Lời Mở Đầu
Trong công cuộc đổi mới đất nước, song song với quá trình công nghiệp
hóa_hiện đại hóa thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được tiến hành. Quá trình
nâng cấp, xây dựng hệ thống chiếu sang ở các khu đô thị cũng không nằm ngaoì
kế hoạch. Hiện nay, nền kinh té nước ta đang phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân
dân cũng được nâng cao một cách nhanh chóng. Yêu cầu của họ trong các lĩnh
vực: công nghiệp dịch vụ, du lịchvà sinh hoạt tăng trưởng không ngừng. Chính
do những yêu cầ
88 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong sử dụng đèn LED, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u này, đòi hỏi các nhà kĩ thuật, mỹ thuật, nhà khoa học phải
nghiên cứu, tìm hiểu để tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng các nhu cầu của họ
Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng là một công việc làm khó. Nó không chỉ
đòi hỏi chiếu sáng đơn thuần mà còn phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mức độ
tiện nghi, đảm bảo không bị chói lóa…. Ngoài ra nó còn phải đảm bảo các yêu
cầu về thẩm mỹ và có tính kinh tế cao như: tiết kiệm được điện năng, chi phí
đầu tư nhỏ, cho ánh sáng đẹp, dẩm bảo mỹ quan…. Để có được một bản thiết kế
trên đòi hỏi người thiết kế ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có sự hiểu biết
nhất định về xã hội, về môi trường và về các đối tượng thiết kế. Tránh thiết kế
sai gây dư thừa lãng phí nguyên vật liệu và làm mất tính thẩm mỹ….
Với đề tài “thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong sử dụng đèn LED” tôi
đã trình bày khái quát cơ sở lý thuyết chiếu sáng và vận dụng những kiến thức
đã học về kỹ thuật chiếu sáng và cung cấp điện để thiết kế cho tuyến đường trên.
Đề tài bao gồm các chương sau:
- Chương1: Tổng quan về kỹ thuật chiếu sáng
1
Trong chương này đề cập đến các vấn đề thường dung trong kỹ thuật chiếu
sáng. Nó có thể giúp ta nắm được những cái chung nhất về kỹ thuật chiếu sáng
như: độ chói, độ rọi, chiều cao cột đèn….Trước khi chúng ta bước sang chương
sau.
- Chương 2: Tổng quan chiếu sáng đường Lê Hồng Phong.
Trong chương này giới thiệu về việc chiếu sáng của đường Lê Hồng Phong
hiện tại.
- Chương 3: Đề xuất các phương án sử dụng đèn LED.
Trong chương nay giới thiệu về công nghệ sản xuất đèn LED hiện nay,
nhưng ưu điểm khi sử dụng đèn LED. Từ đó ta sẽ đề xuất các phương án để
thay toàn bộ dền trên tuyến đường đang sử dụng bằng đèn LED.
- Chương 4: Nội dung thiết kế chiếu sáng đường Lê Hồng Phong sử dụng
đèn LED.
Chương cuối này là các phương án thiết kế chiếu sáng để ta chọn ra một
phương án tối ưu nhất để sử dụng chiếu sáng cho toàn bộ tuyến đường.
Trong quá trình thiết kế tôi đã thể hiện nội dung cơ bản đáp ứng yêu cầu
chiếu sáng công cộng hiện nay ở nước ta. Các vấn đề được trình bày rõ
ràng chính xác, có tính hệ thống. Tuy nhiên, do lần đầu thiết kế còn nhiều
thiếu sót, em mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn để em có
thêm kinh nghiệm và bản thiết kế sau này sẽ hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ công ty chiếu sáng đô
thị Hải Phòng Thạc sỹ Đào Bá Bình, các thầy cô giáo trong khoa điện công
nghiệp trường đại học DLHP đã giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án trên.
Hải Phòng,tháng 7, năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Công Thương
2
Chƣơng 1:Tổng quan về chiếu sáng đô thị
1.1. Mở đầu.
1.1.1. Sơ lƣợc về lịch sử chiếu sáng.
Kỹ thuật chiếu sang nói chung cũng như kỹ thuật chiếu sang công cộng
nói riêng từ một nủa thế kỷ nay đã và đang không ngừng phát triển. Do việc
nâng cao các tính năng của các đèn, bộ đèn, cải tiến liên tục của các phương
pháp chiếu sáng.
Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế kỹ thuật, đời
sống nhân dân được nâng cao. Vì vậy nhu cầu chiếu sáng ngày càng đòi hỏi
cao hơn, việc chiếu sáng các đô thị, khu công nghiệp, công trình văn hoá thể
thao, các xa lộ v.v… là một nhu cầu cấp thiết đòi hỏi các nhà thiết kế chiếu
sáng phải quan tâm làm sao vừa đảm bảo mỹ thuật vừa đảm bảo kỹ thuật lại
có tính kinh tế cao.
Ngày trước chiếu sáng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu “ xua tan bóng tối”
thì ngày nay chiếu sáng không chỉ đẩy lùi bóng tối mà còn đảm bảo tiện
nghi, tính mỹ thuật ở mức cao nhất. Từ những năm 1940 đã xuất hiện các
chỉ dẫn nhằm đảm bảo độ đồng đều của ánh sáng, yêu cầu cho an toàn giao
thông lúc bấy giờ. Từ năm 1965 uỷ ban quốc tế về chiếu sáng (CIE) đã công
bố một phương pháp gọi là tỷ số R, trong đó khái niệm về độ rọi đã phải
nhượng bộ một bước cho độ chói trung bình của mặt đường có xét đến hiện
tượng tương phản và do đó đã chú ý đến chi giác nhìn.
Các thống kê và thực nghiệm đã được tiến hành, các tiêu chuẩn về tiện
nghi của việc bố trí đã được đề ra. Năm 1975 CIE công bố một phương pháp
các “độ chói điểm”. Trong đó việc tính toán dần những điểm do máy tính
3
thực hiện, đối với một cách bố trí chiếu sáng cho trước cho phép kiểm tra
chất lượng của thực hiện chiếu sáng.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc chiếu sáng.
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành điện chiếu sáng
giữ một vai trò rất lớn. Nó không chỉ chiếu sang đơn thuần mà nó còn góp
phần vào công việc sản xuất, xây dựng, bảo vệ đất nước. Đối với chiếu sáng
trong nhà, ngoài chiếu sáng tự nhiên còn phải sử dụng chiếu sáng nhân tạo.
Hiện nay người ta thường dùng điện để chiếu sáng nhân tạo. Sở dĩ như vậy
vì chiếu sáng điện có nhiều ưu điểm: thiết bị đơn giản, sử dụng thuận tiện.Ví
dụ trong xí nghiệp dệt, nếu độ rọi tăng lên 1,5 lần thì thời gian để làm các
thao tác chủ yếu sẽ giảm từ 8%→ 25%,năng suất lao động tăng 4%→ 5%.
Trong phân xưởng nếu ánh sáng không đủ, công nhân sẽ phải làm việc trong
trạng thái căng thẳng, hại mắt, sức khoẻ, kết quả gây ra hàng loạt phế phẩm
và năng suất lao động sẽ giảm v.v… Ngoài ra còn rất nhiều công việc không
thể tiến hành được nếu thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không gần giống với
ánh sáng tự nhiên ( bộ phận kiểm tra chất lương máy, nhuộm màu v.v… ).
Nếu chiếu sáng ngoài trời được đảm bảo một cách tối đa thì sẽ giảm được rất
nhiều tai nạn giao thông, giúp việc giao thông thuận tiện hơn, giảm nhiều tệ
nạn xã hội. Mặt khác nếu chiếu sáng đô thị được bố trí một cách hợp lý hơn
thì sẽ làm tăng được vẻ đẹp của đô thị cũng như các công trình văn hoá
khác.
Vì vậy vấn đề chiếu sáng là một vấn đề quan trọng nên được các nhà
nghiên cứu chú ý nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực chuyên sâu như nguồn
sáng, chiếu sáng công nghiệp, nhà ở, các công trình văn hoá nghệ thuật,
chiếu sáng sân khấu v.v…
1.1.3. Thành tựu của chiếu sáng ở Việt Nam và Hải Phòng.
4
Nhận biết được tầm quan trọng của chiếu sáng các nhà chiếu sáng Việt
Nam cũng đã áp dụng nhũng thành tựu của khoa học chiếu sáng trên thế giới
và lĩnh vực chiếu sáng nước nhà. Hiện nay, hầu hết các thành phố lớn, các
đô thị cũng như các tuyến đường giao thông đã được chiếu sáng với các mức
độ khác nhau nhưng cũng phát huy được tối đa hiệu quả của chiếu sáng như
giảm được tai nạn giao thông, tăng vẻ đẹp của các đô thị, giảm tệ nạn xã hội
v.v… Trong chương trình đưa điện về nông thôn thì điện chiếu sáng cũng đã
xuất hiện nhằm phục vụ sản xuất.
Cũng như các thành phố lớn khác, thành phố Hải Phòng cũng rất quan
tâm đến lĩnh vực chiếu sáng. Hiện nay thành phố cũng đang tiến hành nâng
cấp hệ thống chiếu sáng đồng thời xây dựng các hệ thống chiếu sáng mới
với công nghệ hiện đại, thay cho việc đóng cắt bằng tay ở đây đã dụng hệ
thống đóng cắt tự động. Tất cả các công viên, vườn hoa, các tuyến đường,
nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…trong thành phố cũng như ngoại
thành đều đã được chiếu sáng.
1.2. Tổng quan về kỹ thuật chiếu sáng.
Các đại lƣợng đo ánh sáng.
Khái niệm quang thông là quan niệm đầu tiên của con người có quan hệ
đối với nguồn sáng, đó là ngọn nến và đèn măng sông không cho cùng một
đại lượng ánh sáng. Những khái niệm này không nêu lên bất kỳ sự phân bố
ánh sáng trong các miền khác nhau của không gian chiếu sáng, hơn nữa nó
không thể đo được. Điều đó đã thúc đẩy nhà vật lý Lambert ở thế kỷ 18 đưa
ra các cơ sở của phép đo ánh sáng dựa trên cơ sở quang học hình học và sinh
lý.
1. Góc khối Ω,steradian(Sr).
Góc khối không chỉ dùng cho phép đo ánh sáng, nó cần thiết cho sự lập
luận trong không gian ( là góc trong không gian).
5
Ký hiệu là Ω
Góc khối được định nghĩa là tỷ số của S trên bình phương của bán kính:
Ω = (1.1)
K2S
R
KS
Hình 1.1
Trong đó:
S: là số nguyên tố mặt của hình cầu.
R: bán kính mặt cầu.
Nếu bánkính mặt chắn là mét thì mặt chắn là K2.m2 .
2. Cƣờng độ sáng I – Candela(cd).
Khi xét sự phát xạ thông lượng dΦ của nguồn O theo phương của điểm
A là tâm của miền dS được nhìn từ O dướ khóc khối dΩ. Khi cho dS tiến tới
không, dΩ cũng tiến tới không, song tỷ số dΦ/dS tiến tới một giá trị tới hạn
gọi là cường độ sáng của điểm O tới A.
O A
Hình 1.2
Tức là :
6
IOA = (1.2)
Cường độ sáng luôn luôn liên quan với một phương cho trước được biểu
diễn bằng một vecto theo phương này và có độ lớn tính bằng candenla.
Candela là cường độ ánh sáng theo một phương đã cho của nguồn phát của
bức xạ đơn sắc có tần số 540.1012Hz (λ = 555 nm) và cường độ năng lượng
theo phương này là 1/683 oắt trên steradian.
3. Quang thông Φ,lemen(lm).
Đơn vị cương độ sáng candela do nguồn phát theo mọi hướng tương ứng
với đơn vị quang thông tính bằng lumen. Lumen là quang thông do nguồn này
phát ra trong không gian ta có thể suy ra không gian của nó.
Trong trường hợp đặc biệt khi cường độ bức xạ I không phụ thuộc vào
phương thì quang thông là :
Φ = =4Π.I (1.3)
4. Độ rọi – E,lux(lx).
Mật độ quang thông rơi trên một bề mặt là độ rọi, có đơn vị là : lx.
Biểu thức tính : Elx = (1.4)
Khi sự chiếu sáng trên bề mặt không đều nên tính trung bình số học ở các
điểm khác nhau để tính độ rọi trung bình.
Khái niệm về độ rọi ngoài nguồn ra còn liên quan tới vị trí cảu mặt được
chiếu sáng. Ta coi một nguồn sáng điểm O, bức xạ tới một mặt nguyên tố dS
ở cách O một khoảng r, một cường độ sáng I.
Gọi α là góc hợp bởi pháp tuyến n của dS với phương r. Góc khối dΩ chắn
trên một hình cầu bán kính r, một diện tích bằng dS.cosα.
5. Độ chói – L (cd/m2).
7
Trong một phương diện cho trước, của một diện tích mặt phát cho dS. Độ
chói là tỷ số của cường độ sáng dI phát bởi dS theo phương này trên diện
tích biểu kiến của dS.
Hình 1.3
L(cd/m
2
) = (1.5)
Độ chói đóng vai trò cơ bản trong kỹ thuật chiếu sáng, nó là cơ sở của
các khái niệm về chi giác và tiện nghi thị giác.
1.3. Các nguyên lý cơ bản về chiếu sáng ngoài trời.
Các tiêu chuẩn chất lượng chiếu sáng đường bộ thực chất đòi hỏi cho
phép một thị giác nhìn nhanh chóng, chính xác và tiện nghi. Về phương diện
này ta lưu ý:
Độ chói trung bình của mặt đường do người lái xe quan sát khi nhìn mặt
đường ở tầm xa một trăm mét khi thời tiết khô. Mức yêu cầu phụ thuộc vào
loại đường ( mật độ giao thông,tốc đô, vùng đô thị hay nông thôn…) trong
các điều kiện làm việc bình thường.
8
1,5m
170m 0.5 độ 1 độ 1.5 độ
Hình 1.4
Mặt đường khi thiết kế chiếu sáng được quan sát dưới góc 0.5o + 1.5o
và trải dài từ 60 + 170m (hình 1.4).
- Độ đồng đều phân bố biểu diễn của độ chói lấy từ các điểm khác nhau
của bề mặt, do độ chói không giống nhau theo mọi hướng (sự phản xạ
không phải là vuông góc mà là hỗn hợp ) nên trên đường giao thông
người ta phải kiểm tra độ đồnh đều của ánh sáng trên hai điểm đo theo
chiều ngang và một tập hợp điểm cách nhau gần 5m giữa các cột đèn
theo chiều dọc.
- Phải hạn chế loá mắt và sự mệt mỏi do số lượng và quang cảnh của các
đèn xuất hiện trên thị trường, khi phải đảm bảo độ chói trung bình của
mặt đường. Do đó người ta định nghĩa một “ chỉ số loá mắt “ G ( glare
index) chia theo thang từ 1 (không chịu được ) đén mức 9 ( không cảm
nhận được ) và cần phải giữ ở mức 5 (chấp nhận được).
- Hiệu quả hướng nhìn khi lái xe phụ thuộc vào các vị trí sáng trên các
đường cong, loại nguồn sáng trên một tuyến đường và tín hiệu báo
trước những nơi cần báo trước những nơi cần chú ý (đường cong, chỗ
thu thuế, ngã tư …) cũng như các nối vào của con đường.
1.4. Các cấp chiếu sáng.
Đối với các tuyến đường quan trọng, CIE xác định 5 cấp chiếu sáng khi
đưa ra các giá trị tối thiểu cần phải thoả mãn chất lượng phục vụ ( bảng 1.4).
Tất nhiên do sự già hoá của các thiết bị, các chuyên viên thiết kế phải tăng
cường độ chói trung bình khi vận hành cũng như chiếu sáng trong nhà.
9
Bảng 1.1 – Các cấp chiếu sáng
Cấp
Loại
đường
Mốc
Độ chói
trung
bình
Độ đồng
đều nói
chung
Uo=
Độ đồng
đều
chiếu
dọc U1=
Chỉ số
tiện
nghi G
A
Xa lộ
Xa lộ cao
tốc
2
0,4
0,7
6
B
Đường
cái
Đường
hình tia
Sáng
Tối
2
1 đến 2
0,4
0,7
5
6
C
Thành
phố hoặc
đường có
ít người
đi bộ
Sáng
Tối
0,4
0,7
5
6
D
Các phố
chính
Các phố
bán buôn
Sáng
0,4
0,7
4
E
Đường
vắng
Sáng
Tối
0,4
0,5
4
5
Cần chú ý sự khác nhau các công thức hệ số đồng đều : nếu giá trị điện
Uo= 0,4 thì nhìn mặt đường thấy phong cảnh thấp thoáng hay còn gọi là hiệu
ứng bậc thang. Khi độ đồng đều theo chiều dọc U1 lớn hơn 0,7 hiệu ứng này
không còn nữa.
1.5. Phƣơng pháp tỷ số R.
Do sự phản chiếu không vuông góc của các lớp phủ mặt đường, thoạt đầu
ta không thể xác định quan hệ giữa độ chói và độ rọi ngang của nền đường.
Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy đối với các thiết bị phân phối ánh sáng đối
10
xứng, tính đồng đều của độ rọi phụ thuộc vào hình dáng bố trí đèn và độ
chói trung bình của lọai thiết bị chiếu sáng và lớp phủ mặt đường.
1.5.1. Chiều cao cột đèn.
Các thông số đặc trưng cho cách bố trí đèn được xác định theo (hình 1.5).
Trong đó :
h : chiều cao cột đèn.
b : chiều rộng mặt đường.
c : khoảng cách giữa 2 đèn liên tiếp.
s : khoảng cách hình chiếu của đèn đến chân cột đèn.
a : khoảng cách hình chiếu của đèn đến mép đường ( trong hình vẽ
là dương ).
h
s
a c
l
Hình 1.5
Sự bố trí của các bộ đèn có thể là :
- Ở một bên đường: Đó là trường hợp đường tương đối hẹp hoặc một
phía có hàng cây hoặc chỗ uốn cong.Trong đó trường hợp này sẽ bố trí
11
đèn ngoài chỗ uốn cong để đảm bảo hướng tầm nhìn cho phép đánh giá
tầm quan trọng chỗ rẽ (hình 1.6).
Sự đồng đều của độ rọi ngang được đảm bảo bằng giá trị h sao cho h ≥ 1.
- Hai bên so le: dùng cho các đường 2 chiều, độ rọi nói chung sẽ đều hơn
nhưng phải tránh uốn khúc không có lợi cho lái xe (hình 1.7 ).
Tính đồng đều của độ chói ngang đòi hỏi độ cao của đèn h ≥ l.
- Hai bên đối diện: đối với các đường rất rộng hoặc phải đảm bảo độ cao
của đèn (hình 1.8 ). Sự đồng đều của độ chói ngang cần thiết có h ≥
0,5.l
- Theo trục đường: được sử dụng trong trường hợp đường đôi có dải
phân cách ở giữa, sự bố trí như vậy chỉ cho phép sử dụng một cột có 2
đầu nhô ra, đồng cũng là đường cung cấp điện (hình 1.9 ).
Hình 1.6. Bố trí đèn ở một bên đường Hình 1.7 Bố trí đèn 2 bên so le
Hình 1.8 Bố trí đèn 2 bên song song Hình 1.9 Bố trí đèn trên dải phân cách
Khi nguồn cung cấp là dây treo, các đèn được treo theo trục đường bằng
các cột đỡ tương đối xa nhau. Cách làm như vậy đảm bảo tầm nhìn rất tốt và
rất ít gây loá mắt.
1.5.2. Khoảng cách đèn.
Tính đồng đều của độ chói theo chiều dọc con đường quyết định sự lựa
chọn khoảng cách giữa hai bộ đèn liên tiếp. Ngoài ra khoảng cách còn phụ
thuộc vào chiều cao của đèn và chỉ số phát xạ của bộ đèn.
12
Tuỳ theo trục đường cho phép mà ta có thể sử dụng ba loại bộ đèn sau: kiểu
chụp vừa, kiểu chụp sâu, kiểu chụp rộng để bảo vệ chống loá mắt trực tiếp
Bảng 1.2 Các kiểu bộ đèn
Kiểu bộ đèn hướng Imax Imax dưới góc 90
0
Imax dưới góc 80
0
Kiểu chụp sâu
Kiểu chụp vừa
Kiểu chụp rộng
0 đến 650
0 đến 750
0 đến 900
10 cd/1000 lm
50 cd/1000 lm
1000 cd V Φ
30 cd/1000 lm
300 cd/1000 lm
Ta lưu ý rằng bộ đèn chụp rộng tương đối loá mắt, nên ít gặp trong chiếu
sáng đường ôtô nhưng thường dùng chiếu sáng cho các vùng có nhiều người
đi bộ ( quảng trường,nơi dạo mát,khu nhà ở …) độ chói của chúng có thể
chấp nhận được khi đèn được đặt trong các quả hình cầu khuyếch tán ánh
sángđược tính toán một cách hợp lý.
Các bộ đèn chụp sâu thực tế tránh được mọi nguy cơ bị chói mắt trực tiếp
nhưng phải thận trọng để tránh “hiệu ứng bậc thang “. Thường dùng các
nguồn sáng điểm.
Các bộ đèn chụp vừa phân bố ánh sáng rộng thường thích hợp với các
nguồn sáng dạng có độ chói nhỏ, ví dụ các đèn natri thấp hoặc các đèn ống
huỳnh quang.
Bảng 1.3 Các giá trị cực đại của tỷ số e/h
e/h max Đèn chụp sâu Đèn chụp vừa
Một bên, đối diện 3 3,5
Hai bên so le 2,7 3,2
1.5.3. Công suất đèn.
1. Độ rọi trung bình của đèn.
Tuỳ theo chất phủ mặt đường và loại bộ đèn sử dụng mà ta có thể xác
định bằng thực nghiệm tỷ số R.
R= Độ rọi trung bình (lux)/ Độ chói trung bình (cd/m2).
13
Bảng 1.4 Độ rọi trung bình của các loại đường
2. Hệ số sử dụng của bộ đèn.
Đó là số phần trăm quang thông do đèn phát ra chiếu trên phần hữu ích
của con đường có độ rộng l.
Đối với bộ đèn đã cho, hệ số sử dụng fH này phụ thuộc vào độ mở của
góc nhị diện của chùm tia sáng cắt mặt đường.
a Đường các đèn
l-a
Hình 1.10
Đối với khoảng cách a> 0 góc nhị diện phía trước (phía mặt đường ) bị
giới hạn bằng đường hàng đèn và cạnh đường đối diện với đèn, được xác
R= Etb/ltb
Bê tông
Lớp phủ mặt đường
Sạch Bẩn Sáng Trung bình Tối Hè đường
Kiểu chụp sâu 11 14 14 19 25 18
Kiểu chụp vừa 8 10 10 14 18 13
14
định bằng (l-a)/h và góc nhị diện sau (cạnh hè đường ) được xác định bằng
a/h.
Do vậy ta phân biệt hai hệ số sử dụng :
fUAV(trước) và fUAR(sau) lấy tổng đối với a>0
f’UAV và f
’’
UAV lấy hiệu nếu a<0.
Các nhà chế tạo thường cho hệ số này trên một đồ thị (Hình 1.11) thể hiện
giá trị thường dùng nhất.
Hệ số sử dụng
Phía vỉa hè Phía đường
1
1 2
3
Hình 1.11
1.6. Nguồn cung cấp cho chiếu sáng công cộng.
Các lưới cung cấp cho chiếu sáng khác với lưới phân phối ở chỗ tải là các
đèn cùng một công suất và cùng một hệ số công suất, cách đều nhau và làm
việc đồng thời.
Các lưới điện cung cấp chiếu sáng có điện áp thấp 220/380 V làm việc cùng
bộ hoặc chung với các bộ dùng điện áp rơi trên các đèn nhỏ hơn 1% so với
các điện áp định mức, hoặc bằng trung áp 3200/5500 V khi khoảng cách và
công suất tiêu thụ lớn.
1.6.1. Tính toán tiết diện dây.
1. Biểu thức điện áp rơi.
Đối với đường dây có điện trở R và cảm kháng Lw được cung cấp cho
tải có hệ số công suất cosφ , có dòng điện I chạy qua, điện áp rơi sẽ là:
ΔU =RI cosφ + LwIsinφ (1.6)
0,4
0,3
0,2
0,1
Chụp sâu
Chụp vừa
15
Thực tế trong thiết bị chiếu sáng đã bù cosφ gần bằng 0,85 ta tính gần
đúng điện áp rơi trên đường dây là :
ΔU = RI (1.7)
Điện trở suất của dây đồng hoặc dây nhôm cần tính khi nhiệt độ kim
loại ở ruột cáp bằng 650,cũng như tính đến điện trở tiếp xúc. Do đó ta lấy
φ đồng = 22 Ω/km/mm
2
φ nhôm = 23 Ω/km/mm
2
Trong mọi trường hợp, giá trị điện áp cuối đường dây không được quá
3% tức là 6,6 V ở các đầu cực của đèn,nếu không quang thông sẽ giảm đi và
trong trường hợp một bộ phận của lưới bị hư hỏng có nguy cơ làm đèn
không bật sáng được.
2. Điện áp rơi trên đƣờng trục.
Với đường dây một pha gồm n đèn giống nhau, khoảng cách giữa các
đèn l, mỗi đèn tiêu thụ cùng dòng điện có trị số hiệu dụng I, các dòng điện
đấu cùng pha, dòng điện đầu đường dây là It = nl
Sơ đồ một pha trong đó Ue là điện áp vào, Us là điện áp ra.
nl l(n-1) 2l l
1 2 n-2 n-1 n
ΔU1 ΔUn-2 ΔUn-1
Uc Us
Hình 1.12
Điện áp rơi trên từng đoạn là :
ΔUn-1 = 2 , ΔUn-2 = 2 ,…., ΔU1 = 2 (1.8)
Do đó điện áp rơi trên đường dây :
16
Ul – US = 2 .n. (1.9)
Với chiều dài đường dây L = (n – 1)l, điện áp rơi được xác định :
ΔU = 2 (1.10)
Điều này được coi như tổng tải được đặt ở một nửa chiều dài đường dây.
Ta sẽ thấy lợi ích của việc bù cosφ của từng đèn mà không đặt một trạm bù
cos khi không bù từ 0,4 đến 0,5 làm tăng dòng điện đường dây lên gấp đôi.
Trường hợp nguồn cung cấp là bap ha nối sao trung tính Yn, các đèn
được nối vào dây pha và dây trung tính, điện áp rơi từng pha phải chia cho 2
vì không có dòng điện trong dây trung tính và điện áp rơi là :
ΔU = (1.11)
Kết quả này cũng đúng với mạch hình tam giác và từ đây cho ta thấy lợi
ích của mạch ba pha.
1.6.2. Các phƣơng pháp cung cấp điện.
Đối với các thiết bị chiếu sáng nhỏ, việc nối trực tiếp vào lưới cung cấp
cho các bộ là kinh tế, nhất là khi ta có thể sử dụng các cột điện của EDF để
lắp đặt bộ đèn, tuy vậy không đảm bảo điều kiện độ chói đều.
Khi công suất chiếu sáng đạt tới 30kW nên sử dụng lưới điện trung áp
3200/5500 V có máy biến áp cho các nhóm đèn. Ưu điểm chính của trung áp
là :
- Giảm tiết diện dây dẫn.
- Điện áp ổn định hơn làm tuổi thọ của đèn tăng.
- Hệ thống có điều khiển từ xa thống nhất.
1. Phân phối điện.
Có thể tiến hành theo 3 cách một pha 220V, ba pha Yn ( sao trung tính
220/380V ) hay nối tam giác ( D ) 220V.
Bảng dưới đây cho thấy lợi ích của phân phối ba pha đói với một hệ
thống chiếu sáng đã cho khi cùng một sụt áp.
– Bảng 1.5 Lợi ích của phân phối 3 pha đối với một hệ thống chiếu sáng.
17
Một pha 220V Yn 220/380V D 220V
Số lượng dây dẫn 2 3 + 1 3
Dòng điện trên dây dẫn I I/3 I/
Tiết diện dây dẫn tỷ lệ với
2 = Sm
=
=
Trọng lượng dây dẫn tỷ lệ
với
2Sm
0,66Sm
1,5Sm
2. Bố trí đƣờng dây.
Khi bố trí mạch nhánh ta lưu ý rằng máy biến áp được đặt ở tâm hình học
để giảm sụt áp đến cuối đoạn dây hoặc để giảm tiết diện dây dẫn.
Nếu có thể bố trí nguồn cấp theo mạch vòng, cho phép giống như cho
mạch hở tương đương với một nửa vòng.
Việc phân đôi các đường dây cho phép cắt moọt trong hai nguồn sáng (giải
pháp tốn kém và ít an toàn ) ít dùng cho sự phát triển của kĩ thuật tiết kiệm
điện năng.
3. Trạm biến áp.
Việc lựa chọn công suất máy biến áp phụ thuộc vào:
- Công suất tiêu thụ của các bộ đèn.
- Dòng điện tiêu thụ khi mỗi đèn bằng 1,5 đến 2 lần dòng điện định mức
trong phút đầu tiên ( do đó cần phải khởi động từng bộ phận).
- Khả năng mở rộng lưới.
Mặt khác cần phải đảm bảo an toàn và bảo vệ khi làm việc ở lưới trung
áp.
Các tủ điều khiển gồm có các thiết bị bảo vệ khác nhau, dây nối đất và
công tơ, hệ thống bật tắt từ xa. Các kiểu thường dùng là :
- Máy cắt theo giờ có cơ cấu đồng hồ điện.
- Tế bào quang điện chỉnh định thời gian để tránh làm việc không đúng
lúc ( tế bào thường đặt trên cột gần trạm nhất ).
- Phát dòng điện 175Hz lên dây dẫn của mạng để thao tác các công tơ.
18
4. Tính toán một trạm biến áp điển hình.
Sơ đồ nguyên lý một sợi TBA (Hình 1.13).
Xác định dung lượng trạm biến áp.
- Nguồn cung cấp cho trạm 22kV.
- Công suất tiêu thụ TBA (xét trên 1km chiều dài có 20 cột đèn chiếu
sáng,mỗi cột có 2 đèn, mỗi đèn công suất 250W và 20 cột đèn trang
trí, mỗi cột 2 đèn, mỗi đèn công suất 150W).
P∑ = 20.( 2.250+ 2.150) = 16(kW)
Q∑ = P∑.tgφ = 16.0,49 = 7,84 (kVAR)
S∑ = = 17,8 (kVA)
Chọn Sdm BA ≥ S∑ = 17,8 (kVA). Vậy ta chọn MBA 50-22/0,4
- Tính tiết diện dây dẫn trên không tải 22kV về trạm BA
Tổn thất điện áp phía cao áp
ΔUcp = = = 660 (V)
ΔUcp : tổn thất điện áp cho phép tính theo %.
Udđ : điện áp danh định của mạng.
Itt = IđmBA = = 1,3 A
Do dòng điện tính toán tương đối nhỏ nên ta chọn tiết diện dây tối
thiểu là 35mm2, chọn dây AC-35.
- Chọn van chống sét: chọn van chống sét loại FCO 22kV-5A.
- Chọn cầu chì tự rơi: chọn cầu chì tự rơi dựa vào thông số IđmBA =
1,3a, Uđm = 22kV, nên ta chọn cầu chì tự rơi loại C710-213 PB do
CHANGE chế tạo với Uđm = 22kV, Iđm = 100A.
- Chọn aptomat tổng: chọn aptomat tổng loại NS400N do
MERLINGERIN chế tạo với Iđm = 400A.
- Chọn aptomat nhánh: chọn loại C100E do MERLINGERIN chế tạo
với Iđm = 100A.
Trạm biến áp 50KVA – 22/0,4KV
Trạm xây dựng theo kiểu trạm treo.
Toàn bộ thiết bị trạm được treo trên 01 cột bê tông ly tâm cao
12m.
19
Các xà trạm,ghế thao tác và thang trèo đều được sơn chống gỉ và
sơn ghi.
Máy biến áp 3 pha : - Công suất danh định: 50kVA
- Cấp điện áp: 22/0,4kV
- Máy loại 2 cuộn dây đấu Y/Y0-12
- Máy được làm mát bằng dầu tuần
hoàn tự nhiên và treo ở độ cao 3 – 4m so với mặt đất.
Đóng cắt, bảo vệ ngắn mạch và quá tải phía cao thế bằng cầu
dao, cầu chì tự rơi FCO 22kV – 5A. Bảo vệ phía hạ thế bằng
attômát tổng 100A. Bảo vệ chống sét bằng chống sét van 22kV…
Hệ thống tiếp địa trạm :
Hệ thống tiếp địa trạm biến áp bao gồm: Tiếp địa làm việc,tiếp
địa an toàn và tiếp địa bảo vệ. Các hệ thống tiếp địa này đều có
dây xuống hệ thống tiếp địa chung.
Hệ thống cọc tiếp địa gồm có 6 cọc bằng thép L75x75x7mm dài
2,5m. Cọc cách cọc tối thiểu là 2,5m. Mỗi cọc tiếp địa đều có dây
bắt bằng thép Φ12 hàn tai bắt tiếp địa. Đầu nối các cọc tiếp địa
bằng sắt dẹt 40x4mm.
Dây trung tính từ máy biến áp xuống hệ thống tiếp địa trạm bằng
dây cáp đồng nhiều sợi bọc PVC. Dây nối vỏ máy biến áp, đầu
áp, giá đỡ cáp hạ thế… với hệ thống tiếp địa đều là sắt tròn Φ12.
Điện trở tiếp đất của trạm biến áp phải đảm bảo ≤ 4Ω. Nếu không
đạt sẽ thiết kế bổ xung.
Đo đếm điện năng:
Hệ thống đo đếm điện năng đặt trong tủ chống tổn thất do công
ty Điện lực Hải Phòng cung cấp.
Chƣơng 2 : Tổng quan chiếu sáng đƣờng Lê Hồng Phong
2.1. Các tiêu chuẩn thiết kế.
20
Các tiêu chuẩn thiết kế cơ bản được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống
cấp điện cho dự án.
Các tiêu chuẩn thiết kế được áp dụng :
- Quy phạm trang bị điện số 11-TCN 19-84.
- Tiêu chuẩn TCVN 5828.1994 đèn điện chiếu sáng thành
phố.
- Tiêu chuẩn 20TCN 95-83 hiện hành.
- Nghị định 54 của thủ tướng chính phủ về hành lang an toàn
điện.
Các điều kiện khí hậu sau đã được xem xét.
- Nhiệt độ đất tối đa 250C
- Nhiệt độ không khí tối đa 410C
- Nhiệt độ không khí tối thiểu 50C
- Độ ẩm tương đối 100% khi T = 400C
- Độ cao trên mực nước biển dưới 1000m
- Trở suất nhiệt của đất TB = 1,2.tối đa = 3,0
- Lượng mưa 1800mm/năm
- Bảo vệ chống hơi nước mặn của biển.
2.2. Các tiêu chí thiết kế.
Việc thiết kế, chế tạo, lắp dựng, kiểm tra và nghiệm thu các vật tư thiết bị
và các công việc đều phù hợp với tiêu chuẩn IEC và tham khảo các tiêu
chuẩn đã được áp dụng, đã được công nhận nếu như tiêu chuẩn IEC không
có. Tất cả các thiết bị thiết kế đều phù hợp với khí hậu nhiệt đới ven biển.
Cấp điện áp danh định và phạm vi thay đổi điện áp cho phép tối đa trong
điều kiện vận hành bình thường là :
- Hạ thế : 380/220 +5%
- Tần số hệ thống là 50Hz
- Cấp cách điện của hệ thống o,4 kV sẽ là :
- Điện áp định mức cảu thiết bị là 1/0,6kV.
- Điện áp danh định là 0,4/0,23kV.
- Công suất ngắn mạch định mức 34,6MVA.
- Kết cấu lưới và độn tin cậy :
Do không bố trí các trạm biến áp phục vụ cho chiếu sáng riêng dọc theo
tuyến đường nên nguồn điện cấp cho đèn đường xuất phát từ thanh cái các
trạm gần nhất để cấp cho các tủ điện chiếu sáng.
21
Mỗi tủ điện sẽ cấp cho 2 tia với bán kính khoảng 1000m.
Mặt khác hiện tai đường cáp 22kV và hệ thống các trạm điện chưa đồng thời
đưa vào hoạt động, trong lúc thành phố yêu cầu khẩn trương có điện để
chiếu sáng cho đường trục nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đơn vị tư vấn
cùng chủ đầu tư đã làm việc với điện lực Hải Phòng bàn biện pháp cấp điện
tạm thời cho từng đoạn trong điều kiện lưới điện hạ thế trong khu vực đã bị
quá tải, do đó phương án cấp điện tạm thời đưa ra có thể còn thay đổi nữa.
Do vậy việc liên kết nối giữa các đoạn với nhau ncho phép chuyển đổi
nguồn cấp theo nhiều phương án dẫn đến việc tính chọn cáp sẽ chưa đáp
ứng được yêu cầu tối ưu về kinh tế do chọn cáp đồng đều theo những đoạn
cáp dài và nhiều phị tải nhất.
Lựa chọn đèn chiếu sáng là laọi đèn cao áp gián tiếp, bộ điện có chấn lưu, tụ,
mồi cho phép làm việc bình thường với điện áp thấp dưới 10% điện áp định
mức.
2.3. Các tiêu chuẩn kĩ thuật.
1. Hệ thống chiếu sáng đường trục.
Đường ngã 5 – sân bay cát bi dài 5290m, với 4 làn đường và 3 dải phân
cách, để chiếu sáng suốt chiều dài tuyến đường dùng đèn cao áp lắpđặt dọc
theo 2 dải phân cách 2 bên đường, tại các nút giao thông lớn lắp đặt các cụm
đèn pha để tăng cường độ sáng cho người và phương tiện lưu thông an toàn.
Đường gồm 4 làn xe với nhiều nút giao thông với các đường giao thông
chính và đường các khu dân cư, mật đọ xe dự bao trên 3000xe/h đến năm
2010, theo TCXD 95-1093 cần đạt các yêu cầu sau :
- Độ chói sáng : 1,6 cd/m2.
- Độ đồng đều ngang : lớn hơn 40%.
- Độ đồng đều dọc : lớn hơn 70%.
Tham khảo một số tiêu chuẩn thiết kế BC vá CIE cũng cho các thông số
tương tự.
Tham khảo phần mềm tính toán của Schreder với đèn ONYX2 bóng đèn
cao áp 250W cho thấy khoảng cột từ 35-40m và độ cao 11m là hợp lý.
2. Cột đèn chiếu sáng.
22
Để phù hợp với điều kiện khí hậu vùng ven biển của Hải Phòng, các cột
đèn được chế tạo bằng thép và được mạ kẽm nhúng nóng
- Cột đèn chiếu sáng đường dùng cột thép bát giác cần thép cao
11m, độ vương cần 1,8m,góc nghiêng cần 150.
- Hai cột thép bát giác cần kép cao 10m, độ vươn cần 1,8m, góc
nghiêng cần 150.
- Đèn cao áp lắp trên cột 10 và 11m yêu cầu có độ bảo vệ đèn
chống bụi và nứoc tạt vào là IP66. Bóng cao áp SODIUM 400W.
- Cột đèn pha tại KM0 và KM2 ÷ 387 dùng cột cao 25m lắp 8 đèn
pha công suất 1000W.
- Cột đèn pha tại KM1+ 193, KM4 + 147, KM4 + 448, KM5 + 290
dùng cột thép cao 17m, lắp 6 hoặc 8 đèn pha bóng SODIUM
400W.
- Móng cột đèn 17m và 11m dùng bê tông trộn tại chỗ bằng tay
mác 50 đá 1*2. Móng cột 25m dùng bê tông thương phẩm mác
200 đá 1*2.
3. Tủ điện.
Tủ điện được gia công bằng thép tấm, sơn tĩnh điện, lắp ngay trên dải
phân cách. Để tiết kiệm điện, thực hiện đóng cắt đèn đường bằng hệ
thống đóng cắt tự động với các chế độ: ban ngày tắt đèn, buổi tối bật
toàn bộ, và buổi khuya tắt 1/2 số đèn. Hệ thống đóng cắt của tủ điện
bao gồm : 01 áp tô mát đầu vào, 01 rơ le thời gian, 02 khởi động từ.
Trường hợp không dùng đóng cắt tự động, chuyển khoá về vị trí MAN
và dùng 6 áp tô mát 1 pha khi đóng cắt bằng tay, 02 cầu đấu dây.
4. Cấp điện.
Nguồn điện cấp cho hệ thống chiếu sáng được cấp từ trạm biến áp đã và
sẽ xây dựng theo tuyến đường trục và được phân cho từng đoạn như
sau:
- Đoạn từ KM0 đến KM1+193, lấy nguồn từ trạm biến áp T7 thuộc
lô 26.
- Đoạn từ KM1+193 đến KM2+387: lấy nguồn từ trạm biến áp T7
thuộc lô 8A.
- Đoạn từ KM+387 đến KM3+022: lấy nguồn từ trạm T5 thuộc lô
9A. ._.
- Đoạn từ KM3+022 đến KM4+147: lấy nguồn từ trạm biến áp T3.
23
- Đoạn từ KM4+147 đến KM5+290: lấy nguồn từ trạm biến áp T1.
Cáp dọc tuyến chiếu sáng dược sử dụng thống nhất là cáp
Cu/XLPE/PVC(3*25+1*16) và được luồn trong ống nhựa FEP có đương
kính D80 và đặt trong rãnh cáp, tại những đoạn qua đường cáp đuợc luồn
trong ống thép D90.
Cáp lên đèn dung loại Cu/XLPE/PVC(2*2.5).
C ác kết quả tính toán tổn thất điện áp của các nhánh chiếu sáng :
24
KIỂM TRA TỔN THẤT MỘT SỐ NHÁNH ĐIỂN HÌNH
Đầu
nguồn
Cuối nguồn
Cáp Chiều
dài
cáp
P Tiêu
thụ
Tổn
thất ΔU
Tổn
thất
ΔU%
Cuối
nhánh
0,4 kV M KW V % Công
suất
ΔU%
TBA
T14
TD T1 3*50+25 350 36 13.9 3.7
TD T1 TD T2 3*50+25 30 14 0.46 0.12
TD T1 NHÁNH 2 3*25+16 821 16 19.2 5.1 8.8
TD T2 NHÁNH 2 3*25+16 730 8 5.7 1.5 5.32
TBA
T7
TD T3 3*95+50 400 32.2 8 2.1
TD T3 TD T4 3*50+25 30 14.5 0.48 0.13
TD T3 NHÁNH 2 3*25+16 942 13.2 15.05 3.96 6.06
TD T4 NHÁNH 2 3*25+16 866 10 8.5 2.2 4.43
TBA
T5
TD T5 3*50+25 550 22 13.4 3.5
TD T5 TD T6 3*50+25 30 15 0.5 0.13
TD T5 NHÁNH 2 3*25+16 436 5.5 2.4 0.6 4.1
TD T6 NHÁNH 2 4*10 255 8 9.7 2.56 6.19
TBA
T8
TD T7 3*50+25 200 29.7 6.56 1.7
TD T7 TD T8 3*50+25 30 13 0.43 0.1 5.9
TD T7 NHÁNH 2 3*25+16 1009 13.2 16 4.2 3.8
TD T8 NHÁNH 2 3*25+16 842 9.5 7.6 2
TBAT1 TDT9 3*95+50 200 33.1 4.1 1.1
TD T9 TD T10 3*50+25 30 17.2 0.57 0.15
TD T9 NHÁNH 2 3*25+16 1010 13.9 11.8 3.1 4.2
TD
T10
NHÁNH 2 3*25+16 1065 14.7 18.6 4.9 6.15
25
5. Hệ thống an toàn.
Hệ thống chiếu sáng nằm tại trung tâm đô thị đông đúc dân cư, nên bố
trí nối đất an toàn tại tất cả các tủ điện, các cột đèn bằng cột tiếp địa
L63*63*6 đóng sâu 0,8m, nối đất trung tính lặp lại với cự ly 300m và
đấu trung 1 cọc tiếp địa, đảm bảo Rnd< 10Ω, riêng cột 25m có hệ thống
nối đất riêng.
Sử dụng dây nối an toàn M16 cho cả hệ thống chiếu sáng.
6. Hệ thống cấp điện tạm thời.
Do công việc xây dựng đường cáp 22kV và các trạm điện còn gặp
nhiều khó khăn, nên việc đưa các trạm điện vào hoạt động còn phải một
thời gian nữa. Hiện tại mới chỉ có khả năng trạm biến áp T7 thuộc lộ
8A có thể đóng điện được, cùng với sự hỗ trợ của ngành điện Hải
Phòng sẽ có them nguồn tạm từ khu vực ngã 5.
Để có thể đóng điện chiếu sáng từ đường ngã 5 di sân bay cát bi, cần
phải có giải pháp tạm thời sau :
- Lấy nguồn tạm từ khu vực ngã 5 cấp cho tuyến đèn từ KM0 đến
KM1 + 193.
- Lấy nguồn từ trạm biến áp T7 cấp cho tuyến đèn từ KM1 + 193
đến KM5 + 290
- Để làm được điều đó phải cấp nguồn cho trạm phía sau đường
quốc lộ 5 và nối thông các nhánh phía sau lại.
Khi có nguồn chính sẽ bố trí lại các phương án như ban đầu.
Mặt khác do chưa giải phóng hoàn toàn được nút xoay ngã 5,
nên lắp đặt thêm 2 cột đèn cao áp cao 10m tại giải phân cách trước cây xăng
dầu và 4 cột đèn trang trí cao 4,5m, lắp 2 cầu sọc trắng cân trên một phần
nút xoay.
2.4. Thiết kế chiếu sáng đƣờng Lê Hồng Phong hiện nay.
Sơ đồ mặt bằng chiếu sáng đường Lê Hồng Phong.
Tổng chiều dài quãng đường là 5290m,với 4 làn đường và 3 giải phân
cách bên đường. Giải phân cách ở giữa bố trí cột đèn trang trí, 2 gải phân
cách 2 bên ta bố trí 2 cột đèn chiếu sáng. Hai làn đường bên ngoài với chiều
rộng mặt đường l=7m, hai làn đường ở giữa với chiều rộng mặt đường
26
l=10,5m. Bề rộng giải phân cách lắp đèn trang trí d=4m, bề rộng giải phân
cách lắp đèn chiếu sáng d=4,5m.
Sơ đồ cung cấp điện.
Để cung cấp đủ điện chiếu sang cho toàn bộ tuyến đường sẽ sử dụng 5 trạm
biến áp. Trạm BA T14 cung cấp điện cho 2 tủ T1 và T2 và sử dụng loại cáp
CU/XLPE/PVC(3*50+25), trạm BA T7 cung cấpđiện cho 2 tủ T3, T4 và sử
dụng loại cáp CU/XLPE/PVC(3*95+50), trạm BA T5 cung cấp điện cho 2 tủ
T5, T6 và sử dụng loại cáp CU/XLPE/PVC(3*50+25), trạm BAT3 cung cấp
điện cho 2 tủ T7, T8 và sử dụng loại cáp CU/XLPE/PVC(3*50+25), trạm BA
T1 cung cấp điện cho 2 tủ T9, T10 và sử dụng loại cáp
CU/XLPE/PVC(3*95+50) . Toàn bộ tuyến đường sử dụng 574 bóng đèn,
trong đó sử dụng 16 bóng 1kW, 24 bóng 0,4kW, 534 bóng 0,25kW.
Kết quả kỹ thuật đạt được.
Eav [lx] Emin [lx] Emax [lx] u0 Emin / Emax
27,8 13,5 57,5 48,5 0,235
Nhận xét: viécử dụng nguồn sáng lành ( không ô nhiễm tiết kiệm điện )
đang là xu thế của nhân loại.Việt Nam là quốc gia đang phát triển, là nước bị
tác động lớn nhất của biến đổi khí hậuvà nước biển dâng cao cho nên sử dụng
nguồn sáng không ô mhiễm, tiết kiệm điện, khai thác sủ dụng các nguồn năng
lượng tái tạo là trách nhiệm quốc gia.Sau đây tôi xin đề xuất phương án thay
thế toàn bộ hệ thống đèn đường Lê Hồng Phongbằng đèn LED công nghệ
nano với nhiều ưu điểm vượt trội như: tuổi thọ cao, lượng điện tiêu thụ ít,
không gây ảnh hương đến môi trường.
Chƣơng 3: Đề xuất phƣơng án sử dụng đèn LED
27
3.1. Sơ lƣợc công nghệ sản xuất đèn LED.
- Đ ịnh nghĩa đèn LED.
LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát
quang) là các diốt có khả năng pkát ra ánh sáng hay tia hồng
ngoại, tử ngoại. Cũng giống như điốt, LED được cấu tạo từ một
khối bán dẫn loại p ghép với một khối bán dẫn loại n.Tuỳ vào chất
liệu của p và n mà đèn LED có thể phát ra ánh sáng có màu sắc
khác nhau, từ xanh lá cây, đỏ, đến trắng.
- Hoạt động.
Hoạt động của đèn LED giống với nhiều loại diode bán dẫn.Khối
bán dẫn n (chứa các điện tử tự do ) thì các lỗ trống này có xu
hướng chuyển động khuyếch tán sang khối n. Cùng lúc khối p lại
nhận them các điện tử (điện tích âm )từ khối n chuyển sang. Kết
quả là khối p tích điện âm ( thiếu hụt lỗ trống và dư thừa điện tử )
trong khi khối n tích điện dương ( thiếu hụt điện tử và dư thừa lỗ
trống ).
Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu
hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp lại
với nhau tạo thành các điện tử trung hoà. Quá trình có thể giải
phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng ( hay các bức xạ điện tử có
bước song gần đó ).
- Tính chất.
Tuỳ theo múc năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước song
ánh sáng phát ra khác nhau ( tức màu sắc của LED sẽ khác nhau ).
Mức năng lượng và màu sắc của LED ) hoàn toàn phụ thuộc vào
cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn.
LED thường có mức phân cực thuận cao hơn diode thông thường
trong khoảng 1,5 đến 3V. Nhưng điện thế phân cực nghịch ở LED
không cao. Do đó, LED rất dễ bị hư hỏng do điện thế ngược gây
ra.
Đèn LED đã có mặt từ những thập niên 60, nhưng mà hầu hết chỉ dùng dể
hiển thị thời gian của đồng hồ báo thức hay dunglượng pin của máy ghi
hình.
28
Một thời gian dài, đèn LED không được dùng làm nguồn sáng bởi vì
chúng chỉ cho ánh sáng đỏ, xanh lá cây và vàng mà không cho ánh sáng
trắng. Cho mãi đến năm 1993, công ty hoá chất Nichia Nhật Bản cho ra đời
loại đèn LED xanh dương, là sự kết hợp giữa ánh sáng đỏ và xanh lá cây để
cho ra ánh sáng trắng. Chính sự kết hợp này đã mở ra một lĩnh vực mới về
công nghệ.
Và thế là nền công nghiệp đã sớm khai thác triệt để điều này. Đèn LED
dựa trên công nghệ bán dẫn ngày càng tăng về độ chiếu sáng, hiệu suất và
tuổi thọ. Điều này có vẻ giống như bộ xử lý của máy tính, ngày càng nhanh
và giá cũng rẻ hơn theo thời gian.
Và rồi các nhà nghien cứu tại trung tâm nghiên cứu về ánh sáng của viện
nghiên cứu bách khoa Rensselaer ở Troy, New York cho biết họ đã tích
them từng Wat công suất đầu ra của đèn LED ( cho ánh sáng trắng ). Kết
quả là hiệu suất toả sáng tăng gấp 6 lần so với bóng đèn thường và vượt hơn
hẳn so với bóng đèn huỳnh quang.
Thế hệ bóng đèn LED cho ánh sáng trắng hiện nay vẫn chưa hiệu quả.
Cùng một lúc công suất đèn LED cho độ toả sáng gấp 2 lần so với bóng đèn
thường. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất đó là việc tiết kiệm năng lượng này
chưa kéo lại được so với giá thành của sản phẩm.
Ông Nadarajah Narendran – giám đốc trung tâm nghiên cứu về ánh sáng
của Viện Renssealaer nói “Đúng là thật khó để thuyết phục khách hàng nếu
mà chỉ dựa vào yếu tố tiết kiệm năng lượng. Đèn huỳnh quang là một ví dụ,
cường độ ánh sáng của nó gấp bốn lần so với bóng đèn thường nhưng thử
hỏi có bao nhiêu nhà sử dụng nó? Câu trả lời là chưa đến 5% .“
Tuy nhiên việc thúc đẩy sản phẩm này cần phải được thúc đẩy mạnh. Bộ
năng lượng Hoa Kì ước tính việc sử dụng đèn LED có thể cắt giảm được
29% mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc cho tới năm 2005. Tổng số tiền điện
mà các hộ gia đình Mỹ có thể tiết kiệm sẽ vào khoảng 125 triệu đô la.
Đèn LED còn có những sản phẩm khác nhau, chẳng hạn như người ta
đang sử dụng chúng làm đèn trang trí ở những hốc tường mặc dù chi phí là
rất đắt.
29
Hiện tại đèn LED trắng có tuổi thọ tới 50.000 giờ sử dụng, gấp khoảng 50
lần so với bóng đèn 60W. Điều này có nghĩa là chúng có thể thắp sáng liên
tục trong vòng 6 năm.
3.2. Giới thiệu đèn LED trong chiếu sáng hiện nay.
Xuất hiện vào những năm cuối của thế kỷ 20, trải qua hơn 10 năm phát
triển, đèn LED trắng đã bắt kịp và chiếu sáng những thị trường tiềm năng.
Công nghệ LED còn có thể dẫn dắt con đường ánh sáng đến đâu?
Đèn LED màu và đèn LED trắng
Nói đến đèn LED (Light Emitting Diode) chắc vẫn còn nhiều người bỡ
ngỡ. Nhưng chắc hẳn rất nhiều người đã quen với những chiếc đèn nhỏ xíu
nhấp nháy trên các cây thông Giáng Sinh, những bảng hiệu đèn giao thông
đỏ vàng xanh tại các ngã tư, những bảng hiệu quảng cáo to nhỏ đủ loại với
hàng ngàn hàng vạn bóng đèn mắc phía trong làm nên một diện mạo rất đặc
trưng của đô thị. Đó chính là hiện thân của LED.
LED màu đã thực sự chen vào từng ngõ ngách
của cuộc sống. Tuy nhiên, những chiếc đèn LED
màu như trên không thể làm nguồn sáng cho các
công trình chiếu sáng công cộng để thay thế cho
những bóng đèn truyền thống vì đèn LED chỉ
cho các ánh sáng đơn sắc như đỏ, vàng, xanh lá
cây… mà không thể tạo ra được ánh sáng trắng.
Chỉ đến khi LED trắng xuất hiện thì công nghệ
LED mới tạo được chỗ đứng trong nền công
nghiệp chiếu sáng. Để có thể chuyển từ màu qua
trắng, nghe thì đơn giản nhưng là cả một quá
trình phát triển và nỗ lực không ngừng của công
nghệ chiếu sáng. Giáo sư Shuji Nakamura (Nhật)
đã giành giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ (Millenium Technology
Prize) cho sáng chế đèn LED ánh sáng trắng.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
LED hay còn gọi là diot chiếu sáng (diot: hai điện cực). Đúng như tên gọi,
công nghệ LED là công nghệ chiếu sáng bằng hai điện cực với hỗ trợ của
các loại vật liệu bán dẫn và công nghệ nano.
Quy trình chế tạo đèn LED trải qua hai giai đoạn chính là chế tạo tim đèn
trước rồi gắn với hai điện cực tạo thành bóng đèn. Hai điện cực này có độ
30
dài khác nhau, chân dài là anod (điện cực dương), ngắn hơn là catod (điện
cực âm).
Tim đèn là phần nối giữa hai điện cực, gọi là LED chip, được làm bằng
vật liệu bán dẫn. Dòng điện một chiều đi qua làm chuyển động khuếch tán
các điện tích âm và dương giữa hai điện cực, và giải phóng năng lượng dưới
dạng ánh sáng. Tùy vào loại vật liệu bán dẫn dùng để chế tạo LED chip mà
cho ra các đèn LED với màu sắc khác nhau. Aluminum gallium arsenide
(AlGaAs) tạo ra LED đỏ, aluminum gallium phosphide (AlGaP) cho ra LED
xanh lá, indium gallium nitride (InGaN) cho ra LED xanh biển, GaP cho ra
LED vàng… Đèn LED trắng là sự kết hợp của đèn LED đỏ, xanh lá và xanh
biển. Cách thứ hai để tạo ra đèn LED trắng là phủ một lớp phosphor vàng
vào đèn LED xanh biển.
Tất cả công đoạn sản xuất LED đều thuộc lĩnh vực công nghệ cao vì phải
xử lý chính xác các đơn vị có kích thước nano và phải chế tạo các màng bán
dẫn thật mỏng trong môi trường thật sạch để đảm bảo tính năng và tuổi thọ
của tim đèn. Phản ứng tạo thành vật liệu bán dẫn phát sáng phải được thực
hiện trong chân không, thực hiện trong phòng sạch, sạch hơn cả phòng bào
chế y dược. Chính công đoạn này đã đẩy giá LED lên cao, đây cũng chính là
yếu điểm của LED vì chưa thể cạnh tranh về giá với các công nghệ chiếu
sáng truyền thống.
Ánh sáng từ sáng chế LED
Từ năm 1974 đến nay (tháng 10/2009) có 2.272 sáng chế về LED. Nhìn
bản đồ sáng chế của LED qua các năm, có thể nhận thấy con đường phát
triển của công nghệ LED chia làm 2 chặng rõ rệt. Từ những năm 2000 trở về
trước, sáng chế LED chỉ dừng ở con số hàng chục thì từ năm 2000 đến nay,
số lượng sáng chế về LED tăng vọt, đạt đến con số hàng trăm (Hình 1). Các
công ty sở hữu các sáng chế LED chính là các công ty điện tử có bề dày phát
triển và có thế mạnh trên thị trường. Dẫn đầu là tập đoàn chiếu sáng số 1
Philips với 164 sáng chế, thứ hai là Cree Inc. với 33 sáng chế, một số tập
đoàn điện tử khác cũng đã ghi tên mình trên bản đồ sáng chế là Gelcore LLC
(28), Osram (27), Siemens (23), Samsung (20), LG (17), Univ (15).
31
LED “xanh”
Chiếu sáng bằng đèn LED là một công nghệ xanh và tiết kiệm.
Ðèn LED có những ưu điểm như tiết kiệm năng lượng tiêu thụ từ 70%-80%
so với loại đèn thông thường. Một bóng đèn LED công suất 5W có thể cho
ánh sáng tương đương với một bóng đèn thông thường công suất 20W. Thời
32
gian chiếu sáng của đèn LED trắng trung bình 100.000 giờ (tương đương 35
năm, mỗi ngày hoạt động 8 giờ). Theo tính toán của Viện Hàn lâm Khoa học
Mỹ, nếu sử dụng đèn LED cho 50% nhu cầu chiếu sáng hiện nay ở nước
này, thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 17 GigaWatt điện, tương đương công
suất của 17 cụm nhà máy điện hạt nhân. Với lĩnh vực chiếu sáng công cộng,
đèn LED trắng đã bắt đầu tham gia vào các công trình kiến trúc mới. Tuy
nhiên những sản phẩm ứng dụng chiếu sáng bằng đèn LED vẫn chưa thể
cạnh tranh với đèn huỳnh quang trong từng hộ gia đình do giá cả vẫn còn
quá cao.
Chiếu sáng những thị trƣờng tiềm năng
Đèn chiếu sáng ứng dụng công nghệ diot phát sáng đầu tiên đã được giới
thiệu từ năm 1962 bởi nhà khoa học Nick Holonyak Jr (Mỹ). Vào những
năm đầu 1970, LED được ứng dụng vào thị trường máy tính và đồng hồ. Sau
khi LED trắng ra đời tham gia vào lĩnh vực chiếu sáng, thị trường của công
nghệ LED bắt đầu tăng trưởng mạnh mẽ.
Điện thoại di động và các thiết bị điện tử cầm tay như máy ảnh, máy
chiếu…hiện nay là lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của LED. Trong điện thoại di
động, với tiêu chí nhỏ gọn, đèn LED có thể ứng dụng để chiếu sáng màn
hình điện thoại và hỗ trợ chức năng flash trong điện thoại. Với sự phát triển
theo cấp số nhân của điện thoại di động đã làm cho việc ứng dụng LED
trong lĩnh vực này mang lại lợi nhuận to lớn.
Với các đặc tính không bị ảnh hưởng của rung động, hoạt động ở điện áp
thấp, LED cũng có điều kiện lý tưởng để ứng dụng cho ôtô. Mẫu xe nổi
tiếng gần đây nhất của Audi là R8 đã được lắp đặt sẵn hệ thống đèn chiếu
sáng LED tiên tiến. Đèn LED rất tiết kiệm năng lượng, chỉ mất khoảng 10W
khi xe hoạt động chiếu sáng so với 150W với phương thức chiếu sáng cũ.
Điều này thật sự hữu ích vì hiệu quả mà nó mang lại là rất rõ rệt, lượng xăng
dành cho việc chiếu sáng được giảm đi đáng kể.
Trong danh mục chiếu sáng cho màn hình tinh thể lỏng (LCD), các
nhóm ứng dụng LED là màn hình tivi, màn hình laptop, màn hình desktop...
Samsung là nhà sản xuất đầu tiên trên thế giới áp dụng công nghệ LED vào
tivi. Trong 70,8 tỷ đèn LED được xuất xưởng năm 2008, chiếu sáng cho tấm
nền LCD khoảng 8 tỷ bóng, chiếm khoảng 11%. DisplaySearch dự báo tổng
lượng đèn LED cho năm 2012 là 167 tỷ bóng, trong đó chiếu sáng cho LCD
là 34 tỷ bóng, chiếm 34,7% thị phần toàn cầu về LED đến năm 2012.
Trong năm 2008, thị trường LED đạt 5,1 tỷ USD, trong đó ứng dụng trong
lĩnh vực chiếu sáng trong điện thoại di động và thiết bị điện tử cầm tay là
33
43%. Công nghệ LED ứng dụng trong chiếu sáng màn hình và đèn hiệu là
17%. Trong lĩnh vực làm đèn chiếu sáng cho xe hơi, chiếm 15%. Đây thực
sự là những thị trường đầy tiềm năng của công nghệ LED.
Việt Nam với vũ điệu sắc màu của LED
150 chiếc đèn sạc với bóng LED “made in Vietnam” đầu tiên đã được
sản xuất thành công tại phòng thí nghiệm công nghệ nano LNT (đại học
Quốc gia TP.HCM). Đây là những sản phẩm hoàn chỉnh đầu tiên ứng dụng
công nghệ nano do Việt Nam sản xuất. Lô hàng đầu tiên có 4 model, với ký
hiệu: SLL01, SLL02, SLL03 và SLL04. Mẫu đèn LED của LNT phát ánh
sáng trắng với cường độ cao đủ dùng cho thắp sáng sinh hoạt, tuổi thọ
100.000 giờ. Những chiếc đèn LED màu trắng đầu tiên hiện đã được dùng
trong chính các phòng nghiên cứu của LNT.
34
Ở nước ta, một trong những đơn vị đi đầu việc ứng dụng đèn LED tiết
kiệm năng lượng để phục vụ cho quảng cáo, chiếu sáng đô thị là Công ty cổ
phần tập đoàn quốc tế Kim Ðỉnh. Ðiển hình là việc lắp đặt hệ thống đèn
LED tại cầu sông Hàn (27-3-2009 ) và Thuận Phước (TP Ðà Nẵng ).
Trong đêm bắn pháo hoa quốc tế tại TP Ðà Nẵng ánh sáng đèn LED
trang trí trên cầu sông Hàn biến ảo, sinh động như dàn pháo sáng tôn thêm
vẻ đẹp của những chùm pháo hoa bùng nổ trên bầu trời.
Buổi đêm, nhìn cầu Thuận Phước được chiếu sáng, thông qua hiệu ứng
ánh sáng của đèn LED theo một chương trình phần mềm viết sẵn, chúng tôi
có cảm giác như đang xem một màn phun nước với đủ loại sắc mầu. Ðây là
công nghệ lần đầu được ứng dụng trong chiếu sáng công trình công cộng ở
nước ta.
Chiếu sáng cho trụ cầu là hệ thống đèn LED. Hệ thống này có khả năng
điều khiển mầu sắc theo một chương trình phần mềm được thiết kế theo nhu
cầu của người chủ công trình. Vì hai cây cầu gần với biển, hoạt động trong
điều kiện gió mạnh, do vậy hệ thống đèn LED lắp trên thành cầu có thân
bằng nhôm, sử dụng kính chịu nhiệt với mức bảo vệ IP65. Bóng đèn được
tổ hợp từ các hệ thống ma trận đèn LED nhỏ. Mỗi bộ đèn có công suất tiêu
thụ chỉ 25 W, tuy vậy ánh sáng phát ra có thể đưa xa đến khoảng cách 20m,
góc độ rộng chùm sáng đạt tới 200-450 . Các chuyên gia của Công ty cổ
phần tập đoàn quốc tế Kim Ðỉnh đã lựa chọn bộ điều khiển DMX để điều
khiển mầu sắc và cường độ sáng, giúp cho hệ thống chiếu sáng hoạt động
linh hoạt, uyển chuyển về mầu sắc. Ngoài ra bộ điều khiển DMX có thể
"hiểu" nội dung các bản nhạc, do vậy khi cần thiết có thể thiết kế sự thay đổi
mầu sắc của hệ thống đèn LED từ thấp lên cao, trái sang phải, hoặc ngược
lại theo giai điệu của bài hát.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Lê Trọng Ðỉnh cho biết: Tính ưu việt
của hệ thống đèn LED lắp đặt tại hai cầu sông Hàn và Thuận Phước đó là áp
dụng công nghệ điều khiển không dây. Cầu sông Hàn là cầu quay cho nên
việc trải dây gặp nhiều khó khăn. Cán bộ kỹ thuật của công ty đã phối hợp
Công ty Quản lý và vận hành chiếu sáng Ðà Nẵng áp dụng công nghệ nói
trên. Thiết bị không dây bao gồm một bộ phát đặt tại trụ cầu được kết nối
với bộ điều khiển chuẩn DMX và hai bộ thu tại phía đông và tây cầu.
Nguyên lý hoạt động, khi bộ điều khiển phát tín hiệu điều khiển và truyền
đến bộ phát không dây. Bộ phát không dây sẽ truyền tín hiệu đến hai bộ thu
35
tại hai phía của cầu. Hai bộ thu sau khi nhận được tín hiệu điều khiển sẽ
truyền "lệnh" phù hợp đến từng bóng đèn trong một chương trình được cài
đặt sẵn.
Cầu Thuận Phước sử dụng đèn LED Tube, Pixel đa sắc, hiển thị hình ảnh
và hệ thống điều khiển Off-line, có khả năng hoạt động theo các chương
trình phần mềm viết theo yêu cầu của chủ công trình.
Từ thành công trong việc ứng dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng để
chiếu sáng đô thị ở thành phố Ðà Nẵng, mong rằng loại đèn nói trên sẽ được
ứng dụng ngày càng rộng rãi trong việc chiếu sáng các tấm biển quảng cáo,
các công trình kiến trúc biểu tượng của các thành phố vừa bảo đảm tính
thẩm mỹ vừa tiết kiệm năng lượng.
Hiện nay ở Việt Nam nhiều nhà máy sản xuất bóng đèn LED tiên tiến như :
- Công ty đèn LED hàng đầu, Fawoo Technology, Hàn Quốc (Fawoo)
và Công ty Cổ phần Tập Đoàn Kim Đỉnh (KIDI) vừa công bố đã ký
thỏa thuận để thành lập Công ty Liên doanh FAWOO-KIDI trị giá 12
triệu USD, sản xuất và phân phối bóng đèn LED tại Việt Nam. Dự
kiến, Công ty Liên doanh, FAWOO-KIDI sẽ được đăng ký hoạt động
vào tháng 5-2010, và sẽ tiến hành xây dựng nhà máy để sản xuất, phân
phối bóng đèn LED vào quý 3.
- Phòng thí nghiệm công nghệ nano, Đại học quốc gia TP.HCM đã chế
tạo thành công đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời đầu tiên của Việt
Nam. Trong lịnh vực chiếu sáng dân dụng, đèn compact hiện được các
cơ quan quản lý điện khuyến cáo sử dụng nhiều nhất, bởi nó có độ
chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng cao hơn so với các loại đèn truyền
thống. Tuy nhiên, đèn compact có nhược điểm là thời gian sạc tương
đối lâu (10 - 24 giờ), thời gian thắp sáng không cao (4 - 8 giờ). Ngoài
ra, bóng đèn huỳnh quang compact rất dễ vỡ (do được làm từ thủy
tinh). Nhằm khắc phục những nhược điểm nêu trên, nhóm nghiên cứu
của phòng thí nghiệm công nghệ nano đã chế tạo ra đèn bán dẫn phát
sáng (LED). PGS.TS. Đặng Mậu Chiến, giám đốc phòng thí nghiệm
nano, cho biết: “Mặc dù đã có mặt trên thị trường khá lâu, đèn LED chỉ
được phổ biến ở những dạng đèn màu dùng để chỉ thị điện tử, quảng
cáo, trang trí… Đèn LED của chúng tôi đặc biệt hơn ở chỗ nó phát ra
ánh sáng trắng, có thể sử dụng rộng rãi cho mục đích chiếu sáng trong
sinh hoạt, với nhiều ưu điểm - tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao
(khoảng 100 ngàn giờ), không sinh nhiệt... Đó là loại đèn của tương
lai”. Đèn LED khi sạc đầy có thể sử dụng đến 16 giờ. Nó có thể dùng
nhiều nguồn điện khác nhau: pin năng lượng mặt trời, điện xoay chiều
36
220 V - 50 Hz, điện một chiều (từ xe hơi, dynamo quay tay…). Các
chuyên gia của phòng thí nghiệm đã nghiên cứu chế tạo cấu trúc bán
dẫn phát sáng bằng phương pháp Mocvd (tạo màng bằng thể hóa hơi
kim cơ), họ cũng đã thành công việc tạo ra các màng mỏng bán dẫn
GaN trên đế saphia, màng GaN không pha tạp, GaN pha tạp loại n,
InGaN, cấu trúc đa giếng lượng tử InGaN/GaN, AlGaN, GaN pha tạp
loại p... Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã làm chủ được công nghệ chế tạo
diod bán dẫn phát sáng (LED chip).
3.3. Ƣu điểm khi sử dụng đèn LED.
Tương tự như bóng đèn tròn bình thường nhưng
không có dây tóc ở giữa, đèn LED (light emitting diodes – ống hai cực phát
sáng) tạo ra nhiều ánh sáng hơn, tỏa nhiệt ít hơn so với các thiết bị chiếu
sáng khác. Mặc dù giá thành cao hơn nhưng đèn LED có những ưu thế vượt
trội như tiết kiệm năng lượng, hạn chế nguy cơ cháy nổ và đặc biệt là tuổi
thọ rất lâu, có thể dùng hơn một thập kỷ.
Với những ưu điểm vừa kể, đèn LED đang đứng trước một tương lai cực
kỳ tươi sáng. Và tương lai này đang đến gần hơn khi các công ty chiếu sáng
công cộng trên thế giới liên tục tán dương những lợi ích của đèn LED. Còn
các cá nhân và doanh nghiệp thì rủ nhau đổi sang dùng đèn LED vừa để bảo
vệ môi trường, vừa để tiết giảm chi phí.
Năm 2007, cây Noel tại trung tâm Rockefeller ở New York (Mỹ) rực rỡ
với ánh đèn LED. Thành phố này đón năm 2008 với màn trượt từ trên cao
xuống đất của “Quả táo Kim cương” được trang trí gần 10.000 bóng đèn
LED (ảnh). Walt Disney World – công viên chủ đề lớn nhất thế giới ở
Florida - xài trên 200.000 đèn LED để thắp sáng cho lâu đài của nàng Lọ
Lem Cinderella, qua đó tiết kiệm hàng ngàn USD tiền điện mỗi năm. Còn ở
Pittsburgh (bang Pennsylvania - Mỹ), cách đây không lâu một ủy viên hội
đồng thành phố đề xuất thay 40.000 đèn đường bằng đèn LED để tiết kiệm
chi phí.
“Chúng ta tiến đến gần một cuộc cách mạng. Có rất nhiều cơ hội đang mở ra
với việc thắp sáng bằng đèn LED”, giáo sư E.Fred Schubert ở Viện Bách
khoa Rensselaer (Mỹ) nhận định. Schubert và giới chuyên môn kỳ vọng đèn
LED không chỉ thay thế các bóng đèn truyền thống mà còn thay đổi cách
thức chiếu sáng. Đèn LED có thể được dùng để tạo ra ánh sáng giống như
Mặt trời cho cả một bức tường hoặc trên trần nhưng không tốn nhiều điện.
Loại đèn này có thể dùng trong hơn 10 năm trước khi thay mới.
37
Đèn LED lần đầu tiên xuất hiện trong máy tính điện tử và đồng hồ kỹ thuật
số vào những năm 1970. Ngoài ra, nó được dùng trong đèn giao thông, đèn
flash và thắp sáng một số công trình kiến trúc từ rất lâu. Đèn LED tương tự
bóng đèn dây tóc bình thường nhưng không có dây tóc. Ánh sáng của đèn
được tạo ra bởi các điện tử (electron) di chuyển qua một chất bán dẫn. Việc
sử dụng đèn LED còn hạn chế một phần là do trở ngại trong việc tạo ra ánh
sáng trắng dịu mắt và những màu khác trong quang phổ. Hơn nữa, chi phí
sản xuất loại đèn này tương đối tốn kém.
Những tiến bộ gần đây đã khắc phục được hầu hết những thử thách trên.
So với các loại bóng đèn khác, đèn LED không chỉ bền hơn, ít hao điện và
tỏa nhiệt hơn mà còn không chứa thủy ngân độc hại. Viện Tiêu chuẩn và
Công nghệ quốc gia Mỹ (NIST) cho rằng đèn LED tiết kiệm điện gấp 2 lần
đèn huỳnh quang tiết kiệm điện (còn gọi là đèn compact). Còn theo giáo sư
Schubert, đèn LED có thể tiết kiệm điện gấp 6 lần so với đèn compact.
Schubert dự báo việc sử dụng rộng rãi đèn LED trong 10 năm tới sẽ giúp Mỹ
tiết kiệm trên 1.000 tỉ USD chi phí năng lượng, đồng thời giảm đáng kể
lượng khí thải carbon dioxide (CO2) – “thủ phạm” chính gây hiệu ứng nhà
kính.
1. Tiết kiệm điện năng.
Lượng nhiệt sinh ra trong quá trình hoạt động của đèn LED cũng thấp hơn
rất nhiều (gần như không đáng kể) so với các loại bóng đèn thông thường
hiện nay, đó cũng chính là một trong những lý do khiến đèn LED tiết kiệm
điện năng hơn các loại bóng khác.
Cũng giống như tất cả các loại bóng đèn khác, hiệu năng của đèn LED
được đo bằng công thức lumen/Watt. Loại đèn LED ánh sáng trắng ấm có
hiệu năng vào khỏang 25-44 lumens/watt trong khi đó loại LED ánh sáng
trắng lạnh có hiệu năng tốt hơn 47-64 lumens/watt, còn loại bóng đèn huỳnh
quang thông thường được sử dụng trong các gia đình có hiệu năng thấp hơn
với 10-18 lumens/watt.
Đèn LED không sử dụng nguồn điện xoay chiều 220V thông thường mà
chỉ sử dụng dòng điện một chiều với hiệu điện thế nhỏ nên thường có bộ lọc
và bộ điều khiển đi kèm
Hiện đã có những cải tiến đáng kể về công nghệ sản xuất đèn LED mà
tiêu biểu là sự ra đời của OLED – đi ốt phát sáng hữu cơ, loại đèn LED có
38
chứa các bon này thậm chí còn tiêu thụ điện năng ít hơn loại đèn LED đang
phổ biến hiện nay. OLED được sử dụng làm “nguồn sáng toả” - tia sáng từ
một điểm toả đến mọi phương với cường độ giảm theo khoảng cách.
2. Tiện dụng.
Dễ lắp đặt. Có thể đặt đèn ở những hốc tường, bể bơi.
3. Thân thiện với môi trường.
Giảm lượng khí thải CO2 ( chính phủ Anh đã dự đoán bước chuyển này sẽ
giúp cắt giảm khoảng 5 triệu tấn khí thải CO2 mỗi năm ),tối thiểu hoá năng
lượng rác thải ra môi trường do đèn LED có tuổi thọ cao và không sử dụng
thuỷ ngân.
Bên cạnh đó đèn LED còn có ưu diểm khác như khi hoạt động không sinh
ra tia hồng ngoại hay tia cực tím.
4. Tuổi thọ.
Các đèn Led không sử dụng dây tóc nóng sáng mà là các diot bán dẫn nên
có tuổi thọ cao khoảng 100.000 giờ sử dụng (so với 2000 giờ của bóng dây
tóc).
Khi sử dụng các bộ đèn Led cần lưu ý :
- Cần chọn lựa nhà sản xuất có uy tín trên thị trường. Thông thường bóng
đèn Led có tuổi thọ đến 100.000 giờ sử dụng, nhưng khi sử dụng kết hợp
trong một bộ đèn (Fixture) thì vấn đề giải nhiệt rất quan trọng, mạch điện tử
phía trong bộ đèn rất nhanh hư hỏng nếu bộ đèn không có thiết kế tỏa nhiệt
tốt.
- Trên thị trường có 2 loại bóng Led, một loại bóng led điều khiển bằng tín
hiệu analog (tín hiệu tương tự), loại bóng này chỉ có chức năng điều khiển
giới hạn, cường độ, màu sắc của bóng rất nhanh thay đổi sau một thời gian
sử dụng. Và loại thứ hai là bóng Led điều khiển bằng tín hiệu số (digital),
loại này cho phép điều khiển không giới hạn và độ ổn định màu sắc, cường
độ bóng Led cao.
39
Chƣơng 4: Nội dung thiết kế chiếu sáng đƣờng Lê Hồng Phong
sử dụng đèn LED
4.1. Phƣơng án thay thế toàn bộ đèn hiện nay bằng đèn LED 75W.
- Hình vẽ biểu diễn cột đèn chiếu sáng trên toàn bộ tuyến đường.
s
h
l1 a d l2
Các thông số kĩ thuật:
h = 11m
l1 = 7m
l2 = 10,5m
d = 4,5m
s = 1,8m
a = -0,5m
e = 35m
emax = 40m
40
- Bảng các thông số kĩ thuật của đèn LED 75W.
Model L12-L1.A-1-75-CCIM
Điện áp AC85~256Vac
Tần số 47-63(Hz)
Công suất 75W
Quang thông >6000 (Lm)
Hiệu suất phát sáng 80 (Lm/W)
Độ rọi điểm trung tâm
(độ cao = 8m): ≥ 21,85Lux
(độ cao = 10m): ≥ 14,25Lux
Độ rọi trung bình (40*20m) (độ cao = 8m): ≥ 4,87Lux
Hệ số đồng đều của độ rọi (độ cao = 8m): ≥ 0,4
Hệ số đồng đều ngang (độ cao = 8m): ≥ 0,6
- Bảng phân phối độ rọi điểm trung tâm:
7m 28,50lux
7m 21,85lux
9m 17,10lux
10m 14,25lux
11m 11,40lux
12m 9,50lux
- Bảng kết quả thu được khi sử dụng đèn LED 75W :
41
ĐƯỜNG LÊ HỒNG PHONG
Tổng công ty TNHH Lastertech. Điều hành:
:
Fax
e-Mail
Vito Lee
+886-2-2222-6112 Ext:1723
+886-2-2222-6196
vitolee@lastertech.com
Xây dựng F 4, Minxiang St, thành phố Zhonghe
County, Đài Bắc
235, Đài Loan.
Hố sơ đƣờng
Bố trí đèn
Giải phân cách: 4m
Làn đường chính: 10,5m,gôm 2 làn
Gải phân cách: 4,5m
Làn đương phụ: 7m, gồm 2 làn
Đƣờng cảnh/ Kế hoạch dữ liệu
10.95 m
0.00
Sắp xếp phù hợp với G2 lớp cường độ sáng.
Sắp xếp lớp phù hợp với độ chói D.6 chỉ mục.
35.00 m
Bất kì hướng hình thành các góc độ quy định từ
xuống thẳng đứng với các đèn cài dặt để sử dụng
Quang thông đèn: 6000lm
Công suất đèn: 75W
Sắp xếp: Đơn hàng, hàng đầu
Chiều dài đoạn đường: 35m
Chiều cao cột đèn (1): 10,798m
Chiều cao thực cột đèn: 10,7m
Đèn nhô ra(2): -0,533m
Góc nghiêng cột đèn (3): 100
Chiều dài cần đèn(4): 1,7m
Cường độ tối đa:
at 70°:305 cd/klm
at 80°:80 cd/klm
at 90°:3.64 cd/klm
42
.
ĐƯỜNG LÊ HỒNG PHONG
Xây dựng F 4, Minxiang St, thành phố Zhonghe
County, Đài Bắc
235, Đài Loan.
Vito Lee
+886-2-2222-6112 Ext:1723
+886-2-2222-6196
vitolee@lastertech.com
Tổng công ty TNHH Lastertech.
Điều hành
Fax
e-Mail
Đƣờng cảnh/ Kế hoạch dữ liệu Bố trí đèn
Quang thông đèn: 6000lm
Công suất đèn: 75W
Sắp xếp: Đơn hàng, hàng đầu
Chiều dài đoạn đường:
Chiều cao cột đèn (1): 10,798m
Chiều cao thực cột đèn: 10,7m
Đèn nhô ra(2)._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 51.NguyenCongThuong_DC1001.pdf