Thị trường Du lịch Asean và Du lịch Việt Nam hội nhập Du lịch các nước Asean và tác động của nó

Lời nói đầu Ngày nay, Du lịch - ngành công nghiệp không khói. Đã trở thành ngành kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, cả về mặt kinh tế và xã hội cho tất cả các trên thế giới nói chung và cho các nước ASEAN nói riêng. Vấn đề phát triển Du lịch đã trở thành vấn đề quan trọng.Trong chiến lược phát triển kinh tế Du lịch, chính phủ các nuớc đã cố gắng tạo ra một môi trường thuận lợi về cơ sở vật chất, luật pháp, tổ chức …để ngành Du lịch phát triển. Cùng với xu hướng phát triển của Du lịch trê

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1563 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thị trường Du lịch Asean và Du lịch Việt Nam hội nhập Du lịch các nước Asean và tác động của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thế giới, Du lịch của các nước trong khu vực Đông Nam á, đặc biệt là các thành viên trong khối Asean, vài chục năm qua gần đây đã phát triển mạng tính chất “bùng nổ” và giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, là khu vực giàu tài nguyên Du lịch, có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào cho phép phát triển mạnhvà có hiệu quả cao trong ngành Du lịch, vì vậy, trong cơ cấu phát triển kinh tế, nước ta không thể không quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển Du lịch. Vấn đề đặt ra là thị trường Du lịch các nước asean tác động tới thị trường Du lịch Việt Nam trong hiện tại và tương lai và hướng phát triển Du lịch Việt Nam, để có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cũng như hiệp hội các nước trong khu vực và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy trong bài viết này em sẽ sơ lược về Du lịch các nước asean chủ yếu các nước phát triển Du lịch nhất hiện nay như, Thái Lan, Xingapore, Malayxia, Inđônêxia, Campuchia, ….và khả năng phát triển Du lịch Việt Nam trên con đường hội nhập vào Asean và một số giải pháp để Du lịch Việt Nam có thể hội nhập và phát triển được với vai trò là một thành viên trong hiệp hội các nước ASEAN. 1. Lý do chọn đề tài: hiện nay trên thế giới Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân hoạt động Du lịch đang được phát triển mạnh mẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước đặc biệt các nước ASEAN trong những năm gần đây Du lịch các nước asean các nước đang được đầu tư đẩy mạnh phát triển đang vươn lên trở thành kinh tế quốc dân đem lại thu nhập cao cho các nước. - Chính vì các nước này em chọn đề tài: “Thị trường Du lịch ASEAN và Du lịch Việt Nam hội nhập Du lịch các nước ASEAN và tác động của nó” 2. Mục đích đề tài: Nghiên cứu thị trường Du lịch ASEAN để qua đó tìm hiểu sự tác động của nó đến thị trường Du lịch Việt Nam. 3. Nhiệm vụ của đề tài: là thị trường Du lịch ASEAN là một thị trường lớn nên nó có nhiệm vụ rất quan trọng để Du lịch Việt Nam hội nhập các nước ASEAN với mong muốn giúp bản thân cũng như người đọc có một cái nhìn tổng quát về sự hội nhập Du lịch Việt Nam với Du lịch các nước ASEAN. Nên tôi mạnh dạng chọn đề tài này. Nghiên cứu đề tài góp phần vào cái nhìn tổng quát vào thị trường ASEAN và sự hội nhập vào Du lịch Việt Nam 4. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu Đã có nhiều học giả viết về vấn đề này bàn về thị trường Du lịch ASEAN và Du lịch Việt Nam, hội nhập với các nước ASEAN. Nhưng với góc độ của một sinh viên Du lịch em chỉ có một cái nhìn khái quát về những hoạt động tiêu biểu của thị trường của thị trường Du lịch ASEAN và Du lịch Việt Nam sau khi hội nhập. Báo cáo này đi sâu về những đặc điểm chung của nguồn khách đến với thị trường Du lịch ASEAN. Đặc biệt một số nước phát triển Du lịch tiêu biểu trong khu vực ASEAN . 5. Các phương pháp điều tra . Báo cáo sử dụng các phương pháp tổng hợp , thống kê , phân tích sưu tầm tài liệu đọc ,… 6. Bố cục :Theo sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn và qua phân tích tài liệu tham khảo tài liệu, ngoài lời mở đầu , phụ lục kết cấu nội dung báo cáo được chia 4 chương như sau: CHƯƠNG I. Cơ sở sở lý luận của đề tài : Giới thiệu vài nét về lịch sử tổ chức ASEAN và quá trình phát triển ASEAN và quá trình phát triển Du lịch ASEAN . CHƯƠNG II . Thực trạng phát triển của thị trường phát triển của thị trường Du lịch ASEAN và Việt Nam sau khi hội nhập Du lịch ASEAN. CHƯƠNG III. Một số giải pháp và xu hướng phát triển Du lịch Việt Nam sau khi hội nhập . CHƯƠNG IV. Một số giải pháp và kiến nghị để Du lịch Việt Nam phát triển Du lịch Việt Nam hội nhập . Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tàI, giới thiệu vàI nét về lịch sử tổ chức ASEAN và quá trình phát triển Du lịch ASEAN 1. Định nghĩa Du lịch: Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về Du lịch của các chuyên gia và các nhà nghiên cứu . 1.1.1. Định nghĩa của hiệp hội LHQ về Du lịch họp ở ROMA các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa là “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ “ . 1.1.2: Theo giáo trình Thống kê Du lịch. Nguyễn Cao Thường “ Du lịch là ngành Du lịch là ngành kinh tế xã hội, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ ngơi và kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” 1.2: Sơ lược về lịch sử quá trình hình thành và phát triển các nước ASEAN 1.2.1:Sự ra đời của các nướcASEAN ASEAN ‘ Hiệp hội các nước Đông Nam á ‘ The a ssociation southeast asian nations _ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 và đến nay là bao gồm:11 nước thành viên , lúc đầu chỉ có 5 nước là Indonxia , Malayxia , Philippin và Thailand, tuyên bố tại Băngcốc và sau đó là nước Bruney, Việt Nam là thành viên thứ 7 và sau đó là Lào và Myanma, tiếp đến là Campuchia và gần đây đẫ kết nạp thành viên thứ 11 là Đôngtimo, để biến ASEAN thành tổ chức có đầy đủ các nước trong khu vực Đông Nam á nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bình đẳng, hợp tác, thúc đẩy đẩy hoà bình và ổn định khu vực, giúp đỡ lẫn nhau. ASEAN gần đây đã bắt đầu xúc tiến AFTA (Mậu dịch tự do ASEAN). - ASEAN đã thành tổ một tổ chức chủ chốt ở khu vực Đông Nam á Nó không chỉ nó đã phát triển thành công một ý thức cộng đồng giữa các thành -viên của mình và tìm đựoc con đường tiến đến một sự hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn và nó trở thành thảo luận với các cường quốc Thế Giới về hàng loạt vấn đề quốc tế. Gần đây toàn thể các nước ASEAN đã phát triển theo nền kinh tế thị trường với nhiều sự kiểm soát chính trị của nhà nước hơn so với các nước Phương Tây. Đây chính là sự nhất trí vế một sự phát triển kinh tế dụa trên những thị trường tương đối tự do có nhiều phần kinh tế và có sự cạnh tranh và đã dẫn đến một thời kỳ tăng trưởng kinh tế chưa từng có, trước đó các nước ASEAN đã từng phục hồi. Đó là sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1998 nhớ những biện pháp mới của mình.Tất nhiên vẫn còn có những khó khăn và bất ổn về tương lai nhưng không ngờ rằng Đông Nam á đã trở thành trung tâm đáng kể về sức mạnh kinh tế và mọt một vai trò có trọng lượng trên thế giới trong thế kỉ 21 . 1.2.2. Sự phát triển các nước Du lịch ASEAN. Trong mấy chục năm gần đây sự phát triển các nước ASEAN đã thu hút sự quan tâm và dư luận thế giới và các nhà nghiên cứu nhiều nước nhất là trong lĩnh vực Du lịch . Những thành tựu của các nước ASEAN được sơ đồ hoá bằng mũi tên đi lên với độ tăng ttưởng kinh tế tương đối ổn định sản phẩm bình quân đầu người tăng rõ rệt, cơ cấu kinh tế biến đổi tích cực nhất là ngành Du lịch được thể hiện qua bảng thống kê số lượng khách nước ngoài đến Du lịch các nước ASEAN từ năm 1999-2003 (theo tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN thống kê :HN-2003 (Đơn vị tính: Triệu USD) Năm Quốc gia 1999 2000 2001 2002 2003 ASEAN 31701 39602 39853 41052 21701 Campuchia 353 387 410 398 217 Indonesia 5903 6006 7426 9542 8513 Lào 49 62 7426 92 100 Malaysia 7504 8532 8954 1054 9216 Myanma 100 112 196 201 292 Philippin 3125 3615 3956 4672 4954 Thailand 9561 9767 1010 1542 1234 ViệtNam 634 742 852 956 942 Singapo 6804 6543 7210 7165 69106 Bảng 1: Số lượt khách nước ngoài đến Du lịch ASEAN (Đơn vị tính:USD) Năm Quốc gia 1998 1999 2000 ASEAN 2942 37245 39643 Campuchia 45 46 49 Indonexia 59 60 78 Lào 4997 5671 6825 Malayxia 49 56 68 Mianma 2876 4189 4952 Philippin 27 35 42 Thailand 3151 3968 4161 ViệtNam 6813 7762 9171 Singapo 7289 8189 9212 Bảng 2: Doanh thu từ khách Du lịch nước ngoài đến. Chương 2 thực trạng phát triển của thị trường Du lịch ASEAN và việt nam sau khi hội nhập Du lịch ASEAN 2.1. Xu hướng phát triển chung của Du lịch trong khu vực các nước ASEAN 2.1.1.Sự phát triển chung của Du lịch ASEAN Trong lĩnh vực Du lịch hiện nay, ASEAN được coi là trong khu vực năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế Du lịch của thế giới, trong 2001, 10 nước thành viên đã đón 50 triệu khách Du lịch quốc tế, chiếm gấn 8% tổng số khách Du lịch trên thế giới. Các chuyên gia Du lịch dự báo đến năm 2010 sẽ đạt tới 72 triệu khách Du lịch. Nguồn khách Du lịch ngày càng tăng đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho các nước thành viên ASEAN. Những con số đó chứng tỏ ngành Du lịch đã, đang và sẽ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nói chung của mỗi nước thành viên ASEAN . Ngược lại thời gian từ năm 1969 cùng với sự hợp tác trên các lĩnh vực khác, các nước ASEAN đã bắt đầu có sự hợp tác về Du lịch. Ngày 18/12/1969 ủy ban thường trực về Du lịch của ASEAN đã được thành lập. Hiệp hội Du lịch ASEAN (gọi tắt là ASEANTA) ra đời từ 1/1971, đặt trụ sở tại JAKARTA (Inđônêxia) gồm thành viên là hiệp hội lữ hành , hiệp hội khách sạn, các hãng hàng không quốc gia 6 nước, các doanh nghiệp Du lịch và các hãng cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho nghành Du lịch. Đến 1976, tại hiệp hội thượng đỉnh các nước ASEAN ở BALI (INDONEXIA), uỷ ban thương mại và Du lịch đã được thành lập để nghiên cứu, định hướng và tiến hành biện pháp hợp tác đa phương nhằm đẩy mạnh phát triển Du lịch của tất cả các nước thành viên. Sự khởi sắc thật sự của Du lịch các nước ASEAN chỉ được bắt đàu và sự ra đời của năm Du lịch THAI LAND (1987) một sự kiện nổi bật gắn liền với lễ kỉ niệm ngày sinh lần thứ 60 của vua H.MBHNMIBHOL. Được mở rộng ra thành lễ kỉ niệm thế giới và thu hút khách Du lịch tới dự lễ kỉ niệm với THAILAND. Kết quả là trong năm đó THAILAND đã thu được 4 tỷ USD, vượt cả xuất khẩu lúa gạo vốn là nguồn thu nhiều ngoại tệ nhất trước đó. Trong quãng thời gian này (1999-2000) doanh thu từ Du lịch các nước thành viên ASEAN cũng có bước phát triển mạnh Bảng3: (Đơn vị tính triệu USD) - nguồn WTO Năm Quốc gia 1999 2000 Indonexia 969 1450 Malaixia 3933 5146 Thailand 3478 5483 ở Philippin, trong năm 1999 có khoảng 3,043 triệu khách, đưa lại doanh thu 2.5 tỷ USD, chiếm 8% tổng sản phẩm xã hội Nói theo THAILAND, các nước thành viên khác của hiệp hội ASEAN cho kinh doanh Du lịch trong nước. Năm 1999, chính phủ Malaixia để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hoạt động Du lịch trong nước cũng như quốc tế và quyết định lấy năm 1990 là năm Du lịch Malaixia đã thu hút 7,4 triệu khách Du lịch , tăng 50% so với mức doanh thu là 1,89 tỉ USD, tăng 60% so với năm 1989. Năm Du lịch ASEAN (1992) nhân kỉ niệm thành lập cũng thu được 22,1 triệu du khách, tuy ít hơn 400.000 người so với dự định. Xong các nhà am hiểu Du lịch nêu rõ. Trong năm 1992 kinh tế thế giới tiếp tục sa sút trong khu vực ASEAN có một số nơi chính trị không ổn định, ngành Du lịch đạt được như vậy là tốt. Một quan chức của trung tâm tin tức (Du lịchASEAN) nêu rõ.” Con số không phải là mục đích, chủ yếu”, năm Du lịch nhiệt đới ASEANvà tăng cường sự hợp tác của các nghành trong khu vực tiếp theo nữa là hợp tác năm Du lịch hướng về cội nguồn 2005 một chuỗi các sựi kiện, văn hoá, Du lịch, với tên gọi năm Du lịch hướng về cội nguồn. Năm 2005 với quy mô lớn, liên tỉnh sôi động và giàu bản sắc Dân tộc nên tổ chức các lễ hội đặc sắc để thu hút khách Du lịch. Trong những năm tiếp theo,Du lịch ASEAN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ nhanh tính đến năm 1999, 5 nước ASEAN (không kể Brunây) đã đạt thu nhập 42,5 tỉ USD, trong đó Singapore chiếm 36% (8,48tỷ) Malayxia38%(8,974tỷ)… Đến năm 1995 các nước đón khách du lịch quốc tế nhiều nhất ASEAN là Malayxia 8,9triệu ,Thái Lan 7,9 triệu Dưới đây là bảng số liệu về khách Du lịch quốc tế đến các nước Đông Nam á (Đơn vị tính: triệu người) – theo nguồn tài liệu ercap và tạp chí Spare –Singapo Hotel Association Năm Quốcgia 1999 2000 2001 2002 Indonêsia 2,301 4,064 4,500 5,025 Malaysia 4,625 7,016 7,560 7,964 Philippin 2,043 2,153 2,300 2,442 Xingapo 5,186 6,990 7,230 7,480 Thailand 5,231 6,136 7,620 7,950 Bảng 4:Số lượng khách quốc tế đến các nước Đông Nam á Sở dĩ Du lịch các nước thành viên ASEAN có bước phát triển nhanh chóng đến như vậy là bởi vì hầu hết các nước, thành viên ASEAN đều có một xu hướng chung coi trọng phát triển Du lịch là ngành kinh tế quan trọng xếp hàng thứ 2, thứ 3 trong hệ thống nền kinh tế quốc dân. Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công đó là các nước này đã biết tận dụng những lợi thế của mình để tiến hành khai thác “nguồn tài nguyên Du lịch “ một cách hợp lý”. Đơn cử một ví dụ :mau lẹ phát hiện ra sở thích của người Châu Âu và Bắc Mĩ, những nước được thiên nhiên ưu đãi với những bãỉ biển tuyệt đẹp , những bở biển chảy dài hàng chục km bên làn nước trong xanh nắng ấm quanh năm ,các nước Đông Nam á mà tiêu biểu là Inđonêxia, Malaixia …đã ráo riết phát triển ngành Du lịch theo công thức “3s”(sea –sand –sun )chính vì vậy biết khai thác thế mạnh này mà các du khách Châu Âu và Bắc Mĩ ,đã đổ xô đến các nước ASEAN để nghỉ ngơi giải trí. Theo tạp chí “Tuần Châu á ” , 6 tháng đầu năm 1999, Đông Nam á là một trong ba khu vực sôi động nhất thế giới. Đến nay đã có 4 trong số 7 nước thành viên ASEAN được xếp vào trong 10 điểm Du lịch hàng đầu năm 1999 của khu vực Đông á -Thái Bình Dương . Bởi vì Đông Nam á thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa có điều kiện thiên nhiên phong phú và thuận lợi được xếp 4 trong 7 thành viên TT Tên nước Lượt khách quốc tế (1000người) % thay đổi qua1999 1 Trung quốc 20.124 15,9 2 Hồng công 8.936 9,5 3 Malayxia 7.900 12,3 4 Thailand 7.422 13,9 5 Singapo 5.623 3,5 6 Macao 5.319 4,0 7 Indonexia 4.771 8,7 8 úc 4.752 17,2 9 Hàn quốc 3.332 5,8 Bảng 5 : Mười điểm Du lịch hàng đầu năm 1999 TT Tên nước Thu nhập Du lịch (triệu USD) Số % Thay đổi qua năm 1999 1 Hồng công 10.075 10,1 2 Trung quốc 9.833 20,3 3 Thái lan 9.733 41,3 4 Singapo 8.500 7,8 5 úc 6.875 16,4 6 Hàn quốc 6.579 17,6 7 Indonexia 4.500 10,4 8 Malayxia 4.500 10,5 9 Đài loan 4.750 10,0 10 Nhật bản 4.250 -7,5 Bảng 6: Mười nước có thu nhập hàng đầu năm 1999 trong đó có 4 nước ASEAN Để phát triển du lịch hiện nay xu thế chung của các nước ASEAN đều đã chú trọng đầu tư nâng cao hiệu quả của ngành công nghiệp không khói , một ngành “hái ra tiền ” này , Thái Lan đã quyết định tái tham gia tổ chức Du lịch thế giới (WTO). Sau 6 năm vắng mặt cùng với Malayxia và Phimlippin những dự án cho đầu tư Du lịch liên tục tăng lên. Chỉ tính trong vòng 5 tháng đầu năm 1996 đã có tới 111 dự án cho đầu tư vào Indonexia với số vốn cam kết trị giá 1,7 tỉ USD các hình thức liên kết kinh doanh Du lịch giữa các thành viên trong hiệp hội được đẩy mạnh cùng với đà tăng trưởng như thế “Theo tạp chí The Economist” của Anh dã dư đoán đên 2005 Thái lan sẽ là nước dẫn đầu khu vưc Asean về hoat động Du lịch khu vực Châu á -Thái Bình Dương chiếm 6,6%,tiếp sau đó là Inđônêxia là 6,1% và Singapore Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nghành Du lịch Asean Một số nước phát triển Du lịch trong khối ASEAN và thu được nhiều nguồn lợi lớn từ Du lịch tiêu biểu là Thái Lan ,Inđonexia, Malaixia, Lào ….vì đề tài này rất rộng em chỉ nêu một vài nước phát triển Du lịch và ảnh hương đến Du lịch Việt Nam 2.1.2:Một vài nước phát triển về Du lịch trong khối ASEAN 2.1.2.1: Đến với Du lịch Thái Lan *. Đất nước và con người Vị trí địa lý : Thái Lan là một nước lớn ở phía tây bán đảo Đông Dương và phía Bắc là bán đảo Malaica.Diện tích của Thái Lan là 540.000 km2 và dân số là 61,2 triệu người (1996) ,tốc độ tăng trưởng kinh tế là 8,6% (1996) là thành viên Asean 8/8/1967 .Thái Lan có địa hình phong phú được chia thành 4 vùng và cũng là 4 khu vực kinh tế khác nhau ,thủ đô là Băng Cốc Tài nguyên Du lịch - Tài nguyên Du lịch tự nhiên Địa hình phong phú, phía Bắc rộng khoảng 150.000km2, có thành phố Chiêng Mai ,là thành phố Du lịch đẹp và lớn thứ 2 sau Băng Cốc ,và phía Đông Bắc chiếm 1/3 diện tích cả nước nằm ở trên cao nguyên Cò Rạt , tiếp theo là vùng đồng bằng miền trung khoảng 100 .000 km2 và vùng miền nam khoảng 70.000km2 và vùng này có bãi biển giàu đẹp phát triển nghành hải sản và Du lịch khí hậu ở Thái Lan nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ,nhiệt độ trung bình của vùng đồng bằng là 22-290C trong năm ,nhiệt độ nóng nhất là 330C mát nhất là 150C lượng mưa trung bình là 1600 mm. Tài nguyên nước cũng phục vụ sinh hoạt cho con người nơi đây đồng thời cũng phục vụ mục đích Du lịch. Tài nguyên sinh vật cũng rất đa dạng và phong phú và có nhiều động thực vật quí hiếm và có nhiều vườn quốc gia Tài nguyên Du lịch nhân văn Các hoạt động văn hoá tiêu biểu là lễ hội ở Thai Lan nhiều lễ hội khác nhau được tổ chức hàng năm và điển hình là, lễ tết mừng các sự kiện trong đời sống sản xuất và văn hoá phổ biến là lễ hội đền chùa ở khắp nơi trên đất nước phật giáo này lễ tết ở Thái Lan cũng khác so với các dân tộc khác trên thế giới mỗi năm phải đón 5 tết, tết dương lịch được tổ chức lớn nhất ,tết tháng hai, tết mùa màng đặc biệt trong tháng 11 có lễ hội đêm trăng được coi là lễ hội ánh sáng Lễ hội vi SA kha pu a vào tháng 5 tưởng nhớ sư ra đời và mất đi của đức phật , lễ hội pháo hoa và hội chợ vải. Như vậy Thái Lan là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam á chú trọng đến phát triển Du lịch và thu hút được nhiều thành công đáng kể ,đặc biệt là từ những năm 1980 đến nay .Du lịch Thái lan luôn đứng trong danh sách những quốc gia có nghành Du lịch phát triển nhất trong khu vực Đông Nam á và Châu á -Thái Bình Dương không những thế Thái Lan còn đầu tư nhiều vào để phát triển Du lịch như giao thông ,thông tin liên lạc ,hàng không và đặc biệt các tuyến Du lịch quốc tế với các nước láng giềng trong khối Asean như Camphuchia, Mianma, Malaixia , Singapore, Việt Nam, bằng đường hàng không chủ yếu Bên cạnh đó còn các tuyến đường bộ ,sắt cũng rất phát triển. Nên vậy Thái Lan đã thu hút số lượng khách Du lịch quốc tế đến với Thái Lan được thể hiện dưới bảng sau từ năm 1998 –2002 Thái Lan đã tung ra một chiến dịch Du lịch Thái Lan kì thú và số lượng khách đã tăng lên và thu hút rất đông. Năm Sô lượng khách Tỷ lệ tăng phân trăm 1998 1300.000 14,7% 1999 16400.000 14,7% 2000 1550.000 13,0% 2001 1590.000 7,6% 2002 1600.000 8,66% Bảng 7 : Khách Du lịch quốc tế đến Thái Lan Khách Du lịch quốc tế đến một số nước Đông Nam á (1998) Thai Lan : 6.13 .443 triệu lượt người Singapore :6.989.940 triệu lượt người Indonexia :4.064.162 triệu lượt người Malaixia :3.345.923 triệu lượt người Trong khu vực các nước Asean chiếm gần một nửa khách quốc tế năm 1987. Trong đó Malaixia chiếm 76,8%, Singapore 35,3%, Philippin 4,3%, Inđonexia chiếm 3,9% và những thị trường Châu Âu năm 1992 tăng nhanh một cách có ý nghĩa với 40% và những năm trước chủ yếu khách từ Pháp, Đức, Anh . *Một số tác động kinh tế của Du lịch Thái Lan . Thái Lan là một trong nước ở khu vực ASEAN có một nền kinh tế phát triển cao và Du lịch đang phát triển như một phương sách thu ngoại tệ .Gần đây Du lịch Thái Lan đã tỏ ra một lực lượng lớn như một nghành công nghiệp chủ đạo các trong lĩnh vực khác nhau . Khuyến khích và phát triển Du lịch là một bộ phận của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chính phủ Thái Lan đặc biệt thời kỳ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứVI (1987-1991) Những kế hoạch và những chính sách phát triển đất nước Thái Lan đã hướng vào việc mở cửa và khuyến khích Du lịch đã làm đa dạng cấu trúc của nền kinh tế thu hút ngoại tệ nhanh chóng đóng góp quan trọng vào việc làm trong lĩnh vực dịch vụ trong những năm gần đây cùng với sự phát triển cao của nghành Du lịch thu nhập từ Du lịch cũng tăng trưởng nhanh chóng .Trong những năm 1980 thu nhập Du lịch đã vượt qua thu nhập từ việc xuất gạo truyền thống và các nông sản khác ….và giữ vị trí số 1 trong thu nhập ngoại tệ của Thái lan Tính theo USD thu nhập từ Du lịch quốc tế từ 1979 triệu usd năm 1999 lên tới 2783 triệu usd năm 2000 .Khách Du lịch hàng năm tăng trung bình 23,17%(1990 –1996 ) Đến năm 1998 số ngoại tệ thu được từ Du lịch đã lên tới 7649 triệu usd và bình quân chi tiêu của mỗi khách trung bình mỗi ngày tăng lên 215 usd . Tuy nhiên những thị trường gửi khách lớn thì chi tiêu đóng góp cho thu nhập từ Du lịch Thái lan lớn theo thống kế du khách người Nhật chi tiêu nhiều nhất trung bình mỗi ngày 179 usd và tiếp đó là khách Đài Loan chi tiêu trung bình mỗi ngày là 146,32 usd …. *Tác động xã hội của Du lịch Thái Lan -Tác động trực tiếp : cơ hội kiếm việc làm, giá cả của hàng hoá, địa phưong, thu nhập gia đình ,cách ứng xử trong quan hệ truyền thống. -Tác động gián tiếp : mối quan hệ gia đình ,tôn giáo , môi trường ,thời gian nhàn rỗi ,sự di cư ,cách ăn mặc …. Sau đây cơ cấu lao động trong Du lịch từ 1996 –1999 là tăng lên rõ rệt như nơi ở , nhà hàng , tour tuyến …. Bên cạnh đó Thái Lan còn đặt ra một số mục tiêu chiến lược để phát triển Du lịch là . -Những mục tiêu . Khuyến khích phát triển Du lịch bằng cách tăng số lượng khách đến kéo dàI thời gian lưu lại của khách và tăng chi tiêu cho khách . Phát triển một cách sáng tạo Du lịch nhận thức ở Thái Lan Thúc đẩy Du lịch thương mại bán hàng Thai Land nhiều hơn Khuyến khích Du lịch hội nghị đặc biệt hấp đẫn động viên nơi gửi khách. Những chiến lược phát triển Du lịch Ưu tiên thứ tự những thị trường gần , thị trường trung gian và những thị trường có số lượng cao Với sự hạn chế ngân sách chiến dịch và quảng cáo sẽ tập trung vào 6 thị trường quan trọng, Mỹ, úc, Nhật, Singapo, Đức, Malayxia . - Có sự xắp xếp chú ý hơn trong quảng cáo hội nghị và thị trường đặc biệt hấp dẫn . - Tích cực hoạt động quảng cáo Du lịch tới khách hàng - Trong quá trình truyền đạt tới khách hàng ,những thông tin chung sẽ được trả lời trong các buổi truyền hình thương mại ,truyền hình công cộng sẽ thông báo cho khách hàng những sản phẩm Du lịch hàng đầu và giá cả của chúng - Phát động ,việc bán những hoạt động quảng cáo đặc biệt trên ti vi với khách hàng có hiệu quả hơn . - Chính phủ khuyến khích việc gia nhập của khu vực vào hoạt động quảng cáo nâng cao hiệu quả *Một số điểm Du lịch tiêu biểu của Thái Lan - Cung điện lớn (the grand palace )được xây dựng năm 1782 .Dưới triều đại vua Rama I do Chakri Dynasty thiết kế có tường ngăn dọc theo bờ sông dài hơn 7 km và diện tích 2,4km2 có sức chứa khách Du lịch lớn . - Đền Phrakeo chiếm một bộ phận tường rào của cung điện cũng được xây dựng từ thời vua thời vua Rama I , ngôi nhà tượng phật Ngọc Bích được sự sùng bái nhất trong vương quốc - Cung điện Vimarmex, cung điện gây ấn tượng được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ . -Thái Lan hấp dẫn khách Du lịch bằng một hệ thống đền như đền Pho, đền Suthat, đền Benchâmbop…. Ngoài ra còn rất nhiều điểm Du lịch nổi tiếng khác như điểm Du lịch Blikpâpan,điểm Du lịch vườn quốc gia Kutai ,điểm Du lịch Tajungisuy…. *Đánh giá chung về điểm Du lịch Thái Lan . Như ở trên ta đã phân tích sự phát triển có thể rút ra kết luận ,nhận xét và đánh giá có thể coi đó là những kinh nghiệm về sự phát triển Du lịch Thái Lan và sự phát triển Du lịch nói chung trong các nước ASEAN . - Những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của Du lịch Thái Lan .vì Thái lan sớm có nhận thức đúng đắn về sự phát triển của Du lịch và tính năng động sáng tạo trong hoạt động và phát triển Du lịch phù hợp dựa trên nền tảng tận dụng và phát huy cao độ các tiềm năng Du lịch phát triển rộng khắp trên mọi miền đất nước và những kế hoạch phát triển phù hợp trong từng giai đoạn ,luôn ,tạo mới và đa dạng hoá sản phẩm Du lịch và dịch vụ ,khô ng ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và thu hút khách Du lịch phát huy và tập chung được nguồn vốn trong và ngoài nước của khu vực công cộng và tư nhân để phát triển Du lịch , các biện phát tiếp cận thi trường có hiệu quả Biết cạnh tranh thị trườmg Du lịch ,nhất là thi trường Du lịch quốc tế. Bên cạnh đó Thái Lan có đội ngũ cán bộ , nhân viên quản lý và kinh doanh Du lịch có hiệu quả, nhưng Du lịch Thái Lan cũng đương đầu với không ít khó khăn và tồn tại. -Để Thái lan phát triển Du lịch có hiêụ quả .Thái Lan phải thực hiện biện phát tích cực hơn nữa trong hoạt động Du lịch và phát triển Du lịch . Như vậy Thái Lan là nước phát triển Du lịch đầu tiên và nó có sự tác động rất lớn vào Du lịch Việt Nam ,Việt Nam ,cần phải thực sự học tập nước bạn và Thái Lan không ngừng tạo ra sản phẩm Du lịch và xây dựng mối quan hệ và mở rộng phối hợp giữa nhà nước và cơ sở .địa phương ,các nhân trong việc đIều hành và vạch ra các kế hoạch phát triển Du lịch và đầu tư hơn nữa vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trường ,đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, phối hợp với các quốc gia láng giềng và khu vực về phát triển Du lịch , Du lịch thái Lan là một điểm Du lịch lý tưởng cho mọi người 2.1.2.2. Điểm Du lịch Inđônêxia *Đất nước và con người: Đất nước Inđônêxia nằm trên đường xích đạo và được bao bọc bởi hai đại dương lớn là Ân Độ Dương và Thái Bình Dương , với dân số là 1992 triệu người và diện tích là 1,9 triệu km2.Inđônêxia là một quốc gia có hải đảo lớn nhất để phát triển Du lịch *Tài nguyên Du lịch Inđônêxia . -Tài nguyên Du lịch Inđônêxia : Như chúng ta đã biết Du lịch Inđônêxia đứng trên góc độ tài nguyên Du lịch Inđônêxia quần đảo là lớn nhất vì có những điều kiện gần gũi để khai thác . - Địa hình :Vì Inđônêxia chủ yếu là vùng đồng bằng và trung du chiếm hơn một nửa diện tích đất nước có thể sử dụng những khu Du lịch tham quan nghiên cứu những nét đặc sắc của thiên nhiên và những đặc thù nhân văn của dân tộc Inđônêxia có núi tạo nên nhiều cảnh đẹp mới lạ và có khả năng khai thác và phục vụ hữu hiệu cho loại hình thể thao núi ,nghiên cứu khoa hoc , tham quan ,nghỉ dưỡng với 24 vườn quốc gia .Inđônêxia thực sự là những điểm Du lịch hấp dẫn cho du khách ưu thích . - Khí hậu :Là một quốc gia hải đảo, nằm dọc theo đường xích đạo ,Inđônêxia có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió biển và gió mùa nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại sinh vật phát triển cũng như có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế khác trong đó có Du lịch. Nhiệt độ trung bình rất phù hợp với sức khoẻ của con người vì khá ổn định .Về nhiệt độ và độ ẩm thì không có sự dao động lớn trong ngày ,trong năm và trong tháng Năm Tháng 1992 1993 1994 1995 1996 1 8.8 7.9 8.3 8.9 7.4 2 8.9 9.3 9.1 7.6 8.3 3 9.0 10.0 9.3 8.5 8.8 4 9.3 8.2 3.0 7.9 7.7 5 8.6 7.8 8.2 8.8 8.2 6 8.3 8.8 8.8 9.2 9.4 7 10.8 10.2 10.1 10.6 10.7 8 10.5 10.5 10.5 10.8 9.6 9 9.2 9.0 8.6 10.2 9.7 10 9.2 9.4 8.6 10.4 10.0 11 9.4 9.3 10.3 9.8 10.3 Bảng 7: Số lượng khách quốc tế đã đến Inđônêxia (1992-1996) đơn vị % Nguồn : the ecOnmic impact of tourism in Inđônêsia -un Có thể thấy số lượng khách quốc tế đến Du lịch Inđônêxia hầu như đều khắp các tháng trong năm .Điều đó có nghĩa là tính mùa vụ trong Du lịch Inđônêxia không thể hiện rõ hay nói một cách khác nhau là các đặc đIểm về khí hậu không ảnh hưởng lớn đến du khách . -Tài nguyên nước . Qua đất nước này .ở Inđônêxia còn có nhiều hồ được khai thác vào mục đích Du lịch .Hiện có 14 hồ được khai thác như là các điểm Du lịch như Tôba Manịnau và Singkarak,…Ngày nay ,trên nhiều đoạn sông , kết hợp với nhiều yếu tố tự nhiên và nhân văn khác người dân Inđônêxia đã biến chúng thành sản phẩm Du lịch .Bên cạnh những sản phẩm Du lịch được khai thác từ sông ,hồ ,biển …Nguồn nước chảy trên mặt xứ sở này còn tạo những thác nước rất ngoạn mục ,đã góp phần tạo thêm sức hấp đẫn đối với du khách . -Tài nguyên Du lịch sinh vật . Trong các loài tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích Du lịch thì Inđônêxia thực sự nổi tiếng về sự hấp dẫn du khách bởi hệ thực vật độc đáo, điển hình giới động vật có những loài đặc trưng ,đặc hữu rất có giá trị trong nước và ngoài nước làm tăng sự say mê của du khách .Đã từ lâu người ta gọi thiên nhiên Inđônêxia là ngôi nhà châu báu nhiệt đới với những loài động thực vật đa dạng sinh sống ở rừng nhiệt đới bao phủ 75%diện tích chiếm 241,64 triệu ha với sự phong phú của nó, và cả nước có 24 vườn quốc gia, gần đây Inđônêxia quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch . *Tài nguyên Du lịch nhân văn Inđônêxia là một đất nước giàu về nghệ thuật và văn hoá ,Trên cơ sở một nền văn hoá truyền thống lâu đời ,từ thời Mã Lai cổ ,từ những bản trường ca ,những vũ đIiêụ vũ kịch nổi tiếng xuất phát từ những huyền thoại từ những thiên anh hùng ca Râmyanavaf Mahabharata của ấn Độ .Những tài nguyên Du lịch nhân văn của Inđônêxia thật đặc sắc và đậm đà bản sắc dân tộc của đất nước vạn đảo. - Các di tích lịch sử văn hoá Inđônêxia có rất nhiều di tích lịch sử văn hoá .Như là di tích khảo cổ văn hoá và di tích văn hoá nghệ thuật …còn lưu giữ lại ở một hệ thống viện bảo tàng trên toàn đất nước Inđônêxia tươi đẹp .ở đây cho đến nay thu thập được đầy đủ nhất và được đánh giá là một nơi còn nguyên những nét văn hoá ở vùng Đông Nam á. -Lễ hội Đất nước Inđônêxia còn là đất nước của lễ hội. Do có nhiều tôn giáo nên ở Inđônêxia cò nhiều lễ hội mang tính những nghi thức khác nhau, phản ánh đặc điểm về tôn giáo, về dân tộc để đánh đấu những bước chuyển nhiều trong cuộc sống của người dân .Cũng như nhiều nước khác ở Đông Nam á ,Inđônêxia sống trong vùng nhiệt đới gío mùa đều trồng lúa ,đều chung nền văn minh lúa nước vì thế các lễ hội cũng xung quanh công việc đồng áng ,sự thay đổi mùa vụ trong năm,…giốngViệt Nam các ngày lễ hội dân gian như ngày tế đầu năm, hội xuân, hội muà, hội đền chùa, giỗ tết khác đan xen vào với những ngày hội của tôn giáo. -Văn hoá, phong tục, tập quán, nghệ thuật Bên cạnh các lễ hội mang đậm màu sắc văn hoá ,tôn giáo có sức hút du khách còn các khía cạnh liên quan đến dân tộc học, góp phần tạo nên sản phẩm Du lịch cho mỗi điểm vùng Du lịch khác nhau :phong tục tập quán trang phục ,nhà và đồ đạc ,hôn nhân va gia đình …..rất đa dạng và phong phú vì nó quá dài em chỉ điểm sơ lược qua .Bên cạnh đó lại còn những loại hình thể thao truyền thống của đất nước này như thi bò đực, đấu bò, đấu cừu …. Để phát triển Du lịch Indonexia xây dựng nhiều khách sạn lớn ,có sân chơi tennis, bể bơi …. Ngoài các trung tâm văn hoá thể thao Du lịch ở Inđônêxia còn các cuộc triển lãm về kinh tế văn hoá nghệ thuật …những yếu tố này tạo nên chất lượng của từng điểm ._.từng tuyến Du lịch của đất nước, của thực người dân đã thực tận dụng những tiềm năng to lớn của đất nước mình, dân tộc mình để biến những tài nguyên ấy thành những giá trị Du lịch độc đáo. *Hiện trạng phát triển Du lịch ở Inđônêxia Trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú về tự nhiên đa dạng giàu bản sắc dân tộc ngành Du lịch Inđônêxia có những bước tiến đáng kể đang ngày trở nên quan trọng trong số các nghành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Hiện nay ntgành Du lịch đừng thứ 4 của mình trong GDP của nước và trong tương lai rất gần sẽ vươn lên thứ nhất - Khách Du lịch :số khách Du lịch quốc tế đến với Inđônêxia ngày càng tăng.Đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây lúc đầu với xuất phát điểm thấp.Năm 1960 số khách quốc tế đến Inđônêxia chưa đến 100.0000 người những đến năm 1980 đã tăng lên 500.000 người và các năm tiếp theo đã tăng lên hàng triệu và cứ trung bình cứ 2năm tăng thêm 1-2 triệu . Thời gian càng gần đây thì khoảng thời gian đó càng ngắn lại với tốc độ tăng trung bình của những năm 1990 đạt từ 10-20 % mỗi năm .Đến năm 2000 thì tổng số khách đến là 11triệu lượt người (Đơn vị nghìn người) Năm Số khách nghìn người 1992 3.064 1993 3.500 1994 4.630 1995 5.000 1996 6,5 1997 7,8 1998 8,2 1999 8,5 2000 11.000 2001 13.000 2002 15.000 Bảng 8: Số khách Du lịch quốc tế đến Inđônêxia (1992-2002) Nguồn tư liệu kinh tế của cac nước thành viên Asean của tổng cục thống kê Có thể so sánh tốc độ tăng trưởng của số du khách quốc tế đến Inđônêxia trong khối Asean Năm Malaixia Thai lan Singapo Philippin 1998 8,016 7,136 7,990 2,153 1999 8,056 7,620 8,230 2,300 2000 8,964 7,950 8,480 2,442 2001 9,382 8,300 8,740 2,600 Bảng 9 :Số lượng khách Du lịch quốc tế đến một số nước Asean Đơn vị: nghìn người Nguồn từ Escap Uỷ ban kinh tế xã hội Châu á Thái Bình Dương Việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên Du lịch ở đất nước vạn đảo này không thể thiếu sự đầu tư đúng mức và hợp lý về mọi mặt từ bảo vệ môi trường sinh thái, đến cơ sở hạ tầng từ việc quản lý đến việc nâng cao nghiệp vụ cho người hoạt động trong ngành Du lịch. Hoạt động Du lịch luôn phù hợp và nắm bắt kịp thời xu thế chung của hoạt động Du lịch trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2.3:Điểm Du lịch Malaixia *Đất nước, con người: liên bang Malaixia là một nước Đông Nam á nằm trong vành đai xích đạo, có diện tích 330.434 km2, dân số là 21,3 triệu người năm (1996). Thủ đô là Kaula Lumpur Malaixia có nguồn tài nguyên Du lịch rất phong phú và đa dạng là một trong những điều kiện quan trọng có ý tính chất quyết định đối với việc phát triển Du lịch . Tài nguyên Du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đối với tổ chức lãnh thổ Du lịch đến việc hình thành chuyên môn hoá và các vùng Du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động Du lịch Malaixia. -Tài nguyên Du lịch tự nhiên bao gồm có địa hình khí hậu, thuỷ văn, sinh vật, đều rất đa dạng và phong phú để phát triển Du lịch và khí hậu Malaixia cũng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới xích đạo có gió mùa, nóng và độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình trong năm là 25o - 28oC và rất phù hợp với khoẻ con người khá ổn định cũng như có ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh tế khác trong đó có Du lịch, sinh vật, cũng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Du lịch giống như Inđônêxia tài nguyên Du lịch tự nhiên là tiền đề để phát triển Du lịch. -Tài nguyên Du lịch nhân văn: Các di tích lịch sử văn hoá các di tích lịch sử văn hoá Malaixia được coi là một trong những nguồn tài nguyên Du lịch quan trọng vào hệ bậc nhất và là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động Du lịch. Các di tích lịch sử văn hoá trong đó có các di sản văn hoá thế giới nổi tiếng luôn hoà quyện với môi trường thiên nhiên và xã hội càng tăng thêm giá trị của tài nguyên Du lịch Malaixia. Các di tích lịch sử văn hoá có chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa trí tuệ, tài năng, giá trị văn hoá nghệ thuật của mỗi quốc gia là quá khứ của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, mỗi di tích nói chung, giá trị văn hoá có khả năng truyền tải rất lớn lượng thông tin khác nhau, ở Mailaixia có giá trị đối với Du lịch là khá nhiều loại di tích, như di tích khảo cổ, di tích lịch sử, di tích văn hoá, nghệ thuật, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội các đối tượng Du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với Du lịch là các tập tục lạ về cư trú, trang phục, các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Sau đây là số lượng khách Du lịch quốc tế đã đến Malaixia là. Năm Số khách (nghìn người) Tỷ lệ tăng % 1998 8061 + 3,8 1999 7503 + 8,5 2000 12500 + 38,5 2001 13560 + 4,85 2002 14560 + 58,1 2003 7016 + 3,7 Bảng 10 Dưới đây là bảng số lượng khách Du lịch quốc tế đến các nước trong khu vực ASEAN trong một số năm. Lấy xuất phát điểm là năm 1980. Năm 1996, khách Du lịch quốc tế đến Malaixia đạt con số cao nhất so với các nước trên khu vực so với các nước trong khu vực so với năm 1980 Malaixia có tỷ lệ tăng trưởng số khách Du lịch quốc tế là 89,7% trong khi đó các chỉ số tương ứng của Thái Lan là 74%, Inđônêxia là 87,5%, Xingapo 61,2% và Philipin là 51,9%. Đối với các nước đạt tăng trưởng về Du lịch cao trong vài năm gần đây số lượng khách đến Du lịch dần đi vào ổn định, tỷ lệ tăng năm 1996 so với năm 1995 không cao. Malaixia tăng 3,7%, Thái Lan 3,6%, Inđônêxia là 3,5%. Ngược lại các nước đạt tốc độ chưa cao thì vài năm gần đây phát triển mạnh tỷ lệ tăng số lượt khách Du lịch năm 1996 so với năm 95 của Philippin là 16,7% đạt độ tăng cao nhất, sau đó là Brunây 9,6% còn đối với Việt Nam là thành viên mới của khối ASEAN cũng đã có những bước tiến đáng kể tỷ lệ tăng số lượt khác Du lịch quốc tế tăng năm 96 so với năm 95 là 11,8%. Nhìn chung, cùng với tốc độ tăng trưởng của khách Du lịch đến các nước khu vực Đông á - Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước Đông Nam á, có tốc độ tăng trưởng khách Du lịch lớn nhất trên thế giới đã mở ra triển vọng to lớn cho các nước ASEAN trong lịch sử phát triển ngành Du lịch. Mỗi thành viên các nước ASEAN đã, đang và sẽ có những chính sach khu vực Đông Nam á thành thị trường lớn nhất cho khách Du lịch quốc tế vào năm 2020. Trong các nước thị trường gửi khách đến Malaixia chủ yếu là từ thị trường các nước ASEAN, sau đó đến các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, tiếp đến các nước Châu Mỹ và Đông Dương. Bảng 11: Thị trường khách Du lịch quốc tế đến trong các năm (1997 - 1999) Tên thị trường Năm 1997 1998 1999 ASEAN 85,5 84 84,8 Châu á 14,6 16 15,7 Châu Âu 6,6 6,4 6,4 Châu Mỹ 2,8 2,9 3,0 Bảng 12: Khách Du lịch quốc tế từ các nước đến Malaixia Năm Tên thị trường 1997 1998 1999 Xingapore 77,8 72,3 72,0 Thái Lan 9,8 6,9 7,2 Inđônêxia 4,6 3,6 4,8 Anh và Ailen 3,9 4,5 3,8 Mục đích của khách Du lịch khi đến thăm Malaixia có rất nhiều mục đích như kinh doanh thương mại, đi công tác, thăm bạn bè, hội nghị, mua sắm… mục đích khách như nhưng mục đích đi sang Malaixia mục đích nghỉ ngơi là chủ yếu. Trong tương lai Malaixia trở thành một thị trường có số khách Du lịch đi ra nước ngoài lớn, Thái Lan là đất nước thu hút nhiều người Malaixia đến nhấtm Nhật, Xingapo, Otraylia… cũng là nơi hấp dẫn du khách Malaixia đi ra nước ngoài tuy đã tăng nhưng vẫn còn thấp. * Một số tác động đến kinh tế xã hội của Du lịch Malaixia. Ngành Du lịch Malaxia được tách ra độc lập từ 1957 so với ngành nông nghiệp truyền thống, khai thác mỏ, thì đóng góp của nó vào tổng sản phẩm còn rất khiêm tốn. Để nhằm phát triển ngành Du lịch năm 1952 đã bắt đầu thành lập văn phòng Du lịch và năm 1972 thành lập tổ chức phát triển Du lịch, sau đó hàng loạt chính sách chương trìnhđã được thực hiện tăng trưởng và phát triển Du lịch trong nước và Du lịch quốc tế chính phủ Malaixia đã thực sự vui mừng khi thấy Du lịch đã đóng góp vào tổng thu nhập quốc doanh và giảm sự chênh lệch về các nước này. Đóng góp của ngành Du lịch cùng với các ngành khác là cao. Vì Du lịch không những tạo thêm công ăn việc làm mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành khác như khách sạn, thông tin, viễn thông xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ nâng cao trình độ dân trí cùng với tốc độ tăng số phòng khách sạn cao, số người làm việc trong Du lịch đủ tăng đáng kể ví dụ như hướng dẫn viên Du lịch ước tính từ tháng 10 - 1998 là 2070 người trong đó có 946 người trực tiếp làm trong ngành Du lịch còn lại là người lao động làm gián tiếp. *Một số dự án phát triển Du lịch được thực hiện trong danh sách của kế hoạch 7 (1996 - 2000) Bảo tồn di sản quốc gia Nâng cấp xây dựng nhằm tồn tại, phát triển các vùng Du lịch. Nghiên cứu Du lịch Đáp ứng đủ nơi ăn chốn ở, và xây dựng các cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Thành lập các trung tâm văn hoá và hình thành và xây dựng nhà hát quốc gia và phát triển Du lịch sinh thái, giữ gìn tài sản văn hoá… *Một số điểm Du lịch nổi tiếng Malaixia Cuala.Lămpơ: du khách thấy được một thành phố xanh và sạch vào ban đê Cuala.Lămpơ như một miềm đất kỳ diệu được chiếu sáng bởi hệ thống chiếu sáng bởi hệ thống đèn điện ở khắp mọi nơi. - Hang Batu: không có một du khách Du lịch nào đến vùng này lại không biết đến hang Batu đây là nơi thờ cúng của người dân đạo, Hinđu. Ngoài hang chính còn có những hang xung quanh, trong mỗi hang một nét riêng của các hình dạng truyền thống. - Cualaselangô: Thành phố nằm ngay cửa sông Selangô trước đây thời vua hồi giáo. Thành phố này được du khách biết đến như là những pháo đài khách Du lịch quan sát của riêng cuộc đấu tranh xây dựng bảo vệ tổ quốc. Như vậy Du lịch Malaixia còn nhiều điểm Du lịch nổi tiếng khác nữa… và theo dự báo đến năm 2000 có 101 triệu khách quốc tế đến khu vực Châu á - Thái Bình Dương vào năm 2010 sẽ là 190 triệu khách. Vậy Malaixia cũng là điểm Du lịch hấp dẫn khách Du lịch. *Kết luận Malaxia cũng như các nước trong khu vực khác trong khối ASEAN cũng là một đất nước giàu tài nguyên Du lịch rất phong phú có nhiều điểm Du lịch và đối tượng Du lịch rất độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với khách Du lịch trong nước và quốc tế. Hiện nay Du lịch là ngành kinh tế lớn thứ 4 của Malaixia từ 1983 có trên 1 triệu lượt khách hàng năm đến thăm Malaixia và đạt kỷ lục là 7,8 triệu lượt khách năm 1998. Đến năm 1999 là 7,9 triệu lượt khách đạt 1,7 tỷ USD. Và Malaixia đã đầu tư khá lớn cho các cơ sở hạ tầng và kỹ thuật và tiếp tục đầu tư đủ để tiếp đón một lượng khách Du lịch ở thời gian tới. Hoạt động Du lịch luôn phù hợp với nắm bắt kịp thời xu thế chung của hoạt động Du lịch trong khu vực và trên thế giới. 2.1.2.4. Điểm Du lịch Lào Trong những năm đầu sau chiến tranh, Du lịch quốc tế được phục hồi rất chậm bởi vì các nước này bị tàn phá trong chiến tranh đang bước vào giai đoạn hàn gắn về thương chiến tranh và khôi phục nền kinh tế đất nước trong đó có nước Lào và Châu Lục có nhiều người đi và đến Du lịch nhiều nhất. Hiện nay Du lịch quốc tế đang có xu hướng phát triển nhanh ở Châu á. Châu Phi, Oxtrâylia và Châu Đại Dương. Tuy rằng khu vực này thu nhập về Du lịch chưa nhiều. Các vùng khác nhau trên thế giới có sự khác biệt lớn về thu nhập do Du lịch mang lại. ở Lào Đảng và Nhà nước có chính sách rất phù hợp với thời đại hiện nay có xu hướng thúc đẩy phát triển ngành Du lịch. Vì Du lịch của Lào cũng là một ngành thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người dân và làm giàu cho người dân từng vùng Du lịch và nó cũng là một yếu tố quan trọng làm cho người các nước trên thế giới, người các tầng lớp khác nhau, đã hiểu biết phong tục tập quán, văn hoá, hình thức sản xuất và hiểu biết được đời sống của nước mình và cũng làm cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới. Bởi lẽ, Lào cũng là một nươc có mặt trên thế giới lâu đời, giàu về nguồn tài nguyên Du lịch tự nhiên và nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá. Hiện nay luồng khách Du lịch trên thế giới đang dần dần tới thăm đất nước triệu với càng ngày càng đông. Khi có khách bước chân tới tham quan Lào. Tất nhiên kèm theo đó sẽ có tiền để trao đổi và sử dụng hào phóng vì vậy, Du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ khá cao. Theo thống kê của cơ quan Du lịch Lào mỗi năm khách Du lịch đã tăng lên như sau: từ 37613 người trong năm 1991, 346,460 người trong năm 1995. Đã làm cho nguồn thu nhập quốc gia hơn 24 triệu đô la Mỹ và năm 1996 có khách Du lịch tới 403.000 người thu nhập hơn 43 triệu đô la Mỹ. Riêng năm 1997 khách Du lịch và tham quan Lào tới 463.200 người thu được hơn 73 triệu đô la Mỹ. Đó là nguồn thu nhập từ khách Du lịch quốc tế, ngoài ra còn có sự chi tiêu của khách trong các địa phương khắp đất nước để tạo điều kiện phát triển Du lịch vì Lào là một quốc gia có nguồn tài nguyên Du lịch phong phú và đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn. *Tài nguyên Du lịch tự nhiên - Địa hình: Đặc biệt nổi bật của địa hình nước Lào là địa hình đa dạng có cả núi, cao nguyên, đồng bằng thung lũng chiếm 3/4 diện tích. - Khí hậu: Nước Lào có vị trí ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu á khí hậu Lào nhìn chung mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là chủ yếu pha tính chất, ôn đới ở độ cao trên 1000m. Khí hậu Lào cũng giống Việt Nam chia làm hai mùa rõ rệt và phát triển Du lịch. -Tài nguyên nước Là một nước ở vùng nhiệt đới gió mùa ẩm ướt và mưa nhiều nên Lào có rất nhiều sông suối, như sông MêKông lớn ở Châu á và nhiều sông suối khác đã và đang đầu tư phát triển Du lịch *Tài nguyên Du lịch nhân văn. Tài nguyên Du lịch nhân văn là do con người tạo ra. Nói cách khác, nó là đối tượng và hiện tượng được ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên Du lịch nhân tạo rất khác biệt về đặc điểm so với nguồn tài nguyên Du lịch tự nhiên vì các phong tục tập quán, di tích lịch sử, khảo cổ… để phát triển Du lịch giống Thái Lan và Inđônêxia. *Số lượng khách Vào giữa năm 1975, nước Lào thống nhất và trở thành cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Lúc đó, ngành Du lịch thuộc bộ văn hoá với khách Du lịch chỉ là để trao đổi văn hoá với khách nước ngoài đến thăm viếng có hướng dẫn giới thiệu về di tích lịch sử viện bảo tàng cách mạng và một số điểm Du lịch tự nhiên khác. Nhà nước chưa tính toán đến phương diện kinh tế. Đến ngày 4 tháng 10 năm 1989, Nhà nước có chủ trương phát triển ngành công nghiệp Du lịch. Cả nhà nước lẫn tư nhân đều có quyền mở kinh doanh Du lịch các cơ sở Du lịch phát triển một cách nhanh chóng. Nguồn thu nhập từ kinh doanh từ kinh doanh Du lịch tăng lên và các hoạt động Du lịch ngày càng được chú trọng trong khách Du lịch nội địa và quốc tế vào thăm nước Lào ngày càng đông và tăng lên mạnh mẽ, với dòng khách Du lịch đông. - Chính phủ Lào càng thấy rõ hơn vai trò quan trọng của Du lịch Đến năm 1990 các ngành các cấp liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch của từng địa phương phát triển theo đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong năm 1990, khách Du lịch tới thăm Lào là 14.400 lượt khách so với năm 1999 số khách tăng lên là 600.200 lượt khách tăng lên 56 lần. Doanh thu ngoại tệ là 89.960.145 USD Bảng 13: Số lượng khách quốc tế và doanh thu Du lịch của Lào thời kỳ 1992 - 1999. Năm Số lượt khách Thu nhập ngoại tệ (USD) 1992 87671 4510.00 1993 102946 6.280.00 1994 146155 7.557.600 1995 346460 24.738.480 1996 403000 43.592.263 1997 46320 73.276.940 1998 500200 79.960.145 1999 600200 89.950.134 (Nguồn: National Tourism Authority of Lào) PDR 1999 Statistical Riport on Tourism in Laos * Cơ cấu dòng khách Lào phân theo các khu vực trên thế giới, tuyệt đại bộ phận là khách của khu vực Châu á - Thái Bình Dương. Một phần còn lại là Châu Âu, Châu Mỹ khách Du lịch nội địa cũng tăng rất mạnh mẽ nhất là Du lịch ngắn ngày, cuối tuần. Điển hình là thủ đô Viêng Chăn với hình thức tham quan Du lịch ngắn ngày. Mặc dù ngành công nghiệp Lào còn non trẻ nhưng do chính sách đúng đắn của Nhà nước với Du lịch do dân tộc Lào có hình thức mền khách có nhiều di tích lịch sử phong phú và độc đáo tạo nên đã thu hút khách Du lịch vào thăm với các mục đích khác nhau khách du ịch tới thăm Lào ngày càng nhiều . Năm 1991là thời gian khởi đầu khách Du lịch quốc tế nhiều lên nhanh chóng. Trong thực tế khách Du lịchđầu tư vào Lào nhiều nhất là khách Du lịchThái Lan vid Lào và Thái Lan chỉ cách nhau bở con sông Mê Kông và có thể nhìn thấy nhà cửa và những ngọn tháp cao chót vót trọc trời ở hai bên bờ dòng sông Mê Công rộng nhất không quá 2,5 km. Ngoài ra giữa hai nước còn am hiểu tiếng nói của nhau đồng thời có nhiều cửa khẩu vì thế có rất nhiều cửa khẩu thông thương nên vậy có vấn đề khách Du lịch Thái Lan ra thăm Lào ngày càng tăng theo con số 1991 chỉ có 17.155 lượt khách. Năm 1998 có 273.095 lượt khách. Du lịch từ 1991- 1998 khách Thái Lan vào thăm quan Du lịch vẫn giữ vị ttí nhiều hơn các nước khác sau đây là bản số lượng khách Du lịch quốc tế đến Lào. Bảng 14 : Số lượng khách Du lịch quốc tế đến Lào phân theo khu vực thời kỳ 1990 - 1999 lượt khách so với những năm gần đây tăng đáng kể Năm Châu á và Thái Bình Dương Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi và Trung Cận Đông Tổng số khách vào thăm 1990 - - - - 14.400 1991 33.937 2.214 822 640 37.613 1992 81.022 4.496 2.009 44 87.591 1993 940.836 5.986 2.061 63 102.946 1994 136.114 5.019 1.837 185 146.155 1995 34.407 20.635 11.019 336 346.460 1996 357.692 30.582 14.102 624 403.200 1997 403.781 38.583 18.213 2.623 463.200 1998 421.196 52.096 25.326 1.602 500.200 1999 520.176 62.075 35.326 2.602 600.200 Nguồn : National tourism Authority of Lao PDR 1999 Statistical Report on tourism in Laos * Đánh giá chung về sự phát triển Du lịch Lào. Như vậy Lào nằm ở giữa hai bán đảo Đông Dương và ở khu vực Đông Nam Châu á. Lào có vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc mở mang phát triển Du lịch quốc tế và đầy đủ các điều kiện để xây dựng một hệ thống giao thông toàn diện như đường bộ, đường thuỷ đường hàng không. Lào giao lưu với các nước láng giềng và các nước trong khu vực chủ yếu bằng đường bộ và đường hàng không, Lào có tiềm năng Du lịch phong phú về mặt thiên nhiên, giàu bản sắc dân tộc và văn hoá lịch sự có nền kinh tế phát triển đó là những điều kiện thuận lợi để Du lịch Lào phát triển với tất cả các loại hình Du lịch khác nhau trong tương lai. Những nguyên nhân chính đã dẫn đến sự thành công bước đầu của Du lịch Lào. Vì Đảng và Nhà nước Lào đã nhận thức đúng đắn và tạo mọi điều kiện cho phát triển Du lịch ở khắp mọi miền đất nước. Tính năng động và sáng tạo trong hoạt động phát triển Du lịch dựa trên nền tảng vận dụng và phát huy cao độ các tiềm năng Du lịch trên mọi miền đất nước với những kế hoạch trong từng giai đoạn, đa dạng hoá sản phẩm Du lịch và dịch vụ, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách Du lịch, phát huy được nguồn vốn trong và ngoài nước của khu vực nhà nước và tư nhân để phát triển Du lịch. Cùng với các biện pháp tiếp cận thị trường bước đầu có hiệu quả. Biết tranh thủ thị trường khách Du lịch, nhất là thị trường quốc tế, cùng với đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý và kinh doanh Du lịch Lào vừa làm vừa huấn luyện và rút kinh nghiệm. 2.1.2.5:Điểm Du lịch Singapo: Đến với đất nước Singapo xinh đẹp ấn tượng đầu tiên không thể quên là hòn đảo Sentoa một trong những khu vui chơi giải trí nhất khu vực. Du khách cũng có thể tìm được phút thảnh thơi khi thăm vườn chim Jurong nơi sinh tồn của hàng trăm loài hoa. Và điểm Du lịch nổi tiếng khác khi bạn đặt chân lên đất nước này vì Singapo cũng có các điều kiện tự nhiên và nhân văn để thu hút khách Du lịch cùng với chính sách của chính phủ đầu tư đúng đắn để phát triển Du lịch. Như vậy ở bài báo cáo này em chỉ nêu một số nước phát triển Du lịch nổi tiếng của các nước ASEAN ngày nay các nước còn lại như Campuchia, Myanmar… cũng phát triển Du lịch rất mạnh vì Du lịch là ngành công nghiệp mũi nhọn thu được ngoại tệ cho đất nước, nên mỗi một đất nước đều vạch ra chính sách của mình để phát triển Du lịch và đầu tư cho vào ngành này. Đây cũng là lý do chọn đề tài vì hiện nay trên toàn thế giới vì Du lịch đã trở thành một ngành không thể thiếu trong đời sống văn hoá của hoạt động Du lịch đang được phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế quan trọng của một nền kinh tế của một nền kinh tế quốc dân vì hợp tác lại. 2.2. Đánh giá chung về sự phát triển Du lịch các nước ASEAN. Bước sang thế kỷ mới mục hợp tác giữa các nước ASEAN cũng được nâng lên một bước. Thị trường Du lịch ASEAN có những bước phát triển rõ rệt và cũng trải qua không ít những thăng trầm phát triển Du lịch ví dụ như vừa qua Du lịch Việt Nam nói chung về Du lịch các nước ASEAN nói riêng đã bị trầm trọng là do không những khu vực Đông Nam á mà các nước trên thế giới không những ngành Du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề, nhưng chúng ta đã hợp tác và đẩy lùi dịch sar và chúng ta đã và thành công và dần dần đi vào ổn định để phát triển Du lịch và những năm của thế kỷ thứ 21 này để dịch sar nên số lượng khách Du lịch các nước này bị giảm hẳn so với các năm trước, nhưng hiện nay đã dần dần thu hút được lượng khách rất đông trong đầu năm 2004 vào các nước ASEAN, trước đó các nước thành viên ASEAN không những dịch sar này mà còn vào năm 2001 vừa qua cũng được coi là biến động của thế giới và Đông Nam á là vụ khủng bố ngày 11/9 vào trung tâm thương mại của nước Mĩ. Du lịch và các ngành kinh tế khác không những ảnh hưởng to lớn tới nền kinh tế nhiều nước trong khu vực ASEAN. Nhưng mà dần dần qua đi và bắt đầu khôi phục và phát triển Du lịch. Nhưng vì trong quan hệ đối ngoại với các nước lớn với các tổ chức ASEAN luôn là thái độ tích cực và khéo léo. Nên vậy ASEAN đến nay đã trải qua 40 năm tồn tại và phát triển trong chặng đường 40 năm đó ASEAN đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong Du lịch nói chung và các thành phần kinh tế khác nói riêng. ASEAN góp phần bảo vệ hoà bình khu vực tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế trên mọi lĩnh vực của từng nước. Phát triển kinh tế Du lịch là việc mở rộng tổ chức ra toàn khu vực mà còn làm tăng sức mạnh cũng như vị thế của hiệp hội trên trường quốc tế. Sở dĩ Du lịch các nước thành viên ASEAN có những bước phát triển nhanh chóng đến như vậy là bởi vì hầu hết các nước thành viên ASEAN đều có xu hướng chung là coi trọng phát triển Du lịch, coi Du lịch là ngành kinh tế quan trọng phát triển Du lịch một yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công. Đó là các nước đã biết tận dụng những lợi thế của mình để tiến hành khai thác "nguồn tài nguyên Du lịch" hợp lý nói về Du lịch ASEAN rất là rộng nên em chỉ điểm qua một số điểm Du lịch các nước thành viên ASEAN đang được coi là phát triển và hấp dẫn khách Du lịch. Chương 3 Tác động của nó vào thị trường Du lịch Việt Nam hay một số giải pháp để Du lịch Việt Nam hội nhập Du lịch các nước ASEAN và tác động của nó và Du lịch Việt Nam sau khi hội nhập. 3.1. Một số đóng góp của Việt Nam vào hoạt động Du lịch các nước ASEAN sau khi đã hội nhập. Ngày 28/7/1995, ASEAN kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của hiệp hội. Trở thành một thành viên trong tổ chức khu vực đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế Việt Nam kể từ sau Đại hội VI. Mặc dù gia nhập ASEAN năm 1995, xong quan hệ thương mại hai chiều nhất là mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN được xác lập từ trước. Có rất nhiều thành viên của hiệp hội lúc đầu đã đầu tư nước ngoài tích cực vào Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực trong đó có Du lịch, khách sạn…sau khi gia nhập Việt Nam đã tích cực đóng góp vào những mục tiêu chung của hiệp hội. Kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN, tỷ trọng GDP của Việt Nam tăng đáng kể. Cụ thể năm 1995 là 6,3%, năm 1996 là 7,4% và đến năm 2000 là hơn 10%. Đó là những thành tựu bước đầu mà chúng ta thu được khi có quan hệ với các nước ASEAN. Trên con đường hội nhập khu vực, bên cạnh một số thuận lợi, Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn nhưng Việt Nam đã cố gắng vượt qua thử thách, tham gia tích cực vào các hoạt động của hiệp hội. Mặc dù vào ASEAN chưa lâu, nhưng Việt Nam cơ bản đã hoà nhập được với các nước trong tổ chức, hoà giải các mâu thuẫn, thiết lập, quan hệ buôn bán với từng nước thành viên tham gia vào ASEAN, chúng ta có điều kiện phát triển nền kinh tế nước nhà toàn diện hơn. 3.2. Những thuận lợi chung khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam có một số điều kiện thuận lợi sau: Một là: Việt Nam có vị trí địa lý - chính trị rất quan trọng để phát triển Du lịch Du lịch Việt Nam nằm ở cửa ngõ của con đường thông thường trên biển, nối giữa ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam á hải đảo và Đông Nam á lục địa. Do đó, Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung là thị trường Du lịch nhiều tiềm năng mà các quốc gia đều muốn hướng vào thì Du lịch Việt Nam đều bị các nước ở Châu á - Thái Bình Dương tác động vào khi mà thế kỷ XXI được dự đoán Việt Nam càng được nâng cao. Hai là: Du lịch Việt Nam luôn duy trì được sự ổn định về chính trị sau một thời gian dài đất nước ta bị bao nhiêu là cuộc chiến tranh, Việt Nam bước vào thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam nhân dân Việt Nam tin tưởng vào tổ chức mà Bác Hồ kính yêu sáng lập. Nếu như các nước trong khu vực luôn xảy ra sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái mâu thuẫn sắc tộc nổi lên hay việc đòi quyền tự trị… thì ở Việt Nam tăng thu hút đầu tư nước ngoài nhất là ASEAN,để phát triển Du lịch ngày công nghiệp mũi nhọn. Ba là: chúng ta đi sau ASEAN 6 trong việc phát triển nền kinh tế công nghiệp, vì thế có điều kiện tiếp thu thành quả của họ. Đồng thời rút ra được bài học kinh nghiệm cho mình. Khi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, tình hình các nước ASEAN nhiều biến động, một bộ phận quần chúng mất niềm tin vào chính phủ về phía chúng ta, do nền kinh tế phát triển chưa toàn diện nên tác động của khủng hoảng không đến ngay trực tiếp. Hơn nữa, nếu kinh tế chúng ta vẫn chưa có sự gắn kết với nền kinh tế thế giới cho nên không phải chịu hậu quả nặng nề, trực tiếp như các nước láng giềng. Có thể coi đây là một điều đáng mừng nhưng cũng là một hạn chế khi hội nhập kinh tế trong nước với khu vực và thế giới. Bốn là: tham gia vào hiệp hội, đặc biệt là tham gia thị trường mậu dịch tự do AFTA, chúng ta đang từng bước thay đổi được sự bất hợp lý trong cơ cấu nền kinh tế và phát triển kinh tế công nghiệp đặc biệt là ngành Du lịch, dịch vụ, thương mại đang tạo ra cho nền kinh tế nước ta một cơ cấu thích hợp hơn. Năm là: với tư cách là thành viên ASEAN, chúng ta đã thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn. Ngay trong 11 nước ASEAN thì đã có tới 3 nước thành viên đầu tư lớn vào Việt Nam. Bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển Du lịch đều phải căn cứ vào nguồn lực trong nước và nguồn lực bên ngoài. Nguồn lực để phát triển Du lịch bao gồm. Nguồn lực nhân văn Nguồn lực thiên nhiên Dân cư và lao động Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng Đường lối chính sách Những cơ hội Nguồn lực bên ngoài Nhìn vào tổng thể các yếu tố trên, ta thấy Việt Nam là một nước đang phát triển có rất nhiều lợi thế song bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn việc xem xét kỹ càng vấn đề này sẽ giúp cho ta có nhiều giải pháp tích cực trong việc phát triển Du lịch Việt Nam hội nhập với các nước ASEAN. 3.2.1: Những tiềm năng phong phú của Du lịch Việt Nam. 3.2.1.1: Điều kiện tự nhiên. Nước ta có nhiều ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm Đông Nam á, là "bao lớn" trên biển Thái Bình Dương, nằm trên ngã tư, ngã năm của các đường giao thông thuỷ bộ và hàng không quốc tế, do vậy ta có điều kiện thông thường thuận lợi với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là khu vực kinh tế năng động với các con rồng Châu á. Nước ta có vùng thềm lục địa rộng lớn với bờ biển trải dài và hàng nghìn quần đảo lớn nhỏ khác nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển Du lịch. Thiên nhiên lại phú cho ta một khí hậu đa dạng với 4 mùa thay đổi rõ rệt, cây cối xanh tốt quanh năm tạo nên một thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, nước ta có nhiều dãy núi, miền đới chạy từ Bắc xuống Nam với nhiều hang động nổi tiếng như: Tam Thanh, Nhị Thanh, Tam Cốc, Phong Nha…những đảo, vịnh bãi biển nổi tiếng như Sầm Sơn (Thanh Hoá) Đồ Sơn (Hải phòng) Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)… cùng với một hệ thống sông ngòi dầy đặc đã tạo nên một tổng thể Du lịch tuyệt đẹp với mây - trời - non - nước hoà quyện với nhau đủ làm say lòng khách bốn phương. 3.2.1.2. Văn hoá. Bản chất của Du lịch du ngoại của con người để được hưởng những giá trị vật chất và tinh thần mang tính văn hoá cao, đặc sức, độc đáo, khác lạ, với quê hương bao gồm hệ thống di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan thiên nhiên phong tục tập quán, văn hoá nghệ thuật…trong đó quan trọng nhất là di tích lịch sử văn hoá, danh thắng thiên nhiên và bản sắc ứng xử của con người. Điều này đã được phản ánh trong nghị quyết 45/CP:"nước ta có điều kiện thiên nhiên phong phú, có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, có truyền thống lâu đời, nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, kiến trúc, nghệ thuật đặc sắc và được unessco tổ chức thế giới đã công nhận nhiều di tích văn hoá thế giới, "vì vậy phải" không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm Du lịch, tạo sự hấp dẫn, thu hút khách Du lịch quốc tế để làm cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển nhanh, sớm đuổi kịp ngành Du lịch các nước ở trong vùng và trên thế giới. Thậy vậy, nước ta có một nguồn nhân lực nhân văn (nguồn lực nhân văn bao gồm lịch sử và truyền thống văn hoá) phong phú, độc đáo, đặc sắc để phát triển Du lịch trải dài từ thời kỳ cổ đại đến hiện đại phân bố trên phạm vi cả nước. Các di tích lịch sử thời kỳ đồ đá có núi Đọ, Hoà Bình, Bắc Sơn.., đồ đồng như Phùng Nguyên, Đông Sơn với bộ trống đồng nổi tiếng. Từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay dân tộc ta có tạo dựng, phát huy và lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử văn hoá hết sức đặc sắc như Đền Hùng, Cổ Loa, Huyền Thoại Mỵ Châu…Tài nguyên nhân văn của nước ta còn được phân theo vùng mang tính đặc sắc riêng như văn hoá Thăng Long, văn hoá Huế. Văn hoá Tây Bắc…tất cả tạo ra một tổng thể vừa mang tính thống nhất vừa mang bản sắc riêng độc đáo, đây là một tiềm năng dồi dào để phát triển Du lịch. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nước ta có nhiều di tích đặc sắc, phong phú gắn liền với truyền thống của dân tộc: Đền Hùng, Cổ Loa, đền Hai Bà Trưng, cố đô Hoa Lư, cố đô Huế (được công nhận là một di sản văn hoá t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2994.doc
Tài liệu liên quan