Lời mở đầu
Thị trường có ý nghĩa rất lớn đối với một doanh nghiệp nó vừa là chỗ để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển , vừa là nơi mà các doanh nghiệp đặt mục tiêu vừa là nơi chi phối sự hoạt động của các doanh nghiệp .
Trong mấy năm gần đây thì ở nước ta nổi nên thị trường thị trường ôtô bởi sự phát triển rất sôi động và đa dạng . Nó không những đa dạng về chủng loại mà còn đa dạng về việc xuất hiện của rất nhiều các công ty hàng đầu trong nền công nghiệp ôtô thế giới . Và thị trường
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thị trường ô tô ở nước ta, Thực trạng & Giải pháp để phát triển thị trường nay trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này đã ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân .Với mục đích chính là không chỉ đáp ứng với mục tiêu công nghiệp hóa hóa , hiện đại hóa đất nước mà còn góp phần vào công cuộc hội nhập của ngành công nghiệp Việt Nam vào thị trường các nước trong khu vực và thề giới .
Để góp phần làm rõ thêm nhận định trên về thị trường ôtô của nước ta . Em xin trình bầy đề tài nghiên cứu : “Thị trường ôtô ở nước ta , thực trạng và giải pháp để phát triển thị trường này trong thời gian tới".
Trong khuôn khổ đề tài này em xin mạo muội chia vấn đề trên thành ba chương để nghiên cứu như sau :
Chương I : Những vấn đề cơ bản của thị trường
Chương II : Sự hình thành , phát triển , đặc điểm , nhân tố ảnh hưởng và thực trạng của thị trường ôtô nước ta
Chương III : Những biện pháp để phát triển thị trường ôtô nước ta trong thời gian tới
Do đề tài quá rộng lớn và rất nhiều vấn đề phức tạp vì vậy trong khuôn khổ đề án , do kiến thức có hạn không thể tránh được những thiếu sót trong nghiên cứu . Vì thế em rất mong nhận được sự góp ý , nhận xét chân thành từ phía các thầy cô và bè bạn để qua đó đề tài của em sẽ được hoàn thiện hơn . Và đặc biệt qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy cô đã rất tận tình giúp đỡ em về mặt tài liệu cũng như trực tiếp hướng dẫn em về phương pháp nghiên cứu cũng như góp ý cho em để em hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình .
B : nội dung
Chương i
Những vấn đề cơ bản của thị trường
I - Tổng quan về thị trường
1 - Khái niệm thị trường
Thị trường là một phạm trù kinh tế của sản xuất hàng hoá . Thị trường được nhiều nhà kinh tế định nghĩa khác nhau . Có người coi thị trường là cái chợ, là nơi mua bán hàng hoá . Hoặc thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện , trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua. Có nhà kinh tế lại quan niệm thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá ; hoặc đơn giản hơn : “ thị trường là tổng hợp các số cộng của người mua về một sản phẩm hay dịch vụ “.Gần đây có nhà kinh tế lại định nghĩa “thị trường là nơi mua bán hàng hoá , là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng tác động qua lại nhau để xác định giá cả và số lượng, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán bằng tiền trong một thời gian và không gian nhất định” .
Nhưng suy cho cùng người ta cũng đưa ra các khái niệm cụ thể theo các các sau :
- Khái niệm cổ điển
- Khái niệm hiện đại
- Khái niệm thị trường ở tầm vĩ mô
- Khái niệm thị trường ở tầm vi mô
Bây giờ ta sẽ đi xem xét từng khái niệm cụ thể đó:
+ Khái niệm cổ điển : Theo quan niệm cổ điển , thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi , mua bán hàng hoá .
Theo khái niệm này thì thị trường chỉ được thu hẹp trong phạm vi “cái chợ “ . Nó bị giới hạn về không gian , thời gian và dung lượng của thị trường .Để khắc phục được những nhược điểm này thì ta xem xét khái niệm thị trường theo quan niệm hiện đại .
+ Khái niệm hiện đại : Thị trường là quá trình mà người mua , người bán tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán .
Qua đây ta thấy thị trường là tổng thể các quan hệ về lưu thông hàng hoá , lưu thông tiền tệ , các giao dịch mua bán và các dịch vụ .
+ Khái niệm thị trường ở tầm vĩ mô : Khái niệm này được các nhà nghiên cứu kinh tế sử dụng để vạch ra đường nối chính sách phát triển của đất nước . Nó không được sử dụng trong thị trường vi mô .
Với định nghĩa này thì các yếu tố cấu thành của thị trường gồm có :
* Tổng cung hàng hoá
* Tổng cầu hàng hoá
* Giá cả hàng hoá
+ Khái niệm thị trường ở tầm vi mô : ( hay còn được gọi là thị trường của doanh nghiệp ) Thị trường của doanh nghiệp được hiểu là một hay nhiều nhóm khách hàng có tiềm năng tượng tự nhau với việc bán cụ thể nào đó , mà doanh nghiệp có thể sản xuất ra hay mua hàng hoá để thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng này .
Các định nghĩa trên đây về thị trường nhấn mạnh ở địa điểm mua bán , vai trò của người mua, người bán hoặc chỉ của người mua, coi người mua giữ vai trò quyết định, chứ không phải người bán, mặc dù không có người bán, không có người mua, không có hàng hoá và dịch vụ không thoả thuận thanh toán bằng tiền hoặc hàng thì không thể có thị trường, không thể hình thành thị trường. Cho dù thị trường hiệ đại có thể các yếu tố trên không có mặt trên thị trường, thì thị trường vẫn giải quyết các yêú tố ấy hoặc nhận được các yếu tố ấy thông qua thị trường .
Một là : Phải có khách hàng (người mua hàng) không nhất thiết phải gắn với địa điểm xác định .
Hai là : Khách hàng có nhu cầu chưa được thoả mãn. Đây chính là cơ sở thúc đẩy khách hàng mua hàng hoá dịch vụ .
Ba là : Khách hàng phải có khả năng thanh toán, tức là khách hàng phải có tiền để mua hàng.
2 - Các yếu tố của thị trường
Các yếu tố của thị trường gồm : cung, cầu và giá cả thị trường. Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng (người mua) tạo nên cầu về hàng hoá. Sự tương tác giữa cung và cầu, tương tác giữa người mua với người mua, giữa người bán với người bán hình thành giá cả thị trường . Giá cả thị trường là một đại lượng biến động do sự tương tác của cung và cầu trên thị trường của một loại hàng hoá , ở một địa điểm và thời điểm cụ thể.
Có thể nghiên cứu các yếu tố của thị trường theo các quy mô khác nhau : nghiên cứu tổng cung ,tổng cầu và giá cả thị trường trên quy mô toàn nền kinh tế quốc dân. Nhưng cũng có thể nghiên cứu cung ,cầu hàng hoá trên một địa bàn cụ thể xác định ( ở một tỉnh ,thành phố ,ở một vùng hoặc một khu vực ).Dối với doanh nghiệp thương mại có quy mô toàn quốc ,có hoạt động xuất khẩu chẳng những phải nghiên cứu tổng cung, tổng cầu trên quy mô quốc gia mà còn phải nghiên cứu trên cả quy mô quốc tế . Đối với doanh nghiệp vưà và nhỏ ,hoạt động trong phạm vi địa phương , có thể nghiên cứu các yéu tố của thị trường địa phương, tuỳ theo sự phát triển của doanh nghiệp mà từ nghiên cứu thị trường địa phương tiến lên nghiên cứu thị trường vùng ,toàn quốc.
3 - Các chức năng của thị trường
- Chức năng thừa nhận : Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hay doanh nghiệp thương mại hàng hoá dịch vụ là người bán. Hàng hoá và dịch vụ có bán được hay không phải thông qua chức năng thừa nhận của thị trường. Hàng hoá và dịch vụ bán được , dù bán trực tiếp hay bán cho người trung gian tức là hàng hoá đó được thị trường chấp nhận. Ngược lại nếu hàng hoá và dịch vụ đem ra bán không có ai mua như vậy có nghĩa là thị trường không thừa nhận . Đ ể được thị trường thừa nhận, hàng hoá và dịch vụ phải có nhu cầu của khách hàng .Phù hợp ở đây về số lượng chất lượng sự đồng bộ ,quy cách ,cỡ loại, màu sắc, bao bì, giá cả, và thời gian địa điểm thuận lợi cho khách hàng.
- Chức năng thực hiện : Chức năng này đòi hỏi hàng hoá và dịch vụ phải thực hiện giá trị trao đổi : hoặc bằng tiền hoặc bằng hàng ,hoặc bằng các giấy tờ có gía khác . Người bán hàng cần tiền , còn người mua cần hàng . Sự gặp gỡ giữa người bán và người mua được xác định bằng giá cả . Hàng hoá và dịch vụ bán được tức là có sự chuyển dịch hàng hoá và dịch vụ từ người bán sang người mua .
Chức năng điều tiết và kích thích : Qua hành vi trao đổi và mua bán hàng hoá và dịch vụ trên thị trường , thị trường điều tiết và kích thích sản xuất và kinh doanh phát triển hoặc ngược lại .Đối với các doanh nghệp sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp thương mại , hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ nhanh sẽ kích thích doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để cung ứng ngày càng nhiều hàng cho thị trường .Ngược lại đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp thương mại ,hàng hoá dịch vụ không tiêu thụ được ,thị trường sẽ điều tiết doanh nghiệp hạn chế sản xuất , hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh .
Chức năng này điều tiết các doanh nghiệp ra nhập nghành hoặc rút ra khỏi nghành, khuyến khích các nhà sản xuất kinh doanh đầu tư vào nghành hàng hoá -dịch vụ có lợi, kích thích nhà sản xuất kinh doanh các mặt hàng mới, chất lượng cao, có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn.
- Chức năng thông tin : Thông tin thị trường là những thông tin về nguồn cung hàng hoá -dịch vụ , nhu cầu hàng hoá và dịch vụ ,giá cả hàng hoá và dịch vụ .Đó là những thông tin quan trọng đối vơí mọi nhà sản xuất kinh doanh ,cả người mua và người bán, cả ngươì cung ứng lẫn ngươì tiêu dùng ,cả những nhà quản lý và những người nghiên cứu sáng tạo. Có thể nói đó là những thông tin đối với toàn bộ xã hội .Thông tin thị trường là những thông tin khách quan. Không có thông tin thị trường thì không có quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh ,cũng như các quyết định của Chính phủ trong quản lý vĩ mô nền kinh tế .
4 - Các quy luật của thị trường
a - Quy luật giá trị.
Đây là quy luật kinh tế của kinh tế hàng hoá . Khi nào còn sản xuất hàng hoá thì qui luật này còn giá trị .Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị lao động cần thiết trung bình để sản xuất gia hàng hoá đó theo phương pháp trao đổi ngang giá .Việc tính toán chi phí sản xuất và lưu thông bằng giá trị là cần thiết bởi đòi hỏi của thị trường và xã hội là với một nguồn lực có hạn phải làm sao sản xuất được lượng của cải vật trất nhiều nhất cho xã hội, hay chi phí cho một đơn vị sản xuất ra là ít nhất với điũu kiện là chất lượng phải cao.Người sản xuất kinh doanh nào có chi phí cho một đơn vị sản xuất ra thấp hơn mức trung bình thì người đó có lợi, và ngược lại người nào có chi phí cao thì khi trao đổi sẽ không thu được chi phí bỏ ra dẫn đến việc phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc dẫn đến việc phá sản. Đây là một thực tế mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải đương đầu. Là phải làm sao tiết kiệm chi phí đến mức tối đa cũng như phải thường xuyên thay đổi công nghệ để qua đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.
b - Quy luật cung cầu.
Cung ,cầu là hai phạm trù kink tế quan trọng trong nền kinh tế thị trường . Cung , cầu không tồn tại riêng rẽ mà thương xuyên tác động qua lại lẫn nhau , có quan hệ biện chứng với nhau.quan hệ cung cầu là quan hệ bản chất , thường xuyên lặp đi lặp lại của nền kinh tế thị trường. Nó trở thành quy luật của kinh tế thị trường.
Sự tương tác giữa cung và cầu hàng hoá tạo nên giá cả trên thị trường một cách bình quân.Gi á bình quân này luôn luôn thay đổi do sự thay đổi của cung và cầu do hai yếu tố này bị tác động cuả rất nhiều yếu tố liên quan.
Do hai yếu tố này bị tác động của rất nhiều yếu tố trên thị trường cho nên việc cân đối cung cầu chỉ là tạm thời, mất cân đối là việc thường xuyên xảy ra.Việc mất cân đối được biểu hiện bằng giá cả.
c - Quy luật cạnh tranh:
Mọi sự tự do trong sản xuất kinh doanh , đa dạng kiểu hình và nhiều thành phần kinh tế là cội nguồn của sự cạnh tranh. Cạnh tranh là một điều bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường.Thực chất cạnh tranh về mặt kinh tế khác hẳn với cạnh tranh một giải thưởng.
Nó không phải là một quá trình gián đoạn mà là một quá trình liên tục. Đó là một ‘cuộc chạy maratong kinh tế’ không có đích cuối cùng . Ai cảm nhận thấy đích trước người đó trở thành nhịp cầu cho các đối thủ khác vượt lên trước .Chạy đua kinh tế phải luôn ở phía trước để tránh hậu quả của người chạy phía sau .
Trong cơ chế thị trường , cạnh tranh thực hiện bốn chức năng cơ bản :
- Cạnh tranh làm cho giá cả hàng hoá , dich vụ giảm xuống
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất và kinh doanh
-Cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất .
-Cạnh tranh là công cụ tước quyền thống trị về kinh tế trong lịch sử nhân loại .
Tóm lại: cung ,cầu là cốt vật chất , giá cả là diện mạo và canh tranh là linh hồn sống của cơ chế thị trường.
5 - Vị trí , vai trò của thị trường
a - Vị trí của thị trường
Trong kinh tế thị trường , thị trường có vị trí trung tâm . thị trường vừa là mục tiêu của sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hoá .
Quá trình sản xuất xã hội có bốn khâu :
+ Sản xuất
+ Phân phối
+ Trao đổi
+ Tiêu dùng
Trong đó thị trường bao gồm hai khâu : Phân phối và trao đổi . đây chính là hai khâu trung gian cơ bản và vô cùng cần thiết , là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng . Vì vậy thị trường là một nhân tố không thể thiếu được đối với một doanh nghiệp và ngay cả với nền kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào.
b - Vai trò của thỉ trường :
Bảo đảm điều kiện cho sản xuất ngày càng phát triển về quy mô và chất lượng . Đảm bảo đáp ứng hàng hoá phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Nó thúc đẩy nhu cầu và gợi mở nhu cầu đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới .Nó kích thích sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao ,văn minh và hiện đại.
Dự trữ các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội ,giảm bớt dư trữ ở các khâu tiêu dùng ,đảm bảo việc điều hào cung cầu
Phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú , đa dạng văn minh. Giải phóng con người khỏi những công việc nội chợ gia đình , khiến con người có nhiều thời gian hơn và tự do hơn.
Thị trường hàng hoá ngày càng ổn định có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất và đồi sống của nhân dân.
II - Nghiên cứu thị trường
1 - Các hình thái thị trường
Thị trường trong đó người mua và người bán giao dịch với nhau khác biệt rất nhiều về mặt cơ cấu. Cơ cấu thị trường khác nhau không chỉ ảnh hưởng đến cung cách ứng xử của người mua và người bán mà còn dẫn đến giá cả và khối lượng giao dịch khác nhau.
Cơ cấu thị trường chỉ khác nhau ở cấp độ rất nhỏ bé. Các cơ cấu này bao trùm một chuỗi thị trường tương tự như một quang phổ , đi từ một nghành có rất nhiều doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp chỉ cung cấp một tỉ lệ nhỏ các hàng hoá đưa ra giao dịch cho đến trường hợp chỉ có một doanh nghiệp tạo ra thành cả một nghành.
Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyềntức là xem xét hành vi của thị trường , các nhà kinh tế phân loại thị trường như sau: thị trường cạnh tranh hoàn hảo ,thị trường độc quyền. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm thị trường cạnh tranh dộc quyền và độc quyền tập đoàn.
Khi nói về cơ cấu thị trường bao giờ cũng có hai phía trong cùng một thị trường : phía mua và phía bán. Mỗi phía có thể tồn tại các cơ cấu thị trường khác biệt. Khi phân loại thị trường các nhà kinh tế thường chú ý tới các tiêu thức cơ bản sau:
Số lượng người sản xuất : đây là tiêu thức rất quan trọng xác định cơ cấu thị trường . Trong các thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh độc quyền có rất nhiều người bán , mỗi người trong số họ chỉ sản xuất một phần rất nhỏ lượng cung trên thị trường .Trong thị trường độc quyền thì một ngành chỉ bao gồm một nhà sản xuất (người bán) duy nhất, còn thị trường độc quyền tập đoàn là một thị trường hợp trung gian ở đó có vài người bán kiểm soát hầu hết lượng cung trên thị trường .
Chủng loại sản phẩm : thị trường cạnh tranh hoàn hảo sản xuất ra những sản phẩm đồng nhất như lúa ngô, còn trong ngành cạnh tranh độc quyền các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau một chút.Trong một ngành độc quyền tập đoàn các hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau còn trong ngành độc quyền thì sản phẩm giống nhau.
Sức mạnh của hãng sản xuất : một hãng sản xuất trong đièu kiện cạnh tranh hoàn hảo không có được khả năng trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Trái lại một nhà độc quyền sẽ có khả năng kiểm soát giá rất lớn. Một hãng sản xuất trong điều kiện cạnh tranh độc quỳên sẽ có một mức độ kiểm soát nào đó đói với giá cả của hàng hoá và dịch vụ.
Các trở ngại xâm nhập thị trường : Trong diều kiện cạnh tranh hoàn hảo các trở ngại này là rất thấp . Ngược lại trong độc quyền tập đoàn sẽ có những trở ngại đáng kể đối với việc gia nhập thị trường . Còn nếu trong điều kiện độc quyền thì việc xâm nhập thị trường là cực kỳ khó khăn. Nhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vai trò độc quyền của mình. Bằng cáng chế là một trở ngại lớn đối với các hãng muốn xâm nhập thị trường
Hình thức cạnh tranh phi giá cả : Trong cạnh tranh hoàn hảo không có sự cạnh tranh phi giá cả. Tring cạnh tranh độc quyền các nhà sản xuất sử dụng các hình thức cạnh tranh phi giá cả như quảng cáo.. Trong độc quyền tập đoàn cũng sử dụng nhiều hình thức phi giá cả để làm tăng lượng bán của mình.
2 - Nghiên cứu thị trường
a - Trình tự nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua ba bước: thu thập thông tin , xử lý thông tin và ra quyết định .Trong giai đoạn thu thập thông tin nghiên cứu thị trường ở doanh nghiệp thương mại có thể theo trình tự sau:
+Nghiên cứu khái quát thị trường
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường
Tuy nhiên cũng có thể đi theo trình tự ngược lại. Trình tự trước hay sau thì cũng không cản trở gì nhau, mỗi giai đoạn đều có một yêu cầu nhất định và dều cần cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thương mại quy mô lớn khi mở rộng phát triển thị trường hoặc xâm nhập vào thị trường mới thường đi theo trình tự nghiên cứu khái quát đến chi tiết. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ngược lại.
b - Nội dung nghiên cứu :
Có thể nghiên cứu thị trường theo hai cách là nghiên cứu khái quát thị trường và nghiên cứu chi tiết thị trường :
Nghiên cứu khái quát thị trường : Thực chất là nghiên cứu vĩ mô, nghiên cứu tổng cầu hàng hoá và tổng cung hàng hoá , giá cả thị trường và chính sách của chính phủ về loại hàng hoá đó (kinh doanh tự do , kinh doanh có điều kiện , khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh). Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cưú tổng khối lượng hàng hoá và cơ cấu loại hàng tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá chính là quy mô thị trường .
Nghiên cứu quy mô thị trường phải nắm được số lượng hoặc đơn vị tiêu dùng; với hàng tiêu dùng thì đó là dân cư và thu nhập của họ...Đối với loại hàng hoá có loại hàng thay thế cần nghiên cứu khối lượng hàng hoá thay thế từ đó suy ra khối lượng hàng hoá bổ sung . Nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá cũng cần nghiên cứu trên mỗi địa bàn, đặc biệt là thị trường trọng điểm . ở đó tiêu thụ lượng hành hoá lớn và giá thị trường hàng hoá đó trên địa bàn từng thời gian.
Nghiên cứu tổng cung hàng hoá để xem xét khả năng sản xuất trong một thời gian các đơn vị có đủ khả năng cung ứng cho thị trường tổng số bao nhiêu hàng , khả năng nhập khẩu bao nhiêu , khả năng dự trù xã hội bao nhiêu , giá cả của doanh nghiệp sản xuất , giá nhập khẩu. Nghiên cứu giá cả thị trường phải tìm được chânh lệch giá bánvà giá mua. Có thể ước lượng chi phí vận chuyển và những khoản thuế phải nộp, xác định hàng cần thu mua và nhập khẩu.
Nghiên cứu chính sách của chính phủ về loại hàng kinh doanh cho phép kinh doanh có tự do có điều kiện , khuyến khích kinh doanh hoặc cấm kinh doanh.
Đó là chính sách thuế , giá các loại dịch vụ có liên quan như cước phí vận tải , phí thuê kho hàng, lãi xuất nhân hàng. Ngoài những vấn đề trên , Nghiên cứu khái quát thị trường cần phải nghiên cứu động thái của cung ,cầu trên từng địa bàn và trong từng thời điểm. Doanh nghiệp cũng cần phải xác định tỉ phần thị trường của các doanh nghiệp lớn và chính sách cung ứng hàng hoá của họ .
Nghiên cứu chi tiết thị trường : Thực chất là nghiên cứu đối tượng mua và bán loại hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hoá và chính sách mua bán của các doanh nghiệp . Nghiên cứu chi tiết thị trường phải trả lời được các câu hỏi : ai mua hàng ? Mua bao nhiêu ? Mua hàng dùng làm gì ? Đối thủ cạnh tranh ?
Nghiên cứu chi tiết thị trường phải nghiên cứu nhu cầu và yêu cầu của khàch hàng về loại hàng mà doanh nghiệp kinh doanh. Đối với hàng tiêu dùng nhu cầu hàng phụ thuộc vào sở thích thu nhập , lứa tuổi nghề nghiệp, trình độ văn hoá ...Đối với hàng tư liệu sản xuất phụ thuộc vào công nghề ,định mức sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất và kế hoạch sản xuất mặt hàng của doanh nghiệp
Người quyết định mua hàng không phải là người đi mua hàng cụ thể mà chính là yêu cầu của kỹ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm , khả năng vật tư của doanh nghiệp và khả năng thay thế bằng các loại nguyên vật liệu khác. Người mua hàng phải nắm được mua hàng để làm gì và không thể tự tiện đổi thứ này lấy thứ khác hoặc mua theo ý thích của mình .Như vậy nghiên cứu thị trường hàng tư liệu sản xuất phải nghiên cứu kỹ lĩnh vực tiêu dùng sản xuất .
Khi nghiên cứu chi tiết thị trường doanh nghiệp phải xác định tỉ trọng thị trường mà doanh nghiệp đạt được và thị phần của các doanh nghiệp khác cùng ngành , so sánh về chất lượng sản phẩm, giá cả sản phẩm ,mẫu mã, mầu sắc và các dịch vụ sau khi bán của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác..để thu hút khách hàng mua hàng của doanh nghiệp mình.
iii - Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường
1/ Nhóm nhân tố chính trị , xã hội ,tâm sinh lý của con người
Hoạt động của thị trường là hoạt động của con người. Bản chất của con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội . Quan hệ xã hội của con người được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức như quan hệ quốc tế , quan hệ trong nước .Tình trạng hoà bình hay chiến tranh của một dân tộc hay các dân tộc với nhau có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường các cá nhân và tổ chức có quyền hoạt động tự do kinh tế trong khuôn khổ luật pháp của một quốc gia. Do vậy, các yếu tố về tâm sinh lý của từng cá nhân thông qua nhận thức của họ cũng có ảnh hưởng tới thị trường và tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Một quyết định đúng đắn của một cá nhân có thể dẫn đến sự phát triển hoặc phá sản của một công ty.
2/Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô và vi mô
Các nhân tố thuộc quản lý vĩ mô là sự tác động của Nhà nước đến thị trường.
Dựa váo những chính sách và công cụ của mình Chính phủ sẽ điều chỉnh thị trường sao cho hợp lý nhất đối với các doanh nghiệp vá đối với một quốc gia. Một thị trường nếu không có sự quản lý của Nhà nước sẽ phát triển tự do và không có điểm dừng . Do vậy nó sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp do không xác định được mục tiêu sản xuất của mình .
Ta thường thấy tuỳ theo từng điều kiện của từng quốc gia cũng như ở mỗi thời kỳ mà Chính phủ áp dụng các biện pháp sao phù hợp . Các biện pháp thường được sử dụng phổ biến là : chính sách thuế, chính sách đầu tư và phát triển , chính sách tiền tệ ...
Các nhân tố thuộc quản lý vi mô là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp doanh nghiệp hoặc những nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp giá cả hàng hoá sản xuất ra có được công nhận trên thị trường hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp . Mà đối với những doanh nghiệp lớn (tập đoàn) hay những công ty độc quyền thì sự ảnh hưởng do sự sống còn của các công ty này có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường. Chỉ một chính sách của các công ty này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường như việc tăng giá sản phẩm hay sa thải công nhân khi thu hẹp sản xuất...
3/ Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên.
Điều kiện tự nhiên là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với việc hình thành và phát triển thị trường .
-Vị trí địa lý của mỗi quốc gia đối với các nước xung quanh , trong khu vực và trên thế giới cũng là một thuận lợi hay khó khăn trong việc hình thành và phát triển thị trường. Ví dụ Việt Nam có hơn một nghìn km bờ biển là nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc phát triển vận tải đường thuỷ .
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia như đất đai khoáng sản , biển ,rừng, sông ngòi, kể cả thời tiết và khí hậu là những điều kiện cực kỳ thuận lợi cho phát triển kinh tế .
CHƯƠNg II
Thị trường ôtô ở nước ta hiện nay
I - Sự hình thành , phát triển , đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ôtô ở nước ta.
1 - Các giai đoạn hình thành và phát triển.
Sự ra đời của thị trường ôtô của nườc ta so với việc hình thành thị trường ôtô trên thế giới là muộn hơn rất nhiều. Cho đến trước cách mạng tháng 8 thì khái niệm ôtô vẫn còn là một khái niệm rất xa lạ với người Việt Nam. Vào những năm 30 ở nước ta chỉ có một số loại xe cổ như Citroen và Hotchikis.
Trong khoảng kháng chiến chống Pháp 1945-1954, cùng với sự trở lại của mình các hãng xe của Pháp đã khống chế toàn bộ thị trường ôtô nước ta với các hãng hàng đầu của Pháp thời đó như: Renault , Citroen , Peugeot. Và các kiểu xe thông dụng thời đó như : Simca5 , Citroen11CV, Peugeot202,203...Và một số loại ôtô được nhập từ Anh qua Pháp vào Việt Nam như Austin. Tuy vậy các loại xe này phần lớn để cho người Pháp sử dụng , hoặc số ít người Việt Nam làm việc cho Pháp .
Sau năm 1954 sau khi Pháp thất bại và Mỹ nhẩy vào Việt Nam . Thì các loại xe của Pháp cũng mất dần ưu thế trên thị trường và các loại xe của Mỹ lại là các loại chính trên thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn. Các hãng ôtô lớn của Mỹ đã xâm nhập như GM với các kiểu xe như Buick, Caddilac ; Hãng Forel với Vocor , Mercury , Lincon, Firebird ; Hãng Chrysler với Desoto , Dodge, Cherolet . Có thể nói các hãng ôtô này cũng đã phát triển tương đối ở Việt Nam được biểu hiện qua việc có rất nhiều trung tâm bảo trì xe ôtô xuất hiện ở Sài Gòn .
Xe ôtô của Nhật Bản bắt đầu xuất hiện ở nước ta vào khoảng những năm 60-70. Các hiệu xe thông dụng lúc đó là: Toyota Corrolar1500, Corrolar1100SL , Crown ; NissanDutsun ; Mazda1000 , 1200 , 1500 ; Honda N360.
Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng 1975 , mối quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước tư bản hoàn toàn bị cắt đứt. Do vậy thời điểm này không hề có các loại xe của các nước Tây âu mà chỉ có các loại xe của các nước Đông âu và Trung Quốc.Trong đó đặc biệt là xe của Liên Xô cũ chiếm phần lớn trong thị trường ôtô ở nước ta. Các loại xe chủ yếu trong thời kỳ này là: Lada, Volga, Moscovis,Uoat.
Từ năm 1986 trở lại đây , do có quá trình đổi mới nền kinh tế mà mối quan hệ kinh tế của nước ta với tất cả các nước trên thế giới lại được nối lại mà thị trường kinh tế lại riễn ra rất sôi động ,đặc biệt là thị trường ôtô.Các loại xe ôtô của các hãng nổi tiếng trên thế giới lại tràn ngập thị trường nước ta như: Toyota; Ford;Meccerdes-benz; Fiat... Với muôn vàn kiểu xe từ xe dulich , xe tải ,xe bus, xe cẩu ...
Trong cả nước theo thống kê năm 1991 có tất cả khoảng 205000xe thì đến năm 1995 có khoảng 240780 tăng bình quân khoảng 34000xe/năm.Và nhu cầu tiêu thụ xe ôtô ngày một nâng cao , theo dự báo vào năm 2000 mức tiêu thụ xe ở nước ta sẽ vào khoảng 60.000.Và sẽ còn tăng lên do quá trình phát triển và hội nhập của nước ta trong tương lai khi nước ta gia nhập một cách toàn diện vào APEC , AFTA .
2- Đặc điểm của thị trường ôtô ở nước ta
Do thu nhập bình quân của phần người dân nước ta còn thấp và hơn nữa do quá trình đất nước mới bắt đầu quá trình đổi mới được hơn 10 năm do vậy cơ sở hạ tầng , giao thông kém phát triển . Do vậy thì trường ôtô nước ta còn rất nhỏ hẹp.
Trong thị trường ôtô ở Việt Nam thì phần lớn các loại xe đời mới có chất lượng cao thì chỉ bán được cho các cơ quan nhà nước còn tư nhân thì phần lớn ưa chuộng các xe cũ ( thường gọi là Secondhand) hơn . Phần lớn chi phí cho việc mua ôtô của các thương nhân ở Việt Nam là vào khoảng 20000 USD . Mà phần lớn các thương nhân này lại rất ưa chuộng các loại xe của Nhật như Toyota , Nissan.
Tuy nhiên giá các loại xe này trên thị trường nước ta lại rất đắt nó vào khoảng từ 30000 - 40000USD chính vì lý do đó mà các loại xe cũ lại được ưa chuộng ở nước ta như vậy. ở nước ta thị trường rất đa dạnh và phong phú . Nói về xe mới thì nó bao gồm các loai xe của Nhật , Hàn quốc , Đức , Itali , Mỹ .
Và trong 5 nước này thì thị phần của Nhật và Hàn quốc là chiếm tỉ trọng lớn nhất do phần lớn giá của các loại xe này rẻ cũng như tính năng phù hợp với khí hậu Việt Nam . Còn nói về xe cũ thì thị trường ôtô cũng rất đa dạng và phong phú về chủng loại , giá cả .
Ngoài các loại xe cũ nhập từ Nhật vầ Hàn Quốc ở thị trường nước ta còn có các nguồn nữa như là nguồn nhập lậu va nguồn xe “ xiết nợ ” và các xe đã lưu hành trong nước và sau đó đem ra mua bán trên thị trường . Tóm lại phần lớn giá cả các loại xe hiện tại đều rất cao. Theo thống kê thì người tiêu dùng ôtô nước ta chỉ hợp với những loại xe giá khoảng 200 triệu đồng VN và với loại xe như vậy thì chắc chắn đã phải qua sử dụng ít nhất là 5 năm và do vậy thì tình trạng sử dụng sẽ không được bền . Chính vì thế trong một tương lai không xa việc sử dụng xe mới sẽ là một điều tất yếu. Và đối với các loại xe mới thì người Việt Nam thường xem xét một số đặc điểm sau:
- Đa số người tiêu dùng Việt Nam là những khác hàng mới mua xe lần đầu cho nên họ không cần những loại xe quá sang trọng cũng như các loại phụ kiện sang trọng như dàn HiFi , nệm da thuộc ... Dĩ nhiên là loại khác hàng này không phải là không có mà có nhưng với số lượng ít. Người tiêu dùng cần các loại xe rẻ , bền , chắc và kinh tế. Đồng thời các hoạt động sau khi bán phải phù hợp với thị trường nước ta cũng như phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như địa hình . Đó là những thông số mà các doanh nghiệp sản xuất ôtô nước ta cần lưu ý.
- Cũng như mọi quốc gia trên thế giới ở nước ta nhà nước vẫn là người tiêu thụ ôtô lớn nhất . Đặc thù này là cực kỳ đúng ở Việt Nam bởi vì ở nước ta dân chưa đủ điều kiện để có thể mua ôtô một cách dễ ràng và để hình thành một thị trường lớn . Chính vì thế mà khu vực xe công vẫn luôn là thị trường quan trọng. Hơn nữa do điều kiện kinh tế mà phần lớn các loại xe đều là xe phục vụ cho công việc như xe tải ,xe bus .Trên thực tế thì hiện tại thị trường ôtô ở nước ta có thể coi là nhỏ bé . Nhưng trong một tương lai gần với số dân khoảng 70 triệu người thì thị trường ôtô nước ta sẽ không thể không phát triển. Chính vì điều này mà các hãng sản xuất ôtô hàng đầu trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam và đang củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường.
3-Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường ôtô ở nước ta
a - Các nhân tố vi mô ảnh hưởng tới đến cung cầu ôtô
- Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu ôtô
* Thu nhập cua khách hàng : Thu nhập của khách hàng đối với cầu ôtô là cực kỳ quan trọng .Bởi vi loại sản phẩm này là sản phẩm đắt tiền do vậy phải có một mức thu nhập như thế nào mới có thể mua được loại sản phẩm này . Mà chỉ khi một sản phẩm của một doanh nghiệp được bán ra trê._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0570.doc