Đề tài: Thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với kinh tế của con ngườiA/ Đặt vấn đề:
Tên đề tài: thế giới quan duy vật biện chứng và vai trò của nó đối với kinh tế của con người
Lý do chọn đề tài này: triết học Mác-Lênin là một triết học có tính nhân văn và tính khoa học đúng đắn, là thế giới quan của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân, là đại biểu của người dân lao động và vì lợi ích của người dân lao động. Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn triết học Mác-Lênin làm người dẫn
13 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Thế giới quan duy vật biện chứng & vai trò của nó đối với kinh tế của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đường để đI theo chủ nghĩa xã hội. Một phần nữa là chúng em muốn hiểu sâu sắc hơn về bản chất phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để làm tiền đề nhận thức trong cuộc sống
B/ Giải quyết vấn đề:
I/ Thế giới quan triết học và kháI quát thế giới quan duy vật
1/KháI niệm
a/ Thế giới quan là gì?
Quan niệm của con người về thế giới, về con người, về cuộc sống và con người trong thế giới đó
Các hình thức:
Thế giới quan huyền thoại: thô sơ, chất phác,cáI thần cáI người đan xen hoà quyện
Thế giới quan tôn giáo:niềm tin tôn giáo giữ vai trò thống trị, cáI thần lớn hơn cáI người, cáI ảo lớn hơn cáI thực
Thế giới quan triết học: diễn tả quan niệm của con người dưới dạng các quy luật và các phạm trù xã hội
b/ Thế giới quan duy vật
Thừa nhận vật chất có trước và quyết định ý thức, con người có khả năng nhận thức được thế giới
Các hình thức:
Chủ nghĩa duy vật cổ đại: giản đơn, trực quan cảm tính
Chủ nghĩa duy vật siêu hình: nghiên cứu xem xét sự vật trong thế giới tĩnh
Chủ nghĩa duy vật biện chứng: nghiên cứu xem xét sự vật trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
c/ Thế giới quan duy tâm
Thừa nhận tinh thần, ý thức có trước vật chất, quyết định vật chất, con người không có khả năng nhận thức thế giới
Các hình thức:
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
2/KháI quát lịch sử thế giới quan duy vật
a/Thế giới quan duy vật cổ đại
*/Triết học Tây Âu
Hoàn cảnh ra đời: hình thành trên cơ sở chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ. Sản suất nông nghiệp, thủ công nghiệp có bước phát triển so với các dân tộc đương thời và đạt thành tựu trên một số lĩnh vực tri thức
Đặc điểm triết học
+Phản ánh tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh giai cấp giữa chủ nô và nô lệ
+Phân chia rõ ràng duy vật và duy tâm
Các đại biểu
+Hêraclít(520-400 TCN):ông là nhà duy vật biện chứng, ông thừa nhận sự tồn tại thống nhất giữa các mặt đối lập. Ông coi lửa là cơ sở là khởi nguyên của vật chất
+Đêmôcrít(460-370 TCN): Là đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy vật cổ đại. Ông cho rằng nguyên tử là cơ sở tạo nên mọi sự vật, hiện tượng và vận động gắn liền vời nguyên tử và tồn tại vĩnh viễn
+Arixtốt(384-322 TCN): Thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất
*/Triết học phương Đông
-Triết học ấn Độ cổ đại
+Hoàn cảnh ra đời:Tồn tại phổ biến mô hình công xã nông thôn. Chia xã hội thành bốn đẳng cấp: tăng lữ, quý tộc, bình dân va nô lệ
+Đặc điểm triết học: Chịu ảnh hưởng lớn của tư tưởng tôn giáo
Kế tục mà không gạt bỏ các tư tưởng triết học trước đó
-Triết học Trung Hoa cổ đại
+Hoàn cảnh ra đời: Tồn tại mô hình kinh tế tỉnh điền và khi tỉnh điền tan rã xuất hiện tầng lớp địa chủ mới có tài sản ruộng đất
+Đặc điểm triết học:
Quan tâm đến chính trị, đạo đức, xã hội.
Nhấn mạnh tư tưởng nhân văn.
Coi trọng sự hài hoà thống nhất giữa tự nhiên và xã hội.
Là tư duy trực giác coi trọng cáI tâm
+Tư tưởng triết học : Thuyết âm dương ngũ hành
Nho giáo
Đạo giáo
b/ Thế giới quan duy vật cận đại
*/ Tây Âu
+ Hoàn cảnh:Phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Đây là thời kì của các cuộc cách mạng tư sản đưa các nước Tây Âu vào thời kì văn minh công nghiệp. Bên cạnh đó khoa học tự nhiên phát triển, các phát minh lớn xuất hiện tạo tiền đề cho phát triển tư tưởng triết học mới
+ Đặc điểm triết học: Là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật vô thần đối với tư tưởng duy tâm hữu thần
Chủ nghĩa duy vật nửa vời không triệt để
Xuất hiện phương pháp tư duy siêu hình, giữ vai trò thống trị
+Đại biểu
-Ph.Bêcơn(1561-1626):Là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đang lên. Ông là người sáng lập chủ nghĩa duy vật ở Anh. Ông cho rằng triết học và khoa học là nền tảng, là cơ sở lý luận cho việc cách tân đất nước, phát triển kinh tế, thế giới vật chất tồn tại khách quan, vật chất gắn liền với vận động, ông coi đứng im là một trạng thái của vận động. Chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là chủ nghĩa duy vật siêu hình, phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện
-Đêcáctơ(1546-1654):Triết học của ông bao gồm hai bộ phận:
Vật lý học: bản chất của thế giới là vật chất, vật chất vô tận vô hạn, vận động gắn liền với vật chất
Siêu hình học: có hai thực thể song song cùng tồn tại và đều lệ thuộc vào thực thể thứ ba la thượng đế
*/Cổ điển Đức
+Hoàn cảnh: Sau hàng loạt thắng lợi của các cuộc Cách Mạng tư sản nhiều nứơc Tây Âu bước vào văn minh nhưng nước Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu. Giai cấp tư sản Đức đã hình thành nhưng chỉ nằm rảI rác và phân tán ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau
+Đặc điểm triết học: Chứa đựng nội dung Cách Mạng nhưng hình thức của nó hết sức phức tạp
Đề cao vai trò tích cực hoạt động của con người
KhôI phục lại truyền thống phép biện chứng và xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận
+Đại biểu
-Hêghen(1770-1831):Ông là nhà biện chứng lỗi lạc. Triết học của ông chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Ông xác định mục đích nghiên cứu là nghiên cứu tư duy, nghiên cứu quá trình nhận thức của con người, từ kết quả của quá trình nhận thức của con người xây dựng nên kháI niệm. Tuy nhiên do quá đề cao vai trò của kháI niệm ông đã sai lầm khi đảo ngược trật tự từ tồn tại thành tư duy và từ tư duy thành tồn tại. Ông đề cao dân tộc Đức và coi thương các dân tộc khác
Hệ thống triết học của ông gồm ba bộ phận: Lôgic học
Triết học về tự nhiên
Triết học tinh thần
-Phoiơbắc(1804-1872): Ông là nhà duy vật kiệt xuất nhất của triết học cổ điển Đức. Ông thừa nhận thế giới vật chất giới tự nhiên tồn tại bên ngoài thế giới của con người, độc lập với ý thức của con người và thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên.
c/ Thế giới quan biện chứng:
+ Đặc điểm kinh tế-Xã hội: lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ do sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp. Phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, thể hiện tính hơn hẳn của nó so với phương thức sản xuất Phong kiến. Tuy nhiên sự phát triển của CNTB làm cho những mâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt, đối kháng xã hội thêm sâu sắc, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành cuộc đấu tranh giai cấp.Giai cấp vô sản xuất hiện với tính cách là một lực lượng chính trịxã hội tư sản độc lập, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng.
+Tiền đề Tiền đề lý luận: kề thừa các đặc điểm triết học trước đó, đặc biệt là triết học cổ điển Đức tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc
Tiền đề khoa học: các phát minh quan trọng lần lượt ra đời đặc biệt với ba phát minh lớn là định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng: thuyết tế bào và thuyết tiến hoá của Đácuyn;
+ Đặc điểm triết học:
Triết học Mac-Lênin là thế giới quan của giai cấp vô sản, giai cấp công nhân
Triết học Mac-Lênin thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học
Triết học Mac-Lênin lấy thực tiễn làm trung tâm, lý luận ra đời từ thực tiễn và phục vụ cho thực tiễn.
Triết học Maclà chủ nghĩa duy vậ
Triết học Mac mang tính sáng tạo, không giáo điều là kim chỉ nam cho mọi hành động.
II. Nội dung cơ bản của thế giới quan duy vật biện chứng:
1.Quan niệm duy vật về thế giới quan
Vật chất:
Định nghĩa: Là phạm trù triết học chỉ thực tại khách quan, con người biết được do cảm giác.
Ý nghĩa: Khắc phục sai lầm hạn chế của giai đoạn trước.
Chỉ ra thuộc tính quan trọng phổ biến của vật chất.
Vạch ra cho khoa học con đường vô tận đI sau nghiên cứu thế giới.
b.Ý thức:
- Định nghĩa: Là sự phản ánh sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ não của con người qua ngôn ngữ người lao động, ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần của con người.
- Nguồn gốc:
Tự nhiên: ý thức xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài đặc tính phản ánh của vật chất.Có 3 hình thức phản ánh vật chất
Phản ánh vật lý
Phản ánh sinh vật
Phản ứng tâm lý.
Nguồn gốc xã hội ( nguồn gốc tự nhiên kết hợp với hình thức vận động cao vận động xã hội hình thành ý thức): Lao động hình thành phản xạ có điều kiện tạo thành thói quen, biến đổi chức năng các cơ quan trong cơ thể con người tạo điều kiện cho ý thức hình thành
Ngôn ngữ: Sự phản ánh của con người trở thành tự giác sáng tạo và ý thức xuất hiện
àMuốn có ý thức xuất hiện cần đầy đủ bốn yếu tố
Bộ óc của con người: cơ quan phản ánh
Hiện thực khách quan: đối tượng phản ánh
Lao động: cầu nối giữa cơ quan và đối tượng
Ngôn ngữ: phương tiện phản ánh
Bản chất ý thức
Là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Có ba tính chất
Tính trìu tượng
Tính tự giác
Tính sáng tạo
Kết cấu ý thức
Theo các yếu tố hợp thành ( kết cấu theo chiều ngang): tri thức, tình cảm…
Theo chiều sâu nội tâm (kết cấu theo chiều dọc): tự ý thức, tiềm thức, vô thức
Quan hệ giữa vật chất-ý thức
Vật chất quyết định sư ra đời, vận động biến đổi của ý thức
ý thức có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người
2/ Quan niệm duy vật về xã hội
a/ Vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội
Định nghĩa sản xuất vật chất: là quá trình con người tác động vào tự nhiên nhằm biến đổi tự nhiên để tạo ra của cảI vật chất thoả mãn nhu cầu của con người
Con người luôn tiền hành sản xuất của cảI vật chất để tạo ra các tư liệu sinh hoạt thoả mãn nhu cầu của mình, sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình
Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước,pháp quyền đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo đều hình thành và biến đổi trên cơ sở sản xuất vật chất
Sản xuất vật chất không ngừng phát triển, sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến đổi phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp đến cao
b/ sản xuất vật chất tuân theo quy luật khách quan: quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình, độ của lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, tồn tại không tách rời nhau và tác động qua lại một cách biện chứng
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất
Quyết định sự hình thành và nảy sinh quan hệ sản xuất tương ứng
Quyết định sự thay đổi từ quan hệ sản xuất cũ sang quan hệ sản xuất mới
Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất
Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất thì mở đường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất thì kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động tronh toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loài. Sự thay thế phát triển của lịch sử nhân loài là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất
Xét trong nội bộ phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất là hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưnh xét trong tổng thể các quan hệ sản xuất thì các quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở kinh tế của xã hội (cơ sở hạ tầng) trên đó hình thành kiến trúc thượng tầng. Tính chất của cơ sở hạ tầng là do cơ sở hạ tầng quyết định
c/ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Tồn tại xã hội quyết định việc nảy sinh và hình thành ý thức xã hội tương ứng, quyết định sự thay đổi của ý thức xã hội
ý thức là sự phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phảI một cách giản đơn trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian
Mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi thì làm cho ý thức xã hội thay đổi theo
èTriết học Mác-Lênin đòi hỏi phảI có tháI độ biện chứng khi xem xét sự phản ánh tồn tại xã hội với ý thức xã hội
C/ Kết luận:
Như vậy quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho đến nay đã trảI qua ba hình tháI cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phát thể hiện ở các nhà triết học cổ đại, sau đó là chủ nghĩa duy vật siêu hình thể hiện ở các nhà duy vật thời cận đại và cuối cùng là chủ nghĩa duy vật biện chứng mà Mác và Anghen là đại biểu suất sắc và được Lênin kế thừa, phát triển. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kết quả kháI quát hoá những thành tựu triết học, khoa học tự nhiên và thực tiễn sản xuất trong các thế kỉ XIX-XX. Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã giảI quyết các vấn đề cơ bản của triết học một cách đúng đắn nên đã khắc phục được những thiếu sót mà các trào lưu triết học duy vật trước Mác mắc phảI, đồng thời cũng đã phê phán một cách đúng đắn và mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là kim chỉ nam cho các lực lượng sản xuất tiến bộ trong xã hội nhận thức thế giới và cảI tạo thế giới hiện thực khách quan. Đồng thời chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đóng góp một phần công sức không nhỏ vào hoạt động kinh tế của con người.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- T0416.doc