Phần mở đầu
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là một trong những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia, TTCK là một thể chế tất yếu không thể thiếu được của một nền kinh tế thị trường đang hình thành và phát triển ở nước ta.
Sau hơn 2 năm hình thành và phát triển TTCK Việt Nam đã chứng tỏ rõ vị trí của nó đối với nền kinh tế đất nước .Tuy nhiên, trước bối cảnh hội nhập quốc tế, TTCK Việt Nam một mặt tiếp nhận được rất nhiều cơ hội, mặt khác lại bị đặt trước không ít nhữn
46 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Thị trường chứng khoán Việt Nam cơ hội và những thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khó khăn ,thách thức. Chính lẽ đó đòi hỏi chúng ta luôn phải có cácgiải pháp phù hợp để khắc phục hạn chế do những thách thức mang lại.
Trong khuôn khổ nội dung của đề án, những vấn đề liên quan được đưa vào 3 chương cụ thể :
+ Chương 1: Thực trạng TTCK Việt Nam.
+ Chương 2: Cơ hội và những thách thức đối với TTCK Việt Nam.
+ Chương 3: Giải pháp phát triển TTCK Việt Nam.
Do dung lượng thời gian và kiến thức có hạn , bài viết không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong được sự giúp đỡ của Khoa Ngân hàng- Tài chính nói chung và thầy giáo hướng dẫn nói riêng để bài viết hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Đỗ Ngọc Quyên
thị trường chứng khoán Việt Nam
cơ hội và những thách thức
Chương I: thực trạng ttck việt nam
I. Sự ra đời TTCK Việt Nam
1. Nguyên nhân và thời gian ra đời
1.1. Nguyên nhân ra đời TTCK Việt Nam
Thứ nhất, TTCK là sản phẩm tất yếu bậc cao của nền kinh tế thị trường. Sự rađời và đi vào hoạt động của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính ở Việt Nam.
Thứ hai, TTCK mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống ngân hàng, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước thực hiện đường lối :” Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thứ ba, TTCK giúp các tổ chức tham gia thị trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển kinh tế Việt Nam.
1.2. Thời gian ra đời TTCK Việt Nam
Sau một thời gian chuẩn bị rất khẩn trương, một sự kiện đáng ghi nhớ và có ý nghĩa trong đời sống kinh tế chính trị- xã hội của Việt Nam trong năm 2000 đó là việc khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (TTGDCK) vào ngày 20/7/2000.Sau đó 8 ngày, tức ngày 28/7/2000,vào lúc 11 giờ, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được thực hiện, và được đánh giá là thành công ngoài dự kiến.
2. Các qui định của pháp luật liên quan đến sự ra đời TTCK Việt Nam
Sự ra đời của TTCK và TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/7/2000 là bước phát triển to lớn, nó tạo nên sự đồng bộ và hoàn thiện cho thị trường tài chính Việt Nam. Cùng với sự kiện đó, đòi hỏi đặt ra cho nhà nước ta là phải soạn thảo một văn bản pháp lí có tính thống nhất. Tạo môi trường lành mạnh cho các cơ quan, tổ chức cũng như các cá nhân tham gia thị trường. Trên thực tế chính phủ cũng như UBCK đã ban hành nhiều nghị định, nghị quyết liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các nghị định nghị quyết đó là:
+Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 của chính phủ
Về việc thành lập uỷ ban chứng khoán nhà nước
Căn cứ của việc phát hành nghị định này đó là Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992
Mục đích của nghị định này là thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường chứng khoán và quản lý hoạt động chứng khoán ở Việt Nam:
+Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của chính phủ
Về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 30/9/1992
Mục đích tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành và kinh doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước và nước ngoài, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư: Thể theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng Khoán Nhà nước.
+Nghị định số 17/2000 NĐ-CP ngày 26/5/2000 của chính phủ
Về tổ chức hoạt động của Thanh tra chứng khoán
+Nghị định số 22/2000 NĐ-CP ngày 10/2/2000 của chính phủ
Về xét phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
+Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của thủ tướng chính phủ
Về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán
Căn cứ Nghị quyết số 75-CP ngày 28/11/1996 của chính phủ về việc thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thể theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng Khoán Nhà nước và Bộ trưởng, Trưởng ban Tổ chức- cán bộ Chính phủ.
+Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của thủ tướng chính phủ
Về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Căn cứ Luật tổ chức chính phủ ngày 30/9/1992
Căn cứ Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
+Quyết định số 128/QĐ/UBCK5 ngày 1/8/1998 của chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước
Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán
+Quyết định số 04/1998/QĐ UBCK3 ngày 13/10/1998 của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước
Về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán
Căn cứ vào NĐ15/CP (quyền hạn và tránh nhiệm quản lý Nhà nước của cơ quan ngang Bộ), 75/1996/NĐ-CP, 48/1998/NĐ-CP
+Quyết định số 05/1998/QĐ UBCK3 ngày 13/10/1998 của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước.
Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ.
Căn cứ vào NĐ15/CP (quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của cơ quan ngang Bộ), 75/1996/NĐ-CP, 48/1998/NĐ-CP
+ Quyết định số 04/1999/QĐ - UBCK1 của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước
Về việc ban hành Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán
Căn cứ vào NĐ15/CP (quyền hạn và tránh nhiệm quản lý Nhà nước của cơ quan ngang bộ), 75/1996/NĐ-CP, 48/1998/NĐ-CP và quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của thủ tướng chính phủ về việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường chứng khoán.
+Quyết định số 42/2000/QĐ - UBCK1ngày 12/6/2000 của chủ tịch uỷ ban chứng khoán nhà nước
Về việc sửa đổi, bổ xung một số điều trong Quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành theo quyết định số 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
II. Quá trình tồn tại và phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian qua
1. TTCK Việt Nam hơn 3 tháng cuối năm 2000
1.1. Quá ít chủng loại hàng hoá trên thị trường
Phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 chỉ có 2 loại cổ phiếu được niêm yết trên TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh.Đó là công ty Cơ điện lạnh (REE) và công ty cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông (SACOM).Đến phiện giao dịch thứ 4, có thêm 3 loại chứng khoán nữa đó là: cổ phiếu của Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO),Công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương (TRANSIMEX) và trái phiếu chính phủ CP1- 0100. Đến phiên giao dịch thứ 12 có thêm trái phiếu chính phủ CP1 – 0200,và đến phiên giao dịch thứ 34 lại đưa tiếp trái phiếu chính phủ CP1A0100 vào giao dịch, nhưng không có người mua và người bán loại trái phiếu này. Riêng trái phiếu công ty chưa thấy xuất hiện niêm yết trên TTGDCK, kể cả trái phiếu Ngân hàng đầu tư và phát triển đã được cấp giấy niêm yết.
1.2. Khối lượng từng chủng loại hàng hoá giao dịch quá ít
Về cổ phiếu, tính đến đầu tháng 11/2000, tức sau hơn 3 tháng thực hiện giao dịch, thị trường chứng khoán Việt Nam đạt được tổng giá trị giao dịch vào khoảng hơn 40 tỷ VND. Một con số rất khiêm tốn chỉ bằng1/10 của một ngày giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Jakarta. Điều này, có thể lý giải là do hàng hoá giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ít về chủng loại, lại còn ít về số lượng mỗi loại. Tình trạng này gây nên mất cân đối cung cầu, và đã không ít người hoài nghi về sự thành công của TTCK Việt Nam. Sự mất cân đối cung cầu một cách liên tục qua nhiều phiên giao dịch, được minh chứng qua biểu đồ khối lượng chào bán với giá thấp nhất và khối lượng đặt mua với giá cao nhất trong suốt thời gian từ khi mở cửa thị trường đến nay (bảng 1):
Cp
REE
SAM
HAP
TMS
Tuần
Cung
Cầu
Thực hiện
Cung
Cầu
Thực hiện
Cung
Cầu
Thực hiện
Cung
Cầu
Thực hiện
10
1.479
10
32
1.876
32
6
4.150
6
1.21
8.480
121
15
1.313
15
1
1.379
1
143
1.837
143
506
5.299
506
74
4.084
74
0
1.710
0
180
2.316
180
165
2.572
165
90
2.611
90
0
400
0
941
1.155
715
375
1.648
1.660
51
2.064
51
0
771
0
1.777
195
717
2.357
640
2.448
41
1.705
41
0
1.370
0
956
23
387
569
1.654
687
30
712
30
0
0
0
386
2.187
631
137
3.301
6.164
155
1.623
155
0
0
0
408
258
285
883
1.664
1.240
188
1.737
188
1
1.336
1
159
184
445
256
670
1.001
210
2.205
210
4
851
4
31
198
520
340
544
777
160
2.290
160
4
638
4
48
927
574
59
868
614
120
1.611
120
3
375
3
46
1.110
273
33
968
600
50
1.165
50
2
78
2
47
1.753
752
1.192
668
879
80
1.158
80
6
285
6
Bảng 1: Qui mô chào bán với giá thấp nhất và đặt mua với giá cao nhất (trong 14 tuần).
Đơn vị: 100
Về trái phiếu, sau hơn 3 tháng đã có mặt 3 loại trái phiếu chính phủ được niêm yết, nhưng có 2 loại CP1A0100 và CP1- 0200 chưa thực hiện được giao dịch nào. Còn loại trái phiếu chính phủ CP1- 100 thì được giao dịch với khối lượng rất thấp với tổng số 390 trái phiếu, đạt giá trị giao dịch khoảng 39.206.000 đồng .Trong khi đó, nếu xét về tổng giá trị niêm yết thì đây là loại hàng hoá có số lượng lớn nhất trên thị trường chứng khoán tính đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam, vào khoảng 1100 tỷ, gấp hơn 4 lần tổng lượng vốn của 4 công ty được niêm yết giao dịch (ước tính khoảng 200 tỷ đồng).
1.3. Diễn biến giá cổ phiếu không bình thường
Ngay từ phiên giao dịch đầu tiên, khối lượng hàng hoá giao dịch quá ít (4/11/2000), giá phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu REE là 16.000đ/CP, SAM là 17000đ/CP đã tăng đạt ỏi và sự chênh lệch giữa cung cầu quá lớn đã làm cho gía liên tục tăng đạt mức trần do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ấn định(2%).Sau hơn 3 tháng giao dịch (tính đến ngày con số 22.000 đồng và 25200 đồng, và dự báo trong thời gian tới giá của các loại cổ phiếu còn tăng nữa. Tương tự , giá cổ phiếu ở phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu HAP và TMS là 16.000đ và 14.000đ đến ngày 4/11/2000 đã đạt 29.500đ và 22.900đ và con số này vẫn chưa dừng lại ở các phiên sau đó.Chỉ số chứng khoán VN index cũng tăng liên tục và đạt 145,83 điểm tại phiên giao dịch ngày 4/11/2000.(Bảng 2)
Bảng 2: Biến động giá cổ phiếu qua các tuần giao dịch (trong14 tuần).
Đơn vị: 1.000 đồng
Tuần
CP
REE
16
16,9
17,8
18,7
19
18,1
17,5
18,4
18,1
18,2
18,2
19,1
19,7
21,2
SAM
17
17,8
18,7
19,6
20,5
19,4
19,7
20,8
20,8
21,2
21,2
22,8
23,6
24
HAP
-
16
16,7
17,8
18,7
18,7
19,3
20,2
21,4
22,6
23,8
25
26
28
TMS
-
14
17,1
18
18,9
19,5
20,1
21,3
Biểu đồ chỉ số Vn index Bàn về thực trạng và giải pháp
2. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2001
Thị trường chứng khoán Việt nam đã trải qua năm 2001 với nhiều biến động Giá chứng khoán lên xuống bất thường, cung cầu về chứng khoán mất cân bằng… xong nhìn chung thị trường đã duy trì được hoạt động một cách an toàn , ổn định các tổ chức tham gia thị trường và công chúng đầu tư bước đầu làm quen với một lĩnh vực hoàn toàn mới , tạo tiền đề vững chắc cho việc xây dựng và phát triển ổn định TTCKViệt Nam .Sau một năm hoạt động chúng ta cũng cần nhìn lại toàn bộ bức tranh của thị trường trên những nét căn bản :
2.1. Về chứng khoán niêm yết
2.1.1. Cổ phiếu
Cuối năm 2000, trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh chỉ có 5 cổ phiếu niêm yết với tổng giá trị 321,178 tỷ đồng.Trong năm 2001 (tính đến 31/12/2001) đã có thêm 6 công ty được UBCKNN cấp phép niêm yết nâng tổng giá trị phát hành trên thị trường là 500,617 tỷ đồng.
2.1.2. Trái phiếu
Năm 2001 trung tâm giao dịch chứng khoán đã thực hiện được 10 đợt đấu thầu và 2 đợt bảo lãnh trái phiếu chính phủ, đạt 1.656,633 tỷ đồng, lãi suất bình quân là 7,3%.Như vậy so với chỉ tiêu đặt ra cho năm 2001 là huy đọng được 2000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ qua TTCK thì vẫn chưa đạt được kế hoạch.Sau hơn một năm hoạt động , tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên TTCK đạt 2.915 tỷ đồng.
2.2. Tình hình giao dịch chứng khoán niêm yết
2.2.1. Về giao dịch cổ phiếu
Có thể nói năm 2001 là một năm đầy biến động của giá các cổ phiếu niêm yết.Đây là thời kỳ UBCKNN áp dụng chủ yếu các công cụ trực tiếp để điều hành thị trường .Ngay từ đầu,TTGDCK đã áp dụng biên độ giao động giá chứng khoán là +_ 2%, sau đó đã cho nới rộng biên đọ này lên +-7% .Đến ngày 10/10/2001, TTGDCK đã áp dụng trở lại biên độ giao động +-2%.Việc điều chỉnh biên độ giao động giá đã góp phần điều tiết thị trường ,ổn định tâm lý nhà đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm , do tâm lý nhà đầu tư muốn nắm giữ cổ phiếu chờ hưởng lợi luận cao và việc lao vào mua cổ phiếu với kỳ vọng thu được lãi lớn do việc tăng giácổ phiếu mà không quan tâm đến hoạt động kinh doanh, khả năng và triển vọng của các công ty niêm yết , nên đã dẫn đến tình trạng đẩy giá cố phiếu liên tục tăng đụng mức trần +- 2%qua từng phiên giao dịch .Chỉ số VN-Index tăng đạt đỉnh điểm 571 điểm vào ngày 25/6/2001,sau đó đảo chiều có xu hướng giảm liên tục .Chỉ số giảm mạnh nhất vào thời kỳ giao dịch cổ phiếu niêm yết áp dụng biên độ giao động giá +-7% (từ phiên ngày 13/06/200 đến phiên ngày 08/10/2001) . Từ khi biên độ điều chỉnh +-2% thì chỉ số tăng trở lại .Song vào tháng cuối năm 2001, chỉ số lại dịch chuyển theo chiều xuống ,trung bình giảm ở mức 3,6 điểm /phiên.Đến ngày 31/12/2001, chỉ số đạt 235,40 điểm, tăng 135,4 điểm so voéi mức tăng 100 điểm của phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 và giảm trên 300 điểm so với đỉnh 571 điểm ngày 25/6/2001 .
Từ tháng 10 đến 12/2001 đã có thêm 6 cổ phiếu mới được niêm yết trên thị trường nhưng đây là thời điểm giá các cổ phiếu trên thị trường giảm mạnh nên hầu như giá các cổ phiếu mới đều giảm theo.
Và một sự kiện rất đáng chú ý : chỉ số Việt Nam- Index tới ngày 9/05/2001 đã lên tới con số cao nhất thế giới : 338 điểm trong vòng hơn 9 tháng. Theo Thống kê tài chính Quốc tế của IMF, ta có những số liệu để so sánh như sau: (Biểu1 )
Thị giá cổ phiếu của cả 5 cổ phiếu được niêm yết đã vượt xa giá trị thực từ 1,73, lần tới 3,11 lần như sau : (Biểu 2)
Biểu 1:
Nước
Giá cổ phiếu ( share price)
Bình quân/năm
Ghi chú: của ta 338,3%, gấp*
1990-1995
1995-1999
Mỹ
164,4%
251,9%
45,9%
7,36 lần
Anh
147,3%
159,3%
26,2%
12,9 lần
Pháp
102,5%
248,1%
28,2%
11,9 lần
Nhật
63,3%
100,4%
-7,06%
Hồng Kông
300,6%
140,8%
47,0%
7,19 lần
* Chưa qui từ 9 tháng thành 1 năm
Biểu 2:
Cổ phiếu
Chỉ số ở TTGDCK
Trị giá thực theo
Giá phiên 7/5/2001
Vượt trị giá thực tính theo cổ tức
EPC
Cổ tức
EPC
% cổ tức
REE
530,77
15%
7,582đ
21.428đ
51.000đ
2,38lần
SAM
2463,05
15%
35.186đ
21.428đ
49.700đ
2,32 lần
HAP
8349,3
37%
119.276đ*
52.857đ
91.500đ
1,73 lần
TMS
3752,97
18%
53.614đ
25.714đ
80.000đ
3,11 lần
LAP
1.140
12%
17.142đ
17.142đ
43.000đ
2,51 lần
* Chỉ có cổ phiếu HAP sếu tính theo EPS là không vượt tỷ giá thực nhưng ESP này lại tính theo tỷ lệ lợi nhuận khác thường, tới 83,49%, đang chứa đựng một rủi ro rất cao do độc quyền về giấy đế may mắn kiếm được ở thị trường Đài Loan
Tổng khối lượng giao dịch trong năm 2001 là 19.028.200 cổ phiếu với tổng giá trị là 964,5 tỷ đồng , chiếm 93,2% tổng giá trị thị trường.
2.2.2 Về giao dịch trái phiếu
Tổng khối lượng trái phiếu niêm yết trên thị trường khá lớn, chiếm 85% tổng giá trị chứng khóan niêm yết (khoảng 3400 tỷ đồng).Tuy nhiên, chỉ có trái phiếu ngân hàng Đầu tư và phát triển có giao dịch cầm chừng trong mỗi phiên ,còn trái phiếu Chính phủ gần như không có giao dịch .Bình quân mỗi phiên có 4290 trái phiếu được giao dịch ,đạt 436,85 triệu đồng.
Tổng giao dịch trái phiếu trong năm 2001 là 693.730 trái phiếu đạt hơn 65,5 tỷ đồng chiếm 6,4% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường .
2.3. Hoạt động của công ty niêm yết
Tính đến ngày 31/12/2001, UBC KNN đã cấp giấy phép niêm yết cho 10 loại cổ phiếu. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết diễn ra theo chiều hướng tốt , các công ty đều có lãi và trả cổ tức cao, hấp dẫn người đầu tư .Hoạt động của các công ty đeu diễn ra ,thuận lợi tốc độ tăng trưởng khá cao.Hầu hết các công ty đều phát triển mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm ,cải tiến phương thức và bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó , do niêm yết trên thị trường chứng khoán, các công ty được hưởng ưu đãi về thuế,tăng uy tín trên thị trường… nên hoạt động kinh doanh của các công ty được hỗ trợ tích cực.
Sang năm 2002, theo một dự đoán, nền kinh tế Việt Nam vẫ có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định,hầu hết các công ty đều huy động được vốn mở rộng sản xuất hay đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, do vậy, môi trường hoạt động cũng như cơ hội phát triển của các công ty trong thời gian tới là rất lớn.
Dưới đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty niêm yết năm 2001:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của một số công ty niêm yết năm 2001
Đơn vị : Tỷ đồng
Công ty
Tổng doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Cổ tức
REE
322,451
44,934
15%
SAM
168,416
34,826
16%
TMS
68,260
7,161
18%
HAP
80,748
8,004
30%
LAF
214,292
3,471
10%
SGH
11,081
1,557
6%
CAN
181,635
8,449
17%
DPC
56,048
2,630
10%
TRI
170,793
10,991
18%
GIL
236,239
9,436
27,5%
BTC
41,841
1,839
12%
BBC
186,691
5,782
12%
GIL
236,239
12,650
12%
BPC
58,493
7,965
10%
BT6
133,832
9,397
12,89%
GMD
418,964
85,909
16%
AGF
373,236
16,461
8%(*)
SAV
163,459
8,777
7%(**)
(*): Tính cho tháng 4cuối năm 2001; (**): Tính cho tháng 7 cuối năm 2001
Nguồn: Vụ quản lý Phát hành chứng khoán- UBCKNN
2.4. Hoạt động của các công ty chứng khoán
Đến nay đã có 8 công ty CK được UBCKNN cấp giấy phép đi vào hoạt động. Trong năm qua, các công ty chưng khoán đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh.Hầu hết các công ty đã hoạt động có lãi, sớm hơn so với kế hoạch chịu lỗ trong vòng từ 3-5 năm đầu tiên hoạt động.Các công ty đã tiến hành mỏ rộng sản xuất kinh doanh như : tăng vốn điều lệ, mở các chi nhánh và các đại lý nhận lệnh tại các tỉnh,thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Đà nẵng…).
Tuy nhiên, hoạt động chính của các công ty CK trong thời gian qua chỉ là làm môi giới chứng khoán, đại lý phát hành cho các công ty niêm yết, còn hầu hết các nghiệp vụ khác như : tư vấn,bảo lãnh phát hành,tự doanh , quản lý danh mục đầu tư chứng khoán được triển khai một cách mạnh mẽ.
Một phần nhỏ nguồn vốn của các công ty đựơc sử dụng vào hoạt động tự doanh với hình thức mua lô lẻ,còn lại được gửi ngân hàng hoặc mua trái phiếu Chính phủ nên có thể nói tất cả các công ty chưa gặp rủi ro về tài chính, các chỉ số tài chính đáp ứng tiêu chuẩn do UBCK qui định.
2.5. Hoạt động lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Hiện nay, trên thị trường có 11 thành viên lưu ký bao gồm 8 cty CK, 2 ngân hàng lưu ký nước ngoài và một ngân hàng chỉ định thanh toán. Hệ thống thanh toán bù trừ được thực hiện nhanh chóng , thuận lợi.
Một số cổ phiếu có tỷ lệ lưu ký cao như HAP với 98,98%, CAN 94,14… thấp nhất là cổ phếu SAM với 39,08.Trong khi đó các trái phiếu Chính phủ có tỷ lệ lưu ký100%, trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển là 22,5%. TTGDCK đã tổ chức tốt việc thanh toán tiền và bù trừ chứng khoán, hướng dẫn cho các tổ chức phát hành các thủ tục về chi trả cổ tức, lãi trái phiếu,thực hiện quyền đối với các cổ đông, lập danh sách phục vụ họp đại hội cổ đông của công ty.
Để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc mua bán chứng khoán, trong năm qua TTGDCK đã nghiên cứu rút ngắn thời gian thực hiện thanh toán bù trừ xuống còn T+3 và đã được áp dụng trong đầu tháng 1/2001. Đây là một cố gắng lớn của TTGDCK nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường.
2.6. Hoạt động giám sát thị trường và công bố thông tin
UBCKNN phối hợp cùng TTGDCK thường xuyên giám sát việc thực hiện các nghị định của chính phủ và qui chế của UBCKNN ban hành nhằm bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, ngăn chặn các hành vi mua bán nội gián, lũng độan thị trường.
Trong năm UBCKNN đã tổ chức những đàn kiểm tra để đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán và công ty niêm yết,láng nghe các kiến nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động từ phía các công ty. Thường xuyên nhắc nhở và đưa ra các biện pháp hành chính chấn chỉnh những vi phạm của các công ty trong việc nhập sai lệnh, công bố thông tin chậm, thông tin sai lệch của các công ty niêm yết.
Hiện nay TTGDCK đang rà soát hoàn chỉnh các qui định và qui trình công bố thông tin trên thị trường, kiến nghị UBCKNN sửa đổi qui chế công bố thông tin đưa vào phần sửa đổi NĐ 48/ 1998/NĐ-CP để nâng cao hiệu quả hoạt động công bố thông tin trên thị trường.
2.7. Đánh giá chung hoạt động của thị trường năm 2001
Hoạt động của thị trường chứng khoán trong năm qua đã có những bước tiến đáng kể về qui mô thị trường,cả về số lượng và chất lượng chứng khoán. Số lượng công ty niêm yết tăng nhanh, trái phiếu chính phủ huy động qua trung tâm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu hàng hoá trên thị trường.
Hoạt động của thị trường suôn sẻ, công tác quản lý ,tổ chức được nâng cao.Đội ngũ cán bộ ngành chứng khoán đã trưởng thành cùng với kiến thức và kinh nghiệm quản lý ngày càng vững vàng, được tích luỹ qua thực tế thị trường.
Hoạt động của TTGDCK góp phần phát triển thị trường sơ cấp. Số lượng công ty cổ phần tăng lên, việc phân phối cổ phiếu, trái phiếu được thuận lợi . Công chúng đầu tư có sự quan tâm hơn tới việc phát hành và niêm yết cổ phiếu của các công ty cổ phần.
Tuy hoạt động của thị trường trong năm qua có những thành công cơ bản, song thực tế tổ chức hoạt động thị trường còn gặp nhiều khó khăn và còn chưa thực hiện được vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.
Vì rất nhiều lý do khác nhau, trong năm qua thị trường mới chỉ tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán mà chưa là nơi thực hiện huy động vốn của các công ty niêm yết. Chính vì vậy đã hạn chế việc muốn tham gia niêm yết của các doanh nghiệp.
Trái phiếu Chính phủ đựơc đưa vào niêm yết với khối lượng lớn, nhưng có giao dịch rất thấp. Nguyên nhân là lãi suất trái phiếu thấp hơn lãi suất Ngân hàng. Trái phiếu được nắm giữ bởi các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và họ hiện nay đang trong tình trạng thừa vốn nên không có nhu cầu bán lại.
Hầu hết các nhà đầu tư tham gia htị trường với ý định đầu cơ giá ngắn hạn mà không có quan niệm đầu tư theo giá trị, dẫn đến những hiện tượng mua bán ồ ạt làm cho giá cổ phiếu lên quá cao hay xuống quá thấp, gây biến động lớn cho thị trường. Thị trường thiếu những nhà đầu tư tổ chức lớn, có khả năng tài chính và có các chuyên gia chuyên sâu trong lĩnh vực này.
Việc tuyên truyền phổ cập kiến thức cho công chúng đầu tư về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã có sự quan tâm và thu được những thành công nhất định, nhưng công tác này chưa thực hiện rộng rãi nhằm đáp ứng nhu cầu của công chúng.
Có thể nói rằng năm 2001 là năm bản lề cho sự phát triển TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới. Số lượng chứng khoán tăng đáng kể, số nhà đầu tư tham gia thị trường cũng tăng nhanh. Xu hướng thị trường đã không còn diễn biến một chiều như trước đây, người đầu tư đã có những kinh nghiệm nhất định sau hơn 1năm hoạt dộng của thị trường, họ đã có những phân tích đánh giá và bước đầu hình thành chiến lược đầu tư cho mình. Việc tổ chức điều hành thị trường của cơ quan quản lý đã giúp thị trường hoạt động ổn định, đi đúng định hướng đề ra. Thời gian tới UBCKNN sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan để đưa ra các cơ chế, chính sách khuyến khích hơn nữa tạo ra một thị trường chứng khoán phát triển, minh bạch và công bằng.
3. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2002
Kết thúc năm 2002, sau hơn 2 năm đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, thời gian còn quá ngắn để đánh giá sức sống của mọt thể chế tài chính mới như TTCK, song điều ghi nhận được đầu tiên là, mặc dù với quá nhiều khó khăn trong một môi trường kinh tế vĩ mô chưa hoàn toàn thuận lợi, trước những thử thách của một thể chế tài chính mới lần đầu tiên xây dựng ở nước ta, nhưng với quyết tâm cao của Đảng và Chính phủ trong chỉ đạo xây dựng và phát triển thị trường, sự phối hợp của các bộ ngành và các địa phương, sự nỗ lực của cơ quan quản lý và vận hành thị trường chứng khoán , cùng các tổ chức trung gian và phụ trợ , các tổ chức niêm yết và công chúng đầu tư…, TTCK Việt Nam đã được giữ vững, ổn định và từng bước phát triển. Một điều căn bản là, xã hội Viẹt Nam đã phàn nào làm quen được với sự tồn tại và hoạt động của TTCK.
Mỗi năm qua đi là một năm nhận thức rõ hơn về tổ chức và quản lý, điều hành hoạt động thị trường . Đây là dịp để chúng ta nhìn lại những nét căn bản nhất trong hoạt động của TTCK Việt Nam năm 2002:
3.1. Về hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán
Trong năm 2002, đã có 10 công ty cổ phần được cấp giấy phép phát hành, 1công ty tăng vốn, và đăng ký niêm yết cổ phiếu cho 11 công ty, nâng tổng giá trị cổ phiếu niêm yết trên TTCK lên 999,633 tỷ đồng.
Cho đến thời điểm kết thúc năm 2002, các công ty niêm yết đều là những doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, và hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt, đều có lãi. Thêm vào đó, các công ty niêm yết trên TTCK được hưởng ưu đãi về thuế nên mức trả cổ tức cao đã rất hấp dẫn người đầu tư.
Thời gian đầu khi thị trường mới đi vào hoạt động, các công ty niêm yết đều đã cố gắng để đáp ứng các qui định do Uỷ ban Chứng khoánnhà nước đề ra.Tuy nhiên, do chưa có thói quen trong nôi trường hoạt động của thị trường chứng khoán, nên đa số các công ty niêm yết còn thụ động trong việc công bố thông tin; hầu hết các công ty niêm yết chỉ chú trọng vào thông tin định kì và thong tin phải cung cấp theo yêu cầu,chưa chủ động cung cấp kịp thời thông tin liên quan đến hoạt động của công ty.
Trong năm 2002, về thị trường trái phiếu, đã thực hiện thành công 23 đợt đấu thầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ đạt tổng giá trị 1.362 tỷ đồng . Đến nay đã có 41 loại trái phiếu niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán, trong đó 39 loại trái phiếu chính phủ và 2 trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị trái phiếu niêm yết trên TTCK đạt 4.276,338 tỷ đồng.
3.2. Về hoạt động của các công ty chứng khoán
Đến nay đã có 9 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường, trong đó có 3 công ty cổ phần và 6 công ty TNHH.Trong năm 2002 đã có 1 công ty cổ phần chứng khoán xin tăng vốn điều lệ.
Tính đến ngày 31/12/2002, số tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng được mở tại các công ty chứng khoán là trên 13.000, trong đó có tài khoản của 91 nhà đầu tư có tổ chức và 33 nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty chứng khoán đang triển khai mở rộng phạm vi hoạt động, mở chi nhánh và đại lý nhận lệnh tại 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội , Tp. Hồ Chí Minh ,Đồng Nai , Hải phòng, Đà Nẵng , Bình Dương, Long An.
Trong năm 2002 kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán đều có chiều hướng tốt, các chỉ tiêu báo cáo tài chính cho thấy các công ty chứng khoán có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán được đẩm bảo. Mặc dù năm 2002, các công ty chứng khoán có sự giảm sút về lợi nhuận, nhưng so với cùng kỳ năm trước tình hình sử dụng vốn của các công ty được cải thiện.Tài sản dưới dạng tiền giảm, tỷ lệ tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng lên. Kả năng thanh toán của các côngty được đảm bảo.
Hiện nay,cơ cấu doanh thu của các công ty chứng khoán đã có sự thay đổi đáng kể.Nếu như trong thời gian đầu, doanh thu từ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của các công ty chứng khoán, và tiếp đến là các nghiệp vụ như tự doanh, môi giới…, thì đến hết năm 2002, doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh đã chiếm tỷ lệ đáng kể.
3.3. Hoạt động giao dịch chứng khoán
Tính đến ngày 31/12/2002, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đã thực hiện 236 phiên giao dịch, với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch là 35,645 triệu cổ phiếu và 1,321 triệu trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch 1.082,55 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm 88,5%. Bình quân giá trị giao dịch chứng khoán trong một phiên đạt 4,587 tỷ đồng. Hiện nay, đã có 20 loại cổ phiếu và 41 loại trái phiếu niêm yết giao dịch.
Việc lưu ký chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch chứng khoán tại thị trường giao dịch CK. Các thành viên lưu ký đều tuân thủ các qui định về lưu ký chứng khoán của UBCKNN và TTGDCK. Hiện nay, hoạt động của các thành viên lưu ký nước ngoài chưa đáng kể do người nước ngoài đầu tư còn ít vào TTCK Việt Nam.
Trong thời gian đầu, TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh chỉ giao dịch 3 phiên/một tuần ; từ 1/3/2002 nâng lên 5 phiên/ một tuần, đồng thời nghiên cứu cải tiến qui trình thanh toán, giảm thời gian thanh toán từ 4 xuống còn 3 ngày theo thông lệ quốc tế.
Biên độ giao động giá chứng khoán là một trong những biện pháp được áp dụng nhằm ổn định thị trường và bảo vệ các nhà đầu tư trong thời kỳ đầu hoạt động của thị trường chứng khoán, và điều đó được thể hiện qua việc điều chỉnh biên độ theo tình hình thực tế thị trường. Thời gian đầu, TTGDCK áp dụng biên độ giao động giá +- 2%, sau đó tăng lên +-7% và 3%, dự kiến năm 2003 sẽ áp dụng biên độ giao động giá là 5%.
3.4. Hoạt động giao dịch chứng khoán
Với đặc điểm thị trường qui mô nhỏ, hàng hoá còn ít, sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán của đa số công chúng còn hạn chế, yếu tố tâm lý chi phối thị trường rất mạnh, vì vậy ngay sau khi bước vào năm 2002, để đảm bảo hoạt động ổn định và phát triển của thị trường , củng cố lòng tin của công chúng đầu tư , cơ quan quản lý và vận hành thị trường chứng khoán đã thực hiện một số biện pháp sau :
+ Tăng cường công tác quản lý giám sát, đảm bảo cho thị trường hoạt động công khai minh bạch,bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thông qua hoạt động giám sát đã kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót, vi phạm của các công ty chứng khoán, công ty niêm yết và của các nhà đầu tư.
+ Qua thực tế hoạt động của thị trường, đã rà soát được và lấy ý kiến của các đơn vị liên quan như TTGDCK, công ty chứng khoán,công ty niêm yết và điều chỉnh , bổ sung các qui chế cho phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tiễn hoạt động của thị trường.
+Đã bước đầu kịp thời xem xét, nghiên cứu, đề xuất và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan cùng giải quyết các vấn đề vướng ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35419.doc