BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------
PHẠM ANH HOA
THIÊN NHIÊN TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA MARK TWAIN
Chuyên ngành : Văn học Nước ngoài
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Đào Ngọc Chương
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
MARK TWAIN
(1835 – 1910)
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Mark Twain, bút danh của Samuel Langhorne Clemens (1835 – 1910) được coi là
người đã khai sinh ra nền văn học hiện đại
102 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mĩ, theo cách nhìn của Ernest Hemingway; là
Lincoln của văn học Mĩ như cách gọi của William Dean Howells. Cùng với nhiều tác giả
khác ở thế kỉ XIX, ông đã góp phần tạo nên bản sắc Mĩ cho nền văn học non trẻ vốn chịu
ảnh hưởng văn học Anh quốc. Về mặt này, ngòi bút hiện thực của ông, dựa trên thứ tiếng
Mĩ “bình dân, sống động, khoẻ khoắn” cùng chất uy-mua đặc trưng vùng biên cương, đã vẽ
nên những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cuốn hút và đậm chất Mĩ. Nổi bật trong những
bức tranh ấy là hình ảnh dòng Mississipi hùng vĩ và cuộc sống gắn với những chuyến phiêu
lưu của những con người miền Tây…
Tuy nhiên, các sáng tác của Mark Twain, đặc biệt là hai tác phẩm đỉnh cao là Những
cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn đặt trong
bối cảnh của nước Mĩ cuối thế kỉ XIX, còn chứa đựng cả những vấn đề của thời đại. Trong
các tác phẩm của ông, thiên nhiên miền Tây hoang dã với những dấu tích của văn minh
nông nghiệp được các nhân vật say sưa khám phá. Vì vậy, thiên nhiên hoang dã ấy còn
mang ý nghĩa đặc biệt như là sự phản đối nền văn minh công nghiệp bấy giờ. Một cách nhìn
nào đó, nó gợi lên vấn đề quay về quá khứ để tìm tính cách, bản chất con người.
Như vậy các tác phẩm của Mark Twain, đặc biệt hai tiểu thuyết đỉnh cao của ông
không chỉ mang ý nghĩa thẩm mĩ mà còn chứa đựng những vấn đề xã hội và triết học sâu
sắc. Đây là hướng và đồng thời là lí do khiến chúng tôi khảo sát “Thiên nhiên trong tiểu
thuyết của Mark Twain”.
Hơn nữa ở Việt Nam, ông là một trong số ít tác giả văn học Mĩ được lựa chọn để
giảng dạy cả trong chương trình dành cho sinh viên cũng như học sinh phổ thông trung học.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã quan tâm đến nhiều phương diện, nhiều vấn đề về ông, về
tác phẩm của ông như chúng tôi sẽ tổng thuật trong phần Lịch sử vấn đề sau đây, nhưng
chưa thực sự tập trung nghiên cứu vấn đề thiên nhiên như biểu tượng đặc biệt của cái nhìn
thẩm mĩ và triết lí. Chính vì thế việc chúng tôi nghiên cứu vấn đề thiên nhiên trong tiểu
thuyết của Mark Twain mang một ý nghiã thiết thực. Những gì luận văn của chúng tôi đạt
được sẽ góp thêm một tiếng nói, một cách đánh giá vào dòng nghiên cứu và giảng dạy tác
phẩm của Mark Twain, ít nhất là ở nước ta hiện nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi chỉ khảo sát, lí giải vấn đề thiên nhiên
trong tiểu thuyết của Mark Twain với hai ý nghĩa chính : thiên nhiên như là tự nhiên và
thiên nhiên như là bản chất con người nhân vật. Ở ý nghiã thứ nhất chúng tôi tìm hiểu
không gian gắn với những cuộc phiêu lưu của các nhân vật. Còn trong ý nghĩa thứ hai đó là
sự thuần phác trong đời sống tinh thần của các nhân vật được bộc lộ qua các hành động.
Chính trọng tâm này đã dẫn chúng tôi đến việc giới hạn chỉ tìm hiểu vấn đề thiên
nhiên trong hai tiểu thuyết nổi tiếng của Mark Twain là Những cuộc phiêu lưu của Tom
Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Bởi vì, chỉ trong hai tác phẩm
đỉnh cao này của Mark Twain thì hai ý nghĩa trên của thiên nhiên mới được nhà văn thể
hiện trong mối tương tác hoàn chỉnh nhất của chúng.
3. Lịch sử vấn đề
Từ việc xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên, chúng tôi, trong quá
trình thu thập tài liệu cho luận văn của mình, đã đặc biệt chú ý đến những ý kiến của các
nhà nghiên cứu về hai ý nghĩa tự nhiên và bản chất của thiên nhiên trong tiểu thuyết của
Mark Twain.
3.1. Thiên nhiên như là tự nhiên
Ở nước ngoài, các nhà nghiên cứu khi hướng sự chú ý vào yếu tố thiên nhiên trong
sáng tác của Mark Twain đã đưa ra những lí giải khác nhau. Năm 1948, trong lời giới thiệu
nhân dịp xuất bản cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, NXB Holt, Rinehart
and Winston, Lionel Trilling đã đặc biệt chú ý đến hình ảnh dòng sông, dòng Mississippi,
như một thế giới đối lập với nước Mĩ công nghiệp cuối thế kỉ XIX và nhìn nhận nó như một
vị thần trong hành trình của Huck và Jim.
Đối diện với thần tiền (money-god) vẫn là vị thần sông (river-god), với những vũ khí
phê phán lặng lẽ – ánh sáng, không gian, những khoảng lặng, sự tĩnh mịch và sự đe
dọa… [74, tr.15].
Còn Leo Marx, trong bài viết “The Pilot and Passenger : Landscape Conventions
and the Style of Huckleberry Finn” được in trong cuốn Mark Twain a collection of critical
essays do Henry Nash Smith biên soạn, NXB Prentice – Hall, 1963, đã so sánh ba đoạn văn
tả cảnh bình minh trên sông Mississippi trong ba tác phẩm Cuộc sống trên dòng Mississippi,
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Từ
đó, Leo Marx chỉ ra những nét đặc biệt của cảnh đẹp thiên nhiên trong cuốn Huckleberry
Finn. Nét riêng ấy được tác giả lí giải thông qua điểm nhìn của người kể chuyện :
Là người tham dự, Huck nhiều lúc hòa vào dòng sông mà mình đang kể. Do đó cảnh
vật là sự trần thuật trực tiếp của cậu. Phong cảnh được miêu tả bằng nhiều chi tiết
cụ thể, nhưng chúng đến với chúng ta như những ấn tượng chủ quan. Tất cả các giác
quan của người kể chuyện thì sống động và thông qua chúng, tính chất quí giá của
những sự việc cụ thể trở nên nổi bật. [72, tr.56].
Đồng thời, khi xem xét những bức tranh phong cảnh của Mark Twain, tác giả Leo
Marx còn tiến hành liên hệ với những qui ước và phong cách miêu tả thiên nhiên trong văn
chương nói chung để chỉ ra những nét địa phương của phong cảnh miền Tây và văn phong
của ông. Cảnh bình minh trên đảo Jackson trong cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom
Sawyer được đánh giá là “một cách nói mới về phong cảnh” vì bên cạnh việc sử dụng nghệ
thuật nhân cách hóa quen thuộc đến mức nhàm chán trong văn chương tả cảnh truyền thống,
Mark Twain đã “phá vỡ phong cách của một họa sĩ” khi ông đặc tả một con sâu xanh (the
microscopic focus upon the green worm) vốn được coi là chi tiết không quí phái, không
xứng với những cảnh đẹp như tranh. [72, tr.53].
Có thể nói đây là bài viết khá chi tiết về thiên nhiên trong các sáng tác của Mark
Twain. Tác giả đã xem xét các bức tranh phong cảnh từ góc độ văn phong của nhà văn miền
Tây này. Điều này chỉ có thể tiến hành khi xem xét nguyên tác.
Còn giới nghiên cứu trong nước khi nhắc đến thiên nhiên trong các sáng tác của
Mark Twain thường lí giải chúng như những biểu hiện của bút pháp hiện thực. Các nhà
nghiên cứu hầu hết đều ca ngợi thành công của Mark Twain ở phương diện miêu tả rất sống
động những nét đặc trưng của thiên nhiên biên cương miền Tây trong các tác phẩm của
mình.
Trước năm 1975, trong cuốn sách giáo khoa dành cho chương trình Đệ nhất ABC
sinh ngữ Đại cương văn học sử Mĩ của Đắc Sơn, NXB Khai Trí, Sài Gòn 1961, tác giả viết :
Những cuộc sinh hoạt trên dòng sông, ngoài nội cỏ hay trong cảnh hoang dã của
Hoa Kì đều được mô tả một cách thực thể dưới ngòi bút của Mark Twain qua các tác
phẩm “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”, “Cuộc sống trên sông
Mississippi”… [49, tr.43].
Bối cảnh thiên nhiên miền Tây còn được đánh giá là một trong ba điểm tạo nên tính
hấp dẫn, lôi cuốn người đọc trong các tác phẩm của Mark Twain, bên cạnh “tài kể chuyện
sống động, duyên dáng” và chất “humour”. Đó chính là nhận định của Trần Văn Hoàn
nhân dịp xuất bản cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, trên tạp chí Diễn đàn Mĩ
năm 1967:
… khoảng giữa thế kỉ XIX đã chiếm một địa vị quan trọng trong sáng tác của Mark
Twain : theo chân tác giả, độc giả lần lượt tái diễn cuộc thám hiểm trên trường
giang Mississippi hùng vĩ, cuộc khai phá những đồng cỏ mênh mông đến tận chân
trời của vùng Trung Mĩ…[30, tr.138].
Như vậy, dù mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu nhưng cả hai bài viết đều coi thiên
nhiên như là yếu tố tạo nên nét địa phương trong các sáng tác của Mark Twain.
Sau thời điểm 1975, bài phê bình đầu tiên về các sáng tác của Mark Twain là của tác
giả Lê Đình Cúc. Đó là bài viết “Ngòi bút hiện thực phê phán và nghệ thuật hài hước của
Mark Twain” đăng trên Tạp chí Văn học số 3, tháng 5 – 6 năm 1986. Trong quá trình lí giải
tính hiện thực, Lê Đình Cúc có nhắc đến hai không gian “… trường học, nhà thờ đối lập
hoàn toàn với đời sống, với thiên nhiên…”. Tác giả đã viết khá chi tiết về cái tù túng, ngột
ngạt của không gian nhà thờ, trường học mà chưa nói đến nét hấp dẫn của không gian dòng
sông, hòn đảo trong những cuộc phiêu lưu của Tom, Huck và các bạn. Đối với hành trình
của Huck và Jim, tác giả đánh giá là để “chuồn khỏi cái “thế giới văn minh”của tầng lớp
quí tộc tư sản” nhưng chưa chú ý đến sự liên hệ giữa hành trình ấy và các hình ảnh thiên
nhiên. Đây là điều chúng tôi sẽ nói kĩ trong chương thứ hai của luận văn này.
Đến năm 1988, khi xuất bản cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, nhà xuất
bản Văn học đã in bài giới thiệu của tác giả Hồng Sâm. Các hình ảnh thiên nhiên trong cuốn
tiểu thuyết này cũng được Hồng Sâm nhắc đến như là một sự đối lập với nhà thờ, trường
học. Đồng thời bài viết còn chỉ ra được nét lôi cuốn, hấp dẫn của các hình ảnh thiên nhiên
trong những chuyến phiêu lưu của Tom :
… Và thiên nhiên được miêu tả tuyệt vời : Dòng sông Mississippi mênh mang, bãi cát
trắng ngập ánh mặt trời, khu rừng vắng diễm lệ, hang Mc Daugal huyền bí kì ảo.
Thiên nhiên có tâm hồn, “trầm tư mặc tưởng”, “sáng láng” “ru cái ngủ để sắp sửa
bước vào lao động” rồi “tỉnh hẳn và hoạt động lao xao. Thiên nhiên dịu dàng an ủi
khi các em buồn, nghiêm khắc hoặc nổi giận khi các em thấy mình có lỗi. [62, tr.13].
Đây có thể coi là ý kiến đầu tiên thể hiện sự chú ý tới các hình ảnh thiên nhiên cụ thể
với ý nghĩa là không gian phiêu lưu mặc dù trọng tâm mà tác giả muốn bàn luận vẫn là giá
trị phê phán của tác phẩm.
Sau này, trong một bài viết khác của Lê Đình Cúc, điều đó cũng được nhắc đến. Khi
bàn luận về cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Lê Đình Cúc nhìn nhận :
Chương XIX của “Huck Finn”là một trong những chương thơ mộng nhất của
tác phẩm và của văn chương Mark Twain. Trong khi Huck khám phá hai bờ sông với
bao nhiêu quang cảnh kì thú và hùng vĩ của thiên nhiên thì cũng là dịp Huck chứng
kiến những truyền thống văn hóa của người Mĩ ở những thị trấn tỉnh lẻ. [16, tr.349 –
350].
Đó là nhận định từ bài viết “Truyện thiếu nhi của Mark Twain” đăng trên Tạp chí
Văn học số tháng 6 năm 1997. Tuy ra đời sau bài viết đầu tiên về Mark Twain mà chúng tôi
đã nêu ở trên khá lâu nhưng tác giả vẫn chú trọng tới ngòi bút hiện thực và đánh giá thiên
nhiên như là một nét bổ sung cho tính hiện thực ấy và do đó mọi hình ảnh thiên nhiên sẽ có
“giá trị lịch sử”. Phải chăng vì vậy mà sau này tác giả Lê Đình Cúc đã ghép hai bài viết
thành một và cho in trong cuốn Tác gia văn học Mĩ, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2004,
dưới tiêu đề “Mark Twain (1835 – 1910) – “Đến người bán quan tài cũng phải xót xa
thương tiếc” khi nhà văn qua đời”.
Như vậy có thể thấy các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều đến tính hiện thực của
yếu tố thiên nhiên trong các tác phẩm của Mark Twain mà chưa gắn nó với truyền thống
phiêu lưu cũng như thể loại tiểu thuyết phiêu lưu của Mĩ để xem xét. Chỉ đến bài viết
“Những cuộc phiêu lưu của Huckle Berry Finn”- nhân vật người kể chuyện và hành trình
của thời đại”, 1997 (bản photocopy) của tác giả Đào Ngọc Chương, vấn đề này mới được
được đề cập đến. Theo chúng tôi, Đào Ngọc Chương đã lí giải một cách khá thuyết phục ý
nghĩa xã hội, lịch sử của hành trình “chối bỏ” văn minh đi về phía thiên nhiên hoang dã của
hai nhân vật Huck và Jim khi đánh giá thiên nhiên như là những biểu tượng :
Cả hai cuộc chạy trốn trên (của Huck và Jim) đều hướng đến tự do theo nghĩa thoát
thoát khỏi những qui định xã hội, tìm về với thiên nhiên mà rừng và sông là những
biểu trưng. Chính vì thế mà cả hành trình là một biểu trưng. [11, tr.19].
Chính sự lí giải này về các hình ảnh thiên nhiên sẽ soi rọi những đặc điểm riêng của
chủ nghĩa hiện thực Mĩ trong tiểu thuyết của Mark Twain. Đây chính là một gợi ý để chúng
tôi tiến hành tìm hiểu vấn đề thiên nhiên trong sáng tác của nhà văn miền Tây này.
Một bài viết khác về Mark Twain khá ngắn gọn nhưng có nhắc đến thiên nhiên trong
tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Đó là phần giới thiệu về Mark
Twain trong cuốn Phác thảo văn học Mĩ của Kathryn Vanspanckeren, Nxb Văn nghệ thành
phố Hồ Chí Minh, 2001 do Lê Đình Sinh và Hồng Chương dịch :
Đoạn kết mang đến cho độc giả phiên bản trái ngược với huyền thoại cổ điển về
thành công của nước Mĩ : đó là con đường rộng mở dẫn đến miền đất hoang dã chưa
bị xâm phạm, cách xa những ảnh hưởng suy đồi đạo đức của cái gọi là “văn minh”.
[68, tr.122].
Và trung tâm của miền đất hoang dã ấy là “hình ảnh con sông hùng vĩ nhưng đầy
cạm bẫy, luôn luôn thay đổi cũng là nét chính trong bức tranh phong cảnh giàu tưởng
tượng của ông.” [68, tr.123].
Tuy chỉ mang tính chất giới thiệu, nhưng tác giả đã nêu được ý nghĩa của thiên nhiên
khi thể hiện cái nhìn của Mark Twain về xã hội công nghiệp.
Một tác giả khác là Lê Huy Bắc trong cuốn Văn học Mĩ, NXB Đại học Sư phạm 2002
đã dành hẳn chương hai viết về Mark Twain. Không gian trong Những cuộc phiêu lưu của
Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn chỉ được nhắc đến như là
“không gian tồn tại” của các nhân vật. Và sau khi phân tích các sự kiện trả thù, rượt đuổi
mà Huck và Jim tình cờ được chứng kiến trong hành trình của mình, tác giả Lê Huy Bắc kết
luận :
Thế giới của Tom và Huck càng hoang sơ bao nhiêu thì càng dễ nổ ra bạo lực khốc
hại bấy nhiêu. [5, tr.195].
Như vậy nét hoang sơ của thiên nhiên hai bên bờ dòng Mississippi được gắn với “thế
giới bạo lực” chứ không được nhìn nhận như một sự “về nguồn” để phản đối xã hội công
nghiệp.
Khi xem xét thiên nhiên như là không gian sống và hành động của các nhân vật trong
sáng tác của Mark Twain, các nhà nhiên cứu dù chỉ nhắc đến hay có lí giải thì đều chú ý đến
nét hoang sơ của nó. Đây cũng chính là điều chúng tôi chúng tôi sẽ trình bày kĩ trong
chương hai của luận văn. Tuy nhiên chúng tôi sẽ xem xét nó trong mối quan hệ với thể loại
phiêu lưu cũng như với quan niệm của Mark Twain về thời đại.
3.2. Thiên nhiên như là bản chất
Về ý nghĩa thứ hai này của thiên nhiên, bài viết của tác giả Lionel Trilling khi giới
thiệu cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn mà chúng tôi đã nói đến ở phần
trên có đề cập đến vai trò của dòng sông trong việc dẫn dắt những suy nghĩ và hành động
của Huck. Theo tác giả, chính dòng sông khiến cuốn sách này trở thành một tuyệt tác :
“Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” là một tuyệt tác bởi nó kể về một vị
thần – đó là sức mạnh với ý chí dẫn đường, và đối với con người, là hiện thân của ý
niệm đạo đức vĩ đại. [74, tr.7].
Nhân vật Huck Finn, vì vậy được Lionel Trilling nhìn nhận như một “đầy tớ” của
“thần sông”. Điều này, nhắc đến ảnh hưởng của thuyết Siêu nghiệm lên cách nhìn thiên
nhiên của Mark Twain. Thiên nhiên có vai trò dẫn dắt trực giác và nhờ nó con người có thể
đến với chân lí. Bài viết đã chỉ ra những trạng thái khác nhau của dòng sông và “tâm trạng
khuây khỏa” cùng “lòng biết ơn” của Huck mỗi khi quay lại dòng sông sau mỗi chuyến vào
đất liền, để từ đó khẳng định vai trò của thiên nhiên trong việc dẫn dắt nhận thức của Huck
trước các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên hành trình của Huck và Jim còn gắn với một hình ảnh thiên nhiên khác
cũng trở đi trở lại trong tác phẩm dù ít lần hơn dòng sông, mà Lionel Trilling chưa chú ý
đến. Đó chính là khu rừng, nơi mà Huck nghĩ đến đầu tiên mỗi khi cảm thấy buồn bực; là
không gian bình yên có tác dụng che chở, an ủi nhân vật. Chúng tôi sẽ nói kĩ hơn điều này
trong chương hai của luận văn.
Cũng trong bài giới thiệu này, tác giả Lionel Trilling đã nhắc đến “bản chất đạo
đức” của nhân vật Huck Finn sau khi điểm qua nhiều hành động của Huck; từ việc tìm
người cứu bọn cướp trên chiếc tàu sắp đắm đến việc cảnh báo cho Đức Vua và Quận Công
những tai họa… đặc biệt là quyết định cứu Jim sau những đấu tranh nội tâm :
…Và tính quả cảm dần hình thành khi dưới sự thúc giục của cảm xúc, Huck bỏ qua
những qui luật đạo đức vốn được xem là mặc nhiên và quyết tâm giúp Jim trốn chạy
khỏi kiếp nô lệ… và ngay khi quyết định đi theo lương tri mách bảo và nói cho Jim
biết, Huck đã lấy được những tình cảm hài lòng và nồng ấm của đức hạnh [74, tr.12].
Chúng tôi, trong chương ba của luận văn sẽ xem xét vấn đề thiên nhiên như là bản
chất thuần phác của các nhân vật mà trong đó vấn đề lương tâm, đạo đức trên chỉ là một
khía cạnh.
Vấn đề Thiên nhiên - bản chất cũng được Beernard Noel và Stanley Geist nhắc đến
trong Dictionnaire des personnages, Laffont Bompaini – Paris khi nhận xét về hai nhân vật
Tom Sawyer và Huck Finn. Theo Beernard Noel, Tom
là đứa trẻ có ý thức bẩm sinh về những giá trị chân thực của cộng đồng nên đã trở
thành người thích làm sáng tỏ và khôi phục công lí. Dù em chơi trò Robin Hood hay
đi tìm của chôn dấu, em luôn chọc ngang vào các công việc của người đời để khôi
phục lại cái trật tự mà lương tri và lí trí của những người lớn không duy trì được.
[46, tr.67].
Và đây là nhận xét của Stanley Geist về nhân vật Huck Finn :
… xa lạ với những tín ngưỡng và tập quán của nền văn minh. Huck chỉ thấy thân
thiết gắn bó với các lực lượng tự nhiên và những điều huyền bí ẩn dấu trong tự
nhiên. Hoài nghi trước những cảnh tượng đời sống của những con người văn minh,
Huck nói về cuộc sống ấy như thể chú bị ngăn cách bởi một bức tường thủy tinh
trong suốt. [46, tr.69].
Cả hai tác giả đã nhắc đến bản chất thuần phác trong các nhân vật của Mark Twain.
Bản chất ấy bộc lộ trong các trò phiêu lưu trẻ con của Tom; còn đối với Huck, nó bộc lộ
thông qua những suy nghĩ và hành động trong suốt cuộc hành trình về với thiên nhiên. Điều
này nhắc đến cái nhìn triết lí về thiên nhiên của Mark Twain mà chúng tôi sẽ lí giải ở
chương ba của luận văn.
Về vấn đề thiên nhiên như là bản chất trong sáng tác của Mark Twain, các nhà
nghiên cứu trong nước dường như chưa thật sự quan tâm. Nó thường chỉ được nhắc đến mà
chưa chú ý lí giải. Tác giả Lê Hồng Sâm, năm 1988, trong lời giới thiệu cuốn Những cuộc
phiêu lưu của Tom Sawyer, có nhắc đến sự chống đối “có tính chất bản năng” của nhân vật
khi phân tích giá trị phê phán xã hội của tác phẩm thông qua những hành động nghịch ngợm
của Tom ở nhà thờ và trường học. Lê Huy Bắc thì lại đánh giá việc Huck cứu Jim là “hành
động theo lương tri, theo bản chất của con người.” [5, tr.187]. Do đó “Hành trình đơn độc
đưa Jim chạy trốn của Huck là hành trình mang tính cách mạng nhất trong tư duy của một
người da trắng.” [5, tr.193].
Như vậy cái bản chất mà Lê Huy Bắc nhắc đến nghiêng về ý thức, về lí trí nhiều hơn
sự thuần phác mà chúng tôi muốn nói đến khi tìm hiểu các nhân vật trong chương thứ ba.
Cho đến nay, theo chúng tôi, tác giả Đào Ngọc Chương là người đã có những chú ý
về vấn đề này. Trong bài viết “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”- nhân vật
người kể chuyện và hành trình của thời đại” mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, tác giả đã chỉ
ra một ý nghĩa mới mẻ là “đi tìm bản sắc dân tộc” trong hành trình hướng về thiên nhiên
của Huck và Jim. Bản chất thuần phác của các nhân vật có thể xem như một phần trong bản
sắc ấy. Sau này, như một sự nhân tiện khi bàn về yếu tố phiêu lưu trong đặc điểm kết cấu -
cốt truyện tiểu thuyết của Hemingway, Đào Ngọc Chương đã nhắc đến Mark Twain:
Kiệt tác “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”của Mark Twain ở nửa sau
thế kỉ XIX là một trường hợp đặc biệt vừa kết hợp cảm quan về một thiên nhiên khoáng đạt
như là cái nôi của con người đầy chất tư tưởng với cảm quan về một hiện thực xã hội Mĩ
đang sống trong thứ văn hóa Thanh giáo đầy chất giáo điều. [13, tr.139].
Khi nhắc đến vấn đề tư tưởng và tinh thần trong tiểu thuyết phiêu lưu Mĩ, mà trong
đó các hình ảnh thiên nhiên chứa đựng những ý nghĩa tượng trưng đặc biệt, ý kiến nói trên
của Đào Ngọc Chương đã mở ra một hướng cần thiết để có thể lí giải vấn đề thiên nhiên –
bản chất trong tiểu thuyết của Mark Twain.
Trên đây là các ý kiến, kiến giải của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về các
phương diện mà chúng tôi quan tâm trong sáng tác của Mark Twain. Dĩ nhiên việc tổng
thuật không thể nào đầy đủ nhưng chắc rằng đã phác họa được những nét chính của các vấn
đề một cách nghiêm túc và trung thực. Điều rõ ràng là có rất nhiều hướng tiếp cận sáng tác
của Mark Twain mà hướng nào cũng nhằm khám phá thế giới nghệ thuật của ông.
Tuy vậy, chưa có công trình nào thực sự đi sâu vào khảo sát, lí giải vấn đề thiên
nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain một cách có hệ thống theo hai ý nghĩa tự nhiên và
bản chất. Hướng đi này, theo chúng tôi, sẽ mở ra một cách nhìn nhận mới về chủ nghĩa hiện
thực và tiểu thuyết phiêu lưu Mĩ trong hai sáng tác đỉnh cao của Mark Twain.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Trong các sáng tác của Mark Twain, ta thấy trở đi trở lại những hình ảnh của
vùng sông nước biên giới phiá Tây gắn với dòng Mississipi hùng vĩ. Điều này có mối quan
hệ với cuộc đời ông, nhất là trong thời kì tuổi thơ và những ngày tháng tuổi trẻ say mê học
việc lái tàu. Trong trường hợp này, phương pháp nghiên cứu tiểu sử tác giả được coi là cần
thiết khi chúng tôi tiến hành lí giải vấn đề cụ thể là thiên nhiên trong tác phẩm của Mark
Twain.
4.2. Nếu không gắn các tác phẩm của Mark Twain với bối cảnh ra đời của chúng là
Nước Mĩ thế kỉ XIX khi mà sự quan tâm đến nền văn hóa nông nghiệp như là một phản ứng
của thời đại thì sẽ không thể lí giải đầy đủ ý nghiã của các hình ảnh thiên nhiên. Do đó, từ
đây phương pháp nghiên cứu xã hội học có lúc sẽ được chúng tôi vận dụng đến để tìm hiểu
ý nghĩa biểu trưng của thiên nhiên trong sáng tác của Mark Twain.
4.3. Mặc dù trong trong hai cuốn tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer
và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn có cùng bối cảnh là sông nước miền biên
giới phía Tây, các nhân vật thì trở đi trở lại trong cả hai tác phẩm nhưng chúng ra đời cách
nhau tám năm và chứa đựng những ý nghiã cũng không hoàn toàn giống nhau mà có sự phát
triển. Vì thế khảo sát thiên nhiên trong hai tác phẩm ấy, chúng tôi còn vận dụng phương
pháp so sánh đối chiếu để tìm ra sự phát triển của các ý nghiã chứa đựng trong hình ảnh
thiên nhiên.
4.4. Các hình ảnh thiên nhiên chỉ được xác định là có chứa đựng những ý nghiã sâu
rộng hơn ý nghĩa thông thường khi chúng xuất hiện liên tục trong tác phẩm. Chính vì vậy
mà chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê để khảo sát tần số xuất hiện của các hình
ảnh thiên nhiên cụ thể nhằm lí giải ý nghiã của thiên nhiên nói chung trong sáng tác của
Mark Twain.
Trên đây là những phương pháp nghiên cứu chính mà chúng tôi sẽ vận dụng trong
quá trình khảo sát thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain. Dĩ nhiên trong trường hợp
thật cần thiết chúng tôi sẽ vận dụng thêm những phương pháp hỗ trợ khác.
5. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát vấn đề thiên nhiên trong tiểu thuyết của Mark Twain, chúng tôi trước hết
hướng tới lí giải một vấn đề cụ thể mang ý nghĩa thẩm mĩ, xã hội và triết học mà nhà văn
thể hiện như một thành công của dòng văn học mang tính chất miền rất đặc trưng trong văn
học Mĩ thế kỉ XIX.
Đồng thời, khi lí giải vấn đề trong phạm vi cụ thể ấy, chúng tôi cũng muốn khẳng
định những đóng góp hết sức cơ bản của Mark Twain cho nền văn xuôi hiện thực Mĩ , cũng
như góp thêm một ý kiến vào việc nghiên cứu và giảng dạy các sáng tác của Mark Twain.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính : Phần mở đầu, Phần nội dung có ba chương và Phần kết
luận
6.1. Mở đầu
Trong phần này, chúng tôi khẳng định sự cần thiết của đề tài thông qua việc nêu lí do
chọn đề tài, trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, bố cục của
luận văn.
Trong mục Lịch sử vấn đề chúng tôi tổng thuật những kiến giải của các nhà nghiên
cứu viết về hai phương diện của thiên nhiên trong hai tiểu thuyết quan trọng của Mark
Twain. Từ đó, chúng tôi xác định cụ thể đề tài nghiên cứu của mình.
Riêng trong mục Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi không chỉ liệt kê các phương
pháp được vận dụng trong luận văn mà còn chỉ ra ý nghĩa cần thiết của các phương pháp ấy
trong việc triển khai đề tài
6.2. Chương 1 : Thiên nhiên trong văn học
Chương này chúng tôi lí giải hai ý nghĩa của thiên nhiên là tự nhiên và bản chất.
Đồng thời sẽ làm sáng tỏ chúng thông qua một số dẫn chứng cụ thể trong một số tác phẩm
văn chương thế giới. Tiếp theo chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu vấn đề thiên nhiên trong văn học
Mĩ thế kỉ XIX để từ đó chỉ ra những nét kế thừa và phát triển của Mark Twain khi miêu tả
thiên nhiên. Đây sẽ là chương có vị trí nền tảng để từ đó khảo sát các nội dung trong hai
chương sau.
6.3. Chương 2 : Thiên nhiên như là tự nhiên – không gian phiêu lưu
Đây là chương mà chúng tôi sẽ khảo sát các hình ảnh thiên nhiên cụ thể trong hai tiểu
thuyết của Mark Twain là Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu
của Huck Finn với ý nghĩa là không gian sống và hành động của các nhân vật. Các hình ảnh
thiên nhiên sẽ được chúng tôi tìm hiểu trong mối quan hệ với tiểu thuyết phiêu lưu và chủ
nghĩa hiện thực Mĩ. Từ đó, chúng tôi hướng đến việc làm rõ cách nhìn của nhà văn đối với
xã hội công nghiệp.
6.4. Chương 3 : Thiên nhiên như là bản chất – sự thuần phác của các nhân
vật
Chúng tôi sẽ lí giải một ý nghĩa khác của thiên nhiên ở chương này. Đó là bản chất
thuần phác của con người được biểu hiện qua thái độ đối với những chuẩn mực xã hội; qua
suy nghĩ và hành động, qua cách xử lí tình huống của các nhân vật Tom Sawyer, Huck Finn
trong các cuộc phiêu lưu. Vấn đề bản chất thuần phác cũng sẽ được tìm hiểu để có thể làm
sáng tỏ được quan niệm của Mark Twain về con người, về xã hội đương thời thông qua thái
độ đề cao sự thuần phác trong bản chất các nhân vật của nhà văn.
6.5. Phần kết luận
Trong phần này chúng tôi tổng kết những ý kiến của luận văn. Từ đó khẳng một
cách nhìn đối với các tác phẩm của Mark Twain.
Chương 1
THIÊN NHIÊN TRONG VĂN HỌC
1.1. Thiên nhiên - đối tượng miêu tả của văn chương
Khái niệm Thiên nhiên (nature) vốn chứa nhiều nội dung phong phú; trong đó hai ý
nghĩa thường được nhắc đến nhiều nhất là : tự nhiên và bản chất. Về ý nghiã thứ nhất, Từ
điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, NXB Khoa học học xã hội, Hà Nội – 1977 định nghiã
:
Thiên nhiên (tự nhiên) là toàn bộ những vật tồn tại ở chung quanh con người và
không phải do sức người làm nên.
Còn trong Oxford Advanced Learner’s Dictionary, 7th edition – 2006 ngoài ý nghĩa
thứ nhất giống như trên còn đưa ra ý nghĩa thứ hai của nature như sau :
Use to describe behavious that is part of the character that a person or an animal
was born with.
Do đó cũng dễ hiểu khi Thiên nhiên trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành
khoa học từ điạ lí, sinh học đến triết học, xã hội học… Mỗi ngành sẽ tìm hiểu, nghiên cứu
Thiên nhiên từ những góc độ, những quan điểm khác nhau. Thành quả của các nghiên cứu
ấy ngày càng khẳng định vai trò, ảnh hưởng to lớn của thiên nhiên với toàn bộ đời sống trên
trái đất.
Trong văn học, khi bước vào tác phẩm, thiên nhiên trở thành một thành tố đặc biệt,
hàm chứa những ý nghĩa sâu sắc thường góp phần tạo hiện tượng đa nghĩa. Nói cách khác,
trong tác phẩm văn chương thiên nhiên một mặt đã được nâng lên thành hình tượng không
gian – thứ không gian mang nghĩa không gian tâm trạng… Mặt khác trở thành những biểu
hiện của bản chất người nơi nhân vật.
Trong tác phẩm văn chương thiên nhiên luôn luôn tồn tại như những “không gian
thực” mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ này; đồng thời nhiều khi nó đạt đến
mức biểu tượng, chứa đựng những ý nghiã sâu xa, khái quát. Trong văn chương thế giới từ
cổ đại cho đến đương đại, từ phương Đông sang phương Tây, thiên nhiên luôn tồn tại song
hành cùng các nhân vật. Những hình ảnh thiên nhiên cụ thể xuất hiện trong các tác phẩm
văn chương (đặc biệt là tác phẩm tự sự) có vai trò quan trọng trong việc thể hiện hành động,
tư tưởng tình cảm của nhân vật. Việc miêu tả thiên nhiên trong những trường hợp này chính
là tạo ra bối cảnh cho câu chuyện diễn tiến. Có thể nói yếu tố thiên nhiên là “vật liệu” không
thể thiếu trong quá trình sáng tác văn chương của các tác giả. Tuy nhiên có thể biến thiên
nhiên thành những hình tượng đa chiều, giàu sức biểu hiện hay không thì còn tùy thuộc vào
điểm nhìn, vào cảm quan, vào năng lực… của từng tác giả, vào cấu trúc văn bản, vào đặc
điểm của từng thể loại văn học…
Bên cạnh đó, sự song hành của yếu tố thiên nhiên với các nhân vật trong tác phẩm
văn chương còn chứa đựng một nội hàm nữa. Đó chính là sự thể hiện bản chất tự nhiên của
con người. Khi để nhân vật gần gũi với thiên nhiên, suy nghĩ và hành động theo trực giác là
các tác giả muốn khắc hoạ bản chất thuần phác của nhân vật. Ý nghĩa này của thiên nhiên
trong các tác phẩm văn chương có nguồn gốc từ những đặc điểm lịch sử – xã hội – văn hoá
cụ thể mà chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn trong mục 1.1.2 - Thiên nhiên như là bản chất,
ở phần sau.
Tiếp theo, chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu những biểu hiện hai ý nghĩa trên của thiên
nhiên trong một số tác phẩm văn chương cụ thể.
1.1.1. Thiên nhiên như là tự nhiên
Về ý nghiã này, khái niệm thiên nhiên trùng khớp với khái niệm không gian tự nhiên
quen thuộc. Khi được hiểu là không gian, thì thiên nhiên
gắn không tách rời với thời gian, vừa là nơi chứa đựng những gì có thể xảy ra – theo
ý nghiã đó, nó tượng trưng cho trạng thái hỗn mang của các gốc nguồn – vừa là nơi
chứa đựng những gì đã thực hiện – khi đó nó tượng trưng cho vũ trụ, cho thế giới đã
được tổ chức. [8, tr.486].
Như vậy một khu rừng, một dòng sông, một ngọn núi… đều là không gian tự nhiên
hiện thực, đều thuộc về thiên nhiên, về vũ trụ. Vì không gian hiện thực là cơ sở làm nảy sinh
nhận thức, cảm nhận về không gian của các tác giả nên trong tác phẩm văn chương chúng
được biểu hi._.ện hết sức đa dạng, phong phú. Dưới ngòi bút miêu tả của các nhà văn, thiên
nhiên hiện ra có khi rất cụ thể, chân thực; có khi lung linh, huyền ảo, sâu lắng. Tìm hiểu một
cách chi tiết, đầy đủ tất cả những biểu hiện như thế của thiên nhiên quả thật không dễ dàng
gì. Do đó, với mục đích xây dựng cơ sở lí luận và thực tế cho nội dung chương hai của luận
văn (Thiên nhiên như là tự nhiên – không gian phiêu lưu) chúng tôi, ở đây sẽ chỉ nói về hai
biểu hiện của hình tượng thiên nhiên: Thiên nhiên – không gian sống và hành động, Thiên
nhiên – không gian nội tâm, mà theo chúng tôi là khá phổ biến trong các tác phẩm văn
chương.
1.1.1.1. Thiên nhiên – không gian sống và hành động
Đây là dạng tồn tại phổ biến, quen thuộc của thiên nhiên trong văn học. Khi nhìn
nhận thiên nhiên như là không gian sống và hành động của các nhân vật trong một tác phẩm
văn chương là chúng ta đang nói đến lớp nghĩa đầu tiên của hình tượng thiên nhiên. Ẩn sau
các hình ảnh thiên nhiên còn có thể có nhiều ý nghĩa khác nữa xa hơn, rộng hơn bản thân
chúng, nhưng thiên nhiên trước tiên được hiểu là bối cảnh cuả câu chuyện gắn liền với mọi
hoạt động của các nhân vật. Thông qua việc miêu tả các bối cảnh khác nhau, chúng ta còn
có thể hiểu được quan niệm về thiên nhiên của các tác giả cũng rất khác nhau từ Đông sang
Tây, từ cổ chí kim.
Với ý nghiã này, thiên nhiên đã xuất hiện trong sử thi Homer, mặc dù tác giả chỉ tập
trung miêu tả hành động của các nhân vật anh hùng theo đúng đặc trưng của thể loại sử thi.
Trong Iliad, dù tác giả không trực tiếp miêu tả nhưng chúng ta vẫn nhận ra những nét riêng
của không gian khi theo dõi hoạt động của các nhân vật. Đó là cảnh bình minh khi mà hai
bên giao tranh tạm ngưng chiến để nhặt xác người chết :
Trên đồng rộng mặt trời vừa tỏa sáng,
Vượt ra khỏi đại dương sâu phẳng lặng
Để băng mình lên bát ngát trời cao,
Thì người Tơ-roa và người Ac-gôx gặp nhau.
Và ở đó khó có thể nhận ra từng kẻ một.
Họ lấy nước rửa lớp bùn máu còn bê bết,
Và lệ tuôn trào, chất xác chết lên xe…
[31, (1), tr.222].
Hay cảnh đêm yên tĩnh trước một trận đánh khác :
Quân Tơ-roa đốt bùng lên bao ngọn lửa hồng trước thành quách I-li-ông
Nghìn đống lửa sáng trưng cháy giữa cánh đồng,
Cạnh mỗi đống, năm chục người ngồi châu bên ánh rọi,
Và lũ ngựa nhai đại mạch trắng và lúa mì dai chờ đợi,…
[31, (1), tr.249 – 250].
Có thể nói trong Iliad, song hành với những trận đánh ác liệt, những người anh hùng
là không gian chiến trận rộng lớn với thành quách, cánh đồng…
Sang đến Odyssey, cùng với hành trình hồi hương gian nan của Ulysses, không gian
mở rộng hơn nhiều và Homer cũng chú ý miêu tả thiên nhiên chi tiết hơn. Khác với Achilles
– chiến binh, Ulysses – kẻ hải hồ phải vượt qua vô số thử thách trên hải trình dài mười năm
của mình. Do đó không gian biển cả có thể nói bao trùm tác phẩm. Khi Ulysses bỏ qua lời
cảnh báo của nữ thần Calypso, đóng bè vượt biển, Homer đã miêu tả cảnh bão tố trên biển
rất thực:
… một ngọn sóng cao ngất, khủng khiếp, xông tới, xô vào người và lật úp chiếc bè.
Người bị hất khỏi bè, phải buông rời tay lái. Cột buồm bị mọi thứ gió cùng hợp lực
đánh vào dữ dội, bẻ gãy làm đôi, tung các mảnh ra xa, sàn bè cũng rơi chìm xuống
bể. [32, tr.38].
Và khi Ulysses cố bơi đến chiếc bè, trèo lên đó thì :
Những ngọn sóng khổng lồ liền đẩy chiếc bè khắp chốn, lắc lư theo dòng nước. Như
những cây gai mắc chằng vào nhau thành một bó bị gío bắc mùa thu quét đi khắp
cánh đồng, chiếc bè cũng bị gió đẩy đi đó đây trên mặt biển, khi thì gió nam trao cho
gió bắc, khi thì gió đông lại nhường cho gió tây đuổi. [32, tr.39].
Tất nhiên, thiên nhiên ở đây không chỉ là không gian mà nó còn là hiện thân của thử
thách mà hành động vùng vẫy chống chọi của người anh hùng “muôn vàn trí xảo” chính là
tinh thần, là khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Hy Lạp nói riêng và của người
phương Tây nói chung. Sau khi bước ra khỏi những cuộc chinh chiến, con người bước vào
thời kì xây dựng với khát vọng ấy. Do đó theo bước chân của Ulysses là những không gian
khác nhau biểu thị sự phát triển khác nhau của nhiều vùng đất. Có khi là vùng đất phát triển
với những lâu đài tráng lệ, những vườn cây xanh tốt :
Trong khi ấy, Ulysses đi về phía lâu đài nổi tiếng của Ankinoos. Trước khi đặt bước
lên ngưỡng của đồng, người dừng lại, lòng rối bời vì bao nhiêu ý nghĩ. Ngôi nhà cao
của Akinoos hào hiệp sáng rực như ánh mặt trời hoặc ánh trăng đêm. Từ ngưỡng
cửa đến cuối nhà, hai bên tả hữu đều là tường đồng, trên có đường diềm bằng men
xanh. Nhà chắc chắn, cửa bằng vàng, bậu cửa bằng bạc, đóng vào ngưỡng cửa
đồng. Mi cửa cũng bằng bạc, và vòng cửa bằng vàng… Xa hơn một quãng là vườn
nho xanh tốt; bên phía vườn dại nắng và bằng phẳng, nho đang phơi dưới ánh mặt
trời, còn ở phía vườn kia, từng tốp thợ gặt, kẻ hái, người đạp nho rộn rã… [32, tr.56
– 57].
Nhưng cũng có khi lại là hang động trên núi cao của gã khổng lồ một mắt, hay hòn
đảo hoang vắng “không có một vết chân người khiến dê phải sợ” tượng trưng cho sự lạc
hậu của một vùng đất khác…
Vẫn xem xét ý nghĩa này, khi tìm hiểu các sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, chúng ta sẽ
thấy có một sự khác biệt trong cách nhìn thiên nhiên. Khác với tinh thần khát khao chinh
phục thiên nhiên của phương Tây, người phương Đông sống hòa đồng với thiên nhiên, coi
con người là một phần của thiên nhiên. Do đó, trong Mahabharata, không gian núi rừng
thâm sâu mà các anh hùng Pandava sống mười hai năm lưu đầy, rất chú trọng được miêu tả.
Khu rừng mà Arjuna bước vào để bắt đầu thực hành tu luyện quả thực tuyện đẹp :
Chàng một mình dấn bước vào khu rừng khủng khiếp đầy cỏ gai, cây, hoa, trái đủ
loại, đủ loại sinh vật có cánh, đủ loại muông thú. Khi chàng bắt đầu bước vào khu
rừng không một dấu chân người đó, trên không vang rền tiếng trống, tiếng tù và. Một
cơn mưa xối xả và những đám mây lớn trùm khắp bầu trời làm mặt đất đột nhiên rợp
mát. . . Trên núi muôn ngàn loài cây cối xanh tươi giữa những thảm cỏ xanh, vang
lừng tiếng muôn loài chim ca hát. Những dòng sông uốn lượn, vang tiếng lảnh lót
của vịt nước, thiên nga, cò hạc… Trên bờ sông, tiếng những con chim công ngọt
ngào như rót mật vào tai. [28, tr.218].
Bên cảnh vẻ đẹp nên thơ, nguyên sơ của không gian rừng núi, thiên nhiên ở đây còn
mang ý nghĩa giác ngộ tâm linh. Hòa hợp với thiên nhiên con người sẽ tìm được bản ngã
của mình, sẽ trưởng thành và ngộ ra chân lí. Không gian này vì thế đối lập với không gian
kinh đô do con người tạo nên cũng được miêu tả khá chi tiết trong sử thi Mahabharata. Đối
lập, bởi lẽ con người sẽ trở thành nô lệ của dục vọng, của lòng tham trong chính những lâu
đài nguy nga tráng lệ kia.
Sử thi An Độ, bên cạnh Mahabharata, không thể không nhắc đến Ramayana. Thiên
nhiên trong Ramayana xuất hiện nhiều hơn và đặc sắc hơn. Tuy nhiên ý nghĩa là không
gian sống và hành động của nhân vật dường như mờ nhạt hơn ý nghĩa Thiên nhiên – không
gian nội tâm. Do đó chúng tôi sẽ nói về thiên nhiên trong sử thi Ramayana ở phần sau.
Khi tìm hiểu thiên nhiên như là không gian sống và hành động của các nhân vật trong
tác phẩm văn chương, chúng ta còn khám phá được những nét vừa riêng biệt vừa tiêu biểu
của thiên nhiên ở những quốc gia khác nhau. Những bức tranh phong cảnh các mùa trong
năm; hình ảnh một ngọn núi, một dòng sông… thường được các nhà văn miêu tả hết sức chi
tiết và sống động. Đó chính là những không gian mở thường rất rộng rãi, khoáng đạt. Thông
qua kiểu không gian ấy chúng ta còn có thể hiểu được phần nào phong cách của từng nhà
văn. Cảnh vật mùa xuân qua ngòi bút của Lev Tolstoy, hồi sinh mạnh mẽ, tràn đầy sức sống
và rất Nga:
Cỏ già năm ngoái xanh tốt lại, cỏ non năm nay như kim đâm tủa trên mặt đất; những
chồi cây tuyết cầu, phúc bồn tử và bạch dương dính nháp, sực nức mùi hương, đều
căng nhựa và quanh rặng liễu tắm nắng vàng tươi, đàn ong bị nhốt suốt mùa đông
trong túp lều bằng cành cây, lại thoát ra, vo ve bay lộn. Chim sơn ca không ai trông
thấy tuôn tiếng hót trên đồng cỏ nhung tơ và ruộng rạ phủ băng, chim te te than vãn
bên bờ những thung lũng và bãi lầy ngập nước lũ còn ứ đọng; tít trên cao, sếu và
ngỗng trời bay qua cất tiếng kêu mừng mùa xuân. Đàn súc vật trụi lông mới loáng
thoáng mọc lại, rống lên chạy trên bãi cỏ, cừu non chân cẳng leo khoeo nhảy lon ton
quanh đàn cừu mẹ đã gọt lông đang kêu be be; trẻ con thoăn thoắt chạy dọc những
con đường nhỏ đang se dần vết chân không của chúng, tiếng phụ nữ rộn lên vui vẻ
bên bờ đầm nơi họ đang giặt vải và tiếng rìu của nông dân đang chữa lại cày bừa,
vang vang trong các sân nhà. Mùa xuân thật sự đã về. [57, tr.268].
Còn với Yasunari Kawabata, cảnh vật mùa xuân ở cố đô Kioto cũng hồi sinh nhưng
tĩnh lặng, êm ả hơn nhiều.
Họ xuôi lối mòn lại gần hồ. Ngay sát bờ, đám lá nhọn đuôi diều tươi lên mơn
mởn, còn loài hoa súng thì khẽ đung đưa êm ả, trải rộng trên mặt nước những chiếc
lá tròn trĩnh. Gần hồ anh đào không mọc.
Vòng qua hồ, Sinichi và Chieko ra tới con đường hẹp. Nơi đây, dưới tán lá
xanh ngự trị cảnh tranh tối tranh sáng. Mùi lá non và đất ẩm phảng phất. Phút chốc
con đường đã dẫn họ tới một khu vườn rộng có hồ ở giữa. Hồ lớn hơn cái hồ mà họ
vừa đi qua. Cảnh vật vụt trở nên sáng sủa nhờ những cây anh đào đầy hoa in bóng
trên mặt nước hồ. [36, tr.19].
Không thể phủ nhận là cả Lev Tolstoy và Yasunari Kawabata đều có biệt tài miêu tả
thiên nhiên. Họ giống nhau ở chỗ đều gắn bó với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và cảm nhận
thiên nhiên hết sức tinh tế. Tolstoy từng sống nhiều năm tại trại ấp của mình, thân thuộc với
những cánh đồng bát ngát, những người nông dân chất phác. Còn Kawabata thì đặc biệt yêu
quí Kioto, ông luôn coi nơi đây như quê hương của mình. Tuy vậy quan điểm của hai ông
về thiên nhiên thì không hoàn toàn giống nhau. Tolsoy cho rằng vẻ đẹp của thiên nhiên là ở
chỗ nó có thực, mang nhiều sắc thái khác nhau và chứa đựng sức sống mạnh mẽ. Do đó ông
thường miêu tả thiên nhiên rất thực và rất chi tiết. Còn Kawabata, với quan điểm duy mĩ đã
chú trọng vào những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên. Các không gian mà Kawabata miêu
tả không chỉ là những bức tranh mang đậm màu sắc Nhật Bản mà còn phảng phất trong đó
quan niệm Thần đạo (Shinto) rất quen thuộc của người dân xứ Phù Tang.
Thiên nhiên như là tự nhiên ấy tiếp tục tồn tại trong tác phẩm văn chương đương đại.
Dẫu tác giả có đưa vào nó những hàm nghĩa mới mẻ, những mối quan hệ mới mẻ (ví dụ
trong các tác phẩm hậu hiện đại) thì nó vẫn thế : thiên nhiên – tự nhiên.
Như vậy, chúng tôi vừa nói đến ý nghĩa đầu tiên cũng là ý nghĩa phổ biến nhất của
thiên nhiên trong tác phẩm văn chương : thiên nhiên như là tự nhiên được hiểu là môi
trường hành động của nhân vật. Bây giờ chúng tôi sẽ nói đến ý nghĩa thứ hai của thiên
nhiên. Đó là không gian nội tâm.
1.1.1.2. Thiên nhiên – không gian nội tâm
Mọi hình ảnh thiên nhiên đều mang ý nghĩa là không gian sống và hành động của
nhân vật nhưng không phải tất cả các không gian trong tác phẩm văn chương đều có thể là
không gian nội tâm. Thiên nhiên chỉ trở thành không gian nội tâm khi các nhà văn dùng việc
miêu tả thiên nhiên như là một phương tiện để diễn tả những những trạng thái tinh thần
phức tạp của con người. Tất nhiên không phải vì bất lực trong việc diễn tả tâm lí mà nhà văn
phải dùng đến cách này. Nhưng quả thật, một bức tranh thiên nhiên xuất hiện đúng lúc tỏ ra
rất đắc địa trong việc thể hiện những rung động của lòng người và với độc giả, nó cũng
giúp sự cảm nhận tự nhiên hơn, dễ dàng hơn.
Trong văn học phương Đông, từ xưa, tả cảnh ngụ tình được coi là một bút pháp quen
thuộc. Như trên chúng tôi đã nói, sử thi “Ramayana” của An Độ có thể coi là một dẫn
chứng tiêu biểu. Thiên nhiên trong “Ramayana” được miêu tả với dung lượng nhiều và rất
chi tiết. Trong suốt cuộc lưu đầy mười bốn năm của hoàng tử Rama, mỗi khi buồn bã, nhớ
mong hay đau khổ, các nhân vật đều tìm đến với thiên nhiên. Đây là cảnh hồ Pampa, vào
mùa xuân :
… nước hồ sao mà trong vắt như pha lê, có gì khác chất ngọc lỏng trên nước da màu
lơ? Những bông sen đỏ rộ nở mới nhiều làm sao! Những rặng cây viền quanh bờ mới
duyên dáng chưa! Và những cây cối cành lá sum xuê nom mới giống các đỉnh đồi
làm sao!...
… bây giờ là mùa xuân, mùa của tình yêu. Xem, ngọn gió dịu dàng đang nhẹ thổi,
hoa đang nở rộ, và rừng ngào ngạt hương hoa. Trông kìa! Trông những cây nở hoa
đang trút trận mưa hoa có khác gì những giọt mưa từ trên trời đổ xuống…
… Mùa xuân, như lửa, đang thiêu đốt anh đến là khổ – hoa Ashoka đỏ là than hồng,
tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo, và lá màu đồng thau là ngọn lửa!... [68,
(2), tr.5 – 6].
Thiên nhiên khi nên thơ, đẹp đẽ làm dịu lòng người; khi tràn đầy hương hoa, tương
phản với cảnh ngộ như trêu tức nhân vật; lúc rực rỡ, chói chang thiêu đốt lòng những kẻ yêu
nhau đang phải cách xa. Các sắc thái khác nhau của thiên nhiên rõ ràng đã có tác dụng rất
đáng kể khi thể hiện những diễn biến tình cảm trong nội tâm nhân vật. Không gian rừng núi
đã trở thành không gian nội tâm. Khi ấy thiên nhiên chính là cánh cửa mở vào tâm hồn
nhân vật.
Các tác giả phương Tây cũng thông qua thiên nhiên để diễn tả nội tâm nhân vật. Với
Lev Tolstoy, đó là một phương tiện hữu hiệu để gợi nên “vô số” những ý nghĩa sâu xa mà
một tác phẩm văn chương có thể chứa đựng. Trong tiểu thuyết Anna Karenina, trên sân ga
xe lửa, khi Anna gặp lại Vrolski, cơn bão tuyết “điên cuồng như không gì cản được” mà
nhà văn miêu tả khá chi tiết chính là để nói về cơn giông tố trong cõi lòng Anna lúc đó.
Nàng vừa vui sướng vừa kinh hoàng khi nghe Vrolski nói chàng rời Mạc-tư-khoa cùng nàng
là để “có mặt ở chỗ nào có bà”. Cơn bão tuyết vì thế còn được hiểu như một dự báo về
những đau khổ, dằn vặt mà đôi tình nhân ấy sẽ phải trải qua.
Khi thiên nhiên được miêu tả như những không gian nội tâm, đôi khi nó còn mang
những ý nghĩa ẩn dụ khác nhau tùy theo quan điểm của từng tác giả. Trong tiểu thuyết Xứ
tuyết của Yasunari Kawabata, chúng ta có thể thấy điều này rất rõ. Tác giả đã kể lại một
chuyện tình buồn trên nền không gian trong trắng, thanh bạch của tuyết. Với 131 lần xuất
hiện của từ “tuyết” trong toàn bộ tác phẩm, không gian xứ tuyết vì thế đã trở thành biểu
tượng chứa đựng khát vọng của một lữ khách suốt đời khao khát tìm kiếm cái đẹp. Ý nghĩa
này còn chứa đựng trong những không gian tuyết được miêu tả rất nên thơ. Cũng là tuyết
nhưng lúc thì “lấp lóa dịu dàng trong ánh sáng”; lúc lại “đang rơi vẽ nên những hào
quang, nhảy múa quanh dáng của Komako”…
Điều thú vị là không gian tuyết này cũng rất thường gặp trong tác phẩm của Jack
London. Tuy nhiên, với nhà văn Mĩ này, ý nghĩa ẩn dụ của nó lại khác hẳn. Không gian
trắng xóa, lạnh lẽo trở đi trở lại trong các sáng tác của Jack London vừa thể hiện khát vọng
chinh phục thiên nhiên của con người; lại vừa tượng trưng cho sự thách thức của thiên nhiên
mà con người khó lòng chinh phục. Không gian tuyết mà Jack London miêu tả thường bao
la, trắng toát :
Tuyết trắng một màu, chỗ nào băng ùn lại nhiều, mặt tuyết cuộn lên thành những đợt
sóng gợn lăn tăn. Từ Bắc xuống Nam, xa hút tầm mắt, tuyết trải trắng một màu mênh
mang… [40, tr.268].
Và cũng thường im lặng đến rợn người vì trong đó thường ẩn chứa những tai họa
khôn lường :
Xung quanh là một sự im lặng đến rùng rợn – không một tiếng động nhỏ nào trong
khu rừng bị tuyết ngập trắng. Cái lạnh và sự im lặng làm đông giá trái tim và cặp
môi run run của thiên nhiên. [40, tr.82].
Như vậy, khi thiên nhiên được xem là không gian nội tâm thì nó thường trở thành
một nhân vật trữ tình khác bên cạnh nhân vật chính. Nhân vật thiên nhiên này có khi là tấm
gương phản chiếu nội tâm nhân vật; có khi lại trở thành một người bạn thầm lặng cảm thông
cho nỗi niềm của nhân vật. Cũng có khi thiên nhiên đối lập với nhân vật; thách thức ý chí,
bản năng sinh tồn của nhân vật…
Thiên nhiên trong văn học bên cạnh ý nghĩa là không gian sống và hành động của
nhân vật còn mang ý nghĩa như là bản chất tự nhiên, thuần phác của con người. Bây giờ
chúng tôi sẽ trình bày ý nghĩa thứ hai này của thiên nhiên.
1.1.2. Thiên nhiên như là bản chất
1.1.2.1. Quá trình hình thành quan niệm thiên nhiên như là bản chất
Cách hiểu thiên nhiên như là bản chất có liên quan đến ngành nhân học và dân tộc
học. Như chúng ta đã biết , ở phương Tây việc tìm hiểu, nghiên cứu về những vấn đề xã hội
đã được các triết gia quan tâm từ thời cổ đại. Thế kỉ XVIII, các nhà nghiên cứu phương Tây
đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến khái niệm Tự nhiên khi nghiên cứu về những người
nguyên thủy. Những câu chuyện du lịch và mô tả các tập quán của các dân tộc xa xôi được
mở rộng. Nếu như trước đó, những người nguyên thủy Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Úc
thường được mô tả một cách ghê tởm thì ở thế kỉ XVIII này các nhà nghiên cứu hết sức đề
cao họ. Có thể nói đây là thời kì thắng thế của huyền thoại “người dã man tốt”. Tiêu biểu
cho quan niện này phải kể đến Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), triết gia Pháp nổi
tiếng. Khác với Platon, người đã quan niệm rằng có thể thay đổi bản chất con người bằng
việc thay đổi những thể chế xã hội của con người. Đối với Rousseau, tất cả mọi cái bóp méo
và đè bẹp bản chất con người đều là sai. “Con người tự nhiên cũng có nghĩa là con người
hiện thực”. Do đó quay về với tự nhiên có nghĩa là quay về với tính người căn bản của con
người, là cái phải được giải thoát ra khỏi mọi ràng buộc giả tạo. Con người đẻ ra tự do, con
người đáng lẽ phải được tự do nhưng lại phải sống trong xiềng xích.
Trong luận văn “Bàn về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người
và người”, Rousseau đã miêu tả người dã man như là một sự hoàn hảo của nhân loại :
Một con người trong đó không có bất cứ cái gì giả tạo mà một tiến trình lịch sử lâu
dài đem lại. Đó là một con người từ trong thiên nhiên mà ra, khát thì uống nước
suối, giường là dưới gốc cây đã cung cấp thức ăn, và tình trạng đó chính là tuổi thơ
của thế giới. Mọi sự tiến bộ về sau tưởng như đưa tới sự hoàn chỉnh của con người,
nhưng về thực chất thì lại đưa đến sự suy đồi của nòi giống. [21, tr.12 – 13].
Trong các tác phẩm của mình, Rousseau thường miêu tả những bức tranh tuyệt đẹp
về cảnh hồ, cảnh đêm trăng, cảnh núi rừng, những con đường nhỏ, con suối… Ông cũng ca
ngợi cuộc sống nơi thôn dã với những người nông dân thật thà, chất phác, bình dị, tốt bụng.
Như vậy có thể thấy Rousseau muốn dựa vào thiên nhiên làm nơi của trật tự, của sự hòa
hợp.
Thực ra quan điểm này cũng đã từng được Montaigne (1533 – 1592), nhà nhân văn
chủ nghĩa người Pháp nói đến từ cuối thế kỉ XVI. Trong chương sách nổi tiếng “Những
người dã man” ông đã viết về những người da đỏ ở Brazil như sau :
Ở họ, những phẩm chất và đức tính có thật, hữu ích nhất và tự nhiên nhất, thể hiện
ra một cách sinh động và mạnh mẽ… Những luật của tự nhiên mà không bị những
luật của chúng ta làm cho hư hỏng đi, còn đang chi phối họ… Như vậy, tôi xem các
dân tộc ấy là dã man, là vì họ còn ít tiếp nhận cách thế của trí tuệ con người và còn
gần gũi với sự chất phác nguyên thủy của họ. Và họ còn đang ở trong tình trạng
trong sáng đến nỗi nhiều khi tôi lấy làm bực rằng người ta không biết đến họ sớm
hơn, từ những ngày mà có những người có thể đánh giá họ đúng hơn chúng ta. [21,
tr.8 – 9].
Điều này cho thấy, nguyên tắc xuất phát điểm của Montaigne là tính tự nhiên và sự
gần gũi với thiên nhiên. Ong còn khẳng định nguyên tắc này nhiều lần trong Những tiểu
luận của mình: “Tất cả những gì xảy ra đúng như tự nhiên đều đáng tôn trọng”. Hay
“…biết tự biểu hiện ra một cách xứng đáng trong bản chất tự nhiên của mình là một dấu
hiệu của sự hoàn thiện”. [21, tr.10].
Tất cả làm nên một trào lưu tư tưởng về nguồn, tức là quay về tìm hiểu xã hội chất
phác thời nguyên thủy, mà đỉnh cao của nó là ở thế kỉ XVIII.
Sang đến thế kỉ XIX, ngành xã hội học bước vào thời kì xây dựng, thường được gọi
là xã hội học cổ điển, các nhà nhân học và dân tộc học bắt đầu sự mô tả khách quan các xã
hội nguyên thủy. Đến đây, ta thấy có sự “gặp nhau” giữa folklore và dân tộc học. Hai phạm
trù cơ bản mà các định nghĩa về folklore thường xoay quanh chính là : phạm trù truyền
thống và phạm trù dân chúng. Do đó, kết quả nghiên cứu của folklore sẽ bổ sung cho những
công trình nghiên cứu của dân tộc học. Vai trò chủ yếu của nó là phát hiện trong các dân tộc
văn minh, những tàn dư của tâm tính nguyên thủy để từ đó có thể hiểu về bản chất của con
người cổ xưa. Những phát hiện trong quá trình tìm kiếm đã khiến các nhà folklore học nhận
ra rằng :
Ở các thời kì trước kia, sự biến đổi chậm chạp hơn và kém thường xuyên hơn, vì vậy
mà những phong tục và tín ngưỡng thuở đó phải mất thời gian để hình thành và trở
nên cố thủ sâu trong tiềm thức chủng tộc. Những mẫu mực nguyên thủy này đã chín
muồi và chín mọng giống như những mảnh gỗ đã được đánh bóng và vẫn tồn tại dai
dẳng dưới cái vỏ bề ngoài vội vã của những nền văn minh ngày hôm nay đã làm
chúng ta kinh ngạc bởi vẻ đẹp của chúng mỗi khi chúng ta có dịp bắt gặp và phát
hiện ra chúng. Chúng có vẻ đẹp đó bởi vì chúng được hình thành và phát triển một
cách chậm rãi trong mối quan hệ gần gũi với bản thân thiên nhiên và đồng thời phản
ánh sự đối xứng và giản dị của thiên nhiên. [21, tr.42].
Ở phạm trù dân chúng, từ việc phân chia các tầng lớp xã hội với những đặc điểm
riêng biệt, các nhà folklore cũng đã có những phát hiện có thể giúp lí giải vấn đề bản chất tự
nhiên của con người cổ xưa. Trong rất nhiều phát hiện, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới đối
tượng trẻ em và vấn đề địa vị xã hội vì đây chính là một trong những cơ sở quan trọng giúp
lí giải bản chất thuần phác nơi các nhân vật của Mark Twain trong chương thứ ba của luận
văn.
Theo các nhà nghiên cứu thì cùng với hai đối tượng là phụ nữ và người già, trẻ em
chính là nơi kí thác một nền văn hóa được lưu truyền bên rìa văn hóa của người lớn. Những
trò chơi, những bài hát … của chúng được xem như những hình thức đã bị biến chất đi của
những nghi lễ, tập tục của người lớn xưa kia. Có nghĩa là ở đối tượng này vẫn còn những
dấu vết thể hiện bản chất tự nhiên của con người trong những xã hội cổ xưa. Bản chất ấy
trong con nguời còn được folklore lí giải thông qua các truyền thuyết, phong tục tập quán,
tín ngưỡng của người bình dân, của dân chúng, của những tầng lớp ít bị biến đổi nhất bởi sự
giáo dục học hành, ít chịu sự ảnh hưởng nhất của sự tiến bộ văn hóa. Ở những con người
này, mọi suy nghĩ và hành động đều thể hiện sự tự nhiên, thần phác bởi họ sống bên ngoài
những qui định xã hội, những quan điểm đạo đức chuẩn mực.
Chúng tôi vừa sơ lược trình bày những tư tưởng của các nhà xã hội học về vấn đề
bản chất tự nhiên của người cổ xưa trong quá trình phát triển của ngành học này ở phương
Tây. Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, điều này trở nên đặc biệt có ý nghĩa bởi sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản có nguy cơ xâm lấn, tàn phá thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng.
Khi ấy việc quay về với thiên nhiên còn mang thêm những ý nghĩa khác nữa mà chúng tôi
sẽ trình bày kĩ hơn khi nói về Mark Twain ở các chương sau.
1.1.2.2. Sự thể hiện thiên nhiên như là bản chất trong văn chương
Như trên chúng tôi đã trình bày, quan niệm thiên nhiên như là bản chất đã trở thành
một trào lưu tư tưởng của châu Âu trong một thời gian dài, đặc biệt là vào thế kỉ XVIII. Đối
với các nhà văn, tư tưởng này giúp đem lại cho họ cái nhìn mới về xã hội, về con người.
Quan điểm duy lí, những tiến bộ của khoa học, sự văn minh của xã hội ngày càng làm cho
con người trở nên khô cứng, xa rời bản chất tự nhiên của mình. Do đó, để các nhân vật quay
về với thiên nhiên cũng là cách mà các nhà văn bày tỏ sự phản đối xã hội. Trong các tác
phẩm văn chương, chúng ta bắt gặp những biểu hiện hết sức đa dạng của quan điểm ấy.
Khi viết Robinson Cruso, hẳn Daniel Defoe không chỉ muốn kể một câu chuyện hấp
dẫn với nhiều tình tiết li kì. Trong suốt gần ba mươi năm, một mình trên hòn đảo hoang
vắng, Robinson gần như quay trở về với cuộc sống nguyên thủy. Chàng gắn bó với thiên
nhiên, sống trong lều, mặc đồ làm từ da dê… Vậy mà không những không cảm thấy thiếu
thốn, khổ sơ, Robinson còn tìm được những giây phút thư thái, yêu đời giữa thiên nhiên
“thanh tú”.
Trong tác phẩm, bản chất tự nhiên còn thể hiện qua nhân vật Friday. Mọi suy nghĩ,
hành động của nhân vật này đều thể hiện sự thuần phác. Từ nỗi sợ hãi ban đầu khi được
Robinson cứu thoát, cách bày tỏ lòng biết ơn… đến sự lúng túng, ngượng nghịu khi được
mặc quần áo… và đặc biệt là lòng trung thành vô hạn đối với ông chủ. Friday đem lại niềm
vui cho Robinson và hơn thế “Bản chất trong sạch và lành mạnh của anh (Friday) đã chinh
phục được tình cảm của tôi (Robinson).” [22, tr.207].
Một biểu hiện khác của bản chất thuần phác nơi con người thường được nhắc đến
trong các tác phẩm văn chương là tính dục. Những khát khao, những hành vi liên quan đến
tính dục thường được lí giải có liên quan đến sức mạnh của thiên nhiên. Tiểu thuyết Chữ A
màu đỏ của Nathaniel Hawthorne khi nhấn mạnh vào chủ đề “tội ác” và hình phạt đã dựa
trên tình tiết chính có liên quan đến vấn đề bản chất của con người. Mối tình của chàng mục
sư trẻ tuổi Arthur Dimmesdale với cô thợ thêu xinh đẹp, quyến rũ Hester Prynne chính là
nguyên nhân của mọi dằn vặt đau khổ của các nhân vật. Tuy nhiên tác giả thể hiện nó không
phải như một tội lỗi, mà là một sức mạnh của thiên nhiên. Ở cuộc gặp gỡ trong rừng, trước
sự suy sụp của mục sư Arthur Dimmesdale, Hester Prynne đã khẳng định : “Điều chúng ta
đã làm có một tính thánh hóa của riêng nó.” [27, tr.279].
Và khi chàng mục sư chấp nhận sự giải thoát bằng việc đồng ý cùng người tình và
con gái bỏ trốn, cũng như khi Hester Prynne “tháo chữ A màu đỏ ra khỏi ngực và vứt nó ra
xa trên đám lá vàng úa” [27, 289] thì cũng chính là lúc hai kẻ tình nhân tội nghiệp ấy tìm
lại được niềm vui trong cuộc sống. Nhà văn đã thể hiện quan điểm của mình về bản chất tự
nhiên của con người bằng cách miêu tả vẻ bừng sáng của cảnh vật khu rừng lúc đó và nhận
xét :
Sự thông cảm của Thiên nhiên là vậy đó – cái Thiên nhiên hoang dã, ngoại đạo của
rừng núi, không bao giờ khuất phục trước pháp luật của con người, cũng không bao
giờ chịu sự soi sáng bởi chân lí cao siêu – sự thông cảm của Thiên nhiên với niềm
vui sướng của hai linh hồn này là như vậy đó! Tình yêu, dù là mới nở, hay là vừa
thức dậy sau một giấc ngủ như chết, đều luôn tạo ra nắng tươi, rót vào quả tim đầy
ắp những ánh huy hoàng rực rỡ, chan chứa đến mức nó tràn ra cả thế giới bên
ngoài. [27, tr.291].
Cũng thể hiện tư tưởng trên, Thomas Mann, trong tác phẩm cuối cùng của mình là
Ao ảnh đã lí giải những thay đổi của cơ thể, những rung động tình yêu, những ham muốn
thể xác của nhân vật nữ chính, bà Rosalie von Tummler, một góa phụ đang bước vào tuổi
ngũ tuần, bằng sức mạnh kì diệu của thiên nhiên. Tác phẩm ngắn, tình tiết không nhiều, chủ
đề thiên nhiên như là tính dục được thể hiện chủ yếu qua những cuộc đối thoại của bà
Rosalie và cô con gái Anna, một thiếu nữ thông minh, sống bằng lí trí, luôn tìm cách đè nén
những tình cảm tự nhiên của bản thân. Nếu người mẹ coi những rung động của mình trước
vẻ cường tráng của một một chàng trai hai mươi lăm tuổi là điều kì diệu mà thiên nhiên ban
tặng cho thể xác, thì cô gái, ngược lại cho rằng :”Tinh thần gắn với thiên nhiên không kém
gì thể xác”. [43, tr.30].
Cả hai quan điểm đều được thể hiện gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên. Từ “thiên
nhiên” trở đi trở lại rất nhiều lần trong toàn bộ tác phẩm qua suy nghĩ của cả hai nhân vật.
Lúc nào cũng thế, nhất là khi bà mặc tình buông thả theo cơn đam mê thiên nhiên
của bà, và bà luôn thử đưa cô con gái sống thiên về lí trí đến với nó. [43, tr.18].
… và tới năm mươi tuổi, chúng ta đã cùn nhụt, khả năng sinh đẻ của chúng ta tàn lụi,
và trước thiên nhiên ta chỉ còn là mớ đổ nát. [43, tr.29].
… nó (Anna) đã lầm, bởi nó không tin vào phép lạ, nó không biết rằng thiên nhiên có
thể tạo nên một sự nảy nở kì diệu của tâm hồn ngay khi đã muộn… [43, tr.43].
Những chuyện của thiên nhiên, thiên nhiên kì diệu, bí ẩn, toàn năng thỉnh thoảng vẫn
tác động lên chúng ta một cách kì lạ, mâu thuẫn, thậm chí không thể hiểu được nữa.
[43, tr.53].
Sự hòa điệu giữa linh hồn và thể xác chắc chắn là một điều tốt đẹp, cần thiết, và mẹ
tự hào và hạnh phúc được thiên nhiên, thiên nhiên của mẹ, ban phát nó cho mẹ một
cách kì diệu. Nhưng sự hòa điệu giữa cuộc sống và những niềm tin đạo đức nhận
được trong nôi lại còn thiết yếu hơn [43, tr.78] (lời cô con gái)...
Và cứ thế, một cách giản dị, nhà văn khẳng định sự đồng tình của mình về tính tốt
đẹp trong bản chất tự nhiên của con người.
Cũng vấn đề thiên nhiên như là bản chất, nhưng đến Jack London, trong kiệt tác
Tiếng gọi nơi hoang dã, ta thấy cả một quá trình đấu tranh nội tâm được miêu tả hết sức
sống động. Bản chất hoang dã luôn tiềm ẩn trong con chó Buck cho dù khi nó đang sống
cuộc sống văn minh, êm ả ở nhà ông thẩm phán Miller; hay khi bị bắt phải gia nhập đoàn
chó kéo xe cho những kẻ tìm vàng, sống theo “luật của dùi cui và răng nanh”. Rất nhiều
lần cái “huyết thống của nguyên thủy” ấy lôi kéo nó, vẫy gọi nó, nhất là khi nó sống giữa
thiên nhiên hoang sơ, lạnh giá của miền Bắc. Tuy vậy những ảnh hưởng của sự văn minh
hóa, đặc biệt là tình cảm sâu đậm với John Thornton như một sợi dây níu giữ nó lại. Vì vậy,
việc Thornton chết cũng giống như sợi dây ấy bị đứt và bản chất hoang dã đã chiến thắng
nên việc Buck quay về đời sống của loài sói hoang là tất yếu. Hình tượng con chó Buck vì
thế có thể coi như một ẩn dụ về bản chất tự nhiên của loài người. Trong trường hợp này
những lí giải bằng phân tâm học tỏ ra rất hữu hiệu. Cuộc sống văn minh kéo con người xa
bản chất tự nhiên của mình, buộc họ phải luôn hướng về ý thức. Tuy nhiên đây ._.
bé là kiếm người làm giúp để vừa thu lợi vừa không phải làm việc. Rồi khi gạ bọn trẻ đổi
thẻ ở trường học Giáo lí, Tom cũng đã tính trước sẽ dùng những cái thẻ kiếm được một cách
“bất chính” ấy để được “tôn vinh”. Cùng là hành động nói dối nhưng ở Tom là sự bộc lộ sự
ranh mãnh, còn ở Huck lại là sự bộc lộ bản năng tự vệ. Điều này có ở Huck cũng là điều dễ
hiểu bởi hoàn cảnh sống lang thang từ nhỏ, luôn phải đối phó với người cha nát rượu đã
khiến bản năng sinh tồn nơi Huck phát triển mạnh mẽ. Bản năng ấy gợi nhớ đến chi tiết
Huck tạo dựng cái chết giả của mình để trốn khỏi sự giam cầm của bố ở phần đầu tác phẩm.
Rõ ràng Huck đã tính toán rất kĩ lưỡng mọi việc, từ việc tạo hiện trường giả đến việc chuẩn
bị lương thực mang theo, rồi nơi đến, giờ khởi hành… Tất cả là để được tồn tại, sau nữa là
để được sống tự do chứ không phải là loại hành động mang tính chất lừa dối.
Như vậy, có thể thấy bản chất thuần phác ở nhân vật Huck Finn đậm nét, nổi trội hơn
ở nhân vật Tom Sawyer. Mọi hành động của Huck đều theo sự dẫn dắt của bản chất, nếu
không muốn nói là bản năng, ấy. Sự đấu tranh giữa con người thuần phác và con người văn
minh thể hiện nhiều hơn nơi Tom thì ở nhân vật Huck điều đó tập trung biểu hiện qua
những chi tiết liên quan đến việc thả tự do cho Jim mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây.
3.3.2. Sự thuần phác và tình bạn
Mối quan hệ giữa Huck, chú bé da trắng nghèo và Jim, người nô lệ da đen bỏ trốn
trong cuốn Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Nó là
sự tiếp nối :
Một hiện tượng đặc biệt trong dòng tiểu thuyết phiêu lưu của Mĩ là hệ hai nhân vật
thành một cặp lưỡng tính theo kiểu Don Quixote với Pansa.” [13, tr.147].
Qua cặp nhân vật này, Mark Twain muốn nói đến những vấn đề thời đại và thể hiện ý
nghĩa của một cuộc cách mạng tư tưởng. Đây là điều chúng tôi đã đề cập đến trong chương
thứ hai của luận văn. Sở dĩ nhắc lại điều này bởi thông qua mối quan hệ nói trên giữa Huck
và Jim, còn có thể làm rõ vấn đề bản chất thuần phác của nhân vật Huck Finn.
Trong suốt hành trình đi tìm tự do của mình, bên cạnh “ông thầy” thiên nhiên, thì
Huck còn học được nhiều điều từ Jim nữa. Sự hiểu biết, cảm thông, gắn bó của đôi bạn hình
thành và ngày càng trở nên sâu đậm hơn sau những biến cố gặp phải trong suốt chuyến đi.
Vì vậy “Người nô lệ bỏ trốn – Jim, trở thành một người cha tinh thần đối với Huck.” [68,
tr.123].
Cũng như bất kì người miền Nam nào khác, trong suy nghĩ của Huck, một người da
đen thì luôn ngờ nghệch và cố chấp, không thể có những tình cảm đặc biệt. Thế nhưng
những ngày sống cùng Jim đã khiến Huck hiểu hơn về những người nô lệ. Trong cái đêm
sương mù trên sông mà chúng tôi đã nêu ở trên, Huck lạc mất Jim và khi gặp lại đã đùa Jim
rằng tất cả chỉ là một giấc mơ. Jim đã “trách móc” Huck bằng những lời sau :
Sau khi tôi đã mệt quá với chuyện loay hoay ở đó rồi mà gọi cậu mãi không thấy, tôi
mới đi ngủ, mà trong lòng tôi thì đau đớn vô cùng vì đã mất cậu. Tôi cũng chẳng cần
biết là tôi và cái bè ra sao nữa. Lúc tôi tỉnh dậy thì lại thấy cậu trở về nguyên vẹn, tôi
ứa nước mắt ra, có thể quì xuống mà hôn chân cậu, vì tôi mừng quá đỗi. [66, tr.148].
Có thể coi đây là bài học đầu tiên Huck nhận được từ Jim. Nó tác động đến Huck thật
mãnh liệt :
Tôi cảm thấy mình thật xấu xa đến nỗi suýt nữa tôi lại muốn cúi xuống hôn chân Jim
để hắn quay lại…
Đến mười lăm phút qua tôi mới đứng dậy được, đến xin lỗi trước mặt một người da
đen. Nhưng làm việc đó xong rồi, không bao giờ tôi còn phải ăn năn hối hận nữa.
[66, tr.148].
Quả thật không dễ dàng chút nào cho Huck để “đến xin lỗi trước mặt một người da
đen”. Thế nhưng hành động mang tính cách mạng ấy đã đem lại cho Huck sự ấm áp trong
tâm hồn bởi từ đây cậu được đồng hành với một người bạn chứ không phải với một nô lệ bỏ
trốn nữa. Do đó nó không chỉ là hành động thể hiện bản chất thuần phác mà còn là hành
động đầu tiên xác lập tình bạn giữa Huck và Jim. Cứ thế nhiều lần khác nữa trong chuyến
hành trình Huck còn được nghe thêm những quan niệm (cũng rất thuần phác) của Jim về
cuộc sống, con người; những tâm sự của Jim về gia đình, kế hoạch tương lai … Đồng thời
Huck còn được nhận sự quan tâm, chăm sóc của Jim trong suốt chuyến đi, điều mà lúc còn
ở trong thị trấn không bao giờ Huck nhận được. Tất cả như một chất keo dần dần gắn kết họ
lại bằng một thứ tình cảm hết sức trong sạch, thánh thiện. Và đến cuối cuộc hành trình, khi
Jim bị lão Vua lừa bán đi mất thì cũng là lúc mà Huck thực sự cảm nhận được ý nghĩa lớn
lao của tình cảm ấy. Cậu thấy hụt hẫng, đau đớn như vừa mất đi một người ruột thịt.
Tôi gọi to một tiếng, rồi một tiếng nữa – lại một tiếng nữa; chạy hết ngả này ngả
khác vào rừng, hú lên, hét lên, nhưng vô ích – Jim đã đi mất rồi. Tôi ngồi xuống
khóc, không thể nào kìm được nữa. [66, tr.332].
Nỗi đau khổ của Huck được bày tỏ cũng theo cách rất tự nhiên, không hề che dấu,
ngại ngần gì. Hình ảnh Huck hết “gọi to” rồi lại chạy, hú, hét tìm Jim và cuối cùng bật khóc
khiến người đọc liên tưởng đến cảnh tượng một con thú lạc mất con đang hoảng loạn, đau
khổ đến điên cuồng giữa rừng sâu. Thì ra cuộc sống giữa thiên nhiên không chỉ đem lại cho
Huck tự do mà còn có thể đem lại cho cậu bé những tình cảm mà trước đó nó không hề biết
là có ở trên đời. Cách biểu lộ sự đau đớn ấy của Huck khiến chúng ta liên tưởng đến cảnh
tượng Tom bày tỏ tình cảm với Becky mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Tâm trạng và cảnh
ngộ hoàn toàn khác nhau nhưng cách mà hai cậu bé bày tỏ tình cảm thì rất giống nhau. Cả
hai đều thành thực với tình cảm của mình và bộc lộ chúng ra bên ngoài một cách hết sức tự
nhiên.
Trở lại với nhân vật Huck Finn, chúng ta thấy rằng chính sự gắn bó và những tình
cảm đối với Jim đã khiến cuộc đấu tranh nội tâm của Huck ở chương thứ XVI diễn ra đầy
kịch tính, khi cả hai tưởng đã đến được Cairo, nơi Jim có thể đi đến những bang không còn
chế độ nô lệ để bắt đầu cuộc sống tự do. Nó giống như một cuộc kiểm tra đạo đức dành cho
Huck. Trái tim thuần phác mách bảo Huck để cho Jim đi, nhưng ý thức vốn rất xa lạ với
những qui ước đạo đức lại “đe doạ” cậu, khiến cậu thấy mình có lỗi, thậm chí run sợ. Khi
cái ý thức ấy “lấn lướt”, Huck đi đến quyết định sẽ giao nộp Jim. Điều này làm cho Huck
thấy :
… dễ chịu, sung sướng, nhẹ như một chiếc lông bay bổng. Bao nhiêu những cái bứt
rứt đều tiêu tan cả.” [66, tr.152].
Thế rồi trong khi quay xuồng vào bờ để thực hiện ý định trên, khi nghe Jim hét với
theo những lời biết ơn, ca ngợi lòng tốt của mình, Huck lại cảm thấy “hình như ruột gan tôi
bị bật cả ra ngoài” [66, 153] và khi giáp mặt những người đi bắt nô lệ thì rất tự nhiên bằng
trái tim trực cảm, Huck che dấu, bảo vệ Jim rất khéo léo bằng câu chuyện về bệnh đậu mùa
đã nói ở trên. Biết chắc là Jim thoát khỏi nguy hiểm lần này rồi nhưng Huck vẫn băn khoăn
không biết mình đã làm đúng hay sai. Chính vì vậy mà cậu cứ loay hoay mãi với những suy
nghĩ hết sức thật thà :
… nếu lúc này mình làm điều phải và đưa Jim ra, thì có phải bấy giờ thấy dễ thở hơn
không? Nhưng tôi lại nói : không. Nếu như thế thì mình sẽ thấy khổ tâm chứ, sẽ thấy
bứt rứt như chính bây giờ mình đang bứt rứt đây. Rồi tôi lại tự bảo: học làm điều
phải để làm gì trong khi làm điều phải thì khổ tâm và làm điều trái thì không thấy
phiền lòng gì cả. [66, tr.156].
Có thể coi bản chất thuần phác chính là nguyên nhân nỗi khổ sở mà Huck phải chịu
đựng. Thế nhưng ngay trong những suy nghĩ trên, Huck đã thể hiện sự lựa chọn của mình
rồi. Huck sẽ không làm “điều phải” nữa vì nó khiến cậu “khổ tâm” tức là Huck đã nghiêng
về phía lương tâm thuần khiết. Trong trường hợp này bản năng đạo đức nơi Huck đã đặt nó
vào thế đối đầu với xã hội. Sự lựa chọn, do đó không thể không khó khăn. Nếu so sánh với
việc Tom bị lương tâm cắn rứt khi không dám ra cứu Muff Potter trong cuốn Những cuộc
phiêu lưu của Tom Sawyer thì cuộc đấu tranh nội tâm của Huck gay go hơn nhiều. Nó cũng
cao hơn về mặt ý nghĩa. Huck phải đối mặt với vấn đề đạo đức lớn hơn nhiều so với chuyện
cứu hay không cứu một người vô tội khỏi cảnh tù đầy của Tom. Bản chất thuần phác đậm
nét hơn cũng khiến Huck khổ sở hơn Tom và điều quan trọng là trong cuộc đấu tranh của
Huck ta thấy rõ hơn vai trò của trực giác trong hành động biểu lộ bản chất ấy.
Sau này, ở cuối tác phẩm, một lần nữa Huck lại phải trải qua thử thách tương tự. Chỉ
có điều hành động của Huck dứt khoát hơn, quyết liệt hơn. Đó là lúc đang ở nhà dì Sally,
Huck quyết định viết thư gửi cô Watson (người chủ nô lệ của Jim) tố cáo Jim khi biết hắn bị
ông Silas Phelps bắt nhốt. Nhưng toàn bộ cuộc hành trình đầy bất trắc với Jim sống dậy.
Trong đầu Huck như diễn ra một đoạn phim quay chậm trong đó các hình ảnh quá khứ cứ từ
từ lướt qua :
Rồi lại nghĩ đến cả chuyến đi xuôi con sông này, và tôi luôn luôn thấy hình ảnh Gim
ở trước mặt: ngày cũng như đêm, có khi dưới trăng, có khi trong cơn dông tố, chúng
tôi vẫn dập dềnh trôi đi, nói chuyện, hát cười. Rồi tôi thấy hình như không có chỗ
nào mà mình đáng phải độc ác với hắn, chỉ thấy hắn tốt. Tôi thấy Gim ở trên bè đứng
gác thay cho tôi, đáng lẽ gọi tôi dậy thì hắn vẫn để tôi ngủ; thấy Gim sung sướng
mừng rỡ biết bao nhiêu khi thấy tôi thoát khỏi sương mù trở về; rồi đến lúc tôi ra
đầm gặp lại Gim ở vùng đồn điền kia; nhiều lần như thế; và bao giờ Gim cũng gọi
tôi bằng cái tên thân yêu, chiều chuộng tôi, có thể vì tôi mà làm gì cũng làm. Luôn
luôn bao giờ Jim cũng tốt như vậy. [66, tr.336].
Dòng hồi tưởng ấy nhắc nhớ lại những ngày tháng phiêu lưu của đôi bạn. Hình ảnh
dòng sông vừa êm đềm vừa dữ dội bây giờ làm nền cho những kí ức tốt đẹp về Jim. Huck
nhớ như in các sự kiện cùng trải qua với Jim trên dòng sông ấy và cảm nhận rõ rệt tấm lòng
bao dung của một người cha, người anh; tâm hồn chân thực của một người bạn nơi người nô
lệ ấy. Trở đi trở lại trong kí ức của cậu bé là ý nghĩ về sự lương thiện, hiền lành, tốt bụng
của Jim : “Rồi tôi thấy hình như không có chỗ nào mà mình đáng phải độc ác với hắn, chỉ
thấy hắn tốt.” Hay “Luôn luôn bao giờ Jim cũng tốt như vậy.”.
Chính những kí ức ấy đã đẩy Huck tới một quyết định:
Tôi nhặt mảnh giấy lên, mân mê trong tay. Tôi run người lên, vì bây giờ tôi phải
quyết định một lần chót, một trong hai điều đây. Tôi biết lắm. Tôi suy nghĩ một phút,
nín thở, rồi tự bảo: “Thôi được, mình sẽ đành đi xuống địa ngục” – và xé toang
mảnh giấy. [66, tr.336].
Trong cuộc đấu tranh lần này, ý thức dường như “lép vế” hơn so với trái tim. Trái
tim thuần phác khiến Huck không hề ngại ngần chuyện sẽ “đi xuống địa ngục” và dẫn dắt
Huck tới hành động “xé toang mảnh giấy” kia. Hành động dũng cảm ấy đánh dấu sự chiến
thắng hoàn toàn của bản chất thuần hậu trong con người Huck. Nó cũng chính là chi tiết
quan trọng biểu hiện chất nổi loạn tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm bởi
nó phủ nhận những qui định mà xã hội công nhận. Bằng hành động ấy, Huck đã tự đặt mình
vào thế đối đầu với xã hội. Cái cách nhà văn đặt cậu bé cao hơn những chuẩn mực xã hội đã
thể hiện sự đồng tình của ông với những hành động xuất phát từ bản chất thuần phác của
con người.
Như vậy tình bạn của Huck và Jim tượng trưng cho những gì thánh thiện nhất. Theo
như cách nói của Lionel Trilling thì “Huck và Jim thực sự dựng lên một cộng đồng các
thánh trên chiếc bè” [74, tr.11]. Cộng đồng ấy, vì vậy hoàn toàn đối nghịch với xã hội
đương thời và cũng chính nó là môi trường khiến bản chất thuần phác của con người có thể
bộc lộ và toả sáng.
3.3.3. Sự thuần phác và chuyện mê tín
Ở trên, chúng tôi đã nhắc đến việc ngành folklore học ở Mĩ ra đời năm 1888 như một
phản ứng với sự phát triển công nghiệp. Việc quay về tìm hiểu nền văn hoá nông nghiệp
trước đó là mối quan tâm hàng đầu của các nhà xã hội học lúc bấy giờ. Mark Twain cũng
với quan niệm ấy đã đưa vào cuốn Huckleberry Finn những chi tiết có thể gợi nhắc đến nền
văn hoá nông nghiệp đó. Đó chính là những chuyện mê tín. Cũng giống như Tom trong
cuốn Tom Sawyer, Huck và cả Jim rất tin vào những chuyện loại này trong suốt hành trình
của mình. Để những câu chuyện mê tín chi phối các nhân vật cũng là một cách nhà văn thể
hiện bản chất thuần phác của họ. Nếu trước kia Huck thường bàn bạc và thực hiện những
chuyện ấy cùng Tom thì bây giờ đi với Jim, cậu bé còn biết thêm nhiều chuyện “hay ho”
hơn nhờ Jim dạy cho. Do đó chúng không chỉ biểu lộ sự chất phác của Huck (và cả Jim) mà
còn mở ra một phương diện khá thú vị trong đời sống tinh thần của người da đen. “Thế giới
Huck đang sống được trang bị hoàn hảo để thích nghi với tính thần” [74, tr.8] là ý kiến của
Lionel Trilling về vấn đề này.
Trong cuốn Huckleberry Finn, những chuyện mê tín dị đoan ảnh hưởng tới Huck có
thể xếp vào hai loại. Đó là những chuyện điềm báo và những điều kiêng kị. Huck tin tưởng
tuyệt đối vào những điềm báo nên cậu bé luôn sợ hãi cuống cuồng mỗi khi gặp phải. Các
điềm báo có thể khác nhau nhưng phản ứng của Huck trước chúng thì luôn giống nhau. Mở
đầu tác phẩm, dù trong lòng đang “vô cùng buồn thảm” vì phải sống cảnh “tù đày” ở nhà bà
goá Douglas, nhưng khi “một con nhện ở đâu nhảy đến, lồm cồm bò trên vai áo”, Huck vẫn
không quên “chồm dậy, quay đi quay lại một chỗ đến ba bốn vòng, rồi lại làm dấu trước
ngực rất nhiều lần”. Sau đó là “lấy sợi dây buộc chặt mớ tóc trên đầu để làm cái bùa đuổi
yêu quái đi” vì tin rằng “đó là một điều xấu và rồi tôi sẽ gặp rủi ro” [66, tr.20]. Huck
không chỉ tin vào những điềm báo tình cờ, cậu còn rất tin vào chuyện bói toán vì cho rằng
nhờ việc này mà có thể biết trước mọi chuyện để mà tránh. Tiêu biểu cho loại niềm tin này
là việc Huck sau khi phát hiện ra dấu vết của bố đã chạy đến nhờ Jim dùng búi lông “có con
ma nó biết tất cả mọi thứ” bên trong để đoán xem “bố tôi sẽ làm gì và có ý định ở lại đây
không” [66, tr.42]. Chỉ sau khi Huck trả tiền thì búi lông mới cho cậu bé biết các tiên đoán
của mình :
Chưa biết là ông bố cậu sẽ làm gì ở đây. Có thể ông ấy sẽ đi xa, cũng có thể ông ấy
định ở lại…Nhưng còn cậu thì không hề gì. Đời cậu sẽ gặp nhiều cái rắc rối, mà
cũng có nhiều cái vui mừng đấy. Có khi cậu bị đau đớn, lại có khi ốm yếu, nhưng rồi
lần nào cậu cũng trở lại lành mạnh như thường… [66, tr.43 – 44].
Nghe những lời phán nước đôi ấy, tất nhiên Huck rất sợ. Bởi thế khi về phòng thấy
ông bố đã ngồi sẵn trong đó, cậu bé hết “khiếp sợ” lại “kinh hãi”.
Sau này khi cùng thực hiện chuyến phiêu lưu, Huck còn được Jim nhắc nhở nhiều lần
về những điều nếu làm sẽ gặp phải chuyện không may vì Jim “biết hầu hết” các thứ điềm
báo hiệu trên đời. Đây là chuyện mê tín thuộc dạng thứ hai : những điều kiêng kị. Những
chuyện loại này rất nhiều trong niềm tin của Huck. Nào là người bắn chim đang bay sẽ bị :
“chết đấy”, hoặc ai vào“lúc mặt trời lặn mà đem rũ cái khăn trải bàn” [66 – tr.86] thì chắc
chắn sau đó sẽ gặp phải điều rủi ro, hay “sờ vào da rắn lột sẽ gặp điều không may nhất trên
đời” [66, tr.96 – 97], rồi là “nhìn mặt trăng lưỡi liềm qua phía bên trái của mình là một
trong những điều không cẩn thận và dại dột nhất” [66, tr.99]. Và tất nhiên chúng cũng
khiến Huck phải lo sợ không kém so với những chuyện điềm báo đã kể trên. Điều đặc biệt
là niềm tin của Huck vào chúng ngày càng được củng cố vững chắc hơn nhất là sau một
điềm báo nào đó lại tình cờ xảy ra sự việc trùng hợp. Tiêu biểu cho niềm tin loại này có thể
kể đến câu chuyện ở chương thứ X “Sờ vào cái da rắn lột sẽ ra sao" trong tác phẩm. Đó là
khi Huck và Jim còn ở trên đảo Jackson, trong một lần vô tình Huck “tìm thấy cái da rắn lột
ở trên đỉnh gò” [66 – tr.96]. Thoạt đầu Huck không tin nhưng sau đó vì sự đùa nghịch của
cậu mà Jim bị rắn cắn. Đầu óc ngây thơ của Huck đã bị một phen thử thách. Cậu vừa tin là
do cái da rắn lột nó báo oán, vừa ân hận vì việc làm của mình khiến bạn gặp nguy hiểm.
Chính vì vậy mà khi Jim qua khỏi, Huck đã :
… nghĩ bụng nhất định từ nay sẽ không mó vào cái da rắn lột nữa, vì bây giờ đã thấy
nó tai hại như thế nào rồi. [66 – tr.98].
Các tình tiết có liên quan đến chuyện mê tín dị đoan của các nhân vật trong cả cuốn
Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn” quả thật
chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trước hết chúng làm cho những câu chuyện phiêu lưu của Tom và
Huck thêm màu sắc bí ẩn; chúng còn là biểu hiện của những tàn dư của xã hội nông nghiệp
và đặc biệt chúng bộc lộ một nét trong bản chất thuần phác của các nhân vật. Những tàn dư
như thế sẽ còn gây cho chúng ta vô vàn những thú vị nếu chúng ta nhìn tác phẩm dưới góc
nhìn văn hoá (học).
Chúng tôi vừa trình bày ý nghĩa thứ hai của vấn đề thiên nhiên : thiên nhiên – bản
chất trong hai tiểu thuyết của Mark Twain Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Cùng với ý nghĩa thứ nhất : thiên nhiên –
không gian phiêu lưu, vấn đề bản chất của các nhân vật Tom Sawyer và Huck Finn cũng sẽ
giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về những giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn muốn
gởi gắm vào những đứa con tinh thần của mình.
KẾT LUẬN
1. Như vậy là chúng tôi đã giải quyết đề tài của mình dưới ít nhất ba cấp độ: thiên
nhiên với hai ý nghĩa tự nhiên và bản chất trong văn học, thiên nhiên như là tự nhiên và
thiên nhiên như là bản chất trong hai tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn.
Khi khảo sát vấn đề thiên nhiên với với hai ý nghĩa tự nhiên và bản chất trong văn
học, chúng tôi đã kết hợp tìm hiểu song song những vấn đề về lí luận và dẫn chứng trong
một số tác phẩm văn chương (tự sự) tiêu biểu của thế giới từ cổ đại đến hiện đại. Điều này
giúp tạo ra cái nhìn khái quát về vấn đề để từ đó có thể đi vào trọng tâm của luận văn là
Thiên nhiên như là tự nhiên và Thiên nhiên như là bản chất trong hai tiểu thuyết Những
cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn.
Đối với vấn đề Thiên nhiên như là tự nhiên trong hai tiểu thuyết nói trên của Mark
Twain, mặc dù chứa đựng rất nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng chúng tôi chỉ tập trung xem
xét thiên nhiên dưới góc độ là không gian gắn liền với những cuộc phiêu lưu của các nhân
vật và chỉ xem xét chúng ở những khía cạnh có thể làm rõ thái độ phê phán gay gắt của nhà
văn về xã hội công nghiệp đương thời.
Cuối cùng là Thiên nhiên như là bản chất cũng trong hai cuốn Những cuộc phiêu lưu
của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn. Chúng tôi cũng chỉ xem
xét sự thuần phác trong bản chất của hai nhân vật chính là Tom Sawyer và Huck Finn cũng
với mục đích làm rõ cái nhìn của nhà văn về thời đại và con người.
Với mục đích đó chúng tôi đã cố gắng chỉ ra những ý nghĩa xã hội, triết lí trong hai
tiểu thuyết đỉnh cao của Mark Twain chỉ thông qua vấn đề thiên nhiên. Như vậy chúng tôi,
một cách gián tiếp đã chỉ ra được những nét riêng trong ngòi bút hiện thực của Mark Twain.
2. Theo chúng tôi khuynh hướng vùng miền trong các sáng tác của Mark Twain là
một trong những điểm quan trọng làm nên giá trị, sự hấp dẫn cho các tác phẩm của ông nói
chung và hai cuốn Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và Những cuộc phiêu lưu của
Huckleberry Finn nói riêng. Tiếp cận giá trị ấy thông qua vấn đề thiên nhiên như là tự
nhiên, chúng tôi đã khảo sát hai hình ảnh nổi bật là rừng và sông gắn với không gian phiêu
lưu của các nhân vật như những biểu tượng chứa đựng ý nghĩa đối lập với thế giới văn
minh. Đặt tự nhiên trong thế đối trọng với xã hội công nghiệp hiện đại, theo chúng tôi sẽ
làm nổi bật được nét bí ẩn mà quyến rũ rất đặc trưng của không gian miền Tây biên cương
nước Mĩ thời kì đầu thế kỉ XIX, nơi mà Mark Twain gắn bó cả tuổi thơ và một phần đời thời
trai trẻ phiêu bạt của mình.
Riêng ý nghĩa bản chất của thiên nhiên, chúng tôi đã chỉ ra sự thuần phác của hai
nhân vật là Tom Sawyer và Huck Finn thông qua các mối quan hệ của chúng với chuyện
phiêu lưu, chuyện mê tín và trong mối quan hệ với những người xung quanh. Khi tìm hiểu
vấn đề này, chúng tôi đặc biệt chú trọng đến sự đấu tranh giữa bản năng đạo đức nơi các
nhân vật với những ảnh hưởng của xã hội văn minh để nhấn mạnh đến sự chiến thắng cuối
cùng của tính thuần phác. Nét thuần phác trong bản chất của các nhân vật tạo cho chúng tính
cách khác hẳn các nhân vật toan tính, mánh khoé, thực dụng thường gặp trong văn học hiện
thực. Kết hợp với không gian hoang sơ trong các chuyến phiêu lưu, các nhân vật vì thế tạo
ra một thế giới đối lập với thế giới văn minh hiện đại.
3. Luận văn của chúng tôi lần đầu tiên tiếp cận sáng tác của Mark Twain từ góc độ
thiên nhiên. Thông qua việc tìm hiểu thiên nhiên trong hai tiểu thuyết đỉnh cao của ông,
chúng tôi đã làm rõ được một số nét đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực Mĩ trong các tác
phẩm của nhà văn vĩ đại này.
Yếu tố hiện thực trong các tác phẩm của Mark Twain là điều mà các nhà nghiên cứu
trong nước đã rất quan tâm và cũng có không ít những bài viết có giá trị. Chúng tôi không
theo các cách lí giải ấy nhưng những ý kiến ấy đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc lựa
chọn hướng khảo sát của mình. Việc có nhiều nghiên cứu về Mark Twain từ những góc độ
khác nhau, thậm chí trái ngược nhau mà vẫn khám phá ra những giá trị mới mẻ chỉ chứng tỏ
rằng ông là một hiện tượng văn học lớn không chỉ của văn chương Hoa Kì mà còn của cả
thế giới.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Aristole (1997), Nghệ thuật thơ ca, Tập thể dịch giả, Tạp chí Văn học nước ngoài, (1),
trang 180 – 221.
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Bakhtin Mikhail (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư dịch, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội.
4. Barnet Sylvan… (1992), Nhập môn văn học, Hoàng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu,
Trường Viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
5. Lê Huy Bắc (2002), Văn học Mĩ, Nxb Đại học Sư phạm.
6. Bigelow Albert Paine (1957), Thởu hoa niên của văn hào Mark Twain, Anh Phương
dịch, Nxb Thời đại.
7. Borges Luis Jorge (1999) “Nathaniel Hawthorne – Người mộng mơ”, Nguyễn Trung
Đức dịch, Tạp chí Văn học (8), trang 75 – 86.
8. Chevalier Jean và Gheerbrant Alain (2002) Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, tập
thể dịch giả, Nxb Đà Nẵng – Trường viết văn Nguyễn Du.
9. Đào Ngọc Chương (1997), “Mark Twain (1835 – 1910) trong truyền thống văn học
Mĩ”, Bình luận văn học, niên giám 1997, cuốn 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà
Nội.
10. Đào Ngọc Chương (1997), “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer – điểm nhìn
của người kể chuyện và những hiệu quả nghệ thuật”, Bản photocopy.
11. Đào Ngọc Chương (1997), “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn – Nhân
vật người kể chuyện và hành trình của thời đại”, Bản photocopy.
12. Đào Ngọc Chương (2000), Moby Dick và truyền thống tiểu thuyết Mĩ, Tạp chí văn
học (3), trang 79 – 84.
13. Đào Ngọc Chương (2003), Thi pháp tiểu thuyết và sáng tác của Ernest Hemingway,
Nxb Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
14. James Fenimore Cooper (1986), Người cuối cùng của bộ lạc Mohicans, Phan Minh
Hồng và Mai Thái Lộc dịch, Nxb Mũi Cà Mau.
15. Lê Đình Cúc (1986) “Ngòi bút hiện thực phê phán và nghệ thuật hài hước của Mark
Twain”, Tạp chí Văn học (3), trang 65 – 75.
16. Lê Đình Cúc (2004), Tác gia văn học Mĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Lê Đình Cúc (2001) “William Dean Howells (1831 – 1920) – Người gieo trồng và
vun xới nền văn học Mĩ”, Tạp chí Văn học (3), trang 17 – 26
18. Lê Đình Cúc (2002) “Văn học Mĩ – Thử nhận diện”, Tạp chí Văn học (4), trang 52 –
58.
19. Lê Đình Cúc (2004), Trích dẫn những bài phê bình tác gia văn học Mĩ : Thế kỉ XVIII
– XX, Nxb Khoa học xã hội.
20. Nguyễn Văn Dân (1996), Một số quan niệm về văn học - nghệ thuật của các học
thuyết mĩ học phương Tây hiện đại, Tạp chí Văn học nước ngoài (6) trang 176
– 188.
21. Chu Xuân Diên (1995), Văn hóa dân gian (folklore) và phương pháp nghiên cứu liên
ngành, Tủ sách đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
22. Daniel Defoe (2003), Robinson Cruso, Hoàng Thái Anh dịch, Nxb Kim Đồng.
23. Nguyễn Đức Đàn (1996), Hành trình văn học Mĩ, Nxb Văn học Hà Nội.
24. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Cự Đệ (2003), “Tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết tâm lí”, Tạp chí Nhà văn,
(7), trang 81 – 110.
26. Lê Minh Đức, Nguyễn Nghị (1994), Lịch sử nước Mĩ, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
27. Nathaniel Hawthorne (1988), Chữ A màu đỏ, Lâm Hoài dịch, Nxb Văn học.
28. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi An Độ, tập 1 : Mahabharata, Nxb Giáo dục.
29. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Nhập môn văn học và phân tích thể loại, Nxb Đà Nẵng.
30. Trần Văn Hoàn (1967), “Làm quen với Mark Twain”, Tạp chí Diễn đàn Mĩ (6),
trang 138 – 143.
31. Homere (1997), Anh hùng ca Iliade, tập 1, Hoàng Hữu Đản dịch, Nxb Văn học Hà
Nội.
32. Homere (1982), Odyssey , Phan Thị Miến dịch, Nxb Văn học.
33. Hughes Holly (1999) “Văn học Mĩ (1600 – 1914)”, Lê Xuân Mai dịch, Tạp chí Văn
học (10), trang 75 – 84.
34. Lê Quang Huy (2002), Đôi điều cần biết về nước Mĩ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
35. Nguyễn Thái Yên Hương (2005), Liên bang Mĩ : đặc điểm xã hội văn hoá, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
36. Yasunari Kawabata (1988), Cố đô, Thái Văn Hiếu dịch, Nxb Hải Phòng.
37. Khraptrenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Lê
Sơn, Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
38. Kundera, K. (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Đà Nẵng.
39. Thanh Lê, chủ biên (2003), Xã hội học phương Tây, Nxb Thanh niên.
40. Jack London (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Tập thể dịch giả, Nxb Văn học.
41. Phương Lựu (1999), Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, Nxb Văn học,
Hà Nội.
42. Herman Melvill (1987), Cá voi trắng, Công Ba và Sơn Mĩ dịch, Nxb Mũi Cà Mau.
43. Thomas Mann (1998), Ao ảnh, Huỳnh Phan Anh dịch, Nxb Văn học.
44. Hữu Ngọc (1995), Hồ sơ văn hoá Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội.
45. Plar. K. O (2001), Mark Twain, Thu Thủy dịch, Nxb Trẻ.
46. Vũ Tiến Quỳnh, biên soạn (1995), Phê bình, bình luận văn học”, Nxb Văn nghệ
thành phố Hồ Chí Minh.
47. Lê Hồng Sâm, Đặng Thị Hạnh (1981), Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây
thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
48. Schultz A. Emily và Lavenda H. Robert (2001), Nhân học – một quan điểm về tình
trạng nhân sinh, Tập thể dịch giả, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
49. Đắc Sơn (1961), Đại cương văn học sử Mĩ, Nxb Khai trí, Sài Gòn.
50. Trúc Sơn (1963), Tìm hiểu bản sắc dân tộc Mĩ qua tiểu thuyết Mĩ, Tạp chí Quê
hương (43), trang 213 – 224.
51. Tập thể tác giả (1966), Văn chương Hoa Kì và các thể văn – thi ca Hoa Kì khác, Lê
Bá Kông và Phan Khải dịch, Nxb Diên Hồng, Sài Gòn.
52. Tập thể tác giả (1990), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục.
53. Tập thể tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới, tư tưởng và quan niệm.
Nxb Văn học.
54. Tập thể tác giả (1995), Tìm hiểu Lí luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Văn học
Hà Nội.
55. Tập thể tác giả (2001), Tiếp cận đương đại văn hóa Mỹ, Nxb Văn hóa Thông tin.
56. Tzvetan Todorov (2004), Mikhail Bakhtin – Nguyên lí đối thoại, Đào Ngọc Chương
dịch, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
57. Lev Tolstoy (2003), Anna Karênina, Nhị Ca, Dương Tường dịch, Nxb Văn học.
58. Lê Ngọc Trà (1989), “Một số vấn đề về bản chất văn học”, Giáo trình lí luận văn
học, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
59. Lê Ngọc Trà (1990), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
60. Hoàng Trinh (1999), Phương Tây – Văn học và con người, Nxb Hội nhà văn.
61. Lương Duy Trung (1998), “Một số tác giả của thơ ca Mĩ thế kỉ thứ XIX”, Tạp chí
Văn học, (4), trang 48 – 54.
62. Mark Twain (1988), Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, Ngụy Mộng Huyền và
Hoàng Văn Phương dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
63. Mark Twain (1997), Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, tập 1, Ngụy Mộng
Huyền và Hoàng Văn Phương dịch, Nxb Đồng Nai.
64. Mark Twain (1997), Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer, tập 2, Ngụy Mộng
Huyền và Hoàng Văn Phương dịch, Nxb Đồng Nai.
65. Mark Twain (1998), Hoàng tử nhỏ và chú bé nghèo khổ, Minh Châu dịch, Nxb Kim
Đồng.
66. Mark Twain (2002), Những cuộc phiêu lưu của Huck Finn, Xuân Oanh dịch, Nxb
Văn học.
67. Valmiki (1988), Sử thi Ramayana, Phạm Thủy Ba dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
68. Vanspanckeren Kathryn (2001), Phác thảo văn học Mĩ, Lê Đình Sinh và Hồng
Chương dịch, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
69. Walt Whitman (1981), Lá cỏ, Vũ Cận và Đào Xuân Quí dịch, Nxb Văn học.
70. Wyck Van Brooks (1966), Những năm trưởng thành : Lịch sử văn chương Hoa Kì
trong những năm 1885 – 1915, Từ An Tùng dịch, Nxb Tin đức thư xã, Sài
Gòn.
71. Wanning Esther (1995), Sốc văn hóa Mĩ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
TIẾNG ANH
72. Henry Nash Smith, biên soạn (1963), Mark Twain a collection of critical essays,
Nxb Prentice – Hall.
73. Henry David Thoreau “Walden”( 1a.htm1)
74. Mark Twain (1948), Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn, Nxb Holt,
Rinehart and Winston.
75. Mark Twain (2004), “The complete illustrated works of Mark Twain”, Nxb Bounty
books.
76. Mark Twain “Life on the Mississippi” (
letterature.co.uk/life-on-the-mississippi/ebook)
Mark Twain nhận bằng Tiến sĩ văn chương danh dự
của đại học Oxford năm 1907
Chữ kí của Mark Twain
Ngôi nhà Mark Twain sống từ 1871 đến 1908 tại Hartford, Connecticut.
Bìa cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”
Nhà xuất bản: Holt, Rinehart and Winston
Bìa cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”
Nhà xuất bản: Blackstone Audio, Inc.
86CD-49952F4B3963%7DImg100.jpg
Bìa cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”
Nhà xuất bản: Bantam Classic
Bìa cuốn “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn”
Nhà xuất bản: Troll Illustrated Classic
Lưu vực sông Mississppi
Hành trình của Huck và Jim
Ngã ba của các sông Mississippi và Ohio tại Cairo, Illinois.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA7296.pdf