Thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển

Lời nói đầu Trong những năm qua, tình hình kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trưởng mạnh, do đó việc đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá hướng về xuất khẩu. Để thực hiện được chủ trương của Đảng cùng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu và đây chính là một việc rất cần thiết hiện nay. Một số mặt hàng c

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Việt Nam hiện nay đã được ưa chuộng không chỉ trên thị trường nội địa mà cả thị trường nước ngoài như dệt may, thuỷ sản … khi mà Việt Nam đã chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao với cộng đồng Châu Âu. Vì vậy mở thị trường xuất khẩu là vấn đề cấp bách hàng đầu của các doanh nghiệp. Để hiểu thêm được thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, em đã chọn đề tài “Thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam – những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển”. Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Thầy giáo đã hướng dẫn cho em hoàn thành đề tài này. 1. Khái niệm về thị trường hàng hoá - dịch vụ Thị trường là một phạm trù kinh tế của nền hàng hoá và nền kinh tế thị trường . Thị trường là một khái niệm mở rộng bao gồm tất cả các sản phẩm biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau được đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường. Các quy luật của kinh tế thị trường: Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế chủ yếu của nền sản xuất hàng hoá và lưu thông hàng hoá, cũng là quy luật cỏ bản của nền kinh tế thị trường. Quy luật cung cầu: Là hai cực đối lập nhưng thống nhất trong quá trình phát triển thị trường, thường xuyên tác động qua lại với nhau. Quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất và thường xuyên lặp đi lặp lại của nền kinh tế thị trường. 1.1.3 Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường tập trung vào cạnh tranh chất lượng hàng hoá, cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh phương thức bán, cạnh tranh về chất lượng phục vụ khách hàng. Cạnh tranh có hai mặt: mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của cạnh tranh là thúc đẩy các doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Mạt tiêu cực phát triển sản xuất kinh doanh theo lợi nhuận đơn thuần dẫn đến làm thiếu quy hoạch và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. 1.2. Chức năng của thị trường. 1.2.1 Chức năng thừa nhận và thực hiện. Chức năng này chi phối mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, gắn bó với mục đích sản xuất kinh doanh hàng hoá được thị trường thừa nhận và thực hiện giá trị hàng hoá. 1.2.2 Chức năng thông tin Các doanh nghiệp có phương án và biện pháp nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời những thông tin thị trường cung cấp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.2.3 Chức năng điều tiết và kích thích. Đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, thị trường điều tiết và kích thích phát triển hoặc hạn chế thông qua sự phát huy tác dụng của các quy luật kinh tế trên thị trường. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường trong cạnh tranh, phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả buộc phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường. 1.3. Vai trò của thị trường. Thị trường có vai trò quan trọng đối với thúc đẩy nhanh và sâu sắc quá trình phân công lao động xã hội, sự phát triển nền sản xuất hàng hoá theo hướng nền sản xuất lớn, tạo ra khối lượng hàng hoá thoả mãn nhu cầu của thị trường ngày càng phát triển về số lượng, thoả mãn chất lượng và giá cả. Thông qua những chức năng kích thích, thị trường đóng vai trò quan trọng đối với đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Thị trường không những đáp ứng nhu cầu về tiêu dùng của xã hội ngày càng tăng mà còn có tác động hướng dẫn tiêu dùng tiết kiệm phù hợp với khả năng phát triển nền kinh tế trong từng thời kỳ. Sự phát triển thị trường trong nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình hợp tác và hội nhập khu vực , thế giới tạo điều kiện để mở rộng thị trường nước ngoài, thu hút vốn. 1.4.Phân loại thị trường. 1.4.1 Thị trường tư liệu sản xuất Là thị trường cung ứng các công cụ và nguyên liệu để phục vụ sản xuất ra sản phẩm. 1.4.2 Thị trường hàng hoá tiêu dùng. Là thị trường tiêu thụ những hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng tập thể. 1.4.3 Thị trường dịch vụ. Là thị trường cung ứng chủ yếu các sản phẩm phi vật chất bao gồm dịch vụ sinh hoạt, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch. 1.4.4 Thị trường hàng công nghiệp. Là thị trường mua bán sản phẩm của các nghành công nghiệp khai khoáng và chế biến các nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, công nghiệp nặng chế tạo và các tư liệu sản xuất, công nghiệp nhẹ chủ yếu sản xuất ra hàng tiêu dùng.Thị trường hàng nông nghiệp bao gồm nông, lâm, hải sản, là thị trường hàng hoá có nguồn gốc sinh vật. 1.4.5 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Là thị trường có nhiều người mua và người bán chi phối giá cả thị trường, giữa các nhà kinh doanh cạnh tranh với nhau trong mức hoàn hảo, doanh nghiệp có thể bán số lượng sản phẩm tuỳ mức giá trên thị trường. 1.4.6 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Là thị trường mà trong đó chỉ có một hoặc một số doanh nghiệp được quyền kinh doanh trên thị trường và chi phối giá cả trên thị trường. 2. Cơ sở thực tiễn. 2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. Xuất khẩu hàng hoá có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Trước hết, hoạt động xuất khẩu tạo một nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước,đảm báo nhu cầu nhập khẩu. Trong việc kinh doanh thương mại quốc tế thì xuất khẩu không chỉ thu về ngoại tệ mà còn với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, tích luỹ cho phát triển. Tiếp theo, hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế so sánh của đất nước. Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, hoạt động xuât khẩu còn nhằm để nâng cao uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại. 2.2 Công ty XNK tổng hợp Hà Nội- Haprosimex con chim đầu đàn về xuất khẩu năm 2000. Không chỉ có mặt hàng rau quả mà các mặt hàng nông sản, hàng dệt may là những mặt hàng được chủ yếu trên thị trường Việt nam. Công ty XNK tổng hợp HN (Haprosimex) đã đẩy mạnh xk một số mặt hàng như lạc, hạt điều, hạttiêu trong khi các mặt hàng này có sự cạnh tranh rất dữ dội; Bên cạnh đó, hàng dệt may của công ty cũng là một trong những mặt hàng chiến lược.Để phát triển trong điều kiện thị trường trong và ngoài nước cạnh tranh gay gắt, Ban giám đốc công ty phải thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức, tạo sự hợp lý giữa các phòng ban, các bộ phận công ty, tạo mối liên hệ giữa sản xuất, kinh doanh XNH và công tác quản lý hành chính. Để bắt kịp với yêu cầu mới, không bỏ lỡ cơ hội phát triển và mở rộng sản xuất, kinh daonh khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ có hiệu lực, năm 2000 công ty đã có những bước đầu tư nghiên cứu sâu về thị trường Mỹ. Hiện nay công ty sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ. 2.3 Xuất khẩu trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo thống kê của bộ Thương mại, tính đến nay đã có trên 13.000doanh nghiệp đăng ký, nhưng các doanh nghiệp này mới chiếm trên 10% trong kim ngạch xuất khẩu, còn lại gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu là của 26 doanh nghiệp lớn. Từ đó cho thấy những doanh nghiệp lớn được sự hỗ trợ của Nhà nước cộng với tiềm năng về cơ sở vật chất, vốn và lao động nên khả năng tiếp cận và thâm nhập thị trường thế giới lớn hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thương fgặp khó khăn khi phải đối đầu với những thách thức rất lớn trên thị trường xuất khẩu. Nhưng các doanh nghiệp này lại khá ăn ý với nhau về một số mặt như họ không nắm bắt được chính xác các yêu cầu, qui định của các nước đối với hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là các nước thuộc khối thị trường chung Bắc Mỹ, khối APEC, EU, chỉ có 5,9% số doanh nghiệp được hỏi nắm bắt được các yêu cầu của thị trường Mỹ, khối APEC là 3,9% và WTO là 6,6%, do hạn chế về vốn, về cơ sở kỹ thuật nên 17,8% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng khó khăn lớn nhất của họ là phương pháp sản xuất chế biến sản phẩm xuất khẩu phù hợp với các nước nhập khẩu, đặc biệt khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ, hải sản. Cơ chế chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu đã được sửa đổi hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia ngày càng tích cực hơn. 2.4 Khả năng thâm nhập thị trường Nhật Bản của hàng hoá Việt Nam. Nhật Bản với số dân 126,3 triệu người và tổng sản phẩm quốc dân GNP đạt 507 nghìn tỷ yên năm 1997 ( xấp xỉ 419.000 tỷ USD) nên là một thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ và cũng là một thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay ngày càng thích hàng hoá nhập khẩu có giá rẻ và chất lượng tốt, mẫu mã phong phú. Một số hàng hoá Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang Nhật Bản như rau quả tươi hoặc đông lạnh. Nhật Bản phải nhập những loại rau quả là do lượng cung trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu do thiên tai, mất mùa. Hàng nông sản Việt Nam tuy xuất sang Nhật Bản chưa nhiều nhưng có khả năng thâm nhập vào thị trường xuất khẩu về mặt hàng trái cây tươi, mặt hàng hải sản. Bên cạnh đó có một số yếu tố có tác động đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. * Thuận lợi: - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam mang tính bổ sung chứ không phải có sẵn nên khá thuận lợi do các doanh nghiệp Việt Nam khi tăng cường xuất khẩu sang Nhật Bản. - Xu hướng chuyển giao nhà máy ra nước ngoài sản xuất và nhập khẩu trở lại Nhật Bản. Các công ty này đang di chuyển các xí nghiệp sang các nước để sản xuất hoặc xuất khẩu ngược trở lại Nhật Bản. - Người dân Nhật có mức sống cao, GDP tính theo đầu người khoảng 34.000 USD/năm. * Khó khăn: + Các doanh nghiệp Việt Nam thiếu thông tin về thị trường Nhật Bản. Kinh tế nước này lại đang suy thoái, ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân, tác động không tích cực tới xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam tới thị trường Nhật Bản. + Nhiều sản phẩm của Việt Nam không đủ chất lượng để thâm nhập thị trường Nhật Bản. 3. Những khó khăn còn cần giải quyết. Thị trường xuất khẩu Việt Nam ngoài những thuận lợi thì còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu như: 3.1) Xuất khẩu thuỷ sản trước những trở ngại lớn. Thị trường thế giới, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản, hai thị trường lớn tương đối với hàng thuỷ sản Việt nam. Thị trường Mỹ ngày càng thể hiện tính hấp dẫn các sản phẩm tôm và các mặt hàng cá. Tuy nhiên trên thực tế, do kinh tế các thị trường Mỹ và Nhật có biến động bất lợi, nên không ít thời điểm hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của cácdoanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhất là từ cuối quý một đến nay, bên cạnh đó giá xuất khẩu của mặt hàng cá ngự đại dương của ta hiện cũng bị hạ hơn năm 2000 từ 10 ->15%. Một số mặt hàng hải sản khác như cua, nghẹ, nhuyễn thể đang tiêu thụ tốt cả về số lượng lẫn giá xuất nhưng lại giữu tỷ trọng không lớn do thuộc vào khai thác và lấy giống tự nhiên, chưa chủ động việc nuôi trồng. Việc áp dụng mức thuế quan phổ cập mới ( GSP) của EU ảnh hưởng tới tiến độ xuất khẩu tôm vào thị trường này. Điều này chắc chắn sẽ làm sảnh hưởng khả năng cạnh tranh của tôm đông lạnh Việt Nam trong năm 2002 và những năm tiếp theo. 3.2) Bán hàng khó hơn sản xuất hàng. Thị trường xuất khẩu của nước ta tuy đã được mở rộng đáng kể nhưng bên cạnh đó hàng xuất khẩu của ta vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng vốn có, hiện đang gặp không ít khó khăn so với một số nước trong khu vực, đạc biệt khi xoá bỏ hàng rào cản thuế quan, gia nhập AFTA và đang nỗ lực để gia nhập WTO trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phải chống đỡ với nhiều tiêu cực từ phía bên ngoài. Mặt khác, hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là hàng thô hoặc sơ chế có giá trị thấp, dựa trên lợi thế tuyệt đối về thiên nhiên và phân công dồi dào chưa phải là hàng chế biến. Thực tế, so với các mặt hàng cùng chủng loại trên thị trường thì hàng hoá nông sản của ta giá cả vẫn thấp. Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu hang fnông sản lớn của thế giới nhưng hàng của ta chưa được đánh giá là hàng có chất lượng cao, xuất khẩu vẫn là số lượng kéo dài, mặt khác hàng nông snả của ta chưa đủ sức chi phối thị trường thế giới nên phải chịu tác động về giá cả. Để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu, cần phải đầu tư có hệ thống, đồng bộ trong khuôn khổ chương trình mục tiêu cho từng sản phẩm bắt đầu từ khâu nguyên liệu đến thương hiệu sản phẩm, nhất là tiếp thị và nghiên cứu thị trường. 3.4) Xuất khẩu giày dép – làm gì để tăng tốc?. Giày dép xuất khẩu năm nay gặp nhiều khó khăn, do nền kinh tế của Mỹ, EU và Nhật đều giảm sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức mua hàng hoá, đồng EURO bị mất giá mạnh so với đồng USD trong khi EU là thị trường xuất khẩu giày dép chính của Việt Nam. Những quy định đôi lúc không theo kịp thực tế, những việc thực thi chính sách không đúng đã cản trở đến các ngành cũng đã tự thân vận động để tồn tại và phát triển. 4.) Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thuc sđẩy xuất khẩu của Việt Nam. Sau 15 năm đổi mới, với chính sách đa phương hoá các hoạt động kinh tế quốc tế và thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, hoạt đọng xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cả về ssó lượng, chất lượng và hiệu quả, càn phải áp dụng biện pháp đồng bộ, trong đó các biện pháp tài chính, tiền tệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính sách tích cực phục vụ cho xuất khẩu hiện nay, vì chưa có các biện pháp đồng bộ nên hiệu quả chưa cao. Cụ thể là còn thiếu chọn lọc, đồng thời tập trung nhiều cho hỗ trợ đầu ra của sản phẫmuất khẩu. Cách làm này không những không phù hợp với thông lệ quốc tế mà còn rất khó duy trì nếu chúng ta tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và thế giới. Ngoài ra, đối với các chính sách về thuế, các giải pháp hiện nay mới chỉ tập trung vào khâu đầu ra của sản phẩm xuất khẩu, điều này trong nhiều trường hợp đã đi ngược lại thông lệ quốc tế và gây khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thêm nữa, tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của quỹ hỗ trợ, phát triển và hỗ trợ xuất khẩu cũng còn rất hạn chế. Quỹ hỗ trợ phát triển chỉ tập trung cung cấp tín dụng cho một số ngành, còn các hình thức bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chưa triển khai được. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu còn có quy mô qua bé. Về cơ bản, hầu hết các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu truyền thống đều đã được đem ra sử dung, tuy nhiên hình thức sử dụng còn quá, quy mô hẹp nên chưa phát huy hết tác dụng. Vì vậy trong thời gian tới, cần tập trung mở rộng giải pháp tích cực thúc đẩy xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả hơn các công cụ chính sách hiện hành, đồng thời cắt giảm hỗ trợ đầu ra, tăng cường tựu lực cho đầu vào. Kết luận. Trong thị trường xuất khẩu Việt Nam hiện nay có gặp nhiều khó khăn và trở ngại, nhưng vẫn đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Mặt hàng của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nhiều hơn và chất lượng ngày càng tốt hơn. Mặc dù chính phủ đã có những chính sách tích cực nhưng chưa phù hợp đối với doanh nghiệp nhưng chính phủ là một phần không thể thiếu trong việc xuất khẩu hàng hoá Việt Nam, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam đã thu hút được nhiều nước trên thế giới , qua đó khẳng định được vị trí của mình với các nước bạn . Qua đây, ,chúng ta có thể thấy được vị trí quan trọng và cần thiết của xuát khẩu đối với nền kinh tế của các nước, nhất là đối với Việt Nam. Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước ,vì vậy mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp tốt nhất để thực hiện các mục tiêu này. Mục Lục 1.Khái quát chung về Xuất khẩu. 1.1 Khái niệm chung về xuất khẩu 1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam. 1.3 Đặc điểm của hàng xuất khẩu xe đạp-xe máy Việt Nam. 2.Thực trạng xuất khẩu mặt hàng xe đạp- xe máy Việt Nam trong thời gian qua. 2.1 Tình hình xuất khẩu mặt hàng xe đạp –xe máy trong những năm qua. 2.2 Đánh giá hoạt động xuất khẩu tại công ty phụ tùng xe đạp –xe máy Đống Đa, nguyên nhân. 3. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuấ khẩu mặt hàng xe đạp –xe máy của Việt Nam. Kết luận. ******************************************************** Tài liệu tham khảo -PGS – TS TRần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, nhà xuất bản thế giới,2003. - Tài chính thương mại 24- 2001 - Tạp chí tài chính doanh nghiệp. - Thông tin chuyên đề các lĩnh vực doanh nghiệp thương mại. Mục lục 1.Cơ sở lý luận. 1.1 Khái niệm về thị trường hàng hoá - dịch vụ 1.2 Các quy luật của kinh tế thị trường . 1.3 Chức năng của thị trường 1.4 Vai trò của thị trường. 1.5 Phân loại thị trường. 2.Cơ sở thực tế. 2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với quá trình phát triển kinh tế nước ta. 2.2 Công ty xuất nhập khẩu HAPROSIMEX con chim đầu đàn về xuất khẩu năm 2000. 2.3 Xuất khẩu trong cấc doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2.4 khả năng thâm nhập thị trường Nhật bản của hàng hoá Việt nam. 3. Những khó khăn và trở ngại mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình xuát nhập khẩu. 3.1. Xuất khẩu thuỷ sản trước những trở ngại lớn. 3.2. Xuất khẩu giày, dép – làm gì để tăng tốc. 3.3 Bán hàng khó hơn sản xuất hàng 4. . Hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Kết luận. ***************************************************** Tài liệu tham khảo - PGS – TS Trần Văn Chu – Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế – Nhà xuất bản thế giới, 2003. - Tạp chí thương mại 24- 2001 - Tạp chí tài chính doanh nghiệp. - Thông tin chuyên đề các lĩnh vực doanh nghiệp thương mại. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7138.doc
Tài liệu liên quan