Tài liệu Thị trường chứng khoán Việt Nam: ... Ebook Thị trường chứng khoán Việt Nam
32 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1703 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu:
Xã hội loài người không ngừng tiến bộ, nằm trong xu thế đó nền kinh tế cũng phát triển không ngừng. Từ đó dẫn tới việc tăng nhu cầu về vốn của nền kinh tế. Để đảm bảo được nhu cầu về vốn ngày càng tăng cho sự phát triển của kinh tế dẫn tới việc hình thành và phát triển nhiều loại hình kinh doanh mới, nhiều dịch vụ mới và nhiều loại thị trường mới. Ví dụ như thị trường liên ngân hàng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối … Các thị trường này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp vốn cho nền kinh tế phát triển. Trong các thị trường thì chúng ta không thể không nhắc đến thị trường chứng khoán. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán đã chứng minh được vai trò của loại thị trường này. Đặc biệt trong một nền kinh tế thị trường hiện đại như hiện nay, với những ưu điểm của mình thì vai trò thị trường chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng hơn. Thị trường chứng khoán đã trở thành một trong những kênh huy động vốn hiệu quả nhất của nhiều nền kinh tế trên thế giới.
Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Dù thị trường chứng khoán của chúng ta ra đời chậm và gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu hoạt động. Nhưng trong quá trình phát triển đã dần khắc phục được những khó khăn, nhược điểm, bước đầu hoạt có hiệu quả và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế.
Nhận thấy được tầm quan trọng của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế . Em làm đề án này với đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam" với mục đích tìm hiểu về thị trường chứng khoán nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng, nêu ra những thuận lợi, khó khăn, phương án giải quyết khó khăn cũng như phương hướng phát triển. Để có thêm những kiến thức về thị trường chứng khoán và có thể giúp những người chưa tìm hiểu về thị trường chứng khoán hiểu hơn về loại thị trường này .
Chương I . Tổng quan về thị trường chứng khoán:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ 1 nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi buôn bán các vật phẩm hàng hóa … lúc đầu chỉ là 1 nhóm nhỏ sau đó tăng dần và hình thành 1 khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “ thị trường “ với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia thị trường.
Phiên họp đầu tiên của thị trường chứng khoán diễn ra vào năm 1453 tại một quảng trường gần ngôi nhà của một nhà buôn môi giới mang tên Vander Burse tại thành phố Bruges của nước Bỉ. Tuy nhiên đến năm 1547 thành phố Bruges mất đi sự phồn vinh bởi vì eo biển Evin, cửa biển nơi dãn các con tàu thuyền vào buôn bán ở thị trấn này đã bị cát biển lấp mất. Mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers (Bỉ B), tại đây thị trường phát triển rất nhanh và đến giữa thế kỷ VXI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London, sau này gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch chứng khoán khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức, Hà Lan, Bắc Âu, Tây Âu, Bắc Mỹ.
Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng . Cho đến năm 1921 tại Mỹ. khu chợ ngoài trời mới được chuyển vào trong nhà, sở giao dịch chứng khoán chính thức thành lập .
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các phương thức giao dịch tại các sở giao dịch cũng đã được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch. Các sở giao dịch dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử.
Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán các nước trên thế giới trải qua 1 sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống. Vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lúc đó, nhưng rồi đến ngày thứ năm đen tối ( 29-11-1929), thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. Mãi cho tới khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc các thị trường mới dần và phát triển mạnh và cho tới năm 1987, một lần nữa các thị trường chứng khoán trên thế giới điên đảo với “ ngày thứ Hai đen tối “ do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, giá chứng khoán giảm mạnh, gây mất lòng tin và phản ứng dây chuyền gây hậu quả còn nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Gần đây nhất, thị trường chứng khoán ở các nước và lãnh thổ Đông á, Nga và một số thị trường ở Châu Mỹ cũng rơi vào vòng xoáy khủng hoảng tài chính tiền tệ, giảm lòng tin và có tính chất lây lan, tạo ra sự suy giảm ghê gớm của chỉ số giá chứng khoán .
Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy giai đoạn đầu thị trường phát triển tự phát với sự tham gia của các nhà đầu cơ. Dần dần mới có sự tham gia của công chúng đầu tư. Khi phát triển đến một mức độ nhất định thì thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập các cơ quan quản lý nhà nước và hình thành hệ thống pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường. Kinh nghiệm cho thấy rằng, phần lớn các thị trường sau khi thành lập muốn đi vào hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững thì cần phải có sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt về hàng hóa, luật pháp, con người, bộ máy quản lý …
Cho đến nay thị trường chứng khoán phát triển ở mức có thể nói là không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước có nền kinh tế theo cơ chế thị trường và đặc biệt là những nước đang phát triển cần thu hút luồng vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân .
1.2. Bản chất và chức năng .
1.2.1. Bản chất .
Xét về mặt hình thức thị trường chứng khoán chỉ là nơi diển ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán. Nhưng xét về mặt bản chất thì:
-Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn tiết kiệm. Tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho những ai muốn sử dụng các nguồn tiết kiệm đó theo giá mà ngưới sử dụng sẵn sàng trả và theo phán đoán của thị trường về khả năng sinh lời từ các dự án của người sử dụng. Chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh .
-Thị trường chứng khoán là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ thể cung và cầu vốn đều tham gia vào thị trường 1 cách trực tiếp. Ngược lại với tài trợ gián tiếp được thực hiện thông qua các trung gian tài chính, những người có vốn khi đủ điều kiện về môi trường, pháp lý … sẽ trực tiếp đầu tư sản xuất kinh doanh không cần thông qua các các trung gian tài chính .
1.2.2. Chức năng của thị trường chứng khoán .
Chức năng thứ nhất: Huy động vốn cho nền kinh tế
Thị trường chứng khoán được xem như chiếc cầu vô hình nối liền người thừa vốn với người thiếu vốn để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu và qua đó để huy động vón cho nền kinh tế, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, ổn định đời sống dân cư và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Thông qua thị trường CK, chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Thị trường chứng khoán đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Vì vậy, nó góp phần giao lưu và phát triển kinh tế.
Chức năng thứ hai: thông tin
Thị trường chứng khoán bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời (cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán c) về tình hình cung - cầu, thị giá của từng loại chứng khoán trên thị trường mình và trên thị trường chứng khoán hữu quan.
Chức năng thứ ba: cung cấp khả năng thanh khoản
Nhờ có thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền khi họ muốn.Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quảvà năng động.
Chức năng thứ tư: đánh giá giá trị doanh nghiệp
Thị trường chứng khoán là nơI đánh giá chính xác doanh nghiệp thông qua chỉ số chứng khoán trên thị trường .Việc này kích các doanh nhgiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công ngệ mới.
Chức năng thứ năm: tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính vĩ mô
Chính phủ có thẻ mua bán trái phiếu chính phủ đẻ toạ ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.ngoàI ra chính có thể sử dụng các chính sách tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư.
1.3 . Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán .
Các đối tượng tham gia thị trường CK chia thành các nhóm: nhà phát hành, nhà đầu và các tổ chức có liên quan.
1.3.1. Nhà phát hành và các tổ chức huy động vốn
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là chính phủ, chính quyền địa phương, công ty, hay các tổ chức tài chính.
1.3.2. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư có thể chia làn hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Các nhà đầu tư các nhân
Nhà đầu tư các nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình.
Các nhà đầu tư có tổ chức
Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm.
Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua chứng khoán cho mình.
1.3.3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán
Công ty chứng khoán
Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán.
Các ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn rất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán.
1.3.4 .Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996.
Sở giao dịch chứng khoán
Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức SGDCK:
Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức “câu lạc bộ mini” hay được tổ chức theo chế độ hội viên. Đây là hình thức tổ chức SGDCK có tính chất tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của sgdck tự tổ chức và tự quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành.
Thứ hai: SGDCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưới hình thức này hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng chứng khoán do chính phủ lập ra.
Thứ ba: SGDCK được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhưng trong thành phần hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám đốc điều hành SGDCK do ủy ban chứng khoán bổ nhiệm.
Để cho các giao dịch diễn ra công bằng, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, SGDCK có bộ phận chuyên theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch buôn bán chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch như là gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch có giàn xếp trước. Bộ phận giám sát tiến hành theo dõi dưới hai hình thức là theo dõi thường xuyên hoặc theo dõi định kì. Khi phát hiện có vi phạm thì xử lý nghiêm minh, nếu đặc biệt nghiêm trọng thì trình lên Uỷ ban chứng khoán để điều tra xử lý.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau:
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về chứng khoán.
- Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
1.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán.
1.4.1. Nguyên tắc trung gian của mua bán chứng khoán.
Thị trường chứng khoán hoặt động không phải trực tiếp do những người muốn mua hay bán chứng khoán thực hiện, mà do các trung gan môi giới gọi là kinh kỹ thực hiện. Đây là nguyên tắc trung gian cơ bản cho tổ chức và hoặt động của thị trường chứng khoán.
Nguyên tắc trung gian này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và thị trường hoạt động lành mạnh, đều đặn hợp pháp và phát triển, bảo vệ được lợi ích của người tiết kiệm và đầu tư (người mua chứng khoán). Vì những người tiết kiệm và đầu tư không thể xét đoán được giá trị thực sự của từng loại chứng khoán, và cũng không có thể cự đoán được một cách chính xác giá trị tương lai của nó. Do đó, nếu không có những nhà môi giới có những sự phân tích cần thiết dựa trên những yếu tố xác đáng để có những nhận xét kỹ lưỡng thì người mua chứng khoán có thể bị lầm lẫn hoặc bị lừa gạt.
Xét về tính chất kinh doanh, kinh kỹ có hai loại: môi giới chứng khoán và chuyên gia chứng khoán .
Môi giới chứng khoán: Là loại kinh kỹ chỉ được thương lượng mua bán chứng khoán theo lệnh của khách hàng và ăn hoa hồng.
Thương gia chứng khoán: Còn gọi là kinh doanh chứng khoán, là loại kinh kỹ thực hiện mua và bán cho chính mình, hưởng lời từ các loại nghiệp vụ đó.
Người môi giới và thương gia chứng khoán tại sàn giao dịch chứng khoán là những người đại diện cho các công ty môi giới chứng khoán. Nói chung các cong ty môi giới chứng khoán đều đồng thời thực hiện hai loại nghiệp vụ: vừa là người môi giới vừa là người kinh doanh.
1.4.2. Nguyên tắc đấu giá
Mọi mua bán trên thị trường trường chứng khoán đều được thực hiện theo nguyên tắc đấu giá. Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Căn cứ vào hình thức đấu giác, có các loại đấu giá:
Đấu giá trực tiếp: là hình thức đấu giá mà các nhà môi giới chứng khoán trực tiếp gặp nhau thông qua người trung gian tại quầy giao dịch để thương lượng giá
Đấu giá gián tiếp: hình thức đấu giá mà các nhà môi giới không trực tiếp gặp nhau mà việc thương lượng được thực hiện qua hệ thống điện thoại và mạng vi tính .
Đấu giá tự động: là hình thức đấu giá qua hệ thống mạng máy tính nối giữa máy chủ của sở giao dịch với hệ thống của các công ty chứng khoán thành viên .
1.4.3. Nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán.
Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hoá. Các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường chứng khoán, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty phát hành số lượng chứng khoán và giá cả từng loại chứng khoán (giá rao bán, giao mua, giá kết thúc của phiên giao dịch và giá cả trước đó) đều được thông báo thông qua thị trường và báo cáo. Khi kết thúc một cuộc giao dịch, số lượng chứng khoán được mua bán và giá cả đã thống nhất được lập tức thông báo ngay. Đó là nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua bán chứng khoán không bị "hớ" trong mua bán chứng khoán, người mua chứng khoán dễ dàng chọn lựa loại chứng khoán theo ý thích của mình.
1.5 . Cấu trúc và phân loại cơ bản thị trường chứng khoán
1.5.1. Xét về sự lưu thông của CK trên thị trường, TTCK có hai loạI: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: Là thị trường phát hành. Đây là thị trường mua bán các chứng khoán phát hành lần đầu giữa nhà phát hành (người bán) và nhà đầu tư (người mua). Trên thị trường sơ cấp, chính phủ và các công ty thực hiện huy động vốn thông qua việc phát hành - bán chứng khoán của mình cho nhà đầu tư.
Vai trò của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Nhà phát hành là người huy động vốn trên thị trường sơ cấp, gồm chính phủ, chính quyền địa phương, các công ty và các tổ chức tài chính.
Nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp bao gồm cá nhân, tổ chức đầu tư. Tuy nhiên, không phải nhà phát hành nào cũng nắm được các kiến thức và kinh nghiệm phát hành. Vì vậy, trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và nhà đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành chứng khán. Nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán giúp cho nhà phát hành thực hiện việc phân phối chứng khoán mới phát hành và nhận từ nhà phát hành một khoản hoa hồng bảo lãnh phát hành cho dịch vụ này.
Thị trường thứ cấp: Là thị trường giao dịch. Đây là thị trường mua bán các loạI chứng khoán đã được phát hành. Thị trường thứ cấp thực hiện vai trò điều hoà, lưu thông các nguồn vốn, đảm bảo chuyển hoá các nguồn vốn ngắn hạn thành dài hạn. Qua thị trường thứ cấp, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể đầu tư vào chứng khoán, khi cần tiền họ có thể bán lại chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Nghĩa là thị trường thứ cấp là nơi làm cho các chứng khoán trở nên ‘lỏng’ hơn. Thị trường thứ cấp là nơi xác định giá của mỗi loại chứng khoán mà công ty phát hành chứng khoán bán ở thị trường thứ cấp. Nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp chỉ mua cho công ty phát hành với giá mà họ cho rằng thị trường thứ cấp sẽ chấp nhận cho chứng khoán này.
C«ng ty chøng kho¸n
HÖ thèng ®¨ng ký, thanh to¸n, bï trõ vµ lu ký chøng kho¸n
Nhµ ®Çu t
Nhµ ®Çu t cã tæ chøc
Nhµ ®Çu t c¸c nh©n
ThÞ trêng thø cÊp
SGDCK
OTC
ThÞ trêng thø ba
Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp là hai bánh xe của một chiếc xe.thị trương sơ cấp là bánh động lực còn thị trường thứ cấp là bánh cân bằng.Như vậy thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tạI, trong đó thịtrường sơ cấp là tiền đề còn thị trường thứ cấp là động lực.
1.5.2. Xét về phương diện tổ chức và giao dịch, TTCK có ba loại:
Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện thông qua Sở giao dịch chứng khoán.
Thị trường chứng khoán bán tập trung: là thị trường CK “bậc cao”. Thị trường chứng khoán bán tập trung (OTC) không có trung tâm giao dịch mà giao dịch mua bán chứng khoán thông qua mạng lưới điện tín, điện thoại. Một điều rất quan trọng là các nhà đầu tư trên thị trường OTC không trực tiếp gặp nhau để thoả thuận mua bán chứng khoán như trong phòng giao dịch của SGDCK, thay vào đó họ thuê các công ty môi giới giao dịch hộ thông qua hệ thống viễn thông.
Thị trưòng chứng khoán phi tập trung: còn gọi là thị trường thứ ba. Hoạt động mua bán chứng khoán được thực hiện tự do.
1.6. Các loại chứng khoán .
1.6.1. Cổ phiếu .
Cổ phiếu là chứng khoán vốn, xác nhận quyền sở hữu một phần tài sản công ty của cổ đông. Cổ phiếu gồm hai loại chính:
-Cổ phiếu thường: là cổ phiếu xác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được tham gia bầu hội đồng quả trị, tham gia bỏ phiếu quyết định các vấn đề lớn của công ty. Cổ tức của cổ phiếu thường được trả khi hội đồng quản trị công bố. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ đông sở hữu cổ phiếu thường sẽ được chia số tiền còn lại sau khi thanh toán các khoản nợ và thanh toán cho cổ phiếu ưu đãi.
-Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu có cổ tức xác định được thể hiện bằng số tiền xác định được in trên cổ phiếu hoặc theo tỉ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá cổ phiếu. Cổ phiếu ưu đãi thường được trả cổ tức trước các cổ phiếu thường. Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, cổ phiếu ưu đãi được ưu tiên thanh toán trước các cổ phiếu thường.
1.6.2. Trái phiếu
Trái phiếu là chứng khoán nợ, người phát hành trái phiếu phải trả lãi và hoàn trả gốc cho những người sở hữu trái phiếu vào lúc đáo hạn.
Trái phiếu có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau:
- Căn cứ vào chủ thể phát hành, trái phiếu gồm hai loại chính là: trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương (do chính phủ và chính quyền địa phương phát hành) và trái phiếu công ty (do công ty phát hành).
- Căn cứ vào tính chất chuyển đổi, trái phiếu được chia thành loại có khả năng chuyển đổi (chuyển đổi thành cổ phiếu) và loại không có khả năng chuyển.
- Căn cứ vào cách thức trả lãi, trái phiếu được chia thành các loại sau:
+Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu được thanh toán cố định theo định kỳ.
+Trái phiếu với lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà khoản lãi thu được thay đổi theo sự biến động của lãi suất thị trường hoặc bị chi phối bởi biểu giá, chẳng hạn như giá bán lẻ.
+Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu không trả thưởng và được bán theo nguyên tắc chiết khấu. Tiền thưởng cho việc sở hữu trái phiếu nằm dưới dạng lợi nhuận do vốn đem lại hơn là tiền thu nhập (nó là phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩan - mệnh giá trái phiếu và giá mua).
- Trái phiếu có bảo đảm và trái phiếu không có bảo đảm.
1.6.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư
Theo ngôn ngữ thông thường, một khối lượng tiền do nhiều người góp lại vì mục đích nào đó gọi là một quỹ. Quỹ đầu tư chứng khoán cũng vậy nó là quỹ được hình thành từ vốn góp của người đầu tư để đầu tư vào chứng khoán. Đặc điểm:
-Người đầu tư không trực tiếp đầu tư vào chứng khoán mà chỉ đầu tư vào quỹ bằng cách mua cổ phần hay chứng chỉ
-Người đầu tư sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ, theo số lượng cổ phần hay chứng chỉ quỹ mĩnh nắm giữ.
1.6.4. Chứng khoán có thể chuyển đổi .
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi lấy 1 chứng khoán khác .
1.6.5. Các chứng khoán phát sinh .
Quyền mua cổ phần: là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của 1 công ty cổ phần được mau 1 số lượng cổ phần nhất trong 1 đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty.
Chứng quyền: là 1 loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua 1 số lượng xác định một loại chứng khoán xác định với 1 mức giá xác định và trong 1 khoảng thời gian nhất định .
Hợp đồng kỳ hạn: hợp đồng kỳ hạn là 1 thoả thuận trong đó người mua và người bán chấp nhận thực hiện 1 giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại 1 thời điểm xác định trong tương lai và 1 mức giá xác định được ấn định trong ngày hôm nay .
Hợp đồng tương lai: đòi hỏi 1 bên sẽ mua hoặc bán hàng hoá tại 1 thời hạn xác định trong tương lai theo 1 mức giá đã định trước .
Quyền lựa chọn: là 1 hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (quyền chọn mua) hoặc bán (quyền chọn bán) 1 khối lượng nhất định, 1 hàng hoá nhất định tại 1 mức giá xác định và trong 1 thời hạn nhất định .
Trên đây là nhừng lý thuyết cơ bản về về thị trường chứng khoán nói chung . ở phần sau chúng ta sẽ tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam .
Chương II: Thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 20/07/2000 trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt nam, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống nhân hàng. Tuy quy mô thị trường còn nhỏ bé vai trò tác động đến nền kinh tế chưa lớn nhưng đây là bước thí điểm, tập dược quan trọng để các cơ quan quản lý điều hành, các tổ chức quốc gia thị trường và công chúng đầu tư làm quen với một lĩnh vực đầu tư mới, điều đó tạo nên tiền đề vững chắc cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của thị trường chứng khoán Việt nam.
Để có thể có cái nhìn khái quát về lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, em xin chia ra thành các giai đoạn phát triển để phân tích và nhận xét (do số liệu không đầy đủ nên em chỉ có thể phân tích 1 số giai đoạn d)
Từ ngày giao dịch đầu tiên 28/07/2000 - 28/10/2000.
Về hàng hoá: Tính đến ngày 28/10/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán có 7 loại chứng khoán được niêm yết.Tổng giá trị của 4 công ty niêm yết đạt đến 302, 80 tỷ đồng trong đó: Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) 150 tỷ đồng, công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM) 120 tỷ đồng, công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) 10, 8 tỷ đồng, công ty cổ phần giao nhận ngoại thương (TMS) 22 tỷ đồng. Về trái phiếu: Tổng giá trị trái phiếu chính phủ niêm yết 1.100 tỷ đồng bao gồm 3 loại:
Loại đấu thầu đợt một (CP1-0100) 300 tỷ đồng lãi suất 6,6%/năm.
Loại đấu thầu đợt hai (CP1-0200) 300 tỷ đồng lãi suất 6,6%/năm.
Đợt một bảo lãnh phát hành (C P1A0100) 500 tỷ đồng lãi suất 6,6% năm.
Tất cả các loại trái phiếu trên đều có kỳ hạn 5 năm.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu: Giá chứng khoán bị đẩy giá tăng cao liên tục trong từng phiên giao dịch, số lượng cổ phiếu đã giao dịch sau 33 phiên là 1.459.600 cổ phiếu của cả 4 công ty niêm yết và tổng giá trị giao dịch là 28.898, 91 triệu đồng. Chỉ số vn-index tăng 28.27 điểm trong đó giá cả của các loại cổ phiếu điển hình biến động trong thời gian qua như sau: Với 5 loại cổ phiếu là REE, SAM, HAP, TMS, LAF.
Bảng 1
So sánh mức giá cổ phiếu
giá đóng cửa ngày 27/04/2000 so với giá tham chiếu
Loại cổ phiếu
Giá tham chiếu
Giá đóng cửa ngày 27/10/2000
Tỷ lệ tăng (%)
Mức giá (đ)
Ngày
REE
SAM
HAP
TMS
LAF
16.000
17.000
16.000
14.000
17.000
28/07/2000
28/07/2000
04/08/2000
04/08/2000
15/08/2000
19.100
22.800
25.000
19.500
20.500
19,4
34,1
56.25
16
20
Qua bảng số liệu trên nhận thấy giá cả của tất cả 5 loại cổ phiếu đều tăng hướng tốt phản ánh đúng cung cầu thị trường và tâm lý người đầu tư. Nguyên nhân là do khái niệm đầu tư chứng khoán còn rất mới mới mẻ với chúng ta, sự hiểu biết về thị trường chứng khoán còn hạn chế, người đầu tư tìm cách mua cổ phiếu bằng mọi giá họ chỉ muốn nhanh chóng tham gia vào thị trường chứng khoán còn những người nắm giữ cổ phiếu lại chưa muốn bán vì chờ diễn biến thị trường.
Nhận xét: Thời kỳ này hoạt động giao dịch cổ phiếu nói chung ổn định giá cả chứng khoán được quản lý trong phạm vi cho phép. Tình hình nhu cầu chứng khoán vượt cung cho thấy dấu hiệu tốt về khả năng thu hút đầu tư trên thị trường chứng khoán. Các công ty lựa chọn niêm yết, hoạt động kinh doanh tốt và có lãi cổ phiếu được trả cổ tức cao hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên hàng hoá trên thị trường còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán trên thị trường.
Từ ngày 28/10/2000 - 28/04/2001.
Tính đến ngày 28/04/2001 Trung tâm Giao dịch chứng khoán -Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện được 80 phiên giao dịch đưa tổng số phiên giao dịch lên 113 phiên với tổnh giá trị giao dịch là 338, 03 tỷ đồng. Có thêm hai loại chứng khoán được niêm yết đưa tổng số chứng khoán niêm yết lên 9 loại trong đó có 5 cổ phiếu của doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hoá. Và trong thời kỳ này có thêm hai công công ty tham gia niêm yết đó l à: Công Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương Sài Gòn -Transimex và công Tổng công ty chế biến nông sản xuất khẩu Long An - Lafooco, với tổng giá trị cổ phiếu niêm yết 321, 17 tỷ đồng. Trái phiếu phát hành thông qua đấu thầu tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán kỳ hạn 5 năm, lãi suất 6,5%; 6,6% với khối lượng là 1.100 tỷ đồng, đợt một đưa vào niêm yết 83, 07 tỷ đồng, đợt hai đưa vào niêm yết 75 tỷ đồng.
Hoạt động giao dịch cổ phiếu: Trong 113 phiên giao dịch với giá trị thị trường được giao dịch 9.053.300 cổ phiếu tăng so với thời kỳ trước 520,26% với giá trị cổ phiếu giao dịch 327, 225 tỷ đồng chiếm 96,8%.
Nhìn chung tất cả các loại cổ phiếu đều tăng giá rất nhanh so với giá tham chiếu, mức giá tăng cao nhất là của HAP với mức giá đạt 87.000 đồng /cổ phiếu tương đương mức tăng 444% và giá cổ phiếu tăng ít nhất là của LAF đạt 40.600 đồng /cổ phiếu tương mức tăng 139%. Nguyên nhân của sự tăng giá này do: cung chứng khoán thấp hơn cầu chứng khoán, cách thức phát hành cổ phiếu khi cổ phần hoá còn bát cập, việc định giá cổ phiếu quá thấp so với thực tế, một số các công Tổng công ty niêm yết trả cổ tức quá cao không chú trọng đến việc tích luỹ, tái đầu tư mở rộng sản suất, đã làm cho các nhà đầu tư đổ sô vào mua cổ phiếu với kỳ vọng nhận được cổ tức cao mà bất chấp những nguy cơ tiềm ẩn phía trước.
Hoạt động giao dịch trên thị trường trái phiếu: Tính đến tháng 4/2001 khối lưọng trái phiếu giao dịch tăng thêm 107.600 trái phiếu đạt 107.990 nâng giá trị giao dịch lên 10, 818 tỷ đồng chiếm 3,2% tổng giá trị giao dịch. Vào phiên thứ 105 giá trị trái phiếu khoảng 5, 2 tỷ đồng và vào phiên thứ 115 với giá trị 1 tỷ đồng.
Nhận xét: trong thời kỳ này tình hình biến động chứng khoán (cổ phiếu) khá sâu sắc tăng cả về giá cả và số lượng cổ phiếu giao dịch. Điểm nổi bật trong thời kỳ này là giá của hầu hết các loại cổ phiếu tăng rất nhanh mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do yếu tố tâm lý và tình trạng cung chứng khoán nhỏ hơn cầu chứng khoán. Trong khi đó giá trái phiếu lại không có xu hướng biến động tốt mà giậm chân tại chỗ. Tuy nhiên tổng khối lượng trái phiếu giao dịch trên thị trường có tăng nhưng mức tăng còn quá thấp do trái phiếu Chính phủ chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư.
Từ ngày 28/04/2000 - 28/07/2001.
Hàng hoá trên thị trường: tính đến ngày 28/07/2001 Thị trường Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thêm được 38 phiên giao dịch so với thời kỳ trước nâng tổng số phiên giao dịch lên 151 phiên với 14, 2 triệu cổ phiếu và trên 500 trái phiếu đạt tổng giá trị giao dịch là 727 tỷ đồng. Đến thời điểm này có 5 loại trái phiếu chính phủ và hai loại trái phiếu công ty được niêm yết và giao dịch trên thị trường. Đã thực hiện được 8 phiên đấu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0698.doc