Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển

Lời nói đầu Nền kinh tế phát triển theo hướng CNH- HĐH ngày càng diễn ra mạnh mẽ theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng Quy mô nền kinh tế ngày càng tăng lên cùng với sự tăng quy mô của các doanh nghiệp và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới. Đặc biệt là một bộ phận không thể tách rời so vớ tổng thể nền kinh tế thế giới thì sự phát triển nền kinh tế, chủ động hội nhập, mở rộng quan hệ là một tất yếu đối với nước ta trong tương lai. Công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta theo hướng mở cửa đã mang lạ

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho nước ta tiếp tục hội nhập sâu sắc hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng đã xác định : “ Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ phải đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn tổng thể phát triển đất nước”. Theo chủ trương đó, nước ta đã mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế và xuất khẩu hàng hoá. Trong thập kỉ 90, xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể thúc đẩy tăng trưởng đất nước. Sau giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tê., mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu chậm hơn so với thời kì trước nhưng nước ta vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và nội lực của đất nước, với nhu cầu của thế giới. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là các sản phẩm thô, sơ chế, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân công với giá rẻ. Nhiều thị trường có tiềm năng lớn đối với hàng hoá xuất khẩu vẫn chưa được chú ý khai thác hiệu quả. Đê đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, vấn đề lý luận về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá có tầm quan trọng lớn đối với Việt Nan. Nghiên cứu tài liệu em nhận thâý vấn đề xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hiện nay đang là vấn đề được rất nhiều tổ chức, cơ quan và cá nhân quan tâm và đồng thời làm tăng sự hiểu biết của em về thực tế hoạt động xuất khẩu của nước ta ở các thị trường nước ngoài. Do đó em lựa chọn đê tài “Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển “ cho đề án môn kinh tế thương mại. Kết cấu của bài viết gồm 3 chương: Chương I : Bản chất và vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá. Chương II : Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Chương III : Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Đề án : Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển. Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường xuất khẩu hàng hoá Bản chất và vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá. 1.Làm rõ các khái niệm - Hàng hoá xuất khẩu được hiểu gắn với khái niệm thương mại hàng hoá ( phân biệt với xuất khẩu dịch vụ gắn với khái niệm thương mại dịch vụ ) theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO là những sản phẩm hàng hoá hữu hình được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường ngoài nước (xuất khẩu) đi qua hải quan. Hàng tạm nhập tái xuất cũng được voi là hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá quá cảnh không thuộc diện của kháI niệm hàng hoá xuất khẩu. Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá khác biệt so với hàng hoá tiêu dung ở trong nước. Những hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu tiêu ding ở nước nhập khẩu. Chất lượng của hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước nhập khẩu. ví dụ :sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu vào khối EU hay Mỹ phải đạt các tiêu chuẩn trong hệ thông HACCP. Vấn đề nhãn mác hàng hoá gắn liền với uy tín của doanh nghiệp và rất được các nước công nghiệp quan tâm. ví dụ : hàng hoá của Trung Quốc mang thương hiệu made in China, hàng hoá của Nhật Bản mang thương hiệu made in Japan, trong khi đó Việt Nam lại chưa chú ý đúng mức để phát triển hàng hoá mang thương hiệu made in Việt Nam , bởi hàng hoá của ta chất lượng kém, số lượng ít, khối lượng nhỏ. - Thi trường xuất khẩu hàng hoá là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau dể xác định giá cả, số lượng hàng hoá mua bán, chất lượng hàng hoá và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới. Thị trường xuất khẩu hàng hoá bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hoá trực tiếp ( nước tiêu thụ cuối cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hoá gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian). Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hoá của Việt Nam hoặc nhập hàng hoá của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được coi là thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Cũng cần xác định rõ thị trường xuất khẩu hàng hoá không chỉ giới hạn ở những thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước trong nhiều trường hợp là thị trường xuất khẩu hàng hoá tại chỗ (nhất là đối với các ngành xuất khẩu dịch vụ: du lịch, tài chính- ngân hàng, bảo hiểm…) Đối với hàng hoá xuất khẩu từ các khu chế xuất của Việt Nam và chính thị trường Việt Nam thì khi đó thị trường nội địa có thể coi là một thị trường xuất khẩu hàng hoá đối với hàng hoá của các khu chế xuất. - Phần khái quát về thị trường đã chỉ ra: phát triển thị trường có thể thực hiện về khía cạnh mặt hàng, theo chiều rộng và chiều sâu. Khi định hướng cho phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu , một nước có thể phát triển theo chiều rộng hay chiều sâu hoặc cùng một lúc phát triển theo cả 2 hướng này. Phát triển mặt hàng có thể thực hiện về lượng và chất. Thứ nhất, việc đưa ra ngày càng nhiều sản phẩm dựa trên nhu cầu đa dạng, mong muốn thoả mãn và khả năng thanh toán của con ngưới trong một xã hội phát triển. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật và công nghệ đã cho phép các doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất những sản phẩm đa dạng trên để đáp ứng nhu cầu của con người. đay là việc phát triển mặt hàng thông qua tăng cường chủng loại hàng hoá trên thị trường để phục vụ nhiều loại nhu cầu của khách hàng. bất kì một doanh nghiệp nào hay một đất nước nào phát hiện, khơi gợi, nắm bắt nhu cầu và thoả mãn nhu cầu đó, với chất lượng cao thì sẽ chiến thắng trên thị trường. Thứ hai,việc phát triển các mặt hàng hiện thời, đó là quá trình không nhừng hoàn thiện cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng sức mạnh cạnh tranh của các mặt hàng đang được cung cấp trên thị trường. Hình thức phát triển này là hình thức phát triển về chất của hàng hoá nhằm đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn của con người. Phát triển theo chiều rộng là việc thể hiện phát triển về số lượng khách hàng co cùng loại nhu cầu để bán nhiều hơn một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đồng thời việc phát triển theo chiều rộng còn bao gồm cả việc phát triển về mặt không gian và phạm vi địa lý. đó là việc đòi hỏi không ngừng nghiên cứu xu thế biến động của thế giới các thị trường nước ngoài để tiến hành thâm nhập vào thị trường đó . Phát triển theo chiều sâu về thực chất là phát triển thị trường về chất bao gồm những việc như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đưa ra thị trường những sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng chất xám cao. Phát triển thị trường theo chiều sâu có thể được thực hiện theo các cắt lớp, phân đoạn thị trường để thoả mãn nhu cầu muôn hình muôn vẻ của khách hàng. Theo nội dung, phát triển thị trường xuất khẩu sẽ có tác dụng tích cực trong chiến lược hướng về xuất khẩu. Đó là việc tăng cường được số lượng thị trường nhập khẩu, tăng cường được xuất khẩu về chất lượng cũng như chất lượng, thay đổi tích cực cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. * Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động xuất khẩu. - Quan điểm 1: Mở rộng hoạt động ngoại thương để góp phần thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn mình, phải đảm bảo nguyên tắc: bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, đảm bảo sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mở rộng quan hệ kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đây là quan điểm biểu hiện sự mở cửâ và cũng là lần đầu tiên chúng ta nêu mục đích của hoạt động ngoại thương là để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Sức mạnh kinh tế của một nước là nền tảng bảo đảm độc lập chủ quyền an ninh quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động ngoại thương cũng như các hoạt động kinh tế khác phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc. Tất nhiên, không phảI vậy mà chúng ta coi thường lợi ích của bạn hàng. Sự bình đẳng cùng có lợi chính là sợi chỉ xuyên suốt trong quá trình buôn bán hợp tác với nhau. Đây là nguyên tắc đảm bảo cho sự vững chắc lâu bền. Năm 1986 cũng là năm bắt đầu của sự chuyển đổi cơ chế từ quan liêu bao cấp ( kế hoạch tập trung cao độ ) sang cơ chế thị trường có sự điêù tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này cho phép các doanh nghiệp, các địa phương, các ngành thuộc mọi thành phần kinh tế được phép mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thực hiện mục đích chính là để dân giàu nước mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Quan điểm 2 : Khắc phục tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế, từng bứơc hội nhập vớ nền kinh tế thế giới. Quan điểm này đặt ra 3 vấn đề cơ bản: trước hết, phải khai thông thị trường trong nước, hệ thống giá cả, các tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách phẩm chất, chính sách quản lý của Nhà nước đối với từng mặt hàng, nhóm hàng, phải hình thành một thị trường thống nhất theo chuẩn mực của kinh tế thị trường. Thứ hai, mở cửa nền kinh tế hướng ra nước ngoài, sản xuất hướng về xuất khẩu. Thứ ba, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế ở Việt Nam do xuất phát từ nền sản xuất nhỏ bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, do vậy sản xuất của chúng ta còn manh mún, khối lượng hàng hoá di chuyển còn bé, thị trường trong nước còn chia cắt theo lãnh thổ, theo địa phương và thậm chí theo thành phần kinh tế. Để thực hiện chiến lược mở của nền kinh tế và hội nhập, Việt Nam cần khắc phục tình trạnh cát cứ, tự cung tự cấp của nền kinh tế, phải hình thành một cách thực sự nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó với những quy luật đặc trưng như cạnh tranh hoàn hảo, cung cầu, quy luật giá trị… muốn vậy cần có giải pháp sau: + Thực hiện thương mại hoá tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này muốn nói đến việc triệt đê xoá bỏ cơ chế quản lý bao cấp, tất cả các yếu tố tham gia tạo đầu vào cho quá trình sản xuất cũng như giải quyết các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất phải được thương mại hoá, không còn chế độ phân chia bao cấp tập trung cao độ như trước kia. + Hoạt động kinh tế phải tôn trọng các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật vận động của thị trường. Muốn thống nhất thị trường trong nước, cơ chế thị trường được phát huy thì các quy luật cung- cầu, cạnh tranh, giá trị…phải được tôn trọng, không có sự can thiệp quá sâu, cứng nhắc và vô nguyên tắc của chính phủ. Các thành phần kinh tế phải được hoạt động một cách bình đẳng và được đối xử công bằng thực sự chứ không phải chỉ bằng lời nói, từng bước xoá bỏ tình trạng độc quyền dẫn đến tình trạng đặc quyền của một số doanh nghiệp như hiện nay. Quan điểm này đòi hỏi phải từ bỏ tính chất tự phát trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu các sản phẩm thuộc các lĩnh vực của kinh tế Việt Nam. Do xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, mô hình sản xuất được kết hợp ở cả các hình thức doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Do vậy, sản xuất nói chung, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp (dệt may, da giầy, hàng thủ công nghiệp…), nông- lâm- ngư nghiệp là ngành có lợi thế so sánh của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế còn thiếu sự chỉ đạo tập trung, thiếu chính sách đầu tư thích hợp, khi thuận lợi thì tự do mở rộng sản xuất không dựa trên một căn cứ khoa học nào cả, thiếu quy hoạch, nhưng khi gặp điều kiện thị trường, thời tiết khí hậu khó khăn, giá xuất khẩu hạ thấp thì lại tự phát chuỷên sang kinh doanh thứ khác. Điều này gây ra tình trạng sản xuất không ổn định, lợi ích lâu dài bị ảnh hưởng. Mặt khác, đòi hỏi sản xuất phải gắn với lưu thông, thị trường trong nước phải gắn với thị trường ngoài nước, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài gắn với đẩy mạnh đầu tư trong nước. Đại hội IX đã nêu rõ : “ Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và về thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tăng đáng kể thị phần của các nông sản chủ lực trên thị trường thế giới” - Quan điểm 3 : Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Trước năm 1986, ở Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp Nhà nước mới được quyền xuất khẩu trực tiếp. Từ năm 1986 đến nay, hoạt động ngoại thương được thực hiện theo nguyên tắc: mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá lực lượng sản xuất đã trở thành xu hướng tất yếu của thời đại và là đòi hỏi khách quan của các quốc gia, sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế hàng hoá nói chung và tong lĩnh vực hoạt động quan trọng này những màu sắc sinh động hơn trứơc, kinh doanh xuất nhập khẩu không còn là lĩnh vực độc quyền của các công ty ngoại thương quốc doanh nữa. Sự đổi mới ở đây là kinh doanh ngoại thương đã có sự cạnh tranh và hợp tác của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Điều này sẽ thúc đẩy, đòi hỏi từng đơn vị kinh tế phải nâng cao nghiệp vụ sản xuất, kinh doanh để ngày càng hoàn thiện hơn. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã một lần nữa khẳng định rõ: “ Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá dịch vụ. - Quan điểm 4 : Coi trọng hiệu quả kinh tế _xã hội trong hoạt động ngoại thương Hiệu quả kinh tế của hoạt động ngoại thương, hiểu theo nghĩa thông thường là mối quan hệ của một hay nhiều kết quả của một hoạt động kinh tế nào đó có ích cho xã hội và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả nào đó, có nghĩa là những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội đem lại cho toàn bộ nền kinh tế từ hoạt động xuất nhập khẩu. Hiệu quả kinh tế – xã hội là một tiêu chuẩn quan trọng đánh giá kết quả của các hoạt động ngoại thương. Hiệu quả kinh doanh ngoại thương không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận tính bằng tiền, mà còn thể hiện ở mức đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, cụ thể + Đóng góp của ngoại thương vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, năng cao thu nhập quốc dân(GDP) tính theo đầu người. + Đóng góp vào việc phân phối thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao đới sống vật chât, văn hoá, tinh thần của nhân dân. + Đóng góp vào việc sử dụng tốt nhất mọi khả năng sản xuất, mọi nguồn lực trong nước, góp phần cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng CNH- HĐH. Quan điểm này đòi hỏi các ngành, các cấp trên mọi lĩnh vực của nên kinh tế phải tuân thủ. Đại hội IX đã nhấn mạnh:” từng ngành, từng doanh nghiệp, phải xây dung, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tê, nâng cao năng lực cạnh trạnh trên thị trường trong nước va quốc tế, mở rộng thị phần trên những thị trường truyền thông, khai thông và mở rộng thị trường mới. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu mà pháp luật cho phép, bao gồm cả xuất nhập khẩu dịch vụ”. - Quan điểm 5 : Thực hiện đa phương hoá đa dạng hoá quan hệ thương mại. Đa dạng hoá trong hoạt động thương mại có nghía là hàng hoá của chúng ta không những phải đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú với mức sống ngày càng cao cuẩ người tiêu dùng trên thị trường thế giới. Do vậy, cơ cấu xuất khẩu của chúng ta không chỉ bao gồm các sản phẩm truyền thống mà còn phải bao gồm những sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại trên phạm vi thế giới. Đa dạng hoá các quan hệ thương mại còn được hiểu trong buôn bán: chúng ta phải mở rộng các hình thức buôn bán ngày càng phong phú hơn, linh hoạt hơn như : mua đứt bán đoạn, hàng đổi hàng,…nhằm mở rộng khả năng lựa chọn các hình thức buôn bán cho các đối tác, tạo điều kiện cho việc kí kết và thực hiện hợp đông, thúc đẩy ngoại thương ngày càng phát triển. Song đa dạng hoá khôgn có nghĩa là mất quyền xây dựng các mặt hàng chủ lực và chọn ra các phương thức buôn bán chủ yếu, truyền thống. Đại hội IX nhấn mạnh: “từng bước HĐH phương thức kinh doanh phù hợp với xu hướng mới của thương mại thế giới”. Đa phương hoá quan hệ thương mại có nghĩa là mở rộng quan hệ buôn bán và các quan hệ kinh tế khác với tất cả các nước, khu vực, các thương nhân, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau. Tất nhiên đa phương hoá không có nghía là mất quyền lựa chọn đối tác chính, chủ yếu trong buôn bán. Mọi đối tác trong thương mại quốc tế đều có những mặt mạnh mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nên tích cực khai thác tận dụng. 2. Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá. 2.1. Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Sức cạnh tranh của hàng hoá được nâng cao, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn. Quá trình này cũng tạo ra xã hội lớn cho tất cả các nước nhất là những nước đang phát triển, đẩy mạnh CNH trên cơ sở ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. - Xuất khẩu tạo nguồn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc va những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp CNH –HĐH. Hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tíh luỹ vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế, cải thiện mức sống của các tâng lớp nhân dân. Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ dồi dào là điều kiện cần thiết giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát. - Xuất khẩu đóng góp vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm. Có 2 cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. (1) Xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế nước ta còn đang phát triển mà chỉ thụ động nhờ sự “ thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu rất nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, không có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất nhắm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần. Quan điểm này xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm. (2) Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ vậy sản xuất có thể phát triển và ổn định, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước, tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cảI tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đồng thời thông qua xuất khẩu đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành lại cơ cấu sản xuất , luôn thích ứng được với những thay đổi của thị trường. Đồng thời, đòi hỏi các doanh nghiệp luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị kinh doanh. - Xuất khẩu có tác động tích cực đến vấn đề giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao. Tạo nguồn vốn nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời, xuất khẩu cũng tác động tích cực tới tay nghề và thay đổi thói quen của những ngưới sản xuất hàng hoá. - Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới. 2.2. Vai trò của thị trường xuất khẩu hàng hoá trong hoạt động xuất khẩu của nước ta. Thị trường nói chung và thị trường xuất khẩu nói riêng được xem là vấn đề nhạy cảm và có vai trò quan trọng trong xuất khẩu hàng hoá. Xem xét tác động của thị trường xuất khẩu đối với hoạt động xuất khẩu dựa trên 2 vấn đề: + Quy mô hàng hoá : Phát triển càng rộng thị trường xuất khẩu đặt ra yêu cầu đối với doanh nghiệp xuất khẩu phảI sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng, mong muốn thoả mãn và khả năng thanh toán cua xã hội. Do đó sẽ làm cho số lượng hàng hoá xuất khẩu tăng lên, chủng loại phong phú, cơ cấu mặt hàng thay đổi để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. với các thị trường mà doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu và có khả năng thoả mãn nhu cầu với chất lượng cao thị doanh nghiệp se thành công trên thị trường đó. + Chất lượng hàng hoá : Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh trên thị trường xuất khẩu có nghĩa là các doanh nghiệp phảI chị sự cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa. Do đó mà các doanh nghiệp phảI không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và hoàn thiện cảI tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng đang và sẽ được cung cấp trên thị trường. Đảm bảo phù hợp giữa chất lượng giá cả hàng hoá so với hàng hoá cạnh tranh sẽ có tác động tích cực chiếm lĩnh thị trường là yếu tố quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Như vậy thị trường xuất khẩu tác động đến cả chất lượng và số lượng hàng hoá, nó đồng thời tác động đến hoạt động xuất khẩu của 1 quốc gia cả tích cực và tiêu cực. Nếu biết khai thác nhu cầu và tiềm lực một cách có hiệu quả sẽ làm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và ngược lại. Đồng thời có ẩnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Do đó phát triển thị trường xuất khẩu được Đảng và Nhà nước ta xác định như một trong các chiến lược xuất khẩu nói riêng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung. II. Nội dung cơ bản của thị trường xuất khẩu hàng hoá. 1. Cầu về hàng hoá xuất khẩu Xem xét cầu hàng hoá xuất khẩu trên các thị trường xuất khẩu tức là xem xét khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô thị trường hiện tại ma sản phẩm đang được bán. Nghiên cứu quy thị trường xuất khẩu phải nắm được cơ bản về thị hiếu, đối tượng tiêu dùng hàng hoá chính, thu nhập,...muốn vậy thì đòi hỏi công tác nghiên cứu thị trường phải được quan tâm. Do xuất khẩu sang thị trường của các nước khác cũng có nghĩa là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải gặp nhiều khó khăn nếu như không biết cách khai thác nhu cầu của thị trường vì nó sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến sự đứng vững của doanh nghiệp trên thị trường đấy. Thực tế hiện nay ở nước ta, công tác nghiên cứu thị trường, tìm ra các thị trường trọng điểm có khả năng tiêu thụ lượng hàng hoá lớn và doanh nghiệp có thể đáp ứng đã được quan tâm và chú trong hơn nhưng khả năng dự báo trước các biến động vẫn còn kém, điều này làm cho các doanh nghiệp mất đi các cơ hội kinh doanh trên thị trường . 2. Cung về hàng hoá Trên cơ sơ đê xác định xem khả năng sản xuất trong một thời gian các doanh nghiệp có khả năng cung ứng cho thị trường mà doanh nghiệp đang cung cấp là bao nhiêu. Dựa trên các yếu tố thông tin về lao động, vật tư tiền vốn, dự trữ vật tư hàng hoá và các tiềm năng khác của doanh nghiệp để xác định cung của doanh nghiệp có khả năng đưa ra thị trường, cũng dựa lượng cung về hàng hoá của doanh nghiệp đê biết được quy mô của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ. Đồng thời, đảm bảo số lượng hàng hoá cung cấp cho thị trường xuất khẩu cũng cần phải quan tâm đặc biệt đến chất lượng hàng hoá nữa. Vì chất lượng hàng hoá là một yếu tố quan trọng đê có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người và đảm bảo thoả mãn các điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật mà nươc nhập khẩu đặt ra đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị trường nội địa. Chất lượng đóng vai trò đảm bảo cho hàng hoá có thể bán được và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường và đảm bảo cạnh tranh với hàng hoá nội địa và hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh 3. Giá cả thị trường Giá cả đứng ở góc độ doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá ra thị trường là khoản thu nhập mà doanh nghiệp nhận được nhờ bán hàng hoá. Do đó giá cả được xem là một yếu tố quan trọng đánh giá doanh thu của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hoá như chi phí đầu vào, các yếu tố của thị trường mà hàng hoá đang cung cấp trên đó như quan hệ cung- cầu, giá hàng hoá nội địa, của các doanh nghiệp cạnh tranh khác, mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp hoặc sự ảnh hưỏng của giá hàng hoá đến việc tiêu thụ ở một số thị trường khác …Cũng tuỳ vào từng giai đoạn mà doanh nghiệp xuất khẩu có các quyết định về giá hàng hoá của mình để có thể cạnh tranh được trên thị trường. Nếu như sản phẩm mới đưa vào thị trường xuất khẩu thì đòi hỏi phải đưa ra chiến lược về giá đê hàng hoá có chỗ đứng trên thị trường với một số chiến lược như “ thâm nhập thị trường “, “bám chắc thị trường”. Nếu như hàng hoá đã có trên thị trường và đã có vị trí nhất thì có chiến lược thích hợp đê phát triển, mở rộng thị trường của mình, đảm bảo cạnh tranh với các đối thủ nội địa cũng như các đối thủ xuất khẩu khác … Hiên nay, hàng hoá của nước ta xuất khẩu sang thị trường các nước khác chỉ có một số mặt hàng có lợi thế hơn về giá so với hàng hoá thị trường nội địa như thuỷ sản, nông sản, …vì chúng ta có lợi thế về chí phí đầu vào rẻ hơn. Tuy nhiên sức cạnh tranh vẫn còn yếu. 4. Khả năng cạnh tranh trên thị trường Thị trường mục tiêu nước ngoài hiếm khi là một không gian thuần khiết cho mọi sự hiện diện thương mại. Các nhà sản xuất trong nước khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn Điều chủ yếu khi một công ty hay một doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài thực chất là tìm kiếm hoạt động kinh doanh và duy trì một vị thế thích hợp trên thị trường. Từ nguồn gốc và động lực đó các nhà hoạch định marketing khi thu thập thông tin và nghiên cứu phải xác định được : Ai có thể là đối thủ cạnh tranh, cơ cấu cạnh tranh …Trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị phải phân loại đối thủ cạnh tranh như: Đối thủ cạnh tranh về ước muốn, đối thủ cạnh tranh về hình thái sản phẩm và đối thủ cạnh tranh về nhãn hiệu hàng hoá. Đê hoạch định một chiến lược cạnh tranh chi tiết, các nhà quản trị marketing còn phải nghiên cứu những nhân tố tác động tới cạnh tranh. Doanh nghiệp có thể có một vị thế vững chắc hay mong manh trên thị trường nước ngoài là tuỳ thuộc vào những ứng biến và khả năng tiên đoán, xử lý thông tin của doanh nghiệp Thực tế, do kinh nghiệm kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn ít, trên thị trường quốc tế hầu như chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất ra là thấp, khó có thể cạnh tranh được với các hàng hoá của nước ngoài. Mặt khác, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp trong kinh doanh cũng chưa được cung cấp đầy đủ và không kịp thời, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu. Khi chúng ta nắm bắt được các thông tin về thị trường thì có lẽ thông tin đó cũng không còn giá trị nữa. Như vậy, yếu tố cạnh tranh là hết sức quan trọng đối với những người làm công tác xuất nhập khẩu hàng hoá. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào sự nhanh nhạy, sự hiểu biết của doanh nghiệp mà còn phải có sự giúp đỡ của Chính Phủ. 5. Thương hiệu Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ấn tượng, thể hiện bên trong(cho các sản phẩm và doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp. Giá trị của thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Xem xét thương hiệu bao gồm thương hiệu hàng hoá, thương hiệu doanh nghiệp và chỉ dẫn địa lý và tên gọi hàng hoá. Hàng hoá xuất khẩu của nước ta trên thị trường thế giới vẫn chưa tạo dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng, chưa được người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu biết đến nhiều. Từ thực tiễn kinh nghiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu đê đưa hàng hoá vào trong các thị trường xuất khẩu lớn, sức cạnh tranh lớn thì trước tiên cần phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Khó khăn lớn nhất của phần lớn hàng hoá Việt Nam là chưa xây dựng được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng- khâu đảm bảo thành công trên thị trường xuất khẩu. Công tác tiếp thị còn yếu kém, nhiều khi không tìm hiểu kỹ nhu cầu, quy luật của thị trường, không nắm được thị hiếu của người tiêu dùng. Nhà xuất khẩu cần biết xây dựng thương hiệu và có chiến lược thương hiệu, làm sao để thương hiệu đến được với người tiêu dùng, in sâu trong tâm trí họ. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu và thị trường xuất khẩu hàng hoá. 1. Công cụ chính sách thương mại thuộc về thuế quan. Thuế xuất khẩu được dùng làm công cụ để điều tiết và quản lý xuất khẩu. Thuế này được đánh vào hàng hoá xuất khẩu nhằm hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, nếu dùng chính sách thuế quan để làm công cụ cho chính sách khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sẽ dẫn đến tình trạng duy trì một ngành sản xuất kém hiệu quả, kém khả năng cạnh tranh và do đó người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi nhất. Tuy nhiên trong nên kinh tế hội nhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hoá thì việc sử dụng thuế như một công cụ quản lý xuất khẩu sẽ không còn hữu hiệu bởi thuế xuất khẩu luôn làm cho giá cả tăng cao so với khi không đánh thuế hoặc thuế xuất khẩu bằng 0. 2. Các công cụ chính sách thương mại phi thuế quan. 2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao . Quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài có quan hệ ngoạigiao, ngoại thương thông qua các hiệp định được kí kết và triển khai cụ thể cho từng thời kì. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao, ngoại thương giữa các nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và tìm thị trường đối tác. 2.2. chính sách thương mại của Nhà nước . - Chính sách mậu dịch tự do: Tự do hoá thương mại gắn liền với việc Nhà nước áp dụng các b._.iện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại đối với hoạt động thương mại. Mục đích của tự do hoá thương mại là thúc đẩy quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới, hình thành một thị trường toàn cầu và phát huy lợi thế quốc gia tạo ra những môI trường lành mạnh giúp quốc gia phân phối nguồn lực trong nước một cách có hiệu quả nhất. Do vậy một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự do thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết ngoại thương. Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và vốn đầu tư tự do lưu thông và tao điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển theo quy luật cạnh tranh tự do. Chính sách này đã nhấn mạnh vào các ưu điểm như : Trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ, tăng cường sự tự do lưu thông hàng hoá giữa các nước, làm cho thị trường nội địa phong phú hàng hoá hơn dẫn tới kích thích các nhà sản xuất kinh doanh liên tục phải áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ tiên tiến đê nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả quản lý, giảm chi phí trong sản xuất đê từ đó có khả năng cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài, năng động trong kinh doanh và góp phần mở rộng thị trường ra nước ngoài. Tuy nhiên, chính sách mậu dịch tự do cũng đem lại những khuyết điểm. Khi thị trường trong nước được điều tiết bởi quy luật tự do cạnh tranh dễ dẫn đến nền kinh tế rơi vào tình trạng phát triển mất cân đối và khủng hoảng. Trong trường hợp các nhà sản xuất kinh doanh trong nước còn chưa đủ mạnh thì thông qua tự do hoá thương mại sẽ rất dễ bị các nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài chèn ép. Do vậy, tự do hoá thương mại không được thực hiện cho toàn bộ các ngành hàng trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, chỉ những ngành hàng đã đủ mạnh và có sức cạnh tranh cao thì mới thực hiện tự do hoá trong thương mại. - Chính sách bảo hộ mậu dịch: Nhà nước thường sử dụng các công cụ, biện pháp thuế quan và phi thuế quan để tránh cho hàng hoá và doanh nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá và doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể hơn, việc bảo hộ mậu dịch giúp các quốc gia tránh những cạnh tranh từ bên ngoài cho các sản phẩm, doanh nghiệp và người lao động trong nước do sự khác biệt về điều kiện sản xuất giữa các quốc gia nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối của nền kinh tế. Chính sách bảo hộ mậu dịch thường đem lại những ưu điểm trong việc giảm cạnh tranh của hàng hoá ở thị trường trong nước, đồng thời giúp các nhà sản xuất kinh doanh trong nước tăng cương tính canh tranh trong thị trường nội địa và góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh ở nước ngoài. Tuy nhiên chính sách này cũng có nhược điểm là sẽ bảo hộ thị trường nội địa qúa chặt dẫn đến xu hướng đóng cửa nền kinh tế, tổn thương đến phát triển thương mại quốc tế, dẫn đến sự bảo thủ trì trệ của các nhà sản xuất kinh doanh nội địa và đặc biệt là làm thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước bởi sản phẩm sản xuất từ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước kém chất lượng, chủng loại hàng hoá không phong phú và làm người tiêu dùng dễ bị ép giá. 2.3 Chính sách đầu tư - Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước.Nhần tạo ra một môi trường pháp lý ,thể chế thuận lợi ,khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện đầu tư mới,mở rộng quy mô và nghành nghề kinh doanh. Môi trường thuận lợi về pháp lý và thể chế chưa đủ đê khuyến khích các doanh nghiệp nếu không có thêm những ưu đãi cụ thể về huy động vốn, thủ tục hành chính, miễn giảm thuế có thời hạn, trợ giúp về thông tin, xú tiến thương mại. Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước là một nhân tố quan trong trọng nhằm tạo ra một nguồn cung cấp lớn ,ổn định,có chất lượng cao cho thị trường cho thị trường xuất khẩu hàng hoá. Nói cách khác khuyến khích đầu tư trong nước là cơ sở quan trọng để tăng nguồn cung ứng trong nước đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. - Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đối với nhiều nước đang phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp(FDI) là một phần quan trọng của chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đối với nền kinh tế sở tại thông qua: một, bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế ; hai, ảnh hưởng chuyển giao công nghệ, năng lực quản lý; ba, tạo việc làm cho người lao động ; bốn, đóng góp vào xuất khẩu. Tuy nhiên thực tế thu hút và sử dụng FDI có đóng góp tích cực như thế nào đối với xuất khẩu còn phụ thuộc vào chính sách thu hút, sử dụng FDI của quốc gia sở tại có tạo ra khuyến khích hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài đối với các lĩnh vực có định hướng xuất khẩu hay không ? Trong nhiều trường hợp, những biệ pháp ưu đãi của chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào xuất khẩu là không thoả đáng, các doanh nghiệp FDI sẽ có xu hướng chỉ tập trung khai thác thị trường nội địa trên cơ sở sử dụng nguồn lực chi phí thấp, đặc biệt là lao động của quốc gia đó. Như vậy, chính sách thu hút, sử dụng FDI sẽ ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá nếu có biện pháp khuyến khích về tài chính, ưu đãi về thủ tục… 2.4. Quy định hải quan. Hàng hoá xuất khẩu phải được thông qua một cách nhanh chóng. Nếu hoạt động hải quan phức tạp gây nhiều phiền hà cho người xuất khẩu thí sẽ làm mất cơ hôi kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn vậy phải hoàn thiện quy trình nghiệp vụ hải quan, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, phân loại hàng hoá theo mức độ quan trọng để từ đó thông qua nhanh những hàng hoá thông thường. 2.5. Hạn ngạch xuất khẩu . Hạn ngạch là công cụ hạn chế khối lượng xuất khẩu cao nhất của mặt hàng hay một nhóm hàng. hạn ngạch xuất khẩu được dùng để bảo hộ sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và những mặt hàng quý hiếm. 2.6.Tỷ giá hối đoái Nhà nước có thể điều chỉnh giá trị tiền Việt Nam tăng hoặc giảm so với ngoại tệ để không khuyến khích hoặc khuyến khích xuất khẩu. Nhưng cần nhấn mạnh rằng nếu dùng tỷ giá để khuyến khích xuất khẩu không phải trong trường hợp nào cũng tốt vì được lợi trong xuất khẩu thì lại bị thiệt trong nhập khẩu. Do đó, cần giải quyết đúng đắn quan hệ tỷ giá phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế và yêu cầu của CNH-HĐH đất nước. 2.7. Hàng rào kỹ thuật và vệ sinh kiểm dịch động thực vật. Đây là công cụ của WTO cho phép các nước được sử dụng các quy định thích hợp và phù hợp với việc bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho người tiêu dùng với điều kiện biện pháp này không tạo ra sự phân biệt đối xứng tuỳ tiện hoặc hạn chế vô lý quốc tế với bất kỳ nơi nào. Các cường quốc phát triển ứng dụng nhiều nhất công cụ này để bảo hộ mậu dịch như Nhật Bản, Mỹ ,cộng đồng chung Châu Âu. 2.8. Chế độ bảo vệ thương mại tam thời. Chế độ này bao gồm các biện pháp như tự vệ, trợ cấp, đối kháng, chống bán phá giá…Quyền tự vệ trong thương mại quốc tế được WTO thừa nhận để hạn chế định lượng hàng nhập khẩu trong 1 thời gian nhất định nhằm “bảo vệ”ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại hay có nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng. Với quyền này, nếu một sản phẩm của một nước mà đã được thuê hoá và bảo lưu được điều khoản tự vệ dặc biệt trong biểu cam kết quốc gia thì khi lượng nhập khẩu vượt qua số lượng giới hạn hoặc giá nhập khẩu giảm xuống mức giá giới hạn thì vác nước nhập khẩu có thể sử dụng quyền tự vệ đặc biệt. 2.9. hạn chế xuất khẩu tự nguỵên. Đây là một hình thức của hàng rào mậu dich phi thuế quan, theo đó quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng hoá xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không nước nhập khẩu sẽ áp dụng biện pháp “trả đũa” kiên quyết. 2.10. Hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật trang thiết bị cho việc thu thập thông tin thị trường thế giới hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp giao lưu với các đối tác nước ngoài để tìm kiếm thị trường và cơ hội kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá như tham gia hộ chợ quốc tê, gặp gỡ trao đổi thông tin thương mại với các nhà doanh nghiệp nước ngoài. Cần có nhiều hình thức khuyến khích xuất khẩu thông qua việc phát triển quỹ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu của Nhà nước. Vấn đề xúc tiến xuất khẩu phải được Nhà nước quan tâm thích đáng và trực tiếp thực hiện bởi lẽ mỗi doanh nghiệp riêng lẻ không thể làm tốt hoạt động mang tính chất vĩ mô này. 2.11. Tín dụng xuất khẩu. Nhà nước sử dụng công cụ xuất khẩu tín dụng như điều chỉnh lãi xuất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đơn giản hoá thủ tục hành chính cho các đối tượng vay làm hàng xuất khẩu. Cần có chính sách tín dụng dài hạn cho các dự án sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài. 3.Các yếu tố thuộc môi trường thế giới 3.1. Các nguyên tắc điều chỉnh thương mại quốc tế - Nguyên tắc tương hỗ. Theo nguyên tắc này các nước có quan hệ ngoại thương dành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán dựa trên cơ sở tiềm lực của các bên tham gia. Nhưng trong nhiều trường hợp các nước yếu hơn buộc phải chấp nhận các điều kiện do các bên mạnh hơn đưa ra. Trong điều kiện chưa vào WTO thì nước ta phải tranh thủ đến mức tối đa hiệp định thương mại song phương đê dành cho nhau những ưu đãi trong hoạt động xuất khẩu. Làm như vậy cả hai bên đều tạo được thị trường cho nhau và cùng có lợi nếu như quan hệ đó bền vững ổn định lâu dài. - Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này được thể hiện dưới 2 dạng : quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. Quy chế tối huệ quốc(MFN) là chế độ mà các nước cho nhau trongquan hệ kinh tế và buôn bán về mặt thuế quan, mặt hàng trao đổi, tàu bè chuyên chở, quyền lợi của pháp nhân và tư nhân cảu nước nay trên lãnh thổ nước kia. Đây là mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa các nước trên cơ sở hiệp định, hiệp ước giữa các nước một cách bình đẳng có đi có lại. Nếu nhận được quy chế tối huệ quốc, hàng hoá của nước nhân được MFN sẽ có sức cạnh tranh lơn hơn trên thị trường nước cấp MFN. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) là nguyên tắc đòi hỏi các nước thành viên của tổ chức WTO đối xử với hàng hoá nhập khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ tại cửa khẩu không kém phần thuận lợi hơn so với hàng được sản xuất trong nước. Cụ thể hơn, hàng hoá khi đã trả xong thuế quan và được nhập khẩu vào trongnwớc thì hàng hoá đó phải đựơc đối xử như hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước. - Nguyên tắc ngang bằng dân tộc: Nguyên tắc này đòi hỏi một nước dành cho tư nhân và pháp nhân nước ngoài trên lãnh thổ nước mình một sự đôí xử ngang bằng như đối xử với tư nhân, pháp nhân của chính nước mình trong những vấn đề như kinh doanh, thuế khoá, hàng hải cư trú, sự bảo vệ của luật pháp…ngoại trừ quyền bầu cử, ứng cử, nghĩa vụ quân sự. Nguyên tắc này thường được quy định trong hiệp định kinh tế- thương mại được ký kết giữa hai nước. 3.2. Tình hình chính trị quân sự. Sự biến động của tình hình chính trị quân sự trên thế giới co tác động mạnh mẽ đến tình hình cung và cầu trên thị trường của các nước. Do vậy, trong hoạt động phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu, việc nghiên cứu, phân tích thường xuyên tình hình chính trị này giữ một vai trò quan trọng, phục vụ cho việc tìm hiểu rõ ràng về các thông tin liên quan tới hoạt động nhập khẩu của các nước. Chương II: Thực trạng thị trường xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam. I. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Một thực tế nhân thấy rất rõ là quan hệ quốc tế ngày càng phát triển, toàn cầu hoá, mở rộng các mối quan hệ với khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế chung. Xuất khẩu được đặt lên vị trí quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và định hướng thị trường xuất khẩu được coi là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính khả thi của kế hoạch phát triển xuất khẩu. Việc có được thị trường xuất khẩu nghĩa là xác định được nhu cầu của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Nguyên tắc chung của định hướng thị trường xuất khẩu là đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, giữ vững và mở rộng thị trường truyền thống, đồng thời tích cực tìm thêm thị trường mới. Xem xét tình hình thị trường xuất khẩu của những năm trước ta thâý rằng :Từ 1986-1990 xuất khẩu được xác định là một trong ba chương trình kinh tế lớn :lương thực – thực phẩm: hàng tiêu dùng ; hàng xuất khẩu. Báo cáo của ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản: Xuất khẩu là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp, trong thời gian tới nhất thiết phải đạt được sự chuyển biến xứng đáng với tầm quan trọng và khả năng thực tế của nó. Nhiệm vụ đặt ra là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu. Thực tế là trước năm 1990 thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhỏ hẹp, xuất khẩu với số lượng ít, chất lượng chưa cao và chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Âu. Từ năm 1991 đến 2000 thị trường xuất khẩu hàng hoá có sự thay đổi đáng kể: Kim ngạch xuất khẩu chia theo khu vực thị trường đơn vị :triệu USD, % 91-95 1996 1997 1998 1999 2000 96-00 Tổng kn 17156 7255 9185 9361 11540 14455 51769 1.châu á-TBD 13260,3 5170,8 6113,9 5885,7 7195,8 9307 33673,2 Tỷ trọng 77,3 71,3 66,6 62,9 62,4 64,4 65 -ĐNA 3748,3 1776,8 2020,5 2349,1 2463,4 2613,8 11223,6 Tỷ trọng 21,8 24,5 22 25,1 21,3 18,1 21.7 -Nhật Bản 5130,4 1546 1675,4 1481,3 1768,3 2621,6 9092,6 Tỷ trọng 29,9 21,3 18,2 15,8 15,3 18,1 17.6 -Trung Quốc 908,3 340,2 474,1 478,9 858,9 1534 3686,1 Tỷ trọng 5,3 4,7 5,2 5,1 7,4 10,6 7,1 2.Các nước Âu- Mỹ 2981,1 1507,3 2659,1 3225,4 3685,3 4547 15624 Tỷ trọng 17,4 20,8 28,9 34,5 31,9 31,5 30,2 -EU 1668 849,8 1606,2 2116,4 2499 3251,6 10323 Tỷ trọng 9,7 11,7 17,5 22,6 21,7 22,5 19,9 -Mỹ 264,8 207,2 291,5 469 504 732,4 2201,1 Tỷ trọng 1,5 2,8 3,2 5,0 4,4 5,1 4,2 3.Châu phi 280,3 204,5 230,9 250,5 345,3 601 1632,2 Tỷ trọng 1,6 2,8 2,5 2,7 3,0 4,2 3,2 4.Các nước khác 519,9 373,5 181,1 0,0 313,6 0,0 868,2 Tỷ trọng 3,7 5,1 2,0 0,0 2,7 0,0 Nguồn:Vụ kế hoạch thống kê Bộ thương mại Xét trong giai đoạn 1991-1995 so với 1996-2000 ta they xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang khu vực Châu á _Thái Bình Dương chiếm tỷ trọng đa số (77,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ). Nhưng trong những năm gần đây trong giai đoạn 1996-2000 còn 65%. Các nước Châu Âu và Mỹ thì đang có xu hướng tăng lên tuy tốc độ vẫn còn chậm từ 17,4% giai đoạn 1991-1995 lên 30,2% giai đoạn 1996-2000.Xuất khẩu hay khu vực thị trường Châu Phi cũng có xu hướng tăng lên từ 1,6% (1991-1995)lên 3,2%(1996-2000). Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2001-2005: Khu vực thị trường Châu á đã giảm dần tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005, song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Âu có xu hướng tăng nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so với năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm) và đóng góp trên 20%trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong khi đó xuất khẩu vào khu vực thị trường Châu Mỹ tăng khá đột biến, chiếm tỷ trọng 8,9% năm 2001 lên 21,3% năm 2005 ; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh từ 7,1% nam 2001lên 20,2%năm 2005. Khu vực thị trường Châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2%2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp gần 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005. Tỷ trọng của khu vực thị trường Châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu chia theo thị trường giai đoạn 2001-2005. đơn vị :triệu USD, % 2001 2002 2003 2004 2005 2001-2005 Kn % Kn % Kn % Kn % Kn % Kn % Tổng xuất khẩu 15029 100 16706 100 20149 100 26503 100 32442 100 110829 100 1.Châu á 8610 57,3 8684 52 9756 48,4 12634 47,7 16383 50,5 56067 50,6 ASEAN 2556 17,0 2437 14,6 2958 14,7 3885 14,7 5450 16,8 17286 15,6 Trung Quốc 1418 9,4 1495 8,9 1748 8,7 2735 10,3 3082 9,5 10478 9,4 Nhật Bản 2510 16,7 2438 14,6 2909 14,4 3502 13,2 4639 14,3 15998 14,4 2.Châu Âu 3515 23,4 3640 21,8 4326 21,5 5412 20,4 5872 18,1 22765 20,5 EU-25 3152 21,0 3311 19,8 4017 19,9 4971 18,8 5450 16,8 20901 18,9 3.Châu Mỹ 1342 8,9 2774 16,6 4327 21,5 5642 21,3 6910 21,3 20995 18,9 -Hoa Kỳ 1065 7,1 2421 14,5 3939 19,5 4992 18,8 6553 20,2 18970 17,1 4.Châu Phi 176 1,2 131 0,8 211 1 427 1,6 681 2,1 1626 1,5 5.Châu Đại Dương 1072 7,1 1370 8,2 1455 7,2 1879 7,1 2595 8,0 8371 7,6 II. Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. 1.Khái quát thực trạng thị trường xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trong năm qua. Hoạt động xuất khẩu năm 2005 diễn ra trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động: giá dầu mỏ tăng cao kéo theo giá hàng nhiều hàng hoá khác tăng lên; Thương mại Trung Quốc phát triển mạnh sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với những sản phẩm xuất khẩu cùng loại của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam; việc xoá bỏ hạn ngạch ngạch dệt may đối với các nước thành viên WTO tạo ra khó khăn lơn cho các nước xuất khẩu dệt may chưa phải là thành viên của WTO như nước ta; các rào cản thương mại và phi thương mại ở nhiều thị trường xuất khẩu gây khó khăn cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường đó. Trong nước, thiên tai và dịch cúm gia cầm lan trên diện rộng, nhiều hàng hoá xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước đã có nhưng giải pháp, chính sách điều hành xuất khẩu nhằm vượt qua khó khăn trong và ngoài nước, các hiệp hội tham gia xuất khẩu đã huy động tối đa nguồn lực, cố gắng tăng cường năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu , chủ động tìm kiếm, khai thác thị trường … Kết quả là xuất khẩu đạt mức tăng trưởng khá, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế- xã hội của cả nước trong năm. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ước đạt 32,22 tỷ USD , tăng 21,6% so năm 2004. Kim ngạch xuất khẩu 2005 tiếp tục tăng cao, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 lên 110,83 tỷ USD, gấp 2 lần kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 1996-2000. Tốc đọ tăng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 17,5 %/năm trong giai đoạn, vượt 1,5% so với mục tiêu đặt ra trong chiến lược ( là 1,6%). Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt khoảng 390 USD, cao hơn mục tiêu đặt ra trong chiến lược ( đến năm 2005 đạt 340 USD / người). Xuất khẩu tăng nhờ tăng kim ngạch và có thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu mới. Nhiều mặt hàng xuất khẩu mới bắt đầu có kim ngạch khá lớn như tinh bột sắn, sản phẩm từ cao su, thép và các sản phẩm từ thép.. các mặt hàng xuất khẩu truyền thống tiếp tục giữ vững được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu: hàng dệt may tăng 10,3%; giày dép tăng 12,9%; thuỷ sản tăng 16%, cà phê tăng15%, sản phẩm gỗ tăng 37,2%; cao su tăng 16%; máy tính và linh kiện máy tính tăng 33%...Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt tốc độ tăng kim ngạch ở mức kỷ lục như gạo (tăng 48), than đá (tăng 88,5) .. Đáng chú ý là xuất khẩu dầu thô, mặc dù lượng xuất khẩu giảm 7,9% nhưng nhờ giá thế giới tăng cao nên kim ngạch vẫn tăng 30% so với 2004. Một số mặt hàng chủ lực giữ thứ hạng cao và có ảnh hưởng đến thị trường thế giới như gạo, cà phê (duy trì thư 2 trên thế giới), hạt tiêu (đứng đầu thế giới), hạt điều (đứng thứ 3 thế giới) Đặc biệt thị trường xuất khẩu được mở rộng so với 2004. Đến hết năm 2005, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở trên 200 thị trường, trong đó có 7 thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ, 23 thị trường đạt kim ngạch tử 100 triệu USD đến dưới 1 tỷ USD. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường trọng điểm đều tăng cao so với năm 2004 như ASEAN tăng 44%, Astralia tăng 42%, Nhật Bản tăng 26%, Hoa Kỳ tăng 18,8%, Trung Quốc tăng 8,2%. 2. Thực trạng một số thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. 2.1. Thị trường EU. 2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trước năm 1990. a. Kim ngạch xuất khẩu Sau năm 1975, mối quan hệ giữa nước Việt Nam thống nhất và cộng đồng Châu Âu (EC) dần được thiết lập. EC đã bắt đàu có một số cuộc tiếp xúc chính trị với Việt Nam và dành cho Việt Nam nhiều khoản viện trợ nhân đạo và quan trọng bằng lương thực, thuốc men trực tiếp hay gián tiếp thông qua các Tổ chức Quốc tế. Trong giai đoạn 1975-1978, viện trợ kinh tế của EC dành cho Việt Nam là 109 triệu USD, trong đó viên trợ trực tiếp là 68 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp là 68 triệu USD. Đối với những nước vốn đã có thiện cảm và quan hệ tốt với Việt Nam càng ủng hộ Việt Nam hơn nữa về mọi mặt. Quan hệ Việt Nam – EC đang có những tiến triển thuận lợi thì xảy ra sự kiện Campuchia vào năm 1979. Chính vì vậy, nó đã bị gián đoạn trong một thời gian. Nhưng cho đến ngiữa thập kỷ 80, cùng với sự cải thiệ quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu, giữa hội đồng tương trợ kinh tế (sev) mà Việt Nam là một thành viên với EC, quan hệ giữa Việt Nam và EC đã có những bước chuỷên biến mới. Hai bên nối lại các cuộc tiếp xúc chính trị và viện trợ cho Việt Nam. Kể từ năm 1985 EC bắt đầu gia tăng viên trợ nhân đạo cho Việt Nam. Cùng với hoạt động viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp ở một số nước thành viên EC đã có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam như Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Italia và Anh bắt đầu thiết lập mối quan hệ buôn bán với các doanh nghiệp Việt Nam. Hoạt động buôn bán được hai bên tích cực thúc đẩy, vì vậy qui mô buôn bán ngày càng mở rộng. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EC thu hút được sự quan tâm của cả doanh nghiệp hai phía. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – EC tăng nhanh 50,71%/năm và tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên Nhìn vào số liệu : Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU 1985-1989 đơn vị :triệu USD 1985 1986 1987 1988 1989 (1)Tổng kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam 698,5 789,1 854,2 1038,4 1946,0 (2)Kim nghạch xuất khẩu của Xiệt Nam sang EU 18,4 25,7 33,1 47,7 93,3 Tỷ trọng (2) trong (1) (%) 2,6 3,3 3,9 4,6 4,8 Trong đó: 1.Pháp 12,3 18,5 24,1 35,6 79,7 2.Đức 0,2 3,2 4,5 7,5 8,7 3.Italia 0,3 0,6 1,7 2,2 2,8 4.Anh 1,2 1,2 1,3 1,4 1,5 5.Bỉ 2,6 2,1 1,3 0,7 0,4 6.Hà Lan - 0,1 0,2 0,3 0,2 Nguồn:Số liệu thống kê của trung tâm tin học và thống kê Trong 5 năm (1985-1989), Việt Nam đã xuất khẩu sang Ec một khối lượng hàng hoá trị giá 218,2 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này năm 1989 tăng 5,07 lần so với năm 1985. Tỷ trọng của nó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cung tăng từ 2,6% năm 1985 lên 4,8%năm 1989, tăng 1,85 lần. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thàn viên EC năm 1989 tăng mạnh và đột ngột so với các năm trước, tăng 95,6% so với năm 1988. Nguyên nhân là do Việt Nam ó thêm hai mặt hàn xuất khẩu mới với khối lượng khá lớn và trị giá cao sang Ec là dầu thô và hàng thuỷ sản. Hai sản phẩm này la kết quẩ thu được từ những thành tựu bước đàu của chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế mà Chính phủ Việt Nam đã đưa ra từ năm 1986. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EC là Pháp, chiếm tỷ trọng 74,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EC, tiếp đến là Đức “(10,5%), Bỉ (5,7), Anh (4,3)… 2.1.1. Thực trang hoạt động xuất khẩu h của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 1990 trở lại đây. Quan hệ thương mại Việt Nam –EU đang ngày càng phát triển. Cơ sở pháp lý điều chỉnh và đảm bảo cho sự phát triển ổn định của mối quan hệ này là Hiệp định Hợp tác ký năm 1995, theo đó về thương mại hai bên dành cho nhau đãi ngộ tối huệ quốc , cam kết mở cửâ thị trường cho hàng hoá của nhau tới mức tối đa có tính đến điều kiện đặc thù của mỗi bên và EU cam kết dành cho hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ vập(GSP):và hiệp định buôn bán hàng dệt may có giá trị hiệu lực tự năm 1993, đến nay đã 2 lần gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Chính cơ sở pháp lý trên đã tạo điều kiệnthuận lợi cho Việt Nam khai thác được lợi thế so sánh tương đối trong hợp tác thương mại vơi EU. Hiện nay, EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quy mô buôn bán giữa hai bên ngày càng được mở rộng. Kim ngạch xuất nhập khẩu sau thời gian dài ở mức độ khiêm nhường và nhập siêu luôn nghiêng về phía Việt Nam , từ năm 1995-năm Việt Nam ký hiệp định hợp tác với EU mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới của mối quan hệ hợp tác song phương. Việt Nam đã có xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng lớn. Việt Nam đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường EU, vì vậy tình trạng thâm hụt triền miên trong cán cân thương mại Việt Nam –EU đã bị đẩy lùi. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều không ngừng tăng lên hàng năm, tuy nức tăng trưởng chưa được ổn định. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng liên tục từ năm 1993, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại có xu hướng giảm kể từ năm 1998. Kim ngạch xuất- nhập khẩu của Việt Nam – EU Đơn vị: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu kim ngạch xuất nhập khẩu trị giá trị giá Tốc độ (%) trị giá Tốc độ (%) trị giá Tốc độ (%) xuất siêu 1990 141,6 - 153,6 - 295,2 - -12 1991 112,2 -20,8 274,5 78,7 386,7 31 -162,3 1992 227,9 103,1 233,2 -15 461,1 19,2 -5,3 1993 216,1 5,2 419,5 79,9 635,6 37,8 -203,4 1994 383,8 77,6 476,6 13,6 860,4 35,4 -92,8 1995 720,0 87,6 688,3 44,4 1408,3 63,7 31,7 1996 900,5 25,1 1134,2 64,8 2034,7 44,5 -233,7 1997 1608,4 78,6 1324,2 16,8 2032,8 44,1 284 1998 2125,8 32,2 1307,6 -1,3 3433,4 17,1 818,2 1999 2506,3 17,9 1052,8 -19,5 3559,1 3,7 1453,5 2000 2824,4 12,7 1302,6 23,7 4127,0 15,9 1521,8 2001 3002,9 6,3 1.527,4 17,2 4.530,3 9,7 1475,5 2002 3149,9 4,9 1841,1 20,5 4.991,1 10,2 2017,7 2003 3858,8 22,5 2.472,0  34,3  6.330,8 26,8 1386,8 2004 4962,6 28,7 2.509,5 3,5 7.472,1 18 2453,1 2005 5800  2.600  8.500 3200 Rõ ràng là quy mô buôn bán không ngừng gia tăng, trong giai đoạn 1990-1999 tăng 12,1 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại bình quân giữa Việt Nam và EU là 31,78%/năm. Thời kỳ 1997-1999, Việt Nam đã xuất siêu sang EU là 2555,7 triệu USD, chiếm 41% kim ngạch xuất khẩu và 24,7% kim ngạch xuất khẩu song phương. thực tế thấy thị trường EU đã chấp nhận hàng hoá của Việt Nam và triển vọng còn tăng nhanh hơn nữa. Giai đoạn 2000-2005 kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường tăng và đều xuất siêu qua các năm. Điều này chứng tỏ hàng hoá Việt Nam đã có 1 vị trí quan trong trong thị trường EU Xem xét cơ cấu xuất khẩu theo các nước EU, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước trong khối EU đều tăng lên hàng năm (trừ Phần Lan và Hy Lạp). Đối với thị trường như Thuỵ Điển, Anh, Hà lan, Bỉ, ..có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức , chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%) Anh (14,9%) Hà Lan (47,7%) Bỉ (8.6) Italia (7,1%) Tây Ban Nha (5,5%) Thuỵ Điển (2,6%) Đan Mạch(2,4).. Năm 2004 các nước thành viên EU là khách hàng nhập khẩu chính của Việt Nam gồm Đức 1,1tỷ USD, Anh 990 triệu USD, Pháp 525 triệu USD , Hà Lan 560 triệu USD, Bỉ 517 triệu USD … b. Cơ cấu hàng xuất khẩu Các mặt hang xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang EU là giày dep, hàng dệt may, cà phê, sản phẩm bằng da thuộc, đồ gỗ gia dụng, đồ chơi trẻ em và các dụng cụ thể thao… Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian gần đây có một vài thay đổi: xuất hiện mặt hàng chế biến sâu (hàng điện tử, điện máy). Tỷ lệ hàng chế biến sâu ngày càng tăng, đặc biệt các mặt hàng điện tử mới xuất khiệ vài năm gần đây nhưng đến năm 1999 đã đạt kim ngạch khích lệ. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến tăng lên chiếm khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu Việt Nam –EU và tỷ trọng hàng nguyên liệu thô giảm xuống còn 30%, tuy nhiên cho tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu chế biến sâu và tinh. Đặc biệt từ năm 1996, nhóm hàng công nghệ tăng nhanh, nhất là giày dép và quần áo, nhóm hàng thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng giảm sút do lượng tôm đông lạnh giảm. Hàng xuất khẩu của Việt Nam snag EU chủ yếu là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động, hoặc là hàng có mức độ gia công chế biến thấp, nguyên liệu và nông sản. 2.2. Thị trường Châu á. Sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông âu tan rã, các nước Châu á dã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước ta. Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang khu vực thị trường này năm 1991 đã vọt gần 77%, nhưng những năm sau này nhờ nỗ lực khai thông hai thị trường mới ở Châu âu và Bắc Mỹ, tỷ trọng hàng xuất sang Châu á đã giảm dần nhưng vẫn còn rất cao (khoảng 60%) Ta thấy kim ngạch xuất khẩu ở khu vực Châu á có xu hướng giảm ở một số nước và tăng ở một thị trường lớn. Giai đoạn 1991-1995 Singapo , Hồng Kông là thị trường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam lớn trong khu vực. Sang giai đoạn 1996-2000 thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản , Singapo, Trung Quốc, Đài Loan tăng lên đáng kể, đặc biệt là Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản được xem là khách hàng lớn nhập khẩu lớn hàng hoá của Việt Nam. Bên cạnh đó thị trường Trung Quốc cũng được xem là một quốc gia phát triển mạnh và là một thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn, có nhiều tiềm năng cho hàng hoá của Việt Nam . Tuy nhiên đê xuất khẩu hàng hoá sang 2 thị trường lớn này đòi hỏi hàng hoá của Việt Nam phải có sức cạnh tranh rất lớn so với hàng hoá của thị trường nội địa Kim ngạch xuất khẩu khu vực Châu á - Thái Bình Dương đơn vị : triệu USD 1991-1995 1996 1997 1998 1998 2000 1996-2000 2001 2002 2003 2004 Trong đó: Brunây 0,1 0,1 0,5 0,7 1,4 1,5 1,5 0,5 Campuchia 280,8 99 108,9 75,2 91,1 110 484,4 146 178,4 267,3 384,6 Indonesia 139,4 45,7 17,6._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4784.doc
Tài liệu liên quan