Tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Thất thoát lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2383 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Thất thoát lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thất thoát, lãng phí, tiêu cực trọng hoạt động kinh tế là căn bệnh nhức nhối từ nhiều năm qua ở Việt Nam. Đây cũng là một trong những vấn đề thời sự nóng bỏng nhất hiện nay trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và đang được cả xã hội quan tâm. Nạn thất thoát, lãng phí tiêu cực trong đầu tư đã được đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội. Song tình hình dường như đâu lại vào đó, lại còn có xu hướng "phát triển" hơn. Vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2001 - 2005) là rất lớn, khoảng hơn 900.000 tỷ đồng. Trong đó vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) chiếm khoảng 20%, khoảng 180.000 tỷ đồng, đó là một con số không nhỏ. Như vậy, cần phải có sự quản lý và sử dụng sao cho thật hiệu quả nếu không sẽ gây lãng phí và kèm theo là chất lượng của các công trình xây dựng không đảm bảo, hậu quả là nhân dân phải gánh chịu từ đời này sang đời khác. Vì vậy việc chống thất thoát, lãng phí,tiêu cực trong đầu tư là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cac nhà quản lý và hoạch định chính sách hiện nay. Đã có không ít ý kiến cho rằng tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư từ NSNN vào khoảng 30%-40% tổng vốn đầu tư. Lãng phí thất thoát chủ yếu xảy ra ở các công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách. Điều này đã dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả và làm ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Nhìn vào hệ số ICOR cuả Việt Nam năm 2007 ta có thể thấy Việt Nam đầu tư tới 33,5% GDP nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình cũng chỉ đạt 7,6%. Để hướng đến một nền kinh tế tăng trưởng bền vững các nhà quản lý đã nhận định rằng phải đẩy lùi được thất thoát lãng phí,đặc biệt là thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư vì đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng tăng trưởng. Muốn bốc thuốc phải biết rõ bệnh. Để ngăn chặn tình trạng thất thoát lãng phí chúng ta cần đi sâu vào bản chất của nó, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ đó mới có thể đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và phòng tránh thất thoát lãng phí. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế trên chúng tôi tiên hành nghiên cứu đề tài: “Thất thoát lãng phí trong đầu tư. Thực trạng và giải pháp”
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi đề cập đến khái niệm: Thất thoát lãng phí là gì? Thất thoát lãng phí bắt nguồn từ đâu? Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí để từ đó có được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát lãng phí trong đầu tư.
Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và kinh nghiệm cũng như kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi nhiều sai sót. Vì vậy rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 8
Đề tài: THẤT THOÁT VÀ LÃNG PHÍ TRONG ĐẦU TƯ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chương I . Lý luận chung về thất thoát và lãng phí trong đầu tư
I.Khái niệm, vai trò của đầu tư:
1.Khái niệm và vai trò của đầu tư:
1.1. Khái niệm :
Đầu tư là sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguôlực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cá nhân trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai. Trong con mắt của các nhà tư vấn tài chính, đầu tư được hiểu là việc một cá nhân mua tài sản với mong ước rằng tài sản đã mua được sẽ giữ vững giá trị, sau đó tăng giá và tạo ra nguồn thu nhập tương ứng với mức độ rủi ro nào đó. Nói một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu tài chính của cá nhân là tích lũy đồng tiền. Sau khi kiếm được tiền, người ta cần cân nhắc đầu tư đồng tiền đó như thế nào để cho nó nhiều hơn trước. đầu tư được thể hiện dưới nhiều hình thức và được hiểu theo những ý nghĩa khác nhau tùy theo từng cá nhân. Từ việc gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng cho đến đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu, hoặc mua bất động sản và cả những tài sản mang tính sưu tập như tranh ảnh lưu niệm và cả tiêu khiển và giải trí như chơi cá cảnh, rượu vang...
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản vật chất và trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, tạo việc làm và vì môi trường phát triển. Xét về bản chất chính là đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất khác, là điều kiện chủ yếu tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước. Một Công ty đã chi (đầu tư) 500 triệu đồng để xây thêm một kho chứa nguyên vật liệu. Kết quả của việc chi phí này là Công ty đã tăng thêm tài sản cố định của mình đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của Công ty. Còn nền kinh tế của đất nước có thêm tài sản vật chất (kho chứa nguyên vật liệu) phục vụ sự phát triển hoạt động kinh tế của đất nước thông qua sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp xây kho chứa nguyên vật liệu. Công ty xe buýt Hà Nội vừa đầu tư mua sắm thêm một số lượng khá lớn ô tô buýt để mở rộng hoạt động phục vụ giao thông công cộng của công ty. Tài sản cố định của công ty được tăng thêm đồng thời cơ sở vật chất kinh tế phục vụ giao thông công cộng của thành phố Hà Nội cũng được tăng thêm.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi chỉ xét đến hoạt động đầu trư phát triển và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động này.
1.2.Vai trò của đầu tư phát triển:
Đầu tư phát triển là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất , cung ứng dịch vụ. Đây là hình thức đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia. Đầu tư phát triển là tiền đề, cơ sở cho các hoạt động đầu tư khác.Các hình thức đầu tư khác, như đầu tư gián tiếp hay đầu tư dịch chuyển sẽ khó có thể tồn tại và vận động nếu không có đầu tư phát triển. Chính vì vậy, chúng ta sẽ đi nghiên cứu tầm quan trọng của đầu tư phát triển đối với sự vận động và tăng trưởng của nền kinh tế dưói hai góc độ vĩ mô và vi mô.
1.2.1.Trên góc độ vĩ mô:
Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.Về mặt lý luận, các mô hình và lý thuyết về tăng trưởng kinh tế đều trực tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận đầu tư là 1 nhân tố quan trọng cho việc gia tăng năng lực sản xuấtcung ứng dich vụ cho nền kinh tế. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư thuần.
g =i/k
Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo đà cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư cho các ngành khác nhau sẽ mang lại những kết quả và hiệu quả khác nhau .Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế dẫn đến hinh thành cơ cấu đầu tư hợp lý.Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguòn vốn đầu tư dồi dào, định hưóng đầu tư vào các ngành khác hiệu quả hơn.
Đầu tư tác động làm tăng năng lực khoa học công nghệ của đất nước. Đầu tư đặc biệt là đâu tư phát triển trực tiếp tạo mới cải tạo chất lượng, năng lực sản xuất, phục vụ của nền kinh tế và của các đơn vị cơ sở.Đâu tư là điều kiện tiên quyết cho quá trình đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia.
Đầu tư vừa tác động tới tổng cung, vừa tác động tới tổng cầu của nền kinh tế.Tác động của đầu tư tới tổng cầu là ngắn hạn. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng lên kéo theo sự gia tăng của sản lượng và giá cả các yếu tố đầu vào...
1.2.2.Trên góc độ vi mô:
Đầu tư là nhân tố quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất, cung ứng dịch vụ và của các đơn vị vô vị lợi. Đó chính là các hoạt động xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, lắp đặt máy móc, thiết bị hay tiến hành sửa chữa hoặc thay mới các CSVC-KT đã hư hỏng, hao mòn...
II. Những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư ảnh hưởng đến lãng phí và thất thoát trong quá trình đầu tư:
Lãng phí và thất thoát và tiêu cực trong đầu tư và xây dựng đang là vấn đề nhức nhối, cả xã hội quan tâm; kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để hạn chế. Lãng phí, thất thoát đến nay vẫn thiếu liều thuốc đặc trị do chưa có cơ chế giám sát hữu
hiệu, do tính khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản. tình hình thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản xẩy ra ở tất cả các khâu từ quy hoạch, quyết định đầu tư, khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công, nghiệm thu công trình... Sở dĩ có tình trạng như vậy là do những đặc điểm riêng của hoạt động đầu tư dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí tràn lan trong tất cả các giai đoạn trong quá trình đầu tư . Đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau :
2.1. Quy mô tiền vốn, vật tư , lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn .
Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư.Qui mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn huy động vốn hợp lý ,xây dựng các chính sách ,qui hoạch,kế hoạch đầu tư quy mô vốn và huy dộng vốn hợp lý,xây dựng các chính sách,qui hoạch ,kế hoạch đầu tư đúng đắn ,quản lý chắt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư,thưc hiện đầu tư trọng điểm.
- Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đăc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia.Do đó ,công tác tuyển dụng, đào tạo sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước,sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lưc theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởngtiêu cực do vấn đề “ hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động , giải quyết lao động dôi dư …
- thời kỳ đầu tư kéo dài. thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động. nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm.Do vốn lớn lại năm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên dễ gây ra ứ đọng lãng phí hoặc ngược lại nếu thiéu vốn sẽ làm công tác thi công bị gián đoạn. Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình , quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn , nợ đọng cốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư lâu dài. Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đén khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng lâu dài có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim Tự Tháp Ai Cập, nhà thờ cổ La Mã ở thành Rôm, Vạn lý Trường thành ở Trung Quốc và đền Ăng Co Vát ở Căm Pu Chia….Trong suốt quá trình vận hành các thành quả đầu tư chịu sự tác động hai mặt , cả tích cực và tiêu cực,của yếu tố tự nhiên , chính trị, kinh tế xã hội… Để thích ứng với đặc điểm này , công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý một số nội dung sau:
*Thứ nhất , cần xây dựng cơ chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai , dự kiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án
*Thứ hai, quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất đẩ nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình.
*Thứ ba, chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa cắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến các công tác quản lý hoạt động đầu tư.
2.2 Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ngay tại chỗ nó dược tạo dựng nên
Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoat động đầu tư phát triển cần phải quán triết đăc điểm này trên môt số nội dung sau :
(1) Trứơc tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì ,công suất bao nhiêu là hợp lý …cần phải đựơc nghiên cứu kỹ lưỡng, ,dựa trên những căn cứ khoa học.Thí dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ .Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án.
(2) Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý . Để lựa chọn địa điểm thưc hiện đẩu tư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học dựa vào môt hê thống các chỉ tiêu kinh tế,chính trị,xã hội ,môi trường ,văn hoá…Cần xây dựng môt bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thê hợp lý nhất
2.3.Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao:
Do qui mô vốn đầu tư lớn .thời kỳ đầu tư kéo dài va thời gian vân hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài..nên mưc độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao.Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân .trong đó,có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém ,chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu..có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng,giá bán sản phẩm giảm ,công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế….Ví dụ , để nghiên cứu tính khả thi về măt thị trường ,chủ đầu tư của dư án .Với mức giá là 10000đ/sản phẩm ,dự án xây dựng dòng tiền thu ,chi và tính được tổng lợi nhuận thuần cả vòng đời dư án .Tổng lợi nhuần thuần cáng lớn,quyết định đầu tư cáng đễ dàng.Tuy nhiên nếu khi dự án đi vào hoạt dộng ,giá cả của sản phẩm giảm và chỉ là 5000d,thì trong các điều kiện khác không đổi ,tổng lơi nhuân thuần của dự án đạt 50% so với dự kiến ban đầu . Đây là rủi ro do giá bán sản phẩm giảm .Như vậy để quản lý hoạt đông đầu tư phát triển hiệu quả ,cần phải thực hiên các biên pháp quản lý rủi ro bao gồm :
Thứ nhất, nhận diên rủi ro đầu tư.Có nhiều nguyên nhân rủi ro,do vậy,xác định được đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hợp để khắc phục.
Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro.Rủi ro xảy ra có khi rất nghiêm trọng ,nhưng có khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế. Đánh giá đúng mức độ rủi ro sẽ giúp đưa ra biên pháp phòng và chống phù hợp.
Thứ ba, xây dựng các biên pháp phòng và chống rủi ro.Mỗi loại rủi ro và mức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biên pháp phòng và chống tương ứng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiêt hại vó thể có do rủi ro này gây ra.
III.Nội dung thất thoát và lãng phí trong đầu tư
2.1. Lãng phí:
Là chi cho những việc không đáng chi và chi ở những mức không đáng chi. Sự lãng phí trải dài từ khâu quyết định đầu tư (có cần thiết phải đầu tư hay không, đầu tư lúc nào, ở đâu, qui mô, công suất...) cho đến khâu triển khai thiết kế (vượt quá tiêu chuẩn, qui chuẩn hoặc thiết kế dựa trên những khảo sát sơ sài, có nhiều sai sót) và cuối cùng là ở khâu thi công (từ cả phía chủ đầu tư và nhà thầu).
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm. Trong đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí.
Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dư án có chất lượng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tư cao hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm.
Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
2. 2.Thất thoát :
Thất thoát có nghĩa là mất. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả.
Tiền đầu tư bị thất thoát ở mọi giai đoạn đầu tư và diễn ra nổi lên theo một số dạng sau đây: Nâng giá; Khai khống khối lượng; Bớt vật tư,tráo vật tư.. Cả ba dạng trên, để được thanh toán dĩ nhiên phải có hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và để tránh bị phát hiện. Do vậy, chúng phải hợp pháp hoá, hợp lý hoá hồ sơ, chứng từ ngay từ khâu đầu đến khâu cuối (dự toán, đấu thầu, hợp đồng, nghiệm thu, thanh toán, giải ngân, kiểm toán). Chúng phải sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, tinh vi, tạm kể ở đây một số thủ đoạn thông thường sau: hối lộ quan chức, cán bộ, thậm chí bằng cả cách của “maphia”; lợi dụng những sơ hở trong các quy định quản lý; mua bán hoá đơn chứng từ, lập hoá đơn chứng từ giả; tráo đổi vật tư, thiết bị đưa vào công trình; lập các công ty “ma”; liên kết giữa các nhà thầu; làm rối các thủ tục, quy trình triển khai quản lý; thiếu minh bạch, dân chủ trong quản lý dự án; phối hợp chặt chẽ, thông đồng giữa những kẻ có liên quan.
Vì những thủ đoạn gian dối, tinh vi trên nên trong thực tế không dễ gì phát hiện những khoản tiền đầu tư bị thất thoát.
Lãng phí và tham nhũng là hai anh em song sinh, hai kẻ đồng hành, hai tên đồng loã. Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư XDCB. Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn đễn lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Thất thoát, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta đang là thách thức lớn không chỉ là cán bộ hư hỏng, công trình xây dựng kém chất lượng, dự án hiệu quả thấp, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng sự phát triển của đất nước.
Vì vậy, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng trong XDCB phải là cuộc đấu tranh mạnh mẽ và toàn diện nhất cần thiết phải được triển khai ngay. Hiểu rõ bản chất của hiện tượng thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư sẽ giúp chúng ta có nhứng giải pháp hữu hiệu dể ngăn ngừa và phòng tránh kịp thời.
Lãng phí, thất thoát vốn và tài sản trong hoạt động đầu tư và xây dựng thể hiện ở những nội dung cụ thể sau đây:
3.1 Thất thoát lãng phí do đầu tư không có quy hoạch hoặc chất lượng quy hoạch thấp
Đầu tư không có qui hoạch ,không theo qui hoạch ,hoặc qui hoạch sai không phù hợp với đặc điểm kinh tế ,điều kiện tự nhiên dân số và lao động ... dẫn đến không phù hợp với quy luật phát triển kinh tế- xã hội của vùng, của ngành nói riêng, cả nước nói chung. Có nhiều dự án lãng phí do sản xuất không có nguyên liệu, sản xuất thừa không nơi tiêu thụ. Như nhà máy đường Linh Cảm - Hà Tĩnh với số vốn nhiều tỷ đồng xây dựng xong phải ''nằm chờ'' vì không có nguyên liệu, phải di chuyển. Nhiều quyết định đầu tư sai quy hoạch dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn. Như ở Hà Nội, chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh) đầu tư hàng chục tỷ đồng làm xong vắng như... chùa bà Đanh.
TS. Dương Văn Cận, Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng cho rằng, công tác quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, vốn bố trí cho quy hoạch chỉ đạt 0,004% so với tổng mức vốn xây dựng hàng năm. Do đó, hiện chỉ có 15% thành phố có quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt. ''Nhà nước cần bố trí đủ vốn cho quy hoạch xây dựng bằng 3-5 lần số vốn hiện nay để từ nay đến năm 2010 thực hiện 70-80% khối lượng quy hoạch chi tiết trên phạm vi cả nước'', ông kiến nghị.
3.2 Thất thoát lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư:
Trong những năm qua, chủ trương đầu tư ở các ngành, địa phương gặp một số sai lầm : việc bàn bạc, cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường đầu tư còn hời hợt. Không ít chủ trương đầu tư còn nặng nề về phong trào chạy theo thành tích, theo hình thức như: nhiều tỉnh muốn có cơ cấu công nghiệp đều đầu tư phát triển công nghiệp một cách gượng ép, nên hiệu quả đầu tư thấp, hoặc không có hiệu quả.
3.4 Thất thoát lãng phí trong khâu thẩm định , phê duyệt thiết kế kĩ thuật- tổng dự toán:
Công tác thẩm định dự án( phân tích, định giá các mặt kĩ thuật, công nghệ, kinh tế-tài chính...) trước khi ra quyết định đầu tư thực hiện chưa đầy đủ :còn bỏ sót nhiều nội dung đánh giá lệch các nội dung dự án . Những nội dung phản ánh thất thoát, lãng phí thuộc về chủ truơng đầu tư nêu trên thể hiện ở giai đoạn trước khi khởi công xây dựng dự án( công tác quy hoạch, chuẩn bị đầu tư...) quá trình xem xét, đánh giá sự phù hợp của hoạt động đầu tư đã nêu trong Dự án so với mục tiêu và nội dung của Dự án đầu tư trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước tại thời điểm thẩm định Dự án.
Trên cơ sở kết quả xem xét, đánh giá nói trên, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về việc có hay không nên cấp Giấy phép đầu tư (đối với Dự án đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định đầu tư, chấp nhận đầu tư (đối với Dự án đầu tư trong nước) cùng các vấn đề cần lưu ý(nếu có) đối với Chủ dự án.
3.5 Thát thoát lãng phí trong khâu kế hoạch hóa đầu tư:
- Vi phạm thủ tục đầu tư :
Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư hàng năm là các dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các hiện tượng lỏng lẻo, tuỳ tiện, không tuân thủ thủ tục đầu tư đều được coi là các nguyên nhân dẫn tới thất thoát, lãng phí như: thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa phê duyệt, chưa có quyết định đầu tư
- Bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn trải ;
Việc bố trí vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn NSNN phân tán, dàn trải, thiếu tập trung, số lượng các dự án nhóm B, C năm sau lớn hơn năm trước là một điểm yếu, lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Việc bố trí vốn phân tán, dàn trải sẽ dẫn tới lãng phí lớn vì khối lượng thi công dở dang lớn, công trình chậm đưa vào sử dụng.
- Thiếu vốn đối ứng nên đã gây khó khăn cho việc giải ngân các dự án ODA :
Vốn đối ứng cho các chương trình dự án ODA ở nước ta chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Những khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng được thể hiện: Khi dự án ODA được ký kết phê duyệt sau kỳ lập kế hoạch ngân sách hàng năm thì việc bổ sung kế hoạch rất khó khăn. Hàng năm, do thường có nguồn bổ sung kế hoạch đầu tư nên đã gây tâm lý “chờ Nhà nước bổ sung thêm kế hoạch”, do vậy có bộ, ngành, địa phương “cố tình” không bố trí đủ vốn đối ứng, vì quan niệm đó là các dự án quan trọng, thế nào cũng được Nhà nước bổ sung vốn, dẫn đến tình trạng thiếu vốn đối ứng. Một tỷ lệ khá cao của vốn đối ứng được giành cho việc đền bù GPMB và tái định cư. Khi giá đền bù GPMB “leo thang” dẫn đến vốn đối ứng thiếu, thủ tục xin phê duyệt điều chỉnh tăng vốn gặp khó khăn.
- Tình hình nợ XDCB và hoàn trả tạm ứng đang trở nên rất gay gắt :
Nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành do chưa có vốn thanh toán diễn ra ở một số bộ và hầu khắp đang là vấn đề rất bức xúc. Các khoản nợ XDCB vượt quá khả năng cân đối của NSNN, dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ quá hạn Ngân hàng tăng...Trong nhiều trường hợp như: Vay vốn, ứng trước vốn để giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng sau đó đấu giá quyền sử dụng đất để thu vốn hoàn ứng, trả nợ thì “nợ XDCB” lại là tích cực. Việc một người cứ vay để bắt người khác phải trả nợ là biểu hiện của cơ chế bao cấp, gây bất công bằng giữa các địa phương trong phân phối…
3.6 Thất thoát, lãng phí trong đấu thầu xây dựng:
Tình trạng lãng phí, thất thoát do vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu diễn ra dưới nhiều hình thức, ở nhiều lĩnh vực, địa phương. Đó là hiện tượng “thông đồng”, “móc ngoặc”, “chạy thầu”, “vây thầu”, “quân xanh, quân đỏ”... để được trúng thầu. Trong số các dự án đã thanh tra, các sai phạm trong quá trình đấu thầu thường là hưởng chênh lệch do bán thầu, nhượng thầu, thu phí nhà thầu sai chế độ, điều chỉnh giá trúng thầu sai quy định, bỏ thầu quá thấp, sau đó tạo cớ điều chỉnh, bổ sung, kéo dài thời gian thi công...
3.7 .Thất thoát lãng phí trong công tác chuẩn bị xây dựng:
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng trong nhiều năm qua luôn gây ách tắc, làm chậm tiến độ xây dựng , xảy ra nhiều tiêu cực lãng phí , thất thoát và tham nhũng. Việc đền bù, giải tỏa mặt bằng , do xác định giá cả chưa hợp lí, nhiều nơi dân đòi hỏi và gây khó khăn khá lớn, trong khi các cấp UBND địa phương còn né tránh không ra tay cùng giải quyết , làm cho thời gian khởi công công trình chậm lại, kéo dài thời gian thực hiện làm cho đầu tư kém hiệu quả , gây lãng phí thất thoát vốn và tài sản.
3.8. Thất thoát lãng phí trong khâu tổ chức thực hiện:
Trong những năm qua, lãng phí ở khâu này khá lớn . Do nhiều nguyên nhân dẫn đến các chủ đầu tư không chấp hành nghiêm túc và đầy đủ trình tự đầu tư và xây dựng gây lãng phí thất thoát lãng phí ở các khâu: nâng giá, tưng khối lượng nghiệm thu thanh toán, quá trình giám sát thi công không chặt chẽ, không bám sát thị trường, thất thoát vốn trong khâu nghiêm thu đã tạo nên sự thiệt hại ‘kép’ vì chính từ khâu thu không đúng, nhà thầu thu lợi bất chính một khoản tiền…
3.9. Thất thoát lãng phí do cơ chế quản lý giá trong xây dựng;
Chất lượng định mức và đơn giá xây dựng chưa cao, thiếu nhiều về chủng loại và chưa thiết thực về mặt định lượng . Vấn đề giá trong đấu thầu xây dựng còn hiều tồn tại, nhất là những vấn đề về giá gói thầu, giá trần, giá sàn…Những tồn tại, thiếu hụt trên gây nên những sơ hở khó tránh khỏi trong công tác quản lí đầu tư và xây dựng ở các khâu thanh toán và quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành dẫn đến những thất thoát , lãng phí không đáng có đã và đang xảy ra trong thực tế thời gian qua.
3.10. Thất thoát lãng phí trong khâu thanh toán, quyết toán :
Tình trạng nghiệm thu thanh toán khối lượng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tư đã làm tăng giá trị công trình không đúng chế độ, thoát ly thực tế, gây thất thoát, lãng phí vốn. Nhiều mục, nội dung công việc chưa chấp hành nghiêm túc định mức, đơn giản, có khoản tính đúng đơ giá nhưng sai định mức dẫn đến khối lượng hoàn thành được nghiệm thu tăng lên đáng kể so với thiết kế ban đầu .
Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền quản lý vốn đầu tư. Nhiều dự án sau khi làm báo cáo quyết toán, thẩm tra báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức, đơn giá không phù hợp… cần phải thu hồi cuả các nhà thầu.Nên không thực hiện công tác quyết toán hoặc quyết toán chậm sẽ không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác quản lý làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của dự án mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn và việc bảo toàn vốn khi dự án đưa vào hoạt động.
Chương II. Thực trạng thất thoát và lãng phí trong đầu tư ở Việt Nam trong những năm gần đây
I Thưc trạng thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư
1. Thất thoát và lãng phí trong khâu chuẩn bị đầu tư
1.1 Thất thoát và lãng phí do đầu tư không có qui hoạch hoặc chất luợng qui hoạch thấp
Qui hoạch là sự sắp xếp ,bố trí hợp lí ,cân đối giữa các yếu tố sản xuất ,là sự phân công lại lao động xã hội hợp lí trên các vùng lãnh thổ đất nước.Trong nhiều năm qua công tác qui hoạch đã đuợc chú ý ,hàng năm chính phủ đều bố trí vốn đầu tư cho công tác qui hoạch ,qui hoạch tổng thể phát triển vùng ,qui hoạch phát triển các ngành các lĩnh vực ,song trên thực tế qui hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư. Vì vậy không ít dự án khi xây dựng chưa có qui hoạch tổng thể đã đuợc phê duyệt nên trong quá trình triển khai đã phải di dời dự án đi chỗ khác hoặc dời đi dời lại dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp gây thất thoát lãng phí rất lớn.
Nhìn lại thực tế quá trình đầu tư nhiều năm qua có thể thấy ;một ví dụ tại Huyện Thủ Thiêm ( Tp.HCM) Đồng chí Võ Văn Cương Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM, bày tỏ quan điểm: “Bài học về dự án quy hoạch khu đô thị Thủ Thiêm là một ví dụ. Chi phí tới 600.000 USD làm dự án này nhưng chúng ta có được cái nền móng phát triển vững chắc. Hiện nay TP đã quy hoạch chi tiết 1/2000 cho 15.000 ha trong tổng số 22.000 ha (đạt tỷ lệ 68,1%) nhưng “chất lượng kém quá!”.
Thất thoát lãng phí do quy hoạch treo, quy hoạch chồng chéo:
Năm 1995, tỉnh Kiên Giang quy hoạch khu công nghiệp (KCN) Vĩnh Quang có diện tích 60 ha nằm giữa đường Đồng Khởi và đường Nguyễn Bỉnh Khiêm của thị xã Rạch Giá. Đây là khu vực đông dân cư với hơn 400 hộ sinh sống từ lâu đời
Năm 2001, biết không thể triển khai KCN Vĩnh Quang, tỉnh Kiên Giang quy hoạch KCN Vĩnh Hiệp quy mô gần 100 ha, cũng nằm ở khu dân cư đông đúc của thị xã Rạch Giá: Khu phố Phi Kinh, phường Vĩnh Hiệp. Lần này kiên quyết, một phương án bồi hoàn giải tỏa, tái định cư cho 129 hộ đã được phê duyệt.Nhưng năm 2002, một cán bộ ở Trung ương nhắc rằng việc xây dựng KCN này không phù hợp, vì thị xã Rạch Giá sẽ được nâng cấp lên thành phố. Chẳng lẽ KCN nằm giữa lòng thành phố? Thực tế, Rạch Giá đã được công nhận là thành phố. Kiên ._.Giang lại sửa quy hoạch và lần này đưa KCN về huyện Châu Thành.
Hiện nay, với hai dự án “KCN treo” kể trên, UBND thành phố Rạch Giá đề nghị điều chỉnh sang khu dân cư và khu đô thị mới. Chi phí ban đầu của hai dự án trên đã ngốn số tiền không ít, nay thêm chi phí “chỉnh sửa”, còn thiệt hại do cuộc sống của hàng trăm hộ dân bị ách tắc cả chục năm do dự án “treo”
Hoặc như nhà máy lọc dầu Dung quất – như thời gian ban đầu qui hoạch bố trí ở khu vực Vũng Tàu –trên song thị vải ,sau đó chính phủ quyết định xây dựng o Dung quất –quảng ngãi .chất lượng qui hoạch con thấp ,hiện tung khá phổ biến đó là chuẩn bị xây dựng công trình thì lại phải phá bỏ đi ,những hiện tưọng trên xảy ra ở các ngành các lãnh vực ,các địa phương song còn chậm đuợc khắc phục.
Nhiều dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, để rồi vẫn chỉ là bãi đất, vừa lãng phí tiền đầu tư vừa lãng phí đất sản xuất nông nghiệp. Ðiển hình như khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng đã hơn 5 năm, khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi đầu tư trên 100 tỷ đồng, từ năm 1997... hiện chỉ có bãi đất “trơ gan cùng tuế nguyệt”.
1.2 .Thất thoát và lãng phí trong khâu xác định chủ trương đầu tư
Đánh giá mức độ thất thoát lãng phí theo số lượng tương đối (%), hoặc số tuyệt đối thì chưa có tài liệu nào khẳng định, kể cả báo cáo kết quả thanh tra của thanh tra Nhà nước cũng chỉ đưa ra một số công trình, một số dự án có những số liệu ở mức độ khác nhau. Trong đó do duyệt chủ trương đầu tư sai có thể làm tổn thất 60 - 70% số vốn đầu tư thì nhiều đại biểu stế. Nghị định số 52/CP về “quản lý đầu tư XDCB” qui định chức năng cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình đầu tư XDCB thì trách nhiệm lớn nhất là của chủ đầu tư - người quyết định đầu tư; đây là khâu quan trọng, nếu thất thoát cũng là lớn nhất. Đã gọi là đầu tư, nếu không đúng hướng thì dù đầu tư vào ngành, lĩnh vực nào cũng không phát huy tác dụng, kém hiệu quả, gây lãng phí. Còn nhiều dự án ở các địa phương được duyệt không vì sự cần thiết phải đầu tư do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà lại vì một số lý do khác. Thực tế cho thấy có trưòng
hợp không có qui hoạch , hoặc có qui hoạch chưa hợp lí phải điều chỉnh lại ,duyệt lại hoặc trong quá trình lập dự án do khảo sát không kĩ ,lựa chọn địa điểm ,lựa chọn công nghệ chưa thích hợp ,đầu tư không đồng bộ giữa các hạng mục ,chưa chú ý đến đầu tư cho vùng cung cấp nguyên liệu ,xác định qui mô xây dựng của công trình vượt quá nhu cầu sử dụng chính đó là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng thất thoát và lãng phí.
Điển hình là các nhà máy đường ở địa phương , nhà máy xi măng lò đứng của một số địa phương, đánh bắt xa bờ vì thiếu đồng bộ giữa khâu đánh cá với cơ sở hạ tầng ,cơ sở chế biến.
Thật vậy vẫn còn những dự án ''mía đắng, đường chua'', đánh bắt xa bờ ''tàu nằm bờ, vốn trôi xa bờ'', trồng cây cà phê, chè mất trắng... Báo cáo đoàn giám sát của UBTVQH mới đây cho rằng, nguyên nhân hoàn toàn do chủ quan từ phía quản lý và thực hiện dự án nhưng chưa được làm rõ và công khai kết quả xử lý.
Quy mô, địa điểm của nhiều dự án ĐTXDCB của nhà nước xác định không đúng dẫn đến tình trạng phải liên tục bổ sung vốn, đầu tư xong thiếu nguyên liệu để sản xuất, đầu tư xong không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Dự án nhà máy chế biến cà chua do Công ty XNK rau quả Hải Phòng làm chủ đầu có tổng vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng, công suất 200 tấn/ngày được xây dựng từ năm 2001.
Tuy nhiên, hàng năm nhà máy chỉ thu mua được 1.000 tấn cà chưa đáp ứng đủ cho nhà máy này hoạt động... từ 5-6 ngày. Từ năm 2001 đến nay nhà máy sản xuất được 5 tấn sản phẩm. Mỗi năm, nhà máy phải “đắp chiếu” 300 ngày.
Đây là sản phẩm của tư duy quan liêu bao cấp nặng nề, quyết định đầu tư duy ý chí, làm kinh tế theo kiểu phong trào. Nếu gõ cụm từ “đầu tư sai” vào các trang tìm kiếm trên internet sẽ có trên 500 trang tin đề cập đến. Đọc các trang này ta thấy đầu tư sai mang lại hậu quả xấu rất lớn. Nhiều tỉ đồng đã thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong hơn 12.000 dự án đầu tư, từ đánh bắt xa bờ, mía đường, xi măng lò đứng, cho tới đại công trường ở Hà Giang. Từ năm 2002, với chương trình 1 triệu tấn đường, cả nước rộ lên phong trào trồng mía, xây dựng nhà máy đường. Đến nay cả nước đã xây dựng 44 nhà máy đường, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tư, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lượng đường đạt trên một triệu tấn. Tuy nhiên đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đường trên toàn quốc hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số mất khả năng chi trả. Trong số nợ này có tới khoảng 1.000 tỉ đồng vay nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp đã không trả được nợ nước ngoài. Hệ thống Ngân hàng thương mại cũng đã phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp trên 17,4 triệu USD. Từ khi bắt đầu chương trình mía đường, đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ lũy kế của 36 doanh nghiệp là trên 2.000 tỉ đồng. Rất nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tư, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tư. Nhà máy đường Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn. Nhà máy đường Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tư. Nhà máy đường Sơn Dương lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tư. Trong số 44 nhà máy đường trên cả nước, chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/44 nhà máy đạt từ 50-80% công suất; có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dưới 50% công suất. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các địa phương đều tìm cách "thu nhỏ" nhà máy khi lập dự án, giảm mức đầu tư xuống mức rất thấp để có được quyết định thành lập nhà máy. Sau khi có quyết định, được cấp vốn, họ lại xin điều chỉnh mức đầu tư để “thổi phình” nhà máy lên. Có những dự án nhà máy đường phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60%, thậm chí 100% tổng vốn đầu tư: Nhà máy đường Phụng Hiệp tăng từ 134,2 tỉ đồng lên đến hơn 210 tỉ đồng; Nhà máy Linh Cảm tăng từ 98,4 tỉ lên đến 122,6 tỉ đồng; Nhà máy Vị Thanh tăng từ 81,3 tỉ lên đến 173,6 tỉ đồng. Nguyên nhân cơ bản là do việc chuẩn bị đầu tư không tốt, duy ý chí, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường nên quyết định đầu tư sai. Ví dụ, các nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) và Thừa Thiên-Huế đã đầu tư sai. Sau khi được di dời vào Trà Vinh và Phú Yên đã hoạt động khả quan hơn. Chọn Linh Cảm nhà đầu tư đã chủ quan không điều tra, không quy hoạch, không nghiên cứu cụ thể. Vùng Linh Cảm là vùng trồng lúa rất tốt. Người dân ở đây trồng ba vụ/năm: hai lúa và một màu, thu được khoảng 35-40 triệu đồng/ha. Nhưng nếu trồng mía, năng suất cao nhất là 80 tấn/ha. Với giá mía 220.000 đồng/tấn thì chỉ được gần 20 triệu đồng/ha. Trồng mía thu nhập chỉ bằng 1/2-1/3 cây trồng khác thì người nông dân không trồng mía. Không có mía thì nhà máy không có nguyên liệu. Nhà máy đường Linh Cảm khi đi vào sản xuất vụ đầu tiên chỉ chạy được có 15 ngày, như thế thì không thể tồn tại được. Lãng phí do việc đầu tư sai từ việc đầu tư 9 cảng cá gồm: Cà Mau (Cà Mau), Trần Đề (Sóc Trăng), Tắc Cậu (Kiên Giang), Côn Đảo, cảng Cát Lở (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Thuận Phước (Đà Nẵng), Sông Gianh (Quảng Bình), Thuận An (Thừa Thiên-Huế) rất lớn. Các cảng cá này được đầu tư xây dựng với mục đích tăng thêm nơi trú ngụ cho 3.500 tàu thuyền, tăng khả năng khai thác hải sản qua cảng là 35.000 tấn/năm, tăng năng lực đánh bắt để khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa bờ, góp phần bảo vệ nguồn lợi, vệ sinh môi trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Với những khoản đầu tư khổng lồ nhưng kết quả thanh tra đã xác định việc tư vấn thiết kế và quyết định đầu tư xây dựng một số cảng cá chưa hợp lý về vị trí, qui mô công trình và đầu tư mua sắm thiết bị chưa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí trên 52 tỉ đồng. Cảng cá Cà Mau xây dựng do vị trí xây dựng không phù hợp nên cảng đã phải chuyển đổi hình thức từ cảng cá sang chợ cá. Sau hơn ba năm bàn giao, cảng cá Cà Mau không có tàu đánh bắt thủy hải sản cũng như các loại tàu khác có công suất 60-300CV cập cảng, chỉ có gần 2.000 lượt tàu thuyền thương mại và du lịch nhỏ cập cảng để trung chuyển hàng hóa, bằng 1,21% công suất thiết kế, trong đó hàng thủy sản đạt 4,43% công suất Ngoài ra, 18,471 tỉ đồng đầu tư cho các cảng cá mua sắm xe gắn cầu, xe nâng hàng, canô gắn máy cũng trở nên lãng phí do hầu hết tàu thuyền cập cảng là tàu đánh bắt vừa và nhỏ của ngư dân, hàng hóa chủ yếu là hàng hải sản với số lượng ít, không qua khâu trung chuyển khi cập cảng. Ba trong số chín cảng cá bị thanh tra được xác định là có vấn đề về chất lượng do tài liệu đầu vào (thủy văn, khí tượng, địa hình...) phục vụ việc thiết kế không đủ độ tin cậy nên giải pháp kỹ thuật và kết cấu công trình chưa hợp lý khiến công trình chưa đảm bảo tính ổn định.. Cảng cá Trần Đề cũng chỉ đạt hiệu quả khai thác 3,1% so với năng lực thiết kế và không thể sử dụng khai thác được do cao trình thiết kế sai, kết cấu bất hợp lý của hầu hết hạng mục công trình. Ngoài 9 cảng cá ra, cảng Sài gòn được đầu tư nâng cấp trên 512,6 tỷ đồng ( thời điểm năm 2000), vừa làm xong đã phải di dời gây lãng phí nghiêm trọng. Trong công nghiệp sản xuất chế biến phục vụ nông nghiệp có Nhà máy ươm tơ Yên Lạc là một ví dụ. Sau gần hai năm xây dựng với kinh phí gần 10 tỉ đồng, Nhà máy ươm tơ tự động Yên Lạc (Vĩnh Phúc) được coi là nhà máy ươm tơ hiện đại nhất miền Bắc, chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/2003. Nhà máy nằm giữa vùng trồng dâu nổi tiếng nhất tỉnh Vĩnh Phúc với sản lượng kén hằng năm tới gần 1.000 tấn. Thế nhưng nếu tính thời gian sản xuất liên tục thì một năm nhà máy chỉ hoạt động được mấy tháng, còn thì “trùm mền”. Vì sao? Vì giá thu mua kén của nhà máy không cạnh tranh được với tư thương, gần một năm chỉ mới chỉ thu mua và sản xuất được 50 tấn kén. Trong thương mại dịch vụ nhiều quyết định đầu tư sai dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn như hệ thống chợ ở Hà Nội. Chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh) đầu tư hàng chục tỷ đồng làm xong không có người sử dụng .Hà Nội có 72 chợ được xây dựng thì có 58 chợ đã hoàn thành với tổng kinh phí được cấp trên 100 tỷ 789 triệu đồng và 189.746m2 đất. Trong đó, có 4 chợ sử dụng chưa được hiệu quả với tổng kinh phí xây dựng lên tới 17,689 tỷ đồng và 38.119m2 đất so với 12 chợ đã được đưa vào sử dụng. Tình hình trên cũng xảy ra ở nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy chế biến rau quả, hải sản như ở Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Kiên Giang công suất khai thác của các nhà máy này rất thấp.Việc xây dựng nhiều khu công nghiệp ở một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương do không gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân nên đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội; việc quy hoạch nhiều nhà máy trong đô thị dẫn đến quá tải nay phải có kế hoạch di chuyển sang địa phương khác.
Nhìn chung trong toàn quốc việc bố trí đầu tư rất dàn trải. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & đầu tư, khoảng 1.430 ( khoảng 13%) dự án thuộc nhóm B và C bố trí quá thời gian quy định, trong đó khoảng 250( 14,2% ) dự án nhóm B bố trí vốn kéo dài quá 4 năm ( các bộ, ngành khoảng 110 dự án, địa phương khoảng 140 dự án) ; có 1.180 ( 12,9% ) dự án nhóm C bố trí vốn kéo dài quá 2 năm( bộ, ngành là 145 dự án, địa phương 1.035 dự án). Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đã xảy ra liên tục từ năm 1996 đến nay. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, chậm được khắc phục. Bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hướng giảm dần. Một số Bộ, ngành và địa phương vẫn chưa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chưa đủ thủ tục về đầu tư. Chỉ tính riêng các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn cân đối ngân sách nhà nước do Trung ương quản lý, năm 2001 có 357 dự án thiếu thủ tục đầu tư, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 365 dự án và năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tư, chưa có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, như Bộ Giao thông Vận tải (17 dự án), Bộ Y tế (11 dự án), Bộ Công an (10 dự án). ĐTXDCB của nhà nước còn mang tính chất khép kín và thiếu cơ chế giám sát. Khép kín trong nội bộ ngành và khép kín trong ĐTXDCB nhà nước.
Qua tình hình trên cho thấy ;chủ trưong đầu tư cần đuợc đánh giá là khâu dễ gây và thực tế đã gây nên những thất thoát và lãng phí lớn trong đầu tư còn mang nặng tính phong trào ,phát triển công nghiệp một cách gượng ép nên dẫn đến hiệu quả đầu tư không cao ,hoặc không có hiệu quả.
1.3. Thất thoát và lãng phí trong khâu thẩm định phê duyệt thiết kế kĩ thuật tổng dự toán
Tình trạng một số cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư ,quyết định phê duyệt thiết kế kĩ thuật ,tổng dự toán chi tiết thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung ,điều chỉnh nhiều lần ,thậm chí có không ít dự án vừa thiết kế ,vừa thi công …đến giai đoạn cuối thi công xong thì mới trình duyệt hoặc xin điều chỉnh tổng dự toán nhằm hợp thức hoá các chi phí đã phát sinh .Điển hình như dự án xây dựng cải tạo QL1 (Hà Nội – Lạng Sơn) có chiều dài 161 km và dự án có tổng mức đầu tư gần 1.800 tỷ đồng, tương đương 160 triệu đô la.
Dự án 161 km QL1 được xem là một trong những dự án có “quy trình” ngược, vi phạm quy chế đầu tư và xây dựng cơ bản. Bởi lẽ công trình được khởi công từ năm 1998 nhưng đến tháng 9/2002 mới lập tổng dự toán.
Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp đường xuyên đảo Hải Phòng – Cát Hải – Cát Bà (gọi tắt là đường xuyên đảo) được giao cho Sở Giao thông – Công chính Hải Phòng làm chủ đầu tư; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cảng và khu neo đậu tàu đảo Bạch Long Vĩ trực tiếp quản lý, điều hành dự án, chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư 51 tỷ 433 triệu đồng bằng vốn ngân sách (khởi công ngày 11-11-1999, hoàn thành ngày 1-1-2003), cải tạo 30,73 km nối từ bán đảo Đình Vũ ra đảo Cát Hải và đảo Cát Bà. Giai đoạn 2 mức đầu tư hơn 18,2 tỷ đồng cũng từ nguồn ngân sách, cải tạo tiếp hơn 4 km nối từ đường xuyên đảo tới Vườn quốc gia Cát Bà nhằm tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn, thuận tiện giao thông và phục vụ khách du lịch (khởi công ngày 27-7-2004 đến ngày 24-5-2005).
Tại Quyết định 574/QĐ-UB ngày 6-4-1999, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã phê duyệt tổng dự toán giai đoạn 1 gần 31,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do thay đổi về các quyết định đầu tư, chủ đầu tư đã lập lại tổng dự toán lên hơn 51,4 tỷ đồng. Giai đoạn 2 được phê duyệt tổng dự toán hơn 17,9 tỷ đồng, chủ đầu tư cũng lập lại tổng dự toán điều chỉnh lên 18,2 tỷ đồng.
Đây là dự án lớn, song việc thẩm định, trình duyệt thiếu sự đồng bộ, khiến cho dự án bị kéo dài trong nhiều năm, nguồn vốn bố trí không phù hợp nên đến nay vẫn chưa có vốn để thanh toán dứt điểm. Việc điều chỉnh nhiều lần đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ dự án, làm lãng phí vốn đầu tư, tăng giá trị công trình. Do có chủ trương thay đổi về quy mô, chủ đầu tư đã yêu cầu đơn vị khảo sát thiết kế là Trung tâm kỹ thuật các công trình đặc biệt (Bộ Quốc phòng) điều chỉnh thiết kế lại và được chủ đầu tư phê duyệt.
Theo chế độ nhà nước về qui định chi phí tư vấn (khảo sát ,thiết kế …) được tính theo tỉ lệ thuận theo chi phí công trình ,nhưng song trên thực tế các nhà thiết kế lại tăng qui mô và hệ số an toàn của công trình cao hơn mức bình thường để tăng giá trị công trình nhằm tăng chi phí thiết kế để hưởng lợi hiện tuợng này cũng dẫn đến thực trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư đồng thời tạo sơ hở để giảm khối luợng trong quá trình thi công một ví dụ tiêu biểu đó là việc rút ruột các công trình xây dựng :
Công trình khu tái định cư (TĐC) cho 28 hộ dân (thôn 5, Quảng Phong, Quảng Trạch) thuộc diện ảnh hưởng phải di dời khi triển khai thi công đường dây 500 KV, mạch 2 (Đà Nẵng-Hà Tĩnh) đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt với tổng dự toán gần 800 triệu đồng. cụ thể như sau :
Hạng mục giao thông tuyến ở trong khu TĐC chỉ dài 573 m, nhưng lại được lập thiết kế lên 990 m. Trên thực tế, con đường này họ không thi công nhưng vẫn được nghiệm thu đủ 990m3.
Mặt đường chỉ hơn 3m, nhưng họ lại căng kéo trên giấy thêm 2m nữa để ung dung đút tiền vào túi. Khối lượng đất đào đắp chỉ chưa đầy 200 m3, ấy thế mà họ lại vống lên trên 550 m3... đây chỉ là một ví dụ nho nhỏ trong hàng loạt các vụ rút ruột công trình xây dựng khác ,đó dường như là một căn bệnh nan y khó có thuốc chữa nếu như không có kháng sinh liều cao.
Quá trình khảo sát lập dự án đầu tư cũng tạo ra khe hở gây thất thoát lãng phí vốn và tài sản Nhà nước. Rất nhiều hạng mục công trình chỉ tạm tính sao cho tổng mức đầu tư thấp .Do vậy trong quá trình thi công đã vựot tổng mức đầu tư gấp 2 lần so với ban đầu nên phải điều chỉnh lại .Điển hình như dự án đầu tư tại vành đai 3 –Hà nội Thanh tra Chính phủ đã phát hiện một đơn vị thi công đường vành đai 3, Hà Nội đã hạch toán chi phí của công trình khác vào công trình đường Vành đai 3 với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng ,hoặc như Xây dựng Nhà máy ôtô VEAM vượt gấp đôi dự toán,Tổng mức đầu tư đề xuất ban đầu là 268 tỷ đồng nhưng khi quyết định đầu tư phê duyệt lại là gần 600 tỷ đồng. Cộng với các khoản chi phí khác (đền bù GPMB gần 4 tỷ đồng, chi phí dự phòng hơn 47 tỷ, chi phí khác hơn 1 tỷ) thì tổng mức đầu tư cho nhà máy ôtô này lên tới 652 tỷ đồng.
Như vậy qua đây cho thấy sơ hở trong công tác quản lí đã gây ra tình trạng thất thoát ,lãng phí đồng thời tạo lỗ hổng cho cho các hiện tuợng tiêu cực ,tham nhũng có thể xảy ra.
Bên cạnh đó một hiện tượng khá phổ biến là khi lập và phê duyệt tổng dự toán ,dự toán không theo sát với thục tế từng khu vực thoát li giá cả thị truờng ,hoặc chất lượng dự án không phù hợp với cảnh quan thực tế cũng như yêu cầu kĩ thuật dẫn đến phải sửa đổi bổ sung rất nhiều lần …cho nên chất luợng công trình không đảm bảo .do đó cần phải sớm có biện pháp khắc phục những tồn tại và yếu kém trên
1.4 .Thất thoát và lãng phí vốn đầu tư trong khâu kế hoạch hoá đầu tư
Cơ chế điều hành kế hoạch hoá đầu tư trong thời gian qua từng buớc có điều chỉnh căn bản cùng với công tác cải cách hành chính nhà nứơc song vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót như là kế hoạch bố trí dàn trải ,thiếu tập trung ít chú ý đến hiệu quả kinh tế ,từ đó dẫn đến tiêu cực chạy vốn gây thất thoát và lãng phí và tài sản ,tình trạng khối lượng dở dang lớn sẽ kéo dài thơi gian thi công sẽ làm tăng chi phí quản lí ,đẩy giá trị công trình lên cao. Bố trí danh mục kế hoạch các dự án quá phân tán ,công trình đưa vào thi công bị kéo dài hiệu quả thấp như hồ Dầu Tiếng ,thuỷ điện Hoà Bình thi công kéo dài trên 20 năm đến nay vẫn chưa quyết toán. Nhiều dự án nhẽ ra phải hoàn thành nhưng do không đủ vốn nên không thể hoàn thành dẫn đến công trình còn dở dang như Cầu Kinh Mới thuộc tỉnh Cần Thơ sau gần 4 năm thi công chỉ được vài trụ, cầu được xây dựng kiên cố có giá trị hàng tỉ đồng phục vụ cho việc đi lại của người dân. Thế nhưng, cầu chưa hoàn thành nên chỉ là nơi để người dân ghé cây dựng chòi nuôi gà hay dự trữ củi đốt, trong khi người dân vẫn phải tiếp tục đi trên những chiếc cầu gỗ đã xuống cấp lâu năm.
Đặc biệt bố trí kế hoạch không đồng bộ ,còn năng cơ chế “xin –cho” “mạnh ai nấy làm” dẫn đến nhiều tuyến đường vừa đào xong đã lấp xuống để lắp đặt hệ thống cấp thoát nước ,điện thoại ..gây ra lãng phí vốn đầu tư.
Đối với dự án ODA chưa bố trí đủ vốn đối ứng ,làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình. Nhiều địa phương vẫn tồn tại ''trống đánh xuôi kèn thổi ngược'' với các chỉ thị của Trung ương. Tỉnh Lào Cai, mục tiêu kè biên giới được giao 27 tỷ đồng thì tỉnh mới bố trí 20 tỷ đồng. Tỉnh Thái Bình được giao 15 tỷ đồng cho dự án đường 217 thì mới bố trí được 5 tỷ đồng. Có tỉnh như Long An, dự án cầu Cái Môn được giao 10 tỷ đồng chưa thấy tỉnh bố trí vốn.
Nhìn chung tình trạng bố trí kế hoạch không tập trung chưa ưu tiên đúng mức cho những công trình cấp thiết ,việc bố trí kế hoạch đầu tư cho các dự án chuyển tiếp chưa hợp lí ,Kế hoạch vốn thấp hơn giá trị khối lượng thực hiện vượt kế hoạch chưa đuợc thanh toán gây khó khăn cho các nhà thầu ,và tình trạng này đã kéo dài trong nhiều năm qua .do yêu cầu cần sớm đưa vào sử dụng mà các nhà thầu vẫn triển khai thi công mặc dù biết kế hoạch giao thấp ,khối luợng thực hiện vượt kế hoạch hang năm khá lớn song nguồn vốn thanh toán lại không có dẫn đến tình trạng nợ đọng trong nhiều năm đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hinhf tài chính của các đơn vị thi công .Nổi bật là trong năm 2004 số nợ đọng trong đầu tư và xây dựng cơ bản vẫn còn trên 5.000 tỷ đồng; trong đó, Trung ương khoảng 2.000 tỷ và 3.000 tỷ còn lại là các địa phương.
Cách điều hành kế hoạch không hợp lí đã tồn tại trong nhiều năm qua đã dẫn đến nợ khối lượng thanh toán kéo dài ,gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách, không đáp ứng đuợc những yêu cầu về vốn cho các nhà thầu trong khi đó tiến độ thi công luôn bị thúc ép ,khối lượng hoàn thành chưa đuợc thanh toán ,lãi thi công không đủ trả lãi vay vốn ngân hàng do đó mà gây ra thất thoát và lãng phí.
2. Thất thoát và lãng phí trong khâu thực hiện đầu tư
2.1.Thất thoát lãng phí vốn đầu tư trong đấu thầu xây dựng
Đấu thầu xây dựng là hình thức lựa chọn nhà thầu để kí hợp đồng giao thầu xây dựng cho phù hợp cơ ché thị trường có sự quản lí của nhà nước theo nguyên tắc cạnh tranh làh mạnh .Song trên thực tế thưòi gian qua đấu thầu xây dựng còn bộc lộ không ít những tiêu cực như:
-Tình trạng không tuân thủ cơ chế đấu thầu thường xảy ra: trong thực tế nhiều công trình đúng ra phải đấu thầu song chủ đầu tư lại chỉ định thầu ,hoặc chia nhỏ dự án thành nhiều hạng mục nhỏ ,gói thầu nhỏ để thực hiện chỉ định thầu. Như vậy không những không tiết kiệm đuợc ngân sách nhà nuớc lại còn phụ thuộc khả năng thi công của nhà thầu không đảm bảo chất lượng theo thiết kế được duyệt phải tu bổ sửa chữa ngay sau khi công trình đưa vào sử dụng.Việc chỉ định thầu làm nảy sinh nhiều biểu hiện không lành mạnh làm gia tăng chi phí đầu tư của dự án. Dự án thuỷ điện Sê San 4 (giáp ranh 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum),là một ví dụ. Ngày 26/10/2004 ông Nguyễn Mạnh Long -Trưởng Ban QLDA thuỷ điện 4 (BQLDA TĐ 4) thuộc Tổng Cty Điện lực Việt Nam (EVN) ra Quyết định 1364 phê duyệt các hạng mục chuẩn bị xây dựng, trong đó có tỉnh lộ 664 theo hình thức chỉ định thầu .Ngay khi có được hợp đồng chính thức từ Ban QLDA TĐ 4 nhà thầu chính là Chi nhánh Tây Nguyên-Tổng Cty XDCTGT1 đã ký hợp đồng “bán” lại toàn bộ công trình cho 8 đơn vị khác như Cty CP XDCT giao thông Gia Lai, Cty quản lý và sửa chữa cầu đường Gia Lai, Cty TNHH Trung Kiên...để hưởng chênh lệch 5% từ tổng dự toán công trình. Chỉ tính riêng phần chênh lệch 5% này, Chi nhánh Tây Nguyên của Tổng Cty XDCTGT1 thông qua vài chữ ký đã bỏ túi gần 2,5 tỷ đồng!
-Tình trạng bỏ thầu với giá thấp để đuợc trúng thầu cũng đã xảy ra phổ biến . Đó là trường hợp gói thầu số 7 dự án vệ sinh môi trường TP.HCM - lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã hết thời hạn hợp đồng thi công từ tháng 11-2006 song cơ quan chức năng dự báo sẽ còn trì trệ kéo dài thêm ba năm nữa.Trong cuộc đấu thầu gói thầu số 7 diễn ra ngày 5-6-2002, có chín nhà thầu tham gia. Trong đó liên danh nhà thầu Tianjin-Chec 3 (Trung Quốc) đứng đầu danh sách nhà thầu bỏ giá thấp hơn 20% giá dự toán nên trúng thầu. Còn các nhà thầu không trúng thầu như nhà thầu JV Vinaconex and Narawat (VN - Thái Lan) bỏ thầu thấp hơn dự toán 11%, JV BMW 7 R (Đức - Thái Lan) 18% và JV.TOA - Tổng công ty Xây dựng số 1 (Nhật - VN) thấp hơn 5%, còn lại năm nhà thầu bỏ giá cao hơn dự toán. Có thể nói rằng chính Ban quản lý dự án vệ sinh môi trường TP.HCM (gọi tắt là PMU) kém năng lực nên không phát hiện sớm nhà thầu không có khả năng về tài chính. Mãi đến năm 2005, khi đã hết 70% thời gian thi công và khối lượng công trình chỉ đạt hơn 22%, PMU mới có báo cáo các cơ quan chức năng nhà thầu Tianjin-Chec 3 không có năng lực về tài chính và yêu cầu công ty “mẹ” của nhà thầu tại Trung Quốc hỗ trợ về tài chính cho nhà thầu “con” ở VN. dẫn đến dự án này cứ ì ạch trong suốt mấy năm qua .
Do vậy nhiều dự án công trình trúng thầu với giá thấp cho nên chất lượng công trình thấp ,hoặc đấu thầu thiết bị các nhà thầu thuờng bỏ thấp rất nhiều so với giá trị thực của nó
Nhiều cuộc đấu thầu nhìn bề ngoài diễn ra gay gắt nhưng người thắng cuộc dường như đã biết trước ,đó là tình trạng thông thầu móc ngoặc “quân xanh ,quân đỏ “ đó là một trong những sơ hở chủ yếu khiến nguồn vốn nhà nước bị “rút ruột”, thất thoát hàng tỉ đồng hiện nay xuất phát từ khâu đấu thầu ,các nhà thầu sẵn sang thay đổi thiết kế chủng loại vật liệu để bòn rút tham nhũng trên giá trị công trinh còn chất lượng thi công không còn là mục tiêu quan trọng nữa mà vì mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
Mặt khác ta cũng thấy giá trúng thầu thấp hơn giá gói thầu nhưng lại cao hơn tổng dự toán đây cũng là một vấn đề cần xem xét nghiêm túc vì chính hiện tuợng này cũng tạo ra những ke hở gây thất thoát lãng phí và tham nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng.
Không ít người đã phải giật mình khi nghe dự án hầm đuờng bộ Hải Vân ,gói thầu 1A giá gói thầu là 72,5 triệu USD ,giá trúng thầu 46,1 triệu USD (bằng 63,5% giá dự toán ) dựa án cải tạo nhà máy Xi mắng Bỉm Sơn giá gói thầu xây lắp 55 tỷ đồng gía trúng thầu 36 tỷ đồng (bằng 66,7% giá dự toán được duyệt )….Công tác tổ chức đấu thầu ,xét thầu còn bộc lộ nhiều nhược điểm dẫn đến gây thất thoát và lãng phí ,tham nhũng vốn và tài sản nhà nước .Lập thẩm định dự toán ,xét thầu không đúng làm tăng khối lượng ,đơn giá của nhà nuớc làm tăng giá trị dự toán như dự toán giai đoạn 2 của dự án Trung tâm văn hoá nghệ thuật Việt Nam làm tăng 137.507.126 đồng;dự án Trung tâm sách Việt nam làm tăng 546.916.259 đồng.
Từ những sai sót kể trên dư luận xã hội cũng đẵt vấn đề sau việc đấu thầu sai nguyên tắc, chỉ định thầu không đúng qui định và chỉ đạo của các có thẩm quyền là gì ? Phải chăng đó là móc ngoặc ,thoả thuận để tham nhũng mà việc xử lí vi phạm là chưa thoả đáng ?
Vấn đề đặt ra là ai là người được lợi ai bị thua thịêt khi giá bỏ thầu quá thấp? Đối với nhữg dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách nhà nước ,thoạt nghe qua có vẻ nhà nước đuợc lợi nhưng thực tế lại không phải như vậy chất lượng công trình là một vùng đệm khó xác định để nhà thầu thắng thầu thì các nhà thầu đã thay đổi vật tư rẻ tìên cắt xén công đoạn thi công và khối lượng thực hiện cuối cùng giải quyết khâu nghiệm thu bằng phong bì .Kết cục là các công trình kém chất luợng ,người sử dụng phải chịu hậu quả lâu dài và nhà nước phải chịu chi phí sửa chữa ,những thực trạng trên trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời để bài ca thất thoát không còn mãi .
2.2 .Thất thoát ,lãng phí vốn đầu tư trong khâu tổ chức thực hiện đầu tư
Lãng phí ở khâu này cũng khá lớn khoảng tầm 16% tổng vốn thất thoát. Trong những năm qua cơ chế quản lí đầu tư xây dựng ngày càng được bổ sung ,sửa đổi nhằm nâng cao quyền hạn trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến công tác quản lí đầu tư tăng cường vai trò của chủ đầu tư trong việc quản lí và sử dụng nguồn vốn.Tuy nhiên trong thực tế nhiều chủ đầu tư không chấp hành nghiêm túc và đầy đủ các trình tự xây dựng thiếu ý thức tiết kiệm trong tính toán và chi tiêu tạo sơ hở để thất thoát và lãng phí xảy ra đuợc thể hiện như sau :
Nâng giá ,tăng khối lượng nghiệm thu thanh toán giữa A-B
Quá trình giám sát thi công không chặt chẽ ,không bám sát hiện trường … để nhà thầu sử dụng không đúng chủng loại vật tư ,ăn bớt vật tư gây lãng phí ví dụ rút ruột lên như công trình xây dựng tòa nhà Trung tâm nghiên cứu chất dẻo và đào tạo VINAPLAST (39 phố Ngô Quyền). Cụ thể là 14 cột trụ của tòa nhà được cấu tạo bằng sắt chờ cỡ phi 28 nhưng đã bị rút xuống còn sắt phi 25; chiều dài cửa mỗi thanh thép chờ là 2,1 đến 2,7 m. Nguy hiểm hơn, toàn bộ sàn trượt cũng bị ăn bớt thép, thay vì phải đổ 2 lớp thép theo thiết kế thì bên thi công đã ăn bớt đi 50%, chỉ còn lại 1 lớp. Hệ thống vách ngăn xung quanh cầu thang máy cũng được thay đổi chủng loại thép từ phi 16 xuống phi 14. Theo ước lượng ban đầu của cơ quan chức năng thì số thép bị ăn bớt, tới gần 10 tấn.
Hoặc như vụ cầu chui Văn Thánh là một minh chứng rõ nhất sự vô trách nhiệm của các bên liên quan gây tổn thất tốn kém lãng phí nghiêm trọng ,công ty 621 giao khoán đã rút đuợc 846.946 triệu đồng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đó là cầu văn thánh đã sụt lún ngay sau khi đưa vào sử dụng và chi phí khắc phục khoảng 10 tỉ đồng .
Thất thoát vốn trong khâu nghiệm thu không đúng ,nhà thầu thu lợi bất chính một khoản tiền ,Nhà thầu đem khoản tiền này đi hối lộ nguời có thẩm quyền ,cho chủ đầu tư làm tê liệt công tác thẩm định ,duyệt dự án ,dẫn đến quyết định sai chủ trương đầu tư ,gây lãng phí lớn cho xã hội ,hối lộ cơ quan bố trí kế hoạch để đuợc bố trí trong danh mục dự án , bố trí đủ điều kiện để giải ngân hết vốn ,trong khi các dự án khác lại thiếu vốn ,hối lộ nhà thiết kế ,nhà đầu tư ,thanh tra ,kiểm tra … Thực trạng nghiệm thu “khống” khối lượng công trình trong suốt thời gian qua ngày càng trầm trọng ,kéo dài từ năm này qua năm khác.
Năm 2000 qua thanh tra 4 dự án đầu tư ,thanh tra bộ tài chính đã phát hiện tổng giá trị nghiệm thu không đúng chế độ ,thiếu căn cứ 45,2 tỉ đồng.
Năm 2001 ,thanh tra 5 dự án nghiệm thu thanh toán không đúng 12,4 tỉ đồng chiếm 16,13% giá trị khối luợng nghiệm thu A-B tư vấn giám sát .Từ chỗ nghiệm thu sai về khối lượng ,chất lượng công trình dẫn đến các sự cố công trình ngay càng tăng
Năm 2005, Hà Tây đã thanh tra phát hiện số tiền sai phạm về kinh tế là 13,700 triệu đồng, trong đó kiến nghị thu hồi và giảm giá trị quyết toán xây dựng cơ bản là 2861 triệu đồng, xử phạt hành chính về thuế, thu hồi các khoản chi sai nguyên tắc trên 3 tỷ đồng. Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản tại 90 công trình của 4 huyện của tỉnh, hầu hết đều có sai phạm. Số tiền thất thoát do nghiệm thu không đúng số lượng, sai thiết kế chủng loại vật tư và bớt xén vật tư là 1694 triệu đồng, chiếm 2% giá trị xây lắp.
Nhìn chung việc tổ chức các ban quản lí dự án hiện nay chưa gắn trách nhiệm sử dụng và quản lí sử dụng tài sản._.n đầu tư, đồng thời làm chậm tiến độ xây dựng dự án, sẽ gây lãng phí lâu dài. Vì vậy để thực hiện tiết kiệm, giảm thất thoát, lãng phí có thể xảy ra trong quá trình xây dựng cần chú trọng lập lại trật tự trong quản lý sử dụng đất, định giá đất trên địa bàn, cấp giấy chứng chỉ pháp lý cho các hộ dân dử dụng đất để có cơ sở lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng xây dựng cho dự án theo các nội dung:
1.1. Phương án đền bù thiệt hại khi giải phóng mặt bằng xây dựng phải bao quát đầy đủ các nội dung sau:
- đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi
- đền bù thiệt hại về tài sản hiện có
- trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi mà phải chuyển nghề
- chi phí phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức thực hiện việc đền bù, di chuyển tài sản và dân cư để giải phóng mặt bằng.
1.2. Việc xử lý đền bù thiệt hại về đất là một nội dung quan trọng thường phát sinh tiêu cực, gây thất thoát lãng phí
Để giải quyết vấn đề này có kết quả, khi lập phương án đền bù về đất, nhà gắn với đất cần xử lý tốt các nội dung sau:
(1) kiểm tra các điều kiện để người bị thu hồi đất được đền bù theo quy định của chế độ hiện hành: phải có một trong các điều kiên như giấy chứng nhận quyền sử dụng, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền; giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
(2) kiểm tra để xác định tính chính xác của giá đất đền bù thiệt hại
- giá đất đền bù thiệt hại do UBND cấp tỉnh quyết định
- giá đất để tính đền bù thiệt hại phải đảm bảo phù hợp với khả năng sinh lợi và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương.
1.3. Kiện toàn Hội đồng đền bù, giải tỏa mặt bằng quy định rõ trách nhiệm từng khâu công việc, trách nhiệm cá nhân, có biện pháp kiểm tra giám sát hoạt động này trong quá trình thực hiện.
Trên cơ sở phương án đền bù, giải tỏa mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt , giao trách nhiệm và quyền hạn cho UBND các phường , xã xử phạt, cưỡng chế mọi trường hợp mới phát sinh lấn chiếm, gây khó khăn cho việc thi công các dự án nhằm đảm bảo các công trình dự án tiến hành đúng với kế hoạch và tiến độ đã được xác định.
1.4. Chấn chỉnh để thực hiện nguyên tắc: công tác giải phóng mặt bằng phải được chuẩn bị chu đáo sớm trước khi thực hiện dự án- giải phóng mặt bằng xong mới được thực hiện dự án
1.5. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng là nội dung liên quan đến nhiều vấn đề về xã hội, nhạy cảm về chính trị nên phải được các cơ quan chính quyền Nhà nước các cấp hiểu rõ và có trách nhiệm sẵn sàng tham gia giải quyết vướng mắc ở địa phương; phải tuyên truyền và công khai hóa để nhân dân vùng chịu ảnh hưởng hiểu rõ để phối hợp thực hiện. chống mọi vi phạm tiêu chuẩn, định mức, đơn giá đền bù cho dân để dùng vào mục đích khác gây khó khăn cho người được hưởng. việc xây dựng đơn giá đền bù, giải tỏa mặt bằng xây dựng phải kết hợp với công tác chuẩn bị trước khu định cư mới, tạo công ăn việc làm để ổn định đời sống của các hộ dân cư.
2. Củng cố và tăng cường công tác quản lý định mức, đơn giá, dự toán và chi phí xây dựng
Việc lập và quản lý giá xây dựng công trình thuộc sở hữu Nhà nước là một trong những vấn đề được các ngành, các cấp và xã hội rất quan tâm, nó gắn liền với chủ trương chống lãng phí, thất thoát, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội một cách thiết thực và trực tiếp nhất. tuy nhiên thực trạng những khiếm khuyết trong việc lập và quản lý chi phí xây dựng vẫn diễn ra ở nhiều nơi; ở nhiều công trình. Thời gian qua phần nhiều các công trình xây dựng ở các ngành, các địa phương và doanh nghiệp Nhà nước đều vượt tổng mức phê duyệt. để giảm thất thoát và lãng phí thông qua giá cần tăng cường kỷ luật quản lý giá trong từng khâu theo trách nhiệm của từng cơ quan Nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng theo hướng:
(1)bộ xây dựng ban hành hệ thống định mức sử dụng các loại vật liệu, sử dụng máy thi công
(2)hạn chế việc xây dựng đơn giá riêng của công trình, cơ quan được nhà nước giao xây dựng đơn giá riêng( giá đặc biệt) cho công trình phải chịu trách nhiệm về những thất thoát lãng phí do việc đơn giá riêng bị sai lệch so với thực tế gây ra
(3)nghiêm cấm cơ quan quản lý nhà nước về giá xây dựng ký hợp đồng xây dựng đơn giá đặc biệt cho công trình.
(4) củng cố và tăng cường kỷ luật đối với công tác thẩm định phê duyệt tổng mức đầu tư, tính dự toán, dự toán công trình, dự án.
(5) cơ quan thanh toán, cho vay vốn đầu tư phải xây dựng quy trình thanh toán, quy trình kiểm tra( thẩm định) phiếu giá thanh toán để quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho mỗi đối tượng cán bộ nghiệp vụ
(6) cơ quan tài chính, bộ tài chính, sở vật giá các tỉnh, thành phố cần ban hành quy trình thẩm định và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để hướng dẫn thống nhất công tác này cho các bộ, ngành, các địa phương. Qua đó quy định rõ trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong từng khâu của quá trình thẩm tra quyết toán, tổng phê duyệt quyết toán dự án đầu tư hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
3. Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác kế hoạch, tổ chức điều hành kế hoạch
Công tác lập kế hoạch hàng năm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình giải ngân của dự án, kế hoạch lập không sát với thực tế, nếu lập cao sẽ không có tính khả thi, không thực hiện được; ngược lại nếu lập kế hoạch thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người hưởng thụ, đến các nhà thầu vì sẽ xảy ra tình huống là tuy có khối lượng thực hiện nhưng không có nguồn vốn để thanh toán, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, chậm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, khối lượng dở dang lớn, giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí không cần thiết. để khắc phục tình trạng trên, trong công tác bố trí kế hoạch và điều hành kế hoạch cần được kiện toàn và nâng cao chất lượng theo hướng sau:
3.1. Phân định rõ giữa kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn
Trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng để tiến hành việc triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng hàng năm có kết quả cần phân biệt 2 loại kế hoạch sau:
Kế hoạch khối lượng là khối lượng công việc phải làm trong năm kế hoạch theo tiến độ.
Kế hoạch vốn( thường gọi là kế hoạch cấp phát vốn đầu tư) là khối lượng vốn đầu tư cần đảm bảo để thanh toán cho giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán
Trên giác độ kế hoạch (khâu làm kế hoạch), kế hoạch khối lượng và kế hoạch vốn có sự khác nhau theo sơ đồ sau:
Kế hoạch khối lượng
DDĐK DDCK
A B C D
Kế hoạch vốn
Theo sơ đồ trên, kế hoạch cấp vốn đầu tư hàng năm được xác định theo công thức sau:
AC=BD-CD+AB
ở giai đoạn thực hiện(báo cáo tình hình thực hiện) nội dung sơ đồ trên được hiểu:
BD: là giá trị khối lượng thực hiện
AC: là giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán. Giá trị khối lượng thực hiện này là căn cứ để cơ quan cấp phát, cho vay “xuất tiền” cấp phát, cho vay để thanh toán cho các nhà thầu, nhà cung cấp theo đề nghị của bên A (chủ đầu tư).
Trường hợp thứ nhất: khi AB>CD: giá trị khối lượng dở dang đầu kì > giá trị dở dang cuối kì thì dẫn đến hiện tượng: nhu cầu vốn đầu tư để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán cao hơn giá trị khối lượng của kế hoạch đầu tư sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn thanh toán. Trường hợp này các nhà thầu gặp nhiều khó khăn, phải vay vốn của ngân hàng thương mại để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. tình trạng này dẫn đến chủ đầu tư nợ vốn thanh toán các doanh nghiệp xây dựng nợ ngân hàng thương mại, nợ thuế với NSNN. Đó là nguyên nhân của hiện tượng nợ nần dây dưa giữa các đơn vị liên quan với nhau… dẫn đến phải khoanh nợ đảo nợ. tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là các doanh nghiệp xây dựng, nếu hiện tượng này kéo dài, không được khắc phục sẽ là suy yếu năng lực hoạt động các doanh nghiệp xây dựng, thậm chí đưa doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. vì vậy cần có cơ chế, giải pháp khắc phục trong quá trình điều hành thực hiện kế hoạch đầu tư hàng năm
Trường hợp thứ hai: khi AB<CD: giá trị khối lượng dở dang đầu kì < giá trị khối lượng thực hiện dở dang cuối kì sẽ xảy ra hiện tượng nhu cầu vốn đầu tư để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán lớn hơn số vốn đầu tư được cân đối để thực hiện kế hoạch đầu tư hàng năm đã được thông báo của các Bộ, ngành, địa phương. Hiện tượng này dẫn đến ứ đọng vốn( thừa vốn) tức vốn chờ việc.
Cả hai trường hợp nêu trên đều bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng nói riêng, cho nền kinh tế xã hội nói chung, hiệu quả đầu tư thấp. để khắc phục những tình trạng nêu trên, lành mạnh hóa các quan hệ tài chinh tiền tệ trong hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, giảm tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí trong tình hình đầu tư và xây dựng cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
- củng cố và nâng cao kỷ luật trong khâu triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, đặc biệt cơ quan kế hoạch các cấp.
-quy định rõ thẩm quyền và nâng cao trách nhiệm của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đối với trường hợp dự án hiệu quả đầu tư thấp, chậm tiến độ.
- nghiên cứu để xây dựng cơ chế xử phạt đối với trường hợp thừa hoặc thiếu vốn thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán đối với các cơ quan đơn vị có liên quan
- đối với công trình, dự án chuyển tiếp khi đã có giá trị khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán nhưng chưa được thanh toán, hoặc giá trị khối lượng thực hiện dở dang tại thời điểm báo cáo. Khi bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm không được thấp hơn giá trị khối lượng thực hiện nêu trên.
- bố trí kế hoạch phải đồng bộ giữa các hạng mục để thực hiện trọn gói một công trình, nhất là các công trình kỹ thuật hạ tầng cần được thực hiện theo phương thức cuốn chiếu, phải có đủ vốn đồng bộ để làm đến đâu xong đến đó nhằm xóa bỏ tình trạng nợ nần dây dưa giữa các đơn vị, dẫn đến khoanh nợ, đảo nợ… đã và đang tồn tại trong thực tế nhiều năm qua.
3.2. Xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội theo quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ được phê duyệt.
Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở cho kế hoạch đầu tư trung và dài hạn. trên cơ sở kế hoạch cần dành vốn đầu tư thích đáng cho công tác chuẩn bị đầu tư. Chỉ bố trí kế hoạch đầu tư khi đã xác định chắc chắn khả năng nguồn vốn và chỉ đưa vào kế hoạch đầu tư các dự án đã có đủ thủ tục đầu tư theo quy định; đồng thời phân cấp thực hiện theo nguyên tắc cấp nào điều hành tốt hơn thì giao quyền cho cấp đó để có thể chủ động điều hành kế hoạch và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3.3. Quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc bố trí nguồn vốn đầu tư và người ra quyết định đầu tư
3.4. Thực hiện quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư, xóa tình trạng dự án chưa chuẩn bị thủ tục nhưng vẫn được ghi kế hoạch đầu tư như nhiều năm đã và đang xảy ra
3.5. Về quản lý và theo dõi để cấp phát vốn đầu tư: không thực hiện việc giao kế hoạch đầu tư hàng năm như hiện nay mà nên giao vốn căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và tổng dự toán của dự án được duyệt.
3.6. Cải tiến việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư hàng năm theo hướng làm rõ trách nhiệm phải thực hiện các nhiệm vụ:
- tổng mức vốn đầu tư phải thực hiện trong năm.
-số lượng công trình, dự án tối đa được phép bố trí trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tình trạng danh mục dự án bị dàn trải theo hình thức “chia vốn” do cơ chế “xin cho”.
- quy định số lượng dự án nhóm B,C phải hoàn thành được nghiệm thu và quyết toán trong năm kế hoạch.
- các chỉ tiêu giá trị và hiện vật phản ánh kết quả và hiệu quả đầu tư phải thực hiện trong năm kế hoạch phù hợp với tổng mức vốn đầu tư giao trong năm kế hoạch.
4. Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu đặc biệt là kỷ luật đầu thầu
-chỉ định thầu: áp dụng cho những dự án có gói thầu dưới 1 tỷ đồng đối với xây lắp và mua sắm thiết bị, dưới 500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn; các dự án công trình thử nghiệm, sản xuất chất nổ, khai thác và chế biến đá quý hoặc các dự án đặc biệt có tính chất bảo mật quốc gia,…
- đấu thầu xây dựng: ngoài các đối tượng dự án được áp dụng chỉ định thầu nêu trên đều phải thực hiện đấu thầu xây dựng, vì đó là hình thức lựa chọn nhà thầu tiến bộ trong cơ chế thị trường.
Trong thực tế, đấu thầu xây dựng đã và đang bộc lộ nhiều thiếu sót tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nước. để khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng quản lý, ngăn ngừa lãng phí, thất thoát tham nhũng trong hoạt động đầu tư và xây dựng cần kiện toàn và củng cố, nâng cao chất lượng công tác giao nhận thầu theo hướng sau đây:
4.1. Ngoài những dự án như công trình thử nghiệm sản xuất chất nổ, sản xuất và khai thác đá quý, khắc phục thiên tai địch họa… cần quy định cụ thể quy mô vốn đầu tư theo từng nhóm đối tượng được phép chỉ định thâù cho từng loại dự án như: dự án làm đường giao thông, dự án dân dụng,…không nên quy định chung cho dự án xây lắp, mua sắm hàng hóa có vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, tư vấn dưới 500 triệu đồng như hiện nay là chưa hợp lý.
4.2. Không nên bắt buộc các dự án còn lại phải đấu thầu như hiện nay mà nên quy định:
- điều kiện nào phải đấu thầu
-áp dụng hình thức giao thầu theo kế hoạch: hình thức này có thể áp dụng cho một số ngành, một số loại dự án nhằm khai thác và sử dụng lao động hợp lý, phát huy năng lực của các nhà thầu…cùng với sự quy định quản lý chặt chẽ các khâu lập thiết kế, tổng dự toán, dự toán chi tiết; kiểm tra, giám định chất lượng công trình trong quá trình nghiệm thu, thanh toán có sự phối hợp của 3 đơn vị: chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan thiết kế với sự giám sát chất lượng của chủ quản đầu tư.
4.3. Để thực hiện đấu thầu đúng thực chất đối với các dự án áp dụng hình thức đấu thầu cần hoàn thiện cơ chế đấu thầu theo hướng rút ngắn quy trình thời gian lập, trình duyệt kế hoạch và kết quả đấu thầu. cần ban hành cơ chế chống việc bỏ giá thầu quá thấp như hiện nay, xây dựng mối quan hệ trong việc cung cấp đơn giá vật tư, thiết bị làm cơ sở xét thầu, nhất là giá thiết bị…
Phải có chế tài cụ thể để chống tiêu cực trong đấu thầu,xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu.
4.4. Nghiên cứu giải pháp giao thầu theo hình thức khoán gọn. áp dụng hình thức này nhà thầu dám chịu trách nhiệm lời ăn lỗ chịu chủ đầu tư không chấp nhận thanh toán vượt giá trị đã khoán gọn. kinh nghiệm cho thấy áp dụng hình thức này có tác dụng tích cực như hình thức đấu thầu. phù hợp vớ trình độ tổ chức thực hiện ở các địa phương, là một giải pháp tích cực để quản lý vốn đầu tư hiệu quả cần được nghiên cứu hoàn chỉnh để đưa vào quy chế chung áp dụng rộng rãi.
IV.Các giải pháp tài chính ngăn ngừa lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong công tác thanh toán.
1. Xây dựng và công khai qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư .
Xây dựng và công khai qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư là một giải pháp hữu hiệu để thực hiện tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, ngăn ngừa tiêu cực ,tham nhũng xảy ra trong quá trình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư.
Khi thực hiện cấp phát vốn cho các dự án đầu tư, để thanh toán cho giá trị khối lượng thực hiện để điều kiện thanh toán, cơ quan cấp phát, cho vay phải dựa trên các căn cứ như: căn cứ vào thiết kế kĩ thuật, tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình; quyết định thành lập Ban quản lý dự án , phải mở tài khoản tại cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư; quyết định trúng thầu, chỉ định thầu; căn cứ vào hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu; căn cứ vào các kế hoạch đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền công bố ; căn cứ vào bảo lãnh tạm ứng; phiếu giá thanh toán kèm theo biên bản nghiệm thu khối lượng thực hiện đủ điều kiện thanh toán.
Các cơ quan cấp phát và quản lý vốn đầu tư phải cải tiến thủ tục hành chính, kiểm soát nội bộ để đảm bảo thời gian giải ngân vốn đầu tư theo sát khối lượng nghiệm thu được đề nghị thanh toán của chủ đầu tư và các nhà thầu.
2. Xây dựng và công khai hóa qui trình kiểm tra, kiểm soát phiếu giá thanh toán .
Việc kiểm tra, kiểm soát phiếu giá thanh toán có ý nghĩa rất lớn để ngăn ngừa thất bại, lãng phí, tiêu cực trong quản lý đầu tư. Để phát huy hiệu quả của công tác này, phải xây dựng qui trình và công khai hóa qui trình kiểm tra, kiểm soát phiếu giá thanh toán.
2.1 Xác định đầy đủ nội dung hồ sơ đề nghị thanh toán vốn đầu tư vốn đầu tư
Khi cấp phát, cho vay vốn đầu tư để thanh toán khối lượng đã thực hiện các nhà thầu vần có đủ các bộ hồ sơ sau
- Quyết định đầu tư của các cấp có thẩm quyền
- Phải có thiết kế, tổng dự toán, dự toán hạng mục được phê duyệt.
- Có quyệt định thành lập ban quản lý dự án, bổ nhiệm trưởng ban, kế toán trưởng và mở tài khoản tại cơ quan cấp phát, cho vay vốn đầu tư đối với dự án.
- Có quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu
- Có các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu trúng thầu.
- Có kế hoạch đầu tư đã được công bố
- Bảo lãnh
- Có khối lượng thực hiện được nghiệm thu và chủ đầu tư chấp nhận và đề nghị thanh toán.
Ta có thể khía quát qua 2 sơ đồ sau.
Sơ đồ 1: Qui trình cấp phát, cho vay vố đầu tư
-QĐ đầu tư
-QĐ phê duyệt, thiết kế
Bộ tài chính
( Vụ đầu tư, Vụ tài chính đối ngoại)
Cơ quan chủ quản ( bộ, ngành, tỉnh, thành phố)
tổng dự toán
ự toán, dự toán
- KH đầu tư hàng năm
-QĐ trúng thầu
- Giao QĐ đầu tư kế hoạch cấp phát
-QĐ phê duyệt thiết kế vốn các Bộ, ngành,
Tổng dự toán, dự toán địa phương
- KH đầu tư hàng năm
-QĐ trúng thầu
Cơ quan cấp phát cho vay vốn đầu tư
Chủ đầu tư
Các hồ sơ
Khối Phiếu giá
lượng
thực
hiện Hợp đồng kinh tế
Nhà thầu
Sơ đồ 2: quy trình kiểm tra thanh tra phiếu giá thanh toán
Kiểm tra hồ sơ cấp phát cho vay
Kết luận
Kết luận chấp nhận
Kết luận từ chối
Nguyên nhân…
Kiểm tra việc xác nhận khối lượng thanh tóan
Kiểm tra việc xác nhận khối lượng chấp nhận thanh tóan
Kiểm tra biên bản nghiệm thu
Kiểm tra việc áp dụng các định mức
Thẩm tra tinh tóan xác định khối lượng
Kiểm tra kết quả thẩm tra hồ sơ phiếu giá
Kiểm tra tính pháp lý của phiếu giá
K.tra bản kê khối lượng thực hiện
Kiểm tra biên bản nghiệm thu
k.tra số phiếu gia thời gian thẩm tra
Kiểm tra để theo dõi việc luân chuyển phiếu gía
QĐ đầu tư
QĐ phê duyệt t.kế, tổng dự tóan, dự tóan
QĐ thành lập ban dự án
QĐ trúng thầu, chỉ định thầu hợp đồng kinh tế
Kế hoạch đầu tư
Kiểm tra hồ sơ, phiếu giá
Để công tác kiểm tra thanh tra, kiểm soát phiếu giá thanh toán phát huy tích cực là một giải pháp hữu hiệu để thực hành tiết kiệm chống thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư, cầu quy định rõ trách nhiệm cụ thể cho từng phòng ban, cán bộ nghiệp vụ đối với từng khâu của quy trình để làm cơ sở xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện. việc tổ chức triển khai tốt công tác này là một giải pháp quan trọng để giảm thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
V. Giải pháp ngăn ngừa thất thoát lãng phí trong công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành và công tác tổ chức
1. Kiện toàn công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong dây chuyền công nghệ quản lý vốn đầu tư để công nhận tính hợp pháp, hợp lý về sử dụng vốn đầu tư tạo ra sản phẩm hoàn thành cho nền kinh tế. vì vậy kiện toàn công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành là giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa lãng phí và thất thoát vốn đầu tư. Thực tế nhiều năm qua công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hầu hết các ngành địa phương làm chậm, chất lượng chưa cao. Vì vậy, công tác quyết toán thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn dự án hoàn thành cần được chấn chỉnh và kiện toàn theo những nội dung sau:
1.1. Nắm vững nội dung báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
* Tất cả các dự án đầu tư của cơ quan Nhà nước và các DNNN sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư
*tất cả các dự án đầu tư vốn NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo qui định của chế độ hiện hành
*nắm vững để hiểu rõ thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành
*nắm vững và hiểu rõ thẩm quyền cơ quan thẩm tra báo cáo quyết toán
Cơ quan thẩm tra quyết toán hoặc cơ quan kiểm toán phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra.
Đối với các dự án Quốc gia và các dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN: đối với dự án quốc gia do Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn NSNN, Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán trước khi phê duyệt.
Đối với các dự án nhóm B và C:
Các dự án nhóm B và C do Trung ương quản lý: bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội có thẩm quyền quyết định các dự án nhóm B và C sẽ quyết định đơn vị chức năng trực thuộc chủ trì tổ chức thẩm tra của bộ mình ngành mình nên cũng là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành nhóm B và C.
Các dự án nhóm B và C do địa phương quản lý thì chủ tịch UBND tỉnh , thành phố có thẩm quyền quyết định các dự án của tỉnh, thành phố cũng là người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành các dự án nhóm B và C.
Sở tài chính- vật giá là cơ quan chức năng chủ trì tổ chức thẩm tra, có nhiệm vụ tổ chức( tự thẩm tra hoặc thuê cơ quan kiểm toán ) thẩm tra báo cáo quyết toán để trình chủ tịch tỉnh thành phố phê duyệt.
*nắm vững nội dung và hồ sơ thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
+thụ lý hồ sơ quyết toán:
Để chuẩn bị tổ chức thẩm tra quyết toán, cơ quan chức năng phải chú ý thụ lý những hồ sơ sau:
(1) báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án, công trình hoàn thành do chủ đầu tư lập theo các nội dung được quy định
(2) báo cáo kiểm tra của cơ quan kiểm toán hợp pháp
(3)biên bản nghiệm thu công trình
(4) biên bản kiểm kê tài sản bàn giao giữa chủ đầu tư vớ các cơ quan đơn vị có liên quan
(5) bản xác nhận và nhận xét của cơ quan cấp phát cho vay đối với dự án.
+nội dung quyết toán
Khi triển khai thẩm tra quyết toán dự án công trình hoàn thành cần chú ý thẩm tra các nội dung chi tiết trên các mặt sau:
(1) thẩm tra về mặt pháp lý: là kiểm tra tính hợp pháp của việc đầu tư xây dựng công trình thể hiện qua các văn bản, hồ sơ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng công trình dự án.
(2) kiểm tra về mặt giá trị: là kiểm tra việc xác định giá trị quyết toán của dự án công trình xây dựng thể hiện ở xác định giá trị quyết toán phần xây lắp, phần thiết bị và chi phí khác ngoài ra còn xác định các chi phí không tính vào giá trị công trình.
(3) kiểm tra về mặt nghiệp vụ tài chính: là kiểm tra nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư
* quy trình và nội dung chi tiết thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
2. Kiện toàn tổ chức các ban quản lý dự án
Kiện toàn công tác tổ chức các ban quản lý dự án, kiểm tra chất lượng công trình và chi phí xây dựng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến ngăn ngừa thất thoát và lãng phí trong hoạt động đầu tư. Biện pháp để nâng cao năng lực các ban quản lý dự án đối với chất lượng công trình chi phí xây dựng cần kiện toàn và chấn chỉnh theo hướng sau:
2.1. Việc tổ chức các ban quản lý dự án đầu tư phải đảm bảo chủ đầu tư thực sự gắn với trách nhiệm quản lý vốn đầu tư trong suốt quá trình đầu tư và quá trình khai thác sử dụng công trình. Thực tế lâu nay không ít các ban quản lý dự án khi công trình hoàn thành được nghiệm thu, quyết toán đưa vào khai thác sử dụng thì ban quản lý bị giải thể, không còn mối quan hệ ràng buộc đến việc sử dụng công trình là tài sản di đầu tư đem lại. vì thế đã có trường hợp khi công trình hoàn thành được nghiệm thu nhưng đơn vị sử dụng không nhận bàn giao vì giá quyết toán cao hơn so với mặt bằng thực tế, không đảm bảo điều kiện cho đơn vị hoàn vốn trong quá trình sử dụng.
2.2.Khẩn trương rà soát để sắp xếp lại hàng ngàn ban quản lý dự án hiện nay. Đối với các công trình văn hóa, giáo dục, y tế không nên để tình trạng sử dụng cán bộ không có kiến thức kinh nghiệm quản lý xây dựng trong các Ban quản lý dự án như lâu nay dẫn đến sai sót gây hậu quả xấu về chất lượng công trình và chi phí xây dựng.
2.3.Chấn chỉnh ngay việc các Bộ, ngành chủ quản và địa phương phân cấp quá rộng quyền hạn cho các chủ đầu tư, cũng như các chủ đầu tư giao quyền quá rộng cho các ban quản lý dự án.
2.4. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân, quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các chức danh của chủ đầu tư; trong đó các cán bộ kỹ thuật cán bộ nghiệp vụ kế toán, tài vụ cần được quan tâm hơn cả.
2.5. Khẳng định nhiệm vụ quản lý chặt chẽ giá dự toán công trình, thời gian xây dựng công trình theo tiến độ được duyệt phải trở thành chỉ tiêu pháp lệnh trong kế hoạch đầu tư hàng năm với chủ đầu tư và ban quản lý dự án.
2.6. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tập huấn để cập nhật những kiến thức về chế độ mới nhất về quản lý đầu tư và xây dựng cho các cán bộ của ban quản lý dự án.
2.7. Quy định rõ trách nhiệm cụ thể đối với các Ban quản lý dự án về chất lượng công trình và quản lý chi phí trong xây dựng, chế độ báo cáo xử lý các vi phạm trong quá trình đầu tư. Những quy định này cần được cụ thể hóa và chế độ hóa với từng loại công việc và cho từng đối tượng cán bộ.
3. Kiện toàn công tác tổ chức quản lý thực hiện đầu tư, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình và chi phí xây dựng
3.1. Để đảm bảo đầu tư đúng định hướng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của ngành và lãnh thổ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cần đổi mới tổ chức quản lý và chính sách đầu tư theo các chương trình dự án. Tất cả các chương trình dự án đầu tư phải tuân thủ nghiêm ngặt trình tự đầu tư theo quy định.
3.2. Công tác kế hoạch hóa phải hướng vào thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ đã xác định của chiến lược, bám sát nội dung quy hoạch phát triển ngành, vùng và toàn bộ nền kinh tế. trên cơ sở chiến lược phải xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn để làm cơ sử xây dựng các chương trình mục tiêu cho việc bố trí các dự án vào kế hoạch đầu tư hàng năm.
3.3.Trong công tác tổ chức quản lý điều hành hoạt động đầu tư cần chú trọng kiểm tra giám sát chất lượng công trình, dự án, các cân đối lớn, dự báo khả năng và xu hướng phát triển làm cơ sở cho việc đề ra các mục tiêu kinh tế, các chính sách, giải pháp phân bổ nguồn lực, nâng caao chất lượng xây dựng thẩm định dự án.
3.4. Thực hiện đầu tư dứt điểm cho từng công trình dự án đầu tư của bất kỳ nguồn vốn nào theo nguyên tắc cân đối đủ vốn để hoàn thành công trình dự án đúng tiến độ đã được phê duyệt.
3.5.Trong quá trình thực hiện cần làm tốt công tác giám định, kiểm tra chất lượng công trình và chi phí xây dựng bằng cách:
- quy đinh cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các ngành chủ quản, kế hoạch, tài chính, xây dựng, ngân hàng, tổ chức tín dụng và cơ quan giám định công trình về phần việc của mình để có cơ sở xử lý khi bị vi phạm về chất lượng, giá cả dẫn đến thất thoát lãng phí
- xử lý nghiêm các hành vi vi phạm để ngăn chặn sự tiếp diễn và thu hồi những thất thoát lãng phí tiền của tài sản.
-quy định rõ hình thức và nội dung xử lý các vi phạm làm thất thoát lãng phí vốn tài sản, vật tư trong từng khâu vận hành thực hiện dự án đầu tư cảu chủ quản đầu tư, ban quản lý dự án và các đơn vị nhận thầu…
- cần có những quy định rõ ràng về quyền hạn trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu, cơ quan thiết kế đối với công tác nghiệm thu khối lượng, áp giá để xác định phiếu giá thanh toán trong từng lần thanh toán, nghiệm thu tưng phần và tổng nghiệm tu khi dự án hoàn thành.
Nhìn chung thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nêu trên sẽ có tác dụng tích cực để ngăn ngừa, chống lãng phí thất thoát lãng phí trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
Kết luận
Lãng phí và thất thoát trong đầu tư xây dựng đang là vấn đề nhức nhối cả xã hội quan tâm, kéo dài nhiều năm với mức độ ngày càng trầm trọng mà đến nay vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng lãng phí và thất thoát nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có; vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào công trình nhưng không thể xác định được trách nhiệm chính thuộc về ai, do đó không thể quản lý được hoặc quản lý rất kém hiệu quả. Vốn đầu tư thất thoát diễn ra từ khâu chuẩn bị dự án, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và xây dựng. Thực trạng thất thoát và lãng phí hiện nay ở nước ta là rất đáng báo động. Các vụ tham nhũng tiêu cực gây thất thoát được phát hiện ngày càng nhiều với tổng số tiền thất thoát lên đến hàng nghìn tỉ đồng khiến chúng ta không khỏi giật mình xót xa.
Thời gian qua dư luận đã rất bất bình và kịch liệt lên án tình trạng thất thoát lãng phí tràn lan trong các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong đầu tư là nguy cơ đe doạ sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong tương lai. Bài toán chống thất thoát lãng phí là một vấn đề nan giải với các nhà quản lí. Cho nên phát hiện đấu tranh với thất thoát lãng phí là cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn và cấp bách. Vì vậy cuộc chiến này là cuộc chiến toàn diện, trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Phải tiến hành một chiến lược chống tiêu cực, thất thoát có sự liên kết chặt chẽ ở tất cả các ngành ,các cấp và các khâu có liên quan. Để làm được điều này cần có mốt hệ thống giải pháp hiệu quả và đồng bộ từ trung ương đến địa phương.Từ những yêu cầu thưc tiễn trên chúng tôi đã nghiên cứu đề tài này để làm rõ bản chất và nguyên nhân của thất thoát lãng phí từ đó kiến nghị 1 số giải pháp nhằm ngăn chặn và phòng chống thất thoát lãng phí.
Với sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong bộ môn kinh tế đầu tư, chúng tôi đã hoàn thành xong đề tài nghiên cứu về thực trạng và giải pháp ngăn ngừa thất thoát lãng phí trong đầu tư. Nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đề tài của chúng tôi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy chúng tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chúng tôi có thể bổ sung và hoàn thiện đề tài này.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24698.doc