Thẻ thông minh - Tiền đề “tiền điện tử” Giải pháp, chiến lược tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh

LỜI NÓI ĐẦU T ại Việt Nam hiện nay nhu cầu sử dụng thẻ ATM trong thanh toán ngày càng tăng cao, tuy nhiên mọi người sử dụng máy ATM mới chỉ hạn chế ở một số chức năng nhất định, vẫn còn nhiều hạn chế trong thanh toán. Mặt khác, các loại thẻ ATM khi ra đời còn tồn tại nhiều bất cập, nhưng nổi cộm nhất là tính bảo mật thong tin cá nhân của người dùng còn thấp, gây ra nhiều loại hình khác nhau của tội phạm thẻ. Khắc phục nhược điểm này, trên thế giới hiện đang phát triển một loại thẻ có gắn ch

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1487 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thẻ thông minh - Tiền đề “tiền điện tử” Giải pháp, chiến lược tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
íp vi sử lý, không chỉ có bộ nhớ siêu việt, con chíp này còn mang lại tính bảo mật rất cao cho người sử dụng cùng với tính năng vô cùng đa dạng gọi là thẻ thông minh. Một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang phát hành loại thẻ này nhằm ứng dụng nhiều trong thanh toán. Mặc dù mang nhiểu tính năng ưu việt như trên song thẻ thông minh hiện chưa thực sự được ứng dụng nhiều và dường như còn nhiểu mới lạ với người sử dụng. Do vậy, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thẻ thông minh – tiền đề cho tiền điện tử”, không chỉ với mục tiêu tìm hiểu về thẻ thông minh mà còn muốn chỉ ra mối liên hệ, giữa việc ứng dụng nhiểu thẻ thông minh trong thanh toán và việc tạo ra tiền điện tử - một xu thế tất yếu của những xã hội hiện đại như Nhật Bản, Mỹ, Anh … Bài tiểu luận của nhóm bao gồm 3 phần: I: Một số vấn đề lý thuyết về thẻ thông minh và tiền điện tử II: Thực trạng việc sử dụng thẻ thông minh và tiền điện tử trong thanh toán tại Việt Nam III: Một số giải pháp, chiến lược tăng cường hiệu quả cung ứng dịch vụ và sử dụng thẻ thông minh, tạo tiền đề cho tiền điện tử tại Việt Nam. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ THẺ THÔNG MINH VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ 1. Khái quát về thẻ thông minh: 1.1. Nguồn gốc ra đời của thẻ thông minh Nguồn gốc ra đời của thẻ thông minh: Hình thức thanh toán thẻ đã và đang trở nên rất phổ biến trên thế giới. Ở các nước tiên tiến, phần lớn các giao dịch mua bán đều được thanh toán bằng thẻ, giao dịch sử dụng tiền mặt rất ít. Thẻ thanh toán đã khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu giao dịch ngày càng khắt khe của khách hàng; tạo niềm tin, uy tín với khách hàng; đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng; thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế của đất nước; phù hợp với xu thế toàn cầu trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế. Loại thẻ thanh toán đầu tiên trên thế giới là Thẻ khắc chữ nổi (EmbossingCard) dựa trên công nghệ khắc chữ nổi. Hiện nay người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo. Loại thứ hai là loại phổ biến và đã được sử dụng hơn 20 năm qua là Thẻ băng từ (Magnetic stripe) dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin đằng sau mặt thẻ. Tuy nhiên, cho đến nay đã bộc lộ một số nhược điểm là thông tin ghi trên thẻ không tự mã hoá được, thẻ chỉ mang thông tin cố định, không gian chứa dữ liệu ít, không áp dụng được kỹ thuật mã hoá, bảo mật thông tin...Công nghệ thẻ từ đã được cải tiến mạnh trong nhiều năm qua để tăng cường khả năng chống lại các hoạt động tội phạm thẻ. Mặc dù vậy, công nghệ này đã phát triển đến đỉnh điểm rất khó có một phương pháp mới chống gian lận hữu hiệu có thể được áp dụng cho chúng nữa. Hiện nay việc sao chép và tạo ra thẻ từ giả không còn phức tạp đối với tội phạm thẻ. Trên thế giới, các ngân hàng vẫn tiếp tục phát hành thẻ từ nhưng bản thân họ rất lo ngại trước những vấn đề rủi ro và gian lận thẻ. Bởi thẻ từ bộc lộ nhiều hạn chế về khả năng an toàn, lưu trữ thông tin cũng như tích hợp các ứng dụng, dịch vụ trên thẻ. Điều này đã khiến các tổ chức thẻ phải nghiên cứu công nghệ mới dành cho thẻ trong thế kỷ 21. Công nghệ thay thế đem lại nhiều lợi điểm là thẻ thông minh sử dụng một con chíp máy tính được gắn lên thẻ nhựa với kích thước tương tự như chiếc thẻ từ. Khác biệt duy nhất mà chủ thẻ thấy được là một vùng kim loại nhỏ trên mặt thẻ, chứa tiếp xúc điện tử. Thẻ thông minh ra đời với những đặc tính ưu việt của nó đã tạo nên bước phát triển mới trong thanh toán điện tử. 1.2. Khái niệm thẻ thông minh Thẻ thông minh (tiếng Anh: smart card hay integrated circuit card - thẻ mạch tích hợp) là loại thẻ nhựa có kích thước đút được trong ví, thường có kích thước của thẻ tín dụng, được gắn một bộ mạch tích hợp có khả năng lưu trữ và xử lý thông tin. Nghĩa là nó có thể nhận dữ liệu, xử lý dữ liệu bằng các ứng dụng thẻ mạch tích hợp, và đưa ra kết quả. Có hai loại thẻ thông minh chính. Các thẻ nhớ (Memory card) chỉ chứa các thành phần bộ nhớ non-volatile, và có thể có một số chức năng bảo mật cụ thể. Thẻ vi xử lý chứa bộ nhớ volatile và các thành phần vi xử lý. Thẻ làm bằng nhựa, thường là PVC, đôi khi ABS. Thẻ có thể chứa một ảnh 3 chiều (hologram) để tránh các vụ lừa đảo. ( Nguồn: Dịch từ Smart Card Handbook_ John Wiley & Sons_1997) So với các loại thẻ từ hiện nay, khả năng kết nối với máy tính của loại chip này cho phép thẻ thông minh thực hiện được nhiều lựa chọn thanh toán và dịch vụ với độ an toàn cao hơn, thuận tiện và nhiều lựa chọn hơn. Thẻ thông minh có thể lưu trữ các thông tin quan trọng, được mã hoá với độ bảo mật cao hơn các loại thẻ từ. Trong thanh toán, thẻ thông minh có thể kết hợp đa chức năng và ứng dụng từ các ngành khách nhau như khả năng tính điểm ưu đãi cho khách hàng quen thuộc, nhận dạng, truyền dẫn hay thông tin sức khoẻ. 1.3. Một số khái niệm liên quan: - Cơ sở chấp nhận thẻ (Merchant): Là các thành phần kinh doanh hàng hoá và dịch vụ có ký kết với Ngân hàng thanh toán về việc chấp nhận thanh toán thẻ như: nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... Các đơn vị này phải trang bị máy móc kỹ thuật để tiếp nhận thẻ thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ, trả nợ thay cho tiền mặt. - Ngân hàng đại lý hay Ngân hàng thanh toán (Acquirer): Là Ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Một Ngân hàng có thể vừa đóng vai trò thanh toán thẻ vừa đóng vai trò phát hành. - Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer): Là thành viên chính thức của các Tổ chức thẻ quốc tế, là Ngân hàng cung cấp thẻ cho khách hàng. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở và quản lý tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện việc thanh toán cuối cùng với chủ thẻ. - Chủ thẻ (Cardholder): Là người có tên ghi trên thẻ được dùng thẻ để chi trả thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Chỉ có chủ thẻ mới có thể sử dụng thẻ của mình mà thôi. Mỗi khi thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ vể hàng hoá dịch vụ hoặc trả nợ, chủ thẻ phải xuất trình thẻ để nơi đây kiểm tra theo qui trình và lập biên lai thanh toán. 1.4. Phân loại thẻ thông minh: Có 2 cách phân loại thẻ thông minh là phân loại dựa trên công nghệ chip và dựa trên phương thức đọc dữ liệu. 1.4.1. Phân loại theo công nghệ chip: Phân loại theo công nghệ chíp thì Thẻ thông minh được chia làm hai loại là thẻ đồng bộ (thẻ chíp nhớ) và thẻ không đồng bộ (thẻ chip vi xử lý). - Thẻ đồng bộ (Thẻ chip nhớ- memory chip):Thẻ đồng bộ bao gồm 2 thành phần chính: + 1 bộ nhớ, cho phép có thể truy cập +1 giao thức truyền thông Loại thẻ này dễ sản xuất, sử dụng, nhưng bộ nhớ rất hạn chế, và hầu như không bảo mật. - Thẻ không đồng bộ (Thẻ chip vi xử lý- microprocessor chip):Loại thẻ này được cấu tạo bởi 3 loại bộ nhớ, 1 bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit), 1 bộ đồng xử lý mã hóa (crypto coprocessor), và 1 giao diện thông tin (communication interface). +CPU: Chức năng của CPU là điều khiển các bộ phận khác, xử lý thông tin, và thực hiện các phép tính. Cấu tạo của CPU rất đa dạng, nhưng nói chung gồm 1 bộ xử lý (control unit) đảm nhận những chu trình (cycles) cơ bản của CPU (như đọc 1 chỉ thị (intruction) và thực hiện nó, giải mã (decoding), lưu trữ (stocking)), đảm nhận chức năng ALU (arithmetic and logic unit), quản lý thanh ghi, quản lý bộ nhớ (registers, RAM, ROM) +ROM (Read Only Memory): ROM dùng để lưu trữ mã máy (code), dữ liệu (data), và chỉ có thể đọc, chứ không thể thay đổi nội dung. Thông tin trong ROM vẫn nguyên vẹn, ngay cả khi chúng ta ngắt (deconnect) card. Trong ngành thẻ thông minh, ROM được dùng để lưu trữ những ứng dụng sẽ được thực hiện bởi bộ vi xử lý. Dung lượng của ROM vào khoảng 256KB là tối đa, do thiếu không gian lắp đặt. + EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory):Loại bộ nhớ này giống ROM ở chỗ là thông tin lưu trữ vẫn nguyên vẹn, ngay cả khi card bị ngắt khỏi nguồn năng lượng. EPPROM có thêm 1 lợi thế là có thể cùng lúc ở mode đọc hoặc ghi. Giống ROM, dung lượng EPPROM vào khoảng vài trăm KB, do thiếu không gian. Ngày nay, sự xuất hiện của những công nghệ mới như bộ nhớ Flash, hoặc RAM sắt điện (FeRAM) (với thời gian đọc, ghi, xóa ngắn hơn nhiều, và kích thước của bit nhớ cũng nhỏ hơn) đã tăng dung lượng nhớ của thẻ thông minh lên rất nhiều. +RAM (Random Access Memory):RAM là 1 loại bộ nhớ nhanh và không vĩnh cửu (sẽ bị xóa khi ngắt khỏi nguồn năng lượng). RAM chỉ được sử dụng bởi bộ vi xử lý, các yếu tố bên ngoài không thể truy cập vào RAM. RAM khá đắt, và cũng chiếm nhiều không gian, nên thường dung lượng không nhiều, khoảng vài Kb. +Crypto coprocessor:Để đáp ứng nhu cầu hiệu năng (performance), một vài loại thẻ thông minh được trang bị thêm 1 chip điện tử. Chip này được thiết kế đặc biệt để có thể thực hiện các phép tính số học trên những số rất lớn (vài trăm đến vài nghìn bits) một cách tối ưu. Chức năng của chip này là để thực hiện các hàm mã hoá (cryptographic operations) xuất hiện trong các giao thức (protocol) của thẻ thông minh. Thời kỳ đầu,chip mã hoá chỉ được trang bị trên 1 số loại thẻ thông minh, vì đắt. Nhưng hiện nay chúng ta có thể tìm thấy thành phần này trên hầu như tất cả các loại thẻ thông minh. Thẻ không đồng bộ được bảo mật bởi nhiều hàm mã hoá và giao thức phức tạp, khiến nó rất khó sản xuất, và đắt hơn thẻ đồng bộ. 1.4.2. Phân loại theo phương thức đọc dữ liệu Theo phương thức đọc dữ liệu trên thẻ thì thẻ được chia ra làm 3 loại: contact (tiếp xúc), contactless (không tiếp xúc) và dual interface (có cả 2 chức năng trên). - Thẻ tiếp xúc: Để đọc và ghi dữ liệu lên thẻ thì thẻ phải được đặt vào thiết bị đầu cuối hay máy đọc thẻ. Loại thẻ này được các tổ chức tài chính và các cơ quan truyền thông chọn lựa để sử dụng phổ biến vì các ưu điểm về giá cả, về các chuẩn và độ bảo mật. - Thẻ không tiếp xúc: Việc đọc/ghi dữ liệu thẻ không cần phải có một tiếp xúc vật lý. Thẻ có thể được đặt cách máy đọc thẻ vài chục centimet. Tốc độ xử lý của thẻ không tiếp xúc là cao hơn so với các thẻ tiếp xúc. Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như các hệ thống quá cảnh, trên các phương tiện giao thông công cộng. Thẻ không tiếp xúc đắt hơn nhưng lại không an toàn bằng thẻ tiếp xúc. - Thẻ lưỡng tính: kết hợp các đặc điểm của thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc. Dữ liệu được truyền hoặc bằng cách tiếp xúc, hoặc không tiếp xúc. Thẻ lưỡng tính đắt hơn rất nhiều so với 2 loại trên. 2. Quy chuẩn và hệ thông thanh toán thẻ thông minh: 2.1. EMV – quy chuẩn thẻ thông minh cho hệ thống thanh toán điện tử EMV là tên kết hợp 3 chữ cái đầu tiên của 3 tổ chức phát hành thẻ hàng đầu thế giới là: Europay, MasterCard, Visa. Cả 3 tổ chức thẻ đã thống nhất đưa ra đặc tả kỹ thuật được gọi là “EMV Card Specification” nhằm tạo nền tảng chung, đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống thẻ trên toàn thế giới. Đặc tả này còn có tên gọi khác là “Đặc tả thẻ chip dành cho hệ thống thanh toán”. EMV đưa ra các tiêu chuẩn, yêu cầu tối thiểu cho các hệ thống thanh toán thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ dựa trên công nghệ thẻ thông minh. Các đặc tả EMV nhằm đảm bảo sự tương thích giữa các mô hình thanh toán, đảm bảo thiết bị đầu cuối và thẻ có khả năng tích hợp đa ứng dụng, cung cấp một khung làm việc chuẩn cho ứng dụng thẻ thanh toán. Phiên bản hiện tại là EMV 2000. Europay, MasterCard và Visa thành lập ra EMVCo nhằm quản lí, duy trì và cải tiến đặc tả EMV, duy trì những chuẩn tương tác giữa các thành phần trong hệ thống thanh toán. 2.2. Hệ thống thanh toán thẻ thông minh: Quy trình áp dụng thanh toán bằng thẻ thông minh đòi hỏi các ngân hàng phải thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống trên hệ thống phát hành thẻ, hệ thống chuyển mạch tài chính, hệ thống giao dịch đầu cuối ATM/POS vì công nghệ phát hành và thanh toán thẻ thông minh có sự khác biệt lớn so với công nghệ thẻ từ truyền thống, có những cấu phần phải được nâng cấp nhưng cũng có những cấu phần mới phải đầu tư riêng. Hệ thống phát hành thẻ Quá trình cá thể hóa một thẻ thông minh không đơn giản như lấy dữ liệu thẻ từ và ghi chúng lên trên chíp. Thẻ thông minh yêu cầu một khối lượng lớn dữ liệu mới cần phải được tạo ra nhằm mang lại các lợi ích mà nó cung cấp và có rất nhiều loại dữ liệu, từ các khóa mật đến các tham số quản lí rủi ro tĩnh hay động. Đối với chức năng xác thực thẻ, thẻ thông minh đòi hỏi phải mở rộng các chức năng này để giải quyết được cơ chế xác thực thẻ mới phức tạp hơn, an toàn hơn, kết nối với các thiết bị phần cứng bảo mật cao hơn. Hệ thống chuẩn bị cá thể hóa thẻ thông minh (Personalization Preparation Process – P3) cũng là cấu phần không thể thiếu được khi phát hành thẻ thông minh. Hệ thống này bao gồm công cụ phát triển ứng dụng thẻ thông minh, công cụ tải các ứng dụng lên thẻ và tạo dữ liệu sẵn sàng cho cá thể hoá thẻ. Hệ thống chuyển mạch Hệ thống chuyển mạch tài chính phải có khả năng xử lý những giao dịch thẻ thông minh theo phương thức trực tuyến (online) hoặc theo lô (batch) từ những thiết bị giao dịch đầu cuối, giao diện kết nối mạng cần phải có khả năng chuyển tải dữ liệu thẻ thông minh, chuyển mạch các thông điệp giao dịch đến các tổ chức thẻ, cũng như ngân hàng phát hành. Hệ thống giao dịch đầu cuối ATM/POS Để chấp nhận các giao dịch thẻ EMV, các thiết bị đầu cuối phải được chứng nhận chuẩn EMV cấp độ 1 và 2 (level 1, level 2). Level 1 liên quan chủ yếu đến phần cứng của thiết bị đầu cuối, xác minh việc tiếp xúc với thẻ và kiểm tra độ chính xác của tương tác giữa máy đọc thẻ với thẻ. Level 2 liên quan chủ yếu đến phần mềm của thiết bị đầu cuối và đảm bảo sự tương thích với các đặc tả kỹ thuật EMV cho luồng giao dịch và dữ liệu tương tác giữa phần thẻ và thiết bị đầu cuối. Việc nâng cấp các thiết bị giao dịch ATM và POS để chấp nhận giao dịch thẻ thông minh gồm nâng cấp cả phần cứng và phần mềm. Việc nâng cấp phần cứng phụ thuộc vào từng loại thiết bị cụ thể, có thể chỉ là những thay đổi đơn giản đối với đầu đọc thẻ nhưng cũng có thể phải nâng cấp toàn bộ bộ xử lý. 2.3. Ưu và nhược điểm của thẻ thông minh: 2.3.1. Ưu điểm của thẻ thông minh: Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực Cụ thể là ngoài việc có thể dùng để thanh toán lương, sinh hoạt phí hàng tháng, hay là nơi lưu trữ tiền tiện lợi có thể kết nối 24/24… như ATM thì thẻ thông minh còn có nhiều ứng dụng tiện lợi trong các lĩnh vực khác. Ví dụ như dùng thẻ thông minh để thanh toán tiền xe buýt, tàu, chi phí du lịch ... Tính năng đa dạng hơn các loại thẻ thông thường So với các loại thẻ từ hiện nay, khả năng hoạt động như một máy tính của loại chip gắn trên thẻ cho phép thẻ thông minh thực hiện được nhiều lựa chọn thanh toán và dịch vụ với độ an toàn cao hơn, thuận tiện hơn. Trong thanh toán, thẻ chip có thể kết hợp đa chức năng và ứng dụng từ các ngành khác nhau như khả năng tính điểm ưu đãi cho khách hàng quen thuộc, nhận dạng, truyền dẫn, các chương trình sức khỏe, chương trình xổ số, quà thưởng, giải trí… Loại thẻ này còn cho phép lưu giữ và trao đổi thông tin về chủ thẻ với độ bảo mật cao trong thương mại điện tử và di động. Đặc biệt tính năng bảo mật cao Giao dịch bằng thẻ thông minh là chuẩn giao thức thanh toán toàn cầu đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ có chip và đối với những thiết bị chấp nhận thẻ chip. Những thẻ đáp ứng chuẩn EMV giúp ngăn ngừa giả mạo do một bộ xử lý trong trên chip (được gắn trên thẻ) nhằm bảo vệ các thông tin lưu trên chip giúp cho giao dịch an toàn, bảo mật hơn. Nếu chủ thẻ không may đánh mất thẻ thì ngay lập tức ngân hàng chỉ cần khoá chíp là toàn bộ các giao dịch với thẻ đều không thể thực hiện được. Đặc điểm này mang lại tính ưu việt hơn hẳn ATM. Đặc điểm nổi trội của thẻ này là bảo vệ chống gian lận, đặc biệt là thẻ giả. Thẻ chip có thể giảm đáng kẻ việc đánh cắp hoặc sao chép dữ liệu và thông tin của chủ thẻ so với thẻ từ. Nếu thẻ này được dùng với mã số nhận dạng cá nhân (PIN), có thể ngăn chặn việc tiền bị mất hay các giao dịch gian lận khác. Giảm tội phạm thẻ Khi tội phạm thẻ gia tăng, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một lớn, nếu không có sự phòng ngừa và xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu mà các tổ chức thẻ quốc tế và giới kinh doanh ngân hàng Việt Nam đưa ra chính là chuyển thanh toán bằng thẻ từ hiện nay sang công nghệ mới: thẻ chip thông minh. Bộ nhớ linh hoạt Do có gắn thêm chíp điện tử có khả năng lưu được một lượng lớn thông tin bao gồm cả những thông tin của người sử dụng, thẻ chip còn có thể dùng để định danh người sử dụng, lưu trữ thông tin về các chương trình khuyến mãi, thậm chí sức khỏe. Có nhiều dịch vụ gia tăng nhằm hỗ trợ người dùng Ví dụ Thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard là thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới sản phẩm này đưa ra rất nhiều tiện ích bao gồm những ưu đãi dành riêng cho chủ thẻ tại Việt Nam, Singapore và Malaysia. Đây là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ toàn cầu đầu tiên do VPBank phát hành cho phép chủ thẻ được hưởng nhiều ưu đãi trong khu vực gồm: dịch vụ hỗ trợ toàn cầu 24h của MasterCard; chương trình ưu đãi đặc biệt (MasterCarsd Moments) có rất nhiều ưu đãi và sự giảm giá độc quyền dành riêng cho chủ thẻ Platinum. Sử dụng được trên phạm vi quốc tế Các loại thẻ thông minh “master card”, “visa” đều có khả năng sử dụng trên phạm vi quốc tế. Đây là một đặc điểm đem lại sự thuận tiện cho hoạt động du lịch, du học ..., người dùng có thể đi bất kỳ đâu mà không cần mang theo quá nhiều tiền mặt. Việc in ấn, phát hành thẻ khá dễ dàng Tương tự như ATM thì việc in thẻ thông minh trên chất liệu nhựa hay platinum ... với độ bền cao, in hai mặt, không bị cong vênh, khó chày xước, có thể hoàn toàn tin cậy về tính bảo mật đối với bản in, sử dụng công nghệ mã hoá chíp điện tử cho tính bảo mật cao với thông tin của người sử dụng thẻ. Tính cạnh tranh cao Một lợi thế của thẻ thông minh là lợi thế cạnh tranh so với các loại thẻ khác. Các loại thẻ đa ứng dụng cho phép thực hiện các ứng dụng như truy cập Internet an toàn trong thương mại điện tử, thực hiện các chương trình khách hàng thường xuyên, bảo đảm an toàn tại các địa điểm truy cập. Với thẻ thông minh, khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí hoạt động như chi phí viễn thông vì giao dịch bằng thẻ chip có thể thực hiện an toàn mà không cần kết nối mạng. Việc phát triển thẻ thông minh là tiền đề tạo ra tiền điện tử tại Việt Nam Như đã biết, tiền điện tử có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho nên kinh tế, song lại rất khó có thể triển khai ở thị trường như Việt Nam. Chính vì vậy, việc đưa thẻ thông minh vào ứng dụng nhiều trong hoạt động thanh toán là một trong những tiền đề quan trọng để tiền điện tử trở nên khả thi hơn tại Việt Nam. 2.3.2. Một số nhược điểm của thẻ thông minh tại Việt Nam: Hiện tại chi phí duy trì thẻ tại Việt Nam còn khá cao Ví dụ điều kiện để khách hàng đăng ký mở thẻ VPBank Platinum MasterCard Chủ thẻ phải có mức thu nhập tối thiểu 15 triệu đồng/tháng có thể đăng ký mở thẻ tín dụng dưới hình thức tín chấp. Khách hàng đăng ký mở thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo, cần nộp tiền ký quỹ, hoặc phong toả tài sản đảm bảo hoặc cầm cố sổ tiết kiệm (do những ngân hàng được VPBank phê duyệt ban hành) với trị giá tối thiểu tương đương 100% hạn mức tín dụng mà ngân hàng VPbank cấp cho người sử dụng. Để mở thẻ Platinum Debit, chủ thẻ phải đảm bảo duy trì số dư tối thiểu là 20.000.000 VND. Chủ thẻ Platinum Debit được hưởng mức lãi suất huy động cao nhất (hiện tại là 0,3%/tháng) trên toàn bộ số dư tài khoản. Phí thường niên đối với thẻ chính của thẻ tín dụng VPBank Platinum MasterCard là 600.000 đồng/năm và 400.000 đồng/năm đối với chủ thẻ chính của thẻ VPBank Platinum MasterCard Debit. Phí thường niên của tất cả các chủ thẻ phụ là 100.000 đồng/năm. Ngoài thuế VAT khách hàng phải chịu một số loại phí liên quan như phí chậm thanh toán, lãi chậm thanh toán, phí rút tiền mặt (chỉ đối với thẻ tín dụng), phí thay thế thẻ, phí cấp bản sao sao kê giao dịch,... Việc triển khai sử dụng thẻ thông minh trong thanh toán vẫn còn một số khó khăn nhất định Đặc biệt trong lĩnh vực giao thông, để phát hành thẻ thông minh để thanh toán tiền xe buýt, tàu hoả, ... còn nhiều khó khăn do chi phí và số lượng phát hành thẻ là quá lớn, chưa thể khả thi với các doanh nghiệp hoạt động vận tải công cộng. Hiện tại một số ngân hàng như VPbank, Vietcombank hay BIDV bắt đầu phát hành thẻ thông minh. Theo đó, các ngân hàng như Vietcombank sẽ phải có một chiến dịch đổi thẻ lớn từ ATM sang thẻ thông minh. Quá trình này có thể gây xáo trộn, Quyền lợi của gần 1,5 triệu khách hàng hiện tại của Vietcombank sẽ được bảo đảm ra sao khi Vietcombank chuyển sang hệ thống thẻ mới. Ngoài ra, khách hàng còn phải đóng góp một khoản phí đổi thẻ. Hiện tại số lượng ngân hàng sử dụng và chấp nhận thẻ thông minh còn chưa cao. Khả năng chấp nhận thẻ thanh toán giữa hai hệ thống “smartlink” và “bankNet” vẫn còn nhiều hạn chế. Tương tự như ATM, thẻ thông minh muốn được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam còn phải vấp phải những hạn chế trong việc liên kết chấp nhận thẻ và hoạt động cạnh tranh của các ngân hàng trong hai hệ thống smartlink và bankNet. Mới có 95% khách hàng sử dụng thẻ ATM của các ngân hàng có thể giao dịch với máy ATM được kết nối qua 2 hệ thống là Smartlink và BankNet. 2.4. Tổng quan về tiền điện tử: 2.4.1. Khái niệm Tiền điện tử (e-money hay còn được gọi là digital cash) là tiền đã được số hóa, tức là tiền ở dạng những bit số. Tiền điện tử chỉ được sử dụng trong môi trường điện tử phục vụ cho những thanh toán điện tử thông qua hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng máy tính, internet... và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của tổ chức phát hành (bên thứ 3) và được biểu hiện dưới dạng bút tệ trên tài khoản mà khách hàng (người mua) mở tại tổ chức phát hành. Tiền điện tử là một hệ thống cho phép người sử dụng cho có thể thanh toán khi mua hàng hoặc sử dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số từ máy tính này tới máy tính khác Cụ thể hơn tiền điện tử là phương tiện của thanh toán điện tử được bảo mật bằng chữ ký điện tử, và cũng như tiền giấy nó có chức năng là phương tiện trao đổi và tích lũy giá trị. Nếu như giá trị của tiền giấy được đảm bảo bởi chính phủ phát hành thì đối với tiền điện tử, giá trị của nó được tổ chức phát hành đảm bảo bằng việc cam kết sẽ chuyển đổi tiền điện tử sang tiền giấy theo yêu cầu của người sở hữu. Giống như serial trên tiền giấy, số serial của tiền điện tử là duy nhất. Mỗi "tờ" tiền điện tử được phát hành bởi một ngân hàng và được biểu diễn cho một lượng tiền thật nào đó. Tính chất đặc trưng của tiền điện tử cũng giống như tiền giấy thật, nó vô danh và có thể sử dụng lại. Tức là, người mua hàng sẽ trả một số tiền nào đó cho người bán hàng và không sẽ có bất cứ phương thức nào để lấy thông tin về người mua hàng. Đó cũng là một đặc điểm khác biệt giữa tiền điện tử và hệ thống thanh toán thẻ tín dụng 2.4.2. Ưu và nhược điểm sử dụng tiền điện tử trong thanh toán Ưu điểm nổi bật của tiền điện tử là tính đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi đối với người sử dụng. Khách hàng có thể tiết kiệm thời gian trong thanh toán nhanh hơn 10% so với cách thanh toán truyền thống. Ngoài ra, với tiền điện tử, bạn không phải ra ngoài với một túi tiền dày cộp mà chỉ phải đem theo một chiếc thẻ nhỏ. Đối với ngân hàng, việc sử dụng tiền điện tử sẽ giúp loại bỏ hàng ngàn các loại giấy tờ phức tạp và gây lãng phí, do đó giúp giảm chi phí cho người sử dụng. Đối với các công ty và tổ chức, sử dụng tiền điện tử sẽ giúp tạo ra việc chuyển khoản trực tiếp từ công ty này sang công ty khác mà không phải thông qua ngân hàng với các chi phí rất cao. Hầu hết các chuyên gia đều nhận định rằng, việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán sẽ tăng lên nhanh chóng trong 10 đến 20 năm nữa. Bên cạnh các tính năng vượt trội, việc sử dụng tiền điện tử vẫn còn nhiều khó khăn. Bởi vì tiền điện tử là nặc danh, những tên tội phạm có thể sử dụng những đồng tiền vô hình này để trốn thuế hoặc rửa tiền. Dòng tiền cũng có thể chảy từ quốc gia này sang quốc gia khác mà không gặp phải rào cản nào. Những tên tin tặc có thể phá vỡ các hệ thống tiền điện tử và ăn cắp tiền của khách hàng. Hơn thế nữa, nếu hệ thống máy tính của bạn bị hỏng, thì bạn không chỉ mất toàn bộ tin tức trong ổ cứng mà sẽ mất toàn bộ tiền điện tử bạn có trong đó. Và có một nghy cơ tiềm tàng là tiền điện tử có khả năng phá huỷ các ngân hàng truyền thống và các hệ thống kiểm soát tiền tệ của chính phủ. Khi tiền điện tử được sử dụng rộng rãi, các công ty tư nhân có khả năng sẽ rút tiền khỏi các ngân hàng truyền thống và tự mình kiểm soát tiền điện tử. Và một khó khăn nữa, đó là những người không sử dụng máy tính thì sẽ khó có thể sử dụng tiền điện tử được. 2.4.3. Thẻ thông minh - Tiền đề vật chất tạo ra tiền điện tử Để sủ dụng tiền điện tử, hiện nay người ta có 3 cách thức thông thường phổ biến: sử dụng điện thoại tế bào, sử dụng máy tính cá nhân có nối mạng Internet hoặc sủ dụng thẻ thông minh. Điện thoại tế bào là điện thoại cầm tay được trang bị công nghệ Near Field Communication (NFC) cho phép người dùng có thể truy cập và chia sẻ nội dung qua kết nối không dây khoảng cách gần. Công nghệ mới cho phép chiếc điện thoại cầm tay có công dụng như một chiếc ví tiền điện tử. Người dùng có thể truy cập thông tin và dịch vụ cũng như thực hiện việc chi trả và đặt vé thông qua chiếc điện thoại này. Ngoài ra, người dùng còn có thể lưu thông tin thẻ tín dụng trên thiết bị và truy cập vào tài khoản trực tuyến từ chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, để thực hiện được những công việc này, cần phải đăng ký sử dụng dịch vụ và cài đặt một ứng dụng bảo mật tương thích. Hơn nữa, tính bảo mật và độ an toàn khi dùng điện thoại tế bào để thực hiện các giao dịch tiền điện tử độ an toàn và bảo mật không cao. Với máy tính cá nhân kết nối mạng Internet bạn cũng có thể sử dụng để truy cập và sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, khó khăn là bạn không thể thanh toán trực tiếp bằng tiền điện tử với chiếc máy tính cá nhân của mình được. Được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, và có tính năng vượt trội hơn cả trong sử dụng tiền điện tử là thẻ thông minh. Không những chỉ có khả năng lưu trữ một lượng lớn và đa dạng các thông tin, thẻ thông minh còn có thể xử lý thông tin và đưa ra kết quả. Không những thế, ưu điểm nổi bật của thẻ thông minh hơn hẳn các thiết bị còn lại là sự nhỏ, gọn và tính bảo mật cao hơn hẳn. Nhờ có cấu tạo tinh vi, phức tạp nên việc làm giả một chiếc thẻ thông minh là rất khó. Ngoài ra thẻ thông minh còn có các tính năng vượt trội như đã nói ở trên. Việc phát triển thẻ thông minh trong thanh toán là một tiền đề cơ sở vật chất để tiền điện tử ngày càng được phổ biến và ưu dùng hơn trong người dân. Nhờ có chiếc thẻ thông minh, người sử dụng sẽ không phải lo lắng về việc bị đánh cắp tiền hoặc các rủi ro khác trong thanh toán. Tóm lại, phát triển thẻ thông minh là một tiền đề để phát triển tiền điện tử trong tương lai. II. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG THẺ THÔNG MINH VÀ TIỀN ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM 1. Dich vu thẻ của các ngân hàng VN: 1.1. Quy trình phát hành và quản lý thẻ tại các ngân hàng: 1.1.1. Quy trình phát hành thẻ Thẻ thông minh sử dụng trong ngân hàng luôn mang yếu tố tiền tệ trong nó. Do đó những thẻ này được cung cấp dựa trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng. có thể cho phép chủ thẻ vay tiền ngân hàng để dùng cho việc chi tiêu hoặc chỉ đơn giản là công cụ để các công ty trả lương cho nhân viên của mình, là công cụ để cất giữ tiền của người gửi. Để được mở thẻ, khách hàng thường phải thế chấp một khoản tiền tương đương, hoặc có khi là lớn hơn hạn mức tín dụng mà ngân hàng cung cấp. Chỉ những khách hàng là doanh nghiệp hoặc những cá nhân có vị trí công tác, thâm niên và quan hệ tài khoản với ngân hàng mới được mở thẻ tín chấp. Kinh doanh trong lĩnh vực này về lợi nhuận lớn, nhưng rủi ro lại cao, do đó các ngân hàng thường đề ra quy trình kiểm soát rất nghiêm ngặt. Do đó các ngân hàng thường đưa ra quy định chia nhỏ quy trình phát hành thẻ. Vì thế mỗi nhân viên mỗi bộ phận thường chỉ được giao một công đoạn, không ai làm từ đầu đến cuối một công việc để phòng tránh gian lận. Thông thường quy trình phát hành thẻ tại một ngân hàng thông qua 4 khâu sau: khâu tiếp thị, nhận thông tin, thẩm định thông tin đến khi in ấn, phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng + Khâu tiếp thị: ngân hàng gửi những thông điệp về tin độ tin cậy chính xác và các tiện ích của dịch vụ thẻ của mình đến các khách hàng đối tác tiềm năng + Khâu thu nhận thông tin: Sau khi khách hàng chấp nhận sử dụng dịch vụ thẻ tại ngân hàng, ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp các dữ liệu thông tin cá nhân phục vụ cho việc quản lý thẻ. + Khâu thẩm định thông tin: Ngân hàng kiểm tra xem nội dung khai báo của khách hàng có đúng với sự thực hay không mới đưa ra quyết định đồng ý cung cấp dịch vụ thẻ cho khách hàng. + Khâu in ấn phát hành thẻ và trả thẻ cho khách hàng:Khách hàng đề nghị cấp thẻ mới hoặc cấp lại tại các chi nhánh của ngân hàng. Dữ liệu của chủ thẻ được thu thập và gửi qua mạng nội bộ tới hệ thống chủ của ngân hàng. Nếu tín chỉ của chủ thẻ được chấp thuận, nhà cung cấp dịch vụ làm thẻ thông minh của ngân hàng tạo ra dữ liệu cho thẻ thông minh, mã hóa chúng và gửi trở lại chi nhánh ngân hàng rồi đến tay khách hàng. Khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng bằng thẻ phải thông qua các thiết bị POS hoặc ATM. Quy trình phát hành thẻ thông minh tân tiến đang và sẽ được áp dụng rộng rãi hiện nay là quy trình phát hành thẻ thông minh tiêu chuẩn EMV của Data card được thực hiện bởi các nhà cung cấp dịch vụ phát hành thẻ thông minh cho ngân hàng (ở Việt Nam hiện nay 80% thị phần của dịch vụ này rơi vào tay tập đoàn MK). 1.1.2. Quy trình quản lý thẻ sau phát hành Quy trình quản lý thẻ bao gồm quy trình quản lý các giao dịch liên quan đế._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25005.doc
Tài liệu liên quan