Lời mở đầu
Kể từ khi chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường mở cửa, đất nước ta đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu. Trong đó không thể không kể đến sự đóng góp lớn lao của ngành dệt may, một ngành mũi nhọn trong quá trình tăng trưởng kinh tế về hướng xuất khẩu của nước ta.
Ngành dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí quan trọng trong cơ cấu sản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành công nghiệp nhẹ nói riêng. Thông qua hoạt động xuất kh
14 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẩu, ngành đã tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Ngoài ra ngành dệt may còn đảm bảo hàng hoá tiêu dùng trong nước, thu hút nhiều lao động đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu không lớn, ít rủi ro, phát huy hiệu quả nhanh, tạo điều kiện cho hoạt động mở rộng thương mại quốc tế nên phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về thị trường hàng dệt may xuất khẩu của nước ta cùng những thuận lợi, khó khăn thách thức để đưa ra những giải pháp khắc phục em đã lựa chọn đề tài “Thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ” làm bài tiểu luận của mình.
Bài tiểu luận của em được trình bày theo một dàn ý chính như sau :
Vai trò của ngành dệt may và chính sách xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Giải pháp tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Chắc chắn trong bài tiểu luận của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các Thầy Cô trong Khoa góp ý để những bài tiểu luận sau của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
1. Vai trò của ngành dệt may và chính sách xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam.
Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế.
Dệt may vốn là một ngành sản xuất thiết yếu đã xuất hiện từ lâu đời, được hình thành và phát triển đầu tiên ở các nước Châu Âu. Cùng với tiến trình các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, việc áp dụng các thành tựu kỹ thuật khiến cho ngành dệt may Châu Âu đạt tới những bước nhảy vọt cả về chất và số lượng, đem lại thu nhập cao cho người dân và cho nhiều quốc gia. Tuy nhiên, chi phí để trả lương cho các công nhân cao dần đã thúc đẩy ngành dệt may chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là những nước có nguồn lao động dồi dào với mức giá thuê nhân công rẻ. Và đây là một lợi thế lớn cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp, để thúc đẩy nền kinh tế như vậy phát triển, nước ta cần thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong giai đoạn đầu của cuộc cải cách, nước ta đã lâý công nghiệp hoá làm mục tiêu. Và chúng ta đã thành công nhờ vào việc phát triển mạnh các ngành có khả năng tận dụng những lợi thế có sẵn như nguồn nhân lực dồi dào với giá thuê rẻ, ngành dệt may là một ngành như vậy. Ngành dệt may đã góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, có vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Như vậy đồng nghĩa với việc tạo thu nhập và ổn định đời sống người lao động. Ngoài ra hàng năm còn đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, bổ sung ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước bù đắp được phần nào bội chi ngân sách.
Chính sách xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.
a. Thủ tục hải quan – xuất khẩu
Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo quy định chính thức về xuất khẩu hàng hoá và khi thep yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý như:
- Hạn chế số lượng (giấy phép xuất khẩu) nước ta vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ chính sách xuất khẩu hàng dệt may do đó về số lượng vẫn còn bị hạn chế.
- Hạn chế ngoại tệ (giám sát ngoại hối).
- Hạn chế tài chính (kiểm tra hải quan, thuế quan).
- Nhu cầu thống kê thương mại (báo cáo thống kê).
- Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh, y tế, hàng nguy hiểm,hàng cấm.
- Kiểm tra áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế quan (giấy chứng nhận xuất xứ).
Các chứng từ phục vụ cho việc kiểm tra hải quan xuất khẩu hàng hóa bao gồm:
+ Giấy phép xuất khẩu.
+ Bản khai hàng xuất khẩu.
+ Bản trích sao hợp đồng bán hàng.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu hợp đồng mua bán yêu cầu).
+ Giấy chứng nhận kiểm định (theo hợp đồng mua bán).
+ Các giấy tờ khác theo quy định của hải quan như phiếu đóng gói (packing list), giấy chứng nhận số lượng, khối lượng, hợp đồng thuê tàu.
Ngoài ra khi làm thủ tục hải quan, thông thường phải kiểm tra tư cách pháp nhân của người xuất khẩu cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp pháp và đúng quy định không.
Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan và lệnh giao hàng thì người xuất khẩu mới được gửi hàng xuất đi.
b. Phân bổ hạn ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Khi ra quyết định phân bổ hạn ngạch và thủ tục cấp thị thực, Bộ thương mại đã có văn bản hướng dẫn xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ. Từ đó hạn ngạch xuất khẩu được phân bổ như sau:
Trước hết, phân bổ tập trung vào mặt hàng. Doanh nghiệp(DN) có dưới 250 máy may thì chỉ phân bổ theo một mặt hàng. Mặt hàng ở đây cần hiểu là chủng loại sản phẩm. Tức là, DN nào chuyên may quần thì chỉ được phân bổ hạn ngạch theo sản phẩm quần, bất kể là quần ngắn hay quần dài. Còn DN chuyên may áo thì sản phẩm có thể là áo dài tay, ngắn tay, cotton hay bất kỳ chất kiệu nào cũng được miễn là chỉ may áo. Việc phân bổ dựa theo cấp số nhân: nếu DN có 250-500 máy sẽ được phân tối đa hai mặt hàng, 500-1000 máy ba mặt hàng, trên 1000 máy có tối đa bốn mặt hàng.
Thứ hai là phân bổ theo trọng tâm thị trường. Trước đây thị trường chính của ngành dệt may là EU và các nước không áp dụng hạn ngạch ở Châu á. Nay thị trường Mỹ đang tâm điểm của mọi đơn đặt hàng. Những DN có số máy may ít dưới 250 máy chỉ chọn một thị trường để hoạt động xuât khẩu có hiệu quả.
Thứ ba là số lần phân bổ hạn ngạch trong năm. Nước ta chỉ phân bổ 2 lần trong một năm. Nguyên nhân là đơn hàng của Mỹ và cả Châu Âu đều theo mùa. Mùa đông nhà nhập khẩu dặt hàng vào tháng 2, mùa hè vào tháng 7. Phân bổ trong khoảng tháng giêng và tháng 6 cho hai mùa.
Thứ tư, trong quá trình phân bổ hạn ngạch, nhất thiết sẽ xem xét các yếu tố liên quan giá trị gia tăng của mặt hàng xuất, nhãn hiệu hàng xuất và các ảnh hưởng khác có liên quan đến giá trị xuất khẩu. Ưu tiên cho những DN có năng lực cung ứng hàng cho các nhà phân phối thương hiệu tên tuổi, có giá trị xuất khẩu cao, những DN nhận hợp đồng theo giá FOB.
2. thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ.
2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
* Kim ngạch xuất khẩu:
Mỹ là một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng mạnh và cạnh tranh ác liệt. Từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, quan hệ buôn bán giữa hai nước đã phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ bao gồm các chủng loại như sơmi nam, quần âu, găng tay, áo jacket... Trong các năm trước đây, từ năm 1994-1999, kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng với tốc độ cao.
Bảng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Trị giá (triệu USD)
2,44
15,1
20,02
23,1
26,4
48
60
Cho tới năm 2003, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam ước đạt 3,6 tỷ USD, tăng trên 30% so với năm 2002. Trong đó, riêng thị trường Hoa kỳ chiếm 54% với 1,95 tỷ USD. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt hơn 2 tỷ USD một năm (2005). Đây là một sự nỗ lực không ngừng của ngành dệt may nước ta.
* Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu:
Sản phẩm dệt may của nước ta đã không ngừng tăng lên về chất lượng cũng như mẫu mã. Ngoài những mặt hàng truyền thống như quần áo bảo hộ lao động, sợi, vải lụa, vải bạt, jacket... đã có thêm hơn 10 chủng loại đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính Mỹ như comple, veston...
Đặc biệt là sản phẩm dệt kim từ chỗ vài loại sản phẩm đơn giản thì nay đã có nhiều chủng loại với màu sắc phong phú dùng cho mặc lót trong, mặc ngoài như của các doanh nghiệp áo Pull Thành Công, áo polo shirt Hà Nội, dệt kim Đông Xuân, các loại tất dệt Xuân Đình, dệt Nha Trang...
2.2 Thuận lợi và thách thức đối với hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
2.2.1. Thuận lợi.
Về mặt cơ chế chính sách.
Công cuộc đổi mới chính sách bắt đầu từ năm 1986 đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam có những phương hướng và động lực phát triển mới. Những chính sách tác động tích cực đến ngành dệt may là:
Thứ nhất là chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, đặc biệt là sự nới lỏng quy chế thương mại cho phép một số xí nghiệp tổ chức kinh doanh các địa phương được quyền xuất khẩu trực tiếp tạo môi trường thuận lợi đối với ngành dệt may.
Thứ hai, thông qua các đại hội, Nhà nước ta đã xác định sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu là mục tiêu chiến lựoc để chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu. Thêm nữa là luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi đã tạo khả năng cho ngành dệt may thu hút được khá lớn vốn đầu tư nhằm mục tiêu phát triển sản xuất.
Thứ ba, với chính sách mở cửa nền kinh tế, tham gia quan hệ ngoại giao đa phương hoá, chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, nhất là với Mỹ.
Thứ tư, chính sách về khuyến khích xuất khẩu. Để khuyến khích xuất khẩu từ nhiều năm nay Nhà nước đã không đánh thuế xuất khẩu vào mặt hàng dệt may. Đồng thời thành lập hiệp hội dệt may Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vinatas nhằm mụch đích bắt kịp thị trường dệt may thế giới, tư vấn về đầu tư kỹ thuật chuyển giao công nghệ liên doanh liên kết quốc tế. Mặt khác tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác lẫn nhau trong các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, mua sắm thiết bị vật tư, quản lý nghiệp vụ, trao đổi thông tin... vì sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.
Ngoài ra để đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu Chính phủ đã cho phép áp dụng nhữngbiện pháp sau:
- Tăng cường hơn nữa quyền kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn lại thuế doanh thu trả cho nguyên liệu, phụ liệu và bán sản phẩm đầu vào.
- Với luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được Quốc hội sửa đổi bổ sung vào tháng 5/1998 đã giành thêm một số ưu đãi cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, trong đó có việc thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Về vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Chính phủ cùng các doanh nghiệp ngành dệt may đã có những chính sách thoả đáng trong thời gian qua. Nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đồng thời các doanh nghiệp đã cho thấy được ngành dệt có khả năng thu hồi vốn nhanh nên đã có rất nhiều các dự án đầu tư và thu hut được vốn của các nước ngoài.
Hiện nay đã có 165 dự án FDI đầu tư vào lĩnh vực dệt may với tổng số vốn đạt gần 1.900 triệu USD, vốn thực hiện 738 triệu USD. Trong đó có 71 dự án về dệt với số vốn đăng kí là 1.577 triệu USD, 94 dự án dệt may vốn đăng kí là 269 triệu USD. Đã có 98 dự án đi vào sản xuất tạo việc làm cho 4 vạn lao động với mục tiêu đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn.
Ngoài ra hiện còn có 19 nước đầu tư cho lĩnh vực dệt may chủ yếu là các nước Châu á trong đó có Đài Loan đứng đầu với 23 dự án với tổng số vốn khoảng 56 triệu USD, Hàn quốc 14 dự án số vốn gần 22 triệu USD ...
c. Về nguồn nhân lực.
Nước ta hiện nay có nguồn nhân lực hết sức phong phú, dồi dào. Với số dân cả nước khoảng 81 triệu người, số người trong độ tuổi lao động xấp xỉ 35 triệu trong đó phụ nữ chiếm 52%. Mà ngành dệt may có nhiều công đoanh thủ công, không đòi hỏi nhiều sức lực nên rất phù hợp với nữ giới với đức tính cần cù sáng tạo. Giá nhân công của nước ta lại tương đối rẻ hơn so với các nước khác thế nên đây cũng là thế mạnh để tăng ưu thế cạnh tranh trong giá bán hàng may mặc trên thị trường quốc tế.
2.2.2. Khó khăn thách thức của hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đã tăng trưởng không ngừng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (đứng thứ 2 sau dầu thô). Thế nhưng kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường tiềm năng lớn Mỹ lại rất nhỏ (theo như bảng số liệu kim ngạch xuất khẩu đã trinh bày ở mục trên).
Nguyên nhân chủ yếu là do hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào Mỹ vẫn phải chịu thuế suất rất cao. Tại Mỹ có các luật về trách nhiệm đối với sản phẩm có hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), tức là các nước được xuất khẩu vào Mỹ sẽ được miễn thuế nhập khẩu hoặc ít nhất là 30% giá trị gia tăng tai chính nước đó. Trong khi đó hiện nay Việt Nam vẫn chưa được hưởng ưu đãi GSP cho tới khi là thành viên WTO và IMF.
Bên cạnh trở ngại thuế quan để tăng cường xuất khẩu sang thị trường Mỹ hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm của Mỹ và các nước xuất khẩu truyền thống vào Mỹ như: Trung Quốc, ấn Độ, các nước Nam Mỹ, đặc biệt là Trung Quốc nước đang có rất nhiều thế mạnh.
Thêm nữa là chất lượng hàng dệt may của nước ta chưa cao nên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Mỹ.
Ngoài ra khi nói đến những yếu kém của ngành dệt không thể không nhắc đến hạn chế của nghề trồng bông. Năng suất bông hiện nay của Việt Nam mới đáp ứng được 10-15% nhu cầu dệt, đặc biệt với xơ tổng hợp vẫn phải nhập khẩu 100%. Mặt khác , sợi bông của nước ta có nhược điểm ngắn, chất lượng thấp nên chỉ dệt được vải thấp cấp. Riêng năm 2002, Việt Nam phải nhập khẩu 49.000 tấn bông (chiếm 95% tổng cầu). Hàng năm chúng ta vẫn phải nhập khẩu 400-450 triệu mét vải phục vụ may xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Về mặt công nghệ kỹ thuật, việc đổi mới máy móc giữa ngành dệt và ngành may còn nhiều khập khiễng. Hiện nay, trên cả nước, ngành may đã đổi mới được 95% máy móc, thiết bị, trong đó, đưa 30% máy chất lượng cao, tự động hoá vào sản xuất như cắt chỉ tự động, ráp sơ đồ tự động, trải vải tự động... thì ngành dệt mới đổi mới được 30-35%, nhiều máy kéo sợi của Trung Quốc, ấn độ... từ những năm 1970-1975 vẫn tồn tại. Những thiết bị hiện đại của Đức, Thuỵ Sỹ, Italia, Pháp... mới chỉ chiếm 30-35%. Do đó, năng suất dệt vải của Việt Nam chỉ bằng 30% của Trung Quốc. Ngành dệt kém phát triển hơn dẫn đến tình trạng lâu nay là ngành may phải làm gia công. Vậy sẽ hạn chế rất nhiều việc xuất khẩu của toàn ngành dệt may.
3. Giải pháp tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
Phương hướng tổng quát.
Nhà nước cùng các cấp lãnh đạo ngàng công nghiệp dệt may đã xât dựng được những quan điểm chủ đạo và các mục tiêu quan trọng trong thời gian tới. Với mục đích tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp một mức tăng trưởng nhanh về doanh thu xuất khẩu, ngành dệt may của nước ta cần thực hiện theo các bước:
Hoàn thành nhanh chóng kế hoạch tổng thể phát triển ngành dệt may đến năm 2010, xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường, chiến lược sản phẩm để tập trung vào việc thực hiện hiệu quả.
Không ngừng mở rộng thị trường tại Mỹ bằng cách chú trọng đến các mặt hàng truyền thống, mặt hàng mới với mẫu mã đẹp, mặt hàng chất lượng cao theo tiêu chuẩn ISO và đa dạng hoá sản phẩm. Tăng cường đầu tư để nâng cao chất lượng vải, đảm bảo đủ máy móc thiết bị sản xuất, nguyên vật liệu thay thế.
Đẩy mạnh và khuyến khích phương thức giao hàng FOB để dần dần giảm bớt tỷ lệ hợp đồng phụ.
Kết hợp mở rộng đầu tư thông qua các liên doanh, hợp tác trong và ngoài nước để thu hút vốn, công nghệ, thị trường và kỹ năng quản lý. Tạo nhiều hướng đầu tư hướng tới thành lập các công ty cổ phần để nhanh chóng thực hiện quyền làm chủ của người lao động.
Thúc đẩy nhanh chóng quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp và tiến tới cổ phần hoá toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp dệt may trong cả nước.
3.2. Giải pháp cụ thể.
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ trong những năm tới chúng ta cần quan tâm tới những vấn đề chính sau:
Một là tăng cường nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ. Đây là một việc làm cần thiết đầu tiên cho bất cứ công ty nào muốn tham gia vào thị trường Mỹ. Hoạt động nghiên cứu thị trường đòi hỏi phải nắm bắt được những thông tin thiết yếu về nhu cầu, khả năng tiêu thụ cũng như điều kiện thâm nhập thị trường của hàng dệt may Việt Nam. Việc thâm nhập thị trường Mỹ có thể tiến hành bằng cách thông qua những chuyến viếng thăm cấp Chính phủ, các chuyến du lịch khảo sát để thu thập các thông tin về hạn ngạch nhập khẩu, thuế, phí buôn bán, các thủ tục, chính sách của thị trường Mỹ cũng như thị hiếu tiêu dùng nhằm có những giải pháp kịp thời, thích hợp xúc tiến sự phát triển nền kinh tế xuất khẩu dệt may nước nhà.
Hai là Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tài chính, cơ sở hạ tầng đất đai, lao động... đối với các doanh nghiệp nhỏ, vừa và mới thành lập vì loại hình này thích hợp với kinh doanh xuất khẩu.
Ba là phân bổ các dự án đầu tư một cách hợp lý giữa ngành dệt và ngành may. Đồng nghĩa với việc đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế mẫu vải dệt và sản phẩm may. Đây là công đoạn quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may đáp ứng nhu cầu của thị trường đặc biệt như Mỹ.
Bốn là đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu bằng cách tăng diện tích trồng bông công nghiệp từ 60.000 ha vào năm 2005 lên 150.000 ha vào năm 2010 để đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt. Chủ động trong nguyên, phụ liệu chính là cách tiếp thêm nguồn sinh lực cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may khi Việt Nam hội nhập WTO.
Cuối cùng là tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động vì lao động là một yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành dệt may hiện nay. Chúng ta luôn cần những lao động giỏi, chuyên ngiệp, có như vậy ngành dệt may của nước ta mới có đủ điều kiện để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh mạnh như Trung quốc, mới có thể đứng vững trên thị trường nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.
Kết luận
Từ khi ra đời đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã bộc lộ không ít những ưu, nhược điểm. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đang sắp trở thành thành viên của WTO, ngành công nghiệp dệt may chiếm một vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu. Hiện nay thị trường dệt may nước ta đang dần được khắc phục nhược điểm để nền kinh tế dần ổn định và phát triển lâu dài. Hoàn thành bài viết này, em có một mong muốn là làm sao cho ngành dệt may của nứoc ta ngày càng phát triển và sẽ trở thành một trong những thị trường lớn nhất không chỉ ở Mỹ mà còn ở nhiều quốc gia khác nữa. Vì sự hạn chế về trình độ hiểu biết cũng như tư duy diễn đạt nên không thể tránh được những thiếu sót ,kính mong đuợc sự góp ý của các Thầy Cô giáo trong khoa để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Văn Chu đã góp ý sửa chữa đề cương để em thực hiện được bài tiểu luận này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Trần Văn Chu- Quản lý và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế- NXB Thế giới, 8/2000.
2. PGS.TS Trần Văn Chu-Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.
Tạp chí: Thời báo kinh tế Việt Nam, Thuơng mại, Hải quan Việt Nam.
Trang web: (Vietnamnet)
Mục lục
Trang
A. Lời mở đầu. . . . . . . 1
B. Nội dung
Vai trò của ngành dệt may và chính sách xuất khẩu
hàng dệt may của Việt Nam.
1.1. Vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế. . 2
1.2 . Chính sách xuất khẩu hàng dệt may của nước ta. 3-4
Thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
sang thị trường Mỹ.
2.1.Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ 5
Thuận lợi và thách thức đối với hàng dệt may vào
thị trường Mỹ. 6-9
Giải pháp tăng trưởng khả năng xuất khẩu hàng dệt may
vào thị trường Mỹ.
3.1.Phương hướng tổng quát. 9-10
3.2. Giải pháp cụ thể. 10-11
C. Kết luận. . . . . . . . . 12
D. Tài liệu tham khảo. . . . . . . 13
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7053.doc