BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Dương Hương Ly
THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT
LÍ 11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Dương Hương Ly
THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ DẠY HỌC CHƯƠNG
“DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ
11 THPT NÂNG CAO THEO HƯỚN
140 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thiết kế e-Book hỗ trợ dạy học chương `dòng điện` trong các môi trường` - Vật lí 11 THPT nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học môn Vật lý
Mã số: 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN GIA ANH VŨ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011
MỤC LỤC
1TMỤC LỤC1T ................................................................................................................................ 3
1TLỜI CẢM ƠN1T .......................................................................................................................... 6
1TMỤC LỤC1T ................................................................................................................................ 7
1TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ...................................................................................... 8
1TMỞ ĐẦU1T .................................................................................................................................. 9
1T .Lí do chọn đề tài1T ............................................................................................................................ 9
1T2.Mục đích nghiên cứu1T .................................................................................................................... 10
1T3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T ................................................................................................ 10
1T3.Giả thuyết khoa học – Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu1T ..................................................... 10
1T4.Nhiệm vụ nghiên cứu1T ................................................................................................................... 11
1T5.Phương pháp nghiên cứu1T .............................................................................................................. 11
1T6.Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu1T ................................................................................. 12
1TChương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1T ............................................13
1T .1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu1T .................................................................................................. 13
1T .2. Đổi mới phương pháp dạy học1T................................................................................................. 15
1T .2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học1T ........................................................................... 15
1T .2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:1T....................................................................... 15
1T .2.3. Dạy học tích cực1T ............................................................................................................... 16
1T .2.3.1. Thế nào là tính tích cực học tập?1T ................................................................................ 16
1T .2.3.2. Phương pháp dạy học tích cực:1T ................................................................................... 16
1T .3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí1T ......................................... 17
1T .3.1.Hoạt động nhận thức :1T ........................................................................................................ 17
1T .3.2.Tích cực hóa hoạt động nhận thức ( TCHHĐNT) :1T ............................................................. 17
1T .3.3.Sự cần thiết của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức :1T .................................................... 18
1T .3.4. Các biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS1T .............................................. 19
1T .3.4.1. Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của trẻ1T .............................. 19
1T .3.4.2. Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh1T ................................................. 19
1T .3.4.3. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học1T ........................... 20
1T .3.4.4 . Rèn luyện phương pháp tự học :1T ................................................................................ 20
1T .3.4.5 . Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác1T .......................................... 20
1T .3.4.6. Từng bước đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Kết
hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học1T ..................................................... 20
1T .3.4.7. Tạo điều kiện để HS có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao1T ........... 21
1T .3.4.8.Sử dụng một số phương pháp đặc thù của bộ môn vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS1T .................................................................................................................... 22
1T .4.Vai trò của CNTT trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS1T .................................... 24
1T .5. Tự học1T ...................................................................................................................................... 26
1T .5.1. Khái niệm tự học1T ............................................................................................................... 26
1T .5.2. Sự cần thiết của tự học1T ...................................................................................................... 27
1T .5.3. Chu trình tự học1T ................................................................................................................ 27
1T .6. Sách điện tử (E-Book)1T ............................................................................................................. 29
1T .6.1. Khái niệm1T ......................................................................................................................... 29
1T .6.2. Ưu điểm và hạn chế của sách điện tử1T ................................................................................. 30
1T .6.3. Các yêu cầu thiết kế E-book1T .............................................................................................. 30
1T .6.4. Các phần mềm tin học dùng thiết kế E-book1T ..................................................................... 32
1T .6.4.1. CourseLab1T .................................................................................................................. 32
1T .6.4.2. Macromedia FlashPaper1T ............................................................................................. 33
1T .6.4.4. Adobe Photoshop CS31T ............................................................................................... 33
1T .6.4.5. Sothink Glanda 20051T .................................................................................................. 33
1T .6.4.6. Flip Flash Album Deluxe1T ........................................................................................... 34
1T .6.4.9. Photodex ProShow Producer1T ...................................................................................... 34
1T .6.4.10. EclipseCrossword1T..................................................................................................... 35
1T .6.4.11. CamStudio1T ............................................................................................................... 35
1T .7. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Vật lý ở trường trung học phổ
thông ở Bình Thuận1T ........................................................................................................................ 36
1TCHƯƠNG 2. THIẾT KẾ E-BOOK DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 11, CHƯƠNG 3 –
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO1T ............................................................................................40
1T2.1. Nội dung kiến thức cơ bản của chương 3, vật lí 11 - Chương trình nâng cao1T ............................ 40
1T2.1.1. Cấu trúc của chương1T.......................................................................................................... 40
1T2.1.2. Chuẩn kiến thức và kỹ năng1T .............................................................................................. 41
1T2.1.3. Phương pháp dạy học cơ bản của chương1T .......................................................................... 47
1T2.2. Cấu trúc E-book1T ....................................................................................................................... 49
1T2.3. Thiết kế E-book1T ........................................................................................................................ 49
1T2.3.1. “Trang chủ”1T ...................................................................................................................... 51
1T2.3.2. Trang giới thiệu:1T ................................................................................................................ 51
1T2.3.3. Trang “Hướng dẫn”1T ........................................................................................................... 52
1T2.3.4. Trang “Bài học”1T ............................................................................................................... 54
1T2.3.5. Trang bài tập1T ..................................................................................................................... 56
1T2.3.6. Trang “Tư liệu”1T ................................................................................................................. 59
1T2.4. Hướng dẫn sử dụng E-book1T ...................................................................................................... 62
1T2.5 GIÁO ÁN MẪU CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”1T ........................... 62
1TII. CHUẨN BỊ1T................................................................................................................................. 63
1TCHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM1T ...........................................................................68
1T3.1. Mục đích thực nghiệm1T .............................................................................................................. 68
1T3.2. Nội dung thực nghiệm1T .............................................................................................................. 68
1T3.3. Thời gian và đối tượng thực nghiệm1T ......................................................................................... 69
1T3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm1T .......................................................................................... 69
1T3.5. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm1T.................................................................................... 70
1T3.6. Tiến hành thực nghiệm1T ............................................................................................................. 72
1T3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm1T .................................................................................... 72
1T3.7.1. Nhận xét quá trình học tập của lớp thực nghiệm1T ................................................................ 72
1T3.7.2. Xử lí kết quả thực nghiệm1T ................................................................................................. 73
1T3.7.2.1. Nhận xét của GV về E- book1T ...................................................................................... 73
1T3.7.2.2. Nhận xét của HS về E-book1T ...................................................................................... 75
1TKẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT1T ....................................................................................................85
1T . Kết luận1T...................................................................................................................................... 85
1T2. Đề xuất1T ....................................................................................................................................... 86
1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ......................................................................................................87
1TPHỤ LỤC1T ................................................................................................................................91
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, lời tri ân sâu sắc đến Ban Giám Hiệu trường
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Sau đại học đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi để khóa học
chúng tôi được kết thúc tốt đẹp.
Trong quá trình học tại trường, chúng tôi đã được các thầy cô tận tình chỉ dạy, mở rộng và khắc
sâu những kiến thức chuyên môn, cho chúng tôi được tiếp cận với những phương pháp giáo dục mới và
thật nhiều kiến thức bổ ích khác.
Đặc biệt, tôi vô cùng biết ơn thầy Phan Gia Anh Vũ, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
quá trình làm luận văn. Xin cảm ơn thầy đã luôn động viên, giúp đỡ, khuyến khích tôi vượt qua những
khó khăn trong học tập và công tác. Cảm ơn thầy đã không quản ngại thời gian và công sức giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh
trường THPT Hàm Thuận Nam đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi đi học và hết sức giúp đỡ
trong quá trình làm luận văn, đặc biệt là quá trình thực nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè thân thuộc đã làm chỗ dựa vững chắc cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CNTT công nghệ thông tin
ĐC đối chứng
GV giáo viên
HS học sinh
MVT máy vi tính
PPDH phương pháp dạy học
KT kiểm tra
QT quá trình
SGK sách giáo khoa
THPT trung học phổ thông
TN thực nghiệm
TTC tính tính cực
TCHHĐNT tích cực hóa hoạt động nhận thức.
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang phát triển như vũ
bão, nhiều lĩnh vực khoa học kĩ thuật mới, nhiều nghề mới đang hình thành và phát triển rất nhanh.
Điều này đòi hỏi phải có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp đào tạo. Trong đó trọng tâm
là đổi mới về phương pháp dạy học và chú ý đến phương pháp tự học. Như Bác Hồ đã từng nói: “Dạy
học lấy tự học làm cốt”.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học của học sinh, Luật Giáo Dục quy định tại điều
28.2 : “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của
học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng
làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh..”.
Chiến lược phát triển giáo dục 2009-2020 (Dự thảo lần thứ 14) nêu rõ : “Thực hiện cuộc vận
động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo
viên.” .“Xây dựng lại những tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập cho các
giáo viên từ mầm non đến giáo dục nghề nghiệp và đại học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy và học. Đến năm 2015 có 80% giáo viên phổ thông, 100% giáo viên, giảng viên các trường
dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sử dụng thành thạo công nghệ thông tin và
truyền thông vào dạy học. Tăng cường thanh tra về đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá. Đảm
bảo đến năm 2020 có 100% giáo viên, giảng viên từ mầm non đến đại học được đánh giá là áp dụng có
hiệu quả các phương pháp dạy học mới.”
Như vậy việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông được diễn ra theo bốn
hướng chủ yếu:
- Phát huy tính tích cực, tự giác chủ động học tập của học sinh.
- Bồi dưỡng phương pháp tự học.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Chúng ta đang sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức. Thời đại mà CNTT đã xâm nhập
vào hầu hết các sản phẩm và dịch vụ kinh tế xã hội. Cho nên việc ứng dụng CNTT vào dạy học nói
chung, vào nâng cao tính tích cực trong dạy học nói riêng là xu hướng tất yếu của thời đại. Theo chỉ thị
số 29/2001/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/7/2001 về việc tăng cường
giảng dạy đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục, một trong bốn mục tiêu đặt ra là: “Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng
CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở các môn
học”.
Trong dạy học, công nghệ thông tin được sử dụng ở nhiều khâu khác nhau, dưới nhiều dạng khác
nhau: phần mềm mô phỏng;minh hoạ, trang web, bài giảng hoặc giáo trình điện tử…Trong các dạng
này thì E-book
Chính vì lí do đó, chúng tôi xây dựng nên một E-book dùng để dạy và học chương “ Dòng điện
trong các môi trường” lớp 11 THPT nâng cao nhằm hướng đến mục tiêu : gây sự hứng thú cho học
sinh, làm cho các nội dung bài học trực quan hơn và góp phần cho học sinh chủ động học tập, kể cả
trong thời gian ngoài giờ lên lớp. Qua đó đóng góp quan trọng để hoàn thành mục tiêu bài học nói riêng
và mục tiêu chương nói chung. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “ THIẾT KẾ E-BOOK HỖ TRỢ
DẠY HỌC CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 THPT NÂNG
CAO THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH”.
2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thiết kế và sử dụng E-book để hỗ trợ dạy học chương “ Dòng điện trong các môi
trường” lớp 11 THPT nâng cao theo ướng tích cực hoá hoạt động của người học.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 11 nâng cao trường THPT Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.
- E-book hỗ trợ dạy học vật lý.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu quá trình thiết kế và sử dụng E-book vào chương trình Vật Lí
lớp 11 Nâng Cao cụ thể là áp dụng vào giảng dạy chương III “Dòng điện trong các môi trường”.
3.Giả thuyết khoa học – Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nếu thiết kế E-book cho chương “Dòng điện trong các môi trường” – lớp 11 THPT nâng cao
theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS một cách hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả dạy học.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học
sinh;
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng máy vi tính trong dạy học nói chung và dạy học
vật lí nói riêng;
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế Ebook hỗ trợ dạy học vật lý;
- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo để xác định nội
dung và cấu trúc của kiến thức mà học sinh cần nắm vững;
- Xây dựng tiến trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh với
sự hỗ trợ của Ebook;
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả
thi, hiệu quả sư phạm của việc dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự
hỗ trợ của Ebook;
- Phân tích kết quả đánh giá học sinh;
- Đưa ra những nhận xét sau khi thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả thi của đề tài. Phân
tích ưu nhược điểm để điểu chỉnh cho phù hợp nếu cần.
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các thông tư, chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo;
- Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý, các phương pháp
tiếp cận dạy học trên thế giới;
- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và phần mềm
CourseLab.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Thiết kế Ebook hỗ trợ dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh;
- Thiết kế tiến trình dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” có sử dụng Ebook.
5.3. Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT
Tổ chức thực nghiệm sư phạm, tiến hành thực nghiệm có đối chứng để đánh giá hiệu quả
sử dụng Ebook khi dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” vật lý 11 THPT nâng cao.
5.4. Thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê kiểm định để xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm. Qua đó
khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài.
6.Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Xây dựng được hệ thống kiến thức sách giáo khoa dưới dạng đa phương tiện, trực quan, dễ sử dụng
cho mọi đối tượng.
- Xây dựng một hệ thống câu hỏi và bài tập chương “Dòng điện trong các môi trường” dưới dạng E-
book phục vụ cho việc tự học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
- Cung cấp một số giải pháp để cá thể hóa việc học ở nhà phù hợp với trình độ và điều kiện học tập
của học sinh.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Sử dụng phương tiện nghe nhìn trong dạy học Vật lí ở bậc phổ thông ngày nay đã phát triển sâu
rộng tại hầu hết các địa phương trong cả nước. Đặc biệt; sự xuất hiện và lớn mạnh không ngừng của
việc dạy học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông (E-Learning) trong những năm gần
đây đã góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả đào tạo. Có thể thấy sản phẩm E-Learning ở bậc phổ
thông hiện nay có 3 hình thức:
1) Các E-Book mang nội dung lý thuyết Vật lý các lớp 10, 11, 12 và các đề thi tuyển sinh đại
học với 2 định dạng phổ biến:
• E-Book theo định dạng PDF. Loại E-Book này một phần được xuất bản bằng cách dùng máy
scanner để sao chụp lại bản in của sách thường. Đây thực chất chỉ là bản “số hóa” của sách in. Cũng có
thể định dạng này được thực hiện bằng cách chuyển từ các tập tin word với phần mở rộng .doc thành
.pdf. Đây là loại E-Book rất phổ biến, thường được tìm thấy khi dùng chức năng “search” với từ khóa
là E-Book trên Internet. Tính năng sử dụng của 2 loại E-Book này thấp nhất, chúng không khác gì sách
in bình thường. Hiện nay, định dạng PDF đã được phát triển để nhúng các đối tượng phim và âm thanh
làm phong phú hình thức thể hiện.
• E-Book theo định dạng HTML. Đa số E-Book hiện nay có định dạng này. Đây là loại E-Book
có đầy đủ các tính năng ưu việt, chúng có giá trị sử dụng cao hơn so với loại đầu tiên. Tuy nhiên, hầu
hết các E-Book tìm thấy ở các website hiện nay đều chỉ ngừng lại ở mức độ cung cấp tài liệu lý thuyết,
thiếu hẳn phần bài tập rèn luyện. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho người có nhu cầu tự học.
2) Các website hỗ trợ tự học hoặc cung cấp một số bài học trực tuyến. Đây là hình thức E-
Learning mang lại hiệu quả to lớn cho người học nên đã phát triển rất nhanh và mạnh trong thời gian
qua. Tất cả các tiện ích cho người học đều được tích hợp vào các trang web này. Đội ngũ đông đảo các
thầy cô giáo và các kỹ thuật viên tin học là thành viên của website đáp ứng được các yêu cầu đa dạng
của học viên. Tuy nhiên loại hình website học trực tuyến cũng có điểm hạn chế. Cách học trực tuyến
đòi hỏi trong quá trình học, đường truyền Internet phải thông suốt và tốc độ truy cập dữ liệu từ mạng ở
mức tương đối. Nếu có quá nhiều người truy cập vào máy chủ của website thì tình trạng nghẽn đường
truyền sẽ làm cho tốc độ truy cập thông tin là vô cùng chậm, làm nản lòng người dùng.
3) E-Book có nội dung lý thuyết và bài tập hỗ trợ tự học. Về hình thức, loại E-Book này có giao
diện đẹp và hấp dẫn như một website nhờ thiết kế dựa trên kỹ thuật đồ họa. Về nội dung, người thiết kế
có thể tích hợp thêm các đoạn phim thí nghiệm và các phần mềm hóa học, phần mềm thư giãn, … E-
Book thường được ghi lên 1 CD-ROM và người học có thể dùng bất cứ lúc nào với máy tính cá nhân,
không đòi hỏi trực tuyến. Những ưu thế kể trên làm cho loại E-Book này được HS đón nhận nồng
nhiệt, góp phần hỗ trợ tốt cho việc tự học của HS.
Xuất bản E-Book ở hình thức thứ ba rất phù hợp với việc nghiên cứu của cá nhân hoặc một nhóm
nhỏ GV tâm huyết. Không thể phủ nhận tính hiệu quả của loại E-Book này khi nó đem đến cho người
học những tiện ích mà sách in không thể có. Đây cũng là một giải pháp tốt, giúp nối dài mói quan hệ
của GV tới từng HS khi các em độc lập làm việc ở nhà; cũng có thể xem loại E-Book này như là gia sư
sẵn lòng giúp đỡ các em khi cần.
Sự phát triển đầy hứa hẹn của loại hình E-Book này đã nhanh chóng trở thành đề tài nghiên cứu
của sinh viên đại học và học viên cao học. Dưới đây là một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về
đề tài này ở trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và ĐHSP Hà Nội:
1. Đỗ Ngọc Linh (2005), Nghiên cứu xây dựng giáo trình điện tử hóa học lớp 10, Luận văn thạc
sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Ánh Mai (2006), Thiết kế sách giáo khoa điện tử (E-book) các chương về lý
thuyết chủ đạo sách giáo khoa hóa học lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà
Nội.
3. Trịnh Lê Hồng Phương (2008), Thiết kế học liệu điện tử chương oxi - lưu huỳnh lớp 10, Khóa
luận tốt nghiệp, ĐHSP TP. HCM.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Thiết kế sách giáo khoa điện tử lớp 10 nâng cao chương “Nhóm
halogen”, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. TP.HCM.
5. Trần Tuyết Nhung (2008), Thiết kế Sách giáo khoa điện tử chương “Dung dịch – Sự điện li”
lớp 10 chuyên Hóa học, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP. TP.HCM.
6. Đàm Thị Thanh Hưng (2009), Thiết kế E-book dạy học môn hoá học lớp 12 chương trình nâng
cao, luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. TP. HCM.
7. Nguyễn Thị Thanh Thắm (2009), Thiết kế sách giáo khoa điện tử phần hoá học vô cơ lớp 11
nâng cao, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. TP. HCM.
8. Tống Thanh Tùng (2009), Thiết kế E-book hoá học lớp 12 phần Crôm – Sắt – Đồng hỗ trợ học
sinh tự học, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. TP. HCM.
9. Vũ Thị Phương Linh (2009), Thiết kế E-book hỗ trợ dạy học phần hoá hữu cơ 11 trung học phổ
thông ( chương trình nâng cao ), Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐHSP. TP. HCM
Sản phẩm của các sinh viên, học viên nói trên có chất lượng, ý tưởng sáng tạo, hấp dẫn với giao
diện đẹp mắt, có thể ứng dụng được vào thực tế.
1.2. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Dựa vào các tài liệu khoa học và các kết quả điều tra thực tiễn trong những năm gần đây, nhiều
tác giả đã cho thấy toàn cảnh của việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta và trên thế giới.
Nghiên cứu của TS. Thái Duy Tuyên [30] cho thấy các xu hướng của việc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay là:
1. Phát triển năng lực nội sinh của người học:
- Phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.
- Hình thành năng lực tự học, ý chí tự cường.
- Nâng cao khả năng làm việc độc lập, cá nhân hóa hoạt động học.
2. Điều chỉnh quan hệ thầy trò theo hướng “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.
3. Đưa công nghệ hiện đại vào nhà trường.
Cả 3 hướng nêu trên luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phối hợp nhau trong thực tiễn của hoạt động
dạy học. Có thể, sẽ có lúc một hướng nào đó chiếm ưu thế để giải quyết nhiệm vụ dạy học trong hoàn
cảnh thích hợp.
1.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4
khóa VII (1 - 1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII (12 - 1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo
dục (12 - 1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15
(4 - 1999).
Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. ".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động.
1.2.3. Dạy học tích cực
1.2.3.1. Thế nào là tính tích cực học tập?
Tính tích cực (TTC) là một phẩm chất vốn có của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con
người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và
phát triển TTC xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục.
Tính tích cực học tập - về thực chất là TTC nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí
lực và có nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên
quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác.
Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên tính tích cực. Tính tích cực sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy
nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực độc lập sáng tạo sẽ
phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. TTC học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như:
hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của
mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ; chủ
động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang
học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản trước những tình huống khó khăn…
TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như:
- Bắt chước: gắng sức làm theo mẫu hành động của thầy, của bạn…
- Tìm tòi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm cách giải quyết khác nhau về một số vấn
đề…
- Sáng tạo: tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.
1.2.3.2. Phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, để chỉ các phương pháp
nhằm đề cao vai trò tự giác, tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới vai trò tổ chức, định hướng
của người dạy. Như vậy, phương pháp dạy học tích cực theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức
của người học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với
không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hó._.a hoạt động nhận thức của người học,
nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy
tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực
nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói
quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi
cách dạy tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng
hái áp dụng PPDH tích cực nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng, vẫn quen với lối học
tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học
sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy
học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì
mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ
động".
1.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí
1.3.1.Hoạt động nhận thức :
Nhận thức là cơ sở của hành động, nhận thức đúng thì hành động mới đem lại hiệu quả cao như
mong muốn. Nhận thức có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chính vì vậy, biện pháp tăng cường hoạt động nhận thức là biện pháp có vị trí quan trọng, quyết định
hướng đi và hiệu quả của việc nâng cao chất lượng dạy học.
1.3.2.Tích cực hóa hoạt động nhận thức ( TCHHĐNT) :
TCH là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ
đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là một trong những nhiệm vụ của thầy giáo trong
nhà trường và cũng là một trong những biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Tuy không phải là vấn
đề mới, nhưng trong xu hướng đổi mới dạy học hiện nay thì việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của
học sinh là một vấn đề được đặc biệt quan tâm. Nhiều nhà giáo dục học trên thế giới đang hướng tới
việc tìm kiếm con đường tối ưu nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nhiều công trình
luận án tiến sĩ cũng đã và đang đề cập đến lĩnh vực này. Tất cả đều hướng tới việc thay đổi vai trò
người dạy và người học nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học nhằm đáp ứng được yêu cầu
dạy học trong giai đoạn phát triển mới. Trong đó học sinh chuyển từ vai trò là người thụ động thu nhận
thông tin sang vai trò chủ động, tích cực tham gia tìm kiếm kiến thức. Còn thầy giáo chuyển từ người
truyền thông tin sang vai trò người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ để học sinh tự mình khám phá kiến
thức mới.
Quá trình tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh sẽ góp phần làm cho mối quan hệ giữa
dạy và học, giữa thầy và trò ngày càng gắn bó và hiệu quả hơn. Tích cực hoá vừa là biện pháp thực
hiện nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó góp phần rèn luyện cho học sinh những phẩm chất của người lao
động mới: tự chủ, năng động, sáng tạo. Đó là một trong những mục tiêu mà nhà trường phải hướng tới.
Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là biện pháp phát hiện những quan niệm sai lệch
của học sinh qua đó thầy giáo có biện pháp để khắc phục những quan niệm đó. Vì thế việc khắc phục
những quan niệm của học sinh có vai trò quan trọng trong nhà trường nhằm tích cực hoá hoạt động
nhận thức của học sinh.
* Các biểu hiện của học sinh có dấu hiệu tích cực trong học tập :
- Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả
lời của bạn và thích được phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra;
- Học sinh hay thắc mắc và đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề các em chưa rõ;
- Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng đã có để nhận thức các vấn đề
mới;
- Học sinh mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới nhận từ các nguồn
kiến thức khác nhau có thể vượt ra ngoài phạm vi bài học, môn học.
1.3.3.Sự cần thiết của việc tích cực hóa hoạt động nhận thức :
Lâu nay, GV quen với việc truyền thụ kiến thức cho HS một cách áp đặt, chỉ chú ý nhồi nhét kiến
thức sao cho hết chương trình, ít quan tâm tới việc sử dụng các phương pháp phù hợp để HS có thể tự
lực nghiên cứu, tự lực nắm bắt kiến thức. Có thể nói chúng ta đã chăm chăm vào việc cung cấp kiến
thức mà “quên” đi việc phải trao cho HS phương pháp đạt được kiến thức đó. Do đó, HS của chúng ta
đã quen với cách học truyền thống: thụ động ngồi nghe GV giảng bài sau đó ngồi chờ GV đọc và chép
như một cái máy. Do đó HS trở nên có tác phong chậm chạp, thụ động trong suy nghĩ và hành động. Vì
vậy, không thể tự lực giải quyết vấn đề một cách toàn diện được.
Đứng trước tình hình đó, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học nhằm
tạo ra những con người có năng lực, phẩm chất tốt đẹp: biết tư duy độc lập, tư duy phê phán, tư duy
sáng tạo, tự bộc lộ quan niệm riêng của mình và tích cực tham gia vào hoạt động nhận thức.Tất cả
nhằm đào tạo ra thế hệ học sinh mới: năng động, sáng tạo hơn. Thay đổi phương pháp dạy học truyền
thống cũng là cách để chúng ta tiếp cận với nền khoa học tiên tiến trên thế giới – nơi mà sự sáng tạo
được đặt lên hàng đầu.
1.3.4. Các biện pháp để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
1.3.4.1. Tạo ra môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của trẻ
Bằng cách tạo ra môi trường học tập năng động,GV sẽ gây hứng thú học tập cho HS; tạo mâu
thuẫn nhận thức, gợi động cơ, hứng thú tìm cái mới: gây kích thích bên trong bằng mâu thuẫn nhận
thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới phải giải quyết và khả năng hiện có của HS còn hạn chế, chưa đủ,
cần cố gắng vươn lên tìm kiếm một giải pháp mới, kiến thức mới. Việc HS thường xuyên tham gia vào
giải quyết những mâu thuẫn nhận thức này sẽ tạo ra thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều
sâu, tự giác, tích cực.
1.3.4.2. Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh
Trước mỗi tiết học tư duy của học sinh ở trạng thái nghỉ ngơi. Vì vậy, Trước hết thầy giáo phải
tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trước
mắt học sinh lý do của việc học và giúp các em xác định được nhiệm vụ học tập. Đây là bước khởi
động tư duy nhằm đưa học sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo học sinh vào không khí dạy
học. Khởi động tư duy chỉ là bước mở đầu, điều quan trọng hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy
học trong suốt giờ học. Học sinh càng hứng thú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các
em càng chủ động tích cực bấy nhiêu. Muốn vậy cần phải chú ý đến việc tạo các tình huống có vấn đề
nhằm gây sự xung đột tâm lý của học sinh. Điều này rất cần thiết và cũng rất khó khăn, nó đòi hỏi sự
cố gắng, nỗ lực và năng lực sư phạm của thầy giáo. Ngoài ra cũng cần chú ý tới lôgic của bài giảng.
Một bài giảng gồm các mắt xích nối với nhau chặt chẽ , phần trước là tiền đề cho việc nghiên cứu phần
sau, phần sau bổ sung làm rõ phần trước. Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú học tập và quá
trình nhận thức của học sinh mới tiến triển theo một mạch liên tục không bị ngắt quãng.
1.3.4.3. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của người học
Trong DH tích cực, người học là khách thể của hoạt động dạy nhưng là chủ thể của hoạt động
học – tích cực tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo. Do đó, để HS thực sự tích
cực học tập, GV cần phải nắm rõ phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học linh hoạt, phù hợp với
từng nội dung bài học. Người học được đặt vào trong các tình huống có vấn đề, tự mình khám phá
những tri thức, được trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của
bản thân, động não tư duy các phương án giải quyết khác nhau trong một thời gian nhất định … thông
qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã
được GV sắp đặt.
1.3.4.4 . Rèn luyện phương pháp tự học :
Là tạo cho người học động cơ hứng thú học tập, rèn luyện kĩ năng, thói quen, ý chí tự học để từ
đó khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, tự bản thân người học tìm kiếm, khám phá thông qua
các kênh đa dạng khác nhau, từ đó chất lượng và hiệu quả học tập sẽ được nâng cao. Để đạt được điều
này, GV cần giúp đỡ bước đầu cho HS làm quen với thói quen tìm tòi, học hỏi bằng cách giao nhiệm
vụ về nhà trước mỗi bài học, vạch sẵn hướng nghiên cứu cho HS, hướng dẫn cách tìm hiểu vấn đề. Lâu
dần, HS sẽ hình thành được khả năng tự học.
1.3.4.5 . Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
Ngoài việc rèn luyện khả năng tự học, để ngày càng hoàn thiện và có cách nhìn khái quát hơn,
HS nên tham gia hoạt động nhóm, tức là tăng cường học tập hợp tác. Theo cách này, lớp học là môi
trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhân
được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong môi
trường đó HS dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình DH,
vì khi đó tâm lý các em rất thoải mái.
1.3.4.6. Từng bước đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh - Kết
hợp đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học
Có nhiều cách để tiến hành kiểm tra, đánh giá nhưng phải làm sao để kết quả học tập của học
sinh thể hiện rõ tính toàn diện, thống nhất, hệ thống và khoa học. Kiểm tra, đánh giá có một ý nghĩa xã
hội to lớn, nó gắn với nghề nghiệp, lương tâm, ý chí, tình cảm, tư cách đạo đức và uy tín của người
giáo viên. Việc kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thông hiện nay chưa có môt tiêu chuẩn thống nhất
để đánh giá chất lượng tri thức của từng môn học một cách khoa học. Quá trình đánh giá còn đơn giản,
phương pháp và hình thức đánh giá còn tùy tiện và toàn bộ việc đánh giá của giáo viên chỉ quy về điểm
số.
Cùng với những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, xu hướng sử dụng phiếu học tập với các
bài tập trắc nghiệm để kiểm tra một số kiến thức trong từng buổi học, kiểm tra một số kĩ năng thực
hành như sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin
... đang là một hướng đi tốt, có tác động không nhỏ đến ý thức học tập của học sinh.
Theo PPDHTC, GV là người tổ chức hướng dẫn cho HS phát triển các kĩ năng tự đánh giá, tự
điều chỉnh hoạt động học. GV tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia tương tác, đánh giá lẫn
nhau. Đây cũng có thể coi là một trong những biện pháp thúc đẩy việc tích cực hoá hoạt động nhận
thức của học sinh trong các giờ học vật lý.
1.3.4.7. Tạo điều kiện để HS có thể giải quyết thành công những nhiệm vụ được giao
Vì chúng ta chủ trương thường xuyên đặt HS vào chủ thể hoạt động nhận thức cho nên sự thành
công của họ trong việc giải quyết vấn đề học tập có tác dụng rất quan trọng làm cho họ tự tin, hứng thú,
mạnh dạn trong suy nghĩ để giải quyết những vấn đề ngày càng khó hơn. Thực tế dạy học cho thấy:
nhiều HS tuy không kém thông minh nhưng vì không có kĩ năng, kỹ xảo cần thiết nên thất bại nhiều
lần, không được giúp đỡ kịp thời đã trở thành tự ti, rụt rè, rối trí mỗi khi được giao nhiệm vụ. Để khắc
phục tình trạng này, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Lựa chọn nội dung bài học thích hợp;
- Rèn luyện kỹ năng cho HS thực hiện một số thao tác cơ bản bao gồm thao tác chân tay và
thao tác tư duy : GV hướng dẫn, gợi mở, đưa ra những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp để HS có thể
thực hiện nhiều lần, từ đó HS sẽ tích lũy được kinh nghiệm, thực hiện đúng và nhanh những thao tác
tương tự. Quá trình rèn luyện phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, tránh trường hợp chỉ áp dụng
trong một số ít nội dung thì sẽ không hiệu quả và tốn thời gian vô ích.
- Khai thác và phối hợp các PPDH một cách có hiệu quả, đặc biệt là các PPDH tích cực.
Việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá
trình DH của GV. Bởi vậy, trong tiến trình DH, GV cần phải lựa chọn và sử dụng các PPDH hiệu quả,
đặc biệt là các PPDH tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp phát triển hệ thống câu hỏi,
phương pháp thực nghiệm… có như vậy mới khuyến khích tính tích cực sáng tạo của HS trong học tập.
Cho HS làm quen với các phương pháp nhận thức vật lí được sử dụng phổ biến: trong học tập vật lí,
ngoài việc quan sát hiện tượng thực tế, HS còn phải thực hiện các phép suy luận để rút ra các đặc tính
bản chất, các mối quan hệ phổ biến khách quan của sự vật hiện tượng. Do đó cần phải trang bị cho HS
những phương pháp nhận thức phổ biến, tuy nhiên tùy theo trình độ của HS và các điều kiện cụ thể của
nhà trường mà tổ chức cho HS tham gia trực tiếp một số giai đoạn của phương pháp nhận thức đó.
1.3.4.8.Sử dụng một số phương pháp đặc thù của bộ môn vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động
nhận thức của HS
Sử dụng phương pháp trực quan
• Phương pháp trực quan : theo đúng nghĩa của nó không phải là giáo viên giới
thiệu, trình bày các phương tiện trực quan, nhằm cung cấp cho người học nhiều hình ảnh
cảm tính về sự vật, mà phải giúp người học hành động tốt nhất với sự vật. Dạy học trực quan
– tức là dạy học phải được bắt đầu từ việc hướng dẫn người học hành động cảm tính với đối
tượng học.
• Vai trò của các phương tiện trực quan :
- Đẩy mạnh và hỗ trợ hoạt động nhận thức của HS : con người nhận thức được thế
giới bên ngoài là nhờ các giác quan. Khi HS bắt đầu học môn vật lý, các em đã tích lũy được
một số kiến thức về các hiện tượng do quan sát thực tiễn hoặc do học tập, trao đổi mà có. Vì
vậy muốn cho HS hiểu bài một cách chính xác và sâu sắc thì phải xây dựng các khái niệm,
các thuyết, các định luật từ sự quan sát trực tiếp các hiện tượng. Nhưng trong lớp học không
phải lúc nào cũng có điều kiện quan sát trực tiếp vì nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó GV
phải tạo cho các em quan sát hình ảnh,phim hoặc mô hình…của các hiện tượng đó. Nhờ các
phương tiện trực quan GV có thể cung cấp cho HS những kiến thức bền vững, chính xác,
giúp HS kiểm tra lại tính đúng đắn của lí thuyết, từ đó sửa chữa bổ sung chúng nếu không
phù hợp với thực tiễn.
- Phát triển kĩ năng thực hành : thí nghiệm của GV với những thao tác chuẩn mực sẽ
giúp HS hình thành kĩ năng thí nghiệm một cách chính xác. Sau đó HS tự tay thực hiện các
thí nghiệm và trình độ thao tác được nâng dần lên.
- Phát triển trí tuệ : khi sử dụng đúng lúc đúng chỗ các phương tiện trực quan với
những phương pháp và lời dẫn dắt thích hợp của GV sẽ giúp HS phát triển óc quan sát, khả
năng phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Giáo dục nhân cách HS : thông qua việc sử dụng các phương tiện trực quan góp
phần hình thành ở HS một hệ thống các khái niệm và nhận thức về thế giới xung quanh, trên
cơ sở đó giải thích một cách khoa học các sự vật hiện tượng đã và đang xảy ra trong tự nhiên
và xã hội. Điều đó củng cố niềm tin của HS vào chân lý khách quan và có tác dụng hướng
dẫn hành động.
• Một số phương tiện trực quan thường được sử dụng :
- Mô hình, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, đồ thị.
- Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm.
- Băng hình, CD, máy chiếu đa năng, phần mềm DH.
Sử dụng thí nghiệm vật lí
Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm, vì vậy, sử dụng rộng rãi các thí nghiệm vật lí ở nhà
trường trung học phổ thông hiện nay là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh.
Thí nghiệm vật lí có tác dụng rất to lớn trong việc phát triển năng lực và nhận thức khoa học cho
học sinh, đồng thời giúp cho họ quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Vì qua đó, học sinh
sẽ học được cách quan sát các hiện tượng, cách đo đạc các đại lượng vật lý nhằm rèn luyện tính cẩn
thận, kiên trì trong nghiên cứu khoa học. Đây là điều rất cần cho việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp,
chuẩn bị cho học sinh bước vào đời sống thực tiễn. Do được tận mắt quan sát sự vận động của các hiện
tượng, tự tay tiến hành lắp ráp, đo đạc mà các em sẽ quen dần với các dụng cụ,thiết bị thực trong đời
sống.
Trong dạy học cũng như trong nghiên cứu khoa học, thí nghiệm vật lí có tác dụng rất lớn trong
việc tích cực hoá hoạt động nhận thức. Thí nghiệm vật lí được thực hiện ở trường phổ thông dưới
nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên trình bày thí nghiệm nhằm đề xuất vấn đề nghiên cứu để vào bài
mới, khảo sát hay minh hoạ một định luật, một quy tắc vật lí nào đó. Học sinh tự tay làm các thí
nghiệm để tìm hiểu hiện tượng, đào sâu, ôn tập, củng cố kiến thức đã học.
Sử dụng phương pháp học tập hợp tác theo nhóm nhỏ:
Trong học tập, không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ được hình thành bằng những hoạt động
độc lập cá nhân. Do đó cần kết hợp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ để gắn kết sự phối hợp của cá nhân
vào tập thể để cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập và làm tăng hiệu quả học tập.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là hình thức dạy học trong đó quá trình nhận thức được tiến
hành thông qua hoạt động của các HS trong nhóm theo một kế hoạch được GV giao sẵn. Cách dạy học
này có thể tiến hành trong lớp hoặc ngoài lớp (nghiên cứu ở nhà).
Trên cơ sở học tập theo nhóm, HS mạnh dạn hơn, tự tin hơn, để đưa ra ý kiến riêng của cá nhân
mình, từ đó HS tích cực hoạt động, tham gia xây dựng bài và kiến thức lúc này mới là kiến thức của
riêng bản thân HS.
• Ưu điểm của dạy học theo nhóm nhỏ
- Giờ học trở nên sôi nổi;
- Tăng cường tính tích cực, chủ động của người học;
- Tạo điều kiện để HS học hỏi lẫn nhau;
- Tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong nhóm được bộc lộ hiểu biết và quan điểm của
mình. Điều này đặc biệt có ích đối với các HS nhút nhát, ít phát biểu trong lớp;
- Tạo yếu tố kích thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm;
- Tạo nhiều cơ hội cho GV có nhiều thông tin phản hồi về người học.
• Nhược điểm của dạy học theo nhóm nhỏ :
- Tốn nhiều thời gian;
- Có thể đi chệch hướng với chủ đề, các phát biểu thiếu tập trung, tản mạn;
- Hiệu quả học tập của nhóm phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần tham gia của các thành viên
trong nhóm. Nếu trong nhóm chỉ có vài người tham gia tích cực thì lúc này học theo nhóm trở thành sự
độc diễn cá nhân, các thành viên khác trở thành người ngoài cuộc, để mặc cho thành viên khác dẫn dắt.
1.4.Vai trò của CNTT trong việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS
Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ
thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người và xã hội (Nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993)… Sử dụng CNTT ( cụ thể là MVT
) vào dạy học là một trong những hướng nhằm đổi mới việc dạy và học hiện nay.
Chức năng về dạy học của máy vi tính :
- Tăng cường tính trực quan;
- Lưu trữ, truyền dẫn và xử lí thông tin;
- Hỗ trợ HS trong học tập : Việc sử dụng MVT trong dạy học có tác dụng rất tốt đối với HS,
trong đó cá thể học tập của học sinh ở mức độ cao. HS có thể học tập theo nhịp độ riêng của mình phù
hợp với khả năng, đặc điểm tâm lý và điều kiện học tập của từng cá nhân, tạo cơ hội để HS có thể tự
học một cách tốt hơn. Với những chương trình đã được cài đặt sẵn (trắc nghiệm, đố vui …) MVT có
thể đưa ra lời khen ngợi mỗi khi HS thực hiện tốt một nội dung học tập, và cũng có thể phê phán một
cách nhẹ nhàng mỗi khi các em làm không tốt nhiệm vụ của mình. Vì thế HS thấy mình được tôn trọng,
được cư xử công bằng và khách quan. Điều này giúp các em tự tin hơn trong quá trình học tập, qua
cũng rèn luyện cho HS tính độc lập, tự chủ và sáng tạo. Học tập với MVT đòi hỏi HS phải kiên trì,
nhẫn nại, cần cù và chăm chỉ, đó cũng là những nét nhân cách cần thiết phải hình thành ở HS.
- Cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, kiến thức của HS. đánh giá kết quả học
tập một cách công bằng, khách quan. Điều đó giúp HS đánh giá đúng khả năng học tập của mình. Nhờ
có MVT mà kết quả học tập của HS được lưu lại trong các tệp số liệu, giúp GV có thể so sánh, đánh
giá, nhận xét quá trình học tập của HS một cách nhanh chóng, chính xác.
- Minh họa các hiện tượng, quá trình...
- Thiết kế các mô hình vật lý và tự động hóa thí nghiệm vật lí: Nhờ các chương trình mô phỏng
và minh họa được cài đặt sẵn, MVT có thể xây dựng nên các mô hình tĩnh hoặc động với chất lượng
cao, thể hiện ở độ trung thực của màu sắc, các vận động tuân theo các quy luật khách quan của hiện
tượng mà người lập trình đã đưa vào làm tăng tính trực quan trong dạy học, tăng hứng thú học tập và
tạo sự chú ý học tập của HS ở mức độ cao. MVT có khả năng lặp lại nhiều lần (thậm chí là vô hạn lần)
ở cùng một vấn đề, giúp GV và HS có thể nghe lại, xem lại những tình huống, những hiện tượng hoặc
những thông tin mà họ chưa kịp nhận biết ở lần quan sát đầu tiên. Điều này rất khó thực hiện bằng
những phương tiện khác.
Ngoài khả năng mô phỏng một các trực quan và chính xác các hiện tượng, quá trình vật lý, MVT còn
có thể tạo điều kiện cho người nghiên cứu đi sâu vào các mối quan hệ có tính bản chất của các hiện
tượng, quá trình vật lí. Sở dĩ thực hiện được điều đó là do tính ưu việt trong việc tính toán và xử lí số
liệu của MVT. Vai trò của MVT ở đây là tạo ra các khả năng mới trong tính toán : khả năng rút ngắn
thời gian tính toán và đặc biệt là khả năng có thể tìm ra lời giải các bài toán (nếu không có MVT thì
trong điều kiện ở trường phổ thông, với công cụ toán học còn thiếu và không được bổ sung thì không
có khả năng giải được. Nhờ các phần mềm có sẵn như Mapple, Mathematica, Interactive
Physics…hoặc do người nghiên cứu tự viết ra, GV và HS có thể thực hiện nhanh chóng và tương đối
mĩ mãn các tính toán lí thuyết.
- MTV hỗ trợ các thí nghiệm vật lí :
Trong quá trình dạy và học, thí nghiệm vật lí là một khâu quan trọng không thể thiếu được. Khi
tiến hành thí nghiệm nhằm nghiên cứu một định luật, quá trình vật lí nào đó thì đồ thị thực nghiệm biểu
diễn mối quan hệ các đại lượng trong định luật, quá trình đó có vai trò hết sức quan trọng. Dựa vào đồ
thị chúng ta không chỉ giải thích được diễn biến của hiện tượng, quá trình vật lí mà điều quan trọng
hơn, khi nhìn vào đồ thị chúng ta có thể dễ dàng phát hiện và dự đoán mối quan hệ có tính quy luật
giữa các đại lượng mà mối quan hệ này có thể được biểu diễn bởi các hàm số toán học đã biết, trong
nhiều trường hợp phát biểu thành định luật vật lí… Để có thể vẽ được đồ thị thực nghiệm thì đòi hỏi
phải thu thập được một số lượng lớn dữ liệu từ việc đo đạc, tính toán và đòi hỏi rất nhiều thời gian; vì
vậy mà dù muốn cũng không thể thực hiện được trên lớp trong giờ học chính khóa với các dụng cụ thí
nghiệm truyền thống. Vì vậy, để có thể tạo điều kiện tổ chức cho HS hoạt động tự chủ chiếm lĩnh kiến
thức đòi hỏi phải có các phương tiện dạy học giúp HS có thể nhanh chóng thu thập dữ liệu thực
nghiệm, vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa các đại lượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy như
phân tích, so sánh, khái quát hóa và dự đoán xây dựng giải thuyết.
Các thí nghiệm có sự trợ giúp của MVT được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng với độ
tin cậy cao.
Ngoài ra, với tính ưu việt của mình, MVT và các phần mềm còn có vai trò to lớn trong giai đoạn
vận dụng kiến thức mới cũng như hỗ trợ đắc lực trong việc tự học, ôn tập, củng cố, mở rộng, đào sâu,
hệ thống hóa kiến thức của HS.
1.5. Tự học
1.5.1. Khái niệm tự học
Theo từ điển Giáo dục học - NXB Từ điển Bách khoa 2001 [26], tự học là “quá trình tự mình
hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kỹ năng thực hành không có sự hướng dẫn trực tiếp
của giáo viên và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục, đào tạo.”
Theo TS. Trịnh Văn Biều [10], có 3 kiểu tự học:
- Tự học không có hướng dẫn: Người học tự tìm lấy tài liệu để đọc, hiểu, vận dụng các kiến thức
trong đó. Đối tượng dùng kiểu tự học này khá đa dạng, có thể là những người đã trưởng thành, những
nhà khoa học; cũng có thể là HS phổ thông có sự đam mê về một lĩnh vực hoặc bộ môn nào đó (tự học
tin học, tự học đồ họa, …).
- Tự học có hướng dẫn: Có GV ở xa hướng dẫn người học bằng tài liệu hoặc bằng các phương
tiện thông tin khác. Đó là việc tự học của sinh viên, thực tập sinh, nghiên cứu sinh,...
- Tự học có hướng dẫn trực tiếp: Có tài liệu và gặp trực tiếp thầy một số tiết trong tuần, được
thầy chỉ dẫn, giảng giải, sau đó về nhà tự học. Đây là hình thức cần được đưa vào phổ biến trong nhà
trường phổ thông vì mức độ của nó phù hợp với khả năng của HS.
1.5.2. Sự cần thiết của tự học
Qua giao tiếp với GV và bạn cùng học trên lớp, HS tiếp thu kiến thức mới một cách tổng quát.
Để hiểu sâu sắc và có thể vận dụng kiến thức mới nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đòi hỏi HS
phải biết tự học.
Thật vậy, thời gian tự học là lúc HS tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một phong cách riêng
và với tốc độ thích hợp với bản thân mình. Hoạt động tự học, xét trước mắt, giúp người học nắm vấn đề
một cách chắc chắn và bền vững; còn xét lâu dài thì đây chính là phẩm chất cần thiết cho sự phát triển
và trưởng thành của mỗi con người.
Hoạt động tự học không những giúp người học thu thập kiến thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức để giải quyết vấn đề học tập, mà còn góp phần củng cố ý chí “vượt qua chính mình”, san
bằng những khó khăn trong học tập để tiến bộ. Ở mức độ tốt hơn nữa, hoạt động tự học còn giúp người
học có hứng thú học và đây chính là cội nguồn của sự hình thành năng lực hoạt động sáng tạo. Những
thành tựu đạt được trong học tập không ai cung cấp được nếu HS không thông qua hoạt động bản thân.
Sống trong kỷ nguyên mà khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì người học phải tự học, tự
bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng làm việc cho mình để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của
xã hội về nguồn nhân lực. Phương pháp dạy học dù hay đến đâu, thầy giáo dù giỏi đến đâu cũng không
thể giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian đào tạo với lượng kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho
người học.
Vì vậy, chỉ có tự học, tự bồi dưỡng, mỗi người mới có thể bù đắp được cho mình những lỗ hổng
về kiến thức để thích ứng với yêu cầu cuộc sống đang phát triển. Tự học là một trong những phẩm chất
không thể thiếu của người học, nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường, mà cả khi
đã bước vào cuộc sống.
1.5.3. Chu trình tự học
Theo Nguyễn Cảnh Toàn [27], chu trình học diễn biến theo ba thời:
Hình 1.1 Tóm tắt chu trình học ba thời
• Thời (I): Tự nghiên cứu.
Bắt đầu một tình huống học, chủ thể thấy có nhu cầu hoặc hứng thú để tìm hiểu, đây là giai đoạn
nhận biết vấn đề.
Qua các kênh nghe, nhìn, chủ thể lĩnh hội thông tin của vấn đề quan tâm, đây là giai đoạn thu
nhận thông tin.
Trong quá trình thu nhận thông tin, chủ thể xây dựng giải pháp để hiểu được và nhớ thông tin
đó, thử nghiệm giải pháp, đưa ra kết luận. Đây là giai đoạn xử lý thông tin và giải quyết vấn đề.
Sản phẩm của thời (I) : Tự nghiên cứu mang tính chủ quan, phiến diện, có thể thông tin bị lệch
lạc, bị nhiễu. Nó sẽ được hoàn thiện ở thời học tiếp theo.
• Thời (II): Tự thể hiện, hợp tác với bạn và thầy.
Sản phẩm học ở thời (I) mà chủ thể đạt được bây giờ được thử thách bởi các yêu cầu tự trình
bày, trả lời và tranh luận với các bạn về những mâu thuẫn xuất hiện khi tranh uận. Kết luận cuối cùng
của thầy và của tập thể cùng tranh luận không những có tác ụng giúp chủ thể chỉnh sửa sản phẩm ban
đầu của mình được khách quan hơn, toàn diện hơn, chính xác hơn, mà còn làm cho thông tin của chủ
thể đã ghi nhận khắc sâu được vào trí nhớ của mình.
• Thời (III): Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Đây là thời học mà chủ thể chuyển kết luận của thầy thành của bản thân. Tức là sau khi so sánh,
đối chiếu sản phẩm học của mình với sản phẩm chuẩn để sửa sai, chủ thể sẽ rút ra kinh nghiệm về cách
học, cách tư duy để giải quyết vấn đề. Từ đó, chủ thể sẽ tiến bộ một bước trong học tập và sẵn sàng
bước vào tình huống học tập mới.
Ba thời của chu trình học, trong thực tế, không tuyệt đối tách biệt nhau, mà có thể hòa nhập,
lồng ghép vào nhau trong quá trình học tập. Việc phân tích hoạt động học thành ba thời đã nêu bật
được vai trò lao động tự học của người học. Ở thời (I) là lao động cá nhân, chủ thể tự thân vận động để
có được sản phẩm học ban đầu của mình. Ở thời (II) là lao động mang tính xã hội, tập thể cùng học sẽ
hợp tác với nhau để xem xét sản phẩm học của mình. Thời (III) cho thấy vai trò lao động cá nhân ở
trình độ cao hơn, chủ thể đạt được thành tựu học tốt nhất ở thời học này.
1.6. Sách điện tử (E-Book)
1.6.1. Khái niệm
Theo trang web Wikipedia bản tiếng Anh, E-Book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử).
Hiểu một cách đơn giản, E-Book là sản phẩm “số hóa” cuốn sách in. E-Book là một hình thức văn bản,
mà để đọc được, cần phải có máy tính điện tử (computer) hoặc máy đọc sách điện tử (E-book readers,
smartbook). Một số điện thoại di động (smartphone) cũng có thể dùng để đọc E-Book.
Hình 1.2. Một số thiết bị chuyên dùng để đọc E-Book
Ý tưởng số hóa sách in thành thư viện E-Book được ra đời từ năm 1971 bởi dự án Gutenberg do
Michael S. Hart phát triển. Các định dạng thường được sử dụng là HTML, PDF, EPUB, MOBI, EXE
và Plucker. Ngày nay, các dịch vụ về E-Book phát triển mạnh mẽ, điển hình như trang web
amazon.com cung cấp gần 1 triệu đầu sách đủ mọi thể loại cho độc giả toàn thế giới.
Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi phát triển khái niệm E-book theo hướng như là một
cuốn sách tham khảo được số hóa, bổ sung hình ảnh, phim thí nghiệm và k._. chân
không. Do đó dòng các êlectron phát ra
từ catôt có thể chạy thẳng tới anôt mà
không va chạm với các phân tử khác
nên không làm phát quang.
– Dòng êlectron đó làm phát quang thuỷ
tinh.
Hoạt động 3 (5 phút) . Củng cố và dặn dò:
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS giải thích câu
hỏi đã nêu ở đầu bài.
Thảo luận chung đưa ra câu
trả lời
Các đặc điểm chính của tia lửa điện
và hồ quang điện.
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Bài 23: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Hiểu được các tính chất điện đặc biệt của chất bán dẫn làm cho nó được xếp vào một loại vật
dẫn tiêng, khác với các vật dẫn quen thuộc là kim loại.
– Hiểu được các hạt tải điện là êlectron tự do và lỗ trống và cơ chế tạo thành các hạt đó trong
bán dẫn tinh khiết.
– Hiểu được tác dụng của tạp chất có thể làm thay đổi một cách cơ bản tính chất dẫn điện của
bán dẫn. Bằng cách pha tạp chất một cách t h í c h hợp, người ta có thể tạo nên bán dẫn loại n
và loại p với nồng độ hạt tải mong muốn.
– Hiểu được sự hình thành lớp chuyển tiếp p – n và giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp
chuyển tiếp p – n.
2. Kỹ năng
– Giải thích h iện tượng vật lí: giải t h í c h cơ chế hình thành êlectron tự do và lỗ trống
trong bán dẫn tinh khiết và trong bán dẫn pha tạp.
3. Thái độ
+ Giáo dục học sinh niềm tin vào khoa học.
II. CHUẨN BỊ
7. Giáo viên
+ E-book.
2. Học sinh
- Ôn lại : + Phần nói về tính dẫn điện của kim loại.
- Xem trước E-book, tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, chia nhóm, phát phiếu nhiệm vụ học tập.
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Thời gian Nhiệm vụ
15 phút I.Tính chất của bán dẫn
- So sánh đ i ệ n trở suất của bán dẫn với điện trở suất của kim loại và chất điện
môi ?
- So sánh sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở suất của kim loại và của bán dẫn
tinh khiết ?
- Nhận xét gì về sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết khi ở nhiệt độ cao, và ở nhiệt
độ thấp?
10 phút Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là gì ?
_ Ta xét trường hợp bán dẫn điển hình là silic (Si), nếu trong mạng chỉ có một
loại nguyên tử là Si, thì ta gọi là bán dẫn tinh khiết. Hãy cho biế t sự liên kết
của các nguyên tử Si trong mạng tinh thể có tính chất như thế nào?
– Nguyên tử Si có hoá trị bằng bao nhiêu ?
– Xung quanh nó sẽ có bao nhiêu nguyên tử liên kết ?
– Liên kết giữa các nguyên tử trong mạng tinh thể là liên kết gì ?
–Nhận xét gì về tính bền vững của các nguyên tử Si trong mạng tinh thể ?
_ Muốn có hạt tải điện tự do trong mạng tinh thể của bán dẫn tinh khiết phải làm
thế nào ?
– Khi đó hạt tải điện trong mạng tinh thể là hạt gì ?
_ Khi đặt vào bán dẫn một đ i ện trường, êlectron và lỗ trống sẽ chuyển động thế
nào ?
_ Bản chất dòng điện trong bán dẫn là gì ?
_ Nhận xét gì về số êlectron và lỗ trống trong bán dẫn tinh khiết ?
– Số lượng êlectron và lỗ trống trong bán dẫn phụ thuộc như thế nào vào
nhiệt độ ?
_ Tìm hiểu về những ứng dụng sự phụ thuộc mạnh của điện trở bán dẫn vào nhiệt
độ để làm nhiệt điện trở bán dẫn.
10 phút 3.Sự dẫn điện của bán dẫn có tạp chất
- Nếu trong mạng tinh thể của bán dẫnSi có pha thêm một lượng nhỏ P thì mật độ
êlectron v à lỗ trống của bán dẫn thay đổi như thế nào?
+ Nguyên tử P có bao nhiêu êlectron lớp ngoài cùng ?
+ Nó sử dụng bao nhiêu êlectron để tham gia liên kết với các nguyên tử Si
xung quanh ?
+ Nhận xét gì về tính bền vững của liên kết giữa êlectron còn lại với nguyên tử P ?
+ So sánh mật độ êlectron và lỗ trống trong bán dẫn Si pha tạp P ?
- Hãy cho biết hạt nào đóng vai trò là hạt mang điện cơ bản và hạt mang điện
không cơ bản trong bán dẫn Si có pha tạp là các nguyên tử B ?
+ Nguyên tử B có bao nhiêu êlectron lớp ngoài cùng ?
+ Nó sử dụng bao nhiêu êlectron để tham gia liên kết với các nguyên tử Si
xung quanh ? Muốn B tham gia liên kết cộng hoá trị với bốn nguyên tử Si xung
quanh cần phải có bao nhiêu êlectron ?
+ Êlectron còn thiếu có t h ể l ấy ở đâu ? Khi đó lỗ trống hay êlectron tự do
được tạo thành ?
+ So sánh mật độ êlectron và lỗ trống trong bán dẫn Si pha tạp P ?
+ Có thể tạo ra bán dẫn thuộc loại mong muốn và có tính dẫn điện mong muốn
được không ? Nếu có thì bằng cách nào ?
15 phút 4. Lớp chuyển tiếp p-n
– Khi tiếp xúc, lỗ trống của bán dẫn loại p và êlectron của bán dẫn loại n
chuyển động như thế nào ?
+ Êlectron của bán dẫn loại p và lỗ trống của bán dẫn loại n chuyển động
như thế nào ?
– Sự chuyển động của các êlectron và lỗ trống sẽ được ưu tiên như thế nào ?
– Khi lỗ trống khuếch tán sang n,êlectron tự do ở gần chỗ tiếp xúc còn tồn tại
không ? Tại sao ?
Kết quả có sự xuất hiện hai lớp điện tích âm và dương ở hai bản, bản nào sẽ
có lớp điện t ích âm, bản nào sẽ có lớp bản điện tích dương ?
– Sự xuất hiện điện trường trong Et có hướng như thế nào ?
– Điện trường này có tác dụng gì ?
– Khi nào thì sự khuếch tán dừng lại ?
- Mắc hai đầu của mẫu bán dẫn có lớp chuyển tiếp p – n vào một nguồn điện có
hiệu điện thế U, sao cho cực d−ơng của của nguồn nối với bán dẫn p, cực âm nối
với bán dẫn n, khi đó, dòng điện chạy qua lớp chuyển tiếp p – n phụ thuộc như
thế nào vào hiệu điện thế U ?
- Điện trường ngoài En do nguồn điện gây ra có tác dụng làm yếu điện trường trong
hay làm mạnh điện trường trong ?
– Khi đó dòng chuyển dời của các hạt tải điện đa số đượ c tăng cường
hay không được tăng cường ?
– Khi ta tăng hiệu điện thế thì dòng điện này tăng hay giảm ?
- Quan sát đường đặc tuyến vôn – ampe của lớp chuyển tiếp p – n để rút ra kết
luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của nguồn điện.
- Nếu mắc hai đầu mẫu bán dẫn có lớp tiếp xúc p – n vào nguồn điện có hiệu điện
thế U, sao cho cực dương của nguồn điện nối với bán dẫn n, và cực âm của
nguồn điện nối với bán dẫn p, khi đó, dòng điện chạy qua lớp chuyển tiếp p – n
phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U ?
- Tại sao nói lớp chuyển tiếp p – n có tính chất chỉnh lưu ? ứng dụng của tính chất
đó là gì ?
5 phút Nêu sự khác nhau về tính dẫn điện giữa bán dẫn tinh khiết và kim loại ?
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Nêu sự hình thành các electron tự do trong kim loại và bản chất dòng điện trong kim loại.
3. Tạo tình huống có vấn đề (1’)
Các linh kiện bán dẫn như điôt, tranzito, vi mạch, …có mặt trong mọi thiết bị điện tử, trong đời
sống và trong khoa học kĩ thuật. Chúng được cấu tạo từ các chất bán dẫn. Vậy chất bán dẫn có tính
chất đặc biệt như t h ế nào mà được sử dụng rộng rãi như thế? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng
ta tìm hiểu điều đó.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (20 phút) : Tìm hiểu tính chất điện của bán dẫn
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ I. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
vở.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các
êlectron dẫn chuyển động ngược chiều điện
trường và dòng các lỗ trống chuyển động
cùng chiều điện trường.
Bán dẫn trong đó hạt tải điện chủ yếu là
êlectron dẫn gọi là bán dẫn loại n. Bán dẫn
trong đó hạt tải điện chủ yếu là lỗ trống gọi
là bán dẫn loại p. Chẳng hạn, pha tạp chất P,
As … vào trong silic, ta được bán dẫn loại n
; còn pha B, Al … vào silic ta được bán dẫn
loại p.
Hoạt động 2 ( 20 phút): Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn tinh khiết
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ II. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Cho HS xem E-book
trong quá trình thảo luận.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
vở.
- Điện trở suất của bán dẫn có giá trị trung
gian giữa kim loại và điện môi
- Điện trở suất của bán dẫn tinh khiết
giảm khi nhiệt độ tăng.
- Ở nhiệt độ thấp, bán dẫn dẫn điện rất
kém (giống như điện môi), ở nhiệt độ cao,
bán dẫn dẫn điện khá tốt ( giống như kim
loại).
- Bán dẫn điển hình và đượ c dùng phổ biến
nhất là silic (Si). Ngoài ra, còn có các bán
dẫn khác như Ge, Se, các bán dẫn hợp
chất như GaAs, CdTe, ZnS, … nhiều ôxit,
sunfua, sêlenua, telurua, … và một số
chất pôlime.
–Tính chất dẫn điện của bán dẫn phụ
thuộc rất mạnh vào các tạp chất có mặ t
trong tinh thể.
Hoạt động 3 ( 20 phút): Tìm hiểu sự dẫn điện của bán dẫn pha tạp chất.
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ II. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Cho HS xem E-book
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
- Khi êlectron bứt khỏi nguyên tử P trở
thành êlectron tự do thì nguyên tử P trở
thành một ion dương và nằm tại nút
mạng.
- Vậy tạp chất P đã tạo nên thêm các
trong quá trình thảo luận.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
vở.
êlectron dẫn, mà không làm tăng thêm lỗ
trống. Ta gọi êlectron là hạt mang điện
cơ bản hay đa số, lỗ trống là hạt mang
điện không cơ bản hay thiểu số. Bán dẫn
như vậy gọi là bán dẫn êlectron hay bán
dẫn loại n.
– Nguyên tử B pha thêm vào bán dẫn Si
làm cho lỗ trống được sinh ra, tức là mật
độ lỗ trống nhiều hơn mật độ êlectron. Lỗ
trống là hạt mang điện cơ bản, êlectron là
hạt mang điện không cơ bản.
- Bán dẫn tạp chất có mật độ lỗ trống lớn
hơn mật độ êlectron gọi là bán dẫn lỗ
trống hay bán dẫn loại P.
- Nếu ta pha hai loại tạp chất, chẳng hạn
cả P và B, vào bán dẫn Si, thì bán dẫn
này có thể là loại p hay loại n, tuỳ theo tỉ
lệ giữa hai lượng tạp chất.
Hoạt động 4 ( 15 phút): Tìm hiểu lớp chuyển tiếp p-n
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ IV. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Cho HS xem E-book
trong quá trình thảo luận.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
vở.
Lớp chuyển tiếp p - n là chỗ tiếp xúc của
miền mang tính dẫn p và miền mang tính
dẫn n được tạo ra trên một tinh thể bán dẫn.
Lớp chuyển tiếp p - n có tính chất chỉnh
lưu, nghĩa là chỉ cho dòng điện chạy theo
một chiều từ p sang n mà không cho dòng
điện chạy theo chiều ngược lại.
Hoạt động 3 (10 phút) . Củng cố và dặn dò:
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS giải thích câu
hỏi đã nêu ở đầu bài.
Thảo luận chung đưa ra câu
trả lời
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Bài 23: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Hiểu được cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của các linh kiện bán dẫn có lớp
chuyển tiếp p – n thường gặp như điôt chỉnh lưu, phôtôđiôt, điôt phát quang, tranzito.
– Hiểu được cách m ắ c mạch k h u ế c h đ ạ i dùng tranzito hai lớp chuyển tiếp p-n và họ đặc
tuyến vôn – ampe của tranzito.
2. Kỹ năng
– Giải thích nguyên tắc hoạt động của các ứng dụng kĩ thuật vật lí như : điốt, tranzito.
– Phát t r i ể n k ĩ năng hoạt động nhóm khi giải thích các h i ệ n tượng vật lí nguyên tắc
hoạt động của một ứng dụng kĩ thuật.
– Quan sát GV tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận.
3. Thái độ
+ Giáo dục học sinh niềm tin vào khoa học.
II. CHUẨN BỊ
8. Giáo viên
+ Chuẩn bị 02 pin 1,5V và một điốt phát quang loại trắng phát ra ánh sáng đỏ, 1 điốt phát quang
loại trắng phát ánh sáng xanh, 1 điôt phát quang loại trắng phát ánh sáng vàng (đèn LED).
+ E-book.
2. Học sinh
- Ôn lại các tính chất của lớp chuyển tiếp p – n, bản chất dòng điện trong chất bán dẫn, các loại bán
dẫn.
- Xem trước E-book, tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG BAN ĐẦU
1. Ổn định tổ chức (1’): Kiểm tra sĩ số, chia nhóm, phát phiếu nhiệm vụ học tập.
PHIẾU NHIỆM VỤ HỌC TẬP
Thời gian Nhiệm vụ
15 phút I.Tìm hiểu điôt
- Thiết kế một thiết bị dùng để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện 1
chiều.
Gợi ý :
Trong một chu kì của dòng điện xoay chiều, ở nửa chu kì sau dòng điện có chiều
ngược với chiều dòng điện ở nửa chu kì đầu. Muốn chỉnh l−u dòng điện xoay chiều
cần phải có thiết bị chỉ cho dòng điện chạy qua trong một nửa chu kì, nửa chu kì
còn lại không cho dòng điện chạy qua.
+Có t h ể sử dụng các chất bán dẫn để chế tạo thiết bị này được không ?
+ Có thể dùng lớp chuyển tiếp p – n để chế tạo ra thiết bị này được không ? Tại
sao ?
- Quan sát trên sơ đồ mạch điện, hãy cho biết người ta sử dụng dòng điện
thuận hay dòng điện ngược của điốt ?
– Dòng điện ngược có b iến thiên không nếu ta chiếu ánh sáng có cường độ
sáng biến thiên vào điôt ?
- Pin mặt trời có cấu tạo chính là lớp chuyển tiếp p – n, hãy giải thích nguyên tắc
hoạt động của pin ?
- Làm thí nghiệm : dùng 1 điôt phát quang (đèn LED) mắc vào nguồn điện là hai
cục pin loại 1,5V mắc nối tiếp. Yêu cầu HS quan sát điốt phát quang.
- Tiếp tục đổi cực điốt ngược lại, yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét.
- Laze bán dẫn hoạt động dựa trên cơ sở nào ?
- Tại sao trong thực tế thì các pin nhiệt điện đều được làm bằng chất bán dẫn ?
- Thế nào gọi là hiện tượng nhiệt điện ngươc? ứng dụng hiện tượng này để làm
gì ?
10 phút II. Tranzito
- Hãy dùng hình vẽ để mô tả cấu tạo của tranzito.
- Hãy cho biế t các lớp chuyển tiếp E – B và B – C đượ c p h â n cực thuận hay
phân cực ngược ?
- Dòng đ i ện IE là dòng có hạt tải điện chủ yếu là êlectron hay lỗ trống ? Vì
sao ? Dòng êlectron từ B sang E lớn hay bé? Vì sao ?
- Dòng điện IE là dòng lỗ trống sau khi đã chạy qua B tiếp tục chạy như thế nào ?
- So sánh sự biến thiên ∆UEB với độ biến thiên hiệu điện thế.
- Xác đ ịn h cường độ dòng điện IC tương ứng với cường độ dòng điện IB và
rút ra nhận xét.
5 phút Hãy kể tên các linh kiện bán dẫn hoạt động trên cơ sở lớp chuyển tiếp p – n và
giải thích nguyên tắc hoạt động của chúng ?
2. Kiểm tra bài cũ (2’)
- Nêu tính chất dẫn điện của lớp chuyển tiếp p-n.
3. Tạo tình huống có vấn đề (1’)
Các linh kiện bán dẫn như điôt, tranzito, vi mạch, …có mặt trong mọi thiết bị điện tử, trong đời
sống và trong khoa học kĩ thuật. Ta hãy tìm hiểu chúng.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (20 phút) : Tìm hiểu Điôt
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ I. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
-Điôt bán dẫn thực chất là một lớp chuyển
tiếp p - n. Khi một điện áp xoay chiều được
đặt vào điôt, thì điôt chỉ cho dòng điện chạy
theo một chiều từ p sang n, gọi là chiều
thuận. Điôt bán dẫn có tính chỉnh lưu và
được sử dụng trong mạch chinh lưu dòng
điện xoay chiều.
-Hình ảnh và cấu tạo cùng hoạt động cùa điôt
vở.
chỉnh lưu, photođiot, pin mặt trời, điot phát
quang, pin nhiệt điện bán dẫn.
Hoạt động 2 ( 20 phút): Tìm hiểu Tranzito
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS thực hiện
thảo luận và trình bày các
nhiệm vụ II. trong phiếu
nhiệm vụ học tập.
-Cho HS xem E-book
trong quá trình thảo luận.
-Tổng kết lại ý, cho HS
chép bài.
Thực hiện thảo luận và
ghi chép lại.
-1 nhóm trình bày trước
lớp.
-Các nhóm khác cho ý
kiến.
-Tổng hợp, ghi chép vào
vở.
Tranzito là một dụng cụ bán dẫn trong đó
có hai lớp chuyển tiếp p - n, được tạo thành
từ một mẫu bán dẫn bằng cách khuếch tán
các tạp chất để tạo thành ba cực, theo thứ
tự p - n - p hoặc n - p - n. Khu vực ở giữa
có bề dày rất nhỏ (vài micrômét) và có mật
độ hạt tải điện thấp. Tranzito có tác dụng
khuếch đại tín hiệu điện. Nó đóng vai trò
quan trọng trong các mạch điện bán dẫn, để
lắp các mạch khuếch đại và khoá điện tử.
Hoạt động 3 (5 phút) . Củng cố và dặn dò:
Trợ giúp của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức
-Yêu cầu HS kể tên ác linh
kiện bán dẫn hoạt động trên
cơ sở lớp chuyển tiếp p – n và
giải thích nguyên tắc hoạt
động của chúng.
Thảo luận chung đưa ra câu
trả lời
C. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC TIẾT HỌC
1. Củng cố kiến thức (3’)
- Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu (1’)
- Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong E-book
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
II. ĐỀ KIỂM TRA
1/ Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1.Điện trở của kim loại phụ thuộc nhiệt độ như thế nào?
A.
B.
C.
D.
Câu 2, Để mắc đường dây tải điện từ địa điểm A đến địa điểm B, ta cần 1000 kg dây đồng. Muốn thay
dây đồng bằng dây nhôm mà vẫn đảm bảo chất lượng truyền điện, ít nhất phải dùng bao nhiêu kg dây
nhôm? cho biết khối lượng riêng của đồng là 8900 kg/mP3P của nhôm là 2700 kg/mP3P.
A. 490 g.
B. 500 kg.
C. 980 kg.
D. 490 kg.
Câu 3, Phát biểu nào là chính xác. Hạt tải điện trong kim loại là
A. các êlectron hoá trị đã bay tự do ra khỏi tinh thể.
B. các êlectron hoá trị chuyển động tự do trong mạng tinh thể.
C. êlectron ở lớp trong cùng của nguyên tử.
D. các êlectron của nguyên tử.
Câu 4, Nguyên nhân chính khiến kim loại dẫn điện tốt là:
A. Trong khi chuyển động các electron va chạm với các nút mạng tinh thể.
B. Trong tinh thể kim loại có các electron tự do.
C. Hầu hết kim loại có cấu trúc mạng tinh thể.
D. Mạng tinh thể của kim loại là không lí tưởng.
Câu 5, Khối lượng mol nguyên tử của đồng là 64.10P-3P kg/mol. Khối lượng riêng của đồng là 8,9.10P3P
kg/mP3P. Biết rằng mỗi nguyên tử đồng đóng góp một electron dẫn. Tính mật độ electron tự do trong
đồng?
A. 4,33.10P18P mP3P.
B. 4,33.10P18P mP-3P.
C. 8,38.10P28P mP3P.
D. 8,38.10P28P mP-3P.
Câu 6,Sau khi điện phân trong 1 giờ 30 phút, độ dày của lớp niken phủ trên mặt một tấm kim loại là e =
0,1 mm. Diện tích mặt phủ là 100cmP2P. Xác định dòng điện qua bình điện phân, cho biết niken có khối
lượng riêng D = 8900 kg/mP3P
A. 5,60 A.
B. 5,32 A.
C. 5,48 A.
D. 5,16 A.
Câu 7, Chọn đáp số đúng. Đương lượng điện hóa của đồng là . Muốn
cho trên catôt của bình điện phân chứa dung dịch đồng sunfat (CuSOR4R) xuất hiện 0,33 kg đồng thì điện
lượng chạy qua bình phải là
A. 1.10P5PC.
B. 1.10P6PC.
C. 5.10P6PC.
D. 1.10P7PC.
Câu 8, Khi điện phân một dung dịch CuSO R4R với điện cực bằng đồng, điện năng tiêu thụ là 0,44 kWh.
Hiệu điện thế giữa 2 cực của bình điện phân là U = 12V. Tính lượng đồng giải phóng ở Catốt.
A. 43,78 g.
B. 44,36 g.
C. 49,2 g.
D. 43,25 g.
Câu 9, Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 10 trên một bản đồng diện tích S = 1 cmP2P bằng
phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,010A. Tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng.
Cho biết đồng có khối lượng riêng là .
A. 2684 s.
B. 4 phút 28 giây.
C. 268,4 s.
D. 40 phút 28 giây.
Câu 10, Chọn câu đúng. Khối lượng khí clo sản ra trên cực anôt của các bình điện phân K, L và M
trong một khoảng thời gian nhất định sẽ
A. nhiều nhất trong bình K và ít nhất trong bình M.
B. nhiều nhất trong bình M và ít nhất trong bình K.
C. bằng nhau trong cả ba bình điện phân.
D. nhiều nhất trong bình L và ít nhất trong bình M.
2/Đề kiểm tra 45 phút :
Câu 1/Bản chất dòng điện trong chân không là:
A. dòng dịch chuyển có hướng của các electron từ catốt và anốt.
B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron từ anốt và catốt.
C. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương từ catốt và anốt.
D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương từ anốt và catốt.
Câu 2/ Dựa vào công thức Fa-ra-đây về điện phân, tính điện tích nguyên tố e. Cho biết số Fa-ra-đây F
và số A-vô-ga-đrô NRAR.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 3, Trong thực tế, người ta chế tạo pin nhiệt điện từ chất bán dẫn mà không phải từ kim loại vì:
A. Kim loại khó kiếm trong tự nhiên
B. Hệ số nhiệt điện động của pin nhiệt điện bán dẫn nhỏ hơn của pin nhiệt điện kim loại.
C. Hệ số nhiệt điện động của pin nhiệt điện bán dẫn lớn hơn của pin nhiệt điện kim loại.
D. Pin nhiệt điện kim loại cồng kềnh hơn pin nhiệt điện bán dẫn.
Câu 4, Câu nào sai?
A. Hạt tải điện trong kim loại là êlectron tự do.
B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi.
C. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt.
D. Hạt tải điện trong kim loại là ion.
Câu 5, Ở bán dẫn loại p, hạt tải điện chính là:
A. Lỗ trống.
B. Electron.
C. Lỗ trống và ion dương của tạp chất.
D. Ion dương của tạp chất.
Câu 6, Người ta muốn bóc một lớp đồng dày d = 10 trên một bản đồng diện tích S = 1 cmP2P bằng
phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện là 0,010A. Tính thời gian cần thiết để bóc được lớp đồng.
Cho biết đồng có khối lượng riêng là .
A. 4 phút 28 giây.
B. 40 phút 28 giây.
C. 268,4 s.
D. 2684 s.
Câu 7, Dụng cụ nào sau đây không phải là linh kiện bán dẫn.
A. Phôtôđiốt.
B. Pin Vôn-ta.
C. Pin mặt trời.
D. Tranzito.
Câu 8, Khe năng lượng của chất bán dẫn là:
A. Mức năng lượng có được của các electron khi trở thành electron tự do.
B. Năng lượng cần có để biến electron liên kết thành electron tự do.
C. Năng lượng của chuyển động nhiệt của các electron tự do.
D. Năng lượng để duy trì sự liên kết các nguyên tử trong chất bán dẫn.
Câu 9, Để kiểm tra độ chính xác của ampe kế, ta mắc nó với một bình điện phân đựng dung dịch
AgNOR3R với điện cực bằng bạc. Ampe kế chỉ 4,15A. Trong thời gian 32 phút 10 giây, lượng bạc bám
vào catốt là 9,072g. Ampe kế chỉ sai lệch bao nhiêu?
A. 0,68 A.
B. 0,1 A.
C. 0,05 A.
D. 15 A.
Câu 10, Tốc độ chuyển động có hướng của NaP+P và ClP-P trong nước có thể tính theo công thức ,
trong đó E là cường độ điện trường, có giá trị lần lượt là 4,5.10P-8P mP2P/(V.s) và 6,8.10P-8P mP2P/(V.s). Tính
điện trở suất của dung dịch NaCl nồng độ 0,1 mol/l, cho rằng toàn bộ các phân tử NaCl đều phân li
thành ion.
A. 0,918 Ωm.
B. 0,009 Ωm.
C. 4,51 Ωm.
D. Một đáp án khác.
Câu 11, Cho phóng điện qua chất khí ở áp suất thấp, giữa hai điện cực cách nhau 20cm.
Quãng đường bay tự do của electron là 4 cm. Cho rằng năng lượng mà electron nhận
được trên quãng đường bay tự do đủ để ion hóa chất khí, hãy tính xem một electron
đưa vào trong chất khí có thể sinh ra tối đa bao nhiêu hạt tải điện?
A. 40.
B. 51.
C. 29.
D. 62.
Câu 12, Phát biểu nào là chính xác? Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của
chất khí, hình thành do
A. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hoá.
B. quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí.
C. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hoá.
D. catôt bị nung nóng phát ra êlectron.
Câu 13, Câu nào dưới đây nói về ống phóng điện tử và đèn hình là không đúng?
A. Trong ống phóng điện tử, chùm tia êlectron đi qua khoảng giữa hai cặp bản cực
vuông góc (XR1RXR2R) và (YR1RYR2R), rồi hội tụ trên màn huỳnh quang tạo ra một vết sáng.
B. Trong ống phóng điện tử, việc làm lệch chùm tia êlectron được điều khiển bằng
điện trường giữa hai cặp bản cực vuông góc (XR1RXR2R) và (YR1RYR2R).
C. Trong đèn hình, chùm tia êlectron đi qua khoảng giữa hai cuộn dây có dạng đặc
biệt (X) và (Y), rồi hội tụ trên màn huỳnh quang tạo ra một vết sáng.
D. Trong đèn hình, việc làm lệch chùm tia êlectron cũng được điều khiển bằng điện
trường giữa hai cuộn dây có dạng đặc biệt (X) và (Y).
Câu 14, Chọn phương án đúng. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion là bản chất
của dòng điện trong môi trường.
A. Kim loại.
B. Chất điện phân.
C. Chân không.
D. Chất khí.
Câu 15, Đèn LED là tên gọi khác của:
A. Phôtôđiốt.
B. Pin mặt trời.
C. Pin nhiệt điện bán dẫn.
D. Điốt phát quang.
Câu 16, Tìm câu đúng.
A. Bán dẫn loại p tích điện dương, vì mật độ lỗ trống lớn hơn mật độ êlectron.
B. Bán dẫn có điện trở suất cao hơn kim loại, vì trong bán dẫn có hai loại hạt tải điện
trái dấu, còn trong kim loại chỉ có một loại.
C. Trong bán dẫn, mật độ êlectron luôn luôn bằng mật độ lỗ trống.
D. Nhiệt độ càng cao, bán dẫn dẫn điện càng tốt.
Câu 17,Bản chất dòng điện trong kim loại là:
A. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do cùng chiều điện trường.
B. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương ngược chiều điện trường.
C. dòng chuyển dời có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường.
D. dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do ngược chiều điện trường.
Câu 18, Chọn câu sai:
A. Phôtôđiôt còn gọi là điôt quang.
B. Điôt bán dẫn cấu tạo từ hai mẩu bán dẫn loại p và loại n ghép sát nhau.
C. Điôt và Phôtôđiôt có nguyên tắc hoạt động giống hệt nhau.
D. Phôtôđiôt biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện.
Câu 19, Trong sự phóng điện thành miền, nguyên nhân tạo ra cột sáng anôt là do trong
vùng này.
A. các electron va chạm nhau và phát sáng.
B. các electron chuyển động rất nhanh va phát sáng.
C. các electron làm ion hóa và kích thích các phân tử khí gây phát quang.
D. có sự va chạm mạnh giữa các phân tử khí với nhau.
Câu 20, Câu nào dưới đây nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I vào hiệu điện
thế U trong quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí là không đúng?
A. Với U đủ lớn: cường độ dòng điện I đạt giá trị bão hoà.
B. Với U nhỏ: cường độ dòng điện I tăng theo U.
C. Với U quá lớn: cường độ dòng điện I tăng nhanh theo U.
D. Với mọi giá trị của U: cường độ dòng điện I luôn tăng tỉ lệ thuận với U.
Câu 21, Một dây bạch kim ở 20P0PC có điện trở suất ρR0 R= 10,6.10P-8PΩm. Tính điện trở suất ρ của dây bạch
kim này ở 1120P0PC. Giả thiết điện trở suất của dây bạch kim trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất
theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi là α = 3,9.10P-3 PKP-1P.
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 22, Chọn câu sai.
A. Điện trường làm lệch tia catôt theo phương ngược chiều với điện trường.
B. Tia catôt truyền thẳng; không mang năng lượng nhưng có xung lượng.
C. Kim loại bị đốt nóng đỏ sẽ phát xạ nhiệt electron ra môi trường xung quanh.
D. Chân không là môi trường vốn không có hạt tải điện nên không dẫn điện.
Câu 23, Quá trình nào sau đây không phải là phóng điện tự lực.
A. Phóng điện ẩn.
B. Tia catôt.
C. Phóng điện hồ quang.
D. Tia điện.
Câu 24, Trong sự phóng điện thành miền, hạt tải điện là
A. electrôn bứt ra từ catốt.
B. electrôn và các ion.
C. ion dương.
D. ion âm.
Câu 25, Nối cặp nhiệt đồng - constantan với một milivôn kế thành một mạch kín. Nhúng mối hàn thứ
nhất vào nước đá đang tan và mối hàn thứ hai vào hơi nước sôi, milivôn kể chỉ 4,25 mV. Tính hệ số
nhiệt điện động αRTR của cặp nhiệt này.
A. 42,5 μV/K.
B. 4,25 mV/K.
C. 42,5 mV/K.
D. 4,25 μV/K.
Câu 26, Điện trở kim loại tăng khi nhiệt độ tăng là do khi nhiệt độ tăng
A. các ion ở nút mạng dao động mạnh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng.
B. chiều dài dây dài ra nên electron phải chuyển động quãng đường dài hơn.
C. các electron chuyển động nhanh hơn nên khả năng va chạm giữa electron và ion tăng.
D. tiết diện dây nở to ra nên khả năng va chạm gữa electron và ion tăng.
Câu 27, Điện phân dung dịch CuSO R4R với các diện cực là platin, ta thu được khí Hidro ở catốt và khí
Oxi ở anốt. Dòng điện qua bình điện phân là I = 6A. Tính thể tích khí Hidro thu được ở catốt trong điều
kiện tiêu chuẩn, thời gian dòng điện chạy qua là 48 phút 15 giây.
A. 1860 cmP3P.
B. 1680 cmP3P.
C. 1560 cmP3P.
D. 1740 cmP3P.
Câu 28, Bản chất dòng điện trong kim loại khác với bản chất dòng điện trong chân không và trong chất
khí như thế nào?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron. Còn dòng điện trong
chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron.
Còn dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron, của ion dương và ion
âm.
C. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng dịch chuyển có
hướng của các êlectron
D. Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron. Dòng điện trong chân
không là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và các ion âm. Còn dòng điện trong chất khí
là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron, của các ion dương và ion âm.
Câu 29, Phát biểu nào là chính xác. Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân dung dịch CuSO R4R với
điện cực bằng đồng là
A. anôt bị ăn mòn.
B. đồng bám vào catôt.
C. đồng chạy từ anôt sang catôt.
D. không có thay đổi gì ở bình điện phân.
Câu 30, Êlectron có khối lượng m và năng lượng chuyển động nhiệt của nó ở nhiệt độ T là ,
với k là hằng số Bôn-xơ-man. Từ đó suy ra tốc độ chuyển động nhiệt u của êlectron khi nó vừa bay ra
khỏi catôt trong điôt chân không ở nhiệt độ T được tính theo công thức nào?
A. .
B. .
C. .
D. .
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5786.pdf