Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
29
THIẾT KẾ CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM KIỂM TRA ĐẶC TÍNH MA SÁT
VÀ ĐỘ CHỊU MÀI MÒN CỦA LỚP BỀ MẶT
Nguyễn Thị Quốc Dung*, Lý Việt Anh, Lê Văn Nhất, Nguyễn Đình An
Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Việc kiểm tra đánh giá chất lượng và tính chất các lớp bề mặt đóng vai trò quan trọng, đặc biệt khi
công nghệ phủ tăng bền bề mặt ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Bài báo này trình bày về một
8 trang |
Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thiết kế chế tạo thiết bị thí nghiệm kiểm tra đặc tính ma sát và độ chịu mài mòn của lớp bề mặt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu chế tạo thiết bị kiểm tra đặc tính ma sát và mòn lớp bề mặt Pin-on-dics (POD). Loại
thiết bị chế tạo ra có cấu tạo và nguyên lý vận hành đơn giản, đáp ứng được yêu cầu đánh giá khả
năng chống mòn và đặc tính ma sát của các bề mặt vật liệu, đặc biệt máy rất thích hợp trong việc
kiểm tra các lớp vật liệu bề mặt rất mỏng như các lớp phủ với chiều dày chỉ vài nanomet.
Từ khóa: POD, độ mòn, khả năng chịu mòn, hệ số ma sát, lớp mạ.
GIỚI THIỆU*
Các bề mặt với yêu cầu có độ bền cao và khả
năng chống mòn tốt ngày càng được sử dụng
nhiều trong kỹ thuật. Đặc biệt với công nghệ
phủ như phủ bay hơi; thấm Ni-tơ; mạ đơn
chất; mạ tổ hợp và mạ composite, đã tạo ra
một bước tiến vượt bậc về việc tăng tuổi thọ
và độ bền của các chi tiết làm việc trong các
điều kiện chịu mài mòn như các loại dụng cụ
cắt kim loại, các chi tiết quan trọng như xi-
lanh, pit-tông sử dụng trong động cơ máy
bay, xe đua [1]
Việc kiểm tra đánh giá tính chất ma sát và khả
năng chống mòn của các lớp bề mặt đóng vài
trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các lớp
phủ có chiều dày chỉ vài nanomet sẽ góp phần
cải tiến công nghệ bề mặt cũng như tạo ra các
chi tiết có khả năng đáp ứng các yêu cầu cao
về độ chịu mài mòn, tăng tuổi thọ chi tiết trong
những điều kiện làm việc khắc nghiệt [1].
Trước kia các thiết bị kiểm tra tính chất ma sát
và độ chịu mài mòn của bề mặt vật liệu tiếp
xúc thường làm việc theo nguyên tắc kiểm tra
từng thông số đơn lẻ. Tức là trên một thiết bị
chỉ kiểm tra được một thông số ví dụ như độ
mòn hoặc là hệ số ma sát, Có thể liệt kê như
các máy giúp tính toán hệ số ma sát trên
nguyên lý mặt phẳng nghiêng hay nguyên lý
lực kéo chớm trượt trên mặt phẳng ngang [7]
hay các máy đo độ mòn đơn giản dựa trên
*
Tel: 0915308818; Email: quocdungktcn@yahoo.com.vn
nguyên lý đo độ dày mất mát của vật liệu [8].
Dẫn tới số lượng thí nghiệm phải làm rất
nhiều, cần nhiều loại thiết bị thí nghiệm khác
nhau, số mẫu cần sử dụng cũng rất lớn, và
quan trọng nhất là khó có thể đánh giá được
mức độ ảnh hưởng của các thông số đến nhau.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các
thiết bị được sử dụng để xác định hệ số ma sát
và khả năng chịu mòn của vật liệu hiện nay đã
có những bước cải tiến rõ rệt. Chỉ bằng một
lần chạy máy, các thông số từ hệ số ma sát,
lượng mòn, khả năng chịu mòn, đặc biệt ảnh
hưởng của các nhân tố đến các thông số này
như độ ẩm môi trường, vận tốc ma sát giữa
hai bề mặt, nhiệt độ bề mặt hoàn toàn có
thể xác định được trên các phần mềm của
máy [6,7]. Tuy nhiên do phải tích hợp các
thiết bị kèm theo để tính toán và xác định giá
trị các nhân tố nên giá thành của các máy này
tăng lên rất cao; tham khảo của một số hãng
chuyên sản xuất máy như: máy CH-2034
Peseux của hãng Miktech (Switzerland)
(8000€); máy Falex ISC-200PC của hãng
Falex (Mỹ) hawei (12.000€) [4].
Qua tham khảo các tài liệu trên thế giới,
nhóm tác giả nhận thấy các máy kiểm tra về
các thông số ma sát nêu trên phần lớn hoạt
động dựa trên nguyên lý tính toán ma sát tiếp
xúc giữa một đĩa quay với bề mặt các chi tiết
khác, chúng được gọi chung là máy Pin-on-
disc machines (máy chốt quay trên đĩa) gọi
tắt là máy POD [5,6,7,8].
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
30
Từ điều kiện sản xuất sẵn có, một loại thiết bị
kiểm tra đánh giá tính chất ma sát và khả
năng chống mòn của các lớp bề mặt, POD có
giá thành thấp kết cấu đơn giản phù hợp với
kiện sản xuất trong nước đã được nghiên cứu
và chế tạo. Các kết quả thử nghiệm cho thấy
máy POD thiết kế đáp ứng được yêu cầu cần
thiết như giá thành rẻ, hoạt động tin cậy với
nguyên lý vận hành máy đơn giản, dễ dàng
thay đổi các thông số đầu vào để kiểm tra tính
chất bề mặt trong những điều kiện khác nhau,
đã giúp cho các kết quả đánh giá được đầy đủ
và chính xác hơn.
THIẾT KẾ MÁY PIN-ON-DISC (POD)
Sơ đồ nguyên lý
650
A Ptd
Ptt
A
B
B
55
0
700
22
0
20
0
3
2
1
4
5
(1: chốt; 2:đĩa; 3:động cơ; 4:bộ phận mang chốt;
5:tay đòn)
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý máy POD
Máy POD làm việc trên nguyên lý tạo ma sát
trượt giữa bề mặt chốt và đĩa như hình 1. Bộ
phận chủ yếu là một đĩa quay (disc) (2) được
gắn với động cơ điện (3), đĩa được gắn chặt
trên động cơ nhờ 1 bu-lông có ren trái để khi
động cơ quay đĩa không bị văng ra ngoài, trên
đĩa là chốt (pin) (1). Chốt (1) được kẹp chặt
trên bộ phận mang chốt (4) một vít. Chốt và
đĩa có thể thay thế một cách dễ dàng để có thể
tạo ra các bề mặt ma sát của các loại vật liệu
khác nhau. Áp lực tác dụng trên bề mặt ma
sát được tạo ra nhờ tải trọng đặt lên tay đòn
(5). Trên tay đòn (5) có gia công một rãnh
trượt để chốt (1) và bộ phận mang chốt (4) có
thể dịch chuyển dọc theo tay đòn trong
khoảng 15mm.
Để xác định lượng mòn của cặp vật liệu chốt
và đĩa sẽ được cân trước khi lắp vào máy. Xác
định tải trọng treo trên tay đòn sau đó tính
toán ra phản lực liên kết trên hai bề mặt tiếp
xúc. Sau khoảng chu kỳ xác định (theo thời
gian hoặc số vòng quay của máy) chốt và đĩa
được tháo ra cân lại. Tiến hành thí nghiệm
sau nhiều lần sẽ xác định được biểu đồ lượng
mòn của vật liệu. Quá trình này được trình
bày rõ rằng ở phần tiến hành thí nghiệm.
Tính chất ma sát giữa hai bề mặt mà đặc
trưng bởi hệ số ma sát của cặp vật liệu sẽ
được xác định thông qua lực ma sát nhờ
Sensor đo lực gắn trên khớp nối giữa động cơ
và trục mang đĩa. Sensor được sử dụng là loại
Sensor điện áp nối trực tiếp với Vôn-kế. Từ giá
trị điện áp người tiến hành thí nghiệm sẽ tính
toán ra lực ma sát mà chốt tác dụng lên đĩa. Tỉ
số giữa lực ma sát và lực tác dụng của chốt lên
đĩa sẽ biểu thị hệ số ma sát của hai bề mặt.
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý đo Fms
Lực ma sát: FCoF = Fms = FT
Lực FT được xác định thông qua cảm biến
(sensor) điện áp.
N: là tải trọng tác dụng của chốt lên đĩa. Sau
khi xác định được N thông qua vật nặng treo
trên tay đòn.
Hệ số ma sát của cặp vật liệu µ ⇒ µ = msF
N
Mô men xoắn trên trục động cơ: T = FT . r
Công suất trên trục động cơ: P = T.ω
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
31
Xác định trọng lượng đối trọng, tải trọng
đặt lên tay đòn
Xác định trọng lượng đối trọng
Tay đòn luôn nằm ở vị trí cân bằng khi không
treo tải trọng. Tuy nhiên bản thân tay đòn(5)
và của bộ phận mang chốt (số (1) và (4) trên
sơ đồ nguyên lý hình 1) đều có trọng lượng
nên chúng sẽ tác dụng áp lực phụ lên điểm
tiếp xúc giữa đĩa và chốt, gây sai lệch trong
quá trình tính toán. Để khử ảnh hưởng của các
khối lượng này một đối trọng sẽ được treo
vào đầu bên trái của chốt quay. Dựa vào kích
thước, vật liệu của tay đòn và bộ phận mang
chốt có thể xác định được trọng lượng đối
trọng cần đặt vào tay đòn ký hiệu là Pdt theo
sơ đồ chịu lực của tay đòn dưới đây.
c
Pdt
XB = 0A B C D
x
a
b
q.c (N) q.(a+b) (N)
YB
Q(N)
N = 0(N)
Hình 3. Sơ đồ chịu lực của tay đòn
Chọn vật liệu chế tạo tay đòn được làm bằng
thép hộp có kích thước mặt cắt ngang bxh có
độ dày e, ứng suất uốn cho phép [σu]. Dựa
vào vật liệu và kích thước của tay đòn, và giả
thiết là trọng lượng của tay đòn phân bố đều,
ta tính được trọng lượng của tay đòn phần
phía bên trái và bên phải khớp quay B lần
lượt là q.c(N) và q.(a+b)(N). Chiều dài tay
đòn phía bên trái khớp B là c mm, và bên phải
là (a+b) mm. q là tải trọng phân bố có đơn vị
N/mm, khoảng cách từ chốt quay B đến bộ
phận mang chốt là a; hình vẽ 3.
Bộ phận mang chốt (4) được chế tạo bằng
thép CT3 chốt (1) trong thí nghiệm là thép
hợp kim 09CrSi, có trọng lượng là Q(N) tác
dụng theo phương thẳng đứng dọc theo
phương của chốt. Như vậy, giả sử trong thời
điểm hiện tại, bộ phận mang chốt đang nằm
tại vị trí cách khớp quay B một đoạn là a thì
đối trọng cần đặt lên đầu trái của tay đòn cách
khớp B một đoạn x sẽ có trọng lượng Pđt được
xác định theo công thức sau:
2 2( )( ). . ( ) . ( )
2 2
dt
a b cQ N a q N q N
P
x
+
+ −
= (1)
Như vậy khi xác định được vị trí của chốt a
và vị trí treo đối trọng x ta sẽ xác định được
trọng lượng đối trọng.
Xác định trọng lượng tải trọng
YB
XB = 0
Ptd
Ptt
A B
C
D
c a b
Hình 4. Sơ đồ tính lực tác dụng lên đĩa
Sau khi treo đối trọng lực tác dụng từ chốt lên
đĩa ≈ 0N. Tải trọng tác dụng lên tay đòn được
xác định dựa trên yêu cầu áp lực tác dụng bề
mặt ma sát. Với sơ đồ chịu lực của tay đòn
như trên hình 3, với áp lực trên bề mặt ma sát
là Ptd thì tải trọng cần tác dụng lên tay đòn Ptt
được xác định theo công thức:
. (2)tdtt
P aP
a b
=
+
Kiểm tra bền cho tay đòn
Trong thực tế chế tạo nhóm thiết kế chọn vật
liệu chế tạo tay đòn là thép hộp 25x50 có độ
dày 4,83 mm ứng suất cho phép của thép hộp
[σu] = 30N/mm2.
Trong điều kiện tính toán bền, giả sử tải trọng
và đối trọng được treo tại hai điểm ngoài cùng
của tay đòn. Kích thước a = 200 mm, b = 350
mm, c = 100mm. Qua công thức (1) và (2) ta
xác định được Pdt = 18N và Ptt = 3,65N.
XB = 0
Ptd = 10N
Ptt =3,65N
A B C
D
100 200 350
0,55 N 3 N
YB
50
275
0,9 N.m
1,08 N.m
1,01 N.m1,23 N.m
Pdt = 18N
Hình 5. Sơ đồ tính bền cho tay đòn
Với lực tác dụng từ chốt lên đĩa Ptd = 10N
Mô-men lớn nhất tác dụng lên tay đòn là 1,23
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
32
N.m. Như vậy với ứng suất uốn cho phép của
tay đòn [σu] = 30N/mm2 Mômen uốn lớn nhất
tay đòn xác định theo công thức:
[ ].Wx xM σ= (3)
Jx =
3 3
1 1. .
12
h b h b−
(4)
b
hh1
b1
y
x
Hình 6. Sơ đồ mặt cắt ngang của tay đòn
Chiều dày mặt cắt ngang tay đòn là 4,83mm
do đó Jx tính theo công thức (4) sẽ là:
3 3
4.( ) ( 2 ).( 2 ) ( )
12x
b h b e h eJ mm− − −= (5)
3W ( )
/ 2
x
x
J
mm
b
= (6)
Mô-men lớn nhất trên tay đòn trong trường
hợp này là:
[ ]M .W 30.4246 12738( . )x u x N mmσ= = = (7)
Tải trọng tối đa trên tay đòn là:
12738 3.75P 36( )
350tt
N−= ≈ (8)
Lực tác dụng tối đa trên đĩa là:
.550 96( )(9)
200
tt
td
PP N= =
Do vậy tải trọng tối đa của tải trọng treo trên
thanh là 36N và áp lực tối đa của chốt lên đĩa
không được vượt quá 96N. Trong trường hợp
thí nghiệm với Ptt = 3,6N tạo ra Ptd ≈ 10N tay
đòn hoàn toàn đủ bền.
CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM MÁY POD
Chế tạo máy POD
Dựa trên sơ đồ nguyên lý trình bày ở trên,
máy POD được chế tạo thực tế như hình 7.
Với 16 chi tiết, với các phương pháp gia công
tiện, phay, cắt, hàn, sau máy được ghép nối,
lắp ráp và trang trí.
Dạng sản xuất của máy là dạng sản xuất loạt
nhỏ, đơn chiếc, gia công theo phương pháp
tập trung nguyên công. Ví dụng chi tiết chốt
số (1) gồm 5 nguyên công, chi tiết đĩa số (2)
có 6 nguyên công.
Hình 7. Máy POD được chế tạo
Động cơ có tốc độ 1450 v/p, công suất 200W
đảm bảo tạo được tốc độ quay và mô men
xoắn trên đĩa thỏa mãn áp lực lớn nhất 96N.
Tấm lực kế (Sensor) 1050C dán trên trục
động cơ sẽ chỉ ra giá trị điên áp qua đó ta tính
được giá trị của lực ma sát giữa chốt và đĩa.
Lượng mòn của vật liệu được xác định dựa
vào lượng vật liệu mất mát sau mỗi chu kỳ.
Lượng vật liệu mất mát được xác định bằng
cách cân các mẫu sau các chu kỳ này.
Ø
17
,
5±
0,
5
60 10
Ø
6
Ø80±0.5
20
Ø22+0.5
±
0,
1
Hình 8. Mẫu mạ 09CrSi
Sau 2 giờ đồng hồ chiều dày lớp mạ Al2O3 –Ni là
≈ 80 µm.
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
33
Thử nghiệm máy POD đã chế tạo
Để thử nghiệm máy POD đã chế tạo, nhóm
tác thực hiện thực nghiệm và so sánh cụ thể
trên các mẫu được mạ và chưa được mạ
composite. Mẫu mạ được chọn có vật liệu
hợp kim 09CrSi được chế tạo với kích thước
như đầu pin và đĩa mài. Với một số mẫu được
mạ composite Al2O3 – Ni và một số mẫu
không được mạ để so sánh khả năng chịu mòn
của chúng.
Tiến trình thực nghiệm được thực hiện tại
phòng thí nghiệm đề tài cấp Nhà nước của
trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Thí nghiệm đo độ mòn và hệ số ma sát được
tiến hành lần lượt cho các loại vật liệu bề mặt
khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho các mẫu
thử với bề mặt vật liệu thép hợp kim 09CrSi,
bề mặt mẫu được làm sạch bằng phương pháp
siêu âm, và được mạ Al2O3–Ni sau 2 giờ và 4
mẫu không được mạ. Thực nghiệm được thực
hiện với 2 mức độ áp lực là 10N và 20N tác
dụng từ chốt lên đĩa, tương đương với tải
trọng được treo vào đầu tay đòn là 3,65N và
7,3N. Kết quả thể hiện trên bảng 2 và sơ đồ
hình 9.
Quá trình đánh giá lượng mòn được thực
nghiệm trên động cơ điện quay với tốc độ
1450 v/p; cứ sau 34 phút (tức là tương đương
với đĩa quay được 50.000 vòng) mẫu được
đem cân một lần trên cân điện tử có vạch chia
1/10 gram sau đó tính ra lượng vật liệu của
mẫu mất đi theo đơn vị mm3. Tải trọng cố
định được treo trên tay đòn là 30 N. Để giảm
ảnh hưởng của rung động và nhiệt độ, máy
POD được gắn chặt trên nền nhà bằng vít,
thời gian nghỉ tối thiểu sau mỗi lần làm thực
nghiệm là 15 phút. Sau tính toán quan hệ giữa
lượng mòn của mẫu với thời gian tiếp xúc
được vẽ lại như đồ thị hình 10.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Các kết quả về hệ số ma sát và lượng mòn
trên các mẫu thử được cho trong bảng 1 và
bảng 2 trong phần phụ lục và trên đồ thị hình
9 và 10.
Có thể thấy qua biểu đồ hệ số ma sát hình 9
mẫu được mạ có hệ số ma sát nhỏ hơn mẫu
chưa được mạ khoảng 30%. Sau khoảng 5
chu kỳ kiểm tra (mỗi chu kỳ ≈34 phút), do
mẫu kiểm tra được mài nhẵn nên hệ số ma sát
đạt tới giá trị ổn định. Mẫu mạ là 0,01 và mẫu
chưa mạ là khoảng 0,027.
Biểu đồ lượng mòn thu được rất tương đồng
với biểu đồ lượng mòn của các chi tiết máy
theo lý thuyết. Có một chú ý là với mẫu mạ số
4 có thể nhận thấy khi đạt tới 1 giá trị lớn của
số vòng quay tức là lúc này giá trị lượng mòn
tăng rất chậm, đây là điều đáng quan tâm để
phát triển khả năng chống mòn cho các vật
liệu. Các nhà kỹ thuật có thể kiểm tra cơ tính
của bề mặt chốt và đĩa lúc này, sau đó phân
tích để đưa ra ý tưởng chế tạo các bề mặt
tương tự nhằm tăng khả năng chịu mòn cho
sản phẩm.
Hình 9. Quan hệ S-µ
Hình 10. Quan hệ S-u
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
34
KẾT LUẬN
Các kết quả thử nghiệm cho thấy máy POD
thiết kế đáp ứng được yêu cầu cần thiết như
giá thành rẻ, hoạt động tin cậy. Nguyên lý vận
hành máy rất đơn giản phù hợp với năng lực
của sinh viên, dễ dàng thay đổi các thông số
đầu vào để kiểm tra tính chất bề mặt trong
những điều kiện khác nhau. Khả năng mở
rộng tính năng của máy rất dễ dàng để tăng
tiện ích cho máy, như lắp thêm bộ biến tần
cho động cơ, có đồng hồ đếm số vòng quay
của đĩa Tuy nhiên chắc chắn sẽ làm tăng
giá thành của máy.
Thí nghiệm tiến hành trên các mẫu hợp kim
09CrSi cho thấy: để tăng khả năng chống mòn
của bề mặt tiếp xúc, các mẫu được mạ
Composite Al2O3 – Ni cho thấy tính ưu việt
rõ rệt về khả năng chịu mòn của lớp mạ. Hệ
số ma sát giảm khoản 30 % và khả năng
chống mòn tăng khoảng 50%.
Tuy nhiên đề tài mới chỉ đưa ra nghiên cứu ở
cùng một tải trọng và một tốc độ quay xác
định của động cơ. Các yếu tố về nhiệt độ, độ
ẩm của môi trường không được kể đến. Do đó
độ chính xác của thí nghiệm chưa thể hoàn
toàn chắc chắn. Hơn nữa để đảm bảo giá
thành của máy thấp nhóm tác giả cũng loại bỏ
khá nhiều tiện ích cho máy như máy tính
chuyên dùng tích hợp trên máy (sử dụng
laptop), bộ đếm số vòng quay, bộ biến tần
thay đổi tốc độ động cơ.
Bảng 1. Quan hệ giữa số vòng quay (thời gian tiếp xúc) và hệ số ma sát của vật liệu
Tải trọng tác dụng 10N
Lần
đo
Số
vòng
quay
Mẫu
số 1(chưa mạ)
Mẫu
số 2 (chưa mạ)
Mẫu
số 1( mạ)
Mẫu
số 2( mạ)
Fms µ Fms µ Fms µ Fms µ
1 1000 2.2 0.22 2 0.2 1.5 0.15 1.6 0.16
2 2000 1.6 0.16 1.4 0.14 1.02 0.1 1.03 0.1
3 3000 1.1 0.11 1.02 0.102 0.5 0.05 0.5 0.05
4 4000 0.5 0.05 0.6 0.06 0.3 0.03 0.32 0.03
5 5000 0.31 0.031 0.3 0.03 0.12 0.01 0.14 0.01
6 6000 0.29 0.029 0.29 0.029 0.11 0.01 0.12 0.01
7 7000 0.28 0.028 0.28 0.028 0.1 0.01 0.11 0.01
8 8000 0.27 0.027 0.27 0.027 0.1 0.01 0.1 0.01
Tải trọng tác dụng 20N
Lần
đo
Số
vòng
quay
Mẫu
số 1(chưa mạ)
Mẫu
số 2 (chưa mạ)
Mẫu
số 1( mạ)
Mẫu
số 2( mạ)
Fms µ Fms µ Fms µ Fms µ
1 1000 2.1 0.21 2.3 0.23 1.51 0.15 1.6 0.16
2 2000 1.8 0.18 1.14 0.114 1.02 0.1 1.03 0.1
3 3000 1.1 0.11 1.03 0.103 0.5 0.05 0.5 0.05
4 4000 0.6 0.06 0.61 0.061 0.3 0.03 0.32 0.03
5 5000 0.33 0.033 0.32 0.032 0.12 0.01 0.14 0.01
6 6000 0.24 0.024 0.29 0.029 0.11 0.01 0.12 0.01
7 7000 0.23 0.023 0.28 0.028 0.1 0.01 0.11 0.01
8 8000 0.24 0.024 0.26 0.026 0.1 0.01 0.1 0.01
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
35
Bảng 2. Quan hệ giữa số vòng quay (thời gian tiếp xúc) với lượng mòn
Lượng mòn mẫu chưa được mạ Al2O3 - Ni
(mm3)
Lần
đo
Số
vòng quay
mẫu
số 1
mẫu
số 2
mẫu
số 3
mẫu
số 4
1 250 1.5 1.503 1.533 1.498
2 500 2 2.06 2.07 2.02
3 1000 2.88 2.872 2.923 2.924
4 1500 3.243 3.433 3.523 3.613
5 2000 3.643 4.02 4.03 4.34
6 2500 4.243 4.83 4.89 5.31
7 3000 5.02 5.14 5.202 6.01
8 3500 5.32 6.03 6.5 7.02
9 4000 6.12 7.12 7.5 7.98
10 4500 6.32 7.32 7.7 8.18
Lượng mòn mẫu đã mạ Al2O3 - Ni
(mm3)
Lần
đo
Số
vòng quay
mẫu
số 1
mẫu
số 2
mẫu
số 3
mẫu
số 4
1 250 0.72 0.8 0.81 0.85
2 500 0.8 0.92 0.91 1.12
3 1000 1.01 1.08 1.3 1.35
4 1500 1.5 1.62 1.67 1.77
5 2000 1.89 1.97 2.02 2.13
6 2500 2.23 2.33 2.38 2.5
7 3000 2.51 2.63 2.69 2.76
8 3500 2.65 2.71 2.77 2.9
9 4000 2.88 3.01 3.03 3.31
10 4500 3.02 3.08 3.15 3.45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. P.Q. Thế, N. Đ. Bình, T. M. Đức, Ảnh hưởng
của các thông số quá trình tới độ cứng tế vi của
lớp mạ composite, Tạp chí khoa học và công nghệ
ĐHTN, số 78, trang 3-7, 2011
[2]. Indira Rajagopal, Composite Coatings,
Surface Modification Technologie, Marcel
Dekker, Inc, New York, 1989
[3]. Hovestad.A, Jansen. L.J.J, Electrochemical
Co-deposition of Inert Particles in a Metallic
Matrix, Journal of Applied Electrochemistry, Vol
25, pp.1-8; 2005
[4]. Kuo.S.L, Effect of Nickel Ion Concentration
on Ni/Al2O3 composite coatings, Journal of
Chinese Insititute of Engineers, Vol 28, No.1,
pp.1-8; 2005
[5]. P.Q. Thế, N.Đ. Bình, T.M. Đức, Mạ
composite Ni-Al2O3-giải pháp kỹ thuật nâng cao
khả năng chống mòn của lớp mạ Ni, Tạp chí khoa
học và công nghệ ĐHTN, số 78, trang 13-16, 2011
[6]. D. Fawcett, A Textbook of Histology, W.B.
Saunders Co., Sprieger,PA, 1986
[7]. D.B. Burr, R.B. Martin, Structure, Function
and Adaptation of Compact Bone, Raven Press,
New York, 1989
[8]. S. Weiner, H.D. Wagner, The material bone:
structure–mechanical function relations, Annu.
Rev. Mater. Sci. 28 (1998)
Nguyễn Thị Quốc Dung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 29 - 36
36
SUMMARY
DESIGN AND MANUFACTURING A LABORATORY EQUIPMENT TO JUDGE
POSSIBILITY WEARPROOF OF HARDENING COATING
Nguyen Thi Quoc Dung*, Ly Viet Anh, Le Van Nhat, Nguyen Dinh An
College of Technology – TNU
The inspection, and assessment the quality and characteristics of the surfaces are very important
role, especially when coating technology increases durable surface increasingly wide applications.
This paper presents a study and manufacturing a equipment to test about wear and characteristics
of friction surface Pin-on-Disc (POD). The laboratory equipment has construction and simple
operation principle. It is meet the requirement assess resistant towear and friction characteristics of
the surface materials. Especially, this machine is suitable for testing on the surface layer which is
very thin materials such as coatings with a thickness of only a few nanometers.
Key words: POD, wear rate, posibility wearproof, coefficient of friction, coating.
Ngày nhận bài: 13/3/2014; Ngày phản biện: 15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Khắc Tuân – Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0915308818; Email: quocdungktcn@yahoo.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thiet_ke_che_tao_thiet_bi_thi_nghiem_kiem_tra_dac_tinh_ma_sa.pdf