Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33 Người hướng dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33 Người hướn

pdf89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 9642 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dẫn : TS Lê Tiến Dũng Người thực hiện : Tô Hà Tường Vân KHÓA 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2001 MỤC LỤC 2TMỤC LỤC2T ............................................................................................................................ 3 2TPHẦN DẪN NHẬP2T .............................................................................................................. 1 2T1. Lý do chọn đề tài:2T .......................................................................................................... 1 2T . Lịch sử vấn đề:2T .............................................................................................................. 2 2T3. Phạm vi nghiên cứu:2T ...................................................................................................... 6 2T4. Phương pháp nghiên cứu:2T .............................................................................................. 7 2T5. Cấu trúc luận văn:2T ......................................................................................................... 8 2TCHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI XUÂN QUỲNH2T .................................................... 9 2T1.1. Tiểu sử:2T ...................................................................................................................... 9 2T1.2. Cuộc đời:2T .................................................................................................................. 10 2TCHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH2T .......................... 15 2T .1. Thế giới hình tượng cuộc sống:2T................................................................................. 15 2T .1.1. Thế giới tuổi thơ:2T ............................................................................................... 15 2T .1.2. Thế giới thiên nhiên:2T .......................................................................................... 24 2T .2. Hình tượng cái tôi:2T .................................................................................................... 34 2T .2.1. Hình tượng sóng - biển:2T ..................................................................................... 35 2T .2.2. Hình tượng đôi bàn tay:2T ..................................................................................... 41 2T .2.3. Hình tượng con tàu - sân ga:2T .............................................................................. 44 2T .2.4. Hình tượng trái tim:2T ........................................................................................... 49 2TCHƯƠNG 3: CHẤT LIỆU NGÔN TỪ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH2T ............................. 58 2T3.1. Giọng điệu:2T ............................................................................................................... 58 2T3.1.1. Giọng ru hời, chở che:2T ....................................................................................... 58 2T3.1.2. Giọng phấp phỏng lo âu:2T .................................................................................... 64 2T3.1.3. Giọng trữ tình, tự phô bày :2T ................................................................................ 67 2T3.2. Phương thức xử lý chất liệu:2T ..................................................................................... 71 2T3.2.1. Từ ngữ, chất liệu:2T ............................................................................................... 71 2T3.2.2. Hệ thống thể loại:2T .............................................................................................. 75 2TKẾT LUẬN2T ........................................................................................................................ 77 2TPHẦN PHỤ LỤC2T ................................................................................................................ 78 2T HƯ MỤC THAM KHẢO2T ................................................................................................. 81 1 PHẦN DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài: Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng mà cuộc đời và sự nghiệp của chị là một niềm cảm phục đối với mọi người. Tài năng trời phú cho chị thật hào phóng và còn có nhiều tài năng khác kèm theo tài năng viết văn thơ của chị, chị có thể trở thành một diễn viên múa tuyệt vời hoặc trong những suy nghĩ văn học, tất thảy chị đều tỏ rõ thực lực rất vững vàng. Chị đã vượt qua biết bao thăng trầm của cuộc sống để sáng tác mà không hề than vãn, Xuân Quỳnh đã sống hết mình cho thơ nên sự nghiệp là cuộc đời thứ hai của Xuân Quỳnh. Thơ của chị là con sóng tâm hồn không hề bình lặng mà luôn day dứt trăn trở trên con đường khám phá lẽ sống của thơ ca. Với một trái tim nhân hậu, nhạy cảm, luôn khắc khoải về nhân sinh, cõi đời mà hạnh phúc và tình yêu là niềm khao khát không nguôi, người nghệ sĩ Xuân Quỳnh đã lặng lẽ đi góp nhặt vẻ đẹp của đời làm nên cái đẹp nghệ thuật. Chối từ thứ nghệ thuật "kết lá vùn mây" trong khuôn khổ có sẵn, chị quả cảm đi tìm cái đẹp thơ ca trong cuộc sống giản dị đời thường, chủ tâm khai thác vẻ đẹp của nhân tâm, nhân bản, của những cư xử, tình cảm, những mối quan hệ tinh tế nhất. Cuộc sống, con người trong thơ Xuân Quỳnh vì thế chân thật nhưng không trần trụi. Hiện thực và lãng mạn hài hòa tuyệt dịu vô tình tạo nên một thứ vũ khí riêng cho thơ Xuân Quỳnh, góp phần hình thành và kết tinh một thế giới thơ nguyên xi, trong lành, thơm thảo, tràn đầy những cảm xúc chân thành, cởi mở, day dứt và lo âu nhưng vẫn hết sức dịu dàng, sâu sắc không như cái ồn ã, bụi bặm của đời thường. Từ những ngày đầu trăn trở lựa chọn con đường sáng tác văn học cho đến khi tử nạn vào mùa thu năm 1988, Xuân Quỳnh luôn là một nhà thơ tâm huyết. Chị không từ chối bất cứ công việc nào được phân công, thậm chí đã khoác ba lô đi đến những vùng đạn bom ác liệt nhất. Điều quý giá nhất là Xuân Quỳnh đã để lại một sự nghiệp không nhỏ. Chị mất một cách đột ngột khiến chúng ta phải nghĩ đến việc nhìn lại toàn bộ sáng tác của chị. Một điều rõ ràng, hơn mười năm đã trôi qua kể từ khi nhà thơ qua đời, lớp bụi thời gian không những không làm phai mờ những vần thơ đầy nữ tính và nhiều trăn trở của chị, mà ngược lại. thời gian như một chất xúc tác làm cho thơ chị càng ngời sáng hơn. Hiện nay, những tập thơ của chị được tái bản trên khắp ba miền đất nước. Độc giả khắp nơi vẫn thích thú, yêu mến và nhu cầu thưởng thức các sáng tác của chị vẫn còn rất cao. Có thể thấy dư âm để lại trong lòng người đọc khi trang thơ của Xuân Quỳnh khép lại là một thế giới nghệ thuật thâm đẫm tình yêu. Đấy cũng chính là khát vọng muôn thuở của con người "vị thần đầu tiên xuất hiện trên đất này là vị thần ái tình. Thần ái tình là đứa bé có 2 cánh với cây cung bên người, ngọn đuốc cầm tay mang tình yêu đến với những trái tim"1TP0F(1)P1T , là nguồn đề tài không bào giờ cạn của văn học nói chung, thơ ca nói riêng. Nỏ hình thành trong lòng mỗi người chúng ta nỗi khao khát được sống trọn vẹn với tình yêu, với hạnh phúc đời người, trân trọng và nâng niu những gì mình có được. Mến mộ tài năng, nhân cách nhà thơ Xuân Quỳnh, người viết khao khát tìm hiểu cái thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú ấy trong thơ chị, với mong muốn được góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu một trong những chân dung nhà thơ nữ tiêu biểu của thi đàn Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề: Ngay từ tập thơ đầu tay in chung với Cẩm lai "Tơ tằm - Chồi biếc", thơ Xuân Quỳnh đã gây sự chú ý với giới nghiên cứu - phê bình văn học. Lê Đình Kỵ trong bài "Tơ tằm và chồi biếc" đăng trên nghiên cứu văn học số 1/1964 đánh giá thơ Xuân Quỳnh "nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn như một điệu múa dân tộc"1TPF(2)P1T . Tác giả cũng đã nhận định "thơ Xuân Quỳnh vốn rất bạo, nhưng cái hay là không ai nhận thấy nó quá đáng cả "1TP2F(3) Viết về Xuân Quỳnh, trong bài "Xuân Quỳnh - một chồi thơ sắc biếc", Chu Nga đã đánh giá Xuân Quỳnh là "một chồi thơ khỏe, tràn đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi. Thơ Xuân Quỳnh tuy chưa nói được gì nhiều về các vấn đề chung, lớn của thời đại song thơ Xuân Quỳnh lại cuốn hút tôi bằng những lời tâm sự chân thành về những chuyện hết sức riêng tư như tình yêu, ước mơ và khát vọng" 1TP3F(1) Tiếp theo xu hướng đánh giá như trên theo con đường thơ của Xuân Quỳnh có nhiều bài viết đăng rải rác trên các báo, bàn nhiều nhất là tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi nhà phê bình có một cách cảm nhận riêng. Nhìn chung, các ý kiến ấy không đối lập nhau, làm cho cái nhìn về thơ Xuân Quỳnh được sâu sắc hơn. Các bài viết về Xuân Quỳnh đặc biệt nở rộ sau cái chết đột ngột của chị cùng Lưu Quang Vũ và Lưu Quỳnh Thơ vào tháng 8 năm 1988. Là người yêu quí Xuân Quỳnh, Vương Trí Nhàn đã có những nhận xét xác đáng về thơ chị. Từ khi cho in những bài thơ đầu tiên cho tới giữa năm 1988, sửa soạn tập thơ cuối cùng "Hoa cỏ May", Xuân Quỳnh đã có một chặng đường thơ khoảng một phần tư thế kỷ, nhìn vào thơ, ta thây con đường chị đi khá thông thoáng, vài ba năm lại có một tập thờ ra đời. Trong (1) Mai Văn Hoan – Thần Thoại Hy Lạp, SĐD, trang 38. (2) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20. (3) Lê Đình Kỵ - Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, trang 20. (1) Chu Nga - Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc, TCVH số 1/1973, trang 87. 3 khi nhiều người bạn cùng lứa chị bỏ cuộc hoặc tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ được cái duyên ngầm riêng, vẫn có được làn hơi trẻ trung, tươi tắn. Không những thơ bầu bạn với Xuân Quỳnh mà thơ còn nâng cao con người nhà thơ lên. Qua thơ, ta bắt gặp "một Xuân Quỳnh hào phóng, nồng nhiệt, tha thiết với cuộc sống" 1TP4F(2)P1T . Nguyễn Thị Minh Thái trong "Thơ tình Xuân Quỳnh: biết yêu anh cả khi đã chết rồi" viết: Thơ tình đầu đời của thi sĩ Xuân Quỳnh "đã bất ngờ chiếm lĩnh thi đàn thơ tình Việt Nam đương đại bằng một khát vọng yêu - như một tình điệu thơ hoàn toàn mới mẻ khác lạ. Trước Xuân Quỳnh và kể cả cùng thời với Xuân Quỳnh chưa có một hồn thơ phụ nữ nào đắm say cuồng nhiệt đến thế"1TP5F(1)P1T. Điều đó cho thấy tác giả đánh giá cao hồn thơ phong phú, đa dạng, sâu sắc của Xuân Quỳnh trong : việc biểu hiện một tình yêu đầy trăn trở mà "vẫn giữ trong mình một tình yêu không phai bạc với con người"1TP6F(2)P1T. Cùng suy nghĩ ấy, trong cuộc trao đổi về thơ Xuân Quỳnh cuối năm 1984, Vương Trí Nhàn và Phạm Tiến Duật đã phát biểu rằng: ngay từ những bài thơ đầu tay, Xuân Quỳnh đã thể hiện : "Một sự chủ động mà chỉ người phụ nữ ngày nay mới có: những ước ao nhức nhối về hạnh phúc lứa đôi và sẵn sàng "Giương vây" gìn giữ bằng được"1TP7F(3)P1T. Cả hai nhận xét thơ Xuân Quỳnh có sự vận động của thời gian, rất đậm cảm giác về sự thay đổi - một cảm giác Xuân Quỳnh rất giỏi lọc ra và sống hết mình với nó. Trong đó, hai tác giả cũng nhìn nhận những mặt hạn chế của thơ Xuân Quỳnh về sự cả tin, ảo tưởng, quá nhạy với cái động nên nhiều lúc rơi vào tùy tiện, quá nhạy với cái tĩnh nên lại rơi vào ảo tưởng, ảo tưởng nhưng chứa nhiều yếu tố hay hứa hẹn một sự phát triển cao hơn nữa trên con đường đi kiếm tìm hạnh phúc. Theo Nguyễn Thị Như Trang, dù viết về một con đường ra trận, hay viết về lá cờ đầu cầu giới tuyến những năm đất nước ngập trong nỗi đau chia cắt, hay viết về những trăn trở, lo âu trong tình yêu, thơ Xuân Quỳnh cũng là "những vần thơ xuất phát từ tấm lòng dễ rung (2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh. NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1989, trang 165. (1) Nguyễn Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh cả khi đã chết rồi. Báo Sài Gòn giải phóng. 1993. trang 4. (2) Nguyên Thị Minh Thái - Thơ tình Xuân Quỳnh - "Biết yêu anh ca khi đã chết rồi, Báo Sài Gòn giải phóng, 1993, trang 4. (3) Vương Trí Nhàn - Phạm Tiến Duật - cảm thức về thời gian - ý thức về hạnh phúc, văn nghệ 1985, trang 13. 4 cảm, rất nhuần nhị, xuât phát từ chữ tâm mang nặng tình đời"1TP8F(1)P1T . Với vẻ dung dị, nhuần nhuyễn rất tài hoa và không kém phần sâu sắc, cây bút Xuân Quỳnh đã nổi bật hẳn lên trong số những cây bút nữ đương thời. Bước vào thế giới Xuân Quỳnh là bước vào tòa lâu đài tâm hồn của một "người đàn bà yêu và đang làm thơ" - Đoàn Thị Đặng Hương "Từ những bài thơ của thuở ban đầu còn nhiều hồn nhiên, mộc mạc và cả sự non nớt trong nghệ thuật đến những bài thơ đã già dặn, đã đi vào độ chín của một phong cách thơ đều lắng sâu những nỗi đau thầm kín: những nỗi đau và trăn trở của một cuộc đời và một số phận nghệ thuật của người đàn bà làm thơ"1TP9F(2)P1T . Tác giả khẳng định "những bài thơ tình của Xuân Quỳnh có một nhan sắc riêng, chân thật và đam mê mãnh liệt"1TP0F(3)P1T . Đây chính là "tiếng thơ rất sớm của một người con gái, một người đàn bà đã chủ động yêu và đòi quyền được yêu"1TPF(4)P1T . Đây cũng chính là chân dung. con đường tình yêu - nghệ thuật Xuân Quỳnh đã đi và công hiện cho đời. Đến với "Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh" của Lưu Khánh Thơ, ta thấy quá trình sáng tác thơ của Xuân Quỳnh theo tác giả "là một chặng đường đi lên không bị đứt đoạn. Hồn thơ của chị ngày càng một đa dạng và không ngừng được mở ra"1TP2F(1)P1T , thơ chị không có mạch thơ nào thật sự là bình yên và đơn giản mà thường có nhiều trăn trở băn khoăn, "thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương"1TP3F(2)P1T ; "thơ chị chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thực của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống"1TP4F(3)P1T. Mai Quốc Liên trong "Vài lời muộn màng", lời bạt cho tập "Thơ viết tặng anh" có những đánh giá hết sức thấu đáo về thơ Xuân Quỳnh. Theo tác giả, chác chắn là thơ Xuân (1) Nguyễn Thị Như Trang - Quỳnh ơi, Văn nghệ, 1988, Trang 3. (2) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà NỘI, 1995, Trang 214 + 215. (3) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ. Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 223. (4) Đoàn Thị Đặng Hương - Người đàn bà yêu và làm thơ, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hỏa, Hà Nội, 1995, Trang 222. (1) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226. (2) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thư Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 226. (3) Lưu Khánh Thơ - Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995, Trang 227. 5 Quỳnh có nhiều kiệt tác để lại cho đời sau, đi vào vĩnh cửu. Chị là một trong những nhà thơ hàng đầu trong thời chúng ta đang sống, một nhà thơ lớn, một nhà thơ đã đi hết cái tôi của mình một cách hồn nhiên, dung dị và sâu lắng"1TP5F(4)P1T, "chị là người tha thiết với tình yêu, tha thiết với người tình. Một tâm hồn mãi mãi khao khát, mãi mãi thao thức vì tình yêu. Chưa có ai biểu hiện một sự thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như chị"1TP6F(5)P1T. Tác giả cũng nhận ra được bản chất tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh: "Trước nay có lẽ chưa có người con gái làm thơ nào đã nói những lời yêu cháy bỏng, thật và dữ dội như chị - đó chính là nét hiện đại trong tâm hồn chị, tâm hồn người phụ nữ thế kỷ XX, dám yêu và dám thổ lộ tất cả, không lùi bước trước bất cứ một sự "giữ ý" nào1TP7F(1)P1T . Mặt khác, theo nhận xét của tác giả, "Xuân Quỳnh có tất cả những phẩm chất của con người thời hiện đại nồng nàn, táo bạo, quyết liệt, lại đồng thời có những phẩm chất tự ngàn xưa, riêng biệt của nữ tính: bao dung, trung hậu, dịu dàng"1TP8F(2)P1T . Và tác giả kết luận "Xuân Quỳnh là một nhà thơ bẩm sinh, một nhà thơ vút lên từ số phận, từ tình yêu, từ những vui buồn đời thường của một thời dữ dội"1TP9F(3)P1T . Chị đã đi một con đường trong lĩnh vực thi ca vì không phải hình ảnh, từ ngữ nào cứu được thơ, mà chỉ có máu của trái tim, của những rung cảm nhân bản nhất của tâm hồn con người mới mãi mãi là nguồn gốc của thớ ca. Chị đã "đi trên con đường lớn của thơ, con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời"1TP20F(4)P1T. Bàn về thi pháp thơ Xuân Quỳnh, chưa có nhiều đánh giá phong phú như nói về khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong thơ chị. Thỉnh thoáng, khi viết về chị, các tác giả có thừa nhận thơ chị tự nhiên, ngọt ngào, hình ảnh thơ, câu tứ giản dị. Chị thường dùng lời ru, thường viết về cỏ dại... Nhưng đó cũng mới chỉ là những nhận xét ban đầu chưa thực sự đi sâu vào những nghiên cứu thực sự. ở đây, đáng chú ý có bài 'Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân (4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng. Lời bạt "Thơ viết tặng anh" NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 117. (5) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM. 1988. Trang 117. (1) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM. 1988. Trang 119 (2) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh", NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 121. (3) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh". NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 122. (4) Mai Quốc Liên - Vài lời muộn màng, Lời bạt "Thơ viết tặng anh*', NXB Văn nghệ TP. HCM, 1988, Trang 122. 6 Quỳnh" của Lê Thị Ngọc Quỳnh. Tác giả cho rằng "thiên nhiên với chị (Xuân Quỳnh) không chỉ là bà mẹ thứ hai như người ta thường nói, mà như người mẹ duy nhất với tất cả ý nghĩ chở che, đón đợi, thủy chung và tin cậy - như một nơi trở về của chị"1TP2F(1)P1T . Tác giả cho rằng cảnh sắc quê hương là kỷ niệm về tuổi thơ của Xuân Quỳnh. Khung cảnh thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh luôn biến đổi như thời gian cuộc sống không đứng yên. Xuân Quỳnh dùng thiên nhiên để thể hiện những quan niệm về tình yêu và hạnh phúc. Trong thơ Xuân Quỳnh có một thiên nhiên rộng lớn (lý tưởng và cái nhìn lãng mạn của tác giả - hướng ngoại) và một thiên nhiên nhỏ đời thường (khoảng hiện thực đời thường, đậm chất nữ tính - hướng nội). Đó là một thiên nhiên hòa hợp với tâm hồn của chị. Chu Văn Sơn trong bài viết "Cánh chuồn trong giông bão" ví cái tôi của Xuân Quỳnh trong thơ là một cánh chuồn mỏng manh bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi giông bão của cuộc đời. Theo tác giả, thơ Xuân Quỳnh có một "chất thơ từ tổ ấm"1TP2F(2)P1T và một giọng thơ luôn "phấp phỏng lo âu"1TP23F(3)P1T . Như vậy, Xuân Quỳnh là một hiện tượng thơ có được sự đánh giá tương đối thống nhất. Dù ý kiến như thế nào thì tất cả đều khẳng định giá trị của thơ Xuân Quỳnh cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hầu hết đều nhìn nhận Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ sắc sảo, tài hoa, viết thơ tình hay, nghệ thuật thơ tự nhiên, giọng thơ trữ tình đầy nữ tính. Tiếng thơ Xuân Quỳnh "là tiếng nói mới của thơ dân tộc, tiếng nói phản ánh chiều sâu của văn hóa dân tộc"1TP24F(1)P1T. Tuy vậy, chưa có công trình nào thực sự đi vào nghiên cứu một cách toàn diện về thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. 3. Phạm vi nghiên cứu: Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Thơ chị đã đi vào lòng người đọc, trở thành một tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời, trở thành một tiếng nói của tình yêu và tình mẫu tử, tiếng nói hồn hậu và dung dị, chứa đựng trong nó sự sống đương thời, đồng thời Cũng in dấu nếp nghĩ, nếp cảm của tâm hồn người Việt chúng ta tự xa xưa. Xuất phát từ một cái "tôi" nội cảm và khát vọng mãnh liệt về cuộc sống, về tình yêu, càng về sau ngòi bút Xuân Quỳnh càng già dặn, nhiều trăn trở, lo âu. Đối với Xuân (1) Lê Thị Ngọc Quỳnh - Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh - Thơ và lời bình, NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 2000. Trang 223. (2) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 21. (3) Chu Văn Sơn - Cánh chuồn trong giông bão, TCVH số 1/1994, Trang 22 (1) Phan Ngọc - Thơ tình Xuân Quỳnh, tiếng nói mới của thơ dân tộc, Văn hóa - nghệ thuật, Tia sáng, 1999, Trang 26. 7 Quỳnh, người sáng tác không gì sợ bằng sự nghèo nàn. "Nghèo trong cảm xúc nhận xét thì không thể tha thứ được"1TP25F(2)P1T . Thế giới cuộc sống phong phú, đa dạng đã được chị đưa vào thơ một cách tự nhiên, chân thành. Bao năm qua, những bài thơ mang đậm hình ảnh, cảm xúc về cuộc sống và tình yêu ấy đã tạo được một dấu ấn riêng về phong cách, chiếm trọn cảm tình độc giả, cũng như tạo được sự chú ý nơi các nhà lý luận và phê bình văn học. Dù nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh dưới mọi góc độ khác nhau, nhưng tựu trung các học giả đều đi đến một mục đích duy nhất, đó là tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong các sáng tác của Xuân Quỳnh. Người viết luận văn cũng có chung niềm mơ ước đó. Tuy nhiên, do thời gian, tư liệu và tầm hiểu biết có hạn nên việc khảo sát của luận văn chỉ tập trung tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh trong các tập thơ chủ yếu: Sân ga chiều em đi, Tự hát, Lời ru trên mặt đất, Hoa cỏ may, Bầu trời trong quả trứng. Mong rằng với sự cố gắng của mình, tôi có thể góp thêm một tiếng nói khách quan nhỏ bé về thơ Xuân Quỳnh, hầu thỏa mãn được lòng ngưỡng mộ của bản thân. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này, người viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau : 4.1. Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Phương pháp này được sử dụng để xác lập tính nhất quán trong phong cách sáng tác của tác giả. Trước cũng như sau, những bài thơ tâm tình của Xuân Quỳnh đều xuất phát từ một cái tâm rộng mở, chan chứa yêu thương dù đời chị luôn gặp nhiều bất hạnh, trắc trở, ít khi gặt hái được niềm vui. Nhưng thơ chị vẫn rất thực và trọn vẹn, vẫn "mới và tươi thật"1TP26F(1)P1T để người đọc từ cô thiếu nữ đến những bà mẹ trẻ đều tìm được ở thơ chị một người bạn sẻ chia tâm sự thật sự. 4.2. Phương pháp so sánh: Người viết so sánh thơ Xuân Quỳnh với các tác giả cùng thời và trước đó, để thấy được thơ Xuân Quỳnh có sự tiếp thu, kế thừa có sáng tạo văn học quá khứ của dân tộc ta. Dùng phương pháp này, người viết nhằm khẳng định cái hay, cái đẹp và những nét đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh ở cả nghệ thuật lẫn nội dung. 4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được dùng để tiến hành phân tích một số bài thơ hoặc đoạn thơ hay, (2) Vương Trí Nhàn - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ, Thơ Xuân Quỳnh. NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, 1989, Trang 160. (1) Nguyễn Quân, Phong cảnh mười bảy, Xuân Quỳnh, Thơ và đời, NXB Văn hóa Hà Nội 1995. Trang 179. 8 tiêu biểu, tổng hợp lại, đi đến nhận định chung. Tuy nhiên các phương pháp trên đây không phái thực hiện một cách riêng lẻ, biệt lập mà nó được vận dụng, phối hợp nhau trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong nội dung của luận văn. 5. Cấu trúc luận văn: Ngoài phần dẫn luận, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có ba chương, tập trung vào các vấn đề sau : Chương I : Vài nét về cuộc đời Xuân Quỳnh. Chương II : Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh. Chương III : Chất liệu ngôn từ trong thơ Xuân Quỳnh. 9 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI XUÂN QUỲNH 1.1. Tiểu sử: Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 06-10-1942 (thực ra là ngày mồng một Tết như lời chị Đông Mai) tại quê nội làng La Khê, Hoài Đức, Hà Tây (Thanh Oai - Hà Sơn Bình?). Quê ngoại là làng La Tinh, cách quê nội mấy cánh đồng và làng La Cả. Mẹ Xuân Quỳnh là Bà Nguyễn Thị Trích (cha Xuân Quỳnh thường gọi là Trinh) là con gái nhà giàu, kết hôn với cha Xuân Quỳnh năm 17 tuổi. Bà qua đời vì bệnh lao năm 31 tuổi sau khi sinh Xuân Quỳnh ít lâu. Ngoài Xuân Quỳnh, bà còn có Đông Mai - chị Xuân Quỳnh và 3 người con trai đều mất khi mới 6 tháng tuổi. Cha Xuân Quỳnh là Ông Nguyên Quang Thường (giáo Lục). Ông lãng mạn, từng sáng tác văn chương, viết báo, dạy học. Sau khi mẹ Xuân Quỳnh mất, ông tái giá và có với vợ sau 4 người con. Vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, ông và vợ lẽ ra riêng rồi vào Sài Gòn sống, để Xuân Quỳnh và Đông Mai ở lại quê nhà với bà nội. Ông mất tại Sài Gòn (?) Học hết tiểu học, Xuân Quỳnh ở nhà với bà. Sau hiệp định Gienève, Xuân Quỳnh tham gia văn nghệ thiếu nhi với bộ đội địa phương. Năm 1955, Xuân Quỳnh đi thi nhân đoàn văn công Trung ương về Hà Đông tuyển diễn viên và được chọn vào đội múa, công tác ở đoàn văn công. Từ 1955 đến 1963, Quỳnh đi biểu diễn nhiều lần ở nước ngoài, dự đại hội Sinh viên Thanh niên Thế giới 1959 tại Viên (Áo). Năm 1962 - 1963, Xuân Quỳnh được chọn đi học khóa bồi dưỡng những nhà viết văn trẻ khóa I tại Trường Viết Văn Nguyễn Du của Hội Nhà văn Việt Nam. Sau khi dự khóa học, Xuân Quỳnh chuyển sang công tác văn học. Từ 1954 chị là biên tập viên báo Văn nghệ rồi Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Đã in 7 tập thơ : Tơ tằm - chồi biếc (in chung), Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất, Sân ga chiều em đi, Tự hát, Hoa cỏ may (giải thưởng văn học 1990 - Hội nhà văn in sau khi Xuân Quỳnh qua đời), Cây trong thành phố - Chờ trăng (in chung), Bầu trời trong quả trứng (giải thưởng văn học năm 1982 -1983); các tập truyện : Truyện Lưu Nguyễn, Bao giờ con lớn, Chú gấu trong vòng đu quay, Mùa xuân trên cánh đồng, Bến tàu trong thành phố, vẫn có ông trăng khác. Xuân Quỳnh qua đời ngày 29-8-1988 trong một tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương cùng chồng là Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi). 10 1.2. Cuộc đời: Ai cũng có một quê hương để từ đó ta lớn thành người. Quê nội và quê ngoại Xuân Quỳnh nằm bên bờ sông Nhuệ, một vùng đất nổi tiếng với nghề ươm tơ dệt lụa. Đấy là một làng quê cổ truyền với những mái chùa cong, những đường làng lát gạch và những lũy tre xanh. Bên ngôi nhà ngói năm gian, có sân gạch, vườn cây, Xuân Quỳnh được ru bằng tiếng lách cách đưa thoi, tiếng hát của những người thợ dệt. Cái không gian quê mùa mà đầm ấm ấy đã chở che tâm hồn thơ ngây và bất hạnh của Xuân Quỳnh từ thuở bé. Quê hương càng in đậm trong tâm hồn Xuân Quỳnh vì tuổi thơ của Xuân Quỳnh quá cô đơn. Những ngày tháng mồ côi, hình ảnh mẹ chỉ là tấm hình trên bàn thờ xa xôi hư ảo. Xuân Quỳnh sống lặng lẽ tha thẩn bên gốc na, gốc ổi, con mèo ... lắng nghe từng hơi thở của cảnh vật quanh nhà, hồi hộp theo những quả trứng gà hồng hồng, con gà con chiếp chiếp. Thân quen với tuổi thơ Xuân Quỳnh không có búp bê, quả bóng Xuân Quỳnh chỉ quen những rau dền, rau rệu. Rồi xa hơn là cánh đồng làng dài hun hút, ngày đông dài hay ngày hè nắng nôi mà Xuân Quỳnh chỉ lủi thủi một mình đi học. Rồi đau buồn hơn là thửa ruộng có ngôi mộ của mẹ mà Xuân Quỳnh vẫn nhìn sang đây mỗi lần đi học để khấn mẹ về những điều mình mơ ước. Cuộc sống nhọc nhằn bên người bà khắc khố đã dạy cho Xuân Quỳnh những lẽ đời, những khéo léo từ thuở ấu thơ. Xuân Quỳnh quen với những bữa cơm rau, dưa, tương cà, mắm, muối. Có lẽ vì thế mà đôi bàn tay bé nhỏ của Xuân Quỳnh sớm biết gói bánh chưng đẹp, làm tương ngon và vá áo rất khéo. Những tằn tiện nhưng đầy yêu thương của bà đã vun đắp cho Xuân Quỳnh một tâm hồn đầy nữ tính : hay trắc ẩn, sớm lo âu và chu đáo. Bù đắp cho những thiếu thốn về vật chất, bà cho Xuân Quỳnh cả một kho truyện cổ, tục ngữ, ca dao, những khúc Kiều, truyện thơ Nôm. Những buổi trưa hè, những ngày thu vàng, hay ngày đông rét, bà vừa quay tơ vừa kể chuyện, ngâm Kiều ... Xuân Quỳnh đã lặn ngụp trong thế giới ngọt ngào ấy và lớn lên đa cảm, đa tài và lận đận khổ đau. Xuân Quỳnh đan những sợi tơ mong manh, lóng lánh niềm ao ước về chiếc áo chúc bâu trắng, chiếc quần chéo go đen trong những ngày tháng nhặt trứng cùng bà và mong tết đến. Rồi trong niềm mong nhớ thơ ngây, Xuân Quỳnh lại ngước đôi mắt to tròn để hỏi chị Đông Mai về một nơi xa lắm ở miền Nam. Đó là Sài gòn, nơi từ đấy "cậu" Xuân Quỳnh gửi thư về cho con gái. Xuân Quỳnh sống những ngày tháng trống vắng nhớ thương và chờ đợi. Đợi thư "cậu", mong ngày gặp lại người cha yêu quí. Trông ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày tết, ngày hè để đón chị từ Hà Nội về. Tâm hồn Xuân Quỳnh lớn lên như thế nên càng ngày càng trở nên nhạy cảm. Không được sống trong tình thương yêu chăm sóc của mẹ, ngay cả người cha cũng 11 sống xa chị, vì thế Xuân Quỳnh để những niềm ao ước ấy vào ngăn kéo sâu kín của lòng chị. Một tuổi thơ không trọn vẹn, một gia đình thiếu vắng ươm vào cuộc đời chị những nỗi lo âu về đổ vỡ, dang dở và mất mát. Tất cả những điều ấy trở thành một tâm niệm không bao giờ mất đi trong lòng chị về cuộc sống của người mẹ với đứa con, với những lo toan vén khéo hàng ngày. Không có ai cầm tay chỉ dạy chị về những đức tính của người phụ nữ mà chị tự học lấy bằng tuổi thơ mồ côi, cực nhọc với đôi tay sớm chai sần. Đấy là những năm tháng đã hun đúc nên một Xuân Quỳnh đằm thắm, sâu sắc. Đó là cội nguồn để giữ cho chị mãi là vẻ đẹp của truyền thống đơn sơ mà mạnh mẽ cho dù sau này chị có đi Đông đi Tây, cuộc sống của chị có nhiều sóng gió, nhiều đổi thay. Chị đã thuộc về quê hương với những mạch ngầm sâu về tình người và xúc cảm hồn nhiên. Năm tháng trôi qua nhưng tuổi thơ của chị vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức. Chính quê hương và tuổi thơ ấy đã bồi đắp tâm hồn phong phú của nhà thơ Xuân Quỳnh. Thơ của chị vì thế được khơi nguồn từ những mạch nước ngầm ngọt ngào và cay đắng của chính tâm hồn chị. Cuộc sông vốn có những đổi thay thật kỳ diệu. Điều nhiệm màu ấy của đời đã đem đến cho chúng ta một tài năng. Xuân Quỳnh đã thấm sâu cái điệu tình quê tha thiết của tuổi thơ nhưng chị không ở lại quê nhà. Khi để lại sau lưng bờ sông Nhuệ, ngôi nhà cũ kỹ của bà và những kỷ niệm tuổi thơ, cuộc đời Xuân Quỳnh sang một trang mới. Trở thành cô diễn viên múa của đoàn văn công Trung ương, Xuân Quỳnh đã hòa nhập cuộc đời mình vào thế giới nghệ thuật với đời sống rộng lớn của đất nước. Đó là những ngày tháng náo nức của Xuân Quỳnh. Chị đã trưởng thành từ một cô gái mồ côi lặng lẽ, trở thành cô diễn viên múa xinh đẹp. Những bước đường lưu diễn khắp nơi trên miền Bắc, ở nước ngoài đã giúp Xuân Quỳnh lớn lên. Điều quan trọng hơn là cuộc sống cởi mở ấy đã chấp cánh cho những ước mơ và rung động văn học của Xuân Quỳnh. Không có gia đình, Xuân Quỳnh đã xem đoàn văn công Trung ương là mái ấm. Nơi ấy, Xuân Quỳnh sống, ._.lao động nghệ thuật gần mười năm. Những tưởng Xuân Quỳnh sẽ lấy nghệ thuật biểu diễn làm sự nghiệp suốt đời mình. Nhưng rồi, Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ, từ giã đoàn văn công. Đó là sự lựa chọn với bao trăn trở của chị. Không phải chị trăn trở vì những danh vọng cho mình mà chị sợ mình đi nhầm đường rồi không làm nên trò trống gì: "Đó, trước mắt tôi là hạnh phúc, là yên ấm. Thế mà tôi từ bỏ tất cả. Tất nhiên trên đời này được cái nọ phải mất cái kia. Nhưng biết mình có được cái mà mình định đổi không ? Tôi không ngại gian khổ về vật chất, tôi chỉ buồn về tình cảm. Chắc anh biết : tôi, một con bé từ nhỏ luôn thiếu tình cảm, mà bây giờ cũng chẳng hơn gì. Tôi bây giờ như kẻ đứng giữa ngã ba đường vắng mà trời thì tối, chẳng biết hỏi ai. Giá mà bây giờ có ai bảo hộ tôi một điều rằng : "Đi con đường này là đúng "thì dù biết có gục ngã giữa đường tôi vẫn cứ đi. Tôi chỉ sợ mình không biết phương hướng rồi sau này cũng chả ra trò 12 trống gì, mà cứ lo nghĩ mãi thế này thì hết đời ..." (Thư gửi Vân Long). Đó là một quyết định dũng cảm, một tình yêu lớn đối với thơ của Quỳnh. Những mất mát của tuổi thơ đã khiến cho niềm ao ước về một mái ấm gia đình riêng, về hạnh phúc tình yêu cháy bỏng trong lòng chị. Và cũng thật đau buồn hạnh phúc đến với chị quá nhọc nhằn qua quá nhiều giông bão. Nếu như không hiểu về tuổi thơ bất hạnh, mất mát của chị không làm sao lí giải được chị tìm đâu ra nghị lực, sức mạnh để đối đầu với cuộc sống đầy chông gai thử thách, có khi đến khắc nghiệt. Chị lập gia đình có một tổ ấm bé nhỏ, có một đứa con trai. Chị đã yêu chiều vun vén cho niềm hạnh phúc ấy của đời chị. Nhưng rồi bom đạn đã xé nát những lời ru, đã từng quãng cắt lìa con với chị. Chị đã sống cùng đất nước những tháng ngày chiến tranh ác liệt, đã ru con trên đường đi sơ tán, trong đường hầm, rồi lại gửi con lại cho mẹ chồng để đến những nơi cát bỏng. Chị đã không gục ngã trước bom đạn, những gian khó của chiến sự nóng bỏng. Nhưng thật đau lòng chị không ngăn được sự tan vỡ của hôn nhân. Bây giờ chị đã đi xa, bàn về nguyên nhân của đổ vỡ ấy chẳng ích gì. Điều làm chúng ta cảm phục chị là cái cách chị đối xử với chồng, với con, cả với mẹ chồng của chị: Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong. (Mẹ của anh) Dù là múa hay làm thơ, Xuân Quỳnh đều để lại một tinh thần học tập và lao động miệt mài cần mẫn. Chị đã đến vùng núi Lũng Cú xa xôi để sưu tầm điệu múa dân gian, đến tuyến lửa Vĩnh Linh để ghi lại những gian khổ của thực tế cuộc sống và chiến đấu của dân tộc. Học chỉ đến lớp 6, chị đã tự học không mệt mỏi, học văn hóa tập huấn chuyên môn, học ngoại ngữ... Trong hồi ức của người thân và bạn bè, chị đều để lại những tình cảm thật tốt đẹp. Trong gia đình, Xuân Quỳnh là đứa em gái chịu thương chịu khó, hay nhẫn nhịn, là đứa con gái hiếu để. Những năm tháng ăn cơm tập thể hay đã có gia đình riêng, Quỳnh vẫn yêu quý, lo toan cho cha, cho chị gái, cho các cháu bằng một tình thương yêu thật hiếm có. Chị không hề trách cha đã bỏ chị em chị lại quê nhà cho người bà già yếu. Trái lại, trong lòng chị nỗi nhớ mong và lo lắng cho cha cứ lớn dần theo ngày tháng. Cuộc gặp gỡ giữa Xuân Quỳnh và cha sau mấy mươi năm xa cách có lẽ không ai là không thấy mủi lòng. Xuân Quỳnh nghèo lắm nên chỉ dành cho cha những kính yêu và chăm sóc thật nhỏ nhoi. Quỳnh đã dành cả những nhớ thương về người mẹ đã khuất, về người cha xa cách vào những đứa con của chị. 13 Xuân Quỳnh đã thương mến chị Đông Mai đúng nghĩa của tình cảm ruột rà. Ngày chị Mai đi học xa, có gì ngon Xuân Quỳnh chờ chị Mai về cùng ăn, có gì đẹp chờ chị Mai về để cho chị. Đi biểu diễn ở phủ Chủ tịch hay đi nước ngoài, Xuân Quỳnh đều nhớ đến chị với những chăm sóc ân cần, chu đáo. Chị Mai dạy học xa, Xuân Quỳnh đạp xe đến thăm chị và xót xa thấy cảnh sống trơ trọi của chị. Rồi chị Nam, em Bắc, Xuân Quỳnh vẫn dành cho chị bao nhiêu là thương mến, lo lắng. Trong khi đó đâu phải Xuân Quỳnh sung sướng gì cho cam. Chị nghèo nhưng tâm tình quá độ lượng có thể làm mềm lòng hết thảy. Tất cả bạn bè thân thiết đều thương chị vất vả túng thiếu cực nhọc và nhiều nỗi đau buồn. Nhưng tất cả đều thấy xúc động chứ không hề xem thường chị. Những kỷ niệm về Xuân Quỳnh, những người bạn còn ở lại đã kể đều làm sáng lên một cuộc đời đáng để ta nể phục và thương mến. Xuân Quỳnh đã bươn chãi để lo lắng cho tổ ấm với đôi bàn tay tảo tần. Bàn tay ấy chị nấu ăn, giặt giũ, khâu vá, đi chợ, xếp hàng mua thực phẩm, chăm sóc 3 con, chăm sóc chồng trong căn phòng 6m2 ở số 96A phố Huế. Bàn tay ấy chị lại làm thơ, biên tập báo, nhà xuất bản ... Chị sinh con 2 lần, 2 lần đều đau đớn. Xuân Quỳnh đã chắt chiu, đã nuôi con bằng tấm lòng người mẹ nghèo. Dù trải qua những năm tháng bão giông của đất nước, của tình yêu, chị vẫn giữ một lòng nhân hậu với mọi người, đặc biệt với các con của chị. Kết hôn với Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh đã đối diện với không biết bao nhiêu là gian khó. Nhưng chị đã đi đến tận cùng của tình yêu và hạnh phúc. Cái cách Xuân Quỳnh đi làm mang theo quần áo dơ của Lưu Quang Vũ và 3 đứa con để sau giờ làm việc ở lại giặt giũ, hay sau khi cơm tối xong phải xách nước từ tầng trệt lên lầu 3 ... khó có ai tin là chị còn có thể sáng tác được. Nhưng thơ của chị vẫn ra đời. Những vần thơ được chị viết vào lúc giữa khuya, khi các con đã yên giấc và viết trên quyển sách đặt trên đầu gói để làm bàn. Đôi vai nhỏ của Xuân Quỳnh lại phải yêu kính chăm sóc cả bố, mẹ chồng, kể cả bà nội của Tuấn Anh, Xuân Quỳnh thương con riêng của Quang Vũ như con ruột. Chính tình thương yêu ấy đã khiến cho đàn con gà vịt chắt chiu của chị sống hòa thuận và gán bó với nhau. Chị đã nhận về mình phần thua thiệt, quán xuyến hết công việc gia đình để cho chồng phát huy tài năng, sự nghiệp, vậy mà trong lòng bạn bè chị luôn là gương mặt tươi tắn với nụ cười che hết mọi buồn lo. Chị là cây tiếu lâm, những trò cười hóm hỉnh. Chị chăm sóc mọi người thật cảm động chu đáo. Chị sống thẳng thắn, chân thật và chan hòa với mọi người. Xuân Quỳnh ngồi ở đâu với bạn bè là ở đó có tiếng cười. Bùi Bình Thi viết : "Có lẽ trong đời tôi, ở Xuân Quỳnh là tôi thấy vừa đầy đủ vừa trọn vẹn, Quỳnh là một người đàn bà tài năng, tính tốt mà lại đẹp"1TP27F(1)P1T. Nói một cách công bằng, Xuân Quỳnh đã vượt lên nỗi đau của cuộc đời mình để làm việc và sáng tác. Hơn nữa, chị còn vượt (1) Bùi Đình Thi - Quỳnh và Vũ, Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1989, trang 113. 14 lên những khổ đau của mình để yêu thương và vun đắp. Có thể người ta đã từng ngại ngần khi nhìn thấy đường tình yếu trắc trở của chị, có thể người ta đã từng không tin vào cuộc hôn nhân của chị. Nhưng cuộc đời chị đã để lại một niềm tin thật đơn sơ mà bất ngờ về tình yêu và hạnh phúc. Những đắng cay, dằn dỗi, kể cả nghèo túng chật vật hình như chỉ làm cho tâm hồn chị nhạy cảm hơn, nhiều yếu thương hơn và hình như nhiều sức mạnh hơn. Những mẩu chuyện vui, những kỷ niệm nhỏ về chị trong những năm tháng chị đã sống sẽ đẹp mãi trong lòng bạn bè và người thân của chị. Nhớ chị, mọi người mãi nhớ về một người bạn duyên dáng, chân tình, vui nhộn; một người đồng nghiệp tài năng, nghiêm túc; một người vợ tảo tần, đảm đang, một người mẹ nhân hậu, sâu sắc, một đứa em gái đa đoan, lận đận, thảo hiền. Xuân Quỳnh đã không còn, chị đã mãi mãi ngủ yên cùng Lưu Quang Vũ và cháu Quỳnh Thơ vào một mùa thu. Khi chị ra đi có biết bao nhiêu lời khóc thương đã cất lên. Nhưng làm sao diễn tả hết được nỗi đau bằng lời khi trước mắt là ba chiếc quan tài đặt kề bên nhau, khói hương nghi ngút. Người đã ra đi, chỉ nỗi đau còn ở lại, một nỗi trống vắng không thể lấy gì bù đắp nổi. Người ta thường hay nói đến định mệnh của đời người nhưng lẽ nào cuộc đời chị là định mệnh ? Chị là vợ, là mẹ, là em gái. Chị ra đi oan nghiệt đã khơi sâu nỗi đau của một gia đình không trọn vẹn. Đó là nỗi đau đời sẽ còn lại mãi, còn day dứt mãi. Chị lại là một tài năng. Chị đột ngột rời bỏ sự nghiệp ngay lúc tài thơ đang độ chín khiến cho thi đàn ngẩn ngơ lạc điệu. Những người ở lại phải vượt qua giây phút bàng hoàng. Đó là trách nhiệm với người đã khuất. Có lẽ còn lại một chút những thâm tình, người thân của chị sẽ yêu nhau nhiều hơn, yêu nhau kẻo để rồi một mai cũng lại vĩnh biệt nhau. Còn lại thơ của chị sẽ không mất đi, sẽ sống mãi cùng tuổi trẻ, tình yêu và cùng tuổi thơ. Thế hệ sau đọc thơ chị lại để dành một chút nỗi niềm để tưởng nhớ về cuộc đời của chị. Những đau khổ nhọc nhằn, tình yêu và hạnh phúc mà chị đã từng sông là lời trân tĩnh về đời người cho mỗi ai đang sông. Khi mùa thu về, trồng một cụm hoa cúc nhớ đây là loài hoa mà chị đã từng yêu. Nhìn những con sóng vỗ bờ nhớ về một thời tuổi trẻ của chị. Chỉ thấy một điều thật rõ ràng là đời chị đã làm cho ta quên đi những bất trắc đã qua mà bước tới với tình yêu và niềm trăn trở không thôi. Bây giờ là mùa thu. Hoa cúc lại trổ hoa vàng. 15 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Thơ Xuân Quỳnh thu hút người đọc và gợi được nhiều cảm xúc sâu sắc. Bởi vì đến với thơ Xuân Quỳnh là đến với một thế giới hình tượng nghệ thuật độc đáo. ở đó ta sẽ bắt gặp cái tôi của Xuân Quỳnh và một thế giới cuộc sống vừa phong phú vừa riêng biệt. Hai thế giới : thế giới cái tôi và thế giới cuộc sống vừa tách biệt vừa đan xen hòa quyện là vẻ đẹp đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Xuân Quỳnh sáng tác khá liên tục từ tập thơ đầu tay "Chồi biếc" đến tập cuối cùng "Hoa cỏ may ". Theo thời gian, ngòi bút chị già dặn hơn vì vậy thế giới hình tượng cũng biến chuyển và ngày càng tạo nên nét riêng, sự đa dạng và từng trãi hơn. Thế giới nghệ thuật ấy đi từ "chồi biếc" non tơ đến những "hoa cỏ may", đứng giữa đồng hoang vừa dữ dội vừa đơn sơ. Tìm hiểu thế giới hình tượng này là một thách thức đối với người đọc thơ Xuân Quỳnh. Thách thức không hẳn vì sự khó với tới hình tượng mà là vì nó đòi hỏi một sự đồng cảm, một sự trãi nghiệm sâu sắc. Bởi vì bản thân thơ Xuân Quỳnh tuy chân thật dễ hiểu nhưng lại cực kỳ sâu sắc và rất "đời". Có một điều băn khoăn nữa khi đi về thế giới hình tượng của thơ Xuân Quỳnh thì bắt đầu từ đâu? Ở đây, có thể xem tuổi thơ và quê hương trong thơ chị như là một sự khởi đầu từ nguồn cội. Thật khó mà tránh khỏi những câu chuyện bất tận về đời thực của nhà thơ. Nếu có sự sa đà nào đó là do lực bất tòng tâm. 2.1. Thế giới hình tượng cuộc sống: 2.1.1. Thế giới tuổi thơ: Chúng ta hãy mở cửa thế giới hình tượng thơ Xuân Quỳnh bằng câu ca dao quen thuộc : Có cha có mẹ thì hơn. Không cha không mẹ như đờn đứt dây. Đàn dứt dây không thể trỗi lên những cung bậc thánh thót để hòa cùng bản nhạc cuộc đời nhiều màu sác. Vì vậy còn lại là nỗi cô đơn lẻ loi giữa cuộc đời. Đó là nhân vật đầu tiên xuất hiện và gây nên nỗi ám ảnh không thôi về tuổi thơ trong thơ Xuân Quỳnh : Tôi trở về tìm lại tuổi thơ Hoa sấu rụng bên chái nhà đã cũ Những đêm vắng nghe tiếng gào của gió Tiếng súng rền, tiếng mõ, tiếng người la Tuổi thơ tôi trong vạt áo của bà Truyện cổ tích chẳng xua tan nỗi sợ. 16 (Những năm tháng không yên) Đứa trẻ bộc lộ một nỗi phấp phỏng sợ hãi, có lẽ bắt đầu từ nỗi trăn trở đến sớm với một tuổi thơ trơ trọi. Đôi cánh chim non của trẻ thơ run rẫy trước bão giông mà gia đình không đủ để chở che. Đứa trẻ ấy như đã lớn hơn tuổi với những vất vả, lo toan và những vất vả lo toan ấy đã trở thành nỗi ám ảnh không nguôi theo năm tháng: Tôi không có một căn phòng Lang thang suốt những năm ròng tuổi thơ. (Thơ viết tặng anh) Đó là tâm hồn mang nhiều nỗi mất mát, thua thiệt. Điệu tâm hồn ấy gợi nhiều niềm trắc ẩn về tuổi thơ. Nó cho ta nghĩ rằng bất hạnh ấy là nỗi buồn thương của quê hương, của bờ ruộng lũy tre, của những cuộc đời nghèo nhiều vất vả đắng cay. Khi viết về tuổi thơ, trong hoài niệm, thơ Xuân Quỳnh là niềm vui, nỗi buồn bé nhỏ thầm lặng của một đứa bé mồ côi. Ở đấy có một niềm mơ ước tuổi thơ dễ thương, tội nghiệp : Ôi cái quần chéo go Ống rộng dài quét đất Cái áo cánh chúc bâu Đi qua nghe sột soạt. (Tiếng gà trưa) Thật cảm động trước ước ao về chiếc áo, cái quần nhà nghèo đơn sơ ấy ! Ước mơ thì bao giờ cũng đẹp. Qua lời tâm tình của đứa trẻ, ta thấy mênh mang một thế giới của cổ tích, của nàng tiên. Xuân Quỳnh đã bộc lộ những nỗi niềm thơ trẻ thật xúc động. Vì thế "Tiếng gà trưa - Mang bao nhiêu hạnh phúc - Đêm cháu về nằm mơ - Giấc ngủ hồng sắc trứng" (Tiếng gà trưa) để lại nhiều cảm xúc. Thơ Xuân Quỳnh là vậy, phảng phất cái hiu quạnh, côi cút khi viết về thời thơ ấu của mình : Con nhà nghèo chẳng có gì chơi Tôi và gái chỉ thẩn thơ gốc ổi Thương cây, chiều nào cũng tưới Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ Bắt được chú gà sa nước gạo đêm qua 17 Cũng hì hục khiêng chôn bón gốc Cây còn nhỏ có đâu bóng mát Mới ngang vai, cành chẽ chữ y dài. (Gốc cây ngày bé) Bắt đầu những rung động của Xuân Quỳnh là quê hương, là những tâm tình tuổi ấu thơ của chị. Tuổi thơ mồ côi mẹ, sống xa cha. Đứa con gái bộc lộ một tình cảm rất tha thiết với người cha, cho dù người ấy đã để đứa con ở lại quê nhà trên bước đường tha hương: Ôi cái thành phố nắng Tình yêu tôi nhỏ nhoi Ở đấy chỉ cha tôi Hiểu tình yêu tôi lớn. (Gửi lại thành phố nắng) Đứa con ấy làm tôi chợt nhớ đến cha mình, cũng một người cha không giữ được cho con một nửa bầu trời còn lại sáng trong. Người sống dằn vặt trong hạnh phúc chấp nối đầy đau buồn và cay đắng không có gì trọn vẹn. Xuân Quỳnh đã thể hiện trong thơ chị tấm lòng đứa con thương cha như thương cuộc đời mất mát và đau buồn của chính mình. Đứa con ấy cũng nói nói hộ cha mình nỗi đau và niềm thương cảm: Cha ơi đây vần thơ Ngày xa cha con viết Như nỗi nhớ thương cha Nói bao giờ cho hết. Cha nghĩ gì - đứng lặng ? Sao cha lại đi kìa ? Ngoài trời mưa rét lắm ! Cha ơi cha đừng đi. (Gặp cha) Tôi vẫn cứ thấy thích một tiếng gà trưa, một ngọn rau dền, rau rệu, một gốc ổi, gốc na 18 ... Đó là thế giới tuổi thơ trong thơ Xuân Quỳnh. Niềm vui nỗi buồn của mỗi đời người sau này bắt nguồn từ thế giới tuổi thơ kỳ diệu này. Thật bất hạnh cho những em bé không hề biết đến những điều quê mùa, đơn sơ ấy của cuộc sống. Rồi chúng lớn lên sè mang một tâm hồn méo mó biết chừng nào. Đối với Xuân Quỳnh, nỗi ám ảnh về tuổi thơ luôn luôn đau đớn, luôn luôn lung linh và luôn luôn dề thương trong thơ chị. Khi chị viết bài thơ sau nhất, tuổi thơ vẫn trở về: Con đường gạch hoa, ao bèo hoa tím ngát Những ô ăn quan que chuyền bài hát Những mùa hè chân đất tóc râu ngô ... (Thời gian trắng) Những hình ảnh tuổi thơ này đã trở thành nét riêng trong thơ Xuân Quỳnh. Cho dù sau này chị viết về tình yêu, về phố xá, về con thơ, về đạn lửa vẫn cứ thấy lấp lánh cái màu xanh non quê nhà của tuổi thơ : Ăn rau rừng cá hộp Thường nhớ vị chua me Thương nhớ vị rau quê Lá mùi thơm ngan ngát dưới chân đê Mùa tháng chạp rau cần xanh đáy ruộng Bắp cải cuốn khi trời trở rét Rau cải vồng mỗi bận nồm sang. (Viết trên đường 20) Những kỷ niệm tuổi thơ tái hiện trong thơ Xuân Quỳnh đã nói lên một điều rất thật về tuổi thơ của chị. Nó đã ẩn hiện trong suốt chiều dài thơ Xuân Quỳnh, đặc biệt là trong thơ chị viết cho thiếu nhi. Không biết có phải tuổi thơ bất hạnh đã khiến Xuân Quỳnh nhìn thế giới trẻ con bằng một cái nhìn mang nhiều cảm xúc riêng của chị. Đối với Xuân Quỳnh, thế giới trẻ thơ thật đáng yêu. Trong đó, Xuân Quỳnh không chỉ thể hiện được những nét ngây thơ mà cả nỗi niềm tuổi thơ nữa. Xuân Quỳnh đã xây dựng trong thơ chị thế giới ngây thơ bằng tình cảm trìu mến của người mẹ, tình cảm thân thiết của người bạn lại pha chút tình cảm xót xa của người từng trãi. Chị có một cách suy nghĩ nhận xét rất tinh tế và thông minh về tâm hồn trẻ 19 nhỏ. Hình tượng trẻ con đầu tiên mà thơ Xuân Quỳnh thường đề cập là đứa bé ngoan. Trong thơ Xuân Quỳnh, trẻ con thì phải Ngoan và vì Ngoan nên rất dễ thương : Mẹ bảo: Mí ngoan ghê Luôn che đầu mưa năng Mí cũng như cái nấm À Mí còn ngoan hơn Vì khi ngủ mỗi đêm Là không cần mũ nón Thế mà các bạn nấm Khi ngủ vẫn che ô. (Mí ngoan hơn cái nấm) Thơ Xuân Quỳnh vì thế vừa trong trẻo tâm hồn con trẻ vừa là một cách chị gửi vào đấy lời dạy dỗ thật giản dị, tự nhiên nhưng sẽ thấm sâu vì nó gần gũi và tác động vào tình cảm đứa bé: "Cái ngoan đâu có mất Như bài hát Mí học Cô dạy cô vẫn còn Như cái chữ bố xem Chữ vẫn nguyên trong sách" Bà thấy Mí thắc mắc Bà cười bảo : "Mí à Cái ngoan mà đem cho Thì lại ngoan hơn nữa ". (Cái ngoan của Mí) Như thế những vần thơ của Xuân Quỳnh như là lời tâm tình cùng con về những bài học đầu đời. Mặt khác, thơ Xuân Quỳnh còn khắc họa một hình tượng tuổi thơ nhìn cuộc sống với những nỗi băn khoăn, thắc mắc đúng thật là của tuổi thơ ấy. Trẻ con hay tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh với rất nhiều câu hỏi ngây ngô: 20 Không có chân có cánh Mà lại gọi con sông Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió? Cái quạt bé như thế Thì gió ở vào đâu? Biển ngày đêm thét gào Sao lại không khản cổ ? (Vì sao?) Tác giả đã đặt mình vào vị trí các em, nhìn đời bằng cái nhìn ngây thơ, ngây ngô của chúng cho nên đã đặt được những câu hỏi rất ngộ: "Cái quạt bé như thế - thì gió ở vào đâu?". Ta thấy lấp ló sau những câu thơ cho các em là nụ cười hóm hỉnh tinh tế của Xuân Quỳnh. Không những thế, Xuân Quỳnh còn khắc họa được nét sinh động ngộ nghĩnh của trẻ thơ trong sự khám phá thế giới ở những bước chân chập chững đầu tiên: Thế mà nắng cũng sợ rét Nắng chui vào chăn cùng em Các bạn để ý mà xem Trong chăn bao nhiêu là nắng. Mà nắng cũng hay làm nũng Ở trong lòng mẹ rất nhiều Mỗi lần ôm em, mẹ yêu Em thấy ấm ơi là ấm. (Mùa đông nắng ở đâu) Những lời nhận xét cùng với cảm xúc vừa thê hiện sự thông minh láu lỉnh của cậu bé vừa bộc lộ tình cảm yêu mến gần gũi với mẹ rất cảm động. Vì thế, bài thơ đem đến cho người đọc những trìu mến pha lẫn ngạc nhiên. Những ý tưởng của thế giới tuổi thơ trong sáng đôi khi thật nghịch lý nhưng xuất phát từ trí tưởng tượng phong phú, nhiều sắc màu lấp lánh của 21 chúng. Xuân Quỳnh không những tỏ ra am hiểu, miêu tả một cách nhẹ nhàng khách quan mà còn gởi gắm những lời dạy bảo ân cần về đạo đức và nhận thức thế giới, bồi dưỡng cho các em tình yêu thương đối với các con vật, những cây cỏ hoa trái. Từ đó chấp cánh cho trí tưởng tượng của các em bay cao, bay xa. Không những các em mà cả người lớn cũng được ấm áp trong những tình cảm phong phú và chân thật: tình cảm gia đình, học trò và cô giáo, giữa tuổi thơ với cây cối hoa lá, với chú cún, chú mèo, bầy gà con, gà mẹ, chú ve, chú dế A bàng tốt lắm Bàng che cho con Nhưng ai che bàng Cho bàng khỏi nắng ! (Cây bàng) Những hình tượng loài vật cây cỏ ngộ nghĩnh dễ thương trong thơ về thiếu nhi của Xuân Quỳnh bao được cũng là chỗ bắt đầu để rồi tác giả sẽ hướng về thế giới con người : Con vịt bé tí Không mẹ, nó không buồn Mà mẹ mới ra đường Vì sao con đã nhớ? (Vì sao?) Chúng ta thấy Xuân Quỳnh trong khi hướng con trẻ trở về với người thì người đầu tiên và xuyên suốt trong các bài thơ là người mẹ. Và vì vậy, thơ Xuân Quỳnh có rất nhiều cảm xúc về tình mẹ con gieo vào lòng trẻ. Những câu hỏi và trả lời xung quanh tình mẹ và tình yêu ấy sẽ lớn lên theo tuổi đời của bé. Giải thích thế giới tự nhiên và rồi chuyển sang đời sống xã hội đó như là một cách Xuân Quỳnh dẫn dắt trẻ thơ những bước đầu tiên vào đời : Thương mẹ đạp vỏ trứng Thế là gà sinh ra Vì gà mẹ mong chờ Nên có gà con đó (Tại sao gà con sinh ra) Những cách nói của trẻ con cứ thế bi bô trong thơ Xuân Quỳnh. Bằng một tâm hồn tinh 22 tế, sự thông minh, trí tưởng tượng đa dạng, Xuân Quỳnh đã tạo nên những vần thơ làm trẻ con thích chí vì cái phát hiện được trong thơ: Mí biết làm ra gió Chỉ bằng một chiếc quạt con Mí còn làm ra cả đêm Chỉ cần nhắm hai con mắt. Thơ Xuân Quỳnh vì thế tràn ngập cái xanh non tươi tắn của cảm xúc trẻ thơ. Cái tình cảm con yêu mẹ được tác giả diễn đạt bằng những hình ảnh được sắp xếp theo một lôgíc ngược trong bài "Con yêu mẹ" Con yêu mẹ bằng ông trời Rộng lắm không bao giờ hết Thế thì làm sao con biết Trời ở những nơi đâu Trời rất rộng lại rất cao Mẹ mong bao giờ con tới ! Thoạt tiên, bài thơ giúp liên tưởng đến cách so sánh trong văn học xưa nay. Người ta thường lấy những sự vật to lớn, hùng vĩ, bất tận để ví von với tình cảm tha thiết sâu nặng : “Bao giờ sông cạn, đá mòn Thương nhau mây núi cũng trèo ... Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu…”. Nghe thì thật hay, là quả thật, là không hợp với trẻ con. Thế cho nên nét độc đáo của Xuân Quỳnh trong bài thơ này là dẫn dắt chúng ta vào thế giới trẻ thơ bằng con đường thu hẹp dần hình tượng so sánh trong thơ: "Con yêu mẹ bằng ông trời" thì sao mà lớn quá ! Rồi đến con yêu mẹ bằng Hà Nội. Trong tâm trí trẻ thơ "Hà Nội vẫn còn rộng quá", chúng cũng chưa bao giờ đi hết. Mà trẻ con thì thật cảm tính, chúng không bằng lòng với điều chúng có mà lại không ôm hết được vào lòng. Bài thơ đi đến hình ảnh gần hơn, nhỏ hơn: "Con yêu mẹ bằng trường học". À ! Trường học thì bé đi khắp và bé quen lắm ! Nhưng đối với đứa bé mới chỉ đi học mẫu giáo thì mẹ lúc nào cũng không thể xa bé : Nhưng tối con về nhà ngủ Thế là con lại xa trường Còn mẹ ở lại một mình Thì mẹ nhớ con lắm đấy 23 Tính mẹ cứ là hay nhớ Lúc nào cũng muốn bên con Giá có cái gì gần hơn Con yêu mẹ bằng cái đó. Xuân Diệu từng nói: "Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo" thật là chính xác. Xuân Quỳnh cũng đã để cho tuổi thơ nói lên suy nghĩ của mình khi chị để chúng tư duy theo kiểu của chúng: cụ thể, cảm tính. gần gũi, trong cách hình dung của bé: À mẹ ơi có con dế Luôn trong bao diêm con đây Mở ra là con thấy ngay Con yêu mẹ bằng con dế Không cần những cảm xúc vay mượn của người lớn, trẻ con vẫn thể hiện được tình cảm thân thiết của chúng đối với mẹ. Hình tượng "con dế" đối với trẻ con hơn cả "ông trời", "Hà Nội", "trường học" vì "con dế "luôn ở bên con, thật là tuyệt. Những ý nghĩ đột ngột đổ của chú bé để lại một hình tượng thơ đẹp mãi (chắc là của chú bé con thì phải) nên dù đơn sơ nhưng những câu thơ ấy cứ thấm thía cái tình cảm mẹ con cũng giống như chú bé tuổi ngựa này: Tuổi con là tuổi ngựa Nhưng mẹ ơi đừng buồn Dẫu cách núi cách rừng Dẫu cách sông cách bể Con tìm về với mẹ Ngựa con vẫn nhớ đường. (Tuổi ngựa) Tuy tứ thơ đôi lúc dàn trãi vì yếu tố tự sự nhưng cái lôgíc ngược như trên mà Xuân Quỳnh thường dùng để xây dựng những hình tượng trong câu chuyện của trẻ con vẫn hấp dẫn và đậm đà. Nói đến thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh thì chúng ta không thể không nhắc đến một câu chuyện bằng thơ rất hay "Chuyện cổ tích về loài người": Trời sinh ra trước nhất 24 Chỉ toàn là trẻ con. Ở đây, nhà thơ đã bỏ hết mọi lôgíc thông thường để dẫn dắt bài thơ đến một thế giới cuộc sống thật là "trẻ con" với một cách giải thích thật là dễ hiểu : Bởi vì những nhu cầu của trẻ con mà sinh ra mặt trời, dòng sông, màu sắc, cây cối, chim muông, nắng gió, biển cả, cánh buồm, đường đi... và đặc biệt là bố, mẹ, bà và thầy giáo. Một thế giới thật sinh động như có cả hương vị : Mẹ về mang tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng ... Bài thơ xem ra là vô lý nhưng lại được hiểu theo một cách có lý khác. Đó là trẻ thơ sẽ được vun đắp những kiến thức về sinh vật, về xã hội thật nên thơ. Dưới mắt trẻ thơ, cuộc sống sẽ trở nên đáng yêu, đáng quý hơn. Bài thơ để lại những cảm xúc thích thú vừa chí lí vừa dễ thương. Như vậy, thế giới thơ viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh ngoài kỷ niệm về tuổi thơ, những con cò, cái bống còn chan chứa tình cảm bé thơ. ở đấy, người đọc cả trẻ con lẫn người lớn đều có thể cam nhận được vẻ đẹp của cuộc sống tuổi thơ trong mối quan hệ với thế giới xung quanh. Và Xuân Quỳnh đã thực sự hóa thân vào những hình tượng thơ để sống trọn vẹn với thế giới ngây thơ ấy. 2.1.2. Thế giới thiên nhiên: Từ khám phá hình tượng thơ về tuổi nhỏ mang dáng vẻ lẻ loi mất mát gợi chúng ta nhớ đến một hình tượng thơ hay xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh đó là cỏ dại và hoa dại: Cây hoa sim còn gợi màu thương nhớ Cây chuối rừng mát ruột kẻ đường xa Dứa dại chỉ làm rướm máu, rách da Của những ai vô ý đi qua ... (Những cây dứa dại) Giữa bao loài cây dễ thương khác thì loài dứa dại như là một sai lầm của sự sống. Hay là cỏ dại cũng vậy : 25 Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa Trưa nắng khát ước về vườn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây Một làn khói, một mùi hương trong gió... Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có. (Cỏ dại) Nhưng bao giờ cũng vậy, những thứ hoang dại ấy lại có một sức sống lạ lùng. Mặc cho giông bão, lửa đạn, nó vẫn sống. Xuân Quỳnh đã gây một ấn tượng về sự mạnh mẽ của loài cây dại mọc lên từ hoang tàn và đổ nát. Đấy là những hình ảnh mà có lẽ tác giả gửi gắm nhiều cảm xúc: "Cỏ dại quen nắng mưa Làm sao mà giết được Tới mùa nước dâng Cỏ thường ngập trước Sau ngày nước rút Cỏ mọc đầu tiên". (Cỏ dại) Đêm hôm qua ngoài trời bão tố Sóng chồm lên muốn dìm đảo xuồng lòng sâu Gió như điên đạp cây cối đổ nhào Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối Chỉ còn nó - Những cây dứa dại 26 Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên Che chở những ngôi nhà sau nó vẫn bình yên. (Những cây dứa dại) Phải chăng Xuân Quỳnh muốn dùng hoa dại, cỏ dại để nói chính thân phận mình. Qua hình tượng cỏ dại, hoa dại, người đọc thấy thấp thoáng cuộc đời nhiều thua thiệt, nhiều mất mát, nhiều lầm lẫn, lỡ làng của nhà thơ trong cuộc sống mưu cầu hạnh phúc. Chúng ta cảm nhận thấy một nỗi xót xa, tội nghiệp của Xuân Quỳnh, có lẽ với hoa dại, cỏ dại, Xuân Quỳnh thấy được an ủi. Tự ví mình như cỏ dại, tác giả còn chân thành thú nhận về nỗi đau đớn, hờn tủi, oán trách về đời mình mà chưa thể vượt qua: Khắp Hoàng Liên trên một ngàn thước núi Hoa nếp mỏng manh trước tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đường hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã ... Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi ! Không phải hoa được ở cùng người Được chăm sóc trong mảnh vườn sạch cỏ ... Những hoa này lại nở cho triền núi Lại nở cho vẻ đẹp của rừng chung Nên ít ai để ý sắc từng bông Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ ... Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi. (Hoa dại núi Hoàng Liên) Đó là sô phận mà mọi người vẫn thấy tiết lộ qua bàn tay chai sần từ thuở bé của Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh có một phần cuốn hút người đọc bởi niềm đau ẩn giấu đó qua hình tượng thơ. Nhớ về những bài thơ của chị, người đọc sâu sắc sẽ thấy ám ảnh bởi ấn tượng về 27 những thứ cây cỏ dại mà sức sống mãnh liệt không thể để trôi vào quên lãng. Đấy là một thứ hoa xương rồng nở giữa sa mạc nóng bỏng và gió cát. Chính vẻ đẹp cứng cỏi, hoang dại chứa đựng vẻ mềm yếu bên trong ấy khiến người ta vừa cảm phục vừa yêu mến Xuyên suốt thế giới thơ của Xuân Quỳnh còn hiển hiện hình tượng thiên nhiên mang một màu sắc riêng độc đáo. Từ trong truyền thống của văn chương, thì việc lấy thiên nhiên để biểu lộ tâm trạng đã trở thành quen thuộc. Chúng ta đọc Truyện Kiều đã từng cảm phục đại thi hào Nguyễn Du, với những vần thơ trĩu nặng tâm trạng. Nhưng vẻ đẹp ấy còn mang nhiều tính ước lệ tượng trứng. Đó là một vẻ đẹp khác, vẻ đẹp của tranh thủy mặc. Còn thơ Xuân Quỳnh đã đem đến cho chúng ta một thế giới thiên nhiên mang đậm cá tính, bộc lộ rõ cái nhìn sắc nét của tác giả. về cuộc sống Xuân Quỳnh là một tâm hồn vừa táo bạo, mãnh liệt vừa rất đồng nội, quê kiểng. Nhưng ta vẫn nhận thấy vẻ đẹp truyền thống là nguồn cội, nền tảng trong tâm hồn chị. Vì thế, trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới thiên nhiên trở thành một hình tượng vừa gợi cảm vừa đa dạng. Ở đó, đẹp hơn cả là cảnh vật của làng the lụa, chị đã gắn bó từ thuở ấu thơ. Trong thơ chị những hình ảnh thuộc về quê nhà gắn liền với hồi ức về thời thơ ấu. Nơi đó đối với chị, những thứ thật đơn sơ bình thường nhỏ nhoi cũng quá chan chứa niềm yêu thương trìu mến: "... Con cò bay lả bay la ..." Bà ru cháu buổi trưa Nhỏ dần trong tiếng võng Dòng sông trôi phẳng lặng Ngọn gió thổi hiu hiu Nắng xanh vườn chuối tiêu Thoảng mùi hương hoa lý ... (Trưa hè) Đấy là những hương vị ngọt ngào mà chị đã chắt chiu trong cuộc sống nhiều mất mát đau buồn. Thiếu thốn tình cảm, chị tìm đến thiên nhiên xung quanh ngôi nhà ngói cổ của bà - một người bạn thân thiết, hiền lành, thủy chung. Chị gởi vào chúng con cò, dòng sông, tiếng võng, vườn chuối, hương hoa lý ... những tâm sự của tâm hồn thầm lặng bé nhỏ. Trong muôn vàn tâm tư chị muốn gửi vào bờ sông, vườn tược là nỗi ám ảnh về một người mẹ đã xa chị từ khi còn trứng nước. Thế cho nên khung cảnh làng quê vừa mang âm điệu yêu thương vừa phảng phất một nỗi buồn nhớ sâu thẳm: 28 Tháng xuân này mẹ có về không ? Con thắp nén hương thơm ngát Bờ đê cỏ ướt Lá tre xào xạc đường làng Sông Nhuệ đò ngang Hoa xoan tím ngõ Cánh cò trắng xóa Như lời ru của mẹ bay về ... (Gửi mẹ) Khung cảnh cứ xáo xác một nỗi mong ngóng đợi chờ, vừa cô đơn, lẻ loi vừa u buồn kỳ lạ. Có lẽ ai đã từng ngồi bên mộ mẹ cạnh con đường thắp một nén hương, nhìn theo làn khói trông về một phương trời xa mới thấu hiểu hết những ẩn tình của Xuân Quỳnh gửi trong những câu thơ ấy. Cái màu tím của hoa xoan, màu trắng của cánh cò, tiếng xào xạc của lá tre ... ôi sao nghe mà tê tái. Đó là tâm hồn của một Xuân Quỳnh đã sớm quá nhạy cảm và khát thèm. Rồi sau này chị viết những bài thơ cho con trẻ lại thấp thoáng cái cánh cò, bờ sông, ngọn cỏ, hoa xoan của năm xưa. Phải chăng chị gửi vào thơ đầy ắp hình ảnh của quê xưa như lời ru ấm nồng cho tu._.è". Bao nhiêu nỗi lòng người đàn bà phấp phỏng "lòng anh là đầm sen hay là nhành cỏ úa". Lại phải lo âu tình phai nhạt, nhan sắc lìa tàn, bổi "khi già tay sẽ vụng về hơn" Ngay lúc thấy lứa đôi tuổi trẻ yêu nhau, lòng người đàn bà cũng không yên : "Nào hạnh phúc, nào là đổ vỡ - Tôi thấy lòng lo sợ không đâu - Muốn giãi bày cùng ai đó đôi câu "... Trong nhiều những nỗi niềm phấp phỏng lo âu trong thơ Xuân Quỳnh thì bài thơ "Chuồn chuồn báu bão" khắc họa một cách ân tượng tâm trạng thấp thỏm, hoảng hốt trước giông bão cuộc đời : Gió heo may hôm nay về chăng Mà chuồn chuồn bay về dăng dăng Báo cơn bão phương nào thổi tới ? ... Chặn bốn phía những cỏ cây tội nghiệp Trái đất này sẽ nhận chìm trong mưa Không tìm đâu một chỗ nương nhờ ! Mỏng manh thế làm sao chịu nổi Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới Trời bão lên rồi mày ở đâu ? Cuộc sống khắc nghiệt, bất ổn bởi số phận con người ngắn ngủi, thoáng chốc như một giấc mộng. Giữa cuộc đời ấy, người phụ nữ Xuân Quỳnh thầm lặng chắt chiu dịu ngọt để ấp iu tổ ấm. Còn mình cam tâm làm một cánh chuồn mỏng manh trong giông bão. 3.1.3. Giọng trữ tình, tự phô bày : Thơ Xuân Quỳnh có một giọng thơ trữ tình kể lể nhắn nhủ, tự phô bày ... Đấy là một giọng điệu thật đa dạng, mà luôn gần gũi với lời nói, lối nghĩ tự nhiên phóng khoáng. Thơ Xuân Quỳnh không có vẻ khiên cưỡng làm mình, làm mẩy mà bao giờ cũng là một giọng giản dị, trong sáng. Từ đầu đến tập thơ cuối, thơ Xuân Quỳnh vẫn đằm thắm, hóm hỉnh, duyên dáng, có chăng là ngày càng sâu sắc hơn và tràn đầy tâm sự kín đáo. Người đọc bắt gặp trong thơ chị những điệu thơ không rắc rối mà lại còn mang vẻ đẹp của ca dao. Chính 68 yếu tố sáng trong, chân thật, sinh động và gần gũi ấy đã cuốn hút người đọc. Giọng tâm tình của chị có thể kể về một vùng quê yêu dấu nơi đó có giếng nước trong veo mát rượi, có sân gạch, có bụi dong riềng trước ngõ, có ổ trứng gà treo trên chái bếp và tiếng gà trưa hồng những trứng. Trái tim nhạy cảm của chị đã gởi đến chúng ta biết bao là kỷ niệm thật bé nhỏ thật xúc động : Cỏ bờ đê rất lạ Xanh như là chiêm bao Kìa bãi ngô, bãi dâu Thoáng tiếng cười đâu đó. Thơ Xuân Quỳnh vì vậy thấp thoáng tâm hồn một cô thôn nữ thông minh, duyên dáng. Thơ Xuân Quỳnh tự nhiên thành thực. Mỗi bài thơ đều có một lí lịch cụ thể của nó và nếu chắp các bài thơ đó lại, người ta thấy cuộc đời của chính nhà thơ. Với một giọng điệu bao dung, che chở mãnh liệt và nhân hậu, thơ Xuân Quỳnh tạo nên một vẻ đẹp vừa đằm thắm vừa táo bạo. Khi giọng thơ Xuân Quỳnh đi từ mơ màng dịu ngọt của tình yêu đến mãnh liệt, từ màu sắc tươi sáng đến vẻ u buồn của mất mát, đổ vỡ bao giờ cũng chan chứa một niềm tin yêu. Tháng năm đã đem đến cho thơ chị sự từng trãi hơn nhưng trái tim chị vẫn khờ dại, cả tin, ngây thơ. Mặc dù vậy, thơ Xuân Quỳnh vẫn toát lên một tâm hồn rất riêng của một phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương. Thơ chị bắt đầu từ những cảm xúc có thể là nhẹ nhàng kín đáo hay sôi nổi dào dạt. Và tứ thơ, lời thơ nảy sinh thành vần điệu. Chị không có ý làm thơ mà thơ là cuộc đời của chị, tình yêu của chị là nơi chị đã sông hết mình, công hiến hết mình. Đọc thơ , ta bắt gặp tâm trạng rất thực của Xuân Quỳnh trong những vui buồn của cuộc sống : Những đêm dài trăn trở đợi bình minh Những bài thơ mình viết cho mình Cho bè bạn, những người yêu quý nhất ...về khát khao từng đốt cháy lòng Hạnh phúc đang còn, tình yêu đã mất. Chúng ta lắng nghe một cõi lòng bất định giữa những năm tháng không yên, làng quê và thành quê nơi chị lớn lên, căn phòng riêng, người yêu và những đứa con ... Đến nỗi hai cuộc đời, đời thơ và đời chị đã hóa thân vào nhau. Làm thơ là chị được sống cuộc sống nữa càng đầy giông bão và khắc nghiệt. Cho nên cũng thật cần thiết và máu thịt như hơi thở, như 69 tình yêu, thơ là tiếng lòng của chị thật chân thành. Chị từng thổ lộ "Nếu thơ tôi là nguyên nhân làm đổ vỡ hạnh phúc thì tôi không làm thơ nữa ".1TP29F(1) Cũng vì rất chân thành mà thơ Xuân Quỳnh không khi nào để cảm xúc trôi vào sự nửa vời, buông thả mà cảm xúc bao giờ cùng tha thiết, mãnh liệt, đi đến tận cùng của rung cảm. Chị ít khi quan tâm đến việc đi tìm cho thơ mình một hình thức thể hiện. Chị không gia công nhiều trong việc lựa chọn hình ảnh, chải chuốt ngôn ngữ "Đừng lo đi tìm ngôn ngữ, cảm xúc sẽ tự chọn được ngôn ngữ của mình" (Xuân Quỳnh). Chị đến với những bài thơ một cách hồn nhiên nhưng không phải vì vậy mà dễ dãi mà rất có bản lĩnh, độc đáo. cấu tứ thơ Xuân Quỳnh tự nhiên mà lại chắc chắn, gọn ghẽ mà sắc sảo. Trong một bài thơ với các hình ảnh và cảm xúc đến tự nhiên, dễ dàng, người đọc không nhận thấy sự gò bó. Nhiều trường hợp kết thúc bất ngờ, táo bạo, làm nỗi bật chủ đề bài thơ chẳng hạn Chữ bắt đầu có trước Rồi có ghế có bàn Rồi có lớp, có trường Và sinh ra thầy giáo Cái bảng bằng cái chiếu Cục phấn từ đá ra Thầy viết chữ thật to Chuyện loài người trước nhất (chuyện cổ tích về loài người) Chính cách viết tự nhiên phóng khoáng đã tạo nên một giọng thơ uyển chuyển và tinh tế. Nó phong phú đa dạng và đầy cá tính như chính cuộc sống vậy. Từ đấy nó toát lên một giọng điệu không kiểu cách, lòe loẹt màu mè. Thơ chị ngọt ngào như lời ru, lời ru của một tâm hồn người mẹ bao dung, người yêu đằm thắm, người vợ giàu đức hy sinh. Biết bao điều sâu sắc về cuộc sống, về đời người, về quê hương, hạnh phúc, tình yêu ... được diễn đạt bằng những lời ru bình dị mộc mạc ây một cách sâu lắng. Chính vì xuất phát từ trái tim chân thật nên tuy có lúc chênh chao mà giọng thơ vẫn tự nhiên. Thấy anh về cuống quýt nắm bàn tay Cỏ dưới chân gió thổi trên đầu (1) Nam Tuấn, Xuân Quỳnh - một bài thơ, Báo văn nghệ số 32 / 1989, trang 27 70 Trái tim đập sau lần áo mỏng. Cách viết tự nhiên tạo cho thơ Xuân Quỳnh một giọng trữ tình ngay cả lúc lan man kể chuyện. Cảm xúc bao giờ cũng chiém ưu thế so với lý lẽ. Những cảm xúc ấy tha thiết sâu sắc chớ không có vẻ mỏng nhẹ như trái chín ép. Nét nổi trội của thơ Xuân Quỳnh là trong khi viết phóng khoáng tự nhiên mà không rơi vào nhàm chán, nông cạn, nhạt nhẽo. Tất cả những bài thơ về những thứ bình thường nhỏ bé vẫn mang một sức nặng tâm hồn đầy xao xuyến, thuyết phục. Thơ Xuân Quỳnh ý tứ thường giản dị, có những câu thơ như một lời nói bình thường nhưng gợi lên những ấn tượng khó quên bởi giọng dịu dàng, đằm thắm : Mùi hương không hẹn trước Tình yêu đến bất ngờ Em đâu biết bao giờ Mùa hoa ngâu ấy nở Hoa ngẫu nở nơi nào Em cũng không biết nữa Em chỉ biết tình yêu Như ngâu vàng vẫn nở (Bao giờ hoa ngầu nở) Có những câu thơ thật đơn sơ mà sao nghe trĩu nặng bao điều chưa nói hết. Đó là tình yêu, là nỗi nhớ, niềm bâng khuâng, trăn trở và nhiều điều khác nữa trong những câu thơ nồng nàn, khắc khoải đến lạ lùng : Em từ nhà đi đến ngã tư Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất Chờ qua đường đèn xanh vừa bại Em lại quay về thành phố mùa đông ... Thơ Xuân Quỳnh vì vậy như trái chín trên cành ngọt dưới nắng mặt trời, như hoa ngạt ngào hương đúng với thời tiết trổ bông, như men rượu ngon càng ngon theo năm tháng ... Thơ giống như máu thịt của nhà thơ. Chính bản tính tự nhiên ấy khiến người ta nghĩ Xuân Quỳnh làm thơ như chim hót, một tiếng hót của riêng mình. Khi yên bình cánh chim ấy cất 71 lên tiếng hót du dương, khi giông bão tiếng hót trở nên dừ dội như tiếng hót của "những con chim ẩn mình chờ chết" trong bụi mận gai. 3.2. Phương thức xử lý chất liệu: 3.2.1. Từ ngữ, chất liệu: Từ ngữ chất liệu có tác dụng tạo nên những hình tượng văn học có một sức mạnh nội tại rất đặc biệt. Mỗi nhà thơ sẽ xây ngôi nhà thơ của mình theo một cách riêng với vốn ngôn từ của chung đời sống xã hội. Thơ Xuân Quỳnh cũng tạo được một cách tổ chức ngôn từ gây ấn tượng và thành công trong việc chuyển tải nội dung cảm xúc trong tác phẩm. Xuân Quỳnh hay hồi ức về quá khứ, chị làm sống lại những kỷ niệm bằng những yếu tố thời gian : vẫn, cứ, như thế, tự bao giờ, xưa, như xưa, thuở nhỏ, từ xưa... : Cỏ tóc tiên móc tự bao giờ Gió chiều xưa hóa sơ trắng lưng đồi Hoa cúc tím trong bài hát cũ Dầu vẫn là cung bậc của ta xưa ... Những từ ngữ thời gian ấy gắn kết giữa quá khứ và hiện lại. Nó tạo nên một chiều sâu thời gian cho những cảm xúc trong bài thơ. Khi đó cảm xúc và cảnh vật không còn đơn điệu mà cứ sông động, mang một sức hấp dẫn rất thực về hạnh phúc, về đời người chảy trôi, biến động. Cũng vì thế, mà trong thơ Xuân Quỳnh, từ ngữ chỉ thời gian được sử dụng với tần số cao. Quá khứ, hiện tại, ngày mai ... "Lối UcũU em về nay đã thu USẽ cóU mãi cô bé mười sáu tuổi Dẫu tóc em năm tháng đổi thay màu. UHôm nayU yêu UmaiU có thể xa rồi". Thời gian đôi khi còn vụt nhanh qua câu thơ : "Vừa thoáng tiếng còi tàu, lòng đã Nam đã Bắc". Các từ ngữ ấy được phát hiện, sắp xếp, đan xen trong biết bao hình ảnh, cảm xúc đã tạo cho các bài thơ một vẻ xao động, trăn trở, chao nghiêng, đằm sâu giữa những khoảnh khắc của đời sống. Với giọng thơ khao khát một tổ ấm, một tình yêu chở che, vun đắp trong thơ Xuân Quỳnh cái cảm xúc lại ẩn dưới các khung cảnh được tạo nên bởi cái chỉ không gian có mái che. Đó có thế là "vòm cây, mái nhà, căn phòng, căn hầm, nhà ga: 72 UYêu thương là lòng anh, UBao dung là mái phố UCăn phòng con riêng của chúng mình UTên mình ai gọi sau vòm lá. Độc đáo hơn cả là hình ảnh "bầu trời trong quả trứng". Những từ ngữ ấy làm nên biểu tượng của sự chở che, ấm áp, yên bình. Trong thơ Xuân Quỳnh tần số xuất hiện của các từ ngữ chỉ cỏ cây khung cảnh thôn quê, tuổi thơ rất cao. Điểm qua có thể kể : mùa thu con chim, quả, vườn, núi, sông, lau cỏ, trời biếc, thuyền, biển, gió, trăng, hoa cau, hoa ngẫu, gà con, cây ổi, diều giấy, cá, tường vi, ngô, lúa, khoai, phượng, sen, cúc ... Chúng được đặt cạnh các màu sắc như hồng, xanh, biếc, đỏ. tím, vàng, trắng. Các yếu tố này kết hơp với nhau đã tạo ra một không gian vừa tưới tắn. dịu nhẹ. vừa mát mẻ, bâng khuâng Mặt khác, những từ ngữ ấy lại còn chứa đựng một sức sống nội tại mạnh mẽ bằng các động từ diễn tả sự thôi thúc từ bên trong : Nhựa cây ra chồi biếc, sông ra biển cả, sóng ào ạt ... Tất cả như một thứ "cỏ dại quen nắng mưa" luôn, "mọc trước", "mọc đầu tiên "để khẳng định sức sống của chính mình. Như vậy, các hình ảnh "Hoa cỏ may li ti", "cỏ tàn úa chân đê" vẫn được đặt trong một tình thê đầy thôi thúc quá mạnh của khát khao. UNhững hoa này lại nở cho triền núi ULại nở cho vẻ đẹp của rừng chung UNên ít ai để ý sắc từng bông UChỉ thấy núi muôn màu rực rỡ ... U(Hoa dại núi Hoàng Liên) Sau các từ ngữ, hình ảnh rất tươi tán, trong trẻo nhẹ nhàng thơ Xuân Quỳnh còn có một sắc thái chủ đạo thể hiện một điều sâu kín. Đó là nỗi đau, nỗi buồn mạnh mẽ ồn ào không giấu nổi như chị từng thổ lộ "trái tim buồn theo làn áo mỏng". Nghe như giọng của Xuân Hương ngày trước : "UXiên ngangU mặt đất rêu từng đám - UĐâm toạcU chân mây đá mấy hòn". Mới đọc, ta cứ ngỡ gặp một hồn thơ của tình cảm mãnh liệt tuổi trẻ, của niềm vui và yêu đời. Nhưng đằng sau nó là nỗi buồn, nỗi đau lớn và sâu, da diết, giản dị : UTôi biết chắc mùa xuân rồi cũng hết UHôm nay non, mai cỏ sẽ già 73 Nhiều ưu tư và băn khoăn, trong thơ Xuân Quỳnh có nhiều câu hỏi được đặt ra với nhiều sắc thái khác nhau. Từ lời thầm thì "bao giờ hoa ngẫu nở", đến trái tim cô gái đi tìm nguồn cội : "Sóng bắt đầu từ gió -Gió bắt đầu từ đâu - ... Khi nào ta yêu nhau". Thơ Xuân Quỳnh đan xen hòa quyện những câu hỏi trong một mớ cảm xúc. Có khi thảng thốt: UChuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới UTrời bão lên rồi mày ở đâu? ULại có khi nôn nóng : UĐốt lòng em câu hỏi UYêu em nhiều không anh? UCó lúc lại trầm tư : ULòng anh là đầm sen UHay là nhánh cỏ úa? UĐôi khi lại tha thiết quá : UEm chờ anh anh có về không? UThỉnh thoảng lại xao xác quá : ULời yêu mỏng manh như màu khói UAi biết lòng anh có đổi thay ....? Các câu hỏi ấy có sức gợi phong phú và sâu sắc. Đó là những điều chưa nói ra, không thể diễn đạt hết trong bộn bề đời sống và đáy sâu hồn nhân thế. Những dự cảm bất ngờ, những cảm xúc lan tỏa xao xuyên, những nghiền ngẫm thấm thía về lẽ đời ... và tình yêu không thốt được thành lời trong trái tim đa cảm của nhà thơ đã tìm được cách bộc lộ tự nhiên mà đi vào lòng người. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thấy không đi hết được lời thơ là vì vậy, chính Xuân Quỳnh cũng từng bộc bạch. UAnh đừng quá nệ vào sự thật UTrong bài thơ đã viết anh xem UCuộc đời là mãi mãi đi lên UCác sự vật trong thơ thì vẫn thế UVì tôi viết bài thơ về con trẻ 74 UChúng đã lớn hơn rồi khi thơ đến tay anh UThơ hạt cây vừa mới lên mầm UKhi anh đọc cây đã xòe tán lá UVà cơn bão đắm tàu nơi biển cả ULúc anh lo cơn bão đã tan rồi UTôi viết về những cay đắng riêng tôi UKhi anh xót tôi không còn khổ nữa UAnh hãy nghĩ khác điều tôi nghĩ UThơ tôi làm không phải để anh theo. U(Những năm tháng không yên) Trong lúc tổ chức các câu thơ trong tác phẩm của mình Xuân Quỳnh đã tạo ra cho chúng một sự đa chiều rất sống động và chân thật. Đấy không phải là đa nghĩa mà là cái nghĩa ấy được nói ra đa thanh như bất kỳ ý nghĩ và cảm xúc nào có thật của đời sống. Trong đùa có một chút thật, có giao đãi một chút, có chỉ trích một chút. Trong nghi ngờ có tin cậy, có bình thản của người đã hiểu lẽ đời. Trong lời khẳng định lại có ý bảo không chỉ như thế. Trong lời ru, có lời đánh thức, đánh thức một trái tim, một tình yêu. Do vậy, thơ Xuân Quỳnh vẫn đạt được cái chuẩn mực "thi tại ngôn ngoại" mặc dù từ ngữ, hình ảnh giàu có và phong phú, đôi khi còn kể lể. Khi đánh giá về thơ Xuân Quỳnh, chúng ta vẫn thấy Xuân Quỳnh duy cảm nhiều hơn với triết lý. Nhưng hình như đó cũng chỉ là sự thật ở vẻ bề ngoài trong thơ chị. Từ xưa người yêu thơ vẫn quen tìm thấy trong thơ những triết lý về chuyện cuộc đời, tình yêu về cái lẽ tử sinh, về con người và vũ trụ thì trong thơ Xuân Quỳnh cũng giàu triết lý, triết lý một cách sâu xa nhất nằm đằng sau lớp từ ngữ. Nó thể hiện ở kết cấu, tổ chức ngôn từ trong bài thơ. Những từ ngừ gợi lên cái thiên nhiên của : màu nắng, màu mây, màu hoa, mái phố, bông cúc xanh, hoa tường vi tím nhạt ... không chỉ để miêu tả cái không gian khách quan mà là cái vĩnh cửu của nó, là chỗ dựa cho sự bình yên, là sự chở che, là điểm tựa của tâm hồn, là nguồn thôi thúc khát vọng của cảm xúc về cái đẹp, về hạnh phúc, về tình yêu ... Một thiên nhiên như thực như mơ, tuần hoàn vĩnh cửu, trẻ trung mới mẻ, đã nói hộ một trái tim phụ nữ dịu dàng. Cho dù trải qua bao đau đớn dồn xuống đáy tâm tư nhưng vẫn là trái tim nhân hậu. Khi hát ru chồng, lời ru ấy đánh thức dậy một tình yêu tha thiết. Ngay trong lời an ủi chồng về lời nói mê của con trong giấc ngủ : chơi hàng giả, ba lô, hò hét vẫn xúc động vì triết lý sâu 75 sắc về đời người và thời cuộc : UMười năm sau lớn lên rồi USẽ quên đi những trò chơi bây giờ. U(Hát ru chồng những đêm khó ngủ) Ở thơ Xuân Quỳnh, chất cổ điển truyền thống và hiện đại đã kết hợp hài hòa trong kết cấu ngôn từ. Vì vậy, nó tạo nên màu sắc dân gian, gần gũi, mộc mạc không khuôn sáo. Trong một giọng thơ chảy theo mạch kể và tả của lời tâm tư nhưng trên từng câu, từng chữ không là như thế, mà nó vượt ra ngoài những điều kể, tả ấy nên đọc thơ Xuân Quỳnh ta nhớ lâu, thấy một điều bình thường trở nên sâu sắc, không tầm thường. Hình ảnh chị trong thơ giống như ngọn gió Nam mà chị từng mơ ước: UNếu như tôi UĐược làm ngọn gió UTôi sẽ làm ngọn gió Nam hung dữ UThổi từ đáy biển lên UĐể khi mình lặng im UVẫn đủ sức làm cuộc đời xáo động. U(Gió Bắc gió Nam) 3.2.2. Hệ thống thể loại: Khảo sát 7 tập thơ của Xuân Quỳnh ta thấy thơ lục bát 16 hài, thơ 5 tiếng 31 bài, thơ 4 tiếng 3 bài, thơ 7 tiếng 1 bài, thơ 8 tiếng 4 bài, thơ 6 tiếng 3 bài, thơ tự do (1 - 15 từ ) 111 bài (38 bài 7-8 tiếng). Thật không thể phủ nhận rằng thơ Xuân Quỳnh phong phú và đa dạng về thể loại. Mỗi thể loại đều thể hiện mặt mạnh của nó để tác giả bộc lộ cảm xúc và tâm trạng. Các bài thơ tự do tỏ ra phù hợp để Xuân Quỳnh diễn cam những suy tư nhiều trắc trở. Đôi khi câu thơ trở nên giông như một lời nói thường ngắn ngủn hoặc dài dòng, nhưng chính những câu thơ ấy lại tạo được ấn tượng cho bài thơ với hồn thơ gần gũi với văn hóa dân gian. thư lục bát của Xuân Quỳnh vì vậy cũng ngọt ngào như ca dao. Hầu hết những bài thơ để ru chồng, ru con, Xuân Quỳnh đều làm bằng thơ lục bát. Giọng điệu của thơ lục bát đã khơi dậy những tâm tình vừa mộc mạc vừa sâu lắng thật dễ đi vào lòng người. Thành công hơn cả là thơ 5 tiếng. Một thể loại vừa diễn tả được cái nhẹ nhàng, dịu dàng, lại diễn ta được cái dữ dội và trăn trở đã được Xuân Quỳnh vận dụng một cách độc đáo. Ngoài ra thơ 7-8 tiếng chiếm 76 một số lượng không nhỏ trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là thể loại thích hợp với giọng thơ tâm tình trong thơ Xuân Quỳnh. Như vậy, mặc dù không cố ý lựa chọn hình thức nhưng Xuân Quỳnh vẫn rất thành công trong vận dụng các thể loại thơ. Đấy cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng tạo nên thành công trong thơ Xuân Quỳnh. 77 KẾT LUẬN Lao động nghệ thuật của nhà thơ Xuân Quỳnh là niềm cảm phục của bạn bè, của bạn đọc. Với một quan niệm nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo, Xuân Quỳnh đã xây dựng một thế giới nghệ thuật đa dạng phong phú, có chiều sâu triết lý. Thơ Xuân Quỳnh là cái tôi của chị, một tâm hồn phụ nữ dịu dàng đôn hậu và khao khát tình yêu. Tình yêu với màu sắc mãnh liệt, nồng nàn đã thể hiện được nét mới mẻ táo bạo trong hình tượng người phụ nữ trong thơ. Mặt khác, cho dù nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh luôn trải qua nhiều sắc thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng qua những trăn trở, âu lo, đau buồn vẫn sáng đẹp một lòng tin yêu bao dung như lòng mẹ muôn đời. Điều đó làm chúng ta nghiệm ra rằng Xuân Quỳnh đã vượt lên thân phận người phụ nữ nhiều cay đắng, cam chịu ngày trước để vẫn giữ được một tâm hồn cao quý không bị chai sạn, bất cần, bất mãn trước giông bão của cuộc đời đa đoan. Thế giới hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh vì thế vừa quê kiểng vừa hiện đại, vừa tràn ngập vẻ đẹp nguyên sơ tươi tắn lãng mạn, vừa phảng phất một màu mây u uẩn. Cuộc sống vốn dĩ là như thế. Đôi khi nó thật đẹp như mùa xuân nồng nàn trước cửa, đôi khi nó lại đau đớn như cơn bão dữ dội và tàn phá. Qua niềm vui, nỗi đau, con người vẫn sống. Hơn ai hết đôi bàn tay ấm khói bếp, trái tim người đàn bà cần phải sống, không chỉ cho mình mà còn cho cái tổ ấm yêu thương. Thơ Xuân Quỳnh đã thắp lên ngọn lửa nồng đượm ấy bằng một thế giới thơ đậm đà cái chất đời của cuộc sống và tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh với giọng điệu trữ tình tự nhiên, sử dụng nhiều lời ru, kết cấu giản dị đã không hòa vào trường phái thơ chú trọng đổi mới hình thức. Xuân Quỳnh quan niệm thơ hay luôn luôn mới và quả thật dù không trau chuốt, thơ Xuân Quỳnh vẫn làm sống dậy những cảm xúc mới mẻ. Chính thái độ lao động hết mình, sống hết mình và chân thật đã giúp thơ chị ngày càng sâu sắc hơn, hay hơn. Không phải là toàn bích, thơ Xuân Quỳnh vẫn còn dấu vết của sự chưa hoàn thiện trong sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh nét mạnh là sự tự nhiên thì thơ Xuân Quỳnh đôi lúc sa đà và kể lể dài dòng, hay sử dụng những hình ảnh thơ và câu thơ không có sức nặng giá trị thẩm mỹ. Xuân Quỳnh cũng cố gắng phản ánh hiện thực lớn của dân tộc nhưng thế giới nghệ thuật trong các bài thơ viết về đề tài này chưa gây được ấn tượng mạnh như khi Xuân Quỳnh viết về hiện thực của tâm hồn phụ nữ. Trên đây là một chút mạo muội của một người lần đầu tiên bước vào thế giới thơ của Xuân Quỳnh. Những nhận xét có thể còn non nớt nhưng đấy là một mối quan tâm thực sự đối với sự nghiệp của thi sĩ Xuân Quỳnh. Có những điều nghĩ mãi vẫn chưa viết ra được nhưng có lẽ đấy là sự bắt đầu để khám phá và tìm hiểu. Xuân Quỳnh đã thực sự là một nhà thơ quan trọng trong tiến trình lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. Hy vọng thơ chị sẽ khẳng định được vị trí của mình qua thử thách của thời gian. 78 PHẦN PHỤ LỤC NHỮNG BÀI THƠ CHƯA CÔNG BỐ KHÔNG ĐỀ Viết cho Vũ Mắt anh nâu một vùng đất phù sa Vùng đất của nơi nào trong trí nhớ Em chiếm đoạt rồi em hoảng sợ Giữa vô cùng hoang vắng giữa cô đơn. Mấy năm rồi, thơ em buồn hơn Áo em rộng, lòng em tan nát Những bài hát ngày xưa em vẫn hát "Cây trúc xinh, quán dốc ... gốc đa làng ..." Câu thơ anh em vẫn đọc thầm Cả lúc nghĩ: "... biết bao giờ trở lại ?" Mái tôn dột. Sao mà mưa mãi Anh ra đi phố vắng đầu trần. Biết bao giờ cho đến mùa xuân Em sẽ kể anh nghe về chuyện cỏ Em sẽ kể anh nghe về ngọn gió Trên đỉnh cao thành bão những đêm hè Em kể về những miền đất em đi Những cửa biển thơ anh thường nói tới 79 Những rừng hoa thơ anh từng đến hái Trái bàng vàng rụng vội con đường quen Chẳng có gì để em nói về em Em chỉ thấy em là người có lỗi. HOA TI GÔN Của mẹ anh ngày xưa Cánh hoa bên thềm cũ Cánh hoa như lệ vỡ Như máu vừa mới sa Như ngàn vạn giọt mưa Của nỗi buồn khôn dứt Một bến sông lạnh vắng Một con đường cô đơn Một ráng đỏ chiều hôm Một tình yêu đã mất... Tóc mẹ giờ đã bạc Sắc hoa còn tươi nguyên Trong giấc mơ đêm đêm Lại trở về tuổi trẻ Cánh hoa giờ vẫn thế Tháng năm dài đi qua Những gió và những mưa Chờ mong và nước mắt 80 Những hoa và những đất Tình yêu và chân trời... Tất cả đã qua rồi Tóc mẹ giờ đã bạc ! Cánh hoa không đổi khác Em anh giờ lớn lên Mắt nâu và tóc đen Những phương trời khao khát Những con đường mơ ước Những tình yêu chờ mong Những cửa biển dòng sông Những hành tinh mới lạ ... Trưa, gió về đập cửa Biết bao điều xôn xao Bầu trời xanh và cao Lòng bỗng lên tiếng hát. Cánh hoa không đổi khác Rụng đầy trên lối qua Rụng đầy trong câu thơ Trang sách vàng bụi phủ Hoa ngày xưa vẫn đó Em anh giờ lớn lên. 81 THƯ MỤC THAM KHẢO I. CÁC TẬP THƠ XUÂN QUỲNH: 1. Tơ tằm - Chồi biếc (in chung) 2. Hoa dọc chiến hào (in chung) 3. Gió Lào cát trắng (1974) 4. Lời ru trên mặt đất (1978) 5. Sân ga chiều em đi (1984) 6. Tự hát (1984) 7. Hoa cỏ may (1989) (Giải thưởng văn học 1990 của Hội Nhà Văn) 8. Thơ Xuân Quỳnh (1992,1994) 9. Thơ tình Xuân Quỳnh. Lưu Quang Vũ (1994) 10. Bầu trời trong quả trứng (1982) (Giải thưởng văn học 1982 -1983 của Hội Nhà Văn) II. SÁCH BÁO, TẠP CHÍ, PHÊ BÌNH; 1. Anh Ngọc, Tính dân tộc - Nhu cầu tự thân của thơ ,TCVH số 11/1994, Tr30 2. Bàng Sỹ Nguyên , Thơ của đời sông, TCVH số 1/1973, Tr 9. 3. Bích Thu, Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài,TCVH số 9/1995, Tr 16 4. Bùi Công Hùng, Hình tượng thơ,TCVH số 4/1986, Tr 47 5. Bùi Công Hùng, Vài nét về ngôn ngữ thơ,TCVH số 2/1980, Tr 27 6. Bùi Quang Huy, Ngôi nhà thơ của một phụ nữ (Xuân Quỳnh), Phụ nữ số 67,5/9/1992 7. Cácmác và Ph. Angghen, Bàn về văn học nghệ thuật. NXB Sự thật, 1958 8. Chu Nga, Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc TCVH số 1 /1973. Tr 87 9. Chu Văn Sơn, Cánh chuồn trong giông bão (lại nghĩ về thơ Xuân Quỳnh),TCVH số 1/1994, Tr 20-23 10. Dương Phương Vinh, Người viết " Thơ tình cuối mùa thu" Tiền phong, 7/9/1993 82 11. Đàm Mỹ Hạnh, Năng lực nhận thức cuộc sống của nhà văn - Một biểu hiện của tài năng sáng tạo văn học, TCVH số 5/1984 Tr 81 12. Đào Thái Tôn,về những dấu ngắt câu trong thơ,TCVH số 2/1980 Tr-116 13. Đặng Thanh Lê, Một số vấn đề phương pháp luận nghiên cứu hiện nay với nghiên cứu văn học ,TCVH số 3/1983. Tr 180 14. Đinh Trọng Lạc, 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1994 15. Đỗ Thị Thanh Bình, Với chị Xuân Quỳnh, Hoa Học Trò số 44/1993 16. Đỗ Văn Khang, Phê hình văn học hiện đại ,TCVH số 2 /1996, Trl2 17. Đông Hải, Hình tượng thơ ca và xúc cảm thẩm mỹ, TCVH số 1/1988. Tr-75 18. Hà Công Tài, Hình tượng ẩn du - dạng thức độc đáo của hình tượng thơ ca, TCVH số 4/1994, Tr 41 19. Hoàng Trinh, Con người bình thường, cuộc sống bình thường trong văn hỌC,TCVH số 1/1965, Tr8 20. Hoàng Trinh, Thi pháp học và thể giới vi mô trong văn học, TCVH số 5/1991, Tr2 21. Hoàng Trinh, Thơ vù hình thức thơ,TCVH số 1/1983, Tr 34 22. Hoàng Trinh, Tình cam trong sáng tác văn học, TCVH số 3/1974, Tr 46 23. Hoàng Trung Thông, Cảm hứng và cám xúc trong thơ, TCVH số 3/1986, Tr47 24. Hoàng Trung Thông, Nhớ thương ơi, hoa Quỳnh mùa xuân, TCVH số 5,6/1988 25. Hoàng Trung Thông, Thử bàn về thơ, TCVH số 1/1984, Tr 87 26. Hồ Sỹ Vịnh, Sức mạnh của hình tượng thơ, TCVH số 4/1967, Tr 21 27. Lê Bá Hán - Trần Đình sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 1992 28. Lê Đình Kỵ, Tơ tằm và chồi biếc, NCVH số 1/1964, Tr 20 29. Lê Lưu Oanh, Hoa cỏ may (thơ Xuân Quỳnh),văn nghệ số 1. 5/1/1991 30. Lê Ngọc Trà, Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TP HCM 1990 31. Lưu Khánh Thơ, Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại, Tạp chí Lang Bian số 17/1998, Tr 49-51 83 32. Lưu Khánh Thơ, Nhà thơ Xuân Quỳnh TCVH số 3/1990, Tr 64 33. Mã Giang Lân, Tìm một định nghĩa cho thơ, TCVH số 12/1995 Tr 30 34. M. Gorki, Bàn về văn học, NXB Văn học, 1995 35. Mai Quốc Liên, Vài lời muộn màng (Lời bạt in trong tập Thơ viết tặng anh -Xuân Quỳnh), NXB Văn nghệ, TP HCM,1988, Tr 116-122. 36. Ngô Văn Phú - Phong Vũ - Nguyễn Phan Hách, Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX, tập 3, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999, Tr 517-540 37. Ngô Văn Phú, Thơ Xuân Quỳnh - Thơ Lưu Quang Vũ, Văn nghệ, 18/9/1993 38. Ngô Văn Phú (sưu tầm), Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà Văn Việt Nam 1989 (1) Bùi Bình Thi, Quỳnh và Vũ, Tr 111 (2) Tô Hà,Vài mẩu chuyện về Xuân Quỳnh, Tr 131 (3) Mã Giang Lân, Nhớ Xuân Quỳnh - Nhớ một giọng thơ, Tr 154 39. Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giao dục, 1994 40. Nguyễn Thị Dư Khánh, Phân tích tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp, NXB Giáo dục, 1995 41. Nguyễn Thị Đông Mai, Xuân Quỳnh - Một nửa cuộc đời tôi (hồi ký), NXB KHXH, Hà Nội, 1993 42. Nguyễn Thị Minh Thái, Lá rụng về cội (nghĩ về thơ Xuân Quỳnh), Văn nghệ TPHCM số 612,17/1 1/1989 43. Nguyễn Thị Minh Thái, Thơ tình Xuân Quỳnh "Biết yêu anh cả khi đã chết rồi, SGGP,8/8/1993 44. Nguyễn Thị Minh Thái, Xuân Quỳnh-Một giọng thơ tình ám ảnh, Tạp chí Hành trang Tri thức, 11/1991 45. Nguyễn Văn Hạnh - Huỳnh Như Phương, Lý luận văn học – Vấn đề và suy nghĩ, NXB Giáo dục, 1995 46. Nguyễn Văn Long, về một chữ trong bùi thơ "Sóng " của Xuân Quỳnh. Văn nghệ số 10, 6/3/1993 84 47. Nguyễn Xuân Nam, Suy nghĩ về tứ thơ, TCVH số 2/1981 Tr46 48. Phạm Đình An, Tâm hồn - Một thực thể thẩm mỹ cửa thơ ca trữ rình TCVH số 1/1983, Ti-68 49. Phạm Xuân Nguyên, Một tư duy thơ Xuân Quỳnh "Con yêu mẹ bằng con dế", Văn nghệ số 10,10/3/1990 50. Phan Ngọc, Thơ là gì ?, TCVH số 1 /1991, Tr 18 51. Phan Ngọc, Thơ tình Xuân Quỳnh - Tiếng nói mới của thơ dân tộc, Tia sáng, Tr26 52. Phong Lê, Xuân Quỳnh ,Lưu Quang Vũ - Tình yêu và số phận, TCVH số 8/1998,Tr21 53. Phùng Quý Nhâm, Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, TPHCM, 1991 54. Phùng Quý Nhâm. Lâm Vinh, Tiếp cận văn học. ĐHSP TPHCM.1994 55. Thạch Quý, Vài kỷ niệm với Xuân Quỳnh văn nghệ số 14, 6/4/1991 56. Thanh Bình, Tháng tám nhớ Xuân Quỳnh, Văn nghệ TPHCM, số 6. 9/1991 57. Thanh Nhàn, Nhà thơ Xuân Quỳnh với thiếu nhi, Người Hà Nội số 51,1/6/1987 58. Thiếu Mai, Thơ Xuân Quỳnh, TCVH số 1/1983, Tr 132 59. Thiếu Mai, Xuân Quỳnh văn nghệ số 10, 8/3/1985 60. Tinh Tú (dịch), Carl Gustav Jung - Quan hệ của tâm lý học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca,TCVH số 2/1995, Tr 42 61. Trần Ninh Hồ, Bến tàu trong thành phố (Xuân Quỳnh), Văn nghệ số 37, 8/9/1984 62. Trần Thanh Đạm, Chồi biếc và hoa thơm dọc chiến hào, SGGP, 11/9/1988 63. Trần Thanh Đạm, Trái tim hồng còn đập giữa trang thơ, SGGP,13/8/1989 64. Vân Long (sưu tầm và tuyển chọn), Xuân Quỳnh -Thư vù đời, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1995: (1) Lại Nguyên Ân, Con người và nhà thơ, Tr 127. (2) Vân Long, Xuân Quỳnh qua thời gian, Tr 136. (3) Ngô Văn Phú, Nhớ về một tài năng, Tr 147. (4) Xuân Tùng, Với Xuân Quỳnh, TR 115. (5) Lê Minh Khuê, Nhớ chị, TR 159. 85 (6) Vũ Thị Khánh, Xuân Quỳnh - Người mẹ, người vợ. Tr 166. (7) Nguyễn Quân. Phong cảnh mười bày. Tr 176. (8) Vương Trí Nhàn, Cuộc đời dể lại trong thơ, Tr 184. (9) Doãn Châu, Niềm bí ẩn của sáng tạo và cái chết (trích), Tr 194 (10) Nguyễn Thị Ngọc Tú, Thương nhớ Xuân Quỳnh, Tr 199. (11) Phan Thị Thanh Nhàn, Thương tiếc bạn gái Xuân Quỳnh, Tr 202. (12) Nguyễn Thị Như Trang, Quỳnh ơi, Tr 206. (13) Đoàn Thị Đặng Hương, Người đàn bà yêu và làm thơ; Tr 214. (14) Lưu Khánh Thơ, Cảm nhận về thư Xuân Quỳnh, Tr 226. 65. Vân Thanh, Xuân Quỳnh với thơ thiếu nhi. TCVH số 3/1999. Tr 29. 66. Võ Văn Trực. Vài ghi nhận về Xuân Quỳnh, Văn nghệ số 32. 12/8/1989. 67. Vũ Ngọc Bình, Bầu trời trong quá trứng, Văn nghệ số 30, 24/7/1982. 68. Vũ Thị Kim Xuyến, Xuân Quỳnh - Thơ và lời bình, NXB VH-TT, Hà Nội, 2000. (1) Vũ Thị Kim Xuyến, Thơ Xuân Quỳnh với niềm khao khát hạnh phúc, Tr 9. (2) Vũ Thị Kim Xuyến, Hạnh phúc đời thường qua kinh nghiệm cùa chiến tranh, Tr 28. (3) Vũ Thị Kim Xuyến, Hạnh phúc đời thường qua kinh nghiệm cùa tình yêu, Tr 43. (4) Vũ Thị Kim Xuyến, Hạnh phúc đời thường qua kinh nghiệm một người đàn bà, Tr 69. (5) Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thư tình Xuân Quỳnh - sự thể hiện sức mạnh của một tủm hồn phụ nữ, Tr 138. (6) Nguyễn Hòa Bình, Những trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh, Tr 153. (7) Nguyễn Xuân Nam, vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh, Tr 204. (8) Lê Thị Ngọc Quỳnh, Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh, Tr 222. (9) Trần Đăng Xuyến, Bình bài thơ "Sóng", Tr 256. (10) Trần Thị Thìn, "Sóng", Tr 265. 86 (11) Chu Văn Sơn, Lại đọc "Sóng" của Xuân Quỳnh, Tr 281. (12) Bùi Thị Thanh Hà, "Sóng" mãi mãi còn nổi sóng, Tr 290. (13) Vũ Kim Xuyến, Tiếng hát ru trong thơ Xuân Quỳnh, Tr 301. 69. Vương Trí Nhàn - Phạm Tiến Duật, Cảm xúc về thời gian - ý thức về hạnh phúc (Trao đổi về thơ Xuân Quỳnh), Văn nghệ số 9, 3/1985 70. Vương Trí Nhàn, Xuân Quỳnh và những buồn vui của kiếp hoa dại (Những kiếp hoa dại), NXB Hội Nhà Văn, 1993. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5496.pdf
Tài liệu liên quan