Tài liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO: LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam chính thức nộp đơn gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO 1/1995 gần như đồng thời với thời điểm thành lập tổ chức này 1/1/1995. Song phải sau gần 12 năm, trải qua nhiều cuộc đàm phán kéo dài và thực hiện những thủ thục cần thiết, 7/11/2006 Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO – đánh dấu một bước phát triển lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự kiện này đã có tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế nói chung,lĩnh vực tài ... Ebook Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO
21 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1694 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính nói riêng và đặc biệt đối với ngành bảo hiểm.
Hôm nay, nhóm 15 chúng tôi xin được trình bày vài nét về: “Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau 01 năm gia nhập WTO”
Chúng em rất mong nhận được sự lắng nghe và đóng góp ý kiến từ phía cô giáo và các bạn.
PHẦN II CÁC CAM KẾT MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG BHVN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG:
1. Về các cam kết cung cấp dịch vụ qua biên giới:
Ngay sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các DNBH nước ngoài sẽ được phép cung cấp các dịch vụ BH như: BH vận tải quốc tế, tái BH và môi giới BH, dịch vụ BH cho các dự án, DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập pháp nhân tại Việt Nam.
Theo ý kiến của chúng tôi, những cam kết này bước đầu sẽ có thể ảnh hưởng mạnh đến một số loại hình BH phi nhân thọ và giới hạn trong nhóm đối tượng người nước ngoài, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đến tâm lý khách hàng thường có thiên hướng lựa chọn DNBH có trụ sở tại Việt Nam – là những DN nắm thông tin về rủi ro tốt nhất do đó có khả năng BH tốt nhất, đồng thời tránh được các khó khăn có thể gặp phải quá trình xác định rủi ro, giải quyết bồi thườn tổn thất với các rủi ro lớn, phức tạp khi tham gia BH với các DNBH nước ngoài. Mặt khác, thức tế các DNBH nước ngoài thường cũng muốn thành lập pháp nhân để cung cấp vụ được tốt hơn.
Hơn nữa, theo xu thế chung và triển vọng phát triển của ngành BH Việt Nam, tỉ trọng phí BH phi nhân thọ trong tổng doanh thu BH của cả thị trường sẽ giảm dần so với nhân thọ ( trích dẫn số liệu từ bảng 1 ), như thế theo chủ quan của tôi, tác động của cam kết này đối với ngành BH sẽ giảm dần theo thời gian.
2. Về các cam kết hiện diện thương mại:
Các hạn chế hiện giờ về đối xử quốc gia sẽ bị xóa bỏ, có thể hiểu là các giới hạn về lĩnh vực hoạt động, đối tượng phục vụ của các DNBH có vốn nước ngoài sẽ bị xóa bỏ. Các cam kết cho phép thành lập pháp nhân thực hiên kinh doanh dịch vụ BH là những cam kết mang tính chất tự do hóa thị trường BH và có ảnh hưởng lớn nhất đối với các DNBH hiện đã hoạt động trên thị trường cũng như tới tình hình chung của thị trường.
Về mặt tích cực, sự nhập cuộc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ BH tại thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm năng lực khai thác BH của thị trường, đồng thời kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên phạm vi quốc tế của các DN này sẽ giúp chuyển giao công nghệ khai thác BH và đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác BH tại Việt Nam.
Khách hàng sẽ là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ các cam kết này bởi điều kiện cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn. Với năng lực tài chính mạnh, các DNBH mới tham gia thị trường sẽ cho ra đời những sản phẩm BH mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp giảm chi phí BH – hiện đang là cấu thành quan trọng không thể thiếu trong chi phí sản xuất và kinh doanh của các đơn vị kinh tế từ đó sẽ giúp giảm một cách tương đối giá thành sản xuất sản phẩm và dịch vụ đầu ra cho DN. Đây sẽ là cơ sở để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa ngày càng được đẩy mạnh.
Sự tham gia của nhiều DNBH nước ngoài sẽ làm thị trường sôi động hơn, đem lại nhiều đống góp cho sự phát triển kinh tế xã hội nhưng việc các công ty BH trong nước sẽ phải chia sẻ “chiếc bánh thị trường” cho các đối thủ nước ngoài là điều không thể tránh khỏi. Tuy rằng điều này nên được nhìn nhận như một sự phát triển tự nhiên của phân chia lao động ở cấp độ quốc tế nhưng cũng sẽ đặt ra một số vấn đề như cạnh tranh không lành mạnh, hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát hoạt động đa dạng của các DN này. Hi vọng với những bước đi phù hợp trong công tác quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của thị trường sẽ kiểm soát được các vấn đề này.
3. Cam kết liên quan đến kinh doanh các dịch vụ BH bắt buộc:
BH bắt buộc theo Luật định hiện nay gồm:
+ BHTNDS của chủ xe cơ giới
+ BHTNDS của người vận chuyển đối với hành khách
+ BHTN nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
+ BHTN nghề nghiệp đối với DN môi giới BH
+ BH cháy, nổ
+ Các loại hình BH khác được quy đinh theo điều kiện phát triển của nền kinh tế như BH cho người Việt Nam đi du lịch lữ hành quốc tế, BH cho người chủ sử dụng lao động trong hoạt động xây dựng công trình dầu khí, công trình dễ gây nguy hiểm đến an ninh công cộng và môi trường…
Thực tế những năm gần đây, tỷ trọng phí BH bát buộc khá lớn trong tổng phí BH phi nhân thọ, tuy nhiên tỷ trọng này sẽ giảm tương đối qua thời gian khi các nhu cầu BH tiềm năng trên thị trường được khai thác tốt hơn do các DN ngày càng trưởng thành về năng lực vốn cũng như trình độ chuyên môn. Bởi vậy cam kết này chỉ ảnh hưởng nhiều đến các DN hoạt động chỉ trong lĩnh vực phi nhân thọ.
4. Cam kết xóa bỏ tỷ lệ tái BH bắt buộc sau 01 năm:
Trước đây, các DN khi thực hiện tái bảo hiểm ra nước ngoài đều phải thực hiện tái BH bắt buộc tối thiểu 20% với Tổng công ty BH quốc gia Việt Nam (Vinare). Vì vậy thực hiện cam kết này sẽ có tác động kép: trước tiên là ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Vinare, đồng thời ảnh hưởng đến tổng mức phí giữ lại của thị trường BH, đặc biệt là BH phi nhân thọ.
Song cam kết này sẽ tạo điều kiện cho các DNBH khác trên thị trường linh hoạt hơn trong công tác tái BH, bởi lúc này các DNBH sẽ đóng vai trò là các khách hàng nên cam kết sẽ mở cho họ có được nhiều sự lựa chọn đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
Nội dung cam kết tại WTO cơ bản giống các cam kết được ký kết trong Hiệp đinh thương mại Việt Mỹ (BTA) năm 2001. Nói cách khác các cam kết tại WTO là bước phát triển tiếp theo tiếp tục thực hiện và được mở rộng áp dụng với tất cả các nước thành viên WTO. Điều này đồng nghĩa với việc các DNBH đang hoạt động tại thị trường Việt Nam đã biết được các cam kết này và đã có ít nhất thời gian chuẩn bị là 5 năm vừa qua.
Theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, những cam kết mở cửa thị trường BH Việt Nam tạo sự bình đẳng rất lớn giữa DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài, không mang tính chất bảo hộ cho ngành BH nước nhà. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tham khảo cam kết của một số quốc gia khác:
Theo cam kết được ký kết giữa Nga và Mỹ ngày 19/11/2006 qui định: các căn phòng đại diện của các công ty nước ngoài chỉ được phép hoạt động sau 9 năm, đồng thời cũng phải đáp ứng các điều kiện tương tự như các DNBH của Nga. Bộ Tài chính Nga là cơ quan duy nhất có thẩm quyền cấp phép cho các công ty BH nước ngoài và các công ty này phải có 50% - 70% số nhân viên là người Nga. Các chi nhánh BH nước ngoài chỉ được phép bán một loại hình BH bắt buộc duy nhất là BHTNDS của chủ xe môtô. Cơ quan giám sát BH của Liên bang (FISA) cũng sẽ kiểm soát giới hạn góp của các công ty BH nước ngoài ở mức tối đa 50% ( hiện mức vốn mà các DN nước ngoài hiện giữ ở mức 4%). Cũng theo đánh giá của Hiệp hội BH toàn Nga: các công ty nước ngoài muốn làm ăn thuận lợi mà không gặp phải rắc rối với chính quyền cần mất 10 – 15 năm hoạt động tại Nga. Tài sản của các công ty đó cũng phải trên 90 triệu $, doanh thu phí BH hàng năm cũng phải ở mức 9 triệu $. Đây quả là những rào cản không nhỏ đối với các DNBH nước ngoài khi xâm nhập đất nước có diện tích lớn nhất thế giới này
Đến với Trung Quốc quê hương của ¼ dân số trên thế giới, những cam kết mở cửa còn được qui định chặt chẽ hơn về nhiều phương diện như: giới hạn các lĩnh vực kinh doanh, tỉ lệ góp vốn, phạm vi địa lý, phạm vi kinh doanh, tỉ lệ tái BH bắt buộc, hạn chế đối với các môi giới BH. Ví dụ: khi Trung Quốc bắt đầu gia nhập WTO, tỷ lệ tái BH bắt buộc 20% cho công ty BH của Trung Quốc vẵn giữ nguyên, chỉ được giảm dần 5%/năm và sau 4 năm kể từ khi gia nhập mới không còn tỷ lệ tái BH băt buộc. Trong khi thời gian này ở Việt Nam chỉ là một năm kể từ khi gia nhập. Các công tu nước ngoài bị qui định chặt chẽ cả về phạm vi địa ly, chỉ được bãi bỏ sau 3 năm kể từ khi gia nhập và còn nhiều qui đinh khác.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ những điều kiện thuận lợi của các DNBH nước ngoài khi gia nhập thị trường Việt Nam thể hiện qua cam kết mở của thị trường. Các cam kết này sẽ mở rộng cánh cửa đối với các DN nước ngoài tham gia thị trường BH trẻ đầy tiềm năng như Việt Nam.
PHẦN II/ VÀI NÉT VỀ THỊ TRƯỜNG BH VIỆT NAM
TRƯỚC THỜI ĐIỂM GIA NHẬP WTO:
Thực tế Việt Nam đã thực hiện quá trình hội nhập và mở cửa của thị trường bảo hiểm từng bước trong thời gian qua để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam dần dần thích ứng.
Từ năm 1994 đến 1998: chấm dứt thời kỳ độc quyền của Bảo Việt, nhà nước đã cấp phép hoạt động cho Bảo Minh, VINARE, Bảo Long, PJICO, PVI, PTI và Bảo Việt được tiến hành thí điểm Bảo hiểm Nhân thọ. Cùng thời gian này, chúng ta cấp phép cho 03 công ty liên doanh gồm VIA (Bảo Việt và công ty của Nhật), UIC (Bảo Minh và công ty của Nhật) và công ty môi giới BV – AON.
Giai đoạn 1998 – 2004 lần đầu tiên cấp phép cho 01 công ty bảo hiểm cổ phần ngoài quốc doanh (Viễn Đông) và 02 công ty phi nhân thọ 100% vốn nước ngoài (Alianz, Group Pama), 04 công ty bảo hiểm nhân thọ (Bảo Minh CMG, Prudential, Manu Life, AIA) và tiếp tục cấp phép cho các công ty liên doanh khác: Việt Úc, SVI, IAI.
Giai đoạn 2005 – 2006 được đánh giá là có lộ trình mở cửa nhanh nhất với sự cấp phép hoạt động cho các công ty trong nước: BIC, AAA, Toàn Cầu, Bảo Nông, Bảo Tín và các công ty bảo hiểm nước ngoài AIG, QBE, ACE, Liberty (phi nhân thọ), ACE Life, Prevoir, New york Life (Nhân thọ).
Thị trường BH Việt Nam được đánh giá là có lộ trình mở cửa nhanh, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNBH làm quen với hội nhập hợp tác quốc tế và tạo ra sự cạnh tranh để từng DN nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đem lại lợi ích cho người tham gia BH.
Chúng ta cùng nhìn lại thị trường BH nước nhà 1 năm trước giờ G tức năm 2006 qua một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu như sau: ( Bảng 1)
Các chỉ tiêu chủ yếu
1996
1999
2002
2003
2004
2005
2006
1. Kết cấu thị trường
- Tổng số DNBH, MGBH
8
15
20
24
26
32
37
- Doanh nghiệp phi nhân thọ
6
10
13
14
14
16
21
- Doanh nghiệp nhân thọ
3
4
4
5
8
7
- Doanh nghiệp tái bảo hiểm
1
1
1
1
1
1
1
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1
1
2
5
6
7
8
2. Quy mô thị trường bảo hiểm (tỷ đồng)
1.356
2.291
7.825
11.376
14.088
15.561
17.752
- Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng)
1.264
2.091
6.992
10.390
12.479
13.616
14.928
+ Phi nhân thọ
1.263
1.606
2.624
3.815
4.768
5.486
6.445
+ Nhân thọ
1
485
4.368
6.575
7.711
8.130
8.483
- Doanh thu đầu tư (tỷ đồng)
92
200
833
986
1.609
1.944
2.824
- Đóng góp vào GDP (%)
0,49
0,57
1,46
1,86
1,97
1,85
1,82
+ Phi nhân thọ
0,46
0,40
0,49
0,54
0,67
0,65
0,66
+ Nhân thọ
0,12
0,81
1,18
1,08
0.97
0,87
+ Hoạt động đầu tư
0,03
0,05
0,16
0,14
0,22
0,23
0,29
- Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng)
17
27
88
125
152
164
177
3. Đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội
909
1.494
4.949
6.281
8.660
9.345
10.581
- Bồi thường và trả tiền bảo hiểm (tỷ đồng)
760
789
1.400
1.814
3.276
4.441
5.758
- Lập dự phòng nghiệp vụ để đảm bảo trách nhiệm đã cam kết (tỷ đồng)
149
705
3.549
4.467
5.384
4.904
4.823
4. Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng)
1.232
2.664
9.955
14.602
21.195
25.724
30.676
5. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm
- Tổng tài sản (tỷ đồng)
1.703
3.692
12.503
18.299
25.177
31.871
39.477
- Tổng dự phòng nghiệp vụ (tỷ đồng)
791
2.107
8.685
13.152
18.536
23.440
28.263
6. Giải quyết công ăn việc làm (lao động và đại lý bảo hiểm)
7.000
30.000
76.600
125.100
136.700
143.540
122.973
Về cơ cấu thị trường: Năm 2006, Bộ Tài chính tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay đã có 37 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm 3 doanh nghiệp Nhà nước, 16 công ty cổ phần, 5 doanh nghiệp liên doanh và 13 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, sự góp mặt của 37 văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam cũng góp phần cải thiện môi trường đầu tư và tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đến làm ăn tại Việt Nam
Về quy mô thị trường: Thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tăng trưởng GDP, doanh thu toàn ngành đạt 17.752 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2005, trong đó doanh thu phí bảo hiểm đạt 14.928 tỷ đồng, doanh thu hoạt động đầu tư đạt 2.824 tỷ đồng. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, vai trò, vị trí của các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước tiếp tục được củng cố và tăng cường, chiếm 61,7% tổng doanh thu phí bảo hiểm
Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Phi nhân thọ
Nhân thọ
Toàn thị trường
2006
2005
2006
2005
2006
2005
Doanh thu phí bảo hiểm
Tỷ đồng
6.445
5.486
8.483
8.130
14.928
13.616
Tốc độ tăng trưởng
%
17,48
15,06
4,34
5,43
9,64
9,11
Tỷ trọng/tổng phí
%
43,17
40,29
56,83
59,71
100
100
Tỷ trọng phí/GDP
%
0,66
0,65
0,87
0,97
1,53
1,62
Thị phần
Doanh nghiệp trong nước
%
94,86
95,09
36,52
37,69
61,71
60,81
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
%
5,14
4,91
63,48
62,31
38,29
39,19
PHẦN III/ THỊ TRƯỜNG BH VIỆT NAM SAU 01 NĂM GIA NHẬP WTO :
1.Một số đánh giá về thị trường sau 1 năm gia nhập WTO:
Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế Việt Nam hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành BH nói riêng.
Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đã có bước phát triển đột phá cao nhất trong vòng 5 năm, doanh thu gần 8.500 tỷ đồng tăng 33% so với 2006. Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 4.500 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 8.000 tỷ đồng, đầu tư vào nền kinh tế quốc dân gần 9.000 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 12% so với cùng kỳ năm 2006, cao nhất trong vòng 3 năm qua, ước đạt năm 2007 là 9.500 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ cũng đã có những bước tiến mạnh với việc cho ra đời các dòng sản phẩm linh hoạt đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng như: Bảo hiểm linh hoạt trọn đời; Bảo hiểm gắn liền với nguồn tài chính để thực hiện công việc lớn trong tương lai (cho con du học, mua nhà, mua xe ô tô); Bảo hiểm hưu trí với số tiền cao hơn mức trần của Bảo hiểm Xã hội đối với những người có nguồn thu nhập cao, nguồn nhân tài chất xám mà chủ lao động của họ cần gìn giữ... Đồng thời các doanh nghiệp bảo hiểm không ngừng nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và sử dụng đại lý nhằm tuyên truyền, giải thích, tư vấn và phục vụ khách hàng tốt hơn.
Chế độ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện hơn để củng cố và phát triển thị trường bảo hiểm. Việc ban hành NĐ 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 và NĐ 46/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 và chuẩn bị ban hành 02 Thông tư hướng dẫn Nghị Định trên thể hiện sự nắm bắt nhu cầu phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam, cần thực hiện cam kết WTO hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm cần có những cơ chế chính sách quản lý Nhà nước phù hợp.
Một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc đã được ban hành cùng với việc chuẩn bị cơ sở pháp lý cho sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời tăng thêm năng lực và dung lượng của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Bộ Tài chính ban hành Quyết định 23 Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, Quyết định Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc…Đồng thời, Bộ Tài chính còn chuẩn bị ban hành Quy chế triển khai thí điểm bảo hiểm liên kết đơn vị và liên kết chung, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Việc cho phép ra đời bảo hiểm liên kết đầu tư và liên kết chung trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang phát triển, đang cần có sự kích cầu và đang được các nhà đầu tư (có tiền nhàn rỗi) rất quan tâm sẽ hứa hẹn một thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển nhanh chóng trong giai đoạn mới hướng tới mục tiêu 31.000 tỷ đồng doanh thu vào năm 2010.
Các DN bảo hiểm đã góp phần tích cực vào công tác đề phòng hạn chế tổn thất hình thành quỹ tập trung, quy mô lớn để thực hiện được những công việc lớn như đóng góp 5% phí bảo hiểm chắt nộ bắt buộc, 2% phí bảo hiểm bắt buộc cho trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới vào Quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông của HHBHVN.
Các DN bảo hiểm hàng đầu thế giới mong muốn trở thành cổ đông chiến lược của các DN bảo hiểm Việt Nam. Bảo Việt chọn đối tác là HSBC tham gia 10% vốn, Bảo Minh chọn đối tác chiến lược là AXA tham gia 16% vốn thể hiện sức mạnh và uy tín của DN bảo hiểm Việt Nam đang thu hút các DN bảo hiểm hàng đầu thế giới sẵn sàng góp vốn kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm về kinh doanh bảo hiểm, quản lý và phát triển sản phẩm.Tiếp theo Bảo Việt, Bảo Minh các DN bảo hiểm khác cũng đang đàm phán để lựa chon đối tác chiến lược nước ngoài. Các DN bảo hiểm đồng loạt tăng vốn ngoài việc tăng vốn pháp định. Theo quy định của Thông tư hướng dẫn thi hành NĐ 45, NĐ 46 (300 tỷ đồng đối với DN bảo hiểm phi nhân thọ và 600 tỷ đồng đối với DN bảo hiểm nhân thọ) nhiều DN còn đăng ký tăng vốn cao hơn vốn pháp định. Tổng số vốn chủ sở hữu của các DN bảo hiểm lên đến trên 15.000 tỷ đồng, trong đó Bảo Việt dẫn đầu với 6.800 tỷ đồng. Việc tăng vốn tạo điều kiện cho các DN bảo hiểm mở rộng hoạt động sang các dịch vụ tài chính khác như thành lập ngân hàng (Bảo Việt), công ty chứng khoán (Bảo Minh), công ty tài chính (PVI, Prudential…)
Nhìn lại năm 2007, ngành BH nước ta đã có những hình ảnh đậm nét của một ngành sẵn sàng hội nhập và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Chúng ta đang tiến nhanh, vững chắc trên con đường tới mục tiêu: Phát triển thị trường bảo hiểm toàn diện, an toàn, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cơ bản của nền kinh tế và dân cư; phấn đấu tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng bình quân giai đoạn 2001-2010 khoảng 24%/năm. Tỷ trọng doanh thu của toàn ngành bảo hiểm so với GDP đạt 4,2% năm 2010 như kế hoạch đề ra nhằm phát triển ngành BH giai đoạn 2006 – 2010. Mục tiêu đề ra tuy khó nhưng khả năng thực hiện là khá cao bởi sự cố gắng nỗ lực chung của toàn ngành.
2. Một số khó khăn, thử thách:
Tuy đã có nhiều cải cách song vẫn là chưa đủ, cần có các quy định cụ thể và đặc thù hơn nhằm điều chỉnh hoạt động của thị trường đi đúng hướng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bởi đây là một ngành rất đặc thù và nhạy cảm.
Thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam tuy đạt được bước phát triển đột phá song còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong cạnh tranh đặc biệt là trong chi trả hoa hồng, đơn cử như trong nghiệp vụ BH xe cơ giới, Bộ Tài Chính quy định mức hoa hông là 12% nhưng trong thực tế nhiều DN đã thực hiện mức khấu trừ 25- 30% cho khách hàng. Còn về phí, có những công ty giảm tới 30 – 40%. Thậm chí còn hạ tới mức sàn mà các công ty BH nước ngoài đưa ra. Điều này rất nguy hiểm, vì không tái BH được thì các DN này sẽ phải gánh chịu toàn bộ rủi ro (nếu có), khi tổn thất vượt quá khả năng thanh toán của họ.
Sự cạnh tranh ngày cang gay gắt giữa các DNBH trong nước với các DN nước ngoài, giữa các DN trong nước với nhau và cả với các dịch vụ tài chính khác đang ngày càng lấn sân như tiền gủi tiết kiệm, chứng khoán, kinh doanh bất động sản…
“Giỏ” sản phẩm BH phi nhân thọ của các DN trong nước vẫn còn nghèo nàn, copy của nhau và nhiều sản phẩm từ những năm 1990 nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.
Các DN cung phải đối mặt với một khó khăn rất lơn đó là chất lượng đội ngũ cán bộ, đại lý BH chưa đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao, hiện đại, chuyên nghiệp của công việc. Vẫn tồn tại khoảng cách rất lớn giữa đào tạo và thực tiễn công việc. Bởi vậy, tồn tại tình trạng một sinh viên sau khi tốt nghiệp trung bình cần 2 năm để có thể áp dụng những được những kiến thức đã học trên giảng đường vào công việc. Nhưng sau khi đã đào tạo được những nhân viên đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết thì các DN lại phải đối mặt tiếp với tinh trạng chảy máu chất xám sang các DN nước ngoài.
PHÂN IV/ MỘT SỐ ĐÈ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BH VIỆT NAM:
Thứ nhất, các DNBH Việt Nam phải tiếp tục trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu khai thác, quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp, trong đó quan trọng nhất là ứng dụng được thương mại điện tử.
Người có nhu cầu về bảo hiểm có thể lựa chọn sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trên mạng và khi chấp nhận sẽ được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm ngay lập tức. Từ đó, việc quản lý đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm, khách hàng tham gia bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, giải quyết tổn thất và bồi thường bảo hiểm được dễ dàng và thuận tiện nhanh chóng. Thưc tế các DN còn chưa khai thác hết ứng dụng của CNTT trong kinh doanh BH, và cũng mới chỉ ở một số DN lớn như Bảo Việt, Bảo Minh mới đủ tiềm lực để đầu tư vào CNTT ( giá thuê đường truyền của Bảo Việt hàng năm lên đến hơn 15 tỷ đồng, số tiền còn lớn hơn khoản phí bồi thường tái bảo hiểm của họ)
Thứ hai, các DN cần đẩy manh công tác phát triển mới ngoài các sản phẩm BH truyền thống, các sản phẩm BH phục vụ nông thôn. Tạo ra nhiều dịch vụ gia tăng ngoài việc được BH như được bảo hiểm khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và bác sỹ nổi tiếng theo giá ưu đãi, được sửa chữa xe (không thuộc trách nhiệm bồi thường của BH) tại cơ sở uy tín và được giảm giá….
Thứ ba, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như các kênh phân phối sản phẩm BH qua đại lý và qua môi giới BH. Có những chính sách đãi ngộ hợp lý nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Bên cạnh đó, phải tiếp tục sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh thật gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp cao, có sự liên kết và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục bán BH, giám đinh tổn thất và bồi thường nhanh gọn chính xác.
Thứ tư, các DN cần tiếp tục xây dựng thương hiệu, văn hóa kinh doanh, phong cách phục vụ hiện đại, nhiệt tình thông qua nhiều hình thức như tổ chức các sự kiện hay hội chợ các DN BHVN với tiêu chí như “ Người Việt dùng Bảo Hiểm Việt” nhằm tiếp cận rộng rãi nhiều đối tượng khách hàng đồng thời giúp thay đổi cách nhìn về ngành BH không phải là một ngành kinh doanh rủi ro mà luôn bên bạn trong mọi hiểm nguy.
Song do việc hội nhập mở cửa thị trường BH với tốc độ nhanh, ngành BH rất cần sự trợ giúp kỹ thuật từ phía Nhà nước cũng như Bộ Tài chính, Vụ Bảo hiểm cần phải tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật. Chính sách về bảo hiểm phải rõ ràng, minh bạch, đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ngoài ra, giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ để cùng nhau nắm bắt thông tin. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, cưỡng chế của cơ quan quản lý đối với hoạt động bảo hiểm. Cần phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm thực thi những quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực. Hiệp hội cần nhạy bén, nhanh nhạy hơn và đề ra những quy tắc cho hoạt động bảo hiểm. Xây dựng học viện BH nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ cao cấp chuyên sâu về các nhiệp vụ BH. Xây dựng các phần mềm quản lý giúp giảm chi phí cho các DN khi ứng dụng CNTT trong kinh doanh BH.
LỜI KẾT
Gia nhập WTO mở ra cánh cửa lớn đối với các DNBH Việt Nam, cơ hội lớn và thách thức cũng là không nhỏ đối với một thị trường còn non trẻ như Việt Nam. Song chúng ta hi vọng vào các bạn sinh viên chuyên ngành BH sau khi rời giảng đường sẽ cùng góp sức xây dựng ngành BH Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
Trên đây là một số ý kiến của nhóm 15 về thị trường BH Việt Nam sau một năm gia nhập WTO. Chúng em chân thành cảm ơn sự lắng nghe của cô giáo và các bạn. Chúng em mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để đề tài thêm hoàn thiện.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10063.doc