Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MAI SƠN TÙNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH MAI SƠN TÙNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xi

pdf115 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Hoài Thanh. Công trình này chưa công bố dưới bất kì hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 08 năm 2011 Mai Sơn Tùng LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Nguyễn Hoài Thanh, người thầy đã luôn khích lệ và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Để hoàn thành luận văn, tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của gia đình, đồng nghiệp trường THPT Ngô Quyền (Bà Rịa – Vũng Tàu), và quí thầy cô công tác tại Phòng KHCN & SĐH trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Xin cảm ơn tất cả mọi người Mai sơn Tùng MỤC LỤC 0TLỜI CAM ĐOAN0T ................................................................................................................. 1 0TLỜI CẢM ƠN0T ...................................................................................................................... 2 0TMỤC LỤC0T ............................................................................................................................ 3 0TDẪN LUẬN0T .......................................................................................................................... 5 0T1. Lí do chọn đề tài0T................................................................................................................................... 5 0T2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu0T ......................................................................................................... 6 0T3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề0T .................................................................................................................... 7 0T4. Phương pháp nghiên cứu0T ...................................................................................................................... 9 0T5. Cấu trúc luận văn0T ................................................................................................................................. 9 0TChương 1: THỂ LOẠI TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU0T .................................. 11 0T1.1 Về thể loại tùy bút 0T ............................................................................................................................ 11 0T1.1.1 Khái niệm về thể loại tùy bút 0T .................................................................................................... 11 0T1.1.2 Xác định loại hình nghệ thuật tùy bút 0T ........................................................................................ 12 0T1.1.3 Vẻ đẹp lưỡng hợp trong thể loại tùy bút 0T .................................................................................... 14 0T1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu0T ......................................................... 15 0T1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu0T .................................................................................. 19 0T1.3.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật0T .............................................................................................. 19 0T1.3.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu0T ........................................................ 20 0T1.3.2.1 Miền quê Kinh Bắc và những vùng đất thân thương0T .......................................................... 20 0T1.3.2.2 Chân dung người chiến sĩ, người nghệ sĩ và trí thức bác học0T .............................................. 28 0T1.3.2.3 Hình tượng con người Việt Nam theo dòng lịch sử0T ............................................................ 41 0TChương 2: CÁI TÔI ĐỖ CHU TRONG TÙY BÚT0T ........................................................ 46 0T2.1 Cái tôi trữ tình0T .................................................................................................................................. 46 0T2.1.1 Cái tôi trữ tình công dân0T ............................................................................................................ 46 0T2.1.2 Cái tôi trữ tình đời thường0T ......................................................................................................... 51 0T2.1.3 Cái tôi trữ tình hoài niệm về tuổi thơ và quê nhà yêu dấu0T .......................................................... 53 0T2.2 Cái tôi triết luận0T ................................................................................................................................ 56 0T2.2.1 Cảm quan về cuộc đời0T ............................................................................................................... 56 0T2.2.2 Những quan niệm về văn chương0T .............................................................................................. 59 0T2.2.3 Những suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội đương thời0T ............................................................. 63 0T2.3 Cái tôi tài hoa, uyên bác0T ................................................................................................................... 67 0T2.3.1 Tầm hiểu biết sâu rộng0T .............................................................................................................. 67 0T2.3.2 Những trích dẫn đa dạng, phong phú0T ......................................................................................... 70 0T2.2.3 Sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, tài hoa0T .................................................................................... 71 0TChương 3: NGHỆ THUẬT TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU0T ......................................................... 74 0T3.1 Kết cấu, ngôi kể, nghệ thuật khắc họa chân dung0T .............................................................................. 74 0T3.1.1 Kết cấu0T ..................................................................................................................................... 74 0T3.1.1.1 Kết cấu giản dị, tự nhiên0T .................................................................................................... 74 0T3.1.1.2 Kết cấu lồng và xâu chuỗi nhiều chuyện kể trong cùng một tác phẩm0T ................................ 79 0T3.1.2 Ngôi kể0T ..................................................................................................................................... 81 0T3.1.3 Nghệ thuật khắc họa chân dung0T ................................................................................................. 83 0T3.2 Nhịp điệu và giọng điệu0T.................................................................................................................... 88 0T3.2.1 Nhịp điệu0T .................................................................................................................................. 88 0T3.2.2 Giọng điệu0T ................................................................................................................................ 90 0T3.3 Ngôn từ nghệ thuật 0T ........................................................................................................................... 97 0T3.3.1 Ngôn từ trong trẻo, giàu chất thơ0T ............................................................................................... 98 0T3.3.2 Câu văn giàu tính nhạc, nhiều liên tưởng, so sánh0T ................................................................... 101 0T3.3.3 Thành phần lời văn nghệ thuật0T ................................................................................................ 104 0TKẾT LUẬN0T ...................................................................................................................... 108 0T ÀI LIỆU THAM KHẢO0T ............................................................................................... 109 DẪN LUẬN 1. Lí do chọn đề tài Truyện ngắn Ao làng được trích in trên tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1961 đã đánh dấu bước đầu khởi nghiệp văn chương của cậu học sinh tên Chu Bá Trình. Tính đến nay đã ngót năm mươi năm, cậu học sinh trường trung học Hàn Thuyên năm ấy giờ đã là một nhà văn lão thành, có những cống hiến không nhỏ cho nền văn học dân tộc. Sau những năm miệt mài sáng tạo, ông đã có trong tay trên chín tập truyện ngắn và ba tập tùy bút. Có thể nói, Đỗ Chu là nhà văn sớm bén duyên với thể loại truyện ngắn và được đông đảo độc giả biết đến qua các tập truyện ngắn. Trước năm 2004, người ta biết một Đỗ Chu với những truyện ngắn mang giọng điệu nhẹ nhàng sâu lắng và giàu sức biểu cảm. Ông được vinh dự nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật vào năm 2001 với bộ ba tác phẩm Hương cỏ mật, Phù sa, Mảnh vườn xưa hoang vắng, và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2003 với tác phẩm Một loài chim trên sóng, đặc biệt cũng với tập truyện ngắn này Đỗ Chu cũng vinh dự nhận Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2004. Với các giải thưởng này, tài năng, tâm huyết và những đóng góp của văn Đỗ Chu về thể loại truyện ngắn đã được ghi nhận, tôn vinh. Đồng thời, tên tuổi của ông cũng có vị trí nhất định trong nền văn học hiện đại Việt Nam và khu vực. Quả là một trường hợp hiếm thấy, khi nhà văn vừa bước sang tuổi lục tuần, cái tuổi đã trông thấy rõ rệt sự mệt mỏi và già nua, nhà văn của thể loại truyện ngắn lại bất ngờ làm một cuộc chuyển hướng đột ngột sang thể loại tùy bút với tác phẩm Tản mạn trước đèn, xuất bản lần đầu năm 2004. Tập tùy bút này được đông đảo giới nghiên cứu – phê bình và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Từ đây, Đỗ Chu chính thức được biết đến trong tư cách của tác giả tùy bút. Và lịch sử nghiên cứu về thể loại tùy bút đã ghi nhận cái tên Đỗ Chu khá nổi bật giữa các nhà văn trước đó và đương đại. Năm 2008, Đỗ Chu lại tiếp tục trình làng tác phẩm tùy bút Thăm thẳm bóng người với số lượng đầu sách xuất bản ấn tượng 2500 cuốn. So với Tản mạn trước đèn, tùy bút Thăm thẳm bóng người là tác phẩm đi sâu hơn, xa hơn, có sức lan tỏa rộng hơn và thể hiện một tài năng nghệ thuật đã đến độ chín muồi của nhà văn xứ Kinh Bắc. Như lời tâm sự của nhà văn với Hà Khái Hưng trên báo Văn nghệ Công an, cả hai tập sách đều là những kỉ niệm dấu yêu, những điều tác giả đã nghe thấy, đã trải qua. Với các tác phẩm ấy, tên tuổi của Đỗ Chu được nâng lên một tầm cao mới, xứng đáng là cây bút văn xuôi nổi bật trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Về việc nghiên cứu tác phẩm của ông, đã có một số bài báo, bài nghiên cứu viết về Đỗ Chu. Và cũng có một số học viên cao học lấy truyện ngắn nói riêng, văn xuôi của ông nói chung làm đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu tập trung, chuyên sâu về tùy bút của nhà văn. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu tùy bút của ông với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu” Chọn nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ đã làm nên nét độc đáo trong sáng tác tùy bút của ông. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định những cống hiến của Đỗ Chu cho nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung, cho thể loại tùy bút nói riêng. Đây là công trình khoa học tập trung nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng tùy bút của Đỗ Chu. Cố gắng chỉ ra những nét độc đáo làm nên diện mạo sáng tạo tùy bút của nhà văn, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói khẳng định vai trò và vị trí của Đỗ Chu trong tiến trình văn học Việt Nam với tư cách là tác giả tùy bút có những nét đặc trưng riêng biệt và là một trong những đại diện tiêu biểu cho thể loại tùy bút đương đại. Trong chừng mực nhất định, người viết cũng hi vọng chỉ ra được những đóng góp riêng của Đỗ Chu trong việc mang lại diện mạo mới cho thể loại tùy bút. Mặt khác, chúng tôi hi vọng rằng luận văn này sẽ là tài liệu tham khảo cần thiết cho sinh viên, các giáo viên Ngữ văn bật phổ thông và những ai quan tâm đến tùy bút đương đại Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu”, chúng tôi sẽ lấy ba tập tùy bút Những chân trời của các anh (1986), Tản mạn trước đèn (2004 và Thăm thẳm bóng người (2008) làm đối tượng nghiên cứu. Do đặc điểm của đề tài nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thể loại tùy bút của nhà văn Đỗ Chu. Phạm vi của luận văn này là đi vào thế giới nghệ thuật và một số đặc điểm chính của ba tập tùy bút trên. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trừ tập Những chân trời của các anh, hai tập tùt bút còn lại là những tác phẩm mới được xuất bản. Hiện nay có khá nhiều bài viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và trên mạng Internet khen chê về hai tập tùy bút này như bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, Lý Hoài Thu, Thu Hà, Thạch Linh, Phan Huy Dũng, Nguyễn Hòa, Hà Khái Hưng, Tô Hoàng, Nguyễn Thanh Kim…Tuy nhiên đó cũng chỉ là những cảm nhận, suy nghĩ có tính ấn tượng ban đầu và tính thời sự. Tùy bút của Đỗ Chu chưa được đặt trong hệ thống tùy bút Việt Nam để phân tích, nghiên cứu và tìm ra được đặc trưng riêng của nó. Đa số các tác giả đều cho rằng Đỗ Chu đến với tùy bút như một hối thúc tự nhiên để trải nghiệm vốn sống, vốn hiểu biết cùng những suy tư, trăn trở của mình trước hiện thực cuộc sống hôm nay và hôm qua. Đỗ Chu “hiểu rành rẽ từng khúc quanh co của dòng sông văn học, lúc này đang chứng kiến một thời kì mới của sáng tác với nhiều bề bộn, lẫn lộn cái thực, cái giả chen nhau, cái đích thực và cái thời thượng xem ra không dễ phân biệt” [22; 21]. Phan Huy Dũng khi giới thiệu về tập tùy bút Tản mạn trước đèn đã khen sự tài hoa, tinh tế trong văn phong tùy bút của Đỗ Chu như sau: “Ta được gặp lại ở Tản mạn trước đèn vẫn một Đỗ Chu thời Hương cỏ mật, Mùa cá bột – người từng thể hiện rất tính tế, tài hoa những cảm xúc ân tình ân nghĩa trong đời sống cộng đồng, đưa lại cho độc giả một cảm giác ấm áp, tin yêu. Thời thế bây giờ khác xưa khá nhiều, vậy mà vẫn giữ được phần lớn cách nhìn ấy và giọng văn ấy, xét ở một khía cạnh nào đó, có thể nói người viết tỏ ra rất tin ở mình hay nói cách khác là có bản lĩnh” [22; 21]. Phan Huy Dũng cũng nhấn mạnh bản lĩnh văn hóa, những trăn trở về nghề văn và nghệ thuật của Đỗ Chu: “Khi viết Tản mạn trước đèn, ông muốn đặt lại và tái khẳng định vấn đề trách nhiệm của nhà văn đối với vận mệnh đất nước, bản lĩnh văn hóa của người viết, sự cô đơn của nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp, sự tỉnh táo cần thiết của một nhà văn giữa muôn nẻo đường sáng tạo để làm sao thoát khỏi mê lầm” [22; 22]. Thạch Linh lại thấy vốn sống văn hóa thâm sâu và lối viết tùy bút nhẹ nhàng, sâu lắng của Đỗ Chu: “Đỗ Chu giấu cả trong mình một kho văn hóa dân gian và bác học, lịch sử, huyền tích, cái trông thấy và nghe thấy, cái sống và cái ngẫm, trộn tất cả vào mình rồi rút ra bằng những câu văn như kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều ông nói ra được đọng lại day dứt, ngậm ngùi, có cả những điều khó nói cũng được ông nói ra nhẹ nhàng, sâu lắng” [66; 14]. Hà Khái Hưng khi nhận xét về tập Thăm thẳm bóng người đã khẳng định vẻ đẹp ngôn ngữ và phong cách tùy bút trữ tình đằm thắm trong các trang tùy bút của Đỗ Chu: “Ngoài việc cài cắm được nhiều thông tin văn hóa, xã hội…, ông còn chú trọng đến những khoảng lặng của của cảm xúc và đặt biệt rất chăm chú đến vẻ đẹp và sức bật của câu văn” [53]. Ông còn nhận ra cái tạng cảm xúc “vừa trữ tình vừa hóm hỉnh”. Theo Hà Khái Hưng thì Đỗ Chu có một giọng kể chuyện đa sắc: “Giọng kể của tác giả sắc mà vẫn ngọt, có chỗ lem lem, cả cười nhưng cũng có lắm chỗ chạnh buồn, chua chát…kết hợp nhuần nhị chất văn lẫn chất báo” [53; 18]. Nguyễn Hòa trong bài nghiên cứu Văn chương – hi vọng về những điều tốt đẹp đã ca ngợi Đỗ Chu như sau: “Văn Đỗ Chu viết kĩ, đẹp cả về giọng điệu lẫn những suy tưởng nhân tình” [44]. Ông còn những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật: “Đoạn văn nào cũng đầy ắp chi tiết, phập phồng hơi thở đời sống, chốc chốc tác giả lại chêm vào đó cái nhìn sắc sảo, những câu đúc kết dẫu chưa phải hoàn toàn là chân lí thì cũng rất khoáng đạt, độc đáo…Đặc biệt là, dẫu chủ đề có lan man, song tiết tấu câu văn vẫn luôn rộn ràng, cuốn hút người đọc” [44]. Bên cạnh đó, Nguyễn Hòa cũng chỉ ra những nét hạn chế trong lối văn miên man dàn trải dễ gây nhàm chán cho người đọc: “Tuỳ bút Đỗ Chu thường mở đầu một cách “chật vật” với những luận đề dài dòng, khô khan, dễ làm người ta ngại đọc” [44]. Trong bài Cái tôi tùy bút, Nguyễn La đã chỉ ra được một nét kết cấu độc đáo trong tùy bút của Đỗ Chu. Đó là kết cấu theo kiểu “hình xương cá”. Sau đó ông khen sự uyên thâm của Đỗ Chu: “Đỗ Chu viết tùy bút bằng sự hiểu đời của chính ông, tôi gọi văn ông là thứ văn biết đời – dựa theo cách nói của Cao Bá Quát nhận định về Truyện Kiều là thứ văn hiểu đời. Tất nhiên từ biết đến hiểu là khoảng cách rất xa. Nói thế để thấy rằng nhận định thứ văn biết đời của Đỗ Chu cũng có chừng mực chứ không đề cao một cách quá đáng. Đỗ Chu biết nhiều lắm, biết nhiều nên làm người đọc thích thú với một câu ca dao cổ được tái hiện trong văn cảnh phù hợp, một câu đối chữ Nho được cắt nghĩa làm rõ cái thâm thúy của các cụ ngày trước, một phong tục xứ Kinh Bắc quê ông, mà bóc đi cái vỏ tưởng là mê tín dị đoan lại là cái nhân đậm đà tình người…” [62]. Cuối cùng, Nguyễn La khen sự liên tưởng, nhập thân vào nhân vật của Đỗ Chu trong quá trình trần thuật: “Đỗ Chu là người chéo thuyền giỏi, cái tình – phần nào tôi đã nói ở trên, cái tài là cái duyên của văn anh thể hiện rõ ở sự liên tưởng nhiều khi độc đáo, đột xuất; ở sự nhập vai nhập thân vào nhân vật để kể, lúc bấy giờ giọng Đỗ Chu hay giọng nhân vật khó mà phân biệt. Thi pháp gọi đó là song điệu, tôi gọi đó là giọng nhập vai, bề ngoài vẫn là giọng Đỗ Chu nhưng lại là tiếng nói, tư tưởng của nhân vật” [62]. Ngũ Nhị Song Hiền đã tìm ra được những cảm hứng chính trong ba tập sách của Đỗ Chu. Ngoài ra, cô còn phát hiện ra chất thơ và chất truyện, phân loại được những giọng điệu khác nhau trong tùy bút của ông: “Sự chuyển hướng từ cái nhìn sử thi sang cái nhìn hiện thức phức hợp, đa chiều của văn học thời kì đổi mới đã giúp Đỗ Chu cảm nhận cuộc sống ở nhiều cung bậc khác nhau, mang đến sự đa sắc trong giọng điệu” [43; 136]. Nhìn chung, tùy bút của Đỗ Chu có những điểm mạnh, điểm yếu riêng. Người đọc khi bình luận vừa có khen và vừa có đôi chút không hài lòng. Song cái chỗ không hài lòng ấy cũng rất nhẹ nhàng vì theo họ đây là điều thuộc về cái “tạng” của nhà văn, là đặc trưng riêng của phong cách cá nhân. Tuy nhiên tựu trung lại vẫn thấy sự thống nhất ở một điểm là tùy bút của ông thể hiện một văn phong trữ tình, đằm thắm, chuẩn mực, mĩ lệ… Dù có đông đảo nhiều bài viết về tùy bút của ông nhưng đó cũng chỉ là những nhận định khái quát, hoặc riêng lẻ một tập tùy bút mà thôi. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu” với tham vọng tìm ra được nét đặc trưng trong thể loại tùy bút của ông. Và đây cũng là công trình khoa học đầu tay của một người mới bước những bước đầu tiên trong việc nghiên cứu văn học. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn này chủ yếu nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu thi pháp thể loại. Trên cơ sở lí thuyết về đặc trưng thể loại tùy bút, người viết đi sâu vào tìm hiểu thế giới nghệ thuật tùy bút của Đỗ Chu. Từ những dấu hiệu nổi bật, người viết đi đến khái quát thành những luận điểm phù hợp, cố gắng lọc ra những yếu tố tiêu biểu nhất để làm cơ sở tổng hợp, đánh giá. Để hỗ trợ cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao nhất, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh… 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, luận văn được chia thành ba chương chính tập trung giải quyết các vấn đề sau: Chương 1: Thể loại tùy bút và tùy bút của Đỗ Chu 1.1 Về thể loại tùy bút 1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu 1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu Chương 2: Cái tôi Đỗ Chu trong tùy bút 2.1 Cái tôi trữ tình 2.2 Cái tôi triết luận 2.3 Cái tôi tài hoa, uyên bác Chương 3: Nghệ thuật tùy bút của Đỗ Chu 3.1 Kết cấu, ngôi kể và nghệ thuật khắc họa chân dung 3.2 Nhịp điệu và giọng điệu 3.3 Ngôn từ nghệ thuật Kết luận Tài liệu tham khảo Chương 1: THỂ LOẠI TÙY BÚT VÀ TÙY BÚT CỦA ĐỖ CHU 1.1 Về thể loại tùy bút 1.1.1 Khái niệm về thể loại tùy bút Tùy bút là một trong những thể loại thuộc thể kí, một trong năm thể loại của văn học. Ngoài những tính chung, tùy bút còn có những đặc trưng riêng biệt. Có vẻ như cách hiểu đơn giản theo cảm tính: tùy bút là những trang văn xuôi mà ở đó nhà văn tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy – lâu nay đã được nhiều người yên tâm thừa nhận. Ngay cả Nguyễn Tuân – nhà văn sáng tác tùy bút hàng đầu của Việt Nam – cũng có lần thừa nhận: “Nguyên tắc quan trọng của tùy bút là không có nguyên tắc gì cả”. Cách hiểu này đặt cơ sở trên một nét đặt trưng của tùy bút là luôn coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, quan điểm chủ quan ở người nghệ sĩ. Tuy nhiên, những điểm bất cập và chưa thỏa đáng cũng nảy sinh từ chính những điều đơn giản ấy. Bất kì sáng tác văn chương nào cũng đều bắt đầu từ một nguồn cảm hứng của cá nhân người nghệ sĩ, chứ không chỉ riêng tùy bút. Tuy nhiên, với thể loại tùy bút, người nghệ sĩ phải lưu trữ nguồn cảm xúc mãnh liệt thì mới có thể thăng hoa trong quá trình sáng tác. Một cách hiểu không thỏa đáng về khái niệm tùy bút sẽ dễ dẫn đến lẫn lộn lối viết tự do, phóng khoáng với lối viết lan man, tản mạn, bịa đặt tùy tiện. Bởi vì “những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành một hệ thống theo một cốt truyện, hay theo một tư duy luận lí chặt chẽ, nhưng tất cả vẫn phải tuân thủ trật tự của dòng cảm xúc, cái logíc bên trong của cảm hứng tác giả. Và tất nhiên là sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể thẩm mĩ vẫn phải chân thật” [39; 1888]. Nếu coi tùy bút là một cách viết hay một kiểu bút pháp thì mới chỉ dừng lại ở mức độ cảm tính trong nhận thức, chưa bao quát hết đối tượng. Tùy bút còn là một thể loại văn học có những đặc trưng rõ nét cả về nội dung và hình thức biểu hiện, đủ sức tồn tại ngang hàng với những thể loại văn xuôi nghệ thuật khác. Từ góc nhìn từ nguyên học có thể tìm thấy những giả thiết đáng tin cậy, góp phần xác định khái niệm thể loại và phân định loại hình tùy bút. Trong Hán Việt từ điển giản yếu, từ “tùy bút” được Đào Duy Anh giải nghĩa là “tùy thời mà chép”. Nghĩa là thể loại này không chỉ bộc lộ cảm xúc chủ quan của người viết mà còn phải chịu sự chi phối từ hoàn cảnh khách quan. Còn từ “bút”, ngoài nghĩa cái dùng để viết, có thêm nét nghĩa nữa là “biên chép”. Vào buổi sơ khai của việc phân loại, một số nhà lí luận Trung Quốc đã chia văn chương ra làm hai loại: có vần và không vần. Ở chương Tổng thuật của tác phẩm Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp có viết: “Kim chi thường ngôn, hữu Văn hữu Bút, dĩ vi vô vận giả Bút dã, hữu vận giả Văn dã” (Ngày nay thường nói: có Văn có Bút, cho không vần là bút, có vần là Văn . Thời Lưu Tống, trong Nhan Quang Lộc tập, Nhan Diên chia văn chương ra làm ba loại: Ngôn, Bút, Văn. Trong đó, “Bút” có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả truyện ký. Dù mới là giả thiết, nhưng thiết nghĩ những thông tin trên đủ cơ sở để củng cố mối hoài nghi mang ý nghĩa khoa học: không thể tiếp tục hiểu rằng “bút” là ngòi bút và “tùy bút” là “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy”. Từ trong nguồn gốc phương Đông, tùy bút đã được xác định là một thể loại văn xuôi thực sự tự do, phóng túng, không bị ràng buộc bởi những khuôn khổ có tính qui phạm, cả về nội dung tư tưởng và cách thức thể hiện. Nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi chép những con người và những việc cụ thể có thực, tác giả tùy bút đặc biệt chú ý việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc đời. Được gọi là tùy bút, là những tác phẩm mà ở đó nổi lên trên bình diện thứ nhất những phẩm chất riêng, cốt cách riêng của tác giả. Chỉ những người muốn làm rõ cái giọng điệu độc đáo riêng của mình, những người thích tự biểu hiện, tự phân tích, đồng thời những bút pháp vừa giàu chất hình tượng, vừa có khả năng viết chặt chẽ như châm ngôn…những người đó mới đi vào thể loại tùy bút. So với các thể loại khác, đội ngũ sáng tác của tùy bút còn khá khiêm tốn: Trong văn học Việt Nam từ trước Cách mạng đến nay, số lượng nhà văn đứng được ở thể tùy bút không nhiều. Nhưng rõ ràng với tư cách một thể loại văn chương, tùy bút đã có quá trình hình thành và phát triển, kế thừa và cách tân, với những đặc trưng nghệ thuật chịu ảnh hưởng sâu sắc cả về phương Đông lẫn phương Tây. Còn có thể hiểu “tùy bút” như là một bút pháp tự do, phóng túng, tài hoa, không thuộc sở hữu riêng của sáng tác văn chương. Cách hiểu này không phổ biến và chỉ có ý nghĩa gợi mở thêm hướng nghiên cứu. 1.1.2 Xác định loại hình nghệ thuật tùy bút Mặc dù là một thể loại văn xuôi mang rõ nét khá nhiều đặc trưng nghệ thuật, nhưng trên thực tế hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào cho thể loại tùy bút. Trong các tác phẩm lí luận văn học, do những biểu hiện có tính chất trung gian, tùy bút bao giờ cũng được nhắc tới với tư cách là một tiểu loại của thể loại kí, bằng sự dè dặt nhất định. Quan điểm trong việc xác định loại hình của tùy bút vẫn chưa thấy có sự nhất trí cần thiết. Có thể thấy nổi lên hai quan điểm vừa tương đồng vừa có chỗ chưa nhất trí với nhau về vấn đề này: 1- Tùy bút là một tiểu loại văn xuôi giàu chất trữ tình, nhưng phát sinh từ thể kí (một biến thể của tự sự); 2- Tùy bút là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình. Như vậy, cả hai quan điểm trên đều thừa nhận sự tồn tại thường trực của chất trữ tình trong tùy bút, nhưng cách nhìn nhận về vai trò, mức độ của yếu tố tự sự có điểm khác nhau. Các tác giả của quyển Văn học Việt Nam thế kỉ XX đã xếp tùy bút vào loại kí: “Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí có lối viết phóng khoáng, tự do và chủ quan nhất…So với các tiểu loại khác, tùy bút giàu chất trữ tình hơn cả, tuy vẫn không ít yếu tố chính luận và chất suy tưởng triết lí” [30; 234]. Trong quyển Lí luận văn học - vấn đề và suy nghĩ, Nguyễn Văn Hạnh cũng xếp tùy bút vào hệ thống thể kí: “Các thể kí chủ yếu có mặt cả trong văn học cổ điển và hiện đại là kí sự, tùy bút, bút kí, nhật kí” [43; 99]. Khác hẳn với các ý kiến trên, trong cuốn Lí luận văn học, Nguyễn Xuân Nam lại xếp tùy bút vào loại trữ tình: “Tác phẩm trữ tình không phải chỉ có thơ trữ tình, mặc dù nó là tiêu biểu nhất. Ngoài thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ văn xuôi, ca trù, từ khúc,…Tùy bút là thể loại văn xuôi phóng khoáng. Nhà văn theo ngọn bút mà suy tưởng, trần thuật, nhưng thực chất là thả người theo dòng liên tưởng, cảm xúc mà tả người, kể việc” [67; 188]. Văn chương bao giờ cũng phải mang tính khuynh hướng, thể hiện rõ nhất ở cách người nghệ sĩ tiếp cận và nghiền ngẫm hiện thực. Đằng sau mỗi bức tranh đời sống bao giờ cũng thấm đẫm nỗi niềm, mối suy tư, sự day dứt của nhà văn…Nhưng riêng với thể loại tùy bút – một thể loại thường xuyên xuất hiện những chất liệu còn phập phồng hơi thở cuộc sống – thì việc xếp yếu tố khách quan xuống hàng thứ yếu, chỉ có ý nghĩa như một phương tiện để giãi bày, có vẻ chưa thỏa đáng. Bản thân các chi tiết, sự kiện, số phận,…đã tồn tại như một cấp độ ý nghĩa trong nhận thức, nhiều khi hết sức sâu sắc và mối liên hệ nội tại với cái mạch trữ tình của tác phẩm. Mặt khác, dù có màu sắc trữ tình đậm đà, tùy bút vẫn chưa hội đủ điều kiện để được công nhận là một thể văn xuôi thuộc loại trữ tình. Bởi vì, trong tác phẩm trữ tình không có sự mở rộng các chi tiết, hành vi, quan hệ qua lại của con người mà chỉ có thể hiện trực tiếp yếu tố chủ quan của người nghệ sĩ. Hêghen cũng khẳng định tính chất trực tiếp của sự biểu cảm là một trong những yếu tố quan trọng của tác phẩm trữ tình: “Anh ta (nhà thơ trữ tình) có thể kiếm tìm sự kích thích sáng tạo và tìm kiếm nội dung bên trong bản thân mình, tập trung vào những tình thế, trạng thái, xúc cảm và dục vọng nội tại của trái tim và tinh thần mình. Ở đây bản thân con người trong đời sống nội tâm chủ quan của nó trở thành tác phẩm nghệ thuật” [76; 327]. Trong khi đó, biểu cảm ở tùy bút thường ít nhiều có màu sắc gián tiếp, thông qua việc miêu tả chân thật và sinh động bức tranh đời sống. Vì những lí do vừa nêu, có lẽ không thể tiếp tục hiểu một cách đơn giản rằng “bút” là ngòi bút và “tuỳ bút” là “tùy theo ngòi bút mà đưa đẩy”. Tùy bút – từ trong bản chất của thể loại – là những tác phẩm văn xuôi phát sinh từ kí (gần với tự sự) và được viết chủ yếu theo mạch cảm xúc chủ quan của tác giả (gần với trữ tình). Vậy thì tùy bút nằm ở đâu trong hệ thống phân loại văn học truyền thống? Có lẽ đặt ở vị trí trung gian giữa tự sự và trữ tình là phù hợp nhất. Các loại hình văn học không bao giờ tồn tại một cách tách biệt với nhau, với những ranh giới không thể vượt qua. Và các cách phân chia văn học cũng chỉ mang tính chất tương đối. Đến đây, thiết nghĩ đã có đủ cơ sở để khẳng định: tùy bút là một thể văn xuôi thuộc loại tự sự – trữ tình. Vấn đề sẽ phức tạp hơn khi vận dụng quan điểm này để xem xét các tác phẩm cụ thể. Nhưng không thể vì thế mà muốn có được sự tường minh về lí thuyết mà lại gò ép thực tiễn sinh động vào tác phẩm không phù hợp. 1.1.3 Vẻ đẹp lưỡng hợp trong thể loại tùy bút Tính lưỡng hợp trong tác phẩm tùy bút có cội nguồn từ một lối viết ở nhiều khía cạnh như cách nhận thức vấn đề, cách xây dựng tình huống, giọng điệu văn chương…Hơn nữa, tùy bút là loại văn rất cần sự hiện diện của lí trí tỉnh táo, lối tư duy về các vấn đề xã hội nhưng cũng không thể loại trừ nhịp đập của con tim với những rung động mãnh liệt, đầy hứng thú trước các hiện tượng của cuộc sống. Nếu không có lí trí tỉnh táo, ngòi bút của người viết sẽ tung hứng lên chín tầng mây mà không tìm được nẻo về và rồi cũng đồng thời rơi vào trạng thái mông muội dẫn tới bịa đặt, suy diễn lan man, không hợp với thực tế. Có khi, ch._.ính cái trạng thái ngất ngây không có sự kiểm soát của lí trí, người viết sa vào lối văn duy mĩ, dẫn người đọc vào trò chơi chữ nghĩa. Cái kiểu “chén đĩa mùa đi nhịp hải hà” ban đầu có thể tạo ra một lực hút, đem lại sự khoái cảm thẩm mĩ nhưng sau đó thì người ta sẽ nhận ra đây chỉ là sự khoe mẽ, phô trương ngôn từ rỗng tuếch, vô nghĩa. Ngược lại, nếu bài tùy bút qua nặng về lí trí, chú trọng thông tin, liệt kê chính xác từng sự kiện, dữ liệu thì sẽ biến văn bản thành một thể khác như phóng sự, kí sự...Hơn nữa, việc thiếu sự gọt giũa ngôn từ, nghệ thuật hóa dữ kiện, loại trừ cảm xúc sẽ làm trang viết trở thành một loại văn bản khô khan, cứng nhắc, mờ nhạt tính chất, đặc trưng của văn chương. Vì thế, để có được những trang tùy bút hay, người nghệ sĩ phải vừa say mà lại vừa tỉnh, vừa xúc cảm nhưng cũng vừa suy tư. Kết quả của cuộc hôn phối của xúc cảm và lí trí sẽ là tác phẩm tùy bút, một thực thể sinh động mang vẻ đẹp lưỡng hợp dung hòa hai yếu tố trên. Cái trọng tâm của sự sáng tạo trong thể loại tùy bút không phải là ở sự hư cấu những hình tượng vốn không hiện hữu trong thực tế mà là cách sắp xếp, trình bày, điều phối sự kiện hay vấn đề nào đó, không những mang lại giá trị nhận thức mà còn đem lại những rung động thẩm mĩ thực sự. Tài năng của người viết tùy bút giống như hình ảnh ngưòi nghệ sĩ đi xiếc trên dây cần một thế cân bằng giữa hai bờ vực. Đồng thời, người nghệ sĩ còn phải biết chuyển tải cảm xúc và hiện thực bằng một lối văn riêng của chính mình. Không tạo được giọng điệu, tác phẩm dễ rơi vào quên lãng, rồi thì sẽ dần mất tích trong vô số tác phẩm ấn tượng hơn. Nhà văn phải để lại trong lòng độc giả một dư vị nào đấy, một nỗi ám ảnh nào đấy bằng một thiên tư không thể nhầm lẫn thì mới hiện hữu lâu bền giữa lòng văn học. 1.2 Thể loại tùy bút trong sự nghiệp sáng tác văn học của Đỗ Chu Đỗ Chu là nhà văn sớm bén duyên với văn học từ những năm 60 của thế kỉ XX. Những sáng tác của Đỗ Chu trong mấy mươi năm cầm bút chủ yếu thuộc thể loại truyện ngắn. Tính cho đến năm 2002, Đỗ Chu đã cho ra ra đời mười tập truyện ngắn, trong đó có những tập truyện lưu dấu đậm nét trong lòng độc giả. Một lối viết văn đã thành văn hiệu với chất giọng say đắm, nồng nàn, da diết. Đó là thứ văn xuôi giàu chất thơ, chảy tràn nơi lòng người những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, sâu lắng, đậm đà ý vị nhân sinh. Ta tìm thấy nơi ông phảng phất nét cổ điển và lãng mạn của Môpatxăng, sự tinh tế tìm vào nội tâm và cảm giác của Thạch Lam, chút bâng khuâng xa vắng của Thanh Tịnh, nét u hoài, sầu cảm của Hồ Dzếnh, Xuân Diệu…Có thể thấy truyện ngắn của Đỗ Chu có cội nguồn nối tiếp, cộng hưởng, lan tỏa từ những nhà văn đi trước, đồng thời phát huy tối đa cái tôi nghệ sĩ của mình đã tạo nên được một đặc trưng riêng không kém phần nổi bật và độc đáo. Sau năm 1975, bước vào thời kì mới, với vốn sống và bản lĩnh văn chương, Đỗ Chu đã phát triển sự nghiệp sáng tác của mình bằng một thể loại văn học khác. Những chân trời của các anh là tập tùy bút đầu tay được bắt đầu viết từ thời kháng chiến chống Mĩ và trải dài ngót mười năm sau ngày đất nước giải phóng, được xuất bản vào năm 1986. Tác phẩm gồm mười bốn bài tùy bút viết về đề tài chiến tranh, về công cuộc chiến đấu và kiến thiết đất nước. Nhân vật chủ yếu trong tập sách này là những chiến sĩ. Họ là những người tiên phong và hết mình vì sự nghiệp chung của dân tộc, dám lấy sự sống và hạnh phúc cá nhân đổi lấy nền độc lập cho nước nhà. Viết về họ, Đỗ Chu mang một tình cảm ngưỡng vọng và yêu mến sâu sắc, chân thành. Đỗ Chu như một người thư kí thời đại ghi lại hình ảnh con người Việt Nam trong thời kì bão táp chiến tranh. Nhìn chung, đây là tập tùy bút mang màu sắc của bút kí và truyện ngắn. Sự pha tạp ấy cũng là điều dễ lí giải. Nguyên ủy, Đỗ Chu là cây bút của thể loại truyện ngắn vững vàng và đã định hình được cho mình một lối viết riêng. Hơn nữa, ranh giới giữa truyện ngắn và tùy bút cũng rất gần nhau. Tuy tác phẩm chưa tạo được tiếng vang mạnh mẽ trong lòng người đọc nhưng lại chính là bước thử nghiệm để nhà văn phát triển sở trường văn chương của mình ở một thể loại văn học mới. Tản mạn trước đèn là tập tùy bút thứ hai được xuất bản năm 2004. Tác phẩm như là sự trở lại với thể loại tùy bút sau tám năm kể từ khi ông cho ra đời tập tùy bút đầu tiên. Với bốn mươi năm cầm bút, cộng với những trải nghiệm đã mang lại cho Tản mạn trước đèn một sức nặng về phản ánh và nhận thức nhưng không vì thế mà làm cho cuốn sách mất đi chất thơ ngọt ngào, đằm thắm…Đã có lúc ông viết những câu văn xuôi như thơ, viết rất thơ về cát nóng ở Quảng Bình, hình dung nó như “một bản giao hưởng cát”. Rồi có lúc ông lại mơ về một mối tình với cô gái chăn trâu thuở nào, một sự trào lộng về chính con người mình…bao năm mới có được sự tản mạn như thế, và ngẫm được điều đó, ta thấy trân trọng hơn những trang viết của nhà văn. Đỗ Chu từng tâm sự: “Bốn mươi năm cầm bút thì có lẽ chỉ có bốn tháng được làm nhà văn thực sự”. Là người khó tính lại cầu toàn, ông tự nhận: “Trong một tác phẩm có khi đoạn trước là nhà văn nhưng lúc sau không còn đưôc là nhà văn nữa”. Người cầm bút mà cứ phải phân vân, e ngại hay chiếu cố một điều gì thì sẽ không còn là mình nữa. Đọc Tản mạn trước đèn của ông, tập tùy bút hơn ba trăm trang, người ta thấy ông không nói suông, không chiếu cố những chuyện chính bản thân mình. Nó dẫn người đọc vào một trạng thái tâm lí triền miên phải suy nghĩ, thấm thía và nhiều khi có sự nhìn lại mình. Trong trang sách, Đỗ Chu hiện lên thật rõ những yêu ghét rạch ròi. Tùy bút của ông khiến người ta nhận thấy trước tiên là thái độ cẩn trọng và có trách nhiệm với những gì mình viết ra. Dù chỉ là một câu chuyện tếu nhưng câu chuyện ấy sử dụng vào mục đích gì, và đọc xong sẽ khiến người ta nghĩ gì cũng là điều khiến ông phải cân nhắc. Tập hợp các bài viết trên báo trong suốt hai mươi năm qua, nhà văn xếp lại theo ý tưởng của mình để từ đó phác họa một Đỗ Chu trăn trở và trưởng thành qua từng giai đoạn cuộc sống. Cái đáng quí của cuốn sách là ở mỗi câu chuyện, mỗi một tản mạn, người viết luôn đặt mình trong các mối quan hệ với giới văn nghệ sĩ để từ đó thấy được hình ảnh sống động của văn đàn. Từ khi mười sáu, mười bảy tuổi cắp sách theo hầu các cụ Nguyễn Tuân, Tô Hoài, ông đã được dạy là phải viết cho ra viết, nên những câu chuyện rất bình dị trong cuộc sống chiến đấu, hay những câu chuyện đời thường bao giờ cũng được viết ra thấm nhuần tinh thần ấy. Mười chín chân dung các nghệ sĩ đương thời trong các trang viết là cảm nhận riêng trong suy nghĩ của Đỗ Chu. Đó là một Nguyên Hồng với trái tim nhạy cảm, giàu lòng yêu thương. Đó là một Hoàng Cầm sống lãng đãng trong thế giới của hư và thực. Đó là một Kim Lân với thứ văn xuôi thô nháp nhưng chan chứa tình đời, tình người…Cảm hứng thế sự là nguồn mạch chính tuôn chảy trên khắp các trang văn của ông. Sự xuất hiện trở lại với tập tùy bút dày công lực cho thấy trách nhiệm của một con người đối với đất nước và chân dung một nghệ sĩ tâm huyết luôn trăn trở có được những trang viết hay dành tặng bạn đọc. Tuy nhiên, tập tùy bút này ít nhiều mang tính chính luận với những vấn đề mang tầm quốc gia đại sự, hoặc các vấn đề xã hội lớn lao. Tiếp nối mạch nguồn thế sự, năm 2008, Đỗ Chu cho ra đời tập tùy bút Thăm thẳm bóng người. Đây là tác phẩm thể hiện độ chín muồi trong tài năng của Đỗ Chu. Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã đáng giá: “Thăm thẳm bóng người là “một thành tựu” và cho rằng đây là “trang sách của người thắp lửa”. Đọc tùy bút này “có một cảm giác thăng hoa như vừa uống rượu quí” [47; 20]. Vẫn tiếp nối đề tài về đất nước, con người và những vấn đề xã hội đương thời nhưng cách viết có phần nhẹ nhàng, gần gũi và thấm thía hơn. Những bài học về đối nhân xử thế, về những giá trị nhân văn cũng được khơi gợi một cách tự nhiên, thâm trầm mà không kém phần sâu sắc. Thạch Linh đã nhận xét: “Lối kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều ông nói ra đọng lại day dứt, ngậm ngùi, có cả những điều rất khó nói cũng được nói ra nhẹ nhàng, sâu lắng” [66]. Tập tùy bút được viết theo từng phần, trong mỗi phần có nhiều mục được đánh dấu theo số thứ tự. Phần đầu mang tên Hoa bờ giậu, một cái tên nghe thật mộc mạc, khiêm nhường nhưng mang ý nghĩa sâu xa, thấm thía về tình người. Đó là những câu chuyện về những người “vô danh tánh” nhưng có vẻ đẹp giản dị và có sức sống bền bỉ như loài hoa bờ giậu. Phần hai của tập tùy bút là Thăm thẳm bóng người, tập hợp viết về cuộc đời, những con người xưa và nay, trong nước và ngoài nước, những vấn đề từ quá khứ đến hiện tại. Tất cả được khơi lên, tái hiện lại bằng một thứ văn phong giản dị, đậm đà cảm xúc và mang nhiều dư vị triết lí. Nhà văn đau đáu đi tìm bóng người thăm thẳm trong niềm hoài vọng thiết tha. Phần ba của tập sách có đề tựa là Về quê đốt lửa. Đây là phần được nhà văn viết chủ yếu trong mạch cảm hứng hoài niệm. Quê nhà yêu dấu bao giờ cũng là cội nguồn của mọi sự sáng tạo. Bởi lẽ nơi ấy có những người bình thường nhưng vĩ đại, có tuổi thơ lam lũ, cơ bần nhưng tràn ngập niềm vui và kỉ niệm…Đỗ Chu gửi gắm vào đấy những tình ấm áp nhất, ngọt lành nhất, thân thương nhất. Xuyên suốt cả ba phần là chiều dài thời gian lịch sử của một dân tộc, có những đời người, những thân phận vinh quang có, cay đắng có, nổi danh có, âm thầm có, là chiều rộng không gian của nước Việt mở ra đến những bờ bến lạ, những xứ sở xa xôi. Đọc sách này mới thấy Đỗ Chu giấu cả trong mình một kho văn hóa dân gian, bác học, lịch sử, huyền tích, cái trông thấy, cái nghe thấy, cái sống và cái ngẫm, trộn lại tất cả vào mình rồi rút ra bằng những câu văn như kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều ông nói ra đọng lại day dứt, ngậm ngùi… Chúng ta đang sống trong thời đại mà nhịp sống bị dồn đẩy rất gấp gáp. Con người thích tìm đọc những cuốn sách có tính chuyên đề phục vụ cho sở thích riêng cũng như chuyên môn hẹp của mình. Trong bối cảnh ấy, những loại sách có chủ đề tản mạn, bát ngát và cách nhìn nhận, đánh giá phần nào mang dấu ấn chủ quan của tác giả như Thăm thẳm bóng người, thoạt xem có vẻ như một món quà hơi xa xỉ với một số người. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì đó thực sự là một loại sách hữu ích. Nhìn chung, qua ba tập sách, ta thấy tùy bút của Đỗ Chu hoàn toàn có sắc thái riêng. Ông không có chất ngông như tùy bút của Nguyễn Tuân, cũng không gợi buồn u uẩn như tùy bút của Vũ bằng, không tài hoa lịch thiệp như tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường…Tùy bút của Đỗ Chu dung dị, đôn hậu mà không kém phần sâu sắc, mượt mà, trữ tình nhưng lại thấm nhập ý vị triết lí nhân sinh. Đỗ Chu luôn hết mình với những trang viết để chuyển đến cho con người những bức thông điệp của ngoại giới và nội tâm. Ba tập tùy bút với dung lượng ngàn trang tuy chưa phải là đồ sộ nhưng đủ sức đi sâu vào lòng người và làm cho tên tuổi nhà văn Đỗ Chu sống lâu hơn với thời gian. 1.3 Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu 1.3.1 Quan niệm về thế giới nghệ thuật Đây là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật là thế giới khác với thế giới thực tại bên ngoài hay thế giới tâm hồn con người, được dựng lên theo những nguyên tắc tư tưởng để phản ánh các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật sở hữu không gian riêng, qui luật tâm lí riêng, quan niệm đạo đức riêng... Thế giới nghệ thuật là khái niệm thường hay được đề cập đến trong nghiên cứu văn học nghệ thuật. Từ thời cổ đại, Aristote đã hình dung chỉnh thể tác phẩm như một cấu tạo. Nếu như người ta thay đổi hay lấy đi bớt một bộ phận thì toàn thể sẽ thay đổi hay vận động. Đến thời trung đại, quan điểm xem tác phẩm là một khách thể toàn vẹn ấy vẫn còn phổ biến. Bước vào thời kì chủ nghĩa lãng mạn, người ta đã nhìn tác phẩm văn học như một thế giới có tổ chức và có sự hấp dẫn riêng, phụ thuộc vào ý thức của các nhà nghệ sĩ. Ở Việt nam, chuyên gia lí luận văn học Trần Đình Sử có quan niệm khá dày dặn về khái niệm thế giới nghệ thuật: “Thế giới nghệ thuật trước hết xác định tính độc lập tương đối của sáng tạo nghệ thuật so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội là sự thừa nhận quyền sáng tạo của nghệ sĩ đối với tác phẩm, không phải sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại vật chất bên ngoài nghệ thuật. Thứ hai, thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, kết quả của trí tưởng tượng sáng tạo, chỉ có trong các tác phẩm nghệ thuật. Thứ ba, thế giới này là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, qui luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, không gian, thời gian, đồ vật, xã hội…, gắn liền với một quan niệm về chúng của tác giả. Thế giới nghệ thuật tương ứng với thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lịch sử quan, hay cảm nhận thế giới của chủ thể sáng tạo. Do đó, thế giới nghệ thuật bao quát sâu rộng hơn hình tượng nghệ thuật, ví như hình tượng nhân vật, phong cảnh…Điều này làm cho mỗi hiện tượng, chi tiết trong tác phẩm văn học đều mang một ý nghĩa đặc thù, không giống với ý nghĩa của các hiện tượng, chi tiết tương ứng trong thực tại. Con người trong văn học chẳng những không giống với con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát tượng trưng, ngay cả trong các sáng tác được gọi là hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cái giếng, cây đa, con đò, bến sông, hoa sen, hoa nhài…trong văn học có ý nghĩa khác hẳn với các thứ ấy trong thực tại. Và do đó nghiên cứu thế giới nghệ thuật cũng khác với phân tích hình tượng nghệ thuật. Thứ tư, thế giới nghệ thuật là một thực tại tinh thần mà người đọc mở vào khi sống với tác phẩm. Nhưng đó không đơn giản là một tồn tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của ý nghĩa, làm thành một thế giới ước lệ, tượng trưng” [48; 1660-1661]. Trong lịch sử văn học, những nhà văn có tầm đều tạo ra cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nghệ thuật với qui luật riêng của nó. Tính sáng tạo của nhà văn chính là yếu tố quan trọng hàng đầu làm nên thế giới nghệ thuật. Đọc ba tập tùy bút của Đỗ Chu, chúng tôi có dịp đi vào một thế giới nghệ thuật rộng rãi, thoáng đạt với nhiều cảnh sắc ở các vùng miền, nhiều con người ở những không gian và thời gian khác nhau, nhiều sự hiện xã hội trải dài theo dòng lịch sử... Trong Miền sáng tạo của mỗi nhà văn, Đỗ Chu tâm đắc với lời độc thoại cũng là lời tâm sự của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Mỗi thằng nhà văn phải có một miền quê của mình. Nơi ấy chưa phải là quê cha đất tổ, cũng chả phải là chỗ nó sinh ra. Nhưng trong nó, nơi ấy không bao giờ quên nổi, nơi ấy ngày đêm cứ trăn trở cựa quậy trong lòng. Đấy là thánh địa mà nó gửi gắm hồn mình” [17; 145]. Không phải ngẫu nhiên mà Đỗ Chu viện lời dẫn của Nguyễn Minh Châu, Với ông, quê hương xứ sở luôn là nguồn cảm xúc bất tận tràn đầy nỗi thương yêu. Nó là cội nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Mỗi lần đặt bút viết là một lần nhà văn thực hiện cuộc hành trình tìm về với hồn dân tộc, dù rằng chưa một ngày Đỗ Chu rời xa, chưa một lần xem quê hương mình, đất nước mình trong cái nhìn xa lạ. Đỗ Chu viết nhiều về những con người Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước với cảm hứng yêu mến, ngợi ca và tri âm chân thành và sâu sắc. Xin được mượn chính lời văn nghệ thuật của nhà văn để nói về cái tình sâu nặng của ông đối với con người: “Tôi lại thích bắt đầu từ người, đến đâu tôi chỉ muốn được gặp người, bàn chuyện về người, những kiếp người. Còn như phong cảnh cho dù có lạ đến mấy cũng vầy vậy thôi, nó là chuyện chóng nhớ chóng quên” [17; 71]. 1.3.2 Khái quát về thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu 1.3.2.1 Miền quê Kinh Bắc và những vùng đất thân thương Ai trong chúng ta cũng đều có một quê nhà yêu dấu, nơi đó có tuổi thơ hồn nhiên, tinh nghịch, có dáng mẹ hôm sớm tảo tần, có dòng sông, bến nước, con đò… Nhà thơ Đỗ Trung Quân từng định nghĩa về quê hương trong những vần thơ giàu hình ảnh : “Quê hương là chùm khế ngọt / Cho ta trèo hái mỗi ngày / Quê hương là đường đi học / Con về rợp bướm vàng bay…”. Quả thế, trong tâm thức của mỗi người, quê hương luôn là miền kí ức đẹp và thân ái. Đỗ Chu sinh ra và lớn lên từ cái nôi của quê hương Kinh Bắc. Và chính vì lẽ đó, Kinh Bắc, một miền đất giàu bản sắc văn hoá, đã đi vào trong viết của ông một cách hết sức tự nhiên, sống động và thấm đẫm nhiều xúc cảm. Có thể thấy một không gian văn hóa với những đặc trưng vùng miền đã được nhà văn tạo dựng qua thế giới nghệ thuật tùy bút của ông. Quê hương hiện lên trong trang viết của Đỗ Chu là miền đất từ phủ Thuận Thành xuống Gia Bình, qua Liễu Ngạn đến phủ Từ Sơn. Xưa nay, Kinh Bắc nổi tiếng với nhiều đền chùa, miếu mạo. Có ngôi chùa Dâu gắn liền với câu chuyện nhà sư “quê gốc ở Tây vực, theo gia đình qua đây buôn bán làm ăn, gặp cảnh cha mẹ mất sớm, nhà sư còn nhỏ tuổi đã được gửi vào chùa tu và đắc đạo tại chùa này” [18; 318]. Trước đây hai ngàn năm, chùa Dâu là trung tâm thương mại sầm uất, phồn thịnh. Con sông Dâu chảy mãi rồi cũng chịu đổ vào sông Hồng chở nặng sắc đỏ của phù sa. Ngoài ngôi chùa mang màu sắc cổ kính ấy, tùy bút của Đỗ Chu còn nhắc tới những đền chùa khác như chùa Bút Tháp, đền thờ Sĩ Nhiếp Nam giao học tổ, đền thờ cụ Lê Văn Thịnh Nam quốc khai khoa đệ nhất nhân, đền thờ người anh hùng thời An Dương Vương tên là Cao Lỗ. Có thể nói, ít có nơi nào có nhiều đền chùa cổ kính và nổi tiếng như quê hương Kinh Bắc. Đây cũng là miền đất có cảnh trí và cảnh sắc đẹp. Đến với thiên nhiên Kinh Bắc, người đọc có thể thưởng ngắm hàng giờ những hàng lau sậy tiếp nối mênh mang một điệu hồn muôn thuở trên những bờ bãi vào mùa nước rút, thả hồn theo dòng trôi êm đềm của con sông Đuống đã đi vào thơ Hoàng Cầm trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, lại có con sông Cầu và con sông Thương rất đỗi nên thơ, hay những cảnh sắc bình dị, thân thương như bờ bãi ngô khoai, dâu, mía… và cả những vạt cỏ giàu sức sống hồn nhiên xanh ngát giữa trời đất mênh mang... Miền quê của tác giả là miền đệm trung du, dốc thoai thoải, có vài quả núi nhỏ bất chợt nhô lên chơ vơ tựa như những điểm nhấn làm cho bức tranh làng cảnh thêm sống động và ấn tượng. Các nhà địa chất gọi chúng là “những hòn núi sót, là dấu chấm hết cho diễn thế một dải địa tầng” [18; 269]. Cái thế đất như chênh chao hóa ra lại là điểm đặc biệt tạo cho Kinh Bắc một địa thế đa dạng, phong phú, vừa có đồng cao vừa có vùng chiêm trũng. Vào mùa nước nổi, “sóng vỗ ì oạp, thuyền câu trôi nổi, qua Ninh Khánh, Núi Hiểu, Bài Xanh, Trúc Tay, xuống mãi Lục Đầu”. Quê hương của Đỗ Chu có một dòng sông máng lấy nước từ Thái Nguyên chảy qua Hiệp Hòa, Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, đến vùng Kinh Bắc là chấm hết. Dòng nước từ sông máng về đến làng thì đổ xuống những dãy ao trước làng. Kinh Bắc còn còn có những bờ khe dẫn nước từ tận chân núi voi chảy về, chạy quanh co trên cánh đồng. Không rõ những khe nước ấy có tự bao giờ mà lại hiền hòa, thân thương đến vậy. Mùa khô, “nước đọng thành vũng trong lòng khe, mùa mưa, nước khắp các cánh đồng đều dồn cả xuống đấy, cái khe bỗng hóa thành suối ồn ào, răm ba ngày, đổ nước lung tung ra những dộc đất thấp, xong xuôi, khe lại hoàn khe” [18; 273]. Quê hương của tác giả là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời, nơi sản sinh ra các danh nhân văn hóa lịch sử như Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát…cũng là miền đất ươm mầm cho những tài năng nghệ thuật như Nguyễn Khải, Hoàng Cầm, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Địch Dũng, Kim Lân , Nguyên Hồng…và là nơi hun đúc những trí thức tài giỏi như Trần Đức Thảo, Ngô Ngọc Quản, Đỗ Đình Chất… Trong tùy bút của Đỗ Chu, quê hương còn là miền đất của tuổi thơ, của mộng tưởng hồn nhiên trong sáng. Thấp thoáng hiện đến trong trang văn của Đỗ Chu là những đàn trâu chen lấn nhau trên những con đường nhỏ để ra đồng gặm cỏ. Chúng đuổi nhau, húc nhau, ghì đầu nhau xuống đất. Theo sau chúng là những đứa trẻ với những trò chơi của tuổi nhỏ đầy hồn nhiên, phấn khích, tinh nghịch, vụng dại : “Đám con gái chia bài tam cúc, lũ con trai đánh đáo đánh khăn, có hôm trẻ con làng nọ ném nhau với trẻ con làng kia, đuổi nhau dọc bờ sông máng, trên những luống cày, những cục đất khô khốc cứng như những cục gạch tương cả vào đầu nhau máu chảy ròng ròng” [18; 272]. Ở miền quê, nhất là những vùng có ao hồ sông suối, một trong những sở thích của trẻ nhỏ là được lặn ngụp dưới dòng nước trong trẻo, mát lành. Những đứa trẻ chăn trâu ở làng Mật Ninh “lên năm lên bảy, cởi truồng nhao xuống một loáng, lúc nhô lên đã thấy hai con cá”. Cuộc sống gần gũi, hài hòa với thiên nhiên đã đào tạo chúng thành những thợ lặn tài tình. Bên dòng sông máng cạn nước, “trẻ con gọi nhau vơ cành khô, lá khô, rơm rạ, vơ tất cả những gì có thể vơ, càm cả xuống lòng máng đốt cho khói um lên làm nước mắt ràn rụa” [18; 271]. Những trang văn viết về tuổi thơ khiến người đọc liên tưởng đến một khúc đồng dao dân dã, mộc mạc, mang lấy tinh thần vui tươi, trong trẻo: “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ…” ngân nga trong tuổi thơ với niềm vui giản dị, tươi sáng, …Nhớ về tuổi thơ ở làng quê, tác giả còn mang nỗi ám ảnh về những mùa đông rét buốt của xứ hàn phương Bắc. Cái khí hậu khắc nghiệt làm “chân tay nẻ toác, má đứa nào cũng thấy ram ráp như da rắn” [18; 271]. Rồi những buổi sớm, “tôi ngồi trước thềm, hai tay bó gối, bên mảnh sân nổi rêu, những lùm nhãn um tùm tối sẫm, hàng cau nhè nhẹ đung đưa” [18; 266]. Một thoáng buồn nhớ mênh mang hòa lẫn trong tiếng cuốc còn sót lại vọng về từ đâu đó. Ngọn lửa ai đốt trên ngọn núi xa lúc ẩn lúc hiện, chập chờn tựa như một giấc chiêm bao… Ống kính hoài niệm của nhà văn còn thu về bức tranh cảnh làng quê Kinh Bắc những ngày giặc Pháp tấn công, tàn phá gợi lại bao nỗi đau cho một dân tộc bị ngoại bang xâm chiếm. Trong đó có hình ảnh bi thương của người anh trai đương tuổi xé núi dời non, đi làm du kích, bị giặc bắn chết ngoài bãi sông trong khi làm nhiệm vụ. Cái chết của người anh để lại trong tâm hồn thơ trẻ của tác giả một nỗi đau khó thể nào nguôi ngoai. Đã qua mấy mươi năm mà tiếng khóc nức nở, bi thiết của người mẹ mất con vẫn còn văng vẳng bên tai như một nỗi ám ảnh thương tâm về cảnh làng quê ngày ấy. Một nhân vật khác nữa cũng được nhắc đến trong dòng hồi tưởng của nhà văn, đó là chị Gái. Không ai ngờ cô bé quanh năm suốt tháng chỉ biết quẩn quanh với vo gạo, chẻ củi, chăn lợn chăn gà, gánh phân ra đồng ném vào những dõng khoai dõng bí mà trở lại thành Việt Minh. Cô bé đã kiên cường vượt qua nòng súng của kẻ thù để vào căn cứ kháng chiến. Hành động gan dạ, anh hùng của cô bé trở thành nỗi kinh ngạc cho những kẻ tầm thường, nhát gan: “Con bé kia liệu có điên không nhỉ, nó đâm đầu vào chỗ ấy lúc này để ăn bổng ăn giải gì, một viên đạn găm vào đầu là cuối năm đừng lấy chồng nữa” [18; 279]. Giọng nói của người làng Mật Ninh làm toát lên bản sắc con người Kinh Bắc. Giọng nói ấy “không trộn vào đâu được, nghe nặng lắm, mà nói to lắm”. Có thể người khác miền xem đấy là một trở ngại trong giao tiếp, có khi cảm thấy kì khôi, khó chịu nhưng đối với người Kinh Bắc, đó là những âm điệu mặn mà, thân thương, không kém phần quí phái, sang trọng… Cũng nhờ giọng nói quê nhà mà người cùng quê có thể nhận biết nhau, chạy đến tìm nhau trên bước đường tha hương cầu thực: “Năm trước vợ chồng tôi sang thăm Hàng Châu, có ông bạn Trung Quốc vừa gặp đã ôm lấy tôi mà bảo, đồng tính đấy nhé, phải uống rượu tại đây theo phong tục gặp họ mới được” [18; 275]. Cái đáng yêu đáng quý của con người Kinh Bắc là họ còn mang nét thuần hậu, luôn có ý thức về đối nhân xử thế và cũng như giữ gìn tâm hồn: “…đàn ông, đàn bà nhìn chung đều đon đả mau mắn” [18; 274]; “những nụ cười đôn hậu, những cách khu xử mặn mà vừa phải mà tin cậy vững vàng, có lề thói, đủ biết lui tới, đủ biết ý tứ ngượng ngùng, biết xấu hổ biết tự trọng, không dễ gì sa vào những cạm bẫy của ham hố tham lam, của quàng xiên viển vong và rối loạn” [18; 265]. Quê hương Kinh Bắc còn là vùng miền lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của văn hóa Việt. Điệu hồn xứ sở Kinh Bắc là những làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, ru hồn người vào thế giới của tình người, thế giới của nghệ thuật. Lời ca nhạc điệu của dân ca Kinh Bắc có một sức lôi cuốn, hấp dẫn lạ lùng mà không nơi nào có được: “Mỗi lần ngồi vào chiếu nghe canh quan họ là y như rằng thêm một lần được dẫn dắt vào mê cung của những tình cảm vừa lịch lãm vừa đằm thắm. Những khúc thức nhặt khoan vững chãi, những giai điệu vương giả bay lượn. Kìa những lời than thở mới bùi ngùi làm sao. Đời sống một vùng đất vùng người mặn mà hiện ra với bao lớp lang tầng vỉa, ta chìm vào đấy để bắt gặp tinh thần quê nhà” [18; 301]. Cũng từ những câu hát mê say ấy mà tác giả nhận ra cái tình người muôn thuở, cái “sức sống phồn thực của dân tộc được cất giấu trong những luyến láy í a…”. Những câu hát “Chàng buông dải áo em ra / Để em đi chợ kẽo mà chợ trưa…” không biết có tự bao giờ mà dễ thương, ngọt ngào, làm duyên dáng thêm cho nét đẹp của con người xứ Bắc, khiến cho ai đó phải ngẩn ngơ kiếm tìm, chờ đợi… Giai điệu mượt mà cùng với sắc áo mang vẻ đẹp truyền thống: “áo sống mớ năm mớ bảy những mận những đào”, gắn liền với những cử chỉ điệu nghệ, nhập thần khi diễn xướng: “những cái cổ nghểnh lên để nhả lời, thon thả và kiêu kì như những cọng lan cọng huệ, con mắt lấp lánh lửa, gương mặt ngời ngợi nồng nàn” [18; 302]. Những giá trị ấy là những giá trị truyền thống góp phần tạo nên nét độc đáo cho văn hóa vùng miền Kinh Bắc. Quả thế, nói về các làn điệu dân ca Bắc bộ, trước hết phải nhắc đến quan họ Bắc Ninh. Đó đâu chỉ là âm nhạc mà đó còn là điệu hồn của xứ sở, là bóng dáng quê hương, một quê hương Kinh Bắc u hoài mà lộng lẫy, thâm trầm mà dìu dặt, bình dị nhưng cũng rất đỗi sang trọng… Đọc Đỗ Chu, người ta được đến với nhiên nhiên, con người và cuộc sống của một miền quê không giàu về vật chất như những nơi khác nhưng lại rất giàu có về tình người và các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian và huyền tích. Quê hương Kinh Bắc là một phần máu thịt trong tâm hồn nhà văn, thấm sâu vào trong những trang văn và tuôn chảy thành dòng xúc cảm những cảm xúc ngọt ngào, sâu lắng…. Có thể nói, Kinh Bắc, đó là thánh địa thiêng liêng để bất cứ những người con xa xứ có thể tìm về bất cứ lúc nào trước những bộn bề, lo toan và thăng trầm của cuộc sống. Không chỉ có Kinh Bắc, trang viết của nhà văn Đỗ Chu còn mở ra những miền đất khác. Đó là những nơi mà tác giả đã từng đi đến, đã từng có những trải nghiệm với những kỉ niệm khó phôi pha… Lưu lại trong tâm tưởng của người nghệ sĩ, những miền đất ấy trở thành cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật, khơi nguồn cho cảm xúc và suy tư… Có một điều khá thú vị là những vùng đất ấy dẫu có những khác biệt về địa lí, lịch sử, văn hóa …nhưng chúng cùng được tụ họp lại trong tâm hồn tác giả, được tác giả yêu dấu, nhung nhớ và mang theo bên mình. Ở tùy bút Cát nóng, người đọc được giới thiệu về Quảng Nam – Đà Nẵng, một dải đất thuộc miền Trung đầy nắng và gió. Mở đầu tác phẩm, những cồn cát dần dần hiện ra, nhanh chóng tạo ra ấn tượng sâu đậm về những đồi cát, núi cát, đồng cát, sông cát và biển cát… Đâu đâu cũng có sự hiện diện của cát. Không nơi nào nhiều cát như ở miền Trung. Cát lại có một sức sống mãnh liệt, “mặc cho đạn bom tha hồ cày xới, cát vẫn cứ trơ ra, cát không bao giờ chết, nó chỉ biết nóng lên và nguội đi” [17; 65]. Trong cuộc đọ sức để giành lấy sự thanh bình với kẻ thù, máu của những người yêu nước đã bao lần “loang đỏ trên cát, thấm vào lòng cát” [17; 65]. Người ta còn “cất nhà dựng cửa, yêu thương nhau trên cát, khi nhắm mắt lại vùi vào cát, mọi kỉ vật vùi nhau vào cát, mọi kỉ vật buồn vui đều có cát tham dự” [17; 66]. Rõ ràng, cát gắn bó với con người trong những sinh hoạt đời thường cũng như trong những biến cố quan trọng, cát trở thành máu thịt, thành tâm hồn của người dân Quảng – Đà. Ý văn của Đỗ Chu có gì đó rất giống với sự chiêm nghiệm của Tố Hữu trong những vần thơ: “Sống trong cát chết vùi trong cát / Những trái tim như ngọc sáng ngời” (Mẹ Tơm). Dưới ngòi bút của Đỗ Chu, cát chính là biểu tượng nghệ thuật sinh động và mang ý nghĩa sâu sắc. Cát là bản giao hưởng trầm hùng mà không nơi nào có được. Cảnh sắc miền Trung không chỉ có nắng, gió, cát mà còn có những “núi cao bão lớn và biển mặn sóng dữ” [17; 66]. Từ xưa đến nay, miền Trung luôn được nhắc đến là dải đất khắc nghiệt và dữ dội, là điểm hẹn của giông bão, thiên tai. Cái hoàn cảnh khắc nghiệt ở một phương diện nào đó đôi khi lại là môi trường tốt để thử thách rèn luyện ý chí, bản lĩnh cho con người. Sống lâu trong gió bão thiên tai, con người nơi đây không không biết tự lúc nào đã trở nên không còn biết cúi đầu chịu khuất phục trước những tai ương, thử thách, không còn biết mềm yếu. Như thế, hoàn cảnh và điều kiện sống khắc nghiệt đã tạo cho họ một bản lĩnh cứng cỏi, một nghị lực sống vô cùng mạnh mẽ. Để rồi khi đứng trước ngoại xâm, một hiện thân của tai ương, họ luôn giữ vững tinh thần bất khuất, hiên ngang, dám lấy sự sống cá nhân để hi sinh cho dân tộc. Con số “ba ngàn mẹ được phong Mẹ Việt Nam Anh hùng lần đầu và hai ngàn bà mẹ được phong lần sau” [17; 66] chỉ là những con số tượng trưng chứ thực tế những người cha anh hùng, những người con anh hùng và cả những người phụ nữ âm thầm cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc là không thể nào thống kê hết. Có một căn cứ nằm trong vòng vây địch, người ta gọi đó là vùng lõm. Dân số chỉ có sáu ngàn nhưng sau những mấy chục năm dài chiến đấu đã chi sinh hết một phần ba. Trong số hai ngàn hộ thì đã có chín trăm hộ thuộc diện gia đình thương binh liệt sĩ. Quả thật, mảnh đất này là mảnh đất của những người con anh hùng và cũng là mảnh đất gánh chịu những hi sinh mất mát vô cùng to lớn mà không gì có thể bù đắp được. Đó thật ._. nắng là nức mùi hoa men, chiều xuống mặt trời lặn là có mùi cây cơm nếp. Trong bóng đêm choàng phủ mênh mông, khắp đường làng ngõ xóm, mùi cơm nếp dâng lên ngào ngạt” [18; 258]. Tất cả đều giàu sức gợi. Những cảnh sắc ấy bắt nguồn từ một tình yêu thiên nhiên sâu sắc và một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm dễ rung động với những biến thái tinh vi diễn ra xung quanh. Ngôn ngữ giàu trong trẻo, giàu chất thơ còn được thấy ở những dòng văn chắp bút từ cảm hứng hoài niệm về thời thơ ấu của tác giả. Những lúc ấy, bao nhiêu là kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên chợt ùa về. Cảnh làng quê, dòng hoài niệm về tuổi thơ dấy lên trong lòng tác giả những xúc cảm mượt mà, sâu lắng và được thể hiện bằng một lối viết đầy chất thơ: “Dòng sông Hồng vừa thoát ra khỏi hai bờ thành phố đã mau chóng tìm lại được vẻ trầm tĩnh của mình. Nó nhoài trôi lặng lẽ giữa miền đồng bằng thân thuộc. Những mảnh đất đang được cày xới, những luống đất nâu chạy ngang chạy dọc từ chân đê ra tới mép nước. Rau tháng ba xanh rờn, hoa cải vàng hào phóng nở rộn ràng như không cần biết ai là người đang nhìn ngắm nó” [18; 333]. Ngôn từ trong đoạn văn trên không phải là loại ngôn từ mang dấu vết của sự mài giũa, gọt đẽo công phu mà là thứ ngôn từ nghệ thuật gần gũi, giữ được phong vị của dân dã, quê kiểng. Vậy mà khi đọc lên, ta như thấy dòng sông Hồng chở đầy sắc đỏ đang nghiêng mình chảy giữa miền đồng bằng châu thổ làm cho vùng đất này căng tràn sức sống và mang vẻ đẹp nên thơ. Nhà văn đã xâu chuỗi thứ ngôn từ giàu giá trị tạo hình để kiến tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, gieo vào lòng người cảm xúc yêu mến và thức dậy những tình cảm hồn nhiên, trong sáng đối với đất quê. Xu hướng giãi bày cảm xúc trên những trang tùy bút cũng làm cho văn xuôi Đỗ Chu trở thành những trang thơ văn xuôi: “Còn với tôi thì sao, với tôi hình bóng một người chị tất tả chạy lên hướng có tiếng súng hôm nào ở cánh đồng làng và những ánh lửa bập bùng trong tuổi thơ đã là quá đủ để tôi mang theo suốt một kiếp người, ai đó đã nói hành trang càng nhẹ thì đường đi càng dài. Trong tư cách là một người cầm bút tôi nói, với tôi quê nhà yêu dấu bao giờ cũng là cội nguồn của mọi sáng tạo” [18; 283]. Cái tình của nhà văn đối với đất quê là cái tình muôn thuở có thể viết mãi mà vẫn dâng tràn một niềm cảm hứng dào dạt, bất tận. Đỗ Chu không bao giờ làm xiết ngôn từ hay có xu hướng bị chữ nghĩa đưa tới trường hợp duy mĩ. Vậy mà mỗi lần đặt bút viết, ông luôn có những trang văn đẹp, cái đẹp của sự giản dị, nhẹ nhàng, chân phương. Có thể nói rằng, Đỗ Chu không chuộng lối viết kĩ thuật hóa nhưng bao giờ ngôn từ nghệ thuật của ông cũng được dìm trong bể cảm xúc ngập tràn. Vì thế, ông có một loại ngôn từ nghệ thuật lung linh ánh sắc, hòa phối hình ảnh, màu sắc âm thanh, nhịp điệu cùng với những liên tưởng so sánh giàu sức gợi theo qui luật của cái đẹp. Bởi vậy, nó lưu giữ mãi trong tâm hồn người đọc những câu thơ bằng văn xuôi mà không phải người nghệ sĩ ngôn từ nào cũng diễm phúc sở hữu được. 3.3.2 Câu văn giàu tính nhạc, nhiều liên tưởng, so sánh Văn học, nhất là các tác phẩm trữ tình vốn gắn bó chặt chẽ với âm nhạc. Ở nhiều tác phẩm trữ tình nhiều khi ranh giới giữa văn học và âm nhạc bị xóa bỏ. Rõ ràng, không nên đồng nhất âm nhạc và văn học nhưng văn thơ không tách rời với âm nhạc là điều hiển nhiên. Bởi vì, trong quá trình hình thành ý đồ sáng tác, người nghệ sĩ thường mang một tâm trạng có màu sắc nhạc tính. Và ứng với mỗi trạng thái tình cảm thì sẽ có một giọng nói, một cách nói, tốc độ nói thích hợp như thế. Tính nhạc trong văn văn xuôi thường thể hiện ở lối đặt câu và sự phối hợp chúng trong một liên khúc, thể hiện ở sự phối thanh, đôi khi còn thấy trong cách hiệp vần theo cấu trúc ngang. Các đoạn văn được nhà văn triển khai như một cuộc diễu binh hùng tráng. Đối với văn xuôi Đỗ Chu, gần như nhà văn không quá chú trọng, nhấn mạnh đến vai trò của tính nhạc như tùy bút Nguyễn Tuân, bút kí nghệ thuật của Hoàng phủ Ngọc Tường nhưng nơi ông có một nguồn cảm xúc luôn rào rạt chảy không ngừng và phát ra những giai điệu giàu nhạc tính. Tính nhạc trong câu văn của Đỗ Chu có trong cấu trúc câu phức mà trong đó thành phần vị ngữ được mở rộng biên độ đến mức tối đa. Sự tương tác, cộng hưởng giữa các vế nối đuôi nhau, lặp lại nhau, bổ sung cho nhau đã tạo cho lời văn một giọng điệu giàu tính nhạc: “Anh tên là Trần Nhị, cũng gốc quê choa, đi khắp trần gian này gặp đồng hương quê choa là yên trí lớn, đói có ăn khát có uống, gian nan đùm bọc lẫn nhau, sống chết có nhau, đó là cái nghĩa, cái cách sống mà già trẻ người nào cũng có sẵn, không thế không phải là người xứ Nghệ” [17; 32]. Nó mang âm hưởng của một kiểu văn biền ngẫu trong văn học trung đại Việt Nam. Những dấu phẩy tựa như quãng âm ngắn tưởng là tồn tại độc lập nhưng hóa ra lại hưởng ứng nhau về ngữ nghĩa và âm sắc. Chúng được móc xích trong một chuỗi thể hiện được cái ngữ khí sôi nổi, hứng khởi của nhà văn khi nói về tình đồng hương mặn mà, sâu đậm. Tương tự thế, trong tùy bút Quê ngoại, tác giả cũng có vẫn sử dụng kiểu cấu trúc này, mang lại nhạc tính cao: “Con người ta sống trong trời đất là ngổn ngang những khôn dại đúng sai, hết đứng dậy lại vấp ngã, lẫn lộn những kiêu hãnh và tầm thường, đầu óc lúc quang lúc tối, khi nó mở ra thì khôn ngoan vượt cả Khổng Minh, Hàn Tín, mà khi nó đóng lại thì mở mịt yếu đuối như con vờ ngoài sông vào lúc chiều tà” [17; 112]. Lối suy nghĩ liền mạch, muốn đi tới tận cùng những nghĩa lí của vấn đề là một trong những yếu tố mang lại ngữ điệu. Trong nội bộ một câu, Đỗ Chu viết những câu có vẻ như hơi rườm rà, dây cà dây muống mà đọc kĩ thì chỉ còn thấy một mạch suy tư, xúc cảm liền mạch trào dâng mà ai cũng có thể hiểu được ý tình. Có thể nói, những câu dài như một con dao hai lưỡi, nếu non tay sẽ dễ dẫn tới hiện tượng sai cấu trúc, chập cấu trúc, mơ hồ, khiến người đọc có cảm giác đi vào mê cung chữ nghĩa. Ngược lại, người nghệ sĩ không chỉ tạo ra được một chuỗi vế câu có tác dụng chuyển tải trọn vẹn ý tưởng mà còn nhạc hóa cú pháp văn xuôi. Đỗ Chu là người thuộc trường hợp thứ hai, vì ông xây dựng những câu văn vừa có sức biểu đạt, biểu cảm cao mà vừa có sức tác động nơi độc giả những âm vang, nhạc điệu của câu chữ nghệ thuật. Đỗ Chu còn có khuynh hướng giải thể vai trò của chủ thể đã xuất hiện ở câu trước để làm nổi bật một vấn đề nào đó, đồng thời trùng điệp hóa những vế câu dài: “Là cứu cánh, là hạt nổ, là khởi thủy của mọi điều hệ trọng cho giờ đây con cháu luận bàn, chiêm nghiệm, là những đốm lửa lấp lóa xa xa trong một đêm đông, là những người móc lửa trong tim mình ra mà thắp sáng, là những viên đá dài lát đường, là phong thanh áo vải lặn xuống mở cửa đập, là thác lũ, là êm đềm một con sông lớn, là bản giao hưởng lớn với giai điệu trầm hùng của buổi nhân dân bước vào lịch sử, là của thật không gì có thể lẫn lộn được” [14; 102]. Ngữ khí của câu văn giúp tác giả khẳng định mạnh mẽ, xác tín mạnh mẽ điều mà ông suy tư. Sức thuyết phục vì thế cũng rất cao trong một hình thức cấu trúc trùng điệp như một đoàn binh xung trận với khí thế háo hức, mê say. Đỗ Chu cũng thường bắt đầu các câu văn, các vế câu trong một câu, một cụm câu bằng cùng một từ hoặc một ngữ: “Chào sông Hàn. Chào Sơn Trà. Chào những người anh em với những khuôn mặt quen thuộc, những khuôn mặt mới mẻ, những người tôi đã từng gặp, những người tôi mới chỉ được biết trong chuyến đi này” [17; 87]. Tính nhạc của câu văn còn là hiệu quả thẩm mĩ của việc điều phối, sắp xếp các câu dài xen câu ngắn và những câu có cấu trúc khác nhau kết hợp với nghệ thuật điệp từ, điệp ngữ tạo ra một hợp âm đa thanh: “Mùa hạ trời miền Trung xanh thật là xanh. Và nắng dữ, cát nóng. Nhưng người thì hình như rất dịu dàng’ [17; 87]; “Anh em chúng tôi lớn lên ở hai bên bờ sông Hồng, ở những cánh đồng mở ra bát ngát, màu mỡ phù sa, ở những làng quê có tre xanh, có ngói đỏ, có rơm mùa chất đống trước sân nhà. Ao sen tỏa hương mùa hạ, nếp cơm theo mùa thu. Chiều chiều tiếng người về đồng, tiếng trâu bò đi ngang ngoài đường, tiếng chày giã gạo bên hàng xóm, xôn xao, huyên náo khắp ngõ. Và, những lời dân ca mộc mạc tắm mát như những mạch nước thấm sâu vào trong lòng đất” [14; 71]. Trong tùy bút Đứng trước mùa xuân, ở phần mở đầu, Đỗ Chu có một đoạn văn được viết theo mô hình phối hợp những câu dài ngắn đan xen với nhau: “Tôi ngồi bên cửa sổ hằng giờ lắng nghe tiếng chim ngoài vườn và tự hỏi, chúng đang véo von những gì vậy, tình tứ một cách quá công khai, nhưng ngoài chúng có lẽ chẳng ai trên đời này hiểu nổi. Đêm xuống. Trời chuyển rét. Và bất chợt những tiếng mưa nho nhỏ, nhè nhẹ reo lên mái nhà như rây bột. Mưa khe khẽ. Khe khẽ mưa. Tôi lắng nghe tiếng mưa vang vỡ trong đêm. Đôi mắt mở to, đầy tỉnh táo” [14; 5]. Trong đoạn văn trên có tám câu, trong đó độ dài ngắn của các sau được mô hình hóa như sau: câu 1 (dài) - câu 2 (ngắn) - câu 3 (ngắn) - câu 4 (vừa) – câu 5 (ngắn) – câu 6 (ngắn) – câu 7 (vừa) – câu 8 (ngắn). Số lượng các câu ngắn có phần đông đảo hơn, dày hơn đem lại cảm giác về âm thanh của sự thay đổi đột ngột, nhanh nhanh chóng của thời tiết, những giọt mưa ngắn, nhỏ bé rơi đều trong đêm như một khúc ca trầm buồn khiến cho lòng ai phải tỉ tê, lạnh giá…Đồng thời những từ gợi thanh như vang vỡ, nho nhỏ, nhè nhẹ có tác dụng mô phỏng âm thanh tiếng nhạc mưa trong đêm khuya quạnh vắng… Trong quá trình tự sự, công việc chính của nhà văn là phải tái hiện, miêu tả sự kiện, biểu lộ thái độ tình cảm hay quan niệm riêng tư của mình. Nhưng đây là tác phẩm nghệ thuật. Nhà văn chỉ có thể đưa trang viết đi sâu vào lòng độc giả khi anh ta biết cách tự sự và có nghệ thuật tự sự. Trong hàng loạt những thủ pháp, phương pháp nghệ thuật thì phải kể đến sự liên tưởng và thủ pháp so sánh. Tuy nhiên nếu không có sức sáng tạo dồi dào, người viết rất dễ làm cho tác phẩm của mình rơi vào hiện tượng sáo mòn, kệch cỡm, gây ra phản cảm. Đỗ Chu dường như là người thích chêm xen vào trong dòng tự sự của mình những liên tưởng, so sánh. Và bao giờ cũng ông cũng đạt được những giá trị thẩm mĩ nhất định. Bởi lẽ mỗi lần liên tưởng, so sánh là một lần nữa nhà văn thể hiện sự sáng tạo của mình. Vì thế, có vô số những liên tưởng, so sánh trong các tập tùy bút nhưng không hề thấy sự trùng lặp hay sáo mòn. Không những thế, với biện pháp liên tưởng, so sánh, Đỗ Chu luôn khiến cho người đọc phải bất ngờ và thú vị. Trường liên tưởng và so sánh trong trang viết của Đỗ Chu có sắc thái khác so với Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường. Với Nguyễn Tuân, sự liên tưởng luôn ấn tượng đến mức kinh ngạc, mang dấu ấn của cái tôi độc đáo, đầy cá tính. Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sự liên tưởng có thiên về chất lãng mạn, hướng nội, đẹp một cách mê đắm lòng người. Thông thường trong tùy bút của Đỗ Chu, so sánh và liên tưởng là cặp đôi luôn sánh bước bên nhau, so sánh là phương tiện để liên tưởng. Có vô số những liên tưởng, so sánh theo kiểu này: “Nơi ấy sen súng mới nhiều làm sao, chúng mọc bát ngát khắp cánh đồng, đang là mùa hoa, sen nở trắng hồng, còn súng thì tím đỏ, đỏ như máu như lửa” [17; 98]; “Vùng hồ Lắc dấu tích muôn đời của núi lửa giờ nằm yên ả như một mảng sương soi bóng những tầng mây trắng, in bóng đàn nhạn núi đang bay về” [17; 44]; “Miền Trung là một bản giao hưởng cát. Quảng Nam – Đà Nẵng là một chương trầm hùng của bản giao hưởng đó” [17; 66]. Các hình ảnh so sánh, liên tưởng ở tùy bút Đỗ Chu có phần nhẹ nhàng, xuất hiện đơn tính nhưng không đơn điệu, mờ nhạt. Nó có một phong vị riêng thấm mãi vào lòng người. 3.3.3 Thành phần lời văn nghệ thuật Lời văn của tác phẩm được cấu tạo bởi hai thành phần chính: lời trực tiếp và lời gián tiếp. Lời trực tiếp là lời do nhân vật hoặc tác giả - những người trực tiếp nói lên trong tác phẩm. Lời gián tiếp là toàn bộ phần lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc người kể chuyện có chức năng trình bày toàn bộ thế giới hình tượng, kể cả các yếu tố nội dung, hình thức của lời nhân vật cho người đọc. Lời gián tiếp có hai loại lớn: lời gián tiếp một giọng và lời gián tiếp hai giọng. Trong lời gián tiếp hai giọng có lời nửa trực tiếp, lời gián tiếp phong cách hóa, lời gián tiếp của người kể chuyện. Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin đi vào nghiên cứu lời trực tiếp của nhân vật và lời gián tiếp song điệu (lời nửa trực tiếp) trong tùy bút của Đỗ Chu. Lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm tùy bút không phải là hiện tượng phổ biến. Các lời đối thoại trong tùy bút của Đỗ Chu chỉ xuất hiện với một tỉ lệ rất ít so với toàn bộ lời văn nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng không có chức năng và hiệu quả thẩm mĩ nhất định. Chức năng phản ánh hiện thực của lời nhân vật trong tùy bút của ông mang tính chất thông báo, trần thuật, miêu tả rất giản đơn, mang tính chủ quan rất đậm. Trong tùy bút Từ một trang nhật kí chiến đấu, Đỗ Chu để cho lời của nhân vật thực hiện chức năng này rất nhiều: - Tại N đại đội bắn tan xác chiếc thứ 712, kiểu A – D6. - Tại A bắn cháy chiếc F. 105 bắt sống giặc lái, đây là chiếc thứ 975. - Báo cáo thủ trưởng, tôi có mặt. - Khuyến đấy à, vào đây. Nghe nói quê cậu ở vùng này phải không ? - Vâng ạ, làng tôi cách đây 15 ki- lô- mét thôi ạ. - Cụ vá lưới khuya thế ạ. - Vâng, mời anh vào trong này. Những lời trực tiếp ấy phản ánh hiện thực bên ngoài nhân vật. Đó là hiện thực chiến đấu, là chiến công, là sự hiện diện kịp lúc của người chiến sĩ, là khoảng cách từ chỗ đóng quân đến quê nhà, là bà mẹ đêm khuya ngồi vá lưới, là lời mời mọc ân cần. Và chúng cho thấy sự hiện diện của các nhân vật trong không gian nhất định, như ở trên là không gian chiến khu, không gian quê nhà. Trong chức năng này, lời nói của nhân vật vô cùng tự nhiên, giống với khẩu ngữ nên chúng có giá trị tạo hình cao. Và rất nhiều lời hội thoại của các nhân vật có ở các bài tùy bút khác thực hiện chức năng này như Bên kia sông Hồng, Sông Hồng sắc đỏ, Vòm trời quen thuộc, Vầng sáng trong đêm… Trong chức năng thể hiện nội tâm, lời trực tiếp được thể hiện thông qua các mẫu lời nói của một quá trình nội tâm, hoặc thể hiện dưới hình thức độc thoại nội tâm mở rộng. Trong chức năng này, Đỗ Chu thường để cho nhân vật tự bộc lộ tâm lí, đời sống nội tâm tinh tế. Lời của bà cụ trong tùy bút Hoa bờ giậu là một loại như thế: “ …có nhà anh mới nhầm, tôi là người ngồi bên những đàm hoa bờ giậu cho đến lúc chết, hỏi nhầm sao được. Gió đưa cây cải về trời, rau răm ở lại chịu nhời đắng cay” [18; 8]. Có một quá trình im lặng đằng sau vầng trán nhăn nheo của bà già hàng nước. Đó là cái im lặng của một người đàn bà đã sống mỏi mòn, tạm bợ, đơn chiếc. Đó là cái im lặng để nhân vật cất lên lời ru hời nỉ non, sầu bi….Và đó là thái độ xác minh một cuộc đời lay lắt mà chính bà là một nhân chứng sống. Mượn thân thảo mộc hoang dại, bà lão bày giãi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, yếu đuối của mình giữa cuộc đời. Cũng là lời của một bà lão, người mẹ có đưa con đi kháng chiến, hôm nay bất ngờ được con về thăm. Nỗi vui mừng rưng rưng cùng với niềm tri ân lóe lên trong giọng nói đầy yếu ớt của bà: “Mày cho u hỏi thăm sức khoẻ cái anh chỉ huy cho mày về thăm nhà ấy. Việc quân đang bận mà anh ấy còn chiếu cố hoàn cảnh cho mày về, thế là quí lắm” [14; 55]. Khi ông Bách có nhã ý đề tặng bài thơ Đường, nhà văn Kim Lân đã nói những lời như sau: “Tôi chẳng dám liệt mình vào đám người đó, tôi làm đếch gì phải giấu mình. Tôi cứ sống như tôi đang sống, giữa thanh thiên bạch nhật, thích thì làm, lười thì đừng làm, nào có ai bắt ai giục, mà bản thân mình thì cũng có thèm khát nỗi gì, như thế là thanh thản, là biết dừng. Tôi cũng chẳng cần một chữ tâm, một chữ nhẫn mà thiên hạ đang tìm như một cái mốt vậy. Ông cứ nghĩ cho kĩ đi đã, nhất định ông sẽ có mấy chữ thật hay để tặng tôi năm nay, viết cho thật phóng túng tít mù nom mới hả” [17; 143]. Chỉ qua một lời thoại, Kim Lân đã bộc lộ quan điểm sống hết sức rạch ròi của mình: chú trọng thực chất hơn là việc tô vẽ bên ngoài, sống tự do tự tại không bị ràng buộc bởi búa rìu dư luận, tự hài lòng với những gì đang có ở hiện tại. Đỗ Chu biết cách để cho nhân vật tự thể hiện chiều sâu tâm trạng, đời sống tâm lí bằng lời của chính họ. Ở lời văn gián tiếp hai giọng, lời nửa trực tiếp hay còn gọi là lời văn song điệu cũng là một đặc điểm độc đáo trong những bài tùy bút. Lời nửa trực tiếp là lời gián tiếp bao hàm các yếu tố khác nhau của lời trực tiếp. Nhân vật ông Đắc trong tác phẩm Ghi chép ở Ban Mê được nhà văn kể lại dòng hồi tưởng về quá khứ trong một lần trở lại Ban Mê: “Thế là thế nào nhỉ, ông Đắc vừa tự hỏi mình vừa lặng lẽ nhìn về cuối thềm. Mảnh sân tù ngày trước là chỗ các ông vài ba ngày được phép lê ra đó một lần, ngồi túm tụm thành một đám rách rưới, bắt chấy bắt rận và phơi nắng. Nay thì nó biến thành mấy vạt sắn xanh um tùm. Thôi thì mặc kệ đời, nước trôi thuyền trôi, ta đâu phải là người có thể đội đá vá trời. Hãy cứ cố mà sống thêm lấy dăm mười năm thử xem đời sẽ đi về đâu” [17; 25]. Vẫn là lời gián tiếp nhưng ý thức, ngữ điệu là của nhân vật. Đỗ Chu vừa miêu tả dòng hồi tưởng của ông Đắc vừa để cho ông Đắc thể hiện nỗi ngậm ngùi của mình khi nhớ về ngày trước. Cái kỉ niệm của một thời khổ nhục giờ trở thành những thước phim quay chậm lên dòng kí ức khiến cho ông nghiệm ra bao điều sâu sắc. Dường như nhà văn để cho nhân vật tìm kiếm những cái đã qua và cho họ nhận ra những biến thiên lớn lao mà con người không thể nào cưỡng lại nổi. Những bạn tù ngày ấy đâu rồi, kẻ mất người còn, nhưng trong số còn ấy có mấy ai lưu giữ những kỉ niệm yêu thương ấy chăng, hay đã thành ông nọ bà kia lùa kỉ niệm vào một xó xỉnh nào đó trong kí ức. Suy nghĩ của nhân vật song hành với lời tự sự của nhà văn đã làm nên hiện tượng song điệu trong trần thuật. Đến với tùy bút Ông già ngồi dịch Đăm Săn, người đọc có dịp đi sâu vào đời sống nội cảm của cụ giáo Thấu qua những lời văn song điệu: “Cụ bật dim, từ từ nhả cho làn khói bay nhẹ lên trần. Hôm nay mà Thấu này còn chưa được vui thì hỏi còn hôm nào đây. Cụ nhìn ra ngoài cửa sổ, mưa bụi đang làm mờ mịt một vùng thành phố. Đầu óc lại chợt muốn quay về với những ngày đã xa, cụ lại nghĩ đến họ, những học trò, những đồng chí của cụ. Tất cả đều được cụ điểm danh, từng khuôn mặt được cụ gọi về. Thấu này vẫn đang sống xứng đáng với các bạn, Thấu này vẫn đang làm việc và nó đang bước đến gần, nó đã sờ thấy kết quả của công việc” [17; 62]. Hình ảnh một ông già đang ngồi ôn lại chuyện cũ, khơi lên những gì thân thuộc nhất, thân thương nhất. Cái hiện tại hòa vào quá khứ, bỗng chốc dậy lên bao nỗi niềm, bao trầm tư mặc tưởng trong tâm hồn con người đã từng một thời gắn bó máu thịt với xứ rừng Tây Nguyên. Cái độc đáo của Đỗ Chu là ông vừa tả cảnh mưa bụi đang bay đầy trời vừa miêu tả nhân vật, đi sâu vào cõi lòng của nhân vật bằng chính dòng ý thức của nhân vật. Với lời văn song điệu, Đỗ Chu tái hiện, miêu tả cảnh vật và con người rất sinh động, đào sâu vào sâu thế giới nội tâm của nhân vật. Ông tỏ ra đồng cảm, tri âm sâu sắc với những nhân vật. Có thể nói, lời văn song điệu là một trong những phương thức qua trọng để nhà văn phản ánh thế giới khách quan và biểu hiện được những rung cảm tinh tế nhất, sâu sắc nhất của đối tượng tự sự và chủ thể sáng tạo. Nó trở thành một đặc trưng nổi bật trong văn xuôi nói chung, thể loại tùy bút của Đỗ Chu nói riêng. Như thế, phong cách nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu vừa mang chất thơ vừa mang chất truyện. Điều này làm cho tùy bút của ông mang đặc điểm tự sự - trữ tình trong một kiểu văn xuôi tự nhiên, giản dị nhưng lại mang nhiều dấu ấn nghệ thuật đặc sắc. Đỗ Chu đã chinh phục bạn đọc ở nhiều phương diện, trong đó kết cấu, ngôi kể, nghệ thuật khắc họa chân dung, giọng điệu và nhịp điệu, ngôn từ nghệ thuật góp phần quan trọng tạo nên phong cách sáng tạo tùy bút riêng. Đồng thời, hệ thống nghệ thuật đặc trưng ấy giúp nhà văn chuyển tải được tất cả những đề tài mà nhà văn ấp ủ, bày giãi tư tưởng và tình cảm một cách trọn vẹn, sinh động. KẾT LUẬN Hơn bốn mươi năm cầm bút, với mười tập truyện ngắn, một tuyển tập và ba tập tùy bút, Đỗ Chu đã thực sự khẳng định tài năng của mình trong nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam. Riêng với thể loại tùy bút, Đỗ Chu đã góp cho vườn hoa tùy bút thêm nhiều hương sắc bằng những tác phẩm thật sự có giá trị. Đây cũng là những tác phẩm kết tinh cao nhất tài năng và tâm huyết văn học của Đỗ Chu tựa những đóa hoa cuối mùa hết mình dâng hiến trọn vẹn hương sắc cho cuộc đời Về mặt cảm hứng, Đỗ Chu có một nguồn cảm hứng đa dạng, phong phú, dào dạt và ổn định. Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời mà trang viết của ông vẫn không biết thế nào là chối bỏ những cái gì gọi là quen thuộc. Nguồn cảm hứng trong tùy bút của ông luôn gắn liền với quê hương, đất nước và con người. Nhất là chân dung con người, nơi ấy Đỗ Chu cũng đã phần nào làm hiện lên vẻ đẹp của con người nơi đất Việt. Hơn nữa, những vấn đề mà nhà văn đưa vào trong tác phẩm của mình hoàn toàn là những vấn đề mà công chúng quan tâm. Để thấy rằng, trang viết của Đỗ Chu mang tính nhân dân, tính dân tộc rõ nét. Nói về chủ thể sáng tạo, tùy bút của Đỗ Chu bên cạnh nhận thức, phản ánh hiện thực bên ngoài còn bộc lộ một cái tôi Đỗ Chu đa diện, đa sắc : trữ tình – triết luận – tài hoa – uyên bác. Cấp độ đậm nhạt dẫu có khác nhau nhưng nhìn chung đó là một cái tôi đáng trọng, đáng quí. Qua ba tập tùy bút, ta nhìn thấy chân dung một Đỗ Chu vừa đa cảm, ưu đời mẫn thế, vừa có tầm văn hóa sâu rộng. Cuối cùng, Đỗ Chu có một lối viết tùy bút mang tính lưỡng hợp với sự kết hợp giữa thi pháp truyện và thi pháp thơ làm nên một sự độc đáo, có tính khu biệt rõ với các cây bút trước đây và đương thời. Đỗ Chu xứng đáng được xưng tụng là nhà văn có phong cách trong thể loại tùy bút. Với đề tài “Thế giới nghệ thuật trong tùy bút của Đỗ Chu”, chúng tôi đã đi vào ba phương diện một chỉnh thể nghệ thuật bộ ba tùy bút. Chắc chắn có chỗ chưa được thỏa đáng và hợp lí, mong được chia sẻ với mọi người công trình khoa học đầu tay nhằm có những nghiên cứu sâu hơn về đề tài hấp dẫn và thú vị này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạ Duy Anh (chủ biên) (2001), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội. 2. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (1996), Loại hình tác giả văn học và vấn đề phương pháp nghiên cứu, tạp chí Văn học, số 2. 5. Lê Huy Bắc (1998), Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, tạp chí Văn học, số 9, 1998. 6. Đỗ Chu (1963), Hương cỏ mật, NXB Quân đội nhân dân. 7. Đỗ Chu (1969), Tháng hai, NXB Quân đội nhân dân. 8. Đỗ Chu (1969), Vòm trời quen thuộc, NXB Quân đội nhân dân. 9. Đỗ Chu (1970), Đám cháy trước mặt, NXB Quân đội nhân dân. 101. Đỗ Chu (1971), Gió qua thung lũng, NXB Quân đội nhân dân. 11. Đỗ Chu (1977), Trung du, NXB Văn học, Hà Nội. 12. Đỗ Chu (1978), Nơi con đường gặp biển, NXB Phụ Nữ. 13. Đỗ Chu (1982), Phù sa, NXB Văn học, Hà Nội. 14. Đỗ Chu (1986), Những chân trời của các anh, NXB Quân đội nhân dân. 15. Đỗ Chu (1989), Mảnh vườn xưa hoang vắng, NXB Văn học, Hà Nội. 16. Đỗ Chu (2004), Một loài chim trên sóng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 17. Đỗ Chu (2006), Tản mạn trước đèn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 18. Đỗ Chu (2008), Thăm thẳm bóng người, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 19. Tào Dư Chương (chủ biên) (2003), Những phong cách nghệ thuật, NXB TP.Hồ Chí Minh. 20. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 21. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm như là quá trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Phan Huy Dũng (2007), Đỗ Chu chiêm nghiệm con người và nghệ thuật, tạp chí Nhà văn, số tháng 3. 23. Lê Tiến Dũng (2007), Nhà văn và phong cách, NXB Đại học Quốc gia, TP.HCM. 24. Lê Tiến Dũng, (1999) Phê bình và cái roi ngựa, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. 25. Đức Dũng (1996), Các thể báo chí, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội. 26. Trần Thanh Đạm (2003), Trước thềm 2003, nghĩ tiếp về văn học thế kỉ XX và rộng hơn, tạp chí Nhà văn, tháng 1. 27. Đặng Anh Đào (1994), Tài năng và người thưởng thức, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 28. Đặng Anh Đào (1994), Văn học Pháp và sự gặp gỡ với văn học Việt Nam 1930 – 1945, tạp chí Văn học, số 7. 29. Phan Cự Đệ (1983), Nhà văn Việt Nam (1945 – 1975), tập 2, NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 30. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục. 31. Kim Định (1973), Nguồn gốc văn hóa Việt Nam, NXB Nguồn sáng, Sài Gòn. 32. Kim Định (1974), Những dị biệt giữa hai nền triết lí Đông Tây, NXB Ca dao, Sài Gòn. 33. Đỗ Đức (2008), Ngày xuân đọc “Thăm thẳm bóng người của Đỗ Chu”, tạp chí Nhà văn, số 1. 34. Hà Minh Đức (chủ biên) (2007), Lý luận văn học, NXB Giáo dục. 35. Hoàng Thị Hồng Hà (2003), Những đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Việt Nam cuối những năn 80 đầu những năm 90, Luận án Tiến sĩ, ĐHKHXH & NV, TP.HCM. 36. Nguyễn Thị Hồng Hà (2004), Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, Luận án Tiến sĩ, ĐHKHXH & NV, TP.HCM. 37. Thu Hà (2007), Đỗ Chu: Tản mạn trước đèn, 0TU 38. Vũ Hà (1987), Nguyễn Tuân ở trong tôi, Hà Nội mới, số 2. 39. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục. 40. Đàm Thị Mỹ Hạnh (1980), Một số nét về truyện ngắn 1979, NXB Văn học, Hà Nội. 41. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn, chuyện đời, NXB Giáo dục. 42. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1995), Lí luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục. 43. Ngũ Nhị Song Hiền (2010), Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. 44. Nguyễn Hòa (1998), Văn chương – hi vọng về những điều tốt đẹp, 0TU 45. Tô Hoàng (2006), Nhà văn Đỗ Chu trong con mắt bạn bè, Văn nghệ Công an, số 27/2 46. Tô Hoàng (17/05/2009), Đỗ Chu, nhà văn bình nhì của chúng tôi, U 47. Hoàng Ngọc Hiến (2008), Thăm thẳm bóng người – một thành tựu, tạp chí Nhà văn, số 11. 48. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (2004), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới mới. 49. Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học, NXB khoa học xã hội và NXB Cà Mau. 50. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp học hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. 51. Bùi Công Hùng (1982), Vấn đề phong cách trong sáng tác văn học, tạp chí Văn học, số 3. 52. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân cách, NXB Văn học, Hà Nội. 53. Hà Khái Hưng, Dấu ấn Đỗ Chu trong “Thăm thẳm bóng người”, 0TU 54. Hà Khái Hưng, Nhà văn Đỗ Chu: Dù được nhớ tới thể loại nào cũng là quý, U 55. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 56. K. Pauxtốpxki (2001), Bông hồng vàng, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 57. K. Pauxtốpxki (1987), Bình minh mưa, NXB Văn học, Hà Nội. 58. M.B. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. 59. M.B.Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận văn học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 60. M.B.Khrapchenko (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (tập 2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Nguyễn Thanh Kim, Nhà văn Đỗ Chu không thích sự ầm ĩ, Tiền phong, 0TU 62. Nguyễn La, Cái tôi trong tùy bút, 0TU 63. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, NXB Giáo dục. 64. Thạch Lam (1988), Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, Hà Nội. 65. Thạch Lam (1988), Hà Nội băm sáu phố phường, NXB Văn nghệ, TP. HCM. 66.Thạch Linh, Đỗ Chu: “Thăm thẳm bóng người”, U 67. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục. 68. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục. 69. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại: chân dung và phong cách, NXB Trẻ, TP.HCM. 70. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Nhà văn tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 71. Phùng Quí Nhâm (1992), Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, TP. HCM. 72. Phùng Quí Nhâm, Lâm Vinh (1994), Tiếp cận văn học, Đại học Sư phạm TP. HCM. 73. Nhiều tác giả (2004), Tự sự học – một số vấn đề lí luận và lịch sử, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 74. Huỳnh Như Phương (1986), Dẫn vào tác phẩm văn chương, Đại học Tổng hợp TP.HCM. 75. Huỳnh Như Phương (2007), Trường phái hình thức Nga, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM. 76. G.N. Pôxpêlôp (chủ biên) (1998), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB Giáo dục. 77. Hồng Thanh Quang ( 2004 ), Nhà văn Đỗ Chu: Cô đơn được càng tốt, An ninh thế giới cuối tháng, 0TU 78. Nguyễn Hoàng Sơn (2003), Nhà văn Đỗ Chu: “ Tôi không bán giấy”, Văn đàn, thời sự và bình luận, NXB Văn học. 79. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học, Vụ Giáo viên, Hà Nội. 80. Lý Hoài Thu (2008), Hồi kí và bút kí thời kì đổi mới, tạp chí văn học, số 10. 81. Nguyễn Thành Thi (2001), Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam, Luận án Tiến sĩ, ĐHKHXH & NV, TP. HCM. 82. Lê Thủy (2005), Đỗ Chu với tùy bút, Lao động, ngày 06/02. 83. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, NXB Trẻ, TP. HCM. 84. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, Thẩm mĩ và Văn hóa, NXB Giáo dục. 85. Lê Ngọc Trà (2001), Văn hóa Việt Nam: đặc trưng và cách tiếp cận, NXB Giáo dục. 86. Hoàng Trinh (1997), Từ kí hiệu đến thi pháp học, NXB Đà Nẵng. 87. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà nội. 88. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập I, NXB Văn học, Hà Nội. 89. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập II, NXB Văn học, Hà Nội. 90. Nguyễn Tuân (1996), Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội. 91. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1985), Ai đã đặt tên cho dòng sông ?, NXB Thuận Hóa, Huế. 92. Tzetan Todorov (2005), Thi pháp văn xuôi, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5738.pdf
Tài liệu liên quan