Thẻ tín dụng quốc tế, ứng dụng tại Việt Nam, hiện thực, triển vọng & thách thức

mục lục LờI Mở ĐầU Trong những năm gần đây, với sự hội nhập kinh tế của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới (đặc biệt là việc gia nhập WTO) đã thúc đẩy các giao dịch thương mại phát triển một cách nhanh chóng, dẫn đến việc lưu chuyển tiền mặt tăng đòi hỏi các ngân hàng phải có những biện pháp cải tiến trong quản lí nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phù hợp với xu thế của thời đại. Việc ra đời thẻ tín dụng quốc tế cũng là một trong những chủ trương lớn của ngân hàng nhà nước nhằ

doc14 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1549 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thẻ tín dụng quốc tế, ứng dụng tại Việt Nam, hiện thực, triển vọng & thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán các giao dịch thương mại, giảm bớt chi phí đi lại, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Đứng về phía các ngân hàng thương mại, chủ trương này tạo ra một hình thức huy động vốn mới, tập trung các nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư vào các tài khoản cá nhân để đầu tư phát triển. Song thực tế cho thấy, thẻ tín dụng quốc tế hiện nay chỉ phục vụ chủ yếu cho đối tượng khách du lịch đến Việt Nam tiêu dùng và một số ít dân cư có tiềm năng về tài chính, do đó nó chưa thật sự có ý nghĩa đối với người Việt Nam. Bởi vậy, em lựa chọn đề tài về thẻ tín dụng quốc tế nhằm nêu lên thực trạng của dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế tại Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp cho việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai ở Việt Nam. Trong quá trình hoàn thành đề tài, em vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy. Em xin chân thành cảm ơn. Thẻ tín dụng quốc tế, ứng dụng tại Việt Nam, hiện thực, triển vọng và thách thức I. Khái niệm, phân loại, tác dụng của thẻ thanh toán: 1. Khái niệm: Thẻ thanh toán là một phương tiện chi trả hiện đại ra đời từ đầu thế kỉ XX. Nó là một phương tiện thanh toán mà người chủ thẻ có thể rút tiền mặt, hoặc thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Việc thanh toán thực hiện bằng các loại máy đặc biệt lắp đặt tại các cửa hàng như: máy chà hoá đơn, máy xử lí cấp ghép tự động được nối mạng trực tiếp với trung tâm xử lí thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ là các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ mà ở đó có lắp đặt các thiết bị phục vụ thanh toán bằng thẻ. 2. Phân loại thẻ thanh toán: 2.1. Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ khắc chữ nổi Thẻ băng từ Thẻ thông minh 2.2. Phân loại theo chủ thể phát hành: Thẻ do ngân hàng phát hành Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành 2.3. Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ: Thẻ tín dụng (Credit card) Thẻ ghi nợ (Debit card): thẻ Pink card Thẻ rút tiền mặt (Cash card): Bao gồm thẻ Master card và Visa card. Loại thẻ này dùng cho các đối tượng đi du lịch và du học... 2.4. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ: Thẻ trong nước Thẻ quốc tế 3. Tác dụng của thẻ thanh toán: 3.1. Đối với người sử dụng: Thẻ thanh toán là một phương tiện chi trả hiện đại có thể sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ rút tiền mặt tại các quầy thanh toán của ngân hàng hay tại các máy rút tiền tự động rất tiện lợi. Sử dụng thẻ thanh toán an toàn hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác như tiền mặt, sec... Khi thẻ bị mất người nhặt được thẻ cũng khó sử dụng. Mặt khác thẻ thanh toán quốc tế có thể sử dụng trên toàn cầu, do đó rất tiện lợi cho người sử dụng đi công tác hay đi du lịch quốc tế. Đồng thời thanh toán bằng thẻ có thể giúp cho người chủ thẻ có thể sử dụng được nguồn tín dụng do ngân hàng cung cấp, cũng như tạo nên vẻ văn minh lịch sự cho khách hàng khi thanh toán. 3.2. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: Việc áp dụng thẻ cho phép các ngân hàng phát hành đưa ra các dịch vụ mới cho khách hàng, là phương tiện tối ưu để hấp dẫn khách hàng mới và tăng thêm thu nhập cho ngân hàng từ các phí phát hành thẻ. Mặt khác đây là một loại tín dụng tiêu dùng hiện đại, góp phần đa dạng hoá hình thức kinh doanh của ngân hàng, mở rộng hoạt động của ngân hàng trên toàn cầu. 3.3. Đối với ngân hàng phát hành: Được hưởng hoa hồng phí khi làm đại lí thanh toán cho ngân hàng phát hành. Một mặt nhờ làm trung gian thanh toán thẻ nên ngân hàng thanh toán giữ được khách hàng là những nhà buôn bán lẻ. Nếu họ không làm điều này thì những người buôn bán lẻ sẽ chuyển tài khoản của họ sang ngân hàng phát hành hay ngân hàng khác. 3.4. Đối với xã hội: Việc thanh toán bằng thẻ làm giảm nhu cầu giữ tiền mặt, giảm lượng tiền mặt lưu thông, dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và phát hành tiền. Sử dụng thẻ giải quyết được tình trạng bất tiện nếu dùng tiền mặt như mất vệ sinh, không an toàn, không tiện lợi... Nhìn chung thẻ thanh toán còn thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển với nhịp độ nhanh hơn nhờ khuyến khích tiêu dùng cá nhân của các tầng lớp dân cư có thu nhập ổn định. II. Thẻ tín dụng quốc tế: 1. Giới thiệu chung về thẻ tín dụng quốc tế: Thẻ tín dụng quốc tế (Visa & Master card) là một phương tiện thanh toán hàng hoá dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ và rút tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt (có trưng bày biểu tượng Visa & Master card) trên toàn thế giới. 1.1.Hạn mức tín dụng phong phú nhất - Visa xanh và thẻ Master card xanh: Hạn mức dưới 10 triệu VNĐ - Visa classic và classic Master card: 10 - 60 triệu VNĐ - Visa Gold và Gold Master card: 60 – 100 triệu VNĐ Lãi xuất 12 tháng trên sổ kí quỹ. 1.2.Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế: - Lãnh đạo các bộ, ban nghành, chủ doanh nghiệp, thương nhân. - Cán bộ nhân viên có thu nhập cao. - Học sinh, sinh viên đi học xa nhà và du học ở nước ngoài. - Khách hàng thường xuyên đi du lịch và công tác ở nước ngoài. - Khách hàng công ty, doanh nghiệp... 1.3.Phạm vi sử dụng thẻ: - Hơn 9000 đại lí chấp nhận thẻ tại Việt Nam. - Hơn 25 triệu đại lí chấp nhận thẻ trên toàn thế giới. - Rút tiền mặt tại 1 triệu điểm rút tiền mặt và hơn 500000 máy giao dịch tự động trên toàn thế giới. - Thực hiện giao dịch bằng bất kì loại tiền tệ nào trên toàn thế giới.. 1.4.Tiện ích của thẻ tín dụng quốc tế: - Giảm rủi ro mang theo tiền mặt. - Quản lí kế hoạch chi tiêu cá nhân qua các sao kê giao dịch hàng tháng. - Được vay hỗ trợ tài chính khi đi công tác du học. - Dễ dàng đặt tua du lịch, khách sạn, nhà hàng. - Thay thế các khoản tạm ứng, công tác phí bằng tiền mặt của cán bộ khi đi công tác. 2. Thực trạng áp dụng thẻ tín dụng quốc tế tại Việt Nam hiện nay: Những yếu tố chính tác động đến việc mở rộng thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù với nhiều tiện ích nhưng thực trạng ở nước ta hiện nay cho thấy việc áp dụng chương trình thẻ thanh toán phải đương đầu với rất nhiều khó khăn. Những yếu tố chính tác động đến việc mở rộng thẻ hiện nay là thu nhập thói quen và sự tự giác (trong đó cả trình độ dân trí) môi trường thanh toán, môi trường pháp lí và cả chất lượng các dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Về thu nhập Rõ ràng là có sự phân hoá mạnh trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Một bộ phận nhỏ những người rất giàu và một bộ phận lớn những người rất nghèo, trong khi ở nước ngoài mức sống chung là tương đối cao và khá bình quân nên họ sẽ tiêu thụ nhiều hàng hoá, nhu cầu đi du lịch, giải trí sẽ cao hơn so với Việt Nam. Vì vậy thẻ tín dụng quốc tế là một công cụ rất hữu ích và thuận tiện trong việc thanh toán thay cho tiền mặt trong các giao dịch thương mại. Về trình độ dân trí Nói chung là khá thấp, người dân không quen tiếp cận với những hình thức thanh toán hiện đại ở ngân hàng, khó thích nghi ngay và ngại tìm hiểu. Đặc biệt là một bộ phận người Hoa, họ có thu nhập cao và hoạt động kinh doanh rất sôi nổi, tuy nhiên trình độ dân trí thấp nên họ chỉ áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt với nhau. Về môi trường thanh toán Cũng được xem là một yếu tố quan trọng. Chúng ta thường vấp phải môi trường khó khăn là điều kiện môi trường không hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Chẳng hạn có nhiều ngân hàng làm đại lí thanh toán, nhưng quá ít nơi chấp nhận thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ bằng thẻ. Một khi khách hàng đã nua thẻ nhưng chẳng thể sử dụng ở những nơi họ cần thì họ không thích sử dụng thẻ nữa vì khi đó thẻ thanh toán chẳng mang lại sự tiện lợi nào cả. Về môi trường pháp lí Cũng chưa được hoàn thiện, chưa được bổ sung đầy đủ và chưa đủ hiệu lực để đảm bảo an toàn khi có tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện. Về phía ngân hàng Đôi khi thủ tục chưa đến mức tiện lợi cao cũng làm hạn chế người sử dụng thẻ. Mặt khác, ngân hàng của chúng ta lại gặp khó khăn về vốn khi triển khai lắp đặt máy móc phục vụ thanh toán thẻ, về việc bảo dưỡng hệ thống thiết bị phục vụ thanh toán. Khi máy móc có sự cố, nếu ta chưa sửa chữa đựơc phải thuê chuyên gia nước ngoài thì chi phí lại đắt. Như vậy, việc phát hành và thanh toán thẻ cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết khi phát triển dịch vụ này. Những kết quả đã đạt được Trong xu thế phát triển ngân hàng công nghệ hiện nay, các ngân hàng thương mại đang chạy đua phát minh và sử dụng những phương tiện thanh toán hiện đại nhất vì những nguồn lợi thu từ những dịch vụ thanh toán đang chiếm ưu thế hơn so với những bộ phận khác. ở Việt Nam đây được xem là chiến lược phát triển của cộng đồng các ngân hàng trong thời gian tới. Đối với dịch vụ thẻ thanh toán, tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ trong năm 1996 đã có 4 ngân hàng là thành viên chính thức của hiệp hội Master card. Đó là ngân hàng á Châu, Vietcombank, Eximbank và First Vinabank. Bên cạnh đó còn nhiều ngân hàng khác làm đại lí thanh toán thẻ như: ngân hàng Đầu tư phát triển, ngân hàng Công thương Sài Gòn... Đây là điểm rất thuận lợi cho việc triển khai chương trình thẻ: việc phát hành, quảng cáo, thanh toán... sẽ không còn do một vài ngân hàng đơn độc thực hiện nữa mà sẽ có nhiều ngân hàng cùng tham gia, cùng cạnh tranh. Điều đó tạo cơ hội cho dịch vụ thẻ lan rộng đến cộng đồng dân cư và ngày càng trở nên thông dụng trong thanh toán. 3. GiảI pháp cho việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế tại việt nam trong tương lai. Với những khó khăn trở ngại trong việc ứng dụng đại trà thẻ thanh toán, việc thay đổi và khắc phục chúng đòi hỏi cả một quá trình, tốn nhiều thời gian và nỗ lực. Do đó, việc mở rộng thanh toán thẻ trong dân cư là công việc lâu dài phải thiện hiện từng bước, phải có thời gian để thử nghiệm, để tạo thói quen và hoàn thiện các môi trường thích hợp. Sau đây là một giải pháp để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong tương lai. 3.1. Tăng cường chính sách tiếp thị, quảng cáo. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán rất mới mẻ đối với người dân Việt Nam. Hiện nay nó chỉ được biết đến trong một bộ phận rất nhỏ trong cộng đồng dân cư, chủ yếu là các cán bộ ngân hàng, một số quan chức Chính phủ, và số ít trong giới tri thức. Vì vậy, muốn cho thẻ thanh toán thật sự là một phương tiện thanh toán phổ biến, thông dụng thì các ngân hàng không thể bỏ qua chính sách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của mình rộng rãi đến mọi tầng lớp. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện các công việc sau: - Đẩy manh quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền thanh, truyền hình) cùng với các panô quảng cáo trên đường phố. - Nên có những chương trình tìm hiểu về thẻ thanh toán trên truyền hình dưới dạng phim khoa học kỹ thuật ngắn hay các buổi hỏi đáp về kinh tế-xã hội. Các chương trình này có thể do ngân hàng tài trợ nhằm giúp cho đa số công chúng – những khách hàng tương lai – có sự hiểu biết cơ bản về thẻ tín dụng quốc tế. - Cần thiết phải có sự phối hợp giữa ngành ngân hàng và ngành giáo dục. Các ngân hàng có thể cử nhân viên của mình đến các trường đại học, trung học chuyên nghiệp để tổ chức nói chuyện chuyên đề: “Tìm hiểu về thẻ tín dụng quốc tế”. Bên cạnh đó cán bộ ngân hàng có thể khéo léo giáo dục các đối tượng này trong việc bảo vệ các máy ATM khi nó được bố trí trên đường phố. - Nên có chiến lược tiếp thị cho những công ty lớn như ngân hàng phối hợp với các công ty này để quảng cáo thẻ cho nhân viên của họ. - Các cơ sở chấp nhận thẻ trong giai đoạn này nên có bảng quảng cáo về việc chấp nhận thẻ thanh toán. Điều này giải thích sự tò mò của khách hàng, mặt khác lại giúp cho người có thẻ dễ dàng trong việc mua sắm. - Ngân hàng Nhà nước nên có sự hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại để khuyến khích các ngân hàng phát miễn phí cho khách hàng của mình những tài liệu mang tính hướng dẫn về thẻ tín dụng quốc tế. Đây cũng là một cách quảng cáo rất hiệu quả. 3.2. Mở rộng hệ thống cơ sở chấp nhận. Có thể nói số lượng cơ sở chấp nhận thẻ hiện nay còn quá ít. Bên cạnh lĩnh vực chính như: nhà hàng, khách sạn lớn, các quầy bán vé máy bay, siêu thị lớn… còn một lĩnh vực rất rộng lớn mà thẻ thanh toán chưa thực sự phát huy tác dụng, đó là các điểm bán hàng hoá, khu vui chơi giải trí, các khách sạn nhỏ… Vì vậy các ngân hàng đang làm đại lý thanh toán thẻ phải có kế hoạch để mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận, có như vậy thì giải pháp thứ nhất mới phát huy hiệu quả. Như vậy để làm được điều này, các ngân hàng phải: - Dành một phần vốn để mua sắm máy móc thiết bị lắp đặt tại cơ sở chấp nhận. - Tăng cường công tác tiếp thị đến nhiều cửa hàng có doanh số tiêu thụ cao, các khu vui chơi giải trí lớn để thuyết phục các nơi này làm cơ sở chấp nhận thẻ. - Chú trọng đầu tư vốn để trang bị máy rút tiền tự động lắp đặt trên những nơi công cộng ở trung tâm thành phố lớn. Nếu có điều kiện, có thể lắp đặt máy này ở mỗi chợ trọng điểm, sẽ rất tiện lợi cho người bình dân trong việc chi tiêu hàng ngày. - Trong tương lai phải chú ý mở rộng mạng lưới cơ sở chấp nhận đến cả những điểm kinh doanh nhỏ, nhà hàng nhỏ, khu nhà trọ có nhiều khách nước ngoài… - Ngoài cơ sở chấp nhận ở các sân bay thì nơi bán vé tàu hoả, tàu thuỷ cần được chú ý khai thác. Thực tế cho thấy lĩnh vực này cũng rất thu hút khách hàng dùng thẻ để thanh toán. Vấn đề đặt ra là ngân hàng phải có vốn mới mở rộng được cơ sở chấp nhận hay thiết lập các máy ATM. Nếu tự mình không đủ làm điều đó thì các ngân hàng có thể liên kết lại với nhau hoặc vay vốn ngân hàng nhà nước hay ngân hàng nước ngoài. Giải pháp này gắn chặt với giải pháp thứ nhất, vì nếu đã thiết lập nhiều nơi chấp nhận thẻ mà không có hay có quá ít người dùng thẻ thì sẽ dẫn đến đồng vốn bỏ ra không mang lại hiệu quả. Có thể ngân hàng chấp nhận hoà vốn hay lỗ rất ít trong hiện tại để thu lợi nhuận trong tương lai. Điều này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của ngân hàng, khả năng nguồn vốn và kể cả trình độ chuyên môn của nhân viên ngân hàng về lĩnh vực ứng dụng thẻ thanh toán. Họ phải thực sự có trình độ để vận hành công việc tại ngân hàng mình và hướng dẫn các cơ sở chấp nhận tuân thủ chặt chẽ những điều kiện trong thanh toán thẻ. 3.3. Đẩy mạnh phát hành thẻ ngân hàng. Để đẩy mạnh việc phát triển thẻ ngân hàng thì ngay từ bây giờ, các ngân hàng cần có kế hoạch đầu tư thật sự về lĩnh vực này cho tương lai. - Các ngân hàng lớn, có nhiều hoạt động nghiệp vụ, có uy tín trên thương trường cần tích luỹ một phần vốn để đầu tư vào công nghệ sản xuất thẻ. Hoặc các ngân hàng dự định sẽ phát hành thẻ trong tương lai mà khả năng tích luỹ còn hạn chế thì có thể liên kết với một vài ngân hàng khác để vạch kế hoạch đầu tư vào công nghệ sản xuất thẻ. - Cần tạo đội ngũ chuyên viên nắm thật vững về hoạt động thẻ để họ có thể bắt tay ngay vào làm việc mà không gặp khó khăn một khi ngân hàng được Nhà nước cho phép phát hành thẻ. - Trước mắt, các ngân hàng đang phát hàng thẻ như: á Châu, Vietcombank… cần tổ chức hội thảo rút kinh nghiệm tìm cho được những hạn chế mà công tác phát hành đang gặp phải, làm thế nào đẩy mạnh doanh số bán hàng cao hơn nữa… Các ngân hàng khác đang là hội viên của Master Card như: Eximbank, First Vinabank phải nhanh chóng triển khai việc phát hành thẻ Master Card, thậm chí có thể đẩy mạnh phát hành thẻ Master Card bằng đồng Việt Nam. 3.4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ. Trong quá trình thanh toán các giao dịch bằng thẻ tín dụng để đảm bảo sự an toàn, tạo ra niềm tin đối với khách hàng thì phải hạn chế các rủi ro về tín dụng, giảm tối thiểu các sai sót trong quá trình giao dịch. Do vậy các ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau: -Đổi mới căn bản hoạt động tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường, nhất là chính sách lãi suất và khách hàng. Đa dạng hoá các nghiệp vụ - kể cả huy động vốn, sử dụng vốn đối với các thành phần kinh tế và dân cư bằng các cơ chế, đòn bẩy linh hoạt theo cung cầu của thị trường và đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận, giảm thấp rủi ro. - Tăng cường đầu tư vào việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại để quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tiến trình đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam và thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hoạt động Ngân hàng. - Củng cố sắp xếp lại hệ thống màng lưới theo hướng tinh gọn, hiệu qủa, phù hợp với mô hình hoạt động của một ngân hàng hiện đại; phát triển các tổ chức màng lưới mới mang tính chất trọng điểm, tập trung vào các khu vực kinh tế sôi động, nhiều tiềm năng phát triển. - Đào tạo và đào tạo lại cán bộ vì con người là nhân tố chính quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh; đào tạo theo hướng cán bộ có đủ những kiến thức và tư duy về kinh tế thị trường hiện đại, thoát ly khỏi cách nghĩ, cách làm của cơ chế quan liêu bao cấp. - Cải cách thủ tục nghiệp vụ trong mọi ngân hàng, thực hiện giao dịch một cửa, áp dụng những qui trình công nghệ mới vào công tác quản lí kinh doanh, dịch vụ ngân hàng. 3.4. Hoàn chỉnh môI trường pháp lý. Hoàn cảnh môi trường pháp lý cũng là vấn đề rất cần thiết để thẻ thanh toán thật sự trở thành phổ biến trong xã hội. Các loại thẻ quốc tế đang lưu hành ở Việt Nam hiện nay mà chủ yếu là các ngân hàng thương làm đại lý thanh toán chịu sự quy định chặt chẽ của các hiệp hội thẻ quốc tế. Đó là các loại thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành còn các loại thẻ do ngân hàng Việt Nam phát hàng thì sẽ vận hàng như thế nào? Có thể nói, ngoài thể lệ quy chế tạm thời về ràng buộc chắc chắn hơn những bên có liên quan. Mặt khác thể lệ của ngân hàng Nhà nước ban hành mang tính chất chung, các ngân hàng thương mại dựa vào đó mà đề ra quy định riêng cho ngân hàng mình về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Đôi khi vì nguồn lợi riêng của ngân hàng mình mà các ngân hàng thương mại làm cho người sử dụng rắc rối trong việc lựa chọn thẻ để sử dụng. Một khi thẻ đã được sử dụng phổ biến và trở thành phương tiện thanh toán hữu hiệu thì một “pháp lệnh về thẻ thanh toán” cũng rất cần. Nó ràng buộc chặt chẽ các bên có liên quan và ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Chúng ta đang kỳ vọng một luật về séc, tại sao không kỳ vọng một luật về thẻ thanh toán nếu mức độ phổ biến của nó không kém phương tiện thanh toán bằng séc. 3.5. Mở rộng thẻ thanh toán do các công ty phát hành. Vấn đề thẻ thanh toán do các công ty phát hành đã trở thành đã trở nên phổ biến ở nước ngoài. Như Anh, Mỹ, Pháp… đã áp dụng từ lâu các loại thẻ của công ty điện thoại, công ty xăng dầu, các tập đoàn kinh tế lớn… phát hành. ở Việt Nam ta thấy điều này còn quá mới đối với dân chúng. Hiện nay có loại thẻ điện thoại là tương đối phổ biến, còn một số lĩnh vực khác mà doanh số thanh toán rất lớn nhưng thẻ chưa thực sự thâm nhập. Như vậy, các công ty nên mạnh dạn hơn trong việc đầu tư hoặc liên kết với ngân hàng phát hành loại thẻ công ty để phục vụ khách hàng, đồng thời đây cũng là một thị trường hứa hẹn nhiều triển vọng. kết luận Việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam đòi hỏi nhiều nỗ lực không chỉ từ phía Nhà nước, các tổ chức tài chính mà quan trọng là từ phía người dân. Người dân cần tự mình nâng cao nhận thức để theo kịp với các công nghệ hiện đại tất yếu đi kèm với quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Chắc chắn trong tương lai, thẻ tín dụngquốc tế sẽ trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam bởi hiện nay nền kinh tế nước ta đang phát triển khá ổn định, sức mua của tiền đồng Việt Nam đã không còn thay đổi thất thường. Công nghệ ngân hàng có nhiều tiến bộ, lòng tin của người dân đối với các dịch vụ ngân hàng ngày càng được củng cố, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện các dịch vụ thanh toán. Mặt khác, công nghệ tin học viễn thông ở Việt Nam đang phát triển mạnh, đây là nhân tố hỗ trợ đắc lực cho việc ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử trong ngân hàng trong đó có thanh toán quốc tế. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng một tương lai tươi sáng đang chờ ở phía trước. tài liệu tham khảo 1. Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam – nxb tài chính. 2. Giáo trình tài chính – trường đại học quản lý và kinh doanh. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0799.doc