L: Chiều rộng bàn ủi = 4,57 (m). kv: Hệ số phụ thuộc vào tỷ số H/L = 0,26 đ Tra bảng: kv = 1,0. đ V = = 3,3 (m3). ktg : Hệ số sử dụng thời gian = 0,8 kt : Hệ số tơi của đất = 1,2 Tck : Thời gian 1 chu kỳ làm việc: Tck = ld = 4 m; lvc = 40 m; lxx = 60 m: Chiều dài quãng đường đào, vận chuyển, chạy không tải (m). vd = 8 km/h; vvc = 12 km/h; vxx = 15 km/h: Các tốc độ đào, vận chuyển, chạy không tải. ts = 4s; tq = 10s; th = 3s: Thời gian sang số, quay đầu và hạ lưỡi ủi. đ Tck = = 62,2 (s). Vậy: = 127 (m3/h). Một ca thi công 4 tiếng, trong một ngày làm 2 ca. Vậy năng suất của 1 ngày là: Nng = 127´8 = 1016 (m3/ng). Thời gian hoàn thành ủi san đất: = 21 (ngày) = 3 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 0,6 (tuần). d) năng suất máy đầm rơi Nđầm = B : Kích thước vệt đầm = 1,0 (m). b : Khoảng cách trùng nhau giữa hai vệt đầm = 0.2 (m). h : Chiều sâu tác dụng của đầm = 1,0 (m). m: Số lần rơi của đầm trong 1 phút = 12 (lần). n : Số lần rơi tại một chỗ = 3 (lần). Ktg : hệ số sử dụng thời gian = 0,75 đ = 115,2 (m3/h). Một ngày đầm 8 tiếng, vậy năng suất một ngày đầm: 921,6 (m3/ngày). Chọn số máy đầm: 1 (máy). Thời gian hoàn thành đầm đất: = 23 (ngày) = 3,5 (tuần). Ta chia công trình làm 5 phân đoạn nên thời gian thi công 1 phân đoạn sẽ là: = 0,7 (tuần). Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 4,5 (tuần). Số máy móc : 11 (máy). Số nhân công : 16 (người). 9. Công tác hoàn thiện Bao gồm 1 số công tác như: bạt mái, gia cố mái, làm đườngẳ Vậy trong giai đoạn này sẽ có: Thời gian thực hiện: 4 (tuần). Số máy móc : 8 (máy). Số nhân công : 14 (người). Chương 5 hệ thống đường tạm trong quá trình thi công 1. Chọn loại đường tạm trong công trường Đường trong công trường giai đoạn thi công bãi chủ yếu phục vụ cho công tác vận chuyển đất đổ đến nơi cần đắp . Do đó ta sử dụng loại đường không cần yêu cầu về kỹ thuật lớn lắm. Chọn loại đường có mặt đường đất tự nhiên không gia cố (đất loại cát độ ẩm trung bình). * Cấu tạo của đường: + Nền đường: dùng nền đường tự nhiên (cát độ ẩm trung bình) + Mặt đường: Bề rộng mặt đường: B = 7 m (cho 2 làn xe chạy). Độ mui luyện: b = 1/60 (chiều cao mui luyện: f = 13,3 cm). + Lề đường: 2 lề hai bên cho người đi, mỗi bên rộng 1,5m. + Rãnh thoát nước: đào sâu đến 50 cm, rộng 50 cm để phục vụ cho công tác thoát nước mặt và thoát nước từ hệ thống máy bơm (nếu cần). * Một vài đặc trưng kỹ thuật của đường: + Độ cong: R = 300m + Độ dốc dọc: id = 1/12 + Độ dốc ngang: in = 8% + Số tuyến đường : 2 tuyến (mỗi tuyến cho 2 làn xe chạy). + Vị trí đặt tuyến : bắt đầu từ kè có cao trình +21,0 cho đến nơi lấy vật liệu. + Bề rộng đường : 10 m. + Chiều dài đường: L = 1000 m. chương 6 lập tiến độ thi công Bảng tiến độ thi công gồm 2 phần: Phần 1: Nêu lên được trình tự thi công và thời gian cho từng công việc. Phần 2: Nêu lên được cường độ thi công và thời gian sử dụng nhân công, máy móc. bảng tiến độ thi công Chương 7 tính toán giá thành công trình 1. Trực tiếp phí Mã đơn giá Nội dung công việc Thể tích (100m3) Đơn giá (đ) Thành tiền (103đ) VL NC M VL NC M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 BD.1132 Đào đất 168,3603 8068 473955 1358,331 7979,521 BK.3122 Đắp đất 593,1922 18371 205085 10897,534 121654,822 BC.2122 San đất 593,1922 25636 15207,075 BK.2102 Đầm đất 593,1922 174388 103445,601 HG.4113 Bêtông 586,54 375482 31901 9146 220235,212 18711,212 5364,495 EB.2120 Đá dăm 24,723 15180000 52763 830028 375295,140 1304,460 20520,782 EB.1120 Đá hộc 691,60 7560000 697600 227500 5228496 482460,160 157339 EB3132 Cát thô 24,723 15456729 405870 2310669 382136,711 10034,324 57126,670 Tổng 6206163,063 524766,021 488638,026 2. Chi phí chung Chi phí chung được tính băng tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân công C = TL x NC = 63,5% ´ NC = 0,635 x 524.766.021 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24775.doc