Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Mục lục Trang lời mở đầu Ngày nay người ta có hàng trăm cách đầu tư để tìm lợi nhuận cao nhất từ những số vốn nhỏ nhất. Tương ứng, có hàng trăm cách huy động vốn cho đầu tư phát triển. Phần lớn những cách đầu tư và tạo vốn đơn giản và có hiệu quả nhất được thực hiện thông qua thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính đặc trưng của cơ chế thị trường. Chỉ có nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thì mới có thị trường chứng khoán (TTCK) đúng nghĩa. Và ngược lại, một

doc46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả cũng đủ nói lên đó là một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Để tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá thành công, tăng trưởng kinh tế bền vững, khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực nước ta cần phải có nguồn vốn lớn. Mà để có nguồn vốn lớn thì cần phát triển thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam gặp không ít khó khăn cho nền kinh tế (và nếu không cẩn thận thì chính nó lại có thể trở thành vật cản cho nền kinh tế). Với mong muốn tìm hiểu TTCK nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng nhằm đóng góp một phần sức lực vào công cuộc đổi mới đất nước em chọn đề tài "Thị trường chứng khoán, giải pháp và định hướng nhằm phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam". Song do trình độ còn hạn chế nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự lưu ý đóng góp ý kiến bổ sung của thầy để đề tài được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! Phần I: đại cương về thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán.Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Như chúng ta đã biết thị trường được hiểu là nơi tổ chức mua bán, trao đổi, chuyển nhượng các sản phẩm hàng hoá. Thị trường là một cơ chế độc lập tự hoạt động, tự điều tiết. Để hiểu được TTCK thì chúng ta cần biết lịch sử hình thành và phát triển của nó như thế nào ? 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Ngay từ thời trung cổ, ở một số nước phương Tây đã xuất hiện những hình thức sơ khai của TTCK. ở những thành phố có vị trí địa lí thuận lợi, các lái buôn và các thương gia đã tụ họp trong các phiên chợ để thương lượng trao dổi hàng hoá. Điều đặc biệt là các cuộc thương lượng này chỉ có trao đổi miệng với nhau, chứ không cần giấy tờ cũng như không cần có hàng hoá hay mẫu mã trước mặt. Dĩ nhiên, ban đầu đó chỉ là những cá nhân riêng lẻ thoả hiệp với nhau và cùng xac định một địa điểm để thương lượng. Sau đó hoạt động buôn bán này ngày càng mở rộng và có sự tham gia của nhiều cặp cá nhân và hình thành một địa điểm gọi là chợ hàng hoá.Về sau cái chợ đó trở thành một thị trường hoạt động với các quy tắc và chuẩn ước lúc bấy giờ nhằm đảm bảo cho quá trình buôn bán, trao đổi hàng hoá và các thoả hiệp nhận nợ, kì hạn nợ. Đây chính là khởi điểm của quá trình hình thành TTCK. Phiên họp đầu tiên của TTCK diễn ra vào năm 1453, tại một quảng trường gần ngôi nhà của một nhà buôn môi giới mang tên Vander Burse tại thành phố Bruges của nước Bỉ. Tại đây, các thương gia từ nhiều nước, trong đó phần lớn là người Italia thường gặp gỡ và mua các kì phiếu nước ngoài và trao đổi các thông tin về kinh doanh. Biểu tượng của dòng họ nhà môi giới này bằng ba cái túi gia treo trên nóc của ngôi nhà này. Chữ la tinh Bursa có nghĩa là cái ví tiền, tiếng pháp gọi là Bourse, từ đó chữ Bourse được dùng để chỉ nơi buôn bán chứng khoán. Tuy nhiên, đến năm 1547, thị trấn Bruges mất đi sự phồn vinh bởi vì eo biển Evin, cửa biển nơi các tàu thuyền vào buôn bán ở thị trấn này đã bị cát biển lấp mất. Lần đầu tiên vào năm 1531 ở Anvers một thành phố cổ của Bỉ đã triển khai các nghiệp vụ về chứng khoán (mua bán các khoản nợ của Chính phủ Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha,Tây Ban Nha và Pháp). Thị trường này khá phát triển, nên vào giữa thế kỷ XVI, nhà kinh tế học và nhà tài chính học người Anh Thomas Gresham (1519-1579 dưới thời Elisabeth I) đã đến tận nơi quan sát để về thiết lập một TTCK ở Luân Đôn, mà ngày nay được gọi là sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn. Khi Tây Ban Nha xâm chiếm Anvers thì các vua chúa Tây Ban Nha và Pháp chấm dứt trả nợ, TTCK Anvers dần dần suy sụp vào cuối thế kỉ XVI. Theo hình mẫu của TTCK Anvers, người ta đã thành lập TTCK tại các thành phố Lion (pháp -1545), Luân Đôn (Anh-1566)…,và Amxecđam có vai trò chủ yếu trong giao lưu thương mại quốc tế của châu Âu về các mặt hàng ngũ cốc như ớt, hồ tiêu, cà phê…, vì Hà Lan hồi đó là một quốc gia có nền công nghiệp và thương mại chiếm địa vị thống trị ở châu Âu. Tại đây bước đầu đã hình thành việc định giá chứng khoán, không chỉ cho công trái, mà có cả cổ phần của các hãng thương nhân có nguồn gốc xuất phát từ Hà Lan, Anh, Tây ấn, v.v.. Vào thế kỷ XVIII TTCK Amstecdam có tới 44 loại chứng khoán được giao dịch bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu. Ngày nay TTCK Amstecdam vẫn giữ được tính chất của một TTCK tổng hợp, bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối trong khi ở các nước khác như Anh và Mỹ các thị trường vốn đã được tách khỏi thị trường hàng hoá. ở Anh, sở giao dịch vốn xuất hiện vào năm 1773. ở Mỹ TTCK được hình thành vào năm 1792, trên cơ sở thoả thuận của một số nhà môi giới chứng khoán giới gốc cây ngô đồng ở góc phố U- ôn trên con đường dẫn ra bãi tha ma. Đó là tiền thân của sở giao dịch chứng khoán NiuYoóc ngày nay. ở PaRi, Béc lin và Viên, TTCK đã xuất hiện vào thế kỷ XVIII. Nhìn chung TTCK phát triển khá mạnh vào nửa cuối thế kỷ XIX trong mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của nội thương và ngọai thương trên cơ sở sử dụng các phương tiện hiện đại về giao thông, thông tin liên lạc giữa các sở giao dịch hàng hoá. Từ thế kỷ XX, TTCK Niu Yoóc chiếm vai trò quan trọng nhất. Năm 1990, doanh số hoạt động của các chứng khoán ở đây lên tới 397.7 tỷ USD. Quy mô lớn thứ hai là TTCK Tokyo: 300 tỷ USD, tiếp theo là các TTCK Luân đôn, Pa ri, Frăngphuốc,… Lịch sử phát triển các TTCK trên thế giới đã trải qua những thời kỳ biến động khác nhau, lúc thăng, lúc trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến năm 1929, cuộc tổng khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho các TTCK NiuYoóc, TTCK tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản lâm vào khủng hoảng mất lòng tin. Đây có thể xem là "ngày đen tối đầu tiên" trong lĩnh vực phát triển của TTCK. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các TTCK được phục hồi và phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa làm cho các TTCK chao đảo, và hậu quả của nó không kém gì cuộc khủng hoảng năm 1929, và được xem là "ngày đen tối thứ hai" của TTCK. Sau đó, TTCK lại tiếp tục được phục hồi và phát triến, và cho đến thời gian gần đây, vào cuối năm 1997, đầu năm 1998, với cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á, đã làm cho các TTCK các nước trong khu vực khủng hoảng trầm trọng, phải đóng cửa nhiều ngày và tác động mạnh mẽ đến các TTCK hùng mạnh trong và ngoài khu vực như NiuYoóc, Nhật bản …, và hậu quả đến nay vẫn chưa khắc phục hết. Trải qua các cuộc khủng hoảng, cuối cùng TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay, TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp châu Âu, Mỹ và các nứơc có nền kinh tế mới phát triển ở các châu lục trên thế giới, ngày càng chứng tỏ vai trò to lớn trong việc huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế. Một số quốc gia vừa mới thoát khỏi chế độ thuộc địa và hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước cũng đã thành lập các sở giao dịch chứng khoán, và bước đầu phát huy tác dụng trong việc huy động nguồn vốn trong nước và nước ngoài, nhằm thực hiện công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. 2. chứng khoán- hàng hoá của tTCK 2.1. Khái niệm Trong hệ thống thị trường, mỗi loại thị trường có một loại đối tượng giao dịch riêng của nó. Trên thị trường chứng khoán đối tượng giao dịch chính của nó là chứng khoán. Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá. Tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người sở hữu chúng bỏ ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kì hạn. Hay nói cách khác, là các loại công cụ tài chính dài hạn, bao gồm các loại cổ phiếu và trái phiếu. 2.2. Phân loại chứng khoán Tuỳ thuộc vào tiêu thức mà lựa chọn, sẽ có một cách phân loại chứng khoán tưong ứng, chẳng hạn như: Chứng khoán có hai loại: - Chứng khoán vô danh ( Bearer securities): Là loại chứng khoán không ghi rõ họ tên sở hữu chủ. Việc chuyển nhượng loại này rất đơn giản, dễ dàng, không cần phải có thủ tục pháp lý rườm rà ( trao tay). - Chứng khoán ký danh ( Nominal/registered securities): Loại chứng khoán này có ghi rõ họ tên và chủ sở hữu.Việc chuyển nhượng chứng khoán này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành, đôi khi đòi hỏi có sự chấp nhận trước. 2.2.2. Căn cứ vào tính chất tài chính Chứng khoán có hai loại: - Chứng khoán có lợi tức ổn định ( Fixed income securities): Là loại chứng khoán có xác định tỉ lệ lãi cụ thể phải trả cho người sở hữu khi đến kỳ hạn. Thông thưòng, loại này vốn và lãi được hoàn trả khi đến hạn. Chẳng hạn như: các loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi … - Chứng khoán có lợi tức không ổn định ( variable income secu rities): Là loại chứng khoán không xác định trước tỉ lệ lãi được hưởng. Loại này tỉ lệ tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chẳng hạn như: cổ phiếu thông thường. 2.2.3. Căn cứ vào đặc điểm của chứng khoán Chia chứng khoán thành hai loại: - Chứng khoán vốn ( Equity securities): Là giấy chứng nhận sở hữu vốn vào công ty cổ phần, tức là các loại cổ phiếu. - Chứng khoán nợ (Debt securities): Là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn, tức là nói đến các loại trái phiếu. - Chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu hai loại chứng khoán này. 2.2.3.1. Cổ phiếu (Stock/share) . Khái niệm cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một doanh nghiệp cổ phần. Hay nói cách khác, cổ phiếu là giấy chứng nhận việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần. Cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phần là phần vốn đóng góp để cùng làm sở hữu chủ công ty Loại cổ phiếu ra đời đầu tiên là loại cổ phiếu có ghi tên người sở hữu, được gọi là cổ phiếu ký danh. Hình thức này có nhược điểm là khi muốn chuyển nhượng cho người khác phải được hội đồng quản trị cho phép. Điều đó đã làm trở ngại cho việc lưu thông cổ phiếu trên TTCK. Đến thế kỷ thứ XVIII cổ phiếu vô danh ra đời và sang thế kỷ XIX cổ phiếu vô danh gần như hoàn toàn thay thế cho cổ phiếu ký danh. Cổ phiếu có những đặc đểm sau: - Cổ phiếu là giấy chứng nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần. - Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó. - Cổ phiếu có thể được phát hành lúc vận động thành lập công ty hoặc lúc công ty cần gọi thêm vốn để mở rộng, hiện đại hoá sản xuất. - Người mua cổ phiếu được quyền nhận lợi tức cổ phiếu ( hay còn gọi là cổ tức- dividend ) hàng năm có thể cố định hay biến động tuỳ theo loại cổ phiếu phát hành. - Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự lỗ lãi phá sản của công ty và được quyền đầu phiếu cũng như biểu quyết các vấn đề mà công ty gặp phải ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. - Người mua cổ phiếu được quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu cho người khác. - Người mua cổ phiếu có quyền tham gia kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng. - Người mua cổ phiếu còn có quyền chia phần tài sản còn lại khi công ty giải tán. * Các loại cổ phiếu Cổ phiếu được chia làm hai loại: Cổ phiếu thường (common stocks): Đây là loại cổ phiếu có đặc điểm là lợi tức của nó phụ thuộc vào mức lợi nhuận thu được của công ty, tức là công ty không có định mức số lãi sẽ được chia vào cuối niên độ quyết toán. Người mua cổ phiếu thường coi như chấp nhận rủi ro,"lời ăn lỗ chịu". Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền lợi sở hữu của cổ đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều thì quyền lợi sở hữu của anh ta trong công ty càng lớn. Mỗi công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu thường khác nhau, chẳng hạn:cổ phiếu thường loại A và loại B. Hai loại cổ phiếu thuờng này có một số điểm khác nhau: - Một loại cổ phiếu có thể có quyền bỏ phiếu bầu ra hội đồng quản trị, trong khi đó loại kia lại không có quyền đó. - Hoặc khi công ty trả cổ tức cho các cổ đông, một loại có thể nhận được lớn hơn loại kia. - Ngoài ra, nếu công ty được thanh lý khi giải thể thì một loại có thể nhận được tài sản nhiều hơn loại kia. Hầu hết các công ty cổ phần đều ấn định mệnh giá cho mỗi cổ phiếu thường. Mệnh giá này được in trên tờ cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu không liên quan trực tiếp đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Mệnh gía thể hiện tầm quan trọng nhất của nó vào thời điểm cổ phần lần đầu tiên được phát hành. Tuy nhiên, một công ty cổ phần cũng có thể phát hành cổ phiếu không có mệnh giá, chẳng hạn như cấc cổ phiếu đặc biệt giành cho các sáng lập viên của công ty. Cổ phiếu này có đặc điểm là nó chỉ được hưởng lợi sau khi tiền lời thuần tuý đã chia cho các cổ đông. Cổ phiếu ưu đãi ( preferred stocks). Hay còn gọi là cổ phiếu đặc quyền là loại cổ phiếu được hưỏng quyền ưu tiên: - Được hưỏng một mức lãi cổ phần riêng biệt có tính cố định hàng năm. Thông thường cổ tức này được in trên cổ phiếu. - Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước loại cổ phiếu thường. - Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi phá sản trước loại cổ phiếu thường. Tuy nhiên, không giống với cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi thường không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty. Như vậy do các cổ đông ưu đãi không được quyền đầu phiếu và quyền hưởng lợi tức cổ phần bị giới hạn theo một số lượng nhất định. Chính vì thế, ngưòi ta nói rằng cổ đông ưu đãi chỉ có quyền sở hữu hữu hạn trong công ty. Xuất phát từ những lý do trên nên giá cổ phiếu ưu đãi trên TTCK thường không giao động lên hoặc xuống nhiều như giá cổ phiếu thường. Việc ấn định cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi có hai cách: Cổ phiếu ưu đãi trả theo giá trị tuyệt đối và cổ phiếu ưu đãi trả theo tỷ lệ phần trăm (percent preferred ) Giống như cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá ở đây, mệnh giá cũng không có mỗi liên quan trực tiếp đến giá thị trường. Nếu một cổ phiếu ưu đãi có mệnh giá, thì cổ tức có thể được tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm trên mệnh giá. Tuy nhiên, nếu cổ phiếu ưu đãi không có mệnh giá, thì cổ tức sẽ được công bố tính theo giá trị tuyệt đối. Thông thường một công ty cổ phần chỉ phát hành một loại cổ phiếu thường, nhưng công ty có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi có các loại sau: - Cổ phiếu ưu đãi không gộp lãi ( non cumulativepreferred stocks) là loại cổ phiếu được hưỏng một khoản lãi cổ phần ưu đãi có định. Đôi khi có năm công ty làm ăn không thành công, công ty không có tiền để trả các khoản lãi cổ phần ưu đãi này. Nếu đã thoả thuận trứơc, công ty bỏ luôn không tính tới khoản này. - Cổ phiếu ưu đãi có lãi cổ phần gộp hay tích luỹ (comulative prefered Stocks) có nghĩa là nếu một năm nào đó, công ty không có lãi để trả lãi cổ phần, thì số lãi nợ lại đó sẽ được ghi cho năm tới và sẽ đựoc trả gộp luôn cùng với lãi năm tới hay sẽ được trả vào một năm nào mà công ty có đủ tiền để trả. Nếu công ty cứ tiếp tục nợ lãi cổ phần từ năm này sang năm khác, công ty sẽ phải giành tiền lãi khi có được để trả cho những khoản này trước hết khi trả xong mới dùng số lãi còn lại chia cho cổ phần thông thường. Nhiều công ty thua lỗ phải trả loại lãi cổ phần ưu đãi tính gộp này vựơt quá con số trị giá cổ phần. Khi gánh nặng vượt mức chịu đựng, công ty có thể thương lượng với các cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu ưu đãi này để được trả dần nhiều đợt. - Loại cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần (participating prifered Stocks). Để thu hút các nhà đầu tư, đôi khi một công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần. Đây là loại cổ phiếu ưu đãi mà người chủ sở hữu nó ngoài việc được nhận cổ tức đã công bố và còn nhận thêm các khoản cổ tức đặc biệt nếu cổ tức của cổ phiếu thường vượt quá một số lượng tiền xác định. - Loại cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phần (non participating prefered stocks) là loại chỉ hưởng lãi cổ phần ưu đãi mà thôi, ngoài ra không được hưởng thêm phần lợi nào vào những năm công ty làm ăn phát đạt vựơt bậc. - Loại cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi được (convertible prefered stocks). Rất được các cổ đông ưa chuộng từ thập niên 1950 trở đi. Loại cổ phiếu này bao gồm một điều khoản cho phép người chủ sở hữu chuyển đổi nó thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thông thường. Giá cả của loại cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi được dao động nhiều hơn cá cổ phiếu ưu đãi khác vì nó luôn gắn với cổ phiếu thông thường. Nếu công ty thành đạt giá trị cổ phiếu thông thuờng gia tăng trên thị trường thì giá cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi được cũng gia tăng tương ứng vì chúng có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu thông thường và ngược lại. - Loại cổ phiếu ưu đãi có thể bồi hoàn được (redeemable prefered stocks) là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi phát hành có ghi kèm điều khoản rằng công ty có thể bồi hoàn trong số tiền mua để chuộc lại cộng thêm một khoản chi thương nhất định giành cho người sở hữu. Thường một công ty sử dụng quyền bồi hoàn này để thu hồi các cổ phiếu ưu đãi được hưởng suất lãi cổ phần cao, để thay thế bằng những cổ phiếu có suất lãi cổ phần thấp hơn nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty. 2.2.3.2. Trái phiếu (Bond) Trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ, trong đó người vay (borrower) phát hành một chứng chỉ thường là với một lãi suất xác định, đảm bảo thanh toán vào một thời hạn xác định trong tương lai. Trái phiếu được phát hành ở các thị trường vốn khác nhau bởi các tổ chức công cộng: như các tổ chức đa quốc gia, các chính phủ của một nước hay chính quyền địa phương và các công ty. Điều phân biệt trái phiếu với các hình thức vay nợ khác là chúng có khả năng trao đổi (negotiable). Thông thường đối với một khoản tiền cho vay, người cho vay (lender) phải ghi vào sổ sách của mình và lưu giữ cho đến khi nào khoản nợ đó được thanh toán, vì thế có mỗi quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Đối với trái phiếu, thì không nhất thiết người cho vay (người đầu tư) phải giữ lại nó cho đến khi đến kỳ hạn thanh toán, anh ta có thể bán lại cho người khác hay tổ chức khác nếu có một thị trường thứ cấp hữu hiệu. Điều này cho phép việc mua bán thực hiện đối với những trái phiếu phát hành trước đó ít lâu. Người mua trái phiếu ban đâu có thể bán nó đi chứ không nhất thiết phải giữ lại cho đến kỳ hạn thanh toán. Bằng cách này trái phiếu tạo điều kiện vay dài hạn cho người phát hành trong khi người cho vay vẫn có thể thu hồi vốn vào bất cứ lúc nào anh ta muốn với điều kiện là có sự tồn tại và hoạt động của thị trường thứ cấp. * Các loại trái phiếu: Trái phiếu công ty (corporate bonds) Hay còn gọi là trái khoản công ty, bởi vì "khoán" là vật làm chứng nên đồng nghĩa với "phiếu". Còn "trái" là "món nợ". Như vậy, trái phiếu công ty hay trái khoán công ty là một giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn do các công ty phát hành và đến thời hạn công ty phát hành trái phiếu phải hoàn trả cả vốn lẫn lợi tức cho người mua nó. Trái phiếu công ty có những đặcđiểm sau: - Trái phiếu có thời gian đáo hạn. Khi đến thời điểm đáo hạn người sở hữu chủ trái phiếu được hoàn trái. - Trái phiếu có lợi tức cố định, tiền lãi phải trả cho chủ trái phiếu không tuỳ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty. - Chủ trái phiếu thường không có quyền đầu phiếu. Tuy nhiên, nếu là trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu thường dưới một điều kiện nào đó, chủ trái phiếu có thể giữ vai trò của ngưòi cổ đông thay vì là người chủ nợ. - Trái phiếu đem lại cho chủ sở hữu quyền ưu tiên về phân chia lợi nhuận cũng như quyền phân chia tài sản khi giải thể công ty. - Tự do chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu cho người khác. Các loại trái phiếu công ty: - Trái phiếu không bảo đảm (Unsecured bonds) là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty khi phát hành. Công ty không đem bất động sản hay tài sản công ty ra làm vật bảo đảm cho trái phiếu. Vì thế loại này chỉ do các công ty lớn, có nhiều danh tiếng phát hành. - Trái phiếu có bảo đảm (secured bonds) là loại trái phiếu khi công ty phát hành có đem tài sản thuộc sở hữu của mình ra làm đối tượng thế chấp, vật bảo đảm cho trái phiếu. - Trái phiếu chuyển đổi (convertible bonds). Là loại trái phiếu mà người chủ sở hữu đặc quyền được chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng nhất định những cổ phiếu thông thường. Điều khoản chuyển đổi được làm tăng cơ hội kiếm lời cho người mua trái phiếu, nếu giá cả cổ phiếu gia tăng trên thị trường. Những nhà đầu tư sành sỏi biết rằng dù có khả năng hưởng lợi thêm nhờ cổ phiếu tăng giá, song tính chất bảo đảm an toàn của loại trái phiếu này không cao. - Trái phiếu thu nhập (income bond) hay trái phiếu điều chỉnh (justent bonds) là loại chứng khoán lai tạp. Nó có chút gì đó giống như một cổ phiếu ưu đãi không tính lãi cổ phần gộp (non comulative prerferred stock). Vì điều khoản ghi trên trái phiếu quy định rằng khoản tiền trả lãi cho trái phiếu chỉ được cho trả nếu công ty có lãi. - Trái phiếu có thể thu hồi (callable bond) là loại trái phiếu mà trong đó công ty quy định một điều khoản là cho phép công ty mua lại trái phiếu trước khi đến hạn. Thông thường công ty chấp nhận trả cho người có trái phiếu theo giá gia tăng (tức là, lớn hơn mệnh giá của trái phiếu) khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó. Trái phiếu dài hạn kho bạc (Treasury bonds). Là phiếu nợ dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do khi bạc phát hành khi huy dộng vốn để bổ sung quỹ ngân sách, loại này sẽ được lưu thông trên TTCK. Nhưng nói chung, loại tín phiếu dài hạn ít được phát hành, kho bạc chủ yếu phát hành các loại tín phiếu ngắn hạn (dưới 1 năm ) được lưu thông trên thị trường tièn tệ. Trái phiếu đô thị (Municipal bonds) Đây là những loại phiếu nợ dài hạn do chính phủ Trung ương hay chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn tài trợ cho các dự án đầu tưhạ tàng như xây dựng trường học,tu bổ, phát triển xa lộ, cầu cảng phi trường,… kỳ hạn trái phiếu này từ 20 năm đến 30 năm. Các trái phiếu này thường được các ngân hàng mua khi được phát hành, sau đó các ngân hàng tổ chức bán lại trên TTCK thứ cấp cho các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính, những người có tài sản lớn, thu nhập cao. Công trái nhà nước ( State bonds). Đây là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, thời hạn từ 10 năm trở lên được phát hành từng đợt. Loại này do nhà nước phát hành để bù đắp sự thiếu hụt ngân sách. Loại tích sản tài chính này, ở các nước phát triển là loại ưa chuộng nhất vì hầu như không có rủi ro. Mặt khác tuy lãi suất tương đói thấp nhưng số lãi này không phải chịu thuế. Các định chế như ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, xí nghiệp lớn và cá nhân đều thích tham gia mua bán loại công cụ nợ này trên TTCK. Trái phiếu cầm cố (Mortgage bonds). Là giây ghi nợ có đẩm bảo bằng tài sản cầm cố (bất động sản ). Trái phiếu cầm số còn được gọi là khế ước vay nợ. Lãi suất của trái phiếu cầm cố được ấn dịnh cố định trong một kỳ hạn của phiếu cầm cố, còn việc thanh toán vốn được trả dần hàng năm. Như vậy, mỗi phân kỳ thanh toán (thường là sau mỗi năm ) bao gồm cả việc trả một phần vốn và lãi hàng năm. Khi đáo hạn, khoản vay được trả hết và tài sản được giải chấp hoàn toàn. Tại Mỹ, thị trường mua bán phiếu cầm cố là thị trường vốn lớn nhất, vào năm 1985, có đến hai ngàn tỷ đô la, phiếu cầm cố được lưu hành trên thị trường.Trước đây, cá nhân là người đi vay chính, sau này các ngân hàng, các qũy tiết kiệm, công ty bảo hiểm đều tham gia vào nghiệp vụ này. Tài sản mang cầm cố là cơ sở xí nghiệp, nhà xưởng, nhà cửa, các nông trại… 2.3 . Các công cụ có nguồn gốc chứng khoán: 2.3.1. Các hợp đồng tương lai (Futures contracts -Futures) Hợp đồng tương lai (thường viết là Futures) là hợp đồng mà trong đó một người bán cam kết giao một số hàng hoá nào đó hay chứng khoán và người mua sẽ trả tiền khi nhận hàng hoá đó hay chứng khoán, với môt giá nhất địng, tại một ngày nhất định trong tương lai được xác định trước ở hiện tại tại thời điểm ký kết hợp đồng. Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, cả hai bên đều được yêu cầu ký quỹ vào lùc ký hợp đồng. Các điều khoản và điều kiện của hợp đồng tương lai thống nhất: số lượng chất lượng phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác; tất cả được xác định trước và được quy định trước theo các nguyên tắc giao dịch. Tiếp đó, nếu một hợp đồng được thoả thuận, người mua và người bán cần phải quyết định tháng giao hàng, số liệu trên hợp đồng và giá cả. Gía cả được thoả thuận giữa người mua và người bán, bằng đáu giá công khai trong phong giao dịch của sở giao dịch các hợp đồng tương lai có tổ chức. Các hợp đồng tương lai có thể được thực hiện thông qua giao hàng (delivery) hoặc bù đắp (offset). Thực hiện bằng giao hàng có nghĩa là bạn phải hoặc là nhận hoặc là giao hàng theo như hợp đồng đá ký kết. Tuy nhiên, thực ra số các hợp đồng tương lai được thực hiện bằng giao hàng rất ít, còn hầu hết chúng được bù đắp (hay được thanh lý - liquidated) trước tháng giao hàng. Cho đến nhưng việc giao hàng không nhất thiết phải thực hiện. Các thành viên tham gia thị thường này không phải giao hoặc nhận hàng trừ khi họ có khả năng hoặc mong muốn thực hiện điều đó. Người chủ một hợp đồng, dù là người mua hay người bán có quyền lựa chọn việc bù đắp (offsetting) hợp đồng. Việc bù đắp hợp đồng được thực hiện rất nhanh chóng bằng cách đơn giản là bán hay một hợp đồng có cùng số lượng trong cùng tháng giao hàng đó. Ví dụ: Một nhà đầu tư đã mua một hợp đồng tương lai 100 cổ phiếu A, có thể bù đắp hợp đồng này bằng bán một hợp đồng khác vào cùng tháng giao hàng. Tương tự, một người đã bán một hợp đồng có thể bù đắp hợp đồng đó một cách đơn giản bằng cách mua một hợp đồng khác có cùng số lượng và tháng giao hàng. Nói khác đi, một trạng thái này có thể bù đắp trạng thái kia và chênh lệch giữa giá của hai giao dịch thể hiện khoản lợi nhuận của nhà đầu tư. Một đều đáng kinh ngạc là nhà đầu tư có thể bù đắp một trạng thái giao dịch mà không cần xét đến các bên đối tác trước đó liên quan đến hợp đồng,bởi vì vào cuối mỗi ngày giao dịch, công ty thanh toán bù trừ đóng vai trò là một đối tác có trách nhiệm đối với tất cả các giao dịch, của các thành viên của nó. Trách nhiệm thuộc về phía công ty thanh toán bù trừ này tạo điêù kiện cho các thành viên của nó được tự do mua và bán các hợp đồng mà không cần xem xét các khía cạnh pháp lý thường liên quan đến việc "phá vỡ" (beaking) một hợp đồng. 2.3.2. Các quyền chọn (option) Quyền chọn là một kiểu hợp đồng giữa hai bên mà trong đó một bên cho bên kia hoặc bán một loại hàng hoá cụ thể hoặc một loại chứng khoán nào đó, với một gia nhất định trong một thời hạn nhất định. Quyền hạn này sẽ hết giá trị vào ngày kết thúc thời hạn của nó. Người mua quyền được mua hoặc được bán phải trả cho người kia một khoản tiền được gọi là tiền cược (premium) hay giá trị quyền chọn. Quyền chọn có hai loại: - Quyền chọn mua (call option ): là một kiểu hợp đồng giữa hai bên mà trong đó một bên cho bên kia được quyền mua một loại hàng hoá cụ thể hoặc một loại chứng khoán nào đó, với một giá xác định, tại một thời hạn nhất định. Người mua quyền chọn mua phải trả cho người bán nó một khoản tiền được gọi là quyền cược thuận (premium the call) hay trị giá quyền chọn mua. - Quyền chọn bán (put option): là một kiểu hợp đồng giữa hai bên mà trong đó một bên cho bên kia được quyền bán một loại hàng hoá cụ thể hoặc một loại chứng khoán nào đó, với một giá xác định trong một thời hạn nhất định. Người mua quyền chọn bán phải trả cho người bán nó một khoản tiền được gọi là quyền cược nghịch (premium for the put) hay trị gía quyền chọn bán. Một bản hợp đồng về quyền chọn mua hay bán phải có các mục sau: - Tên công ty có cổ phiếu được mua bán theo hợp đồng. - Số lượng cổ phiếu. Giá thoả thuận mua hay bán, gọi là giá thực hiện (exercise price hay striking price). Ngày quyền mua hay bán hết hiệu lực, gọi là ngày hết hạn (expiration date). Việc thực hiện hợp có hai cách: - Cách thứ nhất, gọi là hợp đồng được chọn kiểu Mỹ (American option), hợp đồng có thể thực hiện lúc nào trong hạn định. - Cách thứ hai, gọi là hợp đồng chọn kiểu châu Âu (european option), hợp đồng chỉ được thực hiện vào cuối hạn định. Các giao dịch hợp đồng về quyền chọn mua hoặc bán, xét cho cùng chính nó là trò chơi mang tính "cờ bạc " trong TTCK. Nhưng ở đây là "trò cờ bạ" có tính toán và nhận định chứ không phải hoàn toàn do may rủi. Các giao dịch này trong TTCK phát triển rất tấp nập. Người ta có thể làm giàu trong phút chốc hoặc bị phá sản trong giây lát cũng chủ yếu xuất phát tù giao dịch này. ở Mỹ, người ta thành lập một thị trường chuyên giao dịch về quyền lựa chọn, gọi là "sở giao dịch các hợp đồng lựa chọn Chicagô" (Chicago board ption exchange -cboe). Tuy nhiên, tại sở giao dịch chứng khoán New York (New York stock Exchange-NYSE), cả giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock exchange-Amex)… vẫn có các loại giao dịch về quyền lựa chọn. 2.3.3. Chứng quyền (rights) và chứng khế (warrants). Một công ty cổ phần có thể tăng thêm vốn bằng việc phát hành các chứng quyền và chứng khế cho các cổ đông hiện hữu. Chứng quyền và chứng khế giống nhau ở chỗ cả hai đều cho phép người sở hữu chúng được đặt mua các cổ phiếu mới.Còn điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là các chứng quyền thường ngắn hạn, nhưng các chứng khế có kỳ hạn lâu hơn nhiều. Dovậy, một công ty có thể phát hành nhiều loại chứng khế cùng một thời điểm, nhưng mỗi thời điểm chỉ phát hành một loại chứng quyền. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu hai loại này. Chứng quyền (rights) Chứng quyền (rights) hay còn gọi là quyền tiên mãi hoặc quyền đặt mua (quyền dự tính ) là một quyền ưu đãi mà công ty cổ phần cho các cổ đông được hưởng để mua cổ phiếu mà họ đang sở hữu. Thông thường, các cổ đông có chứng quyền, được quyền "mua" hoặc "đặt mua" (subscription), với giá thấp hơn giá hiện hành của cổ phiếu. Các chứng thường có kỳ hạn ngắn. Thông thường, khi một công ty cổ phần muốn tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm một số cổ phiếu mới. Công ty sẽ trao cho những người đang sở hữu cổ phiếu của công ty một số đặc quyền hay cơ._. hội mua những cổ phiếu mới phát hành thêm tỷ lệ với số cổ phiếu mà họ đang nắm giữ. Ví dụ ; một công ty cổ phần A cho các cổ đông của nó quyền mua thêm một cổ phiếu mới ứng với 10 cổ phiếu cũ mà họ đang nắm giữ. Mỗi cổ đông được hưởng ưu đãi này sẽ được nhận một tờ chứng quyền thể hiện chính xác số lượng các trái quyền mà nó được hưởng. Các trái quyền sẽ được thực hiện (đôỉ lấy cổ phiếu ) trong một thời hạn xác định theo một giá ấn định. Nếu một cổ đông muốn thực hiện trái quyền của mình, anh ta điền vào tờ giấy chứng quyền và gửi đến công ty. Anh ta cũng có thể gửi séc hoặc ngân phiếu theo giá trị của những cổ phiếu mà anh ta muốn mua thêm. Ngược lại, nếu anh ta không muốn thực hiện trái quyền của mình, trên TTCK theo giá thị trường hiện hành. Nói chung, dù theo cách nào thì cổ đông cũng phải thực hiện theo thời hạn được ghi trên chứng quyền. Sau ngày đó, chứng quyền không còn giá trị, tức là nó không thể được thực hiện hoặc đem bán. Chứng khế (Warrants) Chứng khế còn gọi là quyền dự tính ưu tiên mua cổ phiếu mới hay bảo chứng phiếu. Một chứng khế thường được phát hành gắn liền với một loại chứng khoán khác, cho phép người sở hữu nó đựoc quyền mua cổ phiếu thường (hoặc chuyển đổi chứng khoán đó sang cổ phiếu thường) theo một giá định cược gọi là giá đặt mua (subscription price) trong một thời hạn nhất định. Giáđịnh trước trên chứng khế cao hơn giá thị trường hiện hành của cổ phiếu thường và chứng khế có kỳ hạn dài hơn chứng quyền (rights), khoảng một vài năm. Ví dụ: Một công ty cổ phần B có cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường với giá 100.000đ mỗi cổ phiếu vào ngày1-5-1996, tại thời điểm này công ty phát hành chứng khế cho phép người sở hữu nó được quyền mua cổ phiếu thường của công ty với giá 200.000đ mỗi cổ phiếu vào bất kỳ vào năm 1997 mà còn có thể được buôn bán trên giá đó, thì chứng khế sẽ rất hấp dẫn. Các chứng khế thường được phát hành cùng với các trái phiếu hoặc các cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu với những chứng khoán này tại sở giao dịch chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn. Do các trái phiếu được hưởng lãi cố định và các cổ phiếu ưu đãi được hưởng các tỉ lệ cổ tức theo qui định, cả hai khoản này được thanh toán trước khi các cổ đông thường được nhận cổ tức của họ, nên việc phát hành các chứng khế có thể cho phép các công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu với tỷ lệ thanh toán giảm, nhờ đó tiết kiệm chi phí cho công ty. Do các chứng khế có kỳ hạn dài nên một công ty có thể có một vài loại chứng khế lưu hành vào cùng một thời điểm. Các chứng khế và các cổ phiếu ưu đãi, hay trái phiếu thường được kết hợp tung ra thị trường như là thành phần của một đơn vị chứng khoán (Unit), đơn vị này gồm từ hai loại phát hành trở lên. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng khế. Giả sử công ty phát hành một đơn vị gồm một trái phiếu một nghìn đô la cùng với một chứng khế được mua 10 cổ phiếu. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng khế được sử dụng nhằm giúp cho việc chào bán hấp dẫn hơn. Nếu công ty phát hành có chiều hướng phát triển tốt thì chứng khế sẽ càng gây hấp dẫn các nhà đầu tư. Chứng khế thường có tính chất tách rời được, nghĩa là chứng khế có thể được mua hoặc bán tách rời khỏi chứng khoán mà nó phát hành kèm theo. Nếu giá trị trừng của cổ phiếu thường cao hơn giá đặt mua của chứng khế thì chứng khế sẽ có giá trị, ngược lại chứng khế sẽ không có giá trị. Ví dụ: chứng khế có giá đặt mua cổ phiếu A là 50 USD mỗi cổ phiếu và giá thị trường hiện hành của cổ phiếu này 40 USD mỗi cổ phiếu, trong trường hợp này giá trị thực chất ( intrinsic value ) của chứng khế là không ( hay chứng khế không có giá trị ), bởi lẽ giá đặt mua cổ phiêu A cao hơn giá thị trường. Nếu giá thị trường của cổ phiếu A tăng lên 55 USD mỗi cổ phiếu thì giá trị thực chất của chứng khế sẽ là 5 USD. Nói chung, các công cụ có nguồn gốc chứng khoán đã trình bày trên đều bắt nguồn từ một vài chứng khoán cơ bản. Vì vậy, phụ thuộc vào bản chất thực sự giữa công cụ có nguồn gốc chứng khoán và chứng khoán cơ bản của nó, đúng theo lô rích ta thấy, giá cả của hai loại phải dịch chuyển cùng gần nhau. Thông thưòng giá của công cụ có nguồn gốc chứng khoán được xác định trực tiếp từ chứng khoán khởi đầu. Với các quyền chọn và chứng khế người ta đã mua quyền để thực hiện với chứng khoán nguồn gốc, theo giá cả và số lượng đã được định trước, tại một thời điểm nào đó hoặc trong một thời hạn đã được định trước. Như vậy các nhân tố ảnh hưởng đến giá của công cụ có nguồn gốc chứng khoán, đó là: - Giá của chứng khoán nguồn gốc. - Giá thực hiện. - Sự giao động của công cụ có nguồn gốc chứng khoán. - Thời gian còn lại cho đến khi đáo hạn. - Sự sẵn có của công cụ và kỹ thuật thay thế tương tự. - Các lãi suất tương đối và các chi phí để giữ công cụ có nguồn gốc chứng khoán. 3. Thị trường chứng khoán 3.1. Khái niệm Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu công ty và một số giấy tờ có khác. Như vậy thị trường chứng khoán bao gồm cả hoạt động mua bán chính thức và không chính thức, cả hoạt động mua bán chứng khoán trong sở giao dịch và ngoài sở giao dịch. Cụ thể hơn TTCK có thể được định nghĩa như là nơi tập trung các nguồn tiết kiệm để phân phối lại cho người muốn sử dụng những nguồn tiết kiệm đó theo giá mà người sử dụng sẵn sàng trả. Nói cách khác thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối nguồn đầu tư này, có thêm nhiều vốn hơn để sản xuất trong nền kinh tế vì vậy có thể làm cho nền kinh tế tăng trưởng và tạo nên sự thịnh vượng. 3.2. Bản chất của TTCK trong nền kinh tế thị trường hiện đại Sau khi nêu tổng quan lịch sử hình thành TTCK, giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu thị trường chứng khoán trong điều kiện kinh tế hiện đại ở những nước công nghiệp hàng đầu. Quá trình phát triển kinh tế xã hội đã dần làm biến đổi các khái niệm về các yếu tố của nền kinh tế, khái niệm cũ mất đi, có khái niệm mới ra đời nó giữ nguyên hình thức cũ, nhưng nội dung của nó đã bao hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian nhất định. TTCK là một trong những khái niệm theo kiểu đó. Ngày nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán và ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp. Xét về mặt hình thức các hoạt động trao đổi mua bán chuyển nhượng các chứng khoán chỉ là việc thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán; còn xét về thực chất đây chính là quá trình vận động tư bản ở hình thái tiền tệ, tức là quá trình chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các quan hệ mua bán chứng khoán, trên TTCK phản ánh sự thay đổi các chủ thể sở hữu về chứng khoán. Chủ thể tham gia TTCK với tư cách là ngưòi bỏ vốn đầu tư, anh ta là chủ sở hữu tư bản ; còn khi tham gia với tư cách là người sử dụng vốn đầu tư, anh ta thực hiện chức năng của tư bản kinh doanh. Do đó TTCK xét về mặt bản chất, không chỉ phản ánh các quan hệ trao đổi mua bán một số lượng nhất định các tư liệu sản xuất và các khoản vốn bằng tiền, mà là các quyền sở hữu về tư bản. Tư bản hiện nay được lưu thông như một loại hàng hoá thông thường có giá trị và giá trị sử dụng. Thị trường hàng hoá là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. 3.3. Cơ cấu của thị trường chứng khoán 3.3.1. Xét về phương diện pháp lý: * Thị trường chứng khoán được chia làm hai loại : Thị trường chứng khoán chính thức (Thestock exchange). Hay còn gọi là thị trường chưng khoán tập trung là thị trường hoạt động theo đúng các quy luật pháp định, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu (listed or registered securities) hay được biệt lệ. Chứng khoán đăng biểu là loại chứng khoán đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian qua các kinh kỷ và các công ty kinh kỷ tức là đã hội đủ các điều kiện đã định. Chứng khoán biệt lệ là loại được miễn giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, do chính phủ các cơ quan công quyền, thành phố, quận, huyện, thị phát hành và bảo đảm. TTCK chính thức có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt và giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự giám sát của hội đồng chứng khoán. TTCK chủ yếu được thể hiện bằng các sở giao dịch chứng khoán (Stock exchange). Thị trường chứng khoán phi chính thức (Over-the- counter market viết tắt OTC) Hay còn gọi là thị trường chứng khoán phi tập trung, là thị trường mua bán bên ngoài sở giao dịch chưng khoán, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở sở giao dịch chứng khoán. ở đây không có sự kiểm soát từ bên ngoài (hội đồng chứng khoán ), không có ngày giờ ngày thủ tục nhất định mà do sự thoả thuận giữa ngưòi mua và ngưòi bán. Các chứng khoán liên hệ ở đây thường là loại chứng khoán không đặc biệt, ít người biết đến hay ít ngưòi mua bán. 3.3.2. Xét về quá trình luân chuyển của chứng khoán: * TTCK bao gồm hai bộ phận cấu thành: Thị trường sơ cấp (primary market) Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán những chứng khoán mới phát hành lần đâù, kéo theo sự tăng thêm quy mô đầu tư vốn. Nguồn cung ứng vốn chủ yếu tại thị trường này là nguồn tiết kiệm của dân chúng cũng như của một số tổ chức phi tài chính. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Thị trường thứ cấp (secondary market) : Còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, là nơi diễn ra hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán đến tay thứ hai, tức là việc mua bán tiếp theo sau lần đầu tiên. Nói cách khác, thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành qua thị trường sơ cấp. Điểm khác nhau căn bản giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp không phải là sự khác nhau về hình thức mà là sự khác nhau về nội dung, về mục đích của từng loại thị trường. Bởi lẽ, việc phát hành cổ phiếu hay trái phiếu ở thị trường sơ cấp là nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư và tiết kiệm vào công cuộc phát triển kinh tế. Còn ở thị trường thứ cấp, dù việc giao dịch rất nhộn nhịp có hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đô la chứng khoán được mua đi bán lại, nhưng không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn, không thu hút thêm được các nguồn tài chính mới. Nó chỉ có tác dụng phân phối lại quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác, đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp gộp lại được gọi là thị trường chứng khoán. Hai thị trường này tồn tại quan hệ mật thiết với nhau được ví như hai bánh xe của một chiếc xe, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, thị trường thứ cấp động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì chẳng có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì việc hoán chuyển các chứng khoán thành tiền mặt sẽ bị khó khăn, khiến cho người đầu tư sẽ bị dè dặt khi mua chứng khoán. Do đó thị trường sơ cấp sẽ bị thu nhỏ lại, hạn chế khả năng huy động vốn trong nền kinh tế. Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghiã về mặt lý thuyết. Trong thực tế tổ chức TTCK không có sự phân biệt đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị thứ cấp.Nghĩa là, trong một TTCK vừa có dao dịch của thị trường sơ cấp vừa có giao dịch của thị trường thứ cấp.Vừa có mua bán các loại chứng khoán mới phát hành vừa có chứng khoán theo tính chất mua đi bán lại. Tuy nhiên, điểm cần chú là phải coi trọng thị trường sơ cấp, vì đây là thị trường phát hành, là hoạt động tạo vốn cho đơn vị phát hành đồng thời phải giám sát chặt chẽ thị trường thứ cấp, không để tình trạng đầu cơ lũng đoạn thị trường để đảm bảo thị trưòng chứng khoán trở thành công cụ hữu dụng của nền kinh tế. 3.3.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch * TTCK được chia làm hai loại: Thị trưòng giao ngay: (spot market) Còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày dao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp theo sau đó vài ngày theo một quy định. Thị trường thị trường tương lai (future Market): Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ nhất định ở tương lai. Ngoài những tiêu thức đã nêu trên, nếu căn cứ vào đặc điểm các loại sản phẩm lưu hành trên TTCK, TTCK được chia làm 3 loại. - Thị trường cổ phiếu. - Thị trưòng trái phiếu. - Thị trường các công cụ có nguồn gốc chứng khoán 3.4. Chức năng của TTCK 3.4.1. Huy động vốn cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán được xem như chiếc cầu vô hình nối liền người thừa vốn với người thiếu vốn để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu và qua đó để huy động vốn cho nền kinh tế, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp ổn định đời sống dân cư và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Thông qua TTCK, chính phủ và chính quyền địa phương cũng huy động vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. TTCK đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Mức độ điều hoà này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của TTCK. Chẳng hạn, những TTCK lớn như Luân Đôn, Niu Yoóc, Paris, Tokyo,… thì phạm vi ảnh hưởng của nó vượt ra ngoài khuôn khổ quốc gia vì đây là những TTCK từ lâu được xếp vào loại hoạt động có tầm cỡ quốc tế. Cho nên biến động của thị trường tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế của bản thân nước sở tại, mà còn ảnh hưởng tới TTCK nước khác. 3.4.2. Chức năng thông tin Thị trường chứng khoán bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời (cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán ), về tình hình cung- cầu thị giá của từng loại chứng khoán trên thị trường mình và trên thị trường chứng khoán hữu quan. 3.4.3. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản. Nhờ có thị trường chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi thành tiền khi họ muốn. Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả và năng động. 3.4.4. Chức năng đánh giá giá trị doanh nghiệp Thị trường chứng khoán là nơi đánh giá chính xác doanh nghiệp thông qua chỉ số chứng khoán trên thị trường. Việc kích các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới. 3.4.5. Tạo môi trường để chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô Chính phủ có thể mua bán trái phiếu chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra chính phủ có thể sử dụng các chính sách tác động vào thị trường chứng khoán nhằm định hướng đầu tư. 3.5. Những mặt tích cực và tiêu cực của TTCK 3.5.1. Những mặt tích cực Khuyến khích dân chúng tiết kiệm và sử dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư: Muốn tăng quy mô phát triển thì phải đầu tư. Đầu tư bất cứ một doanh nghiệp nào dù là khu vực. Nhà nước hay khu vực tư nhân đều có giải pháp cơ bản: Bản thân doanh nghiệp tự tích luỹ để đầu tư qua phân bổ lợi nhuận. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được ở những doanh nghiệp hiện hữu, kinh doanh có hiệu quả có lãi. Biện pháp thứ hai là huy động vốn từ bên ngoài, chủ yếu bằng hai nguồn vốn: vay tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, tín dụng và phát hành cổ phiếu trái phiếu. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi dân chúng có nguồn tiết kiệm dồi dào, và ý thức cũng như phong trào tiết kiệm trong dân chúng tốt. Có thị trường chứng khoán số vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được thu hút vào công cuộc đầu tư. Vốn đầu tư sẽ sinh lời, càng kích thích ý thức tiết kiệm trong dân chúng. Giúp Nhà nước thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội Nhà nước nào cũng có nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái trước hết phụ thuộc vào chính sách và các biện pháp can thiệp của Nhà nước. Bất cứ nhà nước nào cũng phải có ngân sách. Ngân sách càng lớn thì chương trình phát triển kinh tế xã hội càng dễ dàng thành công. Để có cho chi tiêu, Nhà nước phải thực hiện chính sách thuế. Thuế là biện pháp quan trọng nhất để tạo ra ngân sách nhà nước. Nhưng thông thường thuế không đủ cho chi tiêu, do đó có một nguồn thu khác, đó là trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương. Một hình thức nhà nước vay tiền của dân Thị trường chứng khoán là công cụ giảm áp lực lạm phát Thu hút và kiểm soát vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển. Chúng ta ai cũng có thể nhận ra rằng vốn đầu tư trong nước (dù đã huy động tối đa nguồn tiết kiệm của dân chúng) cũng chỉ có giới hạn. Do vậy phải có vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài có nhiều chính sách và biện pháp có thể thực hiện ở nước ta. Thị trường chứng khoán lưu động hoá mọi nguồn vốn trong nước. Các cổ phiếu, trái phiếu tượng trương cho một số vốn đầu tư được mua đi bán lại trên thị trường chứng khoán như một thứ hàng hoá. Người ta có vốn (có cổ phiếu, trái phiếu …) không sợ vốn của mình bị bất động tức là không sợ bị "chôn" tại nơi mà mình không thể lấy ra được khi không vừa ý. Vì khi cần, họ sẽ bán lại các cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán để mua lại cổ phiếu, trái phiếu khác. Nhờ vậy, sinh hoạt kinh tế thường sôi động. Thị trường chứng khoán là điều kiện tiền đề cho quá trình cổ phần hoá. Cổ phần hoá là quá trình chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Nó đòi hỏi phải có thị trường chứng khoán. Bởi vì thị trường chứng khoán và công ty cổ phần như hình với bóng. Chỉ có thông qua thị trường chứng khoán thì nhà nước mới có thể thực hiện cổ phần hoá đối với bất cứ loại doanh nghiệp nào, dù doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ. Vì thị trường chứng khoán là nơi tập trung đựơc toàn bộ quan hệ cung cầu về vốn, là nơi tập trung các nhà đầu tư. Do vậy, có thể nói thị trường chứng khoán là tiền đề vật chất cho quá trình cổ phần hoá. Thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng hơn Nhờ thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp mới có thể đem bán, phát hành các cổ phiếu, trái phiếu của họ. Với sự tự do lựa chọn của người mua cổ phiếu, để bán được cổ phiếu, không có cách nào khác hơn là nhà quản lý các doanh nghiệp phải tính toán, làm ăn đàng hoàng hơn và có hiệu quả hơn. Tuy vậy, thị trường chứng khoán vẫn tồn tại những mặt tiêu cực của nó. 3.5.2. Những mặt tiêu cực Tuy TTCK đóng vai trò rất tích cực trong việc huy động vốn cho đầu tư phát triển nhưng cũng chứa đựng những khía cạnh tiêu cực, đặc biệt thường xảy ra ở những quốc gia chưa có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh. Những mặt tiêu cực đó là: * Yếu tố đầu cơ: Đây là thuật ngữ dễ gây sự hiểu lầm, do đó chúng ta cần làm rõ hai khái niệm: - Người đầu tư tức là đại đa số công chúng mua chứng khoán, là người mua bán chứng khoán cũng với mục tiêu kiếm lời nhưng qua một thời gian nhiều năm và họ muốn thông qua các cổ phiếu để cùng làm chủ những công ty lớn mạnh và nổi danh. - Người đầu cơ thường là những người nhắm đến lợi ích ngay trước mắt. Bằng sự táo bạo của mình họ chớp lấy thời cơ để mua hoặc bán chớp nhoáng các chứng khoán, cho nên họ còn được gọi dưới biệt danh "Những kẻ chóng vào ra". Mục tiêu của những người đầu cơ là kiếm lời thông qua việc mua và bán chứng khoán chấp nhận sự rủi ro miễn sao có lợi cho bản thân mình là được. Yếu tố đầu cơ đã tạo nên tình trạng cung cầu chứng khoán giả tạo, từ đó gây nên sự khan hiếm thừa thãi một cách giả tạo, dẫn đến giá cả chứng khoán sẽ gia tăng hoặc sụt giảm đột ngột làm rối loạn thị trường, có thể đưa đến sự sụp đổ của TTCK. * Hiện tượng chèn ép, cá lớn nuốt cá bé cũng có thể xảy ra trên TTCK. Có nghĩa là những thương gia chứng khoán lớn thường đẩy giá lên hoặc dìm giá xuống để thu lợi, gây thiệt hại cho những người chỉ có số chứng khoán ít ỏi vì trên TTCK giá cả hoàn toàn do cung cầu quyết định qua sự thoả thuận giữa người bán và người mua. * Ngoài ra trên TTCK cũng có hiện tượng liên tục mua cổ phiếu của một đơn vị kinh tế nào đó ở giá cao và bán ra cũng loại cổ phiếu đó ở giá thấp với mục tiêu làm ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu để đầu cơ. Và nếu một lúc nào đó họ sẽ tăng giá để kiếm lợi cao. * Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc về hoạt động của một đơn vị kinh tế. Điều này tạo hiệu quả xấu cho đơn vị kinh tế này, có thể đem tình trạng cổ phiếu được đưa ra bán ồ ạt làm giá trị cổ phiếu giảm đột ngột. Những người có ý đồ xấu có thể đứng ra mua các cổ phiếu đó để khống chế công ty và hưởng một số lãi đáng kể sau khi tin đồn đã được kiểm chứng. * Mua bán nội gián: một cá nhân nào đó lợi dụng thông tin của nội bộ trong một đơn vị kinh tế để mua, bán cổ phiếu của đơn vị đó có ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu nếu thông tin đó được phổ biến rộng rãi. Mua bán nội gián được xem là phi đạo đức về mặt thương mại, vì người có nguồn thông tin từ bên trong sẽ có một lợi thế không hợp lý đối với nhà đầu tư bên ngoài để thu hút lợi về riêng cho mình hay tránh lỗ lãi và dĩ nhiên đi ngược lại nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều phải có cơ hội như nhau. Mua bán nội gián được xem như vi phạm quyền lợi chung, vì lợi dụng nguồn thông tin từ bên trong, người mua bán thu được lợi nhuận hay tránh được lỗ và hậu quả sẽ do những người không có được nguồn thông tin đó gánh chịu. * Mua bán cổ phiếu ngoài TTCK. Nếu để việc mua bán này được tự do thực hiện sẽ gây hậu quả khó lường vì bộ phận quản lý không thể nào biết được việc nhượng quyền sở hữu cổ phiếu của một đơn vị nào đó. Mọi sự mua bán bên ngoài có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác, thậm chí đưa đến việc khống chế hay thay thế cả lãnh đạo của đơn vị. Do đó hầu hết các TTCK đều qui định mọi sự mua bán cổ phần đã đăng ký với TTCK phải được thực hiện thông qua TTCK. Nếu không qui định như vậy thì mọi sự lạm dụng trong việc mua bán và chuyển nhượng có thể xảy ra có khả năng tạo ảnh hưởng xấu đối với các đơn vị kinh tế có liên quan. 3.6. Các đối tượng tham gia TTCK 3.6.1. Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là chính phủ, chính quyền địa phương, công ty hay các tổ chức tài chính. 3.6.2. Nhà đầu tư Nhà đầu tư có thể chia làm hai loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi nhuận luôn gắn liền với rủi ro. Rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng lớn. Do vậy, các nhà đầu tư phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với mình. Các nhà đầu tư có tổ chức Các tổ chức này thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn và có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Đầu tư thông qua các tổ chức này có ưu điểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại cũng có thể trở thành những nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho mình. 3.6.3. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán 3.6.3.1. Công ty chứng khoán Các công ty này hoạt động với nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành tư doanh, môi giới, quản lí danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán 3.6.3.2. Các ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn để đầu tư chứng khoán nhưng chỉ được trong giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. 3.6.4 . Các tổ chức có liên quan đến TTCK 3.6.4.1. Cơ quan quản lí nhà nước Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Cơ quan này có những tên gọi khác nhau tùy từng nước.Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB - Securities Investment Boart ), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán ( SEC - Securities And Exchange Comission ) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán ( ESC - Exchange Surveillance Comission ) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành FSA - Finan cial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996. 3.6.4.2. Sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức sở giao dịch chứng khoán (SGDCK): Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức " câu lạc bộ mini " hay được tổ chức theo chế độ hội viên.Đây là hình thức tổ chức SGDCK có hình thức tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của SGDCK tự tổ chức và quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước.Các thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản trị bầu ra ban điều hành. Thứ hai: SGDCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưói hình thức này hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán do chính phủ lập ra. Thứ ba: SGDCK được tổ chức dượi dạng một công ty cổ phần nhưng có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhưng trong thành phần hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa vào, giám đốc điều hành SGDCK do Uỷ ban chứng khoán bổ nhiệm. Thành viên của SGDCK có thể là cá nhân hoặc các công ty chứng khoán ( còn gọi là công ty môi giới chứng khoán ). Để trở thành thành viên của một SGDCK, công ty phải được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp giấy phép hoạt động, phải có số vốn tối thiểu theo quy định và có những chuyên gia kinh tế, pháp lý đã được đào tạo về phân tích và kinh doanh chứng khoán, ngoài ra công ty còn phải thoả mãn yêu cầu của từng sở giao dịch riêng biệt. Một công ty chứng khoán có thể là thành viên của hai hay nhiều SGDCK, nhưng khi đã là thành viên của SGDCK( thị trường chứng khoán tập trung) thì không được là thành viên của thị trường phi tập trung (thị trường phi tập trung) và ngược lại. Để cho các giao dịch diễn ra công bằng, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư, SGDCK có bộ phận chuyên theo dõi, giám sát các hoạt động giao dịch buôn bán chứng khoán để ngăn chặn kịp thời các vi phạm trong giao dịch như là gây nhiễu giá, giao dịch tay trong, giao dịch có giàn xếp trước. Bộ phận giám sát tiến hành theo dõi dưới hai hình thức là theo dõi thường hoặc theo dõi định kỳ. Khi phát hiện có vi phạm thì xử lý nhgiêm minh,nếu đặc biệt nghiêm trọng thì trình lên uỷ ban chứng khoán để điêù tra xử lý. 3.6.4.3. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội này có một số chức năng chính sau: - Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán. - Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định pháp luật về kinh doanh chứng khoán. - Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. - Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong nghành chứng khoán. 3.6.4.4. Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ. 3.6.4.5. Các tổ chức đánh gia hệ số tín nhiệm Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số tín nhiệm. 3.7. Hoạt động của TTCK. 3.7.1. Các nghiệp vụ của thị trường chứng khoán 3.7.1.1. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán chính là việc mua đi bán lại các loại giấy tờ có giá để kiếm lời hoặc để chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác hoặc hạn chế những thiệt hại cho từng công ty, từng cá nhân. Đối với các cá nhân, các công ty nhỏ không có đại diện của mình tại sở giao dịch chứng khoán, việc mua bán chứng khoán của họ đều phải thông qua các hãng môi giới và các ngân hàng. Khách hàng có thể sử dụng 3 loại lệnh đặt mua, đặt bán và yêu cầu các nhà môi giới, ngân hàng thực hiện sau: - Lệnh giới hạn: Theo lệnh này khách hàng đã ấn định sẵn giá cả của các giấy tờ tại một điểm hoặc trong một giới hạn khoảng nào đó. Khi bán hay mua khách hàng sử dụng lệnh giới hạn có nghĩa là họ có những thông tin khá rõ rệt các khoản chứng khoán mà họ quan tâm. Do đó họ không muốn bán với giá rẻ hơn và mua với giá đắt hơn. - Lệnh thị trường: Được sử dụng khi khách hàng không có những thông tin đầy đủ rõ rệt về giá cả các loại chứng khoán mà họ định mua hay định bán, do đó họ ra lệnh mua hay bán các chứng khoán theo giá thị trường. Để tránh những thiệt thòi khách hàng thường gắn hiệu lực của lệnh này trong một khoảng thời gian nhất định. - Lệnh dừng: Là lệnh được sử dụng khi người kinh doanh chứng khoán muốn bảo vệ nó lợi nhuận đã thu được về mặt danh nghĩa hoặc hạn chế thua lỗ trong trường hợp phán đoán của người kinh doanh không phù hợp với thị trường. Lệnh dừng có hai loại: - Lệnh dừng bán: Được sử dụng để bảo vệ số lợi nhuận của người kinh doanh khi họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó có xu hướng tăng lên nhưng thực tế thì lại hạ xuống tới một mức nào đó. - Lệnh dừng mua: Được sử dụng để hạn chế thua lỗ trong trường hợp người kinh doanh thực hiện việc bán trước mua sau. Họ phán đoán giá một loại chứng khoán nào đó sẽ hạ xuống trong tương lai nhưng thực tế thì giá của nó thì lại tăng lên. Do đó họ thực hiện lệnh này để mua vào các chứng khoán mà họ đã bán đi khi giá của nó tăng lên đến một mức nào đó. 3.7.1.2. Nghiệp vụ phát hành chứng khoán. Nghiệp vụ phát hành chứng khoán thực chất là việc tập trung các vốn cung cấp cho khoản đầu tư công cộng hoặc cho các khoản đầu tư tại công ty. Nó có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời kỳ tiền công nghiệp, nó đã tạo ra những nguồn vốn lớn cho phép các nhà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35147.doc