Thị trường tái bảo hiểm lý luận và thực tiễn ở Việt Nam

lời mở đầu Thị trường Bảo Hiểm Việt Nam được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt hội nhập quốc tế đã và đang tạo ra cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam nhiều cơ hội và điều kiện kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn. Hàng năm ngân sách đầu tư trên 2.000.000 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài bình quân 1,5 tỷ USD, chưa kể đến các hoạt động đầu tư ồ ạt trong nước với những đô thị mới, khu chế xuất và khu công nghiệp không ngừng hình thành, thì cơ hội cho các loại hình bảo hiểm: xây dựng và lắ

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thị trường tái bảo hiểm lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p đặt, hàng hoá, xăng dầu…phát triển. Các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển tăng tiềm năng phát triển các quan hệ bảo hiểm, các dịch vụ bảo hiểm mới. Thu nhập, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, trình độ hiểu biết về bảo hiểm của người dân được nâng cao tạo điều kiện phát triển các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Gần đây thị trường Bảo Hiểm phát triển khá tốt, đạt mức tăng trưởng vào khoảng 23-25%/ năm. So với năm 1965 chỉ có một doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất 100% vốn nhà nước là Bảo Việt, đến nay ngành Bảo Hiểm đã có trên 23 công ty, thuộc đủ các loại hình doanh nghiệp và đa dạng về hình thức sở hữu nguồn vốn. Bên cạnh sự phát triển của thị trường Bảo Hiểm, là nhân tố quan trọng thúc đẩy thị trường Bảo Hiểm Việt Nam phát triển ở hiện tại và trong tương lai với những cơ hội trên phải kể đến sự phát triển song song của thị trường Tái Bảo Hiểm. Vậy Tái Bảo Hiểm là gì? thị trường Tái Bảo Hiểm là gì? ý nghĩa của nó như thế nào? Xuất phát từ những băn khoăn và quan tâm trên về thị trường Bảo Hiểm và Tái Bảo Hiểm, em quyết định chọn đề tài “Thị trường Tái Bảo Hiểm lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu cho đề án môn học của mình. Dưới đây là những nội dung mà em đã tìm hiểu được: nội dung I. lý luận chung về tái Bảo Hiểm. 1. Sự cần thiết và tác dụng của tái bảo hiểm. 1.1. Sự cần thiết: Là một doanh nhân, bạn lo lắng công việc sản xuất kinh doanh bị gián đoạn do các rủi ro hoả hoạn, cháy nổ, kinh tế, chính trị, hay các kiện tụng của khách hàng về chất lượng sản phẩm…Bạn tìm đến nhà bảo hiểm và bằng việc tham gia ký kết các hợp đồng bảo hiểm phù hợp, bạn có thể chỉ chuyên tâm vào công việc kinh doanh mà không còn phải lo lắng đến những rủi ro nào nữa. Là bậc cha mẹ, bạn mong muốn tạo dựng cho con cái mình một tương lai tốt đẹp, bạn tìm đến nhà bảo hiểm, và thế là mong ước của bạn được chia sẻ. Các doanh nghiệp Bảo Hiểm cũng là những người kinh doanh, họ cũng có nguy cơ gặp phải các rủi ro kinh doanh, đến lượt mình doanh nghiệp Bảo Hiểm phải làm như thế nào?. Trong lịch sử phát triển ngành Bảo Hiểm, các nhà bảo hiểm sử dụng hai phương thức khác nhau là: Đồng bảo hiểm và Tái bảo hiểm (TBH) để hạn chế rủi ro kinh doanh. Song phương thức Đồng bảo hiểm tỏ ra còn nhiều hạn chế: đòi hỏi nhiều thời gian, vốn không tập trung, chi phí và thời gian quản lý tốn kém. Trong khi đó TBH tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn hẳn, không chỉ bởi nó đã khắc phục được các hạn chế trên của Đồng bảo hiểm mà còn bởi những những lý do khác. Sự cần thiết của TBH được trình bày sau đây sẽ giải thích rõ ràng cho vấn đề này: - Công ty bảo hiểm sau khi đã nhận bảo hiểm cho các rủi ro, giờ đây phải đối mặt với hàng loạt khó khăn mà người được bảo hiểm gặp phải. Họ không biết rủi ro có xảy ra với người được bảo hiểm hay không? Và nếu có rủi ro thì tổn thất là bao nhiêu? Ngay cả khi đã tính toán đến mọi trường hợp phải chi phí, công ty cũng không loại trừ được khả năng tổng tổn thất xảy ra lớn hơn dự kiến. Trong khi đó phí thu ở đầu năm và cố định ở các năm theo hợp đồng bảo hiểm, bất luận thế nào công ty cũng phải chi trả đúng theo cam kết vì pháp luật quy định, cũng như vì chữ tín của công ty trên thị trường. TBH là giải pháp hữu hiệu giúp công ty thoát khỏi vấn đề này, đảm bảo kinh doanh bảo hiểm gốc của công ty ổn định. - Công ty bảo hiểm luôn có một giới hạn nhất định về tài chính, dù công ty lớn đến mức nào đi chăng nữa, rủi ro được yêu cầu bảo hiểm có thể vượt quá giới hạn tài chính mà họ có thể chấp nhận, họ lẽ ra phải từ chối hoặc chỉ nhận bảo hiểm cho một phần, TBH cho phép các công ty nhận bảo hiểm cho các rủi ro vượt quá giới hạn đó, tăng năng lực để chấp nhận các dịch vụ, tránh việc mất khách hàng và giúp khách hàng thuận tiện hơn trong giao dịch từ đó thu hút khách hàng khác đến với công ty. Đây là ưu điểm lớn nhất của TBH so với Đồng bảo hiểm. Như vậy TBH là nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường Bảo Hiểm, có thể khẳng định TBH là bộ phận không thể tách rời của ngành Bảo Hiểm, khi nào còn tồn tại thị trường Bảo Hiểm phải tồn tại thị trường TBH. 1.2. Tác dụng của TBH Nói về tác dụng của TBH, ngay từ đầu thế kỷ XIX luật bảo hiểm của Anh đã cho rằng: TBH là một loại hình bảo hiểm mới đối với chính các rủi ro đã được bảo hiểm và đảm bảo an toàn thực sự về mặt tài chính cho đối tượng mua bảo hiểm. Luật thương mại của Đức cũng cho rằng: những rủi ro đã được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cũng cần được TBH để phân tán rủi ro này cho nhiều khách hàng nhằm đảm bảo độ an toàn tối đa cho cả bến mua và bên bán bảo hiểm. Tác dụng của TBH được hiểu cụ thể ở những ý sau: - TBH đảm bảo tính ổn định và sự chắc chắn cho quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, đặc biệt cho các công ty Bảo Hiểm gốc trong những trường hợp xảy ra sự cố rủi ro. Từ đó giúp các doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu sáng tạo và mở rộng các dịch vụ bảo hiểm mới, đáp ứng và kích thích tốt hơn nhu cầu bảo hiểm ngày càng tăng về số và chất lượng. - TBH làm tăng khả năng nhận bảo hiểm của công ty bảo hiểm trước những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của mình. Vì bằng cách TBH, bên bảo hiểm trực tiếp sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt tài chính từ người nhận mà phân tán được rủi ro. - TBH góp phần ổn định ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế nộp và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước thông qua hoạt động TBH trên phạm vi quốc tế. - TBH thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa các nước, TBH có ưu thế hơn hẳn so với bảo hiểm trực tiếp đó là phạm vi hoạt động của nó vượt khỏi biên giới một quốc gia do đó diện phân tán rộng hơn nhiều, đồng thời sự hợp tác quốc tế cũng được mở rộng và mang ý nghĩa thiết thực. - TBH giúp cho các công ty nhỏ mới thành lập ổn định và phát triển nhờ sự tư vấn về kỹ thuật nghiệp vụ, tổ chức hoạt động và chia sẻ rủi ro từ các công ty TBH. - TBH đảm bảo thu nhập và việc làm ổn định cho cán bộ, công nhân viên ở công ty BH &TBH. Đồng thời gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. - Cuối cùng TBH đảm bảo hoạt động trên thị trường Bảo Hiểm thông suốt, gián tiếp đảm bảo cho nền kinh tế một kênh huy động vốn và đầu tư có hiệu quả. 2. Khái niệm TBH và Đồng bảo hiểm. - Tái bảo hiểm: + Khái niệm TBH: TBH là quá trình phân tán rủi ro đã được bảo hiểm của công ty bảo hiểm gốc cho các công ty nhận TBH. + Thực chất của TBH là việc nhà TBH nhận bảo hiểm cho một phần rủi ro mà công ty nhượng đã nhận trên cơ sở số phí nhận tái tương ứng, đồng thời thanh toán cho công ty nhượng một khoản tiền gọi là khoản hoa hồng phí cho những chi phí mà họ đã bỏ ra để thực hiện việc khai thác, ký kết và quản lý hợp đồng bảo hiểm gốc. + TBH có thể thực hiện trực tiếp từ công ty bảo hiểm gốc sang nhà TBH hoặc có thể TBH gián tiếp từ nhà TBH này sanh nhà TBH khác hoặc qua môi giới TBH. + Trong TBH nhà TBH có thể là công ty nhượng hoặc công ty nhận tái, được xuất phát từ người bảo hiểm và có thể chỉ tái cho một nhà TBH hoặc nhiều hơn. - Đồng bảo hiểm: Đồng bảo hiểm là hình thức cộng đồng chịu trách nhiệm của nhiều công ty bảo hiểm trước một đối tượng bảo hiểm nhất định. - So sánh TBH và Đồng Bảo Hiểm : + Giống nhau: trong cả hai hình thức rủi ro của người tham gia đều được chuyển giao cho nhà bảo hiểm và đều thông qua hợp đồng bảo hiểm. + Khác nhau: TBH xuất phát từ người bảo hiểm, đồng bảo hiểm xuất phát từ người tham gia bảo hiểm. TBH có thể chỉ tái cho một người bằng một hợp đồng, trong khi đồng bảo hiểm phải có ít nhất hai công ty trở lên tham gia bằng ít nhất hai hợp đồng. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra trong TBH người tham gia chỉ phải đòi trực tiếp từ công ty bảo hiểm gốc. Còn trong đồng bảo hiểm người tham gia phải đòi ở tất cả các công ty cùng tham gia bảo hiểm rủi ro của mình. Nhà TBH A Nhà TBH B Công ty bảo hiểm A A hieemrA Công ty bảo hiểm B Công ty bảo hiểm C Công ty bảo hiểm D Người tham gia Người bảo hiểm Nhà TBH C Nhà TBH D Sự khác nhau giữa hai hình thức này có thể nhìn thấy rõ trong hình vẽ 1 sau đây: Tái Bảo Hiểm Chuyển giao rủi ro Đồng Bảo Hiểm (Chuyển rủi ro trực tiếp cho các công ty BH) 3. Lịch sử phát triển của TBH. Không ai biết chắc TBH ra đời cụ thể như thế nào, song theo nghiên cứu thì dịch vụ TBH ra đời đầu tiên ở Italia, sau đó người ta biết đến TBH qua bản giao ước cổ nhất có tính chất pháp lý như một bản hợp đồng TBH được ký kết vào năm 1370 trong lĩnh vực chuyên chở hàng hoá trên biển. Trong giai đoạn đầu các công ty bảo hiểm gốc thường gắn với TBH, sau này cùng với sự phát triển rộng rãi các mối quan hệ thương mại giữa các thành phố ở các nước Bắc Âu, kinh tế các nước tư bản, giao lưu hàng hoá được tăng cường, dịch vụ TBH cũng phát triển theo và xuất hiện các công ty TBH chuyên nghiệp. Công ty TBH chuyên nghiệp đầu tiên ra đời tại Đức năm 1846 có tên là Cologne. Đến năm 1863 có công ty TBH Thụy Sĩ: SiwissRe, năm 1869 có công ty TBH London: Lodon Guarantee Reinsurence Co.Ltd. Công ty TBH Munich của Đức ra đời năm 1880. Sau thời kỳ phát triển mạnh mẽ này hoạt động TBH nói riêng, bảo hiểm nói chung bị đình trệ do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới thứ II, thậm chí một số nước còn sử dụng vốn bảo hiểm phục vụ cho chiến tranh. Nhưng hoạt động TBH cũng nhanh chóng phục hồi lại khi chiến tranh kết thúc, các công ty BH&TBH được khôi phục, đồng thời ở các nước xã hội chủ nghĩa các công ty TBH mới thành lập và thực hiện độc quyền toàn bộ hay bộ phận nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia. Các nước chậm phát triển mới thành lập cũng thực hiện độc quyền TBH như: Achentina, Brazil, Chile, Ai Cập… Cho đến nay TBH đã phát triển rộng khắp thế giới, thậm chí TBH được coi là phương pháp phân tán rủi ro giữa các quốc gia. TBH đã trở thành một hệ thống mang tính quốc tế trên đó các hoạt động TBH diễn ra sôi động . 4. Các hình thức TBH 4.1. TBH tuỳ ý lựa chọn( Facultative Reins) TBH tuỳ ý lựa chọn hay còn gọi là TBH tạm thời là hình thức TBH cơ bản và cổ điển nhất. - Khái niệm: TBH tuỳ ý lựa chọn hay còn gọi là TBH tạm thời là hình thức TBH trong đó công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm, và công ty nhận có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. - Trình tự thực hiện một hợp đồng TBH theo hình thức tạm thời: + Công ty nhượng thông báo cho nhà TBH một dịch vụ nào đó mà họ cần tái dưới hình thức một đề nghị ghi rõ các dặc điểm chính của rủi ro được TBH:Tên và địa chỉ người được bảo hiểm, tính chất rủi ro được bảo,ngày bắt đầu và ngày chấm dứt, Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty nhượng, thủ tục phí TBH + Sau khi nhận được đề nghị, nhà TBH có quyền lựa chọn toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. + Nhà TBH xác nhận phần tham gia của mình vào phiếu đề nghị và giử lại cho công ty nhượng. + Nhà TBH có thể yêu cầu công ty nhượng cung cấp thêm thông tin cần thiết để xem xét lựa chọn lần cuối. + Nhà TBH thông báo chấp nhận, dịch vụ TBH tuỳ ý lựa chọn chính thức có hiệu lực và cũng tự động chấm dứt nếu đến ngày hết hạn mà không có bổ sung thêm. - Ưu điểm của hình thức TBH tuỳ ý lựa chọn: + Giúp công ty nhượng nhất là những công ty nhỏ mới thành lập yên tâm để nhận bảo hiểm cho các rủi ro, đặc biệt là những rủi ro có giá trị bảo hiểm lớn vượt quá khả năng tài chính của mình, những rủi ro ít được bảo hiểm: chiến tranh, bạo động + Tạo ưu thế cho công ty nhượng phát triển hoạt động kinh doanh BH&TBH thông qua sự giúp đỡ về kỹ thuật nghệp vụ, tổ chức và đề phòng hạn chế tổn thất. + Công ty nhận TBH chủ động trong việc nhận TBH cho những rủi ro có thể đảm nhận được trong khả năng của mình. - Hạn chế: + Công ty nhượng phải thường xuyên thông báo đầy đủ mọi thông tin về hợp đồng bảo hiểm gốc do đó vừa không đảm bảo bí mật, vừa mất thời gian, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. + Công ty nhượng không đảm bảo chắc chắn có thị trường nên đôi khi không dám bảo hiểm cho những rủi ro có giá trị lớn, bỏ mất cơ hội kinh doanh. + Hai bên phải thường xuyên đàm phán tái lập hợp đồng TBH mới nên chi phí thủ tục hành chính tốn kém ảnh hưởng đến lợi nhuận. 4.2. TBH bắt buộc (Cố định- Obligatory ) - Khái niệm: TBH bắt buộc là sự thoả thuận giữa công ty nhượng và nhà TBH trong đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà TBH tất cả các đơn vị rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã thoả thuận, ngược lại nhà TBH buộc phải chấp nhận toàn bộ các đơn vị rủi ro đó. - Đặc điểm: + Công ty nhượng toàn quyền trong việc chấp nhận bảo hiểm gốc, định phí mà không phải tham khảo ý kiến của nhà TBH. + Công ty nhượng đơn phương thanh toán các vụ tổn thất có liên quan đến những rủi ro được bảo hiểm với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của cả hai bên. + Đây là hình thức TBH ràng buộc các bên một cách chặt chẽ. + Được chia thành hai phương thức: TBH theo số tiền bảo hiểm và TBH theo mức bồi thường. - Ưu điểm: + Đảm bảo công ty nhượng kinh doanh ổn định nhờ việc yên tâm nhận bảo hiểm vì đã có đối tác nhận tái do đó lường trước được khả năng nhận bảo hiểm, do đó tăng cơ hội kinh doanh. + Giúp công ty nhượng chủ động trong kinh doanh do đặc điểm có thể toàn quyền quyết định trong nhận bảo hiểm. + Đảm bảo lợi ích kinh doanh của cả công ty nhượng và nhận. + TBH bắt buộc thường mang tính tự động sau mỗi năm, cho phép các bên thiết lập mối quan hệ lâu dài. - Hạn chế: + Công ty nhượng phải tái đi mọi rủi ro cả những rủi ro nằm trong khả năng thanh toán do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty nhượng. + Giảm tính linh hoạt đối với cả hai bên do yếu tố cố định về mặt thời gian. + Nhà TBH bị động trong việc lựa chọn rủi ro nhận tái. 4.3. TBH kết hợp tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc ( TBH để ngỏ) - Khái niệm: là hình thứcTBH trong đó công ty nhượng không bắt buộc phải nhượng tái tất cả các dịch vụ đã nhận bảo hiểm; ngược lại nhà TBH buộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đã chuyển giao với điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy ước trong hợp đồng TBH. - Ưu điểm: + Hình thức này khai thác triệt để được ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai hình thức. + Cả hai bên đều có tính chủ động tương đối trong nhận và nhượng tái. + Quyền lợi của cả hai bên được giải quyết ổn thoả, không có sự bắt ép nhau, không nâng cao thủ tục phí… - Nhược điểm: Nhà TBH bất lợi hơn trong việc lựa chọn rủi ro nhận tái đối với những phần TBH bắt buộc. 5. Các phương pháp TBH. 5.1. TBH theo số tiền bảo hiểm hay TBH theo tỷ lệ. a. Khái niệm: TBH theo số tiền bảo hiểm ( STBH) là phương pháp phân bổ trách nhiệm công ty nhượng và nhà TBH đối với đơn vị rủi ro được bảo hiểm theo tỷ lệ tham gia của mỗi bên trên cơ sở STBH. Như vậy theo phương pháp này phí bảo hiểm, số tiền bồi thường của hai bên được tính toán phân bổ theo tỷ lệ phân bổ STBH. b. Phân loại: - TBH số thành( Quota Share) + Khái niệm: là phương pháp TBH trong đó công ty nhượng giữ lại một tỷ lệ nhất định của tất cả các rủi ro đã nhận bảo hiểm, số vượt quá tái đi. + Đặc điểm: Phí BH và trách nhiệm bồi thường được phân bổ theo tỷ lệ STBH giữ và tái đi. Tất cả các rủi ro nhận bảo hiểm đều được tái đi theo cùng một tỷ lệ. + TBH số thành áp dụng trong TBH trách nhiệm dân sự, vận chuyển hàng hoá. + Trong TBH thường có hạn mức tối đa, do đó khi STBH vượt quá giới hạn tối đa công ty nhượng có thể tự đảm nhận hoặc tái đi bằng hình thức khác. + Ưu điểm: Tính toán đơn giản, dễ xử lý, chi phí thấp. Đối với công ty nhượng thủ tục phí tương đối cao. Công ty nhận TBH tham gia vào mọi đơn vị rủi ro cho nên phân tán đều tổn thất, đảm bảo cân đối thu chi cho cả hai bên nhận và nhượng. + Nhược điểm: Công ty nhượng phải nhượng tái mọi rủi ro nên không khai thác hết khả năng tài chính của mình. Công ty nhượng không khống chế được tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại nên ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Thủ tục phí TBH đối với nhà TBH cao hơn so với các phương pháp khác. - TBH mức dôi (Surplus): + Khái niệm: Là phương pháp TBH theo tỷ lệ trong đó công ty nhượng ấn định mức giữ lại bằng một số tiền nhất định cho một đơn vị rủi ro, số dôi ra được tái đi theo lớp là các bội số của số giữ lại. + Đặc điểm: Là một trong các phương pháp TBH theo tỷ lệ nên tỷ lệ STBH được hình thành trên cơ sở mức dôi tái đi và mức giữ lại cũng chính là căn cứ để phân chia trách nhiệm và phí bảo hiểm. Chỉ những rủi ro nhất định vượt quá khả năng đảm nhận mới được tái đi hay tổng số đơn vị rủi ro công ty nhượng chấp nhận bảo hiểm và số đơn vị rủi ro đem tái không giống nhau. Tỷ lệ giữ lại, tái đi của các đơn vị được tái không bằng nhau vì có những rủi ro nhận tái có STBH nhỏ hơn hạn mức giữ lại. Rủi ro có giá trị vượt quá hợp đồng TBH công ty nhượng phải gánh chịu. + Ưu điểm: Chỉ tái những rủi ro vượt quá khả năng giữ lại của mình nên khai thác hết nguồn lực kinh doanh, đảm bảo lợi ích kinh tế hơn so với TBH số thành. Những rủi ro xấu được tái đi nhiều hơn, nên kết quả kinh doanh ổn định. + Nhược điểm; Tính toán phức tạp, chi phí tốn kém. Nếu tổn thất rơi nhiều vào rủi ro giữ lại sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhượng. Nếu tổn thất rơi nhiều vào phần tái đi nhà TBH sẽ phải chịu thiệt nhiều hơn. 5.2. TBH theo mức bồi thường hay TBH không theo tỷ lệ. - Khái niệm: Là phương pháp TBH dựa trên cơ sở số tiền bồi thường trong đó công ty nhượng ấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền mà họ có thể gánh chịu cho tổn thất của sự kiện đối với một rủi ro đã được bảo hiểm, phần tổn thất vượt quá hạn mức đó được chuyển giao cho nhà TBH. - Đặc điểm: + Công ty nhượng ấn định mức tự bồi thường gọi lại điểm tự bồi thường, phần vượt quá chuyển cho nhà TBH, phần này gọi là giới hạn trách nhiệm. + Việc phân chia trách nhiệm theo STBH không được quan tâm, phí BH và phân bổ không bị ràng buộc cùng tỷ lệ. + Việc tính toán thiệt hại bồi thường được thực hiện theo hai cách: Theo năm nghiệp vụ: nhà TBH bồi thường tổn thất thuộc hợp đồng Theo năm tài chính: nhà TBH bồi thường thiệt hại trong năm tài chính đó - Ưu điểm: + Công ty nhượng khống chế được mức bồi thường tối đa, những tổn thất vượt điểm tự bồi thường đã được bảo vệ, do đó đảm bảo hoạt động kinh doanh tránh được những biến động lớn. + Nhà TBH không phải bồi thường những tổn thất thấp hơn điểm tự bồi thường nên công ty nhượng có số phí bảo hiểm giữ lại cao hơn, tức là thu nhiều hơn. + Chi phí hành chính ít tốn kém vì không phải phân loại đơn vị rủi ro, không phải tính toán mức giữ lại. - Nhược điểm: + Nếu xác định không đúng điểm tự bồi thường sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh, hoặc là không khai thác hết khả năng hoặc chủ quan về tổn thất có thể phải bồi thường. + Phương pháp tính phí rất phức tạp nhất là đối với những hoạt động bảo hiểm mang tính thảm hoạ BH - Phân loại: a. TBH vượt mức bồi thường: + Khái niệm: là phương pháp trong đó công ty nhượng ấn định cho mình mức tự bồi thường bằng một số tiền nhất định, số tổn thất vượt quá tái đi. + Phân loại: STBH vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ có giới hạn: trong hợp đồng có quy định trách nhiệm tối đa của công ty nhận tái, nếu tổn thất vượt quá giới hạn trách nhiệm đó thì công ty nhượng phải chịu tiếp. TBH vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không có giới hạn: Hợp đồng TBH chỉ quy định điểm tự bồi thường của công ty nhượng, số vượt quá nhà TBH phải chịu dù là rất lớn. TBH vượt mức bồi thường đảm bảo cho những tai hoạ khốc liệt: là dạng TBH nhằm bảo vệ công ty nhượng tránh được những tổn thất quá lớn đối với những sự kiện nằm ngoài khả năng kiểm soát của con người. b.TBH vượt tỷ lệ bồi thường: Khái niệm: là phương pháp công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thường bằng một tỷ lệ nhất định, phần vượt quá mức ấn định chuyển giao cho nhà TBH. Số tiền bồi thường Tỷ lệ bồi thường = ắắắắắắắắ x 100 Phí thu Hợp đồng TBH thường quy định điểm tự bồi thường 60%, điểm tái đi 90% (61%-150%). - Trong TBH theo mức bồi thường việc tính toán STBH, trách nhiệm không theo tỷ lệ nên có ý nghĩa rất quan trọng: + Các yếu tố tính phí TBH: Đòi hỏi phải có những căn cứ đáng tin cậy, khối lượng hợp đồng phải đồng đều về xác xuất xảy ra tổn thất và mức độ xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc tính phí: hình thức tính phí vượt mức bồi thường hay tỷ lệ; có đảm bảo nghiệp vụ hay không; phương pháp tính phí bảo hiểm gốc; số tiền bồi thường cần phải được bảo vệ bằng TBH. Mục đích: đảm bảo kinh doanh cho nhà TBH, đồng thời không làm thiệt hại đến công ty nhượng do đó phải tính đến các yếu tố: tỷ lệ bồi thường thời gian qua; những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tổn thất trong tương lai; dự phòng cho tổn thất thảm hoạ có thể xảy ra cho TBH; mức tự bồi thường của công ty nhượng; hạn mức trách nhiệm của nhà TBH; chi phí khai thác, hành chính… + Các phương pháp tính phí: Theo tỷ lệ bồi thường: căn cứ vào số liệu thống kê 5 hoặc 10 năm trước về tổn thất và tỷ lệ bồi thường để tính. Được sử dụng phổ biến Theo rủi ro cần được bảo hiểm Theo phí hoàn trả theo hạn định 5.3.TBH kết hợp - Là phương pháp TBH kết hợp hai phương pháp từ các phương pháp trên, với mục đích giảm nhẹ gánh nặng cho công ty nhượng hoặc bảo vệ quyền lợi của công ty nhận TBH trong trường hợp tổn thất lớn xảy ra. - Nguyên tắc kết hợp: phương pháp nào viết trước thì phân bổ. - Các phương pháp TBH kết hợp: + TBH kết hợp số thành – mức dôi + TBH kết hợp số thành – vượt mức bồi thường + TBH kết hợp mức dôi – vượt mức bồi thường 6. Thủ tục phí TBH ( Hoa hồng TBH ) - Khái niệm: Thủ tục phí TBH là những khoản tiền TBH mà nhà TBH trả cho công ty nhượng khi nhà TBH nhận được hợp đồng TBH từ công ty nhượng. - Mục đích: Thủ tục phí TBH nhằm bù đắp những chi phí điều hành, quản lý dịch vụ cũng như chi phí khai thác hợp đồng của công ty nhượng. - Thủ tục phí thường chỉ áp dụng trong TBH tỷ lệ. - Thủ tục phí được tính toán tren cơ sở: + Phương pháp TBH số thành hay mức dôi + Phí TBH trên cơ sở phí toàn phần hay là có khấu trừ + Chi phí hành chính hoặc quản lý công ty nhượng nhiều hay ít + Tình hình bồi thường những năm trước + Công ty nhượng sử dụng phí nhàn rỗi như thế nào? tức là đầu tư có lãi hay không - Các loại thủ tục phí: + Thủ tục phí cố định: là loại thủ tục phí mà theo đó nhà TBH phải trả cho công ty nhượng theo một tỷ lệ cố định của số phí TBH. + Thủ tục phí theo thang luỹ tiến: Là loại thủ tục phí theo đó tỷ lệ thủ tục phí tăng, giảm dần theo tỷ lệ bồi thường, nếu tỷ lệ bồi thường giảm 2 đơn vị thì tỷ lệ thủ tục phí tăng 1 đơn vị. Thang luỹ tiến thường có tỷ lệ như sau: Tỷ lệ bồi thường(%) Tỷ lệ thủ tục phí(%) 75 20 73 21 71 22 . . . . 57 29 55 trở xuống 30 Cuối mỗi kỳ thủ tục phí TBH sẽ được tính lại và điều chỉnh theo tỷ lệ bồi thường của thang luỹ tiến trên cơ sở tỷ lệ bồi thường của năm nghiệp vụ, trong đó: Số tiền bồi thương Tỷ lệ bồi thường = ắắắắắắắắ Phí thực thu Tổn thất và chi phí Dự phòng chưa Dự phòng chưa Tổn thất phải trả = nhà TBH phải trả + giải quyết - giải quyết trong năm cuối năm đầu năm Phí thực thu = Phí thu trong năm + Dự trữ đầu năm – Dự trữ cuối năm + Thủ tục phí theo lãi (Profit Commission) Khái niệm: thủ tục phí theo lãi là phương pháp trong đó công ty nhượng sẽ nhận lại một phần lãi khi kết quả kinh doanh thực tế của công ty nhận tái tốt hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường trung bình dự kiến. Thủ tục phí theo lãi thường ở trong khoảng 10-20%, còn phần lãi mà công ty nhượng có thể được nhận lại được tính bằng tỷ lệ % của lợi nhuận nhà TBH hưởng khi kết quả hợp đồng TBH có lãi. Kết quả kinh doanh của công ty TBH được tính theo công thức sau: Kết quả kinh doanh = ồThu - ồChi trong đó các khoản thu chi được xác định dựa trên cơ sở “ Tài khoản lỗ lãi ” sau: Thu Chi - Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo từ năm tài chính trước chuyển sang. - Phần dự trữ cho những vụ tổn thất đang còn chờ giải quyết từ năm tài chính trước chuyển sang. - Phí TBH thu được trong năm hiện tại - Thu thủ tục phí do TBH tiếp - Lãi đầu tư -Khoản dự trữ cho những rủi ro còn phải đảm bảo vào cuồi năm tài chính hiện tại - Phần dự trữ cho các vụ tổn thất đang còn chờ giải quyết vào cuối năm tài chính hiện tại. - Bồi thường trong năm tài chính hiện tại - Thủ tục phí - Chi quản lý - Thuế - Nhận xét: Phương pháp thủ tục phí cố định, thủ tục phí được tính một lần, tính toán đơn giản nên khong tốn kém thời gian, dễ quản lý. Hai phương pháp sau có hạn chế là tính toán phức tạp hơn, nhưng ưu điểm so với phương pháp đầu là linh động với kết quả thực tế kinh doanh vì có sự điều chỉnh với thực tế tổn thất nên đảm bảo quyền lợi cho cả ha bên nhận và nhượng. 7. Những vấn đề trong nhận và nhượng TBH. - Mức giữ lại: + Khái niệm: mức giữ lại là khoản tiền tối đa có thể giữ lại trên mọi rủi ro của công ty nhượng. + Lý do: Công ty nhượng TBH nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo an toàn và khả năng tài chính…. Nhưng đồng thời cũng phải xem xét mức TBH hay mức giữ lại phù hợp để tận dụng hết các nguồn lực của công ty nhượng vì mục đích hoạt động của công ty trên thị trường là lợi nhuận. + Căn cứ để xác định mức giữ lại: Khả năng tài chính của công ty nhượng, chủ yếu là vốn tự có Số lượng hợp đồng ký kết và đặc trưng rủi ro được bảo hiểm Chính sách TBH của quốc gia hay của công ty Tình hình môi trường kinh tế xã hội, chính trị… Kế hoạch phát triển của công ty trong tương lai Kinh nghiệm thục tế hoạt động kinh doanh những năm trước + Công thức tính mức giữ lại: (P+F) –C M : Mức giữ lại M = ắắắắắ trong đó: P : vốn tự có S F : doanh thu phí và thu nhập khác C : chi phí S : số lượng thiệt hại - Phí tạm giữ + Khái niệm: Phí tạm giữ là khoản dự phòng riêng giúp cho công ty nhượng có thuận lợi trong việc giải quyết bồi thường cho nghiệp vụ bảo hiểm gốc trước khi quyết toán đòi bồi thường từ nhà TBH. + Mục đích: Phí tạm giữ cùng với thủ tục phí có tác dụng giúp công ty nhượng giải quyết bồi thường, chi trả cho khách hàng nhanh chóng. + Phí tạm giữ thường được công ty nhượng giữ lại theo từng quý, từng năm và chiếm khoảng 35- 40% phí TBH toàn phần. + Đến kỳ tiếp theo: Phí tạm giữ = khoản bồi thường nhà TBH phải chịu, hợp đồng TBH hoàn thành Phí tạm giữ > khoản bồi thường mà nhà TBH phải chịu, công ty nhượng phải trả lại nhà TBH phần dư, đồng thời trả thêm một khoản tiền nhất định do tính đến yếu tố lãi đầu tư. Phí tạm giữ < khoản bồi thường mà nhà TBH phải chịu công ty nhượng đòi thêm nhà TBH phần thiếu. + Trong trường hợp nhà TBH không tiếp tục tham gia hợp đồng, phí tạm giữ được giải quyết theo hai trường hợp sau: Hoặc nhà TBH tiếp tục chịu trách nhiệm đối với những rủi ro còn hiệu lực cho tới khi chấm dứt toàn bộ những rủi ro được bảo hiểm trong năm nghiệp vụ đó. Hoặc là chuyển giao toàn bộ phần trách nhiệm còn tồn lại cho nhà TBH theo thoả thuận. - Hợp đồng TBH + Khái niệm: Hợp đồng TBH là một thoả thuận được ký kết giữa công ty nhượng và nhận TBH trong đó nhà TBH cam kết bồi thường cho công ty nhượng phần trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu trong hợp đồng bảo hiểm của mình khi sự kiện bảo hiểm xảy ra với điều kiện công ty nhượng phải chuyển giao số phí bảo hiểm tương ứng với mức trách nhiệm của nhà TBH. + Các đặc trưng của hợp đồng TBH : Nhà TBH cam kết bồi thường cho công ty nhượng với điều kiện công ty nhượng chuyển phí BH tương ứng cho nhà TBH. Nhà TBH không được yêu cầu bên mua BH trực tiếp chuyển phí cho mình. Nhà TBH có thể bồi thường toàn bộ hoặc một phần đối với những trách nhiệm mà công ty nhượng phải gánh chịu theo hợp đồng bảo hiểm. Còn công ty nhượng phải chịu trách nhiệm toàn bộ, duy nhất đối với bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm gốc. Hợp đồng TBH là hợp đồng riêng biệt giữa nhà bảo hiểm với công ty nhượng, còn người được bảo hiểm không tham gia vào hợp đồng này do đó người mua bảo hiểm không được yêu cầu người nhận TBH bồi thường trực tiếp cho mình. + Những vấn đề cơ bản trong hợp đồng TBH: Thủ tục phí Phí tạm giữ Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: là nguyên tắc đòi hỏi công ty nhượng phải thông báo cho nhà TBH biết những chi tiết cần thiết mà họ được trong nghiệp vụ bảo hiểm của mình. Nếu người được bảo hiểm cung cấp những thông tin không chính xác về rủi ro bảo hiểm mà được công ty bảo hiểm gốc chấp nhận trong hợp đồng bảo hiểm và làm cơ sở để xây dựng hợp đồng TBH thì nhà TBH có quyền từ chối trách nhiệm khi phát hiện ra sự thiếu trung thực đó. Vấn đề bồi thường: Dù hợp đồng TBH dưới hình thức nào thì khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, công ty nhượng phải tiến hành bồi thường trước cho người được bảo hiểm, sau đó đòi lại phần trách nhiệm thuộc về nhà TBH. Ngược lại nhà TBH phải bồi thường thiệt hại cho công ty nhượng theo quy định pháp lý của hợp đồng TBH. Chú ý: nếu bồi thường bằng ngoại tệ thì tính theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán. Thời hạn hợp đồng…. + Hợp đồng TBH được thành lập bằng văn bản và phải có chữ ký của bên tham gia. Để đảm bảo yêu cầu hợp đồng TBH phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản của hợp đồng như sau: Người bảo hiểm và nhà TBH phải có khả năng tham gia hợp đồng Phải có sự chào bán và chấp nhận + Các hình thức hợp đồng TBH: Các hình thức hợp đồng TBH được xây dựng tương ứng với các hình thức TBH, do đó cũng có ba loại sau: Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn Hợp đồng TBH bắt buộc Hợp đồng TBH tuỳ ý lựa chọn- bắt buộc - Quản lý hợp đồng TBH: + Sau khi ký kết hợp đồng các bên tham gia phải tổ chức thực hiện công tác lưu trữ, bảo quản, và quản lý hợp đồng để đảm bảo việc theo dõi, thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên như đã thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời theo định kỳ công ty nhượng phải lập và chuyển cho người nhận bảng thanh toán gồm bảng kê phí và bảng kê khai thiệt hại. Bảng thanh toán này có thể phân bổ theo 3 cách: Phân bổ theo năm ký kết: những thiệt hại xảy ra đối với những hợp đồng gốc năm thứ i được hạch toán vào tài khoản năm thứ i của hợp đồng tái, dù việc thanh toán được tiển hành vào bất cứ lúc nào. Phần bổ theo năm xảy ra thiệt hại: những thiệt hại xảy ra trong năm thứ i được hạch toán vào tài khoản năm thứ i của hợp đồng tái, không kể thiệt hại đó liên quan đến hợp đồng gốc ở thời kỳ nào và được thanh toán vào lúc đó. Phân bổ theo năm kế toán: các khoản thu và thanh toán bồi thường trong năm đều hạch toán vào tài khoản tương ứng của hợp đồng TBH không kể hiện tượng thu chi phát sinh vào lúc nào. + Trong trường hợp một trong hai bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo thông báo trước cho bên kia và thoả thuận về các điều ki._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30036.doc
Tài liệu liên quan