Theo dõi tình hình biến động của cổ phiếu Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí

Theo dõi tình hình biến động của cổ phiếu công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( Mã cổ phiếu PVD ) ĐỀ CƯƠNG Công Ty Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí ( Mã cổ phiếu PVD ) I . Tổng Quan Về Tổng Công Ty PVD 1. Lịch sử hình thành 2. Lĩnh vực kinh doanh 3. Vị thế công ty 4. Chiến lược phát triển và đầu tư II. Thông tin cổ phân hoá của PVD. 1. Thông tin niêm yết 2. Các chỉ số tài chính cơ bản 3. Một số chỉ tiêu cơ bản về giá cổ phiêu PVD III. Đánh giá xu hướng thị truờng của mã PVD

doc24 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Theo dõi tình hình biến động của cổ phiếu Công ty Khoan và dịch vụ khoan dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Diễn Biến thị trường 2. Phân tích thông tin về PVD 2.1. Phân tích cơ bản * Các yếu tố có tính Phi hệ thống. * Các yếu tố có tính Hệ thống 2.2.. Phân tích kỹ thuật. IV. Dự báo và Khuyến nghị. - Ðánh giá kịch bản của thị trường và cổ phiếu PVD dự kiến của tuần tới dựa trên thông tin đã phân tích Công Ty Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu khí Mã PVD (Tính đến ngày 03/10/08) I . Tổng Quan Về Tổng Công Ty PVD 1. Lịch sử hình thành Ngày 26/11/2001, Bộ trưởng, chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ban hành quyết định số 647/QĐ-VPCP về việc thành lập Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí, đơn vị thành viên của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam về việc đẩy mạnh công tác đổi mới, phát triển doanh nghiệp theo Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty DKVN đến năm 2005 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 246/2003/QĐ-TTg ngày 18/11/2003 và căn cứ quyết định số 3535/QĐ-TCCB ngày 31/12/2004 của Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa Công ty Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PV Drilling), Công ty đã tích cực triển khai các thủ tục chuyển đổi sang công ty cổ phần. Ngày 20/10/2005, Bộ Công nghiệp đã ra quyết định số 3477/QĐ-BCN phê duyệt phương án và chuyển Công ty Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí thành Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí. Ngày 02/03/2006 Thành lập Xí nghiệp Thương mại Dịch vụ Kỹ Thuật Công nghiệp. Ngày 28/09/2006 Thành lập Công ty Liên doanh BJ Services – PV Drilling. Ngày 05/12/2006 Cổ phiếu của PV Drilling chính thức được niêm yết trên TTGDCK TPHCM Ngày 11/05/2007 Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí chuyển đổi mô hình thành công ty mẹ với tên gọi Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu.. 2. Lĩnh vực kinh doanh Khoan và sửa chữa các giếng khoan Dầu khí; Cung ứng giàn khoan và gian khoan khai thác Dầu khí; Thực hiện các dịch vụ: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, kiểm tra chất lượng, sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành giàn khoan, giàn khoan khai thác dầu khí; Cung ứng vật tư, thiết bị khoan và khai thác; Dịch vụ ứng cứu sự cố dầu tràn và bảo vệ môi trường; Thử vỉa, bơm trám xi măng, đo địa vật lý giếng khoan và các dịch vụ khác liên quan đến công tác khoan và khai thác; Tham gia đào tạo công nhân khoan dầu khí, cung cấp lao động cho các giàn khoan, giàn khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt nam và cung cấp lao động có chuyên môn khoan dầu khí cho các nhà thầu trong và ngoài nước; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng công ty Dầu khí Việt nam giao; Thực hiện các dịch vụ cung cấp vật tư, lắp đặt, sữa chữa, bảo dưỡng các thiết bị dây chuyền công nghiệp phục vụ các ngành công nghiệp ngoài ngành dầu khí; Cung cấp các dịch vụ liên quan đến công tác khoan dầu khí cho các dự án dầu khí ở nước ngoài. 3. Vị thế công ty Những dịch vụ thế mạnh của Công ty như dịch vụ cơ khí sửa chữa, ứng cứu sự cố tràn dầu, cung ứng nhân lực, cho thuê thiết bị khoan đã được Công ty hoàn toàn nắm bắt, chủ động thực hiện bằng nguồn lực bên trong và đến nay đã chiếm lĩnh 80% thị phần tại Việt Nam cho các nhà thầu dầu khí và các công ty khoan như Cuulong IOC, Petronas; JVPC; Hoanvu JOC; VietsovPetro, PIDC; Diamond Offshore, Transocean, Santa Fe,... Các dịch vụ khoan, dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị, dịch vụ địa vật lý giếng khoan và thử vỉa và các dịch vụ kỹ thuật giếng khoan khác đã và đang ghi nhận sự tăng trưởng cả về thị phần và tỷ lệ nội địa hóa, gia tăng tính chủ động, vị thế cạnh tranh của Công ty so với đối thủ. 4. Chiến lược phát triển và đầu tư - Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng và hiệu quả sức cạnh tranh của Công ty. - Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nhanh hàm lượng công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong sản phẩm, giảm mức tiêu hao vật chất nói chung và năng lượng nói riêng, từng bước đưa người Việt thay thế các chức danh phải thuê người nước ngoài. - Nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm khách hàng mới, tiếp thị phát hiện khách hàng tiềm năng; Từng bước xâm nhập, phát triển các dịch vụ thế mạnh ra thị trường các nước trong khu vực. - Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước (vốn, kinh nghiệm quản lý) để phát triển lực lượng sản xuất, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong SXKD II. Thông tin cổ phân hoá của PVD. 1 .Thông tin niêm yết - Cơ cấu vốn : + Vốn điều lệ (VND): 1,321,675,040,000 + Vốn chủ sở hữu : Sở hữu nhà nước 36.52% Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 30.21% Sở hữu khác 33.27% + Các cổ đông lớn : Họ và tên Chức vụ Số cổ phần Tỷ lệ sở hữu Ngày cập nhật Tổng công ty dầu khí  34,680,000 51% 2006/01/26  PVFC  7,008,803 6.36% 2008/04/30  Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam  4,000,000 5.8% 2006/01/26  Deutsche Bank Aktiengesellschaf và Deutsche Asset Management (Asia) Limited  5,571,378 5.06% 2008/05/19  Deutsche Bank AG London  6,421,959 4.86% 2008/09/03  VDB  3,000,000 4.41% 2007/03/16  Công ty TNHH Chứng khoán ACB  2,500,000 3.7% 2006/01/26  -Niêm yết : + Nơi niêm yết : HOSTC ( trung tâm giao dịch thành phố Hồ Chí Minh) + Số Lượng niêm yết : 132,167,504 + Số lượng lưu hành : 132,167,504 + Ngày niêm yết: 05/12/2006 ,Giá giao dịch phiên đầu 130,000 ( theo số liệu từ www.hsx.org.vn) 2. Các chỉ số tài chính cơ bản.(Tính đến ngày 03/10/08) Thông tin tài chính cơ bản: * Báo cáo tài chính của PVD: (bảng 1)  Q2/2008  Q1/2008  Q4/2007  Q3/2007  Tài sản ngắn hạn  2,175,038  1,673,483  1,670,515  1,754,339  Tiền và các khoản tương đương tiền  634,516  641,717  521,941  229,490  Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn  688,700  Các khoản phải thu ngắn hạn  1,400,910  886,077  1,051,653  710,328  Hàng tồn kho  52,665  81,534  45,690  52,112  Tài sản ngắn hạn khác  86,946  64,155  51,231  73,710  Tài sản dài hạn  3,439,031  3,417,665  2,659,399  2,567,597  Các khoản phải thu dài hạn  397  805  94,768  Tài sản cố định  3,300,459  3,277,094  2,538,608  2,451,247  Tài sản cố định hữu hình  2,046,883  2,054,238  2,086,943  2,099,396  Tài sản cố định vô hình  30,157  26,539  30,734  26,433  Chi phí xây dựng cơ bản dở dang  1,223,419  1,196,317  420,930  325,418  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn  84,192  85,417  66,419  15,881  Tài sản dài hạn khác  53,983  54,349  54,372  5,701  Tổng cộng tài sản  5,614,069  5,091,148  4,329,914  4,321,936  NGUỒN VỐN  Nợ phải trả  2,950,126  2,511,097  1,968,628  2,123,352  Nợ ngắn hạn  1,140,412  646,097  672,054  531,447  Nợ dài hạn  1,809,714  1,865,000  1,296,574  1,591,905  Vốn chủ sở hữu  2,159,659  2,078,219  1,864,223  1,704,913  Vốn chủ sở hữu  2,108,112  2,044,733  1,830,446  1,672,511  Nguồn kinh phí và quỹ khác  51,546  33,487  33,777  32,401  Vốn cổ đông thiểu số  504,284  501,831  497,063  493,672  Tổng cộng nguồn vốn  5,614,069  5,091,148  4,329,914  4,321,936 (Theo số liệu của VCBS) (ngày 03/10) *Một số chỉ tiêu cơ bản về giá cổ phiếu : (Bảng 2) Mã PVD Giá 92.000. Vốn hoá 12.159.410.370.000 EPS 6528 P/E 14.09 BV 15950 P/BV 5.64 Lợi Nhuận tháng 8 675 tỷ Sở hữu N.Ngoài 47.2% Giá thấp nhất 52 tuần 65.00 Giá cao nhất 52 tuần 144.30 Thị giá vốn(tỷ VND) 11.895 Số CP đang lưu hành 132.167.504 Tỷ lệ cổ tức/Mệnh giá 1,851(19%) Ngày chốt quyền 12/05/2008 Ngày trả cổ tức 30/05/2008 EPS 6528 ROA 17.79% ROE 44.98% Đòn bẩy TC 2.59 P/E 13.78 Beta 1.11 Khối lượng TB 10 ngày 391,216 (Theo số liệu của VCBS) (ngày 03/10) III. Đánh giá xu hướng thị truờng của mã PVD 1. Diễn Biến thị trường (từ 28\09 tới 03\10\08) Ngày 29/09 vẫn là ngày bình thường trong chu kỳ giảm giá nhẹ của Vnindex với mức giảm 4,99 điểm tương đương 0,99% thì chỉ sau vài giờ sau chỉ số này đã mất tất cả niềm tin: ngày 30/9 là ngày “khủng hoảng” với nhà đầu tư chứng khoán không chỉ trên thế giới mà cả ở việt nam vì họ đang có chung một ác mộng khi quốc hội mỹ nói không với kế hoạch tung gói cước 700 tỷ,chính điều này đã tạo lên một cơn sóng thần nhấn chìm mọi niềm tin của nhà đầu tư khi các chỉ số Dow Jones tụt 777,68 điểm tương đương 6,98%,chỉ số S&P 500 trượt 106,62 điểm tương đương 8,79% và hai chỉ số này tự ghi mình vào lịch sử về mức tụt giảm….cơn sóng chết người này không chỉ đánh chìm thị trường Mỹ mà còn dội lên các thị trường Châu Âu và Châu Á …rồi đến Việt Nam …và các nước khác trên thế giới. Nó đã buộc các nhà đầu tư không còn lựa chọn nào khác là bán ra toàn bộ cổ phiếu có thế, bức họa cụ thể nhất là chỉ số VNINDEX đã giảm 22,3 điểm tương đương 4,61% với 163 mã giảm sản và chỉ vọn vẹn mã IMP vào cuối phiên đứng giá đẩy chỉ số xuống 456,7 điểm khối lượng giao dịch đạt mức thấp với hơn 8 triệu cổ phiếu được giao dịch (như số liệu bảng phía dưới) Bên cạnnh đó là chỉ số Hastc - index cũng trong tình trạng mất điểm khi chỉ số này mất 9,43 điểm tương đương 5,97%. Với việc quay đầu giải cứu thị trường tài chính của các nghị sỹ hoa kỳ và hoảng loạn tâm lý của nhà đầu tư việt nhưng ngay sau đó đã có tia sáng xuất hiện sau cơn báo tố thì phiên đầu ngày tiếp theo sau đó chỉ số Vnindex đã tăng 6,56 điểm báo hiệu cho một tín hiệu tốt lành và ngay ngày sau đó chỉ số đã lên điểm nhưng vô cung yếu ớt chỉ tăng có 5,84 điểm lý do chính là các nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh sau cơn ác mộng,các nhà đầu tư trở lên thận trọng hơn và dè dặt khi đặt mua đẩy cầu thi trường suống thấp trong khi cung tăng vọt, vào ngày cuối tuần VN index tiếp tục giảm cho dù có nhiều tin tốt hỗ trợ như chỉ số CPI tháng 9 giảm , giá dầu thế giới suống sát mốc 90$, lãi suất ngân hàng giảm nhiều công ty làm ăn khả quan trong quý 3 nhưng những tin này chưa đủ vực dậy thị trường. Với xu thế này thị trường trong tuần tới sẽ tiếp tục đứng trong khó khăn với thực trạng hiện tại PVD sẽ khó tránh khỏi vòng xoáy của xu thế thị trường đặc biệt là cơn khủng hoảng tài chính Mỹ vẫn chưa có hồi kết, một hy vọng rằng quốc hội Mỹ sẽ sớm có biện pháp trấn an hoặc có biện pháp đối phó tức thời nhằm cứu vãn thị trường trong thời gian tới và đưa thị trường bước sang một xu thế mới. Bảng thể hiện diễn biến của Vnindex trong tuần: (theo số liệu của www.hsx.com.vn) Ngày Đợt VN-Index Thay đổi Số lệnh khớp Khối lượng Giá trị (ngàn vnđ) CP tăng giá CP giảm giá CP đứng giá 03-10-2008 3 452,14 -8,11 12.449 12.305.220 421.626.000 49 90 25 03-10-2008 2 451,58 -8,67 10.305 8.612.720 293.409.000 43 106 14 03-10-2008 1 449,44 -10,81 3.489 2.675.810 86.687.000 21 107 32 02-10-2008 3 460,25 5,84 15.191 15.660.708 556.539.000 123 26 15 02-10-2008 2 461,10 6,69 13.058 12.662.180 455.029.000 124 19 20 02-10-2008 1 466,11 11,70 3.858 3.620.140 122.002.000 115 16 25 01-10-2008 3 454,41 -2,29 19.762 19.830.801 712.070.000 75 71 18 01-10-2008 2 454,32 -2,38 17.655 17.695.590 649.845.000 53 87 23 01-10-2008 1 463,26 6,56 6.220 6.101.220 214.981.000 83 50 28 30-09-2008 3 456,70 -22,30 4.611 4.733.900 181.593.000 0 163 1 30-09-2008 2 456,77 -22,23 4.014 3.811.350 149.958.000 0 162 0 30-09-2008 1 457,26 -21,74 1.778 1.555.980 48.734.000 1 149 4 29-09-2008 3 479,00 -4,81 18.208 18.940.310 742.314.000 31 118 15 29-09-2008 2 475,43 -8,38 15.203 15.077.370 570.111.000 28 107 27 29-09-2008 1 476,72 -7,09 5.013 4.712.870 181.703.000 22 103 31 Về diễn biến giao dịch trong tuần với ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng và tín hiệu hoảng hốt của nhà đầu tư khối lượng giao dịch ở mức trung bình khoảng 18 triệu cổ phiếu được giao dịch và đặc biệt là ngày 30/9 với tâm lý lo sợ và mức cung quá lớn trong khi cầu chỉ đạt 4.4 triệu đơn vị được khớp trong đó nhà đầu tư nước ngoài khớp trên một triệu đơn vị ( theo bảng số liệu phía dưới).vào ngày 30 trong khi nhà đầu tư bán ra áp đảo thì nhà đầu tư nước ngoài lại có xu hưóng tích lũy nhưng ngay sau ngày 30/09 do thị trường có xu hướng quá tiêu cực nhà đầu tư nước ngoài đã sảy ra tình trạng bán tháo lấn áp lệnh mua vào. Bảng khối lượng giao dịch các chứng khoán trong tuần: Ngày giao dịch 29/09/2008 30/09/2008 01/10/2008 02/10/2008 03/10/2008 Giao dịch thị trường Cổ phiếu 18,454,240 4,411,610 18,864,690 15,166,458 Chứng chỉ quỹ 485,730 322,290 965,780 494,250 Trái phiếu 340 0 331 0 Tổng cộng 18,940,310 4,733,900 19,830,801 15,660,708 Giao dịch NDTNN Mua 3,881,680 1,519,300 1,035,770 935,130 Bán 1,391,270 625,820 1,752,920 2,754,310 Chênh lệch 2,490,410 893,480 -717,150 -1,819,180 Thống kê Tăng Trong đó: tăng trần 31 10 0 0 73 17 120 45 Giảm trong đó: giảm sàn 114 43 159 156 71 13 25 3 Chênh lệch -83 -159 2 95 Tình hình đặt lệnh 13,838 3,088 20,639 18,111 Tổng số lệnh mua 19,153 26,658 13,389 10,494 Tổng số lệnh bán -5,315 -23,570 7,250 7,617 Chênh lệch 27,298,040 4,090,950 34,396,230 29,323,440 Khối lượng đặt mua 38,271,040 73,255,280 31,342,910 22,888,190 Khối lượng đặt bán -10,973,000 -69,164,330 3,053,320 6,435,250 (theo số liệu của www.sbsc.com.vn) 2. Phân tích thông tin về PVD 2.1. Phân tích cơ bản * Các yếu tố có tính Phi hệ thống. - Phân tích các chỉ số về Doanh lợi : + ROA của PVD là : 17.79% + ROE 44.98% + EPS 6528 + P/E 14.09 - Phân tích các chỉ số về Rủi ro : + Hệ số thanh khoản hiện hành = Vốn lưu động / nợ ngắn hạn = 2,175,038 / 1,140,412 =1.9 + Hệ số nợ = nợ / tổng tài sản = 2,950,126 / 5,614,069 = 0.525 + Hệ số nợ trên vốn chủ (D/E) = 2,950,126 / 2,159,659 = 1.366 - So sánh cổ phiếu PVD với PVS,PVI, VSP,..so sánh cùng ngành và với 50 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị truờng Với PVD P/E ở mức 14.09 so với chỉ số của các cố phiếu cùng ngành như PVI(10.42),VSP(5.39) và so với P/E(10.02) của 50 cổ phiếu lớn nhất thị trường thì có thể khẳng định về định lượng thì cổ phiếu PVD ở mức cao hơn thị trường và cao hơn một số cổ phiếu đối thủ nhưng với việc công bố lợi nhuận 8 tháng đầu năm tốt thì PVD vẫn là cổ phiếu khá được mong đợi hơn nữa cơ cấu vốn hợp lý với hệ số nợ 0.5 và hệ số thanh khoản hiện tại là 1.9 đã cho thấy tính rủi ro của mã này là mức chấp nhận được những yếu tố tốt này càng tạo lên tính thanh khoản trên thị trường của PVD. - Các thông tin nội bộ : lợi nhuận quý,biến động cõ cấu quản lý trong công ty, đánh giá của các tổ chức tín nhiệm đến PVD,tin giao dịch cổ phiếu nội bộ...pvd sát nhập + Với việc công bố lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm 675 tỷ đồng, đạt 96% kế hoạch cả năm.đã tạo ra niềm kỳ vọng to lớn cho cổ phiếu PVD đặc biệt là ngành có lợi thế kinh doanh trong thời kỳ khó khăn kinh tế vì vậy trong rỏ của nhà đầu tư thì mã PVD vẫn là lựa chọn ưu tiên đặc biệt hơn nữa là khi Standard & Poor's vừa xây dựng chỉ số S&P Vietnam 10 cung cấp tới các nhà đầu tư quốc tế những Cty có giá trị vốn hóa lớn và tính thanh khoản tốt nhất Việt Nam hiện nay thì PVD đã có được vị trí xứng đáng khi đứng ở vị trí thứ 3 trong tín nhiệm đầu tư của các tổ chức quốc tế để "được chọn" vào trong chỉ số này, các công ty phải có giá trị vốn hóa điều chỉnh trên 50 triệu USD và giá trị giao dịch trung bình/ngày trong 03 tháng phải trên 250.000 USD. điều này lại càng khẳng định chắc chắn vào lợi nhuận kỳ vọng cũng như một chiến lược kinh doanh thuận lợi mà PVD có được ngoài ra nhưng thông tin nội bộ như các cổ đông trong công ty đã kết thúc giao dịch bán nhưng bên cạnh thông tin thuận lợi trên cổ phiếu này có thêm một gánh áp lực nhưng theo giới đầu tư thì đây sẽ không phải là gánh nặng lớn cho cổ phiếu này khi mà PVDrilling (PVD) đưa ra kế hoạch sát nhâp với PVD invest theo thông tin tin thì đây là cuộc sát nhập đầu tin trên thị trường chứng khoán việt nam do vậy được sự quan tâm rất nhiều của nhà đầu tư đặc biệt khi mà cổ phiếu hiện tại của PVD invest thấp hơn 5 lần so với cổ phiếu PVD hiện tại mặc dù sát nhập làm pha loãng cổ phiếu nhưng cuộc sát này sẽ tính đến một tỷ lệ chia phù hợp nhất đảm bảo quyền lợi sở hữu PVD. * Các yếu tố có tính Hệ thống - Các yếu tố như: lãi suất, lạm phát, CPI, giá xăng, điện, nhiên liệu. IPO, giá vàng Trong tình trạng khủng hoảng tài chính diễn ra cùng với tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư, thị trường tài chính thế giới đang trong tình trạng lao đao đã làm điêu đứng thị trường chứng khoán của việt nam. Nhưng cùng với tin sấu đó, thị trường đã có những thông tin tốt giúp chấn an phần nào cho nhà đầu tư như chỉ số CPI tháng 9 ở mức thấp 0.18%, giá xăng thế giới và nhiên liệu đã giảm nhiều và đặc biệt lãi suất giảm qua các tin tốt trên có thể đây sẽ là giá đỡ tâm lý cho nhà đầu tư trên thị trường việt nam mà tín hiệu rõ nhất phản ứng chính là sau ngày 30/09 chỉ số Vnindex đã tăng ở phiên đầu. Với sự kỳ vọng vào sự thuyết phục quốc hội mỹ vào cuối và đầu tuần tới hy vọng chính sách hỗ trợ thị trường tài chính mỹ được thông qua sẽ là bệ phóng cho thị trường khi mà giá cổ phiếu đã rơi xuống mức thấp và tâm lý kỳ vọng lợi nhuận lớn từ sự tụt giảm này sẽ là dịp cho thị trường cất cánh. Nhưng bên cạnh yếu tố thuận lợi trên thị trường có những diễn biết hết sức áp lực ở trong nước như các đại gia sắp liên yết như VCB, HAGL, thép hoa sen hay tập đoàn bảo việt hơn thế nữa sau cú lăn lội từ cơn bão tài chính mỹ các nhà đầu tư đã đi tìm nơi trú ẩn an toàn từ thị trường vàng và được coi là miếng bánh ngon trong thời kỳ giông bão điển hình là ngày 30/09 giá vàng trong nước SCJ được niêm yết mức 18,06-18.18 tức tăng 260.000-290.000 đồng/lượng so với ngày 29/09 lý do chính của việc tăng giá này chính là việc nhà đầu tư đã bán tháo và chuyển sang vàng đã làm thị trường vàng đẩy giá cao và một phần các ngân hàng lớn đã không bán vàng .có thể thấy thị trường vàng ngày càng trở lên hấp dẫn trong khi thị trường tài chính ảm đạm và đấy chính là áp lực lớn cho việc đánh thức thị trường chứng khoán. - Ðánh giá tình hinh kinh tế( tài chính) thế giới đến thị trường Việt Nam đặc biệt là xem xét thêm các chỉ số như : Nasdaq, S&P 500, Dow ( Của USA), FTSE ( của England), Nikkei ( Japan) từ đó đưa ra nhận định, tác động và sự hỗ trợ tài chính của chính phủ và các tổ chức tài chính Với tình hình kinh thế giới khó khăn cụ thể là sự đổ vỡ của các ngân hàng như Morgan Chase hay sự quốc hóa AIG, sự phá sản của Washington Mutuals và sự tuyên bố phá sản và khó khăn tài chính của hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính lý do chính giải thích điều này là họ đã cho vay tín dụng thế chấp bất động sản quá mức với vòng quay tín dụng trên 10 lần đã dẫn tới khi thị trường bất động sản đổ vỡ thì kéo theo hệ thống ngân hàng cũng cùng sụt đổ dô vậy các tổ chức này cần sự giúp đỡ từ chính phủ nhưng khi các nghị sỹ mỹ nói không với khoản cứu vãn 700 tỷ USD vào ngày 30/09 thì thị trường chứng khoán đã trong tình trạng rơi tự do khi mà các chỉ số Dow, S&P, Nasdaq đã lần lượt ghi kỷ lục giảm giá tạo ra đợt sóng thần lan tỏa sang các châu lục khác khi các cổ phiếu của châu âu và châu á kéo nhau tụt giá.Tại thị trường chứng khoán Việt nam bầu không khí ngột ngạt cũng diễn ra khi mà các lệnh bán được ồ ạt đưa ra ở giá sàn đã tạo ra sự ám ảnh cho nhà đầu tư 2.2. Phân tích kỹ thuật. Đây là một tuần khó khăn về khối lượng giao dịch của toàn thị trường nhưng cổ phiếu PVD vẫn duy trì được sức thanh khoản của mình. Đặc biệt là trong các ngày 29/9, 01/10,02/10 khối lượng giao dịch ở mức cao và vượt mức trung bình. Có thể dấu hiệu này cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư với cổ phiếu dầu khí này đặc biệt là khi giá của PVD tương đối thấp so với các tuần trước đây và một phần khi PVD vừa chính thức công bố trong 8 tháng đầu năm nay, PV Drilling đạt 2.335 tỷ đồng, đạt 78% kế hoạch cả năm, lợi nhuận sau thuế đạt 675 tỷ đồng, tương đương 96% kế hoạch cả năm.Với tin lợi nhuận kỳ vọng này nhà đầu tư gia tăng tích lũy nếu khả năng thị trường có tin hiệu tăng trong tuần tới cổ phiếu này sẽ có đạt ngưỡng giá dương. . Bảng diễn biến giao dịch cổ phiếu PVD trong 2 tuần liên tiếp: Ngày Thay đổi (+-/%) Giá mở cửa Giá cao nhất Giá thấp nhất tiá đóng cửa Giá bình quân Giá đóng cửa điều chỉnh Khối lượng GD 03/10/2008 -1 (-1.08%)   90 93.5 90 92 91.14 92 155,390 02/10/2008 -4 (-4.12%)   97 99 93 93 94.88 93 525,920 01/10/2008 -1 (-1.02%)   99 100 93.5 97 97.32 97 299,110 30/09/2008 -5 (-4.85%)   98 98 98 98 98.07 98 3,630 29/09/2008 +4 (+4.04%)   103 103 99 103 102.64 103 562,510 26/09/2008 +4.5 (+4.76%)   99 99 96 99 98.68 99 511,250 25/09/2008 +4.5 (+5%)   92 94.5 91 94.5 93.29 94.5 422,360 24/09/2008 +0.5 (+0.56%)   93.5 93.5 89 90 91.46 90 317,160 23/09/2008 +4 (+4.68%)   87.5 89.5 85.5 89.5 87.77 89.5 650,200 22/09/2008 +4 (+4.91%)   85.5 85.5 85.5 85.5 85.5 85.5 290,500 Với giá cao nhất 52 tuần là 144 và ngày cao đỉnh điểm trong tuần là 103 hiện tại giá 90 có nghĩa là PVD đã mất 14% giá trị sau 4 ngày giảm liên tiếp trong tuần tới khả năng nếu PVD tăng chỉ giao động ở ngưỡng 100 đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư đón giá xuống dưới 90 và chốt lãi trên 10% ở giá 100. Bảng giao dịch nhà đầu tư nước ngoài của mã PVD(theo SBSC) Ngày KL được phép SH KL còn được phép mua Mua Bán Khối lượng mua Giá trị Khối lượng bán Giá trị 03/10/2008 64,762,077 24,591,264 332,510 30,546,780,000 370,930 34,056,330,000 02/10/2008 64,762,077 24,552,844 22,870 2,132,920,000 355,770 33,571,760,000 01/10/2008 64,762,077 24,219,944 20,580 1,989,180,000 115,320 11,246,835,000 30/09/2008 64,762,077 24,125,204 2,000 196,000,000 0 0 29/09/2008 64,762,077 24,127,204 317,560 32,628,150,000 3,060 310,080,000 26/09/2008 64,762,077 24,441,704 188,000 18,533,780,000 149,290 14,716,730,000 25/09/2008 64,762,077 24,480,414 323,220 30,084,370,000 36,310 3,370,270,000 24/09/2008 64,762,077 24,767,324 215,050 19,705,915,000 114,470 10,472,500,000 23/09/2008 64,762,077 24,867,904 483,160 42,346,615,000 109,500 9,663,250,000 22/09/2008 64,762,077 25,241,564 81,720 6,987,060,000 12,190 1,042,245,000 - Cùng với vòng diễn biến của thị trường cổ phiếu PVD dưới tay nhà đầu tư nước ngoài cũng trong vòng soáy chung thị trường khi vào các ngày mồng 1,2,3 đã đẩy họ vào tâm lý buộc bán do vậy vào ngày này khối lượng bán đã áp đảo so với khối lượng mua vào rõ ràng nhất là khối lượng bán gấp 5 lần khối lượng mua ở giá sàn vào ngày mồng 1 và gấp 16 lần vào ngày mồng 2,nhưng cũng ngay ngày cuối tuần khối lượng mua vào bán ra của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng đột biến với khối lượng lớn nhất sau hơn hai tuần ở mức trên 300 nghìn cổ phiếu được giao dịch. Điều này một lần nữa khẳng định nhà đầu tư nước ngoài đã tin tưởng một triển vọng khả quan vào tuần tới các yếu tố về lượng này đã tạo ra một tín hiệu tốt về thị trường trong tuần tới. IV. Dự báo và Khuyến nghị. - Ðánh giá kịch bản của thị trường và cổ phiếu PVD dự kiến của tuần tới dựa trên thông tin đã phân tích: Với những lo ngại từ cú sốc ngày 30/9, nhưng xu hướng giảm đã dao động với biên độ nhỏ dần đặc biệt là ngay sau đó ngày 01/10 cổ phiếu đã lên giá điều này đã khẳng định giá chứng khoán đã giảm quá sâu và sẽ sảy ra một xu hướng mới, đặc biệt là các cổ phiếu bluechips đã xuống khá sâu nếu trong tuần các cổ phiếu bluechips này lên giá thì thị trường sẽ có xu hưóng đảo chiều đặc biệt trong đó có cổ phiếu PVD với tin tốt từ hoạt động kinh doanh khi cổ phiếu này đạt lợi nhuận 8 tháng đầu năm 675 tỷ tương đương với hoàn thành 96% kế hoạch năm ngoài ra có tin hỗ trợ từ lãi suất giảm và giá dầu xuống và PVD được S&P bình chọn cổ phiếu có tính thanh khoản thư 3 thị trường. Theo dự đoán có khả năng những phiên giao dịch trong một hai ngày đầu tuần tới có xu hướng giảm do vẫn còn ám ảnh tâm lý tuần vừa rồi và sẽ tăng vào cuối tuần đặc biệt là khi quốc hội mỹ thông qua kế hoạch cứu vãn thị trường, đây sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư đón lấy để lướt sóng truy tìm lãi. Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí ( Mã cổ phiếu PVD ) Từ ngày 3/10/2008 – 10/10/2008 I. Đánh giá xu hướng thị trường ( Từ 03/10/2008 – 10/10/2008) 1. Thông tin chung Có thể nói sắc đỏ gần như phủ kín bức tranh chứng khoán tuần qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã sụt giảm mạnh ngay trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi cổ phiếu đồng loạt giảm giá với nhiều mã xuống mức giá sàn. - Ngay khi kết thúc giao dịch đợt 1 ngày (06/10), VN-Index đã giảm ngay 15,44 điểm và chỉ có hơn 3 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Sang đợt khớp lệnh liên tục, bên mua chậm lại trong khi đó lệnh đặt bán xuất hiện nhiều hơn khiến VN-Index rời xa ngưỡng 450 điểm khi để giảm 18,49 điểm.Kết thúc phiên VN-Index chung cuộc giảm mạnh 18,43 điểm (tương đương giảm 4,07 %) xuống còn 433,71 điểm. Trong tổng số 164 mã niêm yết trên Hose có vỏn vẹn 10 mã tăng giá (trong đó 3 mã tăng trần), 7 mã giữ mức tham chiếu (trong đó 2 mã không có giao dịch) và 145 mã giảm giá (trong đó 114 mã giảm sàn). Tương tự, trên sàn Hà Nội cũng là một phiên giảm sàn đồng loạt của nhiều cổ phiếu lớn nhỏ. Kết quả này kéo HASTC-Index giảm mạnh, mất tới 8,64 điểm (5,68%), xuống còn 143,38 điểm. Khối lượng giao dịch tại đây tăng nhẹ lên gần 8,3 triệu cổ phiếu, trị giá 274 tỷ đồng. - Sang đến ngày 07/10/2008 thì sự chao đảo của thị trường chứng khoán thế giới khiến chứng khoán trong nước tiếp tục giảm mạnh và ảm đạm. Các thị trường chứng khoán trên khắp thế giới sụt giá mạnh vì mối lo ngại là sắp có thêm những thiệt hại lớn phát sinh từ vụ khủng hoảng tín dụng và tình trạng suy yếu của kinh tế toàn cầu. Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đánh dấu kỳ khủng hoảng lần này bằng sự kiện giảm hơn 5% và xuống dưới mức 10.000 điểm lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua. Chỉ số này có lúc giảm tới trên 650 điểm và gượng trở lại vào cuối ngày, nhưng mốc 10.000 điểm đã mất. Các chỉ số ở thị trường Anh và Nhật Bản cũng giảm tới mức thấp nhất trong 4 năm; hầu hết các thị trường chính trên khắp thế giới đều sụt hơn 5%. Tại Nga và Brazil, cơ quan quản lý thị trường buộc phải tạm ngưng giao dịch sau khi các chỉ số chính giảm hơn 10%. Diễn biến trên càng tăng thêm sức ảnh hưởng, đặc biệt về mặt tâm lý, đối với thị trường trong nước. Và trong phiên hôm nay, giá trị hỗ trợ 420 điểm của VN-Index trở nên nhạt nhòa, dù trước đó đã 4 lần hỗ trợ thành công, khi giá cổ phiếu lớn nhỏ tiếp tục lao dốc. Trên sàn Tp.HCM, chỉ 6 mã tăng giá, 5 mã giữ được giá tham chiếu, trên 90% mã còn lại đều đồng loạt giảm giá sàn. Ngay qua đợt 1, VN-Index đã giảm tới 20,08 điểm, mốc hỗ trợ 420 điểm dễ dàng bị phá vỡ. Đó cũng là mức điểm giảm mạnh nhất của phiên. Đóng cửa, chỉ số VN-Index chỉ còn 414,24 điểm, giảm thêm 19,47 điểm (4,48%). Qua phiên này, mốc 400 điểm đã gần kề. Nếu VN-Index không trụ được ở mốc điểm này, thị trường có thể sẽ trở về với đỉnh điểm lo ngại trong những ngày giữa tháng 6 vừa qua, khi VN-Index xuống đáy 366 điểm.. Trên sàn Hà Nội, khối lượng giao dịch cũng ở mức thấp, chỉ đạt 7 triệu cổ phiếu với 211,3 tỷ đồng giá trị. Chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm mạnh, xuống còn 134,98 điểm, mất 8,4 điểm (5,68%). Tại đây chỉ có 9 cổ phiếu tăng giá, 7 mã không có giao dịch, còn lại các cổ phiếu lớn nhỏ đều đồng loạt giảm giá mạnh. - Ngày 8/10/2008 Vẫn là đà giảm mạnh của chỉ số chung, nhưng diễn biến và kết quả giao dịch đã có những khác biệt so với hai phiên đầu tuần. Bước vào phiên giao dịch hôm nay, diễn biến trên thị trường thế giới, đặc biệt là chứng khoán Mỹ, vẫn là một cơ sở để nhiều nhà đầu tư tham khảo. Và sự suy thoái nối tiếp ở thị trường Mỹ trong ngày 7/10 càng tạo thêm áp lực tâm lý chung. Theo thống kê từ HOSE, phiên sáng nay khối đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh bán ra với khối lượng vượt trội so với lượng mua vào. Họ bán ra trên 3 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, ứng với giá trị gần 120 tỷ đồng; trong khi đó họ chỉ mua vào hơn 1,6 triệu đơn vị với gần 73 tỷ đồng. Đó cũng là sự khác biệt lớn của phiên hôm nay so với giao dịch cầm chừng của khối đầu tư nước ngoài trong những phiên gần đây. Khối ngoại đẩy mạnh bán ra và thành công ở khối lượng lớn. Thành công đó có trong một phiên tính thanh khoản được cải thiện. Khối lượng giao dịch toàn phiên đã tạo đột biến so với phiên liền trước, từ hơn 10 triệu đơn vị lên trên 17 triệu đơn vị; giá trị giao dịch phiên này đạt 580 tỷ đồng. Đây cũng là một khác biệt so với những phiên ảm đảm vừa qua. Trên bảng điện tử, dư mua cũng đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Trong giao dịch thỏa thuận, khối lượng chuyển nhượng thành công cũng tạo một không khí mới khi có 2,15 triệu đơn vị, gấp khoảng 4 lần những phiên vừa qua, với 155,5 tỷ đồng giá trị. Dư mua trong giao dịch thỏa thuận tiếp tục nối dài, khối lượng lớn như trong 2 phiên trước đó. Một điểm khác biệt đáng chú ý khác là mật độ giá sàn cũng đã giảm bớt, nhiều cổ phiếu lớn đã có hơi hướng bám trụ, lượng mã tăng cũng đã nhiều hơn. Những tên tuổi lớn như FPT, STB, SSI, HPG, ITA, VPL, REE, SAM, SJS… vẫn chưa thoát khỏi đà giảm sàn. Nhưng những cổ phiếu lớn khác như DPM, VIC, PVD, PPC, VSH, VNM, DHG đã gượng lại, tránh giá sàn, thậm chí chỉ giảm nhẹ như DPM (giảm 500 đồng/cổ phiếu), hay trụ thành công ở giá tham chiếu như VNM và DHG.Tính chung vẫn có tới 127 mã giảm, 12 mã giữ giá tham chiếu, 1 mã không có giao dịch và 24 mã tăng giá. Trong phiên hôm nay, một điểm hẹn chú ý của giới đầu tư là mốc 400 điểm của VN-Index. Trước đà lao dốc mạnh 3 phiên trước đó, mốc điểm này trở nên mong manh. Và ngay trong đợt 1, VN-Index đã xuống dưới 400 điểm, còn 397,2 điểm khi mất tới 17,04 điểm. Tuy nhiên, từ đợt 2, với sự gắng gượng của nhiều cổ phiếu lớn, VN-Index trở lại với mốc 400 điểm; kết thúc phiên ở mức 401,33 điểm, giảm chung cuộc 12,91 điểm. Tại sàn Hà Nội, giao dịch cũng đã có chuyển biến khi khối lượng đã tăng trở lại mốc 10._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25047.doc