Lời mở đầu
Hoạt động đầu tư XDCB đã, đang và sẽ góp phần tăng cường năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Để làm tốt sứ mệnh đó thì trong lĩnh vực này chúng ta cần phải chú trọng giải quyết hai nội dung cơ bản, đó là: Huy động tối đa các nguồn vốn cho đầu tư phát triển và quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn trong thời gian vừa qua là: tình trạng thất thoát, lãng phí vầ tham nhũng trong hoạt động đầu tư XDCB đan
29 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Thất thoát, lãng phí trong đầu tư Xây dựng cơ bản - Thực trạng & Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g là tệ nạn, là căn bệnh làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả và hiệu quả chung của nền kinh tế đất nước. Việc tìm kiếm những giải pháp để góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý nhằm ngăn ngừa, chống lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư XDCB có ý nghĩa rất lớn cả về kinh tế và chính trị trong giai đoạn hiện nay.
Do đó, khi nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến Bộ môn Thống kê đầu tư, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Trần Mai Hương, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB: Thực trạng và giải pháp”
Do những hạn chế về mặt thời gian cũng như khả năng tiếp cận vấn đề nên chúng tôi chỉ xin trình bày một vài vấn đề về tình trạng này trong đề án. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến bổ sung, góp ý để chúng tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Xin chân thành cảm ơn!
Phần I: lý luận chung
I - Khái niệm về đầu tư cơ bản, đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng cơ bản
Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội để thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
Đầu tư cơ bản là hoạt động để tạo ra các tài sản cố định đưa vào hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội nhằm thu hút được lợi ích dưới các hình thức khác nhau.
Xét một cách tổng thể thì không một hoạt động đầu tư nào mà không cần phải có các tài sản cố định. Để có được tài sản cố định, chủ đầu tư có thể thực hiện bằng nhiều cách: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê…
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới tài sản cố định, bao gồm các hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế, tư vấn xây dựng, thi công xây lắp công trình, sản xuất và cung ứng thiết bị vật tư xây dựng…) nhằm thực hiện xây dựng các công trình.
Xây dựng cơ bản là một khâu trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Kết quả của hoạt động xây dựng cơ bản là tạo ra các tài sản cố định có năng lực sản xuất và phục vụ nhất định. Cũng có thể nói: xây dựng cơ bản là một quá trình đổi mới và tái sản xuất có kế hoạch các tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân trong các ngành sản xuất vật chất cũng như không sản xuất vật chất. Nó là quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nó thực hiện phương thức xây dựng mới, xây dựng lại, khôi phục và mở rộng các tài sản cố định.
Quá trình xây dựng cơ bản là quá trình hoạt động để chuyển vốn đầu tư dưới dạng tiền tệ sang tài sản phục vụ cho mục đích đầu tư
II - Vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Một là: Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Đầu tư XDCB sẽ tái tạo và tăng cường năng lực sản xuất để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập quốc dân và tăng thu nhập tính trên một đầu người trong xã hội. Mặt khác đầu tư XDCB cũng làm tăng tích lũy vốn, thu hút người lao động, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên của đất nước và thúc đẩy phát triển công nghệ mới. Hay nói cách khác, đầu tư XDCB làm tăng cường các nhân tố của sự phát triển. Để đạt được điều đó cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Thông qua các hệ thống chính sách và kế hoạch định hướng đầu tư XDCB.
Hai là: Đầu tư XDCB sẽ tạo ra cơ cấu kinh tế mới, hình thành những ngành mới, tăng cường chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội.
ở nước ta hiện nay, chiến lược bố trí cơ cấu đầu tư XDCB đến năm 2010 trên hướng trọng điểm là đầu tư XDCB vào những ngành, những vùng đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội nhanh nhất và nhiều nhất, để tạo nguồn tích lũy làm đòn bẩy thúc đẩy và hỗ trợ các ngành khác. Đầu tư xây lắp những trang thiết bị sản xuất tiên tiến cho các ngành, sẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển, xã hội hóa lao động và xã hội hóa sản phẩm, từ đó hình thành những ngành sản xuất mới.
Đầu tư phát triển kinh tế và công nghiệp xây lắp hiện đại ở nước ta hiện nay là thực hiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đó là vấn đề then chốt của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã đề ra.
Ba là: Nền kinh tế thị trường luôn luôn đòi hỏi các nhà đầu tư XDCB phải có những sản phẩm về đầu tư XDCB có chất lượng cao, kiến trúc đẹp và giá thành hạ; đó là cơ hội để thực hiện giá trị hàng hóa trên thị trường. Sự đòi hỏi này của nền kinh tế thị trường đã thôi thúc các nhà đầu tư phải luôn luôn tìm tòi, khai thác mọi nguồn vốn cho đầu tư để cải tiến kỹ thuật và tranh bị công nghệ mới. Đây không những là đòi hỏi của thị trường mà còn là tiền đề để các nhà đầu tư xây dựng cơ bản thu được lợi nhuận cao hơn.
Bốn là: Khối lượng đầu tư xây dựng cơ bản và tốc độ của nó phản ánh trình độ phát triển của một nền kinh tế. Đầu tư xây dựng làm tăng thu nhập quốc dân, tăng tổng sản phẩm xã hội, trực tiếp góp phần tổ chức lại sản xuất, phát triển các ngành kinh tế mới và giải quyết việc làm cho xã hội.
Năm là: hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản không những có vai trò quan trọng đối với sản xuất-kinh doanh-dịch vụ mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của tất cả các mặt của đời sống xã hội như: phát triển văn hóa nghệ thuật, củng cố vững chắc an ninh quốc phòng.
Như vậy hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản đã và sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế xã hội hợp lý, tăng trưởng và phát triển cân đối.
Muốn đầu tư phải có vốn đầu tư. Số vốn này rất lớn không thể ra cùng một lúc từ các khoản chi tiêu thường xuyên của các đơn vị hay chi tiêu thường xuyên của xã hội, vì nếu như vậy nó sẽ làm xáo trộn mọi hoạt động bình thường của xã hội và sinh hoạt xã hội.
Nguồn vốn sử dụng cho đầu tư XDCB chỉ có thể là tiền tích lũy của xã hội, các doanh nghiệp hoặc là nguồn tiết kiệm của dân và cũng có thể là huy động từ các nguồn khác như: tài trợ quốc tế, vay quốc tế, liên doanh…
Quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB về bản chất chính là quá trình thực hiện sự chuyển hóa vốn bằng tiền thành vốn hiện vật để tạo ra những tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.
III - Chỉ tiêu xác định thất thoát, lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư XDCB.
1. Nhóm tiêu chí đánh gía thất thoát do chủ trương đầu tư
Việc xác định đúng chủ trương đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án đầu tư. Xác định sai chủ trương đầu tư không những dấn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém mà thậm chí còn dẫn đến hậu quả khó lường, cản trở đến phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, một khu vực như bố trí địa điểm xây dựng nhà máy xi măng, nhà máy đường xa vùng nguyên liệu, hoặc chưa có vùng nguyên liệu…làm cho chi phí sản xuất sản phẩm tăng cao, khi nhà máy hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, càng hoạt động càng lỗ…Để khắc phục việc phải di chuyển nhà máy, hoặc bỏ nhà máy…dẫn đến thất thoát, lãng phí nghiêm trọng. Tương tự như vậy, khi xây dựng một nhà máy không chú ý đến xử lý nước thải, đặc biệt đối với nhà máy hóa chất (sản xuất phân bón, sản xuất giấy…), xử lý khói, bụi đối với nhà máy xi măng, nhà máy nhiệt điện… dẫn đến ô nhiễm môi trường của một vùng, một khu vực sẽ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế-xã hội của dân cư để khắc phục phải di chuyển nhà máy hoặc dỡ bỏ… như vậy, sai lầm về chủ trương đầu tư không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư trước mắt mà còn ảnh hưởng lâu dài đến đời sống kinh tế xã hội của vùng, của khu vực và cả nước. Vì vậy, cần nhận thấy sai lầm về chủ trương đầu tư sẽ gây ra lãng phí, thất thoát nghiêm trọng nhất cả về lãng phí trực tiếp và lãng phí gián tiếp. Lãng phí, thất thoát vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư và xây dựng thể hiện ở những nội dung cụ thể sau:
Đầu tư không có quy hoạch, không theo quy hoạch, hoặc quy hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động…dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội của vùng, của ngành, của cả nước.
Sự lựa chọn địa điểm đầu tư sai: Bố trí địa điểm đầu tư có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của dự án cả trước mắt và lâu dài. Vì vậy, lựa chọn sai địa điểm đầu tư sẽ gây lãng phí, thất thoát lớn vốn đầu tư. Mỗi lần di chuyển địa điểm nhà máy không chỉ tốn kém về chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, chi phí chạy thử… mà còn phải chi phí lớn cho công tác chuẩn bị một mặt bằng như đền bù, giải toả mặt bằng xây dựng, xây dựng các công trình tạm phụ vụ thi công xây dựng…
Xác định quy mô dự án, lựa chọn thiết bị, công nghệ, phương án bao tiêu sản phẩm… không chính xác, không phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của đất nước, của vùng, của khu vực đặt địa điểm xây dựng dự án.
Công tác thẩm định dự án trước ra quyết định đầu tư thực hiện chưa đầy đủ: bỏ sót nội dung, đánh gía sai lệch các nội dung của dự án.
Những nội dung phản ánh thất thoát, lãng phí thuộc về chủ trương đầu tư nêu trên thể hiện ở giai đoạn trước khi khởi công xây dựng dự án (công tác quy hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư ). Thực tế hoạt động đầu tư và xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua thất thoát, lãng phí ở chủ trương đầu tư rất lớn song chưa đánh giá một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều đó ai cũng biết, ai cũng thấy, từ các cấp quản lý, xong chậm được khắc phục.
Phương án đầu tư xây dựng dự án bỏ sót hoặc không xây dựng giải pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp an toàn lao động, an toàn trong quá trình thi công nên khi dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, dẫn đến những sự cố kỹ thuật gây hậu quả làm thất thoát, lãng phí về người và tài sản.
2. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát trong khâu chuẩn bị xây dựng
ở Việt Nam sau chủ trương đầu tư, thất thoát, lãng phí trong khâu chuẩn bị xây dựng khá lớn, khá phổ biến, thậm chí còn gây nên những hiện tượng xã hội nhức nhối. Khi đánh giá thất thoát, lãng phí trong khâu chuẩn bị xây dựng có thể theo các tiêu chí sau:
Thất thoát lãng phí do khâu thiêt kế.
Thất thoát, lãng phí do chất lượng hồ sơ thiết kế không theo đúng các quy phạm, quy chuẩn về kỹ thuật của nhà nước. Hồ sơ thiết kế thoát lý với tình hình thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu, điều kiện và đặc điểm về tài nguyên, nguồn nhân lực và đặc điểm về nguyên liệu, vật tư, thiết bị đầu vào; quy mô và khả năng tiêu thụ sản phẩm, đầu ra… dẫn đến những sai sót gây hậu quả về thất thoát, lãng phí trong quá trình thi công xây dựng dự án.
Thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xảy ra trong khâu lập và quản lý tổng dự toán, dự toán dự án.
Lập và quản lý tổng dự toán, dự toán công trình, dự án thực chất là quản lý trong hoạt động đầu tư. Đây là khâu không chỉ gây ra lãng phí, thất thoát về vốn đầu tư mà còn là khâu “nhạy cảm” gây ra sơ hở dẫn đến phát sinh tiêu cực trong hoạt động đầu tư . Khi đánh giá thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và xây dựng ở khâu này cần phân tích xem xét theo nhưng tiêu chí như:
+ Khối lượng từng loại công việc theo thiêt kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công. Đánh giá khối lượng thực tế theo thiết kế; đánh giá tính hợp lý của khối lượng thiết kế so với yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ… Qua đó rút ra những nhận xét và lượng hóa nhưng thất thoát, lãng phí do khâu thiết kế sai gây ra: kê khống khối lượng, thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã làm để làm lại theo thiết kế điều chỉnh hoặc bổ sung, tính toán khối lượng sai quy phạm, quy chuẩn.
+ Sử dụng sai định mức kinh tế- kỹ thuật của Nhà nước ban hành cho từng loại công trình theo quy phạm và quy chuẩn.
+ áp dụng sai giá cả theo từng loại vật tư thiết bị đã được Sở tài chính vật giá thông báo theo thực tế tại thời điểm tính toán, nghiệm thu tính toán.
+ áp dụng sai, hoặc do tình toán sai về khối lượng định mức, giá cả dẫn đến tính toán sai về các loại chi phí tính theo định mức.
Nhìn chung, sau chủ trương đâu tư thất thoát, lãng phí trong quản lý chi phí và giá khá lớn. Vì vậy việc xem xét, đánh giá thât thoát, lãng phí, tham nhũng có thể xảy ra do khâu lập tổng dự toán, dự toán, quản lý giá và chi phí trong hoạt động đầu tư XDCB có vị trí quan trọng trong ngăn ngừa tiêu cực.
Thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xẩy ra trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng.
Đây là khu vực nhậy cảm cả về kinh tế và xã hội và cũngg là khu vực dễ bộc lộ những sơ hở gây ra thất thoát, lãng phí. Khi đánh giá thất thoát lãng phí, tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản cần dựa vào các căn cứ:
+ Xem xét tính pháp lý và hợp lý của phương pháp dền bù giải phóng mặt bằng, phương án đền bù và phương án tái định cư của các hộ dân phải di chuyển dể giải phóng mặt bằng.
+ Xem xét đánh giá việc vận dụng các chính sách, chế độ của nhà nước đối với công tác giải phóng mặt bằng như : việc xác định giá nhà, giá đất, hệ số sử dụng đất, hệ số xác định loại và hạng đất áp dụng trong phương án đền bù.
+ Kiểm tra tính chính xác của số hộ dân, số tài sản của dân cư trong phương án đền bù và trong quá trình thực hiện đền bù.
+ Kiểm tra, đánh giá những thất thoát, lãng phí, tham nhũng vốn và tài sản trong quá trình quản lý, triển khai công tác đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư các hộ dân.
3. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực có thể xẩy ra trong công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm
Việc bố trí triển khai kế hoạch đầu tư hàng năm cũng là khâu dễ gây ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực… dẫn đến tham nhũng bởi các hiện tượng như:
Bố trí danh mục các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư hàng năm quá phân tán, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt. Danh mục dự án đầu tư càng nhiều, thời gian đầu tư càng bị kéo dài, dẫn đếnlãng phí, thất thoát vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp.
Không đủ điều kiện để bố trí kế hoạch vẫn ghi vào kế hoạch đầu tư hàng năm làm cho việc triển khai kế hoạch gặp khó khăn, phải chờ đợi, hoặc có khi có khối lượng thực hiện vẫn không đủ điều kiện thanh toán.
Bố trí kế hoạch không theo sát các mục tiêu định hướng của chiến lược, của kế hoạch 5 năm… cũng sẽ dẫn đến gián tiép làm thất thoát , lãng phí vốn đầu tư sau này: bởi vì khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng sẽ thiếu đồng bộ với các hoạt động khác của các ngành và cả xã hội.
Bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát tiến độ đầu tư thực hiện dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt trong quyết định đầu tư .
4. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực vốn đầu tư có thể xẩy ra trong khâu lựa chon nhà thầu.
Trong thực tế lâu nay đã áp dụng 2 hình thức lựa chọn nhà thầu là chỉ định và đấu thầu xây dựng.
Hình thức chỉ định thầu áp dụng rất hạn chế vì bị coi là lạc hậu, thiếu yếu tố cạnh tranh, nên chỉ áp dụng cho những gói thầu của các dự án đầu tư có giá trị dưới 1 tỷ đồng, dự án thử nghiệm, dự án sản xuất chất nổ, dự án khắc phục hậu quả của thiên tai (lụt bão, sụt lở…).
Hình thức đấu thầu là hình thức tiến bộ trong chọn thầu xây dựng, nhưng trong thực tế đã và đang diễn ra nhiều tiêu cực gây ra thất thoát, lãng phí và tham nhũng làm sai lệch bản chất đấu thầu do :
Không thực hiện đúng trình tự đấu thầu
Xét thầu, đánh giá để loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực.
Hiện tượng thông đồng giữa các nhà thầu khi tham gia đấu thầu đã khống chế giá trúng thầu cho đơn vị được thoả thuận để thắng thầu (các nhà thầu thoả thuận với nhau để một nhà thầu nào đó thắng thầu bằng cách bỏ giá thầu cao hơn gía của nhà thầu đã thoả thuận ).
Việc chuẩn bị tổ chức đấu thầu và công tác tổ chức đấu thầu không đảm bảo chất lượng cũng sẽ dẫn đến gây thất thoát, lãng phí và tiều cực về vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
5. Nhóm tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí trong khâu thanh toán vốn đầu tư.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đã hoàn thành, đủ điều kiện thanh toán. Do đó, khi thanh toán vốn đầu tư nếu thoát ly các điều kiện của giá trị khối lượng hoàn thanh đủ điều kiện thanh toán sẽ gây lãng phí, thất thoát và các hiện tượng tiêu cực có thể xẩy ra. Để đánh giá mức độ lãng phí, thất thoat và ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn đầu tư trong khâu thanh toán cần phải bám sát các điều kiện làm căn cứ cho thanh toán vốn đầu tư như:
Có đủ thủ tục pháp lý về đầu tư theo quy định.
Có quyết định thành lập Ban quản lý dự án, quyết định bổ nhiệm trưởng ban, bổ nhiệm kế toán trưởng, mở tài khoản thanh toán ở kho bạc Nhà nước.
Có kế hoạch đầu tư được thông báo.
Có quyết đinh đơn vị trúng thầu (đối với đấu thầu) hoặc quyết định chỉ định thầu.
Có hợp đồng kinh tế gửi chủ đầu tư (bên A) và nhà thầu (bên B)
Có khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán được A-B nghiệm thu, bên A chấp nhận và đề nghị thanh toán.
Những căn cứ nêu trên là tiêu chí để phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB xảy ra trong khâu thanh toán.
6. Tiêu chí đánh giá thất thoát, lãng phí, tiêu cực vốn đầu tư trong khâu quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Khi dự án hoàn thành sẽ được nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư hoàn thành để giao cho đơn vị sử dụng, quản lý nhằm vừa bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Do vậy, toàn bộ vốn đầu tư xây dựng dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi dự án hoàn thành được nghiệm thu đầy đủ và báo cáo quyết toán sẽ được thẩm tra để phê duyệt. Khâu thẩm tra quyết toán chính xác trước khi phê duyệt sẽ có tác dụng tích cực ngăn chặn thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Công tác quyết toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán làm kém, thực hiện không đầy đủ sẽ tạo cơ sở pháp lý cho tình trạng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư.
Phần II: Thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB: thực trạng và giải pháp.
I - Thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB
Trong thời gian qua, những thành tựu về đầu tư xây dựng đã mang lại to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó lĩnh vực này cũng đã bộc lộ khá nhiều yếu kém như: chất lượng, hiệu quả nhiều công trình chưa cao, đầu tư chưa tập trung hoàn chỉnh, đặc biệt là còn thất thoát vẫn còn ở con số quá lớn… Mặc dù cho đến nay đã có bao nhiêu cuộc thanh tra, kiểm tra, nhiều vụ án hình sự và hàng trăm cuộc hội thảo nhằm hạn chế và tìm ra nguyên nhân tiêu cực trong lĩnh vực XDCB, nhưng có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Không ai có thể đưa ra một con số chính xác về tỷ lệ thất thoát, lãng phí tham nhũng là bao nhiêu phần trăm trên tổng số nguồn vốn trong đầu tư XDCB. Chỉ biết là, mỗi một người có trách nhiệm khác nhau đã đưa ra những con số khác nhau như: 10%, 20%, 30%, 40% thậm chí là 50%. Trong cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia gần đây với tiêu chí: “Làm thế nào để chống thất thoát trong đầu tư XDCB” người ta đã công bố, hàng năm, riêng thất thoát trong XDCB đã lên tới 25.000 tỷ đến 30.000 tỷ đồng. Số tiền thất thoát đó đủ để trả lương cho toàn bộ công chức và viên chức khối hành chính sự nghiệp. Con số trên cho thấy thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng của Nhà nước đã và đang ở mức độ nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích xã hội, lòng tin của nhân dân.
Hiện nay, thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB đã và đang là điểm nóng rất nhạy cảm, được dư luận rất quan tâm. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là tình trạng này đang diễn ra phổ biến ở các dự án thuộc khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là các dự án đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách nhà nước. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng về tài chính của Nhà nước.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc gây thất thoát, lãng phí trong đầu tư XDCB hiện nay ở nước ta, nhưng trong phạm vi đề tài này chúng tôi xin phép phân tích một phần thực trạng và rút ra một vài nguyên nhân cơ bản sau đây:
1. Thất thoát, lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư:
Hầu hết các dự án được đầu tư đều xuất phát từ nhu cầu thực tế và trên cơ sở quy hoạch chung, nhưng trên thực tế có trường hợp không có quy hoạch hoặc quy hoạch chưa hợp lý phải điều chỉnh lại, hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát không kỹ, lựa chọn địa điểm, công nghệ chưa thích hợp, đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục, xác định quy mô xây dựng công trình vượt quá nhu cầu sử dụng… Các nguyên nhân này đều dẫn đến thất thoát, lãng phí và tiêu cực khá lớn.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định chủ trương sai một phần do trình độ, nhận thức, quan điểm của người có thẩm quyền chưa đủ tầm, một phần do công tác kiểm định của cơ quan chuyên môn tham mưu cho người có thẩm quyền. Do đó không ít các dự án sau khi ra quyết định đầu tư, việc triển khai thực hiện dự án đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng thì sử dụng không hết công suất hoặc công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm làm ra thấp, giá thành cao, kinh doanh bị thua lỗ.
Thật vậy, tình trạng đầu tư tràn lan, công nghệ lạc hậu khá phổ biến: theo số liệu điều tra thì máy móc thiết bị của Việt Nam lạc hậu so với thế giới từ 19 đến 20 năm, bình quân lạc hậu 2-3 thế hệ. Hơn 55% là trình độ thủ công, 41% là trình độ cơ khí và chưa đầy 4% là trình độ tự động hoá. Thêm vào đó là việc trong quá trình đầu tư chưa tính toán đày đủ tính đồng bộ từ cơ sở SXKD đến nguyên liệu, năng lực thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của các đối tượng khác. Hậu quả là công suất hoạt động thấp (khoảng 50 – 60%), giá thành cao, sản phẩm tiêu thụ chậm , doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí không nộp đủ thuế.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, một số tỉnh đổ xô vào làm nhà máy bia và nước ngọt. Trong đó có nhiều nhà máy thất bại thảm hại như nhà máy bia tỉnh Sóc Trăng được xây dựng vào tháng 4/1994 với thiết bị, công nghệ CHLB Đức có công suất thiết kế là 5 triệu lít bia và 8 triệu lít nước ngọt/năm. Nhà máy đi vào hoạt động từ tháng 5/1996 và chỉ sản xuất được 574.321 lít, đạt 11,5% công suất thiết kế và sau 2 năm hoạt động nhà máy bị lỗ gần 14,5 tỷ đồng.
Khi có nhu cầu về xi măng lớn, Chính phủ có chủ trương đầu tư vào xi măng và thế là một loạt các nhà máy xi măng lò đứng với công suất 500 nghìn tấn/năm, thiết bị Trung Quốc ở các địa phương ra đời như: xi măng Thanh Ba (Phú Thọ), xi măng Hà Bắc, xi măng Sơn La…Do vậy, trên 50 nhà máy xi măng lò đứng thiết bị Trung Quốc được đầu tư bằng nguồn vốn vay đã ra đời. Nhưng sản phẩm làm ra có chất lượng kém, giá thành cao nên phần lớn những nhà máy này không đủ khả năng nộp thuế và trả nợ. Rồi sau đó lại đến lượt các nhà máy đường với thiết bị do Trung Quốc cung cấp lại ra đời để đảm bảo mục tiêu 1 triệu tấn đường nhưng cũng rơi vào tình trạng thua lỗ trần trọng.
Thêm vào đó, khi Chính phủ có chủ trương đầu tư qua hình thức tín dụng ưu đãi cho đóng tàu đánh cá xa bờ, thế là một loạt các dự án đánh cá xa bờ được thực duyệt. Đối tượng vay theo hình thức này hầu hết là các hộ tư nhân vay tín dụng ưu đãi của Nhà nước để đầu tư vào phương tiện đánh bắt. Trong khi đó hoạt động đánh bắt cá xa bờ chưa được đầu tư đồng bộ từ tàu đánh cá, dịch vụ, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ nên đã có địa phương khối lượng đánh bắt vượt quá khả năng về sức mua, giá cá chỉ đạt 1000đ/kg.
Một số quyết định đầu tư khác như: Thuỷ cung Thăng Long, hệ thống thoát nước Nhiêu Lộc – Thị Nghè… có sự tắc trách của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư và xây dựng ở khâu thẩm định dự án, chọn hình thức và đối tác quản lý…nên khi đưa ra quyết định về chủ trương đầu tư thiếu chính xác, không hợp lý gây ảnh hưởng nghiên trọng làm thất thoát lãng phí vốn, tài sản của Nhà nước.
Nguyên nhân của vấn đề gây thất thoát, lãng phí do những sai lầm trong chủ trương đầu tư ở các cấp, các ngành, điạ phương là do:
Việc bàn bạc, cân nhắc, tính toán về khía cạnh hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt, thiếu cụ thể.
Có không ít trường hợp khi quyết định về chủ trương đầu tư còn nặng về phong trào, chạy theo thành tích nên kéo theo tình trạng đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
2. Thất thoát,lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật-tổng dự toán:
Công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán ở nhiều địa phương, nhiều ngành còn tình trạng chưa tuân thủ các quy định về nội dung được phê duyệt trong quyết định đầu tư của dự án, áp dụng sai định mức, sai đơn giá…đã tạo khe hở, khó khăn cho công tác quản lý, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn:
Một là, tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần, thậm chí có không ít dự án vừa thiết kế, vừa thi công…đến giai đoạn cuối hoặc khi xong công trình mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí đã phát sinh. Điều này có thể thấy rõ ở dự án tu bổ, tôn tạo Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội đã hoàn thành từ năm 1997 nhưng tổng dự toán vẫn chưa được phê duyệt, Bộ Văn hoá - Thông tin vẫn chưa giải trình được cơ sở xác định giá trị tổng dự toán. Một ví dụ khác là các dự án đê điều, do tính chất quan trọng của công tác đê điều nên các chủ đầu tư được phép chỉ định đơn vị thi công và triển khai thi công trong khi vừa thiết kế, lập dự toán do đó tình trạng này ảnh hưởng đến khâu thanh toán và quyết toán khi công trình hoàn thành. Năm 2001 công tác tu bổ đê điều được bố trí kế hoạch là 160 tỷ đồng, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai phân bổ chỉ tiêu kế hoạch cho 19 tỉnh có đê từ Hà Tĩnh trở ra, nhưng chưa có dự toán nên hợp đồng kinh tế A-B không ký được. Do đó, các đơn vị thi công không được tạm ứng vốn mà phải tự bỏ vốn ra thi công mặc dù Bộ Tài Chính đã có công văn cho phép được tạm ứng 50% kế hoạch vốn đầu tư năm khi hợp đồng được ký kết. Có những dự án gần hoàn thành vẫn không có tổng dự toán được duyệt, không có cơ sở để quản lý và kiểm soát thanh toán vốn cho dự án.
Hai là, chế độ Nhà nước quy định về chi phí tư vấn (khảo sát, thiết kế…) được tính tỷ lệ thuận theo chi phí công trình. Vì vậy, trong thực tế các nhà thiết kế có xu hướng tăng quy mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thường để tăng giá trị công trình nhằm tăng chi phí thiết kế để hưởng lợi mà ít chú ý đến nghiên cứu thiết kế hợp lý để giảm bớt các khối lượng không cần thiết. Hiện tượng này cũng dẫn đến phê duyệt giá trị dự toán không sát thực tế, gây lãng phí và thất thoát vốn đầu tư đồng thời tạo sơ hở để giảm khối lượng (giảm tiêu chuẩn quy phạm vật tư để giảm bớt khối lượng) trong quá trình thi công nhằm hưởng lợi
Ba là, quá trình khảo sát lập dự án đầu tư cũng tạo ra khe hở gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản của Nhà nước. Để đơn giản hoá trong khâu trình duyệt chủ trương đầu tư, nhiều chủ đầu tư chia dự án lớn thành nhiều dự án nhỏ hoặc nhiều hạn mục chỉ tạm tính nhằm mục đích làm cho tổng mức đầu tư thấp đi. Do vậy trong quá trình thi công đã vượt mức dự toán khá lớn có khi gấp đôi so với tổng mức vốn đầu tư đã duyệt ban đầu nên phải điều chỉnh tổng mức và duyệt lại. Thậm chí có dự án khi hoàn thành cũng không duyệt lại tổng mức vốn mà lấy số vốn thực tế đã cấp làm quyết toán.
Tình trạng này cũng gây sơ hở cho công tác quản lý trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến lãng phí, thất thoát vốn đầu tư một cách hợp pháp đồng thời tạo lỗ hổng cho các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng có thể xảy ra.
Bốn là, một hiện tượng khác cũng khá phổ biến là khi lập và phê duyệt tổng dự toán, dự toán không theo sát các định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước đã ban hành, không sát với thực tế của từng khu vực, giá cả thị trường trong từng thời kỳ dẫn đến phê duyệt tổng mức đầu tư quá chênh lệch với thực tế. Điển hình như các dự án sau:
Đơn vị : tỷ đồng
Tên dự án
Tổng mức đầu tư
Tổng dự toán
Tổng dự toán
do tư vấn lập
qua thẩm định
Cầu Hàm Rồng
336,586
296,761
234,772
Quốc lộ 1A
125
94,45
57,694
(đoạn tránh Phan Rang)
Quốc lộ 18
484
397,889
335,566
Nguồn: Theo số liệu Báo cáo của TCĐTPT năm 2003
Năm là, chất lượng thiết kế của một số dự án không đảm bảo yêu cầu, không phù hợp với thực địa cảnh quan thực tế, cũng như yêu cầu kỹ thuật dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung thiết kế…nên chất lượng công trình không đảm bảo như dự án Nhà hát chèo Kim Mã Hà Nội. Dự án này được đầu tư xây dựng trong gần 10 năm mới hoàn thành (từ tháng 3/1985 đến tháng 9/1992) nhưng năm 1989 đã phát hiện công trình có sự cố bị nứt. Trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng đã chỉ rõ có một số sai sót trong thiết kế và ngày 9/7/1996 Bộ Văn hoá - Thông tin mới có quyết định ngừng mọi hoạt động tại Nhà hát chèo này để lập phương án cải tạo.
3. Thất thoát lãng phí vốn trong đấu thầu xây dựng:
Một trong những mặt trái trong XDCB đó là vấn đề: Đấu thầu và những bất cập về đấu thầu:
Mỗi năm nhờ đấu thầu, ngân sách quốc gia “tiết kiệm” được khoảng 400 triệu USD. Tuy nhiên các chuyên gia lại nhìn con số đó với nhiều nỗi lo khác nhau. Nhiều cá nhân và tổ chức rất lo lắng và có nhiều lần báo động về tình trạng bỏ thầu phá giá. Một điều khó hiểu là nhiều công trình trúng thầu với giá thấp hơn rất nhiều thậm chí chỉ bằng 50% - 70% giá dự toán mà vẫn được chấp nhận. Phải chăng những người xét thầu không hiểu gì về xây dựng, hoặc người lập dự toán không biết tính toán? Chúng ta có thể thấy rằng nếu thực hiện đấu thầu như vậy thì : hoặc là dự toán sai, hoặc là công trình không đạt chất lượng hoặc nhà thầu sẽ phá sản?! Nhưng thực tế thì chắc chắn là dự toán không sai nhiều đến thế và cũng chẳng có nhà thầu nào phá sản cả, mà cái duy nhất sảy ra là các công trình chất lượng không đạt yêu cầu và thậm chí nhiều công trình buộc Nhà nước phải chi thêm để bù cho công trình đang thi công dở dang vì sự hoàn thành của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Gói thầu 2A hầm Hải Vân trúng thầu với giá chỉ bằng 34,3% giá dự toán đã tưởng là kỷ lục về thắng thầu mà vẫn phải chào thua gói thầu 2B với giá trúng thầu chỉ bằng 28,9% giá dự toán. Hay trong công trình xây dựng nhà máy xi măng Phúc Sơn (Hải Dương), giá thẩm định gói thầu san lấp mặt bằng là 35 tỷ đồng. Các nhà thầu của Bộ Xây Dựng sau khi tính toán tiết kiệm đã chào giá 31 tỷ đồng, các công ty quân đội chào giá 21 tỷ, nhưng các nhà thầu địa phương với lý do huy động “sức dân nhàn rỗi” đã bỏ thầu với giá chỉ là 14 tỷ đồng.
Như vậy, phá giá đang được các nhà thầu coi là một trong những biện pháp chủ yếu để thắng thầu. Có những vụ đấu thầu, chênh lệch giữa giá thắng thầu và giá gói thầu lên tới hàng trăm tỷ đồng. Ví dụ như trường hợp đấu thầu xây dựng cảng Cái Lân chênh lệch giá là 400 tỷ đồng. Đường Bắc Ninh – Nội Bài có trên 9 nhà thầu bỏ giá trong khoảng 657 –._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0214.doc