Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO

MỤC LỤC Lời nói đầu Việt nam đang trên đường phát triển sau sắc về kinh tế,văn hóa và xã hội. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nước nhà. Một trong những bước tiến của hội nhập kinh tế thế giới là Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO. Theo cam kết với WTO, kể từ 1.1.2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ hoàn toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống bán lẻ Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ phía cá

doc32 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hệ thống bán lẻ nước ngoài thâm nhập vào thị trường, để có thể cạch tranh và phát triển cần có những sự thay đổi thích ứng tích cực. Hy vọng đề án “ Thị trường và hệ thống bán lẻ Việt Nam khi thực hiện cam kết WTO” sẽ mang lại những giải pháp khả thi cho các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh sự cạnh tranh thị phần bán lẻ tại Việt Nam đang ngày càng khốc liệt. Tôi xin trân trong cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn tôi thực hiện đề án này. I. Khái quát về hệ thống bán lẻ của VN 1. Một số khái niệm cơ bản bán lẻ -nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân. -Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hay gia đình. Bán lẻ là các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng. Các chủ thể trong hệ thống phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ đều có thể tiến hành hoạt động bán lẻ song hầu hết hoạt động bán lẻ được tiến hành bởi các nhà bán lẻ. Nhà bán lẻ là những doanh nghiệp mà hoạt động bán hàng của họ chủ yếu là từ hoạt động bán lẻ. Mặc dù hầu hết hoạt động bán lẻ diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ song trong những năm gần đây hình thức bán lẻ không qua siêu thị, đại siêu thị ngày càng phát triển và trở nên phổ biến tạo nên một xu hướng tiêu dùng mới.  2. phân loại hệ thống Các dạng phân phối như sau: các cửa hàng tạp hóa bán lẻ; các cửa hàng trung tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiện; các trung tâm bán sỉ, các chợ đầu mối; hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong); các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt. Dạng 1: các cửa hàng bán lẻ Các cửa hàng bán lẻ đã tồn tại từ lâu đến mức không ai biết cửa hàng đầu tiên có từ khi nào và tới giờ thì các cửa hàng bán lẻ này vẫn tiêu thụ được trên 90% tổng lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay, các cửa hàng bán lẻ đã có sự thay đổi căn bản ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, TP HCM, Cần Thơ với sự phân hóa khá rõ về chủng loại hàng hóa và cách thức trưng bày. Ở các thành phố này, các cửa hàng bán lẻ đã không còn mang tính “tạp hóa” nữa mà mang tính “bán lẻ” – chủng loại mặt hàng giảm đi và số lượng các thương hiệu của cùng chủng loại tăng lên. Dạng 2: các cửa hàng trung tâm với diện tích lớn và vị trí thuận tiện Các trung tâm bán lẻ (shopping mall) hiện nay chưa nhiều, nhưng có thể nói đó là tương lai của thị trường bán lẻ hàng cao cấp – hiện nay có thể gọi tên 3 trung tâm là Parkson, Diamon Plaza và Vincom Tower là đúng tầm của một trung tâm mua sắm. Dạng 3: các trung tâm bán sỉ, các chợ đầu mối Các trung tâm bán sỉ và các chợ đầu mối sẽ là kênh phân phối bị ảnh hưởng mạnh nhất khi Việt Nam tham gia vào WTO. Đây là nơi mà sản phẩm sẽ được quyết định bởi hai nguồn lực: vốn cung ứng và sức mạnh thuyết phục hệ thống phân phối “ôm hàng” Các công ty Việt Nam có thể “mạnh một chân” là vốn cung ứng cho các chợ sỉ và các trung tâm bán sỉ kiểu Metro nhưng khi so sánh với các công ty có đủ “hai chân” là vốn và sức mạnh thương hiệu thì rõ ràng là sẽ luôn luôn bị ép phải thường xuyên ứng vốn, thậm chí đến một giai đoạn nhất định thì dù có vốn cũng chưa chắc đã có hiệu quả trong kinh doanh tại kênh phân phối này nếu như không có được một thương hiệu mạnh Dạng 4: hệ thống bán hàng lưu động (hàng rong) Hệ thống này rất hiệu quả ở các vùng quê nhưng nguồn hàng cung cấp của hệ thống này chính là các đại lý nhỏ hoặc thậm chí là các cửa hàng tạp hóa bán lẻ. Do đó hệ thống này góp phần tăng sức mạnh của hệ thống tạp hóa bán lẻ. Dạng 5: các cửa hàng bán lẻ chuyên biệt Đây là các cửa hàng chuyên doanh. Các cửa hàng này chỉ bán một chủng loại sản phẩm, có thể bán lẻ và cũng có thể cung cấp số lượng lớn theo yêu cầu.  II. Cam kết hội nhập WTO và tác động của nó đến thị trường và hệ thống bán lẻ 1.Cam kết hội nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam  1.1. Hiệp định về thương mại và dịch vụ (general agreement on trade in services-GATS) 1.1.1. Mục đích của hiệp định: Thiết lập một khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thương mại dịch vụ của các nước thành viên để tạo thuận lợi cho dòng thương mại dịch vụ có điều kiện phát triển thuận lợi, công bằng và có hiệu quả. 1.1.2. Nội dung cơ bản của hiệp định a. Các ngành dịch vụ (được phân thành 12 ngành với tổng số 155 phân ngành) 1.Dịch vụ nghề nghiệp và dịch vụ kinh doanh (Business services) 2.Dịch vụ liên lạc (Communication services) 3.Dịch vụ xây dựng và thi công (Construction and related engineering services) 4.Dịch vụ phân phối- đại lý môi giới ( Distribution services) 5.Dịch vụ giáo dục (Educational services) 6.Dịch vụ môi trường (Environmental services) 7.Dịch vụ tài chính Financial services 8.Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và dịch vụ xã hội (Health-related and social services) 9.Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành (Tourism and travel-related services) 10.Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao (Recreational, cultural and sporting services) 11.Dịch vụ vận tải (Transport services) 12.Dịch vụ khác bao gồm bất cứ loại hinh dịch vụ nào chưa được nêu ở trên b. Các phương thức cung cấp dịch vụ Qua tiêu dùng ở nước ngoài Cung cấp qua biên giới Hiện diện của thể nhân Hiện diện thương mại c. Nguyên tắc chung Nguyên tắc tối huệ quốc: Nếu một nước mở cửa một thị trường dịch vụ thì nước đó phải dành cơ hội đồng đều cho các nhà cung cấp dịch vụ của tất cả các thành viên của vWTO. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia: Các thành viên phải dành cho các dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ sự đối xử giống như họ dành cho dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước. Minh bạch hóa: Các thành viên phải công bố và thông báo sớm các thông tin về các quy định chung, về hệ thống luật định, các biện pháp được áp dụng, các quy định dưới luật và thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hoặc tiểu lĩnh vực dịch vụ cho hội đồng thương mại dịch vụ và các thành viên. Thừa nhận lẫn nhau: Các thành viên công nhận các thủ tục của nhau liên quan đến giáo dục- đào tạo, cấp giấy phép và các thủ tục khác cần phải có trong việc đáp ứng nhu cầu, điều kiện cần phải có cho các nhà cung cấp dịch vụ hoạt động. Đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước đang phát triển: tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển tham gia và hưởng lợi nhiều hơn từ thương mại dịch vụ. 1.1.3. Cam kết chung: a. Mức độ Các ngành nhạy cảm như bảo hiểm, phân phối, du lịch..ta giữ được mức độ cam kết phù hợp Các ngành viễn thông, ngân hàng, chứng khoán có một số bước tiến nhưng đều phù hợp với dịnh hướng phát triển của ngành đã được phê duyệt Công ty nước ngoài chỉ được phép hiện diện tại Việt nam dưới hình thức chi nhánh tuỳ theo từng ngành cụ thể đã cam kết. Trong công ty phải có ít nhất 20% cán bộ quản lý là người Việt nam Được phép mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt nam với tỷ lệ phù hợp với từng ngành (ngân hàng tối đa 30%) b. Các biện pháp hạn chế Hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ. Hạn chế tổng giá trị giao dịch. Hạn chế về sống lượng dịch vụ. Hạn chế về số lượng lao động. Hạn chế về hình thức thành lập doanh nghiệp. Hạn chế về vốn góp của nước ngoài. c. Những cam kết cụ thể quan trọng Dịch vụ viễn thông Cho phép thành lập liên doanh đa số vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông(chuyển phát, dịch vụ điện thoại, dịch vụ telex..) không gắn với hạ tầng mạng Dịch vụ viễn thông gắn với hạ tầng mạng(nhà nước nắm đa số vốn) nước ngoài chỉ được góp vốn tối đa 49% Dịch vụ ngân hàng 1/4/2007 được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ USD) Được thành lập chi nhành ngân hàng tại Việt nam (không được mở chi nhánh phụ và ngân hàng mẹ phải có tổng tài sản trên 20 tỷ USD) Trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập chi nhánh được nhận tiền gửi VNĐ từ các thể nhân Việt nam theo mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp: 1/1/2007: 650%;1/1/2008: 800%;1/1/2009: 900%; 1/1/2010: 1000%;1/1/2011: đối xử quốc gia đầy đủ. Được thành lập ngân hàng liên doanh, bên nước ngoài góp vốn không quá 50%; Được mua cổ phần các ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam không quá 30% vốn pháp định ngân hàng. Dịch vụ chứng khoán Ngay khi gia nhập các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện và công ty liên doanh với đối tác Việt nam tỷ lệ góp vốn không quá 49% Sau 5 năm cho phép thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài và thành lập chi nhánh ở Việt nam. Dịch vụ bảo hiểm Việt nam cam kết các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ(trừ bảo hiểm y tế), phi nhân thọ, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm… Từ ngày 1/1/2008 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểmtrách nhiệm của xe cơ giới, bảo hiểm các công trình dầu khí và các công trình đễ gây nguy hiểm đến an ninh công cộng.. Sau 5 năm kể từ ngày gia nhập các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ( thoả thuận với Hoa kỳ) Dịch vụ phân phối Các dịch vụ cam kết: dịch vụ đại lý hoa hồng,dịch vụ bán buôn, bán lẻ,dịch vụ nhượng quyền thương mại 1/1/2009 được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Mở điểm bán lẻ thức 2 trở đi phải được phía Việt nam cho phép theo từng trường hợp cụ thể. Không được phép phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý Một số mặt hàng nhạy cảm như sắt thép, xi măng, phân bón.. chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm 1.1.4. Lộ trình Theo cam kết với WTO, kể từ 1.1.2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ hoàn toàn cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất. Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn lập cơ sở bán lẻ thứ hai, sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT). ENT được WTO sử dụng trong đàm phán thương mại dịch vụ, dựa trên ba tiêu chí: số lượng các nhà bán lẻ trên một địa bàn cụ thể, sự ổn định của thị trường, và quy mô địa lý của khu vực dân cư. Ngoài ra, còn có thêm hai tiêu chí khác đã được Chính phủ Việt Nam ban hành (nghị định 23/2007) là quy hoạch của các tỉnh, thành phố và mật độ dân cư. Như vậy, nếu thị trường cần thêm một điểm bán thì địa phương sẽ cấp phép còn nếu cho rằng chưa cần, nhà quản lý có quyền từ chối cấp phép. Theo cam kết, lộ trình mở cửa ở thị trường dịch vụ phân phối như sau: Về hình thức đầu tư: -Từ tháng 1/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thành lập các công ty liên doanh phân phối hàng hóa, trong đó phía nước ngoài được phép chiếm giữ 49% số vốn. -Từ 01/01/2008: cho phép liên doanh không hạn chế vốn góp từ phía nước ngoài. -Từ 01/01/2009: cho phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) chỉ được xem xét tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. -Từ 01/01/2010: các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ tất cả các mặt hàng sản xuất tại VN và nhập khẩu hợp pháp vào VN. Đối với dịch vụ nhượng quyền thương mại, từ ngày 11/01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài có thể lập chi nhánh để cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam Về lập cơ sở bán lẻ: theo quy định tại Phụ lục số 01 Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM: "Quyền phân phố của nhà đầu tư nước ngoài gắn với quyền được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất". Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là khi nhà đầu tư nước ngoài  đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối sẽ đương nhiên được mở cơ sở bán lẻ ở bất cứ đâu trên địa bàn địa phương. Khi lập cơ sở bán lẻ thứ hai được xem xét dựa trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế - ENT  (số lượng các cơ sở bán lẻ cùng mô hình hoạt động, cùng chủng loại mặt hàng trong phạm vi địa phương; sự ổn định của thị trường địa phương; mật độ dân cư trên địa bàn dự kiến đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố). Về hàng hóa: danh mục hàng hóa loại trừ vĩnh viễn đó là những mặt hàng mà nhà ĐTNN sẽ không bao giờ được quyền tham gia phân phối trên lãnh thổ Việt Nam như: lúa, gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, sách - báo - tạp chí, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...). Danh mục hàng hóa loại trừ có thời hạn (nhà ĐTNN được quyền phân phối theo lộ trình mà Việt Nam đã cam kết như: từ 01/01/2009 máy kéo - phương tiện cơ giới - ô tô con và xe máy; từ 01/01/2010 rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe (trừ lốp máy bay), thiết bị nghe nhìn). 2. Tác động của thực hiện cam kết đối với thị trường và hệ thống bán lẻ Phân phối giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Hệ thống phân phối là những huyết mạch của tổng thể nền kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhất là khi đã gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp và nguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai. Tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc phá sản hoặc thua lỗ lớn. Thị trường bán lẻ ngày càng có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, bảo đảm lưu thông hàng hoá ổn định, lành mạnh a. Những tác động tích cực. Nhờ việc cảm nhận được sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng khi mở cửa, các DN trong nước đã chủ động cố gắng, củng cố, phát triển hệ thống phân phối trong nước, tạo liên kết, chuẩn bị cả về năng lực và khuyến nghị chính sách của nhà nước để thích nghi tốt hơn Các DN Việt Nam trong lĩnh vực bán buôn có thế mạnh chủ yếu về môi trường văn hóa, tập quán, thói quen, ngôn ngữ Có sự hỗ trợ của nhà nước về cơ chế chính sách, thông tin, tư vấn pháp luật, đào tạo bồi dưỡng nhân lực Nhà nước sẽ phải hỗ trợ để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu là các tập đoàn, công ty mẹ-con kinh doanh chuyên ngành; các tập đoàn và công ty mẹ-con kinh doanh hàng hóa tổng hợp, chợ đầu mối Vai trò của chợ truyền thống vẫn còn tồn tại và khá quan trọng. Đây là một kênh phân phối phù hợp với thói quen mua sắm của người Việt Nam và châu Á nói chung b. Những tác động tiêu cực. Thương hiệu của các doanh nghiệp dịch vụ phân phối chưa được khẳng định. Đến 60- 70% DN chưa chú ý hoặc chưa biết cách để phát triển, giữ gìn, bảo vệ thương hiệu của mình nên chưa đủ sức cạnh tranh trực diện với các DN nước ngoài Diện tích kinh doanh lại quá nhỏ hẹp, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu dễ bị lép vế so với các đối thủ nước ngoài 80% DN khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp; khả năng quản trị kinh doanh, dự báo, dự đoán thay đổi thị trường còn hạn chế; không đủ khả năng áp dụng phương thức tạo nguồn hàng vững chắc... để cạnh tranh với các DN nước ngoài. Những vấn đề như thiếu minh bạch, nhũng nhiễu, tham ô, hối lộ cũng làm tăng chi phí kinh doanh, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Những nhà sản xuất Việt Nam hầu như chịu lép vế khi ngồi trên bàn đàm phán với các nhà phân phối nước ngoài này, đặc biệt là với Metro. Những nhà sản xuất VN, đặc biệt là có vốn nước ngoài, nếu không làm theo điều kiện của Metro thì Metro sẽ gây áp lực với công ty mẹ ở nước ngoài. Đối với các nhà sản xuất nhỏ lẻ thì Metro buộc phải dán nhãn của Metro nếu muốn hàng vào trung tâm phân phối của họ Xu hướng mua sắm ở các trung tâm phân phối lớn có hệ thống kho hàng,siêu thị lớn mới được hình thành gần đây.Khó khăn chủ yếu nằm ở vấn đề tiếp cận khách hàng và tìm kiếm mặt bằng thích hợp... Vấn đề chiết khấu hàng hoá tại đây cũng rất đáng báo động. Sức mặc cả của người mua ngày càng tăng cùng với áp lực lớn từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài “khổng lồ” Hầu hết các nhà phân phối, bán buôn lớn của Việt Nam lại đều là đại lí cho các doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình là FPT, tập đoàn Phú Thái là đại lí phân phối cho SAMSUNG, TOYOTA Hùng Vương là nhà phân phối cho TOYOTA tại Việt Nam, IDC group là nhà phân phối cho DELL. Các nhà phân phối bán buôn của Việt Nam chưa tạo được uy tín trên thị trường. Kinh doanh manh mún, chộp giật là phổ biến. Do đó, hệ thống phân phối Việt Nam càng khó phát triển hơn khi làn sóng các nhà phân phối nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam từ 1/1/2009. III. Phát triển thị trường và hệ thống bán lẻ trong điều kiện thực hiện cam kết. 1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam Việt Nam liên tục được xếp hạng cao về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ (GRDI). Theo A.T. Kearney (hãng tư vẫn Mỹ), năm 2007 Việt Nam là nước có thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 4 thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc), năm 2008 vượt lên đứng đầu. Dự báo thời gian tới mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng cao (khoảng trên 20%). Sau ngày 01/01/2009, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ phân phối tại Việt Nam theo hình thức tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài do vậy, Việt Nam chắc chắn được nhiều tập đoàn phân phối nước ngoài nhắm đến trong chiến lược phát triển kinh doanh toàn cầu của họ. 1.1 Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, GDP năm 2004 tăng 7,5%, GDP năm 2005 tăng 8,4%, GDP năm 2006 tăng 8,17%, và dự kiến sẽ tăng tăng 9% trong năm 2007 ( dự báo do Ngân hàng Đầu tư "Credit Suisse" của Thụy Sĩ đưa ra - nguồn website Ngân hàng nhà nước ). Thị trường bán lẻ Việt Nam tuy qui mô còn nhỏ, song vẫn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài bởi áp lực cạnh tranh còn thấp, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm trên dưới 8%, chính trị ổn định.Bên cạnh đó người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất Châu Á, khá dễ tính và mức chi tiêu ngày càng tăng. Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân. Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 84 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal-Mart. Mỗi thị trường có có một giai đoạn nhất định được xem là cơ hội tốt để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam giống như một "tiểu Ấn Độ" của 5 năm về trước còn thị trường Trung Quốc - trước kia được xem như là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ- thì nay đang trong giai đoạn thoái trào; do đó các tập đoàn bán lẻ tập trung chuyển hướng chủ yếu vào thị trường Ấn Độ và Việt Nam - đang trong giai đoạn cực thịnh. Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ sở hạ tầng bán lẻ tại Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nữa với các trung tâm buôn bán nhỏ có lắp đặt điều hòa nhiệt độ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và các siêu thị xuất hiện ở nhiều nơi, thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến mua sắm. Việt Nam là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc các rào cản bị xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam. mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài. 1.2. Hạn chế của thị trường bán lẻ Việt Nam Bên cạnh những con số và những điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khá ấn tượng thì thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại trong mình nhiều hạn chế, yếu kém, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nó, như: Thói quen vì ham rẻ mà đi mua ở nơi xa hơn. Người dân Việt Nam có thể đi một quãng đường dài chỉ để mua một sản phẩm nhỏ với giá rẻ hơn một chút so với hàng trong các trung tâm thương mại. Điều này đã trở thành suy nghĩ quen thuộc trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Mặt khác, người Việt di chuyển chủ yếu bằng xe mô tô có thể đi được đến mọi nơi, lại không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua sắm, họ chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình cần trong các cửa hàng tư nhân nhỏ lẻ. Mô hình cửa hàng này tuy thuận tiện, nhưng không quy mô, ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường mua sắm mở rộng (trung tâm thương mại ). Hệ thống các chợ trời vẫn còn phổ biến với hơn 9.000 chợ vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, thấp và những người hưu trí. Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu ngày một gia tăng, nhưng điều đó chưa đủ để có thể thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cho đến nay chỉ có khoảng 13% hoạt động mua bán hàng tiêu dùng của người Việt Nam được thực hiện thông qua các kênh phân phối hiện đại. Tuy cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển tương đối nhưng vẫn thiếu các tòa nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam. Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có ít nhất 7 trung tâm thương mại với hơn 8.000m2 tổng diện tích cho thuê; Hà Nội chỉ chỉ có 3 trung tâm thương mại lớn với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 12.000 m2. Mức giá thuê tại các trung tâm này khá cao: từ 15 USD/m2/ tháng đến 100 USD/m2/tháng. 1.3. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ các năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế. Tổng số Chia ra năm Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tỷ đồng 1990 19031.2 5788.7 13242.5 1991 33403.6 9000.8 24402.8 1992 51214.5 12370.6 38843.9 1993 67273.3 14650.0 52623.3 1994 93490.0 21566.0 71478.0 446.0 1995 121160.0 27367.0 93193.0 600.0 1996 145874.0 31123.0 112960.0 1791.0 1997 161899.7 32369.2 127332.4 2198.1 1998 185598.1 36083.8 147128.3 2386.0 1999 200923.7 37292.6 160999.6 2631.5 2000 220410.6 39205.7 177743.9 3461.0 2001 245315.0 40956.0 200363.0 3996.0 2002 280884.0 45525.4 224436.4 10922.2 2003 333809.3 52381.8 267724.8 13702.7 2004 398524.5 59818.2 323586.1 15120.2 2005 480293.5 62175.6 399870.7 18247.2 2006 596207.1 75314.0 498610.1 22283.0 2007 746159.4 79673.0 638842.4 27644.0 Sơ bộ 2008 983803.4 96480.2 853809.7 33513.5 Cơ cấu (%) 1990 100.0 30.4 69.6 1991 100.0 26.9 73.1 1992 100.0 24.2 75.8 1993 100.0 21.8 78.2 1994 100.0 23.1 76.4 0.5 1995 100.0 22.6 76.9 0.5 1996 100.0 21.3 77.5 1.2 1997 100.0 20.0 78.6 1.4 1998 100.0 19.4 79.3 1.3 1999 100.0 18.6 80.1 1.3 2000 100.0 17.8 80.6 1.6 2001 100.0 16.7 81.7 1.6 2002 100.0 16.2 79.9 3.9 2003 100.0 15.7 80.2 4.1 2004 100.0 15.0 81.2 3.8 2005 100.0 12.9 83.3 3.8 2006 100.0 12.7 83.6 3.7 2007 100.0 10.7 85.6 3.7 Sơ bộ 2008 100.0 9.8 86.8 3.4 Năm Tổng số Thương nghiệp Khách sạn, nhà hàng Du lịch&dịch vụ (tỷ đồng) 1990 19031,2 16747,4 2283,8 1991 33403,6 29183,3 4220,3 1992 51214,5 44778,3 6436,2 1993 67273,3 58424,4 8848,9 1994 93490,0 74091,0 11656,0 7743,0 1995 121160,0 94863,0 16957,0 9340,0 1996 145874,0 117547,0 18950,0 9377,0 1997 161899,7 131770,4 20523,5 9605,8 1998 185598,1 153780,6 21587,7 10229,8 1999 200923,7 166989,0 21672,1 12262,6 2000 220410,6 183864,7 23506,2 13039,7 2001 245315,0 200011,0 30535,0 14769,0 2002 280884,0 221569,7 35783,8 23530,5 2003 333809,3 262832,6 39382,3 31594,4 2004 398524,5 314618,0 45654,4 38252,1 2005 480293,5 373879,4 58429,3 47984,8 2006 596207,1 463144,1 71314,9 61748,1 2007 746159,4 574814,4 90101,1 81243,9 Sơ bộ 2008 983803,4 763215,2 113644,0 106944,2 Cơ cấu (%) 1990 100,0 88,0 12,0 1991 100,0 87,4 12,6 1992 100,0 87,4 12,6 1993 100,0 86,8 13,2 1994 100,0 79,3 12,5 8,2 1995 100,0 78,3 14,0 7,7 1996 100,0 80,6 13,0 6,4 1997 100,0 81,4 12,7 5,9 1998 100,0 82,9 11,6 5,5 1999 100,0 83,1 10,8 6,1 2000 100,0 83,4 10,7 5,9 2001 100,0 81,5 12,5 6,0 2002 100,0 78,9 12,7 8,4 2003 100,0 78,7 11,8 9,5 2004 100,0 78,9 11,5 9,6 2005 100,0 77,8 12,2 10,0 2006 100,0 77,7 12,0 10,3 2007 100,0 77,0 12,1 10,9 Sơ bộ 2008 100,0 77,5 11,6 10,9 Nguồn: báo cáo của tổng cục thống kê Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2008 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 694,4 nghìn tỷ đồng, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm nay tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp đạt 571,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,3% tổng số và tăng 30,5%; khách sạn, nhà hàng đạt 79,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,4%, tăng 25,7%; dịch vụ đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 5% và tăng 30,9%; du lịch đạt 9,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,3%, tăng 45,2%. Ước tính 9 tháng năm 2008 9 tháng năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 (%) Tổng mức (Tỷ đồng) Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 694445 100,0 130,1 Phân theo loại hình kinh tế Nhà nước 77713 11,2 111,3 Tập thể 7205 1,0 136,0 Cá thể 390328 56,2 132,4 Tư nhân 202271 29,1 134,1 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 16928 2,5 130,4 Phân theo ngành hoạt động Thương nghiệp 571493 82,3 130,5 Khách sạn, nhà hàng 79193 11,4 125,7 Du lịch 9234 1,3 145,2 Dịch vụ 34525 5,0 130,9 Nguồn : báo cáo của tổng cục thống kê Theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì tác nhân gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do sự tăng giá của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 gần 10%). Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29%. Như vậy doanh thu cao là do sự tăng giá của hàng hóa chứ chưa phải là do sự tăng lên của thị phần. 1.4. Xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. Theo dự báo của Bộ Công thương, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người/ tháng tại VN giai đoạn 2006 - 2010 sẽ tăng bình quân khoảng 10,57%/năm, trong đó khu vực thành thị tăng khoảng 10%, còn khu vực nông thôn tăng khoảng 11,25%/năm.Đến năm 2010, chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước đạt 657.800 đồng/người/tháng, trong đó khu vực thành thị đạt 1.054.700 đồng/người/tháng và khu vực nông thôn đạt 537.400 đồng/người/tháng. Xu hướng mua sắm hàng giá trị cao, hàng hiệu… xuất hiện ở giới trẻ thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng của khu vực và thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2007 đạt 726.113 tỷ đồng, tương đương 45,2 tỷ USD, cao hơn so với năm 2006 (37,5 tỷ USD). Kế họach năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ là 875.000 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2007. Theo các kết quả nghiên cứu của các công ty nghiên cứu thị trường, thì tại Việt Nam, gắn liền với việc nâng cao thu nhập của người dân, nhu cầu mua sắm ở những siêu thị bán lẻ hiện đại đã dần được hình thành, được nâng cao về số lượng lẫn chất lượng và có khuynh hướng trở thành thói quen sinh hoạt trong đời sống thường nhật. Theo đó, thứ tự về sức hấp dẫn đầu tư bán lẻ của thị trường Việt Nam được xếp thứ tư thế giới về độ hấp dẫn đầu tư bán lẻ, sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc (theo bảng xếp hạng của AT Kearney). Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, nguồn vốn, trình độ quản lý, kinh nghiệm thương trường, công nghệ tiên tiến… đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các nhà phân phối Việt Nam. Dự báo trong tương lai không xa, sẽ có nhiều dự án kinh doanh bán lẻ hiện đại đang xây dựng được đưa vào phục vụ ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành. Theo Đề án phát triển thương mại thị trường trong nước đến 2010 và định hướng đến 2020, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi... đến 2010 đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng. Như vậy, xu hướng phát triển hệ thống thương mại bán lẻ hiện đại ở Việt Nam dần dần trở thành hiện thực và đó cũng là phản ảnh nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống. Đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã thu hút từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân là do bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn.Các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và do vậy thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh. Thực tế là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Parkson... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém nhiều so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Na._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26352.doc
Tài liệu liên quan