Tài liệu Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (Nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học: ... Ebook Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (Nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học
215 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2614 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (Nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Đỗ Thanh Mai
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học Hóa học
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ TRỌNG TÍN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CÁM ƠN
Luận văn thạc sỹ này là một công trình nghiên cứu khoa học rất quan trọng đối
với bản thân tôi vì trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi có điều kiện tổng hợp
và củng cố lại những kiến thức đã được học cũng như đúc kết lại một số kinh
nghiệm tôi đã có trong quá trình giảng dạy.
Để hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, sự động
viên chân thành từ các thầy cô, từ gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lê Trọng Tín, người Thầy đã hết
sức tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Em cũng xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa
Hóa trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và toàn
thể thầy cô phòng KHCN và Sau đại học đã giúp đỡ em trong quá trình học sau đại
học và thực hiện luận văn. Đặc biệt là sự động viên và giúp đỡ của Tiến sĩ Trịnh
Văn Biều – trưởng khoa Hóa trường Đại học Sư phạm Tp. HCM.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban Giám hiệu và tập thể giáo viên tổ Hóa
trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để em
được tham gia học sau đại học và hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin cám ơn các đồng nghiệp xa gần và các bạn lớp ĐHSP Hóa học
(niên khóa 1995 – 1999), các anh chị và các bạn lớp Cao học LLPPDH Hóa học
K16 đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng con xin cám ơn gia đình đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ con
trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.
Đỗ Thanh Mai
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTVN : bài tập về nhà
CTPT : công thức phân tử
CTCT : công thức cấu tạo
ĐC : đối chứng
GV : giáo viên
HCHC : hợp chất hữu cơ
HS : học sinh
LLPPDH : lý luận phương pháp dạy học
NT : Nguyễn Trãi
Nxb : nhà xuất bản
PHHS : phụ huynh học sinh
SGK : sách giáo khoa
TĐN : Trần Đại Nghĩa
THCS : trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TN : thực nghiệm
Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Danh sách các trường được điều tra về thực trạng sử dụng trắc
nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến thí nghiệm hóa
học trong dạy học phần luyện tập ở lớp 11 (nâng cao) THPT ............. 17
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng ................................................................. 19
Bảng 3.1. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm sư phạm .............................. 93
Bảng 3.2. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 5 “Luyện tập – Axit, bazơ và muối”. ............................................. 99
Bảng 3.3. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 5 “Luyện tập – Axit,
bazơ và muối”. ................................................................................... 99
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 5 “Luyện tập –
Axit, bazơ và muối” ......................................................................... 100
Bảng 3.5. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 7 “Luyện tập – Phản ứng trao đổi” .............................................. 101
Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 7 “Luyện tập – Phản ứng
trao đổi” ........................................................................................... 101
Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 7 “Luyện tập –
Phản ứng trao đổi” ............................................................................ 102
Bảng 3.8. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 13 “Luyện tập – Nitơ và hợp chất”. ............................................. 103
Bảng 3.9. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 13 “Luyện tập – Nitơ và
hợp chất”. ......................................................................................... 103
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 13 “Luyện tập –
Nitơ và hợp chất” ............................................................................. 104
Bảng 3.11. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 24 “Luyện tập – Cacbon, silic và hợp chất”. ............................... 105
Bảng 3.12. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 24 “Luyện tập – Cacbon,
silic và hợp chất”. ............................................................................. 105
Bảng 3.13. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 24 “Luyện tập –
Cacbon, silic và hợp chất” ................................................................ 106
Bảng 3.14. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 29 “Luyện tập : Chất hữu cơ, công thức phân tử”. ........................ 107
Bảng 3.15. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 29 “Luyện tập : Chất hữu
cơ, công thức phân tử”. ..................................................................... 107
Bảng 3.16. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 29 “Luyện tập –
Chất hữu cơ, công thức phân tử” ...................................................... 108
Bảng 3.17. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 32 “Luyện tập – Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ”. ................... 109
Bảng 3.18. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 32 “Luyện tập – Cấu
trúc phân tử hợp chất hữu cơ”. .......................................................... 109
Bảng 3.19. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 32 “Luyện tập –
Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ” ................................................... 110
Bảng 3.20. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 37 “Luyện tập –Ankan và Xicloankan”. ...................................... 111
Bảng 3.21. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 37 “Luyện tập –Ankan
và Xicloankan”. ................................................................................ 111
Bảng 3.22. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 37 “Luyện tập –
Ankan và Xicloankan”...................................................................... 112
Bảng 3.23. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 49 “Luyện tập – So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của
hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no”. ....................... 113
Bảng 3.24. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 49 “Luyện tập – So sánh
đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và không no”. .......................................................... 113
Bảng 3.25. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 49 “Luyện tập – So
sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và không no” ........................................................... 114
Bảng 3.26. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 56 “Luyện tập – Ancol, phenol”. ................................................. 115
Bảng 3.27. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 56 “Luyện tập – Ancol,
phenol”. ............................................................................................ 115
Bảng 3.28. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 56 “Luyện tập –
Ancol, phenol” ................................................................................. 116
Bảng 3.29. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 59 “Luyện tập – Anđehit và xeton”. ............................................ 117
Bảng 3.30. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 59 “Luyện tập – Anđehit
và xeton”. ......................................................................................... 117
Bảng 3.31. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 59 “Luyện tập –
Anđehit và xeton” ............................................................................. 118
Bảng 3.32. Bảng phân phối kết quả kiểm tra và phân phối tần số lũy tích của
bài 62 “Luyện tập – Axit cacboxylic”. .............................................. 119
Bảng 3.33. Bảng phân loại kết quả kiểm tra của bài 62 “Luyện tập – Axit
cacboxylic”....................................................................................... 119
Bảng 3.34. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng của bài 62 “Luyện tập –
Axit cacboxylic” ............................................................................... 120
Bảng 3.35. Bảng thống kê kết quả trả lời đúng lớp TN và ĐC (Bài 13) .............. 122
Bảng 3.36. Bảng thống kê kết quả trả lời đúng lớp TN và ĐC (Bài 62) .............. 123
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 5 “Luyện tập – Axit, bazơ và
muối” ........................................................................................... 99
Hình 3.2 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 7 “Luyện tập – Phản ứng trao
đổi” ............................................................................................ 101
Hình 3.3 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 13 “Luyện tập – Tính chất
của nitơ và hợp chất của nitơ” .................................................... 103
Hình 3.4 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 24 “Luyện tập – Tính chất
của cacbon, silic và hợp chất của chúng” .................................... 105
Hình 3.5 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 29 “Luyện tập – Chất hữu cơ,
công thức phân tử” ..................................................................... 107
Hình 3.6 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 32 “Luyện tập – Cấu trúc
phân tử hợp chất hữu cơ” ........................................................... 109
Hình 3.7 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 37 “Luyện tập – Ankan và
Xicloankan” ............................................................................... 111
Hình 3.8 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 49 “Luyện tập – So sánh đặc
điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với
hiđrocacbon no và không no” ..................................................... 113
Hình 3.9 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 56 “Luyện tập – Ancol,
phenol” ...................................................................................... 115
Hình 3.10 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 59 “Luyện tập – Anđehit và
xeton” . ...................................................................................... 117
Hình 3.11 (a,b) Các đồ thị đường lũy tích bài 62 “Luyện tập – Axit
cacboxylic” . ............................................................................. 119
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp thiết được đặt ra với nền
giáo dục nước ta hiện nay. Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học
hóa học trong trường THPT là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học và kết hợp
các phương pháp dạy học cơ bản với các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại
(phương tiện nghe nhìn, máy vi tính) thành phương pháp dạy học phức hợp nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học.
Riêng việc dạy và học các bài luyện tập thường được giáo viên dạy và học sinh
học giống như các tiết sửa bài tập thông thường mà chưa phát huy được hết thế
mạnh của kiểu bài này.
Ngoài ra, yêu cầu mới trong việc dạy và học hóa học là đòi hỏi học sinh phải
nắm vững được các kiến thức liên quan đến thực nghiệm và làm tốt các bài tập thực
nghiệm. Do đó, nếu chỉ sử dụng các phương pháp thông thường như từ trước đến
nay để luyện tập cho học sinh thì các em rất khó làm tốt được các bài tập thực
nghiệm. Hơn nữa, sử dụng kết hợp các thí nghiệm hóa học trong luyện tập cũng sẽ
làm cho các em học sinh có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn nữa với các thí nghiệm
hóa học, qua đó kỹ năng thí nghiệm thực hành của học sinh cũng được phát triển
hơn.
Một điểm mới trong việc tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh, đó là sử dụng kết hợp cả hai hình thức kiểm tra trắc nghiệm tự luận và trắc
nghiệm khách quan. Do đó tăng cường thêm yếu tố trắc nghiệm khách quan trong
các tiết luyện tập để các em được rèn luyện nhiều hơn với hình thức kiểm tra trắc
nghiệm này là điều cần thiết.
Ngoài ra việc kết hợp sử dụng thí nghiệm hóa học và trắc nghiệm khách quan
trong dạy học bài luyện tập là một việc còn ít gặp trong quá trình dạy học hóa học ở
trường THPT. Các công trình nghiên cứu khoa học, các luận văn tốt nghiệp đại học
của sinh viên hoặc các luận văn tốt nghiệp của các học viên cao học lý luận phương
pháp dạy học hóa học từ trước đến nay rất ít công trình nào nghiên cứu về vấn đề này.
Chính vì các lý do nêu trên và để góp phần nâng cao chất lượng việc dạy và học
hóa học lớp 11 trường THPT tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “THIẾT KẾ CÁC BÀI
LUYỆN TẬP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 THPT (NÂNG CAO)
THEO HƯỚNG HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình Hóa học lớp 11 THPT (nâng
cao) theo hướng hoạt động hóa người học.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết phương pháp dạy học nói chung và cơ sở lý thuyết
phương pháp dạy học các bài luyện tập.
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết trắc nghiệm khách quan.
Nghiên cứu các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt của
chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao).
Nghiên cứu các thí nghiệm hóa học của chương trình hóa học lớp 11 THPT
(nâng cao).
Xây dựng các bài luyện tập có sử dụng trắc nghiệm khách quan trên nền các
mô phỏng cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, các đoạn phim thí nghiệm hoặc
bài tập thực nghiệm.
Tự thiết kế thí nghiệm và tự quay các đoạn phim thí nghiệm để dùng vào tiết
luyện tập.
Thực nghiệm xác định kết quả chất lượng các bài luyện tập chương trình hóa
học lớp 11(nâng cao).
Xây dựng cơ sở lý thuyết và biện pháp thực hiện kiểu bài luyện tập này.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học ở trường trung học phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao). Đặc biệt
lưu ý kiểu bài luyện tập có sử dụng trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan
đến thí nghiệm hóa học, cấu trúc phân tử và danh pháp hợp chất hữu cơ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên nền tảng quan điểm duy vật biện chứng về quá trình nhận thức của
học sinh.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng kết cơ sở lý luận.
Phương pháp điều tra thực tiễn.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Tổng hợp và xử lý số kết quả kết quả thực nghiệm bằng thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu những bài luyện tập được thiết kế và sử dụng tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu
tốt kiến thức, hiểu rõ và giải thích chính xác các hiện tượng xảy ra trong các thí
nghiệm hóa học, làm tốt các câu hỏi trắc nghiệm khác quan có liên quan đến các
yếu tố thực nghiệm, cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, cách gọi tên các hợp chất hữu
cơ, qua đó nâng cao được chất lượng dạy học môn hóa học lớp 11 (nâng cao).
7. Giới hạn của đề tài
Thiết kế 14 bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng cao),
gồm:
+ Bài 5: Luyện tập Axit, bazơ và muối.
+ Bài 7: Luyện tập Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li.
+ Bài 13: Luyện tập Tính chất của nitơ và các hợp chất của nitơ.
+ Bài 17: Luyện tập Tính chất của photpho và các hợp chất của photpho.
+ Bài 24: Luyện tập Tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng.
+ Bài 29: Luyện tập Chất hữu cơ, công thức phân tử.
+ Bài 32: Luyện tập Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
+ Bài 37: Luyện tập Ankan và xicloankan.
+ Bài 44: Luyện tập Tính chất của hidrocacbon không no.
+ Bài 49: Luyện tập So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hidrocacbon
thơm với hidrocacbon no và không no.
+ Bài 52: Luyện tập Dẫn xuất halogen.
+ Bài 56: Luyện tập Ancol và phenol.
+ Bài 59: Luyện tập Andehit và xeton.
+ Bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic.
Trong đó, do có một số bài có sử dụng các phương pháp dạy học giống nhau nên
chỉ thực nghiệm sư phạm 11/14 bài (các bài không tiến hành thực nghiệm sư phạm
là bài 17, 44 và 52). Do độ dài của luận văn có giới hạn nên trong chương 2, tác giả
chỉ trình bày 8/11 bài đã thực nghiệm sư phạm, 3 bài còn lại đã sử dụng các phương
pháp dạy học tương tự sẽ trình bày trong đĩa DVD kèm theo và 3 bài không thực
nghiệm sư phạm sẽ trình bày ở phần phụ lục.
8. Đóng góp mới của luận văn
- Về lý luận: đóng góp được nguyên tắc chung và cách vận dụng để xây
dựng các bài luyện tập.
+ 4 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập.
+ 4 phương pháp dạy học sử dụng để dạy học bài luyện tập.
+ Hệ thống 6 thao tác thực hiện khi xây dựng một giáo án điện tử của bài luyện tập.
- Về thực tiễn: đóng góp một hệ thống bài luyện tập trong chương trình hóa
học lớp 11 (nâng cao), phục vụ đắc lực cho các giáo viên trong việc dạy học.
Trong mỗi bài luyện tập đã:
+ Áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa người
học, phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của người học, nâng cao
hiệu quá dạy học.
+ Sử dụng những đoạn phim thí nghiệm ngắn làm cho bài học thêm sinh
động, hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh; ngoài ra còn có tác dụng rèn
luyện kỹ năng quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm của học
sinh (trong đó có 70 đoạn phim thí nghiệm tự thiết kế, tự quay).
+ Sử dụng những mô hình phân tử hợp chất hữu cơ được thiết kế tĩnh
hoặc động (xoay 3 chiều trong không gian) giúp học sinh dễ dàng hơn
trong việc hình dung ra cấu trúc các phân tử hợp chất hữu cơ.
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Những nhiệm vụ trí – đức dục của môn hóa học trong dạy học ở
trường THPT [22]
1.1.1. Cung cấp cho học sinh những cơ sở của học thuyết về các nguyên tố hóa
học, về các chất vô cơ và hữu cơ quan trọng nhất, về ứng dụng của hóa học
trong sản xuất và đời sống. Về mặt này, việc giảng dạy hóa học phải đảm
bảo cho học sinh:
- Lĩnh hội một cách vững chắc, tự giác và có hệ thống những sự kiện, khái
niệm cơ bản, định luật và học thuyết hóa học (định luật tuần hoàn các
nguyên tố hóa học, những kiến thức mở đầu về lý thuyết cấu tạo nguyên tử,
thuyết ion, thuyết cấu tạo hóa học) và ứng dụng có hệ thống những hiểu
biết đó vào trong học tập, lao động và trong việc giải quyết những vần đề
thực tiễn của cuộc sống.
- Tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ hóa học và có kỹ năng, kỹ xảo tự giác áp
dụng ngôn ngữ hóa học vào việc lập công thức và phương trình hóa học;
nắm vững kỹ năng và kỹ xảo tính toán theo công thức và phương trình.
- Lĩnh hội được những kiến thức về các nguyên tắc khoa học của nền sản
xuất hóa học, về ứng dụng của hóa học trong các ngành sản xuất và quốc
phòng; rèn luyện những kỹ xảo đo lường, tính toán, thực nghiệm, pha chế,
ghi chép, mô tả tra cứu v.v… tức là có những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo
có tính chất kỹ thuật tổng hợp về hóa học.
- Có ý thức về vai trò của hóa học trong sự phát triển kinh tế xã hội nhằm
đưa nền sản xuất nhỏ lạc hậu tiến lên nền sản xuất lớn hiện đại; hiểu rõ
đường lối phát trển kinh tế của Đảng và Chính phủ ta trong việc hóa học
hóa đất nước, theo dõi sát những thành tựu trong lĩnh vực này.
Như vậy là cung cấp cho học sinh một nền học vấn hóa học trung học hoàn
chỉnh có tính chất kỹ thuật tổng hợp, để trên cơ sở đó sau khi tốt nghiệp trường phổ
thông có thể tham gia hiệu quả vào công cuộc lao động sản xuất và bảo vệ Tổ quốc,
hoặc tiếp tục học lên các bậc trên.
1.1.2. Hình thành ở học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, thông qua việc tìm
hiểu:
- Tính chất đa dạng của các hình thức tồn tại của vật chất, tính chất mâu
thuẫn của các hình thức đó và sự chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- Tính chất nhảy vọt (bộc phát) của các biến đổi hóa học của các chất do kết
quả của những biến đổi định lượng trong thành phần hay cấu tạo của
chúng.
- Mối liên hệ qua lại và phát triển của các nguyên tố hóa học, sự thống nhất
trong sự đa dạng của chúng biểu hiện tập trung trong hễ thống tuần hoàn
các nguyên tố hóa học.
- Vai trò của thực tiễn sản xuất và thực nghiệm khoa họctrong việc giành lấy
được những những kiến thức hóa học chân thực; lịch sử phát trển của các
khái niệm, định luật và học thuyết hóa học và vai trò cải tạo đời sống xã
hội của những kiến thức đó.
1.1.3. Nâng cao nhận thức của học sinh về vai trò, nhiệm vụ của hóa học đối với
đời sống, xã hội, kinh tế và môi trường.
1.1.4. Góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, lao động và thẩm mỹ … giáo dục
lòng yêu nước và ý thức cộng đồng.
Tóm lại, việc giảng dạy hóa học ở trường phổ thông có những nhiệm vụ cung
cấp hệ thống các kiến thức cơ bản ; phát triển năng lực nhận thức, hình thành
phương pháp nghiên cứu khoa học, góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức, thế giới
quan cho học sinh.
1.2. Luyện tập trong dạy học hóa học ở trường THPT
1.2.1. Khái niệm hoàn thiện kiến thức, ôn tập và luyện tập [22], [43]
Khái niệm hoàn thiện kiến thức:
- Hoàn thiện kiến thức là làm sáng tỏ thêm các biểu tượng về vật thể và
hiện tượng nghiên cứu bằng cách phân biệt, so sánh, đối chiếu chúng,
làm chính xác sâu sắc thêm các khái niệm bằng cách tách riêng những
dấu hiệu bản chất, thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm và khái quát
hóa hơn nữa các kiến thức đã thu được.
- Khi hoàn thiện kiến thức, kiến thức được ôn tập, lặp lại nhưng hướng tập
trung hơn vào việc làm chính xác hóa, đào sâu, củng cố và vận dụng. vì
thế có thể nói vắn tắt, hoàn thiện kiến thức là ôn tập, củng cố và vận
dụng kiến thức.
Khái niệm ôn tập
- Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 1305: “ôn tập: học lại để nhớ, để nắm
chắc”.
- Trong dạy học, ôn tập là làm chính xác, củng cố và hệ thống hóa kiến
thức.
Khái niệm luyện tập
- Theo Đại từ điển tiếng Việt trang 1067: “luyện tập: làm đi làm lại nhiều
lần, duy trì thường xuyên để thông thạo, nâng cao kỹ năng”.
- Trong dạy học, luyện tập là vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn
luyện khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề, các bài toán
được đặt ra sao cho khả năng giải quyết vấn đề được sử dụng một cách
thuần thục nhất.
1.2.2. Nhận xét về việc dạy học bài luyện tập trong dạy học hóa học ở trường
THPT
Trong thực tế dạy học, nhiều giáo viên đã không phân biệt rõ mục đích
yêu cầu của kiểu bài ôn tập và luyện tập.
- Bài ôn tập: củng cố và hệ thống hóa một lượng khá lớn kiến thức lý
thuyết thuần túy như ôn tập cuối một chương, ôn tập cuối một học kỳ,
ôn tập cuối năm, …Không chú trọng nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng
giải quyết vấn của học sinh.
- Bài luyện tập: vừa củng cố, hệ thống hóa kiến thức vừa rèn luyện khả
năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề một cách thuần thục.
Luyện tập phải được tiến hành thường xuyên.
Như vậy, yêu cầu của bài luyện tập về phạm vi kiến thức sẽ không
rộng bằng bài ôn tập nhưng yêu cầu rèn luyện kỹ năng lại được xem trọng
hơn.
Cá biệt có một số giáo viên còn nhầm lẫn giữa một tiết luyện tập và một
tiết sửa bài tập.
Ngoài ra một số giáo viên đã không bảo đảm thời gian dành cho việc
luyện tập hoặc làm việc đó một cách hình thức. Ví dụ như giáo viên chỉ nhắc
lại, thuật lại một cách tóm tắt những điều đã giảng, không biết dùng nhiều
phương pháp khác nhau để giúp học sinh tự củng cố kiến thức và rèn luyện
kỹ năng.
1.3. Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học tích cực
1.3.1. Những xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học [29]
Việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học tập trung theo hai hướng sau:
- Phương pháp dạy học hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể
của nhận thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, rèn luyện cho họ tập
giải quyết các vấn đề của khoa học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều
kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến thức một cách chủ động sáng tạo.
- Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, cho nên phương
pháp dạy học hóa học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng
thật tốt các thiết bị dạy học giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các
quá trình hóa học.
Nhằm hình thành cơ sở lý luận và mô hình thực tiễn của các xu hướng trên,
làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học, các nhà khoa học đã
nghiên cứu, thử nghiệm nhiều mô hình. Sau đây là một số mô hình được bàn
luận nhiều nhất.
1.3.2. Dạy học hướng vào người học (dạy học lấy học sinh làm trung tâm)
1.3.2.1. Bản chất của việc dạy học hướng vào người học
- Về mục tiêu: chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng
nhu cầu, hứng thú, khả năng, lợi tích của học sinh.
- Về nội dung: chú trọng các kỹ năng thực hành vận dụng kiến thức, năng lực
giải quyết vấn đề thực tiễn, hướng vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm
việc làm, hòa nhập và góp phần phát trển cộng đồng.
- Về phương pháp: phương pháp dạy học coi trọng việc rèn luyện cho học sinh
phương pháp tự học, phát huy sự suy nghĩ tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm nhỏ,
thông qua thảo luận, thí nghiệm thực hành, thâm nhập thực tế. Giáo viên quan
tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể học
sinh để xây dựng bài học. Giáo án được thiết kế nhiểu phương án theo kiểu
phân nhánh được giáo viên linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến của tiết học,
theo sự phát trển của từng cá nhân.
- Về hình thức tổ chức: hình thức bố trí lớp học thay đổi linh hoạt cho phù hợp
với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí trong từng phần của tiết học. Có
nhhiều bài được tiến hành trong phòng thí nghiệm, ở các cơ sở sản xuất hoặc
tại viện bảo tàng, triển lãm.
- Về đánh giá: học sinh tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình,
được tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt được các mục
tiêu của từng giai đoạn học tập, chú trọng mặt chưa đạt được so với mục tiêu.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực tự đánh giá để tự điều
chỉnh cách học, khuyến khích cách học thông minh, sáng tạo, biết giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế
1.3.2.2. Nhận xét
- Đây không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là một quan điểm, một
tư tưởng.
- Học sinh là đối tượng nhưng cũng là chủ thể của việc học, vì vậy “ lấy học
sinh làm trung tâm” trong dạy học là một lý thuyết tiến bộ, có tác dụng giải
phóng năng lực sáng tạo của học sinh.
- Tuy nhiên, theo đặc điểm văn hóa, xã hội của nước ta thì việc sử dụng lý
thuyết này cũng nên được vận dụng một cách linh hoạt, khéo léo sao cho phát
huy được mặt tiến bộ, tích cực của lý thuyết mà tránh đi theo hướng cực đoan
là tuyệt đối hóa hứng thú, nhu cầu, hành vi biệt lập của các nhân vì điều đó
không phù hợp với bản chất nền giáo dục hướng về cộng đồng của nước ta.
1.3.3. Dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
1.3.3.1. Bản chất của việc dạy học theo hướng hoạt động hóa người học
- Tổ chức cho người học được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự
giác, tích cực, sáng tạo, trong đó việc xây dựng phong cách học tập sáng tạo là
cốt lõi của việc đổi mới phương pháp giáo dục nói chung và phương pháp dạy
học nói riêng
- Để học sinh hoạt động tích cực tự giác thì cần làm cho học sinh biết biến nhu
cầu của xã hội thành nhu cầu của bản thân mình. Để có tư duy sáng tạo thì
phải tập luyện hoạt động sáng tạo thông qua học tập. Như vậy, phải đặt học
sinh vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá chiếm lĩnh tri thức mới.
1.3.3.2. Biện pháp hoạt động hóa người học trong dạy học hóa học
- Khai thác nét đặc thù môn học tạo ra nhiều hình thức hoạt động đa dạng phong
phú của học sinh như:
- Tăng thời gian hoạt động của học sinh trong giờ học.
- Tăng thời gian hoạt động trí lực, chủ động của học sinh thông qua việc lựa
chọn nội dung và hình thức sử dụng các câu hỏi, bài tập có sự suy luận, vận
dụng kiến thức một cách sáng tạo.
1.3.3.3. Nhận xét
- “Hoạt động hóa người học” cũng không phải là một phương pháp dạy học cụ
thể. Giống như “ dạy học hướng vào người học”, “hoạt động hóa người học”
là một xu hướng chủ yếu, là một trong các thử nghiệm của việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- “Hoạt động hóa người học” cũng chú ý đến hứng thú, lợi ích của học sinh
nhưng quan tâm nhiều hơn đến việc tổ chức cho học sinh hoạt động.
Tóm lại: “Hoạt động hóa người học” và“ dạy học hướng vào người học” là những
quan điểm làm cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học chứ không là
phương pháp dạy học cụ thể.
1.4. Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng hoạt động hóa người học [38]
Trong dạy học hóa học, thí nghiệm hóa học thường được sử dụng để chứng
minh, minh họa cho những thông báo bằng lời của giáo viên về các kiến thức hóa
học. Thí nghiệm cũng được dùng làm phương tiện để nghiên cứu tính chất các chất,
hình thành các khái niệm hóa học.
Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học được coi là tích cực khi thí nghiệm
hóa học được dùng làm nguồn kiến thức để học sinh khai thác, tìm kiếm kiến thức
hoặc được dùng để kiểm chứng, kiểm tra những dự đoán, suy luận lý thuyết, hình
thành khái niệm.
Yêu cầu sư phạm của thí nghiệm hóa học:
- Thí nghiệm phải an toàn
- Thí nghiệm phải đảm bảo tính khoa học và có kết quả tốt (nếu thất bại thì
nên làm sáng tỏ nguyên nhân thất bại)
- Thí nghiệm phải bố trí sao cho cả lớp đều quan sát được tốt.
- Thí nghiệm phải đơn giản vừa sức học sinh.
- Số lượng thí nghiệm trong một bài phải hợp lý.
- Nội dung thí nghiệm phải phù hợp với chủ đề của bài học.
1.4.1. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Trong dạy học hóa học, phương pháp nghiên cứu được đánh giá là phương
pháp dạy học tích cực vì nó dạy học sinh cách tư duy độc lập, tự lực sáng tạo và có
kỹ năng nghiên cứu tìm tòi. Phương pháp này giúp học sinh nắm kiến thức vững
chắc, sâu sắc và phong phú cả về lý thuyết lẫn thực tế. Khi sử dụng phương pháp
này, học sinh trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu, đề xuất các giả thiết khoa
học, những dự đoán, những phương án giải quyết vấn đề và lập kế hoạch giải ứng
với từng giả thuyết. Thí nghiệm hóa học được dùng như là nguồn kiến thức để học
sinh nghiên cứu tìm tòi, như là phương tiện xác nhận tính đúng đắn của các giả
thuyết, dự đoán khoa học đưa ra. Người giáo viên cần hướng dẫn hoạt động của học
sinh như:
- Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu.
- Nêu ra các giả thuyết, dự đoán khoa học trên cơ sở kiế._.n thức đã có.
- Lập kế hoạch giải ứng với từng giả thuyết.
- Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ, thiết bị, quan sát trạng thái các chất trước khi thí
nghiệm.
- Xác nhận giả thuyết, dự đoán đúng qua kết quả của thí nghiệm.
- Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng và rut ra kết luận.
Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu sẽ giúp học sinh hình thành
kỹ năng nghiên cứu khoa học hóa học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
1.4.2. Sử dụng thí nghiệm nêu vấn đề
Trong dạy học nêu vần đề, khâu quan trọng là xây dựng bài toán nhận thức,
tạo ra tình huống có vấn đề. Trong dạy học hóa học ta có thể dùng thí nghiệm hóa
học để tạo ra mâu thuẫn nhận thức, gây ra nhu cầu tìm kiếm kiến thức mới trong
học sinh. Khi dùng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề, giáo viên cần nêu ra vấn đề
nghiên cứu bằng thí nghiệm, tổ chức cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, hiện
tượng sẽ xảy ra trên cơ sở kiến thức đã có của học sinh, hướng dẫn học sinh tiến
hành thí nghiệm, hiện tượng thí nghiệm không đúng với điều dự đoán của đa số học
sinh. Khi đó sẽ tạo ra mâu thuẫn nhận thức, kích thích học sinh tìm tòi giải quyết
vần đề. Kết quả là học sinh nắm vững kiến thức, tìm ra con đường giải quyết vấn
đề và có niềm vui của sự nhận thức.
Việc giải quyết các bài tập nhận thức do thí nghiệm hóa học tạo ra sẽ giúp
học sinh tìm ra kiến thức mới một cách vững chắc và có niềm vui của người khám
phá. Trong qúa trình giải quyết vần đề có thể tổ chức cho học sinh thảo luận đưa ra
dự đoán, nêu ra những câu hỏi xuất hiện trong tư duy của học sinh. Sử dụng thí
nghiệm theo phương pháp nêu vấn đề được đánh giá có mức độ tích cực cao.
1.4.3. Sử dụng thí nghiệm hóa học do học sinh tự làm [22]
Thí nghiệm do học sinh tự làm có ý nghĩa to lớn trong dạy học hóa học. Hình
thức thí nghiệm này là một phương pháp dạy cho học sinh cách thức tư duy hợp lý,
rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo thí
nghiệm, rèn luyện khả năng quan sát và giải thích các hiện tượng hóa học.
Hiện nay người ta thường sử dụng hai phương pháp trong khi hướng dẫn học
sinh tự làm thí nghiệm: phương pháp nghiên cứu và phương pháp minh họa. Trong
đó, phương pháp nghiên cứu được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực: học
sinh phải giành lấy kiến thức qua tư duy độc lập, sáng tạo hoặc hoạt động thực
hành. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được đặt vào điều kiện, hoàn cảnh
phải tự giành lấy kiến thức.
Yêu cầu đối với phương pháp nghiên cứu trong thí nghiệm tự làm của học
sinh gồm:
- Giải thích được mục đích của thí nghiệm.
- Học sinh đề ra giả thuyết.
- Đặt kế hoạch tiến hành thí nghiệm.
- Lắp dụng cụ để tiến hành thí nghiệm.
- Thực hiện thí nghiệm, quan sát, ghi chép.
- Giải thích và rút ra kết luận từ sự quan sát.
- Ứng dụng các kết quả thu được.
Đối với giáo viên, khi hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm cần:
- Cho các em biết tác dụng của từng loại dụng cụ để tập dần cho các em
chủ động lắp ráp các dụng cụ theo yêu cầu thực nghiệm.
- Rèn luyện cho các em thao tác sử dụng đúng cách với từng loại dụng cụ
để thí nghiệm được an toàn và bảo vệ môi trường.
Sử dụng các thí nghiệm hóa học do học sinh tự làm theo phương pháp
nghiên cứu làm cho học sinh học tập hứng thú hơn, kiến thức sâu sắc, bền vững
hơn, khả năng quan sát và giải quyết vấn đề của học sinh được nâng cao. Ngoài ra
do tự tay làm thí nghiệm học sinh còn được rèn luyện tác phong làm việc nghiêm
túc, cẩn thận, trung thực.
1.5. Trắc nghiệm khách quan và sử dụng trắc nghiệm khách quan trong dạy
học kiểu bài luyện tập hóa học ở trường THPT
1.5.1. Khái niệm trắc nghiệm khách quan [16],[33]
Theo GS Dương Thiệu Tống: “ Một dụng cụ hay phương thức hệ thống nhằm
đo lường một mẫu các động thái để trả lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân như
thế nào khi so sánh với những người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm
vụ dự kiến”
Theo GS.Trần Bá Hoành: “Test” có thể tạm dịch là phương pháp trắc nghiệm,
là hình thức đặc biệt để thăm dò một số đặc điểm về năng lực, trí tuệ của học sinh
(thông minh, trí nhớ, tưởng tượng, chú ý) hoặc để kiểm tra một số kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo của học sinh thuộc một chương trình nhất định.
Tới nay, người ta hiểu trắc nghiệm là một bài tập nhỏ hoặc câu hỏi có kèm theo
câu trả lời sẵn yêu cầu học sinh suy nghĩ rồi dùng kí hiệu đơn giản đã quy ước
để trả lời.
1.5.2. Cách soạn thảo bài tập trắc nghiệm khách quan sử dụng khi dạy học các
bài luyện tập
- Số lượng câu hỏi vừa phải, phù hợp với sự phân chia thời gian của tiết học.
- Nội dung câu hỏi bám sát các kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ.
- Có các dạng câu hỏi:
Câu hỏi mang nội dung lý thuyết thuần túy: những câu hỏi này chủ yếu để
giúp học sinh ôn lại các kiến thức trọng tâm của bài học.
Câu hỏi bài toán: những câu hỏi này giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải
bài tập.
Câu hỏi liên quan đến các hiện tượng hóa học: những câu hỏi này, nếu có
thể thì đi kèm với các đoạn phim thí nghiệm: học sinh xem phim và từ nội
dung phim rút ra câu trả lời. Loại câu hỏi này sẽ giúp học sinh khắc sâu
kiến thức, hiểu bài cách sâu sắc hơn nhờ tận mắt thấy các hiện tượng hóa
học xảy ra và tránh hiểu sai, hiểu lơ mơ hoặc mau quên.
1.6. Một số hình thức tổ chức dạy học kiểu bài luyện tập thuộc chương trình
hóa học lớp 11 THPT (nâng cao) theo hướng hoạt động hóa người học
1.6.1. Dạy học theo hoạt động [29]
Nội dung:
Dạy học theo hoạt động là hình thức tổ chức dạy học trong đó giáo viên hướng
dẫn cho học sinh tham gia các quá trình nhận thức thể hiện bằng các công việc cụ
thể mà học sinh cần tham gia để tự tìm ra kiến thức cho mình. Dạy học theo hoạt
động có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp.
Ý nghĩa:
- Đối với giáo viên: giáo viên đã hoạt động hóa người học (học sinh)
- Đối với người học: Trong quá trình tham gia các hoạt động, người học
chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng.
Hạn chế:
Khi thiết kế bài lên lớp theo hoạt động, giáo viên đặt ra mục đích chung, ra
những bài tập có mức độ phức tạp và khối lượng như nhau đồng thời cho tất cả học
sinh, giới hạn công việc của học sinh trong cùng thời gian, ta gọi là hoạt động đồng
loạt. Trong hoạt động đồng loạt, các học sinh làm việc đồng thời. Nhưng trên thực
tế lớp học hiện nay thường bao gồm bốn trình độ học sinh có sức học khác nhau:
yếu, trung bình, khá và giỏi. Khi dạy học giáo viên phải soạn bài lên lớp cho phù
hợp với đối tượng học sinh mà mình dạy, do vậy hoạt động đồng loạt thường chú
trọng vào trình độ học sinh chiếm đa số trong lớp. Vì thế có một số học sinh hoạt
động chậm hơn và một số học sinh hoạt động vượt lên trước các bạn, nên trên thực
tế không có sự hoạt động đồng loạt cho cả lớp. Mặt khác sự giao lưu hoạt động ở
đây thể hiện chủ yếu giữa giáo viên và học sinh; còn giao lưu giữa học sinh với
nhau trong quá trình hình thành kiến thức hầu như không có.
1.6.2. Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ
Nội dung:
Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá
trình nhận thức được tiến hành thông qua hoạt động của các học sinh trong nhóm
theo một kế hoạch được giáo viên giao phó. Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ có
thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài lên lớp.
Ý nghĩa:
- Đối với giáo viên: Giáo viên đã hoạt động hóa người học.
- Đối với người học: trong quá trình tham gia các hoạt động, người học
chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong
quá trình khám phá kiến thức mới. Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau về kiến thức đúng hay sai.
Hạn chế:
Dạy học cộng tác trong nhóm nhỏ trong bài lên lớp thường phù hợp với bài lên
lớp có kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa học mà nội dung
gồm một số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh.
1.6.3. Dạy học bằng trò chơi
Nội dung:
Dạy học bằng trò chơi là hình thức tổ chức dạy học trong đó quá trình nhận
thức được tiến hành thông qua các câu hỏi hoặc bài tập được thiết kế dưới dạng các
trò chơi. Dạy học bằng trò chơi có thể tiến hành trong bài lên lớp hoặc ngoài bài
lên lớp.
Ý nghĩa:
- Đối với giáo viên: Giáo viên đã hoạt động hóa người học.
- Đối với người học: trong quá trình tham gia các hoạt động, người học
chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng. Có thể trao đổi, hỗ trợ nhau trong
quá trình khám phá kiến thức mới. Có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn
nhau về kiến thức đúng hay sai. Trò chơi có tác dụng hòa đồng sâu rộng
và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà không một phương pháp
nào sánh được. Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động của học sinh
thể hiện qua tiết học có trò chơi làm tăng cảm tình của các em đối với
môn học và thầy cô.
Hạn chế:
Dạy học bằng trò chơi trong bài lên lớp thường phù hợp với bài lên lớp có
kiến thức cần học ngắn, bài luyện tập, bài thực hành hóa học mà nội dung gồm một
số thí nghiệm nhỏ, kết quả thí nghiệm nhanh.
Dạy học bằng trò chơi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị công phu, tốn
nhiều thời gian, công sức. Ngoài ra sự hứng thú của học sinh khi tham gia các
1.7. Thực trạng sử dụng trắc nghiệm khách quan có nội dung liên quan đến
thí nghiệm hóa học khi dạy học các bài luyện tập
1.7.1. Mục đích điều tra
- Nắm được các phương pháp dạy học các giáo viên thường sử dụng khi dạy
học kiểu bài luyện tập trong chương trình hóa học ở trường THPT.
- Nắm được mức độ sử dụng các đoạn phim thí nghiệm và các câu hỏi trắc
nghiệm của giáo viên khi dạy học các bài luyện tập trong chương trình hóa
học ở trường THPT.
1.7.2. Đối tượng, phương pháp điều tra
- Phương pháp điều tra: Dùng phiếu điều tra, quan sát, phỏng vấn.
Đối tượng điều tra: các giáo viên dạy môn hóa học ở các trường THPT địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 1.1. Danh sách các trường được điều tra
STT Tên trường Ghi chú
1 Trần Đại Nghĩa
Trường THPT chuyên
2 Lê Hồng Phong
3 Bùi Thị Xuân
Trường THPT công lập
4 Trưng Vương
5 Năng khiếu thể dục thể thao
6 Nguyễn Thị Minh Khai
7 Nguyễn Trãi
8 Tân Phong
9 Gia Định
10 Nguyễn Công Trứ
11 Phú Nhuận
12 Võ Thị Sáu
13 Thanh Đa
14 Lê Minh Xuân
15 Tân Bình
16 Nguyễn Hữu Tiến
17 Thủ Thiêm
18 Trường Chinh
Trường THPT công lập
và tự chủ tài chính và
trường THPT bán công
19 Lê Quý Đôn
20 Trần Khai Nguyên
21 Nam Kỳ Khởi Nghĩa
22 Ernst Thälman
23 Lương Thế Vinh
24 Long Thới
25 Nguyễn Khuyến
Trường THPT dân lập
và tư thục
26 Trương Vĩnh Ký
27 Hồng Đức
28 An Đông
29 Nguyễn Huệ
- Số phiếu thu được: 116
- Số trường được điều tra: 29
1.7.3. Kết quả điều tra
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng
Câu Nội dung Số giáo viên Tỉ lệ %
Câu
1
Khi dạy học các thầy (cô) có phân biệt rõ giữa
tiết ôn tập và tiết luyện tập không?
- Phân biệt rất rõ.
- Phân biệt không được rõ lắm.
- Có lúc phân biệt, có khi không.
- Không phân biệt.
48
33
25
10
40,86 %
28,69%
21,74%
8,71%
Câu
2
Thầy (cô) thường dạy một tiết luyện tập như thế
nào?
- Giống như một tiết sửa bài tập.
- Giống như một tiết ôn tập.
- Khác với các tiết ôn tập và sửa bài tập.
Ý kiến do giáo viên đưa ra là:
Ôn kiến thức cơ bản, trọng tâm bài, làm bài
tập áp dụng và mở rộng.
Tổng hợp lại các kiến thức quan trọng cho
học sinh nắm, có những bảng so sánh, tổng
hợp cho học sinh dễ hiểu, dễ học. Những
chương quan trọng có thể cho học sinh
chia tổ tổng hợp sau đó giáo viên sửa lại
cho hoàn chỉnh.
Lưu ý nhiều hơn tới rèn luyện kiến thức
trọng tâm và kỹ năng.
Ôn tập: phương pháp sử dụng là đàm thoại
gợi mở theo hướng phát huy tính tích cực.
Luyện tập: chủ yếu học sinh vận dụng kiến
thức để làm bài tập.
50
24
42
43,10 %
20,69 %
36,21 %
Câu
3
Khi dạy học bài luyện tập, thầy (cô) có sử dụng
các câu hỏi trắc nghiệm khách quan không?
- Không bao giờ sử dụng.
- Thỉnh thoảng có sử dụng.
- Thường xuyên sử dụng.
- Rất thường xuyên sử dụng.
09
72
30
05
7,76 %
62,07 %
25,86 %
4,31 %
Câu
4
Các câu hỏi khách quan sử dụng trong bài luyện
tập có nội dung liên quan đến các thí nghiệm
hóa học không?
- Không liên quan.
- Thỉnh thoảng có liên quan.
- Thường xuyên có liên quan.
09
86
21
7,76%
74,14%
18,10%
Câu
5
Thầy (cô) có sử dụng thí nghiệm (giáo viên
biểu diễn hoặc học sinh tự làm) khi dạy học các
bài luyên tập không?
- Rất thường xuyên.
- Thường xuyên.
- Thỉnh thoảng.
- Không bao giờ.
03
11
63
39
2,59%
9,48%
54,31%
33,62%
Câu
6
Khi dạy học, nếu cần sử dụng thí nghiệm thầy
(cô) thường dùng các thí nghiệm
- do GV biểu diễn.
- do HS tự làm tại lớp.
- cho HS xem các đoạn phim thí nghiệm.
- cách khác.
Ý kiến của giáo viên:
Kết hợp giữa thí nghiệm do giáo viên biểu
diễn và học sinh tự làm.
75
30
36
10
49,67%
19,87%
23,84%
6,62%
Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ biểu diễn hay
chiếu phim.
Giáo viên hướng dẫn cụ thể để học sinh dễ
hình dung.
Câu
7
Theo ý kiến thầy (cô), việc đưa các đoạn phim
thí nghiệm ngắn vào việc dạy học bài luyện tập
là
- rất cần thiết.
- cần thiết.
- không cần thiết lắm.
- hoàn toàn không cần thiết.
09
56
49
02
7,76%
48,28%
42,24%
1,72%
Câu
8
Nếu có thể đưa thêm các đoạn phim thí nghiệm
ngắn vào dạy học bài luyên tập sẽ có tác dụng
gì? (GV có thể chọn nhiều ý kiến)
- Làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh
hứng thú hơn với môn hóa học.
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn.
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát và
giải thích các hiện tượng hóa học.
- Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành
thí nghiệm.
- Ý kiến khác.
Các ý kiến do GV đưa ra:
Đồng ý với tất cả các ý kiến trên.
Nhấn mạnh lại một ý nào đó hay điều chỉnh
một ý gì mà học sinh đã hiểu sai hay lơ là.
Sử dụng các đoạn phim thí nghiệm sẽ an
toàn cho giáo viên và học sinh.
67
56
74
46
10
26,48%
22,13%
29,25%
18,19%
3,95%
Việc đưa thí nghiệm vào giờ luyện tập sẽ rèn
các kỹ năng thí nghiệm, do có tác dụng tích
cực như các ý kiến đưa ra nhưng hơi mất
thời gian của giáo viên(như chuẩn bị trước
tiết học), mất thời gian trên lớp của học sinh
vì trong các đề thi phần thí nghiệm chiếm tỉ
lệ không đáng kể nên giáo viên ít sử dụng thí
nghiệm trong giờ luyện tập.
Đã là môn hóa học thì nên thực hành thí
nghiệm biểu diễn trực tiếp, học sinh được
tận mắt thấy hóa chất và các phản ứng hóa
học. Làm như thế có sức thuyết phục hơn,
học sinh hiểu rõ và nắm sâu kiến thức.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
- Có 48 GV (40,86 %) cho rằng khi dạy học tiết luyện tập thì phân biệt rất rõ
giữa tiết ôn tập và tiết luyện. Nhưng có 50 GV (43,10 %) thường dạy một tiết
luyện tập giống như một tiết sửa bài tập, và có 42 GV (36,21 %) thường dạy
một tiết luyện tập khác với các tiết ôn tập và sửa bài tập.
- Có 30 GV (25,86 %) khi dạy học bài luyện tập thường xuyên sử dụng các
câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhưng chì có 21 GV (18,10%) sử dụng câu
hỏi khách quan trong bài luyện tập có nội dung thường xuyên có liên quan
đến các thí nghiệm hóa học.
- Có 63 GV (54,31%) thỉnh thoảng có sử dụng thí nghiệm (giáo viên biểu diễn
hoặc học sinh tự làm) khi dạy học các bài luyên tập và có 39 GV (33,62%)
không bao giờ sử dụng thí nghiệm (giáo viên biểu diễn hoặc học sinh tự làm)
khi dạy học các bài luyện tập.
- Có 36 GV (23,84%) khi dạy học, nếu cần sử dụng thí nghiệm thầy (cô)
thường cho HS xem các đoạn phim thí nghiệm nhưng chỉ có 2 GV (1,72%)
đồng ý với ý kiến cho rằng việc đưa các đoạn phim thí nghiệm ngắn vào việc
dạy học bài luyên tập là hoàn toàn không cần thiết.
- Tất cả các ý kiến đều công nhận, nếu có thể đưa thêm các đoạn phim thí
nghiệm ngắn vào dạy học bài luyên tập sẽ có nhiều tác dụng tích cực như:
làm cho tiết học sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn với môn hóa học, giúp
học sinh nắm vững kiến thức hơn, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quan sát
và giải thích các hiện tượng hóa học, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thực
hành thí nghiệm.
TÓM LẠI
Kết quả điều tra cho thấy trong thực tế, phần nhiều giáo viên khi dạy học tiết
luyện tập chưa có sự phân biệt rõ ràng về phương pháp so với tiết bài tập. Việc sử
dụng trắc nghiệm khách quan khi dạy học tiết luyện tập tuy đã được sử dụng nhiều
nhưng các câu hỏi có nội dung liên quan đến các hiện tượng thí nghiệm còn được sử
dụng rất ít. Đặc biệt thí nghiệm hóa học, nhất là các đoạn phim về thí nghiệm hóa
học rất ít khi được sử dụng khi dạy học các tiết luyện tập.
Việc xây dựng một hệ thống giáo án điện tử để dạy học các bài luyện tập
theo hướng hoạt động hóa người học dưới đây sẽ là một thử nghiệm, một gợi ý giúp
giáo viên dạy học các tiết luyện tập một cách sinh động hơn, hoạt động hóa người
học tốt hơn.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã tổng kết các cơ sở lý luận và tổng kết điều tra thực tiễn của đề tài
nghiên cứu, qua đó chúng tôi nhận thấy việc dạy học các bài luyện tập hóa học
trong trường THPT chưa thực sự được các giáo viên chú trọng đầu tư về phương
pháp giảng dạy nên hiệu quả của việc dạy học chưa cao.
Qua việc nghiên cứu các cơ sở lý luận, chúng tôi đã rút ra các định hướng
thiết kế các bài luyện tập theo hướng hoạt động hóa người học như sau:
+ Vận dụng 4 nguyên tắc thiết kế bài luyện tập ( Sẽ trình bày ở chương 2).
+ Áp dụng 4 phương pháp dạy học chính sử dụng để dạy học bài luyện tập là
các phương pháp:
- Dạy học bằng các hoạt động.
- Dạy học bằng trò chơi.
- Dạy học bằng hoạt động nhóm nhỏ.
- Đàm thoại gợi mở.
+ Hệ thống 6 thao tác thực hiện khi xây dựng một giáo án điện tử của bài luyện tập
(Sẽ trình bày ở chương 2).
Chúng tôi sẽ dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình dạy học hóa học
ở trường THPT cũng như những định hướng vừa rút ra để thiết kế một hệ thống các bài
luyện tập thuộc chương trình Hóa học lớp 11 THPT ( nâng cao) theo hướng hoạt động hóa
người học, trong đó có phối hợp sử dụng:
- các câu hỏi trắc nghiệm khách quan với nội dung liên quan đến thí nghiệm
hóa học ( thí nghiệm hóa học được sử dụng nhiều nhất dưới dạng các đoạn
phim thí nghiệm ngắn;
- các mô phỏng hóa học và mô hình phân tử hợp chất hữu cơ;
Qua đó làm cho bài học sinh động, lôi cuốn hơn và giúp học sinh rèn luyện các kỹ
năng quan sát, tư duy tự và giải quyết vấn đề.
Chương 2
THIẾT KẾ CÁC BÀI LUYỆN TẬP THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
HÓA HỌC LỚP 11 THPT (NÂNG CAO) THEO HƯỚNG
HOẠT ĐỘNG HÓA NGƯỜI HỌC
2.1. Các nguyên tắc thiết kế bài luyện tập
Các bài luyện tập là những bài học có phạm vi kiến thức khá rộng, nhưng đó
là những kiến thức học sinh đã biết, vì vậy cách xây dựng bài học có thể rất linh
hoạt để tránh rơi vào cách học giống như một tiết sửa bài tập hay một tiết ôn tập
thông thường.
Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau cho các tiết luyện tập để lôi cuốn
sự chú ý của học sinh và tăng cường hoạt động của người học.
Thiết kế các bài luyện tập cần chú trọng các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc 1: Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các mục đích và yêu cầu của bài
học.
- Nguyên tắc 2: Tăng cường các cách thức để hoạt động hóa người học
nhưng cần phù hợp với trình độ học sinh.
- Nguyên tắc 3: Sử dụng phối hợp và linh hoạt các phương pháp dạy học
khác nhau để hoạt động hóa người học.
- Nguyên tắc 4: Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học
đồng thời kết hợp sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý.
Ví dụ:
+ Với các bài: Bài 5: Luyện tập: Axit, bazơ và muối; Bài 13: Luyện
tập: Tính chất của nitơ và các hợp chất của nitơ; Bài 29: Chất hữu
cơ, công thức phân tử; Bài 56: Ancol, phenol
Các bài này có số lượng kiến thức trọng tâm khá nhiều và quan trọng.
Ngoài ra một số bài có các kiến thức khá mới mẻ đối với học sinh, do
đó để đảm bảo cho học sinh nắm được thật đầy đủ các kiến thức này
chúng tôi sử dụng phương pháp dạy học bằng các hoạt động. Tuy
nhiên tăng cường sự hoạt động của học sinh, chúng tôi cũng kết hợp
thêm phương pháp hoạt động nhóm nhỏ bằng cách giao cho học sinh
chuẩn bị trước một số công việc ở nhà và lần lượt các nhóm học sinh
sẽ trình bày kết quả công việc của mình trước lớp. Sau đó cả lớp cùng
nhau nhận xét, đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm.
+ Với các bài Bài 7: Luyện tập: Phản ứng trao đổi trong dung dịch
các chất điện li; Bài 17: Luyện tập: Tính chất của photpho và các
hợp chất của photpho; Bài 32: Luyện tập: Cấu trúc phân tử hợp
chất hữu cơ; Bài 49: Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính
chất của hidrocacbon thơm với hidrocacbon no và không no; Bài
59: Andehit và xeton
Các bài này kiến thức trọng tâm không nhiều hoặc cũng không quá
mới mẻ với học sinh nhưng lại đòi hỏi học sinh vận dụng thật tốt các
kiến thức này vào những tình huống đa dạng. Vì vậy chúng tôi sử
dụng phương pháp trò chơi khi thiết kế bài luyện tập này. Trong trò
chơi, chúng tôi đưa ra nhiều tình huống khác nhau để rèn luyện cho
học sinh vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế một cách linh hoạt
và nhuần nhuyễn.
+ Với các bài: Bài 24: Luyện tập: Cacbon, silic và hợp chất của chúng;
Bài 62: Axit cacboxylic.
Các bài này phần kiến thức trọng tâm mang tính chất tổng kết nhiều
nên ngoài phương pháp dạy học bằng các hoạt động, chúng tôi sử
dụng thêm phương pháp hoạt động nhóm nhỏ nhưng những hoạt động
này bước đầu mang tính chất của hoạt động nghiên cứu khoa học.
Trong đó các nhóm học sinh được làm những bài tập nghiên cứu khoa
học nho nhỏ để các em làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học.
+ Với các bài: Bài 37: Luyện tập: Ankan và xicloankan; Bài 44: Luyện
tập: Hidrocacbon không no; Bài 52: Luyện tập: Dẫn xuất Halogen.
Ở các bài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp dạy học bằng
hoạt động nhưng có giành nhiều thời gian cho học sinh thảo luận
nhóm để xây dựng bảng tổng kết tính chất (bước đầu cho học sinh làm
quen với việc xây dựng grap). Cuối bài học có thể sử dụng thêm một
trò chơi nhỏ để tăng cường hơn nữa hoạt động của học sinh.
Riêng phương pháp đàm thoại gợi mở được kết hợp sử dụng trong tất
cả các bài luyện tập để giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề một
cách nhanh chóng, chính xác.
2.2. Các phương pháp thực hiện chính khi dạy bài luyện tập
- Phương pháp 1: Phương pháp trò chơi: đây là phương pháp sẽ gây được
sự chú ý và hào hứng ở học sinh.
- Phương pháp 2: Phương pháp hoạt động nhóm: học sinh chủ động hơn
trong học tập và tập thói quen làm việc tập thể. Có thể phối hợp đưa
thêm vào những bài tập dạng nghiên cứu khoa học để giúp học sinh làm
quan với việc nghiên cứu khoa học.
- Phương pháp 3: Phương pháp dạy học bằng các hoạt động: giáo viên dễ
dàng kiểm tra được quá trình làm việc của học sinh và đảm bảo đáp ứng
đầy đủ mục đích, yêu cầu của bài học.
- Phương pháp 4: Phương pháp đàm thoại gợi mở: một cách hiệu quả để
giáo viên giúp học sinh tìm hiểu và giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng, chính xác.
2.3. Các thao tác thực hiện
2.3.1. Thiết kế kịch bản
- Xây dựng kịch bản của bài học dựa trên mục đích và yêu cầu của bài
học.
- Nếu sử dụng phương pháp trò chơi thì phải thiết kế xem trò chơi gồm
mấy vòng (mấy phần), mỗi vòng nội dung chính hoặc cách chơi là gì,
xây dựng luật chơi và hệ thống điểm của mỗi vòng.
- Xây dựng bảng tổng kết kiến thức trọng tâm của bài học.
2.3.2. Thiết kế hệ thống câu hỏi
- Dựa trên kịch bản đã có mà xây dụng các câu hỏi sao cho hệ thống
câu hỏi đó làm bật được kiến thức trọng tâm và các yêu cầu cần đạt
được của bài học.
- Câu hỏi có thể được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan
hoặc tự luận hay bài toán hóa học.
2.3.3. Thiết kế các đoạn phim thí nghiệm
- Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các thí nghiệm hóa học phục vụ
cho bài học sao cho vừa đáp ứng được nội dung bài học vừa đáp ứng
các yêu cầu của một thí nghiệm hóa học như kỹ thuật tiến hành, các
thao tác, kết quả.
Lưu ý: phim thí nghiệm sử dụng trong dạy học tiết luyện tập nên xây
dựng khác với phim thí nghiệm sử dụng khi dạy kiến thức mới. Nên
xây dựng thí nghiệm như nêu một vấn đề để học sinh suy nghĩ và vận
dụng các kiến thức đã có sẵn để giải thích.
- Ghi hình thí nghiệm, lồng tiếng, dựng phim và xử lý phim bằng các
phần mềm Adobe Premiere Pro 2.0, Gold Wave Editor và FastStone
Capture.
2.3.4. Thiết kế các mô hình phân tử
Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các mô hình phân tử hợp chất hữu
cơ bằng phần mềm Chemoffice Ultra 2008.
2.3.5. Thiết kế các mô phỏng hóa học
Dựa trên hệ thống câu hỏi, thiết kế các mô phỏng hóa học bằng phần
mềm Macromedia Flash 8.
2.3.6. Thiết kế giáo án điện tử
Tổng hợp hệ thống câu hỏi, các phim thí nghiệm, các mô hình và mô
phỏng hóa học xây dựng giáo án điện tử trên phần mềm Microsof
Powerpoin 2007.
2.4. Thiết kế các bài luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 11 THPT (nâng
cao) theo hướng hoạt động hóa người học
Do độ dài luận văn có giới hạn nên ở đây tôi xin phép chỉ trình bày 8/11 giáo
án đã được thực nghiệm sư phạm, còn lại các giáo án khác xin xem thêm trong đĩa
DVD kèm theo và trong phần phụ lục.
2.4.1. Bài 5: Luyện tập AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
2. Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hóa học và phương trình điện li.
3. Về tình cảm, thái độ
Học sinh làm quen với việc chuẩn bị trước ở nhà cho tiết học mới.
Học sinh tập dần với việc chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập.
B. CHUẨN BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị
- Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm. Chuẩn bị các yêu cầu cho
các nhóm học sinh.
- Công việc của các nhóm:
Nhóm 1: Chuẩn bị bảng tóm tắt các kiến thức về
Axit, bazơ, chất lưỡng tính, muối.
Ka, Kb, tích số ion của nước.
Giá trị [H+] và pH của dung dịch.
Chất chỉ thị màu.
Thiết kế bảng tóm tắt dưới dạng sơ đồ hoặc bảng.
Chuẩn bị bài trình chiếu trên powerpoint và cử người đại diện trình
bày.
Nhóm 2: Chuẩn bị một đề bài tập lý thuyết (dạng tự luận) về axit, bazơ
hoặc muối.
Chuẩn bị bài giải tóm tắt.
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày.
Nhóm 3: Chuẩn bị một đề bài tập lý thuyết (dạng tự luận) về hợp chất
lưỡng tính.
Chuẩn bị bài giải tóm tắt.
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày.
Nhóm 4: Chuẩn bị một đề bài tập lý thuyết (dạng tự luận) về pH dung dịch.
Chuẩn bị bài giải tóm tắt.
Trình bày đề bài và bài giải trên powerpoint và cử người đại diện trình bày.
2. Đồ dùng dạy học
Các đoạn phim thí nghiệm: Zn(OH)2 tác dụng với HCl và với NaOH;
Ca(HCO3)2 tác dụng với HCl và với Ca(OH)2; dung dịch BaCl2 tác dụng với
dung dịch AgNO3 và với dung dịch Na2SO4; các dung dịch HCl, NaOH,
NaCl tác dụng với quỳ tím.
Mô phỏng H2O nhận và nhường proton.
Giáo án điện tử.
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Dạy học bằng hoạt động, dạy học bằng hoạt động nhóm nhỏ, phương pháp
nghiên cứu, đàm thoại gợi mở.
D. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Luyện tập khái niệm axit, bazơ, muối, Ka, Kb.
- Học sinh nhóm 1 trình bày phần
chuẩn bị của nhóm mình.
- Các nhóm khác lắng nghe, sau đó đặt
câu hỏi cho nhóm 1 trả lời.
- Giáo viên nghe và đưa ra nhận xét
hoặc gợi ý để nhóm 1 trả lời câu hỏi
của học sinh các nhóm khác.
- Sau khi nhóm 1 trình bày xong, giáo
viên dùng hệ thống câu hỏi đã chuẩn
bị trước để giúp học sinh hệ thống
hóa kiến thức một lần nữa.
Quan sát đoạn mô phỏng sau:
Trong đoạn mô phỏng trên, H2O đóng vai trò là
A. Axit
B. Bazơ
C. Chất lưỡng tính
D. Chất trung tính
1
GV: Cho HS quan sát đoạn mô phỏng
H2O nhận H
+ của HCl và câu hỏi:
Trong đoạn mô phỏng trên, H2O đóng
vai trò là gì?
HS: Quan sát và trả lời: H2O đóng vai
trò là Bazơ.
GV hỏi thêm: Vì sao H2O là Bazơ?
HS: Vì H2O nhận H
+.
GV hỏi: Đó là theo quan điểm nào?
HS trả lời: Theo quan điểm Bronsted
GV hỏi: Có thể định nghĩa theo quan
điểm khác không? Đó là gì?
HS: Có thể định nghĩa bazơ theo
Ahrenius: Bazơ là chất khi tan trong
nước phân li ra ion OH-.
Quan sát đoạn mô phỏng sau:
Trong đoạn mô phỏng trên, H2O đóng vai trò là
A. Axit
B. Bazơ
C. Chất lưỡng tính
D. Chất trung tính
2
GV: Cho HS quan sát đoạn mô phỏng
H2O nhường H
+ cho NH3và đặt câu
hỏi: Trong đoạn mô phỏng trên, H2O
đóng vai trò là gì?
HS: Quan sát và trả lời: H2O đóng vai
trò là Axit
GV hỏi thêm: Vì sao H2O là Axit?
HS: Vì H2O nhường H
+.
GV hỏi: Đó là theo quan điểm nào?
HS trả lời: Theo quan điểm Bronsted
GV hỏi: Có thể định nghĩa theo quan
điểm khác không? Đó là gì?
HS: Có thể định nghĩa Axit theo
Ahrenius: Axit là chất khi tan trong
nước phân li ra ion H+.
Quan sát đoạn phim thí nghiệm sau:
Chất Z trong thí nghiệm trên là :
A. (NH4)2SO4
B. Ba(NO3)2
C. BaCl2
D. NaHCO3
3
GV cho HS quan sát đoạn phim thí
nghiệm chất Z lần lượt tác dụng với:
dung dịch AgNO3 và Na2SO4 và đặt
câu hỏi: “Z là chất gì?”
HS quan sát phim và trả lời câu hỏi:
“Z là BaCl2.”
GV hỏi: “BaCl2 là thuộc loại hợp chất
nào? Axit, bazơ hay muối?”
HS trả lời: “Là muối.”
GV yêu cầu HS nêu khái niệm muối.
GV link đến slide có bảng tổng kết
(1): cùng HS đàm thoại để xây dựng
sơ đồ tổng kết.
HCOOH CH COOH HCl3
B. K > K > K
Quan sát đoạn phim thí nghiệm sau:
Hằng số phân li Ka của các dung dịch axit CH3COOH, HCOOH,
HCl trong thí nghiệm trên có giá trị:
4
CH COOH HCOOH HCl3
A. K > K > K
HCl HCOOH CH COOH3
C. K > K > K
HCl CH COOH HCOOH3
D. K > K > K
GV trở lại câu hỏi số 4.
HS quan sát thí nghiệm thử khả năng
dẫn điện của 3 dung dịch axit: HCl,
CH3COOH và HCOOH cùng nồng độ
mol. Từ đó so sánh Ka của các dung
dịch.
5
CH3COOH ⇄ CH3COO ‾ + H
+
Biểu thức hằng số phân li nào sau đây là đúng ?
+ -
3
a
3
[H ][CH COO ]
A. K =
[CH COOH]
+ -
3
b
3
[H ][CH CO._.) và (3).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 9 : Số đồng phân andehit và xeton của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử
C4H8O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10 : Cho các chất sau : (1) Na, (2) dung dịch Br2, (3) dung dịch AgNO3/NH3,
(4) Cu(OH)2 / tº. Có thể dùng những chất nào để phân biệt CH3COCH3 và
CH3CHO ?
A. Chỉ có (2).
B. (1) và (3).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (2), (3) và (4).
Bài 62 - luyện tập : AXIT CACBOXYLIC
Câu 1 : Số đồng phân axit của HCHC có công thức phân tử C5H10O2 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2 : Số đồng phân axit của HCHC có công thức phân tử C4H6O2 ( không kể
đồng phân hình học) là
OH
196
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3 : Có thể dùng các thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau để phân biệt các
dung dịch HCHO, HCOOH, CH3COOH, C2H5OH ?
A. Quỳ tím và dung dịch AgNO3 / NH3.
B. Quỳ tím và dung dịch NaOH.
C. Quỳ tím và Na.
D. Dung dịch Br2.
Câu 4 : Trung hòa 10 gan dung dịch axit hữu cơ đơn chức X có nồng độ 3,7%
cần dùng 50 ml dung dịch KOH 0,1M. Công thức cấu tạo của axit X là
A. CH3CH2COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. CH3CH2CH2COOH.
Câu 5 : Từ andehit no, đơn chức có thể chuyển trực tiếp thành ancol B và axit D
tương ứng để điều chế este E từ B và D. Tỉ số
ME
M
A
bằng
A. 1 / 2. B. 1. C. 3 / 2. D. 2.
Câu 6 : 2 mol hợp chất hữu cơ X tác dụng với Na dư thu được 1 mol khí H2. Nếu
đốt cháy 0,1 mol X thì thu được 0,4 mol hỗn hợp B gồm CO2 và H2O. Y
có tỉ khối hơi so với hidro bằng 15,5. X là
A. HCOOH. B. C2H5OH. C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 7 : Để phân biệt CH3COOH với CH2 = CHCOOH có thể dùng
A. dung dịch Br2.
B. dung dịch AgNO3 / NH3.
C. dung dịch NaOH.
D. quỳ tím.
Câu 8 : Có thể dùng chất nào để phân biệt CH3COOH với HCOOH ?
A. Dung dịch Br2.
B. Dung dịch AgNO3 / NH3.
C. Dung dịch NaOH.
D. Quỳ tím.
Câu 9 : Axit X có CTCT (CH3)2CHCH2CH2COOH . Tên của X là
A. axit 2-metylbutyric.
B. axit 2-metylbutanoic.
C. axit isohexanoic.
D. axit 4-metylpentanoic.
Câu 10 : Trung hòa 500ml dung dịch axit hữu cơ đơn chức X bằng 200ml dung
dịch NaOH 0,1 M thu được 1,92 gam muối. Trong dung dịch có
A. axit CH3COOH với nồng độ 0,04 M.
B. axit C2H5COOH với nồng độ 0,04 M.
C. axit C3H7COOH với nồng độ 0,04 M.
D. axit C2H5COOH với nồng độ 0,2 M.
197
PHỤ LỤC 4
CÁC PHẦN CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH TRƯỚC KHI HỌC
BÀI LUYỆN TẬP
Bài 5: Luyện tập AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
Nhóm 1- lớp 11A6: Bảng tóm tắt các kiến thức
Axit Bazơ
Hợp chất
lưỡng tính
Muối
Định
nghĩa
- chất khi tan
trong nước phân
li ra cation H+
(theo thuyết A-rê-
ni-ut)
- chất nhường
proton H+(theo
thuyết Bron-stet)
Vd: HCl, HNO3,
H2SO4,…
- chất khi tan trong
nước phân li ra anion
OH- (theo thuyết A-
rê-ni-ut)
- chất nhận proton
(theo thuyết Brom-
stet)
Vd: NaOH, NH3,
Ca(OH)2,…
- chất vừa thể
hiện tính axit,
vừa thể hiện
tính bazơ.
Vd: Al(OH)3,
Zn(OH)2,…
- hợp chất khi
tan trong nước
phân li ra cation
kim loại (hoặc
cation NH4
+) và
anion gốc axit
Vd: (NH4)2SO4,
NaHCO3,…
Phân
loại
- axit 1 nấc: HCl,
HNO3,…
- axit nhiều nấc:
H2S, H2SO4,…
- bazơ 1 nấc: NaOH,
KOH,...
- bazơ nhiều nấc:
Ba(OH)2,
Ca(OH)2,…
- muối trung hoà:
NaCl, (NH4)2SO4,
Na2HPO3,…
- muối axit:
NaHCO3,
NaH2PO4, …
Hằng số phân li axit
Ka
Hằng số phân li
bazơ Kb
Tích số ion của nước
KH2O
Định
nghĩa
Vd: CH3COOH + H2O
H3O
+ + CH3COO
-
Ka =
][
]][[
3
33
COOHCH
COOCHOH
Vd: NH3 + H2O
NH4
+ + OH-
Kb =
][
]][[
3
4
NH
OHNH
KH2O = [H
+][ OH-]
Tính
chất
- giá trị Ka chỉ phụ thuộc
vào bản chất axit và nhiệt
độ
- giá trị Ka của axit càng
nhỏ, lực axit của nó càng
yếu.
- giá trị Kb chỉ phụ
thuộc vào bản chất
bazơ và nhiệt độ
- giá trị Kb của bazơ
càng nhỏ, lực bazơ
của nó càng yếu.
- là hằng số ở nhiệt độ xác
định.
- ở 25o: KH2O = [H
+][ OH-]
= 1,0.10-14 . Giá trị này
còn dùng được ở nhiệt độ
không khác nhiều 25o
198
Giá trị [H+] Độ pH Môi trường
[H+] = 1,0.10-7M pH = 7 Môi trường trung tính
[H+] > 1,0.10-7M pH < 7 Môi trường axit
[H+] 7 Môi trường kiềm
Chất chỉ thị màu là chất có màu biến đổi theo phụ thuộc vào giá trị pH của dung
dịch. Hai chất chỉ thị màu axit-bazơ thông dụng là quỳ tím và phenolphtalein.
♦ Quỳ tím: hoá đỏ khi pH 6, hố xanh khi pH 8, v mu tím khi 6 < pH < 8
♦ Phenolphtalein: không màu khi pH 8,3.
Ngoài ra còn có chất chỉ thị vạn năng, có màu biến đổi theo từng đơn vị pH.
Nhóm 2- lớp 11A6: Bài tập về axit
Để trung hoà 0,943 gam H3PO3 (axit photorơ) cần 10 ml dung dịch NaOH 2,3M.
Hỏi số nấc axit của H3PO3?
Giải
Số mol NaOH: 0,01. 2,3 = 0,023 mol
Số mol H3PO3 :
82
943,0
= 0,0115 mol
Ta thấy nNaOH = 2nH3PO3 => H3PO3 là axit có 2 nấc.
Bài tập về bazơ
Cho 100 ml dung dịch KOH vào 100 ml dung dịch AlCl3 1M thì thu được 3,9
gam kết tủa keo. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch KOH?
Giải
n Al(OH)3 =
78
9,3
= 0,05 mol
n AlCl3 = 0,1.1 = 0,1 mol
3 KOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3 KCl
→ 0,15 → 0,05 < 0,1 0,05
Nồng độ mol của dung dịch KOH: CM =
1,0
15,0
= 1,5 mol/l
Bài tập về muối
10 ml dung dịch A (chứa NaHCO3 và Na2CO3) tác dụng vừa đủ với 10 ml dung
dịch NaOH 1M. Nhưng 5 ml dung dịch A tác dụng vừa hết với 10 ml dung dịch
HCl 1M. Tính nồng độ mol mỗi muối trong dung dịch A.
Giải
n NaOH = 0,01.1 = 0,01 mol
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
0,01 → 0,01
199
Trong 10 ml hỗn hợp có 0,01 mol NaHCO3
Trong 5 ml hỗn hợp có 0,005 mol NaHCO3
Nn HCl = 0,01.1 = 0,01 mol
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2
0,005 0,005
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2
0,0025 0,005
Nồng độ mol của NaHCO3 :
005,0
005,0
= 1 M
Nồng độ mol của Na2CO3 :
005,0
0025,0
= 0,5 M
Nhóm 3- lớp 11A6: Bài tập hợp chất lưỡng tính
Chia 15,6 g Al(OH)3 thành 2 phần bằng nhau:
♦ Phần 1 tác dụng với 150 ml dung dịch H2SO4 1M.
♦ Phần 2 tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M.
Hãy tính khối lượng muối tạo thành trong mỗi trường hợp.
Giải
Mỗi phần có nAl(OH)3 = 0,1 mol
Phần 1:
2 Al(OH)3 + 3 H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3 H2O
0,1 mol → 0,15 → 0,05
m Al2(SO4)3 = 0,05. 342 = 17,1 gam
Phần 2:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2 H2O
0,1 mol → 0,1 < 0,15 → 0,1
m NaAlO2 = 0,1. 82 = 8,2 gam
Nhóm 4- lớp 11A6: Bài tập áp dụng Ka
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HCOOH 0,1M
(cho hằng số phân li Ka = 1,78.10
-4)
Giải
HCOOH ↔ HCOO- + H+
Ban đầu 0,1
Phản ứng x → x → x
Sau phản ứng (0,1 – x) x x
Ka =
x
x
1,0
2
= 1,78.10-4 => x = 4,13.10-3 M => [H+] = 4,13.10-3 M
200
Bài tập áp dụng Kb
Cho cân bằng điện li sau: B + H2O ↔
HB+ + OH-
Biểu thức hằng số phân li bazơ của B là:
A. Kb =
]][[
][
OHHB
B
B. Kb=
]][[
]][[ 2
OHHB
OHB
C. Kb =
][
]][[
B
HBOH
D. Kb =
]][[
]][[
2OHB
HBOH
Bài tập áp dụng giá trị [H+]
Dung dịch H2SO4 có độ pH = 2. Tính nồng độ mol/l của H
+ và H2SO4. Chấp nhận
H2SO4 điện li hoàn toàn.
Giải
H2SO4 → 2 H
+ + SO4
2-
pH = 2 => [H+] = 1,0. 10-2 M => [H2SO4] =
2
1
.[ H+] = 0,5. 10-2 M
Bài tập áp dụng độ pH
Cần pha loãng bao nhiêu lần dung dịch H2SO4 có pH = 2 để được dung dịch mới có
pH = 3?
Giải
Khi pha loãng số mol ion H+ hay OH- không thay đổi
(vì bỏ qua số mol H+ và OH- của H2O)
Gọi V1 và V2 là thể tích dung dịch có pH = 2 và pH = 3
nH+ của dung dịch 1 = nH+ của dung dịch 2
V1.10
-2 = V2.10
-3
=> V2 = 10 V1 (pha loãng 10 lần)
Bài 13: Luyện tập TÍNH CHẤT CỦA NITƠ VÀ HỢP CHẤT CỦA NITƠ
Nhóm 1: Tính chất của nitơ
Slide 1 Slide 2
201
Slide 3
Tính chất vật lý nào sau đây không phải là tính chất
của khí Nitơ (N2):
A. Không màu
B. Không mùi, không vị
C. Duy trì sự cháy
D. Tan ít trong nước
Slide 4
Hai nguyên tử Nitơ liên kết với nhau bằng:
A. Một liên kết cộng hóa trí
B. Hai liên kết công hóa trị
C. Ba liên kết cộng hóa trị
D. Một liên kết cộng hóa trị
và một liên kết phối trí
Tính chất vật lý nào sau đây
không phải là tính chất của khí
Nitơ (N2):
A. Không màu, không mùi,
không vị.
B. Nhẹ hơn không khí.
C. Duy trì sự cháy.
D. Tan ít trong nước.
Hai nguyên tử Nitơ liên kết với
nhau bằng:
A. một liên kết cộng hóa trị.
B. hai liên kết công hóa trị.
C. ba liên kết cộng hóa trị.
D. một liên kết cộng hóa trị.
và một liên kết phối trí.
Slide 5
Tính chất hóa học nào sau đây là của Nitơ
A. Tính khử
B. Tính oxi hóa
C. Tính trơ ở
nhiệt độ thường
D. A,B đúng
E. A,B,C đúng
Slide6
Phản ứng thể hiện tính oxi hóa của Nitơ là:
A. Nitơ phản ứng với H2
B. Nitơ phản ứng với O2
C. Nitơ phản ứng
với kim loại
D. 2 trong 3 câu đầu đúng
E. Cả 3 câu đầu sai
Tính chất hóa học nào sau
đây là của Nitơ?
A. Tính khử.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính trơ ở
nhiệt độ thường.
D. A,B đúng.
E. A,B,C đúng.
Phản ứng thể hiện tính oxi hóa
của Nitơ là:
A. nitơ phản ứng với H2.
B. nitơ phản ứng với O2.
C. nitơ phản ứng với kim loại.
D. 2 trong 3 câu đầu đúng.
E. cả 3 câu đầu sai.
202
Slide 7
Phản ứng 2NO N2 + O2 là phản ứng:
A. Tỏa nhiệt lượng (180kJ)
B. Thu nhiệt lượng (180kJ)
C. Không tỏa và thu nhiệt
D. Không tồn tại
Slide8
N2
Tính khử
Tính oxi hóa
NO
+O2
Ca3N2
NH3
+H2
+Ca
Trơ ở điều kiện thường
Phản ứng 2NO N2 + O2 là phản ứng:
A. tỏa nhiệt lượng (180kJ).
B. thu nhiệt lượng (180kJ).
C. không tỏa và thu nhiệt.
D. không tồn tại.
Nhóm 2: Tính chất amoniac
Slide 1 Slide 2
Slide 3
Dự đoán hiện tượng thí nghiệm trên:
A. Nước có phenolphetalin
sẽ tràn vào bình trên
B. Nước có phenolphetalin
sẽ hóa hồng
C. Nước có phenolphetalin
vẫn ở dưới chậu
D. A và B đúng
E. B và C đúng
Slide 4
Dự đoán hiện tượng thí nghiệm trên:
A. nước có phenolphetalin sẽ
tràn vào bình trên.
B. nước có phenolphetalin sẽ
hóa hồng.
C. nước có phenolphetalin vẫn ở
dưới chậu.
D. A và B đúng.
E. B và C đúng.
203
Slide 5
Khí NH3 tan nhiều trong nước là do:
A. Phân tử NH3 có
cấu tạo hình chóp
B. Phân tử NH3 phân cực
C. A và B đúng
D. A và B sai
Slide 6
Khí NH3 tan nhiều trong nước là do:
A. phân tử NH3 có cấu tạo hình
chóp
B. phân tử NH3 phân cực.
C. A và B đúng.
D. A và B sai.
Slide 7
Sản phẩm tan trong phản ứng NH3 và Cu(OH)2 là:
A. Cu(NO3)2
B. [Cu(NH3)4](OH)2
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
Slide 8
Sản phẩm tan trong phản ứng NH3 và Cu(OH)2 là:
A. Cu(NO3)2.
B. [Cu(NH3)4](OH)2.
C. cả 2 đều đúng.
D. cả 2 đều sai.
Slide 9
Khói tạo bởi phản ứng NH3 và HCl là:
A. Các hạt NH4Cl li ti
B. Hơi nước
C. Khí Cl2
D. Khí NH3
Slide 10
Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của
NH3
A. Tính oxi hóa
B. Tính khử
C. Tính bazơ
D. Khả năng tạo phức
Khói tạo bởi phản ứng NH3
và HCl là:
A. các hạt NH4Cl li ti.
B. hơi nước.
C. khí Cl2.
D. khí NH3.
Tính chất nào sau đây không
phải là tính chất của NH3?
A. Tính oxi hóa.
B. Tính khử.
C. Tính bazơ.
D. Khả năng tạo phức.
204
Slide 11
NH3
Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2
NH3 + H2O NH4 + OH
NH3 + HCl NH4Cl
Al + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4
NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O
Tính Bazơ
Khả năng tạo phức
Tính khử
(Tan nhiều
trong nước)
Nhóm 3: Tính chất muối amoni
Slide 1 Slide 2
Slide 3
Trong các chất sau, chất nào bị điện ly mạnh trong
nước:
A. Al(OH)3
B. H2CO3
C. NH4Cl
D. Cu
Slide 4
Trong các chất sau, chất nào bị điện ly mạnh trong nước:
A. Al(OH)3.
B. H2CO3.
C. NH4Cl.
D. Cu.
205
Slide 5
Khi bị thủy phân trong nước ở nhiệt độ phòng,
dung dịch (NH4)2CO3 có môi trường gì:
A. Môi trường kiềm
B. Môi trường axit
C. Không xác định được
D. Môi trường trung tính
Slide 6
(NH4)2CO3 phản ứng với NaOH có hơi làm quỳ tím
ẩm hóa xanh do:
A. Hơi chứa NH3
sau phản ứng
B. Hơi chứa NaOH
C. Hơi chứa ion CO3
-
D. Cả 3 câu đều đúng
Khi bị thủy phân trong nước ở
nhiệt độ phòng, dung dịch
(NH4)2CO3 có môi trường gì:
A. môi trường kiềm.
B. môi trường axit.
C. không xác định được.
D. môi trường trung tính.
(NH4)2CO3 phản ứng với NaOH
có hơi làm quỳ tím ẩm hóa xanh
do:
A. hơi chứa NH3 sau phản ứng.
B. hơi chứa NaOH.
C. hơi chứa ion CO3
-.
D. cả 3 câu đều đúng.
Slide 7 Slide 9
Lớp trắng bám trên phễu tại phản ứng nhiệt phân
là:
A. Sản phẩm phản ứng
với phễu thủy tinh
B. NH4Cl
C. NH3
D. HCl
Lớp trắng bám trên phễu tại phản
ứng nhiệt phân là:
A. sản phẩm phản ứng với phễu
thủy tinh.
B. NH4Cl.
C. NH3.
D. HCl.
206
Slide 10
Trong các thí nghiệm về các tính chất muối amoni,
phản ứng dùng để nhận biết ion NH4
+ là:
A. Phản ứng với chất chỉ thị
B. Phản ứng với NaOH
C. Phản ứng với HCl
D. Phản ứng với BaCl2
Slide11
NH4
+
Dễ tan trong
nước, điện ly
mạnh
Ion NH4
+ là axit yếu:
NH4
+ + H2O NH3 + H3O
+
NH4
+ + OH- H2O + NH3
+ NaOH
NH4NO3 N2O + 2H2O
Nhiệt phân
Trong các thí nghiệm về các tính chất muối amoni, phản ứng dùng để
nhận biết ion NH4
+ là:
A.phản ứng với chất chỉ thị.
B. phản ứng với NaOH.
C. phản ứng với HCl.
D. phản ứng với BaCl2.
Nhóm 4:Tính chất axit nitric
Slide 1 Slide 2
Slide 3
Tính axit của HNO3 được thể hiện rõ nhất ở:
A. Khả năng tan trong nước
B. Phản ứng trung hòa
NaOH
C. Phản ứng với Ca
D. Phản ứng với P
Slide 4
Dung dịch màu xanh lam trong phản ứng của HNO3
với Cu là:
A. Cu(NO2)2
B. Cu(OH)2
C. Cu(NO3)2
D. Cả 3 đều sai
Tính axit của HNO3 được thể
hiện rõ nhất ở:
A. khả năng tan trong nước.
B. phản ứng trung hòa NaOH.
C. phản ứng với Ca.
D. phản ứng với P.
Dung dịch màu xanh lam trong
phản ứng của HNO3 với Cu là:
A. Cu(NO2)2.
B. Cu(OH)2.
C. Cu(NO3)2.
D. cả 3 đều sai.
207
Slide 5
Sản phẩm khí nâu đỏ ở phản ứng của HNO3 với Cu
hoặc với P là:
A. Khí NO
B. Khí NO2
C. Khí H2
D. Hơi nước
Slide 6
Phản ứng với P và Cu của HNO3 thể hiện:
A. Tính axit của HNO3
B. Tính khử của HNO3
C. Tính oxi hóa của HNO3
D. A và B đúng
Sản phẩm khí nâu đỏ ở phản ứng
của HNO3 với Cu hoặc với P là:
A. khí NO.
B. khí NO2.
C. khí H2.
D. hơi nước.
Phản ứng với P và Cu của HNO3
thể hiện:
A. tính axit của HNO3.
B. tính khử của HNO3.
C. tính oxi hóa của HNO3.
D. A và B đúng.
Slide 7
Tính chất nào sau đây không phải tính chất của
HNO3:
A. Tính axit
B. Tính oxi hóa
C. Tính khử
D. Đáp án khác
Slide 8
HNO3
Axit mạnh
Tính oxi
hóa mạnh
+ Kim loại
+ Phi kim
+ Hợp chất
(H2S, FeO,..)
Sản phẩm:
NO2, NO,
N2O, N2,
NH4NO3
CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
Tính chất nào sau đây không phải tính chất của HNO3?
A. Tính axit.
B. Tính oxi hóa.
C. Tính khử.
D. Đáp án khác.
Nhóm 5: Tính chất muối nitrat
Slide 1 Slide 2
208
Slide 3
Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của muối
KNO3:
A. Ion NO3
- không có màu
B. Điện li yếu
C. Tan nhiều trong nước
D. Cả 3 tính chất trên
Slide 4
Tính chất vật lý nào sau đây không phải là của muối KNO3?
A. Ion NO3
- không có màu.
B. Điện li yếu.
C. Tan nhiều trong nước.
D. Cả 3 tính chất trên.
Slide 5
Chất trong ống nghiệm 1 và 2 của phản ứng nhật
biết ion NO3
- là:
A. Nước và HCl
B. Nước và H2SO4
C. Muối nitrat và HCl
D. Muối nitrat và H2SO4
Slide 6
Dung dịch xanh lam tạo thành trong phản ứng nhận
biết là dung dịch:
A. Dung dịch Cu(NO2)2
B. Dung dịch CuSO4
C. Dung dịch Cu(NO3)
D. Cả 3 câu đều sai
Chất trong ống nghiệm 1 và 2
của phản ứng nhật biết ion
NO3
- là:
A. nước và HCl.
B. nước và H2SO4.
C. muối nitrat và HCl.
D. muối nitrat và H2SO4.
Dung dịch xanh lam tạo thành
trong phản ứng nhận biết là
dung dịch:
A. dung dịch Cu(NO2)2.
B. dung dịch CuSO4.
C. dung dịch Cu(NO3)2.
D. cả 3 câu đều sai.
Slide 7
Khí màu nâu đỏ sinh ra trong phản ứng nhật biết là
khí:
A. NO
B. NO2
C. Hơi nước
D. SO2
Slide 8
Khí màu nâu đỏ sinh ra trong phản ứng nhận biết là khí:
A. NO.
B. NO2.
C. hơi nước.
D. SO2.
Slide 9
Ngoài các chất tham gia phản ứng dư, phản ứng
với KNO3 với C và S có sản phẩm là:
A. K2CO3, K2SO4,
CO2 và N2
B. K2S, CO2 và N2
C. K2CO3, CO2 và
NH3
D. K2SO4, CO2 và N2
Slide 10
NO3
-
(Muối tan
nhiều trong
nước, là chất
điện ly mạnh)
2KNO3 2KNO2 + O2
2Mg(NO3) 2MgO + 4NO2 + O2
2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2
3Cu + 8H+ + 2NO3
- 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
2NO + O2 2NO2 (nâu đỏ)
Nhiệt
phân
Nhận biết
Ngoài các chất tham gia phản ứng dư, phản ứng với KNO3 với C và S có sản
phẩm là:
A. K2CO3, K2SO4, CO2 và N2.
B. K2S, CO2 và N2.
C. K2CO3, CO2 vàNH3.
D. K2SO4, CO2 và N2.
Bài 24: Luyện tập TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Slide 1
Công nghệ sản xuất gốm sứ
Trình bày:
Nhóm 1 – Lớp 11A6
Slide 2
1. Giới thiệu chung về công nghệ
sản xuất gốm sứ ở Việt Nam
I/ Quy trình tạo gốm:
• Bước 1 : Quá trình tạo cốt gốm: chọn đất; xử
lí, pha chế đất; tạo dáng, phơi sấy và sửa hàng
mộc
Slide 3
Bước 2: Quá trình trang trí hoa văn
và phủ men
• Kĩ thuật vẽ, chế tạo men, tráng men, sửa hàng
men
Slide 4
Bước 3: Quá trình nung
Lò nung, bao nung,
nhiên liệu,chồng lò, đốt lò
Slide 5
II/. Các công nghê mới trong sản
xuất gốm sứ
1/Lò gas nung gốm tiết kiệm
năng lượng: Giảm phát thải
khí nhà kính hàng năm đã
tiết kiệm khoảng 4.000 -
5.000 tấn dầu và giảm phát
thải khoảng 20.000 tấn khí
CO2.
Slide 6
2/Phương pháp frit
1/Khối men chảy lỏng được làm nguội
nhanh bằng cách đổ vào nước
2/Ảnh một loại Frit
Phương pháp frit có thể khắc phục được tất
cả những nhược điểm của phương pháp cổ
truyền, mà khắc phục (giảm thiểu) được
yếu tố độc hại của những nguyên liệu đưa
vào men (như PbO có thể gây ung thư),
Slide 7
3/ Công nghệ nano
Công nghệ liên quan đến các
vật thể, cấu trúc có kích
thước khoảng từ 1 đến
100nm, gồm nhiều vấn đề
như: nghiên cứu, chế tạo ,
điều khiển chúng…
Slide 8
Ứng dụng công nghệ nano vào
gốm sứ
• - Gốm sứ kết cấu nano có cường độ và tính dẻo
cao gấp nhiều lần gốm sứ truyền thống, ngoài ra
có tính năng chịu nhiệt, chịu ma sát, chống ăn
mòn trong khi tỷ trọng chỉ bằng 2/5 sắt thép.
• -Ứng dụng công nghệ nano trong men, tạo cho
mặt men có lớp phủ kín gần như tuyệt đối khiến
cho dầu mỡ và những chất bám bẩn nhất khó dính
Slide 9
Hiệu ứng lá sen
• Trong khoa học vật liệu, hiệu ứng lá sen chỉ sự
không thấm nước của bề mặt một số lá cây,
điển hình là lá sen. Nước bị đẩy lùi khỏi bề
mặt của lá nhờ các sợi lông nhỏ mịn trên bề
mặt.
• Hiệu ứng lá sen Hai giọt nước trên bề mặt lá sen
Slide 10
Nguyên lí nano trong sản xuất men
gốm
• Barthlott đã nghiên cứu và chứng minh sự liên
quan giữa cấu trúc micro và các hợp chất hóa
học trên bề mặt lá sen với khả năng chống bị
ướt và tự làm sạch khỏi chất làm ô nhiễm.
Nước rơi lên bề mặt lá sẽ lăn như những giọt
hình cầu, cuốn đi bùn bẩn và vi trùng
Slide 11
• Khi kích thuớc của vật chất trở nên nhỏ tới kích
thuớc nanômét, các điện tử không còn di chuyển
trong chất dẫn điện như một dòng sông, mà đặc tính
cơ lượng tử của các điện tử biểu hiện ra ở dạng sóng
Slide 12
Mô hình mạng tinh thể nano trong
men gốm
Bài 53: Luyện tập AXIT CACBOXYLIC
Bài của nhóm 2 lớp 11A6
Slide 1
NHÓM 2 – LỚP 11A6
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
TÌM HIỂU VỀ
AXIT TRONG
TRÁI CÂY
Slide 2
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường sử
dụng các axit thực phẩm, song không phải ai cũng biết
rõ những đặc điểm, tính chất và những thông tin lý thú
về chúng.
Slide 3
Axit sorbic hay Axit 2,4-hexadienic (C5H7COOH) là chất
kết tinh có vị chua nhẹ và mùi nhẹ, khó tan trong nước
lạnh (0.16%), dễ tan trong nước nóng (ở 100oC tan
3.9%)
Kali sorbate (C5H7COOK) là chất bột trắng kết tinh, dễ
tan trong nước
Ax it sor bic & Ka l i sor ba t e
Slide 4
Axit sorbic và Kali sorbate có tác dụng sát trùng mạnh
đối với nấm men và nấm mốc, tác dụng rất yếu đối với
các loại vi khuẩn khác nhau
Các chất này không độc đối với cơ thể người, được
công nhận là GRAS, khi cho vào sản phẩm thực phẩm
không gây ra mùi vị lạ hay làm mất mùi tự nhiên của
thực phẩm. Đây là một ưu điểm nổi bậc của Axit sorbic
và Kali sorbate
Ax it sor bic & Ka l i sor ba t e
Slide 5
Được ứng dụng trong chế biến rau quả, rượu vang, đồ
hộp sữa và sữa chua, các sản phẩm cá, xúc xích, bánh
mì
Axit sorbic không có tác dụng đối với vi khuẩn lactic,
acetic
Ax it sor bic & Ka l i sor ba t e
Slide 6
Các loại sản phẩm rau quả có Axit (kết hợp với xử lý nhiệt
nhẹ) và các loại bánh: 0.05-0.1%
-Cá ngâm giấm, patê cá: a.sorbic 0.2% + K.sorbate 0.27%
- Thức ăn chế biến từ cua, tôm (không thanh trùng): a.sorbic
0.25% + K.sorbate 0.33%
-Mứt quả: phun lên bề mặt sản phẩm dung dịch K.sorbate
7%, chống mốc được 4 tháng
- Thịt gà tươi nhúng vào dung dịch Axit sorbic 7.5% (71oC) có
thể giữ được 18 ngày
Liều lượng sử dụng
Slide 7
-Tính chất vật lý: nóng chảy ở nhiệt độ 100 0C, tan tốt
trong nước và alcol nhưng tan kém trong ete.
- Axit malic là loại Axit phổ biến nhất trong các loại rau
quả và nguyên liệu thực vật ngoài họ citrus, có vị chua
gắt. Có nhiều trong mận, cơm táo, cà chua. Trong công
nghiệp Axit malic được sản xuất bằng cách tổng hợp từ
Axit fumalic, Axit fumalic thu được bằng phương pháp
lên men đường dùng nấm mốc Fumaricus.
Ax it ma l ic
Slide 8
- Axit malic thường được ứng dụng trong sản xuất mứt,
các loại nước quả, bánh kẹo và rượu vang.
Ax it ma l ic
Slide 9
- Tính chất vật lý: nóng chảy ở nhiệt độ 25 – 260C. Tan
tốt trong nước, alcol, ete, glycerin, nhưng không tan
trong chloroform, ete dầu hỏa,…
-Axit lactic có nhiều trong rau quả muối chua và các sản
phẩm lên men chua như sữa chua, bánh bao, bánh mì,
bún, nước giải khát lên men,…do quá trình chuyển hóa
đường thành Axit lactic dưới tác dụng của vi khuẩn.
Ax it l ACTic
Slide 10
- Axit này tham gia vào quá trình tạo vị, có tác dụng ức
chế vi sinh vật gây thối làm tăng khả năng bảo quản sản
phẩm. Đối với các sản phẩm lên men từ thịt như thịt
thính, nem chua,…do tác dụng của các enzyme có trong
tế bào thịt chuyển hóa glycozen thành Axit lactic.
Ax it l ACTic
Slide 11
- Trong công nghiệp Axit lactic được sản xuất bằng con
đường lên men lactic.
- Axit lactic có vị chua dịu nên được dùng trong công
nghiệp bánh kẹo, ứng dụng trong lên men rau quả và
bảo quản rau quả.
Ax it l ACTic
Slide 12
-Axit acetic và các muối được sử dụng chủ yếu để tạo vị
chua và chống vi sinh vật, chủ yếu chống nấm men và vi
khuẩn (ngoại trừ các vi khuẩn lên men Axit acetic, Axit
latic, và Axit butyric).
-Hoạt tính của Axit acetic thay đổi tuỳ thuộc vào sản
phẩm thực phẩm, môi trường, và vi sinh vật cần chống .
Ax it AXETic
Slide 13
Axít citric là một axít hữu cơ thuộc loại yếu và nó thường
được tìm thấy trong các loại trái cây thuộc họ cam quít.
Nó là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên và thường
được thêm vào thức ăn và đồ uống để làm vị chua.
Ở lĩnh vực hóa sinh thì axít citric đóng một vai trò trung
gian vô cùng quan trọng trong chu trình axít citric của
quá trình trao đổi chất xảy ra trong tất cả các vật thể
sống.
Ax it CITRic
Slide 14
Ngoài ra axít citric còn đóng vai trò như là một chất tẩy
rửa, an toàn đối với môi trường và đồng thời là tác nhân
chống oxy hóa.
Axít citric có mặt trong nhiều loại trái cây và rau quả
nhưng trong trái chanh thì hàm lượng của nó được tìm
thấy nhiều nhất, theo ước tính axít citric chiếm khoảng
8% khối lượng khô của trái chanh.
Ax it CITRic
Slide 15
Với vai trò là một chất phụ gia thực phẩm, axít citric
được dùng làm gia vị, chất bảo quản thực phẩm và đồ
uống, đặc biệt là nước giải khát, nó mang mã số E330.
Muối Citrat của nhiều kim loại được dùng để vận chuyển
các khoáng chất trong các thành phần của chất ăn kiêng
vào cơ thể. Tính chất đệm của các phức Citrat được
dùng để hiệu chỉnh độ pH của chất tẩy rửa và dược
phẩm.
Ax it CITRic
Slide 16
Nói chung các trái cây này đều chứa các axit hữu cơ
cho vị chua như axit citric, axit tactric, axit lactic... và
những đường đơn fructoza, glucoza được ruột hấp thụ
trực tiếp. Các axit hữu cơ phối hợp với đường làm cho
nước giải khát có vị ngọt dịu dễ uống.
Bài của nhóm 4 lớp 11A6
Slide 1
AXIT TRONG TRÁI CÂY
NHÓM 3 – LỚP 11A6
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
BÀI TÌM HIỂU VỀ
Slide 2
Trái cây, “mỏ vàng” của các loại vitamin, khoáng chất và
chất xơ và là nguồn thức ăn tốt được khuyên ăn ít nhất 4-
5 phần mỗi ngày. Chứa nhiều nước nhất và hoàn toàn
không có cholesterol xấu, trái cây tươi là nguồn thức ăn
dễ hấp thu vitamin và khoáng chất nhất cho cơ thể.
Hãy cùng khám phá "bí mật" của một số loại trái cây nhé,
biết đâu bạn sẽ "siêng" ăn trái cây hơn khi phát hiện ra
chúng có ích hơn bạn vẫn nghĩ!
Slide 3
Táo: chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, E và axit folic. Táo
giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền
liệt và ung thư phổi. Chúng cũng có ích đối với bệnh tim,
giảm cân và kiểm soát cholesterol.
Slide 4
Chuối: giàu chất xơ, kali, vitamin A, C, B6, E và axit folic.
Chuối xanh hay chuối chưa chín thường được dùng nấu
món ăn khá ngon.
Là loại trái cây, rất tốt cho hệ tim mạch, đồng thời chất
kali trong chuối sẽ giúp cho hệ tuần hoàn máu lưu thông
dễ dàng hơn. Chuối còn cung cấp thêm lượng chất xơ và
vitamin C.
Slide 5
Sơ ri: chứa nhiều antoxian giúp
giảm viêm và đau.
Rất giàu vitamin C, chứa nhiều
chất chống oxy hoá và đây là loại
quả rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ
thể. Sơri là loại trái cây không đắt
tiền, các bạn gái ăn khi tán gẫu, vui
chơi, họp bạn bè... Nếu ăn chúng
mỗi ngày sức đề kháng của bạn sẽ
rất tốt.
Slide 6
Sung: chứa vitamin A, C, axit folic và niacin.
Slide 7
Kiwi: giàu vitamin A, C, E, B, canxi, sắt và axit folic. Vỏ
quả kiwi cũng là nguồn flavonoid chống oxy hoá.
Slide 8
Chanh: cũng như các loại trái
cây thuộc họ cam quýt khác,
chanh rất giàu vitamin A, C
và axit folic.
Nước chanh ép là thức uống
giải độc rất tốt và giàu chất
chống oxy hoá.
Slide 9
Mận: giàu carbohydrate, ít chất béo và calori. Nhiều
vitamin A, C, canxi, magie, sắt, kali, chất xơ và không có
natri và cholesterol.
Slide 10
Đu đủ: giàu vitamin A, B, C, D, canxi, photpho và sắt.
Giúp dễ tiêu hoá và có tác dụng làm khoẻ trực tiếp cho
dạ dày.
Slide 11
Lê: chứa nhiều kali và riboflavine, chất xơ, là trái cây tốt
cho da.
Slide 12
Dâu tây: Dẫn đầu về lượng vitamin C và chất chống oxy
hoá, giàu chất xơ cũng như natri và chất sắt. nó có tác
dụng hỗ trợ sự tuần hoàn của máu, giúp não phát triển
tốt.
Vài nghiên cứu cũng chứng
minh rằng, dâu còn có khả
năng ngăn chặn chất
alzheimer (chất gây mất trí
nhớ) trong thời gian ngắn
nhất. Có tác dụng làm trắng
răng, giảm bệnh thấp khớp.
Slide 13
Dưa hấu: giàu khoáng chất, vitamin và đường có ích cho
tổng hợp chất sắt và chất xơ.
Chiếm đến 50% chất chống oxy hoá, 91% là nước, dẫn
đầu về lượng Alycopene và có khả năng chống được
bệnh ung thư. Loại trái cây nhiệt đới này rất thích hợp
cho những buổi liên hoan trại hè, vui chơi... đồng thời nó
còn giúp thai phụ chống lại tình trạng mất nước, giúp xoa
dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.
Slide 14
Thanh Long: Với 87,6% là nước, thanh long rất tốt cho
da, đồng thời chất xenluloza và pectin (chất keo trong trái
cây) trong quả còn có khả năng giúp cơ thể tiêu hoá
tốt. Thêm vào đó, nó còn cung cấp nhiều chất khoáng có
tác dụng chống oxy hoá cao và giúp cho quá trình trao
đổi chất trong cơ thể diễn ra dễ dàng hơn.
Slide 15
Sầu riêng: Là loại quả phổ biến vào mùa hè, có mùi
hương rất đặc trưng, ăn rất ngon lại giàu chất dinh
dưỡng. Chúng chứa nhiều chất chống oxy hoá, vitamin,
protein, axit amino, kẽm, canxi... Một điều thú vị là, sầu
riêng còn có tác dụng tăng khoái cảm, kích thích ham
muốn nếu ăn thường xuyên.
Slide 16
Dừa: Loại trái uống đã khát
này chứa rất nhiều protein,
axit amino, kali, magie và một
vài khoáng chất khác. Đây là
nguồn dinh dưỡng rất tốt cho
tóc và da, ngoài ra chúng còn
có tác dụng tăng cường khả
năng tiêu hoá, rất có ích cho
ruột và dạ dày.
Slide 17
Măng cụt: Chứa một lượng kháng sinh khá cao có khả năng
làm lành vết thương, nhất là những vết thương đang lên da
non. Chất kháng sinh này có thể "tiêu diệt" vài loại vi khuẩn
mà thuốc kháng sinh thông thường phải "bó tay". Đồng thời
nó cũng được sử dụng như một loại thuốc giảm đau liều
lượng nhẹ.
Slide 18
Xoài: Là nguồn cung cấp vitamin C, B, axit tartaric, axit
malic và axit citric. Xoài rất tốt cho bộ máy tiêu hoá, hạn
chế chứng ăn không tiêu và giúp cơ thể sớm hồi phục.
Ngoài ra, xoài còn giàu kali, canxi, rất tốt cho thai phụ có
nguy cơ thiếu sắt. Trong xoài còn chứa nhiều phenoi (chất
có chức năng chống oxy hoá) và selenium giúp cơ thể
chống lại bệnh tim mạch.
Slide 19
Chôm chôm: Lượng vitamin C, canxi và photpho trong
chôm chôm rất lớn, bạn nên ăn hàng ngày vì chúng sẽ
cung cấp lượng vitamin đầy đủ cho cơ thể. Nếu muốn có
làn da sáng mịn, bạn có thể dùng chôm chôm làm mặt nạ
mỗi ngày vì trong chôm chôm có chứa chất chống oxy
hoá cao.
Slide 20
Thơm: Rất tốt cho người có bệnh về khớp vì nó chứa
hàm lượng enzim cao. Đây là loại trái cây có tác dụng
giảm cân rất hiệu quả, phái đẹp chỉ việc dùng nó mỗi
ngày sau khi ăn no.
Slide 21
Chanh dây: Được sử dụng như một loại thuốc an thần và
có tác dụng đẩy lùi stress, lo âu, mệt mỏi vì trong chanh
dây có chứa vitamin C, protein, beta -carotene và axit
amino. Hơn nữa, chanh dây còn có khả năng hạ huyết
áp, hạn chế sự thèm ăn, tốt cho hệ tiêu hoá và giảm nguy
cơ bị chuột rút. Slide 22
Mía: Giàu chất khoáng như sắt, canxi, kali, magie, kẽm...
Không chỉ vậy, nguồn vitamin B dồi dào trong mía rất tốt
cho bộ máy tiêu hoá. Hơn nữa, mía còn có tác dụng làm
sạch răng.
Slide 23
Cam: là một trong những loại trái cây chứa rất nhiều tinh
dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C rất bổ
dưỡng và có lợi cho sức khoẻ. Trong cam còn chứa
lượng lutein và zeaxathin - những chất có khả năng
chống oxy hoá cao. Những người thường ăn cam quýt có
nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi....rất
thấp. Tuy nhiên, nếu bạn bị rối loạn tiêu hoá nên hạn chế
ăn cam.
Slide 24
Xin cám ơn sự
theo dõi của
các bạn !!!
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA5813.pdf